1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sunh viên hệ chính quy của các trường đại học cao đẳng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

30 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Tác Giáo Dục Chính Trị - Tư Tưởng Cho Sinh Viên Hệ Chính Quy Của Các Trường Đại Học, Cao Đẳng Ở Nước Ta Trong Giai Đoạn Hiện Nay
Trường học Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 150 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tàiCông tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong các nhà trường là một bộ phận cấu thành của quá trình tổ chức dạy và học, là bộ phận quan trọng nhất góp phần hình t

Trang 1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong các nhà trường là một bộphận cấu thành của quá trình tổ chức dạy và học, là bộ phận quan trọng nhấtgóp phần hình thành nhân cách, phong cách, lối sống cho sinh viên theo mụctiêu giáo dục: “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức,tri thức, sức khỏe, thaamr mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩmchất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ Quốc” (luật giáo dục) Tất cả những điều đó chỉ có thể thực hiện đượcthông qua công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho sinh viên Công tác nàyđòi hỏi phải tiến hành một cách liên tục, thường xuyên và đang trở thành mộttrong những nội dung không thể thiếu được trong các mặt giáo dục của cácnhà trường nhằm tạo ra lớp người “ vừa hồng vừa chuyên” như mong muốncủa Hồ Chí Minh Như vậy để nâng cao chất lượng công tác giáo dục toàndiện trước hết cần phải nâng cao chất lượng giáo dục chính trị - tư tưởng chosinh viên Đó cũng chính là nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa cấp bách, đồng thời làđòi hỏi khách quan của nhiệm vụ cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay

Vì vậy trong khuôn khổ bài tiểu luận này, tôi muốn đề cập một vài yếu

tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý công tácgiáo dục chính trị - tư tưởng cho sunh viên hệ chính quy của các trường đạihọc, cao đẳng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài.

Vấn đề giáo dục chính trị - tư tưởng cho sinh viên là vấn đề được cácnhà lãnh đạo và các nhà khoa học nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau.Liên quan tới vấn đề này có các công trình khoa học, nhiều báo cáo đã coacông bố, tiêu biểu như:

Trang 2

Giao dục ý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Việt Nam hiện nay,luận văn thạc sĩ triết học, 2006 Đã đề cập đến nội dung công tác giáo dụcchính trị - tư tưởng cho sinh viên.

Giao trình nguyên lý công tác tư tưởng tập một, PGS.TS Lương KhắcHiếu ( chủ biên) NXB Chính trị hành chính quốc gia, 2008 Đề cập đến nộidung công tác giáo dục chính trị - tư tưởng để hình thành văn hóa chính trị

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Việt Nam hiện nay,PGS.TS Trần Thị Anh Đào, HXB Chính trị Quốc gia, 2010, tác giả đề cậpđến công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho sinh viên

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu.

Đề tài làm rõ cơ sở lý luận về giáo dục chính trị - tư tưởng, trên cơ sở

đó đánh thực trạng công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho sinh viên ViệtNam hiện nay

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác giáo dục chính trị

- tư tưởng cho sinh viên

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Đề tài tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về giáo dục chính trị - tưtưởng

Nghiên cứu thực trạng của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng chohọc sinh, sinh viên Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4.1.Đối tượng nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu phải nâng cao chất lượng giáo dục chính trị - tưtưởng cho sinh viên Việt Nam hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về giáo dục chính trị - tư tưởng cho họcsinh, sinh viên Đại học sư phạm- Đại học Thái Nguyên từ 2008 đến nay

Trang 3

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Đề tài nghên cứu dựa trên cơ ở sử dụng phương pháp luận của chủnghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trưởng, đườnglối, chính sách của Đảng, Nhà nước

Kết quả nghiên cứu các công trình có liên quan

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài vận dụng tổng hợp các phương pháp: phân tích – tổng hợp,loogic – lịch sử, quy nạp, diễn dịch, khảo sát, quan sát, điều tra xã hội học…

7 Kết cấu của đề tài

Trang 4

+ Chương 3: Một số giải pháp góp phần tăng cường vai trò công tácgiáo dục chính trị - tư tưởng cho học sinh, sinh viên Đại học sư phạm – Đạihọc Thái Nguyên hiện nay

- Kết luận

- Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 5

Phần 2 : Nội dung Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công tác giáo dục chính trị - tư tưởng

cho sinh viên 1.1 Công tác giáo dục chính tị - tư tưởng

1.1.1 Khái niệm

1.1.1.1 Giao dục

Giao dục được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Theo nghĩa rộng: giáo dục bao gồm tất cả những quá trình tác động cómục đích, có kế hoạch của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội( như nhàtrường, gia đình, đoàn thể, cơ quan văn hóa giáo dục…), nhằm hình thành cácsức mạnh thể chất, sức mạnh tinh thần thế giới quan, bộ mặt đạo đức và thẩm

mỹ của con người

Như vậy, giáo dục theo nghĩa rộng bao gồm quá trình tác động có mụcđích, kế hoạch của môi trường tự nhiên, của yếu tố giáo dục, nhằm chuẩn bịcho người học có đủ điều kiện tham gia vào đời sống xã hội

Giao dục theo nghĩa hẹp là một quá trình tác động có mục đích, có kếhoạch nhằm hình thành cho người học những quan điểm, quan niệm, niềm tin,những phẩm chất, hành vi đạo đức, đồng thời bồi dưỡng tình cảm, năng lựcrèn luyện thể chất

Qúa trình này được xem là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, kếtquả không chỉ được xem xét trong ý thức mà căn cứ trên các hành vi, thói quen,biểu hiện trình độ phát triển về trình độ “có giáo dục” của mỗi người

1.1.1.2 Giao dục chính trị - tư tưởng

Giao dục chính trị - tư tưởng là giải thích, tuyên truyền những vấn đềthuộc về chính trị, tư tưởng bằng việc đi sâu giải thích các sự vật hiện tượngdiễn ra trong tự nhiên, xã hội, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở khoa học chonhận thức và niềm tin của con người để đi đến hành động đúng đắn Giao dụcchính trị - tư tưởng đem đến cho mọi người những hiểu biết về quy luật phát

Trang 6

triển của xã hội về thế giới quan, nhân sinh quan, đường lối chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước, để từ đó vạch ra cho mình tư tưởng, lối sống,hoài bão, ý chí, nguyện vọng, những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức để gạt

bỏ cái cũ, tiếp thu có chọn lọc cái mới

Nhiệm vụ của giáo dục chính trị - tư tưởng là thông qua các công cụ vàphương tiện để truyền bá những kiến thức phương pháp của đời sống xã hội,các quan điểm, quan niệm, những đánh giá về các hiện tượng và xu thế pháttriển của xã hội Với tầm quan trọng như vậy, Hồ Chí Minh cho rằng công tácgiáo dục chính trị - tư tưởng của Đảng tiên phong phải tạo tình độ tiên phong:

“Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, trong Đảng ai cũng phảihiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy Đảng mà không có chủ nghĩa cũng nhưngười không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” Bên cạnh đó giáo dụcchính trị - tư tưởng cần phải định hướng cho nhận thức tư tưởng, mục tiêu vàcon đường đi lên của các dân tộc trên thế giới

Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng là hoạt động có chủ đích củaĐảng cộng sản nhằm xác lập thế giới quan khoa học trên cơ sở hệ tư tưởng,lập trường của giai cấp công nhân, đó là chủ nghĩa Mác- Lenin Theo Hồ ChíMinh giáo dục lý luận chính trị là giáo dục chính trị, truyền bá chủ nghĩa Mác– Lenin, nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên và quần chúngnhân dân, nhằm thống nhất về tư tưởng, ý chí, phẩm chất cách mạng và nănglực hoạt động thực tiễn của họ, hướng dẫn họ vận dụng những hiểu biết ấyvào cuộc sống Chính vì vậy nội dung của công tác giáo dục chính trị - tưtưởng là rất rộng, bao gồm việc giáo dục những nguyên lý của chủ nghĩa Mác– Lenin , đường lối, quan điểm của Đảng về các lĩnh vực của đời sống xã hội,lịch sử Đảng , xây dựng Đảng, những kinh nghiệm thành công cũng như thấtbại của các nước Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng có nhiều hình thứcnhư các lớp học tập công tác tư tưởng, những đợt sinh hoạt chính trị, nghịquyết của Đảng, những báo cáo chuyên đề về giáo dục chính trị - tư tưởng.Đặc trưng của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng là phương pháp giảng

Trang 7

dạy và học tập theo chương trình nhất định nhằm làm cho người học nắmđược một cách cơ bản lý luận Mác – Lenin, đường lối, quan điểm, chủ trương,chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước.

Giao dục chính trị - tư tưởng cho sinh viên là:

Giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên nhằm hìnhthành những phẩm chất chính trị của con người mới, những tri thức, niềm tin

và hành vi đạo đức, giáo dục và hình thành lối sống mới, có văn hóa góp phầngiáo dục toàn diện nhân cánh của sinh viên

1.1.1.3 Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng

Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng là một trong những hoạt độngrất quan trọng đối với Đảng ta Đó là một nội dung quan trọng và là yêu cầutất yếu trong công tác xây dựng Đảng về tư tưởng Vì lẽ đó Hồ Chí Minh rấtquan tâm, chú trọng đến công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ,đảng viên

Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng được hiểu là công tác giáo dụccho cán bộ, đảng viên và toàn thể xã hội nhận thức đúng về cơ sở lý luận vànền tảng tư tưởng của Đảng, thấu hiểu đường lối, chính sách của Đảng để tạo

ra sự thống nhất về hành động cách mạng trong Đảng và trong xã hội Xét vềbản chất, công tác giáo dục chính trị - tư tưởng là quá trình tác động có mụcđích, có hệ thống nhằm giác ngộ, nâng cao nhận thức chính trị cho quầnchúng, hướng họ tham gia vào cuộc đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo.Đây là một nội dung có ý nghĩa phương pháp luận trong việc khẳng định vaitrò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xã hội chủ nghĩa

1.1.2 Các yếu tố cấu thành công tác giáo dục chính trị - tư tưởng

Một là: Chủ thể của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng là những giai

cấp, những tổ chức, những cộng đồng xã hội mà lợi ích của họ gắn liền vớicác hoạt động giáo dục chính trị - tư tưởng, nó bao gồm chủ thể hệ tư tưởng,các cơ quan và thiết chế giáo dục chính trị - tư tưởng được chủ thể hệ tưtưởng tổ chức ra, có chức năng truyền bá, bảo quản, lưu giữ hệ tư tưởng

Trang 8

Trong xã hội ta, chủ thể của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng làtoàn Đảng, toàn bộ hệ thống chính trị và các cán bộ giáo dục chính trị - tưtưởng Cùng với cán bộ giáo dục chính trị - tư tưởng và các cơ quan có chứcnăng giáo dục công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong toàn xã hội, cơquan tuyên giáo đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của côngtác giáo dục chính trị - tư tưởng.

Hai là: Khách thể của công tác giáo dục chính tri – tư tưởng là đối

tượng chịu sự tác động về mặt chính trị - tư tưởng của chủ thể cho nên, kháchthể mà công tác giáo dục chính trị - tư tưởng tác động đây là ý thức và hanh

vi, là nhận thức, thái độ, niềm tin và hành động của cá nhân, tập thể, tầng lớp,giai cấp…trong toàn xã hội, là văn hóa chính trị

Ba là: Mục đích của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng là sự phản

ánh những kết quả mong muốn đạt tới, là sự dự baos từ trước về sản phẩmtương lai của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng Mục đích chung, bao quátcủa công tác giáo dục chính trị - tư tưởng là hình thành một kiểu ý thức hệtương ứng với một hình thái kinh tế - xã hội hay một kiểu kiến trúc thượngtầng đinh và hình thành một loại hình văn hóa chính trị của con người

Bốn là: Nội dung của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng là nội dung

các loại hoạt động nà chủ thể nhằm thực hiện mục đích đặt ra Nội dung domục đích của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng và nhiệm vụ cụ thể củamỗi giai đoạn quy định

Năm là: Phương pháp của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng là con

đường, cách thức mà chủ thể sử dụng để lĩnh hội, tiếp thu, tiếp nhận nội dung nhằmmục đích đặt ra Phương pháp của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trước hết

do đối tượng quy định, đồng thời còn do mục đích và nội dung quy định

Sáu là: Hình thức của công tác giáo dục chính trị - tưởng là biểu hiên

bề ngoài nội dung, là hình thức tổ chức hoạt động truyền bá và tiếp nhận nộidung của chủ thể và đối tượng Hình thức của công tác giáo dục chính trị - tư

Trang 9

tưởng rất đa dạng và phong phú Việc lựa chọn hình thức nào là do đối tượng

và nội dung quy định

Bảy là: Phương tiện của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng là những vật

mang nội dung và phương pháp tác động tư tưởng, là những công cụ công táccủa chủ thể và công cụ mà nhờ đối tượng tiếp nhận, lĩnh hội nội dung

Tám là: Hiệu quả của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng là sự so

sánh giữa kết quả mà công tác giáo dục chính trị - tư tưởng đạt được với mụcđích của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng đặt ra từ trước trong một điềukiện xã hội nhất định và với một chi phí nhất định

1.2.Sinh viên và vai trò của giáo dục chính trị - tư tưởng đối với sinh viên

1.2.1 Đặc điểm tâm lý – xã hội của sinh viên.

Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, đang tiếp thu những kiến thức,

kỹ năng chuyên môn ở các trường cao đẳng, đại học để chuẩn bị cho hoạtđộng nghề nghiệp sau khi ra trường

Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật,chịu sự chi phối của hoạt động chủ đạo Ở đây, chúng tôi quan tâm đến sinhviên, những người có hoạt động chủ đạo là học tập để tiếp thu kiến thức, kỹnăng, kỹ xảo nghề nghiệp ở các trường cao đẳng, đại học Một trong nhữngđặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên – sinh viên là sự pháttriển ý thức Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ,

có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thântheo hướng phù hợp với xu thế xã hội Chẳng hạn sinh viên đang học ở trườngcao đẳng, đại học sư phạm, họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩmchất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghềnghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiệnbằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực ttaapj nghề haynghiên cứu khoa học Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể

Trang 10

nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấpphụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ.

Ở sinh viên đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánhgiá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hằng ngay Snh viên là những trí thứctương lai, ở các em sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt Học tập ở đạihọc là cơ hội tốt để sinh viên được trải nghiệm bản thân, vì thế, sinh viên rấtthích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những tế mạnh củabản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dámđối mặt với thử thách để khẳng định chính mình

Một đặc điểm nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinhviên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp – một động lực giúp họhọc tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê vớinghề đã chọn

Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người Họ

là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão Tuy nhiên, do quy luậtphát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống

và cách thức giáo dục khác nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng đượcphát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động còn hạn chế Điềunày phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinhviên Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phương pháp giáodục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục nhữnghạn chế về mặt tâm lý của SV

Bên cạnh những mặt tích cực trên đây, mặc dù là những người có trình

độ nhất định, sinh viên không tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổithanh niên Đó là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt,trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới Ngày nay, trong xu thế mở cửa,hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin, nền văn hoácủa chúng ta có nhiều điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hoá trênthế giới, kể cả văn hoá phương Đông và phương Tây Việc học tập, tiếp thu

Trang 11

những tinh hoa, văn hoá của các nền văn hoá khác là cần thiết Tuy nhiên, dođặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột,thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó, sinh viên dễ dàng tiếp nhận cảnhững nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốtđẹp của dân tộc và không có lợi cho bản thân họ.

Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của

họ so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, cónăng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi,khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trảinghiệm, dám đối mặt với thử thách Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống,sinh viên cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới Những yếu tốtâm lý này có tác động chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu củasinh viên

2.1.2 Đặc điểm Đại học sư phạm- Đại học Thái Nguyên

Trường Đại học sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên, trước đây làtrường đại học sư phạm Việt Bắc, được thành lập ngày 18 tháng 7 năm 1966theo quyết định số 127/CP của Chính phủ Địa điểm đầu tiên của trường tại xãVinh Quang, Đức Lương và Phúc Lương huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Năm 1970, trường chuyển địa điểm về địa điểm hiện nay: PhườngQuang Trung, thành phố Thái Nguyên

Năm 1970, Trường chuyển về địa điểm hiện nay: Phường QuangTrung, Thành phố Thái Nguyên

Năm 1991, Chính phủ quyết định sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạmViệt Bắc vào Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc

Năm 1994, Chính phủ quyết định thành lập Đại học Thái Nguyên,Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc trở thành trường thành viên của Đại họcThái Nguyên

Trang 12

Tóm tắt cơ cấu tổ chức: Gồm7 phòng chức năng; 15 Khoa chuyên môn, 1Viện nghiên cứu, 1 Trường THPT thực hành, 1 Trường Mầm non, 1 Trungtâm Ngoại ngữ, 1 Trung tâm Tin học.

Số cán bộ, công chức: 595 : cán bộ: 412 trong đó: Phó Giáo sư: 20;Tiến sĩ: 61; thạc sỹ: 262; Đại học: 95 Hiện nay có 115 cán bộ đang học NCS

và 42 CB đang học thạc sĩ

Quy mô đào tạo của Trường gồm 21 ngành cử nhân Sư phạm, 19 ngànhThạc sĩ, 7 chuyên ngành Tiến sĩ Tổng số sinh viên đang đào tạo tại Trường làhơn 21.000 sinh viên, gồm cả đào tạo hệ chính quy và hệ không chính quy;hơn 700 học viên cao học và nghiên cứu sinh

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên là trung tâm lớn đào tạogiáo viên và cán bộ khoa học trình độ Cao đẳng, Đại học và Sau đại học ; là

cơ sở bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học có uy tín về các lĩnh vực khoa học

cơ bản, khoa học giáo dục; phục vụ đắc lực sự nghiệp giáo dục cả nước và cóvai trò đặc biệt quan trọng đối với vùng miền núi phía Bắc Việt Nam

Đến năm 2020 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên là Trườngđại học sư phạm trọng điểm của khu vực trung du, miền núi phía Bắc ViệtNam – một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học có uy tín,ngang tầm với các trường đại học lớn trong nước, vững vàng tiếp cận, hòanhập với các trường đại học trong khu vực và thế giới Trường cung cấp chongười học môi trường giáo dục đại học va nghiên cứu khoa học tốt nhất, cótính chuyên nghiệp cao, đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có đủ nănglực cạnh tranh và thích ứng với nền giáo dục phát triển

Trải qua hơn 44 năm xây dựng và phát triển, Trường đã được Nhà nướctặng thưởng 01 Huân chương Độc lập hạng Nhì, 01 Huân chương Độc lậphạng Ba, 05 Huân chương Lao động (1 hạng Nhất, 2 hạng Nhì, 3 hạng Ba).Công đoàn Trường được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba Trong

3 năm gần đây, Trường được tặng 04 cờ thi đua xuất sắc, đó là: 02 Cờ “Đơn

vị tiên tiến xuất sắc” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (năm 2007 và năm 2010);

Trang 13

01 Cờ “Đơn vị tiên tiến xuất sắc toàn diện, dẫn đầu phong trào thi đua yêunước” của Chính phủ năm 2008; 01 Cờ “Đơn vị thi đua xuất sắc 05 năm2005-2010” của Tỉnh Thái Nguyên Chỉ tính riêng trong năm học 2009-2010,Trường có 03 CB được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, 08 cán bộ đượcphong học hàm Phó giáo sư, 01 tập thể và 01 cá nhân được tặng thưởng Huânchương Lao động hạng Ba, 01 cán bộ được phong tặng danh hiệu chiến sĩ thiđua Toàn quốc.

Gồm7 phòng chức năng; 15 Khoa chuyên môn, 1 Viện nghiên cứu, 1Trường THPT thực hành, 1 Trường Mầm non, 1 Trung tâm Ngoại ngữ, 1Trung tâm Tin học

Trải qua 44 năm xây dựng và phát triển của Trường Đại học Sư phạm – Đạihọc Thái Nguyên, các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh của nhà trường đã hoạt động có hiệu quả, góp phần đắc lực vàoviệc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của đơn vị

Chỉ tính từ năm 2001 đến nay, trên cơ sở Kế hoạch chiến lược phát triển nhàtrường, Đảng bộ nhà trường đã cụ thể hoá thành các chủ trương, biện pháplãnh đạo phù hợp trong từng năm học, từng giai đoạn phát triển, thể hiệntrong các Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ Trường lần thứ XV, XVI,XVII, XVIII, trong tổng kết, đánh giá hoạt động xây dựng nhà trường giaiđoạn 2006-2010, định hướng chiến lược phát triển nhà trường đến năm 2015,2020

Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên mà trực tiếp

là Đảng uỷ nhà trường đã giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện mọi hoạt độngcủa chính quyền và các tổ chức đoàn thể quần chúng trong nhà trường thôngqua Nghị quyết các Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường lần thứ XV, XVI, XVII,XVIII, Quy chế công tác của Đảng uỷ khoá XV, XVI, XVII, XVIII Thôngqua các Nghị quyết kiểm điểm công tác thường kỳ của Đảng uỷ Dưới sự lãnhđạo của Đảng uỷ, toàn bộ hoạt động của nhà trường luôn thể hiện sự thống

Trang 14

nhất hướng tới mục tiêu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao vì

sự ổn định và phát triển của Nhà trường

Công đoàn Trường Đại học Sư phạm thuộc Công đoàn Đại học Thái Nguyêndưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ luôn hoàn thành tốt chức năng một tổ chứcchính trị - xã hội của người lao động Công đoàn có quy chế phối hợp hoạtđộng cụ thể, hiệu quả với Thủ trưởng đơn vị Công đoàn Trường luôn đảmbảo các nguyên tắc tổ chức chặt chẽ và các hoạt động phù hợp với chức năng,nhiệm vụ là thành viên thường trực Hội nghị cán bộ, viên chức Nhà trường,đảm bảo tập hợp sức mạnh của toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động,

ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của đơn vị

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường là tổ chức tập hợp giáodục, rèn luyện sinh viên của Trường, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ đã hoànthành xuất sắc nhiệm vụ tổ chức giáo dục sinh viên rèn luyện, tu dưỡng phẩmchất đạo đức, thi đua học tập, chấp hành nội quy, quy chế Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh nhà trường đã thường xuyên tổ chức nhiều hình thứchoạt động phù hợp với tuổi trẻ, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên thamgia Với những thành tích nổi bật, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhnhà trường đã được tặng nhiều bằng khen của Tỉnh Đoàn, Trung ương ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Cùng với tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Nhà trường còn có tổ chức Hội Sinh viên và Hội Cựu chiến binh Mặc dù mớithành lập những năm gần đây, hai tổ chức này đã tập hợp đông đảo hội viên,dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu đã có những hình thức hoạtđộng phù hợp, góp phần vào việc giữ gìn sự ổn định và hoàn thành nhiệm vụchính trị của đơn vị

Trang 15

2.1.2 Đặc điểm của sinh viên Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Sinh viên Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên cũng có những đặcđiểm giống như sinh viên các trường đại học khác, tuy nhiên họ cũng cónhững lợi thế và hạn chế sau:

Về điểm mạnh: sinh viên sư phạm có môi trường học tập, hoạt động khá

thuận lợi Tính chất học tập cũng đã phản ánh được phần nào đặc điểm củasinh viên, đây là những giáo viên tương lai của đất nước vì vậy đây là nhữngsinh viên tiêu biểu về đạo đức và lý tưởng Đặc biệt các bạn sinh viên khánăng động với những hoạt động tình nguyện, Đoàn trường và các tổ chức hoạtđộng trong trường như tham dự các cuộc thi do trường tổ chức…

Sinh viên trong trường hầu như các bạn tuổi còn rất trẻ đây là một lợi thế.Tuổi trẻ luôn có nhiệt huyết rất lớn, năng động, sáng tạo, tìm tòi, có ý thức rènluyện bản thân…

Về hạn chế: Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên có nhiều sinh viên

từ các tỉnh thành trong nước vì vậy đôi lúc giữa các bạn có khoảng cách về ngônngữ, văn hóa…gây khó khăn trong học tập và hoạt động Nhiều sinh viên còngặp khó khăn về kinh tế (phải làm thêm) do vậy việc học hành bị ảnh hưởng

Mặt khác một bộ phận sinh viên có những suy nghĩ sai lệch về tưtưởng, đạo đức, lối sống

Do tâm lý chưa ổn định, nên khi thất bại sinh viên rất dễ gây chán nản,

bi quan Tình cảm nảy nở và ngày càng phong phú, phức tạp, thích tham giavào những quan hệ xã hội mới, tình yêu có thể nảy nở với những người khácgiới Nhưng do tính kiềm chế chưa cao nên dễ xa đà vào các quan hệ khônglành mạnh, dễ bị kẻ xấu lôi kéo Ys thức về bản thân tăng lên, tự tin nhưngthường đánh giá quá cao về mình, nên khi thất bại thì chán nản, tự ti

Ngày đăng: 02/05/2024, 15:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w