Kinh Tế - Quản Lý - Nông - Lâm - Ngư - Nông - Lâm - Ngư TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA - SINH ---------- BÙI THỊ KIM TIỀN ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI DÊ VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA DÊ LAI (BÁCH THẢO X CỎ) TẠI XÃ TAM QUANG, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình hay luận văn nào đã có trước đây. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin được trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Bùi Thị Kim Tiền LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành bài luận văn này, ngoài sự nổ lực và cố gắng của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ quý thầy cô giáo, các nông hộ và bạn bè. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến: Ban Giám hiệu trường Đại học Quảng Nam và khoa Lý – Hóa – Sinh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em hoàn thành nhiệm vụ của mình. Toàn thể các thầy cô giáo trong và ngoài khoa Lý – Hóa – Sinh đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt em xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Thùy Vân, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ông Phan Văn Việt và ông Trần Duy Lý, cùng với gia đình của hai ông đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè và gia đình đã động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Trong thời gian thực hiện khóa luận, mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian và điều kiện không cho phép, đồng thời kiến thức còn nhiều hạn chế nên không thể tránh được những sai sót. Rất mong được sự quan tâm, góp ý tận tình của các thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Quảng Nam, ngày 17 tháng 4 năm 2017 Sinh viên Bùi Thị Kim Tiền MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3 II. NỘI DUNG ................................................................................................ 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 6 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................... 6 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại dê ..................................................................... 6 1.1.1.1. Nguồn gốc .......................................................................................... 6 1.1.1.2. Phân loại ............................................................................................. 6 1.1.2. Đặc điểm sinh học của con dê ................................................................ 7 1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng của con dê ......................................................... 10 1.1.4. Vài nét về dê lai (Bách thảo x Cỏ) ........................................................ 11 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của dê ......................... 12 1.2. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và trong nước ............................... 14 1.2.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới ..................................................... 14 1.2.2. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam ...................................................... 16 1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Núi thành .................... 18 1.3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 18 1.3.1.1. Địa hình ............................................................................................ 18 1.3.1.2. Khí hậu ............................................................................................. 19 1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................... 19 1.3.2.1. Dân số và lao động ............................................................................ 19 1.3.2.2. Tình hình sử dụng đất đai .................................................................. 19 1.3.2.3. Tình hình kinh tế ............................................................................... 20 2.1. Kết quả điều tra về tình hình chăn nuôi dê ở xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam ................................................................................. 21 2.1.1. Biến động về số lượng đàn dê qua 5 năm (2012-2016) .......................... 21 2.1.2. Tình hình chăn nuôi dê và quy mô đàn dê ............................................. 22 2.1.3. Cơ cấu đàn dê tại xã Tam Quang .......................................................... 23 2.1.3.1. Cơ cấu đàn dê theo tính biệt ............................................................... 24 2.1.3.2. Cơ cấu đàn dê cái sinh sản theo tuổi ................................................... 25 2.1.3.3. Màu sắc lông của đàn dê .................................................................... 26 2.1.4. Thuận lợi và khó khăn ......................................................................... 27 2.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của dê lai (Bách Thảo x Cỏ) tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. ................................................... 28 2.2.1. Sự thay đổi chỉ tiêu sinh trưởng khối lượng của dê qua các tháng tuổi. .. 28 2.2.1.1. Khối lượng của dê lai nuôi theo phương thức quảng canh qua các tháng tuổi ......................................................................................................... 28 2.2.1.2. Khối lượng của dê lai nuôi theo phương thức bán thâm canh qua các tháng tuổi ...................................................................................................... 30 2.2.1.3. So sánh tốc độ sinh trưởng của dê lai khi nuôi bằng hai phương thức quảng canh và bán thâm canh ......................................................................... 31 2.2.2. Khả năng sinh trưởng của dê ................................................................ 32 2.2.2.1. Sinh trưởng tuyệt đối ......................................................................... 32 2.2.2.2. Sinh trưởng tương đối ........................................................................ 34 2.2.3. Kích thước một số chiều đo chính và chỉ số cấu tạo thể hình của dê ....... 36 2.2.3.1. Kích thước một số chiều đo chính của dê ............................................ 36 2.2.3.2. Chỉ số cấu tạo thể hình ...................................................................... 38 2.2.4. Tỷ lệ chết ............................................................................................ 39 2.2.5. Ước tính hiệu quả kinh tế ..................................................................... 41 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 43 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 45 V. PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Các chữ viết tắt UBND Ủy ban nhân dân NXB Nhà xuất bản Cv Hệ số biến động x̅ E̅ Giá trị trung bình SD Độ lệch chuẩn CV Cao vây DTC Dài thân chéo VN Vòng ngực CSDT Chỉ số dài thân CSTM Chỉ số tròn mình CSKL Chỉ số khối lượng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Phát triển dàn dê trên thế giới 15 1.2 Tổng dàn dê, cừu từ năm 2007 - 2011 17 2.1 Biến động số lượng đàn dê qua 5 năm (2012 – 2016) 21 2.2 Quy mô đàn dê của địa phương 22 2.3 Cơ cấu đàn dê theo tính biệt 24 2.4 Cơ cấu đàn dê cái sinh sản theo tuổi 25 2.5 Màu sắc lông của dê Cỏ và F1 (Bách Thảo x Cỏ) nuôi tại xã Tam Quang 26 2.6 Sự thay đổi khối lượng của dê nuôi theo phương thức quảng canh qua các tháng tuổi 29 2.7 Thay đổi khối lượng của dê nuôi theo phương thức bán thâm canh qua các tháng tuổi 30 2.8 Sinh trưởng tuyệt đối của dê qua các tháng 33 2.9 Sinh trưởng tương đối của dê qua các tháng theo dõi 34 2.10 Kích thước một số chiều đo chính của dê 36 2.11 Chỉ số cấu tạo thể hình của dê 38 2.12 Tỷ lệ chết của dê con trong thời gian nghiên cứu 40 2.13 Sơ đồ hạch toán hiệu quả kinh tế 41 DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ Biểu đồ Đồ thị Tên hình biểu đồ đồ thị Trang Đồ thị 2.1 Khối lượng của dê qua các tháng tuổi 32 Biểu đồ 2.1 Sinh trưởng tuyệt đối của dê nuôi tại xã Tam Quang 34 Biểu đồ 2.2 Sinh trưởng tương đối của dê 35 1 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dê là loại gia súc nhai lại nhỏ được nuôi ở nhiều nơi trên thế giới – từ Bắc Bán Cầu tới Nam Bán Cầu, từ những vùng rừng rậm ẩm ướt tới những vùng khô cằn, núi đá. Bởi chăn nuôi dê đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp. Ở nhiều nước nhiệt đới và bán nhiệt đới, chăn nuôi dê cung cấp nhiều loại sản phẩm phục vụ nơi sống con người như thịt, sữa, lông, da, sừng, móng và cung cấp lượng phân bón khá lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong các sản phẩm của chăn nuôi dê, thịt dê được sử dụng phổ biến và ưa thích ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là thịt dê non có giá trị dinh dưỡng rất cao. Ở nhiều nơi giá thịt dê cao hơn giá các loại thịt khác, bởi vì về chất lượng tỷ lệ nạt trong thân thịt cao, tỷ lệ mỡ thấp nhưng giàu protein. Vì thế, ngành chăn nuôi dê thịt khá phát triển đã mang lại lợi nhuận đáng kể cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó, sữa dê cũng là một loại thực phẩm quý đối với con người bởi sữa dê rất có lợi cho sức khỏe, da dê được sử dụng để làm những đồ da mỹ nghệ có giá trị sử dụng tốt. Ngoài ra chăn nuôi dê cũng là một giải pháp của nền kinh tế hộ gia đình, giúp tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Ở Việt Nam, nuôi dê đã có từ lâu đời và là một vật nuôi truyền thống của nước ta. Hơn nữa, nước ta có điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiều đồi núi, có nhiều loại cây bụi phát triển, sản xuất nông nghiệp chiếm trên 80, nên nguồn phế phụ phẩm lớn, lao động lại đồi dào thích hợp với việc chăn nuôi dê. Ngoài ra, chăn nuôi dê có vốn đầu tư thấp, quay vòng nhanh và cho lãi suất cao nên phù hợp với khả năng đầu tư, trình độ quản lý, kỹ thuật và khả năng khai thác thị trường của đa số nông dân nước ta. Những năm gần đây ngành chăn nuôi dê nước ta đã tăng cả về số lượng và chất lượng, đã góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân nông thôn, đặc biệt là nông thôn miền núi. Chăn nuôi dê còn góp phần đa dạng hóa nông nghiệp, tạo công việc cho lao động nông thôn. 2 Tam Quang là một xã ven biển thuộc huyện Núi Thành, nằm phía Nam của tỉnh Quảng Nam với diện tích 12,94 km 2 , địa bàn đất đai rộng, mật độ dân cư thấp, địa hình đa dạng có vùng gò đồi rất rộng với hàng chục ha, nên nguồn cỏ lá cây tự nhiên phong phú rất phù hợp với việc phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi dê. Với điều kiện tự nhiên, địa hình thuận lợi nên chăn nuôi dê ở xã Tam Quang đã có sự phát triển đáng kể. Nghề nuôi dê đã mang lại thu nhập cao cho các nông hộ, đặc biệt là nó đã giúp nhiều hộ dân thoát khỏi cảnh nghèo. Tuy nhiên, chăn nuôi dê ở đây còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, giống dê phổ biến là dê lai (Bách Thảo x Cỏ) hướng thịt vẫn còn mang đặc trưng là tâm vóc nhỏ, khả năng tăng khối lượng thấp. Người chăn nuôi đa số là người nghèo, tập quán chăn thả chủ yếu là quảng canh, tận dụng rừng, gò đồi, công lao động và vốn nhàn rỗi, chưa phát huy đứng tiềm năng của nó là ngành chăn nuôi quan trọng tạo nguồn thu nhập và góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn. Công tác quản lý và chỉ đạo phát triển chăn nuôi dê còn nhiều bất cập, chưa được quan tâm đúng mức; giống và quản lý giống, nguồn thức ăn, phòng trị bệnh tật cho dê ít được quan tâm. Nhằm đánh giá tình hình chăn nuôi dê tại địa phương và khả năng sinh trưởng của giống dê lai (Bách Thảo x Cỏ), phát huy ưu thế và tiềm năng ưu việt của giống dê lai này. Từ đó, lựa chọn được phương thức nuôi phù hợp với điều kiện chăn nuôi địa phương, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của huyện Núi Thành nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói chung, nhằm phục vụ cho sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi dê. Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra tình hình chăn nuôi dê và đánh giá khả năng sinh trưởng của dê lai (Bách Thảo x Cỏ) tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Điều tra, đánh giá tình hình nuôi dê ở các nông hộ tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam - Hiểu được quy trình kỹ thuật nuôi dê lai (Bách Thảo x Cỏ) 3 - So sánh, đánh giá các chỉ tiêu về sinh trưởng của dê lai (Bách Thảo x Cỏ) khi nuôi theo phương thức quảng canh và bán thâm canh. - Ước tính hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi dê lai (Bách Thảo x Cỏ) khi nuôi theo phương thức quảng canh và bán thâm canh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Dê lai (Bách Thảo x Cỏ) từ 50 - 60 ngày tuổi 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam - Thời gian: từ tháng 92016 đến tháng 32017 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Điều tra, thu thập số liệu thứ cấp từ các tài liệu hướng dẫn kĩ thuật và các tài liệu ghi chép của cơ sở, cơ quan có liên quan, từ báo chí, internet… - Tìm hiểu, phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình nuôi dê tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 4.2. Phương pháp điều tra thực địa Để đạt được các thông số chính xác, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp chủ hộ nuôi dê, tiếp cận trực tiếp với đối tượng nghiên cứu (dê), đồng thời theo dõi trực tiếp trên đàn dê tại địa điểm nghiên cứu. 4.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm tiến hành trên 20 con dê, có độ tuổi từ 50-60 ngày, trọng lượng trung bình 7,0 Kg Gồm 2 lô thí nghiệm, 10 con dê lô, Trong đó: - Lô đối chứng: 10 con dê lai được nuôi theo phương thức quảng canh - Lô thí nghiệm: 10 con dê lai được nuôi theo phương thức bán thâm canh Dê bố trí vào các lô đối chứng và thí nghiệm được thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn, 2 lô đều đảm bảo độ đồng đều về độ tuổi, giới tính và trọng lượng, đảm bảo vệ sinh và phòng bệnh như nhau. 4 Những con dê được chọn sẽ được đóng dấu hoặc đeo vòng cổ có đánh số để theo dõi hàng tháng. 4.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu Khảo sát khối lượng cơ thể và kích thước một số chiều đo chính của dê con từ 2 tháng tuổi tại các hộ gia đình. Định kỳ 1 tháng1 lần cân và đo dê con để xác định tốc độ tăng trưởng của dê. Dụng cụ: cân đồng hồ, thước dây, thước gậy Xác định khối lượng của dê, dùng cân đồng hồ (gam) Đo kích thước một số chiều đo chính của dê, dùng thước dây và thước gậy (cm) 4.4.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng khối lượng của dê Dê được cân vào lúc 6h30-7h00 trước khi chăn thả. Cân từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc giai đoạn thí nghiệm. Trong giai đoạn nuôi thí nghiệm cứ cuối mỗi tháng dê được cân 1 lần. Trọng lượng cơ thể dê được cân bằng cân đồng hồ. Từ số liệu thu được tính các chỉ tiêu: sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối của dê Sinh trưởng tuyệt đối: (TCVN 239 – 77) 14 Tính bằng công thức: Ax = ௐଵିௐ ் (gamconngày) Sinh trưởng tương đối: (TCVN 240 – 77) 15 Tính bằng công thức: R() = ௐଵିௐ ೈభశೈబ మ x 100 Trong đó: Ax : Sinh trưởng tuyệt đối (gamconngày) R: Sinh trưởng tương đối () W1: Khối lượng lúc kết thúc theo dõi W0: Khối lượng lúc bắt đầu theo dõi T: Thời gian giữa 2 lần khảo sát 4.4.2. Chỉ tiêu sinh trưởng về kích thước một số chiều đo của dê 5 Mỗi tháng, đo một số chiều đo của dê. Cụ thể đo một số chiều đo chính của dê như: cao vây, vòng ngực, dài thân chéo. Các chỉ tiêu trên được xác định theo phương pháp của Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Thiện (1997) 8. Được tiến hành vào buổi sáng trước khi mang dê đi chăn thả. Cách xác định: Cao vây (CV): đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của u vai, dùng thước gậy (cm) Dài thân chéo (DTC): đo từ đầu khớp xương bả vai đến chóp u xương ngồi, dùng thước dây (cm) Vòng ngực (VN): đo chu vi vòng ngực sát sau xương bả vai, dùng thước dây (cm) Từ số liệu thu được tính các chỉ tiêu cấu tạo thể hình: + Chỉ số dài thân (CSDT) = ் x 100 () + Chỉ số tròn mình (CSTM) = ே ் x 100 () + Chỉ số khối lượng (CSKL) = ே x 100 () 4.5. Phương pháp ước tính hiệu quả kinh tế Được xác định bằng cách theo dõi, quan sát, thẩm vấn các nông hộ chăn nuôi về thức ăn, sinh trưởng, tỷ lệ nhiễm bệnh, hạch toán kinh tế… - Các khoản đầu tư và chi phí hàng năm - Sản phẩm thu được từ chăn nuôi dê (chỉ tính từ bán dê) - Giá cả trên thị trường tại thời điểm đánh giá: giá con giống, thức ăn tinh, thuốc thú y... - Ghi chép các khoản chi phí để tính lợi nhuận Lợi nhuận = Tổng thu - Tổ ng chi 4.6. Phương pháp xử lý số liệu Tất cả số liệu thu được về yếu tố môi trường dinh dưỡng, tăng trưởng đều được ghi chép cẩn thận vào sổ ghi chép số liệu thô và nhật kí thực tập chờ xử lý. Số liệu được xử lý bằng phần mềm MS Exel 2010. 6 II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại dê 1.1.1.1. Nguồn gốc Theo tài liệu trong Bildschromik der Welt Geschichte của nhà xuất bản Coventgarden dẫn chứng loài Dê Bezoarziegen có cách dây 50.000 năm. Thời đồ đá loài người săn bắn dê làm thực phẩm. Dê sống trên đồi núi hoang dã tại: Á Châu, Âu Châu và Phi Châu 17. Sau đó, loài người bắt dê về thuần hóa thành gia súc như: gà, chó, heo, ngựa, trâu, bò. Giống như các vật nuôi khác sau khi thuần hóa, đầu tiên dê được nuôi để lấy thịt, sau đó được nuôi để lấy sữa. Nguồn gốc của dê nhà là dê rừng. Dê rừng (Capra aegagrus ) trên thế giới được chia làm ba nhóm: - Nhóm 1 là dê Bezoar (C.a aegagrus ) có sừng hình xoắn, phân bố tự nhiên ở vùng Tây Á. - Nhóm 2 là dê Ibex (C.a Ibex ), phân bố tự nhiên ở vùng Tây Á, đông châu Phi và châu Âu. - Nhóm 3 là dê Markhor (C.a Falconeri ) thường có sừng quặn về phía sau, phân bố ở Afghanistan và vùng Kashimir-Karakorum. Khó xác định được thật chính xác thời gian và địa điểm lần đầu tiên con người thuần hóa dê rừng. Nhiều tài liệu cho rằng nơi thuần hóa các giống dê đầu tiên là vùng núi Tây Á vào thiên niên kỷ thứ 7-9 trước Công nguyên (thực tế ngày nay còn cho thấy nhiều loài dê nguyên thủy với số lượng lớn ở thung lũng đầu nguồn sông Ấn và ở những dãy núi nằm ở phía đông con sông này). Có tài liệu cho rằng khu vực nuôi dê cổ nhất là ở các nước Trung Đông, sau đó đến Ấn Độ và Ai Cập, tiếp đến là các nước phương Tây và Châu Á, Châu Phi. Khu vực nuôi dê mới nhất là ở Đông Nam Á 2. 1.1.1.2. Phân loại Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dê nhà có tên khoa học là: Capra aegagrus, là gia súc nhai lại nhỏ (cùng với cừu). Về phân loại học, dê thuộc Lớp 7 thú có vú, Bộ Artiodactyla , cùng Bộ với trâu, bò, là những loài thú có số móng guốc chẵn, và cùng Họ với trâu và bò. Theo Nguyễn Đình Rao và cộng sự, 1979 9, Nguyễn Văn Thiện, 1996 12 cho biết vị trí của dê nhà trong hệ thống phân loại động vật như sau : - Giới (Kingdom) : Animal - Ngành (Phylum) : Chordata - Lớp (Class) : Mammalia - Bộ (Oder) : Atiodactila - Bộ phụ nhai lại : Ruminantia - Họ (Family) : Bovidae - Họ phụ dê cừu : Caprarovance - Chủng (Genus) : Capra - Loài (Species) : Caprahircus Tuy con dê được xếp cùng trong họ phụ dê cừu nhưng nó khác hẳn cừu không chỉ ở ngoại hình, mà dê còn khác về tập tính hoạt động như thích leo trèo núi đá, ăn được rất nhiều loài lá cây mà trâu bò không sử dụng được 10. 1.1.2. Đặc điểm sinh học của con dê Theo Sharma (1993), dê là loài gia súc có thể sống trong những điều kiện khắc nghiệt và có khả năng thích nghi với nhiều vùng khí hậu khác nhau. Chúng sống được ở những vùng sa mạc khô cằn như sa mạc Thar, Sahel hoặc những vùng có độ cao so với mặt nước biển 2.500m như vùng Hindu - Kush, Himalaya cho tới những vùng rừng rậm nhiệt đới có nhiệt độ, ẩm độ cao và lượng mưa lớn (3.000 – 5.500mmnăm) 1. Đặc điểm ngoại hình: Thân thể dê được bao phủ bởi một bộ lông tơ mịn. Tùy theo những điều kiện của môi trường sống như địa hı̀nh, khı́ hậu, ... mà lông dê có kı́ch thước khác nhau. Ở những vùng đồi núi cao có khı́ hậu mát mẻ hoặc lạnh, bộ lông dê dài và rậm. Còn ở những vùng nhiệt đới, đồng bằng, ... có khı́ hậu nóng bức, bộ lông dê ngắn và thưa thớt hơn. 8 Về màu sắc, tùy theo giống dê mà bộ lông có màu sắc khác nhau. Màu lông thường là đen, trắng, xám, nâu, vàng, v.v... Bộ lông có thể có một màu hoặc nhiều màu, như bộ lông màu đen có đốm trắng màu nâu đen hoặc vàng có vá trắng, ... Đặc biệt ở loài dê, con đực và con cái đều có bộ râu ở hàm dưới được gọi là “râu dê”. Dê thuộc Bộ Artiodactyla – Bộ Móng Guốc Chẵn. Những loài thú thuộc Bộ này có những đặc điểm: Đầu các ngón chân được che chở bởi lớp móng guốc dày và cứng bằng chất sừng (keratin). Chân có số móng guốc chẵn, móng guốc được tách làm hai phần đều nhau, đó là các ngón chân thứ ba và thứ tư, trọng lượng cơ thể của con thú được phân bổ đều trên hai ngón chân này. Dê là loài động vật có sừng, hai sừng gần sát nhau. Sừng dê có nhiều hı̀nh dạng khác nhau, sừng thẳng đứng (như ở các giống Saanen), sừng cong ngược về phı́a sau (các giống Boer) hoặc có dạng uốn cong hı̀nh trôn ốc (một số giống sơn dương), ... Mắt dê cũng rất đặc biệt: con ngươi (đồng tử) hı̀nh chữ nhật nằm theo chiều ngang, không có hı̀nh tròn như ở hầu hết các loài thú. Trán dê lồi, xương mũi thẳng, mõm dê mỏng, môi hoạt động, răng cửa sắc nhờ đó dê có thể gặm được cỏ mọc thấp và chọn lấy những lá, thân cây mềm mại. Đặc điểm sinh lý: Một số chỉ tiêu sinh lý của dê biến động như sau 2: - Thân nhiệt (trực tràng) 101,5-104,00 F - Mạch đập 70-80 lầnphút - Nhịp thở 12-20 lầnphút - Tần số nhai lại 1-1,5 lầnphút - Động dục lần đầu 4-12 tháng - Thời gian động dục 12-36 giờ (trung bình 18 giờ) - Chu kỳ động dục 18-23 ngày - Thời gian mang thai 148-153 ngày - Dung lượng máu 7 thể trọng 9 - Hemoglobin 8-14 g - Tỷ khối huyết cầu (PCV) 30-40 - Hồng cầu 8-17,5 triệuml - Bạch cầu 6-16 triệuml - Thời gian đông máu 2,5 phút - Công thức bạch cầu : Trung tính 30-48 Lympho 50-70 Ái kiềm 0-2 Ái toan 3-8 Đơn nhân 1-4 Tập tính của dê : - Tập tính ăn uống: Dê thích ăn lá cây, hoa và các cây lùm bụi, cây họ đậu thân gỗ hạt dài. Dê rất phàm ăn, nhưng luôn tìm thức ăn mới. Dê thích ăn ở độ cao 0,2-1,2m. Chúng có thể đứng bằng 2 chân rất lâu để bứt lá, thậm chí còn trèo lên cây để chọn phần ngon để ăn. Dê khó ăn thức ăn để sát mặt đất, thường phải quỳ chân trước xuống để ăn. Chúng rất sạch sẽ, không ăn các thức ăn thừa, bẩn hay lên men thối rữa; thức ăn rơi vãi dê thường bỏ không ăn lại. Dê có khả năng chịu khát rất giỏi, Devendra (1967) cho biết dê nặng 18-20 kg thì một ngày cần uống 680 ml nước ở mùa hè và 454 ml nước vào mùa xuân. - Tập tính ngủ nghỉ: Dê thích nằm ở những nơi cao ráo thoáng mát, thích ngủ nghỉ trên những mô đất hoặc trên những tảng đá phẳng và cao. Dê ngủ nhiều lần trong ngày, nhiều lúc trong khi ngủ vẫn nhai lại. - Tập tính đàn: Dê thường sống tập trung thành từng đàn. Mỗi con có một vị trí xã hội nhất định trong đàn. Do vậy, những con mới nhập đàn thường phải thử sức để xác định vị trí xã hội của nó. Trong đàn dê thường có con dê đầu đàn dẫn đầu trên bãi chăn, đàn dê di chuyển gặm cỏ theo con đầu đàn. Khi ở trong đàn dê rất yên tâm, còn khi bị tách khỏi đàn dê tỏ ra sợ hãi. Khứu giác và thính giác của dê rất phát triển nên dê rất nhạy cảm với tiếng động. Dê còn có khả năng 10 tự chịu đựng và dấu bệnh. Khi dê ốm thường vẫn cố theo đàn cho đến khi kiệt sức ngã quỵ xuống mới thôi. - Tính hiếu động và khéo leo trèo: Dê là loài có tính hiếu động, thích chạy nhảy và leo trèo rất giỏi. Trung bình hàng ngày dê đi lại chạy nhảy 10-15km. Chúng có thể leo lên những vách núi, mỏm đá cheo leo nguy hiểm cạnh vực sâu, có thể di chuyển dễ dàng trên những mỏm đá cheo leo nhất. - Tính hung hăng: Dê thường chọi nhau rất hăng, không riêng gì dê đực mà cả dê cái cũng vậy. Chúng dùng sừng húc vào mặt, vào đầu, vào bụng địch thủ. Những con dê không sừng thì húc cả đầu. Cuộc chiến đấu có khi kéo dài đến nửa giờ. Khi gặp nguy hiểm, đôi khi dê tỏ ra rất hăng, liều mạng, nhưng nhiều khi lại tỏ ra rất nhát, dễ hoảng sợ trước một vật lạ. - Trí khôn ngoan và thông minh của dê: Dê cũng là con vật rất khôn ngoan, biết quý mến người chăm sóc chúng. Dê có khả năng nhớ được nơi ở của mình cũng như tên của nó khi con người đặt cho. Nó nhận biết được người chủ của chúng từ xa về và thường kêu ầm lên để đón chào. - Tập tính sinh dục: Dê có khả năng phối giống rất mạnh. Dê có tính hay ghen, nếu trong đàn có nhiều dê đực chúng thường húc nhau và tách đàn, mỗi con đực dẫn một đàn có khoảng từ 5 - 7 con. Ở dê đực mỗi lần giao phối, lượng tinh xuất ra khoảng 0,6 - 0,8 cm3 . Ở dê cái khi động dục cũng biểu hiện rất mãnh liệt, nhiều khi dê cái tìm đến dê đực để giao phối 10. 1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng của con dê Sinh trưởng của gia súc tuân theo những quy luật nhất định, đó là quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều và quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ. Theo quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn thì quá trình sinh trưởng của gia súc được chia làm 2 thời kỳ, đó là thời kỳ trong bào thai và thời kỳ ngoài bào thai. - Giai đoạn trong bào thai: nguồn dinh dưỡng của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào cơ thể mẹ. Do vậy để thai nhi phát triển bình thường, cần cung cấp cho cơ thể con mẹ một khối lượng thức ăn hợp lý thỏa mãn nhu cầu các hoạt động 11 sinh lý của dê cái trong các giai đoạn khác nhau của kỳ mang thai, bao gồm nhu cầu cho duy trì của cơ thể mẹ, sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi và bản thân (nhau thai). Cũng cần tính đến sự tích lũy và tiết sữa của con mẹ. - Giai đoạn ngoài thai: đây là giai đoạn cơ thể chịu tác động trực tiếp với các điều kiện sinh thái môi trường, dựa vào những đặc điểm sinh lý đặc trưng người ta chia một đời gia súc nói chung làm 5 giai đoạn: sơ sinh, thời kỳ bú sữa đầu, trước thành thục về tính, thành thục về tính và mang thai. Tính quy luật không đồng đều trong sinh trưởng thể hiện sự không đồng đều về tăng khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tháng tuổi, sự không đồng đều về phát triển bộ xương, các cơ quan bộ phận nhưng lại tạo nên sự phát triển cân đối của toàn bộ cơ thể con vật. Quy luật có tính chu kỳ trong sinh trưởng của gia súc được thể hiện ở một số mặt như: tính chu kỳ trong hoạt động sinh lý sinh sản, tính chu kỳ trong sự phát triển thể hiện qua sự tăng trọng lượng và trao đổi chất thông qua quá trình đồng hoá và dị hoá. Trong chăn nuôi, để đánh giá sự sinh trưởng và phát dục của gia súc người ta thường dùng phương pháp cân khối lượng và đo kích thước các chiều đo của cơ thể. Sau đó kết quả được biểu diễn bằng đồ thị, biểu đồ để đánh giá con vật qua sinh trưởng tích luỹ, cường độ sinh trưởng tương đối, tuyệt đối và kích thước một số chiều đo cơ bản. 1.1.4. Vài nét về dê lai (Bách thảo x Cỏ) Dê Cỏ Dê Cỏ hay dê địa phương được nuôi phổ biến ở nhiều vùng nước ta có màu lông khá khác nhau, đa số màu vàng nâu hoặc đen loang trắng. Tầm vóc loại dê này nhỏ, cao 50 - 55 cm, sừng dài vừa phải cong về phía sau và chĩa sang hai bên, sừng có cả ở con đực và con cái, hoạt động linh hoạt. Khối lượng sơ sinh 1,7-1,9 kg, 6 tháng tuổi 11-12 kg; trưởng thành 30-35 kg. Khả năng cho sữa thấp 350-370 gngày với chu kỳ cho sữa là 90-105 ngày chỉ đủ để nuôi 1 dê con. Tuổi phối giống lần đầu 6-7 tháng, đẻ 1,4 lứanăm, bình quân 1,3 conlứa. Tỷ lệ nuôi 12 sống đến cai sữa 65 – 75 , phù hợp với chăn thả quảng canh với mục đích lấy thịt. Dê Bách Thảo Là giống dê kiêm dụng thịt – sữa. Trước đây còn được gọi tên là Bát Thảo, Bắc Thảo, Bắc Hảo. Cho đến nay người ta chưa xác định rõ được nguồn gốc của nó. Dê Bách Thảo có màu lông đen loang sọc trắng, đa số sừng nhỏ, tai to cụp xuống. Khối lượng sơ sinh 2,6-2,8 kg, 6 tháng 19-22 kg, trưởng thành của dê cái 40-45 kg, dê đực 75-80 kg. Khả năng cho sữa: 1,1 -1,4 kgngày, chu kỳ 148-150 ngày. Tuổi phối giống lần: 7-8 tháng, đẻ 1,7 conlứa và 1,8 lứanăm. Tính tình hiền lành, có thể nuôi nhốt hoàn toàn hoặc nhốt kết hợp chăn thả ở các vùng. Dê lai Bách Thảo x Cỏ Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây đã tiến hành nghiên cứu hàng loạt các công thức lai giữa các giống dê. Dê Bách Thảo đực lai với dê cái Cỏ, cho con lai F1 có ngoại hình cân đối, chắc khoẻ, bốn chân thẳng và cao hơn so với dê Cỏ, tai to rủ cụp xuống, đầu thô và dài, mặt nhiều con có xuất hiện sọc trắng theo mặt, bụng thon gọn hơn so với dê Cỏ, nhanh nhẹn và leo trèo giỏi không kém dê Cỏ. Con lai F1 sinh trưởng và tăng trọng tốt, khả năng sinh sản và cho sữa đều cao hơn dê Cỏ từ 25-30; có khả năng thích ứng với chăn nuôi ở nhiều vùng nước ta. 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của dê Nhân tố giống - di truyền Là đặc tính của sinh vật, nó được truyền từ bố mẹ đến đời con cháu những đặc tính mà cha mẹ và tổ tiên đã có. Tính di truyền về sức sản xuất cao hay thấp, chuyên dụng hay kiêm dụng đều ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát dục, nhất là ảnh hưởng đến những bộ phận liên quan trực tiếp đến sức sản xuất của con vật. Điều kiện thời tiết Điều kiện thiên nhiên có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ thể và sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể của gia súc. 13 Theo một số tác giả nghiên cứu trên gia súc nhai lại cho thấy nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới sự chuyển hóa năng lượng và năng lượng thu nhận thức ăn ở giới hạn nhiệt độ thấp. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của dê 6. Khi thời tiết quá nóng sẽ làm con vật mệt mỏi, tiêu hao nhiều năng lượng. Khi thời tiết thay đổi theo các mùa sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến cây thức ăn xanh là nguồn cung cấp cho gia súc, từ đó làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gia súc. Vì vậy, cần chú ý cung cấp đầy đủ và cân đối thức ăn cho dê con trong giai đoạn sinh trưởng, để đảm bảo cho sự phát triển của dê con là tốt nhất, đặc biệt là trong thời kỳ khan hiếm thức ăn. Chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của con vật. Trong thời kỳ phát triển bào thai, đòi hỏi phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nhất là khoáng và vitamin. Nếu cung cấp lượng dinh dưỡng không đầy đủ sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển bào thai, cũng như sự phát triển của dê con khi ra đời. Dê con sẽ còi cọc, chậm lớn, yếu ớt và tình trạng này kéo dài đến khi con vật trưởng thành gọi là tình trạng suy dinh dưỡng. Nếu cho dê con tập ăn thức ăn thực vật sớm sẽ kích thích sự phát triển của bộ máy tiêu hóa, dạ cỏ hoạt động kích thích sự hoàn thiện hệ vi sinh vật nhanh chóng, có lợi cho tiêu hóa. Khi trưởng thành dê sẽ tiêu hóa các loại thức ăn tốt hơn. Đối với gia súc hậu bị, việc cung cấp thừa dinh dưỡng sẽ làm con vật tích lũy mỡ. Từ đó, sẽ không tốt cho hoạt động sinh sản và giảm sức sản xuất. Tuy nhiên, nếu nuôi dưỡng dê ở mức dinh dưỡng thấp trong giai đoạn hậu bị sẽ làm cho con vật phát triển chậm, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh. Vì vậy, cần cung cấp đầy đủ thức ăn và cân đối về thành phần dinh dưỡng, có như vậy mức độ tiêu tốn đơn vị thức ăn cho 1 kg tăng trọng sẽ giảm và đảm bảo cho con vật sinh trưởng tốt. Chăm sóc Chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc phù hợp là rất cần thiết trong suốt thời quá trình sinh trưởng của vật nuôi, đặc biêt trong giai đoạn mang thai và dê con. 14 Trong thời kỳ mang thai, cần cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống có chất lượng tốt cho dê mẹ. Hàng ngày nên cho dê chửa vận động ngoài sân chơi vừa phải, không chăn dê quá xa chuồng và tránh dồn đuổi, đánh đập dê. Chuồng trại phải luôn khô ráo thoáng mát không trơn trượt. Đối với dê con thì tùy theo giai đoạn (sơ sinh, bú sữa, cai sữa…) mà có chế độ chăm sóc khác nhau. Đặc biệt cần chú ý đến các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng…giúp dê sinh trưởng tốt hơn. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của dê con. Dê con rất cần ánh sáng, đặc biệt là tia tử ngoại để phát triển. Thiếu ánh sáng sẽ làm con vật thiếu vitamin D gây nên rối loạn hoạt động tiêu hóa và còi xương, con vật dễ bị bại liệt. Mặt khác, dê con rất cần sự vận động. Vận động giúp dê tổng hợp vitamin D và tăng tính thèm ăn, phát triển tốt các cơ quan bên trong cơ thể. Nếu điều kiện chăm sóc kém sẽ làm giảm sức đề kháng của con vật, con vật chậm lớn, dễ mắc bệnh. 1.2. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và trong nước 1.2.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới Dê là một trong những động vật được con người thuần hóa sớm nhất trong lịch sử, theo các nhà nghiên cứu có thể từ thời đồ đá mới, khi con người bắt đầu sống định cư và nuôi trồng để có nguồn thực phẩm. Hiện khắp các châu lục có 570 giống dê, thích nghi ở những nơi có điều kiện địa lý, khí hậu hoàn toàn khác nhau. Trong đó, dê nuôi lấy sữa có 69 giống. Theo FAO 2013 thì năm 2011, đàn dê thế giới có 875,5 triệu con, phần lớn ở châu Á chiếm 61,6 số lượng dê thế giới, kế đến là châu Phi chiếm 31,6. Mức tăng số lượng dê nhiều nhất sau 10 năm là châu Đại Dương (105,2), kế đến là châu Á (17,6) và châu Phi là (16,9), trong khi đó đàn dê châu Âu lại suy giảm 9,9. Năm quốc gia có đàn dê lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nigeria. Còn ở châu Âu, nước có đàn dê lớn nhất là Hy Lạp, nhưng chỉ khoảng 5 triệu con 18. 15 Bảng 1.1. Phát triển đàn dê trên thế giới (Đơn vị: triệu con) Nguồn: FAO, Rodica Chetroiu, Ion Cawlin, Georgeta Carmen Niculescu; Worldwide trends and orientations of raising goats, 2013. Dê phục vụ cho nhu cầu đời sống con người qua nhiều lĩnh vực: thực phẩm (thịt, sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa...), mỹ phẩm (sữa rửa mặt, sữa tắm,...), dệt may (lông, da làm túi xách, áo ấm, chăn, dép...), trang trí nội thất (da, sừng để trang trí trong nhà...), dược phẩm (cao dê,…)...và nuôi làm cảnh. Trong đó, nuôi dê lấy sữa phát triển trong thời gian qua. Lượng sữa dê toàn cầu năm 2000 là 12,8 triệu tấn, đến 2011 là 15,8 triệu tấn, tỷ lệ tăng trưởng 24. Năm 2011, châu Á dẫn đầu về sản lượng sữa dê với hơn 10 triệu tấn, chiếm 63 sản lượng thế giới, kế đến là châu Âu (17) và châu Phi (16). Có mức tăng sản lượng sữa dê nhiều là châu Đại Dương, tăng 50 trong 10 năm, kế đến là châu Á 44,2, trong khi đó châu Phi giảm 5,7. Ấn Độ là nước có sản lượng sữa dê dẫn đầu thế giới với 4,6 triệu tấn, chiếm 28,98 sản lượng thế giới, kế đến là Bangladesh với 2,5 triệu tấn (15,74 sản lượng thế giới). Ở Ấn Độ phần lớn sữa dê sản xuất ra được tiêu thụ tại chỗ, khác với Pháp - nơi sản xuất nhiều sữa dê châu Âu, có hơn 90 sản lượng sữa dê dùng chế biến phô mai để bán ra thị trường 18. 16 So với sản lượng sữa thì sản lượng thịt dê trên thế giới luôn có xu thế tăng, dù không nhiều, tỷ lệ tăng trưởng trong 10 năm là 34,7. Châu Á và châu Phi chiếm 93,2 tổng đàn dê, cung cấp 94 tổng sản lượng thịt dê cho toàn thế giới. Đàn dê châu Phi tăng, nhưng tổng lượng sữa giảm và sản lượng thịt tăng cho thấy xu hướng phát triển đàn dê hướng thịt ở khu vực này. Mức tăng ấn tượng sản lượng thịt dê là châu Đại Dương, có tỷ lệ tăng trưởng 107,7 trong 10 năm, kế đến là châu Á 40,9. Xu hướng sử dụng thịt dê trên thế giới sắp tới sẽ còn phát triển. 1.2.2. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam Việt Nam có điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiều đồi núi, nơi có nhiều cây cỏ phát triển thích hợp với việc nuôi dê. Nước ta nghề chăn nuôi dê đã có từ lâu đời nhưng theo phương thức quảng canh, tự cung tự cấp. Theo số liệu của Cục Thống kê năm 2000 tổng đàn dê của cả nước là 525.000 con, trong đó chủ yếu là giống địa phương, được phân bố tập trung ở các tỉnh vùng núi và trung du phía Bắc. Riêng đàn dê của miền Bắc chiếm 72,5 tổng đàn, miền Nam 27,5 (trong đó Tây Nguyên chiếm 12,3, Duyên hải miền Trung chiếm 8,9; Đông Nam bộ 2,1 và Tây Nam bộ 3,8). Đàn dê của các tỉnh vùng núi phía Bắc chiếm 67 tổng đàn dê của miền Bắc và 48 tổng đàn dê cả nước 9. Do có sự hỗ trợ của nhà nước cũng như người dân tiếp cận được với những tiến bộ khoa học trong việc chăn nuôi dê nên số lượng đàn dê có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2001–2007. Và trong giai đoạn tăng lên về số lượng từ 2001 - 2009 thì tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 21,59 tăng 3,11 lần so với năm 2001 4. Đồng thời theo thống kê mới nhất của Tổng cục thống kê GSO 2013 ta thấy vào năm 2007, cả nước có 1777,7000 con thì đến năm 2011 tổng đàn dê cừu nước ta chỉ còn 1267,8000 con. Tuy có sự sụt giảm về số lượng nhưng vẫn ở mức cao. Trong đó số lượng đàn dê chiếm đa số so với cừu. 17 Bảng 1.2. Tổng đàn dê, cừu từ năm 2007 – 2011 (Đơn vị: nghìn con) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Dê, cừu 1777,7 1483,4 1375,1 1288,4 1267,8 Nguồn: Tổng cục thống kê GSO, 2013 Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên cũng như thời tiết nên có sự phân bố không đồng đều đàn dê giữa các vùng sinh thái khác nhau ở nước ta. Với điều kiện tự nhiên thích hợp bãi chăn thả rộng nên đàn dê được phát triển mạnh ở khu vực các tỉnh Đông Nam Bộ, miền núi Tây Bắc và các tỉnh Bắc Trung Bộ. Còn các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ điều kiện thời tiết thất thường cũng như đồi núi đâm thẳng ra biển, diện tích chăn thả hẹp nên việc chăn nuôi còn ít và chưa phát triển. Các tỉnh có số lượng dê nhiều nhất là Hà Giang, Nghệ An, Ninh Thuận. Những năm trước đây việc phát triển ngành chăn nuôi dê chưa được quan tâm chú ý. Người dân chăn nuôi dê chủ yếu là nuôi quảng canh tận dụng bãi chăn thả tự nhiên là chính, thiếu kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật. Phần lớn giống dê là giống dê Cỏ địa phương nhỏ con, năng suất thấp, chưa có hệ thống quản lý giống trong cả nước, đặc biệt nghề chăn nuôi dê với quy mô trang trại lớn chưa được hình thành. Từ năm 1993 Bộ NN PTNT đã quyết định giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê đặc biệt là chăn nuôi dê sữa, dê kiêm dụng thịt sữa ở nước ta cho Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây - Viện Chăn nuôi. Và từ đây nghành chăn nuôi dê ở nước ta bắt đầu được khởi sắc. Năm 1994, ba giống dê sữa Ấn Độ là: Beetal, Jumnapari và Barbari đã được nhập về nước ta với số lượng 500 con. Sau 4 năm theo dõi, đánh giá khả năng thích nghi ba giống dê này đã được Nhà nước công nhận thích nghi và cho phép đưa ra phát triển, nuôi đại trà ở các vùng trong cả nước. Việc sử dụng dê đực Bách Thảo và dê Ấn Độ để lai cải tạo, nâng cao tầm vóc và năng suất giống dê cỏ đã thu được kết quả rất tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. 18 Cùng với sự phát triển nhanh chóng của đàn dê trong giai đoạn 2001–2007 và các sản phẩm từ dê luôn được xã hội chấp nhận ở mức cao. Nên tốc độ tăng sản lượng thịt hơi bình quân hàng năm là 22,8 cao gấp 3 lần so với tốc độ tăng thịt bò (7,08 năm). Sản phẩm thịt hơi tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng đàn do chất lượng giống và trình độ thâm canh ngày càng được cải thiện, khối lượng xuất chuồng cao hơn. Tuy có phát triển, nhưng sản lượng thịt dê còn thấp so với sản lượng thịt trâu bò và so với khả năng phát triển của ngành chăn nuôi. Sản lượng thịt xẻ tính bình quân trên đầu người tăng dần, năm 2007 là 0,063 kgngườinăm nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu về thực phẩm của người dân. 1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Núi thành 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.1.1. Địa hình Huyện Núi Thành nằm phía Nam tỉnh Quảng Nam, được thành lập năm 1983, là một huyện đồng bằng với địa hình nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nhìn tổng thể có các dạng địa hình sau: - Dạng địa hình trung du và miền núi: Gồm các xã Tam Trà, Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ Tây, một phần xã Tam Nghĩa và Tam Anh Nam, Tam Anh Bắc. Phía cực tây có nhiều núi cao, nơi cao nhất là núi Hú, Tam Trà 1.132m . - Dạng địa hình đồng bằng: Gồm các xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Anh Nam, Tam Anh Bắc, Tam Hiệp, thị trấn Núi Thành, Tam Nghĩa. Vùng này địa hình tương đối bằng phẳng, có một số đồi gò có độ dốc nhỏ. Nơi cao nhất là 69m so với mặt biển. - Dạng địa hình ven biển: Gồm các xã Tam Tiến, Tam Hòa, Tam Giang, Tam Hải, Tam Quang và một phần Tam Nghĩa. Vùng này địa hình bằng phẳng và thấp, có nhiều cồn cát ổn định; một phần đồng bằng do các sông ngòi bồi đắp trên nền cát biển. Đây là vùng hạ lưu có nhiều đầm phá. Ngoài ra, vùng này còn có nhiều bãi đá trầm tích nhô lên khỏi mặt biển từ 10 đến 12 m thuộc xã Tam Tiến, Tam Hải, Tam Quang như đảo hòn Mang, Hòn Dứa, Bàn Than … 19 1.3.1.2. Khí hậu Huyện Núi Thành nằm phía Đông dãy Trường Sơn và phía nam đèo Hải Vân, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Nhiệt độ trung bình hằng năm: 25,70 C, nhiệt độ cao từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ thấp từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình trong năm là 2.531,5mm. Hằng năm, huyện Núi Thành đều chịu chế độ gió mùa chi phối: gió Tây Nam và gió Đông Nam hoạt động từ tháng 3 đến tháng 7, gió Đông Bắc hoạt động từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Hằng năm thường xuất hiện từ 8 đến 10 cơn bão ảnh hưởng đến huyện. Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11 kết hợp với mưa lớn gây ra lũ lụt. 1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 1.3.2.1. Dân số và lao động Dân số của huyện Núi Thành đầu năm 2016 là 145.956 người. Có hai dân tộc chủ yếu là người Kinh và người Cor (sống tại các thôn 4, 6, 8 xã Tam Trà). Tổng số hộ: 39.850 hộ, số lao động là 69.471 chiếm 47,6 tổng dân số, trong đó: nông - lâm - thủy sản chiếm 58,21; công nghiệp, xây dựng chiếm 23,46; thương nghiệp dịch vụ chiếm 18,33. Mật độ dân số là 273,35 ngườikm2 , dân cư tập trung đông ở thị trấn Núi Thành (2.226,12 ngườikm2 ) và xã Tam Quang (1.173,70 ngườikm2 ); thưa thớt ở các xã miền núi như Tam Trà (30,51ngườikm 2 ), Tam Thạnh (73,90 ngườikm2 ), Tam Sơn (87,39 ngườikm 2 ). 1.3.2.2. Tình hình sử dụng đất đai Núi Thành có diện tích tự nhiên là 53.396,07 ha, trong đó, đất trồng cây hằng năm chiếm 21 diện tích đất tự nhiên của huyện và phần lớn được dành cho trồng lúa 2 vụ. Núi Thành cũng là huyện có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất tỉnh Quảng Nam. Với đất lâm nghiệp chiếm 32.3 diện tích đất tự nhiên của huyện và phân bố chủ yếu ở các xã phía tây gồm Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Trà, Tam Mỹ Đông, và Tam Mỹ Tây. Đất thổ cư chiếm hơn 1 diện tích đất tự nhiên của huyện. 20 Điểm đáng chú ý, Núi Thành là trọng điểm đầu tư của Khu kinh tế mở Chu Lai nên tập trung nhiều khu công nghiệp lớn. Chính vì vậy, trong cơ cấu sử dụng đất, một diện tích đất nông nghiệp trước đây được chuyển thành đất công nghiệp. 1.3.2.3. Tình hình kinh tế Theo Báo cáo của UBND huyện Núi Thành gần đây nhất - 92016, tình hình kinh tế của huyện phát triển ổn định và tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng giá trị sản xuất thực hiện đạt 33.521 tỷ đồng, tăng 20,6 so với cùng kỳ năm 2015, đạt 62,97 so với kế hoạch năm 2016. Tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế: công nghiệp – xây dựng chiếm 86,61; thương mại – dịch vụ chiếm 6,8; nông –lâm – ngư – nghiệp chiếm 6,59. Trong đó giá trị công nghiệp – xây dựng đạt 29.410 tỷ đồng, tăng 13,2 so với cùng kỳ, đạt 62,2 so với kế hoạch năm 2016; thương mại – dịch vụ đạt 2.257,9 tỷ đồng, đạt 57,1 so với kế hoạch năm 2016. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.018 tỷ đồng, tăng 11,92 so với cùng kỳ năm 2015; sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 8.854 tỷ đồng, giảm 6,13 so với cùng kỳ năm 2015, đạt 82,7 so với kế hoạch năm 2016. Về chăn nuôi, trồng trọt đạt 95,37 so với kế hoạch năm 2016, năng xuất bình quân cả năm đạt 52,55 tạha, giảm 0,96 tạha so với cùng kỳ; tổng đàn gia súc gia cầm ổn định, không có dịch bệnh xảy ra, thực hiện tốt công tác tiêm vắc xin phòng bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi. Tổng sản lượng khai thác đạt 44.000 tấn, tăng 4,3 so với cùng kỳ, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 7.200 tấn, tăng 1,98 so với cùng kỳ. Nhìn chung, đầu năm 2016 tình hình kinh tế - xã hội của huyện Núi Thành phát triển ổn định. Tuy nhiên, cần phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhiều của các cấp lãnh đạo. 21 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 2.1. Kết quả điều tra về tình hình chăn nuôi dê ở xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 2.1.1. Biến động về số lượng đàn dê qua 5 năm (2012-2016) Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 2.1. Bảng 2.1. Biến động số lượng đàn dê qua 5 năm (2012 - 2016) Nguồn: Phòng thống kê xã Tam Quang, huyện Núi Thành Qua bảng trên cho thấy: tổng đàn dê nuôi xã Tam Quang của huyện Núi Thành tăng dần về số lượng. Qua kết quả thu thập số liệu và điều tra cho thấy tỷ lệ tăng đàn hàng năm: 20132012 đạt 30; năm 20142013 đạt 2,2; năm 20152014 đạt 12,4; năm 20162015 đạt 3,7 và tỷ lệ tăng đàn trong 5 năm 20162012 đạt 32,3 và bình quân đạt 6,45năm. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây tổng đàn dê ở địa phương đã tăng lên song sự tăng lên này là không đáng kể, thậm chí còn có một số nông hộ có xu hướng giảm đàn. Một trong những nguyên nhân đó là xã Tam Quang năm trong quy hoạch xây dựng kinh tế mở Chu Lai của tỉnh Quảng Nam. Theo UBND xã Tam Quang cho biết thì tỉnh đã tiến hành thu hồi, lấy lại gần 80 hecta đất đồi núi. Diện tích đất đồi bị thu hẹp, nguồn lá cây tự nhiên và địa hình chăn 2012 Số lượng (con) Số lượng (con) Tỷ lệ 1312 () Số lượng (con) Tỷ lệ 1413 () Số lượng (con) Tỷ lệ 1514 () Số lượng (con) Tỷ lệ 1615 () 1 Phan Văn Việt 35 42 120.0 50 119.0 55 110.0 70 127.3 200.0 2 Trần Duy Lý 30 44 146.7 47 106.8 37 78.7 59 159.5 196.7 3 Trần Quốc Nhân 37 45 121.6 42 93.3 50 119.0 34 68.0 91.9 4 Nguyễn Thị Sa 47 62 131.9 51 82.3 65 127.5 46 70.8 97.9 5 Bùi Xuân 40 52 130.0 57 109.6 45 78.9 30 66.7 75.0 6 Phan Văn Kiểm 0 0 0.0 25 40 160.0 52 130.0 7 Nguyễ...
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA - SINH
- -
BÙI THỊ KIM TIỀN
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI DÊ VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA DÊ
LAI (BÁCH THẢO X CỎ) TẠI XÃ TAM QUANG,
HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Quảng Nam, tháng 5 năm 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình hay luận văn nào đã có trước đây
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin được trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Bùi Thị Kim Tiền
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành bài luận văn này, ngoài sự nổ lực và cố gắng của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ quý thầy cô giáo, các nông hộ và bạn bè Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu trường Đại học Quảng Nam và khoa Lý – Hóa – Sinh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em hoàn thành nhiệm vụ của mình
Toàn thể các thầy cô giáo trong và ngoài khoa Lý – Hóa – Sinh đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường
Đặc biệt em xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Thùy Vân, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ông Phan Văn Việt và ông Trần Duy Lý, cùng với gia đình của hai ông đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận
Cuối cùng, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè và gia đình đã động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài
Trong thời gian thực hiện khóa luận, mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian và điều kiện không cho phép, đồng thời kiến thức còn nhiều hạn chế nên không thể tránh được những sai sót Rất mong được sự quan tâm, góp ý tận tình của các thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Quảng Nam, ngày 17 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Bùi Thị Kim Tiền
Trang 4MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
II NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 6
1.1.1 Nguồn gốc và phân loại dê 6
1.1.1.1 Nguồn gốc 6
1.1.1.2 Phân loại 6
1.1.2 Đặc điểm sinh học của con dê 7
1.1.3 Đặc điểm sinh trưởng của con dê 10
1.1.4 Vài nét về dê lai (Bách thảo x Cỏ) 11
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của dê 12
1.2 Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và trong nước 14
1.2.1 Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới 14
1.2.2 Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam 16
1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Núi thành 18
1.3.1 Điều kiện tự nhiên 18
Trang 52.1.1 Biến động về số lượng đàn dê qua 5 năm (2012-2016) 21
2.1.2 Tình hình chăn nuôi dê và quy mô đàn dê 22
2.1.3 Cơ cấu đàn dê tại xã Tam Quang 23
2.1.3.1 Cơ cấu đàn dê theo tính biệt 24
2.1.3.2 Cơ cấu đàn dê cái sinh sản theo tuổi 25
2.1.3.3 Màu sắc lông của đàn dê 26
2.1.4 Thuận lợi và khó khăn 27
2.2 Đánh giá khả năng sinh trưởng của dê lai (Bách Thảo x Cỏ) tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 28
2.2.1 Sự thay đổi chỉ tiêu sinh trưởng khối lượng của dê qua các tháng tuổi 28
2.2.1.1 Khối lượng của dê lai nuôi theo phương thức quảng canh qua các tháng tuổi 28
2.2.1.2 Khối lượng của dê lai nuôi theo phương thức bán thâm canh qua các tháng tuổi 30
2.2.1.3 So sánh tốc độ sinh trưởng của dê lai khi nuôi bằng hai phương thức quảng canh và bán thâm canh 31
2.2.2 Khả năng sinh trưởng của dê 32
2.2.2.1 Sinh trưởng tuyệt đối 32
2.2.2.2 Sinh trưởng tương đối 34
2.2.3 Kích thước một số chiều đo chính và chỉ số cấu tạo thể hình của dê 36
2.2.3.1 Kích thước một số chiều đo chính của dê 36
2.2.3.2 Chỉ số cấu tạo thể hình 38
2.2.4 Tỷ lệ chết 39
2.2.5 Ước tính hiệu quả kinh tế 41
III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 V PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
2.1 Biến động số lượng đàn dê qua 5 năm (2012 – 2016) 21
2.5 Màu sắc lông của dê Cỏ và F1 (Bách Thảo x Cỏ) nuôi tại xã Tam Quang
26
2.6 Sự thay đổi khối lượng của dê nuôi theo phương thức quảng canh qua các tháng tuổi
29
2.7 Thay đổi khối lượng của dê nuôi theo phương thức bán thâm canh qua các tháng tuổi
30
2.8 Sinh trưởng tuyệt đối của dê qua các tháng 33 2.9 Sinh trưởng tương đối của dê qua các tháng theo dõi 34 2.10 Kích thước một số chiều đo chính của dê 36
2.12 Tỷ lệ chết của dê con trong thời gian nghiên cứu 40
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Biểu đồ/ Đồ thị Tên hình/ biểu đồ/ đồ thị Trang
Đồ thị 2.1 Khối lượng của dê qua các tháng tuổi 32 Biểu đồ 2.1 Sinh trưởng tuyệt đối của dê nuôi tại xã
Tam Quang
34
Biểu đồ 2.2 Sinh trưởng tương đối của dê 35
Trang 91
I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Dê là loại gia súc nhai lại nhỏ được nuôi ở nhiều nơi trên thế giới – từ Bắc Bán Cầu tới Nam Bán Cầu, từ những vùng rừng rậm ẩm ướt tới những vùng khô cằn, núi đá Bởi chăn nuôi dê đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp Ở nhiều nước nhiệt đới và bán nhiệt đới, chăn nuôi dê cung cấp nhiều loại sản phẩm phục vụ nơi sống con người như thịt, sữa, lông, da, sừng, móng và cung cấp lượng phân bón khá lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp Trong các sản phẩm của chăn nuôi dê, thịt dê được sử dụng phổ biến và ưa thích ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là thịt dê non có giá trị dinh dưỡng rất cao Ở nhiều nơi giá thịt dê cao hơn giá các loại thịt khác, bởi vì về chất lượng tỷ lệ nạt trong thân thịt cao, tỷ lệ mỡ thấp nhưng giàu protein Vì thế, ngành chăn nuôi dê thịt khá phát triển đã mang lại lợi nhuận đáng kể cho người chăn nuôi Bên cạnh đó, sữa dê cũng là một loại thực phẩm quý đối với con người bởi sữa dê rất có lợi cho sức khỏe, da dê được sử dụng để làm những đồ da mỹ nghệ có giá trị sử dụng tốt Ngoài ra chăn nuôi dê cũng là một giải pháp của nền kinh tế hộ gia đình, giúp tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống
Ở Việt Nam, nuôi dê đã có từ lâu đời và là một vật nuôi truyền thống của nước ta Hơn nữa, nước ta có điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiều đồi núi, có nhiều loại cây bụi phát triển, sản xuất nông nghiệp chiếm trên 80%, nên nguồn phế phụ phẩm lớn, lao động lại đồi dào thích hợp với việc chăn nuôi dê Ngoài ra, chăn nuôi dê có vốn đầu tư thấp, quay vòng nhanh và cho lãi suất cao nên phù hợp với khả năng đầu tư, trình độ quản lý, kỹ thuật và khả năng khai thác thị trường của đa số nông dân nước ta
Những năm gần đây ngành chăn nuôi dê nước ta đã tăng cả về số lượng và chất lượng, đã góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân nông thôn, đặc biệt là nông thôn miền núi Chăn nuôi dê còn góp phần đa dạng hóa nông nghiệp, tạo công việc cho lao động nông thôn
Trang 102 Tam Quang là một xã ven biển thuộc huyện Núi Thành, nằm phía Nam của tỉnh Quảng Nam với diện tích 12,94 km2, địa bàn đất đai rộng, mật độ dân cư thấp, địa hình đa dạng có vùng gò đồi rất rộng với hàng chục ha, nên nguồn cỏ lá cây tự nhiên phong phú rất phù hợp với việc phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi dê Với điều kiện tự nhiên, địa hình thuận lợi nên chăn nuôi dê ở xã Tam Quang đã có sự phát triển đáng kể Nghề nuôi dê đã mang lại thu nhập cao cho các nông hộ, đặc biệt là nó đã giúp nhiều hộ dân thoát khỏi cảnh nghèo Tuy nhiên, chăn nuôi dê ở đây còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, giống dê phổ biến là dê lai (Bách Thảo x Cỏ) hướng thịt vẫn còn mang đặc trưng là tâm vóc nhỏ, khả năng tăng khối lượng thấp Người chăn nuôi đa số là người nghèo, tập quán chăn thả chủ yếu là quảng canh, tận dụng rừng, gò đồi, công lao động và vốn nhàn rỗi, chưa phát huy đứng tiềm năng của nó là ngành chăn nuôi quan trọng tạo nguồn thu nhập và góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn Công tác quản lý và chỉ đạo phát triển chăn nuôi dê còn nhiều bất cập, chưa được quan tâm đúng mức; giống và quản lý giống, nguồn thức ăn, phòng trị bệnh tật cho dê ít được quan tâm
Nhằm đánh giá tình hình chăn nuôi dê tại địa phương và khả năng sinh trưởng của giống dê lai (Bách Thảo x Cỏ), phát huy ưu thế và tiềm năng ưu việt của giống dê lai này Từ đó, lựa chọn được phương thức nuôi phù hợp với điều kiện chăn nuôi địa phương, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của huyện Núi Thành nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói chung, nhằm phục vụ cho sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi dê Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Điều tra tình hình chăn nuôi dê và đánh giá khả năng sinh
trưởng của dê lai (Bách Thảo x Cỏ) tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá tình hình nuôi dê ở các nông hộ tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
- Hiểu được quy trình kỹ thuật nuôi dê lai (Bách Thảo x Cỏ)
Trang 113 - So sánh, đánh giá các chỉ tiêu về sinh trưởng của dê lai (Bách Thảo x Cỏ) khi nuôi theo phương thức quảng canh và bán thâm canh
- Ước tính hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi dê lai (Bách Thảo x Cỏ) khi nuôi theo phương thức quảng canh và bán thâm canh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Dê lai (Bách Thảo x Cỏ) từ 50 - 60 ngày tuổi
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam - Thời gian: từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2017
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Điều tra, thu thập số liệu thứ cấp từ các tài liệu hướng dẫn kĩ thuật và các tài liệu ghi chép của cơ sở, cơ quan có liên quan, từ báo chí, internet…
- Tìm hiểu, phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình nuôi dê tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
4.2 Phương pháp điều tra thực địa
Để đạt được các thông số chính xác, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp chủ hộ nuôi dê, tiếp cận trực tiếp với đối tượng nghiên cứu (dê), đồng thời theo dõi trực tiếp trên đàn dê tại địa điểm nghiên cứu
4.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm tiến hành trên 20 con dê, có độ tuổi từ 50-60 ngày, trọng lượng trung bình 7,0 Kg
Gồm 2 lô thí nghiệm, 10 con dê/ lô, Trong đó:
- Lô đối chứng: 10 con dê lai được nuôi theo phương thức quảng canh - Lô thí nghiệm: 10 con dê lai được nuôi theo phương thức bán thâm canh
Dê bố trí vào các lô đối chứng và thí nghiệm được thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn, 2 lô đều đảm bảo độ đồng đều về độ tuổi, giới tính và trọng lượng, đảm bảo vệ sinh và phòng bệnh như nhau
Trang 124 Những con dê được chọn sẽ được đóng dấu hoặc đeo vòng cổ có đánh số để theo dõi hàng tháng
4.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu
Khảo sát khối lượng cơ thể và kích thước một số chiều đo chính của dê con từ 2 tháng tuổi tại các hộ gia đình Định kỳ 1 tháng/1 lần cân và đo dê con để xác định tốc độ tăng trưởng của dê
Dụng cụ: cân đồng hồ, thước dây, thước gậy
Xác định khối lượng của dê, dùng cân đồng hồ (gam)
Đo kích thước một số chiều đo chính của dê, dùng thước dây và thước gậy (cm)
4.4.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng khối lượng của dê
Dê được cân vào lúc 6h30-7h00 trước khi chăn thả Cân từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc giai đoạn thí nghiệm Trong giai đoạn nuôi thí nghiệm cứ cuối mỗi tháng dê được cân 1 lần Trọng lượng cơ thể dê được cân bằng cân đồng hồ
Từ số liệu thu được tính các chỉ tiêu: sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối của dê
Sinh trưởng tuyệt đối: (TCVN 239 – 77) [14]
Trong đó: Ax: Sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày) R: Sinh trưởng tương đối (%)
W1: Khối lượng lúc kết thúc theo dõi W0: Khối lượng lúc bắt đầu theo dõi T: Thời gian giữa 2 lần khảo sát
4.4.2 Chỉ tiêu sinh trưởng về kích thước một số chiều đo của dê
Trang 135 Mỗi tháng, đo một số chiều đo của dê Cụ thể đo một số chiều đo chính của dê như: cao vây, vòng ngực, dài thân chéo Các chỉ tiêu trên được xác định theo phương pháp của Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Thiện (1997) [8] Được tiến hành vào buổi sáng trước khi mang dê đi chăn thả
Cách xác định:
Cao vây (CV): đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của u vai, dùng thước gậy (cm)
Dài thân chéo (DTC): đo từ đầu khớp xương bả vai đến chóp u xương ngồi, dùng thước dây (cm)
Vòng ngực (VN): đo chu vi vòng ngực sát sau xương bả vai, dùng thước
4.5 Phương pháp ước tính hiệu quả kinh tế
Được xác định bằng cách theo dõi, quan sát, thẩm vấn các nông hộ chăn nuôi về thức ăn, sinh trưởng, tỷ lệ nhiễm bệnh, hạch toán kinh tế…
- Các khoản đầu tư và chi phí hàng năm
- Sản phẩm thu được từ chăn nuôi dê (chỉ tính từ bán dê)
- Giá cả trên thị trường tại thời điểm đánh giá: giá con giống, thức ăn tinh, thuốc thú y
- Ghi chép các khoản chi phí để tính lợi nhuận
Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi 4.6 Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả số liệu thu được về yếu tố môi trường dinh dưỡng, tăng trưởng đều được ghi chép cẩn thận vào sổ ghi chép số liệu thô và nhật kí thực tập chờ xử lý
Số liệu được xử lý bằng phần mềm MS Exel 2010
Trang 146
II NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Nguồn gốc và phân loại dê
1.1.1.1 Nguồn gốc
Theo tài liệu trong Bildschromik der Welt Geschichte của nhà xuất bản Coventgarden dẫn chứng loài Dê Bezoarziegen có cách dây 50.000 năm Thời đồ đá loài người săn bắn dê làm thực phẩm Dê sống trên đồi núi hoang dã tại: Á Châu, Âu Châu và Phi Châu [17] Sau đó, loài người bắt dê về thuần hóa thành gia súc như: gà, chó, heo, ngựa, trâu, bò Giống như các vật nuôi khác sau khi thuần hóa, đầu tiên dê được nuôi để lấy thịt, sau đó được nuôi để lấy sữa
Nguồn gốc của dê nhà là dê rừng Dê rừng (Capra aegagrus) trên thế giới
được chia làm ba nhóm:
- Nhóm 1 là dê Bezoar (C.a aegagrus) có sừng hình xoắn, phân bố tự nhiên
ở vùng Tây Á
- Nhóm 2 là dê Ibex (C.a Ibex), phân bố tự nhiên ở vùng Tây Á, đông châu
Phi và châu Âu
- Nhóm 3 là dê Markhor (C.a Falconeri) thường có sừng quặn về phía sau,
phân bố ở Afghanistan và vùng Kashimir-Karakorum
Khó xác định được thật chính xác thời gian và địa điểm lần đầu tiên con người thuần hóa dê rừng Nhiều tài liệu cho rằng nơi thuần hóa các giống dê đầu tiên là vùng núi Tây Á vào thiên niên kỷ thứ 7-9 trước Công nguyên (thực tế ngày nay còn cho thấy nhiều loài dê nguyên thủy với số lượng lớn ở thung lũng đầu nguồn sông Ấn và ở những dãy núi nằm ở phía đông con sông này) Có tài liệu cho rằng khu vực nuôi dê cổ nhất là ở các nước Trung Đông, sau đó đến Ấn Độ và Ai Cập, tiếp đến là các nước phương Tây và Châu Á, Châu Phi Khu vực nuôi dê mới nhất là ở Đông Nam Á [2]
1.1.1.2 Phân loại
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dê nhà có tên khoa học là: Capra aegagrus, là gia súc nhai lại nhỏ (cùng với cừu) Về phân loa ̣i ho ̣c, dê thuô ̣c Lớp
Trang 157
thú có vú, Bô ̣ Artiodactyla, cùng Bô ̣ với trâu, bò, là những loài thú có số móng
guốc chẵn, và cùng Ho ̣ với trâu và bò Theo Nguyễn Đình Rao và cộng sự, 1979 [9], Nguyễn Văn Thiện, 1996 [12] cho biết vị trí của dê nhà trong hệ thống phân loại động vật như sau :
- Giới (Kingdom) : Animal
- Loài (Species) : Caprahircus
Tuy con dê được xếp cùng trong họ phụ dê cừu nhưng nó khác hẳn cừu không chỉ ở ngoại hình, mà dê còn khác về tập tính hoạt động như thích leo trèo núi đá, ăn được rất nhiều loài lá cây mà trâu bò không sử dụng được [10]
1.1.2 Đặc điểm sinh học của con dê
Theo Sharma (1993), dê là loài gia súc có thể sống trong những điều kiện khắc nghiệt và có khả năng thích nghi với nhiều vùng khí hậu khác nhau Chúng sống được ở những vùng sa mạc khô cằn như sa mạc Thar, Sahel hoặc những vùng có độ cao so với mặt nước biển 2.500m như vùng Hindu - Kush, Himalaya cho tới những vùng rừng rậm nhiệt đới có nhiệt độ, ẩm độ cao và lượng mưa lớn (3.000 – 5.500mm/năm) [1]
Đặc điểm ngoại hình:
Thân thể dê đươ ̣c bao phủ bởi mô ̣t bô ̣ lông tơ mi ̣n Tùy theo những điều kiê ̣n của môi trường sống như đi ̣a hı̀nh, khı́ hâ ̣u, mà lông dê có kı́ch thước khác nhau Ở những vùng đồi núi cao có khı́ hâ ̣u mát mẻ hoă ̣c la ̣nh, bô ̣ lông dê dài và râ ̣m Còn ở những vùng nhiê ̣t đới, đồng bằng, có khı́ hâ ̣u nóng bức, bô ̣ lông dê ngắn và thưa thớt hơn
Trang 168 Về màu sắc, tùy theo giống dê mà bô ̣ lông có màu sắc khác nhau Màu lông thường là đen, trắng, xám, nâu, vàng, v.v Bô ̣ lông có thể có mô ̣t màu hoă ̣c nhiều màu, như bô ̣ lông màu đen có đốm trắng màu nâu đen hoă ̣c vàng có vá trắng, Đă ̣c biê ̣t ở loài dê, con đực và con cái đều có bô ̣ râu ở hàm dưới được gọi là “râu dê”
Dê thuô ̣c Bô ̣ Artiodactyla – Bộ Móng Guốc Chẵn Những loài thú thuô ̣c
Bô ̣ này có những đă ̣c điểm: Đầu các ngón chân được che chở bởi lớp móng guốc dày và cứng bằng chất sừng (keratin) Chân có số móng guốc chẵn, móng guốc được tách làm hai phần đều nhau, đó là các ngón chân thứ ba và thứ tư, trọng lượng cơ thể của con thú được phân bổ đều trên hai ngón chân này
Dê là loài động vật có sừng, hai sừng gần sát nhau Sừng dê có nhiều hı̀nh da ̣ng khác nhau, sừng thẳng đứng (như ở các giống Saanen), sừng cong ngược về phı́a sau (các giống Boer) hoă ̣c có da ̣ng uốn cong hı̀nh trôn ốc (một số giống sơn dương),
Mắt dê cũng rất đă ̣c biê ̣t: con ngươi (đồng tử) hı̀nh chữ nhâ ̣t nằm theo chiều ngang, không có hı̀nh tròn như ở hầu hết các loài thú
Trán dê lồi, xương mũi thẳng, mõm dê mỏng, môi hoạt động, răng cửa sắc nhờ đó dê có thể gặm được cỏ mọc thấp và chọn lấy những lá, thân cây mềm
- Thời gian mang thai 148-153 ngày - Dung lượng máu 7% thể trọng
Trang 17- Tập tính ăn uống: Dê thích ăn lá cây, hoa và các cây lùm bụi, cây họ đậu thân gỗ hạt dài Dê rất phàm ăn, nhưng luôn tìm thức ăn mới Dê thích ăn ở độ cao 0,2-1,2m Chúng có thể đứng bằng 2 chân rất lâu để bứt lá, thậm chí còn trèo lên cây để chọn phần ngon để ăn Dê khó ăn thức ăn để sát mặt đất, thường phải quỳ chân trước xuống để ăn Chúng rất sạch sẽ, không ăn các thức ăn thừa, bẩn hay lên men thối rữa; thức ăn rơi vãi dê thường bỏ không ăn lại Dê có khả năng chịu khát rất giỏi, Devendra (1967) cho biết dê nặng 18-20 kg thì một ngày cần uống 680 ml nước ở mùa hè và 454 ml nước vào mùa xuân
- Tập tính ngủ nghỉ: Dê thích nằm ở những nơi cao ráo thoáng mát, thích ngủ nghỉ trên những mô đất hoặc trên những tảng đá phẳng và cao Dê ngủ nhiều lần trong ngày, nhiều lúc trong khi ngủ vẫn nhai lại
- Tập tính đàn: Dê thường sống tập trung thành từng đàn Mỗi con có một vị trí xã hội nhất định trong đàn Do vậy, những con mới nhập đàn thường phải thử sức để xác định vị trí xã hội của nó Trong đàn dê thường có con dê đầu đàn dẫn đầu trên bãi chăn, đàn dê di chuyển gặm cỏ theo con đầu đàn Khi ở trong đàn dê rất yên tâm, còn khi bị tách khỏi đàn dê tỏ ra sợ hãi Khứu giác và thính giác của dê rất phát triển nên dê rất nhạy cảm với tiếng động Dê còn có khả năng
Trang 1810 tự chịu đựng và dấu bệnh Khi dê ốm thường vẫn cố theo đàn cho đến khi kiệt sức ngã quỵ xuống mới thôi
- Tính hiếu động và khéo leo trèo: Dê là loài có tính hiếu động, thích chạy nhảy và leo trèo rất giỏi Trung bình hàng ngày dê đi lại chạy nhảy 10-15km Chúng có thể leo lên những vách núi, mỏm đá cheo leo nguy hiểm cạnh vực sâu, có thể di chuyển dễ dàng trên những mỏm đá cheo leo nhất
- Tính hung hăng: Dê thường chọi nhau rất hăng, không riêng gì dê đực mà cả dê cái cũng vậy Chúng dùng sừng húc vào mặt, vào đầu, vào bụng địch thủ Những con dê không sừng thì húc cả đầu Cuộc chiến đấu có khi kéo dài đến nửa giờ Khi gặp nguy hiểm, đôi khi dê tỏ ra rất hăng, liều mạng, nhưng nhiều khi lại tỏ ra rất nhát, dễ hoảng sợ trước một vật lạ
- Trí khôn ngoan và thông minh của dê: Dê cũng là con vật rất khôn ngoan, biết quý mến người chăm sóc chúng Dê có khả năng nhớ được nơi ở của mình cũng như tên của nó khi con người đặt cho Nó nhận biết được người chủ của chúng từ xa về và thường kêu ầm lên để đón chào
- Tập tính sinh dục: Dê có khả năng phối giống rất mạnh Dê có tính hay ghen, nếu trong đàn có nhiều dê đực chúng thường húc nhau và tách đàn, mỗi con đực dẫn một đàn có khoảng từ 5 - 7 con Ở dê đực mỗi lần giao phối, lượng tinh xuất ra khoảng 0,6 - 0,8 cm3 Ở dê cái khi động dục cũng biểu hiện rất mãnh liệt, nhiều khi dê cái tìm đến dê đực để giao phối [10]
1.1.3 Đặc điểm sinh trưởng của con dê
Sinh trưởng của gia súc tuân theo những quy luật nhất định, đó là quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều và quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ
Theo quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn thì quá trình sinh trưởng của gia súc được chia làm 2 thời kỳ, đó là thời kỳ trong bào thai và thời kỳ ngoài bào thai
- Giai đoạn trong bào thai: nguồn dinh dưỡng của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào cơ thể mẹ Do vậy để thai nhi phát triển bình thường, cần cung cấp cho cơ thể con mẹ một khối lượng thức ăn hợp lý thỏa mãn nhu cầu các hoạt động
Trang 1911 sinh lý của dê cái trong các giai đoạn khác nhau của kỳ mang thai, bao gồm nhu cầu cho duy trì của cơ thể mẹ, sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi và bản thân (nhau thai) Cũng cần tính đến sự tích lũy và tiết sữa của con mẹ
- Giai đoạn ngoài thai: đây là giai đoạn cơ thể chịu tác động trực tiếp với các điều kiện sinh thái môi trường, dựa vào những đặc điểm sinh lý đặc trưng người ta chia một đời gia súc nói chung làm 5 giai đoạn: sơ sinh, thời kỳ bú sữa đầu, trước thành thục về tính, thành thục về tính và mang thai
Tính quy luật không đồng đều trong sinh trưởng thể hiện sự không đồng đều về tăng khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tháng tuổi, sự không đồng đều về phát triển bộ xương, các cơ quan bộ phận nhưng lại tạo nên sự phát triển cân đối của toàn bộ cơ thể con vật
Quy luật có tính chu kỳ trong sinh trưởng của gia súc được thể hiện ở một số mặt như: tính chu kỳ trong hoạt động sinh lý sinh sản, tính chu kỳ trong sự phát triển thể hiện qua sự tăng trọng lượng và trao đổi chất thông qua quá trình đồng hoá và dị hoá
Trong chăn nuôi, để đánh giá sự sinh trưởng và phát dục của gia súc người ta thường dùng phương pháp cân khối lượng và đo kích thước các chiều đo của cơ thể Sau đó kết quả được biểu diễn bằng đồ thị, biểu đồ để đánh giá con vật qua sinh trưởng tích luỹ, cường độ sinh trưởng tương đối, tuyệt đối và kích thước một số chiều đo cơ bản
1.1.4 Vài nét về dê lai (Bách thảo x Cỏ)
Dê Cỏ
Dê Cỏ hay dê địa phương được nuôi phổ biến ở nhiều vùng nước ta có màu lông khá khác nhau, đa số màu vàng nâu hoặc đen loang trắng Tầm vóc loại dê này nhỏ, cao 50 - 55 cm, sừng dài vừa phải cong về phía sau và chĩa sang hai bên, sừng có cả ở con đực và con cái, hoạt động linh hoạt Khối lượng sơ sinh 1,7-1,9 kg, 6 tháng tuổi 11-12 kg; trưởng thành 30-35 kg Khả năng cho sữa thấp 350-370 g/ngày với chu kỳ cho sữa là 90-105 ngày chỉ đủ để nuôi 1 dê con Tuổi phối giống lần đầu 6-7 tháng, đẻ 1,4 lứa/năm, bình quân 1,3 con/lứa Tỷ lệ nuôi
Trang 2012 sống đến cai sữa 65 – 75 %, phù hợp với chăn thả quảng canh với mục đích lấy thịt
Dê Bách Thảo
Là giống dê kiêm dụng thịt – sữa Trước đây còn được gọi tên là Bát Thảo, Bắc Thảo, Bắc Hảo Cho đến nay người ta chưa xác định rõ được nguồn gốc của nó Dê Bách Thảo có màu lông đen loang sọc trắng, đa số sừng nhỏ, tai to cụp xuống Khối lượng sơ sinh 2,6-2,8 kg, 6 tháng 19-22 kg, trưởng thành của dê cái 40-45 kg, dê đực 75-80 kg Khả năng cho sữa: 1,1 -1,4 kg/ngày, chu kỳ 148-150 ngày Tuổi phối giống lần: 7-8 tháng, đẻ 1,7 con/lứa và 1,8 lứa/năm Tính tình hiền lành, có thể nuôi nhốt hoàn toàn hoặc nhốt kết hợp chăn thả ở các vùng
Dê lai Bách Thảo x Cỏ
Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây đã tiến hành nghiên cứu hàng loạt các công thức lai giữa các giống dê Dê Bách Thảo đực lai với dê cái Cỏ, cho con lai F1 có ngoại hình cân đối, chắc khoẻ, bốn chân thẳng và cao hơn so với dê Cỏ, tai to rủ cụp xuống, đầu thô và dài, mặt nhiều con có xuất hiện sọc trắng theo mặt, bụng thon gọn hơn so với dê Cỏ, nhanh nhẹn và leo trèo giỏi không kém dê Cỏ Con lai F1 sinh trưởng và tăng trọng tốt, khả năng sinh sản và cho sữa đều cao hơn dê Cỏ từ 25-30%; có khả năng thích ứng với chăn nuôi ở nhiều vùng nước ta
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của dê
Nhân tố giống - di truyền
Là đặc tính của sinh vật, nó được truyền từ bố mẹ đến đời con cháu những đặc tính mà cha mẹ và tổ tiên đã có Tính di truyền về sức sản xuất cao hay thấp, chuyên dụng hay kiêm dụng đều ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát dục, nhất là ảnh hưởng đến những bộ phận liên quan trực tiếp đến sức sản xuất của con vật
Điều kiện thời tiết
Điều kiện thiên nhiên có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ thể và sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể của gia súc
Trang 2113 Theo một số tác giả nghiên cứu trên gia súc nhai lại cho thấy nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới sự chuyển hóa năng lượng và năng lượng thu nhận thức ăn ở giới hạn nhiệt độ thấp Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của dê [6] Khi thời tiết quá nóng sẽ làm con vật mệt mỏi, tiêu hao nhiều năng lượng Khi thời tiết thay đổi theo các mùa sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến cây thức ăn xanh là nguồn cung cấp cho gia súc, từ đó làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gia súc Vì vậy, cần chú ý cung cấp đầy đủ và cân đối thức ăn cho dê con trong giai đoạn sinh trưởng, để đảm bảo cho sự phát triển của dê con là tốt nhất, đặc biệt là trong thời kỳ khan hiếm thức ăn
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của con vật Trong thời kỳ phát triển bào thai, đòi hỏi phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nhất là khoáng và vitamin Nếu cung cấp lượng dinh dưỡng không đầy đủ sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển bào thai, cũng như sự phát triển của dê con khi ra đời Dê con sẽ còi cọc, chậm lớn, yếu ớt và tình trạng này kéo dài đến khi con vật trưởng thành gọi là tình trạng suy dinh dưỡng
Nếu cho dê con tập ăn thức ăn thực vật sớm sẽ kích thích sự phát triển của bộ máy tiêu hóa, dạ cỏ hoạt động kích thích sự hoàn thiện hệ vi sinh vật nhanh chóng, có lợi cho tiêu hóa Khi trưởng thành dê sẽ tiêu hóa các loại thức ăn tốt hơn
Đối với gia súc hậu bị, việc cung cấp thừa dinh dưỡng sẽ làm con vật tích lũy mỡ Từ đó, sẽ không tốt cho hoạt động sinh sản và giảm sức sản xuất Tuy nhiên, nếu nuôi dưỡng dê ở mức dinh dưỡng thấp trong giai đoạn hậu bị sẽ làm cho con vật phát triển chậm, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh
Vì vậy, cần cung cấp đầy đủ thức ăn và cân đối về thành phần dinh dưỡng, có như vậy mức độ tiêu tốn đơn vị thức ăn cho 1 kg tăng trọng sẽ giảm và đảm bảo cho con vật sinh trưởng tốt
Chăm sóc
Chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc phù hợp là rất cần thiết trong suốt thời quá trình sinh trưởng của vật nuôi, đặc biêt trong giai đoạn mang thai và dê con
Trang 2214 Trong thời kỳ mang thai, cần cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống có chất lượng tốt cho dê mẹ Hàng ngày nên cho dê chửa vận động ngoài sân chơi vừa phải, không chăn dê quá xa chuồng và tránh dồn đuổi, đánh đập dê Chuồng trại phải luôn khô ráo thoáng mát không trơn trượt
Đối với dê con thì tùy theo giai đoạn (sơ sinh, bú sữa, cai sữa…) mà có chế độ chăm sóc khác nhau Đặc biệt cần chú ý đến các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng…giúp dê sinh trưởng tốt hơn Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của dê con Dê con rất cần ánh sáng, đặc biệt là tia tử ngoại để phát triển Thiếu ánh sáng sẽ làm con vật thiếu vitamin D gây nên rối loạn hoạt động tiêu hóa và còi xương, con vật dễ bị bại liệt Mặt khác, dê con rất cần sự vận động Vận động giúp dê tổng hợp vitamin D và tăng tính thèm ăn, phát triển tốt các cơ quan bên trong cơ thể Nếu điều kiện chăm sóc kém sẽ làm giảm sức đề kháng của con vật, con vật chậm lớn, dễ mắc bệnh
1.2 Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và trong nước
1.2.1 Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới
Dê là một trong những động vật được con người thuần hóa sớm nhất trong lịch sử, theo các nhà nghiên cứu có thể từ thời đồ đá mới, khi con người bắt đầu sống định cư và nuôi trồng để có nguồn thực phẩm Hiện khắp các châu lục có 570 giống dê, thích nghi ở những nơi có điều kiện địa lý, khí hậu hoàn toàn khác nhau Trong đó, dê nuôi lấy sữa có 69 giống
Theo FAO 2013 thì năm 2011, đàn dê thế giới có 875,5 triệu con, phần lớn ở châu Á chiếm 61,6% số lượng dê thế giới, kế đến là châu Phi chiếm 31,6% Mức tăng số lượng dê nhiều nhất sau 10 năm là châu Đại Dương (105,2%), kế đến là châu Á (17,6%) và châu Phi là (16,9%), trong khi đó đàn dê châu Âu lại suy giảm 9,9% Năm quốc gia có đàn dê lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nigeria Còn ở châu Âu, nước có đàn dê lớn nhất là Hy Lạp, nhưng chỉ khoảng 5 triệu con [18]
Trang 2315
Bảng 1.1 Phát triển đàn dê trên thế giới
[Nguồn: FAO, Rodica Chetroiu, Ion Cawlin, Georgeta Carmen
Niculescu; Worldwide trends and orientations of raising goats, 2013]
Dê phục vụ cho nhu cầu đời sống con người qua nhiều lĩnh vực: thực phẩm (thịt, sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa ), mỹ phẩm (sữa rửa mặt, sữa tắm, ), dệt may (lông, da làm túi xách, áo ấm, chăn, dép ), trang trí nội thất (da, sừng để trang trí trong nhà ), dược phẩm (cao dê,…) và nuôi làm cảnh
Trong đó, nuôi dê lấy sữa phát triển trong thời gian qua Lượng sữa dê toàn cầu năm 2000 là 12,8 triệu tấn, đến 2011 là 15,8 triệu tấn, tỷ lệ tăng trưởng 24% Năm 2011, châu Á dẫn đầu về sản lượng sữa dê với hơn 10 triệu tấn, chiếm 63% sản lượng thế giới, kế đến là châu Âu (17%) và châu Phi (16%) Có mức tăng sản lượng sữa dê nhiều là châu Đại Dương, tăng 50% trong 10 năm, kế đến là châu Á 44,2%, trong khi đó châu Phi giảm 5,7%
Ấn Độ là nước có sản lượng sữa dê dẫn đầu thế giới với 4,6 triệu tấn, chiếm 28,98% sản lượng thế giới, kế đến là Bangladesh với 2,5 triệu tấn (15,74% sản lượng thế giới) Ở Ấn Độ phần lớn sữa dê sản xuất ra được tiêu thụ tại chỗ, khác với Pháp - nơi sản xuất nhiều sữa dê châu Âu, có hơn 90% sản lượng sữa dê dùng chế biến phô mai để bán ra thị trường [18]
Trang 2416 So với sản lượng sữa thì sản lượng thịt dê trên thế giới luôn có xu thế tăng, dù không nhiều, tỷ lệ tăng trưởng trong 10 năm là 34,7% Châu Á và châu Phi chiếm 93,2% tổng đàn dê, cung cấp 94% tổng sản lượng thịt dê cho toàn thế giới Đàn dê châu Phi tăng, nhưng tổng lượng sữa giảm và sản lượng thịt tăng cho thấy xu hướng phát triển đàn dê hướng thịt ở khu vực này Mức tăng ấn tượng sản lượng thịt dê là châu Đại Dương, có tỷ lệ tăng trưởng 107,7% trong 10 năm, kế đến là châu Á 40,9% Xu hướng sử dụng thịt dê trên thế giới sắp tới sẽ còn phát triển
1.2.2 Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam
Việt Nam có điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiều đồi núi, nơi có nhiều cây cỏ phát triển thích hợp với việc nuôi dê Nước ta nghề chăn nuôi dê đã có từ lâu đời nhưng theo phương thức quảng canh, tự cung tự cấp Theo số liệu của Cục Thống kê năm 2000 tổng đàn dê của cả nước là 525.000 con, trong đó chủ yếu là giống địa phương, được phân bố tập trung ở các tỉnh vùng núi và trung du phía Bắc Riêng đàn dê của miền Bắc chiếm 72,5% tổng đàn, miền Nam 27,5% (trong đó Tây Nguyên chiếm 12,3%, Duyên hải miền Trung chiếm 8,9%; Đông Nam bộ 2,1% và Tây Nam bộ 3,8%) Đàn dê của các tỉnh vùng núi phía Bắc chiếm 67% tổng đàn dê của miền Bắc và 48% tổng đàn dê cả nước [9]
Do có sự hỗ trợ của nhà nước cũng như người dân tiếp cận được với những tiến bộ khoa học trong việc chăn nuôi dê nên số lượng đàn dê có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2001–2007 Và trong giai đoạn tăng lên về số lượng từ 2001 - 2009 thì tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 21,59% tăng 3,11 lần so với năm 2001 [4]
Đồng thời theo thống kê mới nhất của Tổng cục thống kê GSO 2013 ta thấy vào năm 2007, cả nước có 1777,7000 con thì đến năm 2011 tổng đàn dê cừu nước ta chỉ còn 1267,8000 con Tuy có sự sụt giảm về số lượng nhưng vẫn ở mức cao Trong đó số lượng đàn dê chiếm đa số so với cừu
Trang 25[Nguồn: Tổng cục thống kê GSO, 2013]
Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên cũng như thời tiết nên có sự phân bố không đồng đều đàn dê giữa các vùng sinh thái khác nhau ở nước ta Với điều kiện tự nhiên thích hợp bãi chăn thả rộng nên đàn dê được phát triển mạnh ở khu vực các tỉnh Đông Nam Bộ, miền núi Tây Bắc và các tỉnh Bắc Trung Bộ Còn các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ điều kiện thời tiết thất thường cũng như đồi núi đâm thẳng ra biển, diện tích chăn thả hẹp nên việc chăn nuôi còn ít và chưa phát triển Các tỉnh có số lượng dê nhiều nhất là Hà Giang, Nghệ An, Ninh Thuận
Những năm trước đây việc phát triển ngành chăn nuôi dê chưa được quan tâm chú ý Người dân chăn nuôi dê chủ yếu là nuôi quảng canh tận dụng bãi chăn thả tự nhiên là chính, thiếu kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật Phần lớn giống dê là giống dê Cỏ địa phương nhỏ con, năng suất thấp, chưa có hệ thống quản lý giống trong cả nước, đặc biệt nghề chăn nuôi dê với quy mô trang trại lớn chưa được hình thành
Từ năm 1993 Bộ NN & PTNT đã quyết định giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê đặc biệt là chăn nuôi dê sữa, dê kiêm dụng thịt sữa ở nước ta cho Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây - Viện Chăn nuôi Và từ đây nghành chăn nuôi dê ở nước ta bắt đầu được khởi sắc
Năm 1994, ba giống dê sữa Ấn Độ là: Beetal, Jumnapari và Barbari đã được nhập về nước ta với số lượng 500 con Sau 4 năm theo dõi, đánh giá khả năng thích nghi ba giống dê này đã được Nhà nước công nhận thích nghi và cho phép đưa ra phát triển, nuôi đại trà ở các vùng trong cả nước Việc sử dụng dê đực Bách Thảo và dê Ấn Độ để lai cải tạo, nâng cao tầm vóc và năng suất giống dê cỏ đã thu được kết quả rất tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi
Trang 2618 Cùng với sự phát triển nhanh chóng của đàn dê trong giai đoạn 2001–2007 và các sản phẩm từ dê luôn được xã hội chấp nhận ở mức cao Nên tốc độ tăng sản lượng thịt hơi bình quân hàng năm là 22,8% cao gấp 3 lần so với tốc độ tăng thịt bò (7,08 %/năm) Sản phẩm thịt hơi tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng đàn do chất lượng giống và trình độ thâm canh ngày càng được cải thiện, khối lượng xuất chuồng cao hơn
Tuy có phát triển, nhưng sản lượng thịt dê còn thấp so với sản lượng thịt trâu bò và so với khả năng phát triển của ngành chăn nuôi Sản lượng thịt xẻ tính bình quân trên đầu người tăng dần, năm 2007 là 0,063 kg/người/năm nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu về thực phẩm của người dân
1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Núi thành
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1 Địa hình
Huyện Núi Thành nằm phía Nam tỉnh Quảng Nam, được thành lập năm 1983, là một huyện đồng bằng với địa hình nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam Nhìn tổng thể có các dạng địa hình sau:
- Dạng địa hình trung du và miền núi: Gồm các xã Tam Trà, Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ Tây, một phần xã Tam Nghĩa và Tam Anh Nam, Tam Anh Bắc Phía cực tây có nhiều núi cao, nơi cao nhất là núi Hú, Tam Trà 1.132m
- Dạng địa hình đồng bằng: Gồm các xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Anh Nam, Tam Anh Bắc, Tam Hiệp, thị trấn Núi Thành, Tam Nghĩa Vùng này địa hình tương đối bằng phẳng, có một số đồi gò có độ dốc nhỏ Nơi cao nhất là 69m so với mặt biển
- Dạng địa hình ven biển: Gồm các xã Tam Tiến, Tam Hòa, Tam Giang, Tam Hải, Tam Quang và một phần Tam Nghĩa Vùng này địa hình bằng phẳng và thấp, có nhiều cồn cát ổn định; một phần đồng bằng do các sông ngòi bồi đắp trên nền cát biển Đây là vùng hạ lưu có nhiều đầm phá Ngoài ra, vùng này còn có nhiều bãi đá trầm tích nhô lên khỏi mặt biển từ 10 đến 12 m thuộc xã Tam Tiến, Tam Hải, Tam Quang như đảo hòn Mang, Hòn Dứa, Bàn Than …
Trang 2719
1.3.1.2 Khí hậu
Huyện Núi Thành nằm phía Đông dãy Trường Sơn và phía nam đèo Hải Vân, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa Nhiệt độ trung bình hằng năm: 25,70C, nhiệt độ cao từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ thấp từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 Lượng mưa trung bình trong năm là 2.531,5mm
Hằng năm, huyện Núi Thành đều chịu chế độ gió mùa chi phối: gió Tây Nam và gió Đông Nam hoạt động từ tháng 3 đến tháng 7, gió Đông Bắc hoạt động từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau
Hằng năm thường xuất hiện từ 8 đến 10 cơn bão ảnh hưởng đến huyện Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11 kết hợp với mưa lớn gây ra lũ lụt
1.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội
1.3.2.1 Dân số và lao động
Dân số của huyện Núi Thành đầu năm 2016 là 145.956 người Có hai dân tộc chủ yếu là người Kinh và người Cor (sống tại các thôn 4, 6, 8 xã Tam Trà) Tổng số hộ: 39.850 hộ, số lao động là 69.471 chiếm 47,6% tổng dân số, trong đó: nông - lâm - thủy sản chiếm 58,21%; công nghiệp, xây dựng chiếm 23,46%; thương nghiệp dịch vụ chiếm 18,33%
Mật độ dân số là 273,35 người/km2, dân cư tập trung đông ở thị trấn Núi Thành (2.226,12 người/km2) và xã Tam Quang (1.173,70 người/km2); thưa thớt ở các xã miền núi như Tam Trà (30,51người/km2), Tam Thạnh (73,90 người/km2), Tam Sơn (87,39 người/km2)
1.3.2.2 Tình hình sử dụng đất đai
Núi Thành có diện tích tự nhiên là 53.396,07 ha, trong đó, đất trồng cây hằng năm chiếm 21% diện tích đất tự nhiên của huyện và phần lớn được dành cho trồng lúa 2 vụ Núi Thành cũng là huyện có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất tỉnh Quảng Nam Với đất lâm nghiệp chiếm 32.3% diện tích đất tự nhiên của huyện và phân bố chủ yếu ở các xã phía tây gồm Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Trà, Tam Mỹ Đông, và Tam Mỹ Tây Đất thổ cư chiếm hơn 1% diện tích đất tự nhiên của huyện
Trang 2820 Điểm đáng chú ý, Núi Thành là trọng điểm đầu tư của Khu kinh tế mở Chu Lai nên tập trung nhiều khu công nghiệp lớn Chính vì vậy, trong cơ cấu sử dụng đất, một diện tích đất nông nghiệp trước đây được chuyển thành đất công nghiệp
1.3.2.3 Tình hình kinh tế
Theo Báo cáo của UBND huyện Núi Thành gần đây nhất - 9/2016, tình hình kinh tế của huyện phát triển ổn định và tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực
Tổng giá trị sản xuất thực hiện đạt 33.521 tỷ đồng, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 62,97% so với kế hoạch năm 2016 Tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế: công nghiệp – xây dựng chiếm 86,61%; thương mại – dịch vụ chiếm 6,8%; nông –lâm – ngư – nghiệp chiếm 6,59%
Trong đó giá trị công nghiệp – xây dựng đạt 29.410 tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ, đạt 62,2% so với kế hoạch năm 2016; thương mại – dịch vụ đạt 2.257,9 tỷ đồng, đạt 57,1% so với kế hoạch năm 2016 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.018 tỷ đồng, tăng 11,92% so với cùng kỳ năm 2015; sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 8.854 tỷ đồng, giảm 6,13% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 82,7% so với kế hoạch năm 2016 Về chăn nuôi, trồng trọt đạt 95,37% so với kế hoạch năm 2016, năng xuất bình quân cả năm đạt 52,55 tạ/ha, giảm 0,96 tạ/ha so với cùng kỳ; tổng đàn gia súc gia cầm ổn định, không có dịch bệnh xảy ra, thực hiện tốt công tác tiêm vắc xin phòng bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi Tổng sản lượng khai thác đạt 44.000 tấn, tăng 4,3% so với cùng kỳ, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 7.200 tấn, tăng 1,98% so với cùng kỳ
Nhìn chung, đầu năm 2016 tình hình kinh tế - xã hội của huyện Núi Thành phát triển ổn định Tuy nhiên, cần phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhiều của các cấp lãnh đạo
Trang 2921
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
2.1 Kết quả điều tra về tình hình chăn nuôi dê ở xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
2.1.1 Biến động về số lượng đàn dê qua 5 năm (2012-2016)
Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 2.1
Bảng 2.1 Biến động số lượng đàn dê qua 5 năm (2012 - 2016)
[Nguồn: Phòng thống kê xã Tam Quang, huyện Núi Thành]
Qua bảng trên cho thấy: tổng đàn dê nuôi xã Tam Quang của huyện Núi Thành tăng dần về số lượng Qua kết quả thu thập số liệu và điều tra cho thấy tỷ lệ tăng đàn hàng năm: 2013/2012 đạt 30%; năm 2014/2013 đạt 2,2%; năm 2015/2014 đạt 12,4%; năm 2016/2015 đạt 3,7% và tỷ lệ tăng đàn trong 5 năm 2016/2012 đạt 32,3% và bình quân đạt 6,45%/năm
Thực tế cho thấy trong những năm gần đây tổng đàn dê ở địa phương đã tăng lên song sự tăng lên này là không đáng kể, thậm chí còn có một số nông hộ có xu hướng giảm đàn Một trong những nguyên nhân đó là xã Tam Quang năm trong quy hoạch xây dựng kinh tế mở Chu Lai của tỉnh Quảng Nam Theo UBND xã Tam Quang cho biết thì tỉnh đã tiến hành thu hồi, lấy lại gần 80 hecta đất đồi núi Diện tích đất đồi bị thu hẹp, nguồn lá cây tự nhiên và địa hình chăn
Trang 3022 thả phục vụ cho chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng, nên phần nào tác động đáng kể đến số lượng dê hàng năm
2.1.2 Tình hình chăn nuôi dê và quy mô đàn dê
Tam Quang là xã có diện tích đất đồi rộng lớn, nguồn cỏ lá tự nhiên phong phú Lợi dụng sự thuận lợi này, từ lâu người dân ở đây đã phát triển ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi dê Tuy nhiên, chăn nuôi dê ở đây vẫn chỉ phát triển theo kiểu tự phát, tận dụng diện tích đất dồi và nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, chưa có sự quan tâm đầu tư
Trong những năm gần đây ở xã Tam Quang chủ yếu nuôi giống dê con lai (Bách Thảo x Cỏ) Ban đầu nuôi dê Cỏ song dưới sự tư vấn và học hỏi từ bên ngoài, người dân thấy rằng con dê lai giữa Bách Thảo và Cỏ cũng mang các đặc tính tốt như dê Cỏ nhưng lại có vóc dáng cao to hơn cũng như tăng trưởng nhanh hơn Vì thế, người nuôi đã tiến hành lai tạo 2 giống Bách Thảo và Cỏ với nhau và truyền nhau nuôi con lai của chúng Từ đó ở đây đã chuyển từ chăn nuôi dê Cỏ sang nuôi con dê lai (Bách Thảo x Cỏ), tuy nhiên hiện nay vẫn còn một vài hộ nuôi giống dê Cỏ
Phần lớn các nông hộ nuôi dê theo phương thức quảng canh, chăn thả Buổi sáng họ chăn thả lên gò đồi do dê tự kiếm ăn, đến chiều tối thì tự kéo về Tuy nhiên, hiện nay xã Tam Quang đang nằm trong quy hoạch kinh tế mở Chu Lai và đã thu hồi, lấy lại gần 80 hecta diện tích đất đồi, diện tích bị thu hẹp nên phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi dê của địa phương
Bảng 2.2 Quy mô đàn dê của địa phương STT Địa phương (thôn) Tên hộ Số lượng
(con)
Tỷ lệ (%)
Trang 3123 Trần Quốc Nhân
Tổng cộng 320 100
[Nguồn: số liệu điều tra]
Qua bảng 2.2 cho thấy:
- Xã Tam Quang có tất cả 8 hộ nuôi dê phân bố ở 5 thôn khác nhau Trong đó nuôi nhiều nhất là ở thôn Xuân Trung với số lượng 126 con Có số dê nuôi ít nhất là thôn An Tây với số dê là 13 con
- Chăn nuôi dê ở địa phương chủ yếu mang tính tự phát, tận dụng nên đa số chỉ tập trung ở các thôn có đồi núi, có điều kiện thuận lợi Thôn có nhiều hộ nuôi dê nhất là thôn Xuân Trung (4/8 hộ nuôi dê) chiếm 50% tổng số hộ nuôi của xã Còn lại rải rác ở 4 thôn: An Hải Đông, Trung Toàn, An Tây, Thanh Long mỗi thôn chỉ có 1 hộ nuôi (mỗi thôn chiếm 12,5% số hộ nuôi)
- Về quy mô đàn dê thì bình quân mỗi hộ nuôi khoảng 40 con Trong đó, cao nhất là ông Phan Văn Việt với 70 con và thấp nhất là 13 con của hộ ông Nguyễn Văn Tư Tuy nhiên nếu xét theo các thôn thì ở thôn Xuân Trung có quy mô tổng đàn dê là lớn nhất (126 con) chiếm 39,37% nhưng lại chia nhỏ thành 4 hộ, trung bình 31,5 con/hộ và thấp nhất là thôn An Tây với 13 con chỉ chiếm 4,06% tổng đàn dê của địa phương
2.1.3 Cơ cấu đàn dê tại xã Tam Quang
Trong chăn nuôi, việc bố trí hợp lý cơ cấu đàn là hết sức quan trọng, bởi cơ cấu đàn quyết định năng suất, sản lượng và khả năng phát triển của đàn Trong cơ cấu đàn chú ý đến tỷ lệ đàn dê sinh sản, bất cứ hướng sản xuất nào thì số lượng dê đực và cái sinh sản cũng là bộ phận sản xuất chính trong đàn
Tỷ lệ cái hợp lý trong đàn hiện nay là khoảng 46% tổng đàn, tùy theo điều kiện khí hậu và kinh tế, chỉ tiêu đó biến động vào khoảng 35% - 60% Nếu thấp hơn 35% có thể là do tình trạng ứ đọng sản phẩm hoặc là do cách chăn nuôi ở trạng thái tự nhiên, và ngược lại nếu tỷ lệ dê cái vượt 60% trong đàn thì khả năng sinh sản kém (theo Nguyễn Đình Rao và cộng sự, 1979) [8]