11], tại Bộ luật này, hợp đồng được xác định mộtcách chỉ tiết hơn là sự thỏa thuận mà trong đó là các cam kết về các nghĩa vụ cụ thê.Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, ngày
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
PHẠM THỊ MỸ LINH
LUAN VAN THAC Si LUAT HOC
HÀ NỘI - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
PHẠM THỊ MỸ LINH
Chuyén nganh: Luat kinh té
Mã số: $380101.05
LUAN VAN THAC Si LUAT HOC
Người hướng dẫn khoa học: TS TRAN ANH TU
Hà Nội - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu cua
riêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dan trong luận van dam bao độ tính chính xác, tin cậy va trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét dé cho tôi có thé bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm on.
NGƯỜI CAM ĐOAN
Phạm Thị Mỹ Linh
Trang 4MỞ ĐẦU Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VE HỢP DONG VA MỘT SO ĐẶC
TRUNG CO BAN VE HỢP DONG THEO PHAP LUAT
VIET NAM VA PHAP LUAT TRUNG QUOC
Khái quát chung về hợp đồngQuan niệm về hợp đồng và luật hợp đồngĐặc điểm của hợp đồng
Một số đặc thù về hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật
Trung QuốcQuan niệm về hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luậtTrung Quốc
Phân loại hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung QuốcCác nguyên tắc cơ bản của luật hợp đồng theo pháp luật Việt Nam
và pháp luật Trung Quốc
Chương 2: THỰC TRẠNG PHAP LUAT VE HỢP DONG THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
Giao kết và hiệu lực hợp đồng theo pháp luật Việt Nam
Quy định pháp luật về giao kết và giải thích hợp đồngQuy định pháp luật về hình thức và nội dung của hợp đồng
Quy định pháp luật về hiệu lực hợp đồng
Giao kết và hiệu lực hợp đồng theo pháp luật Trung Quốc
Quy định pháp luật về giao kết và giải thích hợp đồng
Quy định pháp luật về hình thức và nội dung của hợp đồngQuy định pháp luật về hiệu lực hợp đồng
Trang
10 12
12
22 31
40
40 40 46 48 50 50
61 63
Trang 5Chương 3: NHỮNG GỢI Ý RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU SO SÁNH
PHÁP LUAT VE HOP DONG GIỮA VIỆT NAM VÀ
Một số gợi ý có thể tham khảo pháp luật hợp đồng Trung Quốc khi
xây dựng, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam hiện nay
Cơ sở tham khảo pháp luật hợp đồng Trung Quốc khi xây dựng vàhoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam
Một số gợi ý đối với việc tham khảo pháp luật hợp đồng Trung Quốckhi xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam
Trang 7MỞ DAU
1 Lý do chọn đề tài
Hợp đồng là một trong những phương tiện không thể thiếu trong các hoạt
động đời sống của con người Bat kế tồn tại dưới dạng lời nói hay văn bản, thôngqua các giao dịch dân sự hay thương mại, hợp đồng đã thé hiện được vai trò quan
trọng của mình trong việc góp phần vào tô chức đời sống chung, thúc đây kinh tế
-xã hội phát triển Với tư cách là một sự hiện hữu quan trọng trong sự phát triển của
xã hội loài người, hợp đồng cần có một cơ chế điều chỉnh rõ ràng, thiết thực, trở
thành công cụ hữu ích, dễ vận dụng.
Có quan điểm nêu rằng: “Pháp luật về hợp dong phan ánh chế độ kinh tế chính trị - xã hội của mỗi quốc gia vào từng thời điểm” [16, tr 8] Pháp luật về hợp
-đồng tại Việt Nam và Trung Quốc cũng không ngoại lệ
Việt Nam (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia đã trải quanhiều truyền thống pháp luật trong suốt chiều dài lịch sử Trong suốt thời kỳ phong
kiến đến nửa đầu thế kỷ 19, pháp luật về hợp đồng đã manh nha xuất hiện ở Việt
Nam tuy nhiên chưa được thể hiện rõ ràng mà được tồn tại đưới dạng các điều cắm;đến thời kỳ Pháp thuộc, pháp luật về hợp đồng đã được du nhập và pháp điển hóatheo truyền thống pháp luật Civil Law Tới khi Việt Nam giành được độc lập, thốngnhất đất nước, pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam chịu ảnh hưởng và được phápđiển hóa theo truyền thống pháp luật Xô-viết Và ngày nay, trong thời kỳ đổi mới,pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam đã được chú trọng hơn và được thể hiện quanhiều đạo luật Với nhiều lần phân tách, dung nhập, chuyển hóa, pháp luật về hợpđồng tại Việt Nam không ngừng tự xây dựng cho mình những đặc tính sao cho phùhợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hiện nay Tuy nhiên, từthực tiễn áp dụng cho thấy pháp luật về hợp đồng của Việt Nam đang bộc lộ dầnnhững tồn tại như thiếu tính kế thừa và thiếu đồng bộ, dẫn tới hệ quả là xuất hiệnmâu thuẫn, chồng chéo trong việc áp dụng và thi hành; chưa kể tới trong bối cảnh
toàn câu hóa, hệ thông pháp luật của các quôc gia trên thê giới ngày càng tiệm cận
Trang 8với nhau hơn, đòi hỏi pháp luật về hợp đồng tại Việt Nam phải nhanh chóng cậpnhật, đổi mới, dé phù hop với xu thế hiện nay.
Trung Quốc (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) là quốc gia có mối quan hệ
“láng giềng” với Việt Nam Trong suốt chiều dai lịch sử, luật pháp Trung Quốc
được chia thành hai giai đoạn: lịch sử pháp luật Trung Quốc truyền thống và lịch sử
pháp luật Trung Quốc hiện đại Luật pháp Trung Quốc truyền thống bắt nguồn từtriết lý Không giáo về trật tự xã hội, mang nặng đặc điểm của chế độ phong kiến với
tư tưởng Nho giáo và chủ nghĩa tuân thủ pháp luật tuyệt đối Những ảnh hưởng nàythậm chí đến nay vẫn còn đậm nét trong hệ thống luật pháp của Trung Quốc hiện
đại Với sự sụp đồ của triều đại nhà Thanh cùng thắng lợi từ cuộc Cách mạng Tân
Hợi năm 1911, Trung Quốc đã ban hành một loạt các bộ luật được soạn thảo dựatrên hình mau là các bộ luật của các nước châu Âu lục địa và được tạm xếp vàodòng họ Civil law Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời và thành lập nênnước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, hệ thống pháp luật Trung Quốc đã chuyển
hướng và gia nhập vào dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa Sau đó, cùng với sự trở lạicủa Hong Kong và Macau đã khiến cho hệ thống pháp luật Trung Quốc trở nên phứctạp Chế định hợp đồng là một trong những chế định quan trọng trong hệ thống pháp
luật của Trung Quốc; tại Kỳ họp thứ hai Đại hội đại biểu Nhân dân Trung Quốc khóa
IX vào ngày 15 tháng 3 năm 1999, dưới sự hợp nhất của ba đạo luật về hợp đồng gồm:
“Luật hợp đồng kinh tế”, “Luật hợp đồng kinh tế đối ngoại”, “Luật hợp đồng côngnghệ”, dưới sự chỉ đạo của “Những quy tắc chung của Luật dân sự”, kết hợp với sự
cấy ghép và vay mượn từ luật pháp nước ngoài, Luật hợp đồng nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa đã được hình thành Đến ngày 01 tháng 01 năm 2021, khi Bộ luật Dan
sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có hiệu lực thi hành, Luật hợp đồng đã đượcquy tụ lại và trở thành một phần cấu thành không thể tách rời của Bộ luật Dân sự
Xét thấy, trong thời kỳ phong kiến, các nhà làm luật của các triều đại phongkiến của Việt Nam đã tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài dé xây dựng hệ thốngpháp luật của minh, mà cụ thé là tiếp thu nhiều yếu tố trong pháp luật Trung Quốctrong quá trình xây dựng các bộ luật lớn như Quốc triều hình luật (Lê sơ), Hoàng
Trang 9Việt luật lệ (triều Nguyễn) Sau Cách mạng tháng Tám, Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa được ra đời, từ đó hệ thống pháp luật Việt Nam cũng từng bước xâydựng theo định hướng nhà nước xã hội chủ nghĩa Trung Quốc cũng là quốc gia trảiqua chiều dài lịch sử đi từ nhà nước phong kiến đến nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nhìn nhận một cách khách quan, không chỉ ở phương diện văn hóa - xã hội, mà
pháp luật của Việt Nam và Trung Quốc nói chung cũng như pháp luật về hợp đồngnói riêng cũng có những điểm tương đồng nhất định Từ những nguyên nhân nêutrên, người viết nhận thấy việc nghiên cứu một cách có hệ thống, khoa học các quy
định của pháp luật về hợp đồng để hiểu đúng và thực hiện đúng, cũng như nhìn
nhận lại những điểm bat cập, để hướng tới xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật hiện hành về hợp đồng là thực sự cần thiết và cấp bách Lựa chon đề tài: “So
sánh pháp luật về hợp đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc” làm đề tài nghiên cứu
luận văn thạc sĩ, người viết mong muốn có thể thông qua việc nghiên cứu, đối
chiếu, so sánh để góp phần tìm ra phương hướng hoàn thiện hơn nữa các quy định
của pháp luật hiện hành về hợp đồng, nâng cao hiệu quả ứng dụng hợp đồng trongđiều kiện phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu
Pháp luật về hợp đồng tại Việt Nam trên thực tế là vấn đề đã được nhiềuluật gia nghiên cứu, đào sâu Tiêu biểu phải kê đến một số công trình như: Ngô HuyCương (2013), Giáo trình Luật hop dong (phan chung), NXB Đại học quốc gia HàNội, Hà Nội; Đỗ Văn Đại (2017), Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản an và bình luậnbản án, NXB Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh; Trương Nhat Quang (2020),Pháp luật về hợp dong - Các van dé pháp lý cơ ban, NXB Dân Trí, Hà Nội; Pham
duy Nghĩa (2004), Chuyên khdo luật kinh tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà
Nội; Nguyễn Như Phát chủ biên (2013), Giáo trình Luật kinh tế Việt Nam, NXB Tư
pháp, Hà Nội
Các công trình nêu trên đã nghiên cứu những vấn đề từ cơ bản đến chuyên
sâu, từ lý luận đến thực tiễn các vấn đề xoay quanh pháp luật về hợp đồng tại ViệtNam Tuy nhiên, dù rằng đã phân tích và mô xẻ bản chất của hợp đồng, cũng như
Trang 10không ít lần đề cập đến những bất cập mà pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam hiệnnay đang gặp phải, vậy nhưng cho đến nay những quy định về hợp đồng trong Bộ
luật Dân sự cùng những đạo luật khác vẫn đang được áp dụng, mặc cho mâu thuẫn
và chồng chéo vẫn tiếp diễn trong đời sống hàng ngày, gây ra ảnh hưởng trong quá
trình triển khai và thực hiện hợp đồng Với mong muốn thông qua nghiên cứu, “So
sánh pháp luật về hợp đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc”, tìm ra và lí giải
những điểm tương đồng, khác biệt trong hệ thống pháp luật về hợp đồng giữa hainước, từ đó góp phần đưa ra các phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật nước
nhà, người viết đã lựa chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục dich nghiên cứu
- Lam sáng tỏ những van đề lý luận cơ bản về hợp đồng và bản chất pháp lýcủa hợp đồng
- Phân tích nội dung các quy định về hợp đồng trong pháp luật Việt Nam vàpháp luật Trung Quốc
- Đối chiếu, so sánh, phân tích, lí giải những điểm tương đồng và khác biệttrong các quy định pháp luật về hợp đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc
- Đưa ra một số gợi ý trong việc hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng
tại Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích các khái niệm, van đề pháp lý cơ bản liênquan đến hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc;
- Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng của hainước, tiễn hành tìm hiểu và giải thích các điểm tương đồng và khác biệt;
- Phân tích ưu điểm và nhược điểm của các quy định pháp luật về hợp đồng,
từ đó gợi ý một số phương hướng và giải pháp dé hoàn thiện hệ thống pháp luật vềhợp đồng tại Việt Nam
Trang 114 Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về luật hợpđồng, các quy định hiện hành về hợp đồng trong pháp luật Việt Nam và pháp luậtTrung Quốc Cụ thể, luận văn này tập trung nghiên cứu một số khía cạnh về hợp
đồng được đề cập trong Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam và Bộ luật Dân sự
năm 2020 của Trung Quốc
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề vềhợp đồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
và hệ thống pháp luật Trung Quốc (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa), tập trung chủ
yếu vào các giải pháp được sử dung dé giải quyết cùng một van đề, những bat cập
gây khó khăn cho việc áp dụng, từ đó đề xuất gợi ý để hoàn thiện
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Pháp luật là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc xã hội được hình thành
từ một cơ sở hạ tang nhất định, pháp luật là tam gương phản chiếu xã hội và ngược
lại, xã hội luôn là cơ sở thực tiễn của pháp luật Vì vậy pháp luật chỉ khả thi khi quy
định của nó phù hợp với thực tiễn Nhận thức rõ van dé này cùng định hướng được
lựa chọn, trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết trước nhất ưu tiên phương
pháp so sánh pháp luật, dựa trên nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử để tìm hiểu các quy định của pháp luật về hợp đồng trong mối quan hệgiữa pháp luật và thực tiễn của đời sống xã hội, chỉ ra và giải thích cho những điểmtương đồng và khác biệt được đề cập Đồng thời, luận văn còn sử dụng một SỐphương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như:
+ Phương pháp phân tích: Được sử dụng dé làm rõ các quy định pháp luật
về hợp đồng của Việt Nam và Trung Quốc
+ Phương pháp tông hợp: Được sử dụng để tổng hợp các vấn đề đã nghiêncứu, hệ thống hóa các quan điểm bat đồng về hop đồng, từ đó đạt được nhận định
và kết luận
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, so sánh một cách hệ thống một số vấn đề
lý luận liên quan đến pháp luật về hợp đồng tại Việt Nam và Trung Quốc, luận văn
Trang 12đưa ra những điểm tương đồng và khác biệt trong quy định pháp luật giữa hai nước,
lí giải nguyên nhân cũng như chỉ ra những vướng mắc, bất cập, mâu thuẫn của cácquy định pháp luật về hợp đồng tại Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra hướng giải quyếtphù hợp với điều kiện, chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế
Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần làm phong phú nguồn tư liệu tham khảo
phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật tại Việt Nam.
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phan mở đầu, kết luận và danh mục tai liệu tham khảo, nội dung luậnvăn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng va một số đặc thù về hợp đồngtheo pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và
Trung Quốc
Chương 3: Những gợi ý rút ra từ nghiên cứu so sánh pháp luật về hợp đồnggiữa Việt Nam và Trung Quốc
Trang 13Chương 1KHÁI QUÁT CHUNG VE HOP DONG VÀ MỘT SO ĐẶC TRƯNG CƠ BAN
VE HOP DONG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VÀ PHÁP LUẬT TRUNG QUÓC
1.1 Khái quát chung về hợp đồng1.1.1 Quan niệm về hợp đồng và luật hợp đồngXuyên suốt chiều dai lịch sử, hợp đồng xuất hiện từ rất sớm và tồn tại dướinhiều tên gọi khác nhau như thỏa thuận, khế ước, giao kẻo, thỏa ước, ước định, hiệp
ước [1, tr 10] Đồng dạng, khái niệm về hợp đồng cũng được định nghĩa với các
quan điểm không giống nhau trong từng thời kỳ khác nhau Vào thời kỳ La Mã cỗđại, các nhà làm luật La Mã quan niệm “hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bênnhằm xác lập nghĩa vụ” [1, tr 45]; tại đây hop đồng được xác định thông qua thỏathuận và nghĩa vụ giữa các bên Tiếp thu và phát triển những thành tựu trong hệthống pháp luật La Mã cô đại, tại Bộ luật Napoleon (Bộ Dân luật Pháp ban hànhnăm 1804), Điều 1101 định nghĩa “Hợp đồng là sự thỏa thuận theo đó một hoặc
nhiều "người cam kết với một hoặc nhiều người khác chuyển giao một vật, làm hoặc
không làm một việc nào do” [1, tr 11], tại Bộ luật này, hợp đồng được xác định mộtcách chỉ tiết hơn là sự thỏa thuận mà trong đó là các cam kết về các nghĩa vụ cụ thê.Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, ngày nay các hệ thống pháp luật phốbiến trên thế giới như hệ thống thông luật, hệ thống dân luật cũng có các quan niệm
bất đồng về hợp đồng
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nhu cầu trao đổi, phối hợptrong hoạt động của con người cũng ngày càng gia tăng, nhằm đáp ứng và thỏa mãnnhững nhu cau của tổ chức, cá nhân trong giải quyết công việc của mình Nhu cau traođôi đó ra đời từ rất sớm trong lich sử như trao đồi sản phẩm này lay sản phẩm khác haytrao đôi “vat này” lay “vật khác” và ở đó đã hình thành quan hệ “hàng đổi hàng” TheoCác Mác: “Ty chúng, hang hóa không thé đi đến thị trường và trao đổi với nhau được.Muốn cho những vật đó trao đổi với nhau thì những người giữ chúng phải đối xử với
Trang 14nhau như những người mà ý chi nằm trong các vật đó” [12] Quan hệ này ngày càng
phát triển, khi xuất hiện tiền tệ trong xã hội, tiền đã trở thành đối tượng trung giantrong quan hệ trao đổi đó, việc trao đôi “tiền - hàng” đã góp phan thúc day quan hệdân sự dé dàng, thuận lợi thông qua những “hợp đồng dân sự” Cùng với hợp đồngdân sự, nhiều hoạt động phối hợp, kết hợp, cung ứng dịch vụ xuất hiện với cácphương thức rất phong phú đa dạng như mua bán, thuê khoán, hợp đồng vận chuyểnhàng hóa, vận chuyên hành khách và được thiết lập thông qua hình thức hợpđồng, hình thức nội dung của những giao kết hợp đồng đó dần được “luật hóa” vàphát triển trong các ngành luật như Luật dân sự, Luật kinh tế, Luật lao động với
các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội
Như vậy, hợp đồng xuất hiện khá sớm trong lịch sử nhân loại, hợp đồng có
vai trò trong việc bảo đảm để các quan hệ giữa các bên tham gia được thực hiện,
thỏa mãn nhu cầu hợp tác trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của xã hội
và hợp đồng cũng đóng vai trò thúc day kinh tế - xã hội phát triển Hợp đồng là sựthỏa thuận của các bên trong thực hiện các cam kết thực hiện quyền, nghĩa vụ củamình và ngược lại, nếu một trong các bên vi phạm hợp đồng, không thực hiện đúng các
cam kết mà các bên đã cùng nhau thỏa thuận thi họ sẽ phải gánh chịu trách nhiệm
(hậu quả), nó thê hiện sự ràng buộc đối với các bên tham gia giao kết hợp đồng
Pháp luật về hợp đồng được hiểu là tổng thé các quy định pháp luật quy định
về nguyên tắc, điều kiện, thời hiệu, thời hạn quyền, nghĩa vụ của các bên thamgia ký kết hợp đồng Cụ thể là khi cam kết thực hiện những thỏa thuận với nhau,
các bên cần nhận thức và phải xác định rõ các yếu tố về điều kiện, chủ thể tham gia
và trách nhiệm của mỗi bên khi vi phạm cam kết đã cùng nhau thỏa thuận; sự thừanhận cùng với nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện Trong trường hợp một bên vi phạm
thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý (hậu quả pháp lý) được pháp luật quy định
để điều chỉnh quan hệ xã hội mà các bên giao kết hợp đồng Do đó, luật hợp đồng làluật “lién quan đến cái sẽ có Khi một người dua ra lời hứa roi lại không giữ loi,luật hợp đông sẽ bắt người đó trả giá bởi người đó đã không mang lại cái trạng
thái tương lai mà lời hứa đã ràng buộc là người đó phải mang lại” [9, tr 296].
Trang 15Khi đề cập đến hợp đồng, trước hết chúng phải được hiểu đó là những thỏa
thuận được trao đôi, thống nhất giữa các bên và chỉ những nội dung thỏa thuận được
thiết lập, ghi nhận, trong hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hợp đồng mớiđược xác định là hợp đồng Quan niệm về hợp đồng, tác giả Jay M, Feinman cho
rằng: “Hợp dong là co chế mà nhờ đó xã hội vận hành và luật hợp dong duoc coi
như một loại dau nhờn dé lam cho cơ chế đó vận hành tốt hơn” [9, tr 296]
Những quan hệ hợp đồng đó được thiết lập khi có sự tham gia của các bênchủ thê (có năng lực pháp luật) và chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật đốivới việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình Chính vì vậy, nên các hình thức hợp
đồng với những nội dung, mục đích ngày càng phong phú, đa dạng, nhiều loại hợpđồng phát sinh đã thé hiện vai trò quan trọng của nó trong xã hội, góp phần bao đảm
để nhà nước quản lý có hiệu quả đối với các hoạt động trên các lĩnh vực của đời
song xã hội, bảo đảm loi ich nhà nước, nhất là quyền, lợi ích hợp pháp, thỏa mãnnhu cầu chính đáng của tổ chức, cá nhân; thúc đây sự phat triển của kinh tế - xã hội
Đến nay, có khá nhiều định nghĩa về hợp đồng, song dù hợp đồng được tiếp
cận ở góc độ học thuật hay góc độ pháp lý thì đều có sự thống nhất quan niệm về sự
thỏa thuận, tự do ý chí sự tham gia của các bên chủ thể và cam kết thực hiện quyền,nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng Chang hạn, Điều 385 Bộ luật Dân su năm
2015 của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra định nghĩa: “Hợp đồng là sựthỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đôi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụdân sự” Theo Từ điển Deluxe black’s Law thì “Hop đồng là một sự thỏa thuận
giữa hai hay nhiễu người mà tạo lập nên một nghĩa vụ làm hoặc không làm một
việc cụ thể” [30] và “Hợp dong là một sự hứa hen hoặc một tập hop sự hứa hẹn mađối với việc vi phạm nó, pháp luật đưa ra một chế tài, hoặc đối với việc thực hiện
nó, pháp luật một trong số phương điện, thừa nhận như là một trách nhiệm” [30]
Bộ luật Dân sự Pháp định nghĩa: “Hop đông là sự thỏa thuận theo đó một hay nhiềungười cam kết với một hoặc nhiều người khác chuyển giao một vật, làm hoặc khônglàm một việc nào đó ” (Điều 1101 Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804) Tại Điều 420 Bộluật Dân sự Liên bang Nga đưa ra định nghĩa: “Hợp đồng được thừa nhận như một
Trang 16thỏa thuận được giao kết bởi hai hoặc nhiều người về việc phát sinh, thay đổi hoặccham dứt các quyền và nghĩa vu dân sự” Theo pháp luật Canada thì: “Hop dong làmột sự thỏa thuận của các y chí mà bởi nó một hoặc một số người tự ràng buộc
mình với một hoặc một số người khác dé thực hiện một cam kết" (Điều 1378 Bộ luật
Dân sự Quescbec, Canada).
Từ những quan niệm và dưới góc độ pháp lý thì hợp đồng đều được théhiện thống nhất từ những thỏa thuận, cam kết, hứa hẹn giữa các bên chủ thé thamgia nhằm thực hiện các cam kết, thỏa thuận có tính chất ràng buộc trách nhiệm vềquyên, nghĩa vụ của mình Do đó, hợp đồng được xác định là một chế định pháp lý
(pháp luật về hợp đồng) bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật (bắt nguồn từ
Bộ luật Dân sự) để điều chỉnh các quan hệ pháp luật giữa các bên chủ thể mang
quyền, nghĩa vụ với nhau khi xác lập, giao kết hợp đồng theo quy định của Luật hợpđồng và các quy định pháp luật khác có liên quan đến hợp đồng (hoặc được quyđịnh trong Luật dân sự và luật riêng - Luật chuyên ngành) thuộc một lĩnh vực cụ thé
như kinh doanh, lao động
1.L2 Đặc điểm của hợp đồng
Xuất phát từ bản chat của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia
giao kết hợp đồng Đó là sự thỏa thuận, tham gia của các bên có thê là cá nhân với
cá nhân, cá nhân với pháp nhân hoặc các pháp nhân dân sự với nhau nên hợp đồng
theo pháp luật Việt Nam có các đặc trưng cơ bản sau đây:
Một là, hợp đồng là những giao dịch có bản chất dân sự, thiết lập trên sự tự
nguyện thỏa thuận, bình dang của các bên chủ thé tham gia nhằm thiết lập quan hệ
xã hội được quy phạm pháp luật về hợp đồng điều chỉnh Sự tự nguyện thỏa thuận,bình đăng về ý chí của các chủ thé được thé hiện ở các nội dung, điều khoản củahợp đồng Trong đó, thỏa thuận là một đặc trưng không chỉ trong quan hệ pháp luật dân sự mà nó còn là nguyên tắc, là đặc trưng của hợp đồng; sự thỏa thuận được hiểu
là hợp đồng phải chứa đựng yếu tổ tự nguyện khi giao kết các bên có thể trao đôi,đàm phán và đi đến sự thống nhất ý chí của các bên Việc giao kết hợp đồng phảituân theo các nguyên tắc tự nguyện, bình đăng, thiện chí, hợp tác, trung thực và
10
Trang 17ngay thắng, tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật và đạo đức
xã hội Thỏa thuận được xác định là yếu tố quan trọng nhất và là đặc trưng của hợp
đồng so với các giao dịch dân sự khác
Thực tế, nghiên cứu về sự xuất hiện hợp đồng (kê cả tư tưởng về “hợp đồng
xã hội” hay “khế ước xã hội” từ thời cỗ đại trong các tác phâm của các nhà kinh
điển cho đến xã hội hiện đại) cho thấy, hợp đồng được xuất hiện, thiết lập trong cácquan hệ dân sự Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, chế định hợpđồng trong pháp luật dân sự đã dần được thể hiện trong các hợp đồng thuộc nhiềulĩnh vực khác nhau như hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, thậm chí gần đây cònxuất hiện các quan niệm về hợp đồng hành chính (giữa khu vực công và khu vực tư)với nhiều loại hợp đồng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Song các
loại hợp đồng đó đều có đặc trưng là sự thỏa thuận, tự nguyện, bình đăng giữa các
chủ thê tham gia
Hai là, chủ thé của hợp đồng Trong quan hệ hợp đồng (giao kết hợp đồng)đều do hai hay nhiều bên tham gia, có thé là tổ chức hoặc cá nhân, hướng tới lợi ích
cụ thé Sự tham gia của các chủ thé là điều kiện tiên quyết, quan trong trong quan
hệ pháp luật nói chung và quan hệ hợp đồng được quy phạm pháp luật điều chỉnhgiữa các bên đương sự Tuy nhiên, đối với chủ thê là cá nhân tham gia thì cần phải
đáp ứng quy định về năng lực chủ thé của quan hệ pháp luật dân sự (đủ 18 tuôi trở
lên và có năng lực hành vi dân sw).
Ba là, nội dung của hợp đồng Là quyền - nghĩa vụ của các bên chủ thé
tham gia Trong đó, các bên bị ràng buộc về trách nhiệm pháp lý khi thực hiện trái
nghĩa vụ pháp lý trong hợp đồng và phải bảo đảm lợi ích cho các bên tham gia giaokết hợp đồng Đồng thời, bên cạnh những quy định được xác định là nguyên tắc của hợp đồng như sự tự do, tự nguyện, thỏa thuận và “tính chất ràng buộc đối với thựchiện quyền - nghĩa vụ”, “tính bắt buộc phải tôn trọng, tuân thủ thỏa thuận trọng hợpđồng” thuộc bản chất của mỗi loại hợp đồng
Bồn là, mục đích của hợp đồng Là sự hướng tới của các bên chủ thê khitham gia hợp đồng để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
lãi
Trang 18Quyền và nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng có phạm vi rất rộng và được quy địnhtrong Bộ luật Dân sự và Bộ luật Lao động, Luật Thương mại với nội dung là sự
thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hay cham dứt các quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể của hợp đồng trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng, cho tải sản,
làm một hoặc không làm công việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác mà trong đómột hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng Như vậy, về bản chất
thì các quyền và nghĩa vụ mà các bên hướng tới khi giao kết, thực hiện hợp đồng lànhững quyền và nghĩa vụ để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng,tìm kiếm lợi nhuận mặc dù với các loại hợp đồng khác nhau sẽ có mục đích khácnhau, song nhìn chung bản chất của hợp đồng lại có những sự tương đồng, thống
nhất được pháp luật quy định
1.2 Một số đặc thù về hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật
ước” Thuật ngữ “hiệp ước” và “khế ước” lần đầu tiên được định nghĩa chỉ tiết tại
Điều 644 Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 Sau đó được định nghĩa và sử dụng phôbiến trong Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936, Bộ Dân luật Việt Nam Cộng hòa năm
1972 Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, chấm dứt thời kỳ đô hộ, các hoạtđộng lập pháp được đây mạnh và có sự phát triển đáng kể Từ giai đoạn này đếnthời điểm Bộ luật dân sự năm 1995 được ban hành, các thuật ngữ “hợp đồng kinhtế”, “hợp đồng dân sự” đã được đưa vào sử dụng thay thế cho các thuật ngữ “khế
ước” và “hiệp ước” trong thời kỳ trước, nhăm đáp ứng các yêu câu về phát triên
12
Trang 19kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới Trong các Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm
1989 và Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 đã có quy định cụ thé về khái niệmhợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự Theo đó, hợp đồng dân sự được định nghĩa
“là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyên và
nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng cho tài sản; làm hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác mà trong đó một hoặc các
bên nhằm đáp ung nhu cau sinh hoạt, tiêu dung” [29] Con hợp đồng kinh tế lại
được định nghĩa “là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên kýkết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu,
ứng dụng tiễn bộ khoa học - kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục địch kinhdoanh với sự quy định rõ ràng quyên và nghĩa vụ của moi bên dé xây dựng và thựchiện kế hoạch của minh” [28] Như vậy, có thé thay rat rõ sự phân biệt hai loại hợp
đồng tại thời điểm này Nếu như hợp đồng dân sự được áp dụng đề điều chỉnh cácgiao dịch trong đời sống sinh hoạt, tiêu dùng, thì hợp đồng kinh tế được áp dụng đểđiều chỉnh các giao dịch trong xây dựng nên kinh tế Đến năm 1995, Bộ luật Dân sựđược ban hành, khái niệm hợp đồng dân sự cũng đã có sự thay đổi rõ rệt Cu thé,Điều 394 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuậngiữa các bên về việc xác lập, thay đối hoặc cham ditt quyén, nghĩa vu dan sự” [17].Tai thời điểm này, trong hệ thống pháp luật về hợp đồng van tồn tai song song haikhái niệm “hợp đồng dân sự” và “hợp đồng kinh tế”, cùng với sự ra đời của LuậtThương mại năm 1997 đã khiến cho mối quan hệ về hợp đồng trở nên phức tạp và
khó xác định.
Đến năm 2005, Bộ luật Dân sự mới được thông qua, tuy nhiên quy định vềkhái niệm hợp đồng dân sự vẫn bảo lưu và được quy định tại Điều 388 Tại thờiđiểm này, Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế không còn hiệu lực và khái niệm “hợpđồng kinh tế” cũng chấm dứt từ đây Điều này có thể cho thấy một nhận thức mới
về thuật ngữ “dân sự” khi mà trước đây phạm vi điều chỉnh của nó chỉ xoay quanh
quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân, thì nay đã mở rộng phạm vi, bao ham cả các quan hệ kinh doanh, thương mại, lao động Cũng trong giai đoạn này, Luật Thương
13
Trang 20mại 2005 được ban hành và phát sinh hiệu lực, đóng vai trò quan trọng trong việc
điều chỉnh các mối quan hệ trong giao dịch nhăm mục đích sinh lợi, vô hình chung
đã hình thành nên một thuật ngữ mới mang tên “hợp đồng thương mại” Có lẽ từ sựnhìn nhận rõ ràng về phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự, năm 2015, Bộ luật
Dân sự một lần nữa được cập nhật và có nhiều thay đổi đáng kể, trong đó thuật ngữ
“hợp đồng dân sự” đã được thay thế bằng thuật ngữ “hợp đồng” Cụ thể, Điều 385
Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau: “Hợpđồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc cham dứt quyền,nghĩa vụ đân sự” [23] Định nghĩa này đã khiến cho khái niệm hợp đồng trở nênngắn gọn hơn, từ đó cũng thiết lập nên hai đặc tính cơ bản cho việc xác định sự tồn
tại của hợp đồng: (i) thể hiện sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng, (ii) nội
dung thỏa thuận là xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bêntham gia hợp đồng [16, tr 23] Trong khi đó, Luật Thương mại năm 2005 lại không
có định nghĩa chi tiết về “hợp đồng thương mại”, và cho đến nay khi Bộ luật Dân sự
2015 đã được đưa vào áp dụng lâu dài thì "hợp đồng thương mại" vẫn chưa có mộtkhái niệm cụ thể để xác định
Khác với Luật Thương mại, trong một số lĩnh VỰC cu thể, pháp luật chuyênngành lại có quy định riêng về hợp đồng Ví dụ, Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao độngnăm 2019 quy định về hợp đồng lao động như sau:
“1 Hop dong lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sửdụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, diéu kiện lao động, quyên vanghĩa vụ của moi bên trong quan hệ lao động
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thểhiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của mộtbên thì được coi là hợp đồng lao động” [24]
Hay tại Khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng năm 2014 quy định về hợp đồngxây dựng: “J Hợp dong xây dựng là hop dong dân sự được thỏa thuận bang vănbản giữa bên giao thâu và bên nhận thâu dé thực hiện một phan hay toàn bộ côngviệc trong hoạt động đầu tư xây dung” [22]
14
Trang 21Từ hai ví dụ trên có thể nhận thấy, ngoài những điều kiện mà pháp luật
chuyên ngành đưa vào dé cụ thé hóa cho sự hình thành nên hợp đồng, cũng như phùhợp với đặc thù trong lĩnh vực, về bản chất, sự tồn tại của hợp đồng vẫn mang hai
đặc tính cơ bản là sự thỏa thuận và nội dung của thỏa thuận theo như khái niệm hợp
đồng trong Bộ luật Dân sự Từ đó, có thể tổng kết và nhận định rằng khái niệm hop
đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 là khái niệm chung nhất, thé hiện rõ các
đặc tính cơ bản của hợp đồng, cũng như là nền tảng dé xây dựng các khái niệm về
hợp đồng trong pháp luật chuyên ngành
Nhìn chung, khái niệm hợp đồng theo pháp luật về hợp đồng Việt Nam trảiqua các thời kỳ hình thành và phát triển với các quan điểm và khái niệm khác nhau
về hợp đồng Khái niệm về hợp đồng mang một ý nghĩa bao quát cho tất cả các loạihợp đồng trong lĩnh vực đời sống sinh hoạt, kinh doanh, thương mại và lao động,theo đó khái niệm “hợp đồng kinh tế” không còn tồn tại nữa Khái niệm hợp đồngtheo pháp luật hiện hành đã thé hiện day đủ hon bản chất của hợp đồng, đó là sự
thỏa thuận giữa các bên mà sự thoả thuận đó làm phát sinh quan hệ giữa các bên
trong hợp đồng
Như vậy, hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận của các bên tham gia giao
kết với nhau về việc thực hiện nội dung một công việc, một lĩnh vực nào đó Khitham gia quan hệ giao kết sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc cham dứt quan hệ (với nộidung phải thực hiện là các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên theo thỏa thuận) do pháp
luật quy định.
* Quan niệm về hợp đồng theo pháp luật Trung Quốc
Trong hệ thống luật pháp của Trung Quốc đại lục, giống với Việt Nam,trước khi thuật ngữ “hợp đồng” được đưa vào áp dụng, thuật ngữ “khế ước” vớinhững nét tương đồng được sử dung trong các bộ luật cô Trong các điển tịch củaTrung Quốc cô đại, thuật ngữ “khế ước” xuất hiện tương đối ít, mà khái niệm “khế”lại xuất hiện nhiều lần với ý nghĩa tương đương, điều này xuất phát từ quan niệm
“lời ít ý nhiều” trong tiếng Hán cô Tại Trung Quốc cổ đại, “khế” tức dé chỉ mộtloại quá trình thỏa thuận, lại để chỉ một loại kết quả của thỏa thuận Theo “Tu điển
15
Trang 22Hán ngữ hiện đại” ngày nay giải thích, khế ước dé chỉ “giấy tờ chứng minh cho các
quan hệ về mua bán, thé chấp, thuê mướn” [38] Dưới góc độ pháp lý, khế ước là
một hình thức thỏa thuận xã hội, trong đó các cá nhân có thé tự do giao két dé tao racác quyên, nghĩa vu va dia vị xã hội cho minh Theo nghiên cứu và chứng minh của
một số học giả, thuật ngữ “hợp đồng” đã tồn tai từ hai nghìn năm trước, nhưng chưađược sử dụng rộng rãi Tại Trung Quốc cô đại, “hợp đồng chỉ là một loại hình thứccủa khế ước, nói một cách khắt khe, “hợp đồng” là một loại tiêu chí để xác minh
khế ước, cũng giống như nhấn dấu đường may của ngày nay, bản thân hợp đồngkhông phải thỏa thuận giữa các bên” [39] Trước khi nhà nước Trung Quốc mới
được thành lập, thuật ngữ “hợp đồng” của ngày nay được gọi bằng “khế ước” Sau
khi nhà nước mới được thành lập, cùng với sự phát triển của nền lập pháp, thuật
ngữ “hợp đồng” cũng được đưa vào sử dụng trong các văn bản pháp luật liên quan,
trong thời kỳ này, thuật ngữ “khế ước” cũng được sử dụng và có khi được dùngsong song Phải đến sau thập niên 70, thuật ngữ “hợp đồng” mới được thừa nhận và
sử dụng rộng rãi thay cho thuật ngữ “khế ước”
Trong giai đoạn thập niên 80, Trung Quốc liên tục ban hành ba đạo luật vềhợp đồng gồm: Luật hợp đồng kinh tế được ban hành vào năm 1981, Luật hợp đồngkinh tế đối ngoại được ban hành vào năm 1985, Luật hợp đồng công nghệ được banhành năm 1987 nhằm thúc đầy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,duy trì quan hệ kinh tế đối ngoại và phát triển khoa học công nghệ Kết hợp với
“Những quy tắc chung của Luật dân sự” được ban hành năm 1986, đã trở thành một
tổ hợp quan trọng trong hệ thống pháp luật về hợp đồng Cũng trong giai đoạn này,
thuật ngữ “hợp đồng” được định nghĩa chi tiết: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữacác bên về việc xác lập, sửa đối, cham ditt quan hệ dân sự Hop dong được xác lậptheo quy định của pháp luật, được pháp luật bao vệ”[32] Khái niệm này có thể coi
là khá cấp tiễn và tiệm cận với các khái niệm về hợp đồng trong giai đoạn hiện nay.Đến năm 1999, Trung Quốc chính thức ban hành Luật hợp đồng trên cơ sở ba đạoluật về hợp đồng nêu trên, khái niệm về hợp đồng cũng có sự đổi mới Cụ thê, theoĐiều 2 Luật hợp đồng quy định:
16
Trang 23“Hợp đông được đề cập trong Luật này là sự thỏa thuận giữa các chủ thể
bình đẳng là cá nhân, pháp nhân, các tổ chức khác về việc xác lập, thay đổi, chdm
dứt quan hệ, nghĩa vụ, quyền lợi dân sự
Các thỏa thuận về quan hệ nhân thân liên quan như hôn nhân, nhận nuôi,
giám hộ, được áp dụng theo quy định pháp luật khác” [33].
Sau 21 năm được ban hành và áp dụng, cùng những nỗ lực không ngừng
trong công cuộc xây dựng pháp luật; ngày 28 tháng 5 năm 2020, kỳ họp thứ ba Đại
hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc lần thứ 13 và ky họp thứ ba của Ủy bantoàn quốc Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc lần thứ 13 đã thông
qua Bộ luật Dân sự đầu tiên của Trung Quốc Bộ luật Dân sự bao gồm 1.260 điều và
được chia thành 8 phan sau: (1) Các quy định cơ bản, (2) Quyền tài sản, (3) Hợp
đồng, (4) Quyền nhân thân, (5) Hôn nhân và gia đình, (6) Thừa kế, (7) Trách nhiệm
do xâm hại quyền và (8) Các phụ lục
Cũng trong bộ luật này, khái niệm về hợp đồng một lần nữa lại có sự thayđổi Cụ thé, theo Điều 464 Bộ luật Dân sự Trung Quốc 2020 quy định:
“Hợp dong là sự thỏa thuận giữa các chu thể dân sự về việc xác lập, thayđổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự
Các thỏa thuận về quan hệ nhân thân liên quan như hôn nhân, nhận nuôi,giám hộ, được áp dụng theo quy định pháp luật có liên quan đến quan hệ nhân thânđó; trường hợp chưa được quy định, có thể căn cứ theo tính chất của trường hợp đó
dé tham khảo, áp dụng theo quy định của quyển nay” [34]
Như vậy, có thể nhận thấy khái niệm “hợp đồng” trong mỗi giai đoạnkhông hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên những nội dung cốt lõi nhất vẫn được duytrì va dam bao Theo khái niệm mới, hợp đồng được cấu thành dựa trên sự thỏathuận giữa các chủ thé dân sự Trong đó, chủ thể dân sự là những bên tham gia vàoquan hệ dân sự, những bên được hưởng các quyền lợi dân sự, những bên phải thựchiện nghĩa vụ dân sự và những bên phải chịu trách nhiệm dân sự, mà những chủ thêdân sự này bao gồm các cá nhân, pháp nhân và tổ chức không có tư cách pháp nhân.Với mục đích của thoả thuận là xác lập, thay đôi, cham dứt quan hệ pháp luật dân
17
Trang 24sự, trong đó quan hệ pháp luật dân sự được xác định gồm quan hệ pháp luật quyền
nhân thân, quan hệ pháp luật về vật quyên, trái quyền, quyền sở hữu trí tuệ, quan hệpháp luật về hôn nhân gia đình và quan hệ pháp luật về thừa kế Nếu chỉ dựa trên
nội dung của khái niệm, sẽ khó mà phán đoán chính xác hàm ý của thỏa thuận được
dé cập mang ý nghĩa gì, bởi thỏa thuận trên thực tế có thé được hiểu một cách đa
chiều như thỏa thuận kết hôn, thỏa thuận ly hôn, thỏa thuận nhận nuôi Vì vậy,trong phạm vi quy định về khái niệm “hợp đồng”, các nhà làm luật đã đưa thêmđiều khoản quy định về áp dụng pháp luật đối với các thỏa thuận về quan hệ nhânthân như hôn nhân, giảm hộ, nhận nuôi để vạch rõ ranh giới phạm vi điều chỉnh
của Quyên Hợp đồng thuộc Bộ luật Dân sự cũng như quan hệ pháp luật dân sự
trong khái niệm “hợp đồng” để chỉ quan hệ về tài sản, điều này cũng tương đươngvới việc trong khái niệm “hợp đồng” không bao gồm hợp đồng nhân thân
Trong thực tiễn, hợp đồng có rất nhiều loại, tùy theo từng lĩnh vực mà cónhững loại hợp đồng khác nhau như: hợp đồng trong lĩnh vực luật lao động, hợpđồng trong lĩnh vực luật hành chính, hợp đồng trong lĩnh vực luật dân sự vớinhững vai trò không giống nhau Mà trong đó đối với những thỏa thuận về quản lýhành chính hay hợp đồng lao động đều thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật vềhành chính và lao động Trong hệ thống pháp luật cũng như lý luận ban sơ củaTrung Quốc đã từng phân biệt hợp đồng kinh tế với hợp đồng phi kinh tế, hợp đồngdân sự với hợp đồng thương mại, hợp đồng trong nước với hợp đồng có yếu tố nướcngoài Trong Luật hợp đồng cũng như Bộ luật Dân sự của Trung Quốc ngày nay đãkhông còn thực hiện sự phân loại như vậy nữa, mà đã thống nhất gọi chung là hợp
đồng và có một quy chế cụ thé dé quy định về hợp đồng Tất nhiên, về mặt học
thuật cũng như nghiên cứu pháp luật, vẫn còn tồn tại quan điểm cần phải chú trọngđến sự khác biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại [35, tr 1]
Nói tóm lại, Quyền Hợp đồng của Bộ luật Dân sự có 562 điều, so với LuậtHợp đồng của Trung Quốc trước đây (hết hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021),
có những thay đổi chính Cụ thể là: Đối với các quy định chung như: quy định vềviệc xác lập hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng, thực hiện hợp đồng, bảo đảm thực
18
Trang 25hiện nghĩa vụ hợp dong, sửa đổi bổ sung và chuyển nhượng hop đồng, cham dứtquyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, trách nhiệm vi phạm hợp đồng Tại phần quyđịnh về các loại hợp đồng điển hình, có 19 loại hợp đồng (tăng 04 loại hợp đồng sovới Luật Hợp đồng trước đây), được liệt kê như sau: (1) Hợp đồng mua bán; (2)
Hợp đồng cung cấp điện, nước, khí và nhiệt; (3) Hợp đồng tặng cho; (4) Hợp đồngcho vay; (5) Hợp đồng bảo lãnh, gồm các quy định chung và trách nhiệm bảo đảm;(6) Hợp đồng cho thuê; (7) Hợp đồng cho thuê tài chính; (8) Hợp đồng bao thanh
toán; (9) Hợp đồng nhận khoán; (10) Hợp đồng xây dựng công trình; (11) Hợp đồngvận tai, gồm có quy định chung, hợp đồng vận tải hành khách, hợp đồng vận tải
hàng hóa, hợp đồng vận tải đa phương thức; (12) Hợp đồng công nghệ, gồm có quy
định chung, hợp đồng nghiên cứu phát triển công nghệ, hợp đồng chuyên nhượng
công nghệ và hợp đồng cấp phép công nghệ, hợp đồng tư vấn công nghệ và hợp
đồng dịch vụ công nghệ; (13) Hợp đồng bảo quản; (14) Hợp đồng kho bãi; (15)Hợp đồng ủy thác; (16) Hợp đồng dịch vụ tài sản; (17) Hợp đồng môi giới; (18)Hợp đồng trung gian; (19) Hợp đồng hợp tác; ngoài ra b6 sung thêm quy định vềHợp đồng chuân
Nhìn chung, có thê nhận thấy trải qua một quãng thời gian dài hình thành vàphát triển, được xây dựng trên cơ sở Luật hợp đồng độc lập để hoàn thiện cho đếnkhi sap nhập thành một phần quan trọng của Bộ luật Dân sự, luật hợp đồng củaTrung Quốc đã có tính hệ thống hơn và nhất quán trong quan niệm về hợp đồng
* Đôi nét về mỗi quan hệ giữa luật dân sự và luật thương mại theo pháp
luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc
Tại Việt Nam, trong thực tiễn lập pháp, pháp luật về hợp đồng được điềuchỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Bộ luật dân sự, Luật Thương mại,
Bộ luật Lao động, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Bảo vệ người
tiêu dùng Việc suy xét nên áp dụng pháp luật nào trong trường hợp nào không chỉ
là vấn đề đối với các chủ thê tham gia giao kết hợp đồng mà còn là vấn đề của chủthể tham gia giải quyết các tranh chấp hợp đồng Nếu như Bộ luật Dân sự năm 2015của Việt Nam là văn bản pháp luật chung được dùng dé điều chỉnh các van đề pháp
19
Trang 26lý liên quan đến quan hệ dân sự (bao gồm cả hợp đồng dân sự), thì Luật Thương
mại năm 2005 là văn bản pháp luật được xây dựng để điều chỉnh các vấn đề pháp lýliên quan đến hoạt động thương mại (trong đó có hợp đồng thương mại) có mụcđích sinh lời Thoạt nhìn những tưởng phạm vi điều chỉnh của hai văn bản pháp luật
này được quy định rõ ràng Tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng pháp luật ngày nay,
có lẽ Luật Thuong mai năm 2005 chỉ thực sự phù hợp với Bộ luật Dan sự năm 2005
cùng thời đại với nó Bởi khi Bộ luật Dân sự năm 2005 vẫn còn hiệu lực, phạm vi
điều chỉnh của Bộ luật đã nêu rõ các quan hệ dân sự trong đó bao gồm cả thươngmại, từ đó có thé hiểu rằng hợp đồng thương mại cũng là một loại hợp đồng dân sự
Nhưng sau khi Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành, khái niệm "quan hệ dân sự” mặc dù được quy định khái quát hơn, mở rộng hơn nhưng cũng trở nên khó xác
định hơn và điều này làm phát sinh một vấn đề lớn đó là liệu hợp đồng thương mại
có được điều chỉnh bởi Bộ luật này hay không Nếu dựa trên hai yếu tổ là kế thừa
các thành tựu của Bộ luật Dân sự năm 2005 và lí giải quan hệ dân sự trong Bộ luật
Dân sự năm 2015 bao gồm cả hành vi thương mại của thương nhân thì như một lẽ
dĩ nhiên hợp đồng thương mai vẫn là một loại hợp đồng dân sự Trái lại, néu không
có sự giải thích tư pháp rõ ràng bởi cơ quan lập pháp, cùng với sự xuất hiện đột
ngột của luật chuyên ngành, có lẽ van đề nêu trên sẽ khiến cho các chủ thé trở nênlúng túng trong việc xác định pháp luật áp dụng, nhất là khi các giao dịch chứa yếu
tố dân sự - thương mại ngày càng trở nên phô biến
Trái ngược lại, tại Trung Quốc, luật dân sự - luật thương mại là tổng hợp của
các quy phạm pháp luật trong hoạt động dân sự, thương mại Cùng với việc Bộ luật
Dân sự năm 2020 của Trung Quốc có hiệu lực thi hành, đồng thời bãi bỏ các vănbản pháp luật chuyên ngành như: Các nguyên tắc chung của Luật Dân sự, các quyđịnh chung của Luật Dân sự, Luật Hôn nhân, Luật Thừa kế, Luật Nhận nuôi, LuậtBảo lãnh, Luật Quyền tài sản, Luật Trách nhiệm do hành vi xâm hại quyền Và cảLuật Hợp đồng Như vậy, Bộ luật Dân sự năm 2020 đã tổng hợp lại các văn bảnpháp luật trên dé xây dựng nên một Bộ luật dân sự hoàn chỉnh Trong khi đó, ở
phương diện luật thương mại, thay vì xây dựng một Luật Thương mại riêng biệt, thì
20
Trang 27luật thương mai lại trở thành một tổ hợp các văn bản pháp luật như: Luật Công ty,
Luật Chứng khoán, Luật Bảo hiểm, Luật Ủy thác, Luật Doanh nghiệp phá sản [42]
Khác với Luật Thương mại Việt Nam được xây dựng thành một luật thành
văn hoàn chỉnh thì tại Trung Quốc, luật thương mại lại đi theo con đường hợp nhất
với luật dân sự Theo quan điểm nghiên cứu của GS Wang Bao Shu, nếu xét théchế biên soạn của luật thương mại trên phạm vi thế giới được chia thành hai loại:Một là, áp dụng thé chế "dân sự - thương mại phân tách", tức tách riêng dân sự và
thương mại ra dé lập pháp, ngoài Bộ luật dan sự sé có thêm Luật Thương mai, vahai bộ luật này tồn tại độc lập áp dụng theo chế độ này có các nước như Pháp, Đức,
Nhật Bản, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, trong đó có Việt Nam Một loại khác là ápdụng thê chế "dân sự - thương mại hợp nhất", tức gộp chung dân sự và thương mại
dé lap phap, cac quy dinh lién quan dén thương mại hoặc được soạn thảo vào Bộ
luật dân sự, hoặc được ban hành thành những luật chuyên ngành riêng, như Thụy
Sĩ, Hà Lan, Trung Quốc đều áp dụng theo chế độ này GS Wang Bao Shu đánh giátính chất của luật thương mại vốn mạnh mẽ, điều này đòi hỏi phải thích ứng nhanh
và kịp thời với sự thay đổi liên tục của nền kinh tế thị trường Do đó, dé sửa đổi mộtLuật Thương mại riêng biệt sẽ khó khăn hơn rất nhiều bởi tính chat thay đổi liên tụccủa nó Vì thế, việc áp dụng thé chế biên soạn "dân sự - thương mại hợp nhất" sẽcàng phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường hon so với áp dụng thé chế
biên soạn "dan sự - thương mai tách biệt" [38] Như vậy, Bộ luật Dân sự năm 2020
được xây dựng theo mô hình "dân sự - thương mại hợp nhất", các hợp đồng được đề
cập đến không được phân loại thành hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại hay
hợp đồng kinh tế Thay vào đó những hợp đồng này được thống nhất gọi chung làhợp đồng và có chung một chế định
Từ những nghiên cứu nêu trên, có thé nhận thấy quan niệm về hợp đồng theopháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng, từ việc sửdụng thuật ngữ "khế ước" trước khi sử dụng thuật ngữ "hợp đồng" đến khái niệm vềhợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứtquyền, nghĩa vụ dân sự Sự tương đồng này có thê xuất phát từ việc Việt Nam chịu
21
Trang 28nhiều ảnh hưởng từ Trung Quốc trong quá khứ, đồng thời các quan niệm về hợpđồng là thống nhất với những lý luận về hợp đồng nói chung Về khác biệt, thê chếbiên soạn luật dân sự - luật thương mại giữa hai nước hoàn toàn khác nhau Nếunhư Trung Quốc theo mô hình "dân sự - thương mại hợp nhất", các quan niệm về
hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại không phân tách mà thống nhất và hưởng
chung một chế định; thì Việt Nam lại theo mô hình "dân sự - thương mại phân
tách", mặc dù ngày nay đã không còn thuật ngữ "hợp đồng dân sự", tuy nhiên thuật
ngữ "hợp đồng thương mại" vẫn được bảo lưu trong Luật Thương mại năm 2005 vàviệc xác định hợp đồng thương mại dựa trên các tiêu chí nào hiện nay vẫn chỉ nằm
trong các suy đoán và lập luận mà chưa có cơ sở quy định vững chắc
1.2.2 Phân loại hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc
* Phân loại hợp đồng theo pháp luật Việt NamTheo quy định pháp luật hiện hành, tại Điều 402 Bộ luật Dân sự Việt Nam
2015, hợp đồng được phân thành 06 loại hợp đồng chủ yếu, gồm: hợp đồng song
vụ, hợp đồng đơn vụ, hợp đồng chính, hợp đồng phụ, hợp đồng vì lợi ích của ngườithứ ba, hợp đồng có điều kiện; ngoài ra, tai Điều 405 của Bộ luật cũng đề cập đến mộtloại hợp đồng khác là hợp đồng theo mẫu Trên thực tế, sự phân loại của hợp đồng còn
có thê rộng hơn và nhiều hơn so với các loại hợp đồng được quy định nêu trên Theo
Lê Nết, hợp đồng còn có thé phân loại thành: hợp đồng có đền bi và không đền bù;hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế; hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế; hợpđồng viết và hợp đồng miệng: [Dan theo 1, tr 177] Dé phân loại hợp đồng cần
dựa trên những tiêu chí và căn cứ nhất định, tùy theo mục đích của người thực hiện
phân loại hợp đồng mà các tiêu chí và căn cứ này được xác định không giống nhau
a Hợp dong song vụ và hợp đông don vụDựa trên mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng,hợp đồng được phân thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ Theo đó, hợpđồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau [23, Điều 402].Trong thực tiễn áp dụng, loại hợp đồng thường thấy nhất của hợp đồng song vụ là
hợp đông mua bán tài sản, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản và bên mua có
22
Trang 29nghĩa vụ thanh toán giá trị tài sản dựa trên thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời quyền
của bên này có thê là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Trong khi đó, hợp đồng đơn
vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ [23, Điều 402] Hợp đồng đơn vụ trongthực tiễn có thé là hợp đồng tặng cho tai sản, theo đó bên tặng cho có nghĩa vụ giao
tài sản của mình và chuyên quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không phát sinhbất cứ quyền gì, ngược lại bên được tặng cho không phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ
nào đối ứng trong mối quan hệ với bên tặng cho, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
b Hợp đông chính và hợp đồng phụDựa trên sự phụ thuộc về hiệu lực giữa các hợp đồng, hợp đồng được phânthành hợp đồng chính và hợp đồng phụ Theo đó, hop đồng chính là hợp đồng mà
hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đông phụ: hợp dong phu la hop dong ma hiéu lucphụ thuộc vào hợp đồng chính [23, Điều 402] Trong mối tương quan giữa hợp đồng
chính và hợp đồng phụ, hiệu lực của hợp đồng chính phụ thuộc vào việc có đáp ứngđầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hay không, thay vì phụ thuộc vàohiệu lực của một hợp đồng khác Trái lại, hiệu lực của hợp đồng phụ phụ thuộc vào
hiệu lực của hợp đồng chính; trong trường hợp hợp đồng chính vô hiệu sẽ làm chấmdứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay
thế hợp đồng chính Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hợp đồng chính và hợp đồng phụkhông phải là mối quan hệ tuyệt đối, bởi giữa chúng có thé có những thỏa thuận về
sự thay thế được đề cập trước đó hoặc trong giao dịch có ton tại các biện pháp bảođảm thực hiện nghĩa vụ Một trong những ví dụ điển hình nhất cho mối quan hệ củahợp đồng chính và hợp đồng phụ là mối quan hệ giữa hợp đồng vay (hợp đồngchính) và hợp đồng bao dam (hợp đồng phụ) Theo đó, hợp đồng bao đảm đóng vaitrò ràng buộc, thúc đây bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ và kịp thời các nghĩa
vụ của họ đối với bên có quyền
c Hợp đông vì lợi ích của người thứ baHợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng được phân loại dựa trên chủthể tham gia vào mối quan hệ hợp đồng trong giao kết hợp đồng Tén tại song song với
nó là hợp đồng vì lợi ích của các bên trong hợp đồng Theo Khoản 5 Điều 402 Bộ
23
Trang 30luật Dân sự Việt Nam 2015 quy định: “Hop dong vi lợi ích của người thứ ba là hợp
đồng mà các bên giao kết hợp đồng déu phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba
được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó” Như vậy, hợp đồng không chỉràng buộc các bên tham gia trực tiếp vào hợp đồng phải thực hiện nghĩa vụ vớinhau, mà còn có thê phải thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba Người thứ bakhông trực tiếp tham gia vào hợp đồng với tư cách chủ thé nhưng họ có quyền đối
với bên có nghĩa vụ [26, tr 125] Nói một cach đơn giản, người thứ ba không phải
là bên tham gia giao kết hợp đồng nhưng lại được hưởng các lợi ích theo thỏa thuậncủa các bên trong hợp đồng Các thỏa thuận trong hợp đồng có thê đề cập trực tiếpđến nghĩa vụ này hoặc có thể mặc nhiên coi đây là nghĩa vụ tùy theo tính chất củahợp đồng Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba trong thực tế có thể là hợp đồngbảo hiểm nhân tho, hợp đồng mua bán cổ phan, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư
và nhà thầu chính có đề cập đến nhà thầu phụ Các quy định trong Bộ luật Dân sựđối với loại hợp đồng này đại bộ phận tập trung vào việc thực hiện hợp đồng vì lợiich của người thứ ba, quyền từ chối của người thứ ba, không được sửa đổi hoặc hủy
bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
d Hợp dong có điều kiện và hợp đồng không có điều kiệnLoại hợp đồng thứ sáu được đề cập trong Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 là
hợp đồng có điều kiện, đối ứng với loại hợp đồng này là hợp đồng không có điềukiện Việc phân loại hợp đồng này dựa trên sự ton tại của điều kiện giao kết và thựchiện hợp đồng [16, tr 53] Theo quy định tại Khoản 6 Điều 402 Bộ luật Dân sự ViệtNam 2015 định nghĩa: “Hợp đông có diéu kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụthuộc vào việc phat sinh, thay đổi hoặc cham dứt một sự kiện nhất định” Như vậy,
có thê lí giải hợp đồng có điều kiện là hợp đồng ngoài các thỏa thuận về nội dungcủa hợp đồng, các bên còn thỏa thuận thêm về một sự kiện nhất định, và việc phátsinh, thay đổi hoặc cham dứt của sự kiện này đóng vai trò tiên quyết dé quyết địnhviệc thực hiện hợp đồng Ngày nay, loại hợp đồng này khá phổ biến trong các giaodịch thương mại; trong đó, hợp đồng mua bán cô phần, hợp đồng vay có thể đượccoi là tiêu biểu cho loại hợp đồng này
24
Trang 31e Hợp đông thương lượng và hợp đông gia nhậpHợp đồng thương lượng và hợp đồng gia nhập được phân loại trên cơ sởxem xét có tồn tại yếu tô tự do thương lượng hay không Theo đó, hợp đồng thương
lượng được xác lập dựa trên thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng Ngược lại,
hợp đồng gia nhập được xác lập bởi một bên mà trong đó đã quy định sẵn các điều
khoản của hợp đồng để giao kết với nhiều người, bên còn lại chỉ có hai lựa chọn
hoặc chấp nhận hoặc từ bỏ; trong thực tế, hợp đồng gia nhập có thể là hợp đồngcung ứng dịch vụ viễn thông, hợp đồng cung cấp điện, nước, hợp đồng mở tàikhoản ngân hàng Đối với loại hợp đồng này, yếu tố tự do thương lượng đã bị triệttiêu hoặc hạn chế, chính bởi tính chất đặc thù của nó mà đòi hỏi phải có một quychế cu thé dé quan ly va điều tiết Trong Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 hiện nay cóquy định về hợp đẳng theo mẫu Có quan điểm cho rằng, các nhà làm luật ViệtNam có thé đã coi hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gia nhập [7, tr 63] Tuy nhiên,theo quan điểm của PGS.TS Ngô Huy Cương lại cho rằng phạm vi của hợp đồnggia nhập lại rộng hơn phạm vi của hợp đồng theo mẫu khi mà hợp đồng gia nhập đề
cập thêm đến đặc trưng “đại chúng” [ 1, tr 200]
f Các loại hợp đồng khácNgoài những các phân loại hợp đồng “chủ yếu” được quy định trong Bộluật Dân sự, trong một sỐ nghiên cứu của các luật gia còn đề cập đến các cách phânloại khác Tiêu biểu như trong Giáo trình Luật hợp đồng - Phần chung của PGS.TS
Ngô Huy Cuong đã tong hợp lại các phân loại hợp đồng trong hệ thống pháp luật vềhợp đồng từ trước đến nay, theo đó hợp đồng còn được chia thành:
+ Hop đồng hữu danh và hợp đồng vô danh, trong đó hợp đồng hữu danh là
loại hợp đồng có tên chính thức và được quy định bởi những quy chế pháp lý riêng
để giải thích cho ý chí của các bên trong trường hợp các bên không thỏa thuận rõràng các điều kiện trong hợp đồng Và ngược lại, hợp đồng vô danh là hợp đồngkhông có tên gọi và không có các quy chế pháp lý riêng quy định đối với điều kiện
do các bên đặt ra.
25
Trang 32+ Hop dong có đền bù và hợp dong không có dén bù, được phân loại dựa
trên tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thé [25, tr 122], cũng có quan diémcho rang sự phan chia này dựa trên việc một bên có phải trả một khoản tiền hoặc lợiích cho bên còn lại hay không [ 1ó, tr 53] Như vậy, có thé hiểu hop đồng đền bù là
hợp đồng mà một bên cho bên kia một lợi ích thì sẽ nhận được từ bên kia một lợiích tương ứng; còn hợp đồng không có đền bù là hợp đồng mà trong đó một bênnhận được lợi ích nhưng không phải giao lại cho bên kia một lợi ich nao.
+ Hợp dong ung thuận, hop dong thuc té, duoc phân loại dựa trên yếu tố
thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng Theo đó, hợp đồng ưng thuận là hợp đồng
mà theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh ngay saukhi các bên đã thỏa thuận với nhau xong về nội dung chủ yếu của hợp đồng Hợp
đồng thực tế là hợp đồng mà sau khi thỏa thuận, hiệu lực của nó chỉ phát sinh tạithời điểm khi các bên đã chuyên giao cho nhau đối tượng của hợp đồng [25, tr 124].Theo Giáo trình Luật Hợp đồng - Phần chung của PGS TS Ngô Huy Cương, trongphân loại này còn bổ sung thêm một loại hợp đồng nữa là hợp đồng trọng hình
thức, là loại hợp đồng có hiệu lực khi các bên đã hoàn tất thủ tục theo quy định củapháp luật [1, tr 208].
Hay theo như một sỐ quan điểm khác, dựa trên hình thức xác lập của hợpđồng, hợp đồng có thê được phân thành hợp đồng bằng lời nói, hợp đồng bằng vănbản, hợp đồng bằng dữ liệu điện tử, hợp đồng có công chứng, chứng thực, hợp đồngmẫu; dựa trên số lượng các bên của hợp đồng, lại được phân thành hợp đồng song
phương và hợp đồng đa phương: dựa trên tính chất áp dụng của hợp đồng, lại phần
thành hợp đồng chung, hợp đồng riêng [ 16, tr 54]
*Phân loại hợp đồng theo pháp luật Trung QuốcKhác với Việt Nam, không chỉ trong các quy định cũ về hợp đồng mà phầnhợp đồng trong Bộ luật Dân sự mới của Trung Quốc không quy định chi tiết mộtđiều khoản riêng biệt về phân loại hợp đồng, thay vào đó sự phân loại này lại hiện
hữu trong cấu trúc của các quy định pháp luật về hợp đồng, cũng như trong cácnghiên cứu của các luật g1a.
26
Trang 33a Hợp dong điển hình và hợp đồng phi điển hình
Dựa trên cấu trúc Quyên hợp đồng, Bộ luật Dân sự Trung Quốc 2020, cóthể nhận thấy đặc trưng phân loại đầu tiên theo tiêu chí pháp luật quy định một têngọi riêng cho hợp đồng, hợp đồng được phân loại thành hợp đồng điển hình (#7El) và hợp đồng phi điển hình (]E##:71⁄23 [Z]) Theo đó, hợp đồng điển hình còn
được gọi là hợp đồng hữu danh, dé chỉ hợp đồng được pháp luật quy định cụ thé và
được ghi nhận bằng một tên gọi nhất định Trong Quyền hợp đồng của Bộ luật Dân
sự Trung Quốc 2020 quy định về 19 loại hợp đồng điển hình gồm: hợp đồng muabán, hợp đồng tặng cho, hợp đồng vay tiền, hợp đồng cho thuê Những hợp đồng
này đều đã từng trai qua quá trình hình thành và áp dụng nhất định cho đến ôn định,
có tính chất hoản thiện va tiêu biểu
Tuy nhiên, từ thực tế giao kết hợp đồng, các chủ thé có thé giao kết nhiềuhơn 19 loại hợp đồng nêu trên với những nội dung khác nhau, và những hợp đồng
đó được gọi là hợp đồng phi điển hình Hợp đồng phi điển hình hay còn được gọi làhợp đồng vô danh, là loại hợp đồng chưa được pháp luật quy định cụ thể, cũngkhông có tên gọi nhất định Một trong những vấn đề được quan tâm khi xuất hiệnloại hợp đồng này là vấn đề về áp dụng pháp luật nếu có phát sinh tranh chấp Theonghiên cứu của GS Cui Jian Yuan, ông nhấn mạnh rằng: “Các quy định về hành vipháp lý và các quy định chung về “hợp dong” tại Quyển hop dong của Bộ luật Dân
sự đã để dự vùng đất trong áp dụng cho hợp đông phi điển hình” [35, tr 17] Nhưvậy, có thể hiểu rằng Bộ luật Dân sự Trung Quốc 2020 đã suy xét đến sự xuất hiện
của loại hợp đồng này và đã có các quy định “dự phòng” để giải quyết các vấn đề
pháp lý liên quan có thể phát sinh
b Hợp dong song vụ và hợp đông don vụDựa theo tiêu chuẩn hai bên có nghĩa vụ đối với nhau hay không, hợp đồngđược chia thành hợp đồng song vụ (441A) và hợp đồng đơn vụ (4444715).Theo đó, hợp đồng song vụ được xác định là hợp đồng mà hai bên đều có nghĩa vụđối với nhau; hợp đồng mua bán, hợp đồng cho thuê, hợp đồng nhận khoán thuộcloại hợp đồng này Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng chỉ có một bên có nghĩa vụ; hợp
27
Trang 34đồng vay, hợp đồng tặng cho thuộc loại hợp đồng này Có thể nhận thấy sự phân
loại này khá tương đồng với phân loại hợp đồng theo quy định pháp luật Việt Nam
c Hợp đồng có đên bù và hợp đông không có đên bù
Dựa trên tiêu chí các bên đạt được lợi ích có phải chi trả khoản chi phi
tương ứng hay không, hợp đồng được chia thành hợp đồng có đền bù (GZ 419) và
hợp đồng không có đền bù (EF lEÏ) Hợp đồng có đền bù là loại hợp đồng trong đó
một bên khi được hưởng quyền lợi theo quy định của hợp đồng, sẽ phải chi trả cho bên
kia một khoản chỉ phí tương ứng; hợp đồng mua bán, hợp đồng cho thuê, hợp đồng bảohiểm được coi là tiêu biểu cho loại hợp đồng này Trái lại, hợp đồng không có đền bù
là hợp đồng mà một bên được hưởng quyền lợi theo quy định trong hợp đồng và khôngphải chi trả cho bên kia bat kỳ khoản chi phí tương ứng nao; hợp đồng tặng cho, hợpđồng cho vay được áp dụng trong thực tế dé chỉ loại hợp đồng này Thoạt nhìn sự phân
chia hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù khá giống với sự phân chia hợpđồng song vụ và hợp đồng đơn vụ, tuy nhiên hai cách phân chia này lại không giốngnhau hoàn toàn GS Cui Jian Yuan đưa ra quan điểm rằng: “Thông thường mà nói, hop
dong song vụ đều là hợp đông có đên bù, thé nhưng hợp dong don vụ không nhất địnhphải là hợp đông không có đến bù” [35, tr 20] Từ tính chat của hợp đồng song vụ, có
thể nhận thấy trong hợp đồng song vụ các bên đều có những quyên lợi nhất định, cũng
có những nghĩa vụ nhất định; kết hợp với tính chat của hợp đồng có đền bu khi một bênnhận được lợi ích phải chi ra một khoản lợi ích ngược lại, có thể chấp nhận cách nói
“hop dong song vụ déu là hợp đồng có dén bù” Trong trường hợp của hợp đồng đơn
vụ lại không thé khang định theo cách nói như vậy Trong thực tế, có một số hợp đồngđơn vụ là hợp đồng không có đền bù như hợp đồng tặng cho, mà trong đó bên đượcnhận không cần phải chi trả bat kỳ khoản chi phí tương ứng nào Nhưng cũng có nhữnghợp đồng đơn vụ là hợp đồng có đền bù, đơn cử như hợp đồng cho vay có lãi giữacác cá nhân Trong loại hợp đồng này, quan điểm đưa ra là việc bên cho vay giaokhoản vay cho bên vay không phải là nghĩa vụ hợp đồng, mà là yếu tố dé xác lậphợp đồng Như vậy, trong hợp đồng này chỉ có bên vay phải có nghĩa vụ chỉ trả cảgốc lẫn lãi cho bên cho vay, và bên cho vay không phải chịu bất kỳ nghĩa vụ nào
28
Trang 35d Hợp dong ưng thuận và hợp dong thực tế
Việc phân loại hợp đồng ưng thuận (J3 TAI) và hợp đồng thực tế (SEHRlE]) được xác định dựa trên tiêu chí việc xác lập hợp đồng có phải chuyển giaođối tượng của hợp đồng hoặc hoàn thành các khoản chi trả khác hay không Cu thé,
hợp đồng ưng thuận được xác định là hợp đồng mà trong đó chỉ cần các bên thống
nhất về mặt ý chí là hợp đồng đã được xác lập Ngược lại, hợp đồng thực tế là hợp
đồng ngoài yêu cầu về việc các bên phải thống nhất về mặt ý chí, còn yêu cầu phải
chuyên giao đối tượng của hợp đồng hoặc hoàn thành các khoản chỉ trả khác trongthực tế thì hợp đồng mới được xác lập Y nghia cua viéc phan chia hop đồng nêutrên nhằm mục đích phân biệt điều kiện để xác lập hợp đồng cùng việc xác định
nghĩa vụ của các bên trong hai loại hợp đồng này Đối với hợp đồng ưng thuận, chỉ
cần đáp ứng điều kiện đôi bên thống nhất về ý chí thì hợp đồng được xác lập, cònvới hợp đồng thực tế lại đòi hỏi không những đôi bên thống nhất về ý chí mà cònphải chuyên giao đối tượng của hợp đồng hoặc hoàn thành các khoản chỉ trả khácthì hợp đồng mới được xác lập Về việc xác định nghĩa vụ cũng tương tự, trong hợpđồng ưng thuận, việc chuyển giao đối tượng của hợp đồng hoặc hoàn thành cáckhoản chỉ trả khác là nghĩa vụ mà đương sự phải chịu, vi phạm nghĩa vụ này đồngnghĩa với việc phát sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Trái lại, trong hợp đồngthực tế, việc chuyên giao đối tượng của hợp đồng hoặc hoàn thành các khoản chỉ trảkhác không phải nghĩa vụ trong hợp đồng, mà thuộc về nghĩa vụ tiền hợp đồng, việc
vi phạm nghĩa vụ này sẽ không làm phát sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, tuynhiên vẫn có thé cấu thành trách nhiệm sơ suất trong giao kết
e Hop dong chính và hợp dong phụ
Hợp đồng chính (EA läÏ) và hợp đồng phụ (J#Ï5l) được phân loại dựa
trên tiêu chuẩn quan hệ chính phụ giữa các hợp đồng Trong đó, hợp đồng chính làhợp đồng không cần phải dựa vào sự tồn tại của hợp đồng khác, ngược lại hợp đồngphụ là hợp đồng tồn tại dựa theo hợp đồng khác, bản thân nó không thé tự độc lậptồn tại Sự tồn tại của hợp đồng phụ phụ thuộc vào hợp đồng chính, do đó còn đượcgọi là “hợp dong phụ thuộc” [35, tr 24]
29
Trang 36f Hợp dong ràng buộc và hợp dong có liên quan đến người khác (hợp dongliên quan đến người thứ ba)
Hợp đồng ràng buộc (ROA Al) và hợp đồng có liên quan đến người khác
(14 lEl) được phân loại dựa trên tiêu chuẩn về nguyên tắc tính tương xứng trong
hợp đồng Theo đó, hợp đồng ràng buộc là hợp đồng mà các bên tham gia giao kết
hợp đồng thỏa thuận vì chính mình, được thừa hưởng các quyền lợi và chịu cácnghĩa vụ tương ứng, tuân thủ theo nguyên tắc tính tương xứng trong hợp đồng, vàngười thứ ba không thê tham dự để đòi hỏi quyền lợi hay truy cứu trách nhiệm đốivới các bên tham gia giao kết hợp đồng và ngược lại, các bên tham gia giao kết hợp
đồng không được đòi hỏi quyền lợi hay truy cứu trách nhiệm đối với người thứ ba
Hợp đồng có liên đến người khác là hợp đồng do các bên tham gia giao kếthợp đồng thỏa thuận về quyên lợi hoặc nghĩa vụ cho người thứ ba trong hợp đồng.Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba và hợp đồng do người thứ ba thực hiện là đạidiện tiêu biểu cho loại hợp đồng này Theo đó, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
là hợp đồng do các bên tham gia giao kết hợp đồng thỏa thuận về quyền lợi của
người thứ ba được hưởng theo hợp đồng; hợp đồng do người thứ ba thực hiện làhợp đồng do các bên tham gia giao kết hợp đồng thỏa thuận về nghĩa vụ của người
thứ ba phải thực hiện đối với người có quyền trong hợp đồng
g Các loại hợp đông khácNgoài ra, hợp đồng còn được phân thành các loại sau:
+ Hợp dong hình thức E34 Fl) và hợp đông không hình thức (WERE
[H|), được phân loại dựa trên tiêu chí pháp luật áp dụng hoặc các bên tham gia giao
kết hợp đồng có yêu cầu về hình thức của hợp đồng hay không Theo đó, hợp đồnghình thức là hợp đồng mà pháp luật hoặc các bên tham gia giao kết hợp đồng yêucầu phải có hình thức nhất định (như phải lập bằng văn bản và tiến hành côngchứng sau khi ký kết) Ngược lại, hợp đồng không hình thức là hợp đồng mà cácbên tham gia giao kết hợp đồng không yêu cầu phải có hình thức nhất định
+ Hợp dong cá biệt SHI ÏB]) và hợp dong khung (HEAL [B]), được phân
loại dựa trên tiêu chí nội dung của hợp đồng có cần phải b6 sung chi tiết bằng hợp
30
Trang 37đồng trong tương lai hay không Theo đó, hợp đồng khung là hợp đồng có tính chất
sử dung lâu dài, do chưa xác định được các chi tiết trong thỏa thuận, các bên tham
gia giao kết hợp đồng trước tiên sẽ xây dựng một bộ khung các điều khoản cơ bản
dé làm nên tang cho quan hệ giao dịch; đối với những điều khoản có tinh chất phức
tạp, chi tiết, cụ thể, phụ thuộc vào tình hình thực tế sẽ được xây dựng thành hợpđồng cá biệt trên cơ sở các điều khoản sẵn có của hợp đồng khung với vai trò bổsung nội dung cho hợp đồng khung
+ Bồn ước (AZ) và dự ước (Fi), được phân loại dựa trên mục đích và
nghĩa vụ của hợp đồng có được ký kết trong tương lai hay không, sự phân loại này
được hình thành trên cơ sở tồn tại của dự ước Theo đó, khi các bên tham gia giaokết hợp đồng thỏa thuận sẽ giao kết hợp đồng trong một khoảng thời gian nhất định
trong tương lai, hợp đồng dự ước là tiền dé dé giao kết hợp đồng bồn ước
1.2.3 Các nguyên tắc cơ bản của luật hợp đồng theo pháp luật Việt Nam
và pháp luật Trung Quốc
*Các nguyên tắc cơ bản của luật hợp đồng theo pháp luật Việt Nam
Các nguyên tắc cơ bản được hiéu là những tư tưởng chủ đạo mang tính định
hướng và chi phối các quan hệ xã hội Nhu vậy, các nguyên tắc của luật hợp đồng làtổng thê các quy định pháp luật điều chỉnh nội dung về hợp đồng
Nguyên tắc bình dang: Bình đăng trước pháp luật là sự bình dang vềquyên, nghĩa vụ của các chủ thé tham gia quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh,bảo đảm mối quan hệ bình đăng giữa các chủ thé (giữa nhà nước với công dân, giữa
các tổ chức cá nhân với nhau) trong quan hệ pháp luật, nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích
nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân trên cơ sở quy định của
pháp luật.
Bình đẳng là một trong những những nội dung cơ bản trong các quan hệpháp luật nói chung và trong giao kết hợp đồng nói riêng; nguyên tắc này mang tínhhiến định Cụ thé, Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Moi người déu bìnhđăng trước pháp luật Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự,kinh tế, văn hóa, xã hột” Nguyên tắc này được cụ thé hóa vào Bộ luật Dân sự Việt
3l
Trang 38Nam 2015, tại Khoản 1 Điều 3 quy định: “Moi cá nhân, pháp nhân déu bình đẳng,
không được lấy bat kỳ lý do nào dé phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như
nhau về các quyên nhân thân và tài sản” Có thé thay, nguyên tắc bình dang đượcthé hiện xuất phat từ bản chất của các quan hệ trong hop đồng (kế cả các loại hợp
đồng dân sự, kinh doanh, lao động ) Với nguyên tắc bình đăng được quy định là
một trong những nguyên tắc khi tham gia giao kết hợp đồng, đòi hỏi các bên chủ thêtham gia thiết lập hợp đồng phải tôn trọng và bình đăng với nhau; bất kỳ một bên nàokhi tham gia giao kết hợp đồng không được lợi dụng, lấy bất cứ lý do nào về giới tính,dân tộc, điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, tôn giáo, tín ngưỡng, nghề nghiệp, trình độ văn
hóa dé phân biệt đối xử bat bình đăng với nhau Đồng thời, nguyên tắc bình dang
cũng được thé hiện thông qua việc tự xác định, lựa chọn hợp đồng, tự định đoạt ý
chí khi tham gia quan hệ hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật, được phápluật thừa nhận, bảo hộ như nhau về các quyền, nghĩa vụ khi tham gia hợp dong.
Nguyên tắc tự do, tự nguyện, thỏa thuận: Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dan sựViệt Nam 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, cham dứt quyén,
nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tu do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Mọi camkết, thỏa thuận không vi phạm điều cắm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu
lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trong” Tự do, tựnguyện, thỏa thuận là bản chất đặc trưng trong chế định hợp đồng, nguyên tắc nàyđược pháp luật quy định và bảo đảm trong quá trình giao kết, thực hiện quyền,nghĩa vụ của mỗi bên chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng (ké cả hợp đồng dân
sự, kinh doanh, lao động ).
Nguyên tắc tự do được xác định là quyền tự do định đoạt, lựa chọn, quyếtđịnh tham gia hay không tham gia ký kết hợp đồng; sự lựa chon này tùy thuộc vàokhả năng, điều kiện thực tế của các chủ thé, từ nhu cầu cũng như sự quyết định của
họ Nghiêm cắm các hành vi ép buộc người khác thực hiện ký kết hợp đồng trái với
ý chí của họ hoặc vi phạm quy định pháp luật, đạo đức xã hội Nếu một trong các bên
vi phạm thì hợp đồng đó sé bị coi là vô hiệu và bị xử lý theo quy định của pháp luật.Nguyên tắc về tự do, tự nguyện, thỏa thuận được đề cao trong chế định hợp đồng: nó
32
Trang 39không chỉ được pháp luật bảo đảm mà nó còn được thực hiện thông qua sự cam kết,
tôn trọng, các bên chủ thể không được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cảncác chủ thể tham gia hợp đồng Bên cạnh sự tự do, về ý chí, về lựa chọn loại, hình thức, của hợp đồng, các bên tham gia còn được bảo đảm lựa chọn, quyết định theo
nguyên tắc tự nguyện; việc thể hiện ý chí được thực hiện theo ý chí, nguyện vọng (ý
nguyện) của mình Trong các trường hợp hợp đồng được xác lập do bị lừa dối, nhằm
lẫn, giả tạo đều có thé bị tuyên là hợp đồng vô hiệu Đồng thời, các bên tham gia hợp
đồng có quyền thỏa thuận với nhau về nội dung của hợp đồng (như thỏa thuận vềquyền, nghĩa vụ, đối tượng, thời hiệu, thời hạn, thời gian, địa điểm thực hiện hợpđồng) Tuy nhiên, những thỏa thuận này không được trái pháp luật và đạo đức xã hội
Nguyên tắc thiện chí, trung thực: Khi tham gia giao kết hợp đồng, các bên
phải có thiện chí, trung thực trong xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình vàkhông bên nào được lừa dối bên nào Đề thực hiện tốt nguyên tắc này, các bên tronghợp đồng phải hướng đến việc thực hiện các cam kết của hợp đồng VỚI su tin tưởng,hợp tác nhất định; thông báo kịp thời hoặc cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tincần thiết có liên quan đến nội dung hợp đồng để các bên cân nhắc, lựa chọn và
quyết định phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế, đúng quy định pháp luật
Nghiêm cấm việc lợi dụng các nhân tố, ảnh hưởng khác để trì hoãn, thờ ơ hoặcthiếu sự quyết tâm, kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng mà mình tham gia Hơnnữa, các bên cần lắng nghe, chia sẻ hoặc khắc phục những khó khăn, trao đôi, bànbac dé đi đến những thống nhất trong giải quyết vướng mắc, phát sinh của hợp đồngmột cách thiện chí và trung thực; bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên Nguyên tắcnày được Khoản 3 Điều 3 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 quy định: Cá nhân, phápnhân phải xác lập, thực hiện, cham dứt quyên, nghĩa vụ dân sự của mình một cáchthiện chí, trung thực Trong trường hợp có bên nào sự vi phạm nguyên tắc này thìtùy theo tính chất, mức độ và hậu quả sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do hành vi thiếu thiện chí, không trung thực của mình gây ra
Nguyên tắc tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác: Mục đích của việc xác lập hợp đồng nhằm
33
Trang 40thỏa mãn các nhu cau về vật chất, tinh than của các bên tham gia Nhu cầu đó được
thể hiện lợi ích mà các bên hướng đến trong hợp đồng Chính vì vậy, khi lựa chọn,
quyết định các nội dung của hợp đồng, các bên sẽ quan tâm nhiều hơn đến lợi ích
mà mình đạt được thông qua hợp đồng Tuy nhiên, việc thực hiện các hành vi phải
tôn trọng, bảo đảm hai hòa giữa lợi ích của các bên cũng như lợi ích của Nhà nước,
cơ quan, tô chức và cộng đồng xã hội Dé bao đảm quyền được hưởng các lợi ích và
nghĩa vụ phải tôn trọng lợi ích của các chủ thé khác khi xác lập quyền, nghĩa vụ củacác bên chủ thé tham gia thực hiện hợp đồng Khoản 5 Điều 3 Bộ luật Dân sự ViệtNam 2015 quy định: “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyên, nghĩa vụ dân sự
không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyên và lợi
ích hợp pháp của người khác ” Việc quy định đó buộc các chủ thê khi tham gia xáclập hợp đồng phải nhận thức rõ về nghĩa vụ của mình đối với lợi ích của quốc gia,dân tộc và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong đời sống xã hội
Nguyên tắc trách nhiệm của các bên chủ thể tham gia giao kết hợp đồng:Khoản 5 Điều 3 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân
phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không dung nghĩa
vụ dân sự” Đây là một trong những nguyên tắc mới so với quy định của Bộ luậtDân sự năm 2005; quy định này xác định rõ trách nhiệm của các chủ thé khi lựa chọn,tham gia ký kết hợp đồng Theo đó, cùng với các nguyên tắc cam kết, tôn trọng nộidung hợp đồng, các bên chủ thể còn có trách nhiệm tuân thủ, chủ động, tích cực thực hiện nghĩa vụ của mình Trường hợp vi phạm hop đồng, không thực hiện hoặc thựchiện không đúng nghĩa vụ của minh mà không thuộc các trường hợp bat khả kháng,
do các trở ngại khách quan mà mình không thé thực hiện hoặc thực hiện khôngđúng nghĩa vụ trong hợp đồng thì họ phải tự chịu trách nhiệm đối với việc khôngthực hiện các hành vi dé bảo đảm cho các nghĩa vụ của mình được thực hiện hoặc
họ thực hiện nhưng không theo đúng nghĩa vụ được các bên thỏa thuận, xác lập.
Trách nhiệm đối với các bên theo quy định này được hiểu là sự vi phạm về thựchiện nghĩa vụ của mình đối với một bên trong hợp đồng và phải chịu trách nhiệmkhắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định pháp luật
34