giới thiệu về ẩm thực việt nam

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
giới thiệu về ẩm thực việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống…Và mỗi khi nhắc đến đ

Trang 1

Phần I: Giới thiệu về ẩm thực(Hằng)1.1 ẩm thực Việt Nam

Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống Đối với nhiều dân tộc, quốc gia, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống…

Và mỗi khi nhắc đến đất nước Việt Nam xinh đẹp thì ẩm thực luôn là một đề tài thú vị Ẩm thực của người Việt không chỉ là những món ăn, công thức chế biến mà đây là một nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống Chúng được biết đến với những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau nhằm giúp tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn.

Với một đất nước có chiều dài lịch sử lâu đời và vị trí địa lý khác biệt, thì mỗi một vùng miền trên dải đất hình chữ S này lại có những món ăn đặc trưng, những món đặc sản riêng biệt không thể hòa lẫn.

Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam Tuy có ít nhiều có sự khác biệt giữa các vùng miền, dân tộc thì ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng người Việt.

Trang 2

Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam, cùng với đó là 54 dân tộc anh em Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò,

Bên cạnh đó, đất nước ta là một nước nông nghiệp, có nền văn minh lúa nước lâu đời khiến rất nhiều món ăn và nguyên liệu nấu ăn có nguồn gốc từ lúa gạo (khác với

cây lúa mì hoặc lúa mạch, ngũ cốc như các vùng khác) Ngoài ra, trong ẩm thực ViệtNam còn sử dụng rất nhiều loại rau với hình thức chế biến đa dạng như: luộc, xào,

làm dưa, ăn sống; cùng nhiều loại nước canh đặc biệt: canh chua và đặc biệt số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, Những món ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như thịt rắn, thịt ba ba, thường không phải là nguồn thịt chính, nhiều khi được coi là đặc sản và chỉ được sử dụng trong một dịp đặc biệt hay mời khách.

Theo ý kiến của tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, ẩm thực Việt Nam có 9 đặc trưng: ● Tính hoà đồng hay đa dạng

Ẩm thực Việt Nam - Miền Bắc: có khẩu vị đậm đà, thường không đậm

các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm

Trang 3

loãng, mắm tôm, tương bần, giấm bỏng v.v Ưu ái với các món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến

Một mâm cỗ miền Bắc

Ẩm thực Việt Nam - Miền Trung: Với khí hậu đầy nắng và gió, nên ẩm thực

miền Trung mang nhiều vị cay nồng, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm.

Một số món ăn miền Trung

Trang 4

Ẩm thực Việt Nam - Miền Nam: Khẩu vị miền Nam thường thích vị chua ngọt,

bởi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, thường cho thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa) Đặc sản thường là các loại mắm khô và nhiều loại hải sản hơn ẩm thực miền Bắc.

Một số món ăn miền Nam

1.2 ẩm thực tỉnh Đắk Lắk

Trong lễ Tết, ẩm thực của các dân tộc Tây Nguyên đều giống nhau, từ món thịt nướng cho đến rượu cần Còn cách ăn uống và nấu nướng thế nào, thì đó là thói quen của mỗi dân tộc và của mỗi địa phương Vào các ngày lễ Tết, cơm nếp được thay cơm gạo tẻ và được chế biến theo truyền thống của mình

Nếu có dịp ghé vùng đất đỏ bazan, hãy thưởng thức những món ăn đặc sản Đăk Lăk mang đậm hương vị núi rừng hoang dã, đậm đà, mang bản sắc riêng của người dân nơi đây Những hương vị thơm ngon đặc trưng, riêng biệt không lẫn vào đâu được chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những ấn tượng khó quên

Đắk Lắk có hệ thống ẩm thực phong phú với các món ăn truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên như gà nướng, cơm lam, cà đắng nấu canh, bóp gỏi, lá mì, rượu cần… Cùng với đó, trải qua quá trình tiếp thu văn hóa từ một bộ phận dân cư

Trang 5

các vùng miền đến ngụ cư, Đắk Lắk đã hình thành một nền văn hóa ẩm thực mang hương vị và phong cách riêng

Đây chính là lợi thế lớn, không chỉ giới thiệu cho du khách về món ăn ngon mà còn có thể lồng ghép khai thác những nét văn hóa, lịch sử ra đời và phát triển để tăng sức hấp dẫn cho chương trình du lịch

Ngoài ẩm thực thưởng thức dùng liền tại chỗ, Đắk Lắk còn có các sản phẩm được chọn làm quà tặng mang đặc trưng ẩm thực riêng của vùng miền như: măng khô, cà phê, mật ong, nấm linh chi, rượu cần…; các sản phẩm nông sản theo mùa như bơ, sầu riêng,… Giá cả các sản phẩm cũng ở mức độ vừa phải, không quá cao, do đó rất được lòng các du khách.

Phần II Điều kiện hình thành văn hóa ẩm thực tỉnh Đắk Lắk(Mai Uyên+Phương)2.1 Điều kiện tự nhiên

1 Vị trí địa lý:

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, có độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km.

- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai

- Phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà - Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông - Phía Tây giáp Campuchia.

Diện tích: 13.125,37 km²

2 Địa hình

Địa hình của tỉnh rất đa dạng: nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.

Trang 6

Ảnh: Bản đồ Tỉnh Đắk Lắk nhìn từ vệ tinh

3 Khí hậu

Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà.

Nhìn chung khí hậu khác nhau giữa các dạng địa hình và giảm dần theo độ cao: vùng dưới 300 m quanh năm nắng nóng, từ 400 – 800 m khí hậu nóng ẩm và trên 800 m khí hậu mát Tuy nhiên, chế độ mưa theo mùa là một hạn chế đối với phát triển sản xuất nông sản hàng hoá.

Khí hậu có 02 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể.

Trang 7

4 Thổ nhưỡng

Đất đai ở Đắk Lắk khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (dễ khai thác, đầu tư cải tạo thấp, độ an toàn sinh thái cao) Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1312,5 nghìn ha.

Chất lượng của một số loại đất như nhóm đất đỏ, phần lớn nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su v.v cho năng suất cao và chất lượng tốt Ngoài ra còn có nhiều loại đất khác như đất xám, đất nâu, đất nâu thẫm, thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau như cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và một số cây lâu năm khác

Đây là điều kiện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng.

Theo kết quả phân loại đất đã được công bố năm 1995 (FAO - UNESCO), đất Đắk Lắk được chia thành các nhóm đất chính sau:

Đất phù sa (Fluvisols) 14.708 1,1 Ven sông Krông Ana, Krông Nô Đất Gley (Gleysols) 29.350 2,2 Tập trung ở các vùng trũng thuộc

huyện Lăk, Krông Ana và rải rác ở các vùng ngập nước quanh năm Đất than bùn

210 0,01 ở một số thung lũng kín vùng Bazan

Đất đen (Luvisols) 38.694 3 Xung quanh các miệng núi lửa, vùng rìa các khối bazan và các thung lũng bazan

Đất xám (Acrisols) 579.309 44,1 Hầu hết ở các huyện, trên dạng địa hình có độ dốc

Trang 8

Đất đỏ (Ferralson) 311.340 23,7 Tập trung tại các khối bazan Buôn Ma Thuột, phần lớn có độ dốc thấp, tầng đất mịn dày, có thành phần cơ giới nặng (tỷ lệ sét trên 40%) tơi xốp khi ẩm, khả năng giữ và hấp thu nước tốt Nhóm đất này thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, dâu tằm

Đất nâu (Lixisols) 146.055 11,1 ở địa hình ít dốc Đất nâu thẫm

22.343 1,7 Trên đá bọt Bazan, ở vùng rìa cao nguyên bazan, ở chân gò, đồi bazan Đất có tầng sét chặt,

cơ giới phân dị (Planols) ký hiệu (PL)

32.980 2,51 ở huyện Ea Súp trên địa hình bán bình nguyên, địa hình lòng chảo hoặc

79.132 6,03 Chủ yếu ở Tây huyện Ea Súp, và vùng núi thấp và gò đồi rải rác ở các huyện

Đất nứt nẻ (Vertisols) 3.794 0,3 Tập trung ở huyện Krông Păk và vùng núi thấp và gò đồi rải rác ở các huyện

5 Thủy văn

Hệ thống sông, suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối đồng đều Trên địa bàn tỉnh có hai hệ thống sông chính:

Trang 9

- Sông Sêrêpôk (có chiều dài sông chính là 315 km và hai nhánh chính là Krông Ana và Krông Nô) với nhiều thác nước cao có nguồn thuỷ năng lớn, khai thác thuỷ điện tốt như thác Buôn Kuốp, Dray Sáp, Dray H'Ling.

- Sông Ba nằm về phía Đông Bắc của tỉnh và có hai thuỷ lưu chính chảy trong phạm vi của tỉnh là Ea Krông Hin và Ea Krông Năng.

Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn tỉnh hiện nay có rất nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, như hồ Lăk, Ea Kao, Buôn Triết

Với lượng mưa bình quân 1.900 mm, thì Đắk Lắk có 28,6 tỷ m³ nước, trong đó: lượng nước mưa chuyển vào dòng chảy khoảng 14,5 tỷ m³ Nguồn nước ngầm trên vùng đất bazan tương đối lớn Trữ lượng công nghiệp cấp C2 ở cao nguyên Buôn Ma Thuột khoảng 21.028.000 m³/ngày, tạo thành 2 tầng chứa nước khác nhau Nước ngầm có trữ lượng lớn ở độ sâu 40 - 90 mét, tổng lượng nước ngầm sử dụng vào những tháng mùa khô khoảng 482.400 m³/ngày.

Ảnh: Sông Sêrêpôk

6 Sinh vật

Trang 10

Thực vật

Đắk Lắk là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về rừng với gần 1 triệu ha đất nông, lâm nghiệp, trong đó gần 620.000 ha có rừng, độ che phủ của rừng là 50% Ở đây có vườn quốc gia Yôk Đôn rộng trên 115.500 ha, là khu vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam Ngoài ra, Đắk Lắk còn có 4 rừng đặc dụng là: vườn quốc gia Chư Yang Sin (huyện Krông Bông – Lắk), khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar (huyện Lắk) và rừng lịch sử văn hóa môi trường Hồ Lắk (huyện Lắk), khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (huyện Ea Kar), mỗi khu có diện tích từ 20-60 nghìn ha.

Đắk Lắk không chỉ có núi non trùng điệp với những thảm rừng đa sinh thái (rừng kín lá rộng, rừng thường xanh quanh năm, rừng lá kim á nhiệt đới, rừng kín nửa rụng lá mưa mùa nhiệt đới, rừng thưa, rừng hỗn giao tre nứa, thảm cỏ tự nhiên) với hơn 3 nghìn loài cây, 93 loài thú, 197 loài chim, mà còn là cao nguyên đất đỏ phù hợp với việc phát triển cây công nghiệp dài ngày.

Ảnh: Rừng tự nhiên ở Đắk Lắk.

Động vật

Trang 11

Đắk Lắk là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã Trong số 56 loài động vật quý hiếm của khu vực Đông Dương thì Vườn quốc gia Yok Đôn có đến 36 loài, 17 loài trong số đó được ghi trong sách đỏ thế giới như voi, trâu rừng, bò sừng xoắn, hươu sao, sơn dương, gà lôi, công, sáo, phượng hoàng… Đây còn là khu vực duy nhất ở Việt Nam có nhiều động vật quý tập trung với số lượng lớn như bò rừng, báo, nai cà tông, kỳ đà nước…

Ảnh: Hệ sinh thái đa dạng – Vườn quốc gia Yok Đôn

2.2 Điều kiện xã hộiDân cư

Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 01/4/2019, dân số tỉnh Đắk Lắk là 1.869.322 người Trong đó, dân số đô thị chiếm 24,7%, còn lại chủ yếu là dân số nông thôn chiếm 75,3% Dân số nam đạt 942.578 người, trong khi đó nữ đạt 926.744 người Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,75 %

Trang 12

Đến năm 2010, dân cư tỉnh Đắk Lắk là cộng đồng gồm 47 dân tộc cùng sinh sống, trong đó người việt chiếm 67%, các dân tộc thiểu số như Ê Đê, Mnông, Gia Rai là các tộc người tại chỗ, đa phần còn lại là các dân tộc di cư đến trong nhiều thời kỳ khác nhau, nhất là từ sau ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.

Dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số phân bố ở khắp các địa phương trong tỉnh, không một huyện nào không có người Kinh cũng như người dân tộc thiểu số Điều đó cho thấy, ngày nay cư trú đan xen, cộng cư là một hiện tượng phổ biến Một số huyện có trên 20 thành phần cộng cư là Ea H'Leo , Ea Súp , Krông Bông , Krông Năng Đây là kết quả tất yếu của quá trình chuyển cư từ vùng đồng bằng qua nhiều thời kỳ, đặc biệt là thời kì sau thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước thực hiện mạnh mẽ đường lối, chính sách tái phân bố dân cư và lao động trên phạm vi cả nước.

Văn hóa

Đắk Lắk có bản sắc văn hóa đa dạng như các trường ca truyền miệng lâu đời Đam San Xinh, Nhã dài hàng nghìn câu, như các ngôn ngữ của người Ê Đê người M'Nông, .như các đàn đá, đàn T'rưng, đàn k'lông pút Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Trang 13

Các lễ hội đáng chú ý gồm có Lễ mừng lúa mới, Lễ bỏ mả, Lễ hội đâm trâu, Lễ cúng Bến nước, Lễ hội đua voi, Lễ hội Cồng chiêng và Lễ hội cà phê… được tổ chức đều đặn hàng năm như một truyền thống Các Di tích lịch sử tại Đắk Lắk như Đình Lạc Giao Chùa Sắc tứ Khải, Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột, Khu Biệt điện Bảo Đại Toà Giám mục tại Đắk Lắk Hang đá, , Đắk Tur và Tháp Yang Prong…

Ảnh: Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên

Trang 14

Ảnh: Lễ hội Đua voi

Ảnh: Lễ hội Đâm trâu

Trang 15

Ảnh: Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 8 năm 2023

Phần III Đặc trưng ẩm thực (Hoa)

3.1 Món ăn nổi tiếng (tên+cách chế biến)

Để trải nghiệm trọn vẹn một vùng đất nào đó, ngoài việc tham quan các địa danh, tìm hiểu văn hoá thì còn phải thưởng thức qua các đặc sản tại nơi đây nữa Vậy khi đến vùng đất Đăk Lăk thì sao, mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn có những điều thú vị về ẩm thực nào?

Ở đâu mà chẳng có gà nướng, nhưng vì sao gà nướng Bản Đôn lại đặc biệt đến vậy? Có lẽ do cách chăn nuôi của bà con trong bản đã tạo ra những con gà có chất lượng thịt tuyệt vời Gà được thả vườn từ nhỏ, tự kiếm ăn nên thịt săn chắc, tỉ lệ mỡ/thịt vừa đủ nên khi nướng, thịt không bị khô như nhiều loại gà công nghiệp.

Trang 16

• Chanh 1 trái • Đường/ tiêu 1 ít - Cách chọn gà

• Để có những con gà nướng ngon, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và có cách làm món riêng Trước hết, giống gà phải là gà thả vườn chính hiệu.

• Đất ở Bản Đôn rộng, vườn thưa, gà nuôi ở đây được thả rông tự do, thức ăn chính của chúng là cỏ non, côn trùng và lúa rẫy.

• Gà được chọn nướng là loại mới lớn, độ chừng hơn một kg mỗi con.

• Gà khỏe mạnh thường có bộ lông bóng mượt Trong khi gà bị bệnh thường có phần lông đầu dựng lên, nhìn chung lông của gà sẽ xù và có phần ẩm ướt.

• Ngoài ra, bạn cũng cần tránh mua những con gà hay nhắm nghiền mắt, thở khò khè, mắt và mũi thường chảy dịch, mào gà chuyển sang màu tím nhạt hoặc bầm đen.

- Cách chế biến Gà nướng Bản Đôn 1 Sơ chế gà

Bạn sơ chế gà sạch sẽ(lọc bỏ nội tạng gà) và sau đó dùng chanh chà xát lên toàn bộ da gà, sau đó rửa lại với nước sạch.

Cách sơ chế và khử mùi hôi thịt gà

o Để khử mùi hôi của thịt gà, bạn có thể cắt bỏ tuyến dầu trên phần đuôi hoặc cả phần chóp đuôi của gà.

o Bạn có thể thoa đều lên mình gà hoặc ngâm gà với hỗn hợp giấm và muối trong khoảng 3 - 5 phút, rồi rửa lại với nước sạch nhiều lần trước khi chế biến.

o Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước cốt chanh hòa với ít muối thay cho hỗn hợp giấm và muối.

Ngày đăng: 01/05/2024, 14:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan