Một số sự cố thƣờng gặp đối với các công trình, thiết bị chính của hệ thống xử lý khí thải và cách khăc phục .... Đồng thời phía trên của bể chứa rác thải là phòng vận hành gầu ngoạm 7 c
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1
1 TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1
2 TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1
3 CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2
3.1 Công suất của dự án đầu tư 2
3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 3
3.2.1 Hệ thống tiếp nhận, trữ rác 4
3.2.2 Lò đốt rác& lò tận dụng nhiệt phát điện 10
3.2.2.1 Hệ thống cấp rác lên ghi lò 11
3.2.2.2 Hệ thống đánh lửa và đốt phụ trợ 12
3.2.2.3 Hệ thống cung cấp dầu 13
3.2.2.4 Hệ thống khói, gió và bộ sấy không khí 13
3.2.2.4.1 Hệ thống dẫn khói 13
3.2.2.4.2 Hệ thống cấp gió 14
3.2.2.4.3 Bộ sấy không khí 15
3.2.2.5 Lò đốt (ghi lò và thân lò) 15
3.2.2.6 Hệ thống sử dụng nhiệt thải (lò hơi – tubin – máy phát điện và bộ phận phụ trợ khác) 19
3.2.2.6.1 Lò hơi tận dụng nhiệt 19
3.2.2.6.2 Hệ thống turbine-máy phát 22
3.2.2.6.3 Hệ thống điều khiển – đo lường 24
3.2.2.6.4 Hệ thống điều khiển phân tán (DCS) 24
3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư 25
4 NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN NƯỚC CỦA DỰ ÁN 25
4.1 Nhu cầu nguyên, vật liệu của Dự án: 25
4.2 Nhu cầu sử dụng nước, nguồn cung cấp nước 27
4.3 Nhu cầu sử dụng điện, nguồn cung cấp điện 32
Trang 44.4 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu 32
4.5 Nhu cầu sử dụng hóa chất 32
5 Các thông tin khác liên quan tới dự án đầu tư 33
CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 40
1 Sự phù hợp của Dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 40
1.1 Sự phù hợp của Dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia 40
1.2 Sự phù hợp của Dự án đầu tư với quy hoạch thành phố Hà Nội 41
1.3 Sự phù hợp của Dự án đầu tư với phân vùng môi trường 41
2 Sự phù hợp của Dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 41
CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 43
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 46
1.1 Thu gom, thoát nước mưa 46
1.2 Công trình thu gom, thoát nước thải 48
1.2.1 Công trình thu gom nước thải 48
1.2.2 Công trình thoát nước thải 51
1.3 Xử lý nước thải 53
1.3.1.Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ 53
1.3.2 Hệ thống xử lý nước rỉ rác 54
1.3.3 Hệ thống xử lý nước làm mát tuần hoàn: 86
2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 107
2.1 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải lò đốt rác phát điện 107
2.2 Biện pháp giảm thiểu khí thải từ phương tiện vận chuyển ra vào nhà máy 125
2.3 Biện pháp giảm thiểu mùi, khí thải từ quá trình lưu giữ chất thải trong bể chứa 126
2.4 Biện pháp xử lý khí thải khu vực xử lý nước thải 131
2.5 Biện pháp giảm thiểu bụi của trạm xử lý cố định hóa rắn chất thải nguy hại (tro bay) và khu sản xuất gạch không nung 133
Trang 53 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 134
3.1 Công trình, thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt 134
3.2 Công trình, thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải rắn sản xuất thông thường 134
4 Công trình lưu giữ, xử lý CTNH 135
5 Công trình biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 143
6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 144
6.1 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải 144
6.2 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với khí thải 148
6.3 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu 151
6.4 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với sự cố hóa chất và chất thải 153
6.5 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ 156
6.6 Biện pháp phòng ngừa ứng phó với sự cố lò đốt, lò hơi 158
7 Các nội dung thay đổi với với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường 160
CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 162
1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 162
2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 163
CHƯƠNG V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 167
1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án 167
1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 167
1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 168
1.2.1 Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường 168
1.2.2 Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải 171
Trang 61.2.3 Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối
hợp để thực hiện Kế hoạch 177
2 Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của phát luật 177
2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 177
2.1.1 Quan trắc nước thải 177
2.1.2.Quan trắc khí thải 177
2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 178
2.2.1 Quan trắc nước thải 178
2.2.2 Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp 178
2.3 Hoạt động quan trắc môi trường khác 178
2.3.1 Giám sát tiếng ồn, độ rung 178
2.3.2 Giám sát chất thải rắn và CTNH 179
3 Kinh phí thực hiện thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 179
CHƯƠNG VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 181
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1 Thông số lò đốt 10
Bảng 1 2 Thông số vòi đốt khởi động 13
Bảng 1 3 Thông số vòi đốt phụ trợ 13
Bảng 1 4 Sản phẩm của Dự án 25
Bảng 1 5 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của Dự án 25
Bảng 1 6 Bảng cân bằng nước trong giai đoạn vận hành giai đoạn 2 27
Bảng 1 7 Nhu cầu sử dụng hóa chất tại nhà máy 32
Bảng 1 8 Tổng hợp các hạng mục công trình chính và phụ trợ của Dự án 37
Bảng 1 9 Tổng hợp các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của Dự án theo từng giai đoạn 38
Bảng 3 1.Thống kê các hạng mục công trình bảo vệ môi trường đã thực hiện so với báo cáo ĐTM đã được phê duyệt 44
Bảng 3 2 Thống kê chi tiết hệ thống thu gom, thoát nước mưa tại Nhà máy 47
Bảng 3 3 Thống kê chi tiết hệ thống thu gom, thoát nước thải tại Nhà máy 51
Bảng 3 4 Danh mục và khối lượng hóa chất dự kiến sử dụng để xử lý nước rỉ ráctrong giai đoạn 2 61
Bảng 3 5 Danh mục và kích thước các công trình xây dựng trong của hệ thống xử lý nước rỉ rác của nhà máy 63
Bảng 3 6 Danh mục các thiết bị đã lắp đặt cho hệ thống xử lý nước rỉ rác tại Nhà máy 66
Bảng 3 7 Thông số kỹ thuật phần xây dựng của hệ thống làm mát tuần hoàn 87
Bảng 3 8.Thông số các thiết bị lắp đặt cho hệ thống làm mát tuần hoàn 88
Bảng 3 9 Khối lượng hóa chất dự kiến sử dụng cho xử lý nước thải làm mát 92
Bảng 3 10 Thông số hạng mục công trình hệ thống xử lý nước thải làm mát tuần hoàn 93
Bảng 3 11 Thông số tiết bị chính của hệ thống xử lý nước thải làm mát tuần hoàn 93
Bảng 3 12 Thông số hệ thống quan trắc tự động lắp đặt tại Dự án 102
Bảng 3 13 Thông số kỹ thuật các bề mặt trao đổi nhiệt của lò hơi tận dụng nhiệt 112
Trang 8Bảng 3 14 Định mức và khối lượng hóa chất xử dụng xử lý khí thải của Dự án trong giai
đoạn 2 115
Bảng 3 15 Thông số kỹ thuật các các thiết bị trong hệ thống xử lý khí thải 115
Bảng 3 16 Thông số hệ thống quan trắc tự động lắp đặt tại Dự án 120
Bảng 3 17 Hệ thống quan trắc tự động tại nhà máy 124
Bảng 3 18.Thông số kỹ thuật của hệ thống khử mùi 129
Bảng 3 19 Lượng khí thải, mùi từ khu xử lý nước rỉ rác 133
Bảng 3 20 Dự báo khối lượng CTNH phát sinh trong quá trình vận hành giai đoạn 2 135
Bảng 3 21.Biện pháp thu gom, xử lý chất thải nguy hại khi dự án đi vào hoạt động 137 Bảng 3 22 Nồng độ hạn chế các chất ô nhiễm trong nước thẩm thấu 141
Bảng 3 23 Thông số kỹ thuật phần xây dựng của hệ thống xử lý tro bay số 2 142
Bảng 3 24 Thông số thiết bị của hệ thống xử lý tro bay số 2 142
Bảng 3 25 Một số sự cố thường gặp đối với các công trình, thiết bị chính và cách khăc phục 145
Bảng 3 26 Một số sự cố thường gặp và cách khắc phục sự cố đối với hệ thống xử lý nước làm mát 147
Bảng 3 27 Một số sự cố thường gặp đối với các công trình, thiết bị chính của hệ thống xử lý khí thải và cách khăc phục 148
Bảng 3 28 Danh mục phương tiện ứng phó sự cố tràn dầu tại Nhà máy 153
Bảng 3 29 Trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất 155
Bảng 3 30 Danh mục phương tiện chữa cháy bố trí tại Nhà máy 156
Bảng 3 31 Quy trình các bước ứng phó sự cố cháy nổ trong quá trình vận chuyển chất thải 157
Bảng 3 32 Quy trình các bước ứng phó sự cố cháy nổ trong nhà máy 157
Bảng 3 33 Thống kê các hạng mục công trình bảo vệ môi trường đã thực hiện so với báo cáo ĐTM đã được phê duyệt 161
Bảng 4 1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 163
Trang 9Bảng 4 2 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải
164
Bảng 4 3 Vị trí và phương thức xả khí thải của Dự án 164
Bảng 4 4 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung của Dự án 165
Bảng 4 5 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn 165
Bảng 4 6 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn 166
Bảng 5 1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm giai đoạn 1 167
Bảng 5 2 Thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm 168
Bảng 5 3 Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường giai đoạn 1 169
Bảng 5 4 Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường giai đoạn 2 169
Bảng 5 5 Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải giai đoạn 1 171
Bảng 5 6 Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải giai đoạn 2 174
Bảng 5 7 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm của Dự án 179
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1 1 Sơ đồ công nghệ đốt rác phát điện của Nhà máy 3
Hình 1 2 Sơ đồ nguyên lý hệ thống tiếp nhận và trữ rác 4
Hình 1 3 Sảnh tiếp nhận rác vào bể chứa rác 5
Hình 1 4 Phối cảnh công nghệ lò đốt rác phát điện 7
Hình 1 5 Bể chứa rác thải 8
Hình 1 6 Mặt cắt bể chứa rác thải 8
Hình 1 7 Hệ thống thu gom nước thải bể chứa rác 9
Hình 1 8 Gầu ngoặm gắp rác vào lò đốt 10
Hình 1 9 Phòng vận hành đưa rác vào lò đốt và gầu ngoạm 10
Hình 1 10 Sơ đồ hệ thống lò đốt rác của Dự án 12
Hình 1 11 Bố trí vị trí quạt gió 14
Hình 1 12 Mô hình lò đốt Waterleau 16
Hình 1 13 Cấu trúc truyền động ghi lò 16
Hình 1 14 Thiết kế cấu trúc bên trái và phải của tấm ốp ghi Tianying-Waterleau 16
Hình 1 15 Cấu trúc bộ phận cào nạo chịu mài mòn và phân phối gió của tấm ốp ghi 17 Hình 1 16 Mô hình ghi mô đun Tianying - Waterleau 17
Hình 1 17 Sơ đồ cân bằng nước dự kiến của Dự án 31
Hình 3 1 Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa đã xây dựng của Dự án 46
Hình 3 2 Hệ thống thoát nước mưa đã xây dựng của nhà máy 48
Hình 3 3 Sơ đồ tổng thể hệ thống thu gom và thoát nước thải của nhà máy thực tế đã hoàn thành trong giai đoạn 2 49
Hình 3 4 Sơ đồ thoát nước thải đã xây dựng tại Nhà máy 51
Hình 3 5 Ống thu nước thải khu vực bốc dỡ, xả rửa dưới cầu dẫn 52
Hình 3 6 Cấu tạo bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt 54
Hình 3 7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác đã xây dựng tại Nhà máy 56
Hình 3 8 Chu trình xử lý nước cô đặc (nồng độ cao) 60
Hình 3 9 Hệ thống xử lý nước rỉ rác 85
Hình 3 10 Sơ đồ quy trình làm mát tuần hoàn (xử lý giải nhiệt nước làm mát) 87
Hình 3 11 Hệ thống tháp làm mát tuần hoàn 89
Trang 11Hình 3 12 Sơ đồ công nghệ xử lý nước làm mát tuần hoàn 90
Hình 3 13 Thiết bị quan trắc tự động nước thải lắp đặt tại nhà máy 107
Hình 3 14 Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lò đốt 109
Hình 3 15 Quy trình công nghệ hệ thống xử lý khí thải lò đốt rác phát điện 110
Hình 3 16 Hệ thống xử lý khí thải lò đốt số 2, 4 đã lắp đặt tại Nhà máy 119
Hình 3 18 Một số công trình biện pháp giảm thiểu khí thải từ phương tiện ra vào nhà máy 126
Hình 3 19 Sơ đồ công nghệ hệ thống khử mùi 127
Hình 3 20.Một số biện pháp, công trình giảm thiểu mùi, khí thải từ quá trình lưu giữ chất thải trong bể chứa 131
Hình 3 21 Sơ đồ đồ thu gom và xử lý khu vực xử lý nước thải 132
Hình 3 22 Kho chứa chất thải nguy hại của Nhà máy 138
Hình 3 23 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý tro bay tại nhà máy 140
Hình 3 24 Sơ đồ thoát hiểm tại Nhà máy khi xảy ra sự cố hóa chất 155
Trang 12CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Tên chủ Dự án đầu tư: Công ty Cổ phần năng lượng môi trường Thiên Ý Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng: Tầng 22, Toà nhà Lotte Center Hà Nội, số 54 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
- Người đại diện theo pháp luật của Chủ dự án đầu tư:
Ông Li Ai Jun Chức vụ: Phó Tổng giám đốc
- Điện thoại: 0243 200 5850; E-mail: thiendoanhvietnam@gmail.com
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp số 0108186977 đăng ký lần đầu ngày 15/03/2018, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 03/03/2020
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 7698780162 chứng nhận lần đầu ngày 29/12/2017 chứng nhận thay đổi lần thứ 5 ngày 25/5/2021; Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư số 2787/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 08/08/2022
2 TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Tên dự án đầu tư: “Nhà máy điện rác Sóc Sơn” – giai đoạn 2
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:
+ Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Bộ Xây dựng
+ Cơ quan cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của Dự án: Bộ Tài nguyên và Môi trường: Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 41 Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 dự án thuộc đối tượng do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: Quyết định số 1324/QĐ-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án ―Nhà máy điện rác Sóc Sơn‖ tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Việt Nam và Văn bản số 3410/BTNMT-TCMT ngày 25 tháng 06 năm 2020 của
Trang 13Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thay đổi một số nội dung của báo cáo ĐTM dự
án Nhà máy điện rác Sóc Sơn
- Quy mô của Dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu
tư công): Dự án nhóm A (thuộc lĩnh vực xử lý rác thải)
3 CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3.1 Công suất của dự án đầu tư
- Công suất của toàn bộ Dự án
+ Công suất xử lý rác thải của toàn bộ Dự án 4000 tấn/ngày đêm (lượng rác tiếp nhận vào nhà máy 5000 tấn/ngày đêm, lượng rác đưa vào lò đốt 4.000 tấn/ngày đêm)
+ Công suất phát điện thực tế 75MW
Tiến độ thực hiện dự án được chia thành 3 giai đoạn (theo Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư số 2787/QĐ-UBND điều chỉnh lần 5 ngày 08/08/2022 của UBND thành phố Hà Nội), công suất của Dự án theo từng giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 1: 01 lò đốt chính thức đốt rác với công suất 800 tấn/ngày; 01 tổ máy phát điện công suất 30MW
+ Giai đoạn 2: 02 lò đốt tiếp theo chính thức đốt rác với công suất 800 tấn/lò/ngày;
01 tổ máy tiếp theo phát điện, công suất phát điện 02 tổ máy là 60MW
+ Giai đoạn 3: 02 lò đốt tiếp theo chính thức đốt rác với công suất 800 tấn/lò/ngày;
01 tổ máy tiếp theo phát điện, công suất phát điện lên lưới 03 tổ máy là 75MW
Khi vận hành cả 3 giai đoạn, tổng công suất của nhà máy: 5 lò đốt hoạt động với công suất đốt rác 800 tấn/ngày/lò, tổng lượng rác tiếp nhận vào nhà máy là 5.000 tấn/ngày, 3 tổ máy phát điện với tổng công suất 75MW
Phạm vi báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường của Dự án trong giai đoạn này gồm giai đoạn 1 và 2 của Dự án: vận hành lò đốt số 3, 4, 5 với công suất đốt rác 800 tấn/ngày/lò, trong đó:
- Lò đốt số 3 thuộc giai đoạn 1 đang tiến hành vận hành thử nghiệm theo Văn bản
số 3019/STNMT – CCBVMT ngày 06/05/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về việc thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của Dự án ―Nhà máy điện rác Sóc Sơn‖ – giai đoạn 1 tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội;
Trang 14- Lò đốt số 4, 5 thuộc giai đoạn 2 đã xây dựng, lắp đặt hoàn thiện chưa vận hành thử nghiệm
3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Nhà máy bao gồm 5 lò đốt có công nghệ, công suất tương tự nhau, chi tiết công nghệ sản xuất vận hành như sau:
Hình 1 1 Sơ đồ công nghệ đốt rác phát điện của Nhà máy
CTRSH cân trọng lượng
Bể chứa rác
Đảo trộn
Lò đốt ghi Waterleau
Nước rỉ rác
Khí thải
Trang 15Thuy t minh quy tr nh công nghệ
Trang 16Hình 1 3 Sảnh tiếp nhận rác vào bể chứa rác
- Sảnh đổ rác: sau khi cân, xe chở rác đi theo cầu dẫn và biển chỉ dẫn đưa rác vào sảnh nhận rác (1)xe chở rác (2) sẽ đổ rác xuống bể chứa rác (4) thông qua các cửa
đổ rác (3) đóng/mở tự động, bố trí cửa ra vào riêng biệt để các xe ra vào nhanh chóng
và thuận tiện trong việc bốc dỡ Trong phòng điều khiển có bảng điều khiển cửa đổ thải, nhân viên vận hành căn cứ vào lượng rác trong bể chứa, chỉ dẫn xe tải bằng tín hiệu tới vị trí cửa đổ thải Tại đây, cửa đổ rác tự động mở để đổ thải xuống bể chứa Sau khi việc đổ rác thải hoàn thành xe tải ra khỏi cửa đổ rác, khi các xe rác thải ra khỏi một khoảng cách nhất định thì cửa đổ rác tự động đóng cửa để mùi hôi bên trong
bể rác không phát tán ra bên ngoài
Để đảm bảo an toàn, tại các cửa đổ rác xuống bể chứa rác, bố trí gờ chắn bên dướivà thanh chắn phía trên để tránh xe chở rác trượt xuống bể chứa rác Nền sảnh sẽ được đánh dốc thành máng trượt theo chiều ngang khoảng 1%, độ dốc được đánh từ phía ngoài hướng xuống phía bể chứa rác
- Bể chứa rác: được thiết kế khép kín có khả năng chống rò rỉ, ăn mòn và chống thấm Bể khả năng chứa rác trong 8 - 10 ngày (trường hợp dự phòng nhà máy dừng lò) nhằm lưu trữ rác và lên men rác nhằm giảm độ ẩm, làm tăng nhiệt trị của rác trước khi cho vào lò đốt Thể tích bể chứa rác yêu cầu phải chứa đủ lượng rác tối thiểu trong 15 ngày phục vụ cho việc bảo trì lò Khi lò đốt đang hoạt động, khí thải phát sinh từ bể
Trang 17rác được hút đưa vào buồng đốt làm gió cháy để đạt được mục đích khử mùi Trạng thái áp suất âm của bể chứa rác được duy trì, không khí trong bể chứa rác không thoát
ra ngoài môi trường Đáy bể chứa rác được thiết kế dốc đảm bảo thu toàn bộ nước rỉ rác phát sinh về bể chứa nước rỉ rác Thời gian ủ rác trong bể chứa rác khoảng 5 - 7 ngày để lên men Thông qua hoạt động lên men và trọng lực ép tự nhiên của rác, nước
rỉ rác sẽ được tách ra, làm giảm độ ẩm trong rác trước khi đưa vào lò Trong trường hợp rác có kích thước lớn, gầu ngoạm có chức năng bóp nhỏ rác, đập vỡ, giảm kích thước của rác trước khi cho vào lò đốt
Trang 18Hình 1 4 Phối cảnh công nghệ lò đốt rác phát điện
Trang 19Không khí trong bể chứa rác được hút vào lò đốt nhằm khống chế mùi hôi, khí thải phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ như H2S, NH3 và methyl mercaptan đồng thời bể chứa rác luôn ở trong trạng thái áp suất âm
Hình 1 5 Bể chứa rác thải
Hình 1 6 Mặt cắt bể chứa rác thải
Bể chứa rác bao gồm 2 bể (diện tích đáy bể 1 là 2070,4m2, diện tích đáy bể 2 là 2.640,6m2) tổng thể tích đống rác có thể lưu chứa tối đa khoảng 65.954m3, nhằm thu gom toàn bộ nước rỉ rác phát sinh vào bể chứa nước rỉ rác đặt ngầm trong bể, phía trên
Trang 20bể chứa nước rỉ rác đặt một lưới chắn rác bằng thép không rỉ để ngăn không cho rác trôi theo xuống bể chứa nước rỉ rác Tại bể chứa nước rỉ rác bố trí bơm chìm để bơm nước rỉ rác sang hệ thống xử lý nước rỉ rác của Nhà máy để xử lý
Hình 1 7 Hệ thống thu gom nước thải bể chứa rác
- Gầu ngoạm (5): Rác được gắp vào lò (qua phễu tiếp nhận rác) kết hợp giữa quá trình tự động hóa và liên tục Trong trường hợp rác có kích thước lớn, gầu ngoạm
có chức năng bóp nhỏ rác, đập vỡ, giảm kích thước của rác trước khi cho vào lò đốt Đồng thời phía trên của bể chứa rác thải là phòng vận hành gầu ngoạm (7) có điều kiện thông gió tốt, để đảm bảo không khí sạch trong nhà và được thiết kế hoàn toàn được tách biệt với bể chứa rác thải Tầm nhìn thẳng của người vận hành bao quát toàn
bộ bể chứa rác thải Gầu ngoạm rác: được vận hành bằng tay và bán tự động, thiết bị điều khiển sử dụng màn hình kiểu chạm (touch screen), bộ điều khiển và bộ biến tần điều chỉnh tốc độ
Thiết bị cẩu trục, gầu gắp rác hoạt động thường xuyên trong bể chứa rác để trộn đều, làm tơi rác thải, sau đó được đưa vào lò đốt theo yêu cầu
Gầu ngoạm rác với chức năng chính là gắp rác trong bể chứa vào phễu cấp liệu, vào lò để đốt; vận chuyển, phối trộn rác nhằm đảm bảo tính đồng đều của rác trước khi cho vào lò đốt Ngoài ra, gầu ngoạm rác còn có chức năng xếp chồng rác trong bể chứa; đảm bảo nước rỉ rác tại bể chứa được thoát ra kịp thời và thông qua cân định lượng giúp xác định được khối lượng trước khi đưa rác vào lò
Trang 21Hình 1 8 Gầu ngoặm gắp rác vào lò đốt Hình 1 9 Phòng vận hành đưa rác vào lò
đốt và gầu ngoạm
3.2.2 Lò đốt rác& lò tận dụng nhiệt phát điện
Các thành phần chính của hệ thống này bao gồm:
Trang 223.2.2.1 Hệ thống cấp rác lên ghi lò
Mỗi lò đốt rác thải được trang bị một hệ thống cấp rác lên ghi bao gồm có phễu rác, máng trượt, các máy cấp rác Rác được cấp lên phễu rác, qua máng trượt đến các máy cấp; các máy này có nhiệm vụ điều chỉnh tỉ lệ cấp rác lên ghi
- Phễu rác: có dạng hình thang với các bề mặt phẳng để rác dễ dàng trượt xuống dưới Bên ngoài của phễu được bọc các lớp cách âm bên ngoài để giảm tiếng ồn và được hàn các gân tăng cứng bằng thép góc để cố định, đồng thời chịu được va chạm với gầu ngoạm rác Phía dưới phễu rác được lắp đặt một khớp nối giãn nở kim loại liên kết với máng trượt cho phép độ dịch chuyển tương đối giữa máng trượt và phễu do sự giãn nở nhiệt của buồng đốt
- Máng trượt: là bộ phận kết nối phễu rác với lò đốt rác Rác thải trong máng trượt giúp ngăn việc lọt không khí khói cách ly buồng đốt với bên ngoài Máng trượt được làm mát bằng hệ thống nước công nghiệp xung quanh vỏ ngoài để phòng trường hợp bị đốt nóng quá mức cho phép
- Máy cấp liệu: rác thải được đẩy vào hệ thống ghi lò bằng các máy cấp liệu Máy có khả năng điều chỉnh lượng rác vào buồng đốt và được dẫn động bằng các xi lanh dầu thuỷ lực, đầu các thanh đẩy nằm ngang máy cấp được chế tạo từ vật liệu chịu nhiệt và ăn mòn
Trang 23- Hai (02) vòi đốt phụ trợ với công suất 14MW được lắp đặt tại tường bên của buồng đốt, các vòi đốt này được điều khiển tại hiện trường hoặc thông qua hệ thống DCS Thiết bị giám sát ngọn lửa được lắp đặt để kiểm tra quá trình cháy và kịp thời gửi thông báo đến hệ thống DCS khi có sự cố
Trang 24Bảng 1 2 Thông số vòi đốt khởi động
(Nguồn: Công ty Cổ phần Năng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội)
Bảng 1 3 Thông số vòi đốt phụ trợ
(Nguồn: Công ty Cổ phần Năng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội) 3.2.2.3 Hệ thống cung cấp dầu
Bố trí 02 bể dầu nhiên liệu mỗi bể có thể tích 60m3 dùng cho khởi động và trợ cháy khi nhiệt trị rác thải thấp Bể dầu sẽ được thiết kế theo tiêu chuẩn API 650 và bao gồm toàn bộ các vòi phun, van xả khí, màn chắn lưới cho van xả khí, đường xả tràn, mắt bích, sàn thao tác, lan can, xả đọng, cửa chui, các gioăng cao su, các đinh vít và tất
cả những phụ tùng cần thiết để hoàn thành hệ thống
Hai bơm dầu là kiểu trục vít công suất 6,3m3/h mỗi bơm được thiết kế có thể tháo dỡ phần quay mà không phải ngắt kết nối với đường ống cũng như tháo bơm Thiết bị nâng được lắp đặt để thuận tiện cho việc tháo lắp và căn chỉnh bơm Mỗi máy bơm có một (01) bộ lọc, thiết bị đo áp suất và nhiệt độ ở đầu vào, đầu đo áp suất và nhiệt độ ở đầu ra cùng với bộ chỉ thị tại chỗ và điều khiển từ xa (DCS) và đồng hồ đo lưu lượng
3.2.2.4 Hệ thống khói, gió và bộ sấy không khí
3.2.2.4.1 Hệ thống dẫn khói
Do có sự dao động lớn về khói thải lò đốt, vì vậy mỗi 1 dây chuyền đốt trang bị
1 quạt khói kiểu ly tâm, điều chỉnh góc đặt cánh kết hợp với bộ cánh hướng đầu vào, quạt khói được trang bị thiết bị điều khiển tốc độ, để đáp ứng nhu cầu tải thay đổi Khói sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ được quạt khói đưa tới ống khói có độ cao 80m thải ra ngoài môi trường
Trang 253.2.2.4.2 Hệ thống cấp gió
Hệ thống gió bao gồm gió sơ cấp, gió cấp thứ cấp và gió làm mát tường lò
- Gió sơ cấp được hút từ bể chứa rác và đầu ra hút khí của máy cấp liệu Gió sơ cấp từ nhiệt độ trong bể rác được quạt gió sơ cấp đưa vào bộ sấy không khí, gió sau bộ sấy có nhiệt độ 220oC được đưa vào các vùng của lò đốt có tác dụng cấp gió để sấy và đốt cháy, ngoài ra gió này còn có tác dụng làm mát ghi lò
Cả 2 bên tường lò tiếp xúc với chất thải đốt có nhiệt độ cao Vì vậy, tường lò được làm bằng cấu trúc gạch chịu lửa, tường cách nhiệt được lắp đặt bên ngoài tường Ngoài ra, tường lò còn được làm mát bởi gió làm mát tường lò để khống chế nhiệt độ tường lò không vượt quá giá trị nóng chảy của tro bay là 1150oC
- Gió thứ cấp từ nhiệt độ trong bể rác được quạt gió thứ cấp đưa vào bộ sấy không khí, gió sau bộ sấy có nhiệt độ 150oC được đưa vào lò đốt ở buồng đốt thứ cấp
để đốt cháy kiệt nhiên liệu
Chi tiết vị trí được thể hiện dưới hình sau:
Hình 1 11 Bố trí vị trí quạt gió
Trang 26Qua bộ sấy, không khí được gia nhiệt đến giá trị thiết kế Để thuận tiện cho việc bảo dưỡng và làm sạch, một cửa kiểm tra được bố trí ở bộ sấy không khí Khu vực bộ sấy được bảo ôn cách nhiệt và áp dụng các biện pháp chống ăn mòn cần thiết
3.2.2.5 Lò đốt (ghi lò và thân lò)
Lò đốt có dạng đứng được bố trí trên các kết cấu bằng thép Năm lò đốt của nhà máy sẽ được bố trí song song nhau và đảm bảo khoảng cách để bố trí các thiết bị phụ như các quạt gió, các bồn bể…Các lò hơi tận dụng nhiệt có dạng các dàn ống sẽ được
bố trí dọc theo đường khói ra của lò đốt để tận dụng nhiệt sinh hơi
Dự án sử dụng ―Công nghệ lò đốt ghi cơ học kiểu Waterleau (Bỉ) với ghi loại đẩy ngang 3 giai đoạn ghi‖ (đoạn ghi sấy, đoạn ghi cháy, đoạn ghi cháy kiệt), mỗi đoạn của lò có một cơ cấu điều khiển riêng biệt, khoảng hở thẳng đứng xấp xỉ 1m được tạo giữa các đoạn ghi của lò nhằm tăng hoạt động trộn đảo rác, mang lại hiệu quả cháy rác cao Trạng thái làm việc của ghi đạt mức độ chuyển động qua lại tịnh tiến đồng đều, lượng rác dịch chuyển ổn định và đốt cháy một cách hiệu quả
Đồng thời, tại các thời điểm khác nhau trong các điều kiện đốt có thể điều chỉnh khoảng thời gian hoạt động của ghi đối với các chất thải rắn khác nhau để kiểm soát quá trình đốt cháy Chuyển động ngang cũng giúp giảm công suất của hệ thống thủy lực (điều khiển thủy lực tại áp suất 10MPa) và bảo dưỡng thuận tiện
Rác được các máy cấp rác đẩy vào buồng đốt sau đó chuyển dịch liên tục và được đốt trực tiếp trên mặt ghi trong khoảng 1-2h Những thành phần cháy không hết tiếp tục dịch chuyển trên ghi ra khỏi buồng đốt rơi xuống các bộ thải xỉ đáy lò Chiều dày lớp nhiên liệu trên ghi được điều chỉnh bằng thanh điều chỉnh đảm bảo cho quá trình cháy hiệu quả
Trang 27Hình 1 12 Mô hình lò đốt Waterleau Hình 1 13 Cấu trúc truyền động ghi lò
Điểm khác biệt và tiên tiến ghi lò so với các ghi lò khác là mỗi hàng thanh ghithiết kế mối nối trái và phải, thông qua góc lồi và lõm ăn khớp liên kết chặt chẽ với nhau ở nhiệt độ cao, các thanh ghi gần như không có khoảng hở sau khi giãn nở nhiệt, rác thải (kể cả bùn) cũng sẽ không bị lọt qua các khoảng hở giữa hàng ghi lưới liền kề, làm giảm đáng kể mất mát khối lượng khi đốt ở nhiệt độ cao (kiểm soát không quá 1,5%)
Hình 1 14 Thiết kế cấu trúc bên trái và phải của tấm ốp ghi Tianying-Waterleau
Phần phía trước của hàng ghi được cung cấp bộ phận cào nạo chịu mài mòn đàn hồi, bộ phận này giúp cho không có tiếp xúc trực tiếp giữa các hàng ghi nhằm giảm mài mòn và cải thiện tuổi thọ của ghi Đáy của ghi được gắn tấm thép làm mát, nhằm tăng hiệu quả làm mát của luồng không khí sơ cấp Các hàng ghi được làm bằng thép hợp kim niken crom cao cấp, với khả năng chống mài mòn, chịu nhiệt độ cao, chống
ăn mòn và hiệu suất hoạt động quá tải, tuổi thọ trên 32.000 giờ (~ 4 năm vận hành) Cấu trúc ghi và phương thức chuyển động của ghi là đơn giản, không bị kẹt, tỷ lệ hư hỏng thấp, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng và sửa chữa
Điều kiện làm việc
nhiệt độ cao
Điều kiện làm việc
nhiệt độ thấp
Trang 28Hình 1 15 Cấu trúc bộ phận cào nạo chịu mài mòn và phân phối gió của tấm ốp ghi
Hình 1 16 Mô hình ghi mô đun Tianying - Waterleau
- Thân lò đốt bao gồm 2 vùng đốt: vùng đốt sơ cấp được xác định là khoảng không gian giới hạn từ bề mặt ghi lò đốt 3 phân đoạn lên đến vòm của buồng đốt Vùng đốt thứ cấp là vùng không gian phía trên vòm buồng đốt lên tới đỉnh của kênh khói số 1 Khu vực này bố trí các bề mặt nhận nhiệt sinh hơi của lò hơi tận dụng nhiệt Tuy nhiên, toàn bộ giàn ống khu vực này được đắp bê tông chịu nhiệt, chịu ăn mòn đảm bảo duy trì nhiệt độ trong vùng này ở mức trên 9500C Thời gian lưu trú trong vùng đốt thứ cấp đảm bảo nhiều hơn hai giây
Lò đốt có thiết kế bộ sấy không khí, gia nhiệt bằng hơi nước, làm nóng không khí vùng sơ cấp để làm cho quá trình cháy tốt hơn; có thiết kế lắp đặt bộ đánh lửa khởi động đốt và bộ đốt phụ trợ, dầu DO được sử dụng làm nhiên liệu phụ trợ Khi nhiệt trị của rác thấp, độ ẩm cao, nhiệt độ lò không thể duy trì ở khoảng 870°C, bộ đốt phụ trợ
sẽ hoạt động để nâng cao nhiệt độ lò đốt tại buồng thứ cấp có thể đạt tới 9500C nhằm phân hủy Dioxin và Furan phát sinh trong quá trình đốt Khói nóng sau khi cấp nhiệt cho nước sinh hơi sẽ qua bộ quá nhiệt và bộ hâm nước nhằm làm nguội khói lò
- Vùng đốt sơ cấp: có nhiệt độ 4000C Không khí sơ cấp bao gồm ba khoang không khí hỗ trợ cho sự đốt cháy gồm khí sấy, cháy và cháy kiệt, sẽ được đưa vào
Trang 29khoang không khí riêng biệt của mỗi tầng phía dưới ghi đốt Lượng không khí sơ cấp được thổi vào phía dưới ghi đốt trên cùng để sấy khô rác, đồng thời cũng giúp làm mát các ghi đốt Không khí thứ cấp được phun vào lò từ các tường bao phía trước và phía sau lò đốt để thực hiện quá trình đốt cháy ở ghi thứ 2 và đốt kiệt ở ghi cuối cùng của lò đốt Quá trình đốt cháy lượng khí có thể được điều chỉnh thông qua tốc độ mô tơ quạt
sơ cấp điều khiển bằng biến tần
- Vùng đốt thứ cấp: có nhiệt độ 9500C Lượng không khí thứ cấp cũng được điều chỉnh thông qua tốc độ mô tơ quạt thứ cấp điều chỉnh bằng biến tần thứ cấp, giúp làm tăng sự xáo trộn của khí cháy và cung cấp thêm khí cháy đảm bảo đốt cháy hoàn toàn các hợp chất bay hơi trong khí cháy, đốt hoàn toàn các hợp chất phân tử nguy hại (như là dioxin và furan) và các hydro carbon, làm giảm khí CO Để kiểm soát nhiệt độ không khí, lắp đặt 1 van điều chỉnh ở đầu vào của bộ phận gia nhiệt khí hơi Nước tách
ra từ luồng hơi nóng, chảy vào bộ tách nước Ngoài ra, để ngăn chặn sự hình thành của dioxin/furan trong quá trình đốt cháy, thiết kế cấu trúc lò đốt thích hợp, để kiểm soát
sự tạo thành dioxin/furan với phương pháp "3T+E" cụ thể như sau:
+ Nhiệt độ và thời gian lưu: duy trì và đảm bảo nhiệt độ khói thải ổn định trong vùng đốt thứ cấp>950oC và thời gian lưu khí là trên 2s để dioxin/furan trong lò phân hủy hoàn toàn
+ Độ xoáy: tối ưu hóa thiết kế lò đốt và phương pháp cấp không khí thứ cấp, hòa trộn hoàn toàn với khí cháy để đạt được mức độ đốt cháy hoàn toàn, tăng cường quá trình cháy trong buồng đốt
+ Không khí thừa, đảm bảo nồng độ oxy không ít hơn 6% để đảm bảo được quá trình đốt cháy toàn diện
+ Ngoài ra, trong quá trình làm mát khí thải, rút ngắn thời gian lưu trú của khói trong vùng nhiệt độ 250-5000C một cách nhanh nhất
Trong thiết kế bề mặt đốt của lò hơi, khí thải ở nhiệt độ cao được hấp thu nhiệt khi đi qua các khu vực làm mát nhanh để giảm thiểu khả năng tái tổng hợp dioxin/furan ở nhiệt độ thấp Sự kết hợp hai biện pháp đảm bảo hàm lượng dioxin/furan của đầu ra của bộ hâm nước thấp hơn 2 ng-TEQ/Nm3 và quá trình xử lý
Trang 30khí thải tiếp theo bằng hấp phụ than hoạt tính đảm bảo nồng độ dioxin/furan ra khỏi ống khói được kiểm soát không quá 0,1 ng-TEQ/Nm3
Xỉ thải từ quá trình đốt được dập tắt và làm nguội bằng nước phía bên trong thiết bị xả tro và sau đó đẩy ra khỏi thiết bị này bằng piston thủy lực Nước bên trong thiết bị xả tro hoàn toàn kín nước để tránh không khí bên ngoài đi vào lò thông qua bộ đẩy xỉ và đảm bảo áp suất âm bên trong lò
Tại mỗi buồng sơ cấp và thứ cấp bố trí đo nhiệt độ bằng nhiệt kế để kiểm soát nhiệt trong quá trình đốt và được hiển thị trên bảng kết quả phía ngoài
3.2.2.6 Hệ thống sử dụng nhiệt thải (lò hơi – tubin – máy phát điện và bộ phận phụ trợ khác)
3.2.2.6.1 Lò hơi tận dụng nhiệt
Lò hơi tận dụng nhiệt lượng của quá trình đốt để tạo hơi nước Khí thải phát sinh từ lò đốt có nhiệt độ cao (>950oC) được dẫn qua lò hơi thu hồi nhiệt, sản xuất ra hơi nước Quá trình này làm giảm nhiệt độ của dòng khí xuống còn 190oC Hơi nước tạo ra có áp suất, nhiệt độ trung bình khoảng 40 bar, 400°C Lượng hơi nước sinh ra được dẫn vào hệ thống phát điện gồm tua bin hơi và máy phát điện để tạo ra sản phẩm cuối cùng là năng lượng điện Hơi nước sau khi làm chạy tuabin máy phát điện có nhiệt độ và áp suất thấp được ngưng tụ thành nước tại bể ngưng tụ Phần nước ngưng này sẽ tái sử dụng, cấp lại cho lò hơi Nước thất thoát trong chu trình tuần hoàn sẽ được cung cấp thêm bằng nước khử khoáng
Lò hơi tận dụng nhiệt bao gồm 3 kênh khói tường nước nằm dọc và 1 kênh khói nằm ngang Trong kênh khói nằm ngang bao gồm bộ bay hơi số 1, bộ quá nhiệt nhiệt
độ cao, bộ quá nhiệt nhiệt độ trung bình, bộ quá nhiệt nhiệt độ thấp, bộ bay hơi số 2 và
bộ hâm nước Giữa các bộ quá nhiệt bố trí 2 cấp phun giảm ôn để điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt đầu ra
Việc thiết lập bề mặt nhận nhiệt của lò hơi thu hồi nhiệt thải tạo cho nhiệt độ khói thải rơi xuống dưới 2500C bằng phương pháp làm lạnh nhanh Trong giải nhiệt độ từ 250 – 5000C rất dễ tạo ra khí dioxin, vì vậy trong thiết kế lò hơi thu hồi nhiệt thải cần tối thiểu hóa thời gian lưu khói ở dải nhiệt độ này để ngăn quá trình tạo ra khí dioxin
Trang 31Lò có cấu trúc treo nâng, cột thép có mái ở trên Tải trọng của toàn bộ buồng đốt, bộ quá nhiệt, bộ hâm nước và dầm cứng qua buồng treo trên mái sau đó qua cột thép tới chân tường Mái lò hơi bao gồm tấm và dầm thép Bên ngoài của tường lò là dầm cứng và toàn bộ phần tường nước được treo cứng, tường nước và tường lò phụ và tải trọng dầm cứng được đi qua hệ thống tường nước treo trên mái và có thể giãn nở tự
do xuống dưới Các ống bộ quá nhiệt và hộp gia nhiệt cũng đồng thời được treo trên dầm mái
Nhiệt độ khói đầu ra lò hơi thu hồi nhiệt được thiết kế đạt 1900C Bên trong lò thu hồi nhiệt, nước cấp được gia nhiệt từ áp suất 5,5MPa và nhiệt độ 1300C đến 4MPa
- Bao hơi: có kết cấu hàn có cửa bản lề mở vào phía trong ở mỗi đầu Bên trong bao hơi đặt các thiết bị tách hơi/nước để làm khô hơi bão hoà: phân ly cấp 1 kiểu cyclone, phân ly cấp 2 kiểu tấm lượn sóng Bên ngoài lắp đặt hai (2) van an toàn ở mỗi đầu và các thiết bị đo mức nước Mức nước bao hơi được khống chế trong phạm vi +/-25mm quanh mức nước trung bình bằng hệ thống điều khiển mức nước kiểu ba xung Bao hơi được lắp đặt đường xả sự cố để giảm mức nước trong trường hợp khẩn cấp
- Các bộ quá nhiệt: hơi bão hoà đi lần lượt từ bao hơi vào bộ quá nhiệt cấp một,
bộ quá nhiệt cấp hai, bộ quá nhiệt cấp ba Tại ống góp ra bộ quá nhiệt cuối bố trí một (01) van an toàn kiểu lò xo và một (01) van xả áp suất kiểu hỗ trợ bằng điện Các hàng ống đầu tiên được bảo vệ chống mài mòn do tro bay bằng tấm thép chịu mòn Điều
Trang 32chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt bằng các bộ giảm ôn kiểu phun bố trí tại đầu vào bộ quá nhiệtµ cấp hai và bộ quá nhiệt cấp ba
Nước phun giảm ôn được lấy từ đầu đẩy bơm cấp Đây là nước có chất lượng cao nên không gây nhiễm bẩn hơi do nước phun
- Bộ hâm nước: sử dụng ống trơn, bố trí sau các bộ sinh hơi (evaporator) Để bảo vệ bộ hâm trong khi khởi động, bố trí đường tái tuần hoàn từ bao hơi đến ống góp đầu vào bộ hâm
- Hệ thống hơi nước ngoài lò:
+ Đường nước cấp: bắt đầu từ đầu đẩy bơm nước cấp đến đầu vào của bộ hâm nước Các ống phun đo lưu lượng cấp nước chính, điểm đấu nối đường vệ sinh bằng hoá chất và điểm đấu nối để lấy mẫu được bố trí trên đường ống này
+ Đường hơi chính: bắt đầu từ ống góp ra bộ quá nhiệt cuối cùng đến đầu vào của van dừng chính (stop valve) của tuabin Các van an toàn kiểu lò xo và các van xả
áp suất được lắp đặt trên hệ thống đường ống này Đường ống rẽ nhánh tuabin (Turbine bypass) được rẽ nhánh từ đường ống này đến bình ngưng, sử dụng khi khởi động và ngừng máy
+ Đường ống nước phun giảm ôn hơi quá nhiệt: nước phun cao áp từ đường ống chung đầu đẩy của bơm nước cấp lò hơi đến bộ giảm ôn của các bộ quá nhiệt
+ Hơi thổi bụi: được trích từ đường ống nối tới đầu vào của bộ quá nhiệt cuối cùng để cấp cho các bộ thổi bụi của lò hơi Nước đọng trong quá trình sấy nóng đường ống hơi sẽ được xả về bể chứa nước đọng lò hơi được lắp đặt trong khu vực lò hơi
- Hệ thống lấy mẫu và định lượng hóa chất:
+ Hệ thống lấy mẫu: được trang bị để giám sát chất lượng nước trong chu trình nhiệt của nhà máy Mẫu được dẫn bằng đường ống nhỏ về panel lấy mẫu trang bị bình làm mát mẫu, thiết bị điều chỉnh áp suất, đồng hồ đo nhiệt độ và áp suất, bình trao đổi cation, các thiết bị đo thông số mẫu hiển thị tại chỗ và đưa về trung tâm điều khiển, đồng hồ tự ghi, Panel lấy mẫu cũng cho phép lấy mẫu phân tích tay trong phòng thí nghiệm để đối chứng và hiệu chuẩn thiết bị đo tự động khi cần thiết
+ Hệ thống định lượng hóa chất: hệ thống định lượng cao áp cho lò hơi và hệ thống định lượng hạ áp cho nước cấp và nước ngưng
Trang 33Hệ thống định lượng hóa chất cao áp: cung cấp dung dịch phốt phát Na3PO4vào bao hơi của lò
Hệ thống định lượng hóa chất hạ áp: gồm hệ thống định lượng amoniac và hệ thống định lượng hyđrazin cho nước ngưng và nước cấp
- Hệ thống xả nước và xả đọng lò hơi: hạ mức nước bao hơi trong trường hợp khẩn cấp, qua đường xả sự cố Liên tục xả bớt một lượng nhỏ nước lò hơi để duy trì chất lượng nước lò, qua đường xả liên tục.Xả cặn trong lò qua đường xả định kỳ.Xả đọng hệ thống nước và hơi của lò.Xả không khí và các khí không ngưng từ hệ thống nước và hơi của lò hơi sinh ra trong khi điền đầy và khởi động.Phòng mòn bằng nitơ cho hệ thống nước và hơi của lò hơi
- Hệ thống thổi bụi: sử dụng phương pháp thổi bụi bằng hơi quá nhiệt để làm sạch các bề mặt truyền nhiệt của lò, tránh cho hiệu suất của lò bị suy giảm gồm phần trên của buồng lửa, các bộ quá nhiệt, bộ hâm nước Hơi thổi bụi được trích từ đường ống hơi quá nhiệt và được giảm ôn giảm áp trong thiết bị giảm ôn giảm áp tới nhiệt độ
áp suất thấp thích hợp để cấp cho các bộ thổi bụi Nước đọng trong quá trình sấy nóng đường ống hơi sẽ được đưa đến bể chứa nước đọng lò hơi được lắp đặt trong khu vực
lò hơi
Các bộ quá nhiệt và bộ hâm nước được làm sạch bằng các vòi thổi bụi dài có thể thò ra thụt vào được lắp đặt trên hai vách ở hai phía Các bộ thổi bụi này có khả năng xoay bằng một nửa chiều rộng phần bề mặt trao đổi cần làm sạch
Hệ thống thổi bụi được vận hành tự động nhờ một hệ thống điều khiển PLC
- Hệ thống cung cấp nitơ: nhằm phục vụ rửa hoá chất và phòng mòn lò hơi Trong giai đoạn rửa a-xít lò hơi, nitơ được cấp vào các ống góp dưới của dàn ống sinh hơi để tạo hiệu quả sục giúp quá trình rửa đạt hiệu quả cao hơn Trong giai đoạn lò ngừng không vận hành, nitơ được cấp vào trong lò tạo áp suất dương tránh không khí lọt vào trong, nhờ đó tránh được hiện tượng ăn mòn kim loại lò dừng hoạt động
3.2.2.6.2 Hệ thống turbine-máy phát
Toàn bộ phần Tuabin - máy phát được đặt trên sàn vận hành cos 8m Phần vỏ ngoài thân tuabin được nối với bình ngưng qua vành giãn nở Hệ thống giá đỡ được thiết kế giảm thiểu được các yêu cầu về giá đỡ cho hệ thống đường ống tại các điểm
Trang 34kết thúc của đường ống hơi chính, hơi thoát hạ áp Tuabin được lắp ráp hoàn chỉnh tại xưởng đảm bảo độ chính xác cao
- Thân tuabin: được thiết kế kiểu dòng đơn Vỏ kép của thân bao gồm phần giá
đỡ dẫn hướng cánh và một vỏ ngoài kiểu hai nửa Vỏ ngoài của thân tuabin là loại ghép ngang đối xứng qua đường tâm của tuabin và được bắt bằng các bulông vít cấy, ghép ngang ở tại vị trí đường tâm của trục tuabin để thuận tiện cho việc bảo dưỡng Hơi chính được dẫn qua van dừng và van điều khiển sau đó được đưa vào tuabin Đến tầng cánh cuối của, hơi qua cửa thoát được thoát xuống bình ngưng Phần cấu trúc cứng phía bên trong vỏ ngoài tạo ra độ cứng chắc theo yêu cầu Các cửa thoát hơi phần
hạ áp được nối với cổ bình ngưng qua vành co giãn để giảm thiểu ảnh hưởng dãn nở nhiệt của bình ngưng
- Rôto tuabin có cấu trúc liền khối hoặc có cấu trúc hàn phù hợp với từng vùng nhiệt độ của tuabin Quy trình chế tạo rôto cùng với các phương pháp kiểm tra giám sát nghiêm ngặt trong quá trình chế tạo rôto có các tính chất vận hành an toàn trong toàn bộ tuổi đời làm việc của nhà máy Thiết kế của rôto cũng đã tính toán nghiêm ngặt các điều kiện sự cố chẳng hạn như sự cố chạm đất hoặc rã lưới Độ tin cậy của loại rôto này đã được chứng minh trong một số lượng lớn nhà máy sử dụng mẫu thiết kế này
- Cánh động là bộ phận cốt yếu trong quá trình chuyển đổi năng lượng nhiệt thành năng lượng cơ Từ các kết quả của nhiều nghiên cứu được tiến hành trên quy mô rộng, các tuabin ngày nay có một thiết kế cánh đảm bảo cả hai yếu tố: hiệu suất cao và
độ tin cậy cao
Các cánh động được thiết kế và cấu tạo để tránh hư hỏng do rung động Đối với các tầng cánh cuối tuabin, phải được chế tạo từ vật liệu phù hợp để chịu được sự ăn mòn và mài mòn do vận hành trong vùng hơi ẩm
- Gối trục tuabin có cấu tạo hai nửa có thể tách đôi theo chiều ngang và được bố trí sao cho có thể tháo nửa dưới của gối trục để kiểm tra/bảo dưỡng mà không cần phải nâng trục tuabin
Các phần tử cảm biến nhiệt điện trở được gắn chèn bên trong kim loại gối trục (babit) để giúp kiểm soát nhiệt độ gối trục Việc nối các trục với nhau đảm bảo tiết kiệm được không gian cần thiết cho liên kết trục/gối trục phần tuabin
- Các van chính: một van stop và một van điều chỉnh được kết hợp lắp trên cùng
Trang 35một thân van Các thân van được lắp trực tiếp trên vỏ của tuabin nhằm giảm thiểu thể tích hơi sau van dừng đến tuabin Việc bố trí này đặc biệt thuận tiện cho vận hành an toàn dưới mọi điều kiện sự cố, chẳng hạn như khi sa thải phụ tải Quá trình vận hành van được thực hiện nhờ bộ điều khiển điện-thuỷ lực
3.2.2.6.3 Hệ thống điều khiển – đo lường
Hệ thống điều khiển và đo lường của dự án sẽ bao gồm các thiết bị chính sau:
- Một hệ thống điều khiển và giám sát lò hơi, tuabin/ máy phát và các thiết bị phụ trợ
- Các hệ thống điều khiển độc lập của các hệ thống phụ trợ
- Các trạm làm việc vận hành
- Đường truyền dữ liệu tốc độ cao
- Trạm lập trình, lưu trữ dữ liệu và các máy in
- Hệ thống lấy mẫu hơi, nước và khói thải
- Các van xung và đường ống xung lưu lương, mức và áp suất
- Hệ thống giám sát tình trạng thiết bị
- Các thiết bị đo lường
- Cơ cấu chấp hành của van điều khiển và cửa điều chỉnh
- Hệ thống camera CCTV để giám sát quá trình vận hành nhà máy
- Thiết bị dự phòng cho hệ thống điều khiển và giám sát tích hợp và thiết bị đo lường
3.2.2.6.4 Hệ thống điều khiển phân tán (DCS)
Là hệ thống điều khiểnvà thu thập dữ liệu tích hợp nềnvi xử lý thực hiện việc điều khiểnvà giám sát cácthiết bịhà máy từmột phòngđiều khiển trung tâm Một hệ thống DCS tích hợp đầy đủ để giám sát, điều khiển, hiển thị, báo động và ghi lạicác thông sốvật lý và điện tử được chọn kết hợp với tất cả các khu vực nhà máy
Các chức năng điều khiển, báo động và giám sát cho các thiết bị chính của lò hơi, lò đốt rác và tuabin/máy phát sẽ được thực hiện bởi DCS Các hệ thống phụ trợ như hệ thống xử lý nước, nước thải, nước tuần hoàn, hệ thống xử lý khói thải, hệ thống thải xỉ, khí nén, được cung cấp với các hệ thống điều khiển riêng thực hiện bởi bộ điều khiển logic khả trình (PLC) với giao diện dự phòng với DCS
Nhân viên vận hành vận hành thiết bị nhà máy thông qua trạm vận hành Thông
Trang 36thường, nhân viên vận hành có trách nhiệm lựa chọn các thiết bị bằng tay từ bảng điều khiển, để khởi động và tắt các điều khiển bằng tay từ xa sẽ cho phép nhà máy khởi động trực tiếp từ phòng điều khiển Người vận hành trên phòng điều khiển nhà máy sẽ vận hành các van vận hành động cơ và các van điều khiển liên quan đến khởi động thiết bị và có thể xem tất cả các điều kiện cho phép để khởi động hoặc tắt một nhóm, nhóm phụ hoặc các thiết bị riêng rẽ
Sản lượng của giai đoạn 2
Sản lượng của giai đoạn 1+2
3 Tro bay hóa rắn Tấn/năm 46.253 18.501,2 27.751,8 Chôn lấp
(Nguồn: Công ty Cổ phần Năng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội)
4 NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN NƯỚC CỦA DỰ ÁN
4.1 Nhu cầu nguyên, vật liệu của Dự án:
Bảng 1 5 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của Dự án
nhà máy
Giai đoạn 2
Giai đoạn
1000 tấn là của giai
Trang 37tiết tại mục 3.1 đoạn 1
2 Túi lọc tro bay Cái/năm 4.475 1.790 2.685 Nhập khẩu
1 Chelant (2%) Tấn/năm 700,8 280,32 420,48 Nhập khẩu
2 Xi măng Tấn/năm 7008 280,32 420,48 Việt Nam
(Nguồn: Công ty Cổ phần Năng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội)
Trang 384.2 Nhu cầu sử dụng nước, nguồn cung cấp nước
Ước tính nhu cầu sử dụng nước tại nhà máy được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 1 6 Bảng cân bằng nước trong giai đoạn vận hành giai đoạn 2
Lưu lượng thải
Ghi chú Toàn bộ
nhà máy
Giai đoạn 2
Giai đoạn 1+2
2 Nước bổ sung cho tháp tuần hoàn làm mát do
Lưu lượng bốc hơi không quá 1,5% tổng lưu lượng nước làm mát tuần hoàn
3 Nước bổ sung cho tháp tuần hoàn làm mát do gió
5 Nước thải hệ thống lọc tháp làm mát tuần hoàn (5) (m3/ngày) 350 140 210
với lưu đầu vào
11 Nước khử khoáng cho nhu cầu làm sạch và thiết bị
12 Nước thải từ hệ thống nước khử khoáng (12) (m3/ngày) 284 113,6 170,4 Xem sơ đồ cân bằng
Trang 3918 Tổng lưu lượng nước tuần hoàn làm mát (18)=(4)+(14)+(15)+
(16)+(17)
(m3/ngày)
501065 200426 300639
19 Tổng nhu cầu nước bổ sung cho tháp làm mát (19)=(2)+(3)+(4)+(5) (m3/ngày) 8105 3242 4863
Trang 4030 Lưu lượng nước cấp nhà lò hơi , nhà khử lưu
36 Lưu lượng bùn thải sau khi xử lý nước rỉ rác (36) (m
3/ngày)
lượng nước thải
37 Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn (37)=(34)-(35)-(36) (m3/ngày) 1376 550,4 825,6
38 Lưu lượng nước bốc hơi ở bể nước cô đặc nước
(m3/ngày)
39 Lưu lượng nước thải đi sau khi xử lý (39)=(34)-(36)-(38) (m3/ngày) 1168 467,2 700,8
40 Tổng lưu lượng thải từ tháp tuần hoàn về trạm
42 Lưu lượng bùn thải sau khi xử lý nước tuần hoàn (42) (m3/ngày) 40 16 24
43 Lưu lượng nước tái sử dụng sau khi xử lý nước
bể lắng
47 Tổng lưu lượng nước lọc cần dịch vụ kỹ thuật (47)=(12)+(28)+(29) (m3/ngày) 1137 454,8 682,2