1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Khởi kiện vụ án dân sự

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khởi kiện vụ án dân sự
Tác giả Trần Thị Lượt
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Triều Dương
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật dân sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 40,01 MB

Nội dung

Việc thực hiện quyền này của các chủ thểđược gọi là khởi kiện vụ án dân sự ” và “Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, to chức hoặc các chủ thé khác theo quy định của pháp luậ

Trang 1

TRAN THỊ LƯỢT

Chuyên ngành: Luật dan sự

Mã số: 60380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC: TS NGUYEN TRIEU DUONG

HA NOI -06/ 2014

Trang 2

Em là Trần Thị Lượt, học viên lớp cao học dân sự khóa 20 — Khoa sau đại

học — Trường Đại học luật Hà Nội xin cam đoan công trình nghiên cứu này là

của chính tác giả, được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS.Nguyễn Triều Dương - Phó Bộ môn Luật Tố tụng Dân sự, Khoa Luật Dân

sự, Trường ĐH Luật Hà Nội.

Em xin chân thành cảm ơn! Tác giả

Trần Thị Lượt

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Thay giáo hướng dẫn TS Nguyễn Triéu Dương đãtrực tiếp hướng dẫn em, cùng các tác giả đã có những công trình nghiên cứu trước đây đãgián tiếp giúp em có nguồn tài liệu tham khảo dé hoàn thành luận văn này

Em xin cảm ơn các thay, cô đã quan tâm Mọi nhận xét, góp y cua thay, cô luôn là những

đóng góp bồ ích cho tác giả Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Tiêu đề TrangLỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tinh cấp thiết của dé tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Đối twong và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu của luận văn 5CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VE KHOI KIEN VU AN DAN

DAN SỰ VE KHOI KIEN VU AN DAN SU 232.1 Các chủ thể thực hiện việc khởi kiện 232.2 Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự 262.2.1 Điều kiện về chủ thé khởi kiện vụ án dân sự 262.2.2 Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền của Tòa án 342.2.3 Sự việc chưa được giải quyết bang một ban án hoặc quyết định của co quan

nhà nước có thâm quyên đã có hiệu lực pháp luật trừ trường hợp pháp luật có quy

2.4.2 Thu tục nộp đơn, tài liệu, chứng cứ kèm theo dé thực hiện việc khởi kiện vụ

Trang 4

3.1 Những kết quả dat được trong việc thi hành các quy định của luật tổ tụng

dân sự hiện hành về khởi kiện vụ án dân sự 583.2 Một số vướng mắc, bat cập và nguyên nhân của vướng mắc, bat cập 583.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định cua Bộ luật tỗ tụng dân sự

vê khởi kiện vụ án dân sự 66KET LUẬN CHUNG 70

Trang 5

tháng 03 nam 2011 : Vụ án dân sự : Toa an nhân dân

: Viện kiểm sát nhân dân: Tổ tụng dân sự

: Tổ chức Tòa án nhân dân

: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

: Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩmphán tòa án nhân dân tối cao ngày 03 tháng 12 năm

Trang 6

Bộ luật Tố dân sự được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam khóa XI thông qua ngày 15/6/2004 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2005(BLTTDS); va được sửa đổi, bố sung vào ngày 29 tháng 03 năm 2011 (BLTTDSsửa đổi, b6 sung) BLTTDS được xây dựng trên co sở kế thừa và phát triển của

ba Pháp lệnh trước đó, bao gồm: Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sựnăm 1989; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vu án kinh tế năm 1994 và Pháplệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, đồng thời tiếp thunhững thành tựu lập pháp của nhiều nước trên thế giới Đây là văn bản có tínhpháp lý cao nhất quy định về khởi kiện và thực hiện việc khởi kiện vụ án sự.Van dé khởi kiện và thực hiện việc khởi kiện là vấn dé luôn được các nhànghiên cứu về tố tụng, cơ quan lập pháp của nhiều nước trên thế giới quan tâm

Ở Việt Nam hiện nay, các quy định trong pháp luật tố tụng dân sự về cơ bản đãphan nào thé hiện được van dé này Tuy nhiên, về phương diện lý luận thì nhiềuvấn đề về khởi kiện chưa được giải quyết triệt đề

Thực tiễn tố tụng tại Tòa án cho thấy, nhiều trường hợp việc khởi kiện của

đương sự đã không được tôn trọng và bảo đảm như: Tòa án không thụ lý và trả

lại đơn một cách tùy tiện hoặc “din day” trách nhiệm giải quyết Một số quyđịnh về khởi kiện vụ án dân sự trong BLTTDS còn chung chung, thiếu tính cụthể dẫn tới những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng hoặc dẫn tới nhữngcách hiểu và vận dụng khác nhau; điều này cũng khiến cho người dân gặp khókhăn khi thực hiện việc khởi kiện; đồng thời chính là một trong những nguyên

nhân của sự tùy tiện chủ quan trong việc áp dụng pháp luật Việc nghiên cứu

cũng cho thấy một số quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành chưa thực

sự đáp ứng được yêu cầu của việc bảo đảm để các chủ thể khởi kiện thực hiệnviệc khởi kiện trong tố tụng dân sự Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàndiện, sâu sắc về khởi kiện và thực hiện việc khởi kiện cả về phương điện lý luận,lập pháp và thực tiễn, từ đó đề xuất những giải pháp cho việc hoàn thiện pháp

luật và nâng cao hiệu quả bảo đảm việc khởi kiện là một việc lam rat cân thiết.

Trang 7

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI

Trong khoa học pháp lý Việt Nam từ trước đến nay, khởi kiện VADS đã cónhững công trình nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống như: công trình nghiên cứukhoa học đề tài cấp cơ sở của Trường Đại học Luật Hà Nội về “Hoàn thiện phápluật về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cai cách tu pháp” do

TS Trần Anh Tuấn chủ nhiệm đề tài năm 2010 Một số các bài viết được công bốtrên tạp chí như “Vấn dé khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự” của Ths Lê Thị BichLan đăng trên tạp chí Luật học - Số đặc san về BLTTDS năm 2005, bài viết

“Quyên khởi kiện và việc xác định tư cách tham gia tổ tụng” của TS Trần AnhTuấn đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân

Về khóa luận, luận văn, luận án có: Khóa luận tốt nghiệp của tác giảNguyễn Phương Thảo, năm 2011 với đề tài “Khởi kiện vụ án dân sự theo quyđịnh của Bộ luật tổ tụng dân sự năm 2004”; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giảNông Thanh Xuyên bảo vệ năm 2010 với đề tài “Thoi hiệu khởi kiện vụ án dân

sự và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự ”; Luận văn thạc sĩ luật học của tácgiả Nguyễn Thu Hiền bảo vệ năm 2012 với đề tài “Hoan thiện chế định khởi kiện

và thụ lý án dân sự trong Pháp luật tô tụng dân sự Việt Nam”; Luận án tiễn sĩcủa TS.Nguyễn Công Binh năm 2006 với đề tài “Bảo đảm quyên bảo vệ của

đương sự trong TTDS Việt Nam ”

Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu trên đây tác giả của luận vănphát triển thêm những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về vấn đề này dưới

một góc độ mới.

3 DOI TƯỢNG VA PHAM VINGHIÊN CỨU CUA DE TÀI

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vẫn đề lý luận về khởi kiện vụ ándân sự (VADS), nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về khởi kiệnVADS và thực tiễn thi hành các quy định này tai Tòa án nhân dân (TAND, qua

đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật tô tụng dân sự

Trang 8

pháp lý Tuy nhiên, tác giả tập trung nghiên cứu khởi kiện vụ án dân sự với tư

cách là một hoạt động tố tụng mà các chủ thể thực hiện theo trình tự luật định,những quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về hoạt động khởi kiệnVADS và thực tiễn áp dụng quy định này tại TAND

4 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐÈ TÀI

Mục tiêu: Tham khảo nguồn tài liệu dựa trên những công trình của các tácgiả đã nghiên cứu đề tài liên quan tới khởi kiện vụ án dân sự, tác giả luận văn hyvọng việc nghiên cứu đề tài nhằm góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận vềkhởi kiện VADS, nội dung các quy định của pháp luật tô tụng dân sự về khởikiện VADS và thực tiễn áp dụng các quy định này, qua đó đưa ra một số kiếnnghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật dân sự

Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề thực hiện mục đích của đề tài, luận văn hướng tớimột số nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu và phân tích khái niệm, bản chất, đặc điểm về khởi kiệnVADS để làm sáng tỏ một số van dé lý luận cơ bản về khởi kiện VADS trongpháp luật tô tụng dân sự Việt Nam

- Tìm hiểu có hệ thống các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

về khởi kiện VADS, liên hệ với pháp luật tố tụng dân sự một số nước về vấn đề

khởi kiện VADS.

- Phân tích, đánh giá thực tiễn thi hành các quy định pháp luật t6 tung dân

sự về khởi kiện VADS để chỉ ra những nội dung còn thiếu sót, chưa phù hợp củapháp luật dan sự về khởi kiện VADS, từ đó luận giải và đưa ra những giải phápcho yêu cầu hoàn thiện quy định pháp luật về khởi kiện VADS

5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề thực hiện mục đích của đề tài nói trên, việc nghiên cứu được tiến hànhdựa trên co sở lý luận của Chủ nghĩa Mác — Lénin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về

Nhà nước và pháp luật, các quan điêm của Dang va Nhà nước Việt Nam về quan

Trang 9

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy

vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương phápnghiên cứu như: phân tích, lịch sử, tổng hợp, lô gic, quy nạp, thống kê, so sánh,

liên hệ nhăm làm sáng tỏ các vân dé trong nội dung luận văn.

Trang 10

gồm 03 chương:

Chương 1: Một số van dé ly luận về khởi kiện vu án dan sự

Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về khởi kiện

vụ án dân sự

Chương 3: Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về

khởi kiện vụ án dân sự và một sô kiên nghị.

Trang 11

1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa khởi kiện của khởi kiện vụ án dân

sự

1.1.1 Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự

Trước đây cũng như hiện nay có nhiều quan điểm về khởi kiện vụ án dân

sự, nhưng điểm chung của các quan điểm đều dựa trên cơ sở phân tích, tìm hiểuquyền khởi kiện để đưa ra khái niệm khởi kiện Trước đây, thì khởi kiện được đềcập trong thành ngữ “tố quyền” — là phương cách luật định cho phép mỗi ngườicầu viện đến công lý xin xác nhận hay che chở quyền lợi của mình [3] Theo đómột mặt tố quyên là quyền kêu gọi đến co quan tư pháp, ý kiến chủ chốt là sựcầu cứu đến Tòa án và như vậy tố quyền khác biệt với một vài trường hợp tổ cầu

hành chính chỉ buộc đương sự phải xin can thiệp của nhà chức trách hành chánh

không có nhiệm vụ xử đoán, một mặt khác tổ quyền được phân tách như mộtphương tiện có tính cách luật pháp chế tài của môn dân sự tố tụng vì sự canthiệp của Tòa án có hiệu lực làm quyền lợi được củng cố và tôn trọng ÔngEduardo Couture, giáo su tại Đại Hoc Đường Buenos-Aires đã viết “tố quyền làhình thức văn minh thay thế cho cách báo tư cừu” Cũng theo tác giả NguyễnHuy Dau tố quyền khác với đơn kiện bởi “người ta hành sử tố quyền bằng mộtđơn kiện”, tố quyền là một phương cách pháp luật, một quyền luật định (kháiniệm trừu tượng) còn đơn kiện lại là một hành vi thủ tục; từ đó có thê thấy tốquyén là một quyền khởi kiện luật định (khái niệm trừu tượng), còn đơn kiện làhành vi thủ tục để thực hiện quyền đó Tố quyền cũng khác với quyên lợi bởi tổquyền là một mãnh lực chuyên từ thé tĩnh ra thé động, là giây liên lạc pháp lýnguyên thủy giữa nguyên và bị đơn, quyên lợi chỉ là căn nguyên cho tố quyềnchứ không thé sáp nhập với tố quyền [3, tr.36 - 41] Từ đó có những phân tích vềvan đề tô quyên phải hội tu đủ những điều kiện nào, hành xử trong những trườnghợp nào? Trong cuốn Luật dân sự tố tụng Việt Nam xuất bản năm 1969 củatác giả Nguyễn Huy Dau có dé cập đến việc học lý cỗ điển và nhiều học giả cónhững quan điểm khác nhau về điều kiện khai phát tố quyền Theo những tác giả

Trang 12

và tư cách.

Trong sự phát triển của xã hội, khi Nhà nước và pháp luật ra đời thì việcbảo vệ quyên hay lợi ích hợp pháp của công dân được ghi nhận bằng pháp luậtcủa Nhà nước và bảo đảm thực hiện thông qua các thiết chế do Nhà nước thiếtlập Theo đó khởi kiện được nhà nước và pháp luật ghi nhận thông qua quyền

khởi kiện.

Trong cổ luật La Mã, đã có những quy định đầu tiên về quyền khởi kiện củacông dân La Mã, theo đó khi có hành vi xâm phạm quyền tư pháp của cá nhânthì người có quyền lợi bị xâm phạm bên cạnh việc sử dụng hình thức tự tran ap,

họ con có quyền khởi kiện đến Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình [19,

vi phạm các quyên căn bản đã được Hiến pháp và pháp luật công nhận ” Quyềnkhởi kiện được ghi nhận trong pháp luật quốc tế là cơ sở vững chắc cho việc ghinhận quyền này trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia

Theo các nhà nghiên cứu về tố tụng của Pháp thì “tố quyền” là khả năngđược thừa nhận đối với cá nhân được yêu cầu sự can thiệp của công lý dé đạtđược sự tôn trọng các quyền hay lợi ích chính đáng của mình Theo từ điểnthuật ngữ luật học của Pháp thì tổ quyền trước công lý là khả năng được thừanhận đối với các chủ thể được cầu viện tới công lý dé đạt được sự tôn trọng cácquyên hay lợi ích chính đáng Theo Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự mới của

Trang 13

bày về nội dung yêu cau của mình để Tham phán quyết định xem xét yêu caunhư vậy là có căn cứ hay không có căn cứ; đối với bên bị kiện quyên tham gia

tô tụng là quyên được tranh luận về căn cứ của yêu cẩu do bên kia đưa ra” [14,

án dân sự 1989 và thực tiễn tố tung tại Tòa án thì có thé khang định trong kháiniệm trên quyền khởi kiện được thực hiện đối với cả các việc dân sự không cótranh chấp

Trước khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS) ra đời thì quyềnkhởi kiện được hiểu theo nghĩa rộng đó là quyền khởi kiện là khả năng Nhànước cho phép công dân được yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền lợihợp pháp của mình khi cho rằng quyền lợi hợp pháp đó bị xâm phạm hoặc yêucầu Tòa án công nhận một sự kiện pháp lý, các quyền dân sự, hôn nhân gia đình,

kinh doanh, thương mại, lao động Khi BLTTDS 2004 ra đời đã tách thủ tục giải

quyết vụ án dân sự trước đây thành hai thủ tục tố tụng riêng biệt là thủ tục giảiquyết vụ án dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự, quyền khởi kiện không baohàm quyền yêu cầu xem xét về việc công nhận hay không công nhận một sựkiện pháp lý hoặc các quyền dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thươngmại, lao động Khái niệm quyền khởi kiện được hiểu theo nghĩa hẹp hơn trước

Trang 14

Theo TS Hoàng Ngọc Thinh thì “Quyên khởi kiện vụ án dân sự là quyền tổtụng quan trọng của các chủ thể Việc thực hiện quyền này của các chủ thể

được gọi là khởi kiện vụ án dân sự ” và “Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân,

cơ quan, to chức hoặc các chủ thé khác theo quy định của pháp luật tô tụng dân

sự nộp đơn yêu cau Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của

mình hay của người khác ”[16, tr 238] Theo đó, khởi kiện vụ án dân sự là hành

vi đầu tiên của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác tham gia vào quan hệpháp luật tố tụng dân sự, là cơ sở làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.Góc nhìn này tiếp tục được khang định bởi TS Phan Chí Hiếu trong Giáo trìnhLuật tố tụng dân sự của Học viện Tư pháp Theo đó, “guyén khởi kiện vụ an dan

sự là quyên tô tụng của cá nhân, pháp nhân, các tổ chức xã hội hoặc các chủ thểkhác theo quy định của pháp luật to tụng dân sự yêu câu Tòa án bảo vệ cácquyên, lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước, tập thể hay của người khácđang bị tranh chấp hoặc bị vi phạm ” [16, tr 305]

Xét cho cùng bản chất của quyền khởi kiện là quyền yêu cầu Tòa án bảo vệquyền lợi khi quyền lợi này bị tranh chấp hay vi phạm Từ đó cần phát triểnquyền khởi kiện theo hai phương diện, theo nghĩa hẹp quyền khởi kiện là quyềnyêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn và theo nghĩa rộng thì quyềnkhởi kiện là quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn, quyềnphản tổ (kiện ngược lại) của bị đơn và quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợicủa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan do họ đã không thực hiện quyền yêucầu của mình trước khi nguyên đơn khởi kiện vụ án [16.,tr 7]

Xét theo nghĩa hẹp thì quyền khởi kiện là quyền của nguyên đơn trong việcyêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp hay bị vi phạm

Quyền khởi kiện của nguyên đơn là quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợicủa chủ thể có quyền lợi hợp pháp bị tranh chấp hay bị vi phạm và việc thựchiện quyền này sẽ làm phat sinh vụ án dân sự Tòa án Xét về thực chất thì đây là

quyên của chủ thê có quyên lợi bị xâm phạm trong việc bắt đâu việc kiện đê bảo

Trang 15

vệ quyên lợi của mình, thông qua việc đệ đơn yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết

vụ án dân sự.

- Theo nghĩa rộng thì quyền khởi kiện bao hàm cả quyền yêu cầu Tòa ánbảo vệ quyên lợi của nguyên don, phản tổ của bị đơn, quyền yêu cầu của người

có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan

Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành cũng chưa thực sự đưa ra

một khái niệm về quyền phản tổ của bị đơn Theo quan điểm của Viện khoa họcxét xử Tòa án nhân dân tối cao thì “Trong vụ án dân sự, đương sự nào khởi

kiện trước là nguyên đơn còn đương sự bị nguyên đơn khởi kiện là bị đơn.

Trong một số vụ án dân sự có lỗi hỗn hợp, B là bị don yêu cau A là nguyên đơnphải bồi thường cho B, thì đây là trường hợp phản tô (hay khởi kiện ngược lai).Việc phản tô của bị đơn đối với nguyên đơn không làm thay đổi địa vị tố tụngcủa họ Thực chất việc khởi kiện ngược lại là một việc khác của bị đơn đối với

nguyên đơn, nhưng được xét cùng với đơn kiện của nguyên đơn vì việc giải

quyết yêu cau của hai bên có liên quan chặt chẽ với nhau” Khi nghiên cứu vềngười có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập, TS NguyễnCông Bình cho răng: “Trong vu án dân sự, lợi ích pháp lý của người có quyển

và nghĩa vụ liên quan tham gia tô tụng độc lập luôn độc lập với lợi ích pháp lýcủa nguyên đơn và bị đơn Thông thường người có quyền và nghĩa vụ liên quantham gia tô tụng độc lập có đủ điều kiện pháp lý khởi kiện vụ án dân sự nhưng

do vụ án dân sự đã xuất hiện giữa nguyên đơn và bị đơn nên họ phải tham gia

tô tụng để bảo vệ quyền hay lợi ích hợp pháp của mình nếu không việc bảo vệquyền hay lợi ichcua họ sau đó sẽ gặp khó khăn” [16, tr 108]

Về bản chất thì quyền phản tố của bị đơn có thể hiểu là quyền khởikiện ngược lại của bị đơn, quyền yêu cầu của người có quyền nghĩa vụ liên quan

có yêu cầu độc lập là quyền khởi kiện chống lại cả nguyên đơn và bị đơn hoặcchỉ chống lại nguyên đơn hoặc bị đơn trong vụ án dân sự

Nói đến việc khởi kiện nếu xét theo nghĩa là một hoạt động tổ tụng thì thựcchất đó là quá trình các chủ thể có quyền khởi kiện đã triển khai trên thực tếquyền khởi kiện hay việc hiện thực hóa quyền khởi kiện với tư cách là một

Trang 16

“quyền khách quan” dé trở thành “quyền chủ quan” của một chủ thé cụ thé khi

họ thực hiện việc khởi kiện Vì vậy, có thể thấy rằng nếu hiểu khởi kiện với tưcách là một hoạt động tố tụng thì:

“Quyên khởi kiện vụ án dân sự là quyên tô tụng của cá nhân, pháp nhân,các tô chức xã hội hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tổ tungdân sự yêu cau Tòa án bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của Nhanước, tập thể hay của người khác đang bị tranh chấp hoặc bị vi phạm ”

Và “Khởi kiện là những hoạt động của chủ thể có quyên triển khai thựchiện quyền khởi kiện theo một trình tự, thủ tục luật định dé bảo vệ quyền hay lợi

ích hợp pháp của mình hay của người khác ”

Như vậy, có thé hiểu khởi kiện vụ án dân sự là hoạt động của chủ thể cóquyên triển khai thực hiện quyên khởi kiện theo một trình tự, thủ tục luật định đểbảo vệ quyên hay lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác khi các quyềnhay lợi ích này bị xâm phạm hay tranh chấp

1.1.2 Đặc điểm của khởi kiện vụ án dân sự

Với tư cách là một hoạt động tố tụng làm cơ sở đề phát sinh hoạt động tốtụng tiếp theo như thụ lý, chuẩn bị xét xử phiên tòa sơ thâm Hoạt động khởikiện VADS có những đặc điểm sau:

- Là hoạt động do các chủ thể có thâm quyền theo quy định của pháp luậtnội dung và pháp luật tô tụng quy định thực hiện (còn các hoạt động khác docác chủ thé tố tụng thực hiện ví dụ: Tòa án thực hiện việc thụ lý, việc chuẩn bixét xử, hòa giải, phiên tòa ) Hiện tại tồn tại các quy định hiện hành về hoạtđộng khởi kiện là hoạt động tố tụng hay trước tố tụng

- Khoi kiện vụ án dân sự được pháp luật ghi nhận là hoạt động bảo vệ

quyền dan sự của chủ thé có quyén hay lợi ích hợp pháp bi xâm phạm Cụ thékhởi kiện được pháp luật ghi nhận dưới dạng quyền khởi kiện tại Điều 161BLTTDS, theo đó cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua

người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện)

tại Toà án có thâm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền hay lợi ích hợp pháp của

mình Đặc điêm này xuât phát từ yêu câu của việc cân đảm bảo quyên con

Trang 17

người, khi quyền hay lợi ích bị xâm phạm chủ thé có quyền cần phải có mộtcông cụ dé bảo vệ lợi ích của mình hoặc của người khác mà phương pháp hiệuquả nhất chính là nhờ vào quyền lực cũng như sự công minh của nhà nước và

pháp luật thông qua việc làm đơn khởi kiện Việc làm đơn khởi kiện là bước

đầu tiên trong hoạt động khởi kiện, từ việc làm đơn gửi Tòa án sẽ phát sinhnhững thủ tục tổ tụng tiếp theo như: đơn được Tòa án thụ lý hay không thụ lý,nếu đơn được chấp nhận Tòa án sẽ ra quyết định xét xử vụ án Chính vì vậy,khởi kiện được coi là hoạt động không thể thiếu để làm phát sinh vụ án dân sự

- Xé theo nghĩa hẹp thì khởi kiện được thực hiện ở thời điểm trước khi Tòa

án thụ lý vu án Với việc chủ thé có quyền nộp đơn khởi kiện tại Tòa án dé bảo

vệ quyền hay lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác đã làm phát sinhhàng loạt những hoạt động tiếp theo Hoạt động ngay sau việc nộp đơn khởikiện là hoạt động thụ lý, đây là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng cụ thê

là của Tòa án Thụ lý vụ án là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi

kiện và vào sô thụ lý vụ án dân sự để giải quyết Khởi kiện chính là hành vi đầutiên của cá nhân, pháp nhân và các chủ thê khác tham gia vào quan hệ pháp luật

tố tụng dân sự TTDS, là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụngdân sự, hoạt động khởi kiện là tiền đề cho các hoạt động tiếp theo trong quátrình giải quyết vụ án dân sự

- Đặc trưng của khởi kiện vụ án dân sự là hoạt động trong đó các đương sự

được tự do định đoạt, theo đó cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác cóquyên, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền thực hiện hoặc không thực hiệnhoạt động khởi kiện vụ án dân sự dé yéu cầu Tòa án có thầm quyền buộc người

có hành vi xâm phạm quyền dân sự phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường

thiệt hại hoặc theo thỏa thuận của các bên Việc thực hiện khởi kiện được thực

hiện trên cơ sở tự nguyện và quyền tự do của cá nhân, đồng thời pháp luật cũngghi nhận việc tự định đoạt và tự thỏa thuận của các chủ thé Điều này xuất phát

từ bản chất dân sự của các quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân, gia đình, kinhdoanh, thương mại, lao động nên trong tố tụng dân sự thì các đương sự cóquyền tự định đoạt về việc bảo vệ quyền lợi của mình Các đương sự được tự do

Trang 18

lựa chọn các phương thức dé bảo vệ quyền, lợi ích của mình như trung gian hòagiải, trọng tài hoặc yêu cầu sự can thiệp của Tòa án bằng việc thực hiện hoạt

động khởi kiện.

- Khởi kiện vụ án dân sự là một phương thức văn minh thay thế cho việc tự

do hành xử của cá nhân trong việc giải quyết tranh chấp tồn tại trong lich sử Docác bên trong quan hệ pháp luật nội dung bình đăng về địa vị pháp lý nên mộtbên không thể tự mình cưỡng chế bên kia phải thực hiện nghĩa vụ của mình nên

họ cần phải tìm đến một chủ thé có địa vị pháp lý cao hơn, có quyền năng đặcbiệt để can thiệp giúp họ khôi phục lại quyền hay lợi ichbi xâm hai, chủ thể đặcbiệt đó là Nhà nước Thay vì hành xử băng các hành vi, lời nói đời thường, nóiqua nói lại cũng không giải quyết được vấn đề thì việc chọn khởi kiện tại cơquan có thâm quyền là lựa chọn hoàn toàn đúng đắn, tránh đây mâu thuẫn, tranhchấp đến mức hành xử thiếu văn minh, thậm chí tiếp tục làm phương hại tớinhau Vì vậy, việc khởi kiện với nghĩa là hoạt động của chủ thé có quyền triểnkhai thực hiện quyền khởi kiện theo một trình tự, thủ tục luật định để bảo vệquyền hay lợi ichhop pháp của mình hay của người khác khi các quyền hay lợiích này bị xâm phạm hay tranh chấp được coi là một hoạt động mang tính chất

văn minh.

1.1.3 Ý nghĩa của khởi kiện dân sự

Pháp luật ghi nhận khởi kiện là hoạt động của chủ thể pháp luật dân sựnhằm bảo vệ quyền hay lợi ích của mình hay của người khác khi bị tranh chấphay bị vi phạm đồng nghĩa với việc trao cho người dân một phương thức bảo vệhữu hiệu quyền dân sự của mình Băng việc thực hiện hoạt động khởi kiện chủthể có quyền khởi kiện có thể nhờ tới sự can thiệp kịp thời của Tòa án, thôngqua hoạt động xét xử Tòa án để bảo vệ các quyền hay lợi íchhợp pháp củađương sự, ngăn chặn được các thiệt hại, chấm dứt hành vi trái pháp luật và khôiphục lại các quyền dân sự của các chủ thé Một khi chủ thé lựa chọn việc khởikiện vụ án dân sự tại Tòa án có nghĩa là họ mong muốn được nhà nước sử dụngquyền lực đặc biệt dé phán xét, khôi phục quyền hay lợi ichma ho đã bị tranhchấp hay bị vi phạm, quyết định của Tòa án mang tính cưỡng chế, bắt buộc thi

Trang 19

hành đối với người vi phạm Do đó, pháp luật ghi nhận vẫn đề khởi kiện, traoquyền khởi kiện cho cá nhân, cơ quan, tô chức cũng có nghĩa là trao trách nhiệmcho những người thực thi pháp luật, điều đó thể hiện sự quan tâm của nhà nướcđối với đời sống nhân dân, thé hiện đúng đường lối của Dang và Nhà nước đó là

“nhà nước là của dân, do dân và vì dân”.

Bản chất của việc khởi kiện là triển khai thực hiện quyền khởi kiện theomột trình tự, thủ tục luật định dé bảo vệ quyền hay lợi íchhợp pháp của mình haycủa người khác khi các quyền hay lợi ichnay bị xâm phạm hay tranh chấp Khởikiện được thực hiện ở thời điểm trước khi Tòa án thụ lý vụ án Chủ thể thực hiệnhoạt động khởi kiện nhằm bảo vệ quyền hay lợi íchcủa mình hoặc của ngườikhác bằng việc nộp đơn, chứng cứ và tài liệu đi kèm nếu có tại Tòa án Khi đơnđược nộp tại Tòa án thì người có thâm quyền sẽ thực hiện việc tiếp nhận đơn vàxem xét trong thời hạn do pháp luật quy định để đưa ra quyết định thụ lý haykhông thụ lý Khi có quyết định thụ lý Tòa án sẽ tiễn hành hoạt động các hoạtđộng tố tụng tiếp theo Nếu chủ thé có quyền khởi kiện không thực hiện hoạtđộng khởi kiện thì sẽ không có những hoạt động tiếp theo và vụ án dân sự cũngkhông được phát sinh kéo theo tranh chấp sẽ không được giải quyết triệt dé Vivậy, có thê thấy khởi kiện là hành vi đầu tiên của cá nhân, pháp nhân và các chủthé khác tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS; là cơ sở pháp lý làm phát sinhquan hệ pháp luật tô tụng dân sự, hoạt động khởi kiện là tiền đề cho các hoạtđộng tiếp theo trong quá trình giải quyết vụ án dân sự

Thông qua hoạt động khởi kiện chủ thể có quyền khởi kiện đã nhờ tới sựcan thiệp của một chủ thé đặc biệt đó là nhà nước để bảo vệ quyên hay lợiíchhợp pháp của minh Nhà nước sử dụng quyên lực mang tính cưỡng chế khôngnhững khôi phục lại quyền hay lợi ichhop pháp của chủ thé bị xâm phạm đồngthời buộc chủ thé vi phạm trao trả, khôi phục lại quyền hay lợi ichchu thé bị xâmhại và chịu những chế tài, trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc của pháp luật Vìvay, cơ chế khởi kiện dân sự ra đời không những bảo vệ được quyền dân sự của

các chu thê mà còn có ý nghĩa ran đe, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyên

Trang 20

loi hop phap cua cac chu thé, đảm bảo su ổn định của các quan hệ xã hội, nâng

cao ý thức pháp luật của người dân.

1.2 Cơ sở của khởi kiện vụ án dân sự

1.2.1 Cơ sở lý luận

Khởi kiện vụ án dan sự là hoạt động của chủ thé có quyền triển khai thựchiện quyền khởi kiện theo một trình tự, thủ tục luật định dé bảo vệ quyền hay lợiích hợp pháp của mình hay của người khác khi các quyền hay lợi ích nay bị xâmphạm hay tranh chap, theo đó khi chủ thể có quyền (quyền khởi kiện) thì đượcthực hiện hoạt động khởi kiện Việc ghi nhận quyền khởi kiện đồng nghĩa vớiviệc ghi nhận cơ sở cho hoạt động khởi kiện Quyền khởi kiện được ghi nhận làmột quyên con người trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 và cácCông ước quốc tế khác, cụ thể Điều 8 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm

1948 ghi nhận “Mọi người đều có quyền được bảo vệ bằng các Tòa án quốc gia

có thẩm quyền với phương điện pháp lý có hiệu lực chống lại những hành vi viphạm các quyền căn ban đã được Hiến pháp và pháp luật công nhận” Kế thừacác quy định về quyén con người, Điều 50 Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hộiđược tôn trọng thể hiện ở các quyên công dân và được quy định trong Hiếnpháp và luật” Trên cơ sở quy định về quyền con người của Hiến pháp 1992,pháp luật tố tụng dân sự cũng cu thé hóa cơ chế bảo vệ các quyền này thông qua

phương thức khởi kiện tại Tòa án Do đó, việc ghi nhận khởi kiện vụ án dân sự

là hoạt động triển khai thực hiện quyền khởi kiện của chủ thé có quyên trongTTDS trước hết phải dựa trên cơ sở ghi nhận và bảo đảm các quyền con người

về dân sự

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Đầu thì quyền khởi kiện có thể đượcphân tích như một quyên lợi trong thể động, khi quyền lợi còn được tôn trọng,không bị phủ nhận, chưa phải đem ra Tòa thì quyền lợi còn ở trong thể tĩnh,quyền lợi chỉ có thé là căn nguyên của tô quyền chứ không thé sáp nhập với tốquyền Theo góc nhìn này thì pháp luật nội dung ghi nhận va bảo hộ các quyền

Trang 21

về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của các chủthể Để các quyền lợi hợp pháp trên được bảo đảm thực hiện trên thực tế phápluật cần trao cho những chủ thể có quyền lợi bị xâm hại hay tranh chấp này mộtphương tiện để bảo vệ quyền lợi của mình nhằm thiết lập lại trật tự của các quan

hệ pháp luật nội dung đang bị xáo trộn, chính vì lẽ đó mà hoạt động khởi kiện détriển khai thực hiện quyền khởi kiện được pháp luật ghi nhận như một phươngthức hữu hiệu bảo vệ quyền dân sự của các chủ thé

Việc quy định khởi kiện VADS phải được dựa trên cơ sở phù hợp với các

quyền dân sự của công dân, cụ thé:

- Bất kỳ đương sự nào muốn thực hiện việc khởi kiện VADS thì điều kiệnđầu tiên phải chứng minh được mình là chủ thể của các quyền dân sự đang cótranh chấp hoặc bị vi phạm cần được bảo vệ, đây là cơ sở quyết định để các chủthé thực hiện quyên này trừ trường hợp họ khởi kiện dé bảo vệ quyền hay lợi íchhợp pháp cho chủ thê khác

- Hoạt động khởi kiện VADS được xây dựng dựa trên nguyên tắc cơ bảncủa TTDS đó là quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân

sự (theo nghĩa rộng) Trong quan hệ pháp luật dân sự các chủ thể độc lập vớinhau về tổ chức, tài sản, bình đăng trong việc hưởng quyên và thực hiện nghĩa

vụ cũng như chịu trách nhiệm dân sự Khi tham gia các quan hệ dân sự, các chu

thể có toàn quyền lựa chọn chủ thể khác tham gia cùng với mình cũng nhưquyên và nghĩa vụ phải thực hiện trong giao dich dân sự, do đó khi có tranh chap

về quyền và nghĩa vụ các chủ thể có toàn quyền quyết định việc có yêu cầu Tòa

án giải quyết các tranh chấp hay không và ai sẽ là người khởi kiện

- Xuất phát từ bản chất dan sự của các quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thểtrong quan hệ dân sự độc lập với nhau về tổ chức, tài sản, bình đăng về địa vịpháp lý nghĩa là họ bình dang với nhau về việc hưởng quyên, thực hiện nghĩa vụ

và chịu trách nhiệm dân sự Vì vậy, việc ghi nhận quyền khởi kiện dựa trên cơ

sở bảo đảm quyền bình dang của các đương sự trong việc bảo vệ quyền hay lợi

ichdan sự hợp pháp cua minh

1.2.2 Cơ sở thực tiễn

Trang 22

Van đề ghi nhận khởi kiện vụ án dân sự ngoài việc dựa trên co sở lý luận

mà tác giả đã trình bày trên đây, việc khởi kiện còn chưa trên cơ sở thực hiện sau đây:

- Một là, nhận thức pháp luật của các chủ thể chưa cao, hoặc do muốn giànhlấy cho mình những lợi ích của người khác nên đã xâm phạm đến quyền hay lợiích hợp pháp của chủ thể khác Do đó, cần phải có cơ chế bảo vệ quyền hay lợiích pháp của các chủ thê bị xâm phạm hay tranh chấp bằng con đường khởi kiện

- Hai là, các tranh chấp ngày càng đa dạng, phức tạp, trong khi trình độ hiểubiết pháp luật của các đương sự còn hạn chế nên khi tranh chấp xảy ra cácđương sự gặp khó khăn trong việc bảo vệ quyền hay lợi ích hợp pháp của mình

Vì vậy, việc quy định rõ ràng, chỉ tiết các quy định pháp luật về vấn đề khởi kiện

là một yêu cầu tất yếu

- Cơ sở thực tiễn của khởi kiện hiện nay còn được dựa trên quá trình hìnhthành và phát triển các quy định của pháp luật tố tụng dan sự Việt Nam về khởikiện vụ án dân sự Cụ thê:

+ Giai đoạn trước năm 1945: Chế định khởi kiện nói chung và khởi kiện vụ

án dân sự nói riêng đã xuất hiện trong pháp luật Việt Nam ngay từ khá sớm.Ngay từ thời Lê (thế kỷ thứ XV) đã xuất hiện các quy định về vấn đề khởi kiện

Ví như một số quy định: Điều 508 Quốc triều Hình luật có quy định: đơn khởikiện phải do đương sự làm và gửi ở cấp có thẩm quyền, hay theo pháp luật nhà

Lê có quy định con cháu không được kiện ông, bà, cha, mẹ Điều 1 Khám tụngđiều lệ quy định: khi nhận được đơn các quan xử án phải xem xét thủ tục xem đãđầy đủ hay chưa Đến thời nhà Nguyễn Việc kiện tiếp tục được ghi nhận tại một

số điều luật trong Hoàng Việt luật lệ , ngoài ra còn ghi nhận tại chiếu, chỉ, lệnh,

dụ của nhà Vua được ghi chép lại trong sách : “Khâm định Đại nam hội điển sựlệ” Ở thời kỳ này pháp luật có quy định: phàm nhân dân có sự gì oan uống, chophép tự mình đi tổ cáo lấy, nếu ai tự tiện mượn người đi kiện thay thì người

mượn và người đi kiện thay phải chịu hình phát như nhau, bi xử đánh 100 roi,

xích khóa lại bị bắt làm phu dịch một tháng Có thể thấy rằng so với giai đoạnthời nhà Lê thì các quy định về việc kiện của người dân dưới thời nhà Nguyễn

Trang 23

không được cụ thé và chi tiết bằng, đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc kiệntụng của nhân dân [5, tr 11] Dưới thời pháp thuộc thủ tục giải quyết các tranhchấp dân sự được quy định trong luật dân sự thương sự tố tụng và Pháp việnbiên chế Theo luật dân sự thương sự tố tụng thì một vụ tranh chấp dân sự xảy

ra, người có quan hệ trực tiếp đến vụ tranh chấp có quyền viết đơn đến Tòa án

khởi kiện.

Như vậy, có thé khang định các quy định về khởi kiện đã xuất hiện từ khá

sớm trong pháp luật Việt Nam, mặc dù các quy định này còn khá đơn giản tuy

nhiên đó cũng là những cơ sở đầu tiên để hình thành chế định khởi kiện VADS

trong pháp luật Việt Nam sau này [5, tr 12]

+ Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989: Ngày 13/9/1945 Chủ tịch Hồ ChiMinh đã ký Sắc lệnh số 33C/SL về việc thành lập các Tòa án quân sự - Cơ quanxét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Sắc lệnh số 13/SL ngày24/01/1946 quy định về tô chức các Tòa án và các ngách Thâm phán trong nướcViệt Nam dan chủ cộng hòa Ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã banhành Sắc lệnh số 90/SL giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam

Bộ cho đến khi ban hành những Bộ luật mới áp dụng cho toàn quốc Ngày17/4/1946 Nhà nước ta ban hành Sắc lệnh số 52/SL quy định về việc khởi kiện,khởi tố và thụ lý vụ án Tiếp đó, Hiến pháp năm 1946 ra đời là bản Hiến phápđầu tiên của nước ta, là đạo luật cơ bản đồng thời là đạo luật gốc của pháp luậtViệt Nam thời bấy giờ Thể chế dân chủ mà Hiến pháp năm 1946 tạo ra đã trởthành nền tảng cơ bản để hình thành khởi kiện vụ án dân sự Ngày 22/5/1950Sắc lệnh số 97/SL được ban hành quy định về việc sửa đôi một số nguyên tắcmới để áp dụng trong điều kiện dân chủ và Sắc lệnh số 85/SL quy định về cảicách bộ máy tư pháp và luật tố tụng Những quy định trong Sắc lệnh 97/SL đãđặt cơ sở cho sự hình thành va phát triển việc khởi kiện của công dân : “Tronglúc còn sinh thời người chồng góa vợ hay vợ góa, các con đã thành niên cóquyên xin chia phần tài sản thuộc quyên sở hữu của người chết, sau khi đãthanh toán tài sản chung” (Điều 11 Sắc lệnh 97/SL) Có thé nhận thấy, tronggiai đoạn từ năm 1945 cho đến 1954 chế định khởi kiện VADS bước đầu đã

Trang 24

được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam Nhưng do thời điểm này đất nước mớigiành được độc lập, còn nhiều khó khăn, chính quyên còn non trẻ nên các cơquan tư pháp nói chung và hệ thống Tòa án nói rieneg hầu như chỉ chú trọng vàonhiệm vụ hàng đầu là củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng nên các Tòa

án chỉ tập trung xét xử các vụ án hình sự mà chưa thể giải quyết các tranh chấp

về dan sự, vì vậy việc thực hiện khởi kiện của người dân chưa được chú trọng

[5, tr 12 -13].

Từ năm 1955 đến năm 1960 Nhà nước đã ban hành nhiều văn ban pháp luậtnhư Thông tư số 141/HCTP ngày 05/02/1957, Thông tư số 1507/HCTP ngày24/8/1956 của Bộ tư pháp và Thông tư số 69/TC ngày 31/12/1959, Quốc hộinước Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng thông qua Hiến pháp năm 1959, trong

đó quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được ghi nhận trong một điều riêng

“Công dân có quyên khiếu nại, tố cáo với bat cứ cơ quan của nhà nước vềnhững việc lam vi phạm pháp luật của cán bộ và nhân viên nhà nước ” (Điều29) Đây là một trong những bước phát triển quan trọng nhất của Hiến phápnăm 1959 Theo đó, pháp luật TTDS nói chung và chế định khởi VADS nóiriêng đã có sự thay đổi đáng kể, các quy định, hướng dẫn ngày một day đủ vahoàn thiện Trên cơ sở Hiến pháp năm 1969, Quốc hội đã ban hành Luật tổ chứcTòa án năm 1960, Luật tô chức VKSND năm 1960 Sau khi Luật hôn nhân vàgia đình năm 1959 và Luật tổ chức TAND, Luật tô chức VKSND năm 1960 rađời đã có một khối lượng đáng kể các văn bản hướng dẫn thủ tục giải quyết cáctranh chấp dân sự, đặc biệt là thủ tục giải quyết ly hôn do TAND tối cao,VKSND tối cao ban hành [5, tr.14]

Năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất Ngày 13/3/1976, Hội đồng Chínhphủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam đã ra Sắc luật số01/SL/76 quy định về tô chức TAND và VKSND Ngày 08/02/1977 TAND tốicao ban hành Thông tư 96/NCPL hướng dẫn trình tự xét xử sơ thâm về dân sự.Nam 1980, Nhà nước ban hành bản Hiến pháp 1980 thé chế hóa đường lỗi xây

dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước Cũng trong thời gian nay, Nhà

nước ta đã ban hành Luật tổ chức TAND năm 1981 và Luật tổ chức VKSND

Trang 25

năm 1981 Như vậy, có thể nói trong giai đoạn này các văn bản quy định vềTTDS và đặc biệt là việc khởi kiện VADS ngày càng đầy đủ và cụ thể hơn Tuynhiên, hầu hết các quy định này vẫn còn tản mạn trong nhiều văn bản pháp luật

khác nhau và chưa mang tính pháp lý cao.

+ Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004: Từ những năm 1989 đến năm

2003, trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định về thủ tục TTDS trước đó,đồng thời quán triệt tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng cộng sản Việt Nam toànquốc lần thứ VI tăng cường quản lý Nhà nước băng pháp luật, Nhà nước ta đãban hành nhiều văn bản pháp luật về TTDS như Pháp lệnh tố tụng giải quyết các

vụ án dan sự ngày 29/11/1989, Pháp lệnh tố tụng giải quyết các vụ án kinh tếngày 16/3/1994, Pháp lệnh tổ tụng giải quyết các tranh chấp lao động ngày11/4/1996 Những văn bản này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyếtcác VADS trong thời kỳ này Trong đó, vấn đề khởi kiện và thụ lý vụ án cũngđược quy định chỉ tiết tạo cơ sở cho quá trình giải quyết các VADS [NguyễnPhương Thảo (2011) “Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật tô tụngdân sự năm 2004”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Dai học Luật Hà Nội, tr.15].Ngày 15/4/1992 tại Kỳ họp Quốc hội khóa VIII đã thông qua Hiến phápnăm 1992, bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới Dé cụ thé hóa các quy định củaHiến pháp năm 1992, Quốc hội đã ban hành Luật TCTAND năm 1992 và LuậtTCVKSND năm 1992 Theo đó, các quy định về quyền khởi kiện, khởi tốVADS của cá nhân, pháp nhân, tổ chức xã hội và VKS được khăng định thêmmột bước tiễn mới, ngày càng hoàn thiện hơn Nhìn chung, các văn bản tổ tụngđược ban hành trong thời gian này đã quy định về van đề khởi kiện và khởi tốVADS, vụ án kinh tế và vụ án lao động có nhiều điểm tiến bộ Tuy nhiên, cácquy định còn dừng ở những điểm chung, chưa cụ thể Mặt khác, xét về bản chấtcác tranh chấp kinh tế và tranh chấp lao động đề bắt nguồn từ tranh chấp dân sựnhưng thủ tục giải quyết lại được ba pháp lệnh quy định theo các trình tự khácnhau nên nhiều trường hợp trong thực tiễn đã có sự nhằm lẫn, lúng túng, khókhăn trong cả việc giải quyết các vụ án của Tòa án cũng như việc tham gia tổ

tụng của các đương sự [5, tr.16].

Trang 26

+ Giai đoạn từ năm 2005 đến nay: Sự phát triển của nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN, sự hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới cùng

sự phát triển ngày càng phức tạp của các quan hệ pháp luật trong các lĩnh vựcdân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động đòi hỏi cần có sự

hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật, mà đặc biệt là pháp luật TTDS.

Trên cơ sở cụ thê hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992 và đáp ứng yêu cầucải cách tư pháp, BLTTDS đã được Quốc hội nước CHXHCNVN thông quangày 15/6/2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005, gồm 36 chương với

418 điều BLTTDS đã quy định thống nhất một số thủ tục giải quyé các VADS,

hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động Trong đó, Chương 12

đã dành 18 điều để quy định về khởi kiện và thụ ly VADS Các quy định củaBLTTDS đã xác định rõ những chủ thể nào có quyền khởi kiện, bãi bỏ quyềnkhởi tố VADS, phạm vi khởi kiện trong BLTTDS cũng được mở rộng hơntrước Căn cứ trả lại đơn khởi kiện được quy định chặt chẽ và cụ thể hơn trongcác trường hợp như: người khởi kiện không nộp tiền tạm ứng án phí trongtrường hợp pháp luật quy định, không bổ sung đơn theo yêu cầu của Tòa án vàchưa đủ điều kiện khởi kiện Đồng thời, BLTTDS còn quy định về quyền khiếu

nại của người khởi kiện khi nhận được thông báo trả lại đơn khởi kiện, thông

báo thụ lý VADS, quyên và nghĩa vụ của người được thông báo Có thê nói, cácquy định về khởi kiện VADS đã được quy định trong BLTTDS tương đối cụ thé

và hợp lý hơn trước Day là cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ thé có quyên,lợi ích hợp pháp bị xâm phạm nhanh chong, kip thời bảo vệ được quyền và lợi

ích hợp pháp của mình Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện các quy định của

BLTTDS đã bộc lộ một số bất cập Nhăm khắc phục những hạn chế, bất cậpnày, ngày 29/3/2011 tại Kỳ họp thứ IX Quốc hội khóa XII đã thông qua Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS Trong đó, một số điều luật quy định

về khởi kiện VADS của BLTTDS năm 2004 cũng được sửa đổi, bố sung nhưĐiều 159 quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, Điều 164 quy định

về hình thức, nội dung đơn khởi kiện, Điều 168 quy định về trả lại đơn khởikién [5, tr.17] Ngoài ra, thực tế việc thi hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Trang 27

nội dung trong trong thời gian qua cũng đưa ra yêu cầu thực tế phải hoàn thiệnquy định về khởi kiện cho phù hợp.

Như vậy, qua nghiên cứu sự hình thành, phát triển chế định khởi kiệnVADS của pháp luật TTDS Việt Nam cho thấy chế định này đã có sự kế thừa vàphát triển lâu dai gan với tiến trình lịch sử xây dựng pháp luật Việt Nam nóichung và pháp luật TTDS nói riêng Các quy định về khởi kiện VADS ngàycàng mang tinh cụ thé, đầy đủ và hoàn thiện đã góp phan quan trong trong việcbảo đảm việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tại Tòa án, đảm

bảo tính dân chủ và công băng xã hội

Trang 28

CHUONG 2NOI DUNG CAC QUY DINH CUA PHAP LUAT TO TUNG DAN SU VE

KHOI KIEN VU ÁN DÂN SỰ2.1 Các chủ thé thực hiện việc khởi kiện

Chủ thé thực hiện khởi kiện được chia làm hai nhóm, nhóm thứ nhất là khởikiện để bảo vệ quyền hay lợi ích của chính mình, được quy định tại Điều 161

Bộ luật tố tụng Dân sự, theo đó cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình

hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là

người khởi kiện) tại Toà án có thâm quyền để yêu cau bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mình Bởi khi xảy ra tranh chấp các bên tranh chấp không thể hòagiải, không thể giải quyết vấn đề bằng những biện pháp đời thường mà cần sựcan thiệp của cơ quan quyền lực nhà nước cụ thể là Tòa án Chính vì vậy, việcpháp luật ghi nhận việc chủ thể nhận thấy quyền hay lợi ích của mình bị xâmphạm hay tranh chấp có thé sử dụng biện pháp giải quyết văn minh bang conđường khởi kiện như một điều đương nhiên hoàn toàn phù hợp thực tiễn ViệtNam và xu hướng pháp luật thế giới

Nhóm thứ hai, là khởi kiện để bảo vệ quyền hay lợi ích hợp pháp của ngườikhác, được quy định tại Điều 162 Bộ luật tố tụng dân sự, gồm:

- Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia

đình trong trường hợp do luật hôn nhân và gia đình quy định Theo Luật hôn

nhân và gia đình đó là những vụ án yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng(khoản 3 Điều 55), yêu cầu xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đãthành niên mất nang lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ matnăng lực hành vi dân sự (khoản 3 Điều 66) Tuy nhiên thang 8 năm 2007, Thủtướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1001/QĐ-TTg giải thé Uy ban dân sé, giađình và trẻ em, các cơ quan dân số, gia đình và trẻ em tại địa phương cũngcham dứt hoạt động Từ đây không còn chủ thể này để thực hiện việc khởi kiệnVADS bảo vệ quyền và lợi ích cho người khác Vậy việc Bộ luật dân sự hiện

hành, Luật hôn nhân và gia đình hiện hành van còn đê Cơ quan ve dân dân sô,

Trang 29

gia đình trẻ em trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởikiện vụ án về hôn nhân và gia đình là không hợp lý, cần phải khắc phục bằngviệc sửa đổi luật.

- Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án laođộng trong trường hợp can bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của tập thể người

lao động do pháp luật quy định;

- Cơ quan, t6 chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyềnkhởi kiện VADS để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhànước thuộc lĩnh vực mình phụ trách Theo đó, co quan, tô chức có quyên khởikiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhànước khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

e Co quan, tổ chức đó có những nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thựchiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội về một lĩnh vực nhất

Ngoài các chủ thể được quy định tại Điều 162 BLTTDS nêu trên thì hộ giađình, tổ hợp tác cũng có quyền khởi kiện VADS Theo quy định của BLDS, hộgia đình, tổ hợp tác gồm các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp côngsức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một

số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định Vì vậy khi quyền

và lợi ích hợp pháp của các chủ thể này bị xâm phạm thì họ cũng có quyền thamgia vào các quan hệ pháp luật TTDS, có quyền khởi kiện VADS để bảo vệ lợi

Trang 30

ích của mình Việc khởi kiện đó sẽ được thực hiện thông qua hành vi của người

đại diện hợp pháp của hộ gia đình, tô hợp tác

Khác với PLTTGQVADS, BLTTDS không còn quy định quyền khởi tốVADS cho Viện kiểm sát Vai trò kiểm sát việc tuân theo pháp luật của việnkiểm sát theo quy định của BLTTDS được thể hiện chủ yếu qua việc thực hiệncác quyền yêu cau, kiến nghị theo quy định của pháp luật Theo quy định tạiĐiều 21 BLTTDS năm 2004 thì VKS chỉ tham gia phiên tòa đối với những vu

án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại Đến Luật sửa đổi,

bé sung một số điều của BLTTDS năm 2011 Điều 21 được sửa đồi theo hướng

bổ sung thêm một số trường hợp có sự tham gia của VKS vào phiên tòa Cụ thélà: “Viện kiểm sát nhân dân tham gia các phiên họp sơ thẩm doi với các việcdân sự; các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiễn hành thuthập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng,quyên sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên,người có nhược điểm về thể chất, tâm thần”

Bên cạnh quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ các quyền và lợi ích hợppháp của mình, pháp luật TTDS cũng ghi nhận cho các đương sự quyền rút yêucầu, quyền thay đôi, bổ sung yêu cầu Trường hợp rút đơn yêu cầu, mặc dùBLTTDS không quy định tại một điều luật riêng biệt tuy nhiên ta có thể nhậnbiết được quyền này thông qua các quy định tại Điều 192 BLTTDS, theo đó nếungười khởi kiện rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa và được Tòa án chấpnhận thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS Tại phiên tòa, nếungười khởi kiện rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầucủa họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối vớiphần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút theo quy định tại khoản 2Điều 218 Như vậy có thê thấy đương sự có thê rút một phần hoặc toàn bộ yêucầu khởi kiện nếu thay không còn cần thiết hoặc không đủ căn cứ chứng minhcho các nội dung mà mình đã yêu cầu Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc rút yêu cầukhởi kiện bắt buộc phải được Tòa án chấp nhận (điểm c khoản 1 Điều 192)

Ngoài quyên rút yêu câu khởi kiện, đương sự có quyên thay đôi, bô sung yêu câu

Trang 31

của mình Tuy nhiên không phải bất kỳ trường hợp nào việc thay đổi, bổ sungyêu cầu đều được chấp nhận Theo quy định tại Khoản 1 Điều 218 BLTTDS thìtại phiên tòa Hội đồng xét xử chỉ chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu củađương sự, nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêucầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban dau.

Các chủ thể trên đây khi thực hiện hành vi khởi kiện cần phải tuân thủ cácđiều kiện nhất định do pháp luật quy định Hiện nay, pháp luật hiện hành cũngkhông có một điều luật cụ thể quy định về điều kiện của việc khởi kiện nên trênthực tế có các ý kiến khác nhau về điều kiện khởi kiện

- Ý kiến thứ nhất cho rằng để khởi kiện thi chủ thé khởi kiện chỉ cần cóquyền lợi ích bi vi phạm hoặc có tranh chấp và đồng thời có năng lực hành vi tố

có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc của cơ quan nhà nước có thâm quyền;phải xuất trình kèm theo đơn các tài liệu, chứng cứ

Tuy nhiên, do việc tiếp cận việc khởi kiện với tư cách là một hoạt động(hành vi) tố tụng nên tác giả luận văn cho rằng ý kiến thứ hai là phù hợp với việcxác định các điều kiện cần và đủ dé chủ thể thực hiện việc khởi kiện nên nộidung dưới đây được triển khai theo hướng này

2.2 Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự

2.2.1 Điều kiện về chủ thể khởi kiện vụ án dân sự

Chủ thé khởi kiện VADS là các chủ thé theo quy định của pháp luật đượctham gia vào quan hệ pháp luật TTDS, bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức đápứng được các điều kiện do pháp luật quy định, để có thể thực hiện quyền khởikiện chủ thể khởi kiện phải có năng lực chủ thể TTDS; khi khởi kiện VADS phải

có quyền, lợi ích bị xâm phạm hoặc khởi kiện đê bảo vệ lợi ích cua người khác,

Trang 32

lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng Quy định này hoàn toàn phù hợp với

nguyên tắc tự định đoạt trong TTDS, theo đó không cho phép người không phải

là chủ thể của quan hệ pháp luật lợi dụng quyền khởi kiện để xâm phạm đếnquyền hay lợi íchhợp pháp của người khác

* Một là, chủ thể khởi kiện phải có năng lực chủ thé tổ tụng dân sự

Năng lực chủ thể TTDS bao gồm năng lực pháp luật tố tụng dân sự(NLPLTTDS) và năng lực hành vi tố tụng dân sự (NLHVTTDS)

NLPLTTDS là khả năng pháp luật quy định cho cá nhân, cơ quan, tổ chức

có những quyền và nghĩa vụ trong TTDS (khoản I Điều 57 BLTTDS),NLPLTTDS được coi là điều kiện đầu tiên đồng thời là điều kiện cần để một chủthể tham gia vào quá trình tố tụng dân sự, từ đó một chủ thể chỉ có quyền thamgia tổ tụng dan sự khi được pháp luật thừa nhận có NLPLTTDS [19, tr.110].Thông thường các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự đều cóNLPLTTDS bởi NLPLTTDS và NLPLDS luôn có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau NLPLTTDS là biểu hiện quyền bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp trướcTòa án của chủ thể khi tham gia các quan hệ pháp luật dân sự

NLPLDS của cá nhân thường xuất hiện khi cá nhân sinh ra và chấm đứt khichết di NLPLDS của cá nhân thường xuất hiện khi cá nhân sinh ra và cham dứtkhi chết đi Tương tự NLPLTTDS của cá nhân cũng là thuộc tính gắn liền với cánhân suốt cuộc đời NLTTDS mang đầy đủ những đặc điểm của NLPLDS Theo

đó, mọi cá nhân đều bình đắng về NLPLTTDS, NLPLTTDS của cá nhân không

bị hạn chế bởi bat cứ lí do nào về độ tuôi, dân tộc, giới tính , mọi cá nhân đều

có khả năng hưởng quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau [20, tr 79].NLPLTTDS của cá nhân chỉ là tiền đề cho công dân có các quyền dân sự cụ thê

Đề một chủ thể có quyền khởi kiện thì chỉ cần có năng lực pháp luật theo

đó pháp luật quy định chủ thể đó có quyền khởi kiện Tuy nhiên, để chủ thể này

tự mình thực hiện việc khởi kiện thì chủ thể đó cần có NLPLTTDS vàNLHVTTDS thông thường NLHVTTDS là khả năng bằng hành vi của mìnhthực hiện các quyền và nghĩa vụ TTDS Cá nhân được coi là có NLHVTTDSthì cá nhân đó phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng nhận thức và điều khiển

Trang 33

được hành vi của mình, nghĩa là họ không bị mắt hoặc hạn chế NLHVDS Phápluật hiện hành quy định người có NLHVTTDS có quyền tự mình khởi kiện hoặclàm giấy ủy quyền cho người một người khác có năng lực hành vi thay mặt mình

khởi kiện (trừ việc ly hôn).

Với trường hợp người chưa đủ 15 tuổi, người mat, việc bảo vệ quyền hay

lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp

của họ thực hiện, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mườitám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sựbằng tài sản riêng của mình được tự tham gia tổ tụng về những việc có liên quanđến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó (khoản 4,5,6 Điều 57 BLTTDS).Theo Điều 2 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HDTP của Hội đồng thẩm phántòa án nhân dân tối cao ngày 03 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn thi hành một sốquy định trong Phần thứ hai ““Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ tham”’của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bố sung theo Luật sửa đôi, bố sungmột số điều của Bộ luật t6 tụng dân sự (Nghị quyết 05/2012/NQ-HDTP) thì khixét thay cần khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của mình, thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải làm đơn khởikiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 của BLTTDS, cụ thé với cáctrường hợp: Thv nhát, đôi với cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân

sự, thì có thé tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án Tại mục

tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân

đó Đồng thời, ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ Thứ hai,đối với cá nhân là người từ đủ mười lam tuổi đến chưa đủ mười tám tuổikhông mat năng lực hành vi dân sự, không bi han chế năng lực hành vi dân sự

đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bang tàisản riêng của mình, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởikiện vụ án về tranh chấp có liên quan đến hợp đồng lao động hoặc giao dịch

dân sự đó Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ

tên, địa chỉ của cá nhân đó Đồng thời, ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký

tên hoặc diém chỉ 7# ba, đôi với cá nhân là người chưa thành niên (trừ trường

Trang 34

hợp được hướng dan tại khoản 2 Điều nay), nguoi mat năng luc hành vi dan sự,người bi han ché năng lực hành vi dân sự, thì người đại diện hợp pháp cua ho(đại diện theo pháp luật) có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi

kiện vụ án Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên,

địa chỉ của người đại điện hợp pháp của cá nhân đó Đồng thời, ở phần cuối đơn,người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ Thi? tw, d6i với cá nhânthuộc trường hợp thứ nhất, thứ hai, thứ ba là người không biết chữ, khôngnhìn được, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tênhoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án và phải

có người làm chứng Người làm chứng phải ký xác nhận việc khởi kiện và

nội dung khởi kiện vào đơn khởi kiện trước mặt người có thâm quyền chứngthực của Ủy ban nhân dân cấp xã Người có thâm quyền chứng thực của Ủyban nhân dân cấp xã chứng nhận trước mặt người khởi kiện và người làmchứng “Người làm chứng” trong trường hợp này phải là người có đầy đủ nănglực hành vi tổ tụng dân sự quy định tại Điều 57 của BLTTDS

Đối với cơ quan, tổ chức muốn thực hiện quyền khởi kiện thì trước hết coquan, tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân (van đề pháp nhân được quy định tạicác Điều từ Điều 84 đến Điều 105 Chương 4 Phần thứ nhất “Những quy địnhchung” của Bộ luật Dân sự) Theo quy định tại Điều 100 Bộ luật Dân sự thì cómột số loại pháp nhân như: Thi nhất, cơ quan nhà nước, tô chức chính trị xã hội;

tô chức kinh tế Pháp nhân là tổ chức kinh tế thì có thể là doanh nghiệp nhà nước,hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cô phần, doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác có đủ điều kiện quy định tại Điều

84 của Bộ luật Dân sự Tổ chức kinh tế phải có đủ điều kiện và chịu trách nhiệmdân sự bằng tài sản của mình Thi hai, tô chức chính trị xã hội — nghề nghiệp, tổchức xã hội, tổ chức xã hội — nghề nghiệp; quỹ xã hội, quỹ từ thiện; các tổ chứckhác có đủ điều kiện quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự 7#ứ ba, cơ quan, tổchức được coi là có đủ tư cách pháp nhân khi thỏa mãn các yếu tố : Được cơquan nhà nước có thâm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công

nhận; có cơ câu, tô chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tô chức khác và

Trang 35

tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ phápluật một cách độc lập; đối với cơ quan, tô chức không có tư cách pháp nhânnhưng được khởi kiện vụ án dan sự là co quan, tô chức được pháp luật quy định

có quyên tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập [13, tr 48]

Khác với năng lực chủ thể của cá nhân, năng lực pháp luật và năng lực hành

vi của pháp nhân phát sinh đồng thời và tồn tại tương ứng với thời điểm thànhlập và đình chỉ pháp nhân, đối với các pháp nhân theo quy định phải đăng kýhoạt động thi năng lực chủ thé phát sinh ké từ thời điểm đăng kí Mỗi pháp nhânđược thành lập đều có mục đích và nhiệm vụ nhất định (sản xuất kinh doanh haymột nhiệm vụ xã hội khác), do vậy năng lực chủ thé của pháp nhân phải phù hop

với mục đích hoạt động của pháp nhân đó Mục đích của pháp nhân được xác

định bởi quyết định thành lập pháp nhân hoặc điều lệ của pháp nhân do cơ quan

có thấm quyền đã thành lập pháp nhân đó chuẩn y, việc thay đổi mục đích hoạtđộng dẫn đến thay đổi năng lực chủ thể của pháp nhân Năng lực pháp nhân là

chuyên biệt, phù hợp với mục đích và lĩnh vực hoạt động của nó, vì vậy các

pháp nhân khác nhau có năng lực chủ thé khác nhau [20, tr 113] Năng lực chủthể của hộ gia đình phát sinh cùng việc hình thành hộ gia đình với tư cách là chủthé của quan hệ pháp luật Việc xác định hộ gia đình với tư cách là chủ thé củaquan hệ pháp luật căn cứ vào điều kiện thực tế tồn tại trong gia đình vì pháp luậtkhông quy định cách thức, trình tự phát sinh hay chấm dứt một hộ gia đình.NLPLTTDS của tổ hợp tác phát sinh đồng thời với việc thành lập và chấm dứtkhi không còn sự tồn tại của tổ hợp tác với tư cách là một chủ thê pháp luật.Pháp luật cho phép pháp nhân có quyền khởi kiện bảo vệ quyền hay lợi ích hợp

pháp của pháp nhân thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc

thông người được người đại điện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền, cụ thể:

Về người đại diện hợp pháp của pháp nhân: theo quy định tại Điều 91 Bộluật dan sự và Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự thì người đại diện hợp pháp củapháp nhân có thé là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền Daidiện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhânhoặc trong quyết định thành lập pháp nhân; đại diện theo ủy quyền của pháp

Trang 36

nhân là người được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyên theođúng quy định tại Chương VII của Bộ luật dân sự về đại diện.

Hai là, chủ thể khởi kiện khi khởi kiện VADS phải có quyên, lợi ích bị xâmphạm hoặc khởi kiện dé bảo vệ lợi ích của người khác, lợi ích Nhà nước, lợi ích

cong cong.

- Ca nhân khởi kiện thi phải có quyền hay lợi ích bị vi phạm hoặc có tranhchấp và có năng lực hành vi tố tụng dân sự hoặc cá nhân đó có tư cách đại diệnhợp pháp cho cá nhân mà người này có quyền, lợi ích bị vi phạm hoặc có tranhchấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động Theo

đó, khi cá nhân cho răng quyền hay lợi ích của mình đang bị người khác viphạm hoặc tranh chấp thì có quyền được thực hiện việc khởi kiện hoặc ủy quyền

cho người khác thực hiện việc khởi kiện Việc pháp luật quy định một người khi

có đủ điều kiện theo luật định có thể tự mình thực hiện việc khởi kiện hoặc

người đại diện của người đó thực hiện việc khởi kiện (trừ trường hợp ly hôn) là

hoàn toàn hợp lý, phù hợp với thực tiễn cuộc sống khi con người còn bộn bề với

lo toan công việc Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định ngay một người cóquyên hay lợi ich bị vi phạm hay tranh chấp không phải là dé, bởi việc người dikiện nghĩ, và cho rằng quyền hay lợi ích của họ đang bị xâm phạm hay tranhchấp có trường hợp chỉ mình họ thấy vậy nhưng thực tế lại không như vậy NếuTòa án cứ thụ lý và xét xử thì sẽ mat thời gian, công sức Dé hạn chế những việcnhư vậy pháp luật yêu cầu người khởi kiện khi gửi đơn khởi kiện phải gửi kèmtài liệu chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ vàhợp pháp (Điều 165 BLTTDS) Vì mới ở giai đoạn khởi đầu của quá trình tổtụng, nên chỉ cần người khởi kiện xuất trình một vai chứng cứ rất cơ bản, chứkhông đòi hỏi họ phải nộp đầy đủ chứng cứ Nếu chủ thé khởi kiện, dù đã đượcThâm phán giải thích hướng dẫn đầy đủ nhưng vẫn không xuất trình được chứng

cứ chứng minh quyền lợi của mình bị xâm hại, hoặc thấy người khởi kiện không

có năng lực hành vi tố tụng dân sự thì căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 168BLTTDS để trả lại đơn khởi kiện Pháp luật của Nhà nước ta không cho phép

Trang 37

một người lợi dụng quyền khởi kiện để khởi kiện một cách tùy tiện, không cócăn cứ, gây khó khăn và xâm phạm đến quyên của người khác.

Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành cho phép cá nhân khi có đủ điều kiệnkhởi kiện có quyền ủy quyền cho cá nhân khác có NLHVTTDS thực hiện việckhởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích cho mình Điều luật này đã tạo điều kiệnthuận lợi cho người dân khi thực hiện việc khởi kiện Các quy định pháp luật đối

với việc một người có NLHVTTDS đại diện cho một người khác mà người này

có quyền, lợi ích bị vi phạm hoặc có tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình,kinh doanh, thương mại, lao động cũng được áp dụng tương tự như đối với việc

cá nhân tự mình thực hiện khởi kiện.

- Pháp nhân khởi kiện thì phải có quyền hay lợi ich bi vi phạm hoặc cótranh chấp và việc khởi kiện phải do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.Việc vi phạm hay tranh chấp của chủ thé khác đối với quyền, lợi ich củapháp nhân phải có thật trên thực tế Do vậy, cũng giống như cá nhân đi kiện,pháp luật quy định pháp nhân muốn khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của mìnhphải chứng minh được quyền, lợi ích đó bị vi phạm hay tranh chấp bằng việc gửiđơn kèm theo tài liệu, chứng cứ Pháp nhân thực hiện khởi kiện để bảo vệ quyền

hay lợi ích hợp pháp của pháp nhân thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc thông người được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân

ủy quyền [46] Khi xét thay có đủ điều kiện dé thụ lý vụ án, thì xác định nguyênđơn trong vụ án chính là cơ quan, tổ chức khởi kiện Người đại diện theo phápluật hoặc theo uỷ quyền tham gia tố tụng, thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụngcủa cơ quan, tô chức là nguyên đơn đó [47]

- Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia

đình trong trường hợp do luật hôn nhân và gia đình quy định và chỉ khởi kiện

khi không có ai khởi kiện Cụ thể các cơ quan này được quyền khởi kiện đối vớinhững vụ án yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (khoản 3 Điều 55), yêu cầuxác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mat năng lực hành

vi dân sự hoặc xác định con cho cha, me mat năng lực hành vi dân sự (khoản 3

Trang 38

Điều 66) Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết VADS năm 1989 thi “néu không cóngười khởi kiện thì Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặttrận TỔ quốc trong phạm vi chức năng của mình có quyền khởi kiện hoặc dénghị Viện kiểm sát xem xét việc khởi tô vụ án đối với những việc được quy địnhtại khoản 1 Diéu 28 của Pháp lệnh này” Có thé nhận thay quy định này trướcđây có phần tiễn bộ hơn quy định hiện tai bởi thực tế Ủy ban dân số, gia đình vàtrẻ em, các cơ quan dân sé, gia dinh va tre em tai dia phuong da chấm dứt hoạtđộng từ tháng 8 năm 2007 theo Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 08/08/2007của Thủ tướng chính phủ Từ đây không còn chủ thé nay dé thực hiện việc khởikiện VADS bảo vệ quyền và lợi ích cho người khác Vậy trường hợp người chagià yếu và mat năng lực hành vi dan sự mà các con không chăm sóc nuôi dưỡngthì ai sẽ là người khởi kiện để bảo vệ quyền hay lợi ích hợp pháp cho người chanày nếu người cha này không có người đại diện Vì vậy, theo quan điểm cá nhântác giả mong muốn pháp luật khôi phục lại quyền khởi kiện của Ủy ban mặt trận

Tổ quốc, các tô chức thành viên của Mặt trận tổ quốc và quyền khởi tố củaVKSND để bảo vệ quyền, lợi ích cho những cá nhân không có quyền khởi kiện

và không còn ai bảo vệ, hoặc bảo vệ lợi ích chính đáng của xã hội, của nhà nước

- Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án laođộng trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thé ngườilao động do pháp luật quy định Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiếnbởi đã góp phần bảo vệ người lao động khi quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị viphạm hay tranh chấp

Những điều kiện trên day nhằm han chế việc người dân đi kiện tràn lan.Thực tế hiện nay nhận thức pháp luật còn hạn chế, đôi khi chỉ là lời qua tiếng lại,

sự việc không hề mang dáng dấp của một quan hệ tranh chấp dân sự, đơn giản họtức giận lên là đem nhau ra Tòa kiện cáo Khi xã hội càng phát triển thì nhữngtranh chấp phát sinh càng nhiều và phức tạp, lượng án mà Tòa thụ lý hàng nămluôn trong tình trạng quá tải, việc kiện tụng tràn làn như vậy là không cần thiết và

sẽ cực kỳ gây khó khăn cho Tòa án cũng như các cơ quan có thâm quyền liênquan nếu họ buộc phải thụ lý những việc như vậy Lời khuyên cho những chủ thể

Trang 39

này là nên chọn giải pháp kiềm chế nóng giận, tự thỏa thuận hòa giải mà khôngnên đưa ra Tòa Chính vì lẽ đó pháp luật quy định cho người dân quyền khởi kiệnnhưng không có nghĩa là họ được quyền thực hiện hoạt động khởi kiện mà không

có điều kiện gì, việc thực hiện hoạt động khởi kiện trên cơ sở những điều kiệnluật định đảm bảo cho chủ thê khởi kiện sẽ được pháp luật bảo vệ Theo đó, chủthể được khởi kiện khi có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và có quyền, lợi ích

bị xâm hại hay tranh chấp hoặc trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình cóthể khởi kiện để bảo vệ lợi ích của người khác, lợi ích Nhà nước, lợi ích côngcộng khi người khác đó có quyền, lợi ích bị xâm phạm hay tranh chấp Tuynhiên, pháp luật hiện hành chưa có quy định về việc khởi kiện yêu cầu giải quyếtcác tranh chấp của các dong họ về nhà thờ tổ, gia tộc, tôn giáo , cũng chưa cóquy định ai sẽ được là người đại diện cho tập thể này để thực hiện việc khởi kiệnđòi quyền, lợi ích của tập thể khi bị xâm phạm, hay tranh chấp Điều này chính là

sự thiếu sót của pháp luật hiện hành

2.2.2 Vu án được khởi kiện phải thuộc tham quyền của Tòa án

Thâm quyền giải quyết các vụ việc của Tòa án là quyền xem xét, giải quyếtcác vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đótheo thủ tục tố tụng dân sự của Tòa án Việc xác định một cách khoa học và hợp

lý thâm quyền dân sự của Tòa án tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện

nhiệm vụ giữa Tòa án với các cơ quan nhà nước giữa các Tòa án với nhau và xác

định các điều kiện cần thiết bảo đảm cho Tòa án thực hiện tốt chức năng nhiệm

vụ của mình Từ đó cũng giúp cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện thực hiện tìmtới được đúng nơi Tòa án có thâm giải quyết dé bảo vệ tốt nhất quyền hay lợi ichhợp pháp của mình Vì vậy, để thực hiện việc khởi kiện có hiệu quả chủ thé khởikiện phải gửi don tới đúng Tòa án có thâm quyên giải quyết tranh chấp theo quyđịnh pháp luật Tham quyền của Tòa án được quy định tai BLTTDS sửa đổi, bổsung gồm: thâm quyền theo loại việc từ Điều 25 đến Điều 32; thâm quyền theocấp (Điều 33, 34); thâm quyên theo lãnh thé (Điều 35, 36)

Khi tiếp nhận đơn khởi kiện thì Tham phán được phân công phải xem xétđơn khởi kiện có thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại các

Ngày đăng: 29/04/2024, 14:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w