1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Căn cứ ly hôn theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

80 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Căn cứ ly hôn theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Tác giả Phan Thị Linh Chi
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 21,25 MB

Nội dung

Áp dụng các căn cứ ly hôn theo Luật HN&GD năm 2014 dé Tòa án giải quyết các vu việc HN&GD một cách thấu tinh đạt lý, hướng tới bảo vệ lợi ích của gia đình, của xã hội khi xác định những

Trang 1

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

we RK

PHAN THỊ LINH CHI

LUAN VAN THAC SY LUAT HOC

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

tk:

PHAN THỊ LINH CHI

CĂN CỨ LY HÔN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIÊN

ÁP DỤNG TẠI CAC TOA ÁN NHÂN DAN TREN DIA BAN TÍNH

DAK LAK

Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số : 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Cừ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Toi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nàokhác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,

tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia

Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan nay dé nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể

bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Phan Thị Linh Chỉ

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ DAU wissssssssssssssssssssssssssssssssnssssssssssssssessssssessssssssssssessssssesssssssssssssesessses 1

1 Tính cấp thiết của dé tài nghiên cứu oe ees essesseseesessessesseseeseesessesseeees 1

2 Tình hình nghiên cứu dé tai oes ees esseescsscssessessessessessesessessesseeseeseess 2

3 Pham vi và mục đích nghién CỨU - - 55+ 33+ ‡£+*E++EEEeeEEeereeerxreerexs 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu I0 eccccccescsescsecsesscsrsecsessssesssstsassesassesatsneasavenees 4

5 Phương pháp nghiÊn CỨU - G <1 19 E9 91v vn ng ng ngư 5

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - ¿2 2 + s+zxerxerxeres 5

7 Kết cau của luận văn ¿tk St+E‡EEEEEE1EEE1112115111511111115112111 112.1 cxe 6

_ Chương 1: LÝ LUẬN PHAP LUẬT VE LY HON VÀ CĂN CU LY

HHƠNN Q.00 100000 00000000000000 000904 7

1.1.Lý luận pháp luật về ly hôn - 2 2 2 <+SE+EE£E££E££E+EE2EEerxerxerrree 7

IlNNH 4ì 0g 1 7

1.1.2.Các trường hợp ly hôn theo luật định «5s + + s+sex<sesss 8

1.1.3.Hậu quả pháp lý của ly hôn - c + + key 19

1.2.Lý luận pháp luật về căn cứ ly hôn - ¿2+ 2+££+£++£x+rxerxerxeee 22

1.2.1.Khái niệm căn cứ ly hôn ¿+ +3 E + VEEEEseeEseerrrersrreree 22 1.2.2.Nội dung căn cứ ly hôn 5 6E 1E SE ng ng 23

1.2.3.Ý nghĩa của việc quy định căn cứ ly hôn 2-2-2 s2 sec: 25

1.3.Pháp luật về căn cứ ly hôn ở Việt Nam -¿- 2 2 s+cscxczxerseee 26

Trang 5

2.1.2.Thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn trong trường hợp ly hôn

do một bên vợ hoặc chồng yêu CẦU SG ST HT 1 HH1 HH1 1101110111111 11111 45

2.1.3.Ảnh hưởng của phong tục, tập quán trong việc áp dụng căn cứ ly hôn taicác Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - -c:-c-ccc-+: 53

2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tại các Tòa

án nhân dân trên địa bàn tinh Dak Lak 2 +5 k£E++EeEE+Eerxzxerxee 552.2.1.Bất cập trong việc áp dụng căn cứ ly hôn để giải quyết các vụ việc ly

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT STT Chữ viết tắt Diễn giải

1 Luật HN&GD Luật Hôn nhân & gia đình

2_ |BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự

3 BLDS Bộ luật dân sự

4 TAND Tòa án nhân dân

5 TTLH Thuan tình ly hôn

6 CNTTLH Công nhận thuận tinh ly hôn

7 |UBND Ủy ban nhân dân

Nghị quyết số

02/2000NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội

8 Ì NỌ số 02/2000/NQ-HĐTP đồng thâm phán TANDTC hướng

dẫn áp dụng một số quy định của

Luật HN&GD năm 2000

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GD) là một ngành luật trong hệ thốngpháp luật Việt Nam, được tạo thành bởi nhiều chế định khác nhau như chế địnhkết hôn;nhận nuôi con nuôi; xác định cha, mẹ, con;chế định ly hôn nhằm điều

chỉnh những quan hệ xã hội trong lĩnh vực HN&GD như quan hệ nhân thân,

quan hệ tài sản giữa vợ chồng, quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và

phụng dưỡng giữa cha mẹ vả con cái, giữa các thành viên trong gia đình với

nhau Nếu như điểm khởi đầu cho đôi nam nữ chung sống với nhau được thừa nhận vợ chồng hợp pháp là giấy đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã, phường, thị

trấn thì ly hôn được coi là điểm cuối của hôn nhân khi quan hệ này thưc sự tan

rã và TAND là nơi ban hành Bản án, quyết định cuối cùng đề giải quyết nhữngbat đồng, những mâu thuẫn nay Quan hệ gia đình có đồ vỡ thì sự bình đăng vềquyền, lợi ích giữa vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình van đượcđảm bảo bằng việc xây dựng một hệ thống van bản pháp luật Luật HN&GD

qua các năm 1959, 1986, 2000 và 2014 đã có những quy định về căn cứ ly hôn

và quá trình áp dụng vào thực tiễn giải quyết án hôn nhân tại TAND các cấp, trong đó có hệ thông TAND các cấp trên địa bàn tinh Dak Lắk.

Áp dụng các căn cứ ly hôn theo Luật HN&GD năm 2014 dé Tòa án giải quyết các vu việc HN&GD một cách thấu tinh đạt lý, hướng tới bảo vệ lợi ích

của gia đình, của xã hội khi xác định những điều kiện cho phép chấm dứt quan

hệ hôn nhân trước pháp luât, gọi chung là căn cứ ly hôn.

Tại các TAND trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk các vụ án về ly hôn tăng về số

lượng Đối với những vụ án này, mỗi vụ án có nội dung đa dạng và tính phức

tạp khác nhau, nên việc giải quyết gặp không ít khó khăn, trong nhận thức vậndụng pháp luật về căn cứ để ly hôn, cũng như những khách quan từ thực tế

mang lại Tuy vậy, quá trình giải quyết các vụ án ly hôn tại các TAND trên địa

bàn tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định,

Trang 8

gop phần giải quyết các mâu thuẫn bat hòa trong hôn nhân, bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp cho các bên đương sự.

Tuy nhiên, qua quá trình giải quyết các vụ việc HN&GD tại Tòa án chothấy một số quy định của Luật HN&GD không phủ hợp với thực tiễn, có những

quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác, có những quy

định chưa phù hợp, hoặc không còn phù hợp, hoặc chưa day đủ, thiếu rõ ràng

dẫn đến những cách hiểu khác nhau, áp dụng không thống nhất, nhưng chưa có Nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng Tham phán nên công tác xét xử của Thâm

phán tại Tòa án gặp nhiều vướng mắc, khó khăn Bởi vậy, với mong muốn tìmhiểu rõ hơn về các căn cứ ly hôn, tôi lựa chọn đề tài “Căn cứ ly hôn theo phápluật Việt Nam và thực tiễn ap dụng tại các Toa an nhân dân trên địa ban tinhDak Lắk” dé phân tích làm rõ hơn nội dung này, góp phan làm rõ thêm về lýluận và thực tiễn áp dụng căn cứ ly hôn xuất phát từ đặc thù kinh té - xã hội củatỉnh Đắk Lắk, là một tỉnh miền núi với với nhiều đồng bảo, các dân tộc sinhsong, chịu những ảnh hưởng khác nhau của các phong tục tập quán đa dang của

các dân tộc trong việc ly hôn Từ đó, đưa ra các kiến nghị hoàn thiện hơn quy định của pháp luật cũng như nâng cao hiểu biết về các căn cứ ly hôn theo quy

định của pháp luật HN&GD khi áp dụng vào công tác xét xử tại Tòa án Ngoài

ra, việc nghiên cứu dé tài sẽ có thé góp phan nâng cao hiệu quả của pháp luật

HN&GĐ nói chung và hoạt động giải quyết các vụ án ly hôn nói riêng trên địa

bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay cũng như tại các địa phương khác ở nước ta.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Căn cứ ly hôn trong Luật HN&GD Việt Nam cũng đã va đang được nhắctới trong các công trình nghiên cứu khoa học được kê đến như sau:

Bài viết “Căn cứ ly hôn trong pháp luật Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn

Văn Cừ đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11 (411), tháng 6/2020 Bài viết đề cập đến quan điểm về ly hôn và căn cứ ly hôn trong pháp luật Việt Nam

qua các thời kỳ khác nhau, đồng thời đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật về

căn cứ ly hôn theo Luật HN&GD năm 2014

2

Trang 9

Luận văn thạc sĩ “Ap dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong việc giải

quyết án Hôn nhân và gia đình qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên” của tác giả

Nguyễn Thu Hường (2014) Trong luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu

van đề lý luận chung về ly hôn cũng như thực tiễn áp dụng quy định của phápluật về ly hôn tại tỉnh Thái Nguyên

Luận văn thạc si “Căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm

2014” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai (2015).Trong luận văn này, tác giả nêu

ra một số vấn đề lý luận về ly hôn và căn cứ ly hôn, nội dung cơ bản về căn cứ

ly hôn theo Luật HN&GD năm 2014 từ đó đưa ra một số kiến nghi

Luận văn thạc sĩ: “Ap dung căn cứ ly hôn tại Tòa án nhân dân quận

Thanh Xuân — Thành phố Hà Nội” của tác giả Trần Nguyễn Thị Tâm Dan(2017).Trong luận văn này, tác giả làm rõ một số vấn đề lý luận về căn cứ ly hôn

theo Luật HN&GD năm 2014 và thực tiễn áp dụng căn cứ ly hôn tại TAND

quận Thanh Xuân.

Luận văn thạc sĩ “Chế định ly hôn theo luật hôn nhán va gia đình năm

2014 và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Lạng Son” của tác giả Lương Thị Mai Quỳnh

(2018) Trong luận văn này, tác giả đã khái quát một số vấn đề cơ bản về chế định ly hôn và nội dung các quy định về ly hôn theo Luật HN&GD năm 2014 Đồng thời đưa ra một số thực tiễn áp dụng các quy định về ly hôn tại tỉnh Lạng

Sơn, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về căn cứ ly hôn

Mỗi công trình nghiên cứu đều có đối tượng nghiên cứu và phạm vi

nghiên cứu nhất định Nhìn chung các luận văn của các tác giả trên chủ yếu đề

cập đến một khía cạnh nào đó của chế định ly hôn, chú trọng nghiên cứu về mặt

lý luận chung về ly hôn, chưa đi sâu nghiên cứu một cách tổng thể cơ sở lý luận

và thực tiễn của chế định ly hôn theo quy định của Luật HN&GD năm 2014.

Thời điểm thực hiện những luận văn trên thì Luật HN&GD 2014 mới có hiệulực thi hành (ngày 01/01/2015) trong thực tiễn tại TAND các cấp mới bắt đầu ápdụng nên có những khó khăn, bắt cập chưa được phát hiện nhiều.

Nếu không năm vững các quy định trong chế định ly hôn thì việc

3

Trang 10

giảiquyết tranh chấp sẽ không chính xác, dẫn đến việc áp dụng pháp luật trong

chế định chung của pháp luật về ly hôn không thống nhất và đạt hiệu quả cao

Như vậy, đề tài “Căn cứ ly hôn theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn ápdụng tại các Toa án nhân dân trên địa ban tinh Dak Lắk” vẫn là một nội dungnghiên cứu khá mới mẻ và mang tính ứng dụng cao Vì vậy, tôi đã lựa chọn đềtài này và lấy thực tiễn giải quyết án hôn nhân tại các TAND trên địa bàn tỉnhDak Lak dé làm luận văn tốt nghiệp của mình

3 Phạm vi và mục đích nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Là về căn cứ ly hôn theo pháp luật Việt Nam, không bao gồm giải quyết việc ly hôn có yếu t6 nước ngoài và không nghiên cứu trình tự, thủ tục tố tụng về ly hôn Luận văn nghiên cứu co sở lý luận

của căn cứ ly hôn theo pháp luật HN&GD Việt Nam năm 2014; làm rõ thực

trạng áp dụng căn cứ cho ly hôn tại các TAND trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm

2014 cho đến nay; đưa ra quan điểm, đề xuất giải pháp về căn cứ ly hôn để hoànthiện hơn pháp luật về HN&GD Việt Nam

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện và sâu

sắc những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng pháp

luật về căn cứ ly hôn qua đó phát hiện ra những hạn chế, tồn tại trong việc vận

dụng các căn cứ ly hôn cho từng vụ án cụ thể mà TAND các cấp trên địa bàn

tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị sửa đối, bổ

sung nhằm góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về căn cứ ly hôn.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tàiXuất phát từ mục đích nghiên cứu, Luận văn tập trung thực hiện các

nhiệm vụ sau đây:

- Nghiên cứu những van đề khái quát chung về ly hôn, căn cứ ly hôn gồm:Khái niệm ly hôn, căn cứ ly hôn, nghiên cứu ly hôn qua các giai đoạn phát triển

của lịch sử.

Trang 11

- So sánh căn cứ ly hôn của Luật HN&GD năm 2000 với Luật HN&GD

năm 2014 Từ đó rút ra những nhận xét về căn cứ ly hôn, những ưu điểm và hạn

chế các quy định của pháp luật HN&GD Việt Nam.

- Nghiên cứu thực trạng áp dụng căn cứ ly hôn tại TAND các cấp trên địabàn tỉnh Dak Lắk thông qua một số vụ án cụ thé, đồng thời đưa ra các kiến nghị,giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn

trong pháp luật HN&GD Việt Nam.

5 Phương pháp nghiên cứu

Dé đạt được mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, những phương pháp

được sử dụng đê nghiên cứu luận văn gôm:

Phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác — Lénin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật

của Nhà nước về HN&GD

Phương pháp phân tích, diễn giải: Những phương pháp này được sử dụng

dé làm rõ các quy định của pháp luật về ly hôn và căn cứ ly hôn.

Phương pháp đánh giá, so sánh: Những phương pháp này được sử dụng để

đưa ra ý kiến nhận xét quy định của pháp luật hiện hành có hợp lý hay không,

đồng thời nhìn nhận trong mối tương quan của pháp luật các thời kỳ hay các quy

định pháp luật có liên quan và pháp luật của một số nước khác trên thé giới.

Phương pháp chứng minh: Phương pháp này được sử dụng nhằm thông

qua việc đưa vào Luận văn một sô vụ án cụ thê đê làm nôi bật thực trạng áp

dụng pháp luật về căn cứ cho ly hôn.

Phương pháp quy nạp, diễn dịch: Những phương pháp này được sử dụng

để triển khai những vấn đề liên quan đến căn cứ ly hôn, đặc biệt là các vướng

mắc, bât cập và các kiên nghị hoàn thiện.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Trang 12

Kết quả nghiên cứu Luận văn góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận

của van dé ly hôn và căn cứ ly hôn, đồng thời làm cơ sở tham khảo dé TAND

các cấp cũng như Thâm phán áp dụng trong thực tiễn giải quyết án ly hôn Luận

văn cũng là tài liệu hữu ích để các cơ quan có thâm quyền tham khảo trong quátrình thực thi pháp luật Bên cạnh đó, Luận văn cũng có thể được sử dụng làm

tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên trong các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu vả

những người có nhu cầu tìm hiểu về Luật HN&GD.

Luận văn phân tích được những căn cứ ly hôn theo Luật HN&GD năm

2014 Ngoài ra, còn phân tích những khó khăn, vướng mắc, tồn tại khi áp dụng

căn cứ ly hôn trong thực tiễn công tác xét xử So sánh căn cứ ly hôn của Luật

HN&GD năm 2014 với Luật HN&GD năm 2000 Trên cơ sở đó, đưa ra các

quan điểm, giải pháp về căn cứ ly hôn theo pháp luật HN&GD Việt Nam

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

được kết cấu với 2 chương như sau:

Chương 1: Lý luận pháp luật về ly hôn và căn cứ ly hôn

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn tại các Tòa ánnhân dân ở tỉnh Đắk Lắk và một số kiến nghị

Trang 13

Chương 1: LÝ LUẬN PHÁP LUAT VE LY HON VÀ CAN CU LY

HON

1.1.Lý luận pháp luật về ly hôn

1.1.1.Khái niệm ly hôn

Tại khoản 14 Điều 3 Luật HN&GD năm 2014 quy định: “Ly hôn là việccham dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của

Tòa án”.

Có thé thay ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân Nếu kết hôn là hiện

tượng bình thường nhăm xác lập quan hệ vợ chồng thì ly hôn là hiện tượng batbình thường, là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thê thiếu khi quan hệhôn nhân đã thực sự tan vỡ Trong trường hợp đó, hôn nhân là điều cần thiết cho

cả vợ chồng và xã hội; vì nó giải phóng cho tất cả mọi người, cho cả vợ chồng,

con cái, tất cả thành viên trong gia đình thoát khỏi xung đột, mâu thuẫn, bế tắctrong cuộc sống chung Thực hiện nguyên tắc hôn nhân tự nguyện và tiến bộ,bảo đảm quyền tự do hôn nhân bao gồm quyền tự do kết hôn của nam, nữ và

quyền tự do ly hôn của vợ, chồng Theo Luật HN&GD Việt Nam thì quyền yêu cầu ly hôn nhăm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật là quyền nhân thân gan liền với nhân thân của vo, chồng: chỉ có vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn (trừ trường hợp theo khoản 2 Điều 51) Và Tòa án

là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử, giải quyết ly hôn Điều này chứng tỏ

là việc ly hôn của vợ chồng dù mang ý nghĩa riêng tư nhưng phải đặt dưới sự

kiểm soát của cơ quan Nhà nước có thâm quyên, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng

của mỗi thành viên trong gia đình, bảo vệ lợi ích của xã hội và của Nhà nước.

Phán quyết ly hôn của Tòa án được thể hiện dưới hai hình thức: Quyếtđịnh hoặc Bản án ly hôn Nếu hai bên vợ chồng TTLH, giải quyết được với nhautất cả các nội dung sau khi ly hôn thì Tòa án công nhận ly hôn và ra quyết địnhdưới hình thức quyết định thuận tình ly hôn; nếu vợ chồng mâu thuẫn, tranhchấp thì Tòa án xét xử và ra phán quyết ly hôn dưới dạng bản án

Trang 14

Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan

vỡ Điều đó hoàn toàn có lợi cho vợ chồng, con cái và các thành viên gia đình

Theo Lê Nin: “Thuc ra tự do ly hôn tuyệt không có nghĩa là làm “tan rã” những

moi liên hệ gia đình mà ngược lại, no củng có những mối liên hệ đó trên những

cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội

Thâm phán phải năm vững quy định của pháp luật; điều tra, xác minh kỹ đề tìm

ra nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng: tìm hiểu tâm tư tình cảm, nguyệnvọng của mỗi đương sự; xác định diễn biến tâm lý của vợ chồng: đồng thời phảilưu ý đến các đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội tác động vao quan hệ hôn nhântrong thời điểm giải quyết ly hôn, dé kết hợp đúng đắn đường lối chính sách cụ

thê của Đảng và Nhà nước đối với việc giải quyết các loại án kiện về ly hôn.

Tuy nhiên, dù tìm hiểu rõ nguyên nhân, lý do hay động cơ ly hôn thì khi quyết

định cho vợ chồng ly hôn, Tòa án phải dựa trên các căn cứ ly hôn do luật định.

1.1.2.Các trường hợp ly hôn theo luật định

Ly hôn là việc cham dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, cham dứt quan

hệ hôn nhân, dé giúp các bên trong quan hệ hôn nhân được giải thoát khỏi tìnhtrạng hôn nhân đồ vỡ Luật HN&GD năm 2014 quy định có hai trường hợp ly

hôn.

1.1.2.1.Thuận tình ly hôn

Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ hoặc chồng cùng yêu cầu chấm dứthôn nhân được thê hiện bằng đơn TTLH của vợ chồng, Điều 55 Luật HN&GDnăm 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ chong cùng yêu câu ly hôn, nếu xét

thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc

8

Trang 15

trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo duc con trên cơ sở bảo đảm quyển lợi

chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không

thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyên lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn ”.

A 66.

Đối với trường hop TTLH thi yếu tố “ý chí” của hai bên vo chồng là yếu

tố quan trọng nhất TTLH là sự tự nguyện ý chí của cả hai vợ chồng Khác với

ly hôn theo yêu cầu của một bên, TTLH là việc cả hai bên vợ chồng cùng chung

ý chí mong muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân, khi sự tự nguyện ly hôn chỉ là ý

chí của một bên thì sự tự nguyện đó không phải là căn cứ để xem xét TTLH.

Đây chính là đặc trưng dé phân biệt với trường hợp ly hôn theo yêu cầu một bên

Trước khi xét đơn yêu cầu công nhận TTLH của vợ chồng, Tòa án vẫnphải tiến hành hòa giải nhằm giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa vợ chồng dé

đoàn tụ gia đình vì đây là nguyên tắc bắt buộc[9] Sau khi việc hòa giải được

tiễn hành tại Tòa án, có thé phát sinh hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất, việc

hòa giải đoàn tụ cho các bên vợ chồng thành tức là vợ chồng rút đơn TTLH thì

Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ thành và ban hành quyết định đình chỉ giảiquyết vụ án[9] Trường hop thứ hai, việc hòa giải đoàn tụ cho các bên vợ chồngkhông thành thì Thâm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏathuận của các đương sự khi có đầy đủ các điều kiện sau: Hai bên thực sự tựnguyện ly hôn; hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản, việc

trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục của con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính

đáng của vợ, con.

Do đó, nếu xét đúng như cả hai bên đều không còn yêu thương nhau nữa

và đều có sự tự nguyện thực sự, đã thỏa thuận được về vẫn đề con cái, tài sản được thỏa đáng thì Toa án công nhận sự TTLH của vợ chong Quyét dinh

CNTTLH có hiệu lực pháp luật ngay khi được ban hành va không bi khang cáo,

kháng nghị theo thủ tục phúc tham[9] Trong trường hợp hòa giải tại Tòa mà

không thỏa thuận được một trong các điều kiện trên thì Tòa án sẽ lập biên bản

về việc hòa giải không thành Trong đó nêu rõ những van dé hai bên không thoả

Trang 16

thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của

vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục

chung Trên thực tế, cũng có những vụ việc các bên chỉ thỏa thuận TTLH; còn

con chung, tài sản và công nợ mặc dù chưa thỏa thuận được nhưng không yêu

cầu Tòa án giải quyết thì Thâm phán chỉ ban hành quyết định CNTTLH, các

quan hệ khác không giải quyết, khi nào có đơn yêu cầu Tòa án thụ lý giải quyết

thành vụ án khác cũng bảo đảm quyên và lợi ích của các bên.

Tuy nhiên, đối với trường hợp vợ chồng xin TTLH nhưng thực tế quan hệ

vợ chồng chưa đến mức tram trọng, đời sống chung không thé kéo dai, mục đích của hôn nhân không dat được thì Tòa án không được ra quyết định CNTTLH, vi trái với nguyên tắc của Luật HN&GD.

Bảo đảm sự “tự nguyện ly hôn” là cả hai vợ chồng đều tự do trình bày nguyện vọng của mình, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc TTLH Việc thể hiện ý chí thật sự tự nguyện ly hôn phải xuất phát từ trách nhiệm đối với gia đình, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực, dao đức xã hội

và nhu cầu của bản thân chủ thé trong việc quyết định ly hôn; đồng thời cả haibên đều nhận thức được hậu quả của việc ly hôn Do đó, trong quá trình hòagiải, Thâm phán cần tiến hành tất cả các biện pháp điều tra, xác minh cần thiết,thậm chí có thé tìm hiểu dé xác định rõ động cơ xin ly hôn của các đương sự

Phải xem xét mâu thuẫn của vợ chồng đã tram trọng chưa? Mục đích hôn nhân

có đạt được hay không? Các bên đương sự có được tự do bảy tỏ ý chí của mình

hay không? Các yếu tố này tạo nên căn cứ đầy đủ dé Tòa án CNTTLH Như vậy, đòi hỏi người cán bộ Tòa án phải có tỉnh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình

với công việc, liên hệ mật thiết với cơ sở, quần chúng mới đánh giá được chínhxác ý chí tự nguyện thực sự của vợ chồng.

Trong thực tế có nhiều trường hợp các bên “giả tu nguyện ly hôn” và “giả

thỏa thuận ly hôn” nhằm lừa déi cơ quan có thâm quyền vì một mục đích nao

đó Ly hôn gia tạo là việc lợi dụng ly hôn dé trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm

chính sách, pháp luật về dân số hoặc đề đạt được mục đích khác mà không nhằm

10

Trang 17

mục đích cham dứt hôn nhân[16] Họ tự nghĩ ra những mâu thuẫn và lý do chính

đáng nhưng thực tế họ lại không mong muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng và

giữa họ không hề có mâu thuẫn Do đó, Tòa án cần đưa ra các quyết định chính xác dé bảo vệ quyền lợi của các bên tránh trường hợp các bên TTLH giả nhằm mục đích khác Trong trường hợp này, Tòa án cần bác đơn xin thuận tình ly hôn của đương sự, đồng thời phê phán, giáo dục đương sự với hành vi sai trái đó.

Như vậy, việc cham dứt hôn nhân bang việc TTLH phải được tiến hành ở

TAND, pháp luật quy định TTLH là công nhận và đảm bảo quyền tự do ly hônchính đáng của hai bên vợ chồng

1.1.2.2 Một bên vợ, chồng yêu cầu ly hôn

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các nguyên tắc cơ bản của chế độ

HN&GĐ trong các văn bản Luật HN&GD năm 1986, năm 2000; Luật HN&GD

năm 2014 tiếp tục ghi nhận và bảo hộ quyền tự do hôn nhân của cá nhân, trong

đó có quyên tự do ly hôn của vợ chồng Tuy nhiên, Luật HN&GD năm 2014 đã

mở rộng phạm vi người có quyền yêu cau ly hôn Theo quy định của Luật, trong trường hợp một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (bi mất năng lực hành vi dân sự), đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì cha,

mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu ly hôn Quy định này xuấtphat từ thực tiễn đời sống xã hội về HN&GD nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của vợ, chồng là người mat năng lực hành vi dân sự và là nạn nhận của bạolực gia đình Cụ thé:

Trước đây, Điều 91 của Luật HN&GD năm 2000 quy định về ly hôn theo

yêu câu của một bên:

“Khi một bên vợ hoặc chong yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án khôngthành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn”

Hiện nay, Điều 56 Luật HNGD năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu

11

Trang 18

của một bên cu thê, chi tiết hơn như sau:

“1 Khi vợ hoặc chong yêu cau ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành

thi Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chong có hành vi baolực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyên, nghĩa vụ của vợ, chong làm chohôn nhân lâm vào tình trạng tram trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục

đích của hôn nhân không đạt được.

“2 Trong trường hop vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mattích yêu cau ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn ”

“3 Trong trường hợp có yêu cau ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều

51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chong,

vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức

khỏe, tinh than của người kia ”

- Đối với trường hợp vợ, chồng có hành vi bạo lực hoặc vi phạm nghĩa vucủa vợ, chồng:

Thứ nhất: Về hành vi bạo lực gia đình

Bao lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc

có khả năng gây ton hại về thé chat, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác

trong gia đình, cụ thể như sau: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý

khác xâm hại đến sức khỏe, tính mang; lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc

phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên vềtâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; ngăn cản việc thực hiện quyên, nghĩa vụ trongquan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng,

giữa anh, chi, em với nhau; cưỡng ép quan hệ tinh dục; cưỡng ép tảo hôn, cưỡng

ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; chiếm đoạt, huỷ

hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành

viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; cưỡng

ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của

họ, kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc

12

Trang 19

về tài chính; có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ

o[17].

Nhu vậy, khi một bên vợ hoặc chồng có một trong số các hành vi ké trênđều bị coi là có hành vi bạo lực gia đình Tình trạng bạo lực trong gia đình ngàycàng gia tăng và thé hiện tính chất nghiêm trọng xảy ra với nhiều lý do khác

nhau Việc Luật HN&GD năm 2014 quy định như vậy phù hợp với thực tiễn

hiện nay Bởi qua thực tiễn giải quyết các án ly hôn cho thấy số vụ ly hôn có

hành vi ngược đãi, đánh đập chiếm tỉ lệ cao nhất và phụ nữ đa phần là nạn nhân

của tình trạng này.

Thứ hai: Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

Vợ chồng không chỉ có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan

tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong

gia đình, mà còn có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có

thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghé nghiệp, công tác, học tập, tham gia

các hoạt động chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội và ly do chính dang khac[16]

Khi có một bên vợ hoặc chồng vi phạm một trong các hành vi trên là căn

cứ dé Tòa án quyết định giải quyết việc ly hôn Tuy nhiên, Luật HN&GD năm

2014 chỉ xác định phạm vi quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng, qua đó có thê xácđịnh những hành vi nào được coi là vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của

vợ, chồng nhưng hành vi được xác định là căn cứ ly hôn lại là hành vi “vi phạm

nghiêm trọng quyên, nghĩa vụ của vợ, chồng” Hiện nay chưa có văn bản nào

hướng dẫn hành vi vi phạm nghĩa vụ giữa vợ chồng nào được xác định là hành

vi vi phạm nghiêm trọng Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi vi

phạm tùy thuộc vào thái độ của bên vợ hoặc chồng bị vi phạm quyền, nghĩa vụ

và đánh giá chủ quan của từng Thâm phán khi giải quyết yêu cầu ly hôn.

Tuy nhiên, cần phải xác định rõ là không phải chỉ cần sự hiện diện củahành vi bạo lực gia đình hoặc hành vi vi phạm nghiêm trọng quyên, nghĩa vụcủa vợ, chồng là đủ để Tòa án chấp nhận đơn ly hôn của một bên vợ, chồng

Đây chỉ là căn cứ pháp lý làm chấm dứt hôn nhân khi những hành vi này làm

13

Trang 20

cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài,

mục đích của hôn nhân không đạt được Nói cách khác là những hành vi nêu

trên làm cho quan hệ hôn nhân của các bên thực sự tan rã, tình cảm vợ chồng

không còn, sự ton tại của hôn nhân chỉ còn lại trên danh nghĩa, nghĩa là Tòa án

xác định được có sự tan vỡ không cứu van cua gia đình thì Toa án mới xử cho ly

hôn.

Có thé thấy, tình trạng tram trọng, đời sống chung không thể kéo dai, mục

đích của hôn nhân không đạt được là một tình trạng rất trừu tượng, khó xác định.

Biểu hiện của tình trạng tram trọng, đời sống chung không thể kéo dài trên thực

tế rất đa dạng, phong phú Việc xem xét, đánh giá những biểu hiện đó phải hết sức thận trọng nếu không sẽ dễ gặp những sai lầm.

Tình trang trầm trọng: Trước đây, tại điểm a.1 mục 8 Nghị quyết số

02/2000/NQ — HĐTP của Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối cao hướng

dẫn áp dụng quy định của Luật HN&GD năm 2000 đã nêu rõ tình trang của vợ

chồng được coi là tram trọng khi xảy ra một trong những trường hợp sau:

“- Vo, chong không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bôn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chong muon sông ra sao thì song, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tô chức, nhac nhở, hoà giải nhiêu lân.

- Vợ hoặc chong luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, nhự thường

xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy

tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thé

nhắc nhở, hoà giải nhiêu lan.

- Vợ chong không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đãđược người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích cua họ hoặc cơ quan,

to chức, nhac nhở, khuyên bảo nhưng vân tiép tục có quan hệ ngoại tinh.”

14

Trang 21

Hiện nay, Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP đã hết hiệu lực nhưng khi

xét xử, các Thâm phan có thé sử dụng văn bản này dé tham khảo kinh nghiệmxét xử, đánh giá tình trạng vợ chồng

Đời sống chung không thể kéo dài: Đề có cơ sở nhận định đời sống chungcủa vợ chồng không thể kéo dài được thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của

vợ chồng đã đến mức trầm trọng như đã phân tích ở trên hay chưa Nếu thực tếcho thay những hành vi nay có tính chất tái diễn, đã được nhắc nhở, hoà giảinhiều lần nhưng vẫn tiếp tục thì mới có căn cứ để nhận định răng đời sống

chung của vợ chồng không thê kéo dài được Thông qua nhắc nhở, hòa giải, vợ

chồng nhìn nhận khách quan về mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân giữa hai

người, đồng thời cùng tìm cách điều hòa, khắc phục những mâu thuẫn đó.

Trường hợp mâu thuẫn vợ chồng chưa giải quyết được nhưng có thể điều hòađược thì vẫn có thể được đánh giá là chưa đến mức đời sống chung không thểkéo dài Chỉ khi những mâu thuẫn sâu sắc trong quan hệ vợ chồng đã có sự cốgăng hòa giải nhưng vẫn không điều hòa, giải quyết được thì mới được xác định

là đời sống chung vợ chồng không thê kéo dài.

Mục đích hôn nhân không đạt được: Mục đích của việc xác lập hôn nhân

là nhằm gắn kết hai cá thể khác biệt vào quan hệ vợ chồng, để họ cùng chungsống và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đăng, tiến bộ, hạnh phúc, bền

vững Do đó, mục đích của hôn nhân không đạt được khi không đạt được những

điều trên Khi hôn nhân không có tình nghĩa vợ chồng; không có sự bình đăng,tôn trọng giữa vợ, chồng: không tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ,

chồng: không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt Không thể

cùng nhau xây dựng được gia đình bền vững, hạnh phúc thì ly hôn là điều tấtyếu xảy ra

Khi hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể

kéo dài thì hậu quả dẫn tới là mục đích của hôn nhân không đạt được Bởi lẽ, khi

quan hệ vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc tới mức không thể điều hòa được, vợ chồng không muốn tiếp tục chung sống thì không thể xây dựng gia đình đầm

15

Trang 22

ấm, hạnh phúc được Vì vậy, khi có những dấu hiệu đó thì ly hôn là cần thiết để

giải thoát cho cả hai vợ chong

Nhu vậy, việc đưa ra những nguyên nhân của hôn nhân lâm vao tình trạng

trầm trọng, đời sống chung không thê kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạtđược dé cụ thé hóa “vợ, chong có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêmtrọng quyên, nghĩa vụ của vợ, chong” đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho Tòa ánkhi giải quyết việc ly hôn theo yêu cầu của một bên Đây là một quy định rấttiễn bộ mang ý nghĩa quan trọng nhằm cụ thé hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền

con người và bảo vệ quyền con người trong tiến trình hội nhập quốc tế Điều này cũng tạo sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật khi giải quyết việc ly hôn

Đây cũng là quy định kế thừa Luật HN&GD năm 2000 Trên cơ sở bảo vệ

quyên, lợi ich hợp pháp của người vợ, người chồng của người đã bỏ đi biệt tích

thì pháp luật cho phép họ được cham đứt quan hệ hôn nhân bằng ly hôn Tuy

nhiên, khi một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là mắt tích

thì quan hệ hôn nhân giữa vợ, chồng không đương nhiên chấm dứt Quan hệ hôn

nhân này chỉ có thé cham dứt bằng một Ban án xử cho ly hôn của Tòa án theo yêu cầu của bên còn lại mà thôi.

Căn cứ dé Tòa án giải quyết việc ly hôn với một bên vợ hoặc chồng bịtuyên bố mắt tích chính là quyết định tuyên bố một bên vợ hoặc chồng bi mattích đã được Tòa án tuyên trước đó Nếu một bên vợ hoặc chồng chỉ bị mất tíchnhưng chưa được Tòa án ra quyết định tuyên bố mắt tích mà bên còn lại muốnxin ly hôn thì Tòa án không thể giải quyết cho các bên được ly hôn vì việc ly

16

Trang 23

hôn trong trường hợp này không đáp ứng được căn cứ ly hôn mà pháp luật đã quy định.

Sở dĩ pháp luật quy định: “Vo hoặc chong của người bị Tòa án tuyên bốmat tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn ” vì hôn nhân von được thiếtlập để thực hiện mục đích là xây dựng gia đình no ấm, bình đăng, tiến bộ, hạnhphúc và bền vững Khi một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mat tích cónghĩa là họ phải biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ cácbiện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sựnhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết[8].Điều này cũng đồng nghĩa với việc quan hệ hôn nhân của vợ chồng không đạt

được mục đích.

Ly hôn với người vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích cũng là

trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng Tuy nhiên trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn với người bị Tòa án tuyên bố mất tích được Tòa án tiến hành không giống với trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc

chồng trong các trường hợp cả hai vợ chồng cùng có mặt tại nơi cư trú Đâycũng là trường hợp đặc biệt, bởi Quyết định tuyên bố người vợ, chồng mất tíchcủa Tòa án được tuyên trước đó là băng chứng pháp lý, căn cứ để Tòa án raquyết định ly hôn mà không cần xem xét đến các căn cứ ly hôn khác được pháp

luật quy định.

Khi Tòa án giải quyết ly hôn đối với trường hợp trên cần chú ý giải quyếtviệc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích theo quy định của BLDS.Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mắt tích

ly hôn thì tải sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án

chỉ định người khác quản ly tài sản [8].

- Ly hôn với bên vợ, chông mặc bệnh tâm thân và những bệnh khác mà

không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình (mat năng lực hành

17

Trang 24

đình do chong, vợ của ho gây ra làm anh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng,

sức khỏe, tỉnh thân của họ ”

Việc quy định cho cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa

án giải quyết ly hôn khi có các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 51 và khoản 3 Điều 56 là một trong những điểm mới của Luật HN&GD 2014 Trường hop ly

hôn với một bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm ảnhhưởng đến khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình, Tòa án thụ lý theo

yêu cầu của người thứ ba là cha, mẹ hoặc người thân thích của người vợ hoặc chồng bị bệnh nêu trên Quy định này đã tháo gỡ cho nhiều trường hợp muốn xin ly hôn cho người thân bị mất năng lực hành vi mà không được do luật cũ chỉ quy định việc ly hôn phải do chính đương sự yêu cầu Bên cạnh đó, đối với trường hợp này các nhà làm luật yêu cầu cha, mẹ, người thân thích khác của vợ hoặc chồng cần phải chứng minh được việc người chồng hoặc vợ bị bệnh tâm

thần hoặc mắc bệnh khác phải là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của

họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh mạng, sức khỏe, tinh thần của

họ Tuy nhiên, quy định này là không cần thiết bởi chỉ cần khi một bên vợ,chồng bị tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đượchành vi của mình thì lúc này cuộc hôn nhân đã không còn hạnh phúc, xét về góc

độ tình cảm thì mục đích ban đầu của hôn nhân không đạt được nên cần phải giải quyết ly hôn khi có yêu cầu của người thân của họ, tránh sự ràng buộc, bế tắc, chứ không cần thiết phải có hậu quả là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe,

tỉnh thần của họ như quy định của luật

18

Trang 25

Như vậy, quy định về ly hôn do yêu cầu của cha, mẹ, người thân thích

khác có ý nghĩa rất lớn, đồng thời là một quy định mới so với Luật HN&GD

năm 2000 Quy định này góp phần tạo nên tiếng nói và cái nhìn khách quan hơn

về tình trạng hôn nhân của vợ hoặc chồng, tăng cường thêm các căn cứ ly hôn thuyết phục, xác đáng, bảo vệ quyền và lợi ích của người mắc bệnh.

1.1.3 Hậu quả pháp lý của ly hôn

Xét về mặt xã hội, ly hôn ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của vợ chồng, củagia đình và xã hội Về góc độ pháp luật, việc Tòa án giải quyết cho vợ chồng lyhôn dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định: Cham dứt quan hệ vợ chồng:đồng thời Tòa án cần phải giải quyết van dé chia tài sản, công nợ chung của vợchồng; cấp dưỡng cho người vợ hoặc chồng gặp khó khăn, túng thiếu sau ly hôn

và vẫn đề con cái.

- Quan hệ nhân thân giữa vợ, chồng: Khi quyết định, bản án của Tòa ángiải quyết ly hôn có hiệu lực thì quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng châm dứtnhư nghĩa vụ thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến bộ, nghĩa vụ

chung thủy giữa vợ chồng, quyền đại diện cho nhau, Một số quyền nhân thân khác mà vợ, chồng với tư cách là công dân thì không ảnh hưởng, không thay đổi

dù vợ, chồng ly hôn như quyền về họ tên, tôn giáo, dân tộc, quốc tịch, nghề

nghiệp,

- Việc chia tài sản của vợ, chồng sau khi ly hôn: Việc chia tài sản chung

giữa vợ, chồng khi ly hôn là vấn đề phức tạp, thường có nhiều tranh chấp giữa

vợ chồng khi ly hôn và cũng gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn xét xử tại Tòa

án Về nguyên tắc thì việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu các

bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tạikhoản | Điều 59 Luật HN&GD năm 2014

Về nguyên tắc phần của vợ, chồng trong khối tài sản chung của vợ, chồng

là bằng nhau; tuy vậy trong mỗi trường hợp cụ thể, để đảm bảo quyền lợi chínhđáng của mỗi bên cho công bằng và hợp lý thì việc chia tài sản chung được quy

định như sau:

19

Trang 26

“a) Hoàn cảnh cua gia đình và cua vợ, chong;

b) Công sức đóng góp của vợ, chong vào việc tạo lập, duy trì và phát triển

khối tài sản chung Lao động của vợ, chong trong gia đình được coi như lao

động có thu nhập;

c) Bao vệ lợi ích chính dang cua môi bên trong sản xuất, kinh doanh và

nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyên, nghĩa vụ của vợ chồng.”[16]

Ngoài việc bảo đảm quyên lợi chính đáng của hai bên vợ chông thì phải

xét đên quyên lợi của người vợ, các con chưa thành niên, con đã thành niên mât

năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản

đê tự nuôi mình.

- Về cấp dưỡng giữa vợ, chồng khi ly hôn: Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ, chồng là quy kết của quan hệ hôn nhân Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng

là một trong những quyền và nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân của vo,

chồng Được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện quan hệ cấp dưỡng giữa

vợ chồng, ké cả trong trường hợp vợ chồng ly hôn Tại Điều 115 của LuậtHN&GD năm 2014 quy định: “Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêucâu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo

khả năng của mình ”

Như vậy, giải quyết việc cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn đượcđặt ra khi đảm bảo hai điều kiện là: Một bên vợ, chồng khó khăn, túng thiếu(như ốm đau, hạn chế hoặc không còn kha năng lao động dé sinh sống ) cóyêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng và bên kia có khả năng thực hiệnnghĩa vụ cấp dưỡng

Mức cấp dưỡng sẽ do vợ chồng thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng

thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được

cấp dưỡng: nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết Khi có lý

do chính đáng thì mức cấp dưỡng có thể được thay đổi, việc thay đôi do các bên

20

Trang 27

tự thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết{ 16].

- Quan hệ giữa cha, mẹ và con sau ly hôn: Sau khi ly hôn thì quan hệ giữa

cha mẹ và con vẫn tôn tại Cha mẹ vẫn có quyên, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc,nuôi đưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành

vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản dé tự nuôi mình.Việc nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con do hai vợchồng thỏa thuận Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết

định giao con cho bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu

con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con Con dưới 36

tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ

điều kiện dé trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha

mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con[{ I6].

Cùng với việc giao con cho ai nuôi dưỡng, giáo dục, Tòa án đồng thời giải quyết việc cấp dưỡng nuôi con Người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con[16] Các con được cha mẹ cấp dưỡng bao gồm con

đẻ và con nuôi là con chung của hai vợ chồng Về nguyên tắc, cha mẹ phải cấpdưỡng cho con đến khi con đủ tuổi thành niên (đủ 18 tuổi) Trường hợp con đã

đủ tuôi thành niên mà bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả nănglao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì cha mẹ vẫn phải thực hiện

nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe và

có thê lao động tự túc được.

Về mức cấp dưỡng nuôi con phải bao gom cả ăn, mặc, học hành, chữa

bénh va các khoản phí ton khác của con Phải bảo đảm yêu cầu tối thiêu về đời

sống của con Đồng thời Tòa án phải căn cứ vào hoàn cảnh và khả năng kinh tế của người phải cấp dưỡng và người được giao trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo duc con dé quyết định mức cấp dưỡng cho hợp lý Đây là nghĩa vụ của cha

mẹ, do đó không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không Người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi

con.

21

Trang 28

Bên cạnh việc giao con cho ai nuôi, mức cấp dưỡng cho con, khoản 3

Điều 82 của Luật HN&GD năm 2014 còn quy định về quyền thăm nom con saukhi ly hôn: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyên, nghĩa vụthăm nom con mà không ai được cản trở.Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lam

dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu câu Tòa án hạn chế quyên thăm nom con của người đó ”

1.2.Lý luận pháp luật về căn cứ ly hôn

1.2.1.Khái niệm căn cứ ly hôn

Căn cứ cho ly hôn là những quy định của pháp luật trong đó xác định rõ

các điều kiện, Tòa án phải căn cứ vào các điều kiện này trong quá trình giải quyết việc ly hôn của vợ chồng.

Ly hôn là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp Do đó, quan điểm khácnhau về việc quy định giải quyết ly hôn, cho nên căn cứ ly hôn được quy địnhtrong pháp luật của Nhà nước XHCN có nội dung khác về bản chất so với căn

cứ ly hôn do nhà nước phong kiến, tư sản đặt ra Pháp luật của nhà nước phong

kiến, tư sản quy định có thể cắm ly hôn [không quy định căn cứ ly hôn mà chỉ

công nhận quyền vợ chồng được sống tách biệt nhau (biệt cư)] bằng chế độ ly

thân hoặc hạn chế quyền ly hôn theo thời gian xác lập quan hệ hôn nhân, theo độtuổi của vợ chồng: và thường quy định xét xử ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợ,

chồng hay của cả hai vợ chồng đây là các điều kiện có tinh chất hình thức,

phản ánh nguyên nhân mâu thuẫn vợ chồng, chứ không phải bản chất hôn nhân

đã tan vỡ Vấn đề xử lý ly hôn của Tòa án hoàn toàn thụ động, do ý chí của đương sự quyết định.

Luật HN&GD của các nước XHCN quy định việc giải quyết ly hôn hoàntoàn theo đúng thực chất của vấn đề, hoàn toàn không dựa vào lỗi của vợ chồng,trên cơ sở nhìn nhận khách quan, đánh giá đúng thực chất của quan hệ hôn nhân

đã hoàn toàn tan vỡ Bảo đảm quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồngnhưng chỉ giải quyết cho vợ chồng ly hôn khi quan hệ hôn nhân về bản chất đã

22

Trang 29

hoản toàn tan vỡ, mục đích hôn nhân không đạt được, điều này đảm bảo cho

việc bảo vệ sự tồn tại, bền vững lâu dài của gia đình Do đó, khi có yêu cầu ly

hôn của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng hay cha, mẹ, người thân thích

khác, Tòa án phải tiến hành điều tra và hòa giải nhăm bảo vệ hạnh phúc giađình, vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc, chỉ khi nào xét thấy quan hệ vợ chồng đãthực sự đến mức “tinh trạng tram trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục

đích hôn nhân không đạt được” thì Tòa án mới giải quyết cho ly hôn Việc Tòa

án xét xử cho ly hôn chỉ là công việc công nhận một thực tế khách quan là cuộc hôn nhân đó không còn tồn tại nữa Chính vì vậy mà căn cứ ly hôn là rất khó,

đòi hỏi phải hết sức khoa học, phủ hợp với bản chất, đạo đức Nhà nước XHCN,

phù hợp với ý chí nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động.

1.2.2 Nội dung căn cứ ly hôn

Kế thừa và phát triển quy định về nội dung căn cứ ly hôn theo Luật HN&GD năm 2000 (Điều 89), Luật HN&GD năm 2014 quy định nội dung căn

cứ ly hôn trong các trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn (Điều 55) và một bên

có yêu cầu ly hôn (Điều 56) Xét về kỹ thuật lập pháp, Luật HN&GD năm 2014

không quy định cụ thé căn cứ dé Tòa án giải quyết cho ly hôn ở một điều luậtnhư Luật HN&GD năm 2000 (Điều 89) Cho đến nay, các cơ quan Nhà nước cóthâm quyền cũng chưa có văn bản giải thích chính thức về nội dung căn cứ ly

hôn để áp dụng cho các trường hợp ly hôn; đã dẫn đến những cách hiểu khác

nhau, không thống nhất về nội dung căn cứ ly hôn được áp dụng trong các

trường hợp ly hôn.

Cách hiểu thứ nhất: Trường hợp hai vợ chồng thuận tình ly hôn, nếu xét

thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền

lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án CNTTLH; nếu không thỏa thuận được

hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn Như vậy, theo cách hiểu này, trong trường hợp

vợ chong thuận tình ly hôn, Tòa án không cần phải xem xét, đánh giá giữa vợ

23

Trang 30

chồng có mâu thuẫn hay không: tình trạng vo chồng đã tram trọng hay chưa;

mục đích của hôn nhân có đạt được hay không, mà chỉ cần xem xét và thấy rằng,

VỢ chồng đều thực sự tự nguyện xin thuận tình ly hôn; không bị cưỡng ép,không bị lừa dối; vợ chồng đã thỏa thuận được với nhau về tài sản và việc giaocon chưa thành niên cho một bên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; quyền lợi

chính đáng của vợ và con được bảo đảm thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn

và ghi nhận sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng về tài sản và con chung Nghĩa là,

để giải quyết thuận tình ly hôn, cần phải có hai điều kiện cần và đủ: ý chí thực

sự tự nguyện thuận tình ly hôn của vợ chồng và sự thỏa thuận về phân chia tài

sản chung và thỏa thuận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung chưa

thành niên.

Cách hiểu như vậy là không đúng với tinh thần của điều luật và thực tiễngiải quyết thuận tình ly hôn ở nước ta Bởi lẽ, giải quyết ly hôn nói chung, thuậntình ly hôn giữa vợ chồng không chỉ bảo đảm lợi ích riêng tư của cá nhân vợ,chồng: mà còn có cả lợi ích của gia đình, của xã hội Đặc biệt, về thủ tục tố tụng,

từ trước đến nay, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, khi giải

quyết ly hôn (Cả trường hợp thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một

bên vợ, chồng) thì Tòa án đều phải tiến hành thủ tục hòa giải nhằm giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa vợ chồng đề đoàn tụ gia đình.

Cách hiểu thứ hai: Có ba căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ, chồng, cu thé là:

+ Nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bao lực gia đình hoặc vi

phạm nghiêm trọng quyên, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vàotình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân

không đạt được;

+ Trong trường hop vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mắt tích

yêu cau ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn;

24

Trang 31

+ Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi

bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần

của người kia.

Cách hiểu này cũng không đúng với tinh thần của điều luật Bởi lẽ, quyđịnh về nội dung của căn cứ ly hôn từ Luật HN&GD năm 1959 đến nay đềuhoan toàn không dựa trên cơ sở “lỗi” của vợ, chồng mà dựa vào bản chất củaquan hệ hôn nhân đã tan vỡ Trong mọi trường hợp ly hôn, nếu hòa giải khôngthành và nếu xét thấy tình trạng vợ chồng trầm trọng, đời sống chung không thể

kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án mới được giải quyết cho ly hôn Van đề giải quyết cho vợ chồng ly hôn chỉ là việc Tòa án ghi biên

bản công nhận một quan hệ hôn nhân đã “chết”; hôn nhân “tự nó” đã bị phá vỡrồi[28]

Do đó, tác giả nhận thay cần phải có hướng dẫn cụ thé của cơ quan Nha nước có thâm quyén về căn cứ ly hôn Như Điều 89 Luật HN&GD năm 2000 đã quy định với nội dung thống nhất về căn cứ ly hôn cho các trường hợp ly hôn do

luật định (thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ, chồng):

“Toa án xem xét yêu câu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng tram trọng, đời sốngchung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa ánquyết định cho ly hôn Trường hop vợ hoặc chong của người bị Tòa án tuyên bố

mat tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”

1.2.3 Ý nghĩa của việc quy định căn cứ ly hôn

Nhu vậy, căn cứ ly hôn theo Luật HN&GD năm 2014 được quy định dựa

trên quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lénin, từ thực tiễn kinh tế, văn hóa, xã hội Các căn cứ ly hôn có cơ sở khoa học và đã qua thực tiễn kiểm nghiệm trong may chục năm qua Pháp luật quy định về căn cứ ly hôn là căn cứ pháp lý, công cụ để

Tòa án có thể giải quyết yêu cầu ly hôn một cách chính xác, thỏa đáng Quyđịnh căn cứ ly hôn trong pháp luật là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng được thể

hiện trong một sô nội dung sau:

Thứ nhất, quy định căn cứ ly hôn đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị,

25

Trang 32

của nhà nước, của xã hội trong việc điêu chỉnh quan hệ gia đình, trong đó có quan hệ vợ chông.

Thứ hai, căn cứ ly hôn đảm bảo sự công băng về lợi ích giữa các bênđương sự Khi giải quyết ly hôn, cần hiểu điều đó nói lên một thực trạng hônnhân đã tan vỡ, quan hệ vợ chồng không thể tồn tại được nữa Ly hôn bảo đảmquyền lợi ich các bên, giải thoát xung đột, bề tắc trong đời sống hôn nhân

Thứ ba, quy định căn cứ ly hôn giúp cho vợ chồng nhận thức, điều chỉnhhành vi của mình dé có thé tự dan xếp, thỏa thuận dé quan hệ vợ chồng tốt đẹphơn; hoặc đưa ra quyết định ly hôn

Thứ tư, căn cứ ly hôn là cơ sở pháp lý để cơ quan có thâm quyền xem xét giải quyết việc ly hôn của vợ chồng khi có yêu cầu Tòa án chỉ giải quyết ly hôn

khi việc ly hôn là cần thiết, phù hợp với thực tế của quan hệ vợ chồng và đảmbảo sự thông nhất trong việc xét xử

Thứ năm, căn cứ ly hôn nhằm bình 6n quan hệ hôn nhân, bảo vệ và thúcđây sự phát triển của xã hội, góp phần củng cô chế độ một vợ một chồng, tựnguyện, tiến bộ, góp phan khang định nguyên tắc bình dang giữa vợ chồng Các

quy định về căn cứ ly hôn được quy định chặt chẽ thì sẽ góp phần giảm tình

trạng ly hôn, khi tình trạng hôn nhân chưa đáp ứng đủ các căn cứ ly hôn theo

pháp luật quy định thì Tòa sẽ không giải quyết ly hôn Căn cứ ly hôn thể hiện sựbình đăng ở việc pháp luật không “thién vị” chủ thé nào, pháp luật quy định

quyền yêu cầu ly hôn, đưa ra và chứng minh các căn cứ ly hôn là quyền của cả

vợ và chồng Điều này được quy định trong Luật HN&GD năm 2014 là hoàn

toàn tiến bộ so với pháp luật dưới chế độ phong kiến, thực dân ở những thời kỳ

trước đây- thiên vị người chồng hơn

1.3 Pháp luật về căn cứ ly hôn ở Việt Nam

Hệ thống pháp luật về HN&GD ở Việt Nam quy định về căn cứ ly hôn

với những nội dung khác nhau qua từng thời kỳ.

- Căn cứ ly hôn trong pháp luật thời kỳ phong kiến

26

Trang 33

Xã hội phong kiến ở Việt Nam trải dài hàng ngàn năm Trong các quan hệ

xã hội, đặc biệt đối với các quan hệ HN&GD, tư tưởng nho giáo thống trỊ VỚInhững lễ giáo được thê chế trở thành pháp luật Theo đó, bên cạnh những phongtục, tập quán, những quy định của pháp luật mang tính truyền thống tốt đẹp của

dân tộc mà ngày nay vẫn được gìn giữ và phát huy (sự yêu thương, cưu mang

đùm bọc lẫn nhau giữa những người thân thuộc trong gia đình; tình nghĩa thủy

chung của vợ chồng: nghĩa vụ kính trọng, phụng dưỡng của con, cháu đối với cha mẹ, ông bà ); thì những tập tục, những quy định thé hiện sự phân biệt đối

xử giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, giữa các con trong gia đình cũng được

duy trì như bản chất của xã hội phong kiến “trọng nam, khinh nữ” Pháp luật bảo

đảm thực hiện quyền yêu cầu ly hôn và căn cứ ly hôn thường chỉ thuộc về người chồng.

Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật thời Nhà Lê) và Bộ luật Gia Long(thời nhà Nguyễn) là hai đạo luật của xã hội phong kiến ở Việt Nam khi quyđịnh về căn cứ ly hôn đã dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng Đặc biệt là lỗi củangười vợ, theo Đoạn 164 Bộ luật Hồng Đức và Điều 108 Bộ luật Gia Long đều

quy định người chồng có quyền bỏ vợ khi vợ phạm vào tội thất xuất - bảy lỗi của người vợ như sau: Vô tử (không có con), đồ ki (ghen tuông), dam dat (người

vợ có hành vi lang lo, dam dang), khong kinh trong bé me chồng, bất hòa(không hòa thuận với anh em), trộm cắp (không bỏ vợ thì vạ lây đến nhà chồng),

ác tật (bị bệnh phong hui).

Tuy nhiên, pháp luật phong kiến cũng quy định chế độ “tam bat khứ” —

Ba trường hợp người chồng không được bỏ vợ cho dù vợ phạm thất xuất đó làtrong trường hợp khi lấy nhau vợ chồng nghèo nhưng về sau giàu có, khi vợ đã

để tang nhà chồng ba năm, khi lấy nhau vợ còn bà con họ hàng nhưng khi bỏ

nhau vợ không còn nơi nương tựa; đê bảo vệ quyên lợi của người phụ nữ.

Đối với lỗi của người chồng theo Điều 308 Bộ luật Hồng Đức quy định:

“nhàm người chông đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại thì mất vợ (vợ được trình

với quan sở tại va xã quan làm chứng) Néu vợ đã có con thì cho han 1 năm Vi

27

Trang 34

việc quan phải đi xa thì không theo luật này Nếu đã bỏ vợ, mà lại ngăn cản

người khác lấy vợ mình, thì phải tại biém”

Điều 108 Bộ luật Gia Long quy định khi vợ chồng phạm phải điều “nghiatuyệt” thì buộc phải ly hôn “Nghia tuyét” có thé do lỗi của vợ (mưu sát chồng),lỗi của người chồng (chồng bán vợ) hoặc là lỗi của hai vợ chồng Riêng trườnghợp vợ phạm phải nghĩa tuyệt mà chồng không bỏ thì chồng cũng bị phat 80

trượng Bộ luật Hồng Đức coi các trường hợp thất xuất đồng thời là các trường hợp của nghĩa tuyệt (ân nghĩa vợ chồng bị đoạn tuyệt), bắt người chồng phải bỏ

vợ nếu người vợ phạm phải bảy trường hợp trên Trong khi đó, Bộ luật Gia

Long phân biệt rạch ròi giữa thất xuất và nghĩa tuyệt Tuy phạm phải một trong các trường hợp của “that xuất” nhưng nếu người vợ ở trong trường hợp “tam bat

khứ” (ba trường hợp người chồng không thé bỏ vợ được) thì người chồng không

rõ sự bất bình đăng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân.

- Căn cứ ly hôn trong thời kỳ Pháp thuộc (Từ năm 1858 đến trước năm

1945).

Việt Nam trải qua gần 80 năm Pháp thuộc Giai đoạn từ năm 1858 đến

trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam là một nước thuộc địa nửa

phong kiến Dựa theo BLDS năm 1804 (Bộ luật Naponeon) của Cộng hòa Pháp,

ba văn bản pháp luật đã được Nhà nước thuộc địa nửa phong kiến ban hành

nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự, trong đó có các quan hệ HN&GD

Giai đoạn này, tư tưởng lập pháp của nhà nước tư sản đã được du nhập va

thực hiện ở Việt Nam, song hành cùng hệ thống phong tục, tập quán còn rất lạc

28

Trang 35

hậu của xã hội phong kiến Ba bộ dân luật được ban hành áp dụng ở ba miền

(vùng) khác nhau (Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931, Bộ dân luật Trung Kỳ năm

1936 và Tập dân luật giản yêu Nam Ky năm 1883) Về căn cứ ly hôn, cả ba văn

bản luật này cùng với quan niệm coi hôn nhân như là một “hợp đồng”, một “khế

ước” do hai bên nam, nữ thỏa thuận xác lập dé chung song trong quan hé vo

chồng Vì vay, nội dung của căn cứ ly hôn cũng dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng

hoặc lỗi chung của hai vợ chồng dẫn tới cuộc sống chung của vợ chồng không thể tiếp tục.

Bộ dân luật Bắc Kỳ và Trung Kỳ quy định căn cứ ly hôn dựa vào lỗi của

vợ chồng Hai bộ luật này quy định những duyên cớ ly hôn riêng cho người

chồng, người vợ và những duyên cớ ly hôn chung cho cả hai vợ chồng

Điều 118 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Điều 117 Bộ dân luật Trung Kỳ quy định duyên cớ ly hôn của người chồng là những lỗi của vợ như sau: Vợ phạm gian;

vợ bỏ nhà chồng mà đi, tuy đã buộc về mà không về: vợ thứ đánh chửi, bao

hành vợ chính.

Điều 119 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Điều 118 Bộ dân luật Trung Kỳ quy định duyên cớ ly hôn của người vợ khi người chồng có những lỗi sau: Người chồng

không thi hành nghĩa vụ nuôi nắng vợ con tùy theo kế sinh nhai; người chồng bỏ

nhà đi quá hai năm mà không có duyên cớ chính đáng và không cấp dưỡng cho

vợ con; hoặc chồng không có lý do chính đáng mà đuôi vợ ra khỏi nhà mình;chồng làm trái trật tự vợ chính, vợ thứ

Cả hai vợ chồng có thể xin ly hôn khi có những duyên cớ quy định tại

Điều 120 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Điều 119 Bộ dân luật Trung Kỳ như sau: Bên

nọ quá khắc hành hạ, chửi rủa thậm tệ đối với bên kia, hoặc với tổ phụ bên kia;

một bên can án trọng tội; một bên vô hạnh làm nhơ nhuốc đến nỗi bên kia không thể ở chung được; vì một bên tâm thần mà ai cũng biết hoặc phải ở suốt đời

trong bệnh viện.

Tại Nam Kỳ, Bộ dân luật giản yếu Nam Ky năm 1883 quy định quyền lyhôn chỉ do người chồng quyết định và quyền ly hôn này được hạn chế bởi chế

29

Trang 36

độ “tam bất khứ” kế thừa từ cô luật phong kiến Việt Nam, còn người vợ thì

không có quyền yêu cau ly hôn Ngoài ra, luật còn ghi nhận quyền xin ly hôntrong trường hợp chồng bỏ lửng vợ: “Nếu chong vô cớ 5 tháng không về với vợthì người vợ có quyên di tổ cáo và người chong sẽ bị mất vợ, nếu họ đã có con

cái với nhau thì cho thời hạn đó là một năm ” [5] Quy định nay thể hiện rõ

trách nhiệm của người chồng, thể hiện sự kế thừa pháp luật phong kiến nhằm

bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ, ràng buộc nghĩa vụ của người chồng đối với gia đình Quy định này tương đối tiến bộ, có ý nghĩa giúp giải thoát cho

người vợ, bảo vệ quyên lợi cho người vợ trong chừng mực nhât định.

Nhìn chung các quy định về căn cứ cứ ly hôn ở thời kỳ này đã bớt khắt

khe hơn đối với người vợ, phần nào thể hiện sự bình đăng của vợ chồng về ly

hôn và căn cứ ly hôn Nội dung của căn cứ ly hôn vẫn dựa trên cơ sở “lỗi” của

mỗi bên vợ, chồng hoặc “lỗi” chung của cả hai vợ chồng mà không dựa vào bản

chât của quan hệ vợ chông.

- Căn cứ ly hôn trong thời kỳ chế độ Sài Gòn ở miền nam Việt Nam

(Từ năm 1954 đến năm 1975)

Ở miền Nam, chế độ HN&GD giai đoạn này được quy định trong ba văn bản: Luật gia đình ngày 02/01/1959 (luật số 1 - 59) đưới chế độ Ngô Đình Diệm; Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng dưới chế

độ Nguyễn Khánh; Bộ dân luật ngày 20/12/1972 dưới chế độ Nguyễn VănThiệu Những văn bản này đều quy định căn cứ ly hôn trên cơ sở “lỗi” của vợchồng

Luật Gia đình năm 1959 đã thực hiện nguyên tắc cấm vợ chồng không được ly hôn; trường hợp đặc biệt, việc ly hôn sẽ do Tổng thống quyết định và phán quyết của Tổng thống là tối hậu (Điều 55) Luật nay chỉ chấp nhận cho hai

vợ chồng được ly thân (Điều 56).

Sắc luật số 15/64 và Bộ dân luật năm 1972 đã ghi nhận quyền ly hôn hoặc

ly thân của hai vợ chồng Tuy nhiên, cả hai luật này vẫn quy định nội dung của

căn cứ ly hôn dựa vào “lỗi” của vợ, chồng: cùng với quan niệm coi hôn nhân là

30

Trang 37

một hợp đồng dân sự Theo đó, vợ, chồng có thể xin ly hôn hoặc ly thân: vì sự

ngoại tình của bên kia; vì vợ, chồng bị kết án trọng hình về thường tội; vì sự

ngược đãi, bạo hành nhục mạ có tính cách thậm từ và thường xuyên làm cho vợ

chồng không thê sống chung với nhau được nữa; vì có phán quyết xác định sựbiệt tích của người phối ngẫu; vì người vợ hoặc chồng đã bỏ phế gia đình saukhi có phán quyết xử phạt người phạm lỗi Đặc biệt, BLDS năm 1972 đã dự

liệu: Vợ chồng có thé xin thuận tình ly hôn nếu hôn thú được lập trên hai năm và

không quá hai mươi năm [6].

Quy định về nội dung của căn cứ ly hôn dựa vào lỗi của vợ, chồng mới chỉ xem xét đến hình thức bên ngoài của quan hệ hôn nhân mà chưa phản ánh nội dung, bản chất của quan hệ hôn nhân đã thực sự cần phải chấm dứt hay

chưa Tuy nhiên, quy định này lại có ưu điểm là tránh được sự tùy tiện trong xét

xử các vụ án ly hôn của Tòa án Khi giải quyết ly hôn, nếu bên nguyên đơn (vợ,chồng) chứng minh răng bên bị đơn (chồng, vo) có lỗi, lỗi đó đã vi phạm nghĩa

vụ giữa vợ chồng theo luật định thì Tòa án có quyền xét xử cho vợ chồng ly hôn,

mà không thê xử bác đơn ly hôn của đương sự

- Căn cứ ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta

từ năm 1945 đến nay

Căn cứ ly hôn theo Sắc lệnh số 159 - SL ngày 17/11/1950

Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, Hồ Chủ Tịch đọc Bản tuyên

ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (ngày 02/9/1945).

Trong bối cảnh Nhà nước dân chủ nhân dân vừa mới ra đời, Hiến pháp năm

1946 đã ghi nhận đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện Theo

đó, Sắc lệnh số 159 - SL ngày 17/11/1950 (Sắc lệnh số 159) của Chủ tịch nước quy định về ly hôn cũng đã quy định bảo hộ quyền tự do giá thú và tự do ly hôn

bình đăng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng Quyền gia trưởng của người chồngtrong gia đình đã bị xóa bỏ Về căn cứ ly hôn, lần đầu tiên pháp luật Việt Nam

quy định những duyên cớ ly hôn bình đăng giữa vợ chồng mà không phân biệt

về phía người vợ, hay người chồng Vợ, chồng có thé ly hôn vì một bên ngoại

3l

Trang 38

tình; vì một bên bị can án phạt giam; vợ, chồng bỏ nhà đi quá hai năm không có

duyên cớ chính đáng; vì một bên mặc bệnh điên hay một bệnh khó chữa khỏihoặc vợ chồng tính tình không hợp hay đối xử với nhau đến mức không thé sống

chung được[20].

Nội dung của căn cứ ly hôn này vẫn còn được quy định dựa theo lỗi của

vợ, chồng giống như những nguyên nhân, lý do ly hôn Tuy vậy, trong điều kiện

lịch sử nhất định, các quy định về ly hôn và căn cứ ly hôn theo Sắc lệnh số 159

đã thê hiện được bản chât của Nhà nước nhân dân, dân chủ và tiên bộ.

- Can cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 1959,

1986, 2000.

Sau năm 1954, trong bối cảnh đất nước ta còn tạm thời bi chia cắt làm hai

miền với hai chế độ chính trị và hệ thống pháp luật khác biệt Ở miền Bắc, cuộc

cách mạng về ruộng đất được Nhà nước thực hiện đã góp phần xóa bỏ quan hệ

sản xuất phong kiến; xây dựng cơ sở kinh tế của hệ thống pháp luật mang tính

dân chủ của nhân dân, do nhân dân va vì nhân dân Đạo luật số 13 về HN&GD (Luật HN&GD năm 1959) được Quốc hội khóa I, kỳ hop thứ 11 thông qua ngày

29/12/1959, có hiệu lực thi hành từ ngày 13/01/1960 đã quy định những nội

dung mới, mang tính dân chủ và tiến bộ hơn rất nhiều khi điều chỉnh các quan

hệ HN&GD Vào giai đoạn này, quan điểm lập pháp của nhà làm luật Việt Namchịu ảnh hưởng nhiều từ hệ thống pháp luật của các nước XHCN ở Đông Âu

trước đây (Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức, Ba Lan, Bun ga ri, Hung ga ri ).

Học thuyết Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật là cơ sở để xây dựng hệ thốngpháp luật ở các nước xã hội chủ nghĩa Theo đó, quan điểm cho rằng các quan hệ

xã hội trong lĩnh vực HN&GD cần thiết phải được điều chỉnh bằng một luật

riêng, mà không thể áp đặt cách thức điều chỉnh thuần túy của các quy phạm pháp luật dân sự mang tính chat tự nguyện, bình dang nhưng quá “song phẳng” theo kiểu trao đổi ngang giá hoặc có đền bù Vì với những đặc điểm riêng, mang tính đặc thù của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực HN&GD, yếu tố tình cảm yêu

thương, gắn kết giữa các thành viên gia đình là cơ sở xây dựng gia đình tốt đẹp

32

Trang 39

cho xã hội Sự bền vững của gia đình phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tình cảm

giữa những thành viên của gia đình; yếu tố tình cảm này là cái “gốc chuẩn” cho

pháp luật điều chỉnh các quan hệ HN&GD Bên cạnh đó, gia đình truyền thống

Việt Nam luôn thé hiện sự yêu thương, cưu mang, đùm bọc lẫn nhau giữa những

thành viên của gia đình được xây dựng và gìn giữ tới ngàn đời nay; cần thiết

phải xây dựng một luật riêng để điều chỉnh các quan hệ HN&GD Với quan

niệm và thực tiễn như vậy, từ năm 1959 đến nay trong hệ thống pháp luật Việt Nam luôn có văn bản luật riêng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực

HN&GD (Luật HN&GD).

Luật HN&GD năm 1959 quy định về căn cứ ly hôn với nội dung hoàn toàn không dựa trên cơ sở “lỗi” của vợ, chồng như trước đây Luật quy định giải

quyết ly hôn dựa vào bản chất của quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ chồng đã tan

vỡ Theo quy định của Luật, dù vợ chồng thuận tình ly hôn hay một bên vợ,chồng có yêu cầu ly hôn, nếu hòa giải không thành và nếu xét thấy tình trạng vợchồng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân

không đạt được thì Tòa án mới được xử cho ly hôn (Điều 29) Quy định này đã tạo cho Tòa án cơ chế chủ động trong xét xử các vụ việc ly hôn ở Việt Nam.

Giải quyết ly hôn chính xác, theo đúng bản chất của quan hệ hôn nhân đã tan vỡ

được coi là một trong những giải pháp nhằm củng cô các quan hệ gia đình trên

cơ sở mới vững chắc hơn; hoàn toàn không nên hiểu là sự tự do tan vỡ gia đình

Sau ngày miền Nam Việt Nam được giải phóng, đất nước thống nhất (30/4/1975), hệ thống pháp luật nói chung, trong đó có Luật HN&GD năm 1959 được thực thi trên cả hai miền Nam, Bắc.

Sự phát triển của các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội và thực tiễn các quan hệ HN&GD ở Việt Nam thời kỳ đổi mới là nhu cầu khách quan dé Nhà nước Việt Nam xây dựng va ban hành, hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó

có pháp luật về HN&GD, Luật HN&GD năm 1986 và Luật HN&GD năm 2000 được xây dựng và thực hiện trên cơ sở kế thừa các nguyên tắc cơ bản của chế độ

HN&GD từ Luật HN&GD năm 1959 Nội dung của hai văn bản luật này có

33

Trang 40

nhiều quy định mới so với Luật HN&GD năm 1959, nhằm phù hợp với cơ sở

kinh tế của xã hội Trong đó, về căn cứ ly hôn, cả hai văn bản luật này vẫn dựliệu giống với Luật HN&GD năm 1959, với nội dung pháp ly của căn cứ ly hôn

đều không dựa trên cơ sở “lỗi” của vợ, chồng mà dựa vào bản chất tan vỡ của

quan hệ hôn nhân.

Điều 40 Luật HN-GD năm 1986 quy định về căn cứ ly hôn như sau:

“Trong trường hợp cả hai vợ chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không thành

và nếu xét đúng là hai bên thật sự tự nguyện ly hôn, thì Toà án nhân dân công

nhận cho thuận tình ly hôn.

Trong trưởng hop một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không thành thì Toà án nhân dân xét xử Nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống

chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án

nhân dân xu cho ly hôn”.

Điều 89 Luật HN&GD năm 2000 không tách biệt căn cứ ly hôn trongtrường hợp thuận tình ly hôn và trường hợp ly hôn theo yêu cầu một bên mà quy

định căn cứ áp dụng chung cho cả hai trường hợp và đã bổ sung thêm trường

hợp một bên vợ, chồng mất tích so với Luật HN&GD năm 1986 như sau:

“1 Tòa án xem xét yêu câu ly hôn, nếu xét thay tình trạng tram trọng,đờisống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa

án quyết định cho ly hôn.

2 Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mattích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn ”

Như vậy, Điều 89 Luật HN&GD năm 2000 đã thé hiện quan điểm chung,

thống nhất trong cách hiểu, nhận thức áp dụng pháp luật về giải quyết ly hôn củaTòa án Khi giải quyết ly hôn, Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tìnhtrạng vợ chồng trầm trọng, đời sống chung không thé kéo dai, mục dich của hônnhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn

34

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN