TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI ------ LÊ TRỌNG THÀNH NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI Ô TÔ TẠI TỈNH NINH BÌNHLUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ... LỜI CẢM ƠN Tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
- -
LÊ TRỌNG THÀNH
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ VẬN TẢI Ô TÔ TẠI TỈNH NINH BÌNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
- -
LÊ TRỌNG THÀNH
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ VẬN TẢI Ô TÔ TẠI TỈNH NINH BÌNH
Ngành: Tổ chức và quản lý vận tải
Mã số: 62.84.01.03
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS Từ Sỹ Sùa
2 PGS.TS Nguyễn Thanh Chương
HÀ NỘI – 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, không sao chép Các số liệu và kết quả trong luận án này là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Lê Trọng Thành
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải ô tô tại tỉnh Ninh Bình”, Nghiên cứu sinh đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau Đại học, Khoa Vận tải - Kinh tế, giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng Trường Đại học Giao thông vận tải, các nhà khoa học trong và ngoài ngành, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Từ Sỹ Sùa, PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, những thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo để luận án được hoàn thành Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp cơ quan và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này./
Tác giả
Trang 5
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng biểu viii
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ ix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 8
1.3 Khoảng trống khoa học và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 14
1.3.1 Đánh giá chung những kết quả của các công trình nghiên cứu 14
1.3.2 Khoảng trống khoa học 15
1.3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 16
1.4 Phương pháp nghiên cứu 17
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 20
2.1 Những vấn đề chung về hoạt động vận tải ô tô 20
2.1.1 Khái niệm về vận tải ô tô 20
2.1.2 Phương tiện vận tải ô tô 23
2.1.3 Đặc điểm của vận tải ô tô 24
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động vận tải ô tô 25
2.1.5 Năng lực, vai trò của vận tải ô tô 28
2.2 Tổng quan quản lý nhà nước về vận tải ô tô 30
2.2.1 Những vấn đề chung về quản lý nhà nước 30
Trang 62.2.2 Quản lý nhà nước về vận tải ô tô 32
2.2.3 Quản lý nhà nước theo ngành kết hợp theo địa giới hành chính 39 2.2.4 Đánh giá quản lý nhà nước về vận tải ô tô 47
2.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về vận tải ô tô 54
2.3.1 Quản lý nhà nước về vận tải ô tô ở nước ngoài 54
2.3.2 Quản lý nhà nước trong vận tải ô tô trong nước 58
2.3.3 Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về vận tải ô tô 60
Kết luận chương 2 62
Chương 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI Ô TÔ TẠI TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2012 - 2016 63
3.1 Tổng quan về tỉnh Ninh Bình 63
3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 63
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 64
3.1.3 Đánh giá chung 68
3.2 Thực trạng công tác hoạch định chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, cơ chế chính sách 70
3.2.1 Quản lý bằng văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chiến lược 71
3.2.2 Quản lý chuyên ngành bằng quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành 72
3.2.3 Cơ chế, chính sách phát triển vận tải ô tô 72
3.3 Thực trạng công tác tổ chức điều hành 74
3.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về vận tải 74
3.3.2 Quản lý hoạt động kinh doanh vận tải ô tô 79
3.4 Thực trạng công tác hậu kiểm 105
3.5 Những kết quả đạt được, tồn tại và hạn chế trong quản lý nhà nước về vận tải ô tô 106
Trang 73.5.1 Đánh giá quản lý nhà nước về vận tải ô tô tỉnh Ninh Bình theo ma
trận SWOT 106
3.5.2 Nguyên nhân những điểm yếu, nguy cơ 115
Kết luận chương 3 116
Chương 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI Ô TÔ TẠI TỈNH NINH BÌNH 117
4.1 Định hướng phát triển giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 117
4.1.1 Mục tiêu phát triển vận tải ô tô tỉnh Ninh Bình 117
4.1.2 Quy hoạch phát triển vận tải ô tô tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 118
4.2 Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải ô tô tại tỉnh Ninh Bình 119
4.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện quy hoạch, cơ chế, chính sách 119
4.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức và phân cấp quản lý 127
4.2.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động và tổ chức quản lý doanh nghiệp 132
4.2.4 Nhóm giải pháp tổng hợp 140
Kết luận chương 4 154
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO 159
PHỤ LỤC 169
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Tiếng Việt
KCHTGT Kết cấu hạ tầng giao thông
KTTTX Kiểm tra tải trọng xe
Trang 9Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
VTHKCC Vận tải hành khách công cộng
Tiếng Anh
GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa)
GDRP Gross Domestic Provincial Product (Tổng sản phẩm nội địa
của địa phương) ISO International Organization for Standardization (Tổ chức tiêu
chuẩn hóa quốc tế) SWOT Strengths - Weaknesses - Oportunities - Threat (Điểm mạnh -
Điểm yếu - Cơ hội - Nguy cơ) USD United Stades Dollar (Đồng đô la Mỹ)
WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2 1 Đánh giá chính sách phát triển VTÔT 49
Bảng 2 2 Đánh giá chính sách pháp luật về VTÔT 49
Bảng 2 3 Các tiêu chí đánh giá QLNN về VTÔT 51
Bảng 2 4 Cấu trúc của SWOT 53
Bảng 3 1 Phương tiện đang lưu hành tỉnh Ninh Bình đến tháng 12/2016 80
Bảng 3 2 Tỷ lệ phương tiện vận tải năm 2016 so với quy hoạch 81
Bảng 3 3 Thực trạng hoạt động vận tải hành khách tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2007-2016 91
Bảng 3 4 Thực trạng hoạt động vận tải hàng hóa tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2007-2016 92
Bảng 3 5 Tỷ lệ khối lượng vận tải đường bộ năm 2016 so với quy hoạch 93
Bảng 3 6 Các tuyến VTHK cố định nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 93
Bảng 3 7 Thực trạng phương tiện và tần suất hoạt động trên các tuyến buýt 94
Bảng 3 8 Số lượng xe Taxi trên địa bàn tỉnh năm 2016 95
Bảng 3 9 Thực trạng đường bộ tỉnh Ninh Bình đến tháng 12/2016 98
Bảng 3 10 Thực trạng bến xe trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 100
Bảng 3 11 Tóm tắt SWOT thực trạng vận tải ô tô Ninh Bình 111
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1 1 Khung logic nghiên cứu của luận án 17
Hình 2 1 Quá trình sản xuất đối với các ngành sản xuất vật chất 22
Hình 2 2 Quá trình sản xuất đối với ngành sản xuất vận tải 22
Hình 2 3 Các loại hình vận tải ô tô 23
Hình 3 1 Bộ máy quản lý nhà nước về vận tải ở trung ương 74
Hình 3 2 Bộ máy quản lý nhà nước về vận tải ở địa phương 75
Hình 3 3 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng phương tiện tỉnh Ninh Bình và cả nước giai đoạn 2012-2016 82
Hình 3 4 Biểu đồ tỷ lệ xe ô tô theo độ tuổi tại Ninh Bình 82
Hình 3 5 Biểu đồ tỷ lệ xe ô tô theo độ tuổi trên cả nước 83
Hình 3 6 Biểu đồ tỷ lệ các hạng mục không đạt tiêu chuẩn 83
Hình 3 7 Tỷ lệ phương tiện vận tải trên một số tuyến đường tỉnh Ninh Bình 84
Hình 3 8 Đánh giá hoạt động của bộ phận theo dõi ATGT tại doanh nghiệp 89
Hình 3 9 Hạ tầng giao thông Ninh Bình so với cả nước 98
Hình 3 10 Cách thức tiếp nhận Luật giao thông đường bộ của lái xe 105
Hình 4.1 Tổ chức bộ máy Quản lý nhà nước 128
Hình 4.2 Theo dõi hoạt động của phương tiện qua thiết bị GSHT 131
Hình 4.3 Tiêu chuẩn phân hạng doanh nghiệp và phân hạng tuyến VTHK tuyến cố định trong QLNN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 138
Hình 4.4 Mô hình quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình lĩnh vực vận tải đường bộ bằng ô tô 139
Hình 4.5 Thiết bị Giám sát hành trình 145
Hình 4.6 Các hình thức ứng dụng thiết bị GSHT 145
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Hệ thống vận tải chủ yếu bao gồm các phương thức vận tải chủ yếu là vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, vận tải đường thủy nội địa, vận tải đường biển, vận tải đường hàng không và 02 phương thức vận tải đặc thù là vận tải đường ống (chỉ sử dụng cho vận tải hàng hóa thể lỏng và thể khí), vận tải đô thị Trong các phương thức vận tải trên thì vận tải đường bộ bằng ô tô là loại phương tiện có đặc điểm chính là vận chuyển triệt để từ cửa đến cửa Đây là loại phương thức vận tải tham gia vào các quá trình trực tiếp và gián tiếp trong hoạt động vận tải và đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương và cả nước
VTÔT theo đối tượng vận chuyển gồm vận tải hàng hóa và vận tải hành khách, đối với vận tải hành khách do đa dạng hóa hình thức phục vụ do vậy VTÔT bao gồm vận tải hành khách tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng taxi, vận tải hành khách theo hợp đồng Trong những năm qua cùng với sự phát triển của đất nước, VTÔT phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân
Hiện tại hoạt động VTÔT đang đóng góp quan trọng vào tất cả các quá trình vận tải trong hệ thống vận tải và trực tiếp tham gia vận tải Tính đến năm năm 2016, trong cơ cấu khối lượng vận chuyển thì VTÔT chiếm 94% khối lượng vận chuyển hành khách và 75,7% khối lượng vận chuyển hàng hóa [67] VTÔT
đã có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là cầu nối giữa các vùng kinh
tế trong nước, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội
Song song với sự phát triển của ngành VTÔT, đó là công tác QLNN về VTÔT, đây chính là hoạt động tạo điều kiện cho ngành VTÔT phát triển Chính QLNN về VTÔT đã tạo điều kiện để hoạt động VTÔT đóng góp cho sự phát
Trang 13triển đất nước, đồng thời có những công cụ quan trọng như quy hoạch, chính sách để điều tiết, tăng tính hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội
Vai trò của nhà nước là tạo ra được môi trường lành mạnh để các đối tượng quản lý và cụ thể nghiên cứu ở đây là VTÔT hoạt động QLNN về VTÔT cũng đã có những chuyển biến tích cực và ngày càng được hoàn thiện QLNN
về VTÔT thể hiện ở 05 nội dung chủ đạo: Quản lý quy hoạch hệ thống vận tải, Quản lý hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành, Quản lý chất lượng dịch vụ, Quản lý an toàn vận tải, Quản lý hoạt động các doanh nghiệp và trên hai đối tượng chính là vận tải hàng hóa và vận tải hành khách
Trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2012 - 2016 là giai đoạn siết chặt quản lý VTHK Các quy hoạch giao thông được xây dựng và triển khai, hệ thống hạ tầng được xây dựng cơ bản đầy đủ; Công tác quản lý, đăng kiểm phương tiện, sức khỏe người lái được chú trọng; An toàn, an ninh giao thông nâng cao…v.v VTHK đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân
Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, QLNN về VTÔT đã được quan tâm và
có biến chuyển tốt nhưng chưa thật sự được đổi mới, chưa theo kịp với sự phát triển và những diễn biến của hoạt động vận tải đặc biệt là VTHH; QLNN đối với hoạt động VTÔT còn nhiều hạn chế, chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu của quản lý; vai trò QLNN đối với các đơn vị VTHH còn nhiều yếu kém; tình trạng
xe quá khổ quá tải mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp xử lý nhưng vẫn tiếp diễn phức tạp; là nguy cơ tiềm ẩn mất ATGT và phá hoại kết cấu mặt đường
Để theo kịp sự phát triển của lực lượng vận tải và đáp ứng vai trò chủ đạo của vận tải đường bộ, QLNN về VTÔT cần được quan tâm xây dựng hoàn thiện Trong những năm qua, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả hướng tới giải pháp đổi mới, nâng cao năng lực quản lý vận tải đường bộ trên cả nước Nhiều hội thảo, hội nghị tìm kiếm giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và ứng dụng vào thực tế đã được tổ chức
Trang 14Tại Ninh Bình, tuy đã có nhiều cố gắng trong tổ chức quản lý vận tải nói chung và vận tải đường bộ nói riêng nhưng QLNN về VTÔT còn nhiều hạn chế; hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, chất lượng phục vụ còn thấp, quan trọng nhất là còn tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT cao
Tuy nhiên, đến nay, chưa có một luận án nào nghiên cứu chi tiết trên góc
độ khoa học về vấn đề QLNN về VTÔT và đưa ra những giải pháp thực tế gắn liền với đặc điểm của từng địa phương Hoàn thiện QLNN là một yêu cầu cấp bách tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển ổn định và bền vững của vận tải nói chung và VTÔT nói riêng Do vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên
cứu: “Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải ô
tô tại tỉnh Ninh Bình”
2 Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận của công tác QLNN đối với hoạt động VTÔT, trên
cơ sở đó xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu quản lý nhà nước đối về VTÔT trên địa bàn tỉnh (thành phố)
- Làm rõ thực trạng và đánh giá thực hiện mục tiêu QLNN và các hoạt động quản lý nhà nước về VTÔT tại tỉnh Ninh Bình, làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của các hoạt động này và tìm ra nguyên nhân của các điểm yếu trong công tác QLNN trên địa bàn tỉnh
- Đề xuất các quan điểm và phương thức, mô hình tổ chức quản lý nhà nước về VTÔT và trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thông qua các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về VTÔT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động quản lý nhà nước về VTÔT tại tỉnh Ninh Bình, với đối tượng của hoạt động VTÔT là VTHH và VTHK
b) Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Các hoạt động QLNN về VTÔT trên các khâu
Trang 15của quá trình hoạch định, tổ chức điều hành, kiểm tra kiểm soát, chính sách, QLNN đối với hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa và vận tải hành khách
- Phạm vi về không gian: Hoạt động VTÔT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Phạm vi về thời gian: Các số liệu điều tra, thống kê trong giai đoạn 2012-2016; các số liệu dự báo đến năm 2020 và 2025 Hoàn thiện các giải pháp đến năm 2025
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
a) Giá trị khoa học
- Luận án làm rõ và hệ thống hóa và làm phong phú hơn cơ sở lý luận thực tiễn QLNN về VTÔT trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tính hệ thống trong mối quan hệ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo địa giới hành chính đối với hoạt động vận tải ô tô
- Đề xuất công cụ quản lý nhà nước bằng các ứng dụng khoa học, công nghệ trong QLNN trong bối cảnh và điều kiện phát triển về khoa học kỹ thuật
và các công nghệ quản lý tiên tiến, tiếp cận với xu hướng của các mạng khoa học công nghệ 4.0
b) Giá trị thực tiễn
- Nghiên cứu các kinh nghiệm QLNN về VTÔT và các lĩnh vực QLNN
để làm cơ sở trong xây dựng khung lý thuyết và đề xuất giải pháp hoàn thiện
- Đánh giá các hoạt động QLNN về VTÔT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, với hoạt động VTHH và VTHK trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2012-2016, chỉ ra được những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân những tồn tại, hạn chế đó nhằm có giải pháp hoàn thiện QLNN về VTÔT của tỉnh Ninh Bình
- Đề xuất được các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về VTÔT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và yêu cầu phát triển của ngành