Trong hoạt động tố tụng hình sự, việc buộc tội bị can, bị cáo luôn xuyên suốt quá trình tố tụng do đó một quyết định có chính xác, khách quan và đúng quy định của pháp luật hay không, qu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYEN MẠNH THANG
DIA VI PHAP LY CUA NGUOI BAO CHUA THEO PHAP LUAT
TO TUNG HINH SU VIET NAM
(trên cơ sở thực tiễn tại tinh Hà Nam)
HÀ NỘI - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYEN MẠNH THANG
DIA VI PHAP LY CUA NGUOI BAO CHUA THEO PHAP LUAT
TO TUNG HINH SU VIET NAM
(trên cơ sở thực tiễn tại tinh Hà Nam)
Chuyên ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự
Mã sô: 8380101.03
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYEN VĂN HUYỆN
HÀ NỘI - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
lôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi Những kết luận khoa học của Luận văn chưa được công
bố trong bat kỳ công trình khoa học nào khác Các số liệu và trích
dan trong luận văn bảo đảm tính chính xác và trung thực Tôi đãhoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụtài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết lời cam đoan này dé nghị Khoa Luật xem xét dé
tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Mạnh Thắng
Trang 4CHUONG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE DIA VỊ PHÁP LY
CUA NGƯỜI BAO CHỮA ccccccccrrrrreerrrrrrrrree 7
1.1 Khai niệm địa vị pháp lý của Người bao chữa - 7
1.1.1 Người bào Chữa - Ă HH HH HH kg 7
1.1.2 Dia vị pháp lý của người bào chữa - 5 «+ £+essvsseeseesexee 10 1.2 Vai trò, vị trí và địa vị pháp lý của người bao chữa trong
pháp luật tố tụng hình sự 2-2 s¿ S+EezEzEzEerxerserxee 13
1.2.1 VỊ trí của người bào Chữa - «+ 1x vn HH ng, 13
1.2.2 Vai trò của người bào Chữa c cty 18
1.2.3 Dac điểm địa vị pháp lý của người bào chữa trong pháp luật tố
tung NINN SW = 20
1.3 Dia vị pháp lý của người bào chữa trong một số mô hình tố
tụng hình sự trên thế giới - 2-52 SSxeEeE2EcEerEerkerrereee 23
1.3.1 Địa vị pháp lý của người bào chữa trong mô hình tổ tụng tranh tụng 23
1.3.2 Địa vị pháp lý của người bào chữa trong mô hình tổ tụng xét hỏi 26 1.3.3 Địa vị pháp lý của người bào chữa trong mô hình tố tụng đan xen 27
KET LUẬN CHƯNG l - 5% k+SE+kÉEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkrkerkee 29
CHUONG 2: QUI ĐỊNH CUA PHAP LUAT TO TUNG HÌNH SỰ
2.1.
VIỆT NAM VE DIA VI PHAP LY CUA NGƯỜI BAO CHỮA
VÀ THUC TIEN THUC HIEN TẠI TINH HA NAM 30
Quy định của pháp luật tố tụng hình sự từ năm 1945 đến trướckhi bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành 30
Trang 52.2 Quy định của luật tố tụng hình sự 2015 về địa vị pháp lý của
người bào chữa - - cà t2 vn g1 1111111111 1 re, 35
2.2.1 Quyền của người bào chữa - ¿+ s2xccxccEcE2 2 erkerkrrkerkee 352.2.2 Nghĩa vụ của người bào chữa - - + s + +*+svxeeerererssererers 52
2.2.3 Mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của người bào chữa và trong
bối cảnh hiện nayy ¿5256 2+E‡EESEEEEEEEE2EEEEEEEEEEEE121E 11x, 59
2.3 Thực tiễn thực hiện các quy định về địa vị pháp lý của người
bao chữa tại tỉnh Hà Nam (SG S132 EEssEsrersrrrrrs 61
2.3.1 Những kết quả đã đạt được :-cs5c+ccteEkeEEEEErkerkerkerrres 612.3.2 Những hạn chế, thiếu sót - + + s+S2+E£+E+EE+EE+EEZEzEerkerkrrsres 70KET LUẬN CHƯNG 2 - - 2 SE+SE+ESESEEEEE 1212111111111 11 1111 c0 75
CHƯƠNG 3: MOT SO GIẢI PHÁP BAO DAM THỰC HIỆN DUNG
CAC QUI ĐỊNH CUA PHAP LUẬT VA NANG CAO DIA VỊ PHAP LY CUA NGƯỜI BAO CHỮA -c 76 3.1 Yêu cầu bảo đảm thực hiện các quy định về địa vị pháp lý của
người bào chữa - - sgk 763.1.1 Yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền bào chữa của người bị
ĐUỘC TỘI cc 763.1.2 Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 773.1.3 Nang cao vai trò của người bao chữa trong việc đảm bảo quyền
bào chữa của người bị buộc (ỘI - + - 3S s*sisesersererrrree 793.2 Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng
hình sự và nâng cao chất lượng thực hiện địa vị pháp lý của
người bào chữa - - - - - kh H TH HH HH ng ng key S0
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015,
văn bản về địa vị pháp lý của người bào chữa -: S0 3.2.2 Một số giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của người bào chữa S9 KET LUAN CHUONG c1 95
KET LUẬN 0oooceccccccccsscssssssessessssessesssessessessecsessussussussusssessessessecsessnssuesueeseeseeses 96
DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO ccsccccccssssssssesessssssssseeessessssseees 98
Trang 6DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
Cơ quan điều tra
Cơ quan tiến hành tố tụng
Người bào chữa Người bị buộc tội Người bị tạm giữ
Tố tụng hình sựTiến hành tổ tụng
Trang 7DANH MỤC CÁC BANG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bang 2.1 Thống kê số vụ án khởi tố theo nhóm tội trên địa bàn
tỉnh Hà Nam từ năm 2016 đến năm 2020 63
Bảng 2.2 | Thống kê số bị can khởi tố theo nhóm tội trên địa bàn
tỉnh Hà Nam từ năm 2016 đến năm 2020 63
Bang 2.3 | Số lượng Luật sư và tô chức hành nghề Luật sư của
tỉnh Hà Nam từ năm 2016 đến năm 2020 65
Bảng2.4 | Số lượng người bị buộc tội được trợ giúp pháp lý tại
tỉnh Hà Nam từ năm 2016 đến năm 2017 65
Bang 2.5 | Số lượng người bị buộc tội được trợ giúp pháp lý tại
tỉnh Hà Nam từ năm 2018 đến năm 2020 66
Bang 2.6 | Số liệu thống kê bị can có người bao chữa tại tỉnh Ha
Trang 8MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứuCông cuộc cải cách toàn diện về tư pháp hình sự theo tinh thần Nghịquyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
24/5/2005 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của
Bộ Chính Trị; Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về
việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 2/6/2005 của Bộ
Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2015 đã mở rộng hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử hình sự và mở rộng hơn nữa địa vị pháp lý của người bào chữa Đây là cơ sở
vững chắc dé nâng cao hiệu qua đảm bảo tính công bang của pháp luật, tính
dân chủ, công khai của quá trình giải quyết vụ án hình sự bảo vệ tốt hơn
quyên con người, quyền và lợi ích của công dân.
Thông qua các quy định về quyền bào chữa, người bào chữa sử dụng
nó dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội đồng thời làm
cho các hoạt động tố tụng như điều tra, truy tố, xét xử được diễn ra một cách khách quan, toàn diện, triệt dé và chính xác, đảm bảo quyền con người trong hoạt động tố tụng làm tránh việc xảy ra tình trạng làm oan người vô tội Chính
vì vậy, địa vị pháp lý của người bào chữa trong hoạt động tố tung là một trong
những vấn đề quan trọng trong chiến lược cải cách tư pháp, nhằm đạt đượcmục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Xác định được tầm quan trọng của người bào chữa trong các hoạt động
tố tụng, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một
số nhiệm vụ trong tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã nêu rõ: “Các cơ
quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện dé luật sư tham gia vào quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại
Trang 9phiên toà ” [4, tr.3] Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của BộChính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng đã thể hiện sựquan tâm của Dang, Nhà nước về địa vị pháp lý của người bào chữa thé hiện
ở chế định bé trợ tư pháp bằng việc phát triển đội ngũ Luật sư, lực lượngchính là chủ thé của người bào chữa, Nghị quyết nêu rõ:
Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn Hoàn thiện cơ chế bảo dam dé luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định
rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư Nhà nước tạo điều kiện về pháp
lý để phát huy chế độ tự quản của tô chức luật sư; đề cao trách nhiệmcủa các tô chức luật sư đối với thành viên của mình [5 tr.6]
Trong hoạt động tố tụng hình sự, việc buộc tội bị can, bị cáo luôn xuyên
suốt quá trình tố tụng do đó một quyết định có chính xác, khách quan và đúng quy định của pháp luật hay không, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội có được đảm bảo hay không, có dé xay ra oan sai hay không phụ thuộc nhiều vào hoạt động của các cơ quan tiễn hành tố tụng Do vậy, địa vị pháp lý của
người bào chữa trong các hoạt động tố tụng đóng vai trò quan trọng trong việchạn chế những quyết định sai lầm của các cơ quan tiến hành t6 tụng, góp phan
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người bị buộc tội Trong Hiến pháp,
pháp luật của nước ta nói chung và pháp luật TTHS nói riêng đã có quy định về
việc thê chế hóa địa vị pháp lý của NBC BLTTHS năm 2015 lần đầu tiên quy
định chính thức về khái niệm NBC, quy định thêm chủ thê NBC, mở rộng đốitượng bào chữa, tăng quyền hạn NBC Tuy nhiên, một số quy định về địa vị
pháp lý của NBC trong pháp luật TTHS cũng còn nhiều bất cập, vướng mac khi
áp dụng như việc BLTTHS năm 2015 chỉ qui định cho phép NBC có quyền gặp
và hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bi can, bi cáo dang bị tạm giam, mà chưa
quy định rõ về trình tự, thủ tục và các van đề liên quan khác như gặp riêng hay
có sự giám sát, việc bảo đảm bí mật thông tin trao đổi giữa hai bên Hay như
Trang 10qui định về việc NBC được báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏicung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định,BLTTHS năm 2015 lại không qui định về thời hạn và cách thức thông báo Vì
vậy có một số trường hợp CQDT chỉ thông báo băng điện thoại cho NBC sát giờ
tiến hành lay lời khai, hỏi cung, tiễn hành hoạt động điều tra khác dẫn đến NBC
không kip đến dé tham gia các hoạt động trên Bên cạnh đó, trên thực tế, còn
nhiều trường hợp người THTT chưa thực sự coi trọng quyền bào chữa củaNBBT cũng như vai trò của NBC trong TTHS, dẫn đến có những hành vi cản trở
sự tham gia tố tụng của NBC như không cấp thông báo bào chữa, không cho NBC gặp mặt bị can đang bị tạm giam, Thâm phán hạn chế thời gian tranh luận,
không cho NBC tham gia việc hỏi và tranh luận tại phiên toa
Mặc dù có nhiều công trình đã nghiên cứu về NBC trong TTHS, tuy nhiên
chưa có một công trình nào đi sâu và toàn diện về địa vị pháp lý của NBC, nhất
là từ thực tiễn tỉnh Hà Nam Chính vì lẽ đó, tác giả đã lựa chọn dé tài “Dia vị
pháp lý của người bào chữa theo pháp luật to tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở
thực tiễn tại tỉnh Hà Nam) ” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiĐịa vị pháp lý của NBC là chế định rất quan trọng và cần thiết trongTTHS do xuất phát từ vai trò của NBC trong hoạt động tố tung Tác giả đã
nghiên cứu, tham khảo các tài liệu liên quan đến địa vị pháp lý của NBC trong hoạt động tố tụng và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hà Nam nhận thấy có
một số công trình nghiên cứu liên quan như:
- Phạm Hong Hai, “Bao dam quyền bào chữa của người bị buộc toi”,NXB Công an nhân dân 1999; “Dia vị pháp lý của Luật sư trong hoạt động
tranh tung”, Nghiên cứu lập pháp 2003.
- Trần Văn Bảy, “Người bào chữa trong to tụng hình sự”, Tạp chí khoa
học pháp lý 1/2000.
- Nguyễn Ngoc Chí, “Việc lựa chọn mô hình to tụng trong quá trình
Trang 11cải cách tu pháp ở Việt Nam”, Tạp chi Nhà nước và pháp luật 2010; “Baochữa cho các nhóm dé bị tồn thương theo Luật to tụng hình sự Việt Nam ”,NXB Đại học quốc gia 2011.
- Đinh Văn Quế, “Vẻ chế định người bào chữa”, Tạp chí Tòa án nhân
dân số 2/2004
- Lê Cảm, “Nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống trong hệ thôngnguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự”, Tạp chí Luật học số 6/2004
- Nguyễn Ngọc Chí, “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tổ tung
hình sự Việt Nam ” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6/2011
- Nguyễn Văn Tuan, “Pia vị pháp lý và mối quan hệ của bị can, bị cáo
trong tô tụng hình sự”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 11/2008.
- Nguyễn Ngọc Chí, “Quyển con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự”, NXB Hồng Đức 2015.
Mỗi bài viết khoa học, công trình nghiên cứu đều có những cách tiếpcận trên những khía cạnh khác nhau về NBC trong TTHS Có tác giả thì đisâu vào khía cạnh bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo; Tác giả khác đi
sâu vào nghiên cứu quyền bào chữa của bị can, bị cáo; Lại có tác giả nghiên cứu về địa vị pháp lý của NBC những lại chỉ nghiên cứu về khía cạnh quyền,
nghĩa vụ của NBC trong hoạt động xét xử Chưa có công trình nào tập trungnghiên cứu chuyên sâu về địa vị pháp lý của NBC theo pháp luật TTHS vàthực tiễn áp dụng Chính vì vậy, việc tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Địa
vị pháp lý của người bào chữa theo pháp luật to tụng hình sự Việt Nam (trên
cơ sở thực tiễn tại tỉnh Hà Nam) ” là không có sự trùng lặp.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, quy định của pháp luật về địa
vị pháp lý của NBC trong hoạt động TTHS, cũng như phân tích thực tiễn về
dia vị pháp lý trong các hoạt động TTHS trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong giai
Trang 12đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 dé đưa ra được một số giải pháp, kiến nghịnâng cao hơn nữa dia vi pháp lý của NBC.
Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu Ấy, nhiệm vụ của luận văn được đặt
ra nhằm làm rõ các vấn đề là:
- Nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận về khái niệm NBC, vị trí, vai trò, dia vị pháp lý của NBC, những đặc điểm trong địa vị pháp lý của NBC va địa vị pháp lý của NBC trong một số mô hình TTHS trên thé giới.
- Nghiên cứu, đánh giá, phân tích nội dung những quy định của pháp
luật TTHS Việt Nam về địa vị pháp lý của NBC
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng, qua đó chỉ ra được những vấn
đề còn hạn chế, vướng mắc về địa vị pháp lý của NBC, tìm ra nguyên nhâncủa những hạn chế, vướng mắc đó trong quá trình thực hiện
- Đưa ra những giải pháp nhăm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hơnnữa dia vị pháp lý của NBC trong pháp luật TTHS Việt Nam.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về địa vị pháp lý củaNBC theo pháp luật TTHS Việt Nam, quy định của pháp luật TTHS liên quancũng như thực tiễn địa vị pháp lý của NBC trong hoạt động tố tụng của các cơquan tiến hành tố tụng trên địa bàn tinh Hà Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu về địa vị pháp lý của NBC theo các
quy định của pháp luật TTHS Việt Nam qua các thời kỳ và quy định về địa vị
pháp lý của NBC trong BLTTHS năm 2015.
Về không gian và thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn thực hiện
các quy định TTHS về dia vị pháp của NBC trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai
đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.
Trang 135 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận van
Trong luận văn của mình, tác giả nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác — Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nha nước
về cải cách tư pháp Ngoài ra, luận văn còn kế thừa các thành tựu nghiên cứukhoa học của chuyên ngành pháp lý, luận điểm nghiên cứu của các nhà luật
học, các công trình nghiên cứu, các bài viết pháp lý được đăng trên các trang
điện tử, báo, tạp chí về địa vị pháp lý của NBC theo pháp luật TTHS
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với nội
dung, cụ thể như: Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, đối chiếu, diễn
dịch, quy nạp và phương pháp tổng hợp, kết hợp với việc phân tích thực tiễn
áp dụng các quy định về địa vị pháp lý của NBC trong các hoạt động TTHS
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện, bổ sung lý luận
về địa vị pháp lý của NBC theo pháp luật TTHS Việt Nam, nâng cao chất
lượng, vị thế của NBC, góp phần đảm bảo thực hiện nguyên tắc “Bảo đảm
quyên bào chữa của người bị buộc tội”
Bên cạnh đó, luận văn có thé được sử dụng làm tài liệu tham khảo, tài liệu nghiên cứu trong quá trình học tập và giảng dạy Luận văn cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với NBC, người tham gia tố tụng, người tiễn hành tố tụng khác trong các vụ án hình sự, vận dụng trong giải quyết các van dé phát sinh trên thực tế.
7 Bố cục của luận văn
Bồ cục của luận văn gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục Phần nội dung của luận văn bao gồm bachương với kết cau như sau:
Chương I: Những van dé lý luận về địa vị pháp lý của người bào chữa.Chương 2: Quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về địa vị pháp lý
của người bào chữa và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Hà Nam
Chương 3: Một số giải pháp bảo đảm thực hiện đúng các quy định củapháp luật và nâng cao địa vi pháp lý của người bào chữa.
Trang 14Chương 1
NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN
VE DIA VỊ PHAP LY CUA NGƯỜI BAO CHỮA
1.1 Khai niệm địa vị pháp lý của Người bao chữa
1.1.1 Người bào chữa
NBC là một chế định pháp luật quan trọng của pháp luật TTHS Việt Nam nham thể chế hóa, góp phần đảm bảo cho Quyền con người được qui
định trong Hiến pháp Chế định pháp luật bao gồm một số quy phạm có
những đặc điểm chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội
tương ứng [35, tr.402] Như vậy, có thé hiểu răng chế định NBC là tổng thé
những quy định của pháp luật TTHS có đặc điểm chung giống nhau nhằm
điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội liên quan đến NBC.Đề làm rõ được van dé
địa vị pháp lý của NBC, trước hết chúng ta cần hiểu rõ khái niệm NBC.
Theo từ điển tiếng Việt, bào chữa là việc “mét người dùng lý lẽ, chứng
cứ đề bệnh vực cho ai đó đang bị coi là phạm pháp hoặc bị lên án ”[41] hoặc
là “gat bỏ lý lẽ khác dé chữa tội mình hoặc chữa cho người khác” [40] Như vậy có thé hiểu NBC là việc một người dùng lý lẽ, chứng cứ dé bênh vực cho
người khác đang bị coi là phạm pháp.
Đối với khái niệm NBC, trước khi có BLTTHS năm 2015, trong khoa họcpháp lý cũng như trong các quy định của pháp luật TTHS chưa có quan điểm
thống nhất nào về khái niệm NBC Trên cơ sở nghiên cứu chế định NBC trong
luật TTHS Việt Nam và thực tiễn việc áp dụng pháp luật, từ các góc độ khác nhau
cũng có những quan điểm khác nhau về khái niệm NBC Có quan điểm cho rằng:
NBC là người tham gia tố tụng với mục đích làm sáng tỏ nhữngtình tiết của vụ án nhằm chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹtrách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và giúp bị can, bị cáo về mặt
pháp lý cần thiết [12, tr.153].
Trang 15Có quan điểm khác lại cho răng:
NBC trong TTHS là người tham gia tố tụng dé chứng minh sự vô
tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội,
giúp Người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của họ, thông qua đó góp phan bảo vệ pháp chế xã hộichủ nghĩa [1].
Hay như có quan điểm cho răng:
NBC là người tham gia tố tụng với mục đích làm sáng tỏ những
tình tiết liên quan đến sự thật của vụ án nhằm chứng minh về sự VÔ
tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và giúp bị
can, bị cáo về mặt pháp lý cần thiết [42, tr.128-129]
Mỗi quan điểm trên xuất phát từ những góc độ khác nhau, tuy nhiên đều
có điểm chung là nhân mạnh vào trách nhiệm, mục đích của NBC trong việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NBBT, mà chưa đưa ra được các qui định của
pháp luật TTHS về điều kiện, tiêu chuẩn, cũng như vi trí, vai trò của NBC khi
tham gia TTHS NBC được người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, gọi
chung là NBBT nhờ bào chữa hoặc được các CQTHTT chỉ định tham gia TTHSvới nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích cho NBBT NBC có thé là Luật sư, Bàochữa viên nhân dân, Trợ giúp viên pháp lý hoặc Người đại diện của NBBT.
Đề thống nhất về mặt nhận thức pháp luật, BLTTHS năm 2015 lần đầu
tiên đã đưa ra khái niệm về NBC được quy định tại khoản 1 Điều 72 BLTTHS:
“NBC là người được Người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm
quyên tiến hành t6 tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyên tiến
hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa” [30]
Tác giả hoàn toàn nhất trí với khái niệm mà BLTTHS năm 2015 đưa ra
Nó đã khắc phục được những hạn chế của những khái niệm NBC trong khoa học pháp lý, đưa ra định nghĩa một cách khái quát và đầy đủ về NBC Từ khái
niệm trên có thê rút ra đặc diém của NBC và phạm vi bào chữa như sau:
Trang 16Thứ nhất, NBC là người được Người bị buộc tội bao gồm “Người bị
bắt, người bị tạm giữ, bị can, bi cáo” [30] nhờ bào chữa hoặc các cơ quan có
thâm quyên tiến hành tổ tung bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa
án chỉ định trong trường hợp Người bị buộc tội thuộc diện được chỉ định NBC
Thứ hai, NBC phải được cơ quan, người có thâm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa cho người bị buộc tội, tức là NBC phải
có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn thì mới được các cơ quan tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa Theo qui định cua pháp luật, các tiêu chuẩn,
điều kiện trên bao gồm:
- Phải không thuộc một trong các trường hợp không được bào chữa theo qui định tại BLTTHS năm 2015:
a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người
đã hoặc đang tiễn hành tố tụng vụ án đó;
b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người
giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án
mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lýhành chính đưa vao cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắtbuộc [30, Điều 72, Khoản 4]
- Phải đáp ứng các điều kiện do các văn bản pháp luật khác qui định Ví
dụ như đối với NBC là Luật sư thì phải đáp ứng các điều kiện do Luật Luật sư
và các văn bản hướng dẫn, đối với NBC là Trợ giúp viên pháp lý thì phải đáp ứng các điều kiện do Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn
Từ khái niệm NBC có thê thấy được sự khác nhau giữa NBC với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị
khởi tố Theo quy định tại khoản 1 Điều 83 BLTTHS năm 2015 “Người bào
vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người bị tô giác, người bị kiến nghị khởi tổ
Trang 17là người được người bị tổ giác, người bị kiến nghị khởi to nhờ bảo vệ quyên
và lợi ích hợp pháp ” [30] Quá trình giải quyết tổ giác, tin báo về tội phạm vàkiến nghị khởi tố là giai đoạn các cơ quan tiến hành tố tụng kiểm tra, xácminh giải quyết nguồn tin tố giác về tội phạm Trong giai đoạn này, người bi
tố giác, bị kiến nghị khởi t6 chưa bị coi là người bị buộc tội, bởi vậy người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ trong giai đoạn này không thể gọi là NBC Người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị
kiến nghị khởi tố là một chủ thé tham gia tô tụng mới được quy định trongBLTTHS năm 2015 nên các quy định về chủ thé này chưa được hoàn thiệnnhư các quy định về NBC như: chưa quy định về trường hợp nào bắt buộcphải chỉ định người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bịkiến nghị khởi tố, thủ tục đăng ký để tham gia trong giai đoạn nay cũng chưa
được quy định, trong trường hợp nào thì không được tham gia bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, kiến nghị khởi tố
NBC cũng khác với người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của bị hai, đương sự Theo quy định tại khoản 1 Điều 84 BLTTHS 2015, “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương
sự nhờ bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp” [30] Quyền và lợi ích hợp phápcủa NBBT mà NBC bảo vệ bao giờ cũng xung đột với quyền và lợi ích hợppháp của bị hại Trong BLTTHS 2015 cũng không quy định trường hợp nàothì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hai, đương sự không được
tham gia tố tụng và việc đăng ký tham gia như thế nào cũng không được qui
định cụ thể như NBC
1.1.2 Địa vị pháp lý của người bào chữa
Theo quan diém của chủ nghĩa Mac — Lê nin cho rằng con người là một
thực thé thống nhất giữa cái tâm sinh lý va cái xã hội Sự tồn tại của conngười không tách được khỏi môi trường xã hội và xét vê mặt bản chât thì con
10
Trang 18người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội Tính đa dạng trong quan hệ xã
hội của mỗi người tạo nên địa vị xã hội của họ Xét ở một khía cạnh nào đó
địa vị pháp lý cũng là một bộ phận nằm trong dia vi xã hội của con người, xácđịnh vị trí của con người trong mối quan hệ với những người khác
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ hoc, “địa vi” là:
Vị trí cá nhân trong quan hệ xã hội, do chức vụ, cấp bậc, quyền lực
mà có, về mặt được coi trọng nhiều hay ít [39, tr.32 1].
Còn “địa vị pháp ly” được định nghĩa trong cuốn từ điển Luật học của
Viện khoa học pháp lý trực thuộc Bộ tư pháp là:
Vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với những chủ thêpháp luật khác trên cơ sở các quy định của pháp luật Dia vi pháp lýcủa chủ thể pháp luật thé hiện thành một tông thé các quyền và nghĩa
vụ pháp lý của chủ thể, qua đó xác lập cũng như giới hạn khả năng của chủ thể trong các hoạt động của mình Ví dụ: địa vị pháp lý cơ bản của công dân được thể hiện thành tổng thé các quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân được hiến pháp và pháp luật quy định Một
sự kiện pháp lý như chết, thương tích do tai nạn , một hành vi pháp
lý như mua, bán, tặng, cho dé lại thừa kế tạo ra một loạt quyền, nghĩa
vụ, trách nhiệm cho một chủ thê nhất định Thông qua địa vị pháp
lý có thé phân biệt chủ thé pháp luật này với chủ thể pháp luật khác,đồng thời cũng có thé xem xét vị trí và tam quan trọng của chủ thépháp luật trong các mối quan hệ pháp luật [38]
Như vậy, địa vị pháp lý luôn gắn liền với chủ thé quan hệ pháp luật Khi dé cập đến địa vị pháp lý là nói về quyền và nghĩa vụ của một chủ thé
quan hệ pháp luật cụ thể
Đời sống xã hội phức tạp làm nảy sinh vô van các quan hệ chồng chéo,
phức tạp, muôn hình muôn vẻ Tham gia vào các quan hệ xã hội trên, môi cá
11
Trang 19nhân, tô chức đều có lợi ích riêng, nó có thé cùng chiều, thống nhất với nhaunhưng cũng có thé mâu thuẫn, xung đột Dé sự mẫu thuẫn, xung đột về mặtlợi ích không làm mất đi sự 6n định của xã hội, các quan hệ xã hội phải đượcđiều chỉnh bằng nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau như quy phạm đạo
đức, tôn giáo, quy phạm của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và
quy phạm pháp luật.
Các quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật được
gọi là quy phạm pháp luật và các bên tham gia vào quan hệ pháp luật được
gọi là chủ thé quan hệ pháp luật Chủ thé của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổchức Vị trí của cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật trong mối quan
hệ với các cá nhân, tô chức khác được gọi là địa vị pháp lý của cá nhân, tổchức đó Dia vị pháp lý của cá nhân, tổ chức không tách rời khỏi cá nhân, tổchức khi tham gia các quan hệ pháp luật, ngược lại chính qua địa vị pháp lý
của cá nhân, tô chức thì cá nhân, tổ chức mới tồn tại với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật Hay nói cách khác, địa vị pháp lý của cá nhân, tổ chức có được là do pháp luật trao cho họ, đây là điểm khác biệt quan trọng giữa địa vị
pháp lý nói riêng và địa vị xã hội nói chung.
Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thông qua việc thiết lập nên cácquy tắc, hành vi chuẩn mực, pháp luật đưa ra các quy tắc xử sự chung buộcmọi người phải tuân theo Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý chocác chủ thể pháp luật, toàn bộ quyền và nghĩa vụ pháp lý đó tạo thành tạo
thành địa vị pháp lý của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật mà quy phạm
pháp luật điều chỉnh Địa vị pháp lý của chủ thể pháp luật là do Nhà nước,
qua việc ban hành các quy phạm pháp luật tạo nên thé hiện ở tổng thé các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật quy định cho các chủ thé đó Trong
quan hệ pháp luật, tương ứng với quyền pháp lý của chủ thé pháp luật này lànghĩa vụ pháp lý của chủ thé pháp luật khác Lý luận nhà nước và pháp luật
12
Trang 20cũng xác định nghĩa vụ pháp lý của chủ thé quan hệ pháp luật là hành vi xử sựbắt buộc mà quy phạm pháp luật quy định trước mà một bên của quan hệpháp luật đó phải thực hiện nhằm đáp ứng quyên của các chủ thé khác Khônggiống với quyền pháp lý, nghĩa vụ pháp lý không phải là khả năng xử sự mà
là sự cần thiết phải xử sự của chủ thể quan hệ pháp luật.
NBC là người được Người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có
thâm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được co quan, người có thâm quyền
tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa Theo quy định của phápluật thì NBC làm nhiệm vụ bào chữa cho người bị buộc tội Khi thực hiệnnhiệm vu bào chữa cho người bị buộc tội, NBC có những quyền hạn và nghĩa
vụ nhất định theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và những văn banpháp luật có liên quan Thực chat, địa vị pháp lý của NBC là quyền pháp lý vànghĩa vụ pháp lý của NBC khi tham gia vào quan hệ tố tụng hình sự và dopháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh Trong quan hệ pháp luật TTHS, tương
ứng với quyền pháp lý của NBC là nghĩa vụ pháp lý của chủ thể khác, buộc các chủ thé này phải thực hiện nhằm đáp ứng quyền của NBC Pháp luật trao cho NBC càng nhiều quyền năng pháp lý thì địa vị của NBC càng được nâng
cao và ngược lại.
Từ đó, có thể định nghĩa khái niệm dia vi pháp ly cua NBC là “Dia vipháp lý của NBC trong tô tung hình sự là tổng thé các quyén và nghĩa vupháp lý cua NBC trong moi quan hệ với người tiễn hành to tụng, người tham
gia to tung khac dé góp phan giải quyết vụ án hình sự, nhằm bào chữa và bảo
vệ quyên và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội”.
1.2 Vai trò, vị trí và địa vị pháp lý của người bào chữa trong pháp
luật tố tụng hình sự
1.2.1 VỊ trí của người bào chữaKhoản 2 Điều 72 BLTTHS năm 2015 qui định, NBC có thể là:
13
Trang 21Thứ nhất, Luật sưLuật sư là người có đủ điều kiện hành nghề theo qui định của pháp luật,tham gia tố tụng theo yêu cầu của cá nhân, tô chức [27, Điều 2] nhằm bảo vệquyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tô chức đó theo qui định của pháp luật Hoạt
động bào chữa của Luật sư là hoạt động có tính chất chuyên nghiệp [36, tr.137].
Đề trở thành Luật sư, công dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo qui định tại
Điều 10 Luật Luật sư năm 2006, có chứng chỉ hành nghề Luật sư và gia nhập một Doan Luật sư [27, Điều 11] Luật sư có thé tham gia TTHS khi được mời
theo một hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc được CQTHTT chỉ định
Thứ hai, Người đại điện của NBBT Hiện nay, trong khoa học pháp lý TTHS ở nước ta chưa có khái niệmthế nào là người đại diện của NBBT, cũng như không qui định cụ thê người
đại diện của NBBT bao gồm những ai, dẫn đến trên thực tế có những cách hiểu và áp dụng khác nhau về qui định này Có quan điểm cho răng người đại diện của NBBT là người đại diện theo pháp luật, có quan điểm lại cho rằng người đại diện của NBBT có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền Theo tác giả, Người đại điện của NBBT là người từ đủ 18
tuổi trở lên, có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và có đủ điềukiện làm người đại diện theo quy định tại các Điều 134, 135 và 136 Bộ luật
Dân sự năm 2015.
Thu ba, Bào chữa viên nhân dân
Theo qui định của BLTTHS năm 2015, Bào chữa viên nhân dân là công
dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tô chức thành viên của
Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chứcmình Trong thực tiễn, Bào chữa viên nhân dân không được tổ chức thành
14
Trang 22một hệ thong có định Ta có thé hiểu Bào chữa viên nhân dân là thành viêncủa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận,
và chỉ tham gia bào chữa cho NBBT là thành viên của Mặt trận.
Thứ tư, Trợ giúp viên pháp lý Trợ giúp viên pháp lý là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà
nước có đủ tiêu chuẩn qui định tại Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố nhiệm theo dé nghị của Giám đốc
Sở tư pháp [31, Điều 21] Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng khi NBBT
thuộc một trong các trường hợp được qui định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp
lý năm 2017 Qui định này thể hiện sự ưu việt, nhân văn của nhà nước ta đốivới những người nghèo, đối tượng chính sách, những người yếu thế trong xãhội được quyền bình dang trong việc thực hiện quyền bao chữa của minh
Theo quy định của BLTTHS từ trước đến nay ở nước ta, NBC được
quy định là người tham gia tố tung Theo khoa học Luật TTHS, có quan điểm cho rang “NBC được xếp vào nhóm người bảo vệ công lý" [12, tr.131-133], cũng có quan điểm cho răng “whóm người tham gia tô tụng dé giúp đỡ người
có quyển và lợi ích liên quan bao gồm NBC và người bảo vệ quyên lợi của
đương sự” [22] Cá nhân tôi đồng ý với quan điểm rằng NBC là người thamgia tố tụng dé bảo vệ công lý, bởi lẽ quan điểm trên đã thé hiện được day đủ
vị trí của NBC trong TTHS NBC không chỉ là người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của NBBT mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng làm sáng tỏ những tình tiết có liên quan đến vụ án, góp phần giải quyết vụ án triệt đề, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm.
Khi tham gia vào quá trình tố tụng, NBC có phải là một chủ thể độc lập hay không, hay phải phụ thuộc vào các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiễn
hành tổ tụng hay người tham gia tố tụng khác Day là van đề còn có nhiều
quan điêm trái chiêu.
15
Trang 23Quan điểm thứ nhất cho rằng NBC là người tham gia tố tụng với tư cáchđộc lập VỊ trí độc lập của NBC trong TTHS được xác định bằng các quy phạmpháp luật TTHS, trong đó quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của họ Một số tácgiả đã dựa vào quy định của pháp luật TTHS thực định cho rằng NBC được
quyền tự mình kháng cáo theo hướng có lợi cho bị cáo trong trường hợp bị cáo
là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thé chất; quyền
thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; có quyền trình bày quan điểm
của mình mà không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bị can, bị cáo từ đócoi NBC là người tham gia tố tụng với vị trí độc lập [17, tr.27]
Quan điểm thứ hai không coi NBC là người tham gia tố tụng độc lập.Bởi lẽ, mối quan hệ giữa NBC và người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chỉ đượcthiết lập khi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp,
người thân của ho mời NBC hoặc được CQTHTT chỉ định va chấp nhận thông qua việc cấp Giấy chứng nhận bào chữa Do đó, có thể khăng định ý chí của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo luôn là yếu tố quyết định có hay không sự tham gia tố tụng của NBC Xuất phát từ ý chí chủ quan từ chính bản thân, họ
có thê từ chối NBC ở bat kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng nếu nhận thay
sự tham gia của NBC là không cần thiết, không giúp đỡ gì cho họ hoặc làmxấu hon tình trạng cua họ [37, tr.13]
Cac quan điểm trên xét trên một phương diện, khía cạnh nào đó đều cótính thuyết phục, bởi các tác giả đều dựa trên thực tiễn và cơ sở pháp lý các
quy định về NBC được quy định trong pháp luật TTHS Tuy nhiên, dé làm rõ
vị trí của NBC trong TTHS cần đặt NBC trong mối quan hệ tương quan giữa các CQTHTT, người tiễn hành tố tụng, Người bị buộc tội và những người
tham gia tố tụng khác
Trong mối quan hệ với các CQTHTT và người tiến hành tố tụng: Theoquy định của BLTTHS hiện hành cũng như các BLTTHS thời kỳ trước, tu
16
Trang 24cách tham gia tố tụng của NBC không bình dang với người tiến hành tố tụng.NBC chỉ là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của Người bịbuộc tội còn người tiễn hành tố tụng là chủ thé sử dụng quyền lực, nhân danhquyền lực nhà nước để ra những phán quyết đối với người tham gia tốtụng Tuy nhiên, đến BLTTHS 2015 thì vị trí của NBC so với các cơ quan tiễn
hành tố tụng và người tiễn hành tổ tụng được qui định ngày càng bình đẳng hơn NBC có thê trực tiếp gặp, hỏi người bị buộc tội; Tham gia trong các hoạt
động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói; Thu thập, đưa ra chứng cứ, tàiliệu, đồ vật; Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồvật liên quan và yêu cầu người có thâm quyên tiến hành tố tụng kiểm tra,đánh giá [30, Điều 73, Khoản I] Vị trí ngồi của NBC khi tham gia phiên tòacũng đã bình đăng hơn khi quy định “phòng xử án phải được bồ trí thể hiện sự
trang nghiêm, an toàn, bảo đảm sự bình đẳng giữa người thực hành quyền công tố và luật su, NBC khác” [30, Điều 257, Khoản 1] Nếu trước đây, đại diện Viện kiểm sát - Cơ quan thực hành quyền công tố với chức năng buộc tội
ngồi phía trên, ngang hàng với Hội đồng xét xử thì hiện nay NBC ngồi đối diện,
ngang hàng với đại diện Viện kiểm sát, cùng phía dưới Hội đồng xét xử Đây lànhững quy định mới so với BLTTHS thời kỳ trước, thé hiện vị trí ngày càngbình dang hơn của NBC với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tốtụng Tuy vậy, NBC là người tham gia tố tụng nên vị trí của họ không thể nàobình đăng được so với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiễn hành tố tụng
Trong mối quan hệ với Người bị buộc tội: Trên cơ sở quy định của
BLTTHS hiện hành có thể thấy NBC và Người bị buộc tội đều là những
người tham gia tô tụng, tuy có vị trí khác nhau nhưng lại có mối quan hệ rat chặt chẽ, mật thiết với nhau NBC tham gia tố tụng với mục đích bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của Người bị buộc tội, và ngược lại Người bị buộctội muốn được quyền và lợi ích hợp pháp của mình được bảo vệ tốt nhất trước
17
Trang 25pháp luật thì phải cần dé sự trợ giúp của NBC Mối quan hệ trên chỉ xuất hiệnkhi Người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của Người bịbuộc tội mời NBC va được CQTHTT tiếp nhận việc đăng ký bào chữa hoặc
do CQTHTT cử NBC cho Người bị buộc tội và được Người bị buộc tội chấp
nhận Khi đó NBC sẽ có quyền tham gia tố tụng và là người đại diện cho Người bị buộc tội nên quyền của Người bị buộc tội cũng là quyền của NBC,trừ một số quyền riêng biệt của Người bị buộc tội mà NBC không thé thay thế được như trình bày lời khai, quyền được nói lời sau cùng trước khi
nghị án và NBC cũng có những quyền riêng mà Người bị buộc tội không
có như: thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật; Kiểm tra, đánh giá về chứng cứ, tàiliệu, đồ vật liên quan Có thé thấy, khi tham gia hoạt động tổ tụng, NBCcũng có sự độc lập tương đối, họ có những quyên riêng biệt mà Người bị buộctội không có, không bị bắt buộc phải làm những việc mà Người bị buộc tội
yêu cầu khi những việc đó là trái với quy định của pháp luật.
1.2.2 Vai trò của người bào chữa
Trong TTHS nếu chỉ có chức năng buộc tội mà không ghi nhận chứcnăng gỡ tội thì sẽ không có sự kìm chế và đối trọng với bên buộc tội, dễ dẫnđến chủ quan duy ý chí, sai lầm trong quá trình giải quyết vụ án, không làm
sáng tỏ được sự thật khách quan của vụ án, làm oan người vô tội Có thé thay,
vai trò của NBC được thé hiện qua những khía cạnh sau:
Thứ nhất, việc tham gia của NBC trong TTHS không chỉ thé hiện sự
đảm bảo dân chủ của quá trình tố tung ma còn là cơ sở cho việc thực hiện quyền con người trong hoạt động tư pháp [18, tr.18] Bởi lẽ, nội dung cơ bản của dân chủ là quyền con người và quyền công dân, và việc NBC tham gia vào quá trình TTHS với mục đích chính là dé bảo vệ quyền con người, quyền
công dân đó Thực tiễn khang định, không có NBC và cơ chế đảm bảo quyềnbào chữa của công dân thì khó nói đến dân chủ trong hoạt động tư pháp
18
Trang 26Thứ hai, việc NBC được tham gia quá trình TTHS để bào chữa cho
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là điều kiện để NBC kiểm tra, giám sat đối
với hoạt động của các CQTHTT NBC thông qua công việc bào chữa củamình góp phần loại bỏ được phần nào sự chuyên quyền của các cơ quan tiến
hành tố tụng, giúp cho các CQTHTT, người tiến hành tổ tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót nếu có, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật, qua đó giúp các CQTHTT ra được một bản án công
minh, chính xác.
Những năm trước đây, người dân, đôi khi cả CQTHTT thường quan niệmrằng việc tham gia TTHS của NBC chỉ là hình thức, “cho đủ thành phần” vì họ
cho rằng mọi việc đã được CQTHTT quyết định từ trước khi vụ án được đưa
ra xét xử Nếu có người biết đến NBC thì lại sợ tốn kém nên không mời NBC,
hoặc không tin tưởng NBC, sợ NBC chịu sự chi phối của hoàn cảnh mà tìm
chứng cứ bất lợi đối với họ Do vậy, vai trò của NBC luôn bị xem nhẹ Tuy
nhiên, những năm gần đây, sự tham gia của NBC trong các vụ án hình sự đãchứng minh vai trò của NBC có những ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt
động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử của các CQTHTT Bên cạnh đó, cùng
với sự phát triển của xã hội, nhận thức của người dân từng bước được nângcao, vai trò của NBC ngày cảng được coi trọng hơn, người dân tìm đến NBC
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ngày càng nhiều thay vì tựmình bào chữa như trước đây Có thể thấy, NBC đã từng bước tạo ra thế “kìm
chế, đối trọng” đối với CQTHTT, Người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Thứ ba, bên cạnh việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Người bi
tạm giữ, bi can, bi cáo, sự tham gia cua NBC trong TTHS còn có vai trò trong
việc đảm bảo công lý, tôn trọng pháp luật Mặc dù, NBC có chức năng bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đồng thời
19
Trang 27giúp đỡ, tư van cho Người bi tạm giữ, bị can, bị cáo về những van đề pháp lýcần thiết, nhưng NBC cũng có trách nhiệm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ sự thật khách quan của vụ án NBC không thể vì bảo vệ cho thân chủ của mình mà có những hành vi làm sai lệch hồ sơ, không tôn trọng sự thật
khách quan của vụ án Bên cạnh đó, việc có những ý kiến phản biện lại các ýkiến sai lầm của các CQTHTT, người tiến hành tố tụng, giúp cho cácCQTHTT, người tiến hành tổ tụng đưa ra được các quyết định chính xác cũng
là cách NBC đảm bảo cho công lý được thi hành trên thực tiễn.
1.2.3 Đặc điểm địa vị pháp lý của người bào chữa trong pháp luật tỗ
tụng hình sự
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, mục đích của những người
THTT cũng như NBC đều là xác định sự thật khách quan của vụ án, đảm bảo
việc thu thập các chứng cứ được thực hiện một cách khách quan và chính xác,
đảm bảo cho bị can được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Việc NBC tham gia vào TTHS không những không cản trở đến hoạt động điều tra, truy
tố, xét xử, mà trái lại, còn thúc day, bố sung cho các CQTHTT Sự có mặt của
NBC trong quá trình giải quyết vụ án giúp hạn chế việc bức cung, dùng nhục
hình của người THTT đối với NBBT, góp phần nâng cao tính khách quan củaquá trình giải quyết vụ án Thông qua việc tham gia vào quá trình điều tra,
truy tố, xét xử, NBC phát hiện được những tình tiết mâu thuẫn của vụ án, các tình tiết giảm nhẹ TNHS hoặc các tình tiết có ý nghĩa minh oan cho bị can, bị
cáo, từ đó thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, yêu cầu dé không làm oan
người vô tội, nhằm đảm bảo sự công bằng, dân chủ trong TTHS cũng như
dam bảo công lý được thực thi.
Qua những phân tích về vị trí và vai trò của NBC ở phan trên, có thé
thấy địa vị pháp lí của NBC trong TTHS ngày càng được pháp luật ghi nhận
và bảo vệ Điều đó thể hiện tính dân chủ, khách quan của Nhà nước ta trong
hoạt động TTHS, cũng như tính văn minh, nhân đạo của pháp luật TTHS.
20
Trang 28Về mặt pháp lý, việc quy định quyền và nghĩa vụ của NBC có một ýnghĩa rất quan trọng NBC tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự đểbảo vệ lợi ích hợp pháp của người bi tạm giữ, bi can bị cáo; tìm các chứng cứ,
chứng minh nhằm gỡ tội, giảm tội cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, không
để bị can, bị cáo bị buộc tội oan sai; góp phần vào việc xác định sự thật của
vụ án Bên cạnh đó, sự có mặt cua NBC dam bảo cho các CQTHTT, ngườitiễn hành tố tụng và các chủ thé khác buộc phải thực hiện đầy đủ và đúng đắncác quy định của pháp luật, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của của quá
trình giải quyết vụ án.
Về mặt chính trị xã hội, quy định về NBC là cách đảm bảo tốt nhất quyên bào chữa của công dân, phù hợp với các nguyên tac Hiến định Nó thê hiện tính dân chủ của Luật TTHS và tạo điều kiện cho TTHS đạt được mục
đích đặt ra đó là bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việc tham gia của
NBC sẽ làm cho các CQTHTT không lạm dụng quyền lực của mình, cùng với
CQTHTT giải quyết vụ án đúng pháp luật, đúng người đúng tội, tạo lòng tin
trong dân chúng vào Đảng và Nhà nước.
Việc quy định địa vị pháp lý của NBC còn thể hiện tính nhân đạo củachế độ xã hội Pháp luật quy định quyền bào chữa tạo điều kiện tối đa cho bị
can, bi cáo bảo vệ mình trước pháp luật NBC bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của bị can, bị cáo chính là đảm bảo cho trạng thái xã hội — nhà nước cânbang, củng cố nền pháp chế dân chủ
Dia vị pháp lý của NBC trong tố tụng hình sự là tong thể các quyền vànghĩa vụ pháp lý của NBC trong mối quan hệ với người tiễn hành tố tụng,người tham gia tố tụng khác dé cùng giải quyết vụ án hình sự, nhằm bào chữa
và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội Từ khái niệm trên,
ta có thể rút ra các đặc điểm về địa vị pháp lý của NBC như sau:
Thứ nhất, địa vị pháp lý của NBC là do Nhà nước, thông qua việc ban
21
Trang 29hành các quy phạm pháp luật tạo nên, thể hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa
vụ pháp lý mà pháp luật quy định cho NBC Những quyền và nghĩa vụ nàyđược qui định cụ thé trong BLTTHS và các văn bản liên quan, nó không phụthuộc vào ý chí chủ quan của CQTHTT, người tiến hành tố tụng hay những
người tham gia tố tụng khác Nếu như quyền của NBC là những xử sự được
pháp luật cho phép của NBC thì nghĩa vụ của NBC là hành vi xử sự bắt buộc
mà pháp luật TTHS quy định cho NBC phải thực hiện nhăm đáp ứng quyền
của các chủ thé khác Không giống với quyền pháp lý, nghĩa vụ pháp lý
không phải là khả năng xử sự mà là sự cần thiết phải xử sự của NBC
Thứ hai, địa vị pháp lý của NBC không tách rời mà đặt trong tổng thémỗi quan hệ với người tiễn hành tổ tụng, người tham gia tố tụng khác dé cùnggiải quyết vụ án hình sự Pháp luật TTHS điều chỉnh các quan hệ trong quátrình giải quyết vụ án hình sự thông qua việc thiết lập nên các quy tắc, hành vi
chuẩn mực, đưa ra các quy tắc xử sự chung buộc mọi người phải tuân theo.
Khi tham gia vào quá trình tố tụng, tương ứng với quyền pháp lý của chủ thé
pháp luật này là nghĩa vụ pháp lý của chủ thé pháp luật khác Vì vậy, người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng khác cần tôn trọng quyền
của NBC, cũng như việc NBC thực hiện nghĩa vụ của mình cũng chính là đápứng quyên của các chủ thé khác trong quá trình TTHS
Thứ ba, khi tham gia vào việc giải quyết vụ án hình sự, NBC cónhiệm vụ bào chữa và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc
tội Khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa cho người bị buộc tội, NBC có những
quyền hạn và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật tố tụng hình
sự và những văn bản pháp luật có liên quan Đây là cơ sở pháp lý quan
trọng dé NBC thực hiện công việc của mình Việc thực hiện quyền của
NBC phải đi đôi với việc thực hiện nghĩa vụ, đó là hai mặt không thé táchrời nhau tạo nên địa vị pháp lý của NBC.
22
Trang 301.3 Địa vị pháp lý của người bào chữa trong một số mô hình tố tụng hình sự trên thế giới
Trên cơ sở các kết quả đã được nghiên cứu cho thấy chế định NBC xuấthiện từ rất sớm Sự xuất hiện đầu tiên của chế định này được ghi nhận ở thời
kỳ Trung cổ và phát triển mạnh mẽ ở những nước theo hệ thống thông luật
(Common Law), sau đó là các nước châu Âu lục địa NBC xuất hiện trên cơ
sở nhu cầu khách quan về sự công bằng trong chính sách xử lý đối với người
phạm tội, sự tham gia của NBC nhằm phản kháng lại sự hà khắc của thủ tụcxét xử đối với người bị buộc tội [33] Chế định NBC đã từng xuất hiện trongcác kiểu mô hình TTHS trên thế giới ở những thời đại khác nhau, có thé kếđến ba loại mô hình tố tụng sau: mô hình tố tụng tranh tụng; mô hình tố tụngthâm van và mô hình tố tụng đan xen (kết hợp thẩm van và tranh tụng)
1.3.1 Địa vị pháp lý của người bào chita trong mô hình t6 tung tranh tung
Tố tung tranh tung là mô hình tố tụng xuất hiện vào những năm dau thé
ki X đến thé ki XIII ở Anh và phát trién mạnh mẽ vào thé ki XVI-XVII, được
sử dụng rộng rãi ở những quốc gia thuộc hệ thống thông luật Common Law
như Anh, Mỹ, Úc, Canada, Ấn Độ Ở những quốc gia theo truyền thốngthông luật, không có các Bộ luật tố tụng do Quốc hội thông qua, mà chỉ có bộquy tắc về tố tụng do Tòa án tối cao ban hành Trên cơ sở quy định của bộquy tắc này, các Tòa án cấp dưới có thé có những quy định bổ sung phù hợpvới điều kiện hoạt động của Tòa án mình Điều đó cho thấy, tố tụng tranhtụng là một mô hình tố tụng rất linh hoạt
Khi một người phạm tội quả tang, hay bị tố cáo là có hành vi phạm tội,
cảnh sát sẽ bắt giữ nghi phạm Ngay sau khi bị bắt giữ, nghi phạm sẽ được đưa ra Tòa một cách nhanh chóng, tại đây, họ sẽ được thông báo về lời buộc
tội đối với họ, về quyền có Luật sư (được quyền thuê Luật sư hoặc có Luật sưchỉ định), có quyền im lặng Nếu sau khi nghe lời buộc tội (nghe đọc bản cáo
23
Trang 31trạng), nếu nghi phạm nhận tội, thì Tham phán sẽ dé Công tổ viên và Luật sưbào chữa thỏa thuận với nhau Tham phan sẽ mở phiên tòa tiếp theo dé kết tội
bị cáo trên cơ sở thỏa thuận đó Nếu nghi phạm không nhận tội, Tòa án sẽ mởphiên tòa tiếp theo với sự tham gia của Đại bồi thấm đoàn (Đại bôi thẩm đoànchỉ làm nhiệm vụ điều tra) Tại phiên tòa này, Công tổ viên và Luật sư sẽ đưa
ra và tranh luận về các chứng cứ của vụ án Tham phan va Dai bồi thâm đoàn
sẽ quyết định chấp nhận hay loại bỏ những chứng cứ nào Đại bồi thẩm đoàn
có thê triệu tập nhân chứng riêng của mình hoặc yêu cầu tiếp tục điều tra Sau
đó, Đại bồi thẩm đoàn quyết định xem đã đủ chứng cứ dé buộc tội bị cáo haychưa Trong quá trình này, Công tổ viên có nghĩa vụ phải chuyền giao tat cảnhững chứng cứ có lợi cho Luật sư bảo chữa
Sau khi kết thúc quá trình nêu trên, Tòa án sẽ tiến hành xét xử Tạiphiên tòa này, Tham phán và đoàn bồi thẩm sẽ nghe trình bay của Công tổ
viên và Luật sư Công tố viên phải chứng minh ở mức độ “không còn sự nghỉ
ngờ hợp lý” gì nữa về việc phạm tội của bị cáo Bồi thâm đoàn sẽ quyết định
bị cáo có tội hay không có tội Nếu bồi thâm đoàn không thống nhất được dé
ra quyết định, Thâm phán sẽ tuyên bố phiên tòa bất thành, đoàn bồi thẩm
được giải tán Công tố viên sẽ quyết định vụ án được xét xử lại hay bị đìnhchỉ Nếu đoàn bồi thẩm thống nhất là bị cáo có tội, phiên tòa xét xử sẽ kếtthúc, Thâm phán ấn định ngày mở phiên tòa tuyên án Đến phiên tòa tuyên ánkhông còn sự có mặt của bồi thâm đoàn nữa, chỉ có sự tham gia của Thâm
phán, Công tố viên, Luật sư và bị cáo Tham phán sẽ quyết định hình phạt thích hợp cho bị cáo trên cơ sở xem xét các yếu tố như mức độ nghiêm trọng
của tội phạm,nhân thân kẻ phạm tội, mức độ hối lỗi của bi cáo
Mô hình này dựa trên nguyên tắc “cac bên trình bày” Điều đó có nghĩa là,hai bên trong vụ án hình sự sẽ quyết định phạm vi những vấn đề đưa ra choTham phan xem xét, quyết định Công tố viên và luật sư phải gửi cho Thâm
24
Trang 32phán danh sách nhân chứng mà mình mời đến phiên tòa, danh sách các tài liệu(biên bản khám xét, bản ảnh ) và danh sách các án lệ mà họ sẽ sử dụng để buộctội, bào chữa Tham phán chỉ thực hiện việc xét xử, đóng vai trò là người trọngtài trung lập xem xét các vấn đề các bên trình bày và bảo đảm cho hai bên thựchiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong việc làm sáng tỏ vụ án.
Có thé thấy, trong mô hình tổ tụng này, địa vị pháp lý của NBC được
dé cao và ngang hàng với bên buộc tội NBC có quyền và nghĩa vụ pháp lý bình đẳng với Cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thu thập, kiểm tra, đánh
giá chứng cứ Tố tụng tranh tụng không buộc NBC phải khách quan, côngkhai trong quá trình thu thập chứng cứ mà có thé tiến hành bằng nhiều biệnpháp khác nhau dé đạt được mục đích gỡ tội cho người được bào chữa Họđược pháp luật trao quyền tương ứng với chức năng dé có thé điều tra độc lập
và thu thập chứng cứ phục vụ cho hoạt động của mình.
Tại phiên tòa, sự có mặt của NBC là bắt buộc, tranh luận giữa NBC với Công tố viên là chủ yêu Khi tiễn hành tranh tụng, các bên phải đưa ra chứng
cứ, ly lẽ và tranh luận với nhau, các bên có quyên đặt câu hỏi trực tiếp cho bên đối tượng hoặc cho những người tham gia tố tụng khác, trong một số
trường hợp họ có quyền ngắt lời bên đối tụng, phản bác lại ý kiến mà bên đối
tụng đưa ra NBC phải chứng minh được hành vi của bị cáo là không có lỗi,
không vi phạm pháp luật hoặc chưa đến mức bị truy cứu Trách nhiệm hình sựhay có căn cứ dé giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự cho bi cáo Việc xem xét,
đánh giá chứng cứ do các bên cung cấp tại phiên tòa dựa trên qui định của pháp luật và phụ thuộc vào niềm tin nội tâm của Thâm phán Do thủ tục tranh
tụng không có giai đoạn điều tra nên các chứng cứ đều do bên buộc tội và bên
gỡ tội trực tiếp đưa ra phiên tòa Tham phán có thé chấp nhận hoặc không
chấp nhận chứng cứ các bên đưa ra Tham phán không được nghiên cứu hồ sơ
vụ án từ trước đê tránh có một thái độ phiên diện ve các tình tiệt của vụ án.
25
Trang 33Cuối cùng, Tham phán sẽ ra phán quyết trên cơ sở chứng cứ và lí lẽ mà cácbên đưa ra tại phiên tòa [1 I, tr.65-66].
1.3.2 Dia vị pháp lý của người bào chữa trong mô hình tô tụng xét hỏi
Tố tụng xét hỏi hay t6 tụng thâm vấn được hình thành từ thời kì chiếm
hữu nô lệ, phát triển chủ yếu trong chế độ quân chủ và được sử dụng rộng rãi
ở những quốc gia theo hệ thông Civil Law Trong mô hình này, Thâm phán và công tổ viên có vị trí trung tâm trong việc chứng minh vụ án, luật sư chỉ đóng vai trò thứ yếu Thủ tục tô tụng được quy định cụ thé trong các Bộ luật tố tung
do Quốc hội thông qua Thâm phán phải nghiêm chỉnh tuân theo các quy địnhcủa luật, và có thâm quyền hạn chế trong việc giải thích các quy định này
Trong mô hình tố tụng này, Công tố viên và Thâm phán có vai trò tíchcực trong việc chứng minh vụ án, NBC chỉ có vai trò thứ yếu Công tổ viên vàTham phán điều tra sẽ xem xét tất cả các chứng cứ của vụ án, nếu thay đủ
băng chứng dé kết tội thì mới truy t6 và đưa vụ án ra xét xử Điều nay cho thấy việc điều tra trước khi vụ án được đưa ra phiên tòa là thủ tục rất quan trọng Tất cả các vụ án đều phải đưa ra phiên tòa để xét xử, không chấp nhận nguyên tắc “mặc cả nhận tội”.
Trên cơ sở nguyên cứu hồ sơ vụ án, Công tố viên và Tham phán sẽ xácđịnh những nhân chứng của vụ án, Thâm phán xét xử sẽ triệu tập nhữngngười tham gia tố tụng đến phiên tòa Tòa án vẫn có thê mở phiên tòa nếu luật
sư bào chữa, bị cáo hoặc nhân chứng vắng mặt, điều này hoàn toàn khác với
trong mô hình tố tụng tranh tụng Tại phiên tòa, không có bên nao có thé đưa
thêm hoặc phản đối các tài liệu có trong hồ sơ, vì vậy, phiên tòa chỉ là nhắc lại và kiểm tra các chứng cứ đã thu thập ở giai đoạn điều tra có trong hồ sơ vụ
án (“án tại hồ sơ”)
Ta có thé thay, đặc trưng của mô hình tố tụng xét hỏi là đề cao vai trò chủđộng của Tham phán Tham phán là người đưa ra quyết định điều tra khi xảy ra
26
Trang 34một vụ án nào đó, là người có trách nhiệm tìm ra sự thật trên cơ sở các sự việc,chứng cứ và là người chỉ đạo toản bộ quá trình tố tụng, ké cả giai đoạn điều tra.Trong quá trình điều tra, Tham phán cũng góp phan tích cực trong việc tìm ra sự
thật với tư cách là người thâm tra Thâm phán không chỉ thực hiện chức năng xét
xử, mà còn thực hiện cả chức năng điều tra, buộc tội và một phần nào đó của
chức năng bào chữa [20] Phiên tòa theo mô hình tố tụng xét hỏi không phải là
sự tranh luận dân chủ giữa bên buộc tội và bên gỡ tội mà thực chất vẫn là sự tiếptục điều tra, thâm định, đánh giá, tìm chứng cứ, làm rõ sự thật khách quan của vụ
án Bên buộc tội và bên gỡ tội có trách nhiệm đưa ra chứng cứ, Thâm phán thực hiện thâm van người làm chứng chứ không phải Công tổ viên và NBC Tại phiên tòa, việc xét hỏi nhân chứng và các bên liên quan chủ yếu do Tham phán thực hiện Mọi hành vi của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng đều
chịu sự điều khiển của Tham phán, các bên muốn đặt câu hỏi cho bên kia hoặc
cho những người tham gia tố tụng khác thì phải được sự đồng ý của Tham phan Nhiệm vụ của Tham phán là thâm van dé bé sung, làm rõ, đánh giá chứng cứ
của vụ án, dựa trên kết quả điều tra xét hỏi đó dé Tham phan đưa ra quyết định
cuối cùng về việc giải quyết vụ án, chứ không phải dựa trên những chứng cứ do
NBC đưa ra NBC tranh luận chi dé giải thích các chứng cứ liên quan đến vụ án
mà có thé những chứng cứ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đưa ra phán
quyết của Tham phán mà thôi.
Trong mô hình tố tụng xét hỏi, vai trò của NBC không được đề cao, thụ
động và không bình đăng với CQTHTT Qui định về tranh luận tại phiên tòa
cũng không thực sự dân chủ và bình đăng như mô hình tố tụng tranh tụng, quyền
của NBC thường không được tôn trọng đầy đủ vì họ không có trách nhiệmchứng minh, trách nhiệm này thuộc về CQTHTT mà chủ yếu là Thâm phán
1.3.3 Dia vị pháp lý của người bào chữa trong mô hình tổ tụng đan xenTrong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, pháp luật của các quốc gia có xu
hướng giảm bớt những yếu tô đặc thù, “xích lại gần nhau” hơn và trong đó pháp
27
Trang 35luật tổ tụng hình sự không phải là ngoại lệ Nghiên cứu các mô hình tố tụng hình
sự cho thay, đến nay không tồn tại mô hình t6 tụng hình sự thuần túy là thẩm vanhay tranh tụng Trong quá trình tồn tại, các mô hình tố tụng hình sự đã có sự giao
thoa, tiếp nhận những yếu tố tiến bộ, tích cực của nhau dé đáp ứng ngày càng cao yêu cầu phòng, chống tội phạm và bảo đảm các quyền con người trong tố
tụng hình sự Chính về thế, mô hình tố tụng đan xen ra đời, đó là sự đan xen, kếthợp của mô hình tố tụng thẩm van va mô hình tố tụng xét hỏi
Hình thức này được xuất hiện lần đầu tiên trong pháp luật hồi giáo, tuynhiên, nội dung của tô tụng thâm vấn vẫn chiếm phần cơ bản, vì ở đây hầu
như không có sự tách biệt giữa Tham phán và Điều tra viên Một số quy định của tố tụng tranh tụng cũng được áp dụng như quyền phản đối lời buộc tội, quyên giữ im lặng và nguyên tắc suy đoán vô tội.
Cũng như một số hình thức khác, hình thức tố tụng đan xen đã có những
đổi mới theo hướng dân chủ, tích cực và phát triển mạnh ở nhiều quốc gia Ở giai đoạn trước xét xử, các hoạt động tố tụng hầu như được tiến hành bí mật, hạn chế
sự tham gia của những người liên quan Tuy nhiên, ở giai đoạn xét xử thì phiên
tòa được diễn ra công khai, quyền bình dang trước tòa và quyền bào chữa cho bị
can, bị cáo được ghi nhận, các bên buộc tội và bào chữa có quyền và nghĩa vụ nhưnhau trong việc đưa ra các chứng cứ hoặc các yêu cầu Tòa án đóng vai trò là
trọng tài đảm bảo các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Mặc dù đã có những đổi mới theo hướng dân chủ và tích cực, tuy
nhiên, trong mô hình tố tụng này, nhiệm vụ xác định sự thật khách quan, trách
nhiệm chứng minh tội phạm được giao cho các CQTHTT đảm nhiệm Việc
thu thập chứng cứ - yếu tố quan trọng nhất liên quan đến việc định tội - hoàntoàn do cơ quan nhà nước thực hiện, nên hồ sơ vụ án có xu hướng thiên về
chứng cứ buộc tội mà yếu về chứng cứ gỡ tội, dé dẫn đến quyền suy đoán vô
tội của bi cáo khó được tôn trọng một cách thực sự Do vậy, vi trí của NBC
còn khá thụ động và trong nhiều trường hợp lệ thuộc vào các CQTHTT
28
Trang 36KET LUẬN CHƯƠNG 1
NBC là một trong những chế định quan trọng và phức tạp trong TTHS Việt Nam, vừa mang tính lí luận, vừa mang tính thực tiễn cao Từ trước đến nay, địa vị pháp lý của NBC đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu, tuy
nhiên xung quanh khái niệm, vi trí, vai trò và địa vị pháp ly của NBC còn cónhiều ý kiến khác nhau.Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận những quanđiểm về khái niệm NBC được đề cập trong các sách chuyên khảo, giáo trình
và các bài báo, tạp chí về TTHS cũng như khái niệm được BLTTHS năm
2015 đưa ra, tác gia đã phân tích và làm sáng tỏ vai trò, vi trí và dia vị pháp lý
của NBC trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Đồng thời nghiên cứu địa
vị pháp lý của NBC trong một số mô hình tố tụng hình sự trên thế giới là mô hình tố tụng tranh tụng, mô hình tố tụng xét hỏi và mô hình tố tụng đan xen
dé có sự đối chiếu và so sánh dé làm rõ hơn qui định của pháp luật TTHS Việt
Nam về chế định NBC
29
Trang 37Chương 2
QUI ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT TO TUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VE
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA VÀ THỰC TIỀN
THỰC HIỆN TẠI TỈNH HÀ NAM
2.1 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự từ năm 1945 đến trước
khi bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành
Khi xem xét các qui định về địa vị pháp lý của NBC ở nước ta từ năm
1945 đến trước khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành, dựa trên hoàn
cảnh lịch sử và sự phát triển của pháp luật TTHS có thê chia làm 03 giai đoạn:
giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1988, từ năm 1989 đến năm 2003 và từ năm
2004 đến trước khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành
Giai đoạn thứ nhất từ năm 1945 đến năm 1988: Giai đoạn này, đất
nước ta chưa ban hành BLTTHS.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, để bảo đảm cho việc xử lí tội phạm được kip thoi, Nhà nước đã ban hành sắc lệnh số 33C ngày
13/9/1945 quy định việc thành lập toa án quân su, trong đó có quy định: "Bi
cáo có thể tự bào chữa hay nhờ một người khác bênh vực cho" [13, Điều VỊ Theo đó,sắc lệnh đã ghi nhận quyền bào chữa của bị cáo, bị cáo có thể tự
mình bào chữa hay nhờ một người khác bênh vực cho mình, tuy nhiên điều
luật sử dụng cụm từ “một người khác bênh vực” chứ không phải NBC, đồng
thời cũng không qui định cụ thể người bênh vực cho bị cáo có thể là những ai,
có quyền và nghĩa vụ như thé nào
Ngày 10/10/1945, Sắc lệnh số 46 về tổ chức đoàn thể luật sư được ban
hành, quy định việc duy trì tô chức luật sư, trong đó đã có sự vận dụng linh
hoạt các quy định pháp luật của chế độ cũ về luật sư nhưng không trái với nguyên tắc độc lập và chính thê dân chủ cộng hoà [14] Đến ngày 14/02/1946,
30
Trang 38Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh số 21 bé sung sắc lệnh số 33C ngày13/9/1945 Điều 5 của Sắc lệnh 21 qui định: “Bi cáo có quyên tự bênh vực lấyhay nhờ luật su hoặc một người khác bênh vực cho” Sắc lệnh 21 đã bé sungthêm Luật sư là người có quyền bào chữa cho bị cáo, bên cạnh một người
khác bênh vực như qui định của Sắc lệnh 33C, tuy nhiên Sắc lệnh cũng không làm rõ người khác bênh vực cho bị cáo có thé là những ai, có quyền và nghĩa
vụ như thế nào [15]
Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành năm 1946 đã khẳng
định quyền bào chữa là một trong những quyền cơ bản của công dân tại Điều67: “Người bị cao được quyền tự bào chữa lấy hoặc muon luật sư” Tuynhiên do điều kiện lúc bấy giờ SỐ lượng luật sư ở nước ta còn rất ít, mặt khác
do hoàn cảnh kháng chiến, một số luật sư đã tham gia cách mạng, còn một sé
luật sư thì chuyên sang hoạt động ở lĩnh vực khác Vi vậy, vào thời ky nay hầu như các Văn phòng luật sư đều ngừng hoạt động Dé bảo đảm quyền bao chữa của bị can, bị cáo, trong khi số lượng luật sư còn ít, Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 qui định bị can có thê nhờ một công dân không phải là luật sư bào chữa cho trước Tòa án Công dân do bị can đã tự chọn để bênh vực mình
phải được Chánh án thừa nhận [ 1ó, Điều 1] Nếu bị can không có ai bào chữa,Chánh án có quyền cử một người ra bào chữa cho bị can Quy định về sự chỉđịnh NBC cho bị can trong vụ án như trên được coi như sự nhân đôi bảo đảmquyền bào chữa cho họ, là quy định mang tính nhân đạo của Luật Tố tunghình sự nước ta Bên cạnh việc qui định về quyền tham gia bào chữa trongTTHS, Sắc lệnh 69 cũng qui định hai nghĩa vụ của người bao chữa Đó là
việc NBC không được “hận tiền thù lao của bị can hay của thân nhân bị can Người nào phạm vào điều này sẽ bị truy tố và trừng phạt như tội lừa
dao” [16, Điều 3] và việc NBC phải bảo mật những thông tin có trong hồ sơ
vụ án: “Người nào để lộ những điều bí mật đã biết trong khi xem hô sơ, hoặc
31
Trang 39trong cuộc thẩm vấn tại phiên toà mà công chúng không được dự thính, sẽ bịphạt từ I đến 5 năm tù và từ 1.000 dong đến 10.000 đồng” [16, Điều 4].
Giai đoạn này miền Bắc nước ta mới giành được độc lập và khởi đầuxây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, hoàn cảnh về kinh tế và chính trị hết sứckhó khăn, miền Nam vẫn còn trong điều kiện chiến tranh, tuy nhiên Nhà nước
vẫn hết sức quan tâm đến quyền của NBBT, thể hiện ở việc đã ghi nhận cho
họ có quyền tự bào chữa cũng như quyền mời NBC cho mình, đồng thời không ngừng sửa đổi, bổ sung thêm những qui định dé đảm bảo hơn nữa cho
quyền bào chữa của NBBT cũng như đảm bảo địa vị pháp lý của NBC khi
tham gia vào TTHS.
Giai đoạn thứ hai từ năm 1989 năm 2003: BLTTHS đầu tiên năm
1988 được ban hành.
Dé bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời thống nhất trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đến thi hành án hình sự
nhằm xử lí công minh, kip thời tội phạm và người phạm tội, ngày 28/6/1988,tại kì họp thứ ba, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoáVIII đã thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự đầu tiên, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/1989.
BLTTHS năm 1988 qui định việc bảo đảm quyền bao chữa của bị can,
bị cáo là một trong những nguyên tắc cơ bản của TTHS:
Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ [25, Điều 12].
Quyén bao chữa của bi can bi cáo còn được đảm bảo bởi nguyên tắc
bảo đảm quyền bình đăng trước Toà án qui định tại Điều 20:
Kiêm sát viên, bị cáo, người bao chữa, người bi hại, nguyên đơn
32
Trang 40dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quanđến vụ án và những người đại diện hợp pháp của họ đều có quyềnbình đăng trong việc đưa ra chứng cứ, đưa ra yêu cầu va tranh luận
trước Toà án.
Địa vị pháp lý của NBC được qui định tại 3 Điều: Điều 35 - Người bào chữa, Điều 36 - Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa và Điều 37 - Lựa chọn và thay đồi người bào chữa.
NBC được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can Trong trường hợp cần
phải giữ bí mật điều tra đối với tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc giathì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quyết định để NBC tham gia tố tụng từkhi kết thúc điều tra [25, Điều 36]
NBC có thé do bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựachọn Trong những trường hợp được qui định tại Khoản 2 Điều 37 BLTTHS
năm 1988, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời NBC thì các CQTHTT phải yêu cầu Đoàn luật sư cử NBC cho họ; bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyên yêu cầu thay đổi hoặc từ chối NBC được chỉ định này.
Lần đầu tiên, quyền và nghĩa vụ của NBC được ghi nhận cụ thé trongmột văn bản pháp lý TTHS Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó tạo điềukiện cho NBC thực hiện chức năng của mình khi tham gia vào quá trình tốtụng Mặc dù vậy, quyền của NBC khi tham gia vào TTHS vẫn còn hết sức
hạn chế, chưa thé hiện hết được vị trí và vai trò của NBC khi thực hiện chức
năng bào chữa của mình.
Giai đoạn thứ ba từ năm 2004 đến trước khi BLTTHS năm 2015 có
hiệu lực thi hành: BLTTHS năm 2003 được ban hành.
Cũng giống như BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003 cũng quiđịnh ba điều về địa vị pháp lý của NBC: Điều 56 - Người bào chữa, Điều 57 -
33