Khách quan cho thay, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an Thành phố Hải Phòng nhìnchung đã thực hiện tương đối tốt công tác quán triệt và tô chức thực hiện cóhiệu quả các chủ trương, đư
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYEN THỊ YEN NGA
LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC
HA NỘI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYEN THI YEN NGA
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8380101.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS PHẠM HÒNG THÁI
HÀ NOI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cáckết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào
khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn dam bao tinh chính xác,
tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Truong Đại học Luật xem xét đểtôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Yến Nga
Trang 4MỤC LỤC
Trang Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
0961710005 |
CHUONG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE QUAN LY CƯ TRU
CUA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI -ccc+ccxverrsrrrrrerrree 8
1.1 Khái niệm về người nước ngoài và cư trú của người nước ngoài 8
1.1.1 Khai niệm Người nước nBOÀI << + vksskseeerrkeesee 8
1.1.2 Khai niệm cư trú của người nước ngOài - -s «+ «£+sx++ex+x++ 10
1.2 Khai niệm, đặc điểm quản lý cư trú của người nước ngoài 11
1.2.1 Khai niệm quan ly cư trú của người nước ngOàiI -« 11
1.2.2 Đặc điểm quan ly cư trú của người nước ngoài - 13
1.3 Chủ thể, nội dung, nguyên tắc quản lý cư trú của người nước ngoài 16
1.3.1 Chủ thé quản lý cư trú của người nước ngoài -: 16
1.3.2 Nội dung quản lý cư trú của người nước ngoài - 181.3.3 Nguyên tắc quản lý cư trú của người nước ngoài - 21 1.4 Một số yếu tố ảnh hướng đến quản ly cư trú của người nước ngoài 23 1.4.1 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quản lý cư trú của người
TUOC NZOAL ĐNặŒiiiiiỔẢ - 23
1.4.2 Các yếu tố bên trong anh hưởng đến quản lý cu trú của người
0060981134020 24
Tiểu kết chương 1 2 2 2 Ss+SE+EE£EE£E2EEEEEEEEEEEEEEE71211211211 1x 2E xe 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRANG PHÁP LUAT VÀ THUC TRẠNG QUAN
Trang 52.2 Pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt
Nam hi€N NAY 0 0 5 2.2.1 Quy định pháp luật về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài
1810/0117
2.2.2 Quy định pháp luật về quản lý thường trú đối với ngoài tại Việt Nam
2.3 Thực tiễn quản lý cư trú của người nước ngoài trên địa bàn
thành phố Hải Phòng -2- 2-2 5© 2E£2E£2EE2EE£EEerxerxerseee
2.3.1 Thực tiễn quản lý tạm trú của người nước ngoài trên dia bàn
thành phố Hải phòng - 2 2 2E E+EE+E£E£EE+EE+EEZEE+Eerxersrreee
2.3.2 Thực tiễn quản lý thường trú đối với người nước ngoài tại thành
phố Hải Phòng 2-2 £©5£+S£+EE£EEEEEEEEEEEEE21121122122121 21 Lee,
2.4 Nhận xét, đánh giá Gà ng HH rry2.4.1 Kết quả đạt được của việc quản ly cư trú của người nước ngoài
trên địa bàn thành phô Hải Phòng - 2-2 2 2+s+£x+zszs+2
2.4.2 Hạn chế của quản lý cư trú của người nước ngoài trên địa bàn
LÝ CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHO HAI PHÒNG -:¿-225cccccsccrrceee
Quan điểm hoàn thiện quản lý cư trú của người nước ngoài
trên dia bàn Thành phố Hải Phòng - 2 2 2 S2 52552
Hoàn thiện quản lý cư trú của người nước ngoài phải đảm bảo an
ninh Quốc gia, trật tự xã hội và hội nhập Quốc tế Hoàn thiện quản lý cư trú đối với người nước ngoài cần phải bảođảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài Hoàn thiện quản lý cư trú của người nước ngoài cần phải đảm
-bao tính công khai, thuận lợi và hiện đại hoá - - ‹
Trang 63.2 _ Giải pháp hoàn thiện quản lý cư trú của người nước ngoài tai
M0
3.2.1 Hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý cư trú đối với người
nuOc ngoai 8018001918001: 0010777 .
3.2.2 Tăng cường sự lãnh dao cua Dang trong hoạt động quản ly cư trú
của người nước ngoài tại Việt Nam - 5 5+5 + ssvsseesee
3.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý cư trú của người nước ngoài
trên địa bàn thành phố Hải Phong 2 2-5 S5523.3.1 Nâng cao sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong quản lý cư
trú của người NƯỚC NYOAL <1 1E set
3.3.2 Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về cư trú của người
0000098115402 00000878778 .
3.3.3 Nâng cao trình độ và trách nhiệm của cán bộ quản lý cư trú của
I14010085101998:102Ẽ0ã0ã20007 55 3.3.4 Tuyên truyền, phô biến pháp luật về cư trú của người nước ngoài
trên địa bàn thành phố Hải Phòng - 2 2 2 2+E+£x£ssz2
3.3.5 Đầu tư cơ sở vật chất hỗ trợ công tác quản lý cư trú của người
THƯỚC TIØOÀÀI - G G 1101911990191 HH ngTiểu kết chương 3 2 2S SE+SE2E22E12E12111712717171.21121111 1111 E1 xe KET LUẬN - 2 S912 1 E1 1211211 11111111 21.1111 11011111 1111k.
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -ccccc++22E2zvscced
Trang 7MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với vi tri địa lý thuận lợi, từ nhiều năm nay, Việt Nam là một nơi lý tưởng để giao thương kinh tế, cũng như giao lưu về văn hoá, xã hội Những
năm gần đây, Việt Nam đã tập trung thúc đây sự phát triển của các ngành
công nghiệp, dịch vụ, cùng với nguồn lực dồi dao, đây được xem như là một
điểm sáng để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.Chính vì vậy, số lượng người nước ngoài đến Việt Nam lao động và cư trú
đang có xu hướng ngày càng tăng Vi thế, dé đáp ứng nhu cau thực tế của việc quản lý cư trú của người nước ngoài, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp pháp luật dé vừa thúc day người nước ngoài đến cư trú ở Việt Nam thuận lợi, vừa đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự xã hội, điển hình là Ludt
nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Namnăm 2014 (sửa đôi, bố sung năm 2019)
Hải Phòng - với vị trí là thành phố cảng quan trọng, trung tâm côngnghiệp, cảng biển, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục,khoa học, thương mại và công nghệ thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ của Việt
Nam, là nơi đang thu hút ngày càng nhiều người nước ngoài đến làm việc và
cư trú Theo thống kê, hiện nay Hải Phòng có 12 khu công nghiệp đang hoạt động và sắp tới có thêm 6 khu công nghiệp được xây dựng [40], và số lượng lao động nước ngoài lên đến hàng nghìn người, trong đó nhiều nhất là người
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước khác [40]
Có thể thấy, với vị trí địa lý đặc biệt, người nước ngoài nhập cảnh vàoHải Phòng qua nhiều con đường, cả đường biển và đường hàng không Vậy
nên, việc quản lý cư trú của người nước ngoài, bao gồm cấp chứng nhận tạm trú, cấp thẻ tạm trú và thường trú mang tính đặc thủ so với các tỉnh khác Với
Trang 8tính chất về kinh tế, văn hoá, người nước ngoài đến Hải Phòng với nhiều mụcđích khác nhau, tuy nhiên, chủ yếu là đến lao động trong các khu công nghiệp
và kinh tế Chính vì vậy, ngoài việc tuân thủ pháp luật do Nhà nước ban hành,Hải Phòng còn phải đưa ra các cách thức quản lý để đảm bảo quyền lợi của
người lao động nước ngoài.
Nhìn chung, với tình hình người nước ngoài nhập cảnh và tạm trú tạiHải Phòng ngày càng tăng, Công an Hải Phòng đã chú trọng đến tình hình quản lý cư trú của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Khách quan cho
thay, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an Thành phố Hải Phòng nhìnchung đã thực hiện tương đối tốt công tác quán triệt và tô chức thực hiện cóhiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhànước, thực hiện tốt chức năng quản ly trong lĩnh vực xuất nhập cảnh va cư trú
của người nước ngoài Tuy nhiên, công tác hướng dẫn, phối hợp của các đơn
vị nghiệp vụ, công an quận, huyện về quản lý cư trú đối với người nước ngoài chưa được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả cao Một số cán bộ được tuyển dụng từ các trường ngoài lực lượng chưa được đào tạo nghiệp vụ công
an, nghiệp vụ quản lý cư trú nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác
chuyên môn.
Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý cư trú của người nước
ngoài trên địa bàn thành phố Hải Phòng” là đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
2 Tình hình nghiên cứuLĩnh vực về cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đang được quan
tâm khi ngày càng nhiều người nước ngoài đến tạm trú hoặc thường trú tại
Việt Nam và đã có nhiều nghiên cứu như:
Luận án Tiến sĩ: “Quản lý nhà nước về cư trú của người nước ngoài ởcác tinh, thành phố trực thuộc Trung ương phía Nam Việt Nam” của tac giả VũThành Luân, Học viện hành chính quốc gia, 2016 Luận án nghiên cứu chuyên
Trang 9sâu, đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về cư trú của người nước ngoài ở ViệtNam, ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương va đưa ra các giải pháp déhoàn thiện pháp luật Tuy vậy, luận án cũng không trực tiếp đề cập đến quản lý
cư trú của người nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hải Phòng
Luận án Tiến sĩ “Quản lý nhà nước về an ninh đối với Hgười nước
ngoài tại Việt Nam” của tác giả Ngô Phúc Thịnh, Học viện An ninh nhân dân,
Hà Nội, 2002 Về mặt lý luận, luận án làm rõ khái niệm về người nước ngoài
và địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam, cùng với đó, là phân
tích về những đặc trưng cơ bản của hoạt động quản lý nhà nước về an ninhđối với người nước ngoài và các yếu tố tác động đối với hoạt động quản lý
Về mặt thực tiễn, luận án chỉ ra thực trạng quản lý nhà nước về an ninh đốivới người nước ngoài, và khái quát về tình trạng xâm phạm an ninh Quốc
gia của người nước ngoài và công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm
xâm phạm an ninh Quốc gia Luận án cũng đưa ra những dự báo tình hình
về hoạt động xâm phạm an ninh Quốc gia, trật tự xã hội thông qua những người nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam, và đề xuất những giải
pháp mang tính khả thi để góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòngchống xâm phạm chủ quyền
Luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về quản lý cư trú đối với người nướcngoài qua thực tiễn áp dụng tại tinh Ninh Thuận ”của tác giả Mai Thi HồngTiến, Đại học Kinh tế Thành phố H6 Chi Minh, năm 2019 Trong luan van,
tác giả làm rõ các van đề lý luận có liên quan đến hoạt động quan ly nhà nước
về cư trú của người nước ngoài như khái niệm, đặc điểm, chủ thé của quản lý nhà nước về cư trú của người nước ngoài Đồng thời, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra nguyên nhân của những thiếu sót trong hoạt động áp
dụng pháp luật về quản lý người nước ngoài trên địa ban tỉnh Ninh Thuận Vàcuối cùng đưa ra những kiến nghị và giải pháp dé khắc phục những tôn tại đó
Trang 10Luận văn Thạc sĩ “Quản lý nhà nước về cư trú doi với người nước
ngoài trên địa bàn thành pho Hà Nội ” của tác giả Phạm Đức Chính, Học việnKhoa học xã hội — Viện han lâm khoa học xã hội Việt Nam, năm 2018 Luậnvăn đã phân tích cơ sở lý luận về hoạt động quản lý nhà nước về cư trú đối
với người nước ngoài, đồng thời phân tích thực tiễn thực hiện hoạt động quan
lý cư trú trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó, chỉ ra những vướng mắc và
kiến nghị giải pháp để khắc phục những vướng mắc còn tôn tại
Sách “Hỏi đáp những quy định của tư pháp quốc tế Việt Nam về người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài ” của tác giả Nguyễn Hồng
Bắc, Hà Nội, NXB Tư pháp, 2011, nghiên cứu các vấn đề cơ bản của tư phápquốc tế Việt Nam về người nước ngoai, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài trong lĩnh vực cư trú, lao động, sở hữu
Chuyên đề nghiên cứu khoa học “Cw tri, diéu kiện cư trú của người
nước ngoài tại Việt Nam — Thực trạng và kiến nghị”, Viện nghiên cứu lập
pháp, 2013, Hà Nội Chuyên đề nghiên cứu hoạt động cư trú của người nướcngoài tại Việt Nam, khái quát hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động cư trú
của người nước ngoài trên địa bàn Việt Nam Đồng thời, từ việc nghiên cứu,
phân tích thực tiễn áp dụng, chỉ ra những hạn chế, vướng mặc còn tổn tại
trong hệ thống pháp luật, dé trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp, phươngthức nhằm khắc phục, nâng cao hoạt động quản lý cư trú đối với người nước
ngoài tại Việt Nam.
Bài báo nghiên cứu “Đổi mới quản lý nhà nước về cư trú người nước
ngoài đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay”, tác giả Vũ Thành Luân,tạp chí Công an nhân dân, 2015 Trong bài báo, tác giải khái quát hoạt độngquản lý nhà nước về cư trú của người nước ngoài, đồng thời chỉ ra những
điểm bat cập của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này, tạo cơ sở dé kiến nghị
giải pháp nâng cao hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoai trênphạm vi cả nước.
Trang 11Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đi sâu vào nghiên cứu van đề lýluận, pháp lý cơ bản về cư trú của người nước ngoài và phân tích thực tiễn ápdụng quy định pháp luật Kết quả nghiên cứu của những công trình nêu trên làtài liệu tham khảo dé tác giả thực hiện đề tài luận văn; trên cơ sở những vấn
đề lý luận, luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn quản lý cư trú của người
nước ngoài, chỉ ra một số vướng mắc và đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Hải Phòng.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Lam rõ những van dé lý luận quản lý cư trú của người nước ngoài;
đánh giá thực trạng pháp luật và quản lý cư trú của người nước ngoài tại thành
phố Hải Phong; đưa ra những giải pháp hoan thiện pháp luật và quản lý cư trú
của người nước ngoài tại Hải phòng.
3.2 Nhiệm vu nghiên cứu
Đề đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau
- Đưa ra được khái niệm, chỉ ra được những đặc điểm, nguyên tắc, nộidung quản lý cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam;
- Đánh giá được thực trạng pháp luật và quản lý về cư trú của ngườinước ngoài trên địa bàn thành phố Hải Phòng, chỉ ra những ưu điểm, nhữnghạn chế
- Đưa ra những quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý cư trú của
người nước ngoài trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
4 Tính mới và những đóng góp của đề tàiLuận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận quản lý về cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam đưa ra được khái niệm, chỉ ra đặc điểm,
nguyên tắc, nội dung quản lý cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; đánh
giá thực trạng pháp luật, thực trạng quản lý cư trú của người nước ngoài tại
Trang 12thành phố Hải Phòng: đưa ra những quan điểm và giải pháp hoàn thiện cư trú
của người nước ngoài tại Hải Phòng.
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý cư trú của người nước ngoài trên địa bàn TP Hai Phòng 5.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý cư trú đối với người nước
ngoài do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tiễn hành từ năm 2018 đến 2022
trên địa bàn thành phố Hải Phòng:
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biệnchứng của chủ nghĩa Mác — Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh va quan điểm,
đường lối của Đảng và Nhà nước về nhà nước, pháp luật, bảo vệ an ninh Quốc gia, đảm bảo trật tự xã hội, bảo đảm, bảo vệ quyền Con người.
Đề đạt được mục đích nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thé như sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp phan
tích hệ thống, phương pháp nghiên cứu kết hợp lý luận và thực tiễn, phươngpháp đánh giá, phương pháp thống kê, so sánh
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong quá trìnhthực hiện luận văn Phương pháp này được sử dụng tại chương 1 nhằm làmsáng tỏ các quan điểm, khái niệm, đặc điểm của quản lý cư trú đối với người
nước ngoài Đối với chương 2, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp dé phân tích quy định pháp luật hiện hành, và thực tiễn áp dụng những
quy định đó tại Hải Phòng, từ đó, rút ra những kết luận về những vấn đề đạt
được và chỉ ra những hạn chế cần khắc phục Phương pháp này cũng được
vận dung dé chi tiết hoá các quan điểm và các giải pháp hoàn thiện quản ly cư
trú của người nước ngoài tại Hải Phòng ở chương 3.
Trang 13Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng chủ yếu tại chương 2,nhằm làm rõ về thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về cư trú đối vớingười nước ngoài tại Hải Phòng trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2022.
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần làm rõ thêm số vấn đề lý luận quản lý về cư trú của
người nước ngoài.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho cơ quan quản lý cư trú của người nước ngoài, trong nghiên cứu, học
tập, giảng day tại các cơ sở dao tạo về chủ dé quản lý cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam.
8 Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
Chương 1 Những van đề lý luận về quan lý cư trú của người nước ngoài.Chương 2 Thực trạng pháp luật và thực trạng quản lý cư trú của người
nước ngoài trên địa bàn thành phố Hải phòng
Chương 3 Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật và hoan thiện
quản lý cư trú của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Trang 14CHƯƠNG 1
NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN
VE QUAN LÝ CU TRU CUA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm về người nước ngoài va cư trú của người nước ngoài
1.1.1 Khai niệm Người nước ngoài
Hiện nay, thuật ngữ “người nước ngoài” được tiếp cận bằng nhiều cáchkhác nhau trong khoa học pháp lý ở các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam
Dưới góc độ luật quốc tế, thuật ngữ “người nước ngoài” được quy định tại Tuyên bố về quyền của những người không phải là công dân ở nơi mà họ đang sinh sống, tuyên bố được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết số 40/144 ngày 13/12/1985 Theo điều 1 của văn kiện nay, thuật ngữ “người nước ngoài” được áp dụng cho bất cứ người nào không phải là
công dân ở quốc gia mà họ đang sinh sống [17] Cách hiểu này cũng đượcmột số quốc gia trên thế giới tiếp nhận và quy định trong pháp luật quốc gia
Luật người nước ngoài và bảo vệ quốc tế năm 2013 của Cộng hoà Thé Nhĩ
Kỳ đưa ra định nghĩa khá chung chung về người nước ngoai tại khoản z, điều
3 như sau: “Người nước ngoài là một người không có ràng buộc về quyền
công dân với Nhà nước Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ” [45] Bên cạnh đó, pháp luật của Cộng hoà Liên bang Đức quy định cụ thể hơn về định nghĩa về người
nước ngoài, tại Luật cư trú năm 2008, sửa đôi năm 2020 và Luật cơ bản năm
1949, sửa đổi năm 2022 Điều 1, phan 2 của Luật cư trú 2008 của Cộng hoà Liên bang Đức quy định: “Người nước ngoài là bất kỳ ai không phải là người
Duc theo quy định tại khoản 1, điều 116 của Luật cơ bản năm 1949 của Cộnghoà Liên bang Đức [43] Theo khoản 1, điều 116 của Luật cơ bản năm 1949:
“Trừ khi luật có quy định khác, người Duc theo định nghĩa của Luật cơ bản này là người có quôc tịch Đức hoặc người đã được nhận vào lãnh thô cua Dé
Trang 15chế Đức ngày 31/12/1937 với tư cách là người ti nạn hoặc người bị trục xuấtcủa dân tộc Đức hoặc là vợ/chồng hoặc con cháu của người đó” [44].
Như vậy, từ pháp luật quốc tế, có thê thấy, theo nghĩa rộng, thuật ngữ
“người nước ngoài” bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người khôngquốc tịch Theo nghĩa hẹp, thuật ngữ này chỉ bao gồm người có quốc tịch của
quốc gia khác và không phải công dân của nước sở tại Tựu chung lại, pháp luật của hầu hết quốc gia trên thế giới đều áp dụng quốc tịch là căn cứ cơ bản
dé phân biệt người nước ngoài và công dân nước mình.
Mặc dù vẫn còn một số quan điểm khác nhau, tuy nhiên, khoa học pháp
lý của Việt Nam cũng đồng nhất quan điểm với pháp luật quốc tế và pháp luậtcủa hầu hết quốc gia trên thế giới khi áp dụng chế định quốc tịch để xác địnhmột người là công dân Việt Nam hay người nước ngoài Điều này được thêhiện rõ trong pháp luật của Việt Nam, cụ thé trong Luat Quéc tich nam 2008
(sua đôi, bố sung năm 2014, sau đây gọi tắt là Luật Quốc tịch) và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài năm 2014 (sửa đôi, bô sung năm 2019) Khoản 5, điều 3 Luật Quốc tịch đưa ra định nghĩa: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc
tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam” [27] Luật Quốc tịch không đưa rađịnh nghĩa cụ thé về “người nước ngoài”, mà thay vào đó, thu hẹp phạm vi
điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh của luật khi chỉ đưa ra định nghĩa đối với
những người nước ngoài cư trú ở Việt Nam.
Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đưa ra định nghĩa về người nước ngoài tại khoản 1 điều 3 như sau: “Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tạiViệt Nam” [29].
Như vậy, từ quy định trên, pháp luật Việt Nam xác định người nước
Trang 16ngoài bao gồm người mang quốc tịch của nước khác không phải là quốc tịchViệt Nam và người không quốc tịch, tức là người vừa không có quốc tịch ViệtNam, vừa không có quốc tịch của nước khác.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về khái niệm người nước ngoài, cần có sự
phân biệt rõ ràng giữa “người nước ngoài” và “người Việt Nam định cư ở
nước ngoài” Khoản 3 điều 3 Luật Quốc tịch quy định: “Người Việt Nam định
cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh song lâu đài ở nước ngoài” [27] Trong số những người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, có người vẫn là công dân Việt Nam đo họ vẫn giữ quốc tịch ViệtNam, có người đã xin thôi quốc tịch Việt Nam đề nhập quốc tịch nước ngoài.Trong trường hợp này, cơ quan có thâm quyền cần căn cứ vào giấy tờ quốctịch mà họ sử dụng để khai báo khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và cư trú
để xác định đối tượng quản lý Trong trường hợp, họ xuất trình hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ có giá trị khác chứng minh họ là công dân Việt Nam thì áp dụng các quy định đối với công dân Việt Nam Tuy nhiên, trường hợp họ sử dụng hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị khác thay thế hộ chiếu, thì xác định họ là người nước ngoài để áp dụng các quy định phù hợp.
1.1.2 Khái niệm cw trú của người nwớc ngoài
Cư trú là một trong những quyén con người cơ bản được pháp luật quốc
tế và pháp luật quốc gia thừa nhận và bảo vệ Theo Từ điển Tiếng Việt, cư trú
là “việc một người ở thường ngày tại một nơi nào đó” [39, tr.221] Theokhoản 2, điều 2 Luật Cư trú 2020 (sau đây gọi tắt là Luật Cư trú): “Cư trú là việc công dân sinh sông tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc
đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã” [30]
Như vậy, từ quy định trên, cư trú là đối tượng của quản lý nhà nước Thực
chất, cư trú là sinh sống của một người tại một địa điểm nhất định trong mộtkhoảng thời gian nhất định trên lãnh thé Việt Nam
10
Trang 17Từ nội dung của thuật ngữ cư trú nói chung có thể suy ra cư trú củangười nước ngoài cũng tương tự như vậy Theo khoản 9, điều 3, Luật Nhậpcảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam cư trú là
việc người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam [29] Quy định này đã chia ra cư trú của người nước ngoài thành hai hình thức là thường trú
và tạm trú Về bản chất, hai hình thức cư trú này không có gì khác nhau, tuy
nhiên, điểm khác nhau giữa thường trú và tạm trú là về mặt thời gian Thường
trú là hành vi người nước ngoài cư trú thường xuyên, liên tục, không thời hạn tại Việt Nam Ngược lại, tạm trú là hành vi người nước ngoài cư trú tạm thời,
trong một khoảng thời gian ngắn Chuyên đề nghiên cứu của Trung tâmnghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu lập pháp: “Cư trú, điều kiện cư trú củangười nước ngoài tại Việt Nam — Thực trạng và kiến nghị” có đề cập đến van
đề cư trú của người nước ngoài như sau: “Sự kiện pháp lý về cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam xuất hiện từ sau khi người đó nhập cảnh và phải thực hiện các thủ tục đăng ký tạm trú hoặc thường trú tại một địa điểm thuộc xã,
phường, thị tran trên lãnh thé nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cư
trú của người nước ngoải được xác định từ sau khi nhập cảnh vào Việt Nam
đến khi họ xuất cảnh qua cửa khâu” [38, tr.6] Như vậy, người nước ngoàiđược coi là cư trú hợp pháp trên lãnh thé Việt Nam khi họ nhập cảnh hợppháp vào Việt Nam và hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú hoặc tạm trú tạimột địa điểm hợp pháp nhất định trên lãnh thé Việt Nam theo quy định của
pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên.
1.2 Khái niệm, đặc điểm quản lý cư trú của người nước ngoài
1.2.1 Khái niệm quan ly cw tri của Hgười nước ngoài
Theo GS.TS Phạm Hồng Thái, trong cuốn Lý luận quan lý nhà nước,quản lý là sự tác động mang tính tổ chức, quyền lực, điều chỉnh có mục đích,làm thay đổi hiện thực cuộc sống của con người [31, tr.14]
11
Trang 18Cư trú là một trong những quyền co bản mà bất cứ người nao cũng
được hưởng Tuy nhiên, cư trú, đặc biệt là cư trú của người nước ngoài cũng
ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, xã hội, vậy nên, mỗi quốc gia đều có cơ chế dé
quản lý cư trú đối với công dân nước mình và người nước ngoài.
Như đã phân tích ở trên, người nước ngoài đến Việt Nam, dù với mục
đích hay bằng hình thức nào, thì đều phải trải qua các giai đoạn theo thứ tự là
nhập cảnh, quá cảnh, cư trú, và khi không còn nhu cầu ở Việt Nam thì tiễn
hành thủ tục xuất cảnh Vì vậy, để các hoạt động trên diễn ra theo trình tự, suôn sẻ và hợp pháp theo pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên thì pháp luật Việt Nam quy định cụ thể về trình tự, thủ tục
và thâm quyền quản lý cư trú cho các cơ quan chức năng để quản lý hoạt
động nhập cảnh, quá cảnh, cư trú xuất cảnh của người nước ngoài Có thể thấy, hoạt động cư trú sẽ diễn ra ngay sau khi một người nước ngoài nhập
cảnh vào Việt Nam Do đó, việc quản lý đăng ký thường trú hoặc tạm trú của
người nước ngoài là cần thiết Trong bài viết Quan lý cư trú — Một số van dé
lý luận và thực tiễn, tác giả Trần Đại Quang đưa ra khái niệm về quản lý cư
trú, đó là quá trình cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú và các biện pháp nghiệp vụ ngành Công an dé tiến hành
đăng ký, quản lý thường trú, tạm trú, tạm vắng, lưu trú của công dân nhamdam bảo cho công dân thực hiện quyền, nghĩa vu về cư trú theo quy định củapháp luật; đồng thời phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các
hành vi vi phạm pháp luật khác trật tự an toàn xã hội [26, tr.11-12] Trong baiviết này, tác giả không đưa ra khái niệm cụ thể về quản lý cư trú của người nước ngoài mà chỉ là định nghĩa chung về quản lý cư trú, tuy nhiên, từ đấy vẫn có thé suy ra, bản chất của việc quản lý cư trú của người nước ngoài vẫn
là việc tô chức thực hiện pháp luật về cư trú dé đảm bảo an ninh quốc gia và
trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp của người nước ngoài khi cư trú
trên lãnh thô Việt Nam
12
Trang 19Từ những phân tích ở trên có thể hiểu: quản lý cư trú của người nướcngoài là việc cơ quan có thẩm quyên thực hiện quyên hạn trong quan lý nhànước nhằm theo dõi, điều chỉnh cư trú của người nước ngoài trên lãnh thổViệt Nam dé hướng đến mục tiêu bảo đảm cư trú của người nước ngoài trênlãnh thổ Việt Nam diễn ra đúng pháp luật, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự
xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài theo đúng pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
1.2.2 Đặc điểm quan lý cư tri của người nước ngoàiQuản lý cư trú của người nước ngoài là một hoạt động quan trọng, ảnh
hưởng đến an ninh quốc gia, an toàn xã hội và sự phát triển bền vững của đấtnước Quản lý cư trú của người nước ngoài có những đặc điểm sau:
Quản lý cư trú của người nước ngoài chịu sự diéu chỉnh của đường lối,
chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước
Quản lý cư trú của người nước ngoải nói riêng va quan lý người nước
ngoài nói chung tại Việt Nam là hình thức quản lý xã hội đặc biệt Nhà nước
sử dụng quyền lực của mình, thông qua các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương và sử dụng các chính sách, pháp luật dé điều
chỉnh hành vi của người nước ngoài và tiến hành hoạt động quản lý cư trú củangười nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam Việc quản lý cư trú của người nướcngoài trên lãnh thổ Việt Nam phải dựa vào chủ trương, chính sách của Dang
và Nhà nước, đồng thời cũng phụ thuộc vào chính sách đối ngoại của Việt
Nam theo từng thời kỳ Chính sách quan lý cư trú của người nước ngoài là
một trong những nhân tố ảnh hưởng đến vị thế của một Quốc gia trên trường
Quốc tế Bên cạnh đó, nó cũng đóng vai trò trong việc đây mạnh uy tín của Quốc gia, thúc đây sự hợp tác về kinh tế - xã hội với nước ngoài.
Trên thực tế, nhận thấy rằng, một Quốc gia phát triển về du lịch, và thu
hút nhiêu nhiêu nguôn nhân lực nước ngoài, đông thời hợp tác quôc tê vê mặt
13
Trang 20kinh tế được thúc đây là một quốc gia chú trọng vào các chính sách quản lý
cư trú đối với người nước ngoài Người nước ngoài khi đến cư trú được đảmbảo về quyền và lợi ích hợp pháp và được Nhà nước tạo điều kiện sinh sống
và làm ăn sẽ khiến họ yên tâm hơn Ngược lại, nếu Quốc gia không chú trọng
đến cải thiện công tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài thì kéo theo
đó, công tác đối ngoại của Quốc gia đó cũng gặp nhiều khó khăn Chính vì vậy, tuỳ vào từng thời kỳ và căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng và
những chính sách đối ngoại mà Nhà nước đề ra, Việt Nam sẽ có những thayđổi và cải thiện trong chính sách và công tác quản lý cư trú đối với ngườinước ngoài trên lãnh thé Việt Nam, dé vừa đảm bảo an ninh Quốc gia và trật
tự xã hội, vừa bảo đảm quyên và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài, đồngthời nâng cao vị thế của đất nước trên trường Quốc tế
Quan ly cư tru của người nước ngoài phải tuân theo pháp luật ViệtNam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Mục dich của việc quản lý cư trú của người nước ngoài trên lãnh thé Việt Nam là đảm bảo an ninh Quốc gia và trật tự xã hội, vậy nên, trình tự, thủ tục và thâm quyền thực hiện công tác quan lý cư trú đối với người nước ngoai
được quy định cụ thể và chặt chẽ trong các văn bản pháp luật của Việt Nam
Từ đó, người có thâm quyền và cơ quan có thâm quyền sẽ có căn cứ để thực
hiện công tác quản lý cư trú của người nước ngoài một cách hợp pháp, đúng
đăn, và đảm bảo sự bình đăng trước pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích của
người nước ngoài trên lãnh thé Việt Nam
Bên cạnh đó, đối tượng quản lý là công dân của một quốc gia khác hoặc là người không quốc tịch, hay nói cách khác là chủ thé quốc tế, vậy nên, việc quản lý cư trú của người nước ngoài cũng phải tuân thủ theo điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên Khoản 1, điều 4 của Luật Nhập cảnh, xuất
cảnh, quá cảnh, cu trú của người nước ngoài tại Việt Nam cũng quy định về
14
Trang 21nguyên tắc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú: “Tuân thủ quy định củaLuật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan hoặc điềuước quốc tế mà Việt Nam là thành viên” Như vậy, việc quản lý cư trú củangười nước ngoài trên lãnh thé Việt Nam chịu sự điều chỉnh của cả pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Quản lý cư trú của người nước ngoài có những điểm khác biệt so vớiquan lý cu tru của công dân Việt Nam
Quản lý cư trú của người nước ngoài năm trong quản lý cư trú nói
chung, vì vậy, mang đầy đủ đặc trưng của hoạt động quản lý cư trú như tínhquyền lực nhà nước, được tiến hành theo địa giới hành chính, có sự phâncông, phân cấp trách nhiệm và đa dạng về nội dung, đối tượng và hình thứcquản lý [12] Tuy nhiên, đối tượng quản lý ở đây là người nước ngoài, có yếu
tố quốc tế, vì vậy hoạt động quản lý cũng mang đặc điểm khác biệt so với quản lý cư trú nói chung, hay cụ thể là quản lý cư trú đối với công dân Việt Nam Điểm khác biệt này được thể hiện ở ba khía cạnh, đó là: đối tượng quản
lý, chủ thể quản lý và nội dung quản lý.
Đối tượng quản lý ở đây là người nước ngoài Như đã phân tích, người
nước ngoài là người mang quốc tịch của quốc gia khác hoặc người khôngquốc tịch nhập cảnh vào Việt Nam Chính vì vậy, khi người nước ngoài cư trútrên lãnh thô Việt Nam, họ phải tuân theo pháp luật Việt Nam, pháp luật Quốcgia mà họ mang Quốc tịch và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Có thé thấy, công tác quản lý cư trú của người nước ngoài không chỉ đơn thuần là quản lý hoạt động sinh sống ở một địa điểm nhất định của người nước ngoài, mà nó còn liên quan đến việc bảo đảm quyền cơ bản của người
nước ngoài khi sinh sống và làm việc ở Quốc gia khác theo quy định của phápluật Quốc tế, đồng thời, nó cũng gắn liền với việc gắn kết quan hệ đối ngoại
giữa Việt Nam và các Quôc gia khác.
15
Trang 22Về chủ thể quản lý cư trú của người nước ngoài, theo quy định tạikhoản 1, điều 47 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của ngườinước ngoài tại Việt Nam Bộ Công An là cơ quan trực tiếp thực hiện việcquản lý nhà nước về hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú củangười nước ngoai cùng với sự phối hợp thực hiện của các bộ, cơ quanngang bộ có liên quan.
Nội dung quản lý cư trú của người nước ngoài khá đa dạng Bên cạnh việc quản ly hoạt động đăng ký thường trú va tạm trú của người nước ngoài,
quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam cũng bao gồm hoạtđộng trao đôi thông tin và phối hợp quản lý và xử lý vi phạm về cư trú đối vớingười nước ngoài, đồng thời, hợp tác quốc tế cũng là một nội dung trong hoạtđộng quản lý cư trú đối với người nước ngoài
1.3 Chủ thể, nội dung, nguyên tắc quản lý cư trú của người nước ngoài 1.3.1 Chủ thể quản lý cư trú của người nước ngoài
Chủ thể quản lý cư trú của người nước ngoài là các cá nhân, cơ quan nhà nước được trao quyền đề thực hiện giám sát, quản lý hoạt động cư trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, đảm bảo hoạt động cư trú diễn ra
trôi chảy và tuân thủ theo pháp luật Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cưtrú của người nước ngoài tại Việt Nam quy đinh cụ thể về trách nhiệm của các
cơ quan, tổ chức về kiểm soát, giám sát hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, quácảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam Theo quy định tại luật này,
Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về việc nhập cảnh, quá
cảnh, cư trú của người nước ngoài Đồng thời, Chính phủ có trách nhiệm quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh,quá cảnh, cư trú của người nước ngoai tại Việt Nam [29].
Bên cạnh đó, Luật Nhập cảnh, xuât cảnh, quá cảnh, cư trú của người
16
Trang 23nước ngoài tại Việt Nam quy định Bộ Công an là cơ quan trực tiếp thực hiệncông tác quản lý người nước ngoài về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cưtrú tại Việt Nam và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiệnnhiệm vụ của mình Đồng thời, để đảm bảo công tác quản lý cư trú của
người nước ngoài tuân thủ đúng pháp luật, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan để thực hiện quản lý nhà nước
về cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam Đề thực hiện nhiệm vụ theoquy định của Luật, Bộ Công an cũng phân công nhiệm vụ cho các đơn vi
trực thuộc, mà đơn vị chủ chốt thực hiện hoạt động quản lý cư trú của ngườinước ngoài tại Việt Nam là lực lượng quản lý xuất nhập cảnh Công an nhândân Lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh Công an nhân dân là một lực lượng
của ngành Công an, vừa thực hiện chức năng nghiệp vụ, vừa thực hiện chức
năng quan ly nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh của công dân Việt
Nam, xuất nhập cảnh va cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam [8] Lực
lượng Quản lý xuất nhập cảnh bao gồm Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục
An ninh cửa khâu và các Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Cục An ninh cửa
khâu và các Phòng Quan lý xuất nhập cảnh thuộc Công an 63 tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương [8]
Ngoài ra, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nướcngoài tại Việt Nam cũng quy định về trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, Bộ
Quốc phòng, bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tô chức thành viên của Mặt trận trong hoạt động quản lý cư trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam Trong lĩnh vực quản lý cư trú của người nước ngoài trên lãnh thé Việt Nam, Bộ Ngoại
giao có quyền thực hiện việc cấp, huỷ bỏ thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú cho
người nước ngoai [29] Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng có thâm quyền cấp
chứng nhận tạm trú của người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam [29].
17
Trang 24Các bộ, cơ quan ngang bộ, trong phạm vi thâm quyền của mình có tráchnhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng thực hiệnhoạt động quan lý cư trú đối với người nước ngoai [29] Đồng thời, Uỷ bannhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về cư trú của
người nước ngoài ở địa phương, chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc Uy ban nhân dân thực hiện việc quản lý cư trú của người nước ngoài trên địa bàn,phổ biến, giáo dục pháp luật về cư trú cho người nước ngoài và thanh tra,
kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú củangười nước ngoai thuộc địa ban quản lý [29] Uy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các tô chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tuyên truyền, giáoduc và giám sát việc thi hành pháp luật về cư trú của người ngoai trên lãnhthé Việt Nam đối với co quan, tổ chức, cá nhân [29]
Nhìn chung, công tác quản lý cư trú của người nước ngoài được thực
hiện bởi nhiều chủ thé khác nhau, trong đó, trực tiếp quan lý và chịu tráchnhiệm là lực lượng quản lý xuất nhập cảnh Công an nhân dân trực thuộc Bộ
Công an Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Uy ban nhân dân các cấp và Uy ban Mặt trận Tô quốc
Việt Nam và các t6 chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp với
Bộ Công an theo thâm quyền của mình để thực hiện công tác quản lý cư trú
của người nước ngoài tại Việt Nam.
1.3.2 Nội dung quan lý cw trú của người nước ngoài Quản lý cư trú của người nước ngoài là một bộ phận thuộc quản lýnhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cu trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Vì vậy, nội dung quản lý cư trú của người nước ngoài cũng bao gồm nội dung của quản lý về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước
ngoài trên lãnh thé Việt Nam [34] Nội dung quản lý cư trú của người nước
ngoài bao gôm:
18
Trang 25Thứ nhất, xây dựng và ban hành văn bản pháp luật quản lý nhà nước
về cư trú của người nước ngoài Đây là nội dung quan trọng nhất dé đảm bảoviệc quản lý cư trú của người nước ngoài tuân thủ pháp luật quốc gia và phápluật quốc tế Căn cứ vào thâm quyền và quyền hạn được giao, chủ thể quản lý
cư trú của người nước ngoài tiễn hành xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về quản lý cư trú của người nước ngoài Trong đó, nội dung của các văn bản tập trung vào việc điều chỉnh mối quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước Việt Nam và người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, đảm bảo an
ninh Quốc gia, trật tự xã hội và quyền, lợi ich hợp pháp của người nước ngoài
cư trú tại Việt Nam Đây được xem là khâu quan trọng nhất trong công tácquản lý cư trú của người nước ngoài vì ở bước này, hành lang pháp lý về quản
ly cư trú của người nước ngoài được xây dựng dé xác định rõ về thẩm quyên,phân cấp, phân quyền, phân công nhiệm vụ dé thực hiện hoạt động quản lý.
Từ đó, các chủ thé quản lý cư trú của người nước ngoài sẽ có căn cứ để thực
hiện nhiệm vụ của mình theo đúng pháp luật.
Thứ hai, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về cư trú của người nước ngoài Dé thực hiện việc quản lý nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực cư trú của
người nước ngoài trên lãnh thé Việt Nam, chủ thé quản lý cư trú của ngườinước ngoài cần phải tiến hành tổ chức một bộ máy với cơ cấu hợp lý, có sựphân công và phối hợp hiệu quả Việc phân công rõ nhiệm vụ, quyền hạn vàphối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan liên quan ở các cấp sẽ làm tăng thêm
tính chặt chẽ, hiệu quả trong hoạt động quản lý cư trú của người nước ngoài
trên lãnh thổ Việt Nam
Thứ ba, tổ chức thực hiện văn bản về quản lý nhà nước về cư trú củangười nước ngoài Một văn bản pháp luật thực sự trở nên có ý nghĩa khi nó
được đưa vảo thực hiện trong thực tiễn hằng ngày Chính vì vậy, sau khi ban
hành văn bản pháp luật vê quản lý cư trú của người nước ngoài, chủ thê quan
19
Trang 26lý cư trú của người nước ngoài cần triển khai thực hiện những phương án đểđưa các quy định của văn bản này vào thực hiện nhuan nhuyễn trong thựctiễn Việc tô chức thực hiện các văn ban quản lý nhà nước về cư trú đối vớingười nước ngoài được thực hiện thông qua một số hoạt động như: Tuyên
truyền, phố biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý cư trú đối với người nước ngoài để đảm bảo cả cán bộ quản lý và người dân đều hiéu rõ về quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong công tác quản lý cư trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam; Quản lý tạm
trú thể hiện qua một số hoạt động như cấp chứng nhận tạm trú, xác định các
cơ sở lưu trú, đảm bảo việc khai báo tạm trú, cấp thẻ tạm trú đúng theo quyđịnh của pháp luật; Quản lý thường trú thể hiện thông qua việc thực hiện thủtục xét thường trú, cấp thẻ thường trú theo đúng quy trình và thủ tục trong
các văn bản pháp luật đã được ban hành.
Thứ tư, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú của người nước ngoài Hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài không thực sự có ý
nghĩa khi chỉ dừng lai ở việc ban hành va tô chức thực hiện các văn bản pháp
luật về cư tra của người nước ngoài nếu không đi kèm với đó là những chế tài
tuỳ theo mức độ vi phạm Đây được xem là một khâu quan trong dé dam bao
công tác quản lý cư trú của người nước ngoài luôn được thực hiện theo đúng
pháp luật Việc kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cư trú của
người nước ngoài phải luôn được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệuqua dé dam bao an ninh quốc gia, trật tự xã hội và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài trên lãnh thé Việt Nam
Thứ năm, thống kê nhà nước về cư trú của người nước ngoài Việc thống kê này giúp cho các cơ quan quản lý năm bắt được chính xác số
lượng người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, đồng thời còn là căn cứ để
đánh giá về tính hiệu quả của các chính sách quản lý cư trú đôi với người
20
Trang 27nước ngoài, cơ sở để ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý
cư trú của người nước ngoài.
Thứ sáu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý cư trú của người
nước ngoài Đối tượng quan lý cư trú là người nước ngoai, vậy nên việc
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý cư trú của người nước ngoài là điềucần thiết dé mang lại hiệu qua cao, đồng thời cũng thúc day sự hội nhập
quốc tế theo chủ trương, đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng vàNhà nước ta hiện nay.
1.3.3 Nguyên tắc quản lý cư trú của người nước ngoài
Nguyên tắc quản lý cư trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt
Nam là tổng thé quan điểm chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động quản lý, từ việc xây dựng văn bản pháp luật, đến việc tổ chức thực hiện quản lý cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam Những nguyên tắc quản lý cư trú đối với người nước ngoài bao gồm:
Thứ nhất, tuân thủ pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên Mọi hoạt động của tất cả cá nhân, tô chức trên lãnh théViệt Nam đều phải tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật Hoạt động quản lý
cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam không phải ngoại lệ, cũng phải
được thực hiện dựa trên cơ sở tuân theo Hiến pháp và pháp luật Đây là một
nguyên tắc cơ bản, đặt nền tảng cho hoạt động quản lý cư trú của người nước ngoài diễn ra công băng, minh bạch, tránh tình trạng chủ quan, tuỳ tiện, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội và quyền và lợi ích hợp pháp
của người nước ngoài tại Việt Nam Bên cạnh đó, đối tượng quản lý có tính
chất quốc tế, vậy nên, trong các trường hợp, bên cạnh việc tuân thủ pháp luật
quốc gia, chủ thé quản lý cũng phải tuân thủ pháp luật quốc tế, điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên
21
Trang 28Thứ hai, tôn trọng độc lập, chủ quyên, thống nhất và toàn vẹn lãnhthổ, bảo dam an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bình dang trongquan hệ quốc tế Việc cư tra của người nước ngoài trên lãnh thé Việt Namcũng phan nao ảnh hưởng đến chủ quyên, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội Chính vì vậy, công tác quản lý cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
cần phải đặc biệt quan tâm, chú trọng để đảm bảo độc lập, chủ quyên, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thé, đồng thời bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội Ngoài ra, bình đăng trong quan hệ quốc tế cũng là một trong
những nguyên tắc trong quan hệ quốc tế mà chủ thể quản lý cần chú trọng
Thứ ba, bảo dam công khai, minh bạch, thuận lợi cho người nước
ngoài; chặt chẽ, thong nhất trong quản lý hoạt động cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam
Trong bối cảnh nước ta đang ngày càng thúc day hội nhập quốc tế, đặc
biệt trong lĩnh vực đầu tư và du lịch, thì việc đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam là cần thiết Quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài khi cư trú tại Việt Nam được quy định cụ thể, rõ ràng và công khai, khiến sự tin tưởng ngày
càng được đây lên cao Bên cạnh đó, việc tạo thuận lợi cho người nước ngoài
cư trú tại Việt Nam cũng là một điểm cộng để thu hút số lượng lớn ngườiTước ngoài đến làm ăn và sinh sống ở Việt Nam Ngoài ra, việc thống nhất,chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương trong công tác quản lý hoạt động cư
tru của người nước ngoài tại Việt Nam cũng là yếu tố quan trọng dé việc quản
lý diễn ra thuận lợi, công khai, minh bạch và đạt hiệu quả cao.
Thứ tw, người nước ngoài có nhiều hộ chiếu chỉ được sử dụng một hộ chiếu để cư trú tại Việt Nam
Đây được xem là một nguyên tắc quan trọng và đặc thù của pháp luật
Việt Nam trong lĩnh vực quản lý cư trú của người nước ngoài Theo quy định
22
Trang 29của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tạiViệt Nam, hộ chiếu là giấy tờ nhằm xác định quốc tịch của một người TạiViệt Nam, người nước ngoài có thể mang một hoặc từ hai quốc tịch trở nên.
Vì vậy, dé đảm bảo công tác quan lý diễn ra thống nhất, chặt chẽ và hiệu quả,Việt Nam quy định người nước ngoài chỉ được sử dụng một hộ chiếu đã đượcđăng ký hoặc xuất trình ngay khi nhập cảnh đề đăng ký cư trú tại Việt Nam
1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cư trú của người nước ngoài 1.4.1 Các yếu tô bên ngoài anh hưởng đến quan lý cư trú của người
Hước ngoài
Thứ nhất, toàn cau hodToàn cầu hoá hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của hầu hếtcác quốc gia trên thế giới, là yếu tổ khách quan dẫn đến những biến đổitrong chính sách, đường lối phát triển và hội nhập quốc tế của mỗi quốc
gia Toàn cầu hoá đóng vai trò thúc đây sự phát triển của Chính phủ trong hoạt động quản lý, cụ thé là quản lý cư trú của người nước ngoài, thay vì quản lý theo lối mòn truyền thống, Chính phủ áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin và các hình thức thuận tiện khác để công tác quản lý diễn ranhanh chóng và hiệu quả.
Thứ hai, tình hình thế giới và khu vựcTình hình thế giới và khu vực cũng là một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý cư trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam Tuỳ vào từng thời kỳ có thé tác động đến chính sách quản lý người nước ngoài tại Việt Nam, hay cụ thé là công tác quản lý cư trú của người nước ngoài trên
lãnh thé Việt Nam Thế giới luôn dé cao hoà bình và sự hợp tác, cùng phát
triển giữa các quốc gia, cùng với đó, xu thế hội nhập vả toàn cầu hoá luôn
được đề cao Chính vì vậy, mối liên hệ giữa các quốc gia trong khối ASEANngày càng được bên chặt thông qua các hiệp ước và thỏa thuận song phương
23
Trang 30và đa phương Từ đó, người nước ngoài nhập cảnh và làm thủ tục cư trú tại
Việt Nam cũng dễ dàng, thuận tiện hơn, đồng nghĩa với việc số lượng ngườinước ngoài đến Việt Nam ngày càng tăng cao Tuy nhiên, toàn cầu hoà, cùng
với việc làm đơn giản hoá thủ tục nhập cảnh và cư trú cho người nước ngoàicũng dẫn đến một số thách thức cho an ninh quốc gia và an toàn, trật tự xã hội khi việc người nước ngoài vào Việt Nam dé dàng cũng dẫn đến những van
nạn như khủng bố, tội phạm, tệ nạn xã hội tăng cao Chính vì vậy, tình hình
thế giới và khu vực xung quanh vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với hoạtđộng quản lý cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
Thứ ba, các thế lực thù địch chong phá Việt NamVới mục đích chống phá hoà bình của nước ta, hiện nay, các thế lực thù
địch vẫn luôn tìm cách dé nhập cảnh và cư trú trên lãnh thé Việt Nam dé tiến hành xây dựng thế lực, từ đó tiến hành các hoạt động chống phá nhà nước,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội quyền và lợi
ích của Nhà nước và người dân Yếu tố này đòi hỏi Nhà nước phải có những
chính sách, biện pháp thống nhất, chặt chẽ để quản lý cư trú đối với người
nước ngoài tại Việt Nam, nhằm ngăn chặn những tổ chức, cá nhân có mục đích chống phá nhà nước.
1.4.2 Các yếu tô bên trong ảnh hưởng dén quản lý cư trú của ngườinước ngoài
Thứ nhất, mức độ hoàn thiện của hệ thong pháp luật về quản lý cư trú
cua người nước ngoài
Dé công tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài đạt hiệu qua thì cần được thực hiện trên cơ sở các quy định pháp luật cụ thé và thống nhất.
Khi hệ thống pháp luật về quản lý cư trú của người nước ngoài được nghiên
cứu, xây dựng một cách khoa học, chặt chẽ và phù hợp với thực tiễn thì sẽ
đảm bảo được hiệu quả của hoạt động quản lý, đồng thời bảo vệ quyền và lợi
ích của người nước ngoài tại Việt Nam.
24
Trang 31Chính vì vậy, việc ban hành các văn bản pháp luật về quản lý cư trú của
người nước ngoài là một trong những yếu tô bên trong quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý.
Thứ hai, sự hoàn thiện của bộ máy quản lý nhà nước về cư trú của
nguoi nước ngoài
Bên cạnh sự hoàn thiện về mặt hệ thong pháp luật, dé công tác quan lý
đạt hiệu quả cao nhất thì sự hoàn thiện của bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam cũng là một yếu tố quan
trọng Dé hoạt động quan lý diễn ra hiệu qua và tuân thủ đúng pháp luật, bộ
máy quản lý và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý này là
điều cần phải chú trọng Việc tổ chức tốt bộ máy quan lý về cư trú của ngườinước ngoài là một trong những yếu tố mang tính quyết định trong việc thựcthi nhiệm vụ Bên cạnh đó, sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơquan chuyên trách trong bộ máy quản lý là điều cần thiết, và sự thống nhất,phối hợp giữa các cơ quan là nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của công
tác quản lý người nước ngoài nói chung và quản lý cư trú của người nước ngoài nói riêng.
Thứ ba, sự hoàn thiện tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về quản lý
cu tru của người nước ngoài.
Song song với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về cư trú của người nước ngoài, việc hoàn thiện về cách
thức, phương thức thực hiện văn bản pháp luật về quan lý cũng là yếu tô đặcbiệt quan trọng Văn bản pháp luật sẽ không có ý nghĩa nếu chỉ được ghi nhận
trên giấy tờ Chính vì vậy, chủ thé quan lý cư trú cần đưa ra những cách thức
dé tuyên truyền, phô biến, giáo dục đến toàn người dân, với mục đích đưa quyđịnh pháp luật vê cư trú đôi với người nước ngoài vào thực tiên
25
Trang 32Thứ tư, phương tiện quản lý cư trú của người nước ngoài
Cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị đóng vai trò quan trọng trongviệc quản lý cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam Trước tình hình sốlượng người nước ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều, các phương thứcquản lý truyền thống không còn hiệu quả khi áp dụng, vậy nên, Nhà nước cần
cân nhắc đến việc sử dụng ngân sách để đầu tư trang thiết bị, phương tiện
hiện đại hơn, nhằm giúp cho hoạt động quản lý cư trú của người nước ngoài
trở nên thuận tiện và hiệu quả
Thứ năm, năng lực, trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
Yếu tố con người là một trong những yếu tố bên trong quan trọng ảnhhưởng đến hoạt động quản ly nha nước nói chung và quản lý cư trú của ngườinước ngoài nói riêng Đội ngũ cán bộ cần phải có năng lực, trình độ và đạo
đức phủ hợp, đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ thì mới có khả năng thực hiện các nhiệm vụ về quản lý cư trú của người nước ngoài trên lãnh thô Việt Nam
26
Trang 33Tiểu kết chương 1
Ở chương 1, tác giả đã làm rõ những van dé lý luận quản lý cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm khái niệm về người nước ngoài và
cư tri của người nước ngoài, khái niệm, đặc điểm quản lý cư trú của người
nước ngoài; chủ thé, nội dung và nguyên tắc quản lý cư trú của người nướcngoài; các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động quản lý cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam.
Trên cơ sở nhận thức và quy định của pháp luật về người nước ngoài và
cư trú của người nước ngoài, tác giả quan niệm răng người nước ngoài là người mang quốc tịch của nước khác, không phải là quốc tịch Việt Nam và người không quốc tịch Quản lý cư trú của người nước ngoài là việc cơ quan
có thâm quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước, nhằm theo dõi, điều chỉnh hoạt động cư trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, đảm
bảo hoạt động cư trú diễn ra đúng pháp luật, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự
xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài trên cơ sở quy định
của pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Quản
ly cư trú của người nước ngoài trên lãnh thé Việt Nam có những điểm khác
biệt so với quản lý cư trú đối với công dân Việt Nam, được thể hiện trên ba khía cạnh cụ thê là đối tượng quản lý, chủ thể quản lý và nội dung quản lý.
Nội dung của quản lý cư trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt
Nam, bao gồm hoạt động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật quản lý nhà nước về cư trú của người nước ngoài, hoạt động tô chức bộ máy quản ly nhà nước về cư trú của người nước ngoài, hoạt động tô chức thực hiện văn bản về quản lý nhà nước về cư trú của người nước ngoài, kiểm tra và xử lý vi
phạm pháp luật về cư trú của người nước ngoài, thống kê nhà nước về cư trú
của người nước ngoài, và hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý cưtrú của người nước ngoài.
27
Trang 34Nguyên tắc trong hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngoài,bao gồm, việc tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế màViệt Nam là thành viên; đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội,bình đăng trong quan hệ quốc tế; bảo đảm tính công khai, minh bạch, thuậnlợi cho người nước ngoài; chặt chẽ, thong nhat trong quan lý hoạt động cu trú
của người nước ngoài tại Việt Nam; người nước ngoài có nhiều hộ chiếu chỉ được sử dụng một hộ chiếu dé cư trú tại Việt Nam.
Quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam chịu sự tác động
của các yếu tố bên ngoài như: van đề toàn cầu hoá, tình hình thé giới và khuvực và các thé lực thù địch chống phá Việt Nam; các yếu tố bên trong: mức
độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật, như bộ máy nhà nước về quản lý c trúcủa người nước ngoai, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về quản lý cư trú,
phương tiện quản lý cư trú và năng lực, trình độ, đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý cư trú của người nước ngoải.
Từ những phân tích những vấn đề lý luận về quản lý cư trú của người
nước ngoài, chương | đã xây dựng căn cứ khoa học cho việc đánh gia và phân
tích thực trạng pháp luật hiện hành về quản lý cư trú đối với người nước ngoài
và thực tiễn quản lý cư trú của người nước ngoài tại Thành phố Hải Phòng
28
Trang 35CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƯ TRÚ
CUA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHO HAI PHÒNG
2.1 Khái quát về Thành Phố Hải phòng và sự ảnh hưởng đến quản
lý về cư trú của người nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hải Phòng
Hải Phòng — thành phố cảng quan trọng của Việt Nam, là trung tâmkinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá, thương mại, công nghệ và khoa học thuộcVùng duyên hải Bắc Bộ Hải Phòng là một thành phố ven biển thuộc vùngĐồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với tỉnh Quảng Ninh ở phía bắc, phía tâygiáp với tỉnh Hải Dương, tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía nam và phía
đông giáp với với Vịnh Bắc Bộ thuộc Biên Đông Hải Phòng có vị trí vô cùng quan trọng và chiến lược, cách thủ đô Hà Nội khoảng 106km theo Quốc lộ
5A Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển ở Hải Phòng tương đối pháttriển, đây được xem là một trong những nguyên do khiến cho Hải Phòng trởthành trung tâm giao thương kinh tế, khoa học và kỹ thuật của Vùng duyênhai Bắc Bộ Hải Phòng hiện nay có hon 2 triệu người gồm 15 đơn vị hànhchính trực thuộc gom 7 quan, 8 huyện, cùng với 271 đơn vi hành chính xã,phường, thị tran [41] Bên cạnh đó, hiện nay, thành phố có trên 20 khu, cụm
Công nghiệp tập trung với hơn 800 doanh nghiệp có yếu tổ nước ngoài và nhiều địa điểm du lịch, nghỉ đưỡng thu hút người nước ngoài như khu du lịch Cát Bà (huyện Cát Hải) Có thể thấy, người nước ngoài đến Hải Phòng khôngchỉ với mục đích du lịch mà còn với mục đích làm việc trong các khu, cụm
công nghiệp tập trung hay những doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
Hải Phòng — với vị tri đầu mỗi giao thông quan trọng, hội tụ đầy đủ cácloại hình giao thông, gồm đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường
hàng không và hệ thống cảng biển Người nước ngoài có thê đi đến các tỉnh
29
Trang 36khác dé dàng từ Hải Phòng Với vị trí là cửa ngõ ra biển kết nối với thé giớicủa cả miền Bắc, cảng Hải Phòng có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều cảng lớn
ở Đông Nam Á, Châu Á, Châu Đại Dương, Bắc Mỹ Bên cạnh đó, Hải
Phong đang tiếp tục thúc đây phát triển Cảng Hàng không Quốc tế Cát Bi déthu hút khách quốc tế Theo thống kê của Sở Văn hoá, Thê thao và Du lịchHải Phòng, năm 2019, thành phố cảng đón gan 9,1 triệu lượt khách, trong đó
khách quốc tế đạt 930.000 lượt.
Hiện nay, theo thống kê của Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, thuộcCông an Hải Phòng, có khoảng 10.445 người với 79 quốc tịch đến tạm trútrên địa bàn thành phố Hải Phòng Trong đó, 9.565 người đang làm việc tạicác doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, 880 người là các trường hợp thămthân, đến Hải Phòng do việc riêng, tạm trú tại 4288 cơ sở lưu trú, bao gồm
1025 khách sạn, nhà nghỉ, 1227 nhà dân kinh doanh, 944 doanh nghiệp, 1092
cơ sở không kinh doanh.
Với chủ trương hội nhập quốc tế cùng vị trí trung tâm kinh tế và là một
trong những thành phố tập trung nhiều khu công nghiệp, Hải Phòng đangngày càng thu hút số lượng lớn người nước ngoài với các quốc tịch và mục
đích nhập cảnh khác nhau cư trú trên địa bản.
Theo thống kê, số lượng các chuyến bay quốc tế ngày cảng tăng, vớigần 500 chuyến bay nhập cảnh và xuất cảnh với tông số hàng chục nghìntrường hợp người nước ngoài vào Hải Phòng, việc kiểm soát người nước
ngoài trên địa bàn thành phố ngày càng khó khăn.
Từ những đặc điểm về vi trí địa ly, cũng như lĩnh vực kinh tế, có thé
thấy rằng, Hải Phòng là thành phố đầu mối giao thương kinh tế, thu hút nhiều
người nước ngoài đến làm việc và cư trú Chính vì đặc điểm này nên công an
thành phố Hải Phòng luôn tập trung cao độ trong lĩnh vực quản lý cư trú của
người nước ngoài trên địa bàn thành phô Việc phôi hợp với các cơ quan công
30
Trang 37an cấp trên cũng như cơ quan an ninh của các quốc gia khác trong việc phòngchống tội phạm, giải quyết các vụ việc về an ninh trật tự trên lĩnh vực xuất
hồng, dẫn đến tình trạng, người nước ngoài vi phạm quy định về cư trú bịphát hiện sau một khoảng thời gian đã cư trú trên địa bàn thành phố Ngoài ra,
lực lượng chuyên nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản lý cư trú còn mỏng, chưa
đáp ứng được nhu cầu tăng cao về cư trú trên địa bàn thành phó
Như vậy, từ một số phân tích trên, với vị trí địa lý và vai trò đầu mối
kinh tế, Hải Phòng có một số thuận lợi trong hoạt động quản lý nhà nước về
cư trú đối với người nước ngoài Tuy nhiên, đi kèm với đó cũng là một số khó
khăn cần khắc phục Những khó khăn và một số giải pháp cho hoạt động quản
ly cư trú của người nước ngoài trên địa bàn thành phố sẽ được phân tích ở các
phần tiếp theo của luận văn
2.2 Pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại ViệtNam hiện nay
2.2.1 Quy định pháp luật về quản lý tạm trú doi với Hgười Hước
ngoài tai Việt Nam
Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định về tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam được
từ điều 31 đến điều 38 của Mục 1, Chương VI Hiện nay, pháp luật quy
định về hai hình thức tạm trú của người nước ngoài, là chứng nhận tạm trú
và cấp thẻ tạm trú
31
Trang 382.2.1.1 Quy định về chứng nhận tạm trú đối với người nước ngoàiTheo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nướcngoài tại Việt Nam, chứng nhận tạm trú là việc cơ quan có thâm quyền của
Việt Nam xác định thời hạn của người nước ngoài được phép tạm trú tại
Việt Nam [29].
Về chủ thể được cấp chứng nhận tạm trú, theo điều 31 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, đơn vi kiểm soát xuất nhập cảnh cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài
nhập cảnh vào Việt Nam Như vậy, từ quy định này có thể thấy, chủ thểđược cấp chứng nhận tạm trú là người nước ngoài nhập cảnh hợp pháp vào
Việt Nam trừ trường hợp người đó có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú còn giá trị sử dụng Cũng theo quy định tại Luật này, người nước ngoài là ngườimang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch khi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam Như vậy, đối với người mang giấy tờ xác định quốc tịch của nước khác, khi nhập cảnh vào Việt
Nam thì phải xuất trình hộ chiếu còn hiệu lực với đơn vị kiểm soát xuất nhập
cảnh dé cơ quan có thâm quyền xác nhận và thực hiện quan lý các hoạt động
khác của người đó trên lãnh thô Việt Nam Hộ chiếu còn hiệu lực của ngườinước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam phải có thị thực đối với người nướcngoài không được miễn thị thực hoặc không cần thị thực đối với nhữngngười thuộc diện được miễn thị thực như theo điều ước quốc tế mà ViệtNam là thành viên, người miễn thị thực vào khu kinh tế cửa khâu, hay don vihành chính — kinh tế đặc biệt Người nước ngoài phải xuất trình thị thực rời,trong trường hợp không xuất trình được hộ chiếu Thị thực rời được cấp
trong trường hợp hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực, hộ chiếu của nước chưa
có quan hệ ngoại giao với Việt Nam, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hay vì lý
do ngoại giao, quốc phòng, an ninh Đối với trường hợp người không quốc
32
Trang 39tịch, phải sử dụng giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế để làm các thủ tục liênquan đến xin cấp thị thực rời vào Việt nam và sử dụng thị thực rời này détién hanh viéc nhập cảnh và cu trú tại Việt Nam.
Về tham quyền cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài, theo quy
định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cu trú của người nước ngoai
tại Việt Nam, thâm quyền thuộc về đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh Cùng
với đó, căn cứ vào điều 47 và điều 49 Luật này, Bộ Công An và Bộ Quốc
Phòng có trách nhiệm trong công kiểm soát việc nhập cảnh, xuất cảnh, quácảnh tại các cửa khâu quốc tế
Về hình thức chứng nhận tạm trú, đơn vi kiểm soát xuất nhập cảnh sẽtiến hành đóng dau vào hộ chiếu hoặc đóng dấu vảo thị thực rời cho ngườinước ngoai nhập cảnh vào Việt Nam Day được xem là cơ sở dé chứng minhmột người nước ngoài đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam và có đủ điềukiện dé thực hiện việc cư trú tại Việt Nam
Về thời hạn tạm trú của người nước ngoai tai Việt Nam, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã quy định tương đối rõ tại điều 31 Đối với những người không được miễn thị thực,
thì thời hạn tạm trú được cấp bằng với thời hạn thị thực Tuy nhiên, đối với
trường hợp thời hạn thị thực không quá 15 ngày thì thời hạn của chứng nhậntạm trú được cấp là 15 ngày Đối với trường hợp thị thực có ký hiệu ĐT (thị
thực cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành
nghề tại Việt Nam) và LD (thị thực cấp cho người lao động) thì thời hạn của
chứng nhận tạm trú không quá 12 tháng Bên cạnh đó, luật cũng quy định thời hạn thị thực ký hiệu ĐT là không quá 05 năm va thị thực ký hiệu LD là không
quá 02 năm Vậy nên, trong trường hợp này nếu chứng nhận cư trú chỉ cho
phép thời hạn không quá 12 tháng, trong khi thời hạn thị thực DT va LD lầnlượt là 05 và 02 năm, điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người nước
33
Trang 40ngoài khi làm việc tại Việt Nam với loại thị thực này Chính vì vậy, pháp luật
Việt Nam cũng cho phép xem xét cấp thẻ tạm trú cho những người có thị thực
ký hiệu DT va LD dé kéo dài thời han cư trú tại Việt Nam, đảm bảo quyền loihợp pháp khi làm việc tại đây Đối với trường hợp người nước ngoài được
miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì thời hạn tạm trú được quy định theo điều ước quốc tế, nếu không được quy định thời
hạn cụ thê thì thời hạn của chứng nhận tạm trú là 30 ngày Trường hợp những
người được miễn thị thực vào khu kinh tế cửa khẩu thì thời hạn cấp tạm trú là
15 ngày, còn 30 ngày đối với trường hợp vào đơn vị hành chính — kinh tế đặcbiệt Đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực thi
thời han của chứng nhận tạm trú là 15 ngày Người nước ngoài được tạm trú tại Việt Nam trong thời hạn chứng nhận tạm trú quy định Trong trường hợp
hết thời hạn, người nước ngoài phải tiến hành thủ tục xuất cảnh hoặc gia hạntạm trú Trong trường hợp thời hạn tạm trú đã hết mà không xuất cảnh hoặckhông tiến hành thủ tục gia hạn tạm trú thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có
thâm quyền quyết định buộc xuất cảnh đối với người nước ngoài Mặc dù thời hạn tạm trú được quy định rõ ràng va cụ thể nhưng vẫn có thé bị co quan quản
lý xuất nhập cảnh huỷ bỏ hoặc rút ngắn trong trường hợp người nước ngoài viphạm pháp luật Việt Nam trong quá trình cư trú trên lãnh thổ Việt Nam
Về vấn đề khai báo tạm trú, sau khi được cấp chứng nhận tạm trú,
người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thực hiện việc khai báo tạm trúvới Công an xã, phường, thị tran hoặc đồn, trạm Công an thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú Người nước ngoài có quyền đăng ky tạm trú ở hầu hết các khu vực trên lãnh thé Việt Nam trừ các khu vực bị cắm, khu vực tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới đất
liền; vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển.Trong trường hợp người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc muốn tạm trú
34