Y Tế - Sức Khỏe - Y khoa - Dược - Kiến trúc - Xây dựng TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022 325 TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ ĐAU Ở BỆNH NHÂN NỘI KHOA NHẬP KHOA CẤP CỨU Phạm Lưu Nhất Hoàng1, Trần Thị Thanh Tuyền2, Hồ Thái Sơn2, Phạm Hoàng Thiên2, Huỳnh Văn Ân3 TÓM TẮT34 Đặt vấn đề: Đau là một trong những than phiền thường gặp nhất ở Cấp cứu (CC) và có thể gây ra nhiều tác động xấu. Trong khi đó, điều trị đau ở CC thường không thỏa đáng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ bênh nhân được điều trị giảm đau, thời gian chờ điều trị và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân (BN) đau do bệnh Nội khoa nhập khoa CC. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: BN khám tại CC có đau cấp tính do bệnh Nội khoa. Cường độ đau được đo bằng NRS – 11 điểm lúc thăm khám lần đầu và sau 75 – 90 phút. Hiệu quả điều trị đánh giá dựa trên sự thay đổi của điểm đau lần 2 so với lần 1. Kết quả: Có 223 TH được đưa vào phân tích. Điểm đau lần 1 từ 2 đến 10, trung vị 6 (4; 8). Có 72,2 được điều trị giảm đau. Thời gian chờ điều trị từ 2 đến 85 phút, trung vị 17,2 (10; 21). Sau 75 – 90 phút, điểm đau dao động từ 0 đến 10, trung vị 4 (2; 6). Có 143 TH (64,1) giảm đau (109 TH giảm đau có ý nghĩa), 9 TH (4) đau nhiều hơn và 71 TH (31,8) đau 1Khoa Cấp cứu – Tai nạn, bệnh viện FV 2Khoa Cấp cứu, bệnh viện Nhân dân Gia Định 3Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, bệnh viện Nhân dân Gia Định Chịu trách nhiệm chính: Phạm Lưu Nhất Hoàng Email: nhathoangphamluugmail.com Ngày nhận bài: 15.9.2022 Ngày phản biện khoa học: 15.10.2022 Ngày duyệt bài: 10.11.2022 không đổi. Sau 75 -90 phút, có 135 TH (60,5) vẫn còn đau từ trung bình trở lên. Kết luận: Tỉ lệ BN được điều trị giảm đau khá cao, thời gian chờ điều trị ngắn. Tuy nhiên, tỉ lệ phần trăm BN cải thiện có ý nghĩa cường độ đau còn thấp. Từ khóa: Đau, nội khoa, cấp cứu, cường độ đau, NRS - 11 điểm. SUMMARY PAIN MANAGEMENT FOR MEDICAL PATIENTS AT EMERGENCY DEPARTMENT Background: Pain is one of the most common complaints and can have many negative effects. Meanwhile, pain treatment at Emergency Department (ED) is often inadequate. Objectives: Determine the rate of patients receiving treatment for pain relief, waiting time for treatment and the effectiveness of treatment in patients with pain due to internal medicine diseases admitted to the ED. Methods: Medical patients examined in the ED with acute pain were involved in the research. Pain intensity was measured by NRS - 11 points at first visit and after 75 - 90 minutes. The effectiveness of pain treatment is evaluated based on the change in the intensity of pain at 2nd evaluation compared with the 1st one. Results: There were 223 cases included in the analysis. First pain score ranged from 2 to 10, median 6 (4; 8). 72.2 received pain relief treatment. Waiting time for treatment ranged from 2 to 85 minutes, median 17.2 (10; 21). After HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH 326 75 to 90 minutes, the pain score ranged from 0 to 10, median 4 (2; 6). There were 143 cases (64.1) of pain relief (109 cases of significant pain relief), 9 cases (4) of more pain, and 71 cases (31.8) of unchanged pain. After 75-90 minutes, 135 patients (60.5) still had moderate or severe pain. Conclusions: The rate of patients receiving treatment for pain relief is high, with short waiting time for treatment. However, the percentage of patients with significant pain improvement remains low. Keywords: pain, internal medicine, emergency, pain severity, 11 – point NRS. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đau là một trong những than phiền thường gặp nhất ở những bệnh nhân (BN) đến khám tại Cấp cứu (CC) với tần suất thay đổi từ 52 – 79. Đau có thể gây ra nhiều tác động xấu lên tinh thần và thể chất của BN như: 1- Thông qua hoạt hóa hệ thống thần kinh giao cảm dẫn tới tăng công cơ tim, giảm tưới máu mô, rối loạn chức năng dạ dày ruột; 2 - Phóng thích các nội tiết tố dị hóa như cortisol và glucagon có thể gây hủy cơ, tăng đường huyết và suy giảm miễn dịch; 3- Đau sau phẫu thuật ngực hoặc bụng trên có thể hạn chế hô hấp, làm ho không hiệu quả, xẹp phổi và viêm phổi. Đau cũng có thể dẫn tới việc bất động, từ đó gây ứ trệ tĩnh mạch và huyết khối; 4 - Rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn chức năng nhận thức về lâu về dài; 5- Đau cấp tính không được điều trị tốt có thể dẫn đến đau mạn tính 1. Bên cạnh đó, đau cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nhân viên y tế như phải hứng chịu sự bực bội, giận dữ hoặc bất hợp tác của BN. Hơn nữa, khi BN đau đớn thì những thông tin mà họ cung cấp có thể không chính xác, từ đó gây khó khăn cho việc đánh giá và điều trị. Do vậy, việc nhận biết sớm và điều trị thích hợp triệu chứng đau là rất quan trọng. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, điều trị đau tại các khoa CC thường không thỏa đáng, thậm chí bị bỏ qua. Tại Việt Nam, việc đánh giá cường độ đau chưa được thực hiện một cách thường quy ở tất cả các cơ sở y tế và hiện chúng tôi cũng chưa tìm thấy nghiên cứu nào đánh giá về vấn đề kiểm soát đau tại CC. Chính vì những lý do đó mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: Xác định tỉ lệ bênh nhân được điều trị giảm đau, thời gian chờ điều trị và đánh giá hiệu quả của việc điều trị đau ở BN đau do bệnh Nội khoa nhập khoa CC. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2020 tại khoa CC bệnh viện Nhân dân Gia Định. Hiện tại, khoa CC này chưa xây dựng phác đồ điều trị đau riêng. Các BN đến khám cũng chưa được đánh giá đau một cách hệ thống và thường quy. Tiêu chuẩn chọn bệnh là BN ≥18 tuổi khám tại CC có triệu chứng đau cấp tính 65 tuổi chiếm 25.1. Nam giới chiếm 45,3. Thời gian đau từ 0,2 đến 1440 giờ, trung vị là 14 (4; 71). 31,8 đã sử dụng thuốc giảm đau trong vòng 6 giờ trước đó và 45,1 trong số này không biết tên thuốc đã dùng. Vị trí đau thường gặp nhất là bụng (47,5), kế đó là đầu mặt cổ (14,8), chi (7,6), ngực (6,3), lưng (6,3), sinh dục và vùng lân cận (0,9). Đau nhiều vị trí chiếm 16,6. Các chuyên khoa liên quan đến đau bao gồm Tiêu hóa (37,2), Chấn thương chỉnh hình (14,3), Thận niệu (12,6), Thần kinh (10,8), Cơ xương khớp (7,6), Tim mạch (5,4), Nhiễm (3,1), Hô hấp (1,3) và nhiều chuyên khoa (7,6). Chẩn đoán ban đầu đã loại trừ được bệnh ngoại khoa chiếm 78,9 và chưa loại trừ được hẳn là 21,1. Tính chất đau đa số là liên tục (56,5). Đau từng cơn chiếm 25,1 và đau từng cơn trên nền âm ỉ chiếm 18,4. Kiểu đau chủ yếu là rêm rêm (25,1) hoặc quặn thắt (23,3). Ngoài ra, còn có đau kiểu căng tức (13,5), như dao đâm (9,9), kiểu đè ép (8,5), kiểu điện giật (8,1) và đau kiểu khác (11,7). Cường độ đau lần 1 thay đổi từ 2 đến 10, trung vị là 6 (4; 8), trong đó, đau nhẹ là 32 TH (14,3), trung bình là 80 TH (35,9) và nặng là 111 TH (49,8). Có 165 TH (74) muốn được điều trị giảm đau và 58 TH (26) không muốn điều trị giảm đau. 3.2. Điều trị đau và hiệu quả điều trị 3.2.1. Điều trị 161 TH (72,2) được điều trị giảm đau (bảng 1), trong đó có 94 TH (58,4) dùng thuốc giảm đau có tác động trực tiếp và 86 TH (53,4) dùng các thuốc hỗ trợ gián tiếp. Có 1 TH (0,6) được điều trị giảm đau không dùng thuốc (thông tiểu do bí tiểu). Có 32 TH không được điều trị giảm đau mặc dù BN muốn được điều trị. Lý do chủ yếu là đau không nhiều (13 TH) và chờ chẩn đoán xác định (10 TH). Ngoài ra, còn do BN đã dùng thuốc giảm đau trước đó (3 TH), đau đã lâu (2 TH), sẽ cho nhập viện sớm (2 TH), chờ khám chuyên khoa (1 TH) và chỉ cần điều trị nguyên nhân (1 TH). Khi phân tích hồi qui logistic đa biến, các yếu tố độc lập liên quan với việc bênh nhân có được điều trị giảm đau hay không bao gồm: Mong muốn điều trị đau (p = 0,019), tính chất đau (p = 0,037), kiểu đau (0,007) và chẩn đoán đã loại trừ bệnh lý ngoại khoa hay chưa (p < 0,001). Bảng 1. Số BN được điều trị giảm đau Điều trị giảm đau Muốn điều trị n() Không muốn điều trị n() Có điều trị Không điều trị 133 (80,6) 32 (19,4) 28 (48,3) 30 (51,7) TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022 329 Bảng 2. Các loại thuốc giảm đau được sử dụng tại CC Loại thuốc Số lượt dùng Tỉ lệ Giảm đau trực tiếp: NSAID Paracetamol Pethidine Hỗ trợ gián tiếp 38 60 5 100 18,7 29,6 2,5 49,3 Bảng 3. Bậc điều trị giảm đau Cường độ đau Bậc 1 n () Bậc 2 n () Bậc 3 n () p Đau nhẹ Đau trung bình Đau nặng 8 (100) 28 (100) 53 (91,4) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 5 (8,6) 0,255b b: Fisher Exact Có nhiều loại thuốc được sử dụng để giảm đau. Paracetamol là thuốc được sử dụng nhiều nhất (bảng 2). 100 các loại thuốc giảm đau được dùng đúng liều. Đa số BN được sử dụng thuốc giảm đau theo bậc 1 (94,7), chỉ có 5,3 BN được điều trị thuốc giảm đau bậc 3 (bảng 3). Thời gian chờ điều trị giảm đau từ 2 đến 85 phút, trung vị là 17,2 (10; 21). Thời gian từ lúc ra y lệnh cho đến khi y lệnh được thực hiện từ 0 đến 35 phút, trung vị là 5 (3; 8). 3.2.2. Hiệu quả điều trị: Bảng 4. Phân nhóm cường độ đau lần 2. Phân nhóm cường độ đau lần 2 Nhóm dân số pToàn bộ n () Có điều trị n () Không điều trị n () Không đau Đau nhẹ Đau trung bình Đau nặng 8 (3,6) 80 (35,9) 89 (39,9) 46 (20,6) 8 (5) 62 (38,5) 56 (34,8) 35 (21,7) 0 (0) 18 (29) 33 (53,2) 11 (17,7) 0,039a a: Chi bình phương Bảng 5. Yếu tố liên quan với giảm đau có ý nghĩa Yếu tố p Tuổi Giới Chuyên khoa liên quan Vị trí đau Thời gian đau Tính chất đau Kiểu đau Cường độ đau Đã dùng thuốc giảm đau trước khi vào viện Mong muốn điều trị đau Điều trị Số loại thuốc dùng 0,247 0,058 0,430 0,273 0,716 0,087 0,304 0,107 0,045 0,120