1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề dân tộc hmong

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Căn cứ vào quá trình nhìn nhận việc chia nương làm hai loại : nương định canh thổ canh và nương du canh, trong đó nương du canh là chủ yếu.- Trên ruộng nương , ngoài ngô lúa là cây trồng

Trang 1

Chủ đề: Dân tộc H’mong

I.Khái quát chung 1 Dân số

1.393.547 người tính đến thời điểm ngày 1/4/2019 711 066, 682 481 (Theo Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 của Ủy ban Dân tộc Việt Nam – Tổng cục Thống kê).

Người h'mông chia làm 4 nhóm: Hmông hoa, hmong xanh, hmong trắng, hmong đen

2 Phân bố

Chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Đắk Nông… Hiện nay người H'mông đã di cư sang nhiều nơi khác như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lâm Đồng.

3 Lịch sử hình thành và phát triển

- Theo một số tài liệu sử sách cho rằng, người Mông xuất hiện sớm nhất ở lưu vực sông Hoàng Hà - Trung Quốc Song, trong quá trình lịch sử, do nhiều nguyên nhân, người Mông phải di cư xuống phương nam; rồi trở thành con cháu của một trong những dân tộc người bản địa cổ đại Nam Trung Quốc, bao gồm các vùng Hồ Động Đình, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) Ở vùng này người Mông đã từng có thời kỳ lập nên quốc gia “Tam Miêu” riêng Nhưng ở đây cũng chẳng được bao lâu họ lại thiên di xuống phương nam vào Việt Nam và các nước vùng Đông Nam Á.

- Người Mông di cư vào Việt Nam với 3 thời kỳ đông nhất.

+ Thời kỳ đầu tiên cách đây trên 300 năm, họ từ Quý Châu (Trung Quốc) di cư sang Đồng Văn (Hà Giang - Việt Nam) Thời kỳ này người Mông ở Quý Châu đang nổi lên phong trào đấu tranh chống chính sách cải thổ quy lưu (bãi bỏ chế độ tù trưởng Mông, triều đình đưa bọn quan lại người Hán trực tiếp đến cai trị) của nhà Thanh (từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII) song bị thất bại Có thể nói Đồng Văn là nơi người Mông từ Trung Quốc sang nước ta sớm hơn các địa phương khác + Đợt di cư lần thứ 2 cách đây gần 300 năm Lần này người

Mông vào Việt Nam qua 2 con đường: một là vào huyện Đồng Văn - Hà Giang; hai là vào theo đường Si Ma Khai - Bắc Hà - Lào Cai Nguồn gốc của những người Mông di cư thời kỳ này phần lớn ở Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) So với sử sách của Trung Quốc thì thời kỳ này phù hợp với phong

Trang 2

trào khởi nghĩa của người Mông ở Quý Châu thất bại (1776-1820).

+ Thời kỳ di cư lần thứ 3 cách đây khoảng trên 200 năm và cũng là thời kỳ người Mông ở Trung Quốc di cư sang Việt Nam đông hơn cả Đây chính là thời kỳ người Mông ở Trung Quốc nhiệt tình hưởng ứng phong trào Thái Bình Thiên Quốc đấu tranh chống nhà Mãn Thanh Cuộc đấu tranh kéo dài từ 1840-1868 Những năm về sau người Mông vẫn rải rác di cư sang Việt Nam cho đến khi hòa bình lập lại ở nước ta (1954) - Từ Nam Trung Quốc người Mông di cư đến Việt Nam bằng nhiều đợt, nhiều con đường khác nhau, đó là một cuộc hành trình gian khổ đi tìm cuộc sống tự do và công bằng Đó cũng là quá trình đấu tranh chống áp bức bóc lột của người Mông thời xa xưa Đến với Việt Nam, đến với vùng đất mới, hầu như chưa có dấu chân người, người Mông đã tìm thấy nguồn sống ở nơi đây đầy hứa hẹn Người ta cho rằng, đây là nơi còn nhiều đấy đai màu mỡ, là nơi có quả bí to như cái vạc mà lợn rừng có thể khoét lỗ chui vào đó đẻ con, nó vừa là ổ, vừa là thức ăn cho lợn con; là nơi trồng cây mà gốc có củ, thân có bắp, ngọn trổ lúa… Với tinh thần lao động và sáng tạo, người Mông đã biến nơi rừng rú hoang vu thành quê hương thân yêu của mình.

II Cuộc sống mưu sinh 1 Nông nghiệp

- Tuy ít ruộng nước nhưng nguồn sống chính của người Hmong vẫn là nương rẫy Căn cứ vào quá trình nhìn nhận việc chia nương làm hai loại : nương định canh (thổ canh) và nương du canh, trong đó nương du canh là chủ yếu.

- Trên ruộng nương , ngoài ngô lúa là cây trồng chính còn có mạch ba góc, ý dĩ, rau, lạc , đậu, vừng , lanh còn được sử dụng phổ biến để lấy sợi dệt vải.

- Theo tăng cường xu hướng gia tăng sản xuất nên đồng bào người H'mông đã phát triển đất ruộng bậc thang trên các sườn núi ở huyện Mù Cang Chải , Trạm Tấu, và trong những năm nay do công tác thủy lợi được tăng cường việc chăm sóc, cày ải , bón phân , làm cỏ 2,3 lần nên khiến cho lứa thường được tăng lên 20-30 tạ/ ha/ vụ.

- Ở những vụ Đông Xuân, đồng bào thường trồng đậu, mạch nha , rau và ở những đám ruộng gần nhà thì họ sẽ trồng thêm cây thuốc phiện.

- Ở những nơi có đất tương đối bằng , nhưng không đủ điều kiện làm đất ruộng bậc thang nên người dân đã sử dụng thành đất thổ canh để trồng trọt được lâu dài Những vụ xuân hè trồng cây lương thực ( ngô) , vụ đông xuân trồng cây màu , đặc sản Nhưng do chưa phát triển và làm đủ nhu cầu sinh hoạt của người dân bởi thế chỉ trồng được 2-3 vụ lại bỏ.

Trang 3

- Hầu hết nương của người Hmong đều có độ dốc cao, nhiều đá đều là nương cày Cày H'mông có thể cày sâu lên 0.15m đến 0.20m Cũng như ruộng thường được cày ải trước tết , và bừa nhiều lần.

+ Ngô trồng vào tháng 3 hay 4 dương lịch và thường được đan xen với các loại đậu : cô ve , đậu vàng , đậu hà lan , đậu nhỏ lúa trồng theo hốc hoặc vãi đều Trên nương lúa thì được trồng xen các loại bí , các loại rau xanh Trong đó các loại đậu cũng có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của đồng bào ví dụ như củ ( mài, khoai sọ ) cũng được trồng nhiều.

+ Sản xuất nương rẫy đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian , làm lụng vất vả , ngày công kéo dài 10 tiếng, lại phải sống ngay trên nương rãy trong một thời gian dài.

● Cây công nghiệp

- Cây Lanh là cây công nghiệp chủ yếu được sử dụng Vải lanh thường được sử dụng làm váy , làm quần áo , khâu bao đựng bột , làm mặt chăn , địu ,

- Người chết phải có áo ngoài bằng lanh , theo quan niệm của đồng bào tổ tiên , thì mới được đoàn tụ với gia đình và tổ tiên

- Mỗi người thiếu nữ 15,16 tuổi đến các cụ 60 tuổi đều có đám lanh riêng cho mình Cây lanh sau khi chặt ( vào tháng 6) được phơi khô, tước lấy vỏ và vỏ lanh được làm bằng sợi dệt Việc này đòi hỏi người phụ nữ phải có nhiều thời gian và có vỏ lanh bên mình tranh thủ tước sợi trong lúc nghỉ lao động,sản xuất , lúc đi đường , học chợ để có thể dệt xong vào tháng 12.

● Cây ăn quả :

- Các loại cây ăn quả : đào , lê, táo , nhiều loại mận ngọt nổi tiếng ở vùng Hmong Trong những năm qua trên Đồng Văn , tỉnh Hà Tuyên trồng táo có kết quả khá tốt Tuy nhiên, hiện nay loại quả đó chưa trở thành mặt hàng chuyên dụng bởi vận chuyển khó.

2 Chăn nuôi

- Ở trên các vùng cao , người H'mông có quan niệm nếu nhà ai không có lợn hoặc gà thì sẽ không phải là người Hmong Vậy nên vùng Hmong là nơi chăn nuôi gia đình ( trâu , bò , lợn , gà , ngựa , ) tương đối phát triển Trong sản xuất không thể thiếu sức kéo trong sinh hoạt nên rất cần ngựa thồ , cho nên việc nuôi trâu , bò , ngựa không chỉ phát triển mà còn được họ chăm sóc chu đáo Trong truyền thuyết , lợn là vị thần đã công giúp người , là cha của “ Vua” H'mông.

3 Săn bắt , hái lượm

Trang 4

- Thu hái : Việc thu hái có vị trí vô cùng quan trọng Đồng bào thường thu hái : củ gấu , thảo quả , đẳng sâm , hà thủ ô, hoàng liên , cánh kiến , chè, là những hàng hóa có giá trị cao.

- Săn bắt : Ở những nơi Tây Bắc , Nghệ Tĩnh và phía Bắc Hoàng Liên Sơn , săn bắn được chú ý Tuy súng kíp rất phổ biến , nhưng đồng bào vẫn làm bẫy , và có nhiều kinh nghiệm bẫy giết hổ rất tốt Căn cứ vào bước đi của hổ , người ta đặt súng ở độ cao để khi nổ đạn lúc nào cũng xuyên vào ngực con thú

4 Sản xuất thủ công nghiệp ● Nghề dệt lanh :

- Nghề dệt lanh của người Mông mang ý nghĩa hết sức to lớn đối với văn hóa truyền thống dân tộc, là một minh chứng sinh động thể hiện đức tình cần cù, chịu thương chịu khó của đồng bào đã vượt qua mọi khó khăn, khắc nghiệt của tự nhiên để xây dựng đời sống ngày càng tươi đẹp.

- QUY TRÌNH :

+ Nguyên liệu chính để dệt lanh là cây lanh Cây lanh được trồng sau khoảng hai tháng sẽ được thu hoạch Nếu thu hoạch sớm, sợi lanh sẽ dai Thu hoạch muộn, việc tách bóc vỏ sẽ khó Vỏ lanh khi bóc tách phải ở chỗ không có nắng và gió, tránh tình trạng vỏ lanh dính chặt vào thân cây.

+ Sau khi tách, vỏ lanh được cho vào cối giã đến khi xoăn lại, sau đó, tiến hành nối sợi bằng cách cuộn sợi trực tiếp vào tay hoặc que gỗ, nối ngọn với ngọn, gốc với gốc đảm bảo các đoạn nối đều nhau về bề rộng.

+ Sau khi nối xong, sợi lanh đem ngâm nước lạnh từ 15-20 phút rồi đưa lên khung se sợi.

+ Sau đó, sợi được đưa vào một khung quay để tháo ra và bó thành từng bó rồi mang đi luộc với tro bếp, ngâm và giặt Việc này lặp lại đến khi nào sợi lanh trắng mới mang đi phơi khô rồi cho vào khung để dệt.

+ Người Mông vẫn dệt vải thủ công bằng khung cửi Công đoạn dệt vải thường do các nghệ nhân lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm đảm nhận để có thể xử lý các sợi đứt, xấu.

+ Vải dệt xong được đặt giữa một phiến đá và một trụ gỗ Người thợ đứng lên trên phiến đá lăn qua lăn lại cho đến khi toàn bộ bề mặt vải được cán phẳng, mềm và mịn mới mang đi ngâm với tro bếp củi một

Trang 5

tuần cho trắng rồi phơi khô Một tấm vải lanh đẹp phải có sợi đều, trắng, mịn Vải lanh bền, hút ẩm nên khi mặc cho cảm giác thoáng mát.

- Ngoài dệt vải, phụ nữ Mông còn có kỹ thuật vẽ sáp ong và nhuộm chàm Đây là công đoạn khó nhất bởi việc này phụ thuộc vào thời tiết, chỉ khi thời tiết chuyển sang mùa Hè mới làm được.

- Người thợ vẽ họa tiết truyền thống Mông lên vải trắng bằng sáp ong đun nóng Khi mang vải đi nhuộm, đường nét sáp ong không thấm màu sẽ làm nổi hoa văn trên vải Trong khi đó, kỹ thuật nhuộm chàm cho ra những tấm vải nhiều màu sắc Màu nhuộm được sử dụng cũng hoàn toàn tự nhiên - Công việc vẽ trên vải tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực sự cầu kỳ Để vẽ được sáp ong lên vải lanh, nghệ nhân phải ngồi nhiều giờ, nhiều ngày bên bếp đun sáp, tỉ mỉ dùng “bút” được chế tác từ thanh tre dài khoảng 10cm, ở đầu nẹp một lưỡi đồng mỏng.

- Khi vẽ, nghệ nhân phải chấm đầu bút vào chảo sáp ong đang nghi ngút khói bên trên bếp than hồng, sau đó đưa tay khéo léo kẻ từng đường thẳng trên vải, khi kẻ phải căn chỉnh sao cho lượng sáp chảy đều, không loang lổ tới khi hết “mực sáp” rồi mới tiếp tục chấm nét bút tiếp theo.

● Nghề kim hoàn : vòng cổ , vòng tay , khuyên tai , nhẫn các hoa văn trên mặt.

- QUY TRÌNH :

+ Trước hết, để chế tác bạc, người Mông cần nhiều công cụ kết hợp với nhau: bễ thổi, quạt gió, lò nung, nồi nấu bạc, khuôn đúc, búa đập (có 4 loại: búa sừng trâu, búa quai tay, búa nhỡ và búa con); kìm sắt (có 3 loại: dài dùng để chọc than, gắp nồi nấu hoặc điều chỉnh vị trí nồi trong lò nung trong quá trình nấu bạc; loại ngắn hơn dùng để gắp sản phẩm trong quá trình tôi cũng như chế tác khi bạc còn nóng; loại nhỏ dùng để cặp bạc trong quá trình gia công chế tác trên đe nhằm tạo hình, tạo dáng cho sản phẩm lần cuối).

+ Bộ đục chạm hoa văn được làm bằng đinh sắt, gồm 4 loại, có hình dáng, kích thước, chức năng sử dụng khác nhau Ví dụ: "Ná tram" dùng để chạm hoa văn hình li ti, "Tủ ma" dùng để chạm hoa văn hình chấm, "Khó chủ" dùng để chạm các đường sọc dài, "Chầy nấy nix" dùng để chạm các loại hoa văn hình bán nguyệt; "Sừ phăng" dùng để chạm các loại hoa văn hình vuông.

+ Để chạm khắc những sản phẩm có giá trị , đòi hỏi nghệ nhân kinh nghiệm , biết phân biệt các nguyên liệu Nếu trong quá trình có sử

Trang 6

dụng tạp chất thì bạc sẽ bị vỡ , đục không trong như thường và giá trị không được đảm bảo Bởi người ta thường dùng bạc để bảo vệ sức khỏe , trừ tà ma.

+ Chạm khắc hoa văn là công đoạn cầu kì, tỉ mỉ nhất Nghệ nhân phải dùng óc sáng tạo, mắt thẩm mỹ để chạm khắc các họa tiết hoa văn trên sản phẩm thô làm cho trang sức trở nên mềm mại, sống động, uyển chuyển và tinh tế.

+ Các mẫu hoa văn trang trí trên trang sức bạc thường là họa tiết hình hoa, lá, hình mặt trăng, hình xoáy trôn ốc, hình con ong, con bướm và các vật dụng gắn với đời sống thường nhật như hình cối xay, hình cánh quạt, hình lưỡi liềm ) Đặc biệt, họa tiết cây dương xỉ là hoa văn đặc trưng trên các sản phẩm trang sức của người Mông ● Nghề đúc lưỡi cày : để canh tác trên diện tích đất hẹp giữa rừng đá

trập trùng

Về chất liệu, chỉ cần gõ vào lưỡi cày là biết lưỡi cày đó tốt hay bị pha sắt và có dễ bị gãy hay không Gõ lên phải có tiếng keng keng Phải thật tinh để nghe: cuối lưỡi cày gõ vào có âm thanh trầm đục, giữa lưỡi cày tiếng gõ nghe phải thấy thanh hơn, thì mới là lưỡi cày tốt

- QUY TRÌNH : Những thợ rèn vùng cao, người làm nghề đúc lưỡi cày phải có kinh nghiệm, có sự kiên trì, bền bỉ và cẩn thận trong từng công đoạn nhỏ + Đầu tiên , Dùng bút lông đuôi ngựa quét một lớp bột than tạo độ mịn

cho khuôn Đập nhỏ đất sét tạo khuôn đúc lưỡi cày Khuôn đúc lưỡi cày có 2 mảnh làm từ đất sét tr TD ộn với bột than, bột đá đặt trên giá gỗ Bột than hoa từ gỗ sồi, bột đá là hai phụ gia dùng làm khuôn đúc + Than để nung lưỡi cày, cũng phải kén chọn Đó là than làm bằng gỗ

sến, vì than củi bình thường đun không thể cho đủ độ nóng để gang chảy được Than gỗ sến sẽ cháy bền mà không thành tro + Chồng 2 mảnh của khuôn đúc, cố định và hàn lớp đất sét bịt kín

khuôn đúc Gang nguyên liệu được cắm thẳng vào lò, vun, phủ than hoa gỗ sồi lên trên

+ Khi đun xong, hắt ra là than tắt ngay và có thể dùng lại đựơc từ 2 đến 3 lần, cho đến khi bay hết hơi nóng, chỉ còn lại những mảnh than vụn li ti Tính ra khoảng 5kg than gỗ sến như thế mới đủ nhiệt nung đựoc một cái lưỡi cày Để làm ra một lưỡi cày, hết khoảng 5kg gang nữa Gang này đựơc thu góp từ các loại cày, cuốc, dao cũ của bà con Sau đó, chàng trai người Mông sẽ thổi bễ lò nung nhưng nếu mom thổi làm không chuẩn, thì gang nung sẽ không chảy mà dễ bị đông lại Rót gang nóng chảy vào khuôn đúc Đợi khoảng 3 phút có thể dỡ khuôn ra Rồi sau đó chiếc lưỡi cày sản phẩm đỏ rực được làm sạch trước khi ủ vào tro bếp.

Trang 7

● Nghề khoan nòng súng :

- Giá khoan nòng súng kíp là 1 công cụ sản xuất phục vụ cho nghề rèn, làm súng kíp của người Mông, đây là 1 kỹ thuật đặc biệt đòi hỏi người thợ rèn phải có trình độ kỹ thuật kinh nghiệm cao Súng được người đàn ông chế tạo ra và sử dụng, với một gia đình có bao nhiêu đàn ông là được trang trí bấy nhiêu khẩu súng còn được sử dụng từ đời này sang đời khác - QUY TRÌNH :

+ Nòng súng bằng sắt khoan bằng tay, giá trị của súng được đánh giá cao hay thấp là do độ dài của nòng súng.

+ Báng súng được làm bằng gỗ dài gần bằng 3/4 nòng súng, Báng súng liền với tay cầm thành một khối.

+ Cò súng được gắn ở cạnh tay cầm ở cổ báng súng cò súng bằng thép có sức đàn hồi lớn, cò súng có tác dụng gây nổ (khi bóp cò làm bộ phận kim hỏa đập vào hạt nổ gây ra lửa làm cháy thuốc nổ tức thì gây nên áp lực đẩy các viên đạn ra khỏi nòng súng với tốc độ nhanh có tác dụng sát thương và tiêu diệt vật cần bắn )

● Nghề làm giấy bản :

- Giấy bản ngoài việc được sử dụng làm xử ca (bàn thờ) mới vào ngày Tết, còn được dùng trong nhiều nghi lễ quan trọng như cúng tế, đám ma, đám cưới Nó như một vật tế có ý nghĩa gắn kết giữa người sống và tổ tiên, trong các nghi thức lễ tế người Mông họ cắt giấy thành những hình nhân, hoa lá, cỏ cây cầu mong cho gia đình chủ khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi Mỗi gia đình người Mông có một góc thờ, chỉ dán một tờ giấy lên vách giá phía sau đối diện với cửa chính đánh dấu góc thờ nhưng rất đỗi linh thiêng - QUY TRÌNH : mùa làm giấy giang chỉ diễn ra trong vòng 2 tháng, từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 11 (âm lịch).

+ Nguyên liệu chính đều được lấy từ thân cây giang hoặc các loại cây họ tre luồng mọc rải rác trên sườn đồi Ngoài ra, một thành phần không thể thiếu để tạo chất kết dính là vỏ của các loài cây chứa nhớt + Người Mông thường làm giấy vào thời gian nông nhàn, thời tiết khô

ráo, trời nắng mới phơi được giấy, giấy mới trắng và đẹp + Dụng cụ làm giấy rất đơn giản, là 1 cái khuôn để tráng giấy, khuôn

được làm bằng vải căng trên 1 cái khung bằng tre hoặc gỗ, mặt khuôn bằng vải bông, có độ thoáng, kích cỡ tùy thuộc vào ý định của gia chủ, thường là 60 x 1,2m Ngoài ra còn có 1 nồi nấu nguyên liệu để làm giấy, 1 cục kê và thanh gỗ để đập giấy, 1 chậu đựng nước pha bột giấy.

Trang 8

+ Người Mông thường chọn những thân cây giang, cây nứa đẹp nhất (thường là cây bánh tẻ) về để làm giấy Việc chọn nguyên liệu quyết định đến 80% chất lượng giấy bản Giang, nứa hoặc vầu phải tìm được những cây óng xanh, không bị sâu.

+ Khi chặt về chặt thành từng đoạn rồi ninh kỹ khoảng 10-15 tiếng Trong quá trình nấu thỉnh thoảng đảo lên cho một ít tro bếp vào có tác dụng làm cho nguyên liệu nhanh nhừ và chất tẩy tạo cho giấy trắng, mịn.

+ Nguyên liệu sau khi được nấu xong, tiếp đó ủ giang trong 2-3 ngày rồi đem ra giã nhuyễn Lúc giã và lọc để lấy hỗn hợp làm giấy phải thật đều tay cho mịn các sợi

+ Sau khi ninh, giã nhuyễn cây giang, người Mông cho nước vào khuấy lên rồi lấy vải màn lọc lấy bột mịn để làm giấy.

+ Bột giấy được lọc theo kinh nghiệm của người làm, nếu lọc sơ sài thì chất lượng giấy không mịn, còn lọc kỹ quá thì độ kết dính sẽ giảm, ảnh hưởng đến độ bền của giấy.

+ Sau khi lọc, bột làm giấy được quấy kỹ, cho nhiều nước để làm loãng, dùng một cái muôi múc nước bột tưới lên mặt khuôn, tưới xong một lượt nếu chưa đều phải lấy thìa nhỏ tưới vào những chỗ chưa có Khuôn tráng giấy được kê lên cao để cho thoáng, thoát nước nhanh Trong quá trình tưới, nước chảy hết, trên mặt khuôn đọng lại lớp bột và tơ mịn của nguyên liệu, khi tráng xong đem giấy ra phơi + Việc giấy có chất liệu đẹp hay xấu còn tùy thuộc vào thời tiết có được

ánh nắng hay không Thông thường, nếu như trời nắng thì chỉ cần phơi 5-6 tiếng thì giấy sẽ khô và cất giữ được vào nhà.

5 Mua bán trao đổi

- Hình thức mua bán: phần lớn người Hmong trao đổi hàng hoá trực tiếp còn lại là thông qua sự trung gian của các thương nhân địa phương

- Các sp thường đc trao đổi: nông sản, thực phẩm, vải, đồ dệt may, đồ gốm sứ, đồ thủ công mĩ nghệ.

- Phiên chợ :

+ Thời gian : chợ phiên khác chợ thông thường ở chỗ chỉ mở bán vào những ngày đặc biệt cố định, có chợ thì mở vào thứ Bảy, Chủ nhật mỗi tuần, có một vài chợ mở vào thứ Năm, thứ Sáu; có nhiều chợ mở theo ngày Dần và Thân, Tỵ và Hợi mỗi tháng.

Trang 9

+ Địa điểm: dân tộc Hmong sinh sống ở độ cao 800 đến 1500 m so với mực nước biển nên các phiên chợ đều diễn ra ở các khu vực đồi núi

+ Nét độc đáo: chợ có thể trao đổi bằng hàng hóa, có khi không cần dùng đến tiền, có khi là lợn gà đổi lấy ngựa, có khi là thóc gạo đổi lấy chó mèo Ở đây, ngoài việc bán các con giống như ngựa con, chó con, lợn con hiền như đá núi, họ trao đổi và tìm bạn.Tới chợ, du khách có thể mua các mặt hàng thổ cẩm do chính bàn tay của những người phụ nữ nơi đây làm ra , mua các sản phẩm địa phương: vòng nhẫn, lắc bạc xinh xắn của các cô gái người Mông hoặc nghe họ hát mà không phải trả tiền.Mọi người đến chợ ngoài mục đích mua bán còn là để vui chơi, Nếu như có ai đó múa khèn lập tức được mọi người kéo đến cùng tham gia.Đối với đàn ông vùng cao thì chợ cũng là nơi để một tuần họ có thể gặp gỡ cùng uống rượu bên chảo thắng cố Với người H'mông đi chợ là phải say rượu, nếu chưa say thì chưa vui.

I Văn hóa vật thể 1 Nhà ở, công trình kiến trúc

● Nhà cửa

- Từ xa xưa người Hmong vẫn ở nhà đất, nhà người mèo phổ biến là ba I gian hoặc ba gian có thêm chái.

- Hà Giang: Nhà được làm khá chắc chắn do Biết dùng Mộng - Nơi khác: chưa được vững chắc vì chủ yếu dùng ngoãm và buộc lạt - Mái lợp cỏ tranh, ngói âm dương hoặc bằng ván xẻ (gỗ thông) tường vách thường làm bằng ván xẻ, bằng liếp nứa, cỏ tranh

- Nhà trình tường hoặc tường xếp bằng đá chỉ có ở những nơi gần biên giới, tường trình rất dày có khi tới 70 - 80cm

- Nền nhà khá cao (80 - 100 cm) xung quanh được kè bằng đá ● Kết cấu bộ khung nhà

- Hình thành trên cơ sở các vì kèo - Vì kèo cơ bản là kiểu vì kèo ba cột

- Vì kèo ba cột : Hai cột con hai bên và cột cái ở giữa, đầu chống lên cái nóc Để liên kết các cột với nhau ngoài hai kèo còn có xà ngang, xà ngang của nhà người mèo phổ biến là xà kép ( 1 trên ,1 dưới ghép sát vào nhau) còn các vì kèo được liên kết với nhau nhiều hệ thống xà dọc

- Vẫn là vì kèo ba cột nhưng với hai xà kép và có thêm xà dọc ở chân cột con

- Vì kèo bốn cột: vẫn trên cơ sở vì kèo ba cột nhưng có thêm một cột hiên ở phía trước

● Mặt bằng sinh hoạt

Trang 10

- Ngôi nhà của người H’mông dù to hay nhỏ cũng phải có 3 gian và nhà không có cửa sổ nên lúc nào cũng tối, Gian bên trái dùng để đặt bếp nấu nướng và buồng ngủ của vợ chồng gia chủ; gian bên phải dùng để đặt bếp sưởi và giường khách; gian giữa thường rộng hơn hai gian bên và là gian để bàn thờ tổ tiên đối diện với bàn thờ tổ tiên là cửa chính, đồng thời cũng là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình, nhà của người người H’mông ở giữa gian thứ nhất và gian thứ 2 có cây cột cái và là cây cột chủ đạo trong gia đình thể hiện sự ngay thảng, cứng cáp,vững vàng của chủ , nên cây cột phải là một cây rừng không bị sâu, thối, cụt ngọn.

- Điểm độc đáo trong kiến trúc nhà ở của người dân tộc H’mông so với người Kinh có lẽ là việc đặt bếp nấu nướng ngay trong ngôi nhà Và đặc biệt, bếp của người H’mông thường ít khi tắt lửa, lúc nào cũng ấm lửa để mang lại sự ấm áp cho toàn bộ ngôi nhà

- Điều đặc biệt là đàn bà, con gái không được phép trèo lên trên gác Bởi thế kể cả khi cha mẹ chồng, con trai trong nhà đi vắng thì con dâu, con gái cũng không được lên gác; nếu muốn lấy vật gì trên gác cũng không được trèo thẳng lên mà chỉ được phép dứng ở bậc thang rồi lấy que khều.

- Nhà của người Mông thường dựa lưng vào sườn núi Đặc biệt, đối với người Mông, hầu như nhà nào cũng trồng một vài cây đào, cây mận, cây lê Hình ảnh mùa xuân với hoa đào nở đỏ, hoa lê trắng bên những bức rào tựa như một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ Bên trong hàng rào là một đời sống sinh hoạt hết sức ấm cúng của các gia đình người Mông.

- Trải qua hàng thế kỷ, người Mông trên vẫn không ngừng sáng tạo để cải tiến ngôi nhà truyền thống của mình cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, cũng như trong sinh hoạt, lao động sản xuất mà vẫn không quên gìn giữ những nét đặc trưng truyền thống của dân tộc 2 Trang phục

● Cách làm ra trang phục

- Người Mông dệt vải từ sợi cây Lanh là chính

- Công việc trồng lanh, chế biến sợi và dệt vải là của phụ nữ - Gia đình nào cũng có nương chồng lanh

(đất trồng lanh là đất tốt độ phì cao thường ở ven chân núi hoặc trong các thung lũng nhỏ, được chiếu sáng cả ngày Đất trồng lanh phải được cày ải, làm cỏ, bón phân trước khi gieo )

- Do sinh sống những vùng có đk tiểu khí hậu sai biệt nhau nên thời vụ trồng và thu hoạch lanh có thể xê dịch sớm muộn đôi chút, sao vừa tránh mưa nhiều (mưa đá) tránh gió mùa rét -> ảnh hưởng chất lượng sợi lanh

VD: Ở Lào Cai, Yên Bái người ta trồng lanh vào tháng 4 âm lịch, thu hoạch sau đó từ 3-4 tháng.

Trang 11

- Ngoài khâu cày xới cần tới bàn tay nam giới còn việc gieo trồng, chăm bón hoàn toàn do phụ nữ đảm nhiệm, thậm chí có việc người đàn ông không được tham gia

- Nghề trồng và dệt vải lanh đã gắn bó lâu đời với người Mông -> Nó không chỉ là vật liệu cơ bản để dệt vải may mặc, nhu cầu của đời sống vật chất con người Mà cây lanh đã đi vào thế giới tâm linh, tình cảm, trở thành biểu tượng cho sự bền chắc của đời người, của tuổi thọ, sự gắn bó lứa đôi, sợi chỉ dẫn đường cho linh hồn người chết về với tổ tiên, là cái cầu để linh hồn tổ tiên đầu thai trở lại với con cháu ● Những nét chung về trang phục

- Tất cả các nhóm địa phương của người Mông đều mặc phải lanh nhuộm chàm ( dù có một vài bộ phận trang phục của người mông trắng vẫn để nguyên vải mộc)

-> Chất liệu vải lanh tạo cho y phục mông những nếp rất riêng so với các dân tộc khác (Đường nét, màu sắc, hoa văn)

VD cũng là màu chàm nhưng màu chàm của vải lanh ánh sắc hơn so với sắc chàm của vải bóng hay vải sồi cũng là váy xếp nếp tương tự như một số dân tộc khác nhưng biết phải lanh khỏe khoắn,, óng ánh hơn so với nếp của vải thường

- Đàn ông mặc quần đũng thấp, áo cài vạt sang một bên, ngắn lửng để hở một khoang bụng

- nữ thì mặc váy nhiều nếp là chính, phủ ngoài là đôi tạp dề cả trước và sau, áo mặc may kiểu ngắn, cài khuy sang một bên, trên tay có ghép nhiều khoanh vải màu, bao dây lưng với nhiều kiểu loại có trang trí.

- Màu sắc và các đường nét trang trí trên y phục và các đồ trang sức của bộ nữ phục mông giàu màu sắc sặc sỡ, có lúc gây cảm giác dư thừa Tuy nhiên nếu đặt họ vào môi trường rừng núi khắc nghiệt thì màu sắc rực rỡ tạo nên sự tương phản hài hòa, bừng lên sức sống con người.

- Màu sắc trang trí trên nền y phục: đỏ vàng xanh đen - kỹ thuật tạo hình: tận dụng tối đa các kỹ thuật vừa dệt, thêu,

ghép màu và vẽ sáp ong.

- Vật trang sức: bạc, cườm, tua màu để gắn trên mặt vải, Dùng các đồ trang sức đeo, vòng, dây chuyền, xà tích hoa tai, nhẫn ● Những sắc thái riêng về trang phục

- Bộ nữ phục Hmong trắng

+ Bộ nữ phụ gồm váy, áo, khăn đội, thắt lưng, tạp dề, trà cạp và các đồ trang sức khác.

+ Phần lớn phụ nữ mông trắng mặc váy.

+ Trước khi chết phải lấy bộ váy trắng ra thay như vậy tổ tiên mới nhận linh hồn người quá cố.

Trang 12

+ Váy may bằng vải lanh trắng, màu vải càng trắng càng đẹp + Váy là kiểu váy xếp nếp, trên thân váy không trang trí màu sắc

hay hoa văn g,có loại váy ít nếp hơn mặc ngày thường Còn váy nhiều nếp dùng riêng cho những dịp lễ Tết.

+ Váy gồm cạp và thân váy, cạp váy đã được chiết lại sao cho vừa vòng bụng, thân váy xòe rộng

+ Phần thân váy mặc thường chỉ may khoảng 20 - 30 vải vuông là đủ , Nhưng váy ngày lễ phải gấp đôi số vải, Do vậy số nếp gấp nhiều hơn, dài, đung đưa theo nhịp bước

+ Thường phủ ra ngoài váy trắng là chiếc tạp dề ở cả phần trước và sau.Tạp dề Không trắng tuyền như váy mà là miếng vải cứng, Trên đó có những sọc vải màu sọc từ trên xuống dưới tô điểm cho nền váy Tạp dề vừa là vật bảo vệ vừa là vật trang trí, khi cần cuộn lên thành một túi đựng đồ

+ Áo ngắn may vừa với thân hình, xẻ ngực Hai vạt vừa chấm thắt lưng, hai nách áo không cắt thẳng mà hơi lượn eo, nên khi mặc, áo càng ôm gọn lấy người Loại áo thường ngày chỉ là một miếng vải màu hay thêu thùa qua loa, nhưng nếu là áo cưới, áo hội, áo cúng, hay áo mặc cho người chết thì trang trí cổ yếm rất cầu kỳ và công phu.

+ Thắt lưng: thường ngày đi làm phụ nữ thất loại thắt lưng vải, giữ chặt đoạn nối giữa gấu áo và cạp váy loại thắt lưng dùng trong những dịp hội hè nghi lễ là thắt lưng vải có thêu hoa văn trang trí + Phụ nữ mông trắng đội khăn thành một vành lớn trên đầu sau khi

cuốn khăn thành vành Có người còn đội ra ngoài những mảnh khăn vuông với nhiều màu khác nhau

+ Người mông trắng có loại áo riêng trong tang lễ vừa cho người chết vừa cho người sống Áo mặc cho người chết, không thể nam nữ đều giống nhau Đó là áo may bằng vải lanh, xẻ ngực, may rộng và phủ dài, cổ áo trang trí giống như áo của phụ nữ nhưng to rộng hơn.

- Bộ nữ phục Hmong Hoa

+ Váy bằng vải lanh nhuộm màu chàm đen, trên thân váy trang trí hoa văn Đây là loại váy xếp nếp, phần cạp váy chiết lại cho vừa vòng bụng, thân và gấu váy thì xòe rộng, chu vi tới hơn 5 m, số nếp gấp đếm được cũng tới hơn 500 m

+ Váy chia làm ba phần: cạp hay đầu váy, thân và gấu váy

+ Cạp váy có dây buộc, trên mặt thường trang trí hoa văn vẽ bằng sáp ong

+ Phần thân và gấu và trang trí hầu như giày đặc những hoa văn bằng cách thêu và ghép vải màu, phần thân vải thêu các đường thẳng song song, giữa những đường song song nằm ngang ấy là những mảnh vải màu được ghép rất khéo léo.

Trang 13

+ Gấu váy được phân ra từng đoạn với những đồ án trang trí khác nhau Thường là đồ án đầu và cuối tương ứng nhau, tạo nên thế đối xứng

+ Trên tấm váy không còn thấy chỗ nào còn nguyên màu nền nữa, mà các màu đỏ xanh vàng đan xen vào nhau, trong đó màu đỏ là chủ đạo.

+ Áo có hai loại:

Áo mặc ngày thường bằng vải lanh hoặc phải đen, kiểu xẻ ngực, Có những nút cài bằng vải hai bên mép nẹp áo tay áo dài, có ba Khoanh màu trang trí cách quãng nhau trên khắp cánh tay hay dồn về phía cửa tay Phía cổ sau Của áo, cũng giống như người mông trắng có trang trí đá cho nhưng chỉ khác là đây thuần túy chỉ là hai miếng vải hình chữ nhật ghép lại áo may 2 lớp

Áo mặc trong dịp tết lễ, hội hè thì có các hoa văn trang trí từ khoảng 1/3 Thân Áo trở xuống thường là các đường xoáy ốc nằm giữa các đường thẳng song song kỹ thuật tạo hoa văn là kết vải màu Miếng vải màu hình chữ nhật được cắt thành đường xoáy ốc, nét khá mảnh, rồi được khâu lên vải áo

+ Phủ ngoài váy là chiếc tạp dề để màu tràm nguyên hoặc được ghép các sọc vải màu khác, hoa văn

+ Người mông hoa không dùng nhiều thắt lưng và trang trí cầu kỳ, chỉ một cái bằng vải lanh nhuộm chàm, dài khoảng hơn 1 m, thất nhiều vòng quanh bụng.

+ Khăn và túi của phụ nữ muôn hoa chịu ảnh hưởng nhiều từ người Thái láng giềng, bình thường phụ nữ thích khăn màu chàm đậm hay màu đen Tuy nhiên khi đi hội hè chơi chợ chị em đội khăn thêu hoa gọi là phua pạ Khăn phua pạ mua của người Thái, đó chính là khăn piêu, nhưng sau đó trang trí thêm những chùm sợi len màu đỏ + Bình thường, phụ nữ đeo một vài vòng cổ bằng bạc, nhưng khi cưới

xin, lễ tết họ đeo nhiều vòng bạc cùng lúc (2-7 chiếc)

+ Người ốm đau còn đeo các loại vòng vía, túi vía Vòng vía xoắn lại từ ba sợi dây đồng, bạc, và sắt do thầy cúng trực tiếp đeo cho người ốm để không cho vía người ốm thoát ra ngoài và ma quỷ không nhập vào người làm hại

+ Vòng tay người Mông Hoa cũng có nhiều kiểu loại, trong đó quý và đẹp nhất là chiếc vòng tay bằng bạc khắc hình khóm lúa rất tinh tế, trên khắp mặt vòng loại đó gọi là khâu pó chè.

+ Phụ nữ có mang, vừa mới sinh thường hay đeo vòng tay bằng đồng, trên mặt có những hình nổi tượng trưng cho 12 con vật: rồng, chó, lợn, gà, hổ, thỏ, rắn, khỉ, voi, ếch, chuột, thằn lằn.

+ Phụ nữ Mông Hoa đeo vòng tai bằng nhôm mỏng, toàn thân hình xoắn ốc, mỗi bên tai ít nhất đeo một vài cái, còn thường thì 2-3 cái, trên mặt của những chiếc khuyên trang trí nhiều họa tiết chủ yếu là họa tiết xoắn ốc.

Trang 14

3 Ẩm thực

- Để đảm bảo thâm canh lúa nước ở vùng cao khắc nghiệt, từ xưa đồng bào Mông đã chú ý làm thủy lợi, tận dụng sức mạnh của thiên nhiên để duy trì sự sống của mình Cùng với thời gian, ngày nay nếp sinh hoạt, ăn uống của người Mông vùng cao cũng có nhiều thay đổi, tuy rằng các sản vật trong đời sống hàng ngày đều lấy từ thiên nhiên hoặc do chính bàn tay lao động làm ra nhưng cách thức chế biến và ăn uống đã khác, mang tính cầu kỳ hơn - Trong các món ăn hàng ngày cũng như lễ hội, dân tộc Mông rất chú trọng đến gia vị và màu sắc vì đặc điểm thiên nhiên ở đây giá lạnh, rất cần có những món ăn ấm, nóng với màu sắc mạnh Nếu như ăn uống trong ngày thường là yêu cầu trọng thực, đảm bảo nhu cầu no thì ở những phiên chợ đông vui, nhu cầu ăn uống cộng cảm được đặt lên hàng đầu Chỉ cần một bình rượu và một chảo thắng cố, lần lượt, từng người sẽ uống chung bát rượu và ăn chung một chảo canh Đó là một hình ảnh đẹp về tính cộng đồng và bình đẳng của người Mông, Dao ở vùng cao Tây Bắc trong cách thức ăn uống.

- Cây lương thực chính của người Mông là cây ngô cho nên ở nhiều vùng, đồng bào sử dụng ngô là món ăn chính Đối với người Mông, bữa ăn sáng là bữa phụ, hai bữa chính là trưa và tối.

- Ở một số vùng, người Mông còn dùng ngô non thái hạt, xay nhuyễn hoặc dùng bột ngô nếp làm bánh rợm, bánh trôi Món ăn phổ thông được đồng bào ưa dùng là đỗ tương xay thành bột đun sôi, cho ít nước chua và rau vào nấu chín làm canh Món ăn khô là lạc, vừng rang Các loại thịt được nấu, nướng hoặc hầm nhừ với gia vị nhưng không có tập quán làm thắng cố như vùng Hà Giang và Tây Bắc Thịt để dành lâu ngày được ướp muối, phơi hoặc sấy khô trên gác bếp Do điều kiện sống trên núi nên ngoài thịt thú rừng, thịt gia súc, gia cầm, trứng gà, vịt, hiếm khi đồng bào được ăn ốc, cá Các loại rau rừng như bò khai, rau ngót rừng, các loại nấm, măng, hoa chuối, lõi non thân chuối, các loại quả bứa, vả, dâu da thường được xào nấu hoặc ăn sống như các loại quả cây.

- Đồ uống hàng ngày là nước đun sôi để nguội, hoặc nướng quả ngô cháy vàng cho vào nồi nước sôi để dùng như nước chè nhưng có chút mùi khét, vị ngọt; hoặc uống chè dây là cây dây leo bò, mọc hoang ở rừng núi Do du canh du cư không trồng được chè, đồng bào thường mua chè để uống, tiếp khách Nhiều khi đi rừng, làm nương rẫy họ còn phải uống nước khe suối - Rượu được rất nhiều người ưa dùng, thậm chí nam giới thường dùng hàng ngày Các dịp cưới xin, cúng ma, tiếp khách và các ngày tết không thể thiếu rượu Do cây lương thực chính là ngô nên rượu của người Mông

Trang 15

thường được cất từ ngô Tuy nhiên cũng có người cất rượu từ mì, mạch, sắn, chuối và các cây có bột trong rừng.

- Ẩm thực Dân tộc H'mông đặc trưng và phong phú, phản ánh nét độc đáo của văn hóa và đời sống của người H'mông Dưới đây là một số món ăn nổi tiếng của người H'mông:

+ Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông, ở trung du miền núi phía Bắc Món này ban đầu có nguồn gốc từ Vân Nam (Trung Quốc), về sau được du nhập sang các dân tộc Kinh, Dao, Tày Thắng cố được chế biến rất đơn giản nhưng để nấu ngon miệng thì vẫn cần bí quyết riêng cũng như kinh nghiệm Người ta mổ ngựa (hoặc bò, dê, heo), làm thịt sạch sẽ,lấy tất cả nội tạng ăn được của con vật chặt ra từng miếng Sử dụng bếp lửa than, than phải "rực hồng", dùng một cái chảo lớn (chảo phải cũ không được dùng chảo mới), cho tất cả các thứ như thịt thủ, thịt mông, tim, gan, lòng… vào chảo cùng lúc, xào lăn theo kiểu "mỡ ngựa rán ngựa" (dùng chính mỡ có trong thịt để xào, không thêm mỡ ở ngoài) Khi miếng thịt se se cạnh, người ta đổ nước vào chảo và cứ thế ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ.

Để nồi nước dùng được ngon, đầu bếp người Mông phải nấu rất chu đáo: Múc từng muỗng bọt ra để nước xương thêm ngọt, thêm trong Các bộ phận như lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương, được cho vào sau cùng và đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau Gia vị truyền thống gồm muối, thảo quả, địa điền, quế, lá chanh nướng thơm, tán nhỏ, ướp vào thịt trước lúc đem xào Ngày nay, thành phần gia vị bị nhiều nhà hàng cũng như quán ăn thay đổi nhiều khiến hương vị trở nên khác biệt rõ rệt.

Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên.

+ Mèn mén: món ăn được làm từ những hạt ngô tẻ địa phương là thực phẩm hàng ngày của người Mông Cứ sau mỗi mùa thu hoạch, ngô lại được đồng bào Mông phơi trên những hiên nhà hay gác bếp, chờ khi thật khô mới đem đi làm mèn mén Tuy nhiên để có được bát thành phẩm ngon phải trải qua nhiều công đoạn và thời gian Đầu tiên ngô được tách hạt sau đó nhặt bỏ hạt sâu, mốc, chỉ giữ lại những hạt tròn và mẩy nhất Sau đó số ngô hạt này được mang đi

Trang 16

xay Người Mông vẫn sử dụng những cối xay đá truyền thống nên đây có thể coi là khâu vất vả nhất khi làm mèn mén.

Ngô xay xong được đem sàng để bỏ mày và sạn, sau đó mới bỏ bột vào nia để trộn cùng một chút nước Lúc này người Mông phải tính toán lượng nước cho vào vừa đủ để bột không bị khô hay quá vón Bột khô quá sẽ khó chín khi hấp, bột vón quá thì món ăn sẽ bị nát, không ngon Chính vì vậy, người làm món này thường là người có kinh nghiệm nấu nướng trong gia đình, để đảm bảo chuẩn và giữ nguyên hương vị.

Không giống những món ăn khác ở đây, mèn mén được hấp tất cả hai lần Nồi hấp được sử dụng là một chiếc chảo lớn chứa nước và ở giữa đặt một chõ cao Bột ngô sau khi đảo với nước sẽ được đặt trong chiếc chõ này.

Món mèn mén trộn cơm được rất nhiều người Mông yêu thích vì vị ngọt, bùi, thơm của ngô và vị mềm dẻo của cơm Tại các phiên chợ, món này còn được hòa vào nước dùng để ăn cùng phở hay mỳ Trước đây, người Mông thường chỉ dùng để ăn trong nhà Tuy nhiên ngày nay, chúng đã được làm nhiều hơn để bán trong các phiên chợ Do vậy du khách ghé thăm những phiên chợ vùng cao đều có thể tìm mua được món ăn dân dã, đặc trưng này của người Mông.

+ Rượu Ngô là loại rượu đặc sản của người H’Mông Sapa Rượu H’Mông có mùi thơm đặc biệt từ của men lá rừng, vị đậm đà của thóc nương, ngô nếp.

SaPa ở độ cao hơn 1000m so với mặt nước biển, khi hâụ mát mẻ, cây cối xanh tươi tốt Chính nhờ điều kiện khí hâu thiên nhiêu ban tặng đó mà những sản phẩm để làm ra rượu cũng vô cùng đặc biệt, rượu được nấu từ thóc nương, ngô nếp và men lá được chế biết từ hơn 20 loại lá thảo dược khác nhau.

Trước khi nấu rượu bà con người H’mông phải chuẩn bị men cùng với nguyên liệu rất cẩn thận Thóc nương đồ chín, cùng với ngô nếp, sau đó ủ với quả men đã chuẩn bị sẵn, trong qua trình ủ là sử phát triển lên men của các chất sinh học, dần dần biến đổi thành các chất hóa học trong quá trình lên men Rượu được ủ cho đến khi nào có mùi rất thơm đặc trưng thì đem chưng cất theo công thức riêng của đồng bào nơi đây mới tạo ra được những giọt rượu vô cùng chất lượng thơm ngon.

Trang 17

Là đố uống chưng cất cho nên rượu có màu trong vắt, hương thơm tinh khiết, nhẹ nhàng vị ngọt dịu Theo truyền thuyết dân tộc của người H’Mông thì rượu được nấu để cúng Giàng (thần tiên), vì vậy rượu được nấu hết sức kì công, rượu không chỉ mang ý nghĩa về ẩm thực, văn hóa rượu Tây Bắc mà còn ẩn sâu trong đó là nét văn hóa, tập quán của người H’Mông Đặc điểm của rượu H’Mông là uống thơm ngon của hương thóc, hương ngô nếp hòa quyện với hương thơm từ 20 loại thảo dược có trong men rượu Không những chất lượng đảm bảo, mẫu mã đẹp.

+ Ớt nướng : Ở Lao Chải (Sa Pa), người H'Mông có một món ăn vô cùng đặc sắc từ ớt Để làm món này, người ta dùng những quả ớt xanh đã già, cho vào bếp củi nướng chín, tới khi hơi cay bị xì hết ra thì bỏ ra, phủi sạch bụi than rồi giã nhuyễn cùng với muối hạt rang Chỉ đơn giản thế thôi cũng có thể trở thành một món chính trong bữa ăn rồi Có gia đình cầu kì hơn thì thêm một chút dầu hoặc mỡ đun nóng rồi bỏ ớt đã giã cùng muối vào xào qua lên cho thơm Thế là có món ăn vô cùng hấp dẫn.

Nghe tới nguyên liệu, chắc hẳn ai cũng sẽ hình dung ra ngay hương vị của món ăn này: đó là cay và mặn Vì đã được nướng trên than củi nóng, hơi cay trong quả ớt bị xì bớt ra ngoài nên ớt không quá cay như chúng ta ăn thông thường Cho ớt vào xào cũng làm tăng thêm độ thơm và hấp dẫn của món ăn.

Với chúng ta, có lẽ món ăn này chỉ hấp dẫn ở độ lạ, nhưng với bà con người H'Mông, mà cụ thể là ở bản Lao Chải (Sapa) thì đây lại là món quen thuộc, thậm chí là một trong những món ăn ngon Nguyên nhân là vì cuộc sống của người dân ở đây khá khó khăn, bữa cơm ngày thường chủ yếu là các loại rau dại luộc hoặc nấu lên, nên món ớt với vị cay kích thích vị giác này lại trở thành điểm sáng trên mâm cơm Bên cạnh đó, một số món ăn khác như canh rau dại cũng được người dân ở đây cho thêm ớt vào để tăng phần hấp dẫn cho món ăn + Bánh dày : món bánh cổ truyền và hoạt động giã bánh dày không thể thiếu trong các dịp lễ, hội hay dịp tết đến xuân về của đồng bào dân tộc Mông ở miền núi phía bắc Theo quan niệm xưa bánh dày của người Mông không chỉ là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắt của trai gái người Mông Mà còn là thứ bánh tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời Là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất Theo tiếng Mông bánh dày được gọi là “Pé- Plẩu”.

Bánh dày được làm rất công phu, nguyên liệu chính là gạo nếp thơm được hấp thành xôi Vừng rang sẵn và mấy lòng đỏ trứng gà đã được

Trang 18

luộc chín Để xoa tay và xoa các dụng cụ để nặn bánh để không bị dính Bánh ngon hơn khi ăn nóng hổi mới làm xong Để thưởng thức trọn vẹn mùi hương thơm đậm đặc vị xôi quê, thơm ngon riêng biệt của miền sơn cước Có thể rán hay nướng lên để ăn, ngon hơn khi chấm với mía đường hoặc mật ong.

+ Bánh láo khoải (còn có cách gọi khác là lức khoải hay rớ khoải) từ bột ngô là thứ không thể thiếu để ăn Tết của đồng bào Mông cư trú trên địa bàn Sính Lủng, Thài Phìn Tủng, Vần Chải, Sủng Trái Người ta dùng bột ngô đồ chín lên rồi cho vào cối đá giã cho bột ngô quyện dẻo sau đó cho ra bàn đá nặn thành những chiếc bánh khoải hình bầu dục, có bề mặt từ 15-20 cm, sau đó quyện mỡ cùng mật ong trên bề mặt bánh Bánh láo khoải có thể để được dài ngày, khi ăn, người Mông có thể cắt nhỏ bánh và nướng trên than củi cho bánh phồng thơm.

Loại bánh này thường được người Mông vùng Tây Bắc chế biến vào dịp lễ, tết hay làm để bán vào chợ phiên

+ Phở chua Bắc Hà : Khác với những loại phở bình thường, phở chua cần bánh phở, nước chua, dưa muối chua, tàu xì, lạc rang, tương ớt Sở dĩ nói đây là 1 món ăn dân dã vì bánh phở được làm từ loại gạo địa phương, đặc biệt là tàu xì được chế biến rất công phu, mất đến 3 tháng để có 1 hũ tàu xì ngon.

Với phần nước dùng được làm bằng cách ngâm, trộn rau cải với nước đường, phở chua được xem là món ăn dân dã, giản dị nhưng đậm đà, chứa đựng nét văn hóa của người dân vùng cao Bắc Hà Những sợi phở thơm ngon, dai và mềm vừa phải đặc biệt có màu nâu đỏ kết hợp hài hòa với vị giòn của lạc, vị chua dịu nhẹ của nước dùng và dưa chua, vị dai mềm của thịt, vị cay của tương ớt, vị thơm nồng của rau húng, tạo nên vị ngon lạ miệng mà dù có thưởng thức một, đến hai lần, ba lần, bạn cũng sẽ thấy không chán cũng vì hương vị độc đáo của nó.

Từ khi du lịch phát triển, phở Bắc Hà không còn là món ăn chỉ dành cho người dân bản địa nữa Du khách từ khắp nơi đến đây thường tìm các hàng phở địa phương để ấm bụng vào mỗi bữa sáng và vì thế phở chua cũng như các món phở đặc trưng khác tại Bắc Hà đang trở thành món ngon nổi tiếng mang đặc trưng vùng miền.

+ Lợn cắp nách: Đây là một món ăn truyền thống của người H'mông Lợn sẽ được làm sạch, sau đó lách vào trong nách và nướng trên lửa than Món này thường được dùng trong các ngày lễ và tiệc cưới.

Trang 19

+ Thịt heo nướng mắc khén: Món này làm từ thịt heo tươi, được xả ướp lửa và nướng trên lò than rừng Khi ăn, thịt được xé nhỏ và gắp bằng tay, ăn kèm với rau sống và mắc khén - một loại gia vị đặc trưng của người H'mông.

+ Lợn cắt sặc: Lợn được chọn là những con có da màu sặc, sau đó đem làm sạch và thái nhỏ Thịt lợn sẽ được nướng chín tới vàng rồi ăn kèm với cơm và nước mắm.

+ Lợn mình cuốn cải: Món này được làm từ lợn con non, sau khi làm sạch, sẽ được cuốn trong lá chuối hoặc lá mùi và đun chín Thịt lợn mình cuốn cải thường có hương vị đậm đà và được dùng trong các dịp gia đình.

4 Phương tiện di chuyển

- Dân tộc H'mông sử dụng nhiều phương tiện di chuyển khác nhau để phục vụ nhu cầu đời sống và giao thông của họ Dưới đây là một số phương tiện di chuyển phổ biến của người H'mông:

+ Đi bộ: Đi bộ là phương tiện di chuyển chính của người H'mông, đặc biệt trong việc di chuyển trong các vùng núi non xa xôi và giao thông khó khăn.

+ Thuyền tre: Trong những khu vực có sông, suối và hồ, người H'mông sử dụng thuyền tre để di chuyển thông qua các con sông Thuyền tre thường được làm từ tre và có khả năng di chuyển nhanh và linh hoạt trên mặt nước.

+ Xe máy: Trong những năm gần đây, xe máy đã trở thành phương tiện di chuyển phổ biến trong cộng đồng người H'mông Xe máy giúp người H'mông dễ dàng di chuyển trong thành phố và các làng xóm gần nhau.

+ Xe đạp: Xe đạp cũng là một phương tiện di chuyển phổ biến của người H'mông Chúng được sử dụng trong việc di chuyển trong cả thành phố và vùng nông thôn.

+ Xe con thú: Trong một số vùng nông thôn xa xôi và khó tiếp cận, người H'mông sử dụng xe con thú như cừu, bò, ngựa để di chuyển, vận chuyển hàng hóa và một phần trong các nghi lễ truyền thống.

Trang 20

- Phương tiện di chuyển của người H'mông phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và môi trường sống của họ Mỗi phương tiện đều mang lại một giá trị văn hóa và thể hiện phong cách sống của người H'mông.

5 Nhạc cụ

- Người Mông là dân tộc yêu thích âm nhạc Âm nhạc dân gian của họ độc đáo và giàu bản sắc, khó lẫn với âm nhạc dân tộc khác Nhạc cụ của dân tộc Mông được làm từ những vật dụng quen thuộc với con người như lá rừng, cây trúc…nhưng lại vô cùng độc đáo, riêng biệt, là một phần quan trọng trong văn hóa và truyền thống âm nhạc của người H'mông.

- Dưới đây là một số nhạc cụ dân tộc H'mông phổ biến:

+ Khèn: là nhạc cụ cổ truyền xếp vào hàng đầu trong văn hóa của người Mông, là vật gắn liền với con người, trở thành biểu tượng, linh hồn văn hóa dân tộc Mông Khèn được chế tác từ thân cây trúc nhỏ, dây rừng và một cái bầu bằng thân gỗ khoét rỗng.

Khèn có mặt trong hầu hết các hình thức sinh hoạt văn hóa của đồng bào Mông ở Tây Bắc và người Mông trong cả nước, trở thành vật linh thiêng, tiếng khèn kết nối giữa trần gian và thế giới tâm linh, là vật trung gian để con người trao đổi tâm tư, tình cảm.

Khèn có mặt trong hội xuân, là vật bất ly thân của các chàng trai người Mông Khèn hiện hữu trong lễ tang để tấu lên nhạc thiêng đưa tiễn linh hồn người chết Khèn trong lễ cúng thần linh là vật kết nối giữa hai thế giới thực và tâm linh Trong đời sống tình cảm, cây khèn và âm thanh du dương từ khèn là công cụ quan trọng để các chàng trai tỏ tình với cô gái.

+ Sáo của người Mông được làm từ cây trúc, thường dùng để tỏ tình Các chàng trai người Mông từ xưa đến nay thường thổi sáo, dùng tiếng sáo làm tín hiệu, để tỏ tình trong hội xuân hoặc trong cuộc sống thường ngày

+ Đàn nhị là nhạc cụ ít được sử dụng, chủ yếu dùng trong ngày hội để chàng trai tỏ tình với cô gái.

+ Kèn của đồng bào Mông có hai loại, một loại nhân tạo gọi là kèn môi, một loại từ tự nhiên gọi là kèn lá Kèn môi được làm từ lá đồng, khi thổi phát lên âm thanh rất vang và độc đáo Kèn lá được người Mông làm từ lá cây rừng trong tự nhiên.

Theo đồng bào Mông ở Tây Bắc thì kèn lá thường được sử dụng khi người đi vào rừng sâu, để tránh lạc nhau và quên lối, họ đã dùng kèn

Ngày đăng: 01/05/2024, 21:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w