1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản Lý Lễ Hội Ok Om Bok Của Người Khmer Ở Thành Phố.pdf

155 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Lễ Hội Ok Om Bok Của Người Khmer Ở Thành Phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu
Tác giả Thạch Minh Hoàng
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Thanh Hà
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa
Chuyên ngành Quản Lý Văn Hóa
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 11,49 MB

Nội dung

Văn hóa Khmer là nền văn hóa lâu đời được tích hợp trên nền tảng văn hóa nông nghiệp lúa nước là chính và Phật giáo trở thành tôn giáo của toàn dân tác động, chi phối hầu như toàn bộ mọi

Trang 2

UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thanh Hà

Thanh Hóa, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn “Quản lý lễ hội Ok om bok của người Khmer ở thành phố

Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu” là công trình khoa học do tôi viết, dưới sự hướng

dẫn của PGS.TS Lê Thanh Hà

Tôi xin cam đoan luận văn này không trùng lặp với các các công trình nghiên cứu đã công bố

Người cam đoan

Thạch Minh Hoàng

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Những đóng góp của luận văn 10

7 Bố cục luận văn 11

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VÀ TỔNG QUAN LỄ HỘI OK OM BOK 12

1.1 Một số khái niệm 12

1.1.1 Lễ, hội 12

1.1.2 Quản lý và quản lý lễ hội 13

1.2 Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước 16

1.2.1 Văn bản của Trung Ương về quản lý lễ hội 16

1.2.2 Văn bản của địa phương về quản lý lễ hội 20

1.3 Khái quát về người Khmer và lễ hội Ok Om Bok ở thành phố Bạc Liêu 22

1.3.1 Khái quát về đồng bào dân tộc Khmer ở thành phố Bạc Liêu 22

1.3.2 Tổng quan về Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer 25

1.3.3 Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Ok Om Bok 28

Trang 5

1.3.4 Quy trình, cách thức tổ chức và các nghi thức tiến hành trong lễ hội

Ok Om Bok của người Khmer thành phố Bạc Liêu 34

*Tiểu kết Chương 1 40

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LỄ HỘI OK OM BOK Ở THÀNH PHỐ BẠC LIÊU 41

2.1 Chủ thể quản lý 41

2.1.1 Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bạc Liêu 41

2.1.2 Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố Bạc Liêu 42

2.1.3 Chủ thể cộng đồng cư dân trong quản lý lễ hội 42

2.2 Công tác quản lý lễ hội Ok Om Bok ở thành phố Bạc Liêu 42

2.2.1 Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức lễ hội 42 2.2.2 Công tác tuyên truyền, quảng bá 46

2.2.3 Tổ chức các hoạt động văn hóa trong lễ hội 49

2.2.4 Quản lý các nguồn lực, cơ sở vật chất phục vụ cho tổ chức lễ hội 50 2.2.5 Quản lý hoạt động dịch vụ, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự 54

2.2.6 Hoạt động kiểm tra, giám sát việc tổ chức lễ hội 58

2.2.7 Sự tham gia của cộng đồng trong việc tổ chức, quản lý lễ hội 59

2.3 Đánh giá chung 62

2.3.1 Ưu điểm 62

2.3.2 Hạn chế, tồn tại 66

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 68

2.4 Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý lễ hội Ok Om Bok ở thành phố Bạc Liêu hiện nay 70

2.4.1 Những biến đổi trong tổ chức lễ hội Ok Om Bok ở thành phố Bạc Liêu hiện nay 70

2.4.2 Về công tác quản lý lễ hội 76

* Tiểu kết Chương 2 81

Trang 6

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ HỘI OK OM BOK Ở THÀNH

PHỐ BẠC LIÊU 82

3.1 Phương hướng và nhiệm vụ 82

3.1.1 Phương hướng 82

3.1.2 Nhiệm vụ 83

3.2 Giải pháp 84

3.2.1 Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý lễ hội 84

3.2.2 Hoàn thiện nội dung chương trình tổ chức lễ hội 86

3.2.3 Bảo vệ và phát huy giá trị truyền thống của lễ hội 87

3.2.4 Đẩy mạnh công tác xã hội hóa 89

3.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra 91

3.2.6 Phát huy vai trò của cộng đồng 92

3.2.7 Bảo vệ và phát huy lễ hội Ok Om Bok gắn với xây dựng mô hình sản phẩm du lịch tại địa phương 94

3.2.8 Một số giải pháp khác 96

Tiểu kết Chương 3 98

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

MỤC LỤC PHỤ LỤC 105

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long HĐND Hội đồng nhân dân

KTXH Kinh tế - Xã hội UBND Ủy ban nhân dân

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Kết quả khảo sát về việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng

dẫn, kế hoạch tổ chức lễ hội 46Biểu đồ 2.2 Kết quả khảo sát về công tác tuyên truyền, quảng bá 48Biểu đồ 2.3 Kết quả khảo sát về việc tổ chức các hoạt động văn hóa trong lễ

hội Ok Om bok 50Biểu đồ 2.4 Kết quả khảo sát việc quản lý các nguồn lực,cơ sở vật chất phục

vụ tổ chức lễ hội 52Biểu đồ 2.5 Kết quả khảo sát quản lý hoạt động dịch vụ, vệ sinh môi trường,

an ninh trật tự 57Biểu đồ 2.6 Kết quả khảo sát hoạt động kiểm tra, giám sát việc tổ chức lễ hội 58Biểu đồ 2.7 Kết quả khảo sát sự tham gia của cộng đồngtrong việc tổ chức,

quản lý lễ hội 60Biểu đồ 2.8 Kết quả khảo sát nguyên nhân biến đổi của của lễ hội Ok Om

Bok tại thành phố Bạc Liêu 75

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

“Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử Lễ hội cũng chính là dịp để con người giao lưu, gặp gỡ, là nơi kết nối cộng đồng, nơi con người thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn Lễ hội là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam và là một loại hình có tính chất tổng hợp chứa đựng trong nó cả tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, diễn xướng dân gian và văn nghệ dân gian Nghiên cứu lễ hội truyền thống trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [1, tr.21]

Trong quá trình cộng cư lâu dài với người Kinh (Việt), người Chăm và người Hoa, người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đã sớm hình thành một nền văn hóa phát triển, đã tạo nên bản sắc văn hóa của tộc người mình, góp phần làm nên sự đa dạng trong một thể thống nhất của bản sắc văn hóa Việt Nam

Người Khmer có một nền văn hoá nổi trội và mang những đặc tính văn hoá riêng có và nó được đúc rút từ đời sống văn hoá của người dân Văn hóa Khmer là nền văn hóa lâu đời được tích hợp trên nền tảng văn hóa nông nghiệp lúa nước là chính và Phật giáo trở thành tôn giáo của toàn dân tác động, chi phối hầu như toàn bộ mọi mặt trong đời sống cư dân, cả đối với đời sống văn hóa vật chất lẫn đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh và các thiết chế chính trị - xã hội cổ truyền của người Khmer Được thể hiện rõ nét qua hình ảnh là những ngôi chùa được trang hoàng nguy nga lộng lẫy với lối kiến trúc

cổ kín độc đáo đạt đến trình độ nghệ thuật điêu luyện sắc sảo, mà còn có nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật phong phú đa dạng khác thể hiện sự sáng tạo độc đáo, tạo nên giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc

Trang 10

Trong nền văn hóa ấy, lễ hội là một điểm nhấn và hết sức nổi bật riêng của dân tộc Khmer Tại các lễ hội của đồng bào Khmer, có thể cảm nhận thấy

rõ rất nhiều khía cạnh khác nhau, và hầu như tất cả lễ hội của người Khmer đều gắn chặt với Phật giáo, đậm nét nhất là những lễ hội mang đậm dấu ấn truyền thống, tôn giáo và có sự cuốn hút đến khó cưỡng

Đối với người dân Khmer thì có nhiều lễ hội khác nhau diễn ra trong năm, trong số đó có thể kể đến một số lễ hội nổi bật như lễ hội năm mới, lễ hội cúng ông bà, lễ cúng trăng Trong số những lễ hội đó, có lẽ lễ hội Ok Om Bok là lễ hội nổi tiếng, thu hút được nhiều người dân Khmer cũng như các dân tộc khác tham gia và hưởng ứng nhiệt tình Lễ hội Ok Om Bok nó mang những nét độc đáo riêng có

Thông qua lễ hội Ok Om Bok họ gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng

và ước mơ của mình vào một tương lai tốt đẹp; không những thế lễ hội còn góp phần thực hiện tình đoàn kết thương yêu nhau, thể hiện giá trị xã hội rõ nét, cố kết cộng đồng gắn chặt với phum sóc và ngôi chùa, đồng thời góp phần vào bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cho các thế hệ mai sau

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập ở nước ta hiện nay, một trong những vấn đề bức xúc được đặt ra là bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc Chỉ thị số 68/CT-TW của Ban Bí thư về công tác ở vùng đồng bào Khmer đã chỉ rõ:

“Tôn trọng, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa chùa chiền Khmer kết hợp với nội dung văn hóa mới Ở những chùa có những điều kiện, xây dựng chùa thành những Trung tâm văn hóa thông tin, hướng dẫn thực hiện nếp sống mới cho đồng bào Khmer ở phum, sóc… nghiên cứu đưa một số chùa Khmer có ý nghĩa tiêu biểu về lịch sử-văn hóa vào danh mục xếp hạng của Nhà nước”

Trang 11

Từ trước đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lễ hội Khmer Nam Bộ, đặc biệt là các lễ hội truyền thống của người Khmer Tuy nhiên lĩnh vực lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Nam bộ nói chung và cộng đồng dân tộc Khmer tại Bạc Liêu nói riêng vẫn chưa được nhiều nhà

nghiên cứu có quan tâm, từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý

lễ hội Ok Om bok của người Khmer ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu”

làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Văn hoá

và tầm quan trọng của các lễ hội như Lễ hội mùa Xuân, Lễ hội Trung Thu và

Lễ hội Tết Nguyên Đán Tuy nhiên, tác phẩm không chỉ tập trung vào sự thay đổi mà còn nhấn mạnh vào giá trị và ý nghĩa văn hóa của các lễ hội truyền thống Tác giả khám phá cách mà các lễ hội này có thể tiếp tục tồn tại và phát triển trong một xã hội hiện đại thông qua việc tạo ra các hình thức và nội dung mới

Trang 12

"Công trình '60 Lễ hội truyền thống'" là một tác phẩm của hai tác giả Thạch Phương và Lê Trung Vũ, xuất bản vào năm 1995 Tác phẩm này tập trung vào việc giới thiệu và tóm tắt về 60 lễ hội truyền thống đặc biệt và đa dạng của Việt Nam Công trình này bao gồm một tập hợp các lễ hội truyền thống được tổ chức khắp cả nước từ Bắc vào Nam, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 12 Các lễ hội được tìm hiểu và trình bày theo thứ tự thời gian trong năm Mỗi lễ hội trong cuốn sách được mô tả với các thông tin về nguồn gốc, lịch sử, quy trình và các hoạt động trong lễ hội Các tác giả cũng đề cập đến các truyền thống, nghi lễ, và ý nghĩa văn hóa đặc trưng của từng lễ hội Công trình giúp độc giả hiểu rõ hơn về sự đa dạng và sự phong phú của các lễ hội truyền thống ở Việt Nam, cung cấp cho đọc giả một cái nhìn tổng quan về các nét văn hóa đặc sắc của đất nước

"Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam" là một tác phẩm của tác giả Hoàng Lương, được xuất bản vào năm 2002 Tác phẩm này tập trung vào việc nghiên cứu và tóm tắt về các lễ hội truyền thống đa dạng và đặc biệt của các dân tộc Việt Nam Tác giả Hoàng Lương khám phá và trình bày về lễ hội của các dân tộc Việt Nam thông qua việc khảo sát, tìm hiểu và sưu tầm thông tin từ các nguồn tư liệu đa dạng Tác phẩm giới thiệu và mô tả về các lễ hội của các dân tộc khác nhau trên khắp đất nước, từ miền Bắc đến miền Nam và

từ vùng núi cao đến vùng đồng bằng Mỗi lễ hội trong tác phẩm được tường thuật với các thông tin về nguồn gốc, lịch sử, nghĩa cử, và các hoạt động chính trong lễ hội Tác giả cũng nhấn mạnh đến ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng

và sự gắn kết cộng đồng mà các lễ hội mang lại cho dân tộc Qua tác phẩm, độc giả có cơ hội hiểu rõ hơn về sự đa dạng và sự phong phú của các lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam Các nghi lễ, truyền thống và quan niệm tâm linh đặc trưng được đề cập, cung cấp cho người đọc một cái nhìn sâu sắc về bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc

Trang 13

"Lễ hội và nhân sinh" là một tác phẩm của tác giả Đặng Văn Lung, được xuất bản vào năm 2005 Tác phẩm này tập trung vào việc khám phá và tìm hiểu về mối liên hệ giữa lễ hội và cuộc sống con người Tác giả Đặng Văn Lung xem xét lễ hội như một phần quan trọng của văn hóa dân gian và xã hội Ông nghiên cứu sự phát triển và biến đổi của lễ hội trong quá trình tiến hóa xã hội Tác phẩm trình bày các ý kiến và quan điểm về tầm quan trọng của lễ hội trong việc gắn kết cộng đồng, bảo tồn văn hóa và thể hiện giá trị nhân sinh Đặng Văn Lung khám phá cách mà lễ hội ảnh hưởng đến nhân sinh, đó là sự gắn kết giữa con người và tổ tiên, giữa người dân và đất nước, và giữa người với nhau Ông nhấn mạnh rằng lễ hội không chỉ là một sự kiện vui chơi giải trí, mà còn là cơ hội để con người tìm thấy ý nghĩa sống và giữ vững những giá trị truyền thống Tác phẩm cũng thảo luận về tác động của công nghệ và

sự phát triển xã hội đến lễ hội truyền thống Tác giả đặt câu hỏi về sự thay đổi

và mất mát của một số lễ hội truyền thống trong thời đại hiện đại và cách tìm kiếm giải pháp để bảo tồn và phát triển các lễ hội này Tóm lại, "Lễ hội và nhân sinh" của Đặng Văn Lung là một tác phẩm nghiên cứu về mối liên hệ giữa lễ hội và cuộc sống con người Tác phẩm này tập trung vào tầm quan trọng của lễ hội trong việc gắn kết cộng đồng, bảo tồn văn hóa và thể hiện giá trị nhân sinh Tác giả đặt câu hỏi về sự thay đổi và bảo tồn của lễ hội trong thời đại hiện đại và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này

"Công trình Lễ hội Việt Nam" là một tác phẩm do hai tác giả Lê Trung

Vũ và Lê Hồng Lý đồng chủ biên, được xuất bản vào năm 2005 Tác phẩm này tập trung vào việc nghiên cứu và trình bày về các lễ hội truyền thống đặc biệt của Việt Nam Trong tác phẩm này, các tác giả tổng hợp và trình bày về

lễ hội của Việt Nam từ các dân tộc và vùng miền khác nhau trong cả nước Các lễ hội được trình bày theo thứ tự thời gian trong năm, mang lại cái nhìn tổng quan về đa dạng và sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam Mỗi lễ hội

Trang 14

trong tác phẩm được mô tả với các thông tin về nguồn gốc, lịch sử, nghĩa cử,

và các hoạt động chính trong lễ hội Các tác giả cung cấp các thông tin chi tiết

về cách tổ chức lễ hội, các truyền thống, tín ngưỡng và ý nghĩa văn hóa đặc trưng của từng lễ hội Tác phẩm cung cấp cho độc giả cái nhìn sâu sắc về văn hóa dân gian, tín ngưỡng và sự gắn kết cộng đồng thông qua các lễ hội truyền thống của Việt Nam Ngoài ra, tác phẩm cũng tập trung vào việc bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống trong bối cảnh hiện đại và sự tiến bộ công nghệ Tóm lại, "Công trình Lễ hội Việt Nam" của Lê Trung Vũ và Lê Hồng

Lý là một tác phẩm tổng hợp và trình bày về các lễ hội truyền thống đặc biệt của Việt Nam Tác phẩm này giúp người đọc hiểu rõ hơn về đa dạng và sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam và mang lại cái nhìn sâu sắc về văn hóa dân gian, tín ngưỡng và sự gắn kết cộng đồng thông qua các lễ hội truyền thống

"Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội" là một tác phẩm của tác giả Lê Hồng Lý, được xuất bản vào năm 2008 Tác phẩm này tập trung vào việc nghiên cứu và trình bày về cách mà kinh tế thị trường ảnh hưởng đến lễ hội truyền thống Trong tác phẩm này, tác giả Lê Hồng Lý khám phá sự tác động của quá trình phát triển kinh tế thị trường và sự tiến bộ công nghệ đối với các lễ hội truyền thống Ông tìm hiểu và phân tích cách mà yếu tố kinh tế, thương mại, và sự thay đổi xã hội ảnh hưởng đến tổ chức và ý nghĩa của các

lễ hội Tác giả đặt câu hỏi về sự thay đổi trong cách tổ chức lễ hội và các hoạt động liên quan khi xã hội chuyển từ kinh tế truyền thống sang kinh tế thị trường Ông nêu rõ rằng áp lực của kinh tế thị trường, sự tham gia của các công ty và nhà tài trợ, cũng như mục đích thương mại có thể thay đổi bản chất

và tư tưởng của một số lễ hội truyền thống Tác phẩm cung cấp những ví dụ

và nghiên cứu về các trường hợp cụ thể, thể hiện sự tác động của kinh tế thị trường lên các khía cạnh của lễ hội như tổ chức, nghệ thuật, giá trị văn hóa, và tham gia của cộng đồng Tác giả cũng đề xuất các biện pháp để bảo tồn và cân

Trang 15

nhắc sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn các giá trị văn hóa trong các lễ hội truyền thống Tóm lại, "Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội" của Lê Hồng Lý là một tác phẩm nghiên cứu về cách mà kinh tế thị trường ảnh hưởng đến lễ hội truyền thống Tác phẩm này tập trung vào sự thay đổi trong tổ chức và ý nghĩa của các lễ hội dưới sự tác động của kinh tế thị trường và các yếu tố liên quan

2.2 Các nghiên cứu liên quan đến lễ hội Ok Om Bok của người Khmer

Hiện nay, đã có hàng trăm công trình, bài viết về văn hóa Khmer, là tư liệu quý giá cho những ai cần tìm hiểu, nghiên cứu về người Khmer Để làm

cơ sở kế thừa các tư liệu đã có nghiên cứu gần và xa với đề tài, tôi xin điểm qua những công trình như sau:

- Tiêu biểu là công trình “Người Việt gốc Miên” (1969) của Lê Hương

“Tác giả đã sưu tầm và giới thiệu về nguồn gốc, dân số, sinh hoạt, xã hội, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng của người Khmer Nam Bộ trước năm 1975 Đây có thể được xem là một công trình biên khảo khá đầy đủ giới thiệu được diện mạo văn hóa truyền thống của người Khmer sinh sống ở ĐBSCL Đây cũng là tài liệu đầu tiên nghiên cứu về lễ hội một cách có hệ thống từ thời gian tổ chức, nguồn gốc lễ hội và quy trình tổ chức những nghi

lễ của người Khmer Nam Bộ xưa”

- “Phong tục, nghi lễ và tranh ký tự dân tộc Khmer Nam Bộ" (2012)

của tác giả Sang Sết “là một công trình nghiên cứu có hệ thống, góp phần vào việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy vốn văn hóa - văn nghệ dân gian và lễ nghi quý báu của đồng bào Khmer, Tác giả đã giới thiệu khái quát những phong tục, nghi lễ và những tranh ký tự truyền thống của người Khmer

Từ đó người đọc có thể thấy giá trị văn hóa Khmer ẩn chứa bởi từng nghi thức, phong tục và trong tranh ký tự được thể hiện trên tường, cổng, mái…của ngôi chùa Khmer”

Trang 16

- Tiếp đó Nguyễn Mạnh Cường với công trình “ Vài nét về người Khmer Nam bộ” NXB Khoa học và xã hội, năm 2002, cũng có một nghiên cứu khái quát về mặt đời sống người Khmer Nam bộ như tôn giáo, phong tục

tập quán, lễ hội, các yếu tố văn hóa vật thể, phi vật thể

- “Lễ hội dân gian của người Khmer Nam Bộ”, của 02 tác giả Lâm Quang Vinh và Tiền Văn Triệu đã hợp soạn công trình do NXB Khoa học Xã hội ấn hành 2015 Tác giả “khái quát về người Khmer Nam Bộ, mô tả lễ hội truyền thống của người đó, hai nhà nghiên cứu về Lễ hội truyền thống của người Khmer như: Ok-Om-bok, Sên Đolta, Chol Chhnam Thmây và những lễ hội đặc trưng ở nhiều địa phương như: Lễ hội Phước biển, Lễ hội cầu an, Lễ hội Đạp Cồng - thác Côn, Lễ hội Đua bò, Lễ cúng Neak Tà đồng thời tác giả

cụ thể hóa qua các luận điểm lớn như: Hệ thống nghi lễ qua lễ hội và những giá trị văn học dân gian cần giữ gìn qua lễ hội”

Điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đề, có thể thấy rằng văn hóa người Khmer Nam Bộ đang được nhiều nhà nghiên cứu có quan tâm và không ít công trình có giá trị, trong đó có lễ hội Ok Om Bok mang đậm màu sắc tôn giáo vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học Chính vì đều này, việc nghiên cứu lễ hội Ok Om Bok của người Khmer tỉnh Bạc Liêu nói chung và Thành phố bạc Liêu nói riêng là hết sức cần thiết, nhằm giới thiệu và cung cấp những thông tin góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học cho việc đề xuất những định hướng và giải pháp bảo tồn và phát huy bền vững nền văn hóa của người Khmer trong cộng đồng văn hóa Việt Nam

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu quản lý lễ hội truyền thống Ok Om Bok của cộng đồng dân tộc Khmer ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, trên cơ sở đó đề xuất giải

Trang 17

pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội Ok Om Bok tại thành phố Bạc Liêu trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa tài liệu liên quan đến quản lý lễ hội truyền thống

- Khái quát về lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer và làm

rõ vai trò, giá trị của lễ hội Ok Om Bok

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer ở thành phố Bạc Liêu hiện nay

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer ở thành phố Bạc Liêu trong bối cảnh hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động quản lý lễ hội Ok Om Bok tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý lễ hội Ok Om Bok

tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu từ năm 2015 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ đối tượng nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi chọn các phương pháp: Trong quá trình thực hiện luận văn vận dụng các quan điểm tiếp cận liên ngành: nghiên cứu sử dụng một số kiến thức của các ngành khác như dân tộc học, nhân học, xã hội học nhằm làm rõ đối tượng nghiên cứu và trong suốt thời gian nghiên cứu luận văn sử dụng các phương pháp như sau:

- Phương pháp chuyên gia Đây là phương pháp một khảo về lễ Ok Om Bok của người Khmer tỉnh Bạc liêu (Nghiên cứu trường hợp thành phố Bạc Liêu), giúp người nghiên cứu hiểu rõ và có thông tin chi tiết, đầy đủ về các góc

Trang 18

độ khác nhau của lễ hội, từ đó có cái nhìn khái quát về những biến đổi văn hóa cũng như vai trò của lễ hội trong đời sống cộng đồng của người Khmer

- Phương pháp điền dã dân tộc học, với hai hình thức quan sát tham dự và phỏng vấn sâu: nhằm thực hiện phỏng vấn sâu với các đối tượng là những gia đình người Khmer có tổ chức lễ hội này, các vị sư sãi, achar, ban quản trị và bà con Khmer tham gia lễ hội Cùng với việc quan sát tham dự trực tiếp vào lễ hội

để tìm ra đặc điểm, ý nghĩa, mục đích, những điểm chung và riêng, sự biến đổi,

xu hướng phát triển của lễ hội hiện nay ở các hộ gia đình người Khmer

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa các tư liệu, dựa vào kết quả điều tra phỏng vấn sâu và các nguồn tư liệu khác nhau về lễ hội Ok

Om Bok để đi sâu vào phân tích, các giá trị, đặc điểm của lễ hội Ok Om Bok của người Khmer tỉnh Bạc liêu (Nghiên cứu trường hợp thành phố Bạc Liêu) nhằm làm nổi bật nội dung mà luận văn có đề cập một cách có hệ thống và khoa học Sau đó tổng hợp lại vấn đề nghiên cứu

- Để cuộc khảo sát có độ tin cậy cao, chúng tôi đã tiến hành những cuộc thăm dò xã hội học, đối với một số vấn đề thông qua các bảng hỏi liên quan

về lễ hội Ok Om Bok, tập trung vào đối tượng như Sư sãi, người cao niên,

trung niên và thanh niên Khmer trên địa bàn Thành phố Bạc Liêu

6 Ngững đóng góp của luận văn

Trang 19

6.2 Về thực tiễn

Đề tài hy vọng có thể đóng góp thêm tư liệu trong việc nghiên cứu văn hóa phong tục của người Khmer ở Thành Phố Bạc Liêu Bên cạnh đó, việc nghiên cứu Lễ hội Ok Om Bok từ góc nhìn văn hóa học để thấy những giá trị cốt lõi, bản chất của hiện tượng nhằm đề xuất những giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế văn hóa địa phương song song với việc bảo tồn giá trị văn hóa tộc người Khmer

7 Bố cục luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 03 chương như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận về công tác quản lý lễ hội truyền thống và tổng

quan lễ hội Ok Om Bok

Chương 2 Thực trạng quản lý lễ hội Ok Om Bok ở Thành Phố Bạc Liêu Chương 3 Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả

công tác quản lý lễ Hội Ok Om Bok

Trang 20

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG

VÀ TỔNG QUAN LỄ HỘI OK OM BOK 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Lễ, hội

1.1.1.1 Khái niệm

Cho đến nay, có nhiều cách gọi và sự giải thích khác nhau về thuật ngữ

lễ - hội “Có người gọi lễ hội là hội lễ, có người lại gọi là hội hè hay hội hè đình đám, có người lại gọi là lễ, lễ tết Rõ ràng, lễ hội là thuật ngữ ghép bởi

lễ và hội; hai thuật ngữ này có nội hàm và tính chất, tổ chức quy trình có khác nhau nhưng bổ sung, hỗ trợ và cùng hoàn thiện lẫn nhau Và cũng có nhiều trường hợp là một tổ hợp từ lễ hội có mối liên quan với nhau, không tách rời nhau, nhưng có trường hợp chỉ có lễ, không có hội hoặc ngược lại Tuy cách gọi và cách diễn đạt khác nhau nhưng các ý kiến đều không mâu thuẫn trong nội dung: Lễ hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của

cả cộng đồng, là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức lễ tế và trò diễn…” [8, tr.4] Như vậy, lễ hội là tập hợp của 2 từ ghép: Lễ và Hội, trong đó:

- Lễ: Theo từ điển tiếng Việt, lễ là “những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó Trong thực tế,

lễ có nhiều ý nghĩa và có một lịch sử hình thành khá phức tạp Lễ là một hệ thống nghi thức, một hệ thống hành vi, động tác, sự kiện có định ước, quy cách chặt chẽ và ổn định Lễ ở trong hội không đơn lẻ mà là một hệ thống liên kết có trật tự, cùng hỗ trợ nhau và có tính ổn định cao” [7, tr.61]

- Hội: “Hội là cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo mọi người dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt” [12, tr.495] Hội là đám vui đông người, trong một địa điểm và vui chơi với nhau, nhưng phải mang những yếu tố như:

Trang 21

• Được tổ chức nhân dịp kỷ niệm một sự kiện quan trọng nào đó và có liên quan đến cộng đồng dân cư

• Nhằm đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên của cộng đồng, mang tính cộng đồng cả tư cách tổ chức lẫn mục đích của nó, có khi tính cộng đồng đó được mở rộng đến quy mô làng, liên làng, liên vùng…

1.1.1.2 Lễ hội truyền thống

Nội hàm này là sự tập hợp giữa hai khái niệm: lễ hội và truyền thống

“Nếu lễ hội được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là sinh hoạt văn hóa tinh thần của một cộng đồng dân cư nhằm thỏa mãn nhu cầu tôn kính thần linh bằng các lễ nghi, nghi thức tế lễ và những trò chơi có mối quan hệ với tín ngưỡng và lễ nghi đó, thì truyền thống là những tập tục, thói quen được hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác” [7, tr.56] Vì vậy, lễ hội truyền thống được hiểu là những sinh hoạt văn hóa dưới hình thức lễ tế và trò chơi được lưu truyền lâu đời trong một cộng đồng dân cư

1.1.1.3 Biến đổi lễ hội

Biến đổi lễ hội là tập hợp hai nội hàm: biến đổi và lễ hội Biến đổi là sự phản ánh một hiện tượng (quá trình) nào đó không lặp lại trạng thái trước đó,

có nghĩa là làm khác đi, làm khác cách mà trước vẫn làm, thì lễ hội như đã đề cập ở trên là những sinh hoạt văn hóa dưới hình thức lễ tế và trò chơi Vì vậy, biến đổi lễ hội được hiểu là quá trình thay đổi một phần hoặc toàn bộ (trong trường hợp lãng quên, xuất hiện loại hình lễ hội mới) các sinh hoạt của đời sống lễ hội truyền thống

1.1.2 Quản lý và quản lý lễ hội

Về khái niệm quản lý, tác giả Cao Đức Hải quan niệm: “Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến

Trang 22

khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [21, tr.23]

Tác giả Hoàng Nam cho rằng:

“Quản lý là một khoa học, dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật phát triển của các đối tượng khác nhau, quy luật tự nhiên và quy luật xã hội, đồng thời, quản lý còn là một nghệ thuật, đòi hỏi nhiều kiến thức xã hội, tự nhiên hay kỹ thuật… những hình thức quản lý có ý thức luôn gắn liền với hoạt động

có mục tiêu, có kế hoạch, và được thực hiện qua những thể chế xã hội đặc biệt” [29, tr.107]

Tác giả Nguyễn Đình Toàn trong “Giáo trình xã hội học trong quản lý” NXB Học viện chính trị quốc gia HCM thì cho rằng “Quản lý là quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể lên đối tượng theo một quy trình nhất định nhằm đạt được hiệu quả tối ưu so với yêu cầu đặt ra” [22, tr.352]

Quản lý, trong ngữ cảnh này, đồng nghĩa với việc sử dụng quyền lực để điều chỉnh các hoạt động và quan hệ xã hội trong một cách tổ chức, điều khiển và kiểm soát Trong lĩnh vực văn hóa, quản lý nhà nước là việc sử dụng quyền lực của chính phủ để điều hành các hoạt động văn hóa, bao gồm cả các

lễ hội, nhằm duy trì và phát triển giá trị văn hóa truyền thống Đồng thời, qua quá trình này, các giá trị mới cũng được tạo ra, đồng thời hấp thụ và kết hợp với tinh hoa văn hóa của nhân loại, góp phần xây dựng bản sắc dân tộc và nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân

- Quản lý lễ hội Theo Bùi Hoàng Sơn, 2018 thì “Quản lý di sản nói chung, lễ hội nói riêng là công việc của Nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm Pháp luật về lễ hội truyền thống nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của lễ hội được cộng đồng coi trọng, đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội [34, tr.15]

Trang 23

Từ các phân tích trên tác giả rút ra: “Quản lý lễ hội là quá trình thực hiện các hoạt động của Nhà nước thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật về lễ hội truyền thống Mục tiêu của quản lý lễ hội là bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội được cộng đồng coi trọng, đồng thời góp phần phát triển kinh

tế và xã hội Hoạt động quản lý lễ hội được hiểu như việc kiểm tra, giám sát

và điều hành từ các cơ quan chức năng Nhà nước ở cấp trên xuống cấp dưới, thông qua các chính sách cụ thể trong lĩnh vực lễ hội Quản lý là một phương thức hoạt động có ý nghĩa của con người, bao gồm việc huy động, tổ chức và điều hành các nguồn lực của chủ thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã định trước Từ quan niệm này, quản lý lễ hội được hiểu như sự tác động liên tục,

có tổ chức và có chủ đích từ chủ thể quản lý lễ hội lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu mà chủ thể đã đặt ra”

- Quản lý nhà nước về lễ hội Quản lý lễ hội bao gồm quản lý nhà nước và các hình thức quản lý khác đối với hoạt động lễ hội Quản lý nhà nước về lễ hội là quá trình sử dụng các công cụ quản lý như chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy vận hành, và các nguồn lực khác để kiểm soát và can thiệp vào các hoạt động của lễ hội Điều này được thực hiện thông qua các phương thức tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra và giám sát nhằm duy trì việc thực hiện hệ thống chính sách và các văn bản pháp quy của nhà nước, nhằm mục đích bảo tồn và phát triển lễ hội theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước

Quản lý nhà nước về lễ hội là sự tác động liên tục, có tổ chức và có chủ đích của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và bộ máy nhằm điều chỉnh hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động lễ hội

và các vấn đề liên quan

Trong quá trình quản lý nhà nước về lễ hội, mục đích là giữ gìn và phát huy những giá trị của lễ hội, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm

Trang 24

đà bản sắc dân tộc và góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Chủ thể quản lý nhà nước về lễ hội là nhà nước, tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương Quyền quản lý được phân cấp từ cấp trung ương đến cấp tỉnh, huyện và xã Vì vậy, cơ quan nhà nước tại mỗi cấp là chủ thể quản lý lễ hội tương ứng

Khách thể quản lý nhà nước về lễ hội là lễ hội cùng với các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia hoặc liên quan đến hoạt động lễ hội Khách thể quản lý lễ hội bao gồm nhiều hoạt động như giữ gìn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, nghi thức lễ hội, cung cấp các dịch vụ văn hóa và các hoạt động liên quan khác

Phương thức quản lý lễ hội là một quá trình tác động liên tục, có tổ chức và có chủ đích, không chỉ là một công việc tạm thời Nó đòi hỏi sự chủ động và là hoạt động của một tập thể

Cán bộ đảm nhiệm công tác quản lý nhà nước về lễ hội cần trả lời những câu hỏi cụ thể: ai là người quản lý, quản lý những đối tượng nào và quản lý những khía cạnh nào của hoạt động lễ hội Họ sử dụng các công cụ và phương pháp quản lý như chính sách, pháp luật và tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ quản lý này

1.2 Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước

1.2.1 Văn bản của Trung Ương về quản lý lễ hội

1.2.2.1 Văn bản của Đảng

Trong lĩnh vực quản lý văn hoá, Đảng đã phát hành một số văn bản quan trọng nhằm hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động văn hoá, bao gồm cưới, tang, lễ hội và công tác tôn giáo Dưới đây là phân tích về các văn bản của Đảng trong lĩnh vực này:

Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12 tháng 1 năm 1998 của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang: Văn bản này đã đề ra

Trang 25

các nguyên tắc và quy định về nếp sống văn minh trong các hoạt động cưới, tang Nội dung của chỉ thị nhấn mạnh việc thực hiện các quy định văn hóa, đạo đức và truyền thống của dân tộc trong các nghi lễ cưới, tang, đồng thời chống lại những hành vi phung phí, hoang phí và kiêu căng

Kết luận số 51-KL/TW ngày 22 tháng 7 năm 2009 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW: Văn bản này khẳng định sự tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW và đề xuất việc tăng cường kiểm tra, giám sát, cũng như xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI: Trong văn kiện này, Đảng đặt ra mục tiêu về chăm lo văn hoá, đồng thời nhấn mạnh việc thực hiện giáo dục, bồi dưỡng đạo đức và lối sống có văn hoá Đảng cũng khuyến nghị xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội để giữ gìn và phát triển giá trị truyền thống của văn hoá Việt Nam

Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05 tháng 02 năm 2015 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hộ

Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước: Nghị quyết này đặt ra mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo hướng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước Điều này bao gồm việc đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng đạo đức và lối sống có văn hoá, tạo sức đề kháng đối với các sản phẩm độc hại và góp phần giữ gìn và phát triển giá trị truyền thống của văn hoá, con người Việt Nam

Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác tôn giáo; Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo trong tình

Trang 26

hình mới: Hai văn bản này nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của công tác tôn giáo trong xã hội, đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác này Các văn bản này khuyến khích việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về tôn giáo, đồng thời tuân thủ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và quy định chi tiết liên quan

Tổng quan, các văn bản của Đảng trong lĩnh vực quản lý văn hoá đề cao vai trò quản lý và phát triển văn hoá, con người Việt Nam Chúng khuyến khích nếp sống văn minh trong các hoạt động cưới, tang, lễ hội và góp phần duy trì và phát triển giá trị truyền thống của văn hoá Việt Nam Đồng thời, các văn bản này cũng nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý văn hoá, tổ chức lễ hội và công tác tôn giáo Qua đó, Đảng đang đề cao ý thức trách nhiệm và tầm nhìn chiến lược để xây dựng một xã hội văn minh, bền vững và phát triển

1.2.2.2 Văn bản ch đạo Quốc ội, h nh phủ

Các văn bản của Chính Phủ và Quốc Hội trong lĩnh vực quản lý văn hoá mang tính chất pháp quy, nhằm xác định và hướng dẫn các hoạt động quản lý, tổ chức và bảo vệ văn hoá, di sản văn hóa, tôn giáo, lễ hội, cũng như nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang

Trong lĩnh vực di sản văn hóa, Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày

18 tháng 6 năm 2009 là những văn bản quan trọng Chúng xác định quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của đất nước, đồng thời gắn kết văn hóa với phát triển bền vững Qua đó, những văn bản này định rõ trách nhiệm

và quyền hạn của các cơ quan chức năng, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa

Trong lĩnh vực tôn giáo, Luật số 02/2016/QH14 ngày 18 tháng 11 năm

2016 về Tín ngưỡng Tôn giáo cùng với Pháp lệnh số 21/2004/PLUBTVQH11

Trang 27

ngày 18 tháng 6 năm 2004 và Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 là những văn bản quy định về tự do tín ngưỡng, quản lý và hoạt động tôn giáo Chúng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, đồng thời định rõ các quy định và biện pháp cụ thể để đảm bảo an ninh, trật tự và đoàn kết trong hoạt động tôn giáo

Trong lĩnh vực tổ chức lễ hội và công tác quản lý văn hoá, có nhiều văn bản quan trọng như Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm

2009 về Quy chế hoạt động dịch vụ văn hoá công cộng, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo, Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Công điện

số 162/CĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2011, Công điện số 229/CĐ-TTg ngày

12 tháng 02 năm 2015 và Công điện số 2239/CĐ-TTg ngày 2 tháng 12 năm

2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý và tổ chức lễ hội, và Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm

1.2.2.3 Văn bản của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

- Thông tư số 09/2010/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 8 năm 2010 của

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá

- Chỉ thị số 16/CT-BVHTTDL ngày 3 tháng 2 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động văn hoá, tín ngưỡng tại di tích

Trang 28

- Chỉ thị số 265/CT-BVHTTDL ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội…

- Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21 tháng 01 năm 2011 Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

- Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích

- Thông tư số 15/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức lễ hội

- Chỉ thị số 04/CT-BVHTTDL ngày 13 tháng 01 năm 2016 về tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội năm 2016

1.2.2 Văn bản của địa phương về quản lý lễ hội

Ngày 22 tháng 12 năm 2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 5546/UBND-KGVX về triển khai thực hiện công tác quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh năm 2021 Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số nội dung cơ bản như sau:

Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ: Hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm các quy định về công tác quản lý, tổ chức lễ hội, các quy định thực hiện nếp sống văn minh; không tổ chức các lễ hội có hành vi phản cảm, các nghi lễ có tính bạo lực, mê tín dị đoan, cờ bạc gây mất an ninh trật tự Không cấp phép tổ chức lễ hội có mục đích thương mại, trục lợi Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân nội dung Nghị định

Trang 29

số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; tiếp tục triển khai công tác rà soát, thống kê, phân loại lễ hội, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề và lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài để có giải pháp quản lý hiệu quả; phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và các cơ quan, Ban, Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh thường xuyên cập nhật, theo dõi tình hình dịch bệnh, kịp thời thông tin đầy đủ, chính xác đến người dân và du khách; đẩy mạnh công tác tuyên truyền tại lễ hội và di tích về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Trong trường hợp dịch Covid-19 bùng phát, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng; căn cứ tình hình thực tế, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm biện pháp tạm dừng lễ hội theo đúng quy định tại Điều 8 Nghị định số 110/2018/NĐ- CP; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật để các cấp, các ngành, nhân dân và du khách nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội

Ban Dân tộc và Tôn giáo: Hướng dẫn hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, các lễ hội diễn ra tại chùa Khmer, đình, các

cơ sở tín ngưỡng tôn giáo là di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống

Công an tỉnh: Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ, an ninh trật tự cho nhân dân và du khách tại các địa phương có tổ chức lệ hội

Sở Y tế: Thực hiện công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục

vụ tại các cơ sở tổ chức lễ hội Thường xuyên cập nhật, theo dõi tình hình dịch bệnh và có biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Tập trung tuyên truyền các chủ trương, chính sách, các quy định hiện hành về tổ chức lễ hội, tuyên truyền nguồn gốc, giá trị nội dung và ý nghĩa của lễ hội và di tích; kiểm tra việc thực hiện quy định về tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm

Trang 30

Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên thực hiện tốt những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về tổ chức và quản lý lễ hội; tiếp tục bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, những di sản văn hóa của dân tộc; đồng thời, nâng cao ý thức cảnh giác, kịp thời ngăn chặn tình trạng lợi dụng di tích, nơi thờ tự, lễ hội đổ trục lợi, tuyên truyền mê tín dị đoan và tổ chức các hoạt động trái pháp luật cũng như thực hiện các hủ tục lạc hậu tại lễ hội./

1.3 Khái quát về người Khmer và lễ hội Ok Om Bok ở thành phố Bạc Liêu

1.3.1 Khái quát về đồng bào dân tộc Khmer ở thành phố Bạc Liêu

Thành phố Bạc Liêu là một trong những địa phương tập trung đông đồng bào Khmer sinh sống ở Việt Nam Theo số liệu thống kê, hiện có khoảng 74.000 người Khmer, chiếm tỷ lệ 7,8% dân số toàn tỉnh Điều này chứng tỏ đồng bào dân tộc Khmer có sự gắn bó mạnh mẽ với địa phương và đóng góp quan trọng vào đa dạng văn hóa của Bạc Liêu

Ở đồng bằng sông Cửu Long người ta gọi “phum sóc” để chỉ nơi cư trú của người Khmer Như vậy, dù cùng chung sống với người Việt và người Hoa trong nhiều thế kỷ, nhưng nhờ sinh ra, lớn lên, làm ăn trong phum sóc nên người Khmer vẫn giữ đậm bản sắc văn hóa tộc người thể hiện ở hai yếu tố tôn giáo và văn hóa Nói cách khác, phum sóc là không gian xã hội người Khmer

Người Khmer theo Phật do tiểu thừa, chỉ thờ Phật Thích ca Mâu ni Ngoài chức năng thờ Phật, ngôi chùa đối với họ còn là trung tâm văn hóa

Người Khmer từ lúc sinh ra đến trưởng thành, về già rồi đến lúc nhắm mắt xuôi tay, mọi vui buồn đều diễn ra và gắn bó với chùa Do vậy, người Khmer dù nghèo khó đều đâu vẫn phải xây dựng ngôi chùa khang trang Mỗi ngôi chùa là một công trình kiến trúc tiêu biểu mang giá trị văn hóa cao của người Khmer

Trang 31

Toàn tỉnh Bạc Liêu hiện có 22 ngôi chùa người Khmer, trong đó có những ngôi chùa cổ đã có hàng trăm năm tuổi như: chùa Hòa Bình cũ (ấp Thị Trấn A, thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình); chùa Cái Giá chót (ấp Cái Giá,

xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi); chùa Costhum (ấp Cỏ Thum, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân); đặc biệt là chùa Xiêm Cán (ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, cách trung tâm TP Bạc Liêu 15km về hướng Đông Nam) - ngôi chùa tiêu biểu cho các ngôi chùa Khmer ở Bạc Liêu thu hút đông đảo du khách tham quan

Về đời sống tâm linh, người Khmer thờ Phật là chính Ngoài ra, họ còn thờ Neakta, Arak (đều là thần bảo hộ) và các hình thức cúng kiếng khác do có

sự giao lưu văn hóa như thờ cúng ông bà của người Việt, người Hoa

Về phong tục, người Khmer theo chế độ mẫu hệ Nền văn hóa của họ chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ nhưng được Khmer hóa cao độ, tạo nên diện mạo đặc biệt của văn hóa truyền thống Khmer

Khi nói đến văn hóa của người Khmer, nét nổi trội nhất là các lễ hội truyền thống Hàng năm có 3 lễ hội lớn: lễ hội Chôl- chnam-thmây (lễ mừng năm mới khoảng giữa tháng 4 dương lịch), lễ Pithi-sen-Đôn ta (lễ cúng ông bà

từ : 2/8 đến ngày 1/9 âm lịch) và lễ Oóc Om Bóc (lễ cúng trăng 15/10 âm lịch)

Có thể nói các lễ hội đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Khmer Chúng chi phối toàn bộ sinh hoạt tính thần, vật chất và chiếm một khoảng thời gian khá lớn vì hầu hết các lễ hội đều diễn ra trong vài ngay Tham dự các lễ hội của người Khmer ta thấy chúng có đặc điểm chung là vừa thiêng liêng, trang trọng nhưng cũng vừa là dịp để vui chơi giải trí

Ngôn ngữ của người Khmer ở Bạc Liêu là tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer Ngôn ngữ này không chỉ là phương tiện truyền đạt thông tin

mà còn mang trong nó những giá trị văn hóa và truyền thống của cộng đồng

Trang 32

Việc duy trì và phát triển ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng để bảo tồn và truyền dạy văn hoá truyền thống của người Khmer

Hoạt động sản xuất chủ yếu của người Khmer ở Bạc Liêu là nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước Họ sử dụng các công cụ nông nghiệp độc đáo và hiệu quả như cái phảng, cù nèo, cây nọc cấy và cái vòn gặt Ngoài ra, người Khmer cũng có các nghề khác như đánh cá, dệt, chiếu, đan lát, làm đường thốt nốt và làm gốm Những nghề này không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà còn mang trong nó giá trị văn hóa và truyền thống đặc biệt của người dân

Âm nhạc và múa là một phần quan trọng trong văn hóa của người Khmer Họ có những bài hát và điệu múa đặc trưng như múa rồng, múa sạp, múa lân, múa khèn, và múa apsara Những biểu diễn này thường kết hợp với những trang phục sặc sỡ, trang sức đẹp mắt và những bước nhảy uyển chuyển, tạo nên sự hấp dẫn và độc đáo

Đồng bào dân tộc Khmer ở Bạc Liêu cũng rất chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Họ thường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, truyền thống như hội thi ca múa, lễ hội truyền thống, và các buổi biểu diễn nghệ thuật Nhờ những nỗ lực này, văn hóa của người Khmer

đã được truyền dạy và phát triển qua các thế hệ, góp phần quan trọng vào sự

đa dạng văn hóa của Bạc Liêu và cả nước Việt Nam

Bạc Liêu luôn đặc biệt quan tâm đến đồng bào Khmer bằng nhiều việc làm thiết thực như ưu tiên đầu tư các nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế -

xã hội vùng đồng bào Khmer; làm đường giao thông, trường học, trạm y tế; đầu tư vốn, giống cây trồng, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, kinh nghiệm cho

bà con…

Ngoài ra, Bạc Liêu có chính sách quan tâm dành cho người có uy tín trong đồng bào Khmer Ðây là những người có khả năng vận động, tuyên

Trang 33

truyền người dân và cộng đồng dân cư thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương

1.3.2 Tổng quan về Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer

Lễ hội Ok Om Bok hay Oóc om bóc (theo tiếng Khmer) hoặc lễ Cúng Trăng Là một trong những lễ hội lớn trong năm của đồng bào Khmer bên

cạnh các lễ như Tết cổ truyền hol hnam Thmay, lễ cúng ông bà Sene Dolta, Tiếng Khmer “Oóc Om Bóc” có nghĩa là “đút cốm dẹt”, ngoài ra nó

còn có tên khác là lễ cúng trăng Lễ được tổ chức hàng năm vào đêm 15/10

âm lịch

Theo tín ngưỡng nhân gian lễ Ok Om Bok có nguồn gốc xuất phát từ việc làm nông của người dân Theo quan niệm của người Khmer, mặt trăng được xem là vị thần cai quản thời tiết, điều tiết mùa màng trong năm Vì thế, sau khi mùa mưa kết thúc, người dân sẽ thực hiện tổ chức lễ hội Ok Om Bok để tạ ơn thần Mặt trăng đã bảo vệ mùa màng, đem mưa thuận gió hòa để mùa màng được bội thu Đồng thời còn giúp họ cầu nguyện để có thể bội thu mùa vụ tới

Hầu như đa số người Khmer đều gắn chặt cuộc đời, gia đình và phum sóc - xóm làng của mình với nông nghiệp Thế nên, lễ hội Ok Om Bok mang

ý nghĩa cực kỳ quan trong với họ Lễ hội thường được tổ chức ở mỗi gia đình, trong chùa và quy mô lớn trên toàn tỉnh Đặc biệt hơn khi lễ hội này còn được

Bộ VHTTDL công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Ok Om Bok diễn ra vào trung tuần tháng 10 âm lịch hằng năm

mà tâm điểm là đêm Rằm tháng 10 Chủ yếu diễn ra tại sân chùa, sân nhà, hoặc một khu đất trống nào đó để mọi người có thể dễ dàng quan sát Mặt trăng Tuy nhiên, đối với năm nhuận, lễ hội Ok-Om-Bok sẽ được tổ chức vào tháng 9 âm lịch nhuận

Trang 34

Lễ hội Ok Om Bok là lễ hội truyền thống lớn của người Khmer, có lịch

sử lâu đời Tất cả những gia đình người Khmer đều coi trọng và nhiệt tình tham gia lễ hội này Ngày xưa, lễ hội gồm hai phần là lễ và hội và thường diễn ra trong thời rằm tháng 10 âm lịch đây là là dịp sinh hoạt, vui chơi của cả cộng đồng Đặc biệt là phần nghi lễ rất được coi trọng Lễ hội Ok Om Bok ngày nay tuy có nhiều biến đổi để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới, nhưng về cơ bản vẫn giữ được các yếu tố truyền thống từ thời gian, địa điểm

tổ chức, nghi thức tế lễ, đến phần tổ chức hội và các trò chơi

Người Khmer chủ yếu làm nông nên gần bó mật thiết và tôn thờ tự nhiên như những vị thần Mặt trăng được xem như vị thần cai quân thời gian, thủy triều và thời tiết Do đó lễ hội Ok-Om- Bok là nhằm đưa tiễn mùa mưa, mùa nước chào đón mùa khô và tạ ơn Thàn Mặt trăng đã ban cho mùa màng tốt tươi Lễ hội Ok- Om Bok thường được đồng bào Khmer tổ chức trong phạm vi gia đình hoặc ở chùa, ở các nơi sinh hoạt cộng đồng rộng rãi, có ảnh trăng rằm soi sáng

Trong lễ hội Ok Om Bok ngoài nghi lễ cúng trăng, đồng bào Khmer còn tổ chức nhiều hoạt động có tính chất hội khác: đua ghe ngo, thả đèn nước

và thả đèn gió

- Thả đèn nước là thả ánh lửa trên mặt nước mục đích chính là tỏ lòng biết ơn Thàn Nước, "Mẹ Sống và gửi lời tạ lỗi đến vị thần này vì đã làm ô nam nguồn nước khi con người sinh hoạt, sản xuất Chiếc đèn có cầu to như một ngôi đến, thường được làm bằng thân và bẹ chuỗi, có trang trí hoa văn và gần đến nhiều màu sặc sỡ Đầu đèn có treo cờ phướn, chung quanh cắm đèn cầy và nhang, bên trong có bảy các thức cúng Mở đầu buổi lễ thả đèn nước,

sư sai và đông bào thấp nến và nhang xung quanh đèn rồi tụng kinh để tưởng nhỏ đến Đức Phật và xin lỗi đất và Nước vì đã làm do bán nguồn nước và đào xới đất

Trang 35

- Thả đèn gió có ý nghĩa sâu xa là ta ơn Thần Gió, một trong những vị thần cùng Thần Mặt trăng cai quản mùa màng, đem lại mưa thuận gió hòa Mặt khác, việc thả đèn gió còn có ý nghĩa tổng tiền những điều xui rủi, không may mắn Đèn gió được làm bằng thấy quyền, chiều cao lồng đèn khoảng 1m, chu vi tròn chừng 0,8m được kết lại bằng keo và thanh tre, trúc Trong thân đèn có một sợi dây để treo lớn, bắt dựng chất đốt; chất đốt được làm tử bỏng

và dầu dừa Khi làm xong đèn gió, mọi người bắt ghế treo lên cao, đợi đến ngày 14 tháng 10 âm lịch sẽ thả đèn bay lên không trung đón ánh trăng rằm Khi đốt lửa, không khí bên trong mất đi tạo nên một lực đẩy đèn gió bay lên cao, đung đưa theo gió

- Sôi động nhất là hội đua ghe ngo (Um-tuk), được tổ chức vào buổi trưa (11-12 giờ) ngày 15 tháng 10 âm lịch Theo quan niệm dân gian, hội đua ghe ngo cũng là một nghi lễ tống tiễn Thần Nước, Thần Mưa của người Khmer ở vùng hạ lưu sông Mekong Đua ghe ngo còn để cảm ơn đất và nước

về những ân huệ, những tăng vật đã ban cho con người

Theo sách Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long:

“Ghe dành cho cuộc đua là một loại ghe đặc biệt gọi là ghe Ngo Ghe có hình dáng dài như con thoi, đầu và đuôi cong lên, không mui, dài từ 22m đến 24m,

có khoảng 20 đến 24 khoang, chứa từ 43 đến 52 người chèo ngồi Ghe làm bằng thân cây sao nguyên vẹn do dân và chùa cùng làm Sau khi đóng xong, ghe được chà cho thật trơn bóng và sơn phết trang tr rất mỹ thuật ó chiếc

vẽ đầu rồng đuôi phượng ở mũi, có chiếc lại vẽ ly, quy, hổ, báo, gấu, cá sấu, riêng những mái chèo cũng được sơn phết cùng mầu với ghe” (tr.89)

Ghe ngo được xem như một vật thiêng chỉ dùng duy nhất cho cuộc đua ghe ngo hàng năm, được nhà chùa cất giữ cẩn thận trong một ngôi nhà cao ráo, thoáng đáng gọi là Rông - tuk Theo người Khmer, mỗi chiếc ghe ngo đều có một vị thần linh trông giữ, nên có nghi lễ riêng khi xuất ghe đi dự hội, xuất phát trước mỗi cuộc đua hay kết thúc hội đua đưa ghe lên nhà ghe

Trang 36

1.3.3 Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Ok Om Bok

1.3.3.1 Nguồn gốc

Trước tiên, lễ hội Cúng Trăng (pithi Sâm Peak Preach Khe) của người Khmer là lễ hội thể hiện lòng biết ơn của con người với các đấng thần linh đã bảo vệ mùa màng của họ được tươi tốt Đó là thần Mặt Trăng (Sampate Pres) người được cho là vị thần bảo hộ mùa màng, mưa thuận gió hòa, không có sâu bệnh… Mẹ Đất (Neang Hinh Pres Anây Thor) và Mẹ Nước ( Neang Hinh Pres Tưk)… Chúng ta cần hiểu rõ lễ hội Cúng Trăng là lễ hội lớn bao gồm nhiều nghi thức, nghi lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí Trong đó có các nghi thức, nghi lễ như: đua ghe Ngo (Um Tuk Ngua), Đút cốm dẹp (Ok Om Bok), thả đèn gió, đèn nước… Bên cạnh đó, lễ hội Cúng Trăng cũng còn là dịp để mọi người trong phum sóc tụ họp, vui chơi cùng với nhau sau những ngày chăm sóc cây trồng vất vả

Có rất nhiều sự tích nói nguồn gốc của lễ hội Cúng Trăng, nhưng tựu chung lại thì nguồn gốc lễ hội đều liên quan đến 2 vấn đề chính đó là giải thích việc cúng trăng là tưởng nhớ công ơn Thỏ trắng (Sôm Banh Đết - tiền kiếp của Đức Phật), việc thứ hai chính là cúng các vị thần bảo trợ cho nông nghiệp, mà vị thần chính đó là nữ thần mặt Trăng Theo tác giả đây chính là hai sự tích giải thích về nguồn gốc của lễ hội được đông đảo người dân và các nhà nghiên cứu đồng tình Bởi lẽ, hầu hết người dân Khmer theo đạo Phật, nên việc tin vào đức Phật là một niềm tin đã thấm sâu trong tâm thức của họ Cùng với đó, việc thờ cúng, tin vào các vị thần bảo trợ cho nông nghiệp là một niềm tin, lòng biết ơn với người đã bảo vệ mùa màng của mình

Lễ hội Cúng Trăng được kể lại như sau: “tương truyền có một tiền kiếp của Đức Phật là Thỏ Trắng, Thỏ Trắng sống bên bờ sông Hằng kết bạn với Khỉ, Rái Cá và Chó Rừng Chúng sống tương thân, tương ái với nhau Trong đám thú đó, Thỏ hiểu biết hơn cả, Thỏ còn biết tham thiền Chính Thỏ đã nghĩ

Trang 37

ra và đề xuất với các bạn cuộc ước hẹn sẽ cùng ngồi tu thân Một lần, trước ngày trăng tròn, Thỏ nhắc các bạn lo việc ngồi thiền Các bạn phải kiếm thức

ăn dự trữ khi ngồi thiền, giành thức ăn đó cho kẻ thiếu thốn đói khát Các con vật kia hăng hái đi săn bắt lo phần ăn những ngày ngồi thiền và để bố thí Trên trời cao, thần Sakhah vị chúa của các thần Têvađa thấu được việc hẹn hò của các thú vật, động lòng cảm mến Thần bèn giả người ăn xin xuống trần gian coi các con vật thực hiện lời hứa? Rái Cá, Khỉ và Chó Rừng đều thảo lòng mời người ăn xin dùng bữa của mình Người ăn xin gặp Thỏ, Thỏ ngồi thiền từ mấy ngày nên không có thức ăn, nhưng thỏ nhanh nhẹn nhóm bếp tính nướng thân mình cho người ăn xin Thỏ vừa nhảy vào lửa, thần Sakhah biến lửa không nóng cháy Thỏ và thần hiện nguyên hình Thần ngợi ca nghĩa

cử thương người cao cả của Thỏ Thần vẽ hình Thỏ lên mặt trăng Tiền kiếp Thỏ của Phật Thích Ca tỏa sáng vĩnh hằng trong càn khôn!” (Phạm Thị Phương Hạnh, 2012)

Với ý nghĩa như vậy, thì vầng trăng luôn mang ý nghĩa cao quý và thiêng liêng đối với cộng đồng người Khmer Nam Bộ nói chung và người Khmer Bạc Liêu nói riêng Bên cạnh đó, đây cũng là thời gian kết thúc vụ mùa, khép lại một năm làm ăn, mọi người cùng nhau vui chơi, giải trí để chuẩn bị cho một vụ mùa mới

1.3.3.2 Về ý nghĩa của lễ Ok Om Bok

- Đối với cộng đồng Qua tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy lễ hội Cúng Trăng của người Khmer có vai trò rất quan trọng trong cộng đồng Cũng như các lễ hội của các cộng đồng khác, lễ Cúng Trăng có vai trò cố kết cộng đồng lại Vào ngày lễ, mọi người cùng nhau chung sức chung lòng chuẩn bị cho lễ hội Mọi người giúp nhau, nhà nhà trong phum sóc nô nức cùng nhau chuẩn bị cho lễ cúng, cùng làm trang trí và chuẩn bị cho bàn lễ vật làm cho tình cảm hàng xóm láng giềng càng khăng khít hơn

Trang 38

Trong cuộc sống, ai ai cũng lo mưu sinh, ngày ngày tất bật trên ruộng đồng, ít có thời gian chia sẻ trong cuộc sống Nhưng trong ngày lễ, mọi người cùng nghỉ ngơi, thăm hỏi nhau chia sẻ về công việc Cùng nhau cúng các vị thần và cầu mong các vị thần cùng ban phước cho gia đình, phum sóc và cả cộng đồng Không chỉ là hàng xóm hỏi thăm nhau, mà ngay cả chính quyền địa phương cũng nhân dịp này tới thăm hỏi tặng quà cho các chùa, các gia đình chính sách cùng chung với lễ với bà con, làm cho tình cảm của nhân dân

và chính quyền càng thêm khăng khít hơn

Trong các phần hội như thả đèn gió, đèn nước, đua Ghe Ngo, trò chơi dân gian… đông đảo nhiều người dân tham gia, cổ vũ cho phum sóc, cho huyện của mình Ai ai cũng vui vẻ và háo hức Bên cạnh đó, ngày nay không chỉ có người Khmer tham gia trong các hoạt động này mà còn có cộng đồng người Việt, Hoa cùng tham gia Ví dụ như trò chơi dân gian, thành phần tham gia có nhiều tầng lớp, độ tuổi, sắc tộc khác nhau Rồi hội đua ghe Ngo, không cần biết đó là đội đua của khu vực nào, chỉ cần thấy ra thi là mọi người cùng nhau reo hò cổ vũ, cùng nhau bình luận và đánh giá

Lễ hội là một hoạt động có ý nghĩa rất to lớn trong việc gắn kết mọi người lại gần nhau hơn, giúp mọi người giải tỏa sự mệt mỏi sau bao ngày vất

vả bên ruộng đồng và cùng nhau cầu nguyện vui chơi với bao nhiêu niềm tin cho năm mới Ngay nay, xã hội có quá nhiều vấn đề phải suy ngẫm đặc biệt

về các giá trị đạo đức, tình người thì lễ hội này lại làm cho con người gần con người hơn, trái tim gần đến với trái tim hơn

Có thể nói, lễ hội là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, nơi nuôi giữ những giá trị của dân tộc cho các thế hệ sau học tập Nơi đây giống như một ngày học, cho các thế hệ trẻ hiểu về cội nguồn hiểu về bản sắc của dân tộc mình, giúp cho mọi người hiểu về cội nguồn của mình, văn hóa của dân tộc

Lễ hội còn là cầu nối giữa con người trần tục với thế giới thần linh linh thiêng, là nơi trao gửi những ước mơ, khát vọng của mình đến với đấng siêu

Trang 39

nhiên Đây cũng là lúc, con người lấy lại niềm tin, “nạp năng lượng” để tiếp tục cho cuộc sống bề bộn đầy lo toan hàng ngày

Lễ hội là bài học sâu sắc về việc biết ơn và xin thứ lỗi của người Khmer Cúng Trăng là cúng các vị thần như thần mặt trăng, thần nước, thần gió, thần đất… vì đã mang mưa thuận gió hòa, một mùa màng bội thu, gia đình no ấm, mọi người bình an Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để mọi người xám hối đến các vị thần, vì năm qua đã xâm phạm, làm ô uế đến các vị và mong được thứ lỗi Việc thả đèn gió, đèn nước là một trong những biểu hiện của các hành động ấy Hay đua ghe Ngo cũng là một hoạt động thể hiện ước

mơ, niềm tin vào vụ mùa tới (dẫn nước về phum sóc, về đồng)

Đây là một trong những lễ hội quan trọng trong năm của người Khmer, đến đây, họ được bày tỏ lòng tôn kính đối với các vị thần, được cầu nguyện

và cảm giác như rất gần gũi với các vị thần linh, mọi lo toan cuộc sống đều được loại bỏ, họ chỉ có sự vui vẻ, có niềm tin để rồi về nhà họ tiếp tục nuôi giữ niềm tin ấy cho những ngày tháng lao động tiếp theo Khi tham gia các hoạt động, dường như họ thấy rằng mình đã chung tay cùng cộng động tỏ lòng thành đến các vị thần, cảm giác như mình đã làm được một việc có ích cho cả cộng đồng

Đây còn là cơ hội để mọi người giao lưu với nhau, không chỉ là trong cộng đồng người Khmer, mà còn có các cộng đồng người Việt, Hoa cùng tham gia lễ hội Nhân dịp để này quảng bá văn hóa của người Khmer đến với các dân tộc khác, để cùng làm phong phú thêm văn hóa của dân tộc mình

- Đối với gia đình

Lễ hội là nơi để mọi người trong gia đình ngồi lại bên nhau, cùng nhau chuẩn bị vật phẩm cho lễ cúng Tuy không giống với lễ mừng năm mới (mọi người phải về nhà, dù đi làm ở đâu), nhưng với lễ hội Cúng Trăng mọi người

sẽ cố gắng sắp xếp về bên gia đình, cùng gia đình tham gia lễ hội

Trang 40

Lễ hội còn là cầu nối giúp cho mọi người trong gia đình ngồi bên nhau, những bạn trẻ được chứng kiến giây phút linh thiêng của lễ hội, một nét văn hóa của cộng đồng mình Đây cũng là nơi để ông bà cha mẹ hiểu con mình hơn (hỏi về những ước mơ, nguyện vọng của con cái khi đút cốm dẹp), là nơi ông bà, truyền tải những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình cho con cái, cháu chắt, để sau này mất đi, thế hệ sau biết được cách tổ chức, cầu nguyện, nguồn gốc của lễ hội Tất cả giống như một buổi học mà ông bà cha

mẹ là giáo viên, con cái là những học sinh

Đối với một gia đình nông nghiệp, ban ngày ra ruộng đồng từ sáng sớm, tối mới về Như vậy, sau một ngày vất vả mọi người thường nghỉ ngơi rất sớm Chính vì thế, lễ hội là những ngày nghỉ ngơi để mọi người quan tâm đến nhau hơn, là dịp để bồi đắp thêm tình cảm gia đình

- Đối với cá nhân Đối với mỗi cá nhân, lễ hội là dịp để mọi người được trải nghiệm, được sống trong không khí linh thiêng của người và thần, được hòa mình vào không gian của lễ hội, được vui chơi và xóa đi mọi căng thẳng của cuộc sống thường ngày

Thường ngày ai cũng vất vả học tập, lao động, ít có cơ hội vun đắp tình cảm với nhau Là dịp con cháu, ông, bà, cha, mẹ…ngồi lại bên nhau, là dịp để bạn bè vui vẻ cùng nhau vui chơi, là dịp để đôi lứa tìm hiểu, vun vén tình cảm

Đây cũng là một môi trường giáo dục tốt cho mỗi cá nhân Mỗi người được hiểu thêm về văn hóa của dân tộc cũng mình cũng như thấy được tầm quan trọng của lễ hội trong việc giữ gìn, phát huy văn hóa của mình Từ đó, mỗi các nhân có trách nhiệm hơn đối với bản thân, gia đình, xã hội để xây dựng và phát triển đất nước

1.3.3.3 hức năng của lễ hội Ok Om Bok

Lễ hội Ok Om Bok có nhiều chức năng quan trọng và mang tính đa chiều trong việc tôn giáo-tín ngưỡng, cố kết cộng đồng, giáo dục, bảo tồn, và giải trí Dưới đây là một phân tích chi tiết về các chức năng này:

Ngày đăng: 03/05/2024, 21:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Cúng trăng - Quản Lý Lễ Hội Ok Om Bok Của Người Khmer Ở Thành Phố.pdf
Hình 1. Cúng trăng (Trang 151)
Hình 2. Mâm lễ cúng trăng - Quản Lý Lễ Hội Ok Om Bok Của Người Khmer Ở Thành Phố.pdf
Hình 2. Mâm lễ cúng trăng (Trang 151)
Hình 3. Mâm lễ cúng trăng 2 - Quản Lý Lễ Hội Ok Om Bok Của Người Khmer Ở Thành Phố.pdf
Hình 3. Mâm lễ cúng trăng 2 (Trang 152)
Hình 6. Các đội đua chuẩn bị cho cuộc đua - Quản Lý Lễ Hội Ok Om Bok Của Người Khmer Ở Thành Phố.pdf
Hình 6. Các đội đua chuẩn bị cho cuộc đua (Trang 153)
Hình 5. Một thuyền đua Nge ngo - Quản Lý Lễ Hội Ok Om Bok Của Người Khmer Ở Thành Phố.pdf
Hình 5. Một thuyền đua Nge ngo (Trang 153)
Hình 7. Chỉ đạo đua của một thuyền đua - Quản Lý Lễ Hội Ok Om Bok Của Người Khmer Ở Thành Phố.pdf
Hình 7. Chỉ đạo đua của một thuyền đua (Trang 154)
Hình  8. Các đội đua cạnh tranh nhau tiến về đích - Quản Lý Lễ Hội Ok Om Bok Của Người Khmer Ở Thành Phố.pdf
nh 8. Các đội đua cạnh tranh nhau tiến về đích (Trang 154)
Hình 9. Tập trung đua - Quản Lý Lễ Hội Ok Om Bok Của Người Khmer Ở Thành Phố.pdf
Hình 9. Tập trung đua (Trang 155)
Hình 10. Đội thắng cuộc - Quản Lý Lễ Hội Ok Om Bok Của Người Khmer Ở Thành Phố.pdf
Hình 10. Đội thắng cuộc (Trang 155)
w