BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VÕ UY PHONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔNG NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG... Tác giả xin trân t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN VÕ UY PHONG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔNG NAM BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN VÕ UY PHONG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔNG NAM BỘ
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1 PGS.TS Hoàng Văn Chức
2 TS Nguyễn Hoàng Anh
HÀ NỘI, 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi Các thông tin, số liệu của luận án được trình bày trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Việc sử dụng, trích dẫn tư liệu của một số công trình nghiên cứu đã công bố khi đưa vào luận án được thực hiện đúng theo quy định Kết quả nghiên cứu khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
Hà Nội, tháng 9 năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Võ Uy Phong
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu, tìm hiểu quản lý nhà nước về Công giáo là một trong những chủ đề
nhận được sự quan tâm, chú ý của Đảng, Nhà nước và đông đảo các nhà khoa học, các
nhà quản lý ở nước ta trong những năm gần đây Sự thành công của đề tài nghiên cứu
Luận án là kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện, nghiên cứu của tác giả và sự chỉ bảo
tận tình của quý Thầy, Cô giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia; quý
Thầy, Cô giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, Ban quản lý Đào tạo Sau Đại học,
Khoa QLNN về Xã hội, đặc biệt là PGS.TS Hoàng Văn Chức và TS Nguyễn Hoàng
Anh luôn quan tâm, hướng dẫn tác giả trong cả quá trình xây dựng đề cương, tổ chức
nghiên cứu, đến khi hoàn thành Luận án.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn những ý kiến góp ý, phản biện quý báu của các nhà
khoa học trong và ngoài Học viện Hành chính Quốc gia; xin cảm ơn sự quan tâm và tạo
điều kiện của Ban Tôn giáo Chính phủ, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Quản lý Nhà
nước, Ban Tôn giáo và chính quyền các cấp trên địa bàn Đông Nam Bộ; xin cảm ơn đội
ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo, các cán bộ Mặt trận Tổ quốc và đoàn
thể trên địa bàn Đông Nam Bộ; những nghiên cứu viên và bạn đồng nghiệp, đặc biệt là các
chức sắc Công giáo Đông Nam Bộ đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tham gia đóng góp ý kiến
về những nội dung của đề tài Luận án
Mặc dù Luận án đã được triển khai nghiên cứu nghiêm túc, khoa học và bản thân tác
giả đã có nhiều nỗ lực, song chắc chắn vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế, tác giả mong
nhận được những ý kiến góp ý của quý Thầy, Cô, các nhà khoa học, các chức sắc Công giáo
và đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện Luận án, xin trân trọng cảm ơn./
Hà Nội, tháng 9 năm 2020
Tác giả luận án
Nguyễn Võ Uy Phong
Trang 5DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CBCC ĐCV ĐNB GHCG GHCGVN
Cán bộ công chức Đại Chủng viện Đông Nam Bộ Giáo hội Công giáo Giáo hội Công giáo Việt Nam HĐGMVN
HĐND
Hội đồng Giám mục Việt Nam Hội đồng nhân dân
MEP MTTQ
Hội Thừa sai Pari Mặt trận Tổ quốc QLNN
TNTG
Quản lý nhà nước Tín ngưỡng, tôn giáo
Trang 6Mục lục
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
5 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 6
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7
7 Những đóng góp mới của luận án 7
8 Kết cấu của luận án 8
Chương 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10
1.1 Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo10 1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về tôn giáo 10
1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về tôn giáo 14
1.2 Nhóm công trình nghiên cứu Công giáo và quản lý nhà nước về Công giáo 19
1.2.1 Các Công trình nghiên cứu Công giáo 19
1.2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về Công giáo 25
1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về Công giáo và quản lý nhà nước về Công giáo ở Đông Nam Bộ 28
1.3.1 Nghiên cứu về Công giáo ở Đông Nam Bộ 28
1.3.2 Nghiên cứu quản lý nhà nước về Công giáo ở Đông Nam Bộ 30
1.4 Nhận xét chung về tổng quan tài liệu và nhiệm vụ của luận án 31
1.4.1 Nhận xét về kết quả nghiên cứu đi trước 31
1.4.2 Những vấn đề đặt ra cho luận án tiếp tục nghiên cứu 32
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG GIÁO 36
2.1 Khái quát về Công giáo trên thế giới và ở Việt Nam 36
2.1.1 Công giáo trên thế giới 36
2.1.2 Công giáo ở Việt Nam 38
2.2 Công giáo và một số khái niệm có liên quan đến luận án 43
2.2.1 Công giáo và hoạt động Công giáo 43
2.2.2 Tín đồ và chức sắc Công giáo 44
Trang 72.2.3 Giáo lý, giáo luật Công giáo 45
2.2.4 Lễ nghi và Bí tích Công giáo 46
2.2.4 Quản lý và quản lý nhà nước 47
2.3 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về Công giáo 48
2.3.1 Quản lý nhà nước về tôn giáo 48
2.3.2 Quản lý nhà nước về Công giáo 50
2.3.3 Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước về Công giáo 51
2.3.4 Nội dung quản lý nhà nước về Công giáo 54
2.3.5 Nguyên tắc quản lý nhà nước về Công giáo 58
2.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về tôn giáo và giá trị tham chiếu đối với các tỉnh, thành phố thuộc Đông Nam Bộ 62
2.4.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về tôn giáo ở nước ngoài và Việt Nam 62
2.4.2 Giá trị tham chiếu cho các tỉnh, thành phố thuộc Đông Nam Bộ 68
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔNG NAM BỘ 71
3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội địa bàn Đông Nam Bộ71 3.1.1 Về vị trí địa lý 71
3.1.2 Về kinh tế xã hội 71
3.1.3 Về dân số xã hội 72
3.2 Công giáo và hoạt động Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ 73
3.2.1 Khái quát về Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ 73
3.2.2 Hoạt động Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ 76
3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ 81
3.3.1 Những yếu tố chủ quan 81
3.3.2 Những yếu tố khách quan 85
3.4 Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ 88
3.4.1 Xây dựng và hướng dẫn tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách về tôn giáo88 3.4.2 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ 94
3.4.3 Tuyên truyền, vận động tín đồ và tranh thủ chức sắc Công giáo 100
Trang 83.4.4 Chất lượng cán bộ, công chức quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ 105 3.4.5 Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ 110 3.4.6 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống hành vi lợi dụng Công giáo xâm hại đến an ninh, trật tự ở Đông Nam Bộ 121
3.5 Kết quả thực hiện nhiệm vụ và những vấn đề đặt ra đối với các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ 125
3.5.1 Những kết quả đạt được 125 3.5.2 Một số vấn đề đặt ra đối với chính quyền các cấp trên địa bàn Đông Nam
Bộ trong quản lý nhà nước về Công giáo trong thời gian kế tiếp 128
NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔNG NAM BỘ 135 4.1 Dự báo xu hướng hoạt động của Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ trong thời gian tới 135
4.1.1 Củng cố đức tin, gia tăng hoạt động truyền giáo gắn với hội nhập văn hóa địa bàn Đông Nam Bộ 135 4.1.2 Tăng cường đối thoại với các cấp chính quyền, tuân thủ pháp luật trong quan
hệ với chính quyền các địa phương 136 4.1.3 Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo138 4.1.4 Mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường đối thoại với các tôn giáo khác 139 4.1.5 Gia tăng các hoạt động vi phạm về đất đai, xây dựng cơ sở thờ tự trái phép.140
4.2 Quan điểm về công tác tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và phương hướng quản lý nhà nước về Công giáo 142
4.2.1 Quan điểm của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo 142 4.2.2 Phương hướng quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ146
4.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ148
4.3.1 Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý nhà nước về tôn giáo 148 4.3.2 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo 151 4.3.3 Đổi mới công tác tuyên truyền và vận động tín đồ, chức sắc Công giáo 154 4.3.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ 157
Trang 94.3.5 Phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng
bào Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ 160
4.3.6 Đổi mới hoạt động quản lý đất đai, xây dựng; quản lý hoạt động giáo dục, y tế và từ thiện nhân đạo của các tổ chức Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ 165
4.3.7 Tăng cường thanh tra, kiểm tra giải quyết tốt những khiếu nại, tố cáo liên quan đến Công giáo và phòng ngừa hành vi lợi dụng Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ 168
4.4 Khuyến nghị 172
4.4.1 Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương 172
4.4.2 Đối với chính quyền các tỉnh, thành phố trên địa bàn Đông Nam Bộ 173
Tổng kết Chương 4 174
KẾT LUẬN 176
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ xxv
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO xxvi PHỤ LỤC xl
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Thống kê về quy mô tín đồ, chức sắc và cơ sở vật chất Công giáo ở
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá về mức độ phù hợp của hệ thống pháp luật về tôn giáo ở
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát thực trang việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật
Bảng 3.4 Kết quả khảo sát về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và phẩm chất
đạo đức của cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo ở ĐNB 109 Bảng 3.5 Thống kê về thực trạng diện tích đất sử dụng cho các cơ sở Công giáo
Bảng 4.1 Kết quả khảo sát về tính cần thiết của việc phải tiếp tục hoàn thiện hệ
Bảng 4.2 Kết quả khảo sát tính cần thiết phải đổi mới về hình thức và phương
pháp tuyên truyền và vận động chức sắc, tín đồ Công giáo ở ĐNB 154 Bảng 4.3 Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải đầu tư cơ sở hạ tầng, an sinh xã
hội tạo điều kiện cho giáo dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần 161
Trang 11
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của mô hình tổ chức bộ
Biểu đồ 3.2: Thống kê về số lượng CBCC chuyên trách QLNN về tôn giáo
được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ QLNN về tôn giáo ở Đông Nam Bộ
108
Biểu đồ 4.1 Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải xây dựng và tổ chức các
chưong trình phát triển kinh tế - xã hội cho nhân dân vùng giáo 160 Biểu đồ 4.2 Biểu đồ về tính cần thiết phải đổi mới quản lý hoạt động sử
dụng đất đai; xây dựng, sửa chữa công trình kiến trúc và giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo của các tổ chức Công giáo
164
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Công giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới có đông tín đồ, đồng thời cũng là một trong hai tôn giáo lớn nhất ở Việt Nam (có số lượng tín đồ đứng thứ hai sau Phật giáo với 7,1 triệu tín đồ) Trên bình diện quốc gia và quốc tế, Công giáo đã và đang tác động sâu sắc vào tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm các yếu tố chính trị, văn hóa, giáo dục và đào tạo,…kể cả an ninh, trật tự xã hội và đặt ra nhiều vấn
đề cho công tác quản lý nhà nước (QLNN) ở mọi nơi mà tôn giáo này hiện diện
Đông Nam Bộ (ĐNB) là vùng đất trù phú, rộng lớn nằm ở vị trí trung tâm khu vực Nam Bộ với 06 tỉnh, thành phố: Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và TP Hồ Chí Minh, đây là khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước với tỷ lệ
đô thị hóa hơn 50% dân số Trên địa bàn này có sự hiện diện của 4 giáo phận: Giáo phận
TP Hồ Chí Minh, Xuân Lộc, Phú Cường và Bà Rịa
Công giáo du nhập vào ĐNB năm 1585, đến nay, trải qua hơn 4 thế kỷ phát triển với nhiều biến cố lịch sử, đến nay, đã đạt được những kết quả to lớn trong sứ mệnh truyền đạo và ĐNB trở thành khu vực có đông tín đồ Công giáo nhất ở Việt Nam Theo
số liệu thống kê của Ban Tôn giáo các tỉnh, thành phố thuộc ĐNB cho thấy, ĐNB có quy mô tín đồ Công giáo khoảng 2,36 triệu người, gần 2.300 linh mục, 03 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thần học, sinh hoạt tôn giáo ở 1.939 cơ sở thờ tự ĐNB là khu vực có mật độ người theo Công giáo cao nhất cả nước, chiếm khoảng 13,75% tổng dân số trên toàn vùng
Những năm qua, với chính sách đổi mới, mở cửa và tự do TNTG của Đảng, nhà nước, nhất là sau khi có Pháp lệnh TNTG 2004 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, tình hình hoạt động, sinh hoạt tôn giáo của các chức sắc, tín đồ Công giáo trên địa bàn ĐNB đã dần có những chuyển biến tích cực, ổn định, đi vào nền nếp, tuân thủ chính sách, pháp luật nhà nước; đồng bào Công giáo ĐNB ngày một hăng say, lao động sản xuất, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương
Thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật đổi mới của Đảng và nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo, trong những năm qua chính quyền các cấp địa bàn ĐNB đã đạt những kết quả tích cực trong QLNN về tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng như: hệ thống chính sách, pháp luật nhà nước về tôn giáo ngày càng được thể chế hóa đầy đủ, rõ ràng; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và vận động chức sắc, tín đồ Công
Trang 13giáo được triển khai nghiêm túc và dần đi vào chiều sâu; bộ máy QLNN về tôn giáo các cấp được duy trì ổn định, kiện toàn; đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo ngày càng được quan tâm củng cố cả về số lượng, chất lượng; công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật QLNN đối với hoạt động của các tổ chức Công giáo đã có những chuyển biến tích cực, đảm bảo đúng chính sách, pháp luật nhà nước và quyền tự do TNTG cho nhân dân; hoạt động thanh tra, kiểm tra được tăng cường,…chức sắc và tín đồ Công giáo hoạt động tôn giáo ổn định, trật tự hơn; đồng bào giáo dân ngày càng tin tưởng vào chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hoạt động quản lý của chính quyền các cấp
Bên cạnh những kết quả trên, QLNN về Công giáo ở ĐNB vẫn bộc lộ những hạn chế: mặc dù hệ thống pháp luật về TNTG của nhà nước ngày càng được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều hoạt động tôn giáo chưa có hướng dẫn chi tiết, gây lúng túng, khó khăn cho các cơ quan chức năng trong hoạt động quản lý; công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục mặc dù được thực hiện nghiêm túc tuy nhiên còn chậm đổi mới, chưa thích ứng với xu thế của thời đại của địa phương, hiệu quả chưa cao; hệ thống, mô hình
tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo các cấp chưa phù hợp gây khó khăn cho công tác tham mưu, quản lý và phối hợp trong quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo nói chung
và Công giáo nói riêng; việc tổ chức, thực hiện pháp luật đối với hoạt động của các tổ chức, chức sắc, tín đồ Công giáo còn gặp nhiều vướng mắc nhất là trong các vấn đề liên quan đến quản lý đất đai, quản lý hoạt động sửa chữa, xây dựng, cải tạo trùng tu các cơ
sở kiến trúc Công giáo, các hoạt động liên quan đến văn hóa, giáo dục, y tế và từ thiện của các cơ sở Công giáo
Mặc dù hoạt động Công giáo địa bàn ĐNB gần đây có nhiều điểm tích cực, song vẫn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp như: hoạt động truyền đạo và tổ chức các hội nghị, lễ hội Công giáo trái pháp luật vẫn diễn ra ở một số cơ sở Công giáo; nhiều linh mục, chức sắc Công giáo chưa cởi mở, hợp tác, chia sẻ với chính quyền các cấp trong việc vận động giáo dân tham gia vào công tác đoàn thể, xã hội ở địa phương, hoặc tháo gỡ những vấn đề phức tạp; một số chức sắc, tín đồ có biểu hiện gây rối, làm phức tạp đến an ninh, trật tự trong những sự kiện chính trị lớn ở địa phương, lợi dụng sinh hoạt tôn giáo để phá hoại
khối “đại đoàn kết” toàn dân tộc Hiện tượng sửa chữa, cải tạo, xây dựng trái phép trong
các cơ sở Công giáo mặc dù được các cơ quan chức năng chấn chỉnh, tuy nhiên vẫn chưa