1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

Thuyet minh nha may dien rac quang tri

109 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhà Máy Điện Rác GRC Quảng Trị
Trường học Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Sông Bắc Xanh
Thể loại dự án
Năm xuất bản 2022
Thành phố Quảng Trị
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 2,9 MB

Nội dung

Hotline:0918755356-0936260633 Chuyên thực hiện các dịch vụ - Tư vấn lập dự án vay vốn ngân hàng -Tư vấn lập dự án xin chủ trương - Tư vấn lập dự án đầu tư - Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư - Tư vấn giấy phép môi trường - Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án -Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 - Tư vấn các thủ tục môi trường http://lapduandautu.vn/ http://duanviet.com.vn/ Dịch vụ lập dự án kinh doanh: Công ty Cổ Phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt | Trụ sở : 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh. | Website : www.duanviet.com.vn | Hotline: 0918755356

Trang 1

THUYẾT MINH DỰ ÁN

NHÀ MÁY ĐIỆN RÁC GRC QUẢNG TRỊ

Địa điểm:

Tỉnh Quảng Trị

Trang 2

  

-DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN RÁC GRC QUẢNG TRỊ

Địa điểm: Tỉnh Quảng Trị

CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

SÔNG BẮC XANH

Tổng giám đốc

BÙI DUY DŨNG

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 6

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ 6

II MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN 6

III SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 7

IV CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ 12

V MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 14

5.1 Mục tiêu chung 14

5.2 Mục tiêu cụ thể 14

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN 16

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 16

1.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án 16

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội thực hiện vùng dự án 20

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 23

2.1 Công nghệ đốt chất thải phát điện trên thế giới và tại Việt Nam 23

2.2 Quy hoạch điện VIII: Bước đột phá chuyển dịch năng lượng 27

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 36

3.1 Các hạng mục xây dựng của dự án 36

3.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư 38

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 42

4.1 Địa điểm xây dựng 42

4.2 Hình thức đầu tư 42

V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.42 5.1 Nhu cầu sử dụng đất 42

5.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 43 CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG

Trang 4

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 44

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 45

2.1 Thành phần rác thải sinh hoạt 45

2.2 Chất thải rắn sinh hoạt (MSW) 47

2.3 Quy trình công nghệ nhà máy đốt rác phát điện 50

2.4 Cấu hình hệ thống và các thông số thiết kế cơ bản 53

CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 60

I PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 60

1.1 Chuẩn bị mặt bằng 60

1.2 Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: 60

1.3 Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 60

II PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 60

2.1 Các phương án xây dựng công trình 60

2.2 Các phương án kiến trúc 61

III PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 62

3.1 Phương án tổ chức thực hiện 62

3.2 Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý 63

CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 64

I GIỚI THIỆU CHUNG 64

II CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG 64

III SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 65

IV NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 65

4.1 Giai đoạn thi công xây dựng công trình 65

4.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 67

V PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 69

Trang 5

6.1 Giai đoạn xây dựng dự án 69

6.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 71

VII KẾT LUẬN 73

CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 74

I TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN 74

II HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 76

2.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 76

2.2 Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: 76

2.3 Các chi phí đầu vào của dự án: 76

2.4 Phương án vay 77

2.5 Các thông số tài chính của dự án 77

KẾT LUẬN 80

I KẾT LUẬN 80

II ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 80

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 81

Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án 81

Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm 85

Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm 92

Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm 98

Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 99

Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn 100

Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu 103

Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) 106

Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 109

Trang 6

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SÔNG BẮC

Quốc tịch: Việt Nam

Căn cước công dân số: 040077019142

Ngày cấp: 10/05/2021

Nơi cấp: Cục Quản lý hành chính- Bộ Công An

Địa chỉ thường trú: Số 23 Nguyễn Trọng Thường, Hưng lộc, TP Vinh, Nghệ An

I MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN

Tên dự án:

“Nhà máy điện rác GRC Quảng Trị”

Địa điểm thực hiện dự án: Tỉnh Quảng Trị.

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 300.000,0 m 2 (30,00 ha).

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác

Tổng mức đầu tư của dự án: 300.802.960.000 đồng

(Ba trăm tỷ, tám trăm linh hai triệu, chín trăm sáu mươi nghìn đồng)

Trong đó:

+ Vốn tự có (15%) : 45.120.444.000 đồng

Trang 7

Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

Dịch vụ xử lý rác thải 90.000,0 tấn/năm Sản xuất điện từ rác 60.480.000, 0 kWh/ năm Buôn bán phế liệu 450,0 tấn/năm

II SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

Đáng báo động về thực trạng ô nhiễm đất tại Việt Nam

Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạtđộng đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp,chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm

Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn,

là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa củacon người Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyênđất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thựcphẩm cho con người Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triểncông nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngàycàng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quânđầu người giảm

Đất ô nhiễm bị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic (sản phẩmcủa con người) hoặc do các sự thay đổi trong môi trường đất tự nhiên Nó đượcđặc trưng gây nên bởi các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp,hoặc do vứt rác thải không đúng nơi quy định Các hóa chất phổ biến bao gồm:Hydrocacbon dầu, hydrocacbon thơm nhiều vòng (như là naphthalene andbenzo(a)pyrene),… dung môi, thuốc trừ sâu, chì, và các kim loại nặng Mức độ

ô nhiễm có mối tương quan với mức độ công nghiệp hóa và cường độ sử dụnghóa chất

Ở Việt Nam hiện nay có 33 triệu ha diên tích đất tự nhiên, trong đó diệntích đang sử dung là 22.226.830 ha, chiếm 68,83% tổng quỹ đất

Còn 10.667.577 ha đất chưa sử dụng, chiếm 33,04% diện tích đất tựnhiên Đất nông nghiệp ít, chỉ có 8,146 triệu ha, chiếm 26,1% diện tích đất tựnhiên.( Theo Tổng cục Địa chính, 1999)

Trang 8

Theo thông tin từ Cục Môi trường Việt Nam, chất lượng đất ở hầu hết cáckhu vực đô thị đông dân cư đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nguyên nhân chính là

do chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt và rác thải từ các

hộ dân Hiện giờ, dọc theo bất cứ con đường, góc phố nào, chúng ta cũng bắtgặp những đống rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi vừa gây mất mỹ quan vừa ảnhhưởng đến chất lượng đất xung quanh Ngay cả những vùng nông thôn thì hiệntrạng rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi vẫn xảy ra không kiểm soát

Bên cạnh thực trạng đó, quỹ đất càng ngày càng thấp và giảm theo thờigian do sức ép tăng dân số, quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước ởViệt Nam Quá trình quy hoạch và sử dụng đất của nhiều tỉnh thành vẫn còn bộc

lộ những hạn chế và bất hợp lý trong phân bổ quỹ đất cho các ngành và lĩnh vực.Tình trạng phổ biến hiện nay là việc chuyển đổi cơ cấu mục đích sử dụng đất,suy giảm mạnh diện tích đất sản xuất nông nghiệp do đô thị hoá, quỹ đất nôngnghiệp được chuyển sang sử dụng vào mục đích xây nhà ở, các khu công nghiệp

và thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông

Với đặc điểm đất đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ lại nằm trong vùng nhiệt đớimưa nhiều và tập trung, nhiệt độ không khí cao, các quá trình khoáng hóa diễn

ra rất mạnh trong đất nên dễ bị rửa trôi, xói mòn, nghèo chất hữu cơ và các chấtdinh dưỡng dẫn đến thoái hóa đất Đất đã bị thoái hóa rất khó có thể khôi phụclại trạng thái màu mỡ ban đầu

Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩnmôi trường đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm

– Nhiễm phèn: Do nước phèn từ một nơi khác di chuyển đến Chủ yếu lànhiễm Fe2+, Al3+, SO42- pH môi trường giảm gây ngộ độc cho con ngườitrong môi trường đó

– Nhiễm mặn: Do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối,

… nồng độ áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lí cho thực vật – Gley hóa trongđất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S FeS, )

– Chất thải công nghiệp: Khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo,nylon, các loại thuốc nhuộm, các kim loại nặng tích tụ trên lớp đất mặt làm đất

bị chai, xấu, thoái hóa không canh tác tiếp được

– Chất thải sinh hoạt: Rác và phân xả vào môi trường đất như: rác gồmcành lá cây, rau, thức ăn thừa, vải vụn, gạch, vữa, polime, túi nylon… Rác sinh

Trang 9

vi trùng gây bệnh Nước thải sinh hoạt theo cống rãnh đổ ra mương và có thể đổ

ra đồng ruộng kéo theo phân rác và làm ô nhiễm đất

– Chất thải nông nghiệp: Phân và nước tiểu động vật

– Sử dụng dư thừa các sản phẩm hóa học như: Phân bón hóa học, chấtkích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, tồn tại lâu trong đất, tích tụ sinhhọc, thay đổi cân bằng sinh học

– Các chất khí độc hại trong không khí như: Ôxit lưu huỳnh, các hợp chấtnitơ… kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất Một sốloại khói bụi có hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất

Ví dụ, các vùng đất gần các nhà máy sản xuất hoá chất Photpho, Flo,luyện kim dễ bị ô nhiễm vì khói bụi, hàm lượng flo chứa trong khoáng chấtphotpho sử dụng ở các nhà máy phân hoá học thường là 2 – 4%, nếu khí thảikhông được xử lý thích đáng, có thể làm cho một vùng hàng ngàn km2 đất xungquanh bị ô nhiễm flo nặng Ở gần các xưởng luyện kim, vì trong khí thải cóchứa lượng lớn các chất chì, cadimi, crom, đồng… nên vùng đất xung quanh sẽ

bị ô nhiễm bởi những chất này

– Ngoài những nguồn ô nhiễm trên, các hoạt động tưới không thích đáng,chặt cây rừng, khai hoang… cũng tạo thành các hiện tượng rửa trôi, bạc mầu,nhiễm phèn… trong đất

Tình hình xử lý rác thải

Ngày nay, cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, đời sống người dânkhông ngừng nâng cao thì vấn đề môi trường luôn là điểm nổi bật và cần phảiquan tâm của tất cả các nước trên thế giới Rác thải là một phần tất yếu của cuộcsống, không một hoạt động nào trong sinh hoạt hằng ngày không sinh ra rác Xãhội ngày càng phát triển thì số lượng rác thải ra ngày càng nhiều và dần trởthành mối đe dọa thực sự với đời sống con người

Ở Việt Nam, nền kinh tế đang trên đà phát triển đời sống của người dâncàng được nâng cao Môi trường nước ta tiếp tục chịu tác động mạnh mẽ của cáchoạt động phát triển kinh tế – xã hội Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và

mở rộng địa giới hành chính đô thị tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, dân số thành thịtăng nhanh Cùng với đó, kinh tế phát triển, đời sống người dân tại các khu vựcnông thôn cũng được cải thiện, nhu cầu sinh hoạt, tiêu thụ cũng gia tăng Tất cảnhững vấn đề này bên cạnh việc đóng góp kinh phí cho nguồn ngân sách cũngđồng thời đưa một lượng lớn chất thải vào môi trường, gây ra những ảnh hưởng

Trang 10

tiêu cực đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và mất cân bằng sinh thái, lượngrác thải phát sinh càng nhiều.

Tuy nhiên, hệ thống quản lý thu gom rác thải chưa thực sự có hiệu quảgây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nhiều nơi Hiện nay, chỉ ởcác trung tâm lớn như ở thành phố, thị xã mới có công ty môi trường đô thị cóchức năng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, còn tại các vùng nông thôn hầunhư chưa có biện pháp thu gom và xử lý rác thải hữu hiệu

Tình hình xử lý rác thải Quảng Trị

Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ, miền TrungViệt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế,phía đông giáp biển Đông, phía Tây giáp biên giới các tỉnh Savannakhet vàSaravane của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Tỉnh Quảng Trị có dân số là 632.375 người (năm 2019) và hiện bao gồm

1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 125 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 101

xã, 13 phường và 11 thị trấn Toàn tỉnh có 136.743 hộ gia đình, bình quân 4,4nhân khẩu/hộ Dân số thành thị có 195.413 người, chiếm 30,9% Tỉ lệ tăng dân

số tự nhiên tăng 0,55 Bình quân mỗi năm dân số trung bình toàn tỉnh tăng thêmkhoảng 5.000-6.000 người Với tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng và sự phát triểnmạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch v.v kéo theo mức sốngcủa người dân ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trongcông tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ của cộng đồng dân cư Lượng chất thảiphát sinh từ những hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều hơn, đadạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất

Theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ vềquản lý chất thải rắn, Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Trị giai đoạn2006-2010, tầm nhìn 2020 Nên việc thực hiện dự án xử lý chất thải rắn sinhhoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được thực hiện là cấp thiết, và việc xử lý chấtthải rắn sinh hoạt sẽ hiệu quả hơn, góp phần ngăn ngừa ô nhiễm

Trên thế giới đã có nhiều nước sử dụng các phương pháp xử lý rác thảinhư chôn lấp, đốt và tái chế Ở mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, hạnchế và đặc biệt việc lựa chọn phương pháp xử lý rác thải còn phụ thuộc vào chiphí đầu tư cũng như vận hành

Đốt rác thải là một trong những phương pháp thân thiện với môi trườngnhất, rác thải được xử lý tương đối triệt để, không gây ô nhiễm, không tốn quỹ

Trang 11

nóng, sử dụng để sản xuất điện Nhưng với phương pháp này chi phí đầu tư làrất lớn.

Xử lý rác thải theo phương pháp phân loại để tái chế kết hợp chôn lấp hợp

vệ sinh Đây là phương pháp xử lý rác thải phổ biến ở các quốc gia đang pháttriển và thậm chí đối với nhiều quốc gia phát triển Sự kết hợp hai phương phápnày vừa giảm được diện tích cho các hố chôn lấp, cũng là giảm thiểu ô nhiễmmôi trường, đồng thời các loại rác thải như ni nông, nhựa, thuỷ tinh có thể táichế và sử dụng lại, còn các loại rác thải hữu cơ có thể sử dụng làm phân vi sinh.Song lượng rác thải tái sử dụng không cao, phần lớn vẫn phải chôn lấp

Một trong những phương pháp xử lý rác thải được coi là kinh tế nhất cả

về đầu tư ban đầu cũng như trong quá trình vận hành là kết hợp những ưu điểmcủa ba phương pháp chôn lấp, đốt và tái chế Sự khác biệt ở đây là những rácthải không tái sử dụng được đưa vào lò để đốt, lượng rác thải phải đem đi chôngiảm nhiều (còn khoảng 5 - 7%) Và với quá trình phân loại nhiều lần thì chấtlượng mùn từ rác thải để sản xuất phân đảm bảo giảm tối đa tạp chất Theo cácnhà khoa học các chất hữu cơ được phân loại từ rác thải nếu sử dụng làm phân

có nhiều tác dụng đối với cây trồng như cải thiện dinh dưỡng trong đất, làm chođất tơi xốp, giữ được độ ẩm và tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật phát triển trongđất Do đó việc xử lý rác thải với công nghệ xử lý thích hợp không những gópphần bảo vệ môi trường mà còn đem lại hiệu quả kinh tế

Nhà máy điện rác – giải pháp thân thiện với môi trường và đạt hiệu quả kinh

tế cao

Trên thế giới tạo ra khoảng 4 tỷ tấn của tất cả các loại chất thải mỗi năm.Các thành phố một mình tạo ra khoảng 1,5 tỷ tấn chất thải rắn mỗi năm và đây

dự kiến sẽ tăng đến tấn 2,4 tỷ USD vào năm 2025

Hiện nay, ba phần tư các chất thải được xử lý tại bãi chôn lấp, với chỉ mộtphần tư được tái chế

Việc lấp đầy rác trên một vùng đất là vấn đề môi trường như phân hủychất thải rắn tạo ra methane trong khu đô thị, một loại khí nhà kính, và là nướclọc quặng là một mối đe dọa cho bề mặt và nước ngầm, và nơi mà luật pháp ápđặt thuế cao cho các bãi rác, việc lấp đầy rác trên một vùng đất là không khảthi

Trang 12

Nhà máy đốt rác phát điện biến chất thải thành năng lượng có giá trị vàgiảm thiểu sự cần thiết cho việc lấp đầy rác trên một vùng đất.

Sử dụng công nghệ ứng dụng cao, chúng tôi sẽ đề xuất các giải pháp đểsản xuất điện trong các nhà máy bằng cách sử dụng phương pháp sản xuất bềnvững Điều này tăng thêm lợi nhuận cho các nhà đầu tư để có chi phí kiểm soát

về lâu dài và dựa trên thực tế của các bề mặt có sẵn

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Nhà

máy điện rác GRC Quảng Trị” tại Tỉnh Quảng Trị nhằm phát huy được tiềmnăng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội

và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành thu gom và xử lýrác thải của tỉnh Quảng Trị

 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm

2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 củaQuốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thunhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;

 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 Quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổsung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;

 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 về về quản lýchất thải và phế liệu;

 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

Trang 13

phí đầu tư xây dựng;

 Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021 quy định vềđánh giá sơ bộ tác động môi trường;

 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm

2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanhnghiệp;

 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xâydựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạchxây dựng;

 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xâydựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tạiPhụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của

Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng;

 Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 2022 vềCông bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phậnkết cấu công trình năm 2021;

 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại

 Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chấtthải y tế

 Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT hướng dẫn thugom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng

 Thông tư 08/2017/TT-BXD quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng

 Thông tư 07/2017/TT-BXD hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử

lý chất thải rắn sinh hoạt

 Quyết định 166/QĐ-TTg năm 2014 Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo

vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

 Quyết định 985a/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động quốcgia về quản lý chất lượng không khí đến 2020, tầm nhìn đến 2025

IV MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN

IV.1 Mục tiêu chung

Phát triển dự án “Nhà máy điện rác GRC Quảng Trị”theohướng chuyênnghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng, có năng suất, hiệu quảkinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành xử lý rác và sản xuấtđiện, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phươngcũng như của cả nước  

Trang 14

khu vực tỉnh Quảng Trị.

 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế củađịa phương, của tỉnh Quảng Trị

 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định chonhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoámôi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án

IV.2 Mục tiêu cụ thể

 Phát triển mô hình nhà máy điện rác xử lý rác và sản xuất điện chuyênnghiệp, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần giảiquyết vấn đề thu gom và xử lý rác cấp bách trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận

 Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nhằm cải thiện chấtlượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển đô thị bền vững

 Góp phần xây dựng hệ thống quản lý chất thải sinh hoạt hiện đại, theo đóchất thải sinh hoạt được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử

lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp

 Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chấtthải, hình thành lối sống thân thiện với môi trường Thiết lập các điều kiện cầnthiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp chấtthải rắn

 Nâng cao năng lực, tăng cường trang thiết bị thu gom, vận chuyển chấtthải sinh hoạt

 Xây dựng, hoàn chỉnh mạng lưới thu gom chất thả rắn trên địa bàn tỉnh,đảm bảo đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải sinh hoạt theo hướng tăng cường táichế các loại chất thải rắn, hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môitrường

 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:

Dịch vụ xử lý rác thải 90.000,0 tấn/năm Sản xuất điện từ rác 60.480.000, 0 kWh/ năm Buôn bán phế liệu 450,0 tấn/năm

 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêuchuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường

 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nângcao cuộc sống cho người dân

Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh

Trang 16

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN

Trang 17

- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình

- Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế

- Phía đông giáp biển Đông

- Phía Tây giáp biên giới các tỉnh Savannakhet và Saravane của Cộng hòaDân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp biển Đông

Tỉnh lỵ của Quảng Trị là thành phố Đông Hà nằm cách thủ đô Hà Nội 593

km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.120 km về phía Bắc theođường Quốc lộ 1A

Quảng Trị là một tỉnh nằm ở dải đất miền Trung Việt Nam, nơi chuyểntiếp giữa hai miền địa lý Bắc - Nam Tọa độ địa lý trên đất liền Quảng Trị ở vào

Phía Bắc của tỉnh Quảng Trị giáp huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình), phíaNam giáp hai huyện A Lưới, Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên-Huế), phía Tây giáptỉnh (huong bac tay đi xuong vinh cam ranh khanh hoa ), với chiều dài 220kmbiên giới chung với Lào là 206 km, được phân chia bởi dãy Trường Sơn hùng vĩ.Phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 74 km và được án ngữ bởi đảoCồn Cỏ, có tọa độ địa lý 17°9′36″ vĩ Bắc và 107°20′ kinh Đông, đảo Cồn Cỏcách bờ biển (Mũi Lay) 25 km, diện tích khoảng 4 km² Chiều ngang trung bìnhcủa tỉnh 63,9 km, (chiều ngang rộng nhất 75,4 km, chiều ngang hẹp nhất 52,5km)

Tuy với một diện tích không rộng, người không đông nhưng do nằm ở vị tríchiến lược quan trọng nên Quảng Trị đã và đang giữ vai trò trọng yếu trong việcbảo vệ và khai thác biển Đông, giao lưu giữa hai miền Bắc - Nam của đất nướccũng như lưu thông thuận lợi với các nước phía tây bán đảo Đông dương, các

Trang 18

nước khác trong khu vực Đông Nam Á và thế giới qua Lao Bảo - hành langquốc lộ số 9 ra cảng Cửa Việt.

Địa hình

Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạytheo hướng tây bắc - đông nam Quảng Trị có nhiều sông ngòi với 7 hệ thốngsông chính là sông Thạch Hãn, sông Bến Hải, sông Hiếu, sông Ô Lâu, sông Bến

Đá, sông Xê Pôn và sông Sê Păng Hiêng Sông ở các huyện miền núi có khảnăng xây dựng thủy điện vừa và nhỏ Nhìn đại thể, địa hình núi, đồi và đồngbằng Quảng Trị chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam và trùng với phươngcủa đường bờ biển

Sự trùng hợp này được thấy rõ trên dường phân thủy giữa Trường SơnĐông và Trường Sơn Tây Ở Quảng Bình, các đỉnh cao nhất đều nằm ở giữađường biên giới Việt - Lào nhưng ở Quảng Trị, các đỉnh cao lại nằm sâu tronglãnh thổ Việt Nam Các sông lớn như Sê Păng Hiêng, Sê Pôn đều bắt nguồn từViệt Nam chảy qua Lào.Tuy nhiên nếu xem xét địa hình ở quy mô nhỏ hơn,từng dãy núi, từng dải đồi thì địa hình lại có hướng song song với các thunglũng sông lớn như Cam Lộ, Thạch Hãn, Bến Hải

Địa hình núi cao Phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi bát

úp, chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250–2000 m, độ dốc 20-300 Địa hìnhphân cắt mạnh, độ dốc lớn, quá trình xâm thực và rửa trôi mạnh Các khối núiđiển hình là Động Voi Mẹp, Động Sa Mui, Động Châu, Động Vàng Địa hìnhvùng núi có thể phát triển trồng rừng, trồng cây lâu năm và chăn nuôi đại giasúc Tuy nhiên phần lớn địa hình bị chia cắt mạnh, sông suối, đèo dốc nên đi lạikhó khăn, làm hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạnglưới điện cũng như tổ chức đời sống xã hội và sản xuất Tuy nhiên có tiềmnăng thủy điện nhỏ khá phong phú

- Địa hình gò đồi, núi thấp Là phần chuyển tiếp từ địa hình núi cao đến địahình đồng bằng, chạy dài dọc theo tỉnh Có độ cao từ 50-250m, một vài nơi có

độ cao trên 500 m Địa hình gò đồi, núi thấp (vùng gò đồi trung du) tạo nên cácdải thoải, lượn sóng, độ phân cắt từ sâu đến trung bình Khối bazan Gio Linh -Cam Lộ có độ cao xấp xỉ 100 – 250 m dạng bán bình nguyên, lượn sóng thoải,

vỏ phong hóa dày, khối bazan Vĩnh Linh nằm sát ven biển, có độ cao tuyệt đối

từ 50-100m Địa hình gò đồi, núi thấp thích hợp cho trồng cây công nghiệp nhưcao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm

- Địa hình đồng bằng Là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống

Trang 19

gồm đồng bằng Triệu Phong được bồi tụ từ phù sa sông Thạch Hãn khá màumỡ; đồng bằng Hải Lăng, đồng bằng sông Bến Hải tương đối phì nhiêu Đây làvùng trọng điểm sản xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa ở các huyện Hải Lăng,Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh.

- Địa hình ven biển Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển.Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phân bố dân cư Một số khuvực có địa hình phân hóa thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng khi có mưalớn hoặc một số khu vực chỉ là các cồn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi, làmcho đời sống dân cư thiếu ổn định

Khí hậu

Quảng Trị nằm ở phía Nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vựcnhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Miền khí hậuphía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm Ở vùng này khíhậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn,khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất vàđời sống người dân gặp không ít khó khăn

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Trị khá phong phú và đa dạng, đặcbiệt là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng.Đây là điều kiện để tỉnh có thể phát triển mạnh công nghiệp xi măng và VLXD

Theo tài liệu hiện có, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 130 mỏ và điểmkhoáng sản, trong đó có 86 điểm, mỏ vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất

xi măng với các loại chủ yếu như đá vôi, đá sét và các chất phụ gia (như đábazan, quặng sắt), sét gạch ngói, cát cuội sỏi, cát thủy tinh, cao lanh Ngoài racòn có các điểm, mỏ khoáng sản khác như vàng, titan, than bùn

- Đá vôi xi măng Có tổng trữ lượng trên 3 tỷ tấn, tập trung chủ yếu ở cácmỏ: Tân Lâm, Cam Thành (Cam Lộ), Tà Rùng, Hướng Lập (Hướng Hóa); sétximăng ở Cam Tuyền, Tà Rùng, phụ gia xi măng khác ở Cùa, Tây Gio Linh

- Đá xây dựng, ốp lát Toàn tỉnh có 10 điểm, mỏ đá xây dựng, trữ lượngkhoảng 500 triệu m3; phân bố chủ yếu dọc Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh trở

về phía Tây, có điều kiện giao thông khá thuận lợi Đá ốp lát có 4 điểm là đágranit Chân Vân, đá hoa Khe Ngài, granodiorit Đakrông và gabro Cồn Tiên

- Sét gạch ngói Hiện có 18 điểm, mỏ với trữ lượng khoảng gần 82 triệum3, phân bố ở nhiều nơi nhưng tập trung chủ yếu ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam

Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng

Trang 20

- Cát, cuội, sỏi xây dựng Có 16 mỏ và điểm, trữ lượng dự báo khoảng 3,9triệu m3, tập trung ở phần thượng nguồn các sông, nằm ở những vùng có giaothông thuận lợi cho việc khai thác.

- Cát thủy tinh Dự báo trữ lượng khoảng 125 triệu m3, chất lượng tốt, phân

bố chủ yếu ở Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng nhưng tập trung ở khu vực CửaViệt; có khả năng chế biến silicát, sản xuất thủy tinh và kính xây dựng

- Cao lanh Đã phát hiện được 03 điểm cao lanh là Tà Long, A Pey(Đăkrông) và La Vang (Hải Lăng) chất lượng khá tốt, đang tiếp tục thăm dò, thửnghiệm để đưa vào khai thác

- Than bùn Phân bố tập trung ở Hải Lăng và Gio Linh với tổng trữ lượnggần 400 ngàn tấn cho phép khai thác làm nguyên liệu sản xuất phân vi sinh vớikhối lượng khá lớn

- Ti tan Phân bố dọc ven biển nhưng tập trung chủ yếu ở Vĩnh Linh, GioLinh, Hải Lăng, có trữ lượng trên 500.000 tấn, có thể khai thác với khối lượngkhoảng 10 - 20 nghìn tấn/năm để chế biến xuất khẩu

- Nước khoáng Phân bố ở Cam Lộ, Đakrông cho phép phát triển côngnghiệp sản xuất nước khoáng, phát triển các dịch vụ nghỉ dưỡng, chữa bệnh

- Vàng Phân bố ở Vĩnh Ô (Vĩnh Linh), Tà Long, A Vao (Đakrông) với trữlượng khoảng 20 tấn, trong đó điểm mỏ vàng góc A Vao đã được thăm dò có thể

tổ chức khai thác với quy mô công nghiệp

I.2 Điều kiện kinh tế - xã hội thực hiện vùng dự án

Tình hình kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý II/2022 ước tính tăng 3,52% sovới cùng kỳ năm trước Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm7,76%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,39%; khu vực dịch vụ tăng7,82%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 10,59

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn ước tínhtăng 3,50% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của 6 tháng đầunăm từ trước đến nay Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm4,38%, làm giảm 1,02 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung; khu vực côngnghiệp - xây dựng tăng 6,59%, đóng góp 1,63 điểm phần trăm; khu vực dịch vụtăng 5,50%, đóng góp 2,64 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩmtăng 6,11%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 4,38% so với cùng kỳ nămtrước, đây là lần đầu tiên khu vực này trong 6 tháng đầu năm có mức tăng

Trang 21

sản lượng gỗ khai thác tăng 9,56% nên tăng trưởng cao nhất 7,43%, đóng góp0,34 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung Ngành thuỷ sản, sản lượngthuỷ sản giảm 5,82% nên giá trị tăng thêm giảm 2,11% so với cùng kỳ nămtrước, làm giảm 0,07 điểm phần trăm Ngành nông nghiệp, cây hàng năm vụĐông Xuân mất mùa nặng; năng suất và sản lượng hầu hết các loại cây trồngđều giảm so với vụ Đông Xuân năm trước, trong đó, sản lượng lương thực cóhạt giảm 29,50% đã làm cho giá trị tăng thêm giảm 8,34% so với cùng kỳ nămtrước, làm giảm 1,29 điểm phần trăm.

Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,59% so với cùng kỳ năm trước,

là mức tăng thấp nhất trong 6 năm trở lại đây Trong đó, ngành công nghiệp tăng10,24%, đóng góp 1,30 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; ngành xâydựng tăng 2,72%, đóng góp 0,33 điểm phần trăm Trong ngành công nghiệp, từtrước đến nay công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trò dẫn dắt ngành côngnghiệp tỉnh nhà phát triển nhưng 6 tháng đầu năm nay chỉ tăng 4,03%, đây làmức tăng thấp nhất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từ trước đến nay đãlàm cho tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chững lại Ngành xây dựng, 6tháng đầu năm nay chỉ tăng 2,72%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 9,30%của 6 tháng đầu năm 2021 Nguyên nhân chủ yếu là do, tình hình dịch COVID-

19 kéo dài một bộ phận dân cư gặp khó khăn; ngân hàng siết chặt tín dụng bấtđộng sản, lãi suất cho vay tăng; hơn nữa, giá vật liệu xây dựng tăng cao, nguồnvật liệu xây dựng khan hiếm làm cho tăng trưởng của ngành xây dựng tăngchậm lại

Khu vực dịch vụ tăng 5,50%, cao hơn mức tăng của 6 tháng năm 2020 vànăm 2021 nhưng thấp hơn mức tăng của các năm trước đó Khu vực dịch vụ 6tháng đầu năm 2022 đang phục hồi mạnh mẽ Đóng góp của một số ngành dịch

vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: bán buôn, bán

lẽ tăng 5,72%, đóng góp 0,57 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung;thông tin và truyền thông tăng 5,01%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm; hoạt độngtài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,17%, đóng góp 0,42 điểm phần trăm…Riêng ngành vận tải kho bãi tăng trưởng chậm chỉ tăng 1,53%, đóng góp 0,04điểm phần trăm do ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu, những tháng đầu nămdịch COVID-19 với biến thể mới Omicron diễn biến phức tạp, số ca bệnh tăngcao đã ảnh hưởng đến hoạt động vận tải…Các ngành dịch vụ phi thị trường chỉ

ổn định do giảm biên chế, chưa tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức…

Về cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp vàthủy sản chiếm tỷ trọng 22,57%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm26,47%; khu vực dịch vụ chiếm 46,82%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

Trang 22

chiếm 4,14% (cơ cấu tương ứng của 6 tháng đầu năm 2021 là: 24,76%; 24,50%;46,74%; 4%).

Giao thông

Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đườngsắt và đường thuỷ Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạchnhư Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đườngsắt Bắc - Nam chạy dọc qua tỉnh, và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phépQuảng Trị có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước Cảng CửaViệt là một trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóatrong vùng và trung chuyển hàng hóa qua đường Xuyên Á Cách không xa trungtâm tỉnh lỵ Đông Hà có sân bay Phú Bài - Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) vàsân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km)

Tỉnh có đường sắt Bắc Nam, đường quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minhchạy qua Đặc biệt có đường 9 nối với đường liên Á qua cửa khẩu quốc tế LaoBảo sang Lào Dự án sân bay Quảng Trị ở Gio Linh, cách Đông Hà 7 km vềphía bắc đang được chuẩn bị thủ tục triển khai đầu tư Cảng biển Mỹ Thủy, Đại

lộ Đông Tây bảy làn xe nối từ cảng Mỹ Thủy qua cửa khẩu Lao Bảo, có tổngvốn đầu tư khoảng 150 triệu USD

Dân số

Quảng trị đứng thứ 57 so với cả nước về số dân, Tính đến ngày 1/4/2019,dân số của tỉnh là 632.375 người Toàn tỉnh có 136.743 hộ gia đình, bình quân4,4 nhân khẩu/hộ Dân số thành thị có 195.413 người, chiếm 30,9% Tỉ lệ tăngdân số tự nhiên tăng 0,55; dân số cơ học tăng không đáng kể Bình quân mỗinăm dân số trung bình toàn tỉnh tăng thêm khoảng 5.000-6.000 người Đây cũng

là tỉnh ít dân nhất vùng Bắc Trung Bộ với gần 700.000 dân

Trong cơ cấu dân số phân theo giới tính, nữ chiếm 50,4%, nam chiếm49,6%; phân theo độ tuổi, từ 0-59 tuổi chiếm khoảng 90,9%, chỉ tiêu này chothấy đây là cơ cấu dân số trẻ, riêng dân số dưới 15 tuổi chiếm 37,9%, đây là lựclượng lao động dự trữ dồi dào của tỉnh

Mật độ dân số toàn tỉnh là 126,7 người/km2, thuộc loại thấp so với cáctỉnh, thành khác trong cả nước Dân cư phân bố không đều giữa các vùng lãnhthổ, tập trung đông ở các thành phố, thị xã, các huyện đồng bằng như thị xãQuảng Trị: 308 người/km2, thị xã Đông Hà: 1.157 người/km2, trong khi đóhuyện Đakrông chỉ có 29 người/km2, Hướng Hoá 64 người/km2 Sự phân bố

Trang 23

dựng các công trình hạ tầng giao thông, điện, nước, thủy lợi, trường học, trạm ytế phục vụ sản xuất và dân sinh ở những vùng có địa hình núi cao, chia cắt,thưa dân.

Cộng đồng các dân tộc tỉnh Quảng Trị gồm 3 dân tộc chính: Kinh, VânKiều và Pa Cô Tỉ lệ các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 9% tổng dân số Mỗidân tộc đều có lịch sử lâu đời và có truyền thống văn hóa phong phú, đặc sắc,đặc biệt là văn hóa dân gian Đồng bào các dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pa Côsinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh như: Hướng Hóa,Đakrông

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 9 tôn giáo khác nhau đạt86.363 người, nhiều nhất là Phật giáo có 52.881 người, tiếp theo là Công giáo có25.720 người, đạo Tin Lành có 7.750 người Còn lại các tôn giáo khác như Tịnh

độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có năm người, đạo Cao Đài và Baha'i giáo mỗi tôngiáo có hai người, Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo và Tứ Ân Hiếu Nghĩa mỗi tôngiáo chỉ có một người

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

II.1 Công nghệ đốt chất thải phát điện trên thế giới và tại Việt Nam

Công nghệ đốt chất thải để tạo ra điện ngày càng được áp dụng rộng rãi

do có một số ưu điểm nổi bật so với các công nghệ khác, như giảm được 95% thể tích và khối lượng chất thải; có thể tận dụng nhiệt; giảm phát thải khínhà kính so với biện pháp chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm nước, mùi hôi

90-Xu hướng công nghệ lò đốt chất thải kết hợp phát điện trên thế giới

Lượng chất thải rắn toàn cầu đang tăng lên nhanh chóng, từ hơn 3,5 triệutấn mỗi ngày trong năm 2010, và dự kiến sẽ tăng lên hơn 6 triệu tấn mỗi ngàyvào năm 2025 Chất thải từ các thành phố đã đủ để lấp đầy một dòng xe chởhàng dài 5.000 cây số mỗi ngày Do đó, việc xử lý chất thải trở thành vấn đề cấpbách cần giải quyết Khi việc chôn lấp chất thải trở nên lạc hậu và kém hiệu hiệuquả, nhiều phương pháp xử lý mới đã được phát triển như đốt, chế biếncompost Nhiều quốc gia thậm chí còn tận dụng chất thải để trở thành nguồnnguyên liệu cho sản xuất điện và gặt hái được nhiều thành công, điển hình làmột số nước Châu Âu, Nhật và Trung Quốc

Trang 24

Ở Châu Âu: sau khi lệnh cấm chôn lấp chất thải không qua xử lý đượcban hành, nhiều lò đốt chất thải đã được xây dựng để xử lý chất thải rắn (CTR).Gần đây, một số thành phố đã bắt đầu xây dựng và đưa nhiều lò đốt CTR phátđiện đi vào hoạt động Tại châu Âu, điện tạo ra từ chất thải được coi là từ mộtnguồn năng lượng tái tạo (Renewable Energy Resorce - RES) và nếu cơ sở đốtchất thải phát điện do tư nhân điều hành thì sẽ được hưởng một số khoản ưu đãithuế.

Điển hình của việc áp dụng công nghệ đốt chất thải phát điện là ThụyĐiển: trong số chất thải cần xử lý, lượng chất thải cần phải chôn lấp chỉ chiếmkhoảng 1%, lượng chất thải được tái chế chiếm 47% và lượng chất thải được đốt

để sản xuất nhiệt và điện chiếm 52% Thụy Điển đã thiết lập mạng lưới đốt chấtthải để thu lại nguồn điện, hoà vào mạng điện Quốc gia và 50% lượng điện năngtiêu thụ trong nước là từ năng lượng tái tạo

Để đáp ứng “nhu cầu về chất thải” rất lớn này, người dân Thuỵ Điển đã

và đang thực hiện theo một quy trình phân loại chất thải rất khoa học, kể từnhững năm 1970 Tuy nhiên lượng chất thải trong nước vẫn không đủ, ThuỵĐiển còn phải nhập khẩu chất thải từ các nước khác Đây là một chính sáchthông minh, Thuỵ Điển không những tận dụng rất tốt “tài nguyên chất thải”, màcòn được các nước lân cận trả tiền để “sử dụng” chất thải hộ

Ở Nhật Bản: So với các nước Châu Âu, Nhật Bản không phải là Quốc gia

đi đầu về tái chế chất thải Nhưng họ là Quốc gia đi đầu trong việc phân loạichất thải và xử lý chất thải hiệu quả, trong đó phải kể đến việc đốt chất thải mộtcách triệt để bằng công nghệ CFB (Circulating fluidized bed - Công nghệ đốthóa lỏng tầng sôi)

Công nghệ CFB xử lý chất thải bằng cách vùi chất thải vào một lớp cát,sau đó sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò, cùng một số hóachất khác để tiêu hủy chất thải Chất thải bên trong lò sẽ được đối lưu liên tục,

và sẽ bị tiêu huỷ hết trong thời gian rất nhanh, kể cả những vật liệu khó tiêu hủy.Không chỉ vậy, công nghệ này cũng giúp lượng khí thải như NO và NO2 giảm

Trang 25

đi rất nhiều, cùng giá thành rẻ hơn những loại hình khác Lượng nhiệt năng saukhi đốt cũng được sử dụng để sản xuất điện (1)

Ở Trung Quốc: Đốt chất thải phát điện trở thành xu thế mới tại TrungQuốc Do nền kinh tế phát triển nhanh chóng và tốc độ đô thị hóa cao, mỗi nămTrung Quốc thải ra 250 triệu tấn chất thải Chất thải sinh hoạt một mặt đang tạo

áp lực rất lớn đối với môi trường và sự phát triển của đô thị, mặt khác lại lànguồn tài nguyên đem lại lợi ích kinh tế to lớn Việc khai thác chất thải cũng trởthành bộ phận cấu thành quan trọng của ngành công nghiệp bảo vệ môi trườngtại quốc gia này

Công tác xử lý đốt chất thải đô thị của Trung Quốc phát triển khá nhanh,khả năng xử lý đốt chất thải của năm 2011 tăng gấp 33 lần so với năm 2000, đạt

940 tấn/ngày Đến cuối năm 2012, có 142 nhà máy đốt chất thải sinh hoạt phátđiện đã được xây dựng và đưa vào vận hành hoạt động, tổng quy mô xử lý là

124 nghìn tấn, tổng công suất lắp đặt khoảng 2.600 MW Phát điện nhờ chất thảitại Trung Quốc có bước khởi đầu khá muộn Nhà máy phát điện nhờ chất thảiđầu tiên được đưa vào vận hành năm 1987, thiết bị kỹ thuật chủ yếu đều nhập từnước ngoài

Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng từ thiết bị lò đốt nhập khẩu đến lò chếtạo trong nước rồi đến lò hơi tầng sôi tuần hoàn đã khiến cho ngành công nghiệpphát điện nhờ chất thải tại Trung Quốc đi từ không đến có, đồng thời đạt được

sự phát triển nhanh chóng Hiện tại, số lượng hệ thống đốt chất thải mới xây tạiTrung Quốc đã chiếm hơn một nửa của thế giới Hiện nay, khả năng đốt chấtthải phát điện trên toàn Trung Quốc có thể đạt trên 310 nghìn tấn/ngày (2)

Xu hướng công nghệ lò đốt chất thải kết hợp phát điện ở Việt Nam

Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn

ra mạnh mẽ, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đang gia tăng cả về khối lượng vàchủng loại Cả nước phát sinh trung bình 64.658 tấn CTRSH, trong đó khu vực

đô thị chiếm 55%, khu vực nông thôn chiếm 45% Tỷ lệ thu gom và xử lýCTRSH tại khu vực đô thị trung bình đạt 92% và khu vực nông thôn đạt 66%,

Trang 26

trong số chất thải rắn thu gom được, khoảng 71% (tương đương 35.000tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp chôn lấp (chưa tính lượng bã thải từ các

cơ sở chế biến compost và tro xỉ phát sinh từ các lò đốt); 16% (tương đương7.900 tấn/ngày) được xử lý tại các nhà máy chế biến compost; 13% (tươngđương 6.400 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp đốt

Để xử lý lượng chất thải rắn này, hiện trên cả nước có 1.322 cơ sở xử lýCTRSH, gồm 381 lò đốt CTRSH, 37 dây chuyền chế biến compost, 904 bãichôn lấp, trong đó có nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh Một số cơ sở ápdụng phương pháp đốt CTRSH kết hợp nhiều phương pháp xử lý, trong đó phải

kể đến phương pháp đốt thu hồi năng lượng phát điện

Quy trình công nghệ đốt chất thải phát điện như sau: lò đốt được trang bị

hệ thống trao đổi nhiệt và nồi hơi để thu hồi nhiệt năng từ việc đốt CTRSH Hơinước sinh ra được sử dụng để chạy tua-bin phát điện Về cơ bản có thể coi nhàmáy đốt CTRSH phát điện là một nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu làCTRSH Hiện nay, nhiều nhà máy, tổ chức tại Việt Nam đã lựa chọn nghiên cứu

áp dụng công nghệ đốt chất thải phát điện trong xử lý CTRSH Điển hình cóKhu xử lý CTR ấp Trường Thọ, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai của Cần Thơ,Nhà máy phân loại xử lý CTRSH, sản xuất điện và phân bón khoáng hữu cơ xã

Lý Trạch, huyện Bố Trạch của Quảng Bình, Khu liên hợp xử lý chất thải NamSơn, Sóc Sơn, Hà Nội (nhà máy NEDO) với công suất xử lý 75 tấn/ngày chấtthải công nghiệp và nguy hại, đồng thời tận dụng phát điện với công suất 1.930kW Nhiều địa phương khác đang trong quá trình nghiên cứu để đầu tư như HàNội với 2 dự án lớn gồm: Nhà máy Đốt chất thải phát điện công suất 4.000tấn/ngày tại Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, vận hành trong năm 2021; vàNhà máy Đốt chất thải phát điện công suất 1.500 tấn/ngày tại Khu xử lý chấtthải rắn Xuân Sơn, dự kiến vận hành từ tháng 4/2023; Thành phố Hồ Chí Minhvới dự án Nhà máy đốt chất thải phát điện Tâm Sinh Nghĩa tại Khu xử lý chấtthải Tây Bắc xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, có công suất xử lý đốt chất thải phátđiện 2.000 tấn/ngày đêm; Đồng Nai với dự án Điện chất thải Vĩnh Tân có công

Trang 27

II.2 Quy hoạch điện VIII: Bước đột phá chuyển dịch năng lượng

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đếnnăm 2045 (Quy hoạch điện VIII) do Viện Năng lượng, Bộ Công Thương soạnthảo đã được chỉnh sửa sau các lần hội thảo, góp ý của các tổ chức chuyên môn,các chuyên gia năng lượng trong và ngoài nước, nhận xét và đánh giá của Hộiđồng thẩm định quốc gia Từ thực tế giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy phát triểnnguồn điện chưa phù hợp với sự phân bổ và phát triển phụ tải, hy vọng Quyhoạch điện lần này sẽ đáp ứng được nhu cầu phụ tải, trong đó, đặc biệt là cơ cấunguồn điện phù hợp với cam kết đưa phát thải ròng về không vào năm 2050

Căn cứ Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/02/2020 vềđịnh hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm

2030, tầm nhìn đến năm 2045, theo đó Nghị quyết xác định rõ và toàn diện hơn

về nhiệm vụ bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và vai trò của phát triển nănglượng quốc gia, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nănglượng, đặc biệt là kinh tế tư nhân, kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp độcquyền, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thếtối đa các nguồn năng lượng hóa thạch Nghị quyết cũng quy định tỷ lệ nguồnnăng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15 - 20% năm 2030 và

25 - 30% năm 2045, tương ứng tỷ lệ điện năng của năng lượng tái tạo (NLTT)trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc là khoảng 30% năm 2030 và 40% năm2045

Trên cơ sở các yêu cầu cụ thể đó, Dự thảo Quy hoạch điện VIII (Dự thảotháng 2/2021) đã đề xuất phát triển cơ cấu công suất các loại hình nguồn điệnnhư sau (xem bảng 1):

Công suất các loại hình nguồn điện dự kiến quy hoạch đến năm 2045(Kịch bản phụ tải cơ sở) Đơn vị: MW

Trang 28

Chỉ tiêu/năm 2025 2030 2035 2040 2045

Nhiệt điện than 29523 37323 43843 48383 49918

TBKHH+NĐ khí nội chuyển dùng LNG 9054 10636 7900 7900 7900

TBKHH sử dụng LNG mới 2700 12550 27650 32900 38150

Nguồn linh hoạt chạy khí (ICE+SCGT) 600 1400 4900 10800 15600

Nhiệt điện+TBK dầu 898 138 0 0 0

Thủy điện (bao gồm cả thủy điện nhỏ) 24497 24792 25092 25092 25092

Điện gió trên bờ 11320 16010 23110 30910 39610

Điện gió ngoài khơi 0 2000 9000 15000 21000

Điện mặt trời 17240 18640 30290 42340 55090

Điện sinh khối 2050 3150 3860 4150 5310

Nguồn lưu trữ 0 1200 4150 6000 7800

Nhập khẩu 3508 5677 5677 5677 5677

Trang 29

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợpquốc về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow (Vương quốc Anh) đầu tháng 11năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra tuyên bố ViệtNam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 với nỗ lực cao của quốcgia và với sự hỗ trợ hiệu quả về công nghệ và tài chính từ quốc tế Đây là thểhiện quyết tâm và cam kết chính trị của Đảng, Nhà nước ta trong việc đẩy mạnhchuyển đổi kinh tế nhằm góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu toàn cầu,trong đó Việt Nam là một trong số ít nước phải chịu hậu quả nặng nề nhất Phátthải khí nhà kính từ các hoạt động năng lượng gây ô nhiễm môi trường, là tácnhân trực tiếp dẫn tới biến đổi khí hậu (BĐKH) và tạo ra các yếu tố rủi ro tiềm

ẩn cho sự phát triển bền vững của quốc gia COP26 đã hoàn thành các nội dungquan trọng và kết thúc tại Glasgow (Vương quốc Anh) vào ngày 13/11/2021 vớigần 200 quốc gia đồng thuận với Hiệp ước Khí hậu Glasgow để giữ cho mụctiêu khống chế mức tăng nhiệt ở 1,50C, nhận định các tồn tại và hoàn thiện cácphần chưa được thống nhất của Thỏa thuận Paris Để đạt được mục tiêu này cầnđẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng và phát triển các nguồn năng lượngsạch thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch

Sau Hội nghị COP26, thực hiện cam kết đưa phát thải ròng về không vàonăm 2050 như Thủ tướng Chính phủ đã tuyên bố, Viện Năng lượng - cơ quansoạn thảo Quy hoạch điện VIII đã tính toán lại cơ cấu phát triển nguồn điện giaiđoạn 2021 - 2045 như sau (xem bảng 2) Với nhiệt điện than, lãnh đạo Chínhphủ yêu cầu rà soát lại quy hoạch nguồn điện này sau năm 2030 theo hướngchuyển đổi nhiên liệu hoặc không tiếp tục phát triển nếu dự án không có cácràng buộc, có nguy cơ gây thiệt hại về kinh tế Đặc biệt, lãnh đạo Chính phủcũng yêu cầu cân nhắc tăng thêm quy mô điện gió ngoài khơi và nghiên cứu cơchế, chính sách hỗ trợ phát triển nguồn điện này

Công suất các loại hình nguồn điện dự kiến quy hoạch đến năm 2045(Kịch bản phụ tải cao) Đơn vị: MW Dự thảo tháng 11/2021

Trang 30

Chỉ tiêu/năm 2025 2030 2035 2040 2045

1

155922

213517

277487

333587

TBKHH+NĐ khí nội chuyển dùng

TBKHH sử dụng LNG mới 3500 22400 36750 51150 55750Nguồn linh hoạt chạy khí

Thủy điện (bao gồm cả thủy điện

So sánh bảng 2 với bảng 1 cho thấy:

- Tỷ trọng công suất nhiệt điện than năm 2030 (theo bản Dự thảo tháng11/2021) chiếm 25,3% cơ cấu công suất toàn hệ thống, thấp hơn tính toán theobản Dự thảo tháng 2/2021 và tháng 10/2021 tương ứng là 1,3% và 3%

- Nhiệt điện khí chiếm tỷ trọng 24%, cao hơn tính toán theo bản Dự thảotháng 2/2021 và tháng 10/2021 là 1,7%

- Nguồn NLTT (không kể thủy điện) chiếm tỷ trọng 27,4%, tương đươngvới Dự thảo tháng 2/2021, nhưng cao hơn so với tính toán theo bản Dự thảotháng 10/2021 là 2,5%

Trang 31

- Phát triển nguồn thủy điện so với bản Dự thảo tháng 2/2021 đến năm

2030 là 5,3% và năm 2045 tăng 19,2%

- Nguồn lưu trữ (bao gồm thủy điện tích năng và pin tích năng) so với bản

Dự thảo tháng 2/2021 đến năm 2030 tăng gấp đôi và năm 2045 tăng hơn 73%

Tại Hội thảo “Phát triển điện gió ngoài khơi vì tương lai năng lượng sạchcủa Việt Nam” do Ban kinh tế Trung ương và Hội đồng năng lượng gió toàn cầuđồng chủ trì đã diễn ra tại Hà Nội (ngày 16/12/2021), đại diện Bộ Công Thươngxác nhận: Căn cứ vào tiềm năng điện gió ngoài khơi và nhu cầu phát triểnNLTT, dự thảo Quy hoạch điện VIII đã dự kiến xây dựng điện gió ngoài khơiđến năm 2030 với tổng công suất đạt 5.000 MW và đến năm 2045 là 41.000

MW, so với Dự thảo tháng 2/2021 có mức tăng tương ứng là 150% (năm 2030)

và 95% (năm 2045) Đặc biệt đến tháng 12/2020 QHĐ VIII dự kiến quy mônhiệt điện than ở mức dưới 40 GW tới năm 2030 và không xây dựng thêm nhiệtđiện than sau năm 2030

Như vậy rõ ràng Dự thảo Quy hoạch điện VIII đã xác định vai trò nguồnnăng lượng tái tạo và lưu trữ điện năng trong phát triển cơ cấu nguồn điện toàn

hệ thống nhằm tiến tới đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 Pháttriển NLTT trong đó đáng chú ý là điện gió ngoài khơi với tiềm năng kinh tế -

kỹ thuật đạt 162 GW, lớn hơn cả tổng công suất đặt của hệ thống vào năm 2030được dự báo là 155, 9 GW (kịch bản phụ tải cao), tuy nhiên dự thảo mới chỉ đềxuất xây dựng 5 GW vào năm 2030 và 41 GW vào năm 2045 là khá thấp so vớitiềm năng Đến năm 2045, với công suất dự kiến xây dựng 41 GW, điện gióngoài khơi sẽ chiếm 12% trong cơ cấu nguồn toàn hệ thống Hiện nay nhiều địaphương trong cả nước đã đề xuất phát triển điện gió ngoài khơi với Bộ CôngThương và Chính phủ, với tổng công suất lên tới trên 110 GW Theo ý kiến của

Bộ Công Thương, công suất điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch VIII sau năm

2030 có thể phát triển nhiều hơn nữa nếu "điều kiện kinh tế, kỹ thuật cho phép"

Trang 32

Đi đôi với phát triển nguồn điện từ NLTT, sẽ phát triển hệ thống pin lưutrữ năng lượng nhằm góp phần giảm công suất cực đại vào giờ cao điểm của hệthống điện, giảm tình trạng lưới điện bị quá tải hoặc giảm nhu cầu đầu tư nguồnđiện và hạ tầng lưới điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải cho một số ít giờ cao điểm,qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống điện Rõ ràng, Quy hoạch điệnVIII (dự thảo tháng 11 và 12 năm 2021) đã đồng loạt tăng tỷ trọng NLTT lênmức cao hơn so với các bản dự thảo trước đó, kể cả nguồn năng lượng tái tạotruyền thống như thủy điện và bổ sung nguồn phát điện mới, đó là lưu trữ nănglượng (thực tế là 2 dự án thủy điện tích năng Bác Ái và Phước Hòa với quy mômỗi dự án 1.200 MW).

Cơ chế nào để phát triển hệ thống tích trữ năng lượng và điện gió ngoàikhơi?

Để hiện thực hóa việc phát triển hệ thống tích trữ năng lượng và điện gióngoài khơi như mục tiêu trong Quy hoạch điện VIII đề ra cần tổng kết kinhnghiệm phát triển điện mặt trời và điện gió trong năm 2020 và năm 2021

Đánh giá kết quả tăng trưởng vượt bậc về lắp đặt điện mặt trời trong năm

2020 và tổng công suất điện gió trước ngày 1/11/2021 dễ dàng nhận thấy, cơ chếkhuyến khích của Chính phủ đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của điện mặttrời và điện gió

Với các cơ chế khuyến khích (Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày11/4/2017 và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ tướngChính phủ - xem bảng 3), điện mặt trời đã có sự phát triển bùng nổ trong năm

2019 và đặc biệt là năm 2020, góp phần bổ sung nguồn điện quan trọng, đảmbảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia

Tính đến cuối năm 2020, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời trên cả nước

đã đạt khoảng 19.400 MWp (tương đương 16.500 MW) Đối với điện gió, giáFIT cũng là “cú hích” để các dự án loại hình năng lượng này phát triển mạnh

Trang 33

Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế

39/2018/QĐ-hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam (xem bảng 3) Tính đến thờiđiểm 31 tháng 10 năm 2021 đã có 84 dự án điện gió (so với 106 dự án đăng ký)với tổng công suất 3.980,265 MW được đưa vào vận hành thương mại

Tổng hợp cơ chế khuyến khích phát triển điện tái tạo hiện hành

công nghệ

Cơ chế khuyến khích

và hiệu lực

Giá bán (chưa VAT)

Thủy điện nhỏ

(dưới 30MW) Sản xuất điện

Biểu giá chiphí tránh được

Biểu giá CPTĐ được

Bộ CT công bố hàngnăm

Điện gió (cho các dự

án vào vận hành trước

tháng 11/2021)

Dự án trênđất liền

FIT cho 20

Dự án ngoàikhơi

FIT cho 20

Sinh khối

Đồng phátnhiệt- điện

FIT cho 20

Không phảiĐồng phátnhiệt- điện

Trang 34

Ngoài các cơ chế khuyến khích về giá mua điện như nêu trên, các dự ánNLTT ở Việt Nam còn có thể được hưởng các cơ chế hỗ trợ khác như ưu đãithuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu thiết bị, ưu đãi về sử dụng đất vàtiếp cận tài chính

Cơ chế khuyến khích cho dự án điện tái tạo nối lưới tại Việt Nam

Thuế suất TNDN:

- 4 năm đầu kể từ năm có thu nhập chịu thuế: 0%

- 9 năm tiếp theo: 5%

- 2 năm tiếp theo: 10%

Phát triển điện gió nói chung, trong đó có điện gió ngoài khơi sẽ tạo thànhmột nền công nghiệp điện gió với chuỗi cung ứng phụ trợ Điện gió ngoài khơi

có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch chạy phụ tải nền với độ biến động thấp hơn,tính ổn định cao hơn và khả năng dự đoán cao hơn so với các nguồn NLTTkhác, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Tuy nhiên, giá FIT chođiện gió, trong đó có điện gió ngoài khơi đã hết hiệu lực từ tháng 11/2021 Liệu

Trang 35

có cần gia hạn giá FIT để tạo “cú hích” tiếp tục cho điện gió ngoài khơi? Hiệntại các địa phương đã đăng ký phát triển hàng trăm MW dự án điện gió ngoàikhơi, do vậy đề nghị bước tiếp theo cần thực hiện cơ chế đấu thầu sớm, vì nếutiếp tục gia hạn giá FIT sẽ dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt, lãng phí nguồn lựckhông cần thiết?

Điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới ở Việt Nam, do vậy cần đánh giá tiềmnăng và điều kiện, chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi, trên cơ sở đó, khuyếnnghị các chính sách và giải pháp phát triển như về thu hút vốn; xây dựng chuỗigiá trị về công nghiệp chế tạo, xây lắp và các dịch vụ liên quan, phát triển cảng,tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư

Đối với việc phát triển hệ thống tích trữ năng lượng và điện gió ngoàikhơi không những phải bổ sung thêm các quy định, chính sách phù hợp mà cóthể cần thêm những cơ chế chính sách, đặc biệt có các cơ chế chia sẻ rủi ro thìchắc chắn sự chuyển dịch năng lượng sẽ thành công

Kết luận:

Rõ ràng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầmnhìn đến năm 2045 đâu chỉ là những con số để định hướng phát triển điện lựctrong giai đoạn 10 năm tới mà đây còn là bước đột phá chuyển dịch năng lượngnước ta Cơ cấu nguồn điện phù hợp hơn, giảm năng lượng hoá thạch, tăng nănglượng tái tạo, năng lượng sạch, đặc biệt là có phương án thêm điện gió ngoàikhơi và hệ thống lưu trữ năng lượng trong tổng cơ cấu nguồn

Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử - đó là lựa chọn phát triển điệngió ngoài khơi và sẽ mở ra ngành công nghiệp điện gió trong tương lai Điều nàyphù hợp với các cam kết của Việt Nam tại hội nghị COP 26 về giảm phát thảicarbon, bảo vệ môi trường Tỷ trọng ngày càng tăng của điện mặt trời và điệngió, đặc biệt là điện gió ngoài khơi đòi hỏi phải áp dụng các giải pháp linh hoạt

về kinh tế và kỹ thuật Bây giờ chính là lúc để thay đổi hệ thống đáp ứng với sựthay đổi về cơ cấu nguồn phát Tính linh hoạt đã được xem là nguyên tắc chủ

Trang 36

đạo trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển điện trong giai đoạn 2021 2030.

-Pin lưu trữ năng lượng, thủy điện tích năng, phát triển thêm các nguồnthủy điện, trong đó có việc mở rộng thêm công suất một số nhà máy thủy điệnđang vận hành; phát triển công nghiệp khí hydro; chuyển đổi nhiên liệu từ thansang gas sẽ tăng tính linh hoạt vận hành hệ thống điện là sự chuyển dịch tất yếucủa ngành năng lượng nước ta

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN

III.1 Các hạng mục xây dựng của dự án

Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:

Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị

Trang 37

19 Cây xanh cảnh quan, sân bãi tập kết

3 Dây chuyền nhiệt điện, sản xuất điện Trọn Bộ

Trang 38

III.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư

Trang 39

TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT

Trang 40

TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT

1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,200 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 532.606

2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,508 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 1.353.403

5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,036 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 95.185

6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,103 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 274.899

VII

Ngày đăng: 02/05/2024, 09:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w