1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Các biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật Việt Nam

81 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật Việt Nam
Tác giả Nguyễn Công Duy
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Ngọc Kiện
Trường học Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự và tố tụng hình sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 18,71 MB

Nội dung

Tái hòa nhập cộng đồng cho người đã chấp hành xong hình phạt tù được hiểu là một quá trình trang bị kiến thức văn hóa, nhận thức pháp luật, tâm lý, kỹ năng nghề nghiệp được bắt đầu từ kh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN CÔNG DUY

CAC BIEN PHAP BAO DAM TAI HOA NHAP CONG

DONG CHO NGƯỜI CHAP HANH XONG ÁN PHAT TU

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HA NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN CÔNG DUY

Chuyên ngành: Luật Hình sự và tố tung hình sự

Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Ngọc Kiện

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nàokhác Các kết quả nêu trong Luận văn vẫn chưa được công bố trong bất kỳcông trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõràng, được trích dẫn đúng quy định Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và

đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tai chính theo quy định của Trường Dai họcLuật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn

này.

Tôi xIn chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Công Duy

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

DANH MỤC BANG BIEU

Chương 1 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE CÁC BIEN PHAP

BAO DAM TAI HOA NHAP CONG DONG CHO NGUOI CHAP HANH XONG AN PHAT TU VA QUY DINH CUA PHAP LUAT THI

HANH AN HÌNH SU VIET NAM 0ooococcecccscscscscesssesssesssesssesssesssessseesseesseeess 9

1.1 Một số van dé ly luận về các biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộngđồng cho người chấp hành xong án phat tù - 2 22 22 s£s+zxzrszzsz 9

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa tái hòa nhập cộng đồng đối vớingười chấp hành xong án phat tÙI - . << +1 vn ng ng rệt 9

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm biện pháp bảo dam tái hoà nhập cộng đồng 19

1.2 Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về biện pháp bảo đảmtái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù 23

1.2.1 Biện pháp chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân 23

1.2.2 Biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấphành xong hình phạt tù trở về địa phương - 2 2 2 22 s+£s+zxzzxzzsez 28

1.2.3 Đánh giá quy định của pháp luật Thi hành án hình sự về các biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đỒng 2- 2522 22E22EE+EEcEEerxerxeee 31

Kết luận chương Loi ceccecccccccsessessesscssessessessessessecsscssessessesseeseeaee 35

Chương 2 THUC TIEN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO ĐÁM THỰC HIỆN CÁC BIỆN

ii

Trang 5

PHÁP BẢO ĐÁM TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐÒNG ĐÓI VỚI NGƯỜI CHAP HANH XONG ÁN PHAT TÙ 2-2 52+x+E++ExtEkerxerrxees 36

2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật các biện pháp bảo đảm tái hoà nhập

cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù -5z5¿ 36

2.1.1 Những kết quả đạt được trong việc áp dụng các biện pháp bảo đảmtái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù 36

2.1.2 Những tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng các biện pháp bảo đảm táihòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù và nguyên nhân 42

2.2 Hoàn thiện pháp luật bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo đảm tái

hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phat tù 52

2.2.1 Các yêu cầu của các giải pháp nâng cao chất lượng áp dung cácbiện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng -. 2 2 2s s+zxcxeei 52

2.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Thi hành án hình sự và phápluật có liên quan thưc hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đốivới người chấp hành xong án phat tù 2-5-2 + +E£+E2££2£++£++rxerxersez 56

Kết luận chương 2 -2 5c 522221 EEEEE7E211211211211 21111 68 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2- 5252: 72

11

Trang 6

DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT

BCA Bộ Công an

BQP Bộ Quốc phòng

THAHS Thi hanh an hinh su

TILT Thong tu lién tich

1V

Trang 7

DANH MỤC BANG BIEU

Trang 8

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong hệ thống hình phạt được quy định theo Bộ luật Hình sự, thì hìnhphạt tù có thời hạn là hình phạt thường xuyên được áp dụng đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội Bằng việc cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội,đưa họ vào trại giam dé quản lý, giáo dục và tập trung theo quy định của phápluật thì giúp cho người bị kết án quay trở lại thành người có ích cho xã hội, có

ý thức tôn trọng các quy tắc cuộc sống xã hội, phòng ngừa họ phạm tội mới Sau khi người bị kết án đã chấp hành xong án phạt tù thì cần thiết phải đưa họtrở lại cuộc sông bình thường, hay nói cách khác là đưa họ tái hoà nhập cộng đồng Tái hòa nhập cộng đồng cho người đã chấp hành xong hình phạt tù được hiểu là một quá trình trang bị kiến thức văn hóa, nhận thức pháp luật, tâm lý,

kỹ năng nghề nghiệp được bắt đầu từ khi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù cho đến khi họ đã thật sự trở về với cuộc sống xã hội nhăm giúp đỡ, tạo điều

kiện thuận lợi để sớm 6n định cuộc sống, hòa nhập với gia đình, cộng đồng và

phan đấu trở thành người có ích cho xã hội dưới sự tác động, giúp đỡ tích cựccủa các cơ quan nhà nước, tô chức xã hội cùng với sự cố gang, nỗ lực của bảnthân người đã phạm tội Tái hòa nhập cộng đồng là nhiệm vụ của rất nhiều cơquan, tổ chức từ trung ương đến địa phương Việc tổ chức tái hòa nhập cộng đồng giup người chấp hành xong hình phạt tù có khả năng thích ứng nhanh hơn với cuộc sống xã hội, rút ngăn thời gian hòa nhập cộng đồng của họ; đồng thời giúp họ có điều kiện tạo lập cuộc song cua bản thân, trở thành người có ích cho

xã hội và gia đình Bên cạnh đó, làm tốt công tác tái hòa nhập cộng đồng cũng

sẽ góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm vàngăn ngừa tình trạng tái phạm.

Trang 9

Pháp luật nước ta đã có những quy định và biện pháp cụ thé nhằm tao ra

cơ sở pháp lý hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành án xongphạt tù Mới đây, Nghị định số 49/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17 tháng 4năm 2020, Quy định chi tiết thi hành luật thi hành án hình sự về tái hòa nhậpcộng đồng đã quy định cụ thê về nhiều nội dung, trong đó có quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt

tù Sau gần ba năm thi hành, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn cho thấy, các quy định về các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối vớingười chấp hành xong hình phạt tù vẫn còn tồn tại những bất cập, chưa chặtchẽ, dẫn đến cơ chế thi hành các quy định này trên thực tiễn chưa mang lại hiệuquả cao Đơn cử, công tác tiếp nhận, quản lý, giám sát người đang chấp hành

án, người chấp hành xong án phạt tù ở một số địa phương từng lúc, từng nơicòn thiếu chặt chẽ Công tác phát hiện, xây dựng, nhân rộng và duy trì mô hình,điển hình chưa thường xuyên Hiệu quả công tác vận động toàn dân tích cựctham gia vào công tác này chưa cao Một số cơ quan, tô chức đoàn thé, cá nhân được giao nhiệm vụ trong tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hànhxong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng chưa làm hết trách nhiệm, cá biệt cógia đình người chấp hành xong án phạt tù còn thành kiến, thiếu sự hợp tác vớichính quyên, đoàn thể trong việc giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng Công tácgiáo dục, giúp đỡ cho người tái hòa nhập cộng đồng tìm kiếm việc làm, ôn địnhđời sống ở một số địa phương cơ sở chưa được duy trì, hiệu quả còn hạn chế

Sự phối hợp giữa các ban, ngành trong thực hiện Nghị định 49/2020/NĐ-CP ngày

17 tháng 4 năm 2020 quy định chỉ tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về táihoà nhập cộng đồng của Chính phủ (Nghị định 49/2020) thiếu đồng bộ, hiệu quả

chưa cao

Xuât phát vê cả mặt lý luận và thực tiên, việc nghiên cứu đê tài: “Cac

biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án

Trang 10

phạt tù theo quy định của pháp luật Việt Nam” là cần thiết, do đó, tác giả

xin lựa chọn dé tai trên làm dé tài Luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đê tài

Dé thực hiện dé tài được giao, học viên tham khảo một sô công trình có liên quan đên đê tài, trong sô đó có thê kê đên:

Về luận án, luận văn gồm: Nguyễn Văn Hùng (2011), Hoạt động tái hòa

nhập cộng đồng tại trại giam trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Luận

văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật thành phó Hồ Chí Minh; Ngô Văn

Trù (2013), Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở các tỉnhmiền núi phía Bắc Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Tư pháp; VũVăn Hòa (2013), Tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong

án phạt tù theo chức năng của lượng cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa tội

phạm ở Việt Nam năm 2013, Luận án tiễn sĩ Luật học, trường Đại học Luật HàNội; Đỗ Tiến Dũng (2016) Thị hành hình phạt có thời hạn và công tác tái hòanhập xã hội đối với người mãn hạn tù (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàntỉnh Phú Thọ), Luận văn thạc sĩ Luật học; Định Thị Hường (2014), Tái hòanhập xã hội đối với người phạm tội của thành phố Hải phòng, Luật văn Thạc sĩngành Luật Hình sự.

Về các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành Luật gom: Dương Thanh Mai (2005), Tái hoà nhập cộng đồng của người mãn hạn tù - Từ góc nhìn lập pháp, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 5; Trương Quang Vinh (2006), Chuẩn bịtái hoà nhập cộng đồng cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại trạigiam và các trường giáo dưỡng - thực trạng và giải pháp, tạp chí Luật học số 4;Nguyễn Thị Lan Anh (2019), Doanh nghiệp xã hội trong việc hỗ trợ người đãchấp hành xong án phạt tù tái hoà nhập cộng đồng - Kinh nghiệm nước Anh vàmột số gợi ý cho Việt Nam, tạp chí Pháp luật và thực tiễn số 39; Cao Thị Oanh

Trang 11

(2020), Quy định của Luật Thị hành án hình sự năm 2019 về tái hoà nhập cộngđồng và một số đề xuất tiếp tục hoàn thiện, tạp chí Luật học số 11; Vũ HồngThắng (2021), Quy định về chuẩn bị điều kiện tái hoà nhập cộng đồng chophạm nhân là người dưới 18 tuổi và kiến nghị hoàn thiện, tạp chí Toà án nhândân số 22; Trần Thị Thanh (2021), Tái hoà nhập cộng đồng đối với người đãchấp hành xong hình phạt tù dưới góc độ tâm lý học, tạp chí Kiểm sát số 14.

Nhìn chung, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu tiếp cận dưới nhiềugiác độ khác nhau có liên quan đến “tái hoà nhập cộng đồng của người chấphành án phạt tù”, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về cácbiện pháp tái hoà nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù theo

quy định của pháp luật Việt Nam Tuy vậy những công trình trên ở những

khía cạnh nhất định, là nguồn tham khảo cho quá trình nghiên cứu đề tài Luậnvăn Do đó, việc nghiên cứu ở phương diện lý luận và thực tiễn đối với cácbiện pháp tái hoà nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù theoquy định của pháp luật Việt Nam là cần thiết, góp phần làm mới các vấn đề lýluận cũng như thực tiễn ở nước ta hiện nay.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu dé tài

3.I Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của dé tài là nghiên cứu làm rõ, b6 sung và pháttriển một số van dé lý luận trong khoa học pháp lý Việt Nam liên quan đến táihoà nhập cộng đồng trong pháp luật thi hành án hình sự Làm rõ các quy địnhcủa pháp luật thi hành án hình sự về biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộngđồng Dua ra một hệ thong giải pháp nhằm bảo đảm hiệu quả công tác tái hoànhập cộng đồng và bảo đảm quyền cho người chấp hành án phạt tù.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 12

Đề đạt được mục đích trên, những nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra

- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các biện phápbảo đảm tái hoà nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù trênthực tế.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu một sỐ quan điểm, nội hàm của khái niệm, đặc điểm tái hoà nhập cộng đồng và những vấn đề liên quan trong pháp luật Thi hành án hình sự; một số chính sách pháp luật thi hành án về biện pháp bảo tái hoà nhập cộng đồng.

- Nghiên cứu quy định của pháp luật THAHS và pháp luật liên quan vềbiện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng và sự phù hợp của việc đưa ra giảipháp trên cơ sở phân tích, làm rõ thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo đảmtái hoà nhập cộng đồng đối với chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương

- Đánh giá thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng

đồng cho người chấp hành xong án phạt tù ở mức độ khái quát trên phạm vi

Trang 13

cả nước từ năm 2018 đến năm 2022 nhăm đưa ra những ưu điểm, những khókhăn, vướng mắc, những điều bất hợp lý khi áp dụng trên thực tế các biệnpháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù,nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc trên thực tế.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài luận văn nghiên cứu luật thực định ở lĩnh vực

pháp luật THAHS, trọng tâm là các biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng

đồng.

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực tiễn tái hoà nhập cộng đồng với số

liệu thống kê tổng thé trên phạm vi cả nước, các ví dụ điển hình ở một số địa

phương, thời gian từ năm 2018-2022.

5 Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận văn là những vấn đề học thuật pháp lý liên quan đến đề tài lựa chọn đã được nghiên cứ trước đó như: các thành tựu từ cácchuyên ngành khoa học pháp lý, lịch sử nhà nước và pháp luật, lý luận về phápluật, xã hội học pháp luật, pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, tộiphạm học, lĩnh vực triết học; các công trình nghiên cứu, luận văn, luận án, sáchchuyên khảo của các của các nhà luật học; các bài viết trên tạp trí chuyên

ngành pháp luật và các quy định của pháp luật Việt Nam.

5.2 Phương pháp luận

Luận văn vận dụng chủ nghĩa Mác - Lénin đặc biệt là chủ nghĩa duy vật

biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minhlàm nền tảng tư tưởng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài Đồng thời lẫyquan điểm, nguyên tắc, đường lối của Đảng chỉ đạo trong tình hình mới cũngnhư đường lối xây dựng đất nước pháp quyên hiện nay của nước ta Tôn trọng triệt dé quyền con người, chính sách hình sự, tinh thần cải cách tư pháp, coi

Trang 14

hoạt động của bộ máy nhà nước là phương pháp nghiên cứu cốt lõi để nghiêncứu các nội dung trong xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài Luận văn.

5.3 Các phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thê

và đặc thù của khoa học luật thi hành án hình sự như:

Phương pháp phân tích, tổng hop: được sử dụng trong chương 1, chương

2 để làm rõ nội dung nghiên cứu của đề tài về công tác đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân chấp hành xong án phạt tù.

Phương pháp so sánh được sử dụng khi nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng qua các năm qua các năm, được sử dụng trong chương 1, chương 2.

Phương pháp bình luận khi phân tích, đánh giá các quy định pháp luật,thi hành án hình sự về các biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng

Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:Phương pháp biện chứng, phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tổnghợp, diễn dịch và quy nạp; phương pháp lịch sử, phương pháp logic.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Đề tài bổ sung và phát triển một số vấn đề lý luận trong khoa học pháp

lý về Thi hành án hình sự

- Lam rõ khá toàn diện thực trạng quy định của pháp luật THAHS Việt

Nam về biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng.

- Đề xuất một số giải pháp khoa học về hoàn thiện pháp luật Thi hành án

về bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật

- Luận văn là nguồn tham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu, đảo tạo

thuộc chuyên ngành tư pháp.

Trang 15

7 Kêt cau của dé tài

Ngoài các phần Mở dau, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận

văn gôm các chương sau:

Chương 1: Một số van dé lý luận về các biện pháp bảo đảm tái hoà nhậpcộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù và quy định của pháp luật thihành án hình sự Việt Nam

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối vớingười chấp hành xong án phạt tù

Trang 16

Chương 1 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE CÁC BIEN PHAP BAO

DAM TAI HOA NHẬP CONG DONG CHO NGƯỜI CHAP HANH

XONG AN PHAT TU VA QUY DINH CUA PHAP LUAT THI HANH

là những đối tượng đã hết thời hạn chấp hành bản án do Tòa án nhân dân quyếtđịnh, được tha về địa phương” [12, tr 11-12] Theo tác giả luận văn, nếu xácđịnh như vậy thì đối tượng mãn hạn tù chỉ bao gồm những đối tượng đã chấphành xong bản án ở các trại giam, trại cải tạo hết thời gian cảitượng đã chấphành xong bản án ở các trại giam, trại cải tạo hết thời gian cải tạo theo quyếtđịnh của Tòa án được tha về địa phương mà không bao gồm số đối tượng tù tha

được giảm thời hạn chấp hành án, được đặc xá không nằm trong diện đối tượng

tù tha Theo Từ điền Nghiệp vụ phô thông thì “tù tha về là những người phạm tội

bị phạt án tù giam đã hết hạn được tha hoặc chưa hết hạn nhưng được ân xá, ângiảm tha về Cần quản lý chặt chẽ đối tượng tù tha về và cần bó trí công ăn việc

^

làm cho họ, tạo điều kiện để cho họ làm ăn lương thiện” [30] Nếu hiểu theo

Trang 17

quan điểm này thì đối tượng chấp hành xong án phạt tù bao gồm số đối tượng bịphat án tù giam được tha kể cả số đã hết thời hạn nhưng ân xá, ân giảm tha về

do có nhiều tiến bộ trong quá trình cải tạo

Khái niệm này đã có cái nhìn toàn diện hơn so với những quan điểm trên

về phạm nhân mãn hạn tù, tuy nhiên chưa phân định được rõ phạm nhân cóthời hạn với phạm nhân chung thân được tha về và cũng chưa đề cập tới van

đề đối tượng là phạm nhân được đặc xá Để có được khái niệm đầy đủ vềngười mãn hạn tủ, Điều 2 Quyết định của Chủ tịch nước số 35/QD-CTN ngày23/2/2000 về đặc xá năm 2000 cũng chỉ rõ: “Đối tượng được xét đặc xá tha tù

là những phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam do Bộ Công an và

Bộ Quốc phòng quan lý, ké cả những phạm nhân đang được tạm đình chỉ thi

hành án phạt tù hoặc hoãn thi hành án phạt tù có những hoàn cảnh đặc biệt

theo luật định” [11] Theo đó thì đối tượng đặc xá bao gồm ba loại: Phạmnhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam thuộc Bộ Công an và BộQuốc phòng và quản lý có nhiều tiến bộ được tha trước thời hạn; Phạm nhântrong thời gian được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù có nhiều tiến bộ đượcmiễn thi hành án phạt tù; Những người bị kết án tù trong thời gian được hoãnthi hành án phạt tù có nhiều tiến bộ được miễn hình phạt tù

Như vậy, người chấp hành xong hình phạt tù là những người có hành viphạm tội đã bị Tòa án nhân dân kết án bằng bản án tà chung thân hoặc có thời hạn, phải chấp hành hình phạt tù tại các trại giam hoặc trại tạm giam, bị cách ly khỏi đời sống xã hội nay đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc vì một lý do nào

đó được tha ra khỏi trại giam, được trở về với đời sông xã hội công dong.

Khái niệm trên đã đưa ra một cách khá tổng quát và toàn diện về ngườichấp hành xong án phạt tù Theo đó, trước tiên khăng định về những ngườichấp hành án phạt tù là những người đã bị kết án bằng Bản án của Toà án có

10

Trang 18

hiệu lực pháp luật Trong đó áp dụng hình phạt tù có thê là tù chung thân hoặc

tù có thời hạn hoặc tù chung thân, và người chấp hành án phải chấp hành án ởtrại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ (không quá 15% va đáp ứng điều kiệnnhất định) Tiếp đó, khăng định sau khi người chấp hành xong án phạt tù hoặc

lý do người chấp hành xong án phạt tù sớm hơn như được đại xá, đặc xá hoặc

đủ điều kiện giảm thời hạn chấp hành án (khi đáp ứng các điều kiện nhấtđịnh) thì cũng được xem là người chấp hành xong án phạt tù Tuy nhiên, cần lưu ý rõ trường hợp đặc xá đối với những phạm nhân đang chấp hành án sau

đó được đặc xá, không áp dụng với những trường hợp người bị tuyên án

nhưng chưa đi chấp hành hình phạt tù do thuộc các trường hợp được hoãnchấp hành án phạt tù hoặc tạm đình chi chấp hành án phạt tủ thì không đượcxem là chấp hành xong án phạt tù Các đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử

lý hành chính khác theo Điều 20 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính như:

“Cải tạo ở các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh được về địa phương không phải là đối tượng mãn hạn tù Các đối tượng chấp hành các

hình phạt của Tòa án nhưng được cải tạo ở ngoài xã hội như cảnh cáo, phạt

tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất đã hết thời hạn cải tạo và số bị áp dụngcác hình phạt bổ sung, các biện pháp tư pháp khác như: Cam cư trú, quản chế,tước một số quyền công dân và kế cả án treo (trú trường hợp đối tượng đãchấp hành xong án phạt tù phải áp dụng hình phạt bé sung) thì không phải đốitượng mãn hạn tù” Ở khái niệm này, theo tác giả nên thay việc liệt kê lý dođược chấp hành xong án phạt tù thì tính thời điểm họ được cấp các giấychứng nhận thé hiện việc chấp hành xong án phat tù sẽ hợp ly hon Bao gồmgiấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá và quyếtđịnh đại xá Riêng đối với trường hợp đại xá sẽ được coi là không có án tíchnên chỉ cần có quyết định đại xá là họ nghiễm nhiên được trở về tái hoà nhập

cộng đồng mà không cân có giây chứng nhận.

11

Trang 19

Từ những phân tích nêu trên có thé đưa ra khái niệm người chấp hànhxong án phạt tù là người đã thực hiện hành vi phạm tội, đã bị Toà án kết ánbăng bản án có hiệu lực thi hành tuyên người bị kết án phải chấp hành án phạt

tù có thời hạn hoặc tù chung thân Thực tế đã đi chấp hành án tại cơ sở giamgiữ, sau đó đã chấp hành xong hình phạt tù có quyết định, giấy chứng nhậnthê hiện họ đã chấp hành xong hình phạt tù

Về khái niệm tái hoà nhập cộng đồng, theo Từ điển Black 'LawDictionary thì “Tái hoà nhập (Rehabilitation) là việc khôi phục lại các quyền

cá nhân của người phạm tội đã bị tước đi theo bản án do toà án tuyên” Tuy

nhiên, gần đây, từ điển này được tái bản lần thứ 7 năm 2003, thuật ngữ

Rehabilitation đã được giải thích theo cách mới hơn: “đó là quá trình hoàn

thiện tính cách và quan điểm sống của người bị kết án dé người đó có thé hoạtđộng trong xã hội mà không tái phạm tội” Từ điển Pháp luật Anh- Việt do

TS Vũ Trọng Hùng chủ biên” thì phân biệt ít nhất ba loại hay ba cấp độ táihoà nhập: Phục hồi cải tạo- (Correctional Rehabilitation)- là việc phục hồinhân phẩm, cải tạo con người phạm tội; Phục hồi pháp lý (LegalRehabilitation) là sự phục hồi về mặt pháp lý các quyền của người bị kết ánphạt tù; Phục hồi xã hội (Social Rehabilitation) là sự phục hồi của người bịkết án tù về mặt xã hội, sự hoà nhập lại của người đó với đời sông xã hội.[13]

Quá trình tìm hiểu, có một số ý kiến cho rằng, tái hoà nhập xã hội haycòn gọi là “tái hoàn lương” trở về cộng đồng, trở về cuộc sông đời thường với

con người mới [7] Một số tác giả khác cho rằng, tái hoà nhập cộng đồng

được tiếp cận ở góc độ nhỏ hơn, là biện pháp quản lý của chính quyền địaphương và của cộng đồng đối với những người phạm tội sau khi ra khỏi các

cơ sở giam giữ Bên cạnh đó đa phần các quan điểm đều cho rằng tái hòanhập xã hội là quay lại lần thứ hai hòa nhập với cộng đồng xã hội đối với

những người có quá khứ tội lỗi sau một thời gian bị cách ly khỏi xã hội, cộng

12

Trang 20

đồng dân cư Tuy nhiên có thé hiểu tái hòa nhập xã hội như sau: “Tdi hòanhập xã hội là xóa đi những quá khứ toi lỗi và mặc cảm của người phạm tội,

tạo cơ hội, bình thường hóa các mối quan hệ dé họ hội nhập với cộng đồng

nơi cự tru voi tu cách là một công dân, một thành viên cua gia đình, cộng

dong xã hội” [1, tr 24] Day là những biện pháp tác động tích cực giúp đỡnhững người lầm lỗi, những người có quá khứ phạm tội xóa bỏ đi mọi mặc

cảm của bản thân họ đối với cộng đồng, gia đình và xã hội đề họ có thể trở về

là người dân lương thiện với đúng nghĩa của nó.

Tác giả Luận văn đưa ra khái niệm khoa học về tái hoà nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phat tù như sau: Tdi hoà nhập cộng đồng đổi với nguoi chap hành xong án phạt tù là một quá trình với nhiễu giai đoạn khác nhau có nội dung bao gốm các biện pháp, cách thức và chương trìnhhòa nhập xã hội được thiết kế riêng biệt nhằm mục đích đưa người phạm toitrở về với xã hội trở thành những người có ích sau một thời gian bị cách ly

khỏi xã hội với sự tham gia cua chính bản thân người phạm tội và Nhà nước

cũng như cộng đông xã hội; thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhànước dong thời góp phan on định an ninh và phòng chong tội phạm

1.1.1.2 Đặc điểm tái hòa nhập cộng đông đối với người chấp hành xong

án phạt tù

Tái hòa nhập cộng đồng là sự kết hợp giữa tác động xã hội tích cực và nỗlực của cá nhân nhằm giúp tù nhân tái hòa nhập cộng đồng nhanh chóng Nói

cách khác, đây là quá trình tái sinh của người từng phạm tội trở lại xã hội, là

quá trình đạt hiệu quả cao nhất với sự hợp tác, đóng góp của gia đình, cộngđồng Công việc này đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội và gia đình nhữngngười đã chấp hành án, đặc biệt là những người trẻ có ý thức chưa hoàn thiện.Điều 46 Hiến pháp năm 2013 đã chi rõ: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo

13

Trang 21

Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xãhội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng” Vì vậy, cần tạo điềukiện hết sức cho đại bộ phận phạm nhân, nhất là những người đã ra tù, đồngthời tạo điều kiện quản lý, giáo dục, giúp đỡ họ thực hiện các quyền công dân,

và giúp đỡ những người được mãn hạn tù.

Trước hết, khi xem xét ở góc độ pháp lý, khôi phục quyền của một cánhân nói chung, một công dân nói riêng là xác lập lại năng lực pháp luật của

cá nhân đó Trong mối quan hệ với các cá nhân khác họ ngang bằng về quyền

và phải thực hiện nghĩa vụ như nhau Không vì họ từng bị tuyên chấp hành án

mà ho bị thiệt thoi và mất bình đăng so với cá nhân khác Đây có thé được xem là một quá trình nhằm khôi phục địa vị pháp lý của công dân, nhưng tối cao và cuối cùng nhất vẫn là quá trình “phục hồi bộ mặt xã hội” của cá nhân,một quá trình xã hội và pháp lý sâu sắc Đầu tiên phải ké đến là, đó là khôiphục quyền được song tự do trong xã hội với tu cách là một công dan, với cácquyền và nghĩa vụ như bắt kỳ công dân nào khác (trừ trường hợp người bị kết

án phat tù còn phải chấp hành một hoặc một số hình phạt bổ sung trong mộtthời hạn nhất định sau khi ra tù, ví dụ như bị quản chế, bị cắm cư trú tại

những địa bàn nhất định, bi cắm làm một số nghề, cắm đảm nhiệm những

chức vụ nhất định liên quan đến tội phạm họ đã thực hiện ) Chi tiết hơn, đó

là việc khôi phục các quyền cơ bản đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của

cá nhân như quyền tự do thân thể, quyền tự do đi lại, quyền có nơi cư trú hợppháp, quyền lao động để có thu nhập hợp pháp cho bản thân và gia đình;quyên hoc tập dé phát triển; quyền được sống hạnh phúc trong gia đình vớitình cảm và bổn phận của người cha, người mẹ, của vợ, chồng, con cháu cũngnhư quyền được tham gia vào các tô chức và hoạt động xã hội [31]

Thứ hai, trên thực tế, mặc dù Nhà nước đã khôi phục các quyền hợppháp nhưng dé có thé thực hiện các quyền này, những người trở về sau cải tạo

14

Trang 22

lao động, giam giữ vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, chịu tác động củanhiều yếu tố Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Ở góc độ cá nhânđược tha tù, các yếu tố chủ quan bao gồm: (1) Năng lực cá nhân: bao gồm

năng lực hiểu biết (trình độ học vấn), năng lực lao động, năng lực tiếp xúc

những vấn đề mới trong đời sống xã hội ly thân nhiều năm Đây là yếu tố đầutiên, rất cơ bản để cá nhân thực hiện quyền làm việc, học tập, sống lương thiện bằng sức lao động và khả năng của mình Tuy nhiên, sau một thời gian dài cách ly khỏi đời sống xã hội, việc tiếp cận thông tin bị hạn chế, đồng thờiđặt trong bối cảnh khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển như hiện nay thì họ

dễ bị động và thậm chí lạc hậu hơn rất nhiều so với sự phát triển của xã hộihoặc so với những người khác ở lứa tuổi của họ Vì vậy, rất khó dé khôi phụccác quyền thực tế của những người đã mãn hạn tù, bởi bản thân họ thiếu khảnăng cần thiết và thiếu khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động Điều này

dễ dẫn đến tình trạng xã hội đòi hỏi ở họ rất nhiều nhưng khả năng đáp ứnglại khá thấp, khiến họ nhìn xã hội “ngoài kia” mà khó hòa nhập ngay vào cuộcsống xã hội Rõ ràng, việc xây dựng năng lực thực sự cho những người sắpđược trả tự do không bắt đầu khi cánh cửa nhà tù đóng lại Đây phải trở thànhcông việc thường xuyên, lâu dài đối với tội phạm trong quá trình giáo dục, cải

tạo trong trại giam và sau khi mãn hạn tù Chỉ khi được giáo dục văn hóa và

dạy nghề thường xuyên, đúng định hướng, họ mới có được những kiến thức,

kỹ năng nghề nghiệp tương ứng, thích ứng tốt hơn với những yêu cau, đòi hỏimới của đời sống xã hội (2) Các yếu tô tâm lý-tình cảm: Một cuộc đấu tranh dai dang giữa những mặt tích cực và tiêu cực đối với những người ra tù saukhi rời khỏi các cơ sở cải huấn và giam giữ Một mặt, họ mong muốn đượctrở lại cuộc song bình thường cua công dân, được làm việc, sống lương thiện,

chăm lo cho gia đình và đóng góp cho xã hội Nhưng mặt khác, bản thân họ

luôn trong tâm trạng phức tạp, vì mặc cảm về những lỗi lầm trước đây hoặc

15

Trang 23

oán hận người, hận đời, nhất là những người gia đình tan nát, bị người thân bỏrơi, trong tù dẫn đến trạng thái chán nản và buông xuôi Do đó, bên cạnh việcthiếu kỹ năng và năng lực bản thân, những người được ra tù thường thiếu ý

chí, khát khao và quyết tâm thực sự dé thực hiện việc khôi phục các quyền

của mình Ngoài ra, yếu t6 tâm lý chủ quan của người chấp hành án phạt tù phụ thuộc rất lớn vào cách ứng xử, sự chấp nhận của gia đình, cộng đồng và các chủ thé khác trong xã hội.

Thứ ba, quá trình tái hòa nhập của phạm nhân mang tính xã hội, nhóm và

cộng đồng (Từ gia đình, nhóm bạn đến thôn xã, làng nhỏ, tập thể lao động )nên luôn chịu sự chi phối, chi phối của xã hội, cộng đồng Ngược lại, xã hội, cộng đồng cũng được quan tâm và lợi ích liên quan trực tiếp đến kết quả, mức độ tái hòa nhập xã hội của người từng bị kết án (ví dụ: đoàn tụ, trở lạitrại giam, v.v.), phục hồi các mối quan hệ cá nhân, gia đình và kinh doanh,

và duy trì trật tự và an ninh xã hội rộng lớn hơn, v.v.).

1.1.1.3 Ý nghĩa tái hòa nhập cộng đông đối với người chấp hành xong

án phạt tu

Việc tái hòa nhập người chấp hành án phạt tù vào cuộc sống xã hội có ýnghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế, duy trì an sinh xã hội và các khía

cạnh khác Tái hòa nhập xã hội là một quá trình kết hợp nỗ lực của bản thân

với sự giúp đỡ của người khác Người khác ở đây có thé là cá nhân, tổ chứcchính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, gia đình, chính quyền địaphương, đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo ra môi trường, điều kiện đểngười tái hoà nhập cộng đồng có thê trở lại cuộc sống bình thường, én định

và phan đấu trở thành công dân tốt có ích cho xã hội Công việc này có ý

nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật xã hội, nhân đạo, bảođảm phòng ngừa tội phạm, trong đó phòng ngừa tái phạm là quan trọng nhất

16

Trang 24

Trước hết, tái hoà nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt

tù giúp tăng cường năng lực thích ứng với xã hội của người mãn hạn tù Khi

ra tù, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn do môi trường sống thay đôi khi trở về với

xã hội Trong thời gian cải tạo lao động trong tù, họ học tập và làm việc theo

chế độ bắt buộc, bị trại tạm giam và trại lao động quản lý chặt chẽ theo pháp luật, nhưng nhu cầu sinh hoạt cơ bản của họ như cơm ăn, áo mặc, nhà ở,

phương tiện đi lại không được đảm bảo Tự do trở lại xã hội sau khi mãn hạn

tù cũng có nghĩa là phan lớn họ được tự do mưu cầu cuộc sống của chínhmình Đồng thời, những diễn biến trong tù và những biến động lớn của xã hộithường khiến các cựu tù nhân cảm thấy xa lạ với nhịp sống bình thường,khiến họ khó hoặc không thé giải thích được những thay đổi của xã hội Dodiễn biến tâm lý-tình cảm phức tạp của “Người tù trở về”, họ quay về với xãhội mỗi người có một tâm trạng riêng Trong sự thay đổi lớn này, khó tránhkhỏi những người cảm thấy lo lắng, hoang mang, dễ nản lòng lùi bước trướcnhững khó khăn, mất đi lòng tin phan đấu, cố gang trong quá trình tìm kiếm

việc làm, tái hoà nhập với gia đình, cộng đồng, xã hội [7, tr 23] Chính vì

vậy, mà những người mãn hạn tù rất cần sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng

xã hội Bằng các biện pháp tác động thích hợp, xã hội sẽ giúp họ nâng cao khảnăng thích ứng với cuộc sống đương đại, rút bớt thời gian và những chấnđộng tâm lý có thé xảy ra trong quá trình tái hoà nhập cộng đồng Tuy nhiêncũng cần nhấn mạnh lại, ban thân của người tái hoà nhập phải nỗ lực thậtnhiều, đặt trong môi trường tốt, mọi người chung tay giúp đỡ, chào đónnhưng lại luôn cảm thay tự ti, thấp kém, không có dũng khí thừa nhận lỗi lầm,

“ngựa quen đường cũ” thì sớm muộn họ cũng có những hành vi tiêu cực và

dẫn đến không đạt được hiệu quả cao trong công tác tái hoà nhập cộng đồng.

Thứ hai là, công tác tái hoà nhập cộng đồng phát huy hiệu quả của việc

áp dụng hình phạt Hiệu quả của hình phat được áp dụng không cham dứt khi

17

Trang 25

chủ thể đã chấp hành xong bản án, quyết định của tòa án, cơ quan có thâmquyên Xét từ góc độ cá nhân người phạm tội, hiệu quả của việc áp dụng hình

phạt, hiệu qua của quá trình học tập, lao động, cải tạo trong trại giam, trại giáo

dưỡng thé hiện rõ nhất trong môi trường xã hội, chỉ khi nào chủ thé khôngcòn phạm tội và tích cực Chỉ có tạo dựng được cuộc sống liêm khiết thì việc

áp dụng hình phạt mới đạt được mục đích cuối cùng Mặt khác, các biện pháp

hỗ trợ tái hòa nhập xã hội được thực hiện trong thời gian phạm nhân chấp hành án như: giữ mối quan hệ giữa phạm nhân với gia đình; tìm hiểu tâm tư,

nguyện vọng của phạm nhân; giáo dục đạo đức, tư tưởng và pháp luật, dạy

nghề và hướng dẫn việc làm là sự chấp nhận tự nguyện của tù nhân Các biệnpháp khuyến khích cải tạo tốt tạo cơ hội cho các bản án ngắn hơn và các bản

án hiệu quả hơn.

Thứ ba là, công tác tái hoà nhập cộng đồng đóng góp phần quan trọngtrong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm và ngăn ngừa tình trạng táiphạm Kết quả nghiên cứu về tội phạm học cho thấy, những người chấp hànhxong án phạt tù thường được xem xét như một đối tượng có nguy cơ thực hiệntội phạm cần được áp dụng các biện pháp phòng ngừa cá biệt, nghĩa là nhữngbiện pháp tác động trực tiếp để ngăn ngừa họ phạm tội Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tinh trạng những người mãn hạn tù dé phạm tội trở lại Ngoài nguyên nhân do những bất cập của chính quá trình cải tạo, giam giữ thì hiệu quả thấp của công tác tái hoà nhập cộng đồng cũng là một trong những nguyên nhânquan trọng của tình hình tái phạm trong số những người mãn hạn tù Khôngtìm được việc làm do những hạn chế, bất cập về kỹ năng nghề của bản thân

cũng như do thái độ phân biệt kỳ thi, coi thường của một bộ phận những

người sử dụng lao động, các doanh nghiệp, tổ hợp tác đối những người tù vềcàng làm tăng thêm khó khăn cho người mãn hạn tù khi họ muốn làm lại cuộcđời lương thiện Tình trạng “nhàn cư” dễ day những người người mãn hạn tù

18

Trang 26

đến những hành động “bat thiện” hoặc day họ vào trong vòng ảnh hưởng xấu,tiêu cực của những băng nhóm tội phạm trong điều kiện việc quản lý củachính quyền cơ sở thiếu chặt chẽ, sự giám sát, chăm lo của gia đình bị saonhãng, dẫn đến việc họ lại sa ngã, trở lại con đường phạm tội Chính vì vậy,nếu sự nỗ lực tái hoà nhập cộng đồng của người mãn hạn tù được hỗ trợ một cách hiệu quả băng công tác tái hoà nhập cộng đồng từ phía Nhà nước và xã hội sẽ là một trong những yếu tố rất quan trọng phòng chống tội phạm nói

chung, phòng ngừa người mãn hạn tù tai phạm nói riêng.

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng

Theo Từ điển Tiếng Việt, “biện pháp được hiểu là cách làm, cách giải

quyết một van dé cụ thể”, “bảo đảm là làm cho chắc chắn thực hiện được”

[14, tr 64].

Theo tac gia D6 Tién Dũng, trong Luan vac thạc sĩ thi hành hình phat tù

có thời hạn và công tác tái hòa nhập xã hội đối với người mãn hạn tù (trên cơ

sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ), tác giả cho rằng: “Biện phápbảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đề cập đến các hoạt động, chính sách vàchiến lược được thiết kế để giúp cá nhân hoặc nhóm những người từ các cộngđồng khác nhau hoặc có điều kiện đặc biệt tái hòa nhập và hòa mình vàocộng đồng mục tiêu Điêu này có thể bao gom các chương trình giáo duc, hỗ trợ tài chính, tâm lý học, và các cơ hội giao tiếp và hợp tác với cộng đồng địa

phương” [4, tr L7].

Theo đó, biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng được hiểu là việc

cơ quan Nhà nước có thẩm quyên, các tổ chức, cá nhân liên quan nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung, thực hiện các cách thức, phương pháp thông quacách làm cụ thé hỗ trợ Hgười chấp hành xong án phạt tu nhằm mục đích tạo

điêu kiện thuận lợi tôi da đê người chấp hành xong án phạt tù trở về với cuộc

19

Trang 27

sông xã hội một cách tích cực trong thời gian sớm nhát Từ khái niệm trên cóthê rút ra đặc điểm biện pháp tái hoà nhập cộng đồng như sau:

áp dụng các biện pháp đảm báo tái hòa nhập cộng đồng đã được hiểu chính xác và có cơ sở pháp lý rõ ràng, không chỉ đơn thuần là người đã chấp hànhxong bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án về hình phạt tù mà còn có các

đối tượng khác, mở rộng phạm vi đối tượng được áp dụng Nghị định 49/2020

đã có sự điều chỉnh về đối tượng áp dụng, theo đó, đối tượng áp dụng được

quy định rõ hơn là “người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có

điều kiện, người chấp hành xong án phạt tù đã trở về cộng đồng (gọi chung làngười chấp hành xong hình phạt tù) là người Việt Nam, người nước ngoài vàngười không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam; cơ quan, tô chức, cá nhân

có liên quan đến thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng”.

Trang 28

hành pháp luật Sau khi cách ly xã hội, nhà nước hỗ trợ họ trở lại cuộc sống,

có những biện pháp cụ thể để đảm bảo các quyền như quyền bất khả xâmphạm cá nhân; quyền bầu cử; quyền học tập và làm việc Ngoài ra, cơ quan

có thâm quyên thực hiện công khai và giáo dục cộng đồng nhằm xóa bỏ sựphân biệt đối xử, Tạo việc làm và hỗ trợ người dân khi mãn hạn tù Được vayvốn hoặc hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài Bên cạnh đó, các biện pháp tái hoànhập cộng đồng góp phần giúp đỡ những người từng mắc sai lầm, phạm tộixóa bỏ mặc cảm mặc cảm đối với xã hội Các biện pháp được đưa ra là cơ sở

động viên, động viên những người đã phạm tội tái hòa nhập xã hội, tạo tâm lý

tích cực rằng sau một thời gian chịu trách nhiệm về hành động của mình, họvẫn có ích cho xã hội và không còn bị xã hội cô lập.

Thứ ba, quá trình thực hiện bao gom hai giai doan

Các biện pháp đảm bảo tái hoa nhập cộng đồng được tiến hành trai qua hai giai đoạn bắt buộc:

Giai đoạn 1: Sắp chấp hành xong án phạt tù Đây là giai đoạn chuẩn bị đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng và phải hoàn thành càng sớm càng tốt (ví

dụ như tuyên truyền, tư vấn pháp luật, hoạt động đào tạo nghề), bởi tính chất

xuyên suốt của các biện pháp giúp tạo nền tảng dé sau khi chấp hành xong ánphạt tù không mắt quá nhiều thời gian Chủ thể thực hiện các biện pháp đảm bảotrong giai đoạn này chủ yếu là cơ quan thuộc khối cơ quan nhà nước như: BộCông An, Bộ Tư pháp và UBND Số lượng các tổ chức, cá nhân khác chiếm tỷ

lệ rất ít hoặc chỉ mang tính chất phối hợp, mức độ không thường xuyên

Giai đoạn 2: Sau khi chấp hành xong án phạt tù Đây là giai đoạn đượcthực hiện ngay khi phạm nhân chấp hành xong bản án có hiệu lực pháp luậtcủa Tòa án, bao gồm các biện pháp hỗ trợ cụ thé chủ yếu về kinh tế, tạo việc

làm, hô trợ vay vôn, nhăm mục tiêu lâu dài ôn định cuộc sông cho những

21

Trang 29

người nay Giai đoạn này chủ thê thực hiện các biện pháp đảm bảo được mở rộng không chỉ từ phía cơ quan chức năng, mà còn từ phía các cá nhân, tô chức khác, ví dụ như: Hội Luật gia Việt Nam, Hội Liên Hiệp phụ nữ, Hội cựu chiên binh, các cá nhân tiêu biêu trong việc tái hòa nhập cộng đông

Thứ tư, các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cho người chấp hành xong

án phat tà ton tại song song và tác động tương hỗ với tình hình tội phạm

(i) Tội phạm xuất hiện tất yếu dẫn tới việc cách ly người có hành vi viphạm khỏi xã hội trong một khoảng thời gian, từ đó đặt ra yêu cầu thực hiệncác biện pháp dam báo tái hòa nhập cộng đồng cho những người này Yếu tố trên cùng tồn tại với nhau và các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng

sẽ cham dứt khi tội phạm không còn.

(ii) Tác động tương hỗ của các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng

động xuất hiện đồng thời và tác động ngược trở lại tình hình tội phạm Thực hiện tốt các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng sẽ góp phần hạn chế được tỷ lệtái phạm tội sau khi chấp hành xong án phạt tù, là một trong những hình thứctuyên truyền, giáo dục cho các cá nhân khác trong cộng đồng xã hội, ngănngừa hành vi vi phạm tương tự xảy ra Hay nói cách khác tình hình tội phạm

sẽ được giảm xuống: ngược lại, các biện pháp này không hiệu quả sẽ dẫn đến

việc người chấp hành xong án phat tù không thé hoặc mat rất nhiều thời gian

dé 6n định cuộc sông, là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ tái phạm tội, đồng nghĩavới tình hình tội phạm sẽ diễn biến phức tạp hơn

Thứ năm, các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cho người chấp hành

xong án phạt tà mang tính xã hội

Các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng tồn tại trong xã hội vàđược thực hiện bởi các cá nhân, tô chức, thiết chế trong xã hội dưới tác động

của các điêu kiện nhât định (điêu kiện kinh tê, điêu kiện chính trị, giá trị,

22

Trang 30

điều kiện xã hội, v.v.), xu hướng mở rộng đối tượng tham gia, là toàn xã hộiCộng đồng Hiệu quả hay không hiệu quả của các biện pháp bảo đảm tái hòanhập cộng đồng phản ánh thực trạng của xã hội đó và những thay đổi trong

tư duy đưới tác động của các quan hệ kinh tế, văn hóa, chính trị Tâm lý conngười (những cá nhân chấp hành xong án phạt tù), tâm lý xã hội (toàn bộ các

cá nhân trong quan thé) và những thay đổi cùng với xã hội.

Thứ sáu, các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cho người chấp hành xong

án phạt tù mang tính tích cực, chủ động.

Trái ngược với tình hình tội phạm là hiện tượng tiêu cực và nguy hiểmcao trong xã hội, tái hòa nhập cộng đông là hiện tượng xã hội mang tính tích

cực Như đã phân tích ở trên, giữa các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng

đồng và tình hình tội phạm có sự tác động tương hỗ lẫn nhau, tuy nhiên, xét

về bản chất thì tái hòa nhập cộng đồng lại đối lập với tình hình tội phạm Tái hòa nhập cộng đồng mang tính tích cực bởi không chỉ ôn định cuộc sống chongười chấp hành xong án phạt tù nói riêng, góp phần thúc đây sự phát triểnkinh tế nói chung mà còn đảm bảo trật tự an toàn xã hội, cụ thê là phòng ngừatội phạm Phòng ngừa tội phạm, hay nói cách khác là giảm tỷ lệ tái phạm tộiđối với người chấp hành xong án phạt tù, có nghĩa là tiễn tới xóa bỏ sự chốngđối xã hội, xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ Đây là yếu tốcần thiết để khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội, làm cho tình hìnhtội phạm không còn cơ sở phát sinh và ton tại

1.2 Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về biện pháp bảođảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù

1.2.1 Biện pháp chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân

Luật THAHS năm 2019 quy định “quá trình chuẩn bị tái hoà nhập cộngđồng cho người chấp hành án phạt tù, gồm: chăm sóc y tế, cai nghiện ma tuý,

23

Trang 31

học tập, học nghé, học ki năng, tham gia hoạt động thé duc, thé thao, sinh

hoạt văn hóa, văn nghệ, sử dung kinh sách, bay tỏ niềm tin tin ngưỡng, tôngiáo,tiếp cận thông tin, liên lạc với người thân và bạn bè, thiết lập quỹ hoànhập cộng đồng,thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật, khiếunại, tố cáo, xét đặc xá, bồi thường thiệt hại, tham gia bảo hiểm xã hội tựnguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của phápluật Những quy định này thê hiện sự kế thừa và phát triển từ những quy định

tương ứng trong Luật THAHS năm 2010, tạo cơ sở pháp lí cho việc loại trừnhững thới quen xấu, rèn luyện tính kỉ luật, tăng cường sức khoẻ, bổ sungkiến thức và kĩ năng làm việc cho phạm nhân đồng thời duy trì những mốiliên hệ tốt để giúp phạm nhân tái hoà nhập vào môi trường cuộc sống sau khi

được trả tự do” Bên cạnh đó, Luật THAHS 2019 xác định việc bảo đảm sự

phối hợp giữa các chủ thể tham gia hỗ trợ quá trình tái hoà nhập cộng đồng của người chấp hành xong hình phạt tù tại một số điều như: Điều 44, Điều 46.Bên cạnh những quy định chung đó, Điều 45 Luật THAHS năm 2019 quyđịnh chi tiết các vấn đề: chuẩn bị tái hoa nhập cộng đồng và trách nhiệm

chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng; kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tái hoà

nhập cộng đồng: khuyến khích cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tạo điềukiện, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù, người được đặc xá, ngườiđược tha tù trước thời hạn có điều kiện tái hoà nhập cộng đồng bằng cácnhóm biện pháp cụ thê

Nội dung chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng bao gồm: “tư vấn tâm lí, hỗtrợ các thủ tục pháp lí; định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm; hỗ trợmột phần kinh phí từ quỹ hoà nhập cộng đồng của trại giam” Luật THAHSnăm 2019 quy định trách nhiệm chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng thuộc về trạigiam, trại tạm giam, cơ quan THAHS công an cấp huyện là phù hợp vì đây làcác cơ quan trực tiếp tổ chức thi hành án phạt tù, gắn bó trực tiếp với phạm

24

Trang 32

nhân trong suốt thời gian họ chấp hành án Ba nội dung chuẩn bị tái hoà nhậpcộng đồng được quy định cũng là những nội dung cần thiết để chuẩn bị chotái hoà nhập cộng đồng của người chấp hành xong hình phạt tù Trong đó,hoạt động tư vấn tâm lí là công việc có ý nghĩa quan trọng đối với nhữngngười đã lỡ phạm tội và bị cách li khỏi xã hội trong khoảng thời gian nhất định, chuẩn bị quay về với cuộc sống bình thường Thông thường những người này sẽ phải chịu những áp lực tâm lí, cần có sự hỗ trợ, động viên, khích

lệ từ những người có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này Ngườichuẩn bị rời khỏi môi trường giáo dục tập trung cũng có thể thiếu hiểu biết vềcác thủ tục pháp lí liên quan đến bản thân cần được hỗ trợ Bên cạnh đó,người chấp hành xong bản án tù chỉ có thể tái hoà nhập cộng đồng thành côngnếu sau khi rời khỏi môi trường giam giữ họ có thé có cuộc sông bảo đảm,thông thường là bằng thu nhập hợp pháp Trong điều kiện tìm kiếm công việckhông dễ dàng như hiện nay, những người có lí lịch không tốt, thiếu kiếnthức, kĩ năng dé thực hiện loại công việc nhất định càng khó đạt được điềukiện này Do đó, quy định nội dung định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việclàm trong các hoạt động chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng cho người chấphành án là thực sự cân thiết Ngoài ra, kinh phí để hỗ trợ người chấp hành ántái hoà nhập cộng đồng cũng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạnchuẩn bị Trong khi đó, quỹ hoà nhập cộng đồng của trại giam có phần đónggóp từ công sức lao động của bản thân mỗi phạm nhân Vì vậy, Điều 45 quyđịnh nội dung thứ ba của việc chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng là việc hỗ trợmột phần kinh phí từ quỹ hoà nhập cộng đồng của trại giam

Cụ thể hoá các quy định về tái hoà nhập cộng đồng trong Luật THAHSnăm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020quy định chi tiết thi hành Luật THAHS về tái hoà nhập cộng đồng (sau đâygọi tắt là Nghị định số 49/2020/NĐ-CP) với những nội dung cơ bản, cụ thể.

25

Trang 33

1.3.1.1 Biện pháp tư van tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân

Điều 5 Nghị định số 49/2020/NĐ-CP quy định, trong khoảng thời gian

02 tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong hình phạt tù hoặc sau khi cókết quả thẩm định nhất trí đề nghị đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện của cơ quan có thâm quyên, các cơ sở giam giữ phạm nhân tô chức tư van tâm

lí, hỗ trợ các thủ tục pháp lí cho phạm nhân nhằm cung cấp cho phạm nhânkiến thức, giúp họ định hướng và nâng cao khả năng tự giải quyết những khókhăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình tái hoà nhập cộng đồng “Nội dung

tư van bao gom: tu van tinh cam, hén nhan, gia đình, sức khỏe; phòng, chống

ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội; tư van xóa bỏ mặc cảm, tự ti; xây dựng ý chí, niềm tin, kha năng ứng phó, giải quyết các van dé phát sinh trong quá trình tái hoà nhập cộng đồng: tư vấn về lao động, việc làm, sử dụng cácngành nghề đã được học, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác có liên quan.Phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong hình phạt tù được hỗ trợ về các thủ tụcpháp lí như: đăng kí cư trú; đăng kí hộ tịch; cấp căn cước công dân; vay vốn,đăng kí kinh doanh, kí kết hợp đồng lao động và các thủ tục hành chính kháctheo quy định của pháp luật Các phương pháp tư vẫn tâm lý cho phạm nhân,các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức cho phạm nhân đăng ký nhu cầu tư vấn băng phiếu nêu các nội dung cần được tư van hoặc chủ động phát hiện các vướng mắc cần được tư van của phạm nhân, từ đó phân công cán bộ có kinh nghiệm, hiểu biết về các lĩnh vực dé tư van trực tiếp cho phạm nhân Có thé

tư vấn riêng cho từng phạm nhân hoặc tư vẫn nhóm cho số phạm nhân cócùng nội dung tư van Việc tổ chức tư van riêng phải được thực hiện trong cácphòng tu van, có trang bi bàn ghế làm việc và các phương tiện cần thiết phục

vụ cho việc tư vân”.

1.3.1.2 Định hướng nghề nghiệp, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làmcho phạm nhân

26

Trang 34

Điều 6 Nghị định số 49/2020/NĐ-CP quy định, “các cơ sở giam giữphạm nhân có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá năng lực, nhu cầu, điều kiện,hoàn cảnh của từng phạm nhân dé hướng dan họ lập kế hoạch tái hoà nhậpcộng đồng cho bản thân; phối hợp với các trung tâm dịch vụ việc làm cungcấp thông tin thị trường lao động, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho phạm nhân Căn cứ vào khả năng, nhu cầu của phạm nhân, thị trường lao động và điều kiện cụ thể, 03 tháng trước khi phạm nhân chấp hành

xong hình phạt tù, các cơ sở giam giữ phạm nhân lập kế hoạch, phối hợp với

các cơ quan, đơn vị chức năng tô chức đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao taynghề, cap chứng chỉ nghề cho phạm nhân” Ưu tiên đào tạo nghề, nâng caotay nghề cho phạm nhân dưới 18 tuổi dé tạo điều kiện thuận lợi cho họ táihòa nhập xã hội Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội hướng dẫn, tổ chức dạy nghề nâng cao tay nghé, cấp chứngchỉ nghề cho các phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong, liên hệ với các doanh

nghiệp, cơ sở sản xuât dé giới thiệu, tạo cơ hội việc làm cho họ.

1.3.1.3 Hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam chophạm nhân khi tái hòa nhập cộng đông

Điều 7 Nghị định số 49/2020/NĐ-CP quy định: “Phạm nhân hết hạnchấp hành án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện trướckhi trở về nơi cư trú được cấp hỗ trợ khoản tiền từ quỹ hoà nhập cộng đồng của trại giam Căn cứ nguồn vốn của quỹ hoà nhập cộng đồng, giám thị trai giam quyết định mức tiền hỗ trợ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng

Trang 35

cộng đồng Từ Điều 34 Luật THAHS, quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giamđược thành lập từ kết quả lao động của phạm nhân sau khi đã trừ các chi phíhợp ly dé hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhậpcộng đồng” Đơn cử, tại Điều 14, Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngày09/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thihành án hình sự “Trích 2% lập Quỹ hòa nhập cộng đồng dé chi tư van, hỗ trợcho phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù Trại giam tiến hành các hoạtđộng hỗ trợ, tổ chức giáo dục công dân, giáo dục pháp luật, tư vấn, liên hệ tìmviệc làm và các hoạt động khác có liên quan đến việc tái hòa nhập cộng đồng

cho phạm nhân”.

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý việc thông báo phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù Nội dung thông báo bao gồm: kết quả chấp hành án phạt tù,hình phạt bổ sung, bồi thường thiệt hại, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác(nếu có), tình trạng sức khỏe, tâm lý, trình độ tay nghề và những thông tin cầnthiết khác có liên quan Hai tháng trước khi phạm nhân hết hạn chấp hành án

phạt tù, các cơ sở giam giữ phạm nhân thực hiện việc thông báo cho Cơ quan

thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơquan, tô chức, đơn vi nơi người chấp hành xong án phat tù về cư trú, làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

1.2.2 Biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương

1.2.2.1 Biện pháp thông tin, truyén thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng

Điều 9 Nghị định số 49/2020/NĐ-CP quy định cụ thé về mục dich thôngtin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng; nội dung thông tin,truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng và các hình thức thông tin,

28

Trang 36

truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng Theo đó, thông tin, truyềnthông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng nhằm định hướng, khuyến khíchcộng đồng xã hội tham gia giáo dục, giúp đỡ, xóa bỏ định kiến, kì thị, phânbiệt đối xử đối với người chấp hành xong hình phạt tù; nâng cao nhận thức, ýthức chấp hành pháp luật, phòng ngừa việc tái phạm tội, vi phạm pháp luật của người chấp hành xong hình phạt tù Nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng gồm: chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hànhxong hình phạt tù; quyền và nghĩa vụ của công dân, quyền và nghĩa vụ củangười chấp hành xong hình phạt tù được quy định trong các văn bản quyphạm pháp luật; biện pháp, kinh nghiệm tốt, mô hình, điển hình tiên tiến trongquản lí, giáo dục, giúp đỡ, đấu tranh xóa bỏ định kiến, kì thị, phân biệt đối xửđối với người chấp hành xong hình phạt tù; nhân tố tích cực tham gia thựchiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng và những gương hoàn lương, tiến bộ tiêu biểu và các nội dung khác có liên quan đến việc bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù Hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hoà nhập cộng đồng được điều luậtnày quy định khá đa dạng băng cách liệt kê nhiều hình thức khác nhau đồngthời có quy định mở về các hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục khác.

1.2.2.2 Biện pháp trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý

Các biện pháp trên nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người từng phạm tội xây dựng niềm tin, sức mạnh và ý chí tái hòa nhập xã hội, ngăn chặn những hành vi xấu, vi phạm pháp luật Điều 10 Nghị định số 49/2020/NĐ-CP quy định cụthé về nội dung và các hình thức trợ giúp về tâm lí đối với người chấp hànhxong hình phạt tù đồng thời làm rõ hơn các quyền của người từng phạm tội.Các quyền lợi hợp pháp cần thiết khi tham gia tố tụng hình sự, hỗ trợ, hướngdẫn tố tụng khi họ là một bên tham gia tố tụng dân sự, hành chính Khi ký

29

Trang 37

kết hợp đồng dân sự, giải quyết các thủ tục yêu cầu Tòa án ra quyết định xóa

án tích, yêu cầu cấp bản phiếu lý lịch tư pháp và giải quyết các thủ tục hành

chính khác theo quy định.

1.2.2.3 Biện pháp đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp

hành xong hình phạt tu

Điều 11 Nghị định số 49/2020/NĐ-CP “quy định chính sách hỗ trợtrong dao tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt

tù Theo đó, người chấp hành xong hình phạt tù tham gia đảo tạo nghề nghiệp

trình độ cao đăng, trung cấp, SƠ cấp, dưới 03 tháng được miễn, giảm học phí,

hưởng chính sách nội trú, được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại nếu thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ dao tao nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành Trường hợp người chấp hành xong hình phạt tù không thuộc đối tượng hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định của pháp luật, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định chính sách hỗ trợ đàotạo nghề nghiệp cho các đối tượng này Người chấp hành xong hình phạt tùđược vay vốn dao tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về tín dụngđối với học sinh, sinh viên; được vay vốn tạo việc làm từ quỹ quốc gia về việc

làm, được ưu tiên đăng kí tham gia chính sách việc làm công theo quy định

của pháp luật về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm.Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, sở lao động - thương binh

và xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu uỷ ban nhân dân cấptỉnh sử dụng các nguồn tín dụng khác đề hỗ trợ cho vay ưu đãi đối với người chấp hành xong hình phat tù dé phát triển sản xuất, tạo việc làm Người chấphành xong hình phat tù dưới 18 tuổi được ưu tiên dao tạo nghề và hỗ trợ vayvốn dé tạo việc làm; trẻ em chấp hành xong hình phạt tù được thực hiện cácbiện pháp hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ phù hợp theo quy định của pháp luật Căn

cứ nhu cầu của người chấp hành xong hình phạt tù và thực tiễn thị trường lao

30

Trang 38

động, Trung tâm dịch vụ việc làm tô chức tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phícho người chấp hành xong hình phạt tù; theo dõi, báo cáo tình trạng việc làmcủa người chấp hành xong hình phạt tù do trung tâm giới thiệu với cơ quanquản lí nhà nước về dịch vụ việc làm”.

1.2.2.4 Các biện pháp hỗ trợ khác

Ngoài ra, Điều 12 Nghị định 49/2020 cũng “quy định các biện pháp hỗtrợ khác đối với người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồnggồm: được chính quyền địa phương, các cơ quan, don vị, tổ chức, cá nhân tiếpnhận, giáo dục, giúp đỡ dé tái hoà nhập cộng đồng và phòng ngừa các hành vi

vi phạm pháp luật; Nhà nước khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tô chức, cánhân tham gia thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lí, đàotạo nghè, giới thiệu việc làm, giúp đỡ những người chấp hành xong hình phạt

tù tái hòa nhập cộng dong; khuyén khich viéc tiép nhận người chấp hành xong

hình phạt tù vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinhdoanh; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia giám sát, giáo dục, giúp

đỡ người chấp hành xong hình phạt tù được ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầngcủa Nhà nước; được hưởng các chế độ miễn, giảm thuế theo quy định của cácluật thuế có liên quan và văn bản hướng dẫn thi hành; ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố căn cứ vào thâm quyền quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khả năngquỹ đất ở địa phương va các nguồn tài nguyên khác dé giúp các tổ chức, cá

nhân trong hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình

phạt tù”.

1.2.3 Đánh giá quy định của pháp luật Thi hành an hình sự vé các biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là “Đánh kẻ chạy đi, không

ai đánh người chạy lại” Đảng chỉ đạo và nhà nước ta đã có những quy định

3l

Trang 39

cụ thê về việc tái hòa nhập cộng đồng nhằm giúp cho những người từng bị

cách lý khỏi xã hội có dip tái hòa nhập trở lại với xã hội.

Tái hòa nhập cộng đồng là một trong những chính sách hỗ trợ của Đảng,Nhà nước dành cho phạm nhân và người chấp hành xong hình phạt tù Mặc

dù thuật ngữ “Tái hòa nhập cộng đồng” đã xuất hiện trong Luật Thi hành ánhình sự năm 2010, sau đó đã được Chính phủ hướng dẫn tại Nghị định80/2011/NĐ-CP quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù Tuy nhiên, phải đến khi Luật Thi hành

án hình sự 2019 ra đời, chính sách tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân và người chấp hành xong hình phạt tù mới chính thức được luật hóa tại Điều 45 Luật này, tiếp theo đó là Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định chỉ tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng.

Một là, bổ sung đối tượng áp dụng biện pháp chuẩn bị tái hoà nhập cộng

đồng: Các biện pháp này được thực hiện với đối tượng tha tù trước thời hạn

có điều kiện tại các cơ sở giam giữ phạm nhân người chấp hành xong hìnhphạt tù là người nước ngoài và người không có quốc tịch thường trú tại ViệtNam (Nghị định 80 không áp dụng cho đối tượng này).

Hai là, kinh phí đảm bảo việc thực hiện tái hòa nhập: Sau khi phạm nhân

chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiệntrước khi trở về nơi cư trú được cấp kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện táihoà nhập cộng đồng Ngoài việc nhà nước cung cấp nguồn kinh phí cho cáctrại giam và các quy định về hòa nhập cộng đồng, nghị định còn quy định nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức thành lập quỹ theo quy định của pháp luật dé hỗ trợ hoạt động tái hòa nhập cộng đồng của phạm nhân vàgiúp phạm nhân vay vốn dé học tập, rèn luyện hòa nhập vào xã hội buôn

bán, tạo việc làm và ôn định cuộc sông.

32

Trang 40

Ba là, quy định rõ hơn cơ quan, tô chức, cá nhân trực tiếp thực hiện cácbiện pháp tái hòa nhập được tiếp nhận tiền, ngoại tệ, hiện vật, giấy tờ có giá,tài sản phi vật chất và các quyền tài sản khác do cơ quan, tô chức, cá nhân tựnguyện hiến tặng để sử dụng cho các hoạt động tái hòa nhập trong và ngoài

nước theo quy định của pháp luật.

Bồn là, chương II của Nghị định quy định về các biện pháp chuan bị tái hoànhập cộng đồng cho phạm nhân cụ thé, chỉ tiết hơn so với Nghi định số 80 Quyđịnh chi tiết các nội dung kiến thức trong quá trình tham van tâm lý cho phạmnhân, đồng thời hướng dẫn, nâng cao khả năng của phạm nhân giải quyết nhữngkhó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình tái hòa nhập xã hội Tình yêu, hôn nhân, gia đình, sức khỏe, phòng và ngừa ma tuý, tư van HIV/AIDS và các tệ nạn

xã hội; tư vấn xóa bỏ mặc cảm, tự ti; xây dựng ý chí, niềm tin, khá năng ứngphó, giải quyết các van đề phát sinh trong quá trình tái hoà nhập cộng đồng; Tưvan về lao động, việc làm, sử dụng các ngành nghề đã được học, bảo hiểm xã hội

và các vấn đề khác có liên quan và hỗ trợ các thủ tục pháp lý (đăng ký cư trú;đăng ký hộ tịch; cấp căn cước công dân; vay vốn, đăng ký kinh doanh, ký kếthợp đồng lao động và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật).Nghị định bồ sung về việc mời cán bộ ngoài lực lượng Công an đến tư vấn, hỗ

trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân.

Năm là, định hướng nghề nghiệp, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làmcho phạm nhân Bồ sung trường hợp phạm nhân không có nơi nương tựa,không xác định được nơi sẽ về cư trú sau khi chấp hành xong án phạt tù và

thuộc diện đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội thì

các cơ sở giam giữ phạm nhân đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quanLao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi phạm nhân chấp hành án

phối hợp làm thủ tục tiếp nhận phạm nhân vao co sở bảo trợ xã hội của địa

phương ngay sau khi họ chấp hành xong án phạt tù

33

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng biểu Tên bảng - Luận văn thạc sĩ luật học: Các biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật Việt Nam
Bảng bi ểu Tên bảng (Trang 7)
Bảng 2.1. Bảng số liệu thống kê tỷ lệ người chấp hành xong án phạt tù 6n định cuộc sống từ năm 2018-2022 - Luận văn thạc sĩ luật học: Các biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật Việt Nam
Bảng 2.1. Bảng số liệu thống kê tỷ lệ người chấp hành xong án phạt tù 6n định cuộc sống từ năm 2018-2022 (Trang 47)
Bảng 2.2. Tỷ lệ tái phạm của người tái hoà nhập cộng đồng - Luận văn thạc sĩ luật học: Các biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật Việt Nam
Bảng 2.2. Tỷ lệ tái phạm của người tái hoà nhập cộng đồng (Trang 48)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w