Luận văn thạc sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ kiểm toán - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

82 1 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Luận văn thạc sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ kiểm toán - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

NGUYEN HOÀI THU

HOP DONG DICH VU KIEM TOAN MOT SO VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN

Chuyén nganh: Luat Kinh té

Mã số: 60380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS Đồng Ngọc Ba

Trang 2

Em xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ này là công trình nghiên cứu của cả nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu kiến thức lý thuyết, nghiên cứu khảo sát

tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dan khoa học của TS Đông Ngọc Ba.

Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thay, cô giáo Truong Dai học Luật Hà Nội, những người đã dạy dé, giúp đỡ em trong suốt những năm học tại trường, đặc biệt là lời cắm ơn tran trọng nhất tới thay giáo, TS Đông Ngọc Ba - Phó Cục

Trưởng Cục kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp, người đã nhiệt tinh giúp đỡ, hướng dân em hoàn thành luận văn này.

Cảm ơn sự ủng hộ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp, gia đình cùng người thân đã tạo mọi điều kiện giúp em trong suốt quả trình công tác, học tập cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp.

: Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2014

Học viên

Nguyễn Hoài Thu

Trang 3

MOT SO VAN DE LY LUẬN VE HỢP DONG DỊCH VU KIEM TOÁN 4

1.1 Khái quát về hợp đồng dich vụ kiểm toán 5- 2s s5: 4

1.1.1 Khái niệm về thương mai dịch vụ 2-5 2s ecxsxezxeẻ +

1.1.2 Khái niệm hop đồng thương mại dịch vụ - 5+: 4

1.1.3 Khái niệm hợp đồng dịch vụ kiểm toán 5- 2 5 5255e¿ 5 1.1.4 Nội dung khái quát của hợp đồng dịch vụ kiểm toán 6

1.2 Nội dung pháp luật về hợp đồng dich vụ kiểm toán 8 1.3 Lược sử hình thành va phát triển của pháp luật về hợp đồng dich vu kiểm toán ở Việt Nam G- Tà 1E 111 111111110111111111 0111111111 11 010/9) 14

THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VE HỢP DONG DỊCH VỤ KIEM TOÁN 14 2.1 Chủ thé của hợp đồng dịch vụ kiểm toán -2- 52 +s+secx+xerecxez 14

2.1.1 Bên cung ứng dich vụ c cv 13x vn vn re 142.1.2 Bên sử dụng dịch Vu c 2x13 vn TH vn ng reg 17

2.2 Đối tượng của hợp đồng dịch vụ kiểm toán - 2-5 5 cs+cz+se¿ 18

2.3 Nội dung của hợp đồng dich vụ kiểm oan eseseeseseeseseeeeeees 19 2.3.1 Mục đích, phạm vi và nội dung dịch vu kiểm toán, thời han thực hiện hợp đồng kiỂm toán ¿5-52 E‡EEEEE SE E111 111111111111111111x 1111k 19

2.3.2 Quyén, nghĩa vu va trách nhiệm của các bên . ‹ «ss+ 24

2.3.3 Hình thức báo cáo kiểm toán và các hình thức khác thé hiện kết quả kiểm toán như thư quản ly và báo cáo khác - - 2 cx+x+xerzxered 42

2.3.4 Phí dịch vụ kiểm toán và chỉ phí khác do các bên thỏa thuận 46

2.4 Các điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng dich vụ kiểm toán: 47

Trang 4

HIEU QUA THUC THI PHAP LUAT VE HOP DONG DICH VU KIEM

¡9 53 3.1 Một số van dé đặt ra từ thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng dịch vụ kiỂm tOá - - St St St kE 111511 111111111111 1111111111 11111111 1111111111 1111 L0 53

3.1.1 Mat tich CỰC ooo cccccccccccccccseseeeeseeeseeeseeeessecseseeseeeseeueeeseeeeeueaeenaas 53 3.1.2 Một số vướng mắc, bat cập và nguyên nhân .-. - 2-2: 543.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng dich vụ kiểm toan 633.3 Giải pháp đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng dịch vụ kiểm

Trang 6

Ở Việt Nam, từ cuối những năm 1980, khi chuyên sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với chính sách hội nhập kinh tế, đa phương, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại và tăng cường quản trị đòi hỏi Việt Nam phải tạo môi trường minh bạch các thông tin kinh tế để mở rộng hợp tác thương mại và đầu tư Một trong các dịch vụ góp phần đáp ứng nhu cầu này chính là dịch vụ kiểm toán độc lập Trên thế giới, kiểm toán độc lập đã được hình thành và phát triển từ lâu, là hoạt động không thé thiếu trong nền kinh tế thị trường với vai trò làm tăng độ tin cậy cho thông tin tài chính, là cơ sở dé các bên tiến hành các giao dịch kinh tế, đồng thời thé hiện tính minh bạch, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Thực tế đã chứng minh, kiểm toán độc lập là kênh thông tin quan trọng dé các đối tượng liên quan như nhà đầu tư, ngân hàng có thé đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn mang lại hiệu quả kinh tế cao Cùng với sự ra đời và phát triển của ngành dịch vụ kiểm toán (DVKT) là hình thức pháp lý cho sự thỏa thuận của các bên về dịch vụ, đó chính là Hợp đồng dịch vụ kiểm toán (HĐDVKT) Nắm bắt được những nhu cầu này, phù hợp với xu hướng của thế giới, ngày 13-5-1991, Bộ Tài chính đã thành lập công ty kiêm toán độc lập đầu tiên của Việt Nam là công ty VACO Ngày 29/1/1994 Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 07/CP ban hành "Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân" Sau đó, hợp đồng kiểm toán được ghi nhận trong Chuan mực số 210 về “Hợp đồng kiêm toán” (Ban hành theo Quyết định số 120/1999/QD — BTC ngày 27/09/1999 của Bộ trưởng bộ tài chính) Đáp ứng nhu cầu về hành lang pháp lý đầy đủ, minh bạch của hoạt động kiểm toán động lập nói chung và việc giao kết HĐDVKT nói riêng, nhà nước ta đã ban hành Luật kiểm toán độc lập 2011 (LKTĐL), có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 Ngày 13/3/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2012/ND — CP quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LKTĐL Ngày 06/12/2012, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 214/2012-BTC ban hành hệ thống Chuan mực kiểm toán Việt Nam,

Trang 7

đặt ra nhiều van đề từ việc xây dựng các văn bản có liên quan, thực thi trong thực tế, hiệu qua cũng như hạn chế của các quy định pháp luật có liên quan đến HDDVKT Yêu cau cấp thiết hiện nay là nghiên cứu sâu hơn về mặt pháp ly của HDDVKT theo quy định của pháp luật hiện hành, đánh gia các mặt qua hơn hai năm thực hiện Luật, đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng kiểm toán dé dich vụ kiểm toán thực sự phát huy được vai trò của mình trong giai đoạn hiện nay Đề tài mong muốn tạo ra cho người đọc sự hiểu biết cơ bản về HĐDVKT trên khía cạnh pháp luật sau hơn hai năm LKTĐL và Nghị định 17/2012/ND — CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LKTĐL có hiệu lực, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhăm nâng cao tính hiệu quả thực thi pháp luật về HDDVKT.

2 _ Tình hình nghiên cứu đề tài

Các dé tài đã nghiên cứu trước đây liên quan đến DVKT gồm : Pháp luật về dich vụ kiểm toán ở Việt Nam — Những van dé lý luận và thực tién/Luan văn thạc si luật học/Tạ Lê Nguyệt Quế/TS Đồng Ngọc Ba hướng dẫn; Điều kiện kinh doanh dịch vu kiểm toán ở Việt Nam — Một số vấn đề lý luận và thực tiễn/Khóa luận tốt nghiệp/Đồng Gia Lượng/Thạc sĩ Trần Quỳnh Anh hướng dẫn; Chất lượng hoạt động của Kiểm toán độc lập/Nghiêm Thị Tha/Nghién cứu kinh tế Viện nghiên cứu thương mại/Số 5/2002; Về dự thảo Luật kiểm toán độc lập/TS Phạm Thị Giang Thu/Tạp chí luật học Trường Đại học Luật Ha Nội/Số 8/2010 HDDVKT theo quy định của pháp luật hiện hành là van đề khá mới mẻ trong bối cảnh LKTĐL vừa có hiệu lực vào 01/01/2012 Các nghiên cứu khoa học trong van dé này chủ yếu dưới dang các bài viết trên tạp chí, các tờ trình gửi chính phủ, ý kiến của Bộ tài chính cũng như lãnh đạo các doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) Các nghiên cứu khoa học đến thời điểm này tập trung giải quyết vấn đề cần ban hành LKTĐL thay thế cho Nghị định 105, việc cần thiết ban hành các văn bản hướng dẫn LKTĐL, một số vướng mắc bất cập nhìn từ thực tế áp dụng và

Trang 8

3 _ Phạm vi nghiên cứu đề tài

Các quan điểm, tư tưởng luật học cũng như kinh tế học về HDDVKT; Các văn bản pháp luật thực định của Việt Nam về hợp đồng dịch vụ nói chung và

HĐDVKT nói riêng; Thực tiễn xây dựng, áp dụng pháp luật DVKT nói chung va

HDDVKT nói riêng ở Việt Nam. 4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác — Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật Dé thực hiện việc nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành Phương pháp phân tích được sử dụng nhằm nghiên cứu sâu và kỹ hơn từng vấn đề Trên cơ sở kết quả phân tích tác giả đã liên kết, thống nhất lại tất cả các bộ phận, các yếu tô trong mối liên hệ tổng hợp, so sánh các quy định trong văn bản pháp luật hiện hành với các quy định trong các văn bản pháp luật cũ, từ đó rút ra những điểm bất cập trong pháp luật hiện hành điều chỉnh mối quan hệ về HDDVKT.

5 _ Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Dua ra và phân tích các van đề lý luận về HDDVKT theo pháp luật hiện hành; Phân tích một số vấn đề nảy sinh từ việc áp dụng pháp luật về HDDVKT; Tìm ra một sỐ giải pháp nhằm hoàn thiện và đảm bảo tính hiệu quả thực thi pháp luật về HĐDVKT 6 Cơ cấu luận văn

Luận văn được chia làm 3 chương gồm:

Chương 1: Một số van dé lý luận về HDDVKT Chương 2: Thực trạng pháp luật về HDDVKT.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật vé HDDVKT.

Trang 9

1.1.1 Khái niệm về thương mại dịch vụ

Dich vụ ra đời là sản phẩm của quá trình lao động sản xuất của con người nhăm phục vụ các nhu cầu của con người Khác với các tài sản thông thường, dịch vụ là các “sản phẩm vô hình” nhưng cũng mang các thuộc tính về giá tri và giá tri sử dụng Dịch vụ là đối tượng hướng tới của nhiều nhóm quan hệ dân sự, kinh tế thương mại với nhiều chủ thê tham gia, mà nhà nước thông qua pháp luật cần điều chỉnh trong trật tự xã hội chung [6, tr.6].

Thương mại dịch vụ là những hoạt động đầu tư tạo lập, phân phối, cung ứng, trao

đổi dich vụ nhăm mục đích lợi nhuận Về phương diện pháp lý, căn cứ cơ bản nhất để phân biệt giữa thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ chính là đối tượng của các giao dịch thương mại này Nếu như đối tượng của giao dịch thương mại dịch vụ là các sản phẩm vô hình (dịch vụ), thì trong giao dịch thương mại hàng hóa, đối tượng của giao dich là hàng hóa — các sản phâm hữu hình Quá trình sản xuất và tiêu dùng hang hóa thường được tách biệt với nhau, trong khi quá trình tạo ra dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ luôn diễn ra đồng thời Tuy vậy, xét về bản chất của giao dịch, cung ứng dịch vụ cũng có tính chất của giao dịch mua bán (mua bán dịch vụ).

Về phương diện lý luận, có thé hiểu pháp luật thương mai dich vụ là tông hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận dé xác định địa vị pháp ly của thương nhân và điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đầu tư, sản xuất, cung ứng và tiêu dùng dich vu [6, tr.7].

1.1.2 Khái niệm hợp đồng thương mại dịch vụ

Cùng với thương mại dịch vụ, hợp đồng dịch vụ ra đời như một hình thức ghi nhận sự thỏa thuận của các bên khi tham gia vào hoạt động thương mại dịch vụ Luật thương mại 2005 chỉ có các quy định chung cho áp dụng cho hợp đồng dịch vụ chứ không đưa ra định nghĩa cụ thê về hợp đồng dịch vụ Luật chỉ đưa ra khái niệm về cung

Trang 10

hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận ” Còn Điều 518 Bộ luật dân sự 2005 (BLDS 2005) đưa ra quy định về hợp đồng dịch vụ nói chung như sau: “ Hop dong dich vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo do bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê địch vụ phải trả tiên dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”

Như vậy, từ phương diện khoa học pháp lý có thé hiểu: Hop đồng thương mại dich vụ là một dạng cu thể của hợp đồng trong hoạt động thương mại, là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc cham ditt các quyền và nghĩa vụ phát sinh

trong hoạt động cung ứng, sử dụng dịch vụ.

Ban thư ký WTO phân thương mại dịch vụ thành 12 khu vực bao gồm: dịch vụ

kinh doanh; dịch vu thông tin; dịch vụ xây dựng va kỹ thuật; dịch vụ kinh tiêu; dich vụ đào tạo; dịch vụ môi trường; dịch vụ tài chính; dịch vụ liên quan đến sức khỏe và xã hội; dịch vụ du lịch và các hoạt động có liên quan; dịch vụ văn hóa, giải trí, thê thao, dịch vụ vận tai; các dịch vụ khác Nhu vậy có thé thay linh vuc thuong mai dich vu rat đa dang bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau, mà hợp đồng dịch vu lại là su thỏa thuận của các bên tham gia dịch vụ đó, nên hợp đồng dịch vụ cũng rất phong phú HĐDVKT chính là một trong các dang cụ thé của hợp đồng dịch vụ thông thường.

1.1.3 Khái niệm hợp đồng dịch vụ kiểm toán

Kiểm toán là một hoạt động kiểm tra tài chính, là hoạt động quản lý và kiểm soát về tài chính do một cơ quan nhà nước lập ra, một tô chức, một cá nhân mà pháp luật cho phép thực hiện thông qua việc kiểm tra và xác nhận tính trung thực, hợp pháp của các chứng từ số sách, báo cáo tài chính của một cơ quan, tô chức, một đơn vị kinh tế Nhà nước theo luật định Phân loại theo chủ thé kiểm toán, ở Việt Nam hiện có 3 loại kiểm toán là kiểm toán nội bộ, kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập Kiểm toán nội bộ là loại kiêm toán do các kiêm toán viên nội bộ của đơn vi tiên hành; phạm vi của

Trang 11

những trách nhiệm được giao Kiểm toán nhà nước là công việc kiểm toán do các cơ quan quan lý chức năng của nhà nước và co quan kiểm toán nhà nước tiến hành theo luật định; kiểm toán nhà nước thường tiến hành các cuộc kiểm toán tuân thủ, xem xét VIỆC chấp hành các chính sách, luật lệ và chế độ của nhà nước tại các đơn vị sử dụng vốn và kinh phí của nhà nước Như vậy hoạt động kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ không mang tính thương mại dịch vụ nên khi đề cập đến khái nệm HDDVKT thì có thê hiểu đây là hợp đồng dịch vụ của loại hoạt động kiểm toán độc lập.

Kiểm toán độc lập được tiễn hành bởi các kiểm toán viên độc lập thuộc các công ty, các văn phòng kiêm toán chuyên nghiệp; là loại hoạt động dịch vụ tư vẫn được pháp luật thừa nhận và bảo hộ, được quản lý chặt ché bởi các hiệp hội chuyên ngành về kiểm toán Nhu vậy, HDDVKT sẽ có sự tham gia của 2 bên chủ thé gồm bên cung cấp dịch vụ kiểm toán (DNKT) và bên sử dụng dịch vụ (các doanh nghiệp, đơn vị cần kiểm toán) với nội dung là sự thỏa thuận về việc thực hiện dịch vụ kiểm toán.

Ở Việt Nam, khái niệm về HDDVKT chính thức được đưa ra lần đầu tiên trong Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Chuẩn mực số 210 về “Hợp đồng kiểm toán” (Ban hành theo Quyết định số 120/1999/QD - BTC ngày 27/09/1999 của Bộ trưởng bộ tài chính) Điều 4 Chuẩn mực số 210 về Hợp đồng kiểm toán có quy định như sau: “Hợp đồng kiểm todn: Là sự thoả thuận bằng văn bản giữa các bên tham gia ký kết (công ty kiểm toán, khách hàng) về các điều khoản và diéu kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng va công ty kiểm toán” LKTĐL ra đời cung cấp một khái niệm mới về HĐDVKT: “Hop đông kiểm toán là sự thỏa thuận giữa DNKT, chỉ nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam với khách hàng về việc thực hiện dịch vụ kiểm toán” Khái niệm mới mở rộng hơn về đối tượng thực hiện dịch vụ kiểm toán cũng như chỉnh sửa lại về yêu cầu nội dung của HDDVKT sao cho súc tích, bao quát, chặt chẽ hơn, tao cơ sở pháp lý cho các hoạt động mà nó điều chỉnh.

1.1.4 Nội dung khái quát của hợp đồng dịch vụ kiểm toán

Trang 12

giới hạn của sự thỏa thuận này là điều cắm của pháp luật và tính trái đạo đức xã hội HDDVKT là một dạng cụ thé của hợp đồng nói chung Toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng nói chung và HĐDVKT nói riêng được thé hiện dưới dang các điều khoản — bao gồm 3 loại: điều khoản cơ bản (bắt buộc phải có trong hop đồng, nếu thiếu thì hợp đồng không thé được hình thành), điều khoản thông thường (do pháp luật quy định, nếu hai bên không thỏa thuận thì vẫn mặc nhiên được công nhận) và điều khoản tùy nghỉ (hai bên tự thỏa thuận phù hợp với pháp luật) [7 tr.98-101].

HDDVKT chứa đựng đầy đủ các nội dung của một hợp đồng dân sự thông thường Theo Điều 402 BLDS 2005 quy định về nội dung của hợp đồng dân sự bao gồm: Đối tượng của hợp đồng là tai sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thương thanh toán; Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng: Quyền, nghia vụ của các bên; Trách nhiệm do vi

phạm hợp đồng: Phat vi phạm; Các nội dung khác.

Do HDDVKT có chủ thé hợp đồng chủ yếu là thương nhân, mục đích phổ biến của hợp đồng là hướng đến lợi nhuận (khoản tiền thu được khi hoàn thành dịch vụ) nên có thê xếp HĐDVKT là một loại của hợp đồng thương mai [3, tr.1-2] Luật thương mại 2005 không quy định trong một hợp đồng thương mại, các bên bắt buộc phải thỏa thuận những nội dung cụ thé nào Trong thực tiễn, các bên thỏa thuận nội dụng hợp đồng càng chi tiết càng thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng Những quy định trong luật chỉ có tính định hướng cho các bên tập trung vào thỏa thuận các nội dung quan

trọng của hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, đồng thời phòng ngừa

những tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Căn cứ vào nội dung của mối quan hệ kinh tế, hợp đồng thương mại được chia thành các loại khác nhau: hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng vận chuyên hàng hóa, hợp đồng trong xây dựng cơ bản, hợp đồng trung gian thương mại, hợp đồng cung ứng

Trang 13

mại thông thường còn chứa đựng các nội dung riêng có của loại hợp đồng dịch vụ, bao gồm: Đối tượng của hợp đồng là một công việc có thé thực hiện được mà cụ thé hơn là thực hiện công việc kiểm toán; Các quyền, nghĩa vụ đặc trưng của hai bên; Thời hạn

hoàn thành dịch vụ; Giá dịch vụ, Thời hạn thanh toán

Đối với từng loại hợp đồng cụ thể, các luật chuyên ngành có thể quy định về những nội dung bắt buộc phải có (nội dung chủ yếu) của hợp đồng cho phù hợp với đặc điểm, yêu cầu ngành nghề đặc trưng của mình Theo điều 42 LKTDL, HDDVKT phải bao gồm các nội dung chính sau: Về chủ thê của hợp đồng: Hợp đồng phải nêu rõ các thông tin của hai bên ký kết hợp đồng gồm tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam; Về đối tượng của hợp đồng: Hợp đồng phải có các điều khoản xác định mục đích, phạm vi và nội dung dịch vụ kiểm toán, thời hạn thực hiện hợp đồng kiểm toán;

Quyên, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên; Hình thức báo cáo kiểm toán và các hình

thức khác thé hiện kết quả kiểm toán như thư quản lý và báo cáo khác; Phi dịch vu kiểm toán và chỉ phí khác do các bên thỏa thuận Cụ thé và chi tiết hơn nữa, Chuan mực số 210 về Hợp đồng kiểm toán (Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính) quy định về các điều khoản thỏa thuận phải được ghi trong hợp đồng kiêm toán bao gồm: mục dich và phạm vi của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, trách nhiệm của kiểm toán viên và DNKT, trách nhiệm của Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán, xác định khuôn khổ về lập va trình bay báo cáo tài chính mà đơn vị áp dụng cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính, dự kiến về báo cáo mà kiểm toán viên và DNKT sẽ phát hành.

1.2 Nội dung pháp luật về hợp đồng dich vụ kiểm toán

Pháp luật về HDDVKT là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ liên quan đến HĐDVKT Về mặt lý luận,

Trang 14

- Khái niệm pháp lý về HĐDVKT;

- Chủ thé của HĐDVKT (Bên cung ứng dịch vụ, Bên sử dụng dịch vụ); - Đối tượng của HĐDVKT;

- Nội dung của HDDVKT (Mục đích, phạm vi và nội dung dịch vụ kiểm toán, thời hạn thực hiện hợp đồng kiểm toán; Quyên, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên; Hình thức báo cáo kiểm toán và các hình thức khác thê hiện kết quả kiểm toán như thư quản lý và báo cáo khác; Phí dịch vụ kiểm toán và chi phí khác do các bên thỏa thuận);

- Thực hiện, thay đổi, cham dứt HĐDVKT; - Các điều kiện có hiệu lực của HĐDVKT.

Theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam, các quy định về HĐDVKT được quy định trong nhiều văn bản QPPL khác nhau, nên cần phải xác định nguyên tắc áp dụng pháp luật điều chỉnh về HĐDVKT:

- HĐDVKT chịu sự điều chỉnh của chế định về hợp đồng dân sự quy định trong BLDS 2005 Trong hệ thống các văn bản pháp luật về hợp đồng, BLDS 2005 chứa đựng những quy định chung, áp dụng cho mọi quan hệ hop dong, trong đó có HĐDVKT, bao gồm các vấn dé cơ bản sau: Ban chất của hợp đồng và các nguyên tắc giao kết hợp đồng; Điều kiện và thủ tục giao kết hợp đồng: Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và các trường hợp hợp đồng vô hiệu; Đại diện và ủy quyền ký kết hop đồng: Sửa đổi, bổ sung, chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, cham dứt,

thanh lý hợp dong; Cac bién phap bao dam thuc hién nghia vu hop dong; Thuc hién

hop đồng: Trách nhiệm do vi phạm hop đồng Đây chính là các nguyên tắc cơ ban dé lay làm hướng xử lý khi có van đề phát sinh trong khi giao kết, thực hiện hay sửa đổi, cham dứt hợp đồng kiểm toán Có thé nói các quy định trong BLDS 2005 đã tạo tiền đề để các nhà làm luật đặt ra các quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng, trong đó có hợp đồng dịch vụ kiểm toán.

Trang 15

- Căn cứ vào đối tượng của hợp đồng thông dụng thì các hợp đồng thông dụng được chia làm hai nhóm là nhóm hợp đồng có đối tượng là tài sản và nhóm hợp đồng có đối tượng là công việc phải làm HDDVKTIA loại hợp đồng có đối tượng là công việc phải làm mà cụ thé ở đây chính là hợp đồng dịch vu Vậy ngoài phải tuân thủ các quy định về hợp đồng dịch vụ thông thường, HĐDVKT còn phải tuân thủ các quy định của BLDS về hợp đồng dịch vu Từ Điều 518 đến Điều 526 của BLDS 2005 có quy định về hợp đồng dịch vụ, trong đó có các quy định về đối tượng của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, việc trả tiền dịch vụ, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, tiếp tục hợp đồng dịch vụ.

- HĐDVKT là một loại cụ thể của hợp đồng dịch vụ thương mại, nên hợp đồng phải tuân thủ pháp luật thương mại Chương III Luật thương mại 2005 quy định về hợp đồng dịch vụ bao gồm các nội dung chủ yếu: hình thức của hợp đồng, chủ thé của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, đối tượng của hợp đồng Cụ thể một trường hợp ap dụng Luật thương mai cho HDDVKT: Luật thương mại 2005 có quy định riêng đối với 3 loại dich vụ là dich vụ cắm kinh doanh, dịch vụ hạn chế kinh doanh và dịch vụ kinh doanh có điều kiện Đối chiếu với Nghị định số 59/2006/ND — CP của Chính Phủ ban hành ngày 12/06/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cắm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thi kiểm toán thuộc ngành dịch vụ kinh doanh có điều kiện Như vậy, Nghị định 59/2006/ND — CP (ngày 07/05/2009 được sửa đổi b6 sung bởi Nghị định 43/2009/ND — CP) cũng chứa đựng nội dung pháp luật về HĐDVKT.

HĐDVKT là một hợp đồng dịch vụ chuyên môn, vì vậy phải tuân thủ các quy định của luật chuyên ngành về hoạt động kiểm toán độc lập LKTDL có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 là một nguồn luật quan trọng điều chỉnh quan hệ HĐDVKT Ngày 13/3/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2012/ND - CP quy định chỉ tiết và hướng dẫn một số điều của LKTDL Dé phù hợp về mặt nội dung với LKTĐL và Nghị định 17, theo đuổi tiến trình hội nhập đạt đến tiêu chuẩn quốc tế, Bộ Tài chính đã ban hành một Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới năm 2012 (Ban hành kèm

Trang 16

theo Thông tư số 214/TT - BTC) thay thế cho Hệ thống chuẩn mực kiểm toán năm 1999, trong đó có Chuẩn mực kiểm toán số 210 trực tiếp điều chỉnh quan hệ về hợp đồng kiểm toán Vậy nội dung pháp luật của HĐDVKT còn chứa đựng trong LKTĐL, Nghị định 17/2012/ND - CP, Hệ thong chuẩn mực kiểm toán năm 2012 (đặc biệt là Chuan mực số 210), Nghị định 105/2013/ND - CP quy định xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập Các nội dung mà pháp luật chuyên ngành đưa ra cụ thể và chỉ tiết, phù hợp với các quy định trong BLDS và Luật thương mại, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho quá trình giao kết, thực hiện hay sửa đổi, cham dứt hợp đồng kiểm toán.

1.43 Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật về hợp đồng dich vụ kiểm toán ở Việt Nam

Trên thế giới, hoạt động kiểm đã hình thành từ thế ky XV, còn hoạt động kiểm toán độc lập xuất hiện từ thé kỷ XIX từ sự phát triển của các công ty cô phan, cùng với đó là sự ra đời của HDDVKT như một biên bản dé ghi nhận hoạt động này Hoạt động kiểm toán độc lập ngày càng phát triển mạnh mẽ theo nhu cầu tự thân của doanh nghiệp và nhà đầu tư, sau đó được Nhà nước thừa nhận do hiệu quả và tính chất xã hội của nó Tất cả các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nga, Canada, cộng đồng Châu Âu đều có luật hoặc các điều khoản về kiểm toán độc lập hoặc luật kế toán viên công chứng Ở Mỹ, ngay từ những năm 1930, yêu cầu bắt buộc báo cáo tài chính của các công ty cỗ phần đại chúng phải được kiểm toán đã được đưa vào như một điều luật trong Luật chứng khoán Liên Bang, Luật giao dịch chứng khoán Tại Anh, Mỹ, việc quy định về báo cáo tài chính và kiểm toán được quy định cụ thé trong 1 chương của Luật Công ty Tại Nga có Luật kiểm toán: được Hội đồng Liên bang phê duyệt từ năm 2001 Ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore đều có Luật kế toán viên công chứng được ban hành từ nhiều năm qua [1, tr.1-3] Trong đó, các quy định về HDDVKT cũng xuất hiện kèm theo sự ra đời của các quy phạm về dịch vụ kiểm toán như một nhu cầu tất yêu.

Trang 17

Kế toán xuất hiện ở nước ta từ rất sớm nhưng tới năm 1957, lần đầu tiên nhà nước ban hành chế độ số sách kế toán bao gồm 27 nhật ký dùng cho các đơn vị kinh tế thuộc sở hữu nhà nước Qua quá trình làm việc của kế toán thì yêu cầu kiểm toán ra đời Lúc đầu, hoạt động kiểm toán chủ yếu do nhà nước tiễn hành Đến cuối những năm 1980 là thời điểm Việt Nam từng bước chuyên sang nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự xuất hiện của nhà đầu tư nước ngoài và việc ban hành Luật đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhu cầu minh bạch hóa thông tin tài chính Từ đó dịch vụ kiểm toán độc lập các báo cáo tài chính của doanh nghiệp xuất hiện Đáp ứng nhu cầu từ thị trường, tháng 5/1991, công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam ra đời — công ty VACO, sau đó là hình thành của nhiều công ty kiểm toán Việt Nam cũng như công ty kiêm toán quốc tế, công ty kiểm toán liên doanh Khách hàng của các công ty này gia tăng nhanh chóng, phức tạp về mặt loại hình: doanh nghiệp nhà nước, công ty cô phần đại chúng, ngân hàng thương mại Chủ trương đa dạng hoá các loại hình sở hữu và đa phương hoá đầu tư đã đòi hỏi những cấp thiết về quản lý nhà nước đối với ngành dịch vụ kiểm toán độc lập nói chung và hợp đồng kiểm toán độc lập nói riêng Năm 1994, nhà nước ban hành văn bản pháp lý đầu tiên về hoạt động kiêm toán độc lập - Nghị định 07/CP ngày 29/01/1994 về “Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân” và được hướng

dẫn bởi Thông tư 22 — TC/CDKT của Bộ tài chính Nghị định và Thông tư tuy không

có định nghĩa cụ thê về HĐDVKT nhưng chứa nhiều quy định liên quan Căn cứ Nghị

định số 07/CP, Bộ tài chính đã ra một loạt các Quyết định về việc ban hành và công bố

các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Đây là những quy định và hướng dẫn về yêu cau, nguyên tắc, thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán và các thành viên tham gia cuộc kiểm toán và DNKT, chi nhánh DNKTnước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ Trong đó đáng chú ý là Chuẩn mực số 210 về Hợp đồng kiểm toán — một trong các Chuẩn mực đầu tiên được Bộ tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 120/1999/QD — BTC ngày 27/09/1999 Chuẩn mực số 210 về Hợp đồng kiêm toán là hệ thông quy phạm khá toàn điện và đầy đủ về cách thỏa thuận, giao kết, thực hiện, chấm dứt HDDVKT, ngoài ra Chuẩn mực còn đưa ra một số mẫu hợp

Trang 18

đồng thông dụng Song song với sự trưởng thành và lớn mạnh của các DNKT và đội ngũ kiểm toán viên, hành lang pháp ly cũng dan được củng cố và phát triển Sau 10 năm thực hiện Nghị định 07, đến tháng 3/2004 Chính phủ ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP thay thế Nghị định 07 Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư 64/2004/TT-TC ngày 29/06/2004 để hướng dẫn thi hành Nghị dinh105/2004/ND — CP và thay thế vào Thông tư 22/TC/CDKT Nghị định 105 có đưa ra rải rác các quy định mới đối với HDDVKT Nghị định này đã được sửa đổi, b6 sung tại các Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005; Nghị định 30/2009/NĐ-CP ngày 30/03/2009 và Nghị định 16/201 1/NĐÐ — CP ngày 22/02/2011 Các Nghị định này sửa đổi b6 sung một số điều về DNKT và kiểm toán viên, cũng là một bên chủ thê trong hợp đồng nên nó cũng là sự b6 sung, thay đôi các quy định về Hợp đồng kiểm toán Qua 20 năm hoạt động, kiểm toán độc lập đã có bước phát trién đáng kế góp phan tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong nước cũng như hội nhập với nền kinh tế thế giới Đến tháng 6/2010 cả nước đã có 162 DNKT với trên 6.700 người làm việc, trong đó có 1.300 người có chứng chỉ kiểm toán viên, cung cấp dịch vụ cho khoảng 29.000 khách hành với tổng doanh thu năm 2010 là gần 2.750 tỷ đồng [4, tr.1-2] Trước sự phát triển nhanh chóng đòi hỏi phải có khung hành lang pháp lý cao hơn cho hoạt động kiểm toán độc lập nói chung và HD DVKT nói riêng, LKTDL ra đời Nội dung về HDDVKT được luật quy định đầy đủ, chi tiết, 6n định tạo ra sự thuận lợi cho các bên tham gia Ngày 13/03/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2012/ND — CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LKTDL Dé phù hop với nội dung LKTĐL và Nghị định 17/2012/ND — CP, đáp ứng nhu cau hội nhập quốc tế, tiến tới các chuẩn mực quốc tế về kiểm toán kế toán, ngày 06/12/2012, Bộ tài chính ban hành Thông tư số 214/2012/TT — BTC về việc ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Bộ tài chính ban hành 37 Chuẩn mực kiểm toán mới, là cơ sở cho việc thực hiện hoạt động kiêm toán độc lập ở Việt Nam, trong đó cần chú ý đến Chuan mực số 210 về Hợp đồng kiểm toán Ngoài các quy định chung trong luật thì Chuẩn mực số 210 là cơ sở pháp lý chỉ tiết và hoàn chỉnh khi tiến hành các việc liên quan đến HDDVKT.

Trang 19

CHƯƠNG 2

THUC TRẠNG PHAP LUẬT VE HOP DONG DỊCH VỤ KIEM TOÁN 2.1 Chu thé của hợp đồng dich vụ kiểm toán

Chủ thể của hợp đồng là các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng trong quá trình giao kết, thực hiện, sửa đổi, cham dứt hợp đồng Các chủ thể tham gia phải có đủ năng

lực chủ thé dé thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, như vậy chủ thê của HĐDVKT chủ

yếu là thương nhân Theo quy định của Luật thương mại 2005, thương nhân bao gồm tô chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động kinh doanh một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Dựa vào các công việc mà hai bên phải thực hiện, chủ thé của HDDVKT được chia ra thành bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ:

2.1.1 Bên cung ứng dịch vụ

Bên cung ứng dịch vụ là bên thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ và nhận thù lao từ công việc mà mình thực hiện Theo định nghĩa về HĐDVKT, bên cung ứng dịch vụ của hợp đồng là DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam.

Dịch vụ kiểm toán là một ngành dịch vụ có tính đặc thù chuyên môn cao, bên cung ứng dịch vụ phải đáp ứng đầy đủ các quy định của Luật thương mại cũng như luật chuyên ngành Theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/ND — CP của Chính phủ thi dich vụ kiểm toán thuộc ngành dich vụ kinh doanh có điều kiện, như vậy theo Điều 76 Luật thương mại, bên tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ phải tuân thủ các điều kiện đặc biệt của pháp luật Theo Điểm d Khoản | Điều 7 Nghị định 59/2006/NĐ-CP thì chủ thé kinh doanh ngành dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải là thương nhân theo quy định của Luật thương mại Vậy bên cung ứng dịch vụ kiểm toán phải là thương nhân.

Theo pháp luật chuyên ngành, bên cung ứng dịch vụ của HDDVKT là DNKT. Theo khoản 5 Điều 5 LKTĐL 2011, “DNKT là doanh nghiệp có đủ diéu kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp

Trang 20

luật có liên quan” LKTDL 2011 quy định các loại hình được kinh doanh dịch vụ kiểm toán gồm có: Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Chi nhánh DNKT nước ngoài Như vậy, các hình thức của chủ the HDDVKT đã được mở rộng hon so với Nghị định 105/2004/ND — CP (Nghị định 105 chi bao gồm: Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp theo Luật Dau tư nước ngoài tại Việt Nam) cho phù hợp với quy định của pháp luật đầu tư cũng như xu hướng kinh doanh hiện nay.

Theo LKTĐL 2011, để được cung ứng dịch vụ kiểm toán, doanh nghiệp phải xin và được cấp 2 loại giấy phép : Thứ nhất là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giây chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ky đầu tư), trong giấy phép này phải đăng ký kinh doanh ngành dịch vụ kiểm toán; Thứ hai là Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán Trước đây, theo Nghị định 105 thì DNKT chỉ cần xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì có thể bắt đầu cung ứng dịch vụ Tuy nhiên, nếu theo quy định của Nghị định 105 thì Sở kế hoạch đầu tư là cơ quan thâm định về điều kiện trở thành bên cung ứng dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp, sau đó mới thông báo cho Bộ tài chính - cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiêm toán độc lập Quy định như vậy là bất hợp lý, không phù hợp và không phát huy được hết chức năng của các cơ quan quản lý chuyên ngành Quy định mới rõ ràng, rạch ròi các công việc phù hợp với chức năng từng cơ quan: Sở kế hoạch sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - phù hợp với chức năng quản lý doanh nghiệp nói chung trong địa bàn, và Bộ tài chính sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán - phù hop với chức năng quản lý chuyên ngành Dé minh bạch hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp muốn xin Giấy chứng nhận, Bộ tài chính đã ban hành thông tư số 203/2012/TT-BTC về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán Quy định này cũng nhằm that chặt hơn sự quản lý đối với việc thành lập và hoạt động của DNKT.

Trang 21

Nếu như trước đây, Nghị định 105 chỉ quy định doanh nghiệp có ít nhất 3 kiếm toán viên có Chứng chỉ hành nghề kiểm toán, trong đó ít nhất có một trong những người quản lý DNKT phải là kiểm toán viên có Chứng chỉ hành nghề thi sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ kiêm toán thì LKTĐL đưa ra các quy định khắt khe hơn nhiều Với mỗi loại hình doanh nghiệp, luật lại đưa thêm nhiều điều kiện riêng bắt buộc Một vài điều kiện mà loại hình doanh nghiệp muốn cung cấp dịch vụ kiểm toán nào cũng phải đáp ứng (trừ hình thức Chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam) như: Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật; Có ít nhất 05 kiểm toán viên hành nghề (có thời gian thực tế làm kiêm toán từ đủ 36 tháng trở lên), trong đó phải có thành viên chủ chốt của doanh nghiệp (như giám đóc, tổng giám đốc, thành viên góp vốn, thành viên hop danh ) Như vậy, LKTĐL đã đưa ra nhiều yêu cầu mới đối với bên cung ứng dịch vụ kiểm toán theo hướng chặt chẽ hơn, yêu cầu cao hơn nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ, quy mô hoạt động, tính chịu trách nhiệm của DNKT.

Ngoài doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, các loại hình DNKT khác phải đảm bảo vốn pháp định theo quy định của Chính phủ Nghị định 17/2012/ND - CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định rõ mức vốn pháp định đối với từng loại hình DNKT Điều này làm tăng cường trách nhiệm của DNKT khi xảy ra rủi ro kiểm toán, đòi hỏi DNKT phải can trọng khi cung cấp dịch vụ kiểm toán cho xã hội, từ đó góp phần tăng cường chất lượng kiểm toán Còn đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, tính chịu trách nhiệm đã có trong bản chất loại hình doanh nghiệp đó - chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của thành viên nên không cần quy định Quy định chỉ tiết như LKTĐL cho từng hình thức doanh nghiệp là phù hợp với đặc thù của từng loại chứ không nên quy định chung chung như Nghị định 105 áp đặt chung điều kiện cho mọi hình thức doanh nghiệp.

Có thể thấy tuy các quy định của LKTĐL mở rộng về các hình thức doanh nghiệp có thé trở thành bên cung ứng dịch vụ kiểm toán nhưng các điều kiện dé được cấp Giấy

Trang 22

chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán lại nâng cao lên rất nhiều, việc cấp trở nên ngặt nghèo, can trọng hon Thậm chi, dé that chat viéc quan ly cac DNKT, Bộ tài chính đã ban hành công khai một loạt các Công văn công bố doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán Điều này xuất phát từ đặc thù ngành nghề dịch vụ kiểm toán đòi hỏi yêu cầu trách nhiệm càng ngày càng cao, đòi hỏi quy mô DNKT phải ngày càng mở rộng hơn Theo xu hướng phát triển của thị trường Việt Nam và yêu cầu hội nhập với tiêu chuẩn thế giới, các điều kiện dé trở thành bên cung ứng dich vu của HĐDVKT sẽ ngày một nhiều lên, chặt chẽ hơn (Ví dụ: tăng vốn pháp định của công ty TNHH từ 3 tỷ đến 1/1/2015 lên 5 tỷ).

2.1.2 Bên sử dụng dịch vụ

Bên sử dụng dịch vụ là bên thuê bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho mình và trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ Trong HDDVKT, bên sử dụng dịch vụ là đơn vị được kiểm toán Khoản 6 Điều 5 LKTĐL 2011 quy định: “Đơn vị được kiểm toán là doanh nghiệp, tổ chức được DNKT, chỉ nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm toán theo hợp dong kiểm toán” Như vậy, mọi doanh nghiệp, tô chức đều có thê trở thành bên sử dụng dịch vụ kiểm toán nếu có nhu cầu.

Đề thê hiện thái độ đối với hoạt động kiểm toán độc lập, Điều 10 LKTĐL quy định về việc nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, tô chức trở thành bên sử dụng dịch vụ kiểm toán Ở đây là một điều khoản tùy nghi lựa chọn, phù hợp với nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng đồng dịch vụ, nghĩa là các đơn vi có thể tham gia hoặc không, nhưng cũng thê hiện sự định hướng của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong việc sử dụng dịch vụ kiểm toán nhằm hướng đến lợi ích của dịch vụ là tạo ra môi trường tài chính công khai, minh bạch nhằm tăng sức cạnh tranh cho thị trường Việt

Tuy nhiên, cũng có một số đối tượng bị hạn chế quyền tự định đoạt, bắt buộc phải trở thành bên sử dụng dịch vụ kiểm toán Khoản 1 Điều 9 LKTĐL 2011 và khoản 1,2

Điều 37 LKTĐL quy định rõ các đối tượng buộc phải sử dụng dịch vụ kiểm toán bao

gồm: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Tổ chức tín dụng được thành lập và

Trang 23

hoạt động theo Luật các tô chức tín dụng; Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Công ty đại chúng, tô chức phát hành và tô chức kinh doanh chứng khoán; Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nướchoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp; Doanh nghiệp, tô chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dung vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật; Doanh nghiệp, tổ chức có vốn góp của Nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước khác do Chính phủ quy định; DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam Như đã biết, hoạt động kiểm toán độc lập không chỉ là một dịch vụ mang tính chất lợi nhuận thông thường mà nó còn nhằm hướng tới mục tiêu có một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, công băng, hỗ trợ công tác quản lý của các cơ quan nhà nước Vậy giao kết, thực hiện HĐDVKT không chỉ vì lợi ích của các chủ thể tham gia hợp đồng mà còn hướng tới lợi ích của xã hội, đất nước Nếu chỉ quy định khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn thì mục đích có đạt được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của doanh nghiệp Vì vậy, việc pháp luật quy định một số đối tượng mà hoạt động của nó

ảnh hưởng nhiều đến các ngành nghé, linh vực hay thậm chi là toàn xã hội bắt buộc

phải sử dụng dịch vụ kiểm toán là hợp lý, chính xác Trước đây, Nghị định 105 cũng có quy định về các đối tượng này, LKTDL có bé sung thêm một số các đối tượng như DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam; doanh nghiệp, tô chức có vốn góp

của Nhà nước và dự án sử dụng vốn góp của nhà nước khác do Chính phủ quy định; xu

hướng sẽ ngày càng mở rộng về đối tượng bắt buộc phải sử dung dịch vụ kiểm toán 2.2 Đối tượng của hợp đồng dich vụ kiểm toán

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc cụ thé, có thé thực hiện được, không bị pháp luật cam, không trái đạo đức xã hội, người cung ứng dịch vụ bang công sức, trí tuệ của mình để hoàn thành công việc đã nhận [7, tr.195] Hoạt động kiểm toán độc lập là ngành nghề dịch vụ kinh doanh có điều kiện chứ không bị cấm nên nó thỏa mãn điều kiện của hợp đồng dịch vụ thông thường Theo như quy định chung về đối tượng của hợp đồng dịch vụ trong BLDS 2005 thì đối tượng của HDDVKT là hoạt động thực

Trang 24

hiện công việc kiểm toán của DNKT (hay cụ thể là kiểm toán viên) đối với đơn vị được kiểm toán Trước đây, Nghị định 105 có quy định đối tượng của HDDVKT bao gồm các công vIỆc: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế, kiểm toán hoạt động, kiếm toán tuân thủ, kiểm toán nội bộ, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án, kiểm toán thông tin tài chính, kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước So với đối tượng của hợp đồng kiểm toán theo Nghị định 105/2004/ND — CP thì đối tượng của HDDVKT được LKTĐL quy định không rộng băng nhưng thực tế lại phù hợp với tính chất của kiểm toán độc lập hơn, cụ thể gồm các công viéc: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và công việc kiểm toán khác.

Ngoại trừ một số doanh nghiệp, tô chức bắt buộc phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các thông tin tài chính khác theo quy định tại khoản 1 Điều 9 LKTĐL 2011 và khoản 1,2 Điều 37 LKTĐL thì đối tượng của HDDVKT sẽ do khách hàng yêu cầu và được ghi rõ trong hợp đồng kiểm toán dé tránh mâu thuẫn phát sinh DNKT không thực hiện dịch vụ quá phạm vi mà khách hàng yêu cầu DNKT cũng chỉ nhận công việc trong khả năng của mình, không được chuyên giao công việc cho doanh nghiệp khác, trừ khi khách hàng đồng ý.

Công việc kiểm toán của DNKT (hay cụ thể là kiểm toán viên) đối với đơn vị được kiểm toán, sẽ được thể hiện kết quả dưới hình thức báo cáo kiểm toán và các hình thức khác thé hiện kết quả kiểm toán như thư quản lý và báo cáo khác.

2.3 Nội dung của hợp đồng dịch vụ kiểm toán

2.3.1 Mục đích, phạm vi và nội dung dịch vụ kiểm toán, thời hạn thực hiện hợp đồng kiểm toán

Mục đích của dịch vụ kiểm toán:

Ngày nay, vốn, tài sản của doanh nghiệp không chỉ do thành viên sáng lập đóng góp mà còn huy động của các nhà đâu tư, cô đông, vay ngân hàng, nợ người bán hàng,

Trang 25

muc chịu Vì thế, mỗi doanh nghiệp đều nhận được sự quan tâm của nhiều tô chức, cá nhân có mối quan hệ về quyên lợi và nghĩa vụ với doanh nghiệp Báo cáo tài chính là tài liệu phản ánh tổng hợp băng giá trị tình hình tài sản và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động Cho dù trình độ nghiệp vụ cao, cho dù có quyền lực điều hành doanh nghiệp thì không phải tổ chức, cá nhân nào cũng có thé tự kiểm tra, đánh giá xem bản báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có quyền lợi và nghĩa vu của tổ chức, cá nhân mình hay chưa Kiểm toán độc lập giúp kiểm tra và xác nhận về sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, làm cơ sở cho các cô động, nhà đầu tu, các tổ chức, cá nhân có quyên và nghĩa vụ với doanh nghiệp có cơ sở thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, cỗ đông có cơ sở nhận cô tức, quyết định đầu tư thêm hay rút vốn về, ngân hàng có cơ sở tiếp tục cho vay hoặc thu hồi nợ vay, nhà nước có cơ sở quyết toán thuế và các nghĩa vụ của doanh nghiệp, người lao động tiếp tục làm việc ở doanh nghiệp hoặc chấm dứt hợp đồng lao động Với những lợi ích như trên, có thể thấy mục đích xã hội của hoạt động kiểm toán độc lập là nhăm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp, tô chức khác; làm lành mạnh môi trường đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng: phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu qua quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với đơn vị được kiểm toán, mục đích khi tham gia hợp đồng kiểm toán là giúp các chủ doanh nghiệp biết được một cách chính xác, trung thực tình trạng tài chính trong một niên độ hoạt động nhất định, từ đó kip thời phát hiện ra những sai sót, lãng phí hoặc vi phạm luật pháp do cô tình hay vô ý dé xử lý kịp thời hoặc ngăn ngừa các tôn that Đồng thời, khi được các DNKT có uy tín thực hiện kiểm toán sẽ làm tăng thêm tính pháp lý của bản báo cáo tài chính và danh tiếng của doanh nghiệp Vì thế, kế cả các đơn vị không phải là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán độc lập vẫn nên tham gia hợp đồng kiểm toán độc lập dé đạt được các lợi thé như trên Còn đối với những đơn vi thuộc dạng bắt buộc phải tham gia, ngoài các mục đích trên, mục đích ban đầu

Trang 26

còn là chấp hành pháp luật đầy đủ để doanh nghiệp mình thuận lợi khi làm việc với cơ quan nhà nước.

Còn với DNKT — doanh nghiệp làm ăn kinh doanh dich vụ thì mục đích đầu tiên khi tham gia hợp đồng chính là lợi nhuận, đây cũng là tính chất đền bù của hợp đồng dịch vụ thương mại Sau mục đích lợi nhuận, DNKT càng ký kết được nhiều hợp đồng cung cấp dịch vụ cho các đối tác lớn với giá trị hợp đồng cao thì càng nâng cao vị thế, uy tín của doanh nghiệp, từ đó càng thu hút thêm nhiều khách hàng.

Phạm vi và nội dung kiểm toán

Phạm vi kiểm toán là những công việc, thủ tục kiểm toán cần thiết mà kiểm toán viên xác định và thực hiện trong quá trình kiểm toán dé thu thập day đủ các bang chứng thích hợp cho ý kiến kiểm toán hay nói như chuân mực kiểm toán là để đạt được mục tiêu kiểm toán Các bằng chứng kiểm toán đây đủ và thích hợp được thu thập thông qua các thủ nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản và băng các phương pháp như kiểm tra, quan sát, điều tra, tính toán và qui trình phân tích Việc thực hiện các phương pháp này một phan tuỳ thuộc vào thời gian thu thập các bang chứng kiểm toán.

Phạm vi kiểm toán sẽ phụ thuộc vào nội dung kiểm toán, tuy nhiên những thủ tục kiểm toán này phải được xác định trên cơ sở chuẩn mực kiểm toán, phù hợp với yêu cầu của tổ chức nghè nghiệp, pháp luật và các thoả thuận trong hợp đồng kiểm toán Phạm vi kiêm toán phụ thuộc vào khả năng của DNKT và yêu cầu của khách hàng.

Về nội dung kiểm toán, LKTĐL 2011 quy định nội dung kiểm toán độc lập ít đi về số lượng nhưng mang tính đặc thù hơn, phù hợp với bản chất của kiểm toán độc lập hơn so với nội dung trong Nghị định 105/2004/ND —CP, bao gồm: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và công việc kiểm toán khác.

Xác định phạm vi kiểm toán có ý nghĩa quan trọng mang tính chất quyết định xem hợp đồng có được giao kết hay không Chuẩn mực kiểm toán 210 quy định: “Nếu Ban Giám đốc hoặc Ban quan trị don vị được kiểm toán giới hạn phạm vỉ công việc của kiêm toán viên trong các diéu khoản cua dự thảo hop đồng kiêm toán mà kiêm

Trang 27

toán viên và DNKT cho rằng sự giới hạn này sẽ dẫn đến việc kiểm toán viên từ chối dua ra ÿ kiến đối với bdo cáo tài chính thì kiểm toán viên và DNKT không được chấp nhận hợp đông kiểm toán bị giới hạn như vậy, trừ khi pháp luật và các quy định khác yêu cẩu phải chấp nhận hợp dong đó” Các đơn vị được kiểm toán khi tham gia hop đồng cần có những hiểu biết nhất định về kiểm toán, yêu cầu của kiểm toán và việc các kiểm toán viên tiễn hành các thủ tục kiểm toán mà họ cho là cần thiết, theo đó tạo điều kiện, cung cấp đầy đủ cho kiểm toán viên Việc các đơn vị được kiểm toán không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng kiểm toán, lần tránh trách nhiệm hoặc từ chối cung cấp những thông tin, bằng chứng cần thiết, hay ngăn chặn công việc của kiểm toán viên đều dẫn đến việc phạm vi kiểm toán bị giới hạn, trong trường hop này, nếu kiểm toán viên không thê thực hiện được các thủ tục kiểm toán thay thế khác một cách hợp lý, trường hợp này cũng cần đưa ra ý kiến từ chối.Tuy nhiên đôi khi do hạn chế về thời gian, hoàn cảnh cũng có thê dẫn đến phạm vi kiểm toán bị giới hạn Trong những trường hợp như vậy, kiểm toán viên phải cố gang tìm ra các phương pháp hop ly dé thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để có thể nêu ý kiến “chấp nhận toàn bộ” trong báo cáo kiểm toán Nếu không, tuỳ theo tính chất, mức độ trọng yếu và các bằng chứng bổ sung mà kiểm toán viên đánh giá mức độ cần thiết đề đưa ra ý kiến phù hợp.

Thời hạn thực hiện HDDVKT:

Thời hạn thực hiện hợp đồng được tính từ thời điểm giao kết, có hiệu lực của hợp đồng cho đến hạn phải hoàn thành hợp đồng.

Về thời điểm giao kết hợp đồng: Sau khi nhận được đề nghị giao kết hợp đồng, bên được đề nghị có thể trả lời đồng ý hoặc không Nếu chấp nhận, hai bên sẽ ký kết vào văn bản, lúc này hợp đồng được coi là hình thành, các bên tiến hành thực hiện hợp đồng Đây được gọi là thời điểm giao kết hợp đồng Từ thời điểm đó, các bên tham gia giao kết hợp đồng có các quyền và nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng Thông thường, thời điểm giao kết hợp đồng phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp, tô chức bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính thì luật có quy

Trang 28

định về thời hạn ký kết HĐDVKT Theo khoản 2 Điều 9 LKTĐL 2011, hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp, tô chức bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính phải được giao kết chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm Quy định này là phù hợp bởi luật có quy định doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán khi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thâm quyền và khi công khai báo cáo tài chính phải có báo cáo kiểm toán đính kèm Thời gian 30 ngày là thời gian tôi thiểu được các nhà làm luật tính toán để DNKT thực hiện công việc kiểm toán báo cáo tài chính, kịp ra báo cáo kiểm toán đính kèm với báo cáo tài chính dé nộp cho cơ quan nhà nước theo quy định.

Về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: thời điểm hợp đồng có hiệu lực do hai bên thỏa thuận, thông thường phát sinh kể từ thời điểm khi kết hợp đồng nhưng cũng có thé là một thời gian nhất định sau khi ký kết hợp đồng Hai bên cũng có thé thỏa thuận những điều kiện đi kèm làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng.

Về thời hạn hoàn thành dịch vụ: DNKT phải hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng Thời hạn phải được thoải thuận một cách hợp lý sao cho đủ thời gian dé DNKT hoàn thành công việc của mình Đối với các đơn vị bắt buộc phải kiểm toán thì thời hạn hoàn thành dịch vụ phải trước thời điểm quy định doanh nghiệp nộp báo cáo cho cơ quan nhà nước Tuy nhiên, khoản 2 Điều 82 Luật thương mại 2005 cũng có quy định: “Trường hợp một dich vụ chỉ có thé được hoàn thành khi khách hàng hoặc bên cung ứng dịch vụ khác đáp ứng các diéu kiện nhất định thì bên cung ung dich vụ do không có nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ cua minh cho đến khi các diéu kiện đó được dap ứng” Như vậy, néu đơn vi được kiểm toán không cung cấp đủ và đúng hạn các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của DNKT (nếu yêu cầu hợp ly va phù hợp với văn bản chuyên ngành) thì DNKT cũng không có nghĩa vụ hoàn thành theo đúng hạn trong hợp đồng, bởi điều này là do lỗi có trước từ bên sử dụng dịch vụ Thời hạn hoàn thành dịch vụ là một điều khoản bắt buộc được ghi trong hợp đồng, là căn cứ dé giải quyết tranh chap phát sinh sau này.

Trang 29

2.3.2 Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên

Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên phát sinh kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, dựa trên sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các chủ thể Theo đó, cả bên thuê dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ đều có những nghĩa vụ nhất định, tương ứng VỚI quyền của bên thuê dịch vụ là nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ và ngược lại Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm sẽ được DNKT và đơn vi được kiểm toán thỏa thuận, ghi nhận vào HDDVKT như một nội dung chủ yếu của hợp đồng Tuy nhiên, sự thỏa thuận này chỉ có giá trị pháp lý khi phù hợp với quy định của pháp luật bao gồm: chế định về hợp đồng dịch vụ quy định trong BLDS 2005, Luật thương mại và các quy định của pháp luật chuyên ngành kiểm toán Quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐDVKT được quy định tại Điều 520, 521,522, 523 của BLDS 2005; Mục 2 Chương III của Luật thương mại 2005; Điều 28,29, 38,39, Chuẩn mực kiểm toán số 210 về Hop đồng kiểm toán.

Tuy HDDVKT mang tính chất song vụ nhưng vẫn có thé chia thành quyền, nghĩa

vụ, trách nhiệm của bên cung ứng dịch vụ và quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của bên sử

dụng dịch vụ phát sinh khi giao kết HĐDVKT để đi vào làm rõ nội dung.

Quyền của bên cung ứng dịch vụ (DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài ở Việt Nam):

Một là, DNKT, chỉ nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam có quyền cung cấp các dịch vụ phù hợp với quy định của pháp luật Do cung cấp dịch vụ kiểm toán là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên bên cung ứng dịch vụ phải đáp ứng đủ các yêu cầu mà pháp luật định ra (để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiêm toán) Khi đủ điều kiện, pháp luật bảo hộ quyền kinh doanh của DNKT đối với các dịch vụ liên quan đến kiểm toán sau: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và công việc kiểm toán khác Ngoài ra, dé đảm bảo và mở rộng quyền được kinh doanh tự do cho DNKT, pháp luật còn quy định DNKT

Trang 30

được thành lập chi nhánh kinh doanh dịch vụ kiểm toán và đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm toán ở nước ngoài.

Hai là, DNKT, chỉ nhánh DNKT nước ngoài ở Việt Nam có quyền nhận phí dịch vụ Điều 523 BLDS có quy định về việc bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ trả tiền dịch vụ Quyền này phù hợp với đặc trưng của hợp đồng dịch vụ là hướng đến mục đích lợi nhuận DNKT là một đơn vị làm ăn kinh doanh, vậy mục tiêu lợi nhuận phải là tiên quyết Thực tế, đây là quyền lợi tiêu biểu của DNKT khi tham gia ký kết hợp đồng và được quy định trong cả Luật thương mại và LKTĐL Thông thường, mức phí dịch vụ sẽ được xây dựng trên cơ sở một hoặc liên kết các yếu tố sau: thời gian dự kiến của cuộc kiểm toán; nhân sự tham gia cuộc kiểm toán; doanh số, mức độ, số lượng các giao dịch thương xuyên va không thường xuyên của công ty; quy mô tổ chức doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp, mức độ đa dạng của sản phẩm; mức độ tô chức công tác kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ; uy tín của DNKT [15, tr.3,4] DNKT có thể đưa ra mức giá chào dịch vụ để hai bên thỏa thuận và thống nhất một con số cụ thể với thời hạn thanh toán nhất định.

Ba là, DNKT, chỉ nhánh DNKT nước ngoài ở Việt Nam có quyén yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công việc kiểm toán của mình Điểm e khoản 1 Điều 28 LKTĐL quy định DNKT có quyền “Yêu cẩu đơn vị được kiểm toán cung cấp day đủ, kip thời thông tin, tài liệu can thiết và giải trình các vấn dé có liên quan đến nội dung kiểm toán; yêu cau kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán có liên quan đến nội dung kiểm toán; kiểm tra toàn bộ hô sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của don vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong qua trình thực hiện kiểm toán” Kiểm toán độc lập là việc việc kiểm toán viên

hành nghề, DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến

độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác Vậy nếu không được cung cấp hoặc cung cấp không đủ các thông tin tài liệu sẽ khiến DNKT không hoàn thành được công việc của mình hoặc kết quả đưa ra bị giới hạn Vì vậy, việc hợp tác giữa DNKT và đơn vị được kiểm toán là vô cùng quan trọng, quyết định đến thời

Trang 31

gian hoàn thành và chất lượng công việc Chuẩn mực số 210 cũng quy định kiểm toán viện có quyền tiếp cận với tất cả tài liệu, thông tin mà Ban giảm đốc nhận thay là có liên quan đến quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính như chứng từ kết toán, số ké toán và các tài liệu khác; các tài liệu, thông tin bô sung mà kiểm toán viên yêu cầu Ban Giám đốc cung cấp hoặc giải trình để phục vụ cho mục đích của cuộc kiểm toán; tiếp cận không hạn chế đối với nhân sự của đơn vị được kiểm toán mà kiểm toán viên xác định là cần thiết dé thu thập bằng chứng kiểm toán Khi nhận được các thông tin, tài liệu, DNKT có quyền kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vi trong quá trình thực hiện kiểm toán mà không ai có quyền ngăn cản DNKT còn có quyền yêu cầu tô chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm toán thông qua đơn vị được kiểm toán Thậm chí, các bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài đơn vị được coi là có độ tin cậy hơn so với các băng chứng có nguồn gốc từ bên trong đơn vị Khi thực hiện quyền này, DNKT phải tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán số 500 về Bằng chứng kiểm toán, do quá trình thu thập thông tin tài liệu cũng là một trong các nghiệp vụ của công việc kiểm toán độc lập Nếu đơn vị được kiểm toán không cung cấp day đủ hoặc cung cấp không đúng thời gian, kiểm toán viên có quyền từ chối đưa ra ý kiến độc lập của minh.

Bốn là, DNKT, chỉ nhánh DNKT nước ngoài ở Việt Nam có các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ và trách nhiệm của bên cung ứng dịch vụ (DNKT, chỉ nhánhDNKT nước ngoài ở Việt Nam):

Nghĩa vụ và trách nhiệm của bên cung ứng dịch vụ:

Một là, DNKT, chỉ nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam chỉ dược nhận dịch vụ kiểm toán mà trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho phép theo khả năng của mình trong phạm vi yêu cầu của khách hàng DNKT phải xem xét đến vấn đề nhân lực, trình độ chuyên môn của mình trước khi thực hiện ký kết HĐDVKT với khách hàng, nếu thấy không đáp ứng đủ với yêu cầu công việc thì

Trang 32

phải từ chối ngay, tránh trường hợp không hoàn thành hop đồng, bởi khoản 3 Điều 41 LKTDL có quy định “DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam không được chuyển giao dịch vụ kiểm toán mà mình đã giao kết hợp đông cho DNKT, chỉ nhánh DNKT nước ngoài tai Việt Nam khác, trừ trường hop được khách hàng dong ý”.Vậy khi đã ký kết hợp đồng mà thấy mình không đủ năng lực hoàn thành, việc cầu cứu đến một DNKT khác là rất khó khăn DNKT cũng không được cung cấp các dịch vụ năm ngoài phạm vi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho phép doanh nghiệp Nếu cung cấp ngoài phạm vi này, phần thỏa thuận đó sẽ bị vô hiệu do

lỗi của DNKT Ngoài ra, DNKT cũng chỉ thực hiện các hoạt động cung ứng dịch vụ

trong phạm vi mà khách hàng yêu cau, nếu đơn vị chỉ yêu cầu kiểm toán báo cáo tài chính thì không được kiểm toán hoạt động (ngoại trừ các don vi phải bắt buộc kiểm toán thì hai bên phải thỏa thuận ngay từ đầu) Nhận dịch vụ ngoài khả năng của mình và ngoài phạm vi yêu cầu của khách hàng đều được coi là vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm do vi phạm.

Hai là, DNKT, chỉ nhanh DNKT nước ngoài ở Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện công việc kiểm toán đúng chất lượng hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc, đúng thời gian, địa điểm và các thỏa thuận khác Đây là nghĩa vụ đương nhiên của bên cung ứng dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ và được thỏa thuận, ghi nhận cụ thé trong hop

đồng Ngay khi nhận dịch vụ kiểm toán, DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt

Nam có nghĩa vụ thông báo cho khách hàng về quyên, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của mình trong việc thực hiện dịch vụ kiểm toán; giới hạn trách nhiệm tài chính của DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam và kiểm toán viên hành nghề khi xảy ra rủi ro kiểm toán (Khoản 2 Điều 41 LKTDL) Đây là các thông tin rất cần thiết cho khách hàng, tuy vậy khách hàng không thê đương nhiên biết được các thông tin trên nếu không có những hiểu biết nhất định về pháp luật tài chính, pháp luật kiêm

toán Hơn nữa, các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công ty kiểm toán phát sinh

với từng hợp đồng ký kết là khác nhau, tuy tất cả các công ty đều phải tuân thủ pháp LKTDL Vì thé, doanh nghiệp cần phải thông báo cho khách hàng các thông tin này, dé

Trang 33

cung cấp cho họ những hiểu biết nhất định về công việc mà họ đã thuê dịch vụ Từ đó, khánh hàng hiểu được các quyền lợi của mình và yêu cầu DNKT thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của họ Chỉ khi DNKT thực hiện hết phần nghĩa vụ này, đơn vị được kiểm toán mới nghiệm thu và hai bên làm thủ tục thanh lý hợp đồng.

Như một hợp đồng thông thường, nêu DNKT vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng, như không đảm bảo chất lượng công việc, không hoàn thành công việc đúng thời hạn thì sẽ phải chịu trách nhiệm về sự vi phạm hợp đồng của mình Khi vi phạm, DNKT sẽ phải chịu các chế tài khi vi phạm hơp đồng đối với khách hàng, đơn vị được kiểm toán trên cơ sở hợp đồng kiểm toán và theo quy định của pháp luật Các loại chế tài mà Luật thương mại quy định gồm: buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và các biện pháp khác do các bên thỏa thuận Điều 29 LKTĐL quy định DNKT có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán trên cơ sở hợp đồng kiểm toán và theo quy định của pháp luật Trong một số trường hợp, hành vi vi phạm hợp đồng của DNKT sẽ được miễn trách nhiệm, gồm co: xay ra truong hop miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận, xảy ra sự kiện bất khả

kháng khiến DNKT không thực hiện được đúng hợp đồng, hành vi vi phạm của DNKT

hoàn toàn do lỗi của đơn vị được kiểm toán (như không cung cấp đủ tài liệu, thông tin; cung cấp quá muộn không đủ thời gian hoàn thành theo thỏa thuận ).

Ba là, DNKT, chỉ nhánh DNKT nước ngoài ở Việt Nam có nghĩa vụ bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp để bảo đảm chất lượng dịch vụ kiểm toán; quản lý hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghệ Đây là điều kiện rat quan trọng đối với một ngành nghề dịch vụ yêu cầu cao về chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp DNKT muốn có các khách hàng lớn với giá trị hợp đồng cao thi phải sở hữu các kiểm toán viên hiểu biết, lành nghề, thậm chí đã tạo dựng được uy tín cho tên tuổi cá nhân Khách hàng và DNKT có thé thỏa thuận về danh sách kiểm toán viên thực hiện kiểm toán và ghi nhận vào hợp đồng DNKT phải thực hiện khi đã có sự thỏa thuận này và nêu DNKT cử kiểm toán viên không đúng danh sách đã thỏa thuận

Trang 34

thì khách hàng có thể từ chối Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng bởi nhiều khi khách hàng muốn ký kết hợp đồng kiểm toán với các DNKT có uy tín (như Big4 gồm PWC, Deloite, E&Y và KPWG) với một mức phí có thể cao hơn nhiều so với các DNKT kém uy tin để có một báo cáo kiểm toán chất lượng va nâng cao uy tín cho doanh nghiệp nhăm thu hút các nhà đầu tư Tuy nhiên, không phải DNKT nào đội ngũ kiểm toán viên cũng đồng đều, vậy rất có thé khách hàng vẫn phải chịu mức phí cao mà chất lượng dịch vụ lại không được như ý, vì vậy nên trao quyền thỏa thuận, lựa chọn kiểm toán viên của DNKT mình ký kết hợp đồng cho khách hàng là hoàn toàn xác đáng Tuy vậy, khách hàng sẽ ký kết hợp đồng với DNKT chứ không phải kiểm toán viên, nên nếu đơn vị được kiểm toán muốn yêu cầu chịu trách nhiệm về vi phạm hợp đồng hay kiện hợp đồng thì sẽ phải yêu cầu hay kiện DNKT Vì vậy, LKTĐL 2011 quy định DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài ở Việt Nam phải tổ chức kiểm soát chat lượng hoạt động và chiu sự kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính Kiểm soát chất lượng hoạt động của kiểm toán viên khi cử họ đi thực hiện các hợp đồng kiểm toán chính là một cách dé DNKT đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán Ngoài ra, kiểm toán viên tuy là những người độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình nhưng vẫn cần có người phụ trách dé lap kế hoạch chiến lược chung cho mỗi cuộc kiểm toán, đặc biệt là đối với các cuộc

kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài

chính của nhiều năm nên khoản 4 Điều 41 LKTĐL cũng quy định DNKT phải cử người phụ trách đối với mỗi cuộc kiểm toán Điều này cũng làm tăng cường trách nhiệm của DNKT đối với dịch vụ mà mình thực hiện.

Bắn là, DNKT, chỉ nhánh DNKT nước ngoài ở Việt Nam có nghĩa vụ thông báo cho đơn vị được kiểm toán khi nhận thấy đơn vị được kiểm toán có dẫu hiệu vi phạm pháp luật về kinh tế, tài chính, kế toán Thông thường, các chủ doanh nghiệp không phải ai cũng có đủ nghiệp vụ, trình độ hiểu biết các vấn đề tài chính liên quan đến công ty của mình, nhất là các doanh nghiệp có cơ cau phức tạp như công ty cỗ phan đại chúng, ngân hàng thương mại cô phần Cũng có thé, quỹ thời gian không cho

Trang 35

phép các chủ doanh nghiệp kiểm soát tất cả các việc liên quan đến nghiệp vụ tài chính kết toán nên phải ủy quyền cho một hoặc một nhóm người Vì thế để biết được một cách chính xác, trung thực tình hình tài chính của công ty, các chủ doanh nghiệp đã mời các kiểm toán viên chuyên nghiệp độc lập có uy tín thực hiện việc kiểm tra và nhận xét bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình do người phụ trách kế toán lập Kết quả kiểm toán sẽ giúp chủ doanh nghiệp kịp thời phát hiện ra những sai sót, lãng phí, vi phạm pháp luật do cố tình hay vô ý dé xử lý kịp thời ngăn ngừa các tôn thất Đây cũng là mục đích khi ký kết hợp đồng kiểm toán của khách hàng và là chức năng xã hội của hoạt động kiểm toán độc lập.

Năm là, DNKT, chỉ nhánh DNKT nước ngoài ở Việt Nam có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng về kết quả kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán đã giao kết; chịu trách nhiệm với người sử dụng kết quả kiểm toán khi người sử dụng kết quả kiểm toán Như đã biết, cung cấp dịch vụ kiểm toán là ngành nghề yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao, việc được cấp chứng chỉ kiểm toán viên và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ là minh chứng cho năng lực của kiểm toán viên và DNKT Chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc của mình là một yêu câu tất yêu, gọi là trách nhiệm nghề nghiệp Hơn nữa, kết quả công việc của dịch vụ kiểm toán độc lập chính là báo cáo kiểm toán Theo Điều 7 LKTĐL, báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, có tầm quan trọng lớn và có giá trị pháp lý Vậy trách nhiệm của DNKT đối với kết quả kiêm toán không chỉ là trách nhiệm nghề nghiệp mà nó còn là trách nhiệm pháp ly Có như vậy, hoạt động kiểm toán mới được thực hiện một cách trung thực, khách quan, phù hợp với mục tiêu đề ra là minh bạch hóa thông tin tài chính nhằm nâng sức cạnh tranh cho thị trường DNKT nếu không thực hiện đủ trình tự thu thập bằng chứng kiểm toán, thiếu cân trọng hoặc có các hành vi thông đồng, móc ngoặc với khách hàng dẫn đến báo cáo kiểm toán có sự sai lệch thi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, có thé bị cảnh cáo, phạt tiền, bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, chứng chỉ kiểm toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, đình chỉ đăng ký hành nghề hoặc cắm

Trang 36

tham gia hoạt động kiểm toán độc lập, bị đăng tải trên trang điện tử của Bộ tài chính, nếu gây thiệt hại thì phải bối thường Nhằm tăng cường tính chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc kiểm toán, pháp luật còn quy định kiểm toán viên cũng phải chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán và hoạt động kiểm toán của mình, nếu vi phạm pháp luật và đưa ra kết quả sai lệch thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Do báo cáo kiểm toán có liên quan đến rất nhiều đối tượng sử dụng như: nhà đầu tư, ngân hàng, người lao động , giúp họ đánh giá đúng tình trạng tài chính công ty để đưa ra các quyết định đúng đắn nên DNKT còn phải chịu trách nhiệm với người sử dụng kết quả kiểm toán khi người sử dụng kết quả kiểm toán có lợi ích liên quan trực tiếp đến kết quả kiểm toán của đơn vị được kiém toán tại ngày ký báo cáo kiểm toán; có hiểu biết một cách hợp lý về báo cáo tài chính và cơ sở lập báo cáo tài chính là các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác của pháp luật có liên quan và đã sử dụng một cách thận trọng thông tin trên báo cáo tài chính đã kiểm toán.

Sáu là, DNKT, chỉ nhánh DNKT nước ngoài ở Việt Nam có nghĩa vụ từ choi thực hiện kiểm toán khi xét thay không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện kiểm toán; từ chối thực hiện kiểm toán khi khách hàng, don vị được kiểm toán có yêu cau trái với đạo đức nghé nghiệp, yêu cau chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trai với quy định của pháp luật.

Tùy theo tính chất hợp đồng, DNKT cần phải tính đến nhân lực và trình độ chuyên môn có đủ đáp ứng được yêu cầu công việc hay không, nếu không thì phải từ chối ký kết hợp đồng Thông thường, DNKT không bận rộn quanh năm mà khách hàng chỉ có nhu cầu một thời gian nhất định trong năm (khoảng thời gian không lâu trước khi phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thâm quyền) gọi là “mùa kiểm toán” Trong thời gian này, thường thì DNKT có uy tín sẽ có rất nhiều các đơn hàng mà nhiều khi không thê cung cấp được hết, nên cần có sự từ chối.

Khi thực hiện công việc kiểm toán, DNKT phải đảm bảo tính khách quan, độc lập, công bằng, không phụ thuộc vào bat cứ yếu tố chủ quan nào nhằm đưa ra một bản

Trang 37

báo cáo kiểm toán chính xác đánh giá đúng tình trạng tài chính của khách hàng trên thực tế Thực tế cũng có tồn tại một số trường hợp không bảo đảm tính khách quan khi thực hiện dịch vụ của DNKT như: DNKT đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi số kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán; DNKT và đơn vị được kiểm toán có cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức thành lập hoặc tham gia thành lập Điều 30 LKTĐL có quy định rõ các trường hợp không bảo đảm tính khách quan của DNKT và đối với các trường hợp này, DNKT có nghĩa vụ từ chối thực hiện kiểm toán.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với một khối lượng thông tin đồ sộ liên

quan đến tình hình tài chính các doanh nghiệp, mức độ thật giả khó lường thì báo cáo kiểm toán là một thước đo đáng tin cậy dành cho các đối tượng có liên quan Nếu công ty thuê một DNKT có uy tín thực hiện dịch vụ kiểm toán, đưa ra được báo cáo kiểm toán với các “chỉ số đẹp” như báo cáo tai chính của công ty là trung thực, công ty dang làm ăn có lãi thì cũng là một trong các vũ khí lợi hại làm tăng sức cạnh tranh của công ty, thu hút nguồn vốn, lao động giỏi, khách hàng dùng sản phẩm Với các lợi thế như trên không tránh khỏi việc một số đơn vị tìm cách thông đồng, móc ngoặc với DNKT, yêu cầu DNKT thực hiện các hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật nhằm hướng đến kết quả cuối cùng là có một báo cáo kiểm toán như ý để nộp cho co quan nha nước và công bố với thị trường Điều đó càng đúng khi hoạt động kiêm toán độc lập mang tính chất dịch vụ, đơn vị được kiểm toán có thé đưa ra các lợi ích như bảo đảm một DNKT là bên duy nhất cung ứng dịch vụ cho bên mình, khoản lợi nhuận cao Đối với trường hợp này, điểm đ khoản 3 Điều 13 LKTDL đã đưa ra quy định nghiêm cam đơn vị được kiểm toán có hành vi mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và DNKT để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ kiểm toán và báo cáo

cầu không chính đáng trên, nếu không doanh nghiệp sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Trang 38

Bay là, DNKT, chỉ nhánh DNKT nước ngoài ở Việt Nam có nghĩa vụ bao mat. Trong hợp đồng cung ứng dịch vụ nói chung, thường bên sử dụng sẽ phải đưa rất nhiều thông tin cho bên cung ứng, Khoản 5 Điều 522 BLDS và Khoản 4 Điều 78 Luật thương mại đều có quy định là nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ là giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ Đối với ngành dịch vụ kiểm toán, nghĩa vụ này càng trở nên quan trọng va được nhân mạnh một lần nữa trong Điều 43 LKTĐL: “Kiểm todn viên hành nghệ, DNKT, chỉ nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam không được tiết lộ thông tin về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp được khách hàng, đơn vị được kiểm toán chấp thuận hoặc theo quy định của pháp luật” Chuan mực số 230 có các quy định liên quan tới hỗ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán thường bao gồm các báo cáo tài chính do don vị lập ra, các chứng từ, số sách kế toán và các tài liệu, văn bản khác có liên quan đến nội dung kiểm toán cũng như các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán đủ đề làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên Đây đều là các thông tin nội bộ có ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, nếu được tiết lộ ra sẽ gây nguy hại rất lớn cho doanh nghiệp Vi vậy, LKTDL cấm bên DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài ở Việt Nam, kiểm toán viên sử dụng các thông tin trên để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyên, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài ở Việt Nam có nghĩa vụ xây dựng và vận hành hệ thống kiểm toán nội bộ dé bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo mật, có thể là đưa ra các biện pháp, quy tắc bảo mật thông tin trong doanh nghiệp, buộc các kiểm toán viên tuân thủ, các hình thức xử phạt Ngoài DNKT, các đơn vị được cung cấp một phần hay toàn bộ các thông tin trong hồ sơ kiểm toán như cơ quan nhà nước, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán, cá nhân có liên quan cũng có nghĩa vụ giữ bí mật các thông tin được cung cấp.

Tam là, DNKT, chỉ nhánh DNKT nước ngoài ở Việt Nam có các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Nếu như các nghĩa vụ trên chủ yếu là nghĩa vụ của DNKT đối với khách hang thì ở đây, ta có thé kế ra một loạt các nghĩa vụ của DNKT

Trang 39

đối với nhà nước, bao gồm: Hàng năm thông báo danh sách kiểm toán viên hành nghề cho cơ quan nhà nước có thâm quyền; Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính; Cung cấp hồ sơ, tài liệu kiểm toán theo yêu cầu bằng văn bản của co quan nhà nước có thâm quyên; Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán độc lập; Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thâm quyên trong quá trình kiểm tra, thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp; chấp hành quy định của cơ quan nhà nước có thâm quyền về việc kiểm tra, thanh tra Ngoài ra, theo Điều 17 Thông tư 203/2012/TT- BTC của Bộ tài chính thi DNKT còn có một loạt các trách nhiệm liên quan đến cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán Thực ra, các nghĩa vụ và trách nhiệm này không chỉ phát sinh khi DNKT ký kết hợp đồng mà nó được hình thành từ khi DNKT được trao quyền kinh doanh dịch vụ kiểm toán độc lập.

Quyền của bên sử dụng dịch vụ (đợn vị được kiểm toán):

Một là, don vị được kiểm toán có quyên lựa chọn DNKT, chỉ nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam và kiểm toán viên hành nghề có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật để giao kết hop đồng kiểm toán, trừ trường hop pháp luật có quy định khác (khoản 1 Điều 38 LKTDL).

Yếu tố đặc trưng của một hợp đồng thông thường là tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, hợp đồng kiêm toán cũng không là ngoại lệ Việc trao quyền lựa chọn DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài ở Việt Nam dé thực hiện dịch vụ cho đơn vị được kiểm toán là một trong các yếu tô thé hiện nguyên tắc này Các đơn vị sử dụng dịch vụ kiểm toán có thể cân nhắc các tiêu chí như: trình độ các kiểm toán viên trong doanh nghiệp, uy tín, chất lượng dịch vụ, phí dịch vụ kiểm toán, các DNKT trong địa bàn hoạt động của đơn vị dé đi lại cho dễ dàng dé lựa chọn bên cung cấp dịch vụ cho phù hợp Dù đây là ngành dịch vụ kinh doanh đặc biệt nhưng pháp luật cũng không bắt buộc, chỉ định một doanh nghiệp cụ thé nào dé cung cấp dịch vụ, điều này bảo đảm cho tính cạnh

Trang 40

tranh lành mạnh giữa các DNKT Tuy nhiên, pháp luật cũng hạn chế một số đối tượng các đơn vị không được chọn lựa trở thành bên cung cấp dịch vụ kiểm toán cho mình (Điều 30 LKTĐL) vì không đảm bảo tính độc lập.

Khách hàng không những được chọn DNKT mà còn được quyền chon lựa kiểm toán viên trong doanh nghiệp đó Thông thường, không phải đội ngũ kiểm toán viên nào cũng có trình độ tương đương nên khách hàng sẽ lựa chọn các kiểm toán viên có uy tín, trình độ chuyên môn cao dé trực tiếp thực hiện công việc giao kết trong hợp đồng Danh sách kiểm toán viên thực hiện công việc sẽ được hai bên thỏa thuận và ghi nhận thành một điều khoản trong hợp đồng Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định trường hợp ký HDKT với một DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam từ ba năm liên tục trở lên thì phải yêu cầu DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam thay đổi kiểm toán viên hành nghề ký báo cáo kiểm toán Quy định này cũng hạn chế phan nao sự thông đồng giữa đơn vi được kiểm toán với kiểm toán viên làm sai lệch kết quả kiểm toán, vì thông thường việc mua chuộc một hoặc một vài kiểm toán viên thì dễ hơn mua chuộc cả DNKT.

Đề đảm bảo cho quyền lợi này của đơn vị được kiểm toán, khoản 2 Điều 38 LKTĐL 2011 quy định đơn vi được kiểm toán có quyền yêu cầu DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán và thông tin về kiểm toán viên hành nghề và DNKT, chỉ nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm toán Hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán là hồ sơ mà kiểm toán viên phải lập để nộp cho tổ chức kiểm toán độc lập bao gồm: Đơn đề nghị; hợp đồng lao động, giấy xác nhận về thời gian thực tế làm kiểm toán, bản thông tin cá nhân, phiếu lý lịch tư pháp, chứng chỉ kiểm toán viên, tài liệu chứng minh giờ cập nhật kiến thức của kiểm toán viên Các thông tin khác về kiểm toán viên như quá trình làm việc, kinh nghiệm làm việc, thông tin để xác định năng lực nghiệp vụ cũng như phẩm chat đạo đức Các thông tin về DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam có thé là tên doanh nghiệp, chi nhánh, các loại giấy phép mà doanh nghiệp được cấp; quá trình thành lập và hoạt động, cơ cau doanh nghiệp, đội ngũ nhân

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan