BỘ TƯ PHÁP
ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC cấp BỘ
CO SO KHOA HOC
XÂY DUNG BO GIAO TRINH CHUAN
DAO TAO DAI HOC LUAT
TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN TRUONG DAI HOC LUẬT HA NOIPHONG DOC : =|
Chu nhiém dé tai : GS.TS Lé Minh TamThu ky dé tai : TS Nguyễn Quốc Hoan
HÀ NỘI - 2008
Trang 2MỤC LỤC
BAO CAO TONG THUAT KET QUA NGHIÊN CỨU Mỡ đầu
Phân thứ nhất: Những vẫn đề lý luận về giáo trình đại học, giáo trình chuẩn và vẫn đề xây dựng bộ giáo trình chuẩn
đào tạo đại học luật
Phan thứ hai: Thực trạng giáo trình đào tạo đại học luật trong các
cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay
Phân thứ ba: Mục tiêu, yêu câu và quan điểm xây dựng một sogiáo trình chuân của một sô môn học đào tạo đạihọc luật
Phan thứ tư: — Kiến nghị và một số giải pháp
CAC CHUYEN DE NGHIEN CUU
Tính chất, đặc điểm, nội dung va hình thức của giáo trình đào
tạo đại học
PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc Bộ giáo trình chuân đào tạo đại học luật - quan niệm, tiêu chí,giá trị và phạm vi sử dụng
GS.TS Lê Minh Tam Về những đặc trưng của giáo trình chuẩn dành cho hệ đào tạo đại học luật ở Việt Nam
PGS.TSKH Lê Cảm Thực trang của bộ giáo trình ding để giảng dạy trong một số cơ sở đào tạo đại học luật tại Việt Nam
Trang 3Giáo trình trong các co sở dao tạo luật ở một số nước trên thế giới và một vài đề xuất ban đầu
GS.TS Lê Hồng Hạnh
Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới giáo trình môn học
Lý luận về nhà nước và pháp luật ở các cơ sở đào tạo đại học
luật ở nước ta hiện nay
TS Tran Minh Huong
Cơ sở ly luận và thực tiễn xây dựng giáo trình môn Luật dân sự Phương pháp và kỹ năng viết giáo trình Luật tố tụng hình sự trong đào tạo đại học luật
1S Hoàng Thị Minh Sơn Giáo trình Luật quốc tế trong đào tạo đại học luật ở nước ngoài
TS Nguyễn Quốc Hoàn Nâng cao hiệu quả dạy học thông qua việc áp dụng bài giảng
Trang 4BÁO CÁO TỔNG THUẬT
KẾT QUA NGHIÊN CỨU
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống các sách được dùng trong trường đại học, bao gồm:
Sách giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo, sách hướng dẫn, sách bài tập, thực hành thì giáo trình bao giờ cũng có vị trí đặc biệt quan trọng.
Giáo trình là tài liệu chính thức, chứa đựng những kiến thức cơ bản nhất của mỗi môn học, học phần được biên soạn một cách công phu, khoa học, có hệ
thống, phù hợp mục tiêu, yêu cầu, phương pháp đào tạo và trình độ nhận thức của sinh viên Cũng chính vì thế mà trong trường đại học, bộ giáo trình
chuẩn được coi là dấu hiệu thể hiện năng lực và uy tín của đội ngũ cán bộ
giảng dạy, nghiên cứu khoa học của mỗi trường và là một trong những tiêu
chí cơ bản để đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo của trường đại học Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, mỗi trường đại học đều có hướng xây dựng và không ngừng hoàn thiện bộ giáo trình chuẩn của mình.
Công tác đào tạo đại học luật nước ta có sự chậm trễ lớn so với các
lĩnh vực đào tạo khác, vì vậy việc phát triển các yếu tố bảo đảm chất lượng đào tạo nói chung, trong đó có việc xây dựng hệ thống giáo trình tài liệu còn
hạn chế Mặc dù, trong những năm vừa qua Trường Đại học Luật Hà Nội và
một số cơ sở đào tạo luật khác ở nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng các giáo trình đào tạo đại học luật và đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, có thể nói chất lượng của nhiều giáo trình đào tạo đại học luật đang được sử dụng trong các cơ sở dao tạo luật ở nước ta hiện nay con thấp, thậm chí rất thấp Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như: chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức, năng lực và trình độ của người
viết còn hạn chế, chế độ nhuận bút thấp Nhưng trước hết phải kể đến là cho đến nay chúng ta vẫn chưa có được kế hoạch và giải pháp khả thi cho việc xây dựng bộ giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật và việc nghiên cứu để xây dựng cơ sở khoa học cho việc xây dựng, đánh giá thâm định giáo trình
Trang 6dường như còn bỏ ngỏ hoặc mới dừng ở ý tưởng của một số nhà lãnh đạo, nhà giáo, nhà khoa học có tâm huyết với công tác đào tạo luật.
Trong tình hình đó, việc triển khai nghiên cứu một cách toàn diện để hình thành cơ sở khoa học nhằm xây dựng và hoàn thiện bộ giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật là nhu cầu có tính thời sự, cấp thiết và có nhiều ý nghĩa đối với đào tạo đại học luật ở nước ta hiện nay Đặc biệt, với chủ trương đổi mới giáo dục đại học mà một trong những nhiệm vụ trọng tâm là chuyên từ chế độ đảo tạo theo niên chế sang chế độ đào tạo theo học chế tín chỉ, việc xây dựng một bộ giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật sẽ có vai trò quan
trọng trong đào tạo đại học luật ở nước ta hiện nay.
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về
giáo trình, giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật và xây dựng luận cứ khoa
học cho việc xây dựng bộ giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
3 Nhu cầu kinh tế - xã hội và địa chỉ áp dụng
- Kết quả nghiên cứu của đề tài trước hết sẽ được sử dụng để xây
dựng bộ giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật của Trường Đại học Luật Hà Nội, góp phan thiết thực cho việc thực hiện đối mới nội dung chương trình
và phương pháp đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội, nâng cao chất
lượng dao tạo va nâng cao uy tín của Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị thiết thực cho việc thâm
định hệ thống giáo trình của các cơ sở đào tạo đại học luật ở Việt Nam nhằm
thực hiện thống nhất Chương trình khung đào tạo ngành luật do Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để áp dụng chung cho các trường đại học đào tạo luật ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của dé tài có giá trị tham khảo cho các cơ sở
đào tạo luật ở Việt Nam trong việc đánh giá lại hệ thống giáo trình của cơ sở
mình và tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo trình mới vừa bảo
Trang 7đảm tính thống nhất vừa bảo đâm tính phong phú và đa dạng của hệ thống giáo trình tài liệu phục vụ cho đào tạo đại học luật và các bậc học khác.
4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: Phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn, thống kê, so sánh và hệ thống hóa.
5 Các chuyên đề được nghiên cứu chính của đề tài
- Tính chất, đặc điểm, nội dung và hình thức của giáo trình đào tạo
đại học.
- Bộ giáo trình chuân đào tạo đại học luật - quan niệm, tiêu chí, giá
trị và phạm vi sử dụng.
- Về những đặc trưng của giáo trình chuẩn dành cho hệ đảo tạo đại
học luật ở Việt Nam.
- Thực trạng của bộ giáo trình dùng để giảng dạy trong một số cơ sở
đào tạo đại học luật tại Việt Nam.
- Giáo trình trong các cơ sở đào tạo luật ở một sô nước trên thê giới
và một vài đê xuât ban đâu.
- Cơ sở lý luận và thực tiên của việc đôi mới giáo trình môn học Lýluận vê nhà nước và pháp luật ở các cơ sở dao tạo đại học luật ở nước ta
hiện nay.
- Xây dựng giáo trình chuẩn Luật Hiến pháp.
- Cơ sở khoa học xây dựng giáo trình Luật hành chính - chương trình
đại học.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng giáo trình môn Luật dân sự.
- Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - thực trạng và hướng hoàn thiện. - Xây dựng giáo trình chuẩn Luật thương mại - lý luận và thực tiễn - Quan điềm về việc xây dựng giáo trình Luật lao động chuân
Trang 8- Phương pháp và kỹ năng viết giáo trình Luật tố tụng hình sự trong đào tạo đại học luật.
- Giáo trình Luật quốc tế trong đào tạo đại học luật ở nước ngoài - Nâng cao hiệu quả dạy học thông qua việc áp dụng bài giảng điện tử. 6 Lực lượng tham gia đề tài
6.1 Ban chủ nhiệm đề tài
- Chủ nhiệm đề tài: GS TS Lê Minh Tâm - Trường Dai học Luật Hà Nội - Thư ký đề tài: 7S Nguyễn Quốc Hoàn - Trường Đại học Luật Hà Nội 6.2 Các cộng tác viên tham gia viết các chuyên dé
- GS.TS Lê Hồng Hạnh - Trường Đại học Luật Hà Nội.
- GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa - Trường Dai học Luật Hà Nội.
- PGS.TSKH Lê Cảm - Đại học Quốc gia Hà Nội - TS Bùi Ngọc Cường - Trường Dai học Luật Hà Nội.
- PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đại học Quốc gia Hà Nội - PGS.TS Nguyễn Văn Động - Trường Đại học Luật Hà Nội.
- TS Lưu Bình Nhưỡng - Trường Đại học Luật Hà Nội. - TS Tran Minh Hương - Trường Đại học Luật Ha Nội.
- PGS.TS Thái Vĩnh Thắng - Trường Đại học Luật Hà Nội.
SN goi 00: 80 - Truong Dai học Luật Ha Nội.- TS Hoàng Thị Sơn - Trường Đại học Luật Hà Nội.- TS Trương Quang Vĩnh - Trường Đại học Luật Hà Nội. - TS Tôn Quang Cường - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trang 9Phan thứ nhất
NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE GIÁO TRÌNH ĐẠI HỌC,
GIAO TRINH CHUAN VA VAN ĐÈ XÂY DỰNG
BO GIAO TRINH CHUAN DAO TAO DAI HOC LUAT
1.1 Giáo trình - khái niệm và những đặc điểm cơ ban
Trong đào tạo bậc đại học, giáo trình có vai trò quan trọng và là một
trong những tài liệu có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo, bởi lẽ nó chứa đựng adi dung kiến thức cơ bản - tiêu chí đặt ra đòi hỏi sinh viên trong quá trình sọc tập phải lĩnh hội Tùy theo tính chất đặc thù của từng môn học,
ngàn! học mà mỗi giáo trình được biên soạn với nội dung và hình thức
không giống nhau Tuy nhiên, việc biên soạn một bộ giáo trình chuẩn phục
vụ ch› việc đào tạo là cần thiết đối với bat cứ cơ sở dao tạo nao Chất lượng của gáo trình thể hiện năng lực chuyên môn, năng lực đào tạo và khả năng
nghiên cứu khoa học của cơ sở đào tạo Bên cạnh giáo trình - tài liệu được
sử dụng chính thức trong các cơ sở đào tạo thì các tài liệu khác cũng có vai trò nhất định.
Có nhiều loại sách, tài liệu giảng dạy được sử dụng cho quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong các trường đại học như giáo trình,sách giáo khoa, sách chuyên khảo, tập bài giảng trong đó giáo trinh có mộtvị trívà vai trò đặc biệt quan trọng Hiện nay, có những quan niệm khác nhau về vị trí, vai trò của giáo trình trong hệ thống tài liệu được sử dụng
trongcác trường đại học Thậm chi, còn có những câu trả lời khác nhau đối với cu hỏi: "Giáo trình được sử dụng trong các cấp đào tạo nào, đại học hay
cả da học và trung học chuyên nghiép?" Tuy nhiên, các nha giáo dục đều
có ching một quan niệm giáo trình là tài liệu chính thức, chứa đựng những
kiến hức cơ bản nhất của mỗi môn học (hoặc học phan), được biên soạn
một :ách khoa học, có hệ thống nhằm đạt những mục tiêu nhất định của
Trang 10chương trình đào tạo, định hướng cho phương pháp dạy - học và kiểm tra
đánh giá kết quả môn học (học phan) đối chiếu với mục tiêu ấy.
Vì vậy, giáo trình, nói một cách khái quát nhất, là một loại sách được biên soạn theo từng môn học (học phần) để sử dụng chính thức trong các khoa, trường đại học Giáo trình có một số đặc điểm cơ bản la!:
Thứ nhát, về câu trúc nội dung, giáo trình luôn có tính bao quát và tính hệ thống Nội dung của giáo trình bao gồm các kiến thức cơ bản, toàn
diện, phổ biến và tương đối ôn định của một môn học (học phan), được biên
soạn một cách khoa học với hệ thống kiến thức được sắp xếp hợp lý, phù hợp với yêu cầu giảng dạy và học tập của môn học Mỗi môn học (học phần) trong chương trình đào tạo đều có những mục tiêu xác định, hay nói cách khác, mỗi môn học đều nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng mục tiêu của chương trình đào tạo Vì vậy, giáo trình phải phù hợp
với nội dung và mục dich của mỗi môn học (học phan) và phải đáp ứng
được mục tiêu chung của chương trình đào tạo nói chung.
Dung lượng kiến thức được trình bày trong mỗi giáo trình là vừa đủ,
không thừa cũng không thiếu so với mục tiêu và yêu của của môn học (học
phan) Tổ chức nội dung của giáo trình có ba bậc gồm: Khối kiến thức cốt lõi - cần biết đây là khối kiến thức bắt buộc cho tất cả sinh viên nhằm đạt
mục tiêu cơ bản nhất của môn học; Khối kiến thức hữu ích - nên biết là khối kiến thức dành cho sinh viên ham học hỏi, muốn tìm hiểu sâu thêm vấn đề đang nghiên cứu; Khối kiến thức bổ trợ - có thể biết là khối kiến thức giới thiệu các vấn đề liên quan tới chủ để đang nghiên cứu, giúp sinh viên hiểu rõ hơn lịch sử của vẫn dé hay xu thé phát triển của van dé trong tương lai.
Thư hai, giáo trình là tài liệu chính thức của khoa, trường đại học. Việc biên soạn, lựa chọn và cho sử dụng giáo trình do người có thâm quyền
của cơ sở đào tạo quyết định Thông thường, giáo trình do cá nhân hoặc tập thể giảng viên và các nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực chuyên ngành
1 Ở đây chỉ xin nêu những đặc trưng chung của giáo trình dé so sánh với các sách và tài liệu khác.
Trang 11biên soạn và được Hội đồng khoa học của cơ sở đào tạo thẩm định và được
cơ sở đào tạo quyết định việc sử dụng chính thức giáo trình đó trong việc giảng dạy và nghiên cứu của cơ sở dao tạo.
Thứ ba, về hình thức, giáo trình được in dưới hình thức trang trọng, có đủ các yêu tô cân thiệt của một tài liệu chính thức của cơ sở dao tạo.
Với những đặc trưng đã nêu, theo đúng nghĩa của từ, thì giáo trình
chỉ có trong các cơ sở đào tạo đại học, mặc dù trên thực tế khái niệm giáo trình thường được dùng để chỉ cả những tài liệu chính thức được dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Nhiều nhà khoa học đồng
ý với quan niệm này Vi du, theo GS Văn Tân, thì "Giáo trình là tap những
bài giảng về một bộ môn trong trường đại hoc’ Con GS Vũ Ngọc Khánh
thì định nghĩa: “Giáo trình là tài liệu giáo khoa được biên soạn và sử dụngtrong từng khoa, từng trường đại học, chưa được nhà nước phê duyệt làm
LẠ oe > , 8
sách giáo khoa chung cho cả nước ”.
Một điểm đáng chú ý là, bên cạnh tính cơ bản, toàn diện, phổ biến, chính thức, chuân mực và tương đối toàn diện, giáo trình còn có tính gợi mở và tính định hướng Việc xác định mức độ và cân đối các đặc tính nói trên của giáo trình như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu, yêu cầu nội
dung đào tạo của các trường đại học và cách nhìn nhận, thể hiện các vấn đề
của người có trách nhiệm của cơ sở đào tạo và các tác giả biên soạn giáo
trình Vì vậy, trong cùng một môn học hay học phan, có thể có nhiều giáo trình khác nhau được sử dụng trong các cơ sở dao tạo đại hoc Day là điểm
khác biệt cơ bản giữa sách giáo trình với sách giáo khoa và các tài liệu khác.
_ 14 ` a ad ` Lad LẠ Lá °
1.2 Giáo trình chuan - quan niệm và tiêu chí xác định
Chương trình đào tạo đại học có nhiều môn học/học phần khác nhau, được chia thành hai khối kiến thức chủ yếu là: Khối kiến thức giáo dục đại
cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp Đây chỉ là sự phân chia về
2 Xem: Văn tân, Tử điển Tiếng Việt, NXB KHXH, Hà Nội, 1994, tr.351.
3 GS.Vũ Ngọc Khánh, Từ điền Văn hoá giáo duc Việt Nam, NXB Thông tin, Hà Nội 2003, tr 133.
Trang 12đại thể và có tính ước lệ Trong khối kiến thức giáo chuyên nghiệp lại bao
gồm ba khối kiến thức đó là: Kiến thức cơ sở của khối ngành, kiến thức cơ
sở của ngành và kiến thức chuyên ngành Đi sâu hơn, trong khối kiến thức chuyên ngành lại có kiến thức chuyên nghiệp và kiến thức bé trợ, các môn
học/học phần bắt buộc và các môn học/học phần tự chọn Hơn thế, trong
xu hướng giáo dục đại học hiện đại, mỗi khoa, trường đào tạo đại học phải
luôn chủ động tìm tòi, sáng tạo để điều chỉnh mục tiêu, phát triển nội dung, chương trình và đổi mới phương pháp dao tạo nhằm đáp ứng nhu cau dao tạo trong nước và hội nhập quốc tế Vì vậy, quan điểm của người quản lý cơ
sở dao tao, của hội đồng khoa học dao tạo cũng như của cán bộ giảng dạy
trong mỗi cơ sở dao tạo về vị trí, vai trò, mục tiêu, dung lượng kiến thức, phương pháp giảng dạy môn học/học phần trong chương trình đào tạo có thẻ cũng khác nhau Tất cả những điều đó đều tác động đến công tác xây dựng
giáo trinh, đặc biệt là quan niệm về giáo trình chuân.
Từ sự phân tích trên, có thể thấy khái niệm giáo trình chuẩn chỉ có
tính tương đối và nó chỉ phù hợp khi được vận dụng trong phạm vi bộ môn,
khoa trường đào tạo đại học Ở phạm vi rộng hơn, khái niệm giáo trình
chuẩn được hiểu tương đồng với khái niệm sách giáo khoa Việc xác định
các têu chí của giáo trình chuẩn do bộ từng bộ môn, khoa, trường đề ra, phủ
hop voi mục tiêu, chương trình và phương pháp dao tạo của mỗi cơ sở đào tạo Tuy nhiên, bộ môn, khoa, trường đều là những bộ phận của hệ thống
giáo dục quốc gia và suy rộng hơn là của hệ thống giáo dục quốc tế và luôn
chịu sự tác động và ảnh hưởng của các yếu tố chung Vì vậy, mặc dù mỗi cơ sở dio tạo có thé có những tiêu chí riêng đối với trình chuẩn của cơ sở mình,
nhưrg cũng luôn phải tính đến đến các tiêu chí chung đối với một giáo trình
dai toc |
Giáo trình chuẩn đào tạo dai học phải đáp ứng được các tiêu chí
churg cơ bản là: (i) tính học thuật; (ii) tính thực tiễn; (iii) tính mở; (iv) Tinh liên chong; (v) tính truyền thống và tính hiện đại; (vi) tính hap dẫn; (vii) tính
Trang 13phù hợp với mục tiêu, chương trình và phương pháp đào tạo; (viii) có cấu trúc khoa học và hình thức trang trọng.
i Tinh học thuật Đây là giá trị hang đầu của giáo trình đại học.
Tính học thuật đòi hỏi, giáo trình phải thé hiện được những kiến thức khoa học có tinh lý luận cơ bản, toàn diện, phổ biến và tương đối ổn định của một
bộ môn khoa học với hệ thống khái niệm, luận điểm, nguyên tắc, phương pháp có tinh chất chia khóa, nhằm để trang bị cho sinh viên phương pháp tư duy khoa học về môn khoa học, trên cơ sở đó sinh viên có thé chủ động định hướng và tự học hỏi mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ không ngừng.
ii Tính thực tiễn Tính thực tiễn của giáo trình thể hiện trên hai bình
diện, hai hướng, hai phương pháp tiếp cận và giải quyết van đề có liên hệ rất
mật thiết với nhau: Từ thực tiễn để luận chứng, khái quát hóa thành lý luận
(khái niệm, luận điểm, nguyên tắc, phương pháp và kinh nghiệm) và từ những khái quát về lý thuyết để xem xét, bình luận, nhận xét về những vẫn
đề thực tiễn để chứng minh và gợi mở.
iii, Tinh mở Tính mở của giáo trình là tiêu chí vừa có tính khách quan lại vừa có tính chủ quan; vừa là nhu cầu lại vừa là đòi hỏi Vì giáo trình chỉ có thể và chủ yếu là phải chứa đựng những vấn đề có tính cơ bản,
toàn diện, phổ biến và tương đối ôn định của một bộ môn khoa học, vi vậy
tính gợi mở của giáo trình là cần thiết để hướng dẫn sinh viên chủ động học
hỏi, tham khảo mở rộng kiến thức và nâng cao trình độ Mặt khác, giáo trình
có tính thực tiễn, nó phải phản ánh hơi thở của cuộc sống, mà đời sống xã
hội thì biến đổi không ngừng, việc đổi mới và hoàn thiện giáo trình luôn
được đặt ra không thé định vị và cầu toàn Hơn nữa, tính gợi mở sẽ tạo ra một tâm lý tốt cho người dạy và người học, tạo động cơ và thái độ không y lại vào giáo trình mà luôn có ý thức tìm tòi khám phá không ngừng.
iv Tính liên thông Giáo trình không phải là tài liệu duy nhất được sử dụng trong quá trình giáo dục đại học Mỗi loại tài liệu như sách tham
khảo, chuyên khảo, hướng dẫn, bài tập déu có vị trí và vai trò quan trọng.
Trang 14Vì vậy, giáo trình cần thể hiện đúng những nội dung thiết yếu, cần thiết, việc soạn thảo giáo trình cần tính đến mối quan hệ tương hỗ, phụ thuộc lẫn nhau giữa giáo trình với các loại sách và tư liệu khác.
v Tính truyền thông và tính hiện đại Đây là tiêu chí phan ánh giá
trị văn hóa của giáo trình Tiêu chí này đòi hỏi người biên soạn giáo trình phải có sự hiểu biết sâu rộng những kiến thức lý thuyết, thực tiễn, kinh
nghiệm, biết chọn lọc, kế thừa và phát triển các yếu tố hợp lý và sắp xếp các
van dé một cách khoa học, dé bảo đảm cho giáo trình có chất lượng và có
sức hap dan.
vi Tính hap dẫn Đây là một trong những tiêu chí quan trọng Có
thể nói một cách hình ảnh rằng, người viết giáo trình như một thày thuốc,
các kiến thức mang tính học thuật, tính thực tiễn, tính md, tính liên thông,
tính truyền thống và hiện đại, tính thời sự như những vị thuốc bé quý giá.
Nhưng nếu không có phương pháp tốt để sử dụng các vị thuốc đó một cách hợp lý thì cũng không thé có được một thang thuốc bé cao cấp Vì vậy, tính
hấp dẫn của giáo trình luôn được đặt ra để bảo đảm giáo trình có chất lượng
và được đón nhận nồng nhiệt, tạo động cơ cho việc giảng dạy và học tập, thu hút sự chú ý và tạo cơ sở cho sự năng động và sáng tạo trong giảng dạy vàhọc tập.
vil Tính phù hợp với mục tiêu, chương trình và phương pháp dao
tao Day vừa là tiêu chí chung, vừa là tiêu chí riêng Vì tùy thuộc vào mục
tiêu, chương trình, phương pháp đào tạo của các khoa, trường đại học vừa có
thống nhất ở những nét chung, vừa mang những đặc điểm riêng của mỗi cơ
sở Theo đó, tính chất, nội dung, hình thức của giáo trình luôn phải đáp ứng
những yêu câu chung và riêng đó.
viii Có cau trúc khoa hoc và hình thức trang trọng Đây là tiêu chí không đơn thuần chỉ là về mặt kỹ thuật mà còn chứa đựng yếu tố khoa học sâu sắc Bởi vì, hình thức của giáo trình luôn là hình thức biểu hiện cụ thê của nội dung Giáo trình có câu trúc bên trong khoa học là sự thê hiện rõ
11
Trang 15nét của nội dung khóa học của giáo trình Hình thức trang trọng thê hiện tính
chính thức và tính văn hóa của giáo tình, góp phan quan trọng vao việc tạo ra tâm lý tôn trọng giá trị đích thực của giáo trình trong quá trình giáo dụcđại học.
Ngoài những tiêu chí trên, giáo trình chuẩn đại học luật còn có tiêu chí đặc thù đó là phải bảo đảm tính pháp lý Tính pháp lý được quán triệt và xuyên suốt trong tất cả các vấn đề từ nội dung, phương pháp tiếp cận, đến
cách thức và ngôn ngữ biéu dat nữa.
1.3 Giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật
1.3.1 Giáo trình đào tạo đại học luật ở các cơ sở đào tạo đại học
ˆ kệ La ` * ` À ok kả eA aA oF ` a `
luật ở nước ngoài và sự can thiết của việc xây dựng giáo trình chuan đào
tao dai học luật ở Việt Nam
Chương trình đào tạo cử nhân luật được coi là đào tạo cơ bản ở bậc
đại học và vi thế phổ biến ở các cơ sở đào tạo ở nhiều nước trên thế giới.
Mỗi trường đều có những chương trình đào tạo với những đặc thù và thé
mạn! riêng có những tương đồng nhất định Thông thường các chương trình đào tao trong các trường cùng một hệ thống pháp luật như Common Law hay Civil Law thì có nhiều nét tương đồng hơn Những chương trình đào tạo
cử nian luật được thực hiện dựa trên sự kết hợp nhiều yếu tố khác nhau
trong đó giáo trình và tài liệu có vai trò đặc biệt quan trong Tam quan trọng của giáo trình tài liệu đối với các chương trình đào tạo ở nhiều nước thê hiện ở mỹ số điểm sau:
Thứ nhất, đa số các cơ sở đào tạo cử nhân luật trên thế giới đều
hướrg quá trình đào tạo vào việc tự học của sinh viên Sinh viên được
hướrg dẫn tự nghiên cứu nhiều hơn so với lên lớp nghe giảng Việc tự học
của sinh viên đòi hỏi phải có hệ thống sách tham khảo, giáo trình day đủ.
Việc so sánh các chương trình đào tạo của một số cơ sở đào tạo ở các nước với đương trình của Trường Dai học Luật sẽ thấy rõ điều này.
Trang 16Thứ hai, việc đảm bảo cho sinh viên có được những giáo trình cần
thiết buộc giảng viên hoặc phải tự mình biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo hoặc phải tìm hiểu, đọc và giới thiệu cho sinh viên hoặc cung cấp cho
họ dưới dạng tài liệu phát tay (hand-out) Hệ quả của quá trình này là tráchnhiệm của giảng viên được nâng cao Tình trạng một bài giảng được sử. dụng lặp đi lặp lại trong nhiều khóa đào tạo không thê xảy ra.
Giáo trình luật được coi là một trong những loại tài liệu mà sinh viên luật cần phải được trang bị khi theo học ở các chương trình đào tạo cơ bản (đào tạo cử nhân) Tuy nhiên, cách tiếp cận và vai trò của giáo trình không
giống nhau ở các môn học Thông thường ngay ở các môn học được coi là bắt buộc, giáo trình cho các môn học khác nhau vẫn không được qui định thông nhất Chang hạn, Luật Hiến pháp được coi là môn bắt buộc cho
chương trình đào tạo cử nhân luật và môn học này do các giáo sư khác nhau đảm nhiệm Trong trường hợp này Luật Hiến pháp I do giáo sư A đảm nhiệm, còn Luật Hiến pháp II do giáo sư B đảm nhiệm Sinh viên có thể đăng ký theo lớp học giáo su A hoặc giáo sư B giảng dạy Sinh viên theo
học các môn học này có thể được yêu cầu sử dụng một hoặc hai giáo trình
nhất định nào đó rất khác nhau Việc chỉ định giáo trình, đúng hơn là sách nào cần đọc hoàn toàn do giáo sư A hay B xác định Ngoài ra, các tài liệu khác 26 thé được giáo sư A hay B giới thiệu và sinh viên cũng buộc phải đọc các tai liệu đó Nhìn chung, sinh viên ở các trường đại học ở nước ngoài,
nhất là đại học luật, phải đọc một số lượng tài liệu rất lớn Tại Trường Luật Harvard, sinh viên thường phải đọc từ 120 đến 150 trang sách mỗi ngày, có khi con nhiều hơn.
Quan niệm giáo trình khá khác nhau ở mỗi nước Giáo trình
(texttook) được coi là sách được sử dụng chính thức cho việc dạy và học
một nôn học nhất định trong các trường học” Theo định nghĩa nảy và cũng như tong thực tế giảng dạy và hoc tập ở các trường đại học 6 nhiều nước thì
4 Ameican Heritage Dictionary Third Edition Houghton Miffin Company Page 1857.
lỗ
Trang 17giáo trình không nhất thiết phải do cơ sở dao tạo biên soạn và phát hành,
không nhất thiết phải do một hội đồng nào đó của cơ sở đào tạo thông qua.
Trong chương trình các môn luật của các cơ sở đào tạo ở Australia như Trường đại học Quốc gia Australia (Australian National University), Đại học Canbera (University of Canbera); Trường đại học New South Wales (University of New South Wales), Dai hoc Melbourne’ (University of Melbourne) déu không xác định tài liệu chính thức cho môn hoc Các môn học được liệt kê chỉ tiết với thời lượng và nội dung cụ thé, giáo sư hay giảng viên thực hiện môn học đó Ví dụ, trong chương trình đào tạo thạc sĩ về luật công ty và chứng khoán, Trường đại học Melbourne đã liệt kê chi tiết 30 môn học như kế toán dành cho luật sư, giao dịch mua bán công ty, Thương mại điện tử, Luật chứng khoán, Tài chính công ty v.v Trường cũng liệt kê các giáo sưtrong và ngoài nước tham gia thực hiện các môn giảng này Không một chỉ
dẫn nào về tài liệu chính thức mà sinh viên buộc phải sử dụng khi theo học
chương trình thạc sĩ chuyên về luật công ty và chứng khoán này”.
Trong các chương trình đào tạo của Đại học Harvard cũng có tình trạng tương tự Trong toàn bộ các chương trình đào tạo ở các cấp học khác nhau, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, Trường cũng chỉ liệt kê các môn học, thời
lượng, các yêu cầu đối với việc tích lũy kiến thức chứ không hề có bat cứ
chỉ dẫn nào về tài liệu giáo trình được sử dụng chính thức trong các môn học Chương trình đào tạo thiết kế cho cho năm học 2004-2005’ liệt kê 400
môn học về các chuyên ngành khác nhau bao gồm 40 môn về luật tổ chức
kinh doanh, thương mại và tài chính, 30 môn học về luật hiến pháp và lý
luận về pháp luật; 15 môn học về luật hình sự v.v không có chỉ dẫn nào về
tài liệu sử dụng chính thức cho môn học.
Trong chương trình đào tạo của Đại học Quốc gia Singgapo, chúng ta cũng chỉ có thê tìm thây các môn học, các yêu câu của môn học và tên
5 Xen Studying law in Australia 2005 CALD 2004 IưSN 1038-975X.
6 Law 2004 Postgraduate Handbook Faculty of Law, University of Melbourne.7 http//www.law.harvard.edu/academics/registrar/catalog/
Trang 18tuổi cõc giõo sư, giảng viởn sẽ đảm nhiệm mừn học đụ Trong toỏn bộ những liệt kở về mừn học của cõc chương trớnh đỏo tạo khõc nhau (cử nhón, thạc sĩ,
tiền si) khừng cụ chỉ dẫn nỏo về tỏi liệu mỏ sinh viởn can phải mua, mượn hay vờo thư viện dờ đọc”.
Khõc với ở cõc nước đọ nởu, trong chương trớnh đỏo tạo của cõc
trường đại học tại Liởn bang Nga thớ cụ cõc chỉ dẫn về tỏi liệu Cụ lẽ ảnh hưởng của mừ hớnh đỏo tạo dưới thời kỳ Xừ viết vẫn cún dờ lại những dấu
an sóu đậm Trước đóy, trong cõc chương trớnh giảng dạy ở cõc trường đại
học trong thời kỳ Xừ viết, sinh viởn được thừng bõo những yởu cầu cụ thờ của mún học vỏ tỏi liệu chợnh thức, tỏi liệu tham khảo mỏ sinh viởn phải tớm
kiếm đờ đọc Đối với cõc mừn thuộc khoa học chợnh trị Mõc - Lởnin, tỏi liệu
tham khảo chợnh thức lỏ cõc tõc phẩm kinh diờn vỏ giõo trớnh được qui định trong chương trớnh Đối với cõc mừn luật thớ tỏi liệu học tập chợnh thức lỏ cõc gio trớnh luật được xõc định trong chương trớnh.
Việt Nam cũng cụ tớnh trạng giống như ở Liởn bang Nga Sinh viởn luật ở cõc cơ sở đỏo tạo của Việt Nam học theo cõc giõo trớnh được chọn
lỏm tỏ liệu chợnh thức Sinh viởn phải theo đỷng cõc kiến thức được thờ hiện trong giõo trớnh Cõc kiến thức nỏy thường được coi lỏ chuẩn ở mức độ nhất định Việc đõnh giõ kết quả học tập của sinh viởn được xõc định căn cứ vỏo mức tếp thu cõc kiến thức từ giõo trớnh Việc mở rộng kiến thức ra ngoỏi
phạm /i giõo trớnh khừng được khuyến khợch, thậm chợ chứa đựng rủi ro bị
giảng 7iờn cho điểm kờm.
Như vậy, cụ thể thấy rử một sự khõc nhau khõ xa trong cõch tiếp cận van dờ học liệu ở cõc nước Đối với một số nước (khừng nhiều) cõc cơ sở đỏo tạo xõc định giõo trớnh chợnh thức của mừn học được sử dụng Sinh viởn buộc thải học theo giõo trớnh nỏy cụ kộm theo một số tỏi liệu, giõo trớnh khõc nang tợnh chất tham khảo Mỗi mừn học gần như chỉ cụ một giõo trớnh
được chọn chợnh thức Cõch tiờp cận nay đừi với van dờ học liệu cụ những
8 Xem ittp://law.nus.edu.sg/current/course/compulsory.htm
15
Trang 19ưu điểm của nó Ưu điểm dé nhận thấy là nó tạo ra được sự thống nhất giữa những người dạy về nội dung của môn học hay môn học Để đánh giá mức độ tiếp thu của sinh viên thì giáo trình chính thức cũng tạo ra được sự thống nhất mhất định và đó chính là ưu điểm thứ hai.
Thứ ba, việc biên soạn giáo trình chính thức về cơ bản là do đội ngũ giảng viên của cơ sở đào tạo thực hiện và do Hội đồng khoa học và đào tạo (hay định chế tương tự) xem xét và hiệu trưởng quyết định Thực tế này dẫn đến một hệ quả tích cực là giảng viên được thu hút sâu hơn vào hoạt động
nghiên cứu tải liệu và chuẩn bị giảng dạy.
Tuy nhiên, cũng có thể thấy ngay là cách tiếp cận này có những hạn chế rất lớn Hạn chế đáng lưu ý nhất là khả năng tiếp cận của sinh viên đối với những thành tựu của khoa học pháp lý rất thấp Bị gò trong những kiến thức đã module hóa, sinh viên không muốn vươn đến những tri thức khác Tiếp đó, bản thân giáo viên cũng chỉ biết đến giáo trình của mình, chăm lo cho nó ké cả từ việc bảo vệ các quan điểm đến việc tiêu thụ sách Tình trạng giảng viên buộc sinh viên phải mua sách của mình soạn ra không phải là điều hiếm thấy trong thực tiễn của Việt Nam và của các cơ sở dao tạo luật Một hạn chế tiếp theo là việc sử dụng giáo trình chính thức của một trường tạo ra một tính cục bộ, sự thiếu năng động trong việc tiếp thu những thành tựu từ các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khác Trong khi có những giáo trình, những chuyên khảo do các nhà khoa học nỗi tiếng biên soạn về một môn khoa học cụ thể không được sử dụng thì nhiều cơ sở đào tạo lại buộc các
giảng viên vừa mới tốt nghiệp biên soạn giáo trình riêng Tuy nhiên, hạn chế
lớn nhất của cách tiếp cận này đối với vấn đề học liệu là sự thụ động của sinh viên trong việc tự học tập và nghiên cứu.
Chính vì những hạn chế này, phan lớn các cơ sở dao tạo trên thé giới
không chọn giải pháp buộc phải có giáo trình chính thức cho các môn học.
Các cơ sở đào tạo này đặt ra các yêu cau rất chỉ tiết đối với mỗi môn học.
Người học và người dạy phải làm sao đạt được những yêu cầu đó, còn cách
Trang 20thức làm sao đạt được chúng thì hoàn toàn do giảng viên quyết định Ví dụ,
trong chương trình đào tạo luật của Đại học Melbourne việc học môn họcLuật môi trường quôc tê cân đáp ứng các yêu câu sau:
- Người học cân đánh giá được nhu câu đôi với Luật môi trườngquôc tê và sự phát triên của nó;
- Hiêu biét các nguyên tac cơ bản, các quan diém cơ bản của Luật
môi trường quôc tê;
- Phân tích một cách có phê phán sự đóng góp của các án lệ và hiệpước, các định chê vào sự phát trién của luật môi trường quôc tê;
- Chỉ ra được các điềm yêu của chê độ môi trường quôc tê hiện tai và phương thức khắc phục chúng, hoàn thiện luật môi trường quốc tế.
- Phát triển kỹ năng tư duy pháp lý phê phán, nghiên cứu pháp lý
thông qua việc đánh giá các vân dé liên quan đên luật môi trường quôc tê.
Nội dung của môn học cũng được xác định khá cụ thể Những van
dé cơ bản của môn hoc nay là: Nhu cầu đối với luật môi trường quốc tế va sự phát triển của nó; các nguyên tắc và quan điểm cơ bản cần cho việc nhận thức luật môi trường quốc tế; các định chế, các chủ thể bị lôi cuốn vào việc định hình và thực thi luật môi trường quốc tế; các án lệ và các hiệp ước chủ
yếu về luật môi trường quốc tế; sự liên quan của luật môi trường quốc tế đối với Australia về các vấn đề như thay đổi khí hậu, di sản thiên nhiên, đa dạng
sinh học.
Một lý do khác là hiện nay ở các cơ ở đào tạo, những môn học mà
chúng ta quen gọi là ngành khoa học luật được chia nhỏ thành các môn học
khác nhau Việc chia nhỏ này nhằm tạo cho người học chọn không phải toàn
bộ môn học mà chỉ những phân có liên quan tới chuyên ngành của mình để
học Những môn học nhỏ này có độ liên thông khá cao giữa các cơ sở đào tạo nên việc lựa chọn chúng để học thay thế
UNG TAM THONG TỊN THU Vi
TRUONG ĐẠI HỌC L i
PHÒNG Đọc “TA
17 oo
Trang 21dễ được thực hiện Ví dụ môn, người nào theo học chuyên ngành luật hình
sự ở Trường đại học Luật Havớt sẽ tìm thấy 15 môn học sau đây”:
Luật hình sự Liên bangLuật sư công
Luật hình sự quốc tế;
Vai trò của công tô;
Nhập môn về bào chữa: Tư pháp hình sự
10 Nhập môn về bao chữa: Triên vọng của hoạt động công tô 11 Lịch sử pháp luật: Lịch sử Luật Tố tụng hình sự Mỹ
12 Các vấn đề về khủng bố;
lấy, Nghề luật: Chiến thuật, Đạo đức trong tranh tụng hình sự; 14 Khủng bố trong thé kỷ 21
15 Xử lý các chứng cứ khoa học tại tòa ấn.
Nêu ở các cơ sở đào tạo khác có những môn học tương tự thì sinh viên
có th3 theo học ở đó nếu vì ly do nào đó không học được ở trường Havớt.
Dĩ nhiên, việc chia nhỏ các môn học như thê thì khó có thê đòi hỏicó giáo trình chính thức vì các môn học thay đối theo năm học Có môn họcnăm này được thực hiện song năm sau không được thực hiện do không có người chọn, không có giảng viên thích hợp hay do giảng viên chuyển sang nơi khác Toàn bộ tài liệu mà sinh viên cân tham khảo đêu do giảng viên xác định
9 http//www.law harvard.edu/academics/registrar/catalog/
Trang 22va nêu trong chương trình môn hoc (syllabus) Thông thường, giảng viên hướng dẫn dé sinh viên đọc các cuốn sách mà theo họ sinh viên có thể có điều kiér đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mà cơ sở đào tạo đặt ra đối với môn học Bất
cứ cuốn sách nào về môn học, bất luận của giáo sư nào, trong nước hay nước ngoài, đều có thể được sử dụng để học theo chỉ dẫn của giảng viên Bên cạnh
đó, những sinh viên nhận thêm bộ tài liệu do các giáo sư thu thập hệ thống
hóa Sinh viên nếu không đọc các cuốn sách được giáo sư gợi y và không
đọc tập tài liệu phát trước khi lên lớp thì khó có thể hiểu nỗi giáo sư đang giảng
điều gì Khi bị chỉ định nêu quan điểm của mình về các vấn đề mà giáo sư
đưa ra trong giờ giảng thì việc không đọc trước tài liệu sẽ đặt sinh viên vào một trạng thái bất lợi về kết quả học tập và cả về danh dự bản thân Không thé rai ba lần giảng viên hỏi đều trả lời không biết hoặc không hiểu sự kiện mà ziảng viên đang đề cập xuất phát từ đâu Như thế, sự đa dạng vẻ tài liệu
(dorg nghĩa với sự đa dạng về kiến thức) giúp cho sinh viên có một cách nhìn bao quát và đầy đủ hơn kể cả về thực tiễn lẫn lý luận, trong phạm vi một
nướ: và cả tầm quốc tế đối với nội dung đang được học tập và nghiên cứu 1.3.2 Giáo trình chuân đào tạo đại học luật ở Việt Nam
Với việc tiép cận vân đê học liệu của các trong các trường dai học
củanhiêu nước trên thê giới và thực tiễn đào tạo đại học luật của Việt Nam
hiér nay, van đê được đặt ra là có cân hay không cân giáo trình chính thứcchotừng môn học trong chương trình đào tạo đại học luật?
Hiện tại, các cơ sở đào tạo luật ở nước ta đã có các giáo trình cho pha: lớn các môn học như Luật tài chính, Luật ngân hàng, Luật hình sự,
Luậ tổ tụng dân sự v.v Các giáo trình mới của các môn học này cũng duc biên soạn trong thời gian gần đây nhằm đáp ứng với những thay đổi rất
lớn rong chương trình đào tạo Với thực trạng đào tạo luật hiện nay, xét cả
về Ôi ngũ lẫn các điều kiện khác, việc xác định các giáo trình được sử dụng
chocác môn học cụ thé vẫn cần được duy trì Điều này xuất phát từ những ly d& cơ ban sau đây:
Ig
Trang 23Một là, nền khoa học pháp lý của ta chưa phát triển đến mức độ có thé tạo ra những công trình kinh điển, có giá trị lớn về học thuật ở tầm
quốc gia đối với các môn học luật Chang han, nếu như ở lĩnh vực sử hoc,
ngôn ngữ chúng ta có những công trình lớn của GS Trần Văn Giàu, GS Phạm Huy Thông, GS Vũ Khiêu, GS Nguyễn Tài Can có thé dùng làm giáo trình hoặc tài liệu học tập chính thức ở nhiều trường mà không gặp
phải sự phản ứng nào do thiếu tính chính xác, tính hàn lâm của chúng thì
ngược lại ở lĩnh vực luật học chưa có được điều kiện này Điều nay cũng dễ hiểu vì khoa học pháp lý Việt Nam còn quá non trẻ, lại gắn liền với
nhiều thay đổi cơ bản trong đời sống, chính trị của đất nước trong hai chục năm vừa qua Trong hoàn cảnh này, việc giáo viên tự chọn ra một vài cuốn
sách làm tài liệu chính thức cho việc giảng dạy và học tập một môn luật cụ
thé khó tạo ra được sự đồng thuận Sự can thiệp của Hội đồng khoa học va
đào tạo hay định chế tương ứng vào vẫn đề học liệu là nhằm tạo ra sự đồng
thuận đó.
Hai là, chương trình đào tạo va cách thực hiện như hiện nay chưa
cho phép giảng viên đại học, thậm chí giảng viên sau đại học tự lựa chọn học liệu cần thiết cho môn giảng của mình Mỗi môn giảng không phải chỉ do một giảng viên thực hiện mà do 3, 4 người, thậm chí 8, 9 người thực
hiện Chính sự tham gia của nhiều giảng viên như vậy dẫn đến nhu cầu phải
thống nhất nội dung giảng và tài liệu giảng dạy Giáo trình chính thức của cơ sở đào tạo có khả năng đáp ứng đòi hỏi này.
Ba là, van đề phương pháp đào tạo Có thể nhận thấy dễ dàng rằng,
phần lớn các môn học, môn học trong Trường Đại học Luật Hà Nội cũng
như các cơ sở đào tạo khác đều được thực hiện theo phương pháp thuyết
giảng Giảng viên lên lớp thuyết giảng, thậm chí đọc cho sinh viên những kiến thức được xác định trong giáo trình Bám sát giáo trình được coi như là một yêu cau bắt buộc đối với người giảng Việc mở rộng kiến thức chỉ có ‘thé xây ra với giảng viên có kinh nghiệm, chịu khó nghiên cứu và có nhiêu
Trang 24thông tin Việc mở rộng kiến thức so với giáo trình trong thực tế là không nhiều Tuy ở mức độ đáng kể, các giảng viên của Trường Đại học Luật Hà Nội cũng như ở các cơ sở đào tạo khác đang áp dụng các phương pháp đào tạo mới song về cơ bản thì phương pháp thuyết giảng (lecturing) vẫn đang thăng thế Với phương pháp thuyết giảng, việc buộc sinh viên đọc thêm tài liệu theo hướng dẫn của giảng viên rất hạn chế Giảng viên không có cơ hội kiểm tra xem học viên có tuân thủ yêu cầu đọc tài liệu hay không Trong khi đó, trong các cơ sở đào tạo ở nước ngoài, với phương pháp đối thoại, giảng theo van dé hoặc theo tình huống, giảng viên hoàn toàn có cơ hội kiểm tra
việc sith viên có tuân thủ yêu cầu đọc tài liệu và tự phát triển kiến thức của
mình hay không Khi thuyết giảng, nhất là trong điều kiện giảm tải thời lượng đứng trên bục như hiện nay, giảng viên không thể có điều kiện kiểm
tra viée tự học của sinh viên Dù có yêu cầu sinh viên đọc bài này hay bài kia, song nếu thiếu sự kiểm tra thì giảng viên không thé buộc sinh viên phải
thực hiện nhiệm vụ được giao Tính thụ động của giảng viên tất yếu dẫn đến
tính thụ động và đối phó của sinh viên trong học tập Tình trạng này có thể
nhìn thấy rõ ở nhiều cơ sở đào tạo đại học nói chung và đào tạo đại học luật nói riêng ở nước ta Vì thế, việc chuyển từ chế độ đào tạo theo niên chế sang chế đệ đào tạo theo tính chỉ là một trong những giải pháp để khắc phục những hạn chế đó.
Thế nào là một giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật? Khía cạnh đầu tiền cần xem xét là khái niệm chuẩn "Chuan" trong tiếng Việt có nghĩa
là đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định và cũng có nghĩa là hoàn thiện ở mức độ có thể trở thành tiêu chí so sánh Từ đó có thể suy ra rằng giáo trình
chuẩn là giáo trình đạt đến mức hoàn thiện cao, trở thành giáo trình được sử
dụng để xác định mức độ hoàn thiện của các giáo trình khác hoặc giáo trình đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định Hiểu theo nghĩa thứ nhất thì các
giáo trình được sử dung trong các cơ sở dao tạo luật của Việt Nam hiện nay
khó được coi là hoàn thiện Chẳng hạn, kết quả khảo sát giáo trình được sử
ĐẠI
Trang 25dụng tại Dai hoc Luật Ha Nội được thực hiện năm 1999'° cho thấy một số
điểm sau đây: Tính hấp dẫn của giáo trình chưa cao Phần lớn các ý kiến
khảo sát đánh giá mức hấp dẫn là khả quan hoặc trung bình Độ chính xác
khoa học của các giáo trình được đánh giá là khả quan chiếm tỷ lệ cao Phần lớn giáo trình được đánh giá ở mức trung bình theo nhiều tiêu chí khác nhau Những cố gắng của tập thể cán bộ giảng dạy của Trường đã cải thiện một cách đáng kể hệ giáo trình cả về số lượng lẫn chất lượng Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan khó khăng định rằng các giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội chuẩn theo nghĩa hoàn thiện Như vậy, ở thời điểm hiện nay, chúng ta tìm cách xây dựng các giáo trình chuẩn thì nên hiểu từ
khía cạnh này hay không Liệu chúng ta có thé xây dựng được những giáo trình mà các cơ quan có thâm quyền căn cứ vào đó để xác định mức độ
chuẩn của các giáo trình được sử dụng trong các cơ sở đào tạo khác không? Nếu không thì chuẩn ở đây cần hiểu như thế nào Điều này có nghĩa chuẩn ma chúng ta nêu ở đây là chuân của trường, của ngành hay của quôc gia.
Ở một khía cạnh khác, "chuẩn" theo nghĩa đáp ứng các tiêu chí nhất
định Việc hiểu chuẩn theo nghĩa này có khá nhiều khía cạnh cần làm rõ:
Các tiêu chí mà giáo trình cần đạt là tiêu chí nào? Trong trường hợp này chúng ta xây dựng giáo trình không phải để đạt đến mức độ trở thành hình mẫu Rõ ràng chúng ta đang đi tìm hình mẫu dé xây dựng những giáo trình cần có Vậy hình mẫu đó ra sao? Tiêu chí cho-hình mẫu đó là gì? Tiêu chí
đó áp dụng cho thời điểm nào? Như vậy, để xác định giáo trình chuẩn, điều quan trọng đầu tiên là xây dựng hệ tiêu chí Để đánh giá giáo trình hay bất
cứ sự vật nào đều cần có hệ tiêu chí Vì thế xây dựng giáo trình chuẩn theo
nghĩa này thì cần phải xác định các tiêu chuẩn mà giáo trình cần đạt được.
Phân trên của báo cáo tông quan đã đưa ra các tiêu chí của một giáo trình
10 Khảo sát này được Nhóm nghiên cứu đề tài giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội thực hiện năm
1999 Đối tượng khảo sát là sinh viên và cựu sinh viên các hệ đào tạo khác nhau của Trường Các kết quả
được tổng hợp từ 163 phiếu nhận lại được Ngoài khảo sát này, hiện nay chưa có cơ sở đào luật nào tạo tiến
hành khảo sát toàn diện như vậy về giáo trình Thời gian khảo sát tuy đã cách cách đây khá lâu song số liệucủa chúng vẫn có giá trị vì nhiều giáo trình tái bản với sự sửa đổi nhỏ.
Trang 26chuân Tuy nhiên, cân phải làm rõ hơn nữa "chuan" trong phạm vi đê tai nàylà chuân cho sự hoàn thiện hay là các tiêu chuân tôi thiêu mà giáo trình canđạt được.
Trên cơ sở quan niệm về giáo trình và giáo trình chuẩn nói chung được phân tích ở trên, găn với những đặc điểm của việc đào tạo đại học luật,
chúng :ôi cho rằng:
Giáo trình chuẩn dành cho hệ đào tạo Đại học ngành Luật là tài liệu chính thức dành cho việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập mà nội dung của
nó bac gôm các thông tin và các kiến thức khoa học cơ bản, tiên tiễn và dam
bảo chat lượng đào tạo ở trình độ Dai học về môn học pháp lý chuyên
ngành có liên quan trong lĩnh vực luật học và được thừa nhận chung bởi da
số các nhà khoa học - luật gia thuộc chuyên ngành đó, do cả nhân hoặc tập thê giữg viên (cộng tác viên) của Bộ môn tương ứng biên soạn và được Hội dong khoa học-đào tạo cua cơ sở đào tạo Luật có Bộ môn dy tham dinh dé
thông qua theo đúng quy trình, đồng thời được một Nhà xuất bản có thẩm
quyển shat hành theo đúng các quy định chung của pháp luật.
Đào tạo đại học có mục tiêu là giúp cho người học năm vững được kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về một ngành nghề, có khả năng phát hiện, giải quyết những vẫn đề thông thường thuộc chuyên ngành
được dào tạo Mỗi chuyên ngành dao tạo đại học khác nhau có những đặc
điểm lhác nhau về nội dung, chương trình, thời gian, phương pháp khác nhau 4 vậy các tai liệu được sử dụng trong quá trình đào tao cũng khác
nhau Đào tạo đại học luật có những đặc trưng riêng xuất phát từ chương trình, nục đích và phương pháp Chính vì vậy các tài liệu nói chung và gido
trình rói riêng được sử dụng trong dao tạo đại học luật cũng có những đặc
trưng lêng của nó phù hợp với mục tiêu và nội dung của chương trình.
Giáo trình đào tạo đại học luật chỉ có thé đạt chuẩn khi đáp ứng được nhữngtiêu chí của giáo trình đã được phân tích ở trên Tuy nhiên, xuất phát
từ nhing điểm đặc thù của đào tạo đại học luật, chúng tôi cho rang, ngoai
23
Trang 27việc thỏa mãn những tiêu chí của một giáo trình chuân nói chung, giáo trình dao tạo đại học luật cần phải đáp ứng những yêu cau cơ bản sau:
Thứ nhát, giáo trình đào tạo đại học luật phải chứa đựng hệ thống các khái niệm và quan điểm, quan niệm được xây dựng trên cơ sở khoa học và đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn pháp luật trở thành những khái niệm, quan điểm phổ biến trong khoa học pháp lý Hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia được xây dựng trên cơ sở lý luận nhất định vì vậy, để hiểu được các vấn đề của pháp luật thực định cũng như xử lý được những van dé có thé
nảy sinh trong cuộc sống đòi hỏi sinh viên phải được trang bị nền tảng ly
luận khoa học, các quan điểm, quan điểm mà các nhà làm luật dựa vào đó để
xây ding hệ thống pháp luật của mình Vì lẽ đó, nội dung của giáo trình đào
tạo đạ học luật phải thé hiện được những kiến thức khoa học, với một hệ thông chai niệm, luận điểm nguyên tắc phổ biến trong khoa học pháp lý đã
được sử dụng trong thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật.
Thu hai, giáo trình đào tạo dai học luật luôn gắn liền với những quy
định pháp luật và thực tiễn Việt Nam, có so sánh, đối chiếu với pháp luật và
thực tễn nước ngoài Nghiên cứu và giảng dạy pháp luật trước hết là phải nghiér cứu va hiểu được các quy định của pháp luật thực định, cơ sở lý luận và thực tiễn của các quy định đó Vì thế, giáo trình đào tạo luật luôn phải gan liìn với những quy định của pháp luật và phải là cơ sở cho việc giải quyếtnhững vấn đề mà thực tiễn pháp lý đặt ra.
Thứ ba, đảm bảo sự thống nhất giữa các phần khác nhau của một giáo tình cũng như sự thống nhất giữa các giáo trình của các khoa học pháp ly khéc nhau Pháp luật là một hệ thống các quy phạm pháp luật, vi vậy, việc
nghiê: cứu, giảng dạy pháp luật phải dam bảo tính hệ thong, khong lam mat
đi tim lôgíc và hệ thống chat chẽ vốn có của toàn bộ hệ thống pháp luật. Mặc dù, hệ thống quy phạm pháp luật được phân định thành các ngành luật và cá: chế định pháp luật khác nhau, nhưng chúng vẫn giữ được mối liên hệ
thômenhât Vi vậy, việc biên soạn các giáo trình cho từng môn học hoặc học
Trang 28phần của các khoa học pháp lý đặc biệt là các khoa học pháp lý chuyên
ngành luôn phải đảm bảo tính thống nhất dé tránh tinh trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong việc nghiên cứu và giảng dạy về nội dung của các quy định pháp
luật thực định Bên cạnh đó, các khoa học pháp lý khác nhau luôn có mối
liên hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong việc làm sáng tỏ cơ sở lý luận của các quy định pháp luật thực định, do đó, hệ thống giáo trình được sử dụng
dé đào tạo đại học luật luôn phải đảm bảo mối liên hệ và sự hỗ trợ đó.
Thứ tư, giáo trình đào tạo đại học luật phải có sự can đối giữa trang
bị kiếr thức lý luận và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn Dao tạo đại
học luật không đơn giản chỉ là sự cung cấp những kiến thức pháp luật thông
thường mà phải giúp cho người học sau khi học xong phải vận dụng được
những kiến thức đã học được để giải quyết những vấn dé thực tế của đời
sống xã hội đặc biệt là tham gia vào các quá trình pháp luật như xây dựng
pháp l›ật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật Vì vậy, nội dung
của giao trình đào tạo luật không phải chỉ là những kiến thức pháp luật thuần túy, không phải là sự giải thích đơn thuần các quy định của pháp luật thực
định mà phải giúp cho người học có được những kỹ năng pháp lý cần thiết
cho c& hoạt động thực tế.
Nói tóm lại, giáo trình đào tạo đại học luật là tài liệu chính thức được sử durg dé nghiên cứu, giảng day trong chương trình đại học luật Nó phải đáp ứng được yêu cầu của một giáo trình đại học nói chung Đồng thời, giáo
trình cược sử dụng trong đào tạo đại học luật phải phản ánh được những đặc
thù cửa mục tiêu và chương trình đào tạo đại học luật nói riêng.
25
Trang 29Phân thứ hai
THỰC TRẠNG GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC LUẬT
TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO LUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1 Nhận xét chung
Hiện nay, ở nước ta có nhiều cơ sở đào tạo cử nhân luật đó là: Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật thuộc Đại học Huế, Khoa Luật thuộc Đại học Đà Lạt, Khoa Luật thuộc Đại học Cần Thơ, Học viện Cảnh sát, Học viện An ninh, Đại học Mở Hà Nội, Khoa luật thuộc Đại học Kinh tế quốc dân
Hàng năm, các cơ sở đào tạo luật thực hiện nhiệm vụ đào tạo hàng nghìn cán bộ pháp lý có trình độ khác nhau trong đó, chủ yếu là là trình độ đại học Hình thức đào tạo của các cơ sở này cũng rất phong phú và đa dạng bao
gồm: chính quy, tại chức, hoàn thiện kiến thức, đào tạo từ xa, văn bằng H,
trung cấp
Qua khảo sát việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập và hệ thông tài liệuđược sử dụng trong việc nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo ở các cơ sở này,
có thê có một sô nhận xét sau:
Thứ nhất, mặc dù các cơ sở đào tạo ở Việt Nam đã có những cố gang
nhất định để xây dựng giáo trình và các tài liệu khác phục vụ cho việc nghiên cứu và đào tạo đại học luật nhưng chỉ một vài cơ sở đào tạo lớn mới
có mệt hệ thống giáo trình tương đối hoàn chỉnh như Đại học Luật Hà Nội,
Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội Đại học Luật Hà Nội - cơ sở đào tạo luật lớn nhất ở Việt Nam hiện nay có khoảng 40 giáo trình các loại của hầu hit các môn học ké cả những môn học còn khá mới trong chương trình đào to cử nhân luật lĩnh vực khoa học còn khá mới mẻ ở Việt Nam như
Trang 30Luật so sánh' ' Nhiều giáo trình đã được xây dựng khá hoàn chỉnh qua nhiều
lần tái bản, sửa đổi hoặc bé sung Thậm chí có những giáo trình đã được viết
lại dé đáp ứng sự thay đổi của đời sống xã hội cũng như sự phát triển của hệ thống khoa học pháp lý.
Thứ hai, nhiều cơ sở đào tạo cử nhân luật hiện nay vẫn chưa có bộ
giáo trình chính thức của mình mà đang sử dụng bộ giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ở Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh - một trong những cơ sở đào tạo luật lớn ở phía Nam đến thời điểm này, các tài liệu dùng để giảng dạy và tham khảo cho người học chủ yếu là các tập bài giảng của từng giảng viên Trên thực tế, giáo trình của Đại học Luật Hà Nội được xem là nguồn tài liệu chủ yếu để sinh viên tham khảo Ở Khoa Luật Đại học Cần Thơ, cũng chưa có bộ giáo trình hoàn chỉnh mà mới chỉ có giáo trình của một số
môn học Tuy nhiên, tất cả các giáo trình này mới chỉ là những tài liệu lưu
hành nội bộ do các giảng viên tự biên soạn Các môn học còn lại Khoa đều
sử dụng giáo trình của Đại học Luật Hà Nội Tại Khoa Luật thuộc Đại học
Da Lat cũng chưa biên soạn một cuốn giáo trình nào Phần lớn giáo trình
của các môn học luật là của Đại học Luật Hà Nội và nó được coi gần như là
tài liệu chính thức được sử dụng ở đây Ngoài ra, giáo trình của một số cơ sở
đào tạo khác cũng được sử dụng nhưng chỉ là những tài liệu tham khảo Tại Khoa Luật thuộc Đại học Huế, mặc dù được thành lập từ năm 1990, nhưng
cho đến nay, Khoa vẫn chưa có bộ giáo trình của riêng mình mà chủ yếu sử
dụng bộ giáo trình của Trường Dai học Luật Hà Nội Một số môn học mặc dù đã có tài liệu nhưng chỉ là các tập bài giảng lưu hành nội bộ trong khoa
như tập bài giảng Luật Kinh tế, Tập bài giảng Luật Quốc tế.
Thứ ba, một số cơ sở đào tạo cử nhân luật đã đưa vào chương trình giảng dạy một số môn học hoặc chuyên dé có tinh đặc thù của vùng, miền nơi rnà cơ sở đó đang tham gia đào tạo Đó là thế mạnh của những cơ sở này 11 Giác tinh Luật so sánh của Trường Đại học Luật Ha Nội được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 4/2008.
ad
Trang 31nhưng cũng chưa có một giáo trình được phô biến rộng rãi mà mới chỉ dừng lại ở các tập bài giảng hoặc chỉ là giáo trình được lưu hành với một phạm vi rất hạn chế Chang hạn, ở Khoa Luật - Dai học Cần Thơ, một số môn học.đã có các tập bài giảng được các giảng viên tự biên soạn như Luật hành chínhđô thị, nông thôn (quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, xây
-dựng đô thị, nông thôn; ở Khoa Luật - Đại học Đà Lạt có các tập bài giảng của các môn như Luật tục, Pháp luật về du lịch, quản lý nhà nước về lâm nghiệp cũng do các giảng viên giảng dạy tự biên soạn Ở Khoa Luật thuộc
Đại học Huế, có một số môn học đặc thù đã có tập bài giảng được các giảng viên biên soạn như Hương ước - Qui ước làng văn hóa trong đời sống người Việt xưa và nay; Chính sách pháp luật Việt Nam về quản lý biển và tài
nguyên ven bờ.
Thư tu, mặc dù hệ thống giáo trình của các cơ sở đào tạo đại học luật
của Việt Nam chưa hoàn thiện, nhưng chúng đều được các cơ sở đào tạo
khác nhau ở Việt Nam sử đụng Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo cũng có
tham khảo giáo trình của nước ngoài để xây dựng và hoàn chỉnh chương
trình của mình Tuy nhiên, tất cả các cơ sở đào tạo đại học luật ở Việt Nam đều không sử dụng giáo trình của nước ngoài để giảng dạy mà chỉ sử dụng
nó như là những tài liệu tham khảo đê hồ trợ cho việc nghiên cứu so sánh. Thur năm, các cơ sở đào tạo đại học học chưa có hệ thống giáo trình
hoàn chỉnh đều đang có kế hoạch biên soạn giáo trình chính thức của mình để phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy ở cơ sở đào tạo của mình Đại học Luật Hà Nội - cơ sở đào tạo đại học luật lớn nhất cả nước mặc dù đã có bộ gáo trình tương đối đầy đủ nhưng cũng đã có kế hoạch tiếp tục hoàn thiện bộ giáo trình của mình với việc viết mới một số giáo trình và tiếp tục chỉnh lý những giáo trình đã xuất bản; Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Mink đã có kết hoạch xây dựng hệ thống giáo trình riêng của mình nhưng
cho đến nay vẫn chưa được thực hiện một cách hoàn chỉnh Khoa Luật thuộc Đại ọc Cân Thơ có kê hoạch biên soạn một sô giáo trình mới va nâng cap
Trang 32một số giáo trình hiện tại của một số môn học mà các giảng viên của Khoa
thực: sự có thể mạnh và am hiểu về nó Khoa Luật thuộc Đại học quốc gia
Hà Nội có kế hoạch xây dựng 33 giáo trình của các môn học khác nhau
trong đó có 20 giáo trình của các môn học tương ứng với các chuyên ngành khoa học luật trong hệ thống pháp luật và 13 môn học tương ứng với các chuyên ngành khoa học trong hệ thống khoa học pháp lý.
2.2 Thực trạng giáo trình hiện đang được sử dụng tại một số cơ
sở đào tạo đại học luật
Những kết quả đã đạt được
Hiện tại, ở các cơ sở đào tạo luật, giáo trình luôn được xem là một
tác phẩm khoa học được sử dụng làm tài liệu giảng dạy và học tập chính
thức ở đại học luật, trong đó chứa đựng một hệ thống các tri thức khoa học mang tính tổng hợp, cơ bản, khoa học, hiện đại, thực tiễn nhằm trang bị cho sinh viên những nhận thức chung, phương pháp tư duy đúng đắn và khoa
học về các vấn đề chủ yếu của pháp luật Một cuốn sách chuyên khảo cũng là một tác phẩm khoa học, nhưng khác giáo trình ở chỗ nó chỉ chứa đựng
một hệ thống các tri thức khoa học về một vấn đề cụ thể trong toàn bộ các
vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của khoa học pháp lý nói chung Các
giáo trình luật học được xây dựng căn cứ vào nội dung, tính chất, nhiệm vụ,
mục yêu, yêu câu, đối tượng, thời lượng của từng môn học (học phan), cho
nên nội dung của nó đã phan nào phù hợp với những yêu cầu va nhiệm vụ
của việc đào tạo đại học luật.
Hệ thống các giáo trình cũng luôn được sửa đổi, bổ sung và cập nhật phù hợp với những thay đổi của cuộc sống cũng như của hệ thống pháp luật thực định Điều này cũng xuất phát từ thực tế là, đời sống nhà nước, pháp
luật cũng như đời sống xã hội và tình hình quốc tế luôn luôn vận động, biến
đỗi nhanh chóng và nảy sinh nhiều van dé mới, trong khi đó, giáo trình của khoa học pháp lý luôn phải đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn và của
29
Trang 33pháp luật thực định đòi hỏi hệ thống khoa học pháp lý phải giải đáp và tạo ra
cơ sở lý luận để giải quyết những vấn đề của thực tiễn Trong bối cảnh đó, nội dung của các giáo trình vừa phải đáp ứng yêu cầu là những tri thức khoa học, hiện đại, vừa phải giữ được tính ổn định tương đối của mình.
Xuất phát từ nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo đại học luật, các cơ sở đào tạo đã và đang xây dựng được một bộ giáo trình tương đối hoàn chỉnh để phục vụ các đối tượng là những người theo học bậc đại học thuộc tất cả các hình thức đào tạo khác nhau Tại các cơ sở đào tạo đại học luật hiện nay, như ở Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, việc đào tạo ở bậc đại học được tiến hành dưới những hình thức khác nhau như chính qui, tại chức, van bằng II,
hoàn thiện kiến thức Người học thuộc các hệ đào tạo khác nhau có mặt ban g van hoa phổ thông và văn hóa chuyên môn khác nhau; khả năng tiếp thu kiến thức và tiếp nhận cái mới khác nhau; thời gian và tâm sức dành cho
việc học khác nhau, mục đích học tập và những kiến thức họ cần không hoàn toàn giống nhau Sinh viên hệ chính qui dài hạn có sức trẻ, tiếp thu nhanh, có nhiều thời gian dành cho việc học nhưng lại thiếu kiến thức xã hội là điều rất quan trọng để có thể nhận thức một cách toàn diện và đầy đủ về khoa học pháp lý Học viên tại chức có nền kiến thức xã hội khá tốt, tuy
nhiên họ bị chi phối bởi công việc, gia đình và khả năng tiếp nhận kiến thức
mới giảm do tuổi tác và tính bảo thủ Học viên hệ hoàn thiện kiến thức cũng gặp những khó khăn tương tự học viên tại chức Bên cạnh đó, do khoa học
pháp lý nói chung và khoa học luật hành chính nói riêng phát triển khá nhanh trong thời gian gần đây nên việc cập nhật kiến thức mới, nhất là
những yếu tố hiện đại, đối với học viên hệ hoàn thiện kiến thức không phải là dễ dàng Tất cả những điều đó cho thấy việc xây dựng một giáo trình chung phù hợp với tất cả các đối tượng khác nhau là việc rất cần thiết nhưng
không đơn giản Tuy nhiên, trên thực tế, tất cả các cơ sở đào tạo luật đều
thường sử dụng một cuốn giáo trình cho mỗi môn học làm tài liệu chính
thức cho tất cả các loại hình đào tạo khác nhau ở bậc đại học.
Trang 34Một điểm đáng chú ý khác về hệ thống giáo trình của các cơ sở đảo tạo đại học luật là các cơ sở đều biên soạn các giáo trình có tính chất gợi mở đề người học có thê tiếp thu kiến thức và tự học, tự nghiên cứu trong điều kiện thời gian lên lớp giảm nhiều mà nội dung cần chuyền tải ngày càng lớn Thời lượng đành cho các môn khoa học pháp lý trong chương trình đào tạo luật ngày càng giảm đi do số lượng các môn học, học phần tăng cùng với
lượng kiến thức tăng lên nhưng quỹ thời gian chung cho chương trình đào tạo lại không tăng, thậm chí có xu hướng giảm xuống Điều đó đòi hỏi xây
dựng một giáo trình chứa đựng đầy đủ kiến thức cần thiết và dễ hiểu để người học có thể căn cứ vào đó mà tự học và nghiên cứu thêm về những nội
dung mà giáo viên không có thời gian giới thiệu trên lớp Chính việc biên
soạn các giáo trình có tính chất mở nên các cơ sở đã khắc phục được khắc
phục khó khăn này
Các giáo trình của các cơ sở đào tạo đại học luật đã cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về các khoa học pháp lý và kỹ năng
vận dụng kiến thức đã học được để giải quyết những tình huống cụ thể trong quan hệ xã hội và trong hoạt động hoạt động thực tiễn Mục tiêu của chương trình đào tạo đại học luật nói chung không chỉ là cung cấp cho người học
kiến thức cơ bản về các khoa học pháp lý nhằm giúp họ tiến hành hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng pháp luật được thuận lợi mà còn tạo cho ngườ học khả năng vận dụng những điều đã học được vào trong đời sống
hàng ngày và trong các hoạt động thực tiễn, đảm bảo cho hoạt động này
được tiến hành đúng mục đích mà pháp luật đặt ra, đồng thời trang bị cho họ khả răng tham gia một cách chủ động và hiệu quả vào các hoạt động pháp lý liên cuan đến công việc cụ thể.
Các giáo trình đào tạo đại học luật đã được xây dựng theo quan điểm
định hướng tự học, tự nghiên cứu, phát triển, mở rộng Xu hướng phổ biến
hiện nay là người học không chỉ dừng lại ở việc hoàn tất chương trình đại
học Nhiêu người có nguyện vọng học tiêp ở những bậc học cao hơn, nhiêu
31
Trang 35ngươi cụ khả năng vỏ điều kiện dờ tiến hỏnh hoạt động nghiởn cứu, giảng
đạy, quản lý Chợnh vớ vậy, một trong những mục tiởu quan trọng của việc xóy lựng giõo trớnh cõc khoa học phõp lý lỏ ngoỏi việc cung cấp cho người học <iờn thức vỏ kỹ năng cần thiết dờ tiễn hỏnh hoạt động nghiởn cứu, giảng
day, mỏ cún nhằm vỏo việc kợch thợch người học tự nghiởn cứu phõt triển
mở :ong dờ phõt huy khả năng sõng tạo của người học, trởn cơ sở đụ tạo cho họ khả năng vỏ điều kiện đụng gụp tợch cực vỏo sự phõt triển của khoa học
phõp lý nụi chung.
Cõc giõo trớnh đỏo tạo đại học luật hiện nay đọ chuẩn hụa hệ thuật
ngữ Khoa học phõp lý lỏ một trong những khoa học xọ hội doi hỏi sự chợnh
xõc Sự chợnh xõc ở đóy thể hiện rử nhất lỏ sự đúi hỏi sự chợnh xõc về thuật
ngữ Cõc tõc giả biởn soạn giõo trớnh được sử dụng trong đỏo tạo đại học luật
đọ cụ những cố gắng rất lớn trong việc thờ hiện những nội dung của khoa
học phõp lý trong một văn phong trong sõng, dễ hiểu Đồng thời, cõc khõi niện, cõc thuật ngữ phõp lý cũng được giải thợch vỏ sử dụng một cõch chợnh
x! S °F x đ , a oA 4 Lõ ˆ , x `
xõc nắm giỷp cho người đọc cụ thở hiờu hoặc tra cứu một cach dở dỏng.
Nội dung của cõc giõo trớnh đỏo tạo đại học luật cũng đọ cụ được cón
đối giữa trang bị kiến thức lý luận va khả năng vận dung lý luận vỏo thực
tiễn dc giõo trớnh luật học đọ đõp ứng được mục tiởu của đỏo tạo đại học
nụi cung vỏ đỏo tao đại học luật nụi riởng lỏ giỷp cho người học nam vững
kiến hức chuyởn mừn vỏ kỹ năng thực hỏnh một ngỏnh nghề, cụ khả năng
phõt hiện, giải quyết những vấn dờ thừng thường thuộc chuyởn ngỏnh đỏo tao” Vớ thờ, trong quõ trớnh xóy dựng đề cương vỏ biởn soạn giõo trớnh, cõc
tac ga cũng đọ cụ những cừ gắng trong việc giải quyết những vấn đề vừa
mang tợnh lý luận khoa học của khoa học phõp lý, vừa cố găng trang bị cho
ngườ học những kỹ năng để cụ thờ vận dụng lý luận vỏo giải quyết những
van đờ thực tiến,
12 Diu 35, Luật Giõo dục.
Trang 36Bám sát qui định pháp luật và thực tiễn Việt Nam, có so sánh, đối chiếu pháp luật và thực tiễn nước ngoài cũng là một trong những điểm đáng
chú ý của các giáo trình dao tạo đại học luật hiện nay Gắn liền với những
quy định của pháp luật thực định là một trong những đặc thù của giáo trình dao tao đại học luật Cac qui định của pháp luật và thực tiễn Việt Nam có
nhiều nét riêng độc đáo xuất phát từ điều kiện tự nhiên, lịch sử và chính trị, từ trình độ phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội của Việt Nam Vì vậy, trong
quá trình biên soạn giáo trình, các tác giả đã cố gắng bám sát các quy định
của pháp luật thực định nhằm tạo ra cơ sở lý luận giúp cho người học có thể vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề từ thực tiễn.
Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã nghiên cứu, tham khảo, học tập kinh
nghiệm nước ngoài, so sánh, đối chiếu để tìm ra những nét tương đồng, những điểm khác biệt nhằm mở rộng tầm hiểu biết và phần nào học tập kinh nghiệm nước ngoài cho người học Chính vì vậy, trong giáo trình phần nội dung so sánh đã được đề cập đến ở những mức độ nhất định.
Đảm bảo sự thống nhất giữa các phần khác nhau trong một giáo trình
cũng như sự thống nhất giữa các giáo trình của các môn học hoặc các học phần khác nhau của cùng một hệ đào tạo Trong hệ thống các giáo trình được
sử dụng trong việc đào tạo đại học luật, các tác giả khi biên soạn cũng đã tham khảo, nghiên cứu các giáo trình khác nhau trong một hệ thống để đảm bảo các nội dung được trình bày về cùng một vấn đề trong các giáo trình của các môn
học khác nhau không bị mâu thuần, không bị lặp lại nhằm tạo được tính hap
dẫn của các giáo trình cũng như đảm bảo được tinh thống nhất trong việc
thực hiện chương trình đào tạo đại học luật đáp ứng đòi hỏi của thực tế.
Những hạn chế của các giáo trình đào tạo đại học luật
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong các giáo trình đào tạo đại học luật đã được nêu ở trên, các giáo trình cũng còn có những hạn chế cần
khắc phục dé đáp ứng một cach tốt hơn yêu cầu của việc đào tạo đại học luật
trong điều kiện hiện nay:
a3
Trang 37Thứ nhát, về nội dung giáo trình.
+ Trong một sỐ giáo trình đang được sử dụng phổ biến hiện nay,
những vẫn đề mang tính chất lý luận cơ bản của một lĩnh vực khoa học pháp lý chưa được trình bày để độ đạt tới sự tự hình thành phương pháp luận khoa
học và tư duy khoa học trong nhận thức và phân tích các vấn đề về nhà
nướ:, pháp luật và chưa tạo ra được khả năng vận dụng lý luận vào việc giải quyét những vấn dé cụ thé của thực tiễn Một vài chương trong một số giáo trint đôi khi còn dàn trải, ôm đồm, chưa cô đọng, súc tích hoặc còn nặng giải thích các quy định của pháp luật thực định mà nhẹ về mặt khái quát lý luận để đưa ra những kết luận, quan điểm khoa học cần thiết ở tầm phương pháp luận Chăng hạn, các giáo trình Luật dân sự hiện nay của các cơ sở đào tạo đại học luật là Trường Đại học Luật Hà Nội, Viện Đại học mở Hà Nội và Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn thiết kế theo các giáo trình của
Liêr Xô trước đây mặc dầu đã hướng theo luật thực định của Việt Nam,
phần lớn vẫn chỉ giải thích luật thực định mà chưa tập hợp các quan điểm về
các van dé lý luận trong Luật dân sự, chưa có định hướng rõ nét cho người học hướng nghiên cứu chuyên sâu, thật sự cũng chưa trở hành cam nang cho người học, người tìm hiểu pháp luật; hoặc trong là các chương thuộc giáo
trình luật hình sự - Phần các tội phạm, phần kiến thức này ở một số chương mới chỉ thiên về giải thích luật thực định thiếu những vấn đề lý luận mang tính chất khoa học; tương tự như vậy, các giáo trình luật hiến pháp của chúng ta nặng về phân tích pháp luật thực định, thiếu tính chất gợi mở và tranh luận khoa học Giáo trình chưa phải là chiếc cầu nối kiến thức giữa
quá khứ và hiện tại, trong nước và nước ngoài, chưa thé hiện được những
quan điểm khác nhau hết sức đa dạng, phong phú trên nhiều lĩnh vực, nhiều bình diện của khoa học luật hiến pháp đương dai.
+ Một sô giáo trình còn thiêu sự cân đôi giữa tính chât lý luận với
thực :iễn và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn Nói cách khác, còn
không ít chỗ nặng về lý luận kinh viện, nhẹ về lý luận thực hành, nghĩa là lý
Trang 38luận mang hơi thở cuộc sống sinh động, có khả năng đem đến cho người ta sự nhận thức liên tưởng thực tiễn cao, từ đó hình thành và bồi dưỡng năng lực vận dụng linh hoạt và sáng tạo lý luận vào thực tiễn để giải quyết những van dé cụ thé của thực tiền.
+ Trong một số giáo trình, có một số vấn đề lý luận chưa được xem
xét phân tích một cách thấu đáo cho phù hợp với thực tiễn do sự biến đổi của thực tiễn và sự phát triển của khoa học pháp lý, các khoa học khác có
liên quan ở trong và ngoài nước, như một số khái niệm trong giáo trình Lý
luận về nhà nước và pháp luật như chức năng nhà nước; tính chất giai cấp và
tính chất xã hội của nhà nước; tính chất giai cấp, tính chất xã hội, các chức
năng của nhà nước tư sản đương đại; pháp điển hóa; trách nhiệm pháp lý; Bên cạnh đó, cũng có những vấn đề mới của khoa học pháp lý trong điều kiện hiện nay cần đưa vào nội dung giảng dạy nhưng chưa làm được việc đó, như nhà nước pháp quyền và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta; vai trò của nhà nước và pháp luật trong xu thế toàn cầu hóa, quốe tế hóa hiện nay; hành vi pháp lý; văn hóa pháp lý; ở một vài giáo trình,
một số kiến thức trong giáo trình là kiến thức cũ của thời kỳ nước ta theo cơ
chế hành chính bao cấp, thiếu thông tin và cách nhìn nhận thiếu khách quan do quan điểm chủ quan duy ý chí Vì vậy một vài chương, đoạn trong giáo
trình còn mang tính chất sáo rỗng, xa rời thực tế, học viên không thể tiếp thu được hoặc tiếp thu theo quan điểm của người dạy một cách gượng ép.
+ Xét về cấu trúc nội dung, các giáo trình chưa tuân thủ triệt để các nguyên tắc chung về xây dựng cấu trúc nội dung của giáo trình Trong đó có
biểu hiện chưa thể hiện rõ nguyên tắc tổ chức nội dung giáo trình theo các
khối kiến thức khác nhau (khối kiến thức cốt lõi, khối kiến thức hữu ích và khối kiến thức bé trợ) Một số chương trong các giáo trình mới chỉ tập trung chủ yếu vào khối kiến thức cốt lõi mà thiếu khối kiến thức hữu ích và khối kiến thức bé trợ Trái lại, ở một số giáo trình cũng có biểu hiện mở rộng
phạm vi khôi kiên thức hữu ích và khôi kiên thức bô trợ ở một sô nội dung.
35
Trang 39+ Một số giáo trình chưa thê hiện được "tính mở" do còn đóng khung trong quan điểm được coi là chính thống, ít có sự so sánh, phê phán Bên cạnh đó, tính kế thừa trong các chương của giáo trình cũng chưa được chú ý
đúng mực Do vậy, có sự lặp lại kiến thức thể hiện ở chỗ có nhiều nội dung chỉ lè sự cụ thể hóa một cách đơn giản những kiến thức đã được để cập ở các chương trước Những hạn chế này có thể gây nhàm chán cho sinh viên, không tạo ra động lực thúc đây sinh viên tìm tòi, nghiên cứu
- Đối với hình thức giáo trình.
+ Một số giáo trình có kết câu chưa thật sự hợp lý, thiếu cơ sở khoa
học và không bảo đảm được tính liên thông với các môn học pháp lý khác
có mỗ quan hệ trực tiếp Chang hạn, một số nội dung trong giáo trình Ly
luận vé nhà nước và pháp luật thiếu sự liên thông với các khoa học pháp ly khác như Lịch sử nhà nước và pháp luật, Luật hiến pháp Ví dụ, phần một cua gico trình là "Những khái niệm chung" (trong đó có cả bài nhập môn va
chỉ bao gồm một số khái niệm về nhà nước, pháp luật mà còn thiếu những
khái nệm khác về pháp luật bảo đảm sự liên thông với các môn học khác) Hon nia, trong một số giáo trình hiện nay còn một số điểm thiếu thống nhất giữa nột số chương về cách tiếp cận, giới hạn phạm vi thuật ngữ ; chang hạn, Luật Hành chính, Luật Tổ tụng hành chính và môn Thanh tra và giải
quyết chiếu nại, tố cáo có một số thuật ngữ tương tự nhưng được dùng với giới hn phạm vi không hoàn toàn giỗng nhau.
+ Văn phạm và kỹ thuật hành văn còn một số hạn chế ở những đoạn,
chỗ klác nhau, cụ thé là: câu, chữ, lời văn chưa thật sự đúng ngữ pháp tiếng
Việt Nam, còn cầu kỳ, phức tạp, dài, khó hiểu; lời văn (văn phong) chưa thật sáng sia, chưa có tính khoa học và lôgíc cao; chưa nêu được ý nghĩa, tầm quan rọng về lý luận và thực tiễn của vấn đề được trình bày; hoặc đưa ra ngay lhái niệm mà không lập luận cơ sở khoa học của nó, hoặc có lập luận
cơ sở‹choa học rồi mới đưa ra khái niệm nhưng cơ sở khoa học đó không vững :hăc và thiêu sức thuyêt phục; hoặc không đưa ra khái niệm và phan
Trang 40tích nội dụng khái niệm; chưa kết hợp phân tích, giải thích với việc đưa ra luận điểm, kết liận mà nhiều khi chỉ đưa ra quan điểm, kết luận mà không
giải thích; chưa có dẫn chứng thực tế khi phân tích, giải thích vấn đề; hoặc nói chung chung hoặc quá chi tiết mà không nêu được dẫn chứng cụ thé; ít chứa đựng những thông tin thực tế can thiết.
+ Một sô giáo trình còn thiếu các phần cần thiết của giáo trình như tài liệu tham khảo, hoặc danh mục các tai liệu phục vụ cho việc nghiên cứu
sâu hơn Chẳng hạn, các bộ giáo trình Luật hình sự Việt Nam đều thiếu một số phan, trong đó có các phần đáng chú ý là danh mục sách tham khảo phục
vụ việc tự học, tự nghiên cứu sâu hơn của sinh viên (danh mục sách tham khảo chung cho cả giáo trình cũng như danh mục sách tham khảo ở cuối mỗi chương thuộc paan nội dung chính của giáo trình) và các câu hỏi phục vụ
thảo luận sau mỗi chương của giáo trình
Nguyên nhân của tình trạng trên có thể được khái quát ở một số
điêm cơ bản sau:
Thứ nhát, trong quá trình biên soạn các giáo trình còn còn thiếu hệ các tiêu chí chuân để đánh giá, xác định vấn dé nào là cơ bản dé đưa vào nội dung giáo trình, điều đó dẫn đến tình trạng là việc đưa vấn đề này hay vấn đề kia vào nội dung giáo trình với liều lượng bao nhiêu chủ yếu đều do
người viết giáo trình quyết định Chính vì điều đó nên những người biên
soạn giáo trình không xác định được rõ ràng các khối kiến thức khi chuẩn bị
cũng như khi thực hiện việc biên soạn giáo trình.
Thứ hai các chương trình dao tạo đại học luật luôn có những thay
đổi về kết cầu của từng học phan, từng môn học cũng như thời lượng của
mỗi môn, vì vay, việc biên soạn một bộ giáo trình phù hợp với những thay đổi đó không pkai dễ dàng.
Thứ ba, sác cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay đều phải đảm nhiệm
việc dao tạo car bộ pháp lý ở bậc đại học với các hình thức khác nhau Bên
37