Trong suốt hành trình 26 năm qua, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những đóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MÔN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐÔNG NAM Á
TIỂU LUẬN
Tên đề tài:
Vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á –
ASEAN
Họ và tên sinh viên: MAI HUYỀN TRANG
Mã sinh viên: A43804
Giảng viên hướng dẫn: PGS TS NGUYỄN VĂN LỊCH
Hà Nội 12/2021
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á – ASEAN 1
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á–
ASEAN 2
ASEAN 3
1.3 Những thành tựu của ASEAN trong những năm gần đây 6
CHƯƠNG II VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM
Á – ASEAN QUA CÁC LĨNH VỰC 7
2.1 Vị thế trên lĩnh vực chiến lược 72.2 Vị thế trên lĩnh vực lịch sử 82.3 Vị thế trên lĩnh vực vănhóa 12
2.4 Vị thế trên lĩnh vực kinh tế 152.5 Vị thế trên lĩnh vực chính trị - ngoạigiao 17
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
22
Trang 3MỞ ĐẦU
Đông Nam Á (tiếng Anh: Southeast Asia, viết tắt: SEA) là tiểu vùng địa lýphía đông nam của châu Á, bao gồm các khu vực phía nam của Trung Quốc,phía đông nam của tiểu lục địa Ấn Độ và phía tây bắc của Úc Gồm 11 quốc gia:Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapore, Thái Lan, Myanmar, Malaysia,Indonesia, Philippines, Brunei, Đông Timor Mười trong số mười một quốc giacủa Đông Nam Á là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN), trong khi Đông Timor là một quốc gia quan sát viên của tổ chức này Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of South EastAsian Nations, viết tắt là ASEAN) là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và
xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á Tổ chức này được thànhlập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia,Malaysia, Singapore và Philippines, nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa cácnước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động
và bất ổn tại những nước thành viên
Vào ngày 28.7.1995, tại Brunei, Việt Nam chính thức được kết nạp làmthành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN) Sựkiện này đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế củaViệt Nam Trong suốt hành trình 26 năm qua, Việt Nam đã nhanh chóng hộinhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có nhữngđóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữacác nước thành viên cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, góp phầnkhông nhỏ vào sự phát triển và thành công của ASEAN
Trang 4Gần 50 năm kể từ ngày thành lập đến nay, Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á (ASEAN) đã trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy các tiến trìnhđối thoại và hợp tác trên nhiều lĩnh vực của Châu Á – Thái Bình Dương ViệcViệt Nam trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN đã đánh dấu một bước pháttriển mới giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á; tạo điều kiện cho sự pháttriển của Việt Nam được mở rộng ra ngoài khu vực cũng như thế giới Hơn haimươi năm tham gia ASEAN, Việt Nam đã chủ động, tích cực cùng các nướcthành viên thúc đẩy hợp tác, tăng cường đoàn kết và liên kết nội bộ ASEAN, mởrộng quan hệ đối ngoại và nâng cao vai trò, vị thế của ASEAN trên thế giới Kể
từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã nổi lên là một thành viên năng động vàtrách nhiệm, mang lại những ảnh hưởng tích cực ASEAN, thúc đẩy hợp tác nộikhối và tạo nhiều cơ hội cho đầu tư và tăng trưởng kinh tế Có thể thấy được vịthế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á – ASEAN là rất cao và rất quantrọng trong nhiều lĩnh vực như địa chính trị, lịch sử, văn hóa, kinh tế, ngoạigiao,
NỘI DUNGCHƯƠNG I HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á - ASEAN
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN
Tiền thân của ASEAN là tổ chức có tên Hiệp hội Đông Nam Á, thườngđược gọi tắt là ASA ASA là một liên minh thành lập năm 1961 gồmPhilippines, Malaysia và Thailand Ngày 8 tháng 8 năm 1967, khi các Ngoạitrưởng của 5 quốc gia – Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, vàThailand – gặp gỡ tại Bộ Ngoại giao Thailand ở Bangkok đã ra Tuyên bốASEAN, thường được gọi là Tuyên bố Bangkok, để nhập ASA cùng vớiIndonesia và Singapore thành ASEAN Năm ngoại trưởng Adam Malik củaIndonesia, Narciso Ramos của Philippines, Abdul Razak của Malaysia, S
Trang 5Rajaratnam của Singapore, và Thanat Khoman của Thailand được coi là nhữngsáng lập viên của tổ chức này ASEAN là tổ chức liên kết của khu vực ĐôngNam Á, được tạo dựng với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ủng hộ hòabình khu vực, và phát triển văn hóa giữa các thành viên ASEAN Hiệp hội cácquốc gia Đông Nam Á được thành lập ngày 08/08/1967 tại Bangkok, Thailandđánh dấu bằng sự kiện ký kết tuyên bố ASEAN (hay tuyên bố Bangkok) của cácthành viên sáng lập Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thailand.Tiếp đó, sự gia nhập của Vương quốc Brunei vào ngày 07/01/1984, Việt Namngày 28/07/1995, Lào và Myanmar ngày 23/07/1997, sau đó là Cambodia ngày30/04/1999 nâng tổng số thành viên ASEAN hiện tại lên đến con số 10, baogồm: Brunei, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines,Singapore, Thailand, Việt Nam Quốc gia không phải thành viên của ASEAN làĐông Timor và hiện đang giữ vai trò quan sát viên
1.2 Cơ cấu tổ chức ASEAN
Bộ máy hoạt động của ASEAN được quy định như sau:
1 Hội nghị cấp cao ASEAN (ASEAN Summit): Đây là cơ quan quyền lựccao nhất của hiệp hội, họp chính thức 1 năm/lần
2 Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting –AMM): theo Tuyên bố Băng Cốc năm 1967, AMM là hội nghị hàng nămcủa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợpcác hoạt động của ASEAN, có thể họp không chính thức khi cần thiết
3 Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers –AEM):AEM họp chính thức hàng năm và có thể họp không chính thứckhi cần thiết Trong AEM có hội đồng AFTA được thành lập theo quyếtđịnh của hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 tại Singapore
4 Hội nghị Bộ trưởng các ngành: Hội nghị Bộ trưởng của một ngành tronghợp tác kinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợptác trong ngành cụ thể đó Hiện có Hội nghị Bộ trưởng năng lượng, Hội
Trang 6nghị Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp Các Hội nghị Bộ trưởng ngành
có trách nhiệm báo cáo lên AEM
5 Các hội nghị bộ trưởng khác: Hội nghị Bộ trưởng của các lĩnh vực hợp tácASEAN khác như y tế, môi trường, lao động, phúc lợi xã hội, giáo dục,khoa học và công nghệ, thông tin, luật pháp có thể được tiến hành khi cầnthiết để điều hành các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực này
6 Hội nghị liên Bộ trưởng (Join Ministerial Meeting – JMM): JMM được tổchức khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và trao đổi ýkiến về hoạt động của ASEAN JMM bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao
và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN
7 Tổng Thư ký ASEAN: Được những Người đứng đầu Chính phủ ASEAN
bổ nhiệm theo khuyến nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ là 3 năm và
có thể gia hạn thêm, nhưng không quá một nhiệm kỳ nữa; có hàm Bộtrưởng với quyền hạn khởi xướng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt độngcủa ASEAN, nhằm giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác củaASEAN Tổng thư ký ASEAN được tham dự các cuộc họp các cấp củaASEAN, chủ toạ các cuộc họp của ASC thay cho Chủ tịch ASC trừ phiênhọp đầu tiên và cuối cùng Tổng thư ký hiện nay là ông Lâm Ngọc Huy(Lim Jock Hoi) cựu Bí thư thường trực Bộ Ngoại thương Brunei
8 Ủy ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee – ASC): ASCbao gồm chủ tịch là Bộ trưởng Ngoại giao của nước đăng cai Hội nghịAMM sắp tới, Tổng Thư ký ASEAN và Tổng Giám đốc của các Ban thư
ký ASEAN quốc gia ASC thực hiện công việc của AMM trong thời giangiữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM
9 Cuộc họp các quan chức cao cấp (Senior Officials Meeting – SOM): SOMđược chính thức coi là một bộ phận của cơ cấu trong ASEAN tại Hội nghịCấp cao ASEAN lần thứ 3 tại Manila 1987 SOM chịu trách nhiệm về hợptác chính trị ASEAN và họp khi cần thiết; báo cáo trực tiếp cho AMM.10.Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic OfficialsMeeting – SEOM): SEOM cũng đã được thể chế hoá chính thức thành
Trang 7một bộ phận của cơ cấu ASEAN tại Hội nghị Cấp cao Manila 1987 Tạihội nghị Cấp cao ASEAN 4 năm 1992, 5 uỷ ban kinh tế ASEAN đã bịgiải tán và SEOM được giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hoạt động tronghợp tác kinh tế ASEAN SEOM họp thường kỳ và báo cáo trực tiếp choAEM.
11.Cuộc họp các quan chức cao cấp khác: Ngoài ra có các cuộc họp các quanchức cao cấp về môi trường,ma tuý cũng như của các uỷ ban chuyênngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa học và công nghệ, các vấn đềcông chức, văn hoá và thông tin Các cuộc họp này báo cáo cho ASC vàHội nghị các Bộ trưởng liên quan
12.Cuộc họp tư vấn chung (Joint Consultative Meeting – JCM): Cơ chế họpJCM bao gồm Tổng thư ký ASEAN, SOM, SEOM, các Tổng giám đốcASEAN JCM được triệu tập khi cần thiết dưới sự chủ toạ của Tổng Thư
ký ASEAN để thúc đẩy sự phối hợp giữa các quan chức liên ngành TổngThư ký ASEAN sau đó thông báo kết quả trực tiếp cho AMM và AEM.13.Các cuộc họp của ASEAN với các bên đối thoại: ASEAN có 11 bên đốithoại: Úc, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, UNDP, Nga,Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ.ASEAN cũng đối thoại theo từng lĩnh vực vớiPakistan
Trước khi có cuộc họp với các Bên đối thoại, các nước ASEAN tổ chức cuộchọp trù bị để phối hợp có lập trường chung Cuộc họp này do quan chức cao cấpcủa nước điều phối (Coordinating Country) chủ trì và báo cáo cho ASC:
1 Ban thư ký ASEAN quốc gia: Mỗi nước thành viên ASEAN đều có Banthư ký quốc gia đặt trong bộ máy của Bộ Ngoại giao để tổ chức, thực hiện
và theo dõi các hoạt động liên quan đến ASEAN của nước mình Ban thư
ký quốc gia do một Tổng Vụ trưởng phụ trách
2 Ủy ban ASEAN ở các nước thứ ba: Nhằm mục đích tăng cường trao đổi
và thúc đẩy mối quan hệ giữa ASEAN với bên đối thoại đó và các tổ chứcquốc tế ASEAN thành lập các uỷ ban tại các nước đối thoại Uỷ ban này
Trang 8gồm những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao của các nước ASEANtại nước sở tại Hiện có 10 Uỷ ban ASEAN tại: Bon (Đức), Brussel (Bỉ),Canberra (Úc), Genève (Thụy Sĩ), Luân Đôn (Anh), Ottawa (Canada),Paris (Pháp), Seoul (Hàn Quốc), Washington, D.C, (Hoa Kỳ), Wellington(New Zealand).
3 Ban thư ký ASEAN: Ban thư ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định
ký tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Bali,1976 tăng cường phối hợp thựchiện các chính sách, chương trình và các hoạt động giữa các bộ phận khácnhau trong ASEAN, phục vụ các hội nghị của ASEAN
1.3 Những thành tựu của ASEAN trong những năm gần đây
Về góc độ ASEAN, trước hết, ASEAN đã thể hiện sự đoàn kết với nhiều
nỗ lực trong cuộc chiến phòng chống đại dịch Covid-19, bao gồm việc thành lậpQuỹ ứng phó Covid-19 của ASEAN, lập Kho Dự phòng vật tư y tế khẩn cấp củaASEAN, và thông qua Khung chiến lược ASEAN về các tình huống y tế côngcộng khẩn cấp
Thứ hai, ASEAN đã đẩy mạnh việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, hiệnthực hóa các ưu tiên, đặc biệt chú trọng thu hẹp khoảng cách phát triển giữa cácnước thành viên, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường các tiệních xã hội phục vụ người dân, đơn giản hóa nền hành chính công, và xây dựngmôi trường xanh
Thứ ba, ASEAN đã đẩy mạnh tinh thần gắn bó, tương trợ lẫn nhau, qua đóthúc đẩy được ý thức cộng đồng, tạo dựng các giá trị chung của ASEAN và phổbiến rộng rãi đến người dân; thúc đẩy được nhận thức, nhận diện về Cộng đồngASEAN thống nhất trong đa dạng; nâng cao hình ảnh Cộng đồng ASEAN trongkhu vực và trên thế giới
Thứ tư, các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như Diễn đàn khu vực ASEAN, Cấpcao Đông Á, Cấp cao ASEAN+1… tiếp tục thu hút được sự tham gia của các
Trang 9nước lớn, đóng góp vào việc bảo vệ hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển trongkhu vực Quan hệ của ASEAN với các nước đối tác được tăng cường.
Thứ năm, ASEAN đã đón nhận thêm Cuba, Colombia và Nam Phi trở thànhthành viên mới của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC),cùng trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm Thứ sáu, việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực(RCEP) được cho là Hiệp định duy nhất quy tụ được sức mạnh kinh tế tập thểcủa các nước thành viên ASEAN với các nền kinh tế lớn trong khu vực, có ýnghĩa chiến lược đặt ASEAN vào vị trí trung tâm của các thỏa thuận kinh tế khuvực
CHƯƠNG 2 VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG KHU VỰC ĐÔNG
NAM Á – ASEAN QUA CÁC LĨNH VỰC.
Nói đến vị thế của một quốc gia là nói đến chỗ đứng của quốc gia đó ởkhu vực và thế giới Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, có năm nhân
tố quyết định vị thế của một quốc gia, đó là nhân tố tự nhiên (vị trí địa lý củaquốc gia đó có tầm quan trọng như thế nào đối với khu vực và thế giới); nhân tốlịch sử (dân tộc đó có những đóng góp như thế nào cho sự phát triển của xã hộiloài người); nhân tố kinh tế (liên quan đến trình độ phát triển kinh tế của nướcđó); sức mạnh quân sự của quốc gia đó mạnh hay yếu; đường lối chính sách đốinội và đối ngoại có hợp lòng dân và xu thế của thế giới không Nếu xét theonhững tiêu chí đó thì đất nước ta quy tụ hầu như tất cả các nhân tố nói trên
Kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã nổi lên là một thành viên năngđộng và trách nhiệm, mang lại những ảnh hưởng tích cực cho cấu trúc củaASEAN, thúc đẩy hợp tác nội khối và tạo nhiều cơ hội cho đầu tư và tăngtrưởng kinh tế, đóng góp quan trọng vào việc duy trì sự thống nhất, hòa bình và
ổn định khu vực
2.1 Vị thế trên lĩnh vực chiến lược
Trang 10Việt Nam có vị trí địa - chiến lược trong một khu vực chiến lược trọng yếuhàng đầu trên thế giới Đông Nam Á nằm trên trục đường giao thông quan trọngcác tuyến hàng hải, thương mại vào loại nhộn nhịp nhất châu Á, là vùng đất giàutiềm năng và là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên toàncầu
Vị trí “cửa ngõ”, “tiền tiêu” của Việt Nam khiến nước ta từ trước đến nayluôn là địa bàn cạnh tranh địa chính trị, xác lập và mở rộng ảnh hưởng giữa cáccường quốc Trong bối cảnh mới hiện nay, giá trị và vai trò chiến lược của ViệtNam có ý nghĩa đối với các nước lớn trong việc triển khai, hiện thực hóa chiếnlược của các nước này trong khu vực Giá trị chiến lược này là lợi thế để ViệtNam phát huy thế mạnh, tiềm lực của mình, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu
tư, đồng thời cũng là thách thức trong phát triển kinh tế đất nước và trong côngcuộc giữ vững và bảo vệ chủ quyền quốc gia - dân tộc Trong quá trình triểnkhai, hiện thực hóa chiến lược, sáng kiến của mình trong khu vực, các nước lớnkhông chỉ thông qua cửa ngõ duy nhất là Việt Nam Vị trí “cửa ngõ” của ViệtNam cũng có thể bị “bỏ qua” nếu Việt Nam không tận dụng được lợi thế củamình để nắm bắt cơ hội Mặt khác, lợi thế “cửa ngõ” này cũng khiến Việt Namtrở thành nơi “đầu sóng, ngọn gió”, chịu ảnh hưởng sâu sắc trong những biếnchuyển tương quan quyền lực chính trị, quân sự của cả khu vực Cục diện mớicủa khu vực tiềm ẩn cả cơ hội lẫn thách thức đã và đang tác động sâu sắc, đachiều, phức tạp đến Việt Nam
2.2 Vị thế trên lĩnh vực lịch sử
Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Áđược coi là cái nôi của loài người và cũng được coi là một trong những trungtâm phát sinh nông nghiệp sớm với nền văn minh lúa nước, nơi đã từng trải quacác cuộc cách mạng đá mới và cách mạng luyện kim
Trên nền tảng phát triển kinh tế - xã hội thời Đông Sơn, trước những đòihỏi của công cuộc trị thủy và chống xâm lăng, Nhà nước Văn Lang - Nhà nướcđầu tiên - đã ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên Bằng sức lao
Trang 11động cần cù sáng tạo, cư dân Văn Lang (sau đó là Âu Lạc) đã tạo dựng nên mộtnền văn minh tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á Đi cùng với Nhà nước đầu tiêncủa lịch sử Việt Nam là một nền kinh tế phong phú, một nền văn hóa cao màmọi người biết đến với tên gọi là văn minh Sông Hồng (còn gọi là văn minhĐông Sơn) với biểu tượng là trống đồng Đông Sơn - thể hiện sự kết tinh lốisống, truyền thống và văn hóa của người Việt cổ.
Văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn, hai nền văn hóa này cũng đượcphát hiện ở Việt Nam Đối với văn hóa Hòa Bình, trong một số hang động ở HòaBình, người ta tìm thấy dấu vết của bào tử phấn hoa họ rau, đậu Niên đại củacác di chỉ này khoảng 12.000 năm Ở lớp trên của di sản văn hóa Hòa Bình đãxuất hiện những công cụ đá có mài lưỡi Loại công cụ này đã được tìm thấy ởtrong các hang động Bắc Sơn (Lạng Sơn – Việt Nam) với niên đại khoảng10.000 năm đến 6000 năm Đây là phát hiện sớm nhất về văn hóa Bắc Sơn ởĐông Nam Á
Trong quá trình dựng nước, người Việt đã phải liên tiếp đương đầu với
sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài Độ dài thời gian và tần suất các cuộckháng chiến, khởi nghĩa và đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam rất lớn Kể
từ cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ III trước Công nguyên) đến cuối thế kỷ
XX, đã có tới 12 thế kỷ Việt Nam phải tiến hành hàng trăm cuộc đấu tranh giữnước, khởi nghĩa và đấu tranh giải phóng Một điều đã trở thành quy luật củacác cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam là phải “lấy nhỏ đánh lớn, lấy
ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”.Từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên (kéo dàihơn 1.000 năm), Việt Nam bị các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đô
hộ Sự tồn vong của một dân tộc bị thử thách suốt hơn nghìn năm đã sản sinh ratinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn vàphát huy tinh hoa văn hóa, quyết giành lại độc lập cho dân tộc của người dânViệt Nam
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử ViệtNam - kỷ nguyên phát triển quốc gia phong kiến độc lập, thời kỷ xây dựng và
Trang 12bảo vệ nền độc lập dân tộc Dưới các triều Ngô (938 - 965), Đinh (969 - 979),Tiền Lê (980 - 1009), nhà nước trung ương tập quyền được thiết lập.
Sau đó, Việt Nam bước vào thời kỳ phục hưng và phát triển (với quốc hiệuĐại Việt) dưới triều Lý (1009 - 1226), Trần (1226 - 1400), Hồ (1400 - 1407), Lê
Sơ (1428 - 1527) Đại Việt dưới thời Lý - Trần - Lê Sơ được biết đến như mộtquốc gia thịnh vượng ở châu Á Đây là một trong những thời kỳ phát triển rực rỡnhất trong lịch sử của Việt Nam trên mọi phương diện
Bước sang đầu thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đã chuyển sanggiai đoạn đế quốc chủ nghĩa, ráo riết tìm kiếm thị trường, từng bước xâm chiếmthuộc địa Người Pháp, thông qua con đường truyền đạo, thương mại đã tiếnhành thôn tính Việt Nam Đây là lần đầu tiên dân tộc Việt Nam phải đương đầuvới họa xâm lăng từ một nước công nghiệp phương Tây Trong hoàn cảnh này,một số trí sĩ Việt Nam đã nhận thức được yêu cầu bảo vệ độc lập phải gắn liềnvới cải cách, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ của phương Đông Họ đã
đệ trình những đề nghị canh tân đất nước, nhưng đều bị triều Nguyễn khước từ,đẩy đất nước vào tình trạng lạc hậu, bế tắc và từ đó Việt Nam đã trở thành mộtnước thuộc địa nửa phong kiến trong gần 100 năm (1858 - 1945)
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 là dấu mốc quantrọng trong lịch sử Việt Nam Tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam
đã khởi nghĩa giành chính quyền thành công, thành lập nước Việt Nam Dân chủCộng hòa ngày 2/9/1945
Nước Việt Nam non trẻ vừa ra đời lại phải tiến hành cuộc đấu tranh giảiphóng dân tộc, thống nhất đất nước kéo dài suốt 30 năm sau đó Cuộc khángchiến 9 năm (1945 - 1954) chống lại sự xâm lược trở lại của Pháp ở Việt Namkết thúc bằng Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève về Việt Namnăm 1954 Theo Hiệp định này, đất nước tạm thời bị chia làm hai vùng lãnh thổmiền Bắc và miền Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến và sẽ được thống nhấthai năm sau đó (1956) thông qua một cuộc tổng tuyển cử Miền Bắc Việt Nam