Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án: .... ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CƠNG TRÌNH BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯ
Trang 1BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN SUNTORY PEPSICO CẦN THƠ Địa điểm thực hiện: Lô 2.19B, 2.19D, 2.19D1 Khu công nghiệp Trà Nóc 2,
phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
Cần Thơ, tháng 9 năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH xi
MỞ ĐẦU 1
1.1 Thông tin chung về Dự án 1
1.2 Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án 3
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với các dự án, quy hoạch phát triển 3
1.4 Sự phù hợp của dự án với quy hoạch ngành nghề và phân khu chức năng của khu công nghiệp 4
2.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án 10
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập 12
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 12
4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 15
4.1 Các phương pháp ĐTM 15
4.2 Các phương pháp khác 16
4.2.1 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 16
4.2.2 Phương pháp phân tích hệ thống 16
4.2.3 Phương pháp tổng hợp 16
4.2.4 Phương pháp đo đạc và phân tích môi trường 16
4.2.5 Phương pháp tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, các đối tượng chịu tác động bởi Dự án 17
5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 17
5.1 Thông tin về dự án 17
5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 19
Trang 45.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự
án: 21
5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án: 24
5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải 24
5.4.1.1 Đối với thu gom và xử lý nước thải 24
5.4.1.2 Đối với xử lý bụi, khí thải: 25
5.4.2 Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 25
5.4.2.1 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường 26
5.4.2.2 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại 26
5.4.3 Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung 27
5.4.4 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có): 28
5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 29
Chương 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 30
1.1 Thông tin về dự án 30
1.1.1 Tên dự án 30
1.1.2 Tên chủ dự án 30
1.1.3 Vị trí địa lý của dự án 30
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 32
1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 33
1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 34
1.1.6.1 Mục tiêu của dự án 34
1.1.6.2 Loại hình, quy mô, công suất 34
1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 36
1.2.1 Các hạng mục công trình chính 37
1.2.2 Các công trình phụ trợ 38
1.2.3 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường 38
Trang 51.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và
các sản phẩm của dự án 44
1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án 44
1.3.1.1 Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu 44
1.3.1.2 Nhu cầu sử dụng hóa chất 45
1.3.2 Nguồn cung cấp điện, nước 50
1.3.2.1 Nhu cầu nguồn cung cấp điện 50
1.3.2.2 Nhu cầu nguồn cung cấp nước 50
1.3.3 Sản phẩm của dự án 53
1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 54
1.4.1 Công nghệ dây chuyền sản xuất đồ uống có gas 54
1.4.2 Công nghệ dây chuyền sản xuất nước giải khát không có gas 57
1.4.2.1 Quy trình sản xuất trà (chiết nóng): 58
1.4.2.2 Công nghệ sản xuất đồ uống hoa quả 59
1.4.3 Quy trình sản xuất nước uống đóng chai Aquafina 60
1.4.4 Dây chuyền sản xuất phụ trợ 64
1.4.5 Máy móc, thiết bị lắp đặt phục vụ giai đoạn vận hành sản xuất của Nhà máy 65
1.5 Biện pháp tổ chức thi công 74
1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 75
1.6.1 Tiến độ dự án 75
1.6.2 Vốn đầu tư 75
1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 75
Chương 2 77
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 77
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 77
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 77
2.1.1.1 Điều kiện địa lý, địa chất 77
Trang 62.1.1.2 Điều kiện về khí tượng 80
2.1.1.3 Điều kiện thủy văn 84
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 86
2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 88
2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 88
2.2.1.1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường 88
2.2.1.2 Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực thực hiện dự án 93
2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 97
2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 99
Chương 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 102
3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công tháo dỡ, lắp đặt dây chuyền máy móc thiết bị 102
3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 103
3.1.1.1 Các tác động môi trường liên quan đến chất thải 103
3.1.1.2 Các tác động môi trường không liên quan đến chất thải 113
3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ; xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 118
3.1.2.1 Các công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do các nguồn liên quan đến chất thải 118
3.1.2.2 Các công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do các nguồn không liên quan đến chất thải 122
3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 123
3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 123
3.2.1.1 Đánh giá, dự báo tác động liên quan đến chất thải 123
Trang 73.2.1.2 Đánh giá, dự báo tác động do tiếng ồn, độ rung 142
3.2.1.3 Các tác động khác 144
3.2.1.4 Tác động của các rủi ro, sự cố 146
3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 148
3.2.2.1 Biện pháp giảm thiểu tác động của nguồn có liên quan chất thải 148
3.2.2.2 Biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung 172
3.2.2.3 Các biện pháp giảm thiểu các tác động khác 173
3.2.2.4 Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố 174
3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 179
3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 179
3.3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải 180
3.3.3 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 180
3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 180
Chương 4 182
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 182
Chương 5 183
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 183
5.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 194
5.2.1 Chương trình quan trắc, giám sát trong giai đoạn thi công tháo dỡ, lắp đặt dây chuyền máy móc thiết bị 194
5.2.1.1 Giám sát không khí khu vực sản xuất 194
5.2.1.3 Giám sát nước thải 194
5.2.2 Chương trình quan trắc, giám sát trong giai đoạn vận hành 195
5.2.2.1 Giám sát nước thải 195
5.2.2.3 Giám sát chất thải rắn và chất thải nguy hại 195
Trang 8Chương 6 196
KẾT QUẢ THAM VẤN 196
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 197
KẾT LUẬN 197
KIẾN NGHỊ 199
CAM KẾT 199
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CTRCNTT : Chất thải rắn công nghiệp thông thường
ĐTM : Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM 13
Bảng 2 Các hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 19
Bảng 3 Tọa độ ranh giới khu vực Nhà máy (hệ tọa độ VN2000) 31
Bảng 4 Các dây chuyền sản xuất hiện hữu và lắp mới của Nhà máy 35
Bảng 5 Danh mục sản phẩm và thị trường sản phẩm 36
Bảng 6 Các hạng mục công trình của Nhà máy 36
Bảng 7 Kích thước tính toán các bể xử lý của trạm xử lý nước thải 42
Bảng 8 Chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra để thiết kế trạm xử lý nước thải 42
Bảng 9 Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu sản xuất 44
Bảng 10 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu 45
Bảng 11 Nhu cầu hóa chất sử dụng để xử lý nước cấp 45
Bảng 12 Nhu cầu sử dụng hóa chất sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải 49
Bảng 13 So sánh nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy 51
Bảng 14 Bảng thông số của chất lượng nước yêu cầu cho các hạng mục sử dụng nước tái sử dụng 52
Bảng 15 Sản phẩm đầu ra của Dự án sau từng giai đoạn 53
Bảng 16 Thông số loại hình của dây chuyền sản xuất CTP PET HF800 57
Bảng 17 Thông số loại hình của dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai AQUA1200 61
Bảng 18 Thiết bị, máy móc thực hiện trong quá trình sản xuất của dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai AQUA1200 61
Bảng 19 Danh mục các thiết bị chính của Nhà máy 65
Bảng 20 Danh sách thiết bị trong dây chuyền sản xuất bổ sung 71
Bảng 21 Tiến độ thực hiện dự án 75
Bảng 22 Đặc điểm địa chất tại khu đất dự kiến xây dựng NMXLNTTT 79
Bảng 23 Lượng mưa trung bình của các tháng qua các năm (đơn vị: mm) 81
Trang 11Bảng 24 Nhiệt độ trung bình các tháng qua các năm (đơn vị: oC) 82
Bảng 25 Độ ẩm trung bình các tháng qua các năm (đơn vị: %) 82
Bảng 26 Số giờ nắng các tháng qua các năm (đơn vị: giờ) 83
Bảng 27 Kết quả quan trắc không khí thành phố Cần Thơ năm 2019 89
Bảng 28 Kết quả quan trắc môi trường nước mặt định kỳ của thành phố Cần Thơ năm 2019 91
Bảng 29 Kết quả quan trắc đất mặt của thành phố Cần Thơ năm 2019 92
Bảng 30 Ký hiệu và số lượng lấy mẫu từng thành phần môi trường 94
Bảng 31 Kết quả phân tích chất lượng không khí lần 01 trong khu vực Nhà máy 95
Bảng 32 Kết quả phân tích chất lượng không khí lần 02 trong khu vực Nhà máy 95
Bảng 33 Kết quả phân tích chất lượng không khí lần 03 trong khu vực Nhà máy 96
Bảng 34 Kết quả phân tích nước mặt trên rạch Sang Trắng 97
Bảng 35 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 107
Bảng 36 Nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công cải tạo một số hạng mục công trình của Nhà máy 108
Bảng 37 Chất thải rắn thông thường trong quá trình cải tạo, mở rộng một số hạng mục công trình BVMT 112
Bảng 38 Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công 115
Bảng 39 Bụi, khí thải phát sinh từ các hoạt động của Nhà máy 125
Bảng 40 Tải lượng các chất ô nhiễm từ quá trình vận chuyển nhà máy 126
Bảng 41 Khí thải từ máy phát điện dự phòng 127
Bảng 42 Tải lượng nhiên liệu DO 128
Bảng 43 Nồng độ tính toán lý thuyết chất ô nhiễm trong khí thải đốt DO 130
Bảng 44 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 133
Bảng 45 So sánh nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn vận hành với tiêu chuẩn của KCN Trà Nóc 133
Bảng 46 Tính chất nước thải ngành sản xuất đồ uống không cồn 135
Bảng 47 Khối lượng chất thải sản xuất thông thường của Nhà máy 139
Trang 12Bảng 48 Thành phần, khối lượng CTNH phát sinh 140
Bảng 49 Mức ồn dự báo của mỗi thiết bị 142
Bảng 50 Danh sách thể tích bể hệ thống công suất 1.200m3/ngày 156
Bảng 51 Danh sách thể tích bể hệ thống công suất 1.300m3/ngày 156
Bảng 52 Danh sách thiết bị hệ thống xử lý nước thải công suất 1.200m3/ngày 157
Bảng 53 Danh sách thiết bị hệ thống xử lý nước thải công suất 1.300m3/ngày 160
Bảng 54 Thông số của chất lượng nước yêu cầu cho các hạng mục sử dụng nước tái sử dụng 165
Bảng 55 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do CTRSH phát sinh 167
Bảng 56 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 179
Bảng 57 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải 180
Bảng 58 Chương trình quản lý môi trường 184
Trang 13DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 Sơ đồ vị trí dự án 31
Hình 2 Vị trí Nhà máy trên bản đồ Khu công nghiệp Trà Nóc 2 32
Hình 3 Sơ đồ thoát nước tổng thể của Chi nhánh Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam tại thành phố Cần Thơ 40
Hình 4 Hình ảnh một số sản phẩm của Nhà máy 54
Hình 5 Quy trình sản xuất đồ uống có gas và bổ sung vi chất 55
Hình 6 Quy trình sản xuất chiết nóng 58
Hình 7 Sơ đồ công nghệ dây chuyền sản xuất đồ uống hoa quả 59
Hình 8 Quy trình sản xuất nước uống đóng chai Aquafina 60
Hình 9 Quy trình sản xuất chai PET 64
Hình 10 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của nhà máy giai đoạn vận hành 76
Hình 11 Mô hình cộng hưởng tiếng ồn 116
Hình 12 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải 153
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Xuất xứ của dự án
1.1 Thông tin chung về Dự án
Nhu cầu về các loại đồ uống không cồn an toàn và hợp vệ sinh tại thị trường Việt Nam ngày càng tăng, bao gồm cả các loại có gas và không có gas, nước uống đóng chai, Ngày nay thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao, người dân quan tâm nhiều hơn đến giá trị dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, khuynh hướng một phần là do cuộc vận động ăn uống đủ dinh dưỡng, an toàn và hợp lý của nhà nước Việt Nam
Các loại đồ uống không cồn đóng chai và đóng lon, cũng như các loại thực phẩm đóng gói tiện lợi, dễ sử dụng cũng chiếm được cảm tình của người Việt Nam Cuộc sống với nhịp độ ngày càng cao, đặc biệt là ở các vùng đô thị khiến cho người dân có rất ít thời gian để chuẩn bị nước uống và chế biến thức ăn Vì vậy các sản phẩm nước đóng chai trở nên phổ biến hơn Kết quả nghiên cứu cũng giúp khẳng định kế hoạch xây dựng sản phẩm mới như đồ uống không cồn, nước uống đóng chai, nước tăng lực, là đúng đắn vì đây là những sản phẩm rất tiện lợi và có độ dinh đưỡng cao, phù hợp với nhu cầu và khẩu vị của người Việt Nam, nhất là thế hệ thanh niên trẻ hiện nay
Theo Quyết định số 3690/QĐ-BCT ngày 12/09/2016 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 với quan điểm phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát trên cơ
sở cân đối sản xuất và tiêu thụ giữa các vùng trên cả nước, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, xã hội, đồng thời ngăn ngừa lạm dụng đồ uống có cồn với công nghệ tiên tiến hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm đa dạng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh trong hội nhập toàn cầu Đồng thời phát triển theo hướng bền vững gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái, chú trọng đảm bảo an toàn thực phẩm Với mục tiêu tổng quát của Bộ Công Thương đến năm 2025
cả nước sản xuất khoảng 4,6 tỷ lít bia, 350 triệu lít rượu (trong đó rượu sản xuất công nghiệp chiếm 40%); 9,1 tỷ lít nước giải khát, kim ngạch xuất khẩu đạt 600 triệu USD
Trang 15Để thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển chung theo Quyết định số 3690/QĐ-BCT ngày 12/09/2016 của Bộ Công Thương về phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát theo hướng bền vững gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái, chú trọng đảm bảo an toàn thực phẩm cùng với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam quyết định đầu tư nâng công suất với
Dự án Suntory PepsiCo Việt Nam từ 400 triệu lít/năm lên 652 triệu lít/năm, tại Lô 2.19B, 2.19D, 2.19D1 KCN Trà Nóc 2, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ Khi nâng công suất lên 652 triệu lít sản phẩm/năm, ngoài đầu tư trang thiết bị, dây chuyền máy móc hiện đại để sản xuất, thì các công trình bảo vệ môi trường về cơ bản được Nhà máy giữ nguyên, chỉ có hệ thống xử lý nước thải được nâng cấp trang thiết bị máy móc đồng thời cải tạo lại bể điều hòa, bể UASB đảm bảo cho việc vận hành an toàn, ổn định và
xử lý nước thải đạt hiệu quả tốt nhất; Nhà máy sẽ mở rộng cải tạo mở rộng diện tích kho chứa chất thải lên để đáp ứng với nhu cầu lưu chứa chất thải cho công suất sản xuất mới Diện tích đất sử dụng vẫn giữ nguyên trong khuôn viên hiện có của nhà máy
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam tiến hành Đánh giá sơ bộ tác động môi trường đối với Dự án Suntory PepsiCo Cần Thơ nâng công suất từ 400 triệu lít/năm lên 652 triệu lít/năm, tại Lô 2.19B, 2.19D, 2.19D1 Khu công nghiệp Trà Nóc 2, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ Để đưa ra phân tích, đánh giá về quy mô, công nghệ, địa điểm thực hiện dự án; xác định các vấn đề môi trường chính và phạm vi tác động từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường tương ứng
Với tổng vốn đầu tư là 1.630.827.600.000 (một nghìn sáu trăm ba mươi tỷ, tám trăm hai mươi bảy triệu, sáu trăm nghìn) đồng, thuộc lĩnh vực quy định tại mục IV phần A phụ lục I Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2020 Quy định chi tiết thi hành một
Trang 16số điều của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 06 năm 2019 của Quốc hội thì dự án thuộc nhóm A
Dự án thuộc mục số 4 Phụ lục III của Nghị định 08/2022/NĐ-CP (dự án nhóm I) là nhóm dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao Đối chiếu với Điểm a Khoản 1 Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, dự án thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Đồng thời, đối chiếu với Điểm a Khoản 1 Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường, báo cáo ĐTM của dự án thuộc đối tượng do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định và phê duyệt
1.2 Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án
Ban Quản lý các khu chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư của Dự án Suntory PepsiCo Cần Thơ (công suất 652 triệu lít/năm) Cụ thể: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 4376252455 ngày 16/02/2023 do Ban Quản lý các khu chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ cấp
Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam là đơn vị phê duyệt Thuyết minh đầu tư Dự án Suntory PepsiCo Cần Thơ
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với các dự án, quy hoạch phát triển
Dự án Suntory PepsiCo Cần Thơ (nâng công suất sản xuất đồ uống không cồn từ
400 triệu lít/năm lên 652 triệu lít/năm) hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển ngành nghề của thành phố Cần Thơ; phù hợp với Quyết định số 3690/QĐ-BCT ngày 12 tháng 9 năm 2016 của Bộ Công thương về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, cụ thể:
Mục tiêu
- Năm 2020, cả nước sản xuất khoảng 4,1 tỷ lít bia; 350 triệu lít rượu (trong đó rượu
sản xuất công nghiệp chiếm 35%); 6,8 tỷ lít đồ uống không cồn Kim ngạch xuất khẩu đạt
450 triệu USD
- Năm 2025, cả nước sản xuất khoảng 4,6 tỷ lít bia; 350 triệu lít rượu (trong đó rượu
sản xuất công nghiệp chiếm 40%); 9,1 tỷ lít nước đồ uống không cồn Kim ngạch xuất khẩu
Trang 17đạt 600 triệu USD
- Năm 2035, cả nước sản xuất khoảng 5,5 tỷ lít bia; 350 triệu lít rượu (trong đó rượu
sản xuất công nghiệp chiếm 50%); 15,2 tỷ lít đồ uống không cồn Kim ngạch xuất khẩu đạt
900 triệu USD
Định hướng phát triển
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất đồ uống không cồn với quy
mô lớn, thiết bị, công nghệ hiện đại, bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường
- Khuyến khích sản xuất đồ uống không cồn từ hoa quả tươi và bổ dưỡng, sử dụng
nguyên liệu trong nước, sản xuất nước khoáng thiên nhiên
Quy hoạch ngành theo vùng lãnh thổ
Sản xuất đồ uống không cồn sẽ tập trung tại vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
Phát triển mạnh đồ uống từ hoa quả tại các vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung Phát triển sản xuất nước uống đóng chai tại tất cả các vùng trên cả nước
Bên cạnh đó, Khu công nghiệp Trà Nóc 2 có kết cấu hạ tầng xây dựng đảm bảo các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường cho hoạt động sản xuất, loại hình Khu công nghiệp được thu hút đầu tư có ngành nghề sản xuất đồ uống không cồn Do đó, khi đặt Dự án, xây dựng cũng như vận hành nhà máy tại Khu công nghiệp Trà Nóc 2 là phù hợp với chiến lược bảo vệ môi trường nói chung
Như vậy, Dự án Suntory PepsiCo Cần Thơ (nâng công suất sản xuất đồ uống không cồn từ 400 triệu lít/năm lên 652 triệu lít/năm) của Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển ngành nghề sản xuất bia, rượu, đồ uống không cồn, nước uống đóng chai
1.4 Sự phù hợp của dự án với quy hoạch ngành nghề và phân khu chức năng của khu công nghiệp
Dự án Suntory PepsiCo Cần Thơ nằm tại lô 2.19B, 2.19D, 2.19D1 Khu công nghiệp Trà Nóc 2, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
Trang 18Khu công nghiệp Trà Nóc nằm ở phía Tây bắc thành phố Cần Thơ được thành lập theo Quyết định số 817/TTg ký ngày 13/12/1995 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu chế xuất Cần Thơ và Quyết định số 100/QĐ-TTg ký ngày 17/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu chế xuất Cần Thơ giai đoạn II
Khu công nghiệp Trà Nóc nằm ở phía Tây Bắc thành phố Cần Thơ được thành lập theo Quyết định số 817/TTg ký ngày 13/12/1995 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu chế xuất Cần Thơ và Quyết định số 100/QĐ-TTg ký ngày 17/02/1998 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu chế xuất Cần Thơ giai đoạn II
Khu công nghiệp Trà Nóc được xây dựng với diện tích 300 ha, được phân chia thành hai khu: (1) KCN Trà Nóc 1 với diện tích 125 ha (thuộc phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ); (2) KCN Trà Nóc 2 với diện tích 165 ha (thuộc phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ) KCN Trà Nóc ra đời đã thu hút được rất nhiều nhà đầu
tư và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương, thành phố Cần Thơ nói riêng
và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung
Vị trí tiếp giáp của KCN Trà Nóc được mô tả như sau:
- Phía Đông, phía Nam giáp với QL91A, phía bên kia QL91A là khu dân cư;
- Phía Bắc giáp với Sông Hậu;
- Phía Tây giáp với rạch Cái Chôm, phía bên kia rạch Cái Chôm là các hộ dân sinh
sống rải rác
Các ngành nghề khuyến khích đầu tư của KCN trong ĐTM đã phê duyệt tại Quyết định số 632/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Về việc phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu chế xuất và khu công nghiệp Cần Thơ (giai đoạn I & II: Khu công nghiệp Trà Nóc) ngày 25 tháng 4 năm 2000, như sau:
Trang 19- Nhóm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm,…
- Nhóm công nghiệp cơ khí lắp ráp máy móc phục vụ nông nghiệp, đóng sửa tàu
thuyền và các phương tiện giao thông vận tải, công nghiệp chế biến dầu khí
- Nhóm công nghiệp phân bón, hóa chất, thuốc kích thích tăng trưởng cây trồng,…
- Nhóm công nghiệp may mặc, nhuộm, giày,…
- Nhóm công nghiệp điện tử, điện dân dụng,…
- Nhóm công nghiệp vật liệu xây dựng,…
Dự án Suntory PepsiCo Cần Thơ (nâng công suất sản xuất đồ uống không cồn từ
400 triệu lít/năm lên 652 triệu lít/năm) trong Khu công nghiệp Trà Nóc 2 và ngành nghề hoạt động của dự án phù hợp với ngành nghề được phép tiếp nhận và khuyến khích đầu tư trong Khu công nghiệp
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Trang 20- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 25/6/2015;
- Luật Lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019;
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020;
- Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020
về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của luật đất đai;
- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/5/2020 của Chính phủ quy định về phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy;
- Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý KCN, KKT;
- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT
Trang 21- Thông tư 02/2019/TT-BYT ngày 21/3/2019 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi – giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc;
- Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định
số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Thông tư 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về Quy định kỹ thuật Quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường;
- Thông tư 01/2023/TT-BTNMT ngày 13/3/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh
❖ Quyết định
Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg ngày 18/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế ứng phó sự cố chất thải
❖ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn sử dụng trong nghiên cứu ĐTM
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
Trang 22- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
- QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất;
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 03:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất;
- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí;
- QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 07:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình hạ tầng kỹ thuật;
- QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
- QCVN 6-1:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai
- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn- mực tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;
- QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu;
- QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung - giá trị giới hạn cho phép tại nơi làm việc;
- QCVN 01-1:2018/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
- QCVN 02:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc;
- QCVN 03:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc;
- TCVN 2622:1995 về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế;
Trang 23- TCVN 6438:2005 về Phương tiện giao thông đường bộ Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải;
- TCXDVN 33:2006 - Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXDVN 46:2007 - Chống sét cho các công trình xây dựng – hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
- TCVN 7957:2008 - Thoát nước – mạng lưới và công trình bên ngoài tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 3890: 2009: Phương tiện phòng cháy và chứa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng;
- TCVN 12828:2019 – Tiêu chuẩn quốc gia đối với nước giải khát
- Tài liệu hướng dẫn tái sử dụng nước thải của cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) thực hiện nghiên cứu và công bố năm 2012
❖ Tài liệu hướng dẫn
- Guidelines for water reuse 2012 của cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA)
2.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án
- Quyết định số 632/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường ngày 25 tháng 4 năm 2000 Về việc phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu chế xuất và Khu công nghiệp Cần Thơ (Giai đoạn I &II: Khu công nghiệp Trà Nóc);
- Quyết định số 775/QĐ/BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp ngày
28/05/2012 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Xây dựng
hệ thống thoát nước thải Khu công nghiệp Trà Nóc, công suất 12.000m3/ngày đêm” tại Khu công nghiệp Trà Nóc, thành phố Cần Thơ;
- Quyết định số 563/QĐ-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp ngày
04/03/2020 phê duyệt điều chỉnh nọi dung Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Xây dựng hệ thống thoát nước thải Khu công nghiệp Trà Nóc, công suất 12.000 m3/ngày đêm” tại Khu công nghiệp Trà Nóc, thành phố Cần Thơ;
Trang 24- Quyết định số 245/QĐ-UBND do UBND thành phố Cần Thơ cấp ngày 22/01/2009
về việc phê duyệt đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Pepsico Cần Thơ;
- Quyết định số 1470/QĐ-BTNMT do Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp
Cần Thơ cấp ngày 17/6/2015 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của
Dự án “Nâng cấp mở rộng Nhà máy Cần Thơ – Pepsico – Việt Nam, công suất 168,2 triệu lít/năm lên 400 triệu lít/năm”;
- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 86/GXN-TCMT do
Tổng cục môi trường ngày 21/9/2016 của Dự án “Nâng cấp mở rộng Nhà máy Cần Thơ – Pepsico – Việt Nam, công suất 168,2 triệu lít/năm lên 400 triệu lít/năm”;
- Giấy xác nhận số 10/XN–BQL do Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp
Cần Thơ cấp ngày 09/7/2010 về việc thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự an “Nhà máy PepsiCo Cần Thơ”;
- Quyết định số 02/QĐ–BQL do Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần
Thơ cấp ngày 06/01/2011 về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự
án “Mở rộng nhà máy PepsiCo Cần Thơ”;
- Giấy xác nhận số 02/GXN-BQL do Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp
Cần Thơ cấp ngày 10/10/2014 về việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án “Mở rộng Nhà máy PepsiCo Cần Thơ”;
- Giấy phép số 52/GP–BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp ngày
24/03/2020 về việc cấp Giấy phép xả thải vào nguồn nước của KCN Trà Nóc;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 4376252455 chứng nhận lần đầu
ngày 24/01/2008, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 05: ngày 16/02/2023
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0300816663-006 cấp lần đầu
ngày 24/01/2008, cấp thay đổi lần 5 ngày 14/06/2022 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Cần Thơ cấp;
- Hợp đồng xử lý nước thải số 02/HĐ/XLNT.KCN ký kết ngày 15/3/2016 giữa
Trang 25Công ty Cổ phần xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ và Công ty TNHH Nước giải khát Pepsico Việt Nam;
- Hợp đồng thuê đất số 05/HĐ/TLĐ.KCN ngày 06/3/2008 giữa Công ty Xây dựng
hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ và Công ty PepsiCo Việt Nam về việc thuê lại Khu đất tại KCN Trà Nóc 2;
- Hợp đồng thuê đất số 07/HĐ/TLĐ.KCN ngày 21/10/2020 giữa Công ty TNHH
Một thành viên Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Cần Thơ và Công ty PepsiCo Việt Nam
về việc thuê lại Khu đất tại KCN Trà Nóc 2;
- Hợp đồng thuê đất số 10/HĐ/TLĐ.KCN ngày 28/11/2021 giữa Công ty TNHH
Một thành viên Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Cần Thơ và Công ty PepsiCo Việt Nam
về việc thuê lại Khu đất tại KCN Trà Nóc 2
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập
- Báo cáo Thuyết minh Dự án Suntory PepsiCo Cần Thơ;
- Báo cáo khảo sát địa chất công trình Dự án Suntory PepsiCo Cần Thơ;
- Các tài liệu về hiện trạng môi trường, tài liệu KT-XH vùng dự án thu thập, kết hợp
đơn vị phân tích trong các đợt khảo sát; lấy mẫu môi trường nền khu vực Dự án;
- Các bản vẽ, sơ đồ mặt bằng, vị trí dự án do Chủ đầu tư thực hiện
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Các bước tiến hành triển khai đánh giá tác động môi trường
Với mục tiêu viết báo cáo ĐTM cho dự án một cách đầy đủ và hiệu quả, không bỏ sót tác động cũng như đánh giá đúng mức độ của chúng Đồng thời có thể thu thập thông
tin hiệu quả, chúng tôi thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Xây dựng đề cương chi tiết của dự án
- Bước 2: Thu thập tài liệu và các văn bản cần thiết liên quan đến dự án
- Bước 3: Khảo sát, điều tra hiện trạng các thành phần môi trường như: khảo sát
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quan trắc hiện trạng chất lượng môi trường không khí,
hệ sinh thái trong khu vực của dự án
- Bước 4: Cơ quan chủ đầu tư và cơ quan tư vấn tổ chức hội thảo
Trang 26- Bước 5: Tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Bước 6: Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thông qua báo cáo ĐTM lần cuối
- Bước 7: Bảo vệ trước hội đồng thẩm định
Báo cáo ĐTM Dự án Suntory PepsiCo Cần Thơ (nâng công suất sản xuất đồ uống không cồn từ 400 triệu lít/năm lên 652 triệu lít/năm) do Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam chủ trì và đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Tư vấn công nghệ môi trường Lighthouse theo đúng cấu trúc hướng dẫn tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi tiết thi hành Luật bảo vệ môi trường Các thông tin cụ thể về đơn vị tư vấn như sau:
Tên đơn vị tư vấn
Công ty TNHH Tư vấn công nghệ môi trường Lighthouse
Bà Võ Nguyễn Hoài Ân Giám Đốc
316 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh 0286.681.9722
Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường và An toàn Vệ sinh Lao động COSHET
Bà Phạm Thị Loan
Giám Đốc 286/8A Tô Hiến Thành, Phường 15, Q.10, Tp Hồ Chí Minh
trungtamcoshet@gmail.com
Danh sách những người trực tiếp tham gia ĐTM cho Dự án:
Bảng 1 Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM
Chủ dự án: Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam
Trang 27Phó Tổng giám đốc cấp cao khối sản xuất
Phê duyệt nội dung báo cáo
2 Phạm Công
Kỹ thuật công nghiệp
Giám đốc Nhà máy
Kiểm soát nội dung báo cáo
3 Lương Anh
Kỹ sư Môi trường
Trưởng phòng môi trường
Kiểm soát nội dung báo cáo
4 Mạc Đăng
Kỹ sư môi trường
Trưởng phòng
An toàn, sức khỏe và môi trường
Rà soát nội dung báo cáo
Cung cấp, dữ liệu môi trường
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn công nghệ môi trường Lighthouse
- Tổng hợp, đánh giá tác động môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu môi trường
Trang 28Chuyên viên môi trường
Thực hiện phần Mở đầu, Chương 2 của báo cáo
4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường
4.1 Các phương pháp ĐTM
4.1.1 Phương pháp đánh giá nhanh
Dựa trên các hệ số để tính toán tải lượng ô nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
đã và đang được áp dụng phổ biến để tính toán, dự báo phạm vi ảnh hưởng, tải lượng, nồng
độ phát thải ô nhiễm khí thải, nước thải trong quá trình triển khai thi công xây dựng và vận hành dự án
Phương pháp này được sử dụng tại chương 3 của Báo cáo
4.1.2 Phương pháp mô hình
Các phương pháp mô hình được sử dụng trong báo cáo, bao gồm:
- Dùng mô hình Sutton để tính toán, dự báo và mô phỏng khả năng khuếch tán, mức
độ tác động và phạm vi lan truyền của các chất ô nhiễm trong môi trường không khí
- Dùng mô hình tính toán để dự báo mức độ lan truyền tiếng ồn, độ rung
Phương pháp này được sử dụng tại chương 3 của Báo cáo
4.1.3 Phương pháp liệt kê
Phương pháp này nhằm chỉ ra các tác động và thống kê đầy đủ các tác động đến môi trường tự nhiên cũng như các yếu tố KT-XH cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong quá trình hoạt động của Dự án
Phương pháp này được sử dụng tại chương 3 của Báo cáo
4.1.4 Phương pháp ma trận
Xây dựng ma trận tương tác giữa hoạt động xây dựng, quá trình hoạt động và các
Trang 29tác động tới các yếu tố môi trường để xem xét đồng thời nhiều tác động
Phương pháp này được sử dụng tại chương 3 của Báo cáo
4.2 Các phương pháp khác
4.2.1 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
- Thực hiện điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội khu vực thực hiện dự án
- Khảo sát vị trí lấy mẫu đất, mẫu nước mặt, nước thải và mẫu môi trường không
Phương pháp này được sử dụng tại chương 1,3 và 5 của báo cáo
4.2.3 Phương pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp là phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở tổng hợp các số liệu thu thập, kết quả phân tích, số liệu tính toán và so sánh chúng với các QCVN hiện hành Trên cơ sở kết quả của các phương pháp so sánh rút ra kết luận về quy mô, phạm vi tác động, ảnh hưởng của dự án đến môi trường.Từ các kết luận thu được, phương pháp tổng hợp cũng cho phép đề xuất, lựa chọn các biện pháp giảm thiểu tác động tối ưu nhất, kinh tế nhất nhằm giảm thiểu mức độ gây ra ô nhiễm môi trường
Phương pháp này được sử dụng tại chương 1 và 2 của Báo cáo
4.2.4 Phương pháp đo đạc và phân tích môi trường
- Phương pháp đo đạc: dùng đo đạc và lấy mẫu các thông số môi trường phục vụ
cho việc phân tích và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án
- Phương pháp phân tích môi trường: được thực hiện theo quy định của Quy chuẩn,
Trang 30Tiêu chuẩn Việt Nam để phân tích các thông số môi trường phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án
Phương pháp này được sử dụng tại chương 2 của Báo cáo
4.2.5 Phương pháp tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, các đối tượng chịu tác động bởi
Dự án
Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án để thu thập các thông tin cần thiết cho công tác đánh giá tác động môi trường
Phương pháp này được sử dụng cho chương 6 của Báo cáo
5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM
5.1 Thông tin về dự án
Thông tin chung:
Tên dự án: SUNTORY PEPSICO CẦN THƠ
Địa điểm thực hiện: Lô 2.19B, 2.19D, 2.19D1 Khu công nghiệp Trà Nóc 2, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
- Chủ dự án: Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam
+ Địa chỉ trụ sở chính: Cao ốc Sheraton, số 88 đường Đồng Khởi, phường Bến
Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh;
+ Người đại diện pháp luật: Ông JAHANZEB QAYUM KHAN;
+ Chức vụ: Tổng Giám đốc;
+ Điện thoại: (028) 3821 9437 Fax: (028) 3821 9436
- Tên chi nhánh: Chi nhánh Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Thành phố Cần Thơ
+ Địa chỉ trụ sở: Lô 2.19B, 2.19D, 2.19D1 Khu công nghiệp Trà Nóc 2, phường
Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ;
+ Điện thoại: (0292) 3842 227 Fax: (0292) 3842 225;
+ Đại diện: (Ông) Phạm Công Nhàn Chức vụ: Giám đốc nhà máy
Phạm vi của Báo cáo:
Trang 31Thực hiện đánh giá tác động môi trường cho Dự án tại Lô 2.19B, 2.19D, 2.19D1 Khu công nghiệp Trà Nóc 2, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ bao gồm các hạng mục sau:
- Dự án Suntory Pepsico Cần Thơ đặt tại Khu công nghiệp Trà Nóc 2, phường
Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ (nâng công suất sản xuất đồ uống không cồn từ 400 triệu lít/năm lên 652 triệu lít/năm), dự án chỉ tháo dỡ 01 dây chuyền sản xuất
đồ uống có gas và lắp đặt bổ sung 01 dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai, 01 dây chuyền sản xuất đồ uống không gas và hệ thống máy móc thiết bị phụ trợ Các thiết bị đều được lắp đặt trong nhà xưởng đã xây dựng Dự án không đầu tư xây dựng thêm hạng mục mới
- Công trình được xây dựng 1 tầng, hệ khung bằng thép, tường xây gạch Biện
pháp thi công tháo dỡ, lắp đặt áp dụng tương đối đơn giản, thời gian thi công tháo dỡ, lắp đặt ngắn nên không gây nhiều tác động đến môi trường trong quá trình thi công tháo dỡ, lắp đặt và vận hành
- Quản lý vận hành sản xuất với các sản phẩm và công suất của nhà máy (gồm giai
đoạn vận hành thử nghiệm và thương mại) như sau:
Quy trình công nghệ sản xuất đồ uống có gas
Nước thủy cục, đường, hương liệu → xử lý nước, pha Syrup → trộn định lượng → làm lạnh, bão hòa → chiết chai/lon → in hạn sử dụng → thành phẩm
Quy trình công nghệ sản xuất đồ uống không có gas
Quy trình sản xuất trà (chiết nóng):
Lá trà → trích ly trà → lọc thô → lọc rung → lọc túi 50 → làm lạnh → lọc túi 25
→ lọc túi → chiết chai/lon → in hạn sử dụng → thành phẩm
Công nghệ sản xuất nước ngọt hoa quả
Nước thủy cục, đường, hương liệu → xử lý nước, pha Syrup → chiết chai/lon → đóng nắp → in hạn sử dụng → thành phẩm
Quy trình công nghệ sản xuất nước uống đóng chai Aquafina
Nước thủy cục → xử lý nước cấp → xử lý nước tinh lọc đạt QCVN 6-1:2010/BYT
→ Sục Nito → Chiết chai → in hạn sử dụng → thành phẩm
Trang 325.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường
Hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường được thể hiện cụ thể tại bảng sau:
Bảng 2 Các hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có khả năng
tác động xấu đến môi trường Các giai
chuyển chất thải, nguyên
vật liệu; sơn phủ công
trình; hoạt động hàn kim
loại trong quá trình lắp
đặt công trình;
máy móc, thiết bị thi công
- Sử dụng các phương tiện cơ giới như xe tải có trọng lượng
xe 16 tấn trong quá trình thi công;
- Máy móc sử dụng: Máy cắt thép, máy uốn thép, máy cưa
gỗ, máy hàn tay,
- Phát sinh: bụi, khí thải, nước thải sinh hoạt; nước thải sản xuất, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại
- Ảnh hưởng đến môi trường không khí, tiếng ồn, độ rung, đất và nước tại khu vực thực hiện dự án
- Tác động đến môi trường
xã hội, Mất an ninh trật tự
- Rủi ro sự cố tai nạn, cháy
nổ
Hoạt động của công nhân
viên tham gia xây dựng
- Nước thải sinh hoạt, CTR sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí
Trang 33Giai đoạn
vận hành
Hoạt động sinh hoạt của
công nhân viên trong nhà
máy
- Sử dụng bếp ăn công nghiệp;
- Sử dụng nhà vệ sinh;
- Hệ thống xử lý nước thải;
- Hệ thống tái sử dụng nước thải
- Nước thải từ khu vệ sinh, rửa tay; chất thải rắn sinh hoạt,….;
- Nước thải từ bếp ăn;
- CTR sinh hoạt
Hoạt động sản xuất
- Sử dụng công nghệ, máy móc hiện đại và thiết bị kín;
- Quá trình sản xuất được thực hiện theo chu trình tự động hoặc bán tự động;
- Trạm xử lý nước thải tập trung công suất 2.500 m3/ngày đêm;
- Hệ thống tái sử dụng nước thải
- Khí thải từ máy phát điện, khu vực thổi chai PET, nồi hơi,…
- Chất thải rắn công nghiệp: thùng hộp, nhãn mác, chai hỏng…
- Nước thải sản xuất
- Nước thải phòng thí nghiệm
- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải
Hoạt động của phương
tiện vận chuyển hàng hóa,
sản phẩm và phương tiện
xe cộ đi lại của cán bộ
- Sử dụng các phương tiện cơ
giới như xe tải,… để vận chuyển nguyên vật liệu ra vào nhà máy
- Bụi và khí thải gây ô nhiễm
môi trường không khí
- Tiếng ồn
Trang 34Hoạt động của khu khu
lưu giữ rác thải
Lưu giữ các loại rác thải tại khu lưu giữ
Mùi phát sinh từ khu lưu giữ chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường không khí
(Nguồn: Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam, 2023)
5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của
dự án:
5.3.1 Quy mô, tính chất của nước thải
- Trong giai đoạn thi công tháo dỡ, lắp đặt dây chuyền máy móc thiết bị:
+ Nước thải sinh hoạt từ công nhân thi công;
+ Nước thải sinh hoạt từ cán bộ công nhân viên hiện đang làm việc tại nhà máy;
+ Nước thải xây dựng: Nước rửa đá, cát, sỏi, máy móc thiết bị;
+ Nước thải từ hoạt động sản xuất;
+ Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án cuốn theo cặn bẩn, dầu mỡ rơi vãi trên công trường do các phương tiện thi công
- Trong giai đoạn vận hành:
+ Nước thải sinh hoạt từ nhân viên làm việc tại nhà máy;
+ Nước thải từ hoạt động sản xuất;
+ Nước mưa chảy tràn: Lượng nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án kéo theo rất nhiều các tạp chất lơ lửng và các chất ô nhiễm khác trên mặt đất Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án thường có lưu lượng khoảng 0,043 m3/s và thành phần chủ yếu TSS
5.3.2 Quy mô, tính chất của bụi, khí thải
Trang 35- Trong giai đoạn thi công:
+ Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc phục vụ tháo dỡ dây chuyền sản xuất của Dự án phát sinh bụi và khí thải với thành phần chủ yếu gồm: Bụi, CO, NO2, SO2
+ Hoạt động xây mới bể UASB và cải tạo lại bể điều hòa, mở rộng thêm các kho chứa chất thải hiện hữu
- Trong giai đoạn vận hành:
+ Hoạt động từ các phương tiện vận chuyển ra vào nhà máy: SO2 (0,0172 mg/m.s,
5.3.3 Quy mô, tính chất của chất thải rắn
- Trong giai đoạn thi công tháo dỡ, lắp đặt máy móc thiết bị:
+ Phát sinh đất thải từ quá trình cải tạo bể điều hòa và xây dựng bể UASB sẽ làm phát sinh một lượng chất thải rắn như gạch vỡ, xà bần, tấm lợp vỡ, xà gỗ, ván khuôn, bao
xi măng, sắt thép vụn cần vận chuyển ra khỏi khu vực Nhà máy
+ Chất thải rắn phát sinh từ quá trình lắp đặt dây chuyền máy móc, thiết bị (sắt, thép thừa, bao bì vật liệu, xốp) và chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất của các dây chuyền hiện có (như bìa carton, nút chai hỏng, chai hỏng, hạt nhựa rơi vãi, thủy tinh
từ chai bị vỡ,…)
+ Chất thải rắn sinh hoạt từ công nhân thi công
+ Chất thải rắn sinh hoạt cán bộ công nhân viên hiện đang làm việc tại nhà máy
+ Chất thải rắn công nghiệp thông thường từ hoạt động sản xuất hiện tại
- Trong giai đoạn vận hành:
+ Hoạt động sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn vận hành của Dự án phát
Trang 36sinh chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nhà máy Thành phần chủ yếu gồm: Vỏ nilong, giấy vụn, túi nhựa, mảnh vỡ, thức ăn thừa
+ CTR công nghiệp thông thường phát sinh từ hoạt động sản xuất và từ hoạt động
văn phòng của dự án như giấy carton, gỗ palet bỏ, kim loại thải, bao tay vải, khẩu trang, giày bảo hộ thải, và thủy tinh các loại; chai nhựa không màu
5.3.4 Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại
- Trong giai đoạn thi công tháo dỡ, lắp đặt máy móc thiết bị:
Hoạt động của xe vận tải, các thiết bị phục vụ công tác thi công một số hạng mục công trình của Nhà máy sẽ làm phát sinh ra một lượng chất thải nguy hại: là các loại dầu,
mỡ và giẻ lau dính dầu mỡ
- Trong giai đoạn vận hành: chất thải nguy hại phát sinh như: pin, ắc quy thải, bóng
đèn huỳnh quang, chất tẩy rửa có thành phần nguy hại,
5.3.5 Tiếng ồn, độ rung
- Trong giai đoạn thi công tháo dỡ, lắp đặt máy móc thiết bị:
+ Tiếng ồn do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công phá dỡ, xây
dựng bể UASB, bể điều hòa hiện hữu và các thiết bị cơ khí; tiếng ồn do hoạt động của các
dây chuyền đang vận hành; tiếng ồn do hoạt động lắp ráp thêm 02 dây chuyền Quy chuẩn
áp dụng: QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép của tiếng ồn tại nơi làm việc và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc
+ Hoạt động vận chuyển của xe tải, vận hành các máy móc, thiết bị thi công tạo ra
những lan truyền dạng sóng trên bề mặt đất gây tác động đến môi trường xung quanh Quy chuẩn áp dụng: QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
- Trong giai đoạn vận hành:
+ Hoạt động vận hành nhà máy phát sinh tiếng ồn Quy chuẩn áp dụng: QCVN
24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép của tiếng
ồn tại nơi làm việc và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn,
Trang 37quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc
+ Hoạt động vận hành sản xuất của Dự án phát sinh độ rung Quy chuẩn áp dụng:
QCVN 27:2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:
5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải
5.4.1.1 Đối với thu gom và xử lý nước thải
Công trình bảo vệ môi trường:
- Trong giai đoạn thi công:
+ Sử dụng các nhà vệ sinh hiện tại của nhà máy, nước thải được đưa về 11 bể tự
hoại trước khi đấu nối về Trạm xử lý nước thải tập trung của Nhà máy
+ Nước mưa chảy tràn: Trong quá trình thi công, đơn vị thi công sẽ sử dụng các
rãnh thoát nước mưa hiện hữu có sẵn của Nhà máy, không để nước mưa chảy tràn tự do qua khu vực đang thi công
- Trong giai đoạn vận hành:
+ Hệ thống này thu gom nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt vào hệ thống
xử lý nước thải tập trung của Nhà máy, xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A với hệ
số Kq=1,2 và Kf = 0,9 (theo Công văn số 1435/KCN-KTMT ngày 12/01/2020 của Cty CP xây dựng hạ tầng KCN Cần Thơ, về việc điều chỉnh tiêu chuẩn xả thải nước thải đầu ra của Nhà máy Suntory Pepsico Cần Thơ) trước khi thải vào cống thoát nước thải chung của khu công nghiệp để dẫn về Nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp trước khi thải ra rạch Sang Trắng và sông Hậu
+ Đã lắp đặt hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt bằng ống nhựa HDPE có tổng
Trang 38chiều dài 302 m với các đường kính: DN400, DN200 và DN100 để dẫn nước thải từ các
bể tự hoại và đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải sản xuất của Nhà máy
+ Đã xây dựng hệ thống thu gom nước thải sản xuất có tổng chiều dài 510 m bằng
bê tông cốt thép với đường kính DN400 để dẫn nước thải về Trạm xử lý nước thải của Nhà máy
+ Lắp đặt hệ thống tái sử dụng nước sử dụng công nghệ lọc màng UF và công nghệ
màng thẩm thấu ngược RO
5.4.1.2 Đối với xử lý bụi, khí thải:
- Trong giai đoạn thi công:
+ Các phương tiện chuyên chở vật liệu thi công phải đạt các tiêu chuẩn quy định
của Cục đăng kiểm Việt Nam; che phủ bạt kín khi vận chuyển, không để rơi rớt vật liệu; không chở hàng hóa quá tải trọng cho phép
+ Ngăn cách khu vực thực hiện lắp đặt dây chuyền bổ sung với khu vực hiện đang
sản xuất bằng bạt để hạn chế bụi phát tán
- Trong giai đoạn vận hành:
+ Bố trí hợp lý cây xanh trong Dự án; hạn chế tốc độ xe chạy trong khu vực Dự án + Tại kho lưu giữ rác thải, các thùng chứa rác thải sẽ được vệ sinh
+ Dự kiến khi nâng công suất, sẽ lắp đặt bổ sung 03 lò hơi (02 lò theo dự án lắp
line mới và 01 lò sẽ lắp thêm trong năm 2024), với công suất mỗi lò là 3 tấn hơi/giờ; ống khói khí thải lò hơi cao 16 m, đường kính 1.000 mm
+ Hiện hữu Nhà máy có 2 máy phát điện (máy 1 có công suất 2.250 KVA và máy
2 có công suất 2.000 KVA) Dự kiến sau khi nâng công suất sẽ lắp thêm 1 máy công suất 2.000 KVA Máy phát điện dự phòng của Nhà máy chạy bằng dầu DO chất lượng cao (S=0,05%) để sử dụng khi mất điện đột ngột Khí thải của máy phát điện được xả trực tiếp
ra môi trường qua ống khói cao 8m, đường kính 400 mm
+ Mùi từ khu vực xử lý nước thải: Hệ thống XLNT được bố trí cuối hướng gió; bố
trí vị trí hệ thống xử lý nước thải xa với khu vực sản xuất, là nơi mà ít người đi lại để tránh ảnh hưởng đến công nhân sản xuất
5.4.2 Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại
Trang 395.4.2.1 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường
- Trong giai đoạn thi công:
+ Bố trí thùng phuy loại 220 lít tại khu vực thi công để thu gom, phân loại tại
nguồn toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh; hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng định
kỳ thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định
+ Đối với các loại chất thải rắn thông thường khác có thể tái chế, tái sử dụng như
phế liệu vụn sắt thép, bao bì xi măng, được thu gom, tái sử dụng hoặc bán phế liệu; các chất thải rắn thông thường khác còn lại được hợp đồng với đơn vị có đủ năng lực và chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định với tần suất phù hợp
- Trong giai đoạn vận hành:
Chất thải sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt được phân thành 3 loại sau:
+ Nhóm chất thải thực phẩm;
+ Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế: giấy, nhựa, kim loại, cao su, nilong,
thủy tinh…;
+ Nhóm còn lại (hộp sữa, rác quét nhà, giấy ăn, tăm, rác WC, locker …)
Chất thải thông thường
+ Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm
nguyên liệu sản xuất;
+ Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;
+ Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý
5.4.2.2 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại
- Trong giai đoạn thi công:
+ Quá trình thi công ngắn, lượng phát sinh tại khu vực thi công là tương đối nhỏ
và hiện tại Nhà máy đã có kho chứa CTNH riêng biệt và hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý theo đúng quy định, do đó không ảnh hưởng đến môi trường khu vực
Trang 40- Trong giai đoạn vận hành:
+ Toàn bộ khối lượng CTNH được thu gom vào thùng chứa có thể tích 60 lít, 240
lít và 600 lít, bằng nhựa màu cam có nắp đậy và dán nhãn hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng định kỳ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định
5.4.3 Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung
- Trong giai đoạn thi công:
+ Sử dụng các loại máy móc, thiết bị xây dựng có mức gây ồn thấp, được kiểm tra,
bảo dưỡng định kỳ và đạt chất lượng đăng kiểm theo quy định
+ Không sử dụng đồng thời trên công trường nhiều máy móc, thiết bị thi công có
gây độ ồn lớn để tránh tác động cộng hưởng của tiếng ồn
+ Sắp xếp thời gian làm việc thích hợp theo đúng giờ lao động
+ Lắp đặt các thiết bị giảm tiếng ồn, độ rung cho các máy móc, phương tiện thi
công có tiếng ồn, độ rung cao
- Trong giai đoạn vận hành:
+ Khu vực sản xuất được bố trí cách biệt với khu vực văn phòng
+ Bố trí các máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất hợp lý, không bố trí các
thiết bị có khả năng gây ồn cao gần nhau Đối với máy phát điện dự phòng, được lắp đặt tại khu vực riêng biệt, cách xa khu vực văn phòng
+ Tiến hành các biện pháp chống ồn, chống rung cục bộ tại từng thiết bị; các quạt
hút, thổi có công suất lớn nhà máy đều lắp hệ thống ống giảm thanh; các máy móc thiết bị
có độ ồn lớn đều được lắp đặt đệm chống ồn, chống rung
+ Tất cả các máy móc, thiết bị sử dụng tại dự án đảm bảo đúng yêu cầu về các
thông số kỹ thuật trong quá trình hoạt động
+ Thường xuyên bảo dưỡng định kỳ các thiết bị, máy móc thiết bị và thay thế các
chi tiết có nguy cơ bị hư hỏng, gây ồn
+ Trang bị bảo hộ lao động (nút bịt tai chống ồn) cho lao động tại các khu vực phát
sinh tiếng ồn nhiều Đồng thời, có kế hoạch kiểm tra và theo dõi chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động thường xuyên