Khai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh

243 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Khai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí MinhKhai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

_

PHÙ VĂN TOÀN

KHAI THÁC GIÁ TRỊ NƠI CHỐN

TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KHU VỰC TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

_

PHÙ VĂN TOÀN

KHAI THÁC GIÁ TRỊ NƠI CHỐN

TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KHU VỰC TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Quy hoạch vùng và đô thị Mã số : 9.58.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1 PGS TS KTS LÊ ANH ĐỨC 2 TS KTS PHẠM NGỌC TUẤN

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và tôi chịu trách nhiệm về tính xác thực của các kết quả nghiên cứu được công bố trong luận án

Nghiên cứu sinh PHÙ VĂN TOÀN

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của luận án 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Xác định vấn đề nghiên cứu và các bước thực hiện 5

6 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án 7

7 Giải thích từ ngữ 8

8 Cấu trúc luận án 9

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 10

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NƠI CHỐN TRONG ĐÔ THỊ VÀ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10

1.1 Các thuật ngữ, khái niệm 10

1.1.1 Nơi chốn 10

1.1.2 Giá trị nơi chốn 12

1.1.3 Không gian đô thị 13

1.1.4 Hình thái không gian đô thị 14

1.2 Tổng quan về nơi chốn trong đô thị 15

1.2.1 Tinh thần nơi chốn 15

1.2.2 Nhận diện giá trị nơi chốn trong đô thị 16

1.2.3 Khai thác giá trị nơi chốn trong đô thị 17

1.2.4 Tổng quan về khai thác giá trị nơi chốn tại TP.HCM và trên thế giới 17

1.3 Tổng quan về Khu vực trung tâm TP.HCM 20

1.3.1 Vị trí Khu vực trung tâm TP.HCM 20

1.3.2 Lịch sử phát triển Khu vực trung tâm TP.HCM 21

1.3.3 Hình thái không gian đô thị Khu vực trung tâm TP.HCM 22

1.3.4 Đặc trưng cấu trúc không gian đô thị Khu vực trung tâm TP.HCM 35

1.4 Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan 45

1.4.1 Các đề tài nghiên cứu khoa học 45

1.4.2 Các luận án tiến sĩ 46

1.4.3 Các sách chuyên khảo, bài báo khoa học, bài tham luận 48

1.4.4 Kết luận về các nghiên cứu có liên quan 48

1.5 Các vấn đề nghiên cứu của luận án 48

Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHAI THÁC GIÁ TRỊ NƠI CHỐN TRONG

Trang 5

ĐÔ THỊ 51

2.1 Cơ sở lý luận về nơi chốn và khai thác giá trị nơi chốn trong đô thị 51

2.1.1 Các hình thức tạo lập nơi chốn trong đô thị 51

2.1.2 Các lý thuyết về khai thác giá trị nơi chốn trong đô thị 55

2.1.3 Tổng hợp các lý thuyết về khai thác giá trị nơi chốn trong đô thị 63

2.2 Cơ sở pháp lý liên quan đến khai thác giá trị nơi chốn trong đô thị 64

2.2.1 Các nguyên tắc quốc tế 64

2.2.2 Cơ sở pháp lý Việt Nam 68

2.2.3 Tổng hợp pháp lý liên quan đến khai thác giá trị nơi chốn trong đô thị 70

2.3 Kinh nghiệm thực tiễn về khai thác giá trị nơi chốn trong đô thị 71

2.3.1 Các đô thị ở Châu Âu 71

2.3.2 Các đô thị ở Châu Á 74

2.3.3 Các đô thị ở Việt Nam 77

2.3.4 Tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn về khai thác giá trị nơi chốn trong đô thị 81

2.4 Các yếu tố tác động đến việc khai thác giá trị nơi chốn tại TP.HCM 81

2.5 Khảo sát, điều tra xã hội học 83

2.5.1 Khảo sát chuyên sâu về tính chất của các yếu tố tạo lập nơi chốn 83

2.5.2 Điều tra xã hội học về các địa điểm đặc trưng Khu vực trung tâm TP.HCM 84

Chương 3 KHAI THÁC GIÁ TRỊ NƠI CHỐN TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KHU VỰC TRUNG TÂM TP.HCM 86

3.1 Quan điểm, nguyên tắc khai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm TP.HCM 86

3.1.1 Quan điểm, nguyên tắc xây dựng khung nhận diện giá trị nơi chốn 86

3.1.2 Quan điểm, nguyên tắc về giải pháp khai thác giá trị nơi chốn 86

3.2 Xây dựng khung nhận diện giá trị nơi chốn 87

3.2.1 Khung nhận diện các yếu tố tạo lập nơi chốn 87

3.2.2 Phương pháp xác định giá trị các yếu tố tạo lập nơi chốn 90

3.3 Nhận diện các giá trị nơi chốn trong Khu vực trung tâm TP.HCM 91

3.3.1 Nhận diện các địa điểm là nơi chốn trong Khu vực trung tâm TP.HCM 91

3.3.2 Xác định các giá trị nơi chốn trong Khu vực trung tâm TP.HCM 91

3.4 Giải pháp khai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian Khu vực trung tâm TP.HCM 104

3.4.1 Giải pháp tổng thể đối với Khu vực trung tâm TP.HCM 104

3.4.2 Giải pháp cục bộ đối với từng nơi chốn trong Khu vực trung tâm TP.HCM 109

3.5 Bàn luận về kết quả nghiên cứu 140

3.5.1 Bàn luận về tính khoa học và hợp lý của khung nhận diện giá trị nơi chốn 141

3.5.2 Bàn luận về tính ứng dụng của khung nhận diện giá trị nơi chốn 142

3.5.3 Bàn luận về các giải pháp khai thác giá trị nơi chốn 143

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149

1 Kết luận 149

Trang 6

2 Kiến nghị 150

Trang 7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN PHẦN PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh Phụ lục 2: Các văn bản pháp lý

Phụ lục 3: Mẫu Phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia về các yếu tố nhận diện giá trị

nơi chốn trong Khu vực trung tâm TP.HCM

Phụ lục 4: Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về các yếu tố nhận diện giá trị nơi

chốn trong Khu vực trung tâm TP.HCM

Phụ lục 5: Mẫu Phiếu khảo sát lấy ý kiến người dân về chọn lựa các địa điểm đặc

trưng trong Khu vực trung tâm TP.HCM

Phụ lục 6: Kết quả khảo sát ý kiến người dân về chọn lựa các địa điểm đặc trưng

trong Khu vực trung tâm TP.HCM

Phụ lục 7: Mẫu Phiếu khảo sát lấy ý kiến người dân về các giá trị nơi chốn trong

Khu vực trung tâm TP.HCM

Phụ lục 8: Kết quả khảo sát ý kiến người dân về các giá trị nơi chốn trong Khu vực

trung tâm TP.HCM

Phụ lục 9: Kết quả xác định các giá trị nơi chốn trong Khu vực trung tâm TP.HCM

bằng phương pháp phân tích không gian đô thị

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AR : Augmented Reality (Công nghệ thực tế ảo tăng cường) CBD : Central Business District (Khu vực trung tâm đô thị)

QHĐT : Quy hoạch đô thị

QH 930 : Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị khu trung tâm hiện hữu TpHCM UBND : Ủy ban nhân dân

UNESCO : United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc) WHO : World Heath Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

2 Sơ đồ 2 Các bước thực hiện nghiên cứu theo mục tiêu 7

Chương 1

3 Sơ đồ 1.1 Quá trình hình thành nơi chốn và sự khác nhau về quan niệm nơi chốn giữa phương Đông và phương Tây

12 4 Sơ đồ 1.2 Quá trình hình thành giá trị tinh thần nơi chốn 16

Chương 3

5 Sơ đồ 3.1 Khung nhận diện yếu tố tạo lập nơi chốn 88 6 Sơ đồ 3.2 Trục kết nối các không gian nơi chốn nổi trội 107 7 Sơ đồ 3.3 Định hướng tổ chức không gian khu vực chợ Bến 11 Sơ đồ 3.7 Định hướng cấu trúc không gian và các hoạt động cho

khu vực công viên Bến Bạch Đằng

-138- 12 Sơ đồ 3.a Kiến tạo không gian bộ hành Khu vực trung tâm

TP.HCM

cc

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Chương 2

1 Bảng 2.1 Tổng hợp các lý thuyết về khai thác giá trị nơi chốn trong đô thị

63 2 Bảng 2.2 Tổng hợp các pháp lý liên quan đến khai thác giá trị

nơi chốn trong đô thị

70 3 Bảng 2.3 Tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn về khai thác giá trị

nơi chốn trong đô thị

81

Chương 3

4 Bảng 3.1 Các giá trị nơi chốn khu vực UBND TP.HCM 93 5 Bảng 3.2 Các giá trị nơi chốn khu vực Chợ Bến Thành 95 6 Bảng 3.3 Các giá trị nơi chốn khu vực Nhà thờ Đức Bà 96 7 Bảng 3.4 Các giá trị nơi chốn khu vực Nhà hát TP.HCM 98 8 Bảng 3.5 Các giá trị nơi chốn khu vực Phố đi bộ Nguyễn Huệ 99 9 Bảng 3.6 Các giá trị nơi chốn khu vực CV Bến Bạch Đằng 100 10 Bảng 3.7 Tổng hợp giá trị các nơi chốn Khu vực trung tâm

TP.HCM

101 11 Bảng 3.8 Giá trị nơi chốn Khu vực trung tâm TP.HCM 102 12 Bảng 3.a Thang đo xác định các giá trị nơi chốn cc 13 Bảng 3.b Các giá trị nơi chốn nổi trội (được xác định bằng

phương pháp điều tra XHH đối với người dân)

ee 14 Bảng 3.c Thống kê các giá trị nơi chốn KV UBND TP.HCM ff 15 Bảng 3.d Thống kê các giá trị nơi chốn KV Chợ Bến Thành ff 16 Bảng 3.e Thống kê các giá trị nơi chốn KV Nhà thờ Đức Bà gg 17 Bảng 3.f Thống kê các giá trị nơi chốn KV Nhà hát TP.HCM gg 18 Bảng 3.g Thống kê các giá trị nơi chốn KV Phố đi bộ Nguyễn

Huệ

hh

Trang 11

STT TÊN HÌNH NỘI DUNG TRANG 19 Bảng 3.h Thống kê các giá trị nơi chốn KV CV Bến Bạch

Đằng

ii 20 Bảng 3.i Chồng lớp các giá trị nơi chốn nổi trội jj 21 Bảng 3.j Các giá trị nơi chốn nổi trội KV trung tâm TP.HCM kk

Trang 12

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Chương 1

2 Hình 1.1 Hình thái cây xanh, mặt nước KVNC qua các giai đoạn 23 3 Hình 1.2 Hình thái cây xanh, mặt nước trong KVNC 24 4 Hình 1.3 Hình thái giao thông trong KVNC qua các giai đoạn 25

6 Hình 1.5 Hình thái ô phố trong KVNC qua các giai đoạn 27

8 Hình 1.7 Hình thái KGCC trong KVNC qua các giai đoạn 29

10 Hình 1.9 Hình thái chức năng các ô phố KVNC qua các giai đoạn 30 11 Hình 1.10 Hình thái chức năng các ô phố trong KVNC 31 12 Hình 1.11 Hình thái hoạt động ban ngày trong KVNC 32 13 Hình 1.12 Hình thái hoạt động ban đêm trong KVNC 32 14 Hình 1.13 Hình nền không gian mở và không gian xây dựng 36 15 Hình 1.14 Đặc tính liên kết giao thông và công trình điểm nhấn

khu vực trung tâm TP.HCM

38 16 Hình 1.15 Cấu trúc mạng lưới đường và ô phố khu vực nghiên cứu 39 17 Hình 1.16 Đặc tính liên kết tuyến xanh là cây xanh đường phố và

mảng xanh là công viên

40 18 Hình 1.17 Hoạt động xã hội và các điểm công cộng KVNC 42 19 Hình 1.18 Các địa điểm đặc trưng trong KV trung tâm TP.HCM 45 20 Hình 1.a Quy hoạch Nguyễn Cửu Đàm năm 1772 trên nền bản

đồ Trần văn học năm 1815

m

Trang 13

STT TÊN HÌNH NỘI DUNG TRANG 22 Hình 1.c Bản đồ quy hoạch khu vực trung tâm hiện hữu 24 Hình 1.e Không gian xung quanh và công trình Dinh Độc Lập n 25 Hình 1.f Không gian xung quanh và công trình Nhà thờ Đức Bà n 26 Hình 1.g Không gian xung quanh và công trình Nhà hát TP n 27 Hình 1.h Không gian xung quanh và công trình UBND TP o 28 Hình 1.i Không gian xung quanh và công trình Chợ Bến Thành o 29 Hình 1.j Không gian xung quanh và Thảo cầm viên Sài Gòn o 30 Hình 1.k Không gian xung quanh và công viên 23/9 p 31 Hình 1.l Không gian xung quanh và công viên 30/4 p 32 Hình 1.m Không gian xung quanh và công viên Bến Bạch Đằng p 33 Hình 1.n Không gian xung quanh và công viên Tao Đàn p 34 Hình 1.o So sánh mạng lưới đường KVNC với các TP lớn trên

thế giới

q 35 Hình 1.p Tính thiếu liên kết giữa các không gian KVNC r 36 Hình 1.q Tính liên kết trong các hoạt động ban ngày s 37 Hình 1.r Tính liên kết trong các hoạt động ban đêm s 38 Hình 1.s Hoạt động xã hội tại Thảo cầm viên Sài Gòn t 39 Hình 1.t Hoạt động xã hội tại công viên Tao Đàn t

42 Hình 1.w Hoạt động xã hội tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ u 43 Hình 1.x Hoạt động xã hội tại công trường Mê Linh u 44 Hình 1.y Hoạt động xã hội tại công viên Bến Bạch Đằng v

Trang 14

STT TÊN HÌNH NỘI DUNG TRANG

Chương 2

45 Hình 2.1 Bản đồ các địa điểm đặc trưng KV trung tâm TP.HCM được lựa chọn bằng phương pháp điều tra XHH

58 Hình 2.m Bản đồ các địa điểm đặc trưng Khu vực trung tâm TP.HCM qua điều tra xã hội học 61 Hình 3.3 Mô hình ứng dụng công nghệ tăng tính gợi nhớ lịch sử 109 62 Hình 3.4 Phân vùng không gian kiến trúc KV Chợ Bến Thành 110 63 Hình 3.5 Định hướng không gian kiến trúc KV Chợ Bến Thành 111

Trang 15

STT TÊN HÌNH NỘI DUNG TRANG

65 Hình 3.7 Giải pháp mặt đứng đường Phan Bội Châu 112 66 Hình 3.8 Giải pháp mặt đứng đường Phan Châu Trinh 112 67 Hình 3.9 Giải pháp mặt đứng đường Lê Thánh Tôn 112 68 Hình 3.10 Giải pháp kiến trúc phố thương mại 113

70 Hình 3.12 Đề xuất định hướng cấu trúc chỉnh trang tuyến phố Lê Lợi giai đoạn ngắn hạn

114 71 Hình 3.13 Mô hình KG dịch vụ phía trước công trình giúp tăng

tính thẩm thấu, liên kết giữa bên trong và bên ngoài

115 72 Hình 3.14 Mô hình Parklet và CityTrees có thể sử dụng làm

không gian ăn uống, nghỉ ngơi 115

73 Hình 3.15 Mô hình dàn Pergola lắp ghép sử dụng làm mái xanh 116 74 Hình 3.16 Mô hình mái che di động bố trí hai bên chợ -116- 75 Hình 3.17 Giải pháp chiếu sáng khu vực Chợ Bến Thành 117 76 Hình 3.18 Phân vùng không gian kiến trúc KV Nhà thờ Đức Bà 118 77 Hình 3.19 Mô hình công trình xây dựng mới thích ứng hài hòa

vào không gian di sản 81 Hình 3.23 Hình thức kết hợp giữa nghệ thuật công cộng đường

phố vào công trình xây dựng

124 82 Hình 3.24 Hình thức bổ sung không gian xanh trong không gian

đô thị

124

Trang 16

STT TÊN HÌNH NỘI DUNG TRANG

84 Hình 3.26 Phân vùng không gian kiến trúc Khu vực Phố đi bộ

88 Hình 3.30 Minh họa hình thức kết hợp giữa không gian đặc rỗng 90 Hình 3.32 Minh họa giải pháp khai thác giá trị môi cảnh, tạo ra

nhiều KG cảnh quan và giảm diện tích bê tông hóa 96 Hình 3.38 Đề xuất vị trí bố trí vạch kẻ qua đường tại khu vực và

các thiết kế điển hình nhằm tạo sự nhận diện và an toàn cho người đi bộ

-135-

Trang 17

STT TÊN HÌNH NỘI DUNG TRANG 97 Hình 3.39 Minh họa giải pháp tổ chức không gian trung chuyển

tại khu vực bến tàu Bạch Đằng

-135- 98 Hình 3.40 Minh họa giải pháp tăng tính tiếp cận với không gian

mặt nước ven sông Sài Gòn

137 99 Hình 3.41 Minh họa giải pháp giúp tái hiện không gian xưa – tăng

tính hữu hình tại khu vực ven sông Sài Gòn

138 100 Hình 3.42 Minh họa giải pháp giúp truyền tải không gian mặt

nước vào khu vực công viên Bến Bạch Đằng

138 101 Hình 3.43 Minh họa hình thái không gian hoạt động phù hợp cho

Phân khu 1 tại CV Bến Bạch Đằng

139 102 Hình 3.44 Minh họa hình thái không gian hoạt động phù hợp cho

Phân khu 2 tại CV Bến Bạch Đằng

139 103 Hình 3.45 Minh họa hình thái không gian hoạt động phù hợp cho

Phân khu 3 tại CV Bến Bạch Đằng

Trang 18

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong khoảng Thế kỷ VI trước Công nguyên đến Thế kỷ IV sau Công nguyên, khái niệm về nơi chốn được hình thành và phát triển trên nền tảng tín ngưỡng và văn hóa của các nền văn minh cổ đại Ban đầu, ý nghĩa của nơi chốn gắn liền với yếu tố tâm linh, tôn giáo và triết học; với niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn trong vật thể và được bảo vệ bởi lực lượng siêu nhiên, điều mà vào thời điểm đó, con người chưa thể giải thích được bằng khoa học Nơi chốn khi ấy là các không gian linh thiêng, bao gồm các địa điểm tôn giáo hay một nơi ăn chốn ở nào đó duy trì sự cân bằng giữa thế giới vật chất và tinh thần Nó tạo ra sức mạnh niềm tin - được bảo vệ và được che chở Rome của người La Mã hay Olympia của người Hy Lạp là những ví dụ điển hình về nơi chốn linh thiêng, nơi tổ chức các nghi lễ cầu nguyện và tôn vinh các vị thần

Tuy nhiên, khi nền văn minh thế giới phát triển, nơi chốn được nhìn nhận một cách khoa học hơn Nó là không gian sống đặc trưng, cho phép con người tương tác với nhau và với môi trường xung quanh Trong không gian này, các yếu tố vật lý như công trình kiến trúc, cảnh quan hay địa hình đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các giá trị vật thể Các giá trị phi vật thể gồm những yếu tố như văn hóa, xã hội, lịch sử và các hoạt động diễn ra hàng ngày là linh hồn của đô thị Nó mang lại giá trị tinh thần cho cộng đồng dân cư Thế nhưng, những giá trị nơi chốn này lại bị lãng quên trong các đô thị hiện đại, khi mà sự tập trung chủ yếu vào giá trị vật chất và công năng, làm mất đi ý nghĩa sống của con người.

Vì vậy, tìm kiếm và khai thác giá trị nơi chốn là một giải pháp thiết thực mang lại cuộc sống chất lượng cho người dân Nếu thực hiện đúng cách, nó sẽ tạo ra những giá trị mới từ “tài nguyên” có sẵn, đồng thời thiết lập môi trường sống hạnh phúc vì con người Tuy nhiên, việc khai thác giá trị nơi chốn đang gặp nhiều khó khăn khi các giá trị này thường không được nhìn nhận hoặc bảo vệ đầy đủ từ người dân lẫn chính quyền đô thị, dẫn đến việc bị xâm phạm, phá hủy hoặc thay đổi mất kiểm soát Xét một cách toàn diện, có thể nói quá trình này vừa là kết quả hoạt động thực tiễn nhận thức, phương thức nhận thức, phương tiện phản ánh thế giới quan vừa tác động trở lại nâng cao cuộc sống cộng đồng

Từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, TP.HCM hiện là một trong mười thành phố năng động nhất thế giới với nét đẹp giao hòa giữa Đông và Tây, giữa cổ kính

Trang 19

và hiện đại, mang nhiều giá trị, biểu tượng của lịch sử Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển ấy là những bất cập của cấu trúc đô thị Khi tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh, khu vực trung tâm trở nên ngày một nén hơn, mật độ xây dựng tăng, cư dân thiếu những không gian an toàn, hấp dẫn cho các hoạt động xã hội mà những không gian công cộng hiếm hoi hiện hữu không đủ tầm để giải quyết các nhu cầu đó Chúng ta biết rằng, một đô thị không có ý nghĩa, không có bản sắc sẽ không có sự gắn kết cộng đồng Nó chỉ là sự lạc lõng của vật chất trong không gian hiện đại TP.HCM không thể đánh mất các giá trị nơi chốn ấy để đổi lấy lợi ích kinh tế trước mắt, để rồi thế hệ tương lai không còn nhận ra cội nguồn văn hóa dân tộc Chúng ta hòa nhập chứ không hòa tan trong quá trình phát triển đất nước Đây là thách thức lớn ảnh hưởng không nhỏ đến diện mạo đô thị và chất lượng sống của người dân Để làm được điều này, chúng ta phải biết trân quý những giá trị của thế hệ đi trước để lại, đó là những giá trị nơi chốn còn tồn tại trong Khu vực trung tâm TP.HCM Bởi trung tâm luôn là nơi hội tụ, trầm tích các giá trị vật chất và tinh thần của quá trình phát triển một đô thị

Bằng phương pháp nghiên cứu về nơi chốn, chúng ta kích hoạt sự chú ý của mọi tầng lớp xã hội Từ đó, những không gian di sản kiến trúc lịch sử có giá trị, những hoạt động văn hóa đặc sắc, các địa danh quan trọng được phục hồi và thức tỉnh trong môi trường hiện đại Tuy không thể nhìn thấy ngay được kết quả nhưng hiệu lực của nó vô cùng mạnh mẽ về sau Nó giúp người dân hiểu và yêu mến không gian mà mình đang sinh sống, biết tôn trọng lịch sử, tôn trọng cội nguồn Bên cạnh đó, nghiên cứu về nơi chốn còn giúp các nhà quy hoạch đô thị thiết lập được bản sắc trong hơi thở của những thành phố đẹp, văn minh và sống tốt Do đó, Luận án “Khai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian Khu vực trung tâm TP.HCM” nhằm tìm ra những giá trị đặc trưng

của đô thị, từ đó xây dựng các giải pháp tạo lập không gian phù hợp với bối cảnh phát triển chung nhưng vẫn gìn giữ được những giá trị của người xưa để lại Đó chính là một chủ đề hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay, nhằm góp phần phát triển TP.HCM thành đô thị bền vững và có bản sắc

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Giá trị nơi chốn trong Khu vực trung tâm TP.HCM

Phạm vi nghiên cứu:

- Giới hạn về không gian: gồm Phân khu 1, Phân khu 2 và một phần Phân khu 3

của Khu trung tâm hiện hữu TP.HCM (930 ha); trong đó:

Trang 20

+ Phân khu 1: là khu vực tập trung các công trình có chức năng Thương mại - tài chính của TP.HCM, đây cũng là khu vực lõi trung tâm kinh doanh thương mại; phát triển với chức năng kinh doanh, thương mại, khách sạn, du lịch và hành chính, dịch vụ công cộng

+ Phân khu 2: là khu vực tập trung các công trình có chức năng Văn hóa - lịch sử, là trục trung tâm văn hóa lịch sử, quanh trục Đường Lê Duẩn Phát triển với chức năng văn hóa, kinh doanh, thương mại, du lịch, dân cư và giáo dục

+ Phân khu 3: là khu vực phát triển mới đa chức năng, trải dài từ cầu Sài Gòn đến Cầu Tân Thuận, thuộc bờ Tây sông Sài Gòn

Hình 1 Bản đồ ranh giới khu vực nghiên cứu

- Giới hạn về thời gian: từ trước năm 1698 đến năm 2025 (theo đồ án quy hoạch

chung TP.HCM năm 2010)

3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của luận án

- Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp để khai thác giá trị nơi chốn khu vực

trung tâm TP.HCM

- Các mục tiêu nghiên cứu:

+ Mục tiêu chung của luận án: Tổng hợp các lý luận và thực tiễn về nơi chốn để vận dụng vào các giải pháp tổ chức không gian đô thị nhằm tạo lập không gian có bản sắc và là nơi chốn có giá trị trong đô thị

+ Các mục tiêu cụ thể của luận án:

• Mục tiêu 1: Xây dựng khung nhận diện giá trị nơi chốn, bao gồm khung

nhận diện các yếu tố tạo lập nơi chốn và phương pháp xác định giá trị của các

Trang 21

yếu tố đó

• Mục tiêu 2: Xác định các giá trị nơi chốn trong Khu vực trung tâm TP.HCM

bằng cách sử dụng khung nhận diện giá trị nơi chốn

• Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp khai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức

không gian Khu vực trung tâm TP.HCM

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp như sau:

- Phương pháp khảo sát, điều tra:khảo sát chuyên sâu các nhà nghiên cứu khoa

học nhằm định dạng khung nhận diện giá trị nơi chốn; lập phiếu điều tra xã hội học cộng đồng dân cư khu vực nghiên cứu nhằm xác định giá trị nơi chốn được khách quan và minh bạch

- Phương pháp thực địa: tham quan, khảo sát, chụp ảnh thực tế khu vực nghiên

cứu và vùng phụ cận; quan sát, thu thập dữ liệu bằng cảm nhận đa giác quan

- Phương pháp lịch sử: sưu tầm, trình bày quá trình hình thành và phát triển Sài

Gòn - TP.HCM nói chung và khu vực trung tâm nói riêng theo một trình tự liên tục và nhiều mặt; sử dụng phương pháp lịch đại, phân tích sự thay đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu theo trình tự thời gian, dưới tác động của các yếu tố chính trị, lịch sử, văn hóa, xã hội và trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác

- Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tách các thông tin, dữ liệu, sự kiện thành

các thành phần nhỏ để hiểu rõ từng phần một cách chi tiết, sau đó tổng hợp các thông tin đã được phân tích để đưa ra một hiểu biết, giải pháp hoặc khái niệm mới và toàn diện

- Phương pháp tổng hợp bằng ma trận: đối với sự đa dạng từ nhiều nguồn tài liệu

liên quan, vấn đề nghiên cứu mang tính đa chiều, phương pháp ma trận tổng hợp được áp dụng để xây dựng cái nhìn toàn diện và chi tiết về vấn đề nghiên cứu Thông qua việc tổng hợp bằng ma trận, luận án đút rút được những kết quả khách quan phục vụ cho nghiên cứu của mình

- Phương pháp sơ đồ hóa: sơ đồ hóa các khái niệm và tính chất, sử dụng để diễn

đạt logic và đơn giản hóa kết quả nghiên cứu

- Phương pháp thống kê so sánh: các nguồn số liệu thứ cấp đáng tin cậy được thu

thập từ Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, Sở Xây dựng TP.HCM, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM,… và các nguồn thông tin khác được sử dụng để xác định sự khác biệt giữa các nhóm hoặc các điều kiện khác nhau

Trang 22

trong nghiên cứu Mục tiêu chính của phương pháp này là xác định xem có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê giữa các dữ liệu có được hay không

- Phương pháp chuyên gia: Thông qua việc tiếp cận các chuyên gia tại tư gia hoặc

công sở nhằm trao đổi, học hỏi và tham vấn một số luận điểm khoa học về đề tài như: Xác định các tiêu chí đặc trưng để hoàn thành khung nhận diện các yếu tố tạo lập nơi chốn và phương pháp xác định giá trị của các yếu tố nơi chốn nhằm bổ sung cho phần tổng quan ở Chương 1, phần cơ sở của Chương 2 và phần kết quả ở Chương 3 gắn với thực tiễn, sát đúng và khoa học hơn

- Phương pháp bản đồ: Đánh giá tiềm năng và hiện trạng yếu tố nơi chốn một cách

hệ thống và tổng quát trên cơ sở phân tích, đối chiếu các thông số, hình ảnh trên bản đồ địa hình, bản đồ quy hoạch phân khu, không ảnh, tư liệu lịch sử

- Phương pháp phân tích hình thái: nghiên cứu quá trình hình thành và biến đổi

của môi trường hình thể kiến trúc qua các mốc giai đoạn; bằng việc sử dụng những tiêu chí đánh giá về hình thái, phương pháp này cho phép tổng hợp và phân tích một nhóm các không gian cần nghiên cứu để hiểu rõ sự hình thành cũng như các đặc điểm của chúng trong những giai đoạn nhất định

5 Xác định vấn đề nghiên cứu và các bước thực hiện

Để xác định vấn đề nghiên cứu cũng như lựa chọn đối tượng nghiên cứu phù hợp, luận án tiến hành khảo sát thực trạng đô thị TP.HCM, một trong những thành phố lớn và phức tạp về mặt đô thị hóa ở Việt Nam Trong đó, luận án sử dụng phương pháp thực địa và phương pháp phân tích tổng hợp để định hướng nghiên cứu

+ Với phương pháp thực địa: nghiên cứu sinh đi khảo sát từng không gian một của

khu vực nghiên cứu, chụp hình, ghi nhận lại những yếu tố đặc trưng như các công trình kiến trúc lịch sử, các quảng trường, công viên, đường phố, cũng như các hoạt động của cộng đồng dân cư Từ đó, có cái nhìn trực quan và thực tiễn trong nghiên cứu

+ Với phương pháp phân tích tổng hợp: từ các nguồn tư liệu sách báo có sẵn cũng

như qua các phương tiện thông tin truyền thông, nghiên cứu sinh phân tích cái được và chưa được của Thành phố, tổng hợp để thấy được vấn đề nào đang là vấn đề nang giải cần phải tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay Từ đó xác định đề tài mình chọn để thực hiện

Luận án được nghiên cứu theo trình tự sau:

Trang 23

Sơ đồ 1: Trình tự tiến hành nghiên cứu

Dựa vào mục tiêu và các kết quả dự kiến, luận án xác định tám bước thực hiện nghiên cứu và trình tự các bước được thực hiện như sau:

+ Bước (1), từ các tư liệu có sẵn, tiến hành tổng quan, thống kê, so sánh các khái niệm nơi chốn trên thế giới, từ đó đúc kết khái niệm nơi chốn mà luận án hướng đến Bước (2), dùng phương pháp lịch sử, phân tích hình thái và khảo sát thực địa để nhận diện những đặc trưng trong khu vực nghiên cứu qua các giai đoạn phát triển (timeline) Bước (3), luận án sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê so sánh để hệ thống hoá lý luận của các nhà nghiên cứu khoa học, nguyên tắc khai thác giá trị nơi chốn của các tổ chức quốc tế và pháp lý Việt Nam, kinh nghiệm thực tiễn khai thác giá trị nơi chốn của các đô thị trên thế giới Từ đó, sử dụng phương pháp tổng hợp bằng ma trận để xây dựng 03 ma trận nhằm có cái nhìn rõ nét hơn về các giá trị nơi chốn Kết hợp bước (1), (2), (3) và phỏng vấn chuyên gia (Bước 4) để cho kết quả mục tiêu 1

+ Bước (5), thực hiện khảo sát điều tra xã hội học (lần 1) để nhận diện các địa điểm đặc trưng từ người dân Bước (6) dùng phương pháp chồng lớp bản đồ (mapping) từ 02 bản đồ có được ở Bước (2) và Bước (5) đồng thời áp dụng khung nhận diện các yếu tố tạo lập nơi chốn (giai đoạn 1 của mục tiêu 1) để nhận diện các địa điểm là nơi chốn và lựa chọn 06 nơi chốn nổi trội trong Khu vực trung tâm TP.HCM để thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo Từ các nơi chốn nổi trội có được, vận dụng khung nhận diện giá trị nơi chốn ở kết quả mục tiêu 1 để khảo sát điều tra xã hội học người dân (lần 2) nhằm xác định các giá trị nơi chốn (Bước 7) Tiếp tục áp dụng khung nhận diện giá trị nơi chốn và lý thuyết tạo lập hình ảnh nơi chốn của Kenvin Lynch, Roger Trancik, Ian Bentley, M R G Conzen,…, lý thuyết tạo lập tinh thần nơi chốn của Jane Jacobs, Jan Gehl, Annette Mirae Kim, Christian Norberg Schulz, Yi-Fu Tuan,… để phân tích, xác

Trang 24

định các giá trị nơi chốn trong khu vực nghiên cứu (Bước 8) Chồng lớp các giá trị có được ở Bước (7) và Bước (8) cho kết quả ở mục tiêu 2

+ Để giải quyết mục tiêu 3, luận án sử dụng kết quả của mục tiêu 2 và vận dụng

lý thuyết quy hoạch đô thị, lý thuyết thiết kế đô thị, lý thuyết nơi chốn để đề xuất giải pháp tổng thể đối với Khu vực trung tâm TP.HCM và giải pháp cục bộ đối với từng nơi chốn nổi trội đã được lựa chọn

Sơ đồ 2: Các bước thực hiện nghiên cứu theo mục tiêu

6 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án

- Kết quả nghiên cứu:

+ Hệ thống hóa và làm sâu sắc thêm các lý luận về khai thác giá trị nơi chốn trong quy hoạch và thiết kế đô thị

+ Xây dựng được các cơ sở khoa học để khai thác giá trị nơi chốn

+ Xây dựng khung nhận diện các giá trị nơi chốn với 6 yếu tố và 18 tiêu chí + Xác định được 6 khu vực đặc trưng và hệ thống giá trị nơi chốn của trung tâm

Trang 25

TP.HCM

+ Đề xuất các giải pháp khai thác giá trị nơi chốn khu vực trung tâm TP.HCM bao gồm các giải pháp tổng thể và các giải pháp cụ thể cho từng khu vực

- Những đóng góp mới của luận án:

+ Xây dựng khung giá trị nơi chốn làm hệ quy chiếu kiến tạo nơi chốn + Nhận diện các giá trị nơi chốn của khu vực trung tâm TP.HCM

+ Đề xuất các giải pháp khai thác giá trị nơi chốn khu vực trung tâm TP.HCM.

7 Giải thích từ ngữ

Thân thiện: là nơi mà mọi người cảm thấy an toàn, được chào đón và có thể tương

tác một cách thoải mái và tích cực Dễ gần gũi, dễ đồng cảm và được tôn trọng

Xanh (fresh): chỉ sự tươi mát, trong lành, sạch sẽ, không bị ô nhiễm hay bị tác động

tiêu cực đến cuộc sống cư dân

Sống động: là hình ảnh ấn tượng, mang lại nhiều cảm xúc, chân thực và mạnh mẽ

đến mức con người nhận thấy như đang sống trong cảnh vật đó

Tiếp cận: là khả năng tiếp cận và sử dụng không gian một cách dễ dàng, thuận lợi

và an toàn

Tiện ích: là sự thuận lợi hay tiện dụng của người dân khi sử dụng dịch vụ công

trong không gian đô thị cũng như đáp ứng được hầu hết các nhu cầu thiết yếu của họ khi tham gia trải nghiệm

Quen thuộc: là sự gắn bó về mặt nhận thức của con người đối với một địa điểm

nhất định Đó là việc dễ dàng nhận biết hay biết rất rõ, tường tận một cái gì đó mà trong quá khứ đã thường gặp

Tiêu biểu: là hình ảnh (không gian kiến trúc) đặc biệt và nổi bật, thường đại diện

cho một phong cách, kỹ thuật hay giai đoạn lịch sử nào đó mà nó mang lại

Hài hoà: là sự cân đối, cân bằng nhịp nhàng giữa các yếu tố kiến trúc, không gian

và môi trường xung quanh Hay nói cách khác, đó là sự đồng nhất giữa hình dáng, chức năng và ngữ cảnh mà nó đặt trong đó

Thẩm mỹ: là vẻ đẹp của sự cân đối, hài hoà và ấn tượng trong nghệ thuật tạo hình Ý nghĩa (lịch sử): là tầm quan trọng của một giai đoạn đã qua có ảnh hưởng tích

cực đến cuộc sống hiện tại Nó giúp hiểu về quá khứ và đúc kết những bài học từ đó

Hữu hình: là những vật thể có thể nhìn thấy được, chúng hiện hữu rõ nét và chi tiết

mà bất kỳ ai cũng có thể quan sát và cảm nhận được sự tồn tại

Trang 26

Khách quan (lịch sử): chỉ sự rõ ràng, trung thực và minh bạch, không bóp méo sự

thật hay thêm thắt hoặc hư cấu

Độc đáo (môi cảnh): là môi trường cảnh quan có tính chất riêng, không giống,

không lẫn với những gì khác, mang tính duy nhất

Sức sống: tạo ra cảm giác tích cực, sự thoải mái, và thúc đẩy hoạt động cũng như

chỉ sự năng động và mạnh mẽ

Đa dạng (hoạt động): chỉ sự tồn tại thực hiện nhiều loại hoạt động khác nhau trong

một ngữ cảnh hay môi trường cụ thể Đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp xã hội, độ tuổi hay giới tính

An toàn (hoạt động): là việc đảm bảo môi trường hoạt động không bị các yếu tố

ngoại vi tác động gây nguy hiểm hoặc rủi ro về sức khoẻ và tài sản

Hấp dẫn (hoạt động): Là quá trình thu hút sự quan tâm, gây chú ý và kích thích sự

tham gia của người dân vào các hoạt động cộng đồng

Môi cảnh: là môi trường cảnh quan được định hình bởi ba yếu tố chính: (i) khí hậu

(nhiệt độ, tính chất của mưa, độ ẩm, …); (ii) ánh sáng (liên quan đến nắng, sương mù, trăng, sao,…); (iii) âm thanh (liên quan đến sự náo nhiệt hay yên tĩnh, các âm thanh đô thị thường xuyên hay không thường xuyên,…)

8 Cấu trúc luận án

Luận án gồm:

Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận – kiến nghị và Phụ lục Trong đó đã tham khảo 138 tài liệu, gồm 73 tài liệu trong nước và 57 tài liệu nước ngoài và 8 website

Phần nội dung gồm 3 chương:

- Chương 1 Tổng quan về nơi chốn trong đô thị và trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh (41 trang viết, 02 sơ đồ và 43 hình vẽ)

- Chương 2 Cơ sở khoa học về khai thác giá trị nơi chốn trong đô thị (34 trang viết, 03 bảng biểu và 14 hình vẽ)

- Chương 3 Khai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian Khu vực trung tâm TP.HCM (66 trang viết, 08 sơ đồ, 18 bảng biểu và 48 hình vẽ)

Trang 27

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NƠI CHỐN TRONG ĐÔ THỊ VÀ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1 Các thuật ngữ, khái niệm

1.1.1 Nơi chốn

Khái niệm nơi chốn là một khái niệm phức tạp và đa chiều, hiện tại chưa có một định nghĩa chung và toàn diện về nó Tuy nhiên, Martin Heidegger, một triết gia người Đức nổi tiếng ở Thế kỷ XX với những đóng góp của mình vào ngành triết học hiện đại, đặc biệt là về ý thức hệ, hiện sinh và bản thể học (ontology) Trong công trình của mình, Heidegger không chỉ định nghĩa “nơi chốn” (place) theo cách truyền thống là một vị trí vật lý, mà nhìn nhận nó như một khía cạnh của sự “tồn tại” và “thế giới sống” (being-in-the-world)

Theo Heidegger, “nơi chốn” gắn liền với khái niệm “Dasein” – “ở đó, nơi ở, sự ở” (một thuật ngữ Heidegger sử dụng để chỉ sự tồn tại của con người hay “sự có mặt” của con người trong thế giới) Theo đó, nơi chốn là không gian mà con người có thể trải nghiệm “sự ở”, không chỉ đơn thuần là không gian vật lý, mà còn là nơi các sự vật hiện hữu, sự việc xuất hiện và có ý nghĩa, nơi mà mối quan hệ giữa con người và thế giới được thiết lập và trở nên có ý nghĩa Trong nghiên cứu của mình (Der Ursprung des Kunstwerkes), Heidegger khám phá ý tưởng về “Raum” (không gian) và “Ort” (nơi chốn), ông phân biệt giữa không gian như một kích thước đo lường được và nơi chốn như là một “địa điểm” mà tại đó đồ vật và ý nghĩa được hiện sinh Như vậy, theo Heidegger, “nơi chốn” không chỉ đơn giản là một địa điểm trên bản đồ, mà là một khung cảnh sống động, một bối cảnh có liên quan mật thiết đến cách mà con người tồn tại và tương tác với thế giới của họ [109]

Christian Norberg-Schulz, một kiến trúc sư người Na Uy nổi tiếng với công trình của mình về khái niệm “nơi chốn” trong lý thuyết kiến trúc và phê bình kiến trúc Ông đã phát triển một lý thuyết về nơi chốn dựa trên những ý tưởng của hiện tượng học (phenomenology), nhất là dựa trên tác phẩm của Heidegger và Edmund Husserl Theo Norberg-Schulz, nơi chốn (place) không đơn giản là một vị trí địa lý hoặc một không gian vật lý; nó là tổng hợp của những trải nghiệm, cảm xúc, và ý nghĩa mà con người kết hợp với không gian đó Norberg-Schulz nhấn mạnh rằng, nơi chốn có “tính chất”, “không gian” và “thời gian” riêng - những yếu tố này tạo nên cái mà ông gọi là “không

Trang 28

gian sống” (lived space) của con người Norberg-Schulz sử dụng các thuật ngữ như “khí tính” (genius loci) để mô tả linh hồn hoặc đặc trưng của nơi chốn Ông tin rằng, mỗi địa điểm đều có một bản sắc đặc biệt mà nó đem lại cho những người sống hoặc sử dụng không gian đó Nhấn mạnh việc hiểu và thiết kế không gian kiến trúc sao cho phản ánh và tăng cường “khí tính” của nơi chốn đó [83]

Từ đó, có thể thấy rằng, Phương Tây nhìn nhận nơi chốn theo hiện tượng học kiến trúc (phenomenology of architecture) Nó nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và môi trường mà trọng tâm liên quan đến con người, môi cảnh, kiến trúc, đô thị và địa điểm Chính vì vậy, hiện tượng học kiến trúc còn được gọi là hiện tượng học địa điểm (place phenomenology)

Khác với những khái niệm trên về nơi chốn đã có, trong quá trình nghiên cứu của mình, Yi-Fu Tuan (một nhà địa lý người Mỹ gốc Hoa) phân biệt rõ ràng giữa “không gian” (space) - được hiểu là một cấu trúc mở, trừu tượng, và “nơi chốn” (place) - được hiểu là không gian có ý nghĩa và được cá nhân hóa Theo đó, “không gian” là phổ quát và trừu tượng, nó cho phép con người di chuyển và được định hình bởi tự do cũng như cảm giác Trái lại, “nơi chốn” là không gian đầy đủ ý nghĩa, nơi chúng ta biết đến như là nhà cửa, cộng đồng, hay quê hương Nơi chốn liên kết với cảm xúc và ký ức, là không gian mà ở đó con người cảm thấy gắn bó và có mối quan hệ cá nhân sâu sắc Yi-Fu Tuan nhấn mạnh rằng, nơi chốn phát triển từ không gian qua sự quen thuộc và ý nghĩa Khi con người dành thời gian cho một địa điểm, con người bắt đầu gắn kết với nó và biến không gian đó trở thành nơi chốn [129]

Theo Doãn Minh Khôi: “Môi cảnh thiên nhiên và môi cảnh vật chất đồng thời tạo cho con người sản sinh ra cảm giác quy thuộc vào một vị trí địa điểm sống mà ta gọi là nơi chốn Chúng được kết tụ và nuôi dưỡng thông qua các sản phẩm phục vụ đời sống của bao thế hệ Trong mối quan hệ này, những yếu tố vật thể trở thành cốt lõi, yếu tố phi vật thể trở nên linh thiêng Chúng được tôn thờ và trở thành bất biến” [28]

Trong tác phẩm “Đô thị học nhập môn”, Trương Quang Thao cho rằng: “Sự thích nghi của con người đối với môi trường ở do họ tự tạo ra Ở đó nhu cầu và khả năng ăn khớp với nhau, ham muốn nằm trong tầm với của thực thi, các giá trị đều phù hợp với những biểu tượng cộng đồng Và một khi điều đó đã đạt được thì môi trường ở không còn là không gian vô hồn và nó sẽ trở thành nơi chốn: nhà cửa, buôn làng, thôn xóm, phố xá gắn bó với con người, với cuộc sống hàng ngày của họ, mảnh đất nơi họ ở trở

Trang 29

thành thân thiết, thành xứ sở, nơi ông bà cha mẹ họ từng vất vả gây dựng nên và truyền lại cho họ Ở đó, mọi cột mốc như cây cổ thụ, cổng làng, đình làng, dòng sông, bến đò v.v… đã biến thành ký ức chung của cộng đồng Hồn nơi chốn sinh ra và tồn tại trong tâm thức con người như thế đó” [61, tr.330]

Theo wikipedia, nơi chốn là những khía cạnh độc đáo, khác biệt và đáng yêu của một địa điểm, nói một cách hình tượng thì “nơi chốn” không chỉ là một thực thể hiện thực mà còn là một thực thể tâm linh như Chế Lan Viên đã viết: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”

Tóm lại, khái niệm nơi chốn đến nay còn nhiều những bàn cãi và tranh luận khác nhau giữa các nhà nghiên cứu Theo quan điểm Phương Tây, nơi chốn là một địa điểm có tinh thần đối với con người và mang tính cá thể Mỗi con người có thể có nơi chốn của riêng mình và nơi chốn được hình thành bởi cảm nhận cá nhân Còn Phương Đông, nơi chốn là một không gian chung có bản sắc riêng mang tính cộng đồng Nó được đại đa số người dân thừa nhận, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với họ Xét bối cảnh nền văn hóa Việt Nam mang tính cộng đồng làng xã, có tính trọng âm, nơi chốn trong luận án được hiểu và khái niệm là địa điểm có sự gắn bó tinh thần của cộng đồng dân cư nơi đó, được xây dựng trên nền tảng các đặc trưng vật thể và phi vật thể Các đặc trưng này tạo nên giá trị nơi chốn

Sơ đồ 1.1.Quá trình hình thành nơi chốn và sự khác nhau về quan niệm nơi chốn giữa Phương Đông và Phương Tây

1.1.2 Giá trị nơi chốn

Giá trị (value) là một khái niệm vô cùng đa diện và đa dạng, tùy thuộc vào ngữ cảnh và lĩnh vực sử dụng Tuy nhiên, ở mức độ chung nhất, giá trị là một đặc tính, một tính chất của một vật, một sự việc hoặc một hành động được đánh giá bởi một người

Trang 30

hoặc một nhóm người dựa trên các tiêu chuẩn nhất định Giá trị có thể được đo lường bằng tiền tệ hoặc các đơn vị khác, hoặc chỉ đơn giản là một khái niệm trừu tượng về mức độ quan trọng, ý nghĩa hay ý tưởng của một thứ gì đó đối với con người

Trong không gian nơi chốn, giá trị được được nhìn nhận là giá trị tinh thần của một vùng đất được xác thực qua không gian của nó Trong không gian này, các giá trị vật thể và giá trị phi vật thể tồn tại chạm đến cảm xúc của cộng đồng dân cư Giá trị vật thể (tangible value) là hữu hình như địa hình, công trình kiến trúc, cảnh quan,… có thể đo lường hoặc đánh giá được một cách cụ thể bằng các phương pháp định giá khác nhau, bao gồm giá trị sử dụng, giá trị độc tôn hay giá trị tái sản xuất Giá trị phi vật thể (intangible value) là các giá trị vô hình như các hoạt động sinh hoạt văn hoá truyền thống, khí hậu đặc trưng vùng miền,… là đối tượng không thể đo lường bằng cách sờ thấy, nhìn thấy một cách cụ thể Nó chỉ có thể đo lường bằng các phương pháp như khảo sát, đánh giá của cộng đồng dân cư, các chỉ số chất lượng dịch vụ và các phương pháp định tính khác Giá trị nơi chốn là thước đo để xây dựng bản sắc của một địa điểm hay một đô thị rộng lớn

1.1.3 Không gian đô thị

Không gian là một khái niệm rất phổ biến và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau; ở mỗi lĩnh vực, không gian có ý nghĩa và định nghĩa khác nhau Trong quy hoạch đô thị, Rob Krier cho rằng: không gian đô thị là tất cả không gian giữa các tòa nhà, được giới hạn về mặt hình học bởi nhiều độ cao khác nhau Theo ông, không gian bên ngoài được coi là không gian mở, không bị cản trở sự di chuyển ngoài trời của công chúng; trong khi đó, không gian bên trong được che chắn khỏi những bất lợi của thời tiết và môi trường xung quanh [120] Theo Võ Kim Cương: “Không gian đô thị là không gian hình học ba chiều, trong không gian đó đô thị tồn tại và phát triển Không gian đô thị có thể có biên giới và có thể không có biên giới” Theo Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12: “Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị”

Như vậy, không gian đô thị là không gian trong một khu đô thị, bao gồm các khu vực mở và khu vực được xây dựng như đường phố, công viên, quảng trường, khu thương mại và công trình kiến trúc, Không gian đô thị thường được thiết kế để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, công việc, giải trí và giao thông của người dân trong khu vực đô thị; là nơi diễn ra các hoạt động xã hội một cách cởi mở và mọi người dễ dàng tham gia và

Trang 31

thực hiện quyền công dân của mình Không gian đô thị có tầm quan trọng lớn đối với chất lượng cuộc sống của người dân và cũng là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế và văn hóa của đô thị Không gian đô thị có thể nằm bên trong hoặc bên ngoài công trình Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, không gian đô thị được đề cập là không gian công cộng bên ngoài công trình, nơi mà mọi người đều có thể thoải mái tiếp cận, không phân biệt địa vị xã hội, giới tính, sắc tộc, tôn giáo Nơi cơ hội cho việc tạo dựng và nuôi dưỡng không gian nơi chốn

1.1.4 Hình thái không gian đô thị

Đô thị đặc trưng bởi sự kết hợp giữa yếu tố tự nhiên và nhân tạo, biểu hiện cả về mặt vật lý lẫn ý nghĩa văn hóa Nó không chỉ là không gian tự nhiên được biến đổi, mà còn là sản phẩm của sự sáng tạo và tương tác văn hóa, phản ánh ý thức và hoạt động của cá nhân cũng như cộng đồng Đô thị tồn tại ở cả dạng hữu hình và vô hình, đồng thời là biểu tượng mạnh mẽ cho sự tiến bộ và phát triển xã hội loài người trong không gian sống [35] Đó cũng là điều mà trước đó khoảng nửa thế kỷ, Otto Schluter (nhà địa lý người Đức) quan sát được và đưa ra khái niệm “cảnh quan văn hóa” để khảo sát về đô thị, đồng thời đưa ra những nghiên cứu đầu tiên về hình thái học đô thị Otto Schluter đã phân loại cảnh quan thành hai dạng chính: urlandschaft - cảnh quan nguyên thủy, tồn tại trước khi bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người; và kulturlandschaft - cảnh quan văn hóa, chịu sự biến đổi do tác động của con người Để phân tích sự chuyển tiếp giữa hai loại cảnh quan này, ông đã đề xuất một phương pháp hình thái học cảnh quan, nhằm bổ sung cho lĩnh vực địa lý học và hỗ trợ cho sự phát triển của nghiên cứu cảnh quan tại Đức, nơi đã có những bước tiến quan trọng về cảnh quan trong những năm đầu của thế kỷ XX Khái niệm về cảnh quan văn hóa nhanh chóng trở thành trọng tâm ngành địa lý nhân văn và trong lĩnh vực nghiên cứu đô thị Từ đó có thể thấy rằng, cảnh quan văn hoá hay không gian đô thị là nền tảng cho việc phát triển hình thái học đô thị [134]

Hình thái học đô thị theo Doãn Minh Khôi, “là một chuyên ngành nghiên cứu về dạng vật lý của không gian đô thị, sự tiến hóa trong mối quan hệ với những thay đổi của xã hội, kinh tế và dân số Rộng hơn, hình thái đô thị là sự định dạng về hình thể và cấu trúc đô thị cùng với các mối liên kết về không gian và tổ chức công năng giữa kiến trúc – quy hoạch – cảnh quan đô thị Nội dung trọng tâm trong nghiên cứu hình thái đô thị là sự phân tích về hình dạng trên bình đồ và hình khối so sánh trong quá trình hình thành và phát triển của đô thị” [27]

Trang 32

Theo Hoàng Ngọc Lan, “Hình thái không gian đô thị là biểu hiện trạng thái không gian của đô thị tại từng thời điểm nhất định trong quá khứ - hiện tại - tương lai Hình thức bên ngoài và các hoạt động sống bên trong Sự tương tác này tạo ra giá trị và ý nghĩa của không gian Hiểu được ý nghĩa và giá trị cùng các yếu tố vật thể và hoạt động sống sẽ hiểu được bản chất không gian đô thị” [34]

Như vậy, hình thái không gian đô thị là các lớp cấu trúc của đô thị, còn hình thái học đô thị là phương pháp và công cụ để nghiên cứu các lớp cấu trúc này (vật thể và phi vật thể) nhằm tìm ra logic của mối quan hệ biện chứng giữa chúng theo thời gian Nghiên cứu hình thái không gian đô thị giúp chúng ta hiểu về cấu trúc không gian của đô thị Quan trọng hơn, cấu trúc đó cho thấy nó là một không gian được tổ chức và phát triển bởi con người Nó diễn giải cách thức con người xây dựng nơi chốn của mình qua tiến trình lịch sử

1.2 Tổng quan về nơi chốn trong đô thị

1.2.1 Tinh thần nơi chốn

Tinh thần nơi chốn là một khái niệm được hình thành từ khoảng năm 510 trước Công nguyên tới năm 480 sau Công nguyên Theo đó, người La Mã cổ đại tin rằng tất cả sự vật hiện sinh đều có tinh thần của riêng nó, tinh thần người giám hộ chúng Tinh thần này đem lại đức tin cho con người vượt qua các trở ngại trong cuộc sống và đồng hành với họ từ khi sinh ra cho đến lúc chết Đặc biệt, họ nhận ra rằng, nơi chốn có tầm quan trọng sống còn để tồn tại một địa điểm, nơi cuộc sống con người đang diễn ra Để hiểu được ý nghĩa của nơi chốn, chìa khóa quan trọng là cảm xúc và tinh thần mà con người cảm nhận từ nó chứ không chỉ là vị trí và chức năng của nó Tinh thần nơi chốn được lưu giữ trong ký ức của từng cá nhân và trở thành ký ức chung của toàn xã hội Sự giao thoa giữa phong tục, truyền thống văn hóa, và môi trường sống chung góp phần hình thành nên linh hồn địa điểm, qua đó phản ánh tinh thần nơi chốn

Gerhard Kallmann (Kiến trúc sư người Mỹ gốc Đức) từng kể một câu chuyện để minh họa cho khái niệm “tinh thần nơi chốn” của mình: “…Sau nhiều năm, ông quay trở lại Đức, ở giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ hai và muốn nhìn thấy ngôi nhà nơi ông đã lớn lên Tuy nhiên, ngôi nhà ở Berlin không còn Lúc ấy, ông cảm thấy như mình bị mất đi một cái gì đó làm ông hụt hẫng Nhưng sau đó, ông đột nhiên nhận ra vỉa hè, nét đặc trưng còn sót lại mà khi xưa, ở đó ông đã chơi như một đứa trẻ Và ông đã trải nghiệm một cảm giác mạnh mẽ của chuyến quay trở lại này” [82]

Trang 33

Vì thế, có thể thấy rằng, tinh thần nơi chốn là giá trị niềm tin, cảm xúc của con người đối với không gian mà mình đang sinh sống Nó được biểu hiện qua giá trị của một “vùng đất” (vật thể) hay lối sống (phi vật thể) đem đến cho cộng đồng dân cư sự bình an và hạnh phúc Tinh thần nơi chốn được tích tụ và lưu giữ trong ký ức của từng cá nhân và trở thành ký ức chung của cả cộng đồng Có rất nhiều thuật ngữ để mô tả tinh thần nơi chốn, ví dụ như tâm hồn nơi chốn, ý thức nơi chốn, cảm giác nơi chốn (genius loci, spirit of place, sense of place)

Sơ đồ 1.2 Quá trình hình thành giá trị tinh thần nơi chốn

1.2.2 Nhận diện giá trị nơi chốn trong đô thị

Để nhận diện giá trị nơi chốn, người ta xem xét cách ứng xử của cộng đồng đối với một địa điểm nhất định nào đó thông qua quá trình trải nghiệm bằng cách tham gia các hoạt động để cảm nhận sự khác biệt Thông thường, con người cảm nhận cuộc sống thông qua năm giác quan cơ bản là: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác và giác quan thứ sáu là cảm xúc hay linh cảm Đối với các địa điểm trong đô thị, thị giác là yếu tố quan trọng nhất để cảm nhận nơi chốn, bởi đô thị được xác định và ghi nhớ chủ yếu thông qua các hình ảnh Tuy nhiên, cảm nhận của con người về nơi chốn không được duy trì thường xuyên mà là những phân đoạn rời rạc, pha trộn bởi các mối bận tâm khác của cuộc sống Vì vậy, để có chiều sâu cảm xúc về nơi chốn, con người phải cảm nhận đồng thời bởi tất cả sáu giác quan

Trong các giác quan, năm giác quan cơ bản là cảm nhận hữu hình, giác quan thứ sáu là vô hình - giác quan này là linh cảm cho ta thấy được “linh hồn” của không gian Nó là sự liên tưởng và cảm thấy, cảm thấy an toàn, cảm thấy hạnh phúc, cảm thấy nhớ nhung, Chiristian Norberg-Schulz khẳng định: “Những không gian truyền thống nhưng mang yếu tố tâm linh giúp chúng ta thấu hiểu bản chất tâm hồn của đô thị, tạo

Trang 34

cảm giác thân thiện, gần gũi, gắn bó hơn với môi trường sống hiện tại” [83] Như thế, để nhận diện các yếu tố nơi chốn trong không gian phải trải qua ba phân đoạn nhận thức: cảm nhận về địa điểm (sense of place), ý nghĩa của địa điểm (meaning of place) và đặc trưng của địa điểm (identity of place)

Vì vậy, nhận diện giá trị nơi chốn là quá trình tìm kiếm những giá trị vật thể và giá trị phi vật thể còn lẫn trong không gian sống, xác thực nó bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học Trong đó, phương pháp lịch sử là phương pháp quan trọng nhất để tiếp cận do yếu tố thời gian để lại

1.2.3 Khai thác giá trị nơi chốn trong đô thị

Khai thác giá trị nơi chốn là việc tìm kiếm các đặc trưng ý nghĩa tồn tại trong không gian và phục hồi, làm cho nó “sống” lại thích ứng trong môi trường hiện hữu Để làm được việc đó, trước hết phải hiểu về nó, biết cách nó tồn tại như thế nào Muốn vậy, các giá trị đặc trưng phải được xác định rõ ràng để có thể nhận diện ngay lập tức Sau đó, các giá trị đặc trưng này phải được lồng trong không gian tương tác tổng thể khu vực bằng cách duy trì các hoạt động có giá trị trong cuộc sống nhằm tạo nên ý nghĩa tinh thần trong cộng đồng dân cư

Giá trị nơi chốn không phải là những gì bất biến và khép kín, nó là hệ thống mở luôn dung nạp, tiếp nhận thêm nhân tố mới để làm giàu và phong phú thêm cuộc sống của con người Mỗi đô thị được hình thành đều có di sản do thời gian để lại, là nhân tố đặc biệt tạo nên giá trị nơi chốn trong đô thị Khai thác giá trị nơi chốn không thể xem nhẹ các giá trị di sản vốn đã định hình từ cội nguồn xa xưa của nó, các giá trị đó có thể là vật thể hay phi vật thể Nghĩa là khi phát triển, cần phải tìm ra được giá trị nào, không gian nào cần giữ lại và vật thể nào, không gian nào cần bỏ đi để tạo lập mới, cái gì cần tôn tạo phục dựng để bảo tồn, cái gì cần điều chỉnh để phát huy giá trị

Nhìn chung, khai thác giá trị nơi chốn là việc nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá và nhận diện các giá trị nơi chốn trong không gian đô thị Từ đó, đưa ra giải pháp khai thác thích ứng bằng cách phục hồi các giá trị đã mất, nâng cao các giá trị còn thấp và duy trì các giá trị đủ mạnh vì lợi ích cộng đồng và lợi ích quốc gia

1.2.4 Tổng quan về khai thác giá trị nơi chốn tại TP.HCM và trên thế giới

Ngày nay, các đô thị trên thế giới khai thác giá trị nơi chốn thường thông qua việc tìm kiếm đặc trưng là hình ảnh công trình hơn là các giá trị thiên nhiên và lối sống Cùng với đó là sự mất cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn các giá trị bản địa Có không

Trang 35

ít trường hợp giá trị nơi chốn bị xem nhẹ hoặc thậm chí bị phá hủy do áp lực từ sự phát triển đô thị không kiểm soát và quy hoạch yếu kém Khuynh hướng “Tabula Rasa” (tấm bảng sạch) phá bỏ các công trình cũ để xây dựng các công trình kiến trúc hiện đại nhưng thiếu bản sắc nhen nhóm khắp nơi trên thế giới Nó đã huỷ hoại ký ức tốt đẹp của một đô thị mà Singapore là một ví dụ, ngay sau khi tuyên bố độc lập năm 1963, Singapore phải đối mặt với việc giải quyết nhà ở trên diện rộng, họ đã vội vã thực hiện chính sách đập và xây, loại bỏ hầu hết các không gian cũ nhưng có giá trị về lịch sử, những di tích cần được bảo tồn để hiện đại hóa Khi nhìn lại thực tế, họ đã phải hối tiếc và nhanh chóng sửa sai Những khu phố người Hoa, người Ấn,… được phục dựng, những không gian sinh hoạt cộng đồng được tái sinh Trung Quốc cũng có bức tranh tương tự trước làn sóng công trình hậu hiện đại lấn át di sản Tuy nhiên, chính quyền sau đó đã kịp thời nhận ra giá trị vô hình to lớn của những không gian nơi chốn đang mất dần và kịp thời dừng lại để đề ra phương thức khai thác hiệu quả Đó cũng là điểm chung của hầu hết các đô thị trên thế giới đã và đang trải qua

Trong việc khai thác giá trị nơi chốn, không phải tất cả các đô thị đều thành công Một số đô thị thất bại trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nơi chốn do sự phát triển đô thị không kiểm soát và thiếu cân nhắc Một vấn đề chung là các đô thị đã đánh mất vai trò quan trọng của những không gian thiên nhiên như đồi, núi, cây xanh trong kiến tạo đô thị Việc tổ chức các hành lang bảo vệ tầm nhìn đến các cột mốc tự nhiên này và kết nối chúng với đô thị thông qua hệ thống giao thông và không gian xanh là điều cần thiết nhưng không phải lúc nào cũng được thực hiện hiệu quả Ngoài ra, yếu tố mặt nước, vốn là một phần quan trọng trong không gian đô thị, cũng không được chú ý đúng mức Cuối cùng, việc tập trung quá mức vào giá trị thực tiễn và công năng thường làm mất đi các giá trị văn hóa và lịch sử, gây thiệt hại cho sự đa dạng và tính kết nối giữa các thế hệ

Tuy nhiên cũng có không ít các đô thị đã thành công trong việc “biến” các địa điểm là nơi chốn thành nguồn lực phát triển du lịch và kích thích kinh tế địa phương, Busan – Hàn Quốc là một ví dụ Tại đây, các yếu tố tự nhiên được khai thác tốt, từ bãi biển Haeundae đến đỉnh núi Yongdusan Tận dụng môi trường tự nhiên của núi, sông và biển để cung cấp địa điểm quay phim cho các bộ phim hay chương trình truyền hình, biến Busan thành thánh đường điện ảnh Các công trình kiến trúc nơi đây mang nét hiện đại của những toà cao ốc và cảng biển nhưng lại giữ được nét truyền thống mang đậm nét văn hoá qua những ngôi làng cổ xưa, những khu chợ truyền thống nổi tiếng

Trang 36

Việc trả lại các giá trị thực là nơi chốn trở thành mục tiêu quan trọng mà các quốc gia trên thế giới đang hướng tới trong việc tái cấu trúc không gian và tạo lập bản sắc đô thị Rõ ràng, sự phát triển mạnh mẽ của các yếu tố như giao thông và nhu cầu về đất ở đã dẫn đến việc đánh mất nhiều khu vực là hồn cốt của đô thị, đe dọa đến sự phát triển bền vững Một ví dụ điển hình cho xu hướng này là sự chuyển đổi: “lấy đất từ nước” sang “nhường lại đất cho nước” ở Hà Lan; và thành công trong việc phục hồi dòng suối Cheonggyecheon ở Hàn Quốc, nơi một con đường cao tốc nhộn nhịp nhất tại Seoul đã được chuyển đổi thành dòng suối tự nhiên Những dự án như vậy minh chứng cho việc bảo tồn, phục hồi và khai thác giá trị nơi chốn không chỉ là cần thiết mà còn mang lại lợi ích to lớn

TP.HCM, một siêu đô thị với tốc độ phát triển nhanh chóng những năm gần đây đã đặt ra những thách thức nhất định, bao gồm vấn đề quản lý quy hoạch, ùn tắc giao thông, di sản đô thị bị đe doạ Mặc dù vậy, TP.HCM vẫn không ngừng nỗ lực trong việc tạo ra một không gian sống đa dạng, năng động và bền vững, qua đó phản ánh sự cân bằng giữa truyền thống và hiện đại, giữa phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa bản địa Trong đó, khu trung tâm lịch sử gồm quận 1 và quận 3, nổi bật với những tòa nhà chọc trời, trung tâm thương mại, các khách sạn sang trọng, nhà hàng, và là nơi tập trung của các ngân hàng, công ty tài chính Tại đây kiến trúc Pháp kết hợp với kiến trúc truyền thống Việt tạo nên một bức tranh đa sắc thái về văn hóa và lịch sử của thành phố Nơi sông nước làm nên sự đa dạng của văn hoá người Nam Bộ

Khu Đô thị mới Phú Mỹ Hưng, nơi giao thoa văn hoá của những con người đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc,…; đô thị mới Thủ Thiêm, nơi cư trú của không ít người Châu Âu, đó là những khu vực phát triển theo mô hình đô thị hiện đại với các khu chung cư cao cấp, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện và không gian xanh được quy hoạch bài bản

Khu công nghiệp và kho bãi ở các quận ngoại ô cũ như quận 9, quận Thủ Đức cũ (TP Thủ Đức hiện nay), và một số khu vực khác như quận 4 (nơi có Bến Nhà Rồng là không gian mang giá trị về chính trị văn hoá đặc trưng), Đây là những khu vực tập trung sản xuất, chế biến và logistics Khu dân cư ngoại ô và ven đô là các quận ngoại ô và huyện lân cận như Hóc Môn, Bình Chánh, và Củ Chi Nơi đây vẫn giữ được nhiều nét đặc trưng của nông thôn với những cánh đồng lúa, nhà vườn, và làng nghề truyền thống gắn với địa danh “Củ Chi - đất thép thành đồng” TP.HCM còn có vị trí nằm bên

Trang 37

sông Sài Gòn, với Cảng Sài Gòn là một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong thương mại và giao thông vận tải, đặc điểm phát triển kinh tế trọng yếu của vùng đất này

Nhìn chung, TP.HCM tồn tại nhiều không gian nơi chốn có sự giao thoa giữa nét xưa của văn hoá Việt và nét hiện đại, tinh hoa của văn hoá Phương Tây, nhất là từ Pháp và Mỹ Các đặc trưng này đến nay vẫn còn được lưu giữ qua các giá trị vật thể thể hiện ở các công trình lịch sử, không gian mở trong đô thị, các hoạt động mang tính cộng đồng Tuy nhiên, nhiều không gian nơi chốn đang bị lu mờ hoặc biến dạng vì các lợi ích kinh tế cũng như tầm nhìn hạn hẹp trong công tác quản lý quy hoạch đô thị hiện nay

1.3 Tổng quan về Khu vực trung tâm TP.HCM

1.3.1 Vị trí Khu vực trung tâm TP.HCM

TP.HCM có vị trí địa lý ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10°10’ – 10°38 vĩ độ Bắc và 106°22’ – 106°54’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang

Trong đó, khu vực nghiên cứu “trung tâm TP.HCM” được xem là “trung tâm lịch sử” - vùng đất có ranh giới địa lý phát triển đô thị ổn định xuyên suốt qua các giai đoạn lịch sử Nó được giới hạn trong nghiên cứu là khu vực đô thị nằm ở phía Tây sông Sài Gòn, Đông Bắc giới hạn bởi đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Cảnh và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, giáp Quận Bình Thạnh Tây Bắc giới hạn bởi đường Nguyễn thị Minh Khai, giáp Quận 3 Phía Đông giáp sông Sài Gòn Phía Nam giới hạn bởi đường Hàm Nghi và đường Phạm Ngũ Lão, Quận 1 Tây Nam giới hạn bởi đường Cống Quỳnh thuộc Quận 1

Theo quy hoạch năm 2012, Khu trung tâm hiện hữu TP.HCM (930ha) gồm 05 phân khu chức năng: Khu lõi trung tâm thương mại - tài chính (Phân khu 1); Khu trung tâm văn hóa - lịch sử (Phân khu 2); Khu bờ Tây sông Sài Gòn (Phân khu 3); Khu thấp tầng (Phân khu 4); và Khu lân cận lõi trung tâm (Phân khu 5)

Từ quy hoạch có thể thấy, nếu Phân khu 4 và Phân khu 5 chỉ đơn thuần mang chức năng đã được vạch ra bởi đồ án quy hoạch, không có nhiều tính đặc trưng thì Phân khu 1 mang yếu tố là nơi neo giữ tất cả các dòng chảy về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, do tập trung nhiều chức năng và hệ thống chức năng của đô thị; Phân khu 2 mang yếu

Trang 38

tố kế thừa các giá trị của lịch sử, văn hóa Giữa Phân khu 1 và Phân khu 2 có sự giao thoa của nhiều không gian văn hóa lịch sử và các công trình kiến trúc có giá trị Phân khu 3 có yếu tố cảnh quan sông nước - là không gian tự nhiên rất đặc trưng của vùng Nam Bộ Mặc khác, xét về mặt lịch sử hơn 300 năm, chiếu theo tiến trình phát triển khu vực Sài Gòn xưa qua các bản đồ (lấy bản đồ quy hoạch năm 1862 làm mốc), địa giới phân khu 1, 2, và một phần phân khu 3 của Quy hoạch 930 ha cũng là địa giới định hình cấu trúc đô thị qua các giai đoạn phát triển – có thể coi là trung tâm lịch sử của TP.HCM Do vậy, Phân khu 1, 2 và một phần phân khu 3 được chọn để phân tích vì ứng với 03 phân khu này tồn tại nhiều hơn cả các giá trị về nơi chốn, mang tính đại diện có thể phản ánh được hình thái không gian qua các thời kỳ [71] (Hình 1.a, Hình 1.b, Hình 1.c)

1.3.2 Lịch sử phát triển Khu vực trung tâm TP.HCM

Vào thời kỳ cổ đại, địa điểm nay là TP.HCM thuộc quốc gia cổ Phù Nam, dân cư thưa thớt, là khu vực tranh chấp ảnh hưởng giữa Chân Lạp và Chiêm Thành Thời kỳ này chỉ ghi nhận 02 ngôi làng nhỏ của người Chân Lạp, một mang tên là Prei Nokor (Sài Gòn), một mang tên là Kas Krobei (Bến Nghé) Năm 1623, Chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu Vua Chey Chettha II cho lập Đồn thu thuế tại hai ngôi làng này Cùng khi đó, người Việt bắt đầu tập trung sinh sống xung quanh khu vực đồn Chẳng bao lâu, hai Đồn thu thuế trở thành trung tâm của khu thị tứ trên bến dưới thuyền, công nghiệp và thương nghiệp sầm uất Năm 1698, Chúa Nguyễn cử Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, thiết lập chính quyền, các đơn vị hành chính, chia đặt tỉnh lỵ, chính thức xác lập chủ quyền của Đại Việt trên vùng đất mới [12]

Hơn 300 năm sau đó, Sài Gòn đã chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chính trị, văn hoá, xã hội khác nhau để hình thành nên TP.HCM ngày hôm nay Qua lịch đại, có thể phân chia lịch sử phát triển Sài Gòn - TP.HCM làm 05 giai đoạn phát triển tiêu biểu tương ứng với những bước chuyển biến lớn hình thành cấu trúc đô thị ngày nay (Hình 1.d), đó là:

- Giai đoạn trước 1698: Thời kỳ khai hoang lập ấp, trước khi thành lập Sài Gòn - TP.HCM, khu vực này là một vùng đất hoang sơ và ít người ở Người Việt và người Hoa là hai dân tộc chính sinh sống ở đây và họ đã khai hoang, lập ấp và phát triển kinh tế

- Giai đoạn 1698-1859: Thời kỳ Nhà Nguyễn, Vua Gia Long đã cho thành lập Gia Định Thành (tên gọi cũ của Sài Gòn - TP.HCM) Gia Định Thành được xây dựng nhằm mục đích phòng thủ và bảo vệ lãnh thổ Trong thời kỳ này, nơi đây là một trung tâm

Trang 39

thương mại quan trọng và có nhiều công trình kiến trúc truyền thống tiêu biểu

- Giai đoạn 1859-1954: Thời kỳ Pháp thuộc, đô thị thương cảng, sau khi Pháp xâm lược Việt Nam, Thành phố đã được đổi tên thành Sài Gòn và trở thành trung tâm hành chính, kinh tế và văn hóa của Nam Kỳ (Miền Nam Việt Nam) Thành phố phát triển mạnh trong thời kỳ này, với nhiều công trình kiến trúc đặc sắc và hệ thống giao thông vận tải hiện đại Ngoài ra, Thành phố cũng trở thành một trung tâm thương mại và cảng biển quan trọng của khu vực Đông Nam Á

- Giai đoạn 1954-1975: Thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, đô thị quân sự, sau khi Pháp rời Việt Nam, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa Tuy nhiên, sau khi Mỹ can thiệp vào cuộc chiến tranh Việt Nam, Thành phố trở thành một trung tâm quân sự, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ để phục vụ nhu cầu của quân đội Mỹ và chế độ do Mỹ hậu thuẫn

- Giai đoạn sau 1975: Thời kỳ thống nhất đất nước, sau khi chiến tranh kết thúc, Thành phố Sài Gòn được đổi tên thành TP.HCM và trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của cả nước Thành phố đã trải qua một quá trình phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục và khoa học kỹ thuật Hiện nay, TP.HCM là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với nhiều cơ hội đầu tư và phát triển Thành phố có nhiều công trình kiến đặc trưng và đa dạng, cũng như nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn

1.3.3 Hình thái không gian đô thị Khu vực trung tâm TP.HCM

1.3.3.1 Hình thái cây xanh, mặt nước

Sự khác biệt của Sài Gòn - TP.HCM với các đô thị lớn khác là mối quan hệ giữa yếu tố sông nước với không gian đô thị Theo Phạm Phú Cường, các dòng sông, con rạch tại TP.HCM hòa mình vào đô thị, tham gia vào quá trình định hình và phát triển của thành phố Mọi sự thay đổi không gian của Khu vực trung tâm TP.HCM đều in bóng sông nước trở thành một đặc trưng quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa Sài Gòn - văn hóa Nam Bộ Các đặc điểm địa hình tự nhiên đã làm nên cấu trúc đô thị của Sài Gòn – TP.HCM như thế [4]

Trang 40

Hình 1.1: Hình thái cây xanh, mặt nước trong khu vực nghiên cứu qua các giai đoạn

Trước năm 1698, Khu vực trung tâm TP.HCM chủ yếu là rừng tự nhiên với diện tích lớn, gần như phủ kín với cây xanh và cỏ dại Hệ thống sông, rạch tự nhiên gồm: Sông Sài Gòn và Sông Đồng Nai; nhánh phụ thứ 1 gồm tuyến Rạch Thị Nghè - Cầu Bông - Nhiêu Lộc; nhánh phụ thứ 2 có kênh Văn Thánh; nhánh phụ thứ 3 gồm tuyến kênh Bến Nghé - Tàu Hủ

Đến thời Nhà Nguyễn (1698-1859), các mảng xanh này dần thu hẹp để xây dựng các công trình Các con kênh lớn được khai phá như Kênh Ruột Ngựa, Kinh Lớn (nay là Đường Nguyễn Huệ) và hệ thống kênh phòng thủ bao quanh Thành Bát Quái

Thời kỳ Pháp thuộc (1859-1954), người Pháp quy hoạch Thành phố Sài Gòn và bắt đầu xây dựng một số công viên (Tao Đàn, Thảo Cầm Viên,…), trồng cây xanh dọc các tuyến đường làm tăng mảng xanh cho đô thị; đồng thời đào và lấp một số kênh để xây dựng công trình như: lấp Đầm Boresse để xây Chợ Bến Thành, lấp Kinh Lớn Charner để làm Đường Nguyễn Huệ,…

Điểm qua lịch sử kênh rạch ở Sài Gòn – TP.HCM, có thể thấy kênh rạch chủ yếu bị tác động bởi quá trình đô thị hóa (dù đào hay lấp) mà động lực của nó chính là kinh tế Lúc đầu, khi giao thông trên bộ chưa phát triển thì kênh rạch được tận dụng để giao thương Đến khi phương tiện giao thông phát triển thì kênh rạch được lấp đi để nhường chỗ cho đường sá, công trình Sau khi các kênh rạch bị lấp đi để làm đường thì một lần nữa hình thái đô thị được tiếp tục định hình bằng những hệ thống đường phố này [41]

Thời Việt Nam Cộng hòa (1954-1975), hệ thống cây xanh, mặt nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ; có nhiều công viên, vườn hoa và cây xanh đường phố xuất hiện, một số mảng xanh trong công trình dần được hình thành, nhưng đồng thời các mảng xanh lớn bị chia cắt và thu hẹp dần (như Công viên Tao Đàn, Công viên 23/9,…) Tuy nhiên, vẫn còn giữ được một số khu vực mảng xanh tự nhiên ở khu vực phía Bắc rạch Thị Nghè Yếu tố mặt nước ở giai đoạn này tương đối ổn định

Ngày đăng: 27/04/2024, 06:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan