1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ Án Nhóm Tài Nguyên Du Lịch Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.pdf

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Nguyên Du Lịch Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
Tác giả Nguyễn Quốc Cường, Võ Tuyết Nhi, Quách Phan Bảo Trân, Phan Thị Thu Hương, Lê Phạm Quỳnh Thư, Lê Ngọc Tú Uyên, Trần Thị Ngọc Mai, Nguyễn Đoàn Như Ý, Nguyễn Thị My Nhi, Mai Khánh Toàn, Trần Long Hải, Nguyễn Hồ Phương Thảo, Hoàng Thị Cẩm Nhân, Nguyễn Tùng Anh, Nguyễn Gia Hội
Người hướng dẫn Th.S Lý Thị Thương
Trường học Đại Học Duy Tân Trường Du Lịch
Chuyên ngành Tài Nguyên Du Lịch
Thể loại Đồ Án Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 410,47 KB

Nội dung

Từ những bãi biển trắng mịn, những ngọn núi hùng vĩ, đến những ngôi chùa cổ kính và lễ hội độc đáo, duyên hải nam trung bộ mang đến cho du khách một trải nghiệm tuyệt vời và đậm đà văn h

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂN TRƯỜNG DU LỊCH

-o0o -ĐỒ ÁN NHÓM MÔN: TÀI NGUYÊN DU LỊCH

MÃ MÔN: HOS 250

NAM TRUNG BỘ

GVHD: TH.S LÝ THỊ THƯƠNG

mức độ

Điểm

Trang 2

tham gia

3 Quách Phan Bảo Trân 27213246088 90%

12 Nguyễn Hồ Phương Thảo 28206223095 95%

Đà Nẵng, 9/2023 LỜI MỞ ĐẦU

Trang 3

Vùng duyên hải nam trung bộ là một điểm đến du lịch đa dạng và hấp dẫn tại Việt Nam Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, di sản văn hóa phong phú và nền văn hóa độc đáo, khu vực này thu hút hàng triệu du khách mỗi năm Từ những bãi biển trắng mịn, những ngọn núi hùng vĩ, đến những ngôi chùa cổ kính và lễ hội độc đáo, duyên hải nam trung bộ mang đến cho du khách một trải nghiệm tuyệt vời và đậm đà văn hóa

Với sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch, vùng duyên hải nam trung bộ đã trở thành một điểm đến nổi tiếng và được biết đến trên toàn thế giới Du khách có thể khám phá những bãi biển tuyệt đẹp như Mỹ Khê và Non Nước ở Đà Nẵng, tham quan các di sản văn hóa thế giới như Phong Nha-Kẻ Bàng và Huế, hay thưởng ngoạn những lễ hội truyền thống độc đáo như Hội An Lampion và Lễ hội Cầu Ngư

Bên cạnh đó, vùng duyên hải nam trung bộ cũng nổi tiếng với ẩm thực phong phú và đa dạng Du khách có thể thưởng thức những món ăn đặc sản độc đáo như mì Quảng, bánh xèo, bánh bèo và nước mắm Phú Quốc Không chỉ có cảnh đẹp và ẩm thực, vùng này còn cung cấp các hoạt động giải trí và thể thao như lặn biển, leo núi, chơi golf và tham gia các tour du lịch phiêu lưu

Với những điểm đến đa dạng và hấp dẫn như vậy, vùng duyên hải nam trung bộ trở thành một thiên đường du lịch không thể bỏ qua Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về tài nguyên du lịch của khu vực này, từ cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa, ẩm thực đến lễ hội độc đáo, nhằm giúp du khách có cái nhìn tổng quan và sâu sắc về vùng duyên hải nam trung bộ Bài viết này chia thành 4 mục, bao gồm:

I Giới thiệu về vùng

- Tỉnh thành

- Vị trí thuận lợi

II Tài nguyên du lịch của vùng

- Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Tài nguyên du lịch nhân văn

III Đánh thực trạng của tài nguyên du lịch của vùng

IV Giải pháp nhằm khai thác tốt tài nguyên du lịch của vùng

V Tổng kết

Em xin gửi lời chân thành cảm ơn cô Lý Thị Thương đã hướng dẫn giúp đỡ nhóm em hoàn thành đề tài này Trong bài viết còn nhiều sai sót mong cô chỉ bảo để chúng em rút kinh nghiệm lần sau sửa chữa

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

1 Giới Thiệu về vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ:

Có 7 tỉnh, 1 thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm: TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận Diện tích tự nhiên là44.377 km², dân số khoảng 9 triệu người (năm 2015)

Nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của quốc gia cả về đường bộ (quốc lộ 1A ), đường sắt (đường sắt Thống Nhất) và tuyến hàng không, gần hải phận quốc tế

(14km) và tuyến hàng hải quốc tế => điều kiện hết sức thuận lợi cho việc đón

khách quốc tế và nội địa bằng mọi phương tiện giao thông

2 Tài nguyên du lịch của vùng

2.1 Tài nguyên tự nhiên của vùng

* Địa hình:

- Địa hình núi cao và trung bình (độ cao từ 700m trở lên): chiếm ưu thế và bị

chia cắt phức tạp, kết hợp với dải ven biển hẹp dẫn đến phân hóa theo độ

cao, tạo sự đa dạng làm tiền đề cho sản phẩm du lịch, ví dụ là núi Bà Nà (tp ĐN) cao 1.487m

- Địa hình núi thấp (độ cao từ 300 – 700m): phân bố thành những dải hẹp,

chuyển tiếp giữa vùng núi trung bình và vùng gò đồi, chạy dọc theo hướng

Bắc – Nam, lượn theo vòng cung của dãy Trường Sơn

- Địa hình gò đồi (dưới 300m): có độ dốc thoải là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng ven biển

và đồi núi

- Địa hình đồng bằng hơi bằng phẳng hơi nghiêng về phía đông ra tới biển (3 bán đảo, 5 vịnh, 8 bãi biển trong đó biển Đà Nẵng được bầu chọn là 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh (Forbes – Hoa Kì )

* Khí hậu phù hợp:

- Khí hậu phù hợp với sức khỏe con người: Vùng duyên hải nam trung bộ có nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng từ 25-30 độ Celsius Nhiệt độ ổn định này giúp con người cảm thấy thoải mái và dễ chịu Không có sự biến đổi nhiệt độ quá mạnh cũng giúp cơ thể thích nghi và duy trì sức khỏe tốt hơn

- Khí hậu phù hợp với an dưỡng, chữa bệnh: Với sự gần gũi với biển, vùng duyên hải nam trung bộ có không khí ven biển tươi mát và trong lành Không khí ven biển giàu ôxy và các ion âm có lợi cho hệ thống hô hấp và có thể giúp cải thiện tình trạng dị ứng hoặc các vấn đề

về đường hô hấp

- Khí hậu phù hợp với thể thao, vui chơi, giải trí: Vùng duyên hải nam trung bộ có nhiều bãi biển đẹp và nước biển trong lành Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động như lướt ván, lặn biển, thả diều, chơi cát, tham gia các trò chơi dưới nước, và thư giãn trên bãi biển

- Khí hậu phù hợp với hoạt động du lịch: Vùng duyên Hải nam trung bộ có nhiều khu vực đồng cỏ và rừng núi nên rất thích hợp cho du khách yêu thích khám phá thiên nhiên, du khách có thể tắm biển, nghỉ ngơi trên bãi cát, tham gia các hoạt động nước như lướt ván, lặn biển, có nhiều điểm đến văn hóa và lịch sử đáng chú ý có thể khám phá các di tích lịch sử,

Trang 5

kiến trúc độc đáo, chùa chiền và những câu chuyện đặc biệt về văn hóa và lịch sử của vùng, thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương, tham gia vào các lớp nấu ăn truyền thống, hoặc khám phá các chợ đêm và nhà hàng độc đáo

* Nguồn thủy văn: 6 con sông – sông ngòi ngắn, dốc, không điều hòa thường gây lũ lụt vào mùa mưa, ít thuận lợi cho giao thông nhưng tính năng thủy điện lớn( hồ Phú Ninh) Nhiều nguồn nước khoáng, nước nóng có giá trị đang được khai thác thành các điểm du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh

* Sinh vật: động vật rừng mang đặc trưng của khi hệ động vật Ấn Độ - Mã Lai.Tài nguyên sinh vật phong phú là điều kiện thuận lợi để khai thác các vườn quốc gia (2 vườn) và các khu du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên (7khu) và 1 trong 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam (Cù Lao Chàm)

Tài nguyên du lịch biển đảo: với chiều dài 1.290km bờ biển, ở đây có trữ lượng thủy sản dồi dào với nhiều loài đặc sản có giá trị kinh tế cao (tôm hùm,cá thu, cá ngừ,…) Tiềm năng về

ẩm thực rất lớn, đây là sự hỗ trợ mạnh mẽ cho phát triển du lịch tại nơi đây.Có đường bờ biển khúc khuỷu và cắt xé nhất nước ta với các dãy núi ăn lan ra biển nên ven biển có nhiều bán đảo, vũng, vịnh kín gió, nhiều bãi tắm đẹp, như:Vịnh Nha Trang được thế giới công nhận là 1 trong 30 vịnh biển đẹp nhất hành tinh Nhiều hải cảng nối tiếng giao lưu buôn bán quốc tế và các vùng trong nước: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh Có nhiều bãi cát trải dài hằng năm đều thu hút khách du lịch: 10 bãi

2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

* Di tích Lịch sử - Văn hoá – Nghệ thuật

Di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận tại vùng

1 Khu đền tháp Mỹ Sơn: Nằm cách thành phố Đà Nẵng khoảng 40 km, khu đền tháp Mỹ Sơn là một di sản thế giới được UNESCO công nhận Đây là một tập hợp các đền tháp Chăm độc đáo, được xây dựng từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 14 Kiến trúc đá của Mỹ Sơn phản ánh nền văn hóa Chăm và được coi là một tài sản văn hóa quý giá

2 Đô thị Hội An: Nằm cách Đà Nẵng khoảng 30 km, Hội An là một thành phố cổ được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới Với kiến trúc cổ xưa, các cây cầu gỗ và sông Hoài chảy qua, Hội An đem lại không chỉ vẻ đẹp lịch sử mà còn là nơi gắn kết giữa các nền văn hoá Đông - Tây Đô thị Hội An là một điểm đến phổ biến cho du khách và là trung tâm của nghề may áo dài truyền thống Việt Nam

3 Nghệ thuật bài chòi: Bài chòi là một hình thức nghệ thuật truyền thống của người dân miền Trung, đặc biệt là vùng duyên hải nam trung bộ Bài chòi kết hợp giữa ca hát, diễn kịch, và trò chơi dân gian Nghệ thuật này thường được biểu diễn trong các buổi tối, thu hút

du khách và đem lại một trải nghiệm văn hóa độc đáo

4 Nghệ thuật làm gốm của người Chăm: Người Chăm là một dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng duyên hải nam trung bộ Họ nổi tiếng với nghệ thuật làm gốm tinh xảo và độc

Trang 6

đáo Các sản phẩm gốm Chăm thường có họa tiết đẹp mắt, phong cách riêng biệt và mang trong mình giá trị văn hoá lâu đời

5 Di sản tư liệu ma nhai ngũ hành sơn: Vùng duyên hải nam trung bộ cũng có di sản tư liệu

ma nhai ngũ hành sơn Đây là một loại tài liệu ghi chép, vẽ và khắc trên các tấm gỗ bằng kỹ thuật ma nhai, thể hiện tri thức và nghệ thuật của người dân trong quá khứ

Những di tích lịch sử, văn hoá và nghệ thuật này đóng góp vào sự phong phú và độc đáo của vùng duyên hải nam trung bộ và thu hút nhiều du khách đến tham quan và khám phá Các di tích lịch sử - văn hoá - nghệ thuật

Từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, nơi nào cũng có các danh thắng mang đậm giá trị văn hóa, lịch

sử, tâm linh Đó là danh thắng Bà Nà, làng mỹ nghệ Non Nước - Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng (Đà Nẵng); Di sản văn hóa Thế giới Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Cù Lao Chàm (Quảng Nam); Bệnh xá Đặng Thùy Trâm, Núi Ấn - Sông Trà, mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, Khu chứng tích Sơn Mỹ (Quảng Ngãi); Bảo tàng Quang Trung, Khu di tích Ghềnh Ráng trở thành tài sản vô giá của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

* Lễ hội

Lễ hội Vía Bà (Bình Định) : Lễ hội Vía Bà khai hội từ ngày 17 tháng Giêng hằng năm Ngoài phần tế lễ, dâng hương, còn có phần trình diễn đội rồng, đội lân trực khai phần xướng hát lễ Phần hội diễn ra sôi nổi với biểu diễn võ thuật của Câu lạc bộ võ cổ truyền thị xã An Nhơn, các trò chơi dân gian kéo co, đẩy gậy, đập ấm, nhảy bao bố, chạy việt dã, thi đấu bóng chuyền và xem hát tuồng

Lễ hội cầu Ngư (Huế): Đây là lễ hội của nhân dân làng Thái Dương hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Lễ hội được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hằng năm, để tưởng nhớ vị thành hoàng của làng là Trương Quý Công (biệt danh của Trương Thiều), người gốc Thanh Hoá có công dạy cho dân nghèo đánh cá và buôn bán ghe mành

Lễ hội đống đa ( Bình Định ) : Lễ hội Đống Đa - Tây Sơn là dịp tưởng nhớ công tích lẫy lừng của các thủ lĩnh phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa Lễ hội diễn ra từ mùng 4 đến mùng 5 tháng Giêng âm lịch, tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định

* Ẩm thực

1 Đặc sản gỏi cá Nam Ô (Đà Nẵng) :

Gỏi cá Nam Ô là món ăn đặc trưng của làng chài Nam Ô ở thành phố Đà Nẵng Món ăn này thường được làm từ cá trích tươi sống nên có vị ngọt và tươi hơn những vùng khác Gỏi cá này được ăn theo 2 kiểu đó là: gỏi khô và gỏi ướt

Trang 7

2 Đặc sản mì Quảng (Quảng Nam) : Đây là món ăn bình dân nhưng đa dạng về nguyên liệu; Thông thường sẽ ăn kèm với thịt gà, thịt heo, tôm hoặc có thể ăn với cua, cá, thịt vịt cùng với nước dùng hầm từ xương heo vẫn mang lại hương vị mì Quảng

3 Cá bống sông Trà (Quảng Ngãi) : Cá bống sông Trà là đặc sản trứ danh của Quảng Ngãi, được sử dụng để chế biến nhiều món ăn ngon khác nhau, ngon nhất là món cá bống sông Trà kho tiêu Cá bống được vớt lên từ sông Trà, đem về làm sạch, rim cùng nước mắm, đường, tỏi, ớt, tiêu,… Thịt cá bống săn chắc, dai ngon, thấm đều gia vị cay của ớt và tiêu

4 Đặc sản bánh canh hẹ (Phú Yên) : Bánh canh hẹ Phú Yên là món ăn không còn xa lạ với người dân miền Trung Món ăn này sẽ có sợi bánh canh, chả cá và trứng cút, đặc biệt nước dùng được nấu từ cá tươi có vị ngọt tự nhiên

5 Gỏi cá mai (Ninh Thuận) : Ninh Thuận là vùng đất nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp và hải sản tươi ngon, trong đó cá mai Đây là loại cá nhỏ, màu trắng bạc có phần hơi giống cá cơm, đặc biệt cá mai dùng làm gỏi rất ngon, không bị tanh như những cá khác

6 Cao Lầu ( Hội An ) :được xem là món ăn đặc sản của thành phố Hội An Món mì này có sợi mì màu vàng, được dùng với tôm, thịt lợn (heo), các loại rau sống và rất ít nước dùng Sợi mì màu vàng là do bột được hòa chung với tro từ một loại cây ở địa phương

* Nghề và làng nghề thủ công truyền thống

Làng nghề truyền thống Rượu Bàu Đá (Bình Định)

- Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km về hướng tây bắc theo quốc lộ 1A đến xóm Bàu

Đá, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn Nấu rượu bàu đá quy trình rất công phu, ngoài yếu tố gia truyền trong việc chưng cất thì bàu nước trong vùng, nơi hội tụ những mạch nước ngầm chảy ra từ các ngọn núi xung quanh cũng là yếu tố đã làm nên danh tiếng, mùi vị riêng của rượu Bàu Đá

- Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng)

Làng được hình thành vào thế kỷ 18 do nghệ nhân người Thanh Hóa tên Huỳnh

Bá Quát khai phá Làng nghề đá mỹ nghệ này là sự giao thoa giữa nền văn hóa người Việt

Cổ và Champa mang đến sự đa dạng, phong phú cho những sản phẩm của làng nghề này

- Nghề làm gốm (Quãng Ngãi)

Trên vùng đất Quảng Ngãi, nghề gồm đã có từ lâu đời, sản phẩm của nó gắn liền với sinh hoạt hàng ngày của con người thuở xa xưa Vào thời tiền sử, dân cư Văn hóa Sa Huỳnh đã sản xuất đồ gốm với nhiều kiểu dáng đẹp, phong phú về loại hình, đường nét hoa văn sắc sảo, họa tiết trang trí công phu, đa dạng, đạt trình độ cao cả về kỹ thuật và tạo dáng Nghề làm nước mắm Phan Thiết:

Trên mâm cơm của các gia đình người Việt hay trong các nhà hàng, quán ăn ở Việt nam bao giờ cũng có chén nước mắm Đã có thương hiệu nước mắm nồi tiếng như: nước mắm Phan

Trang 8

Thiết, nước mắm Nha Trang, nước mắm Phú Quốc Nếu ai đã một lần đến Bình Thuận, không thể không nhớ hương vị mặn nồng, thơm tho của nước mắm Phan Thiết

* Các hoạt động văn hoá, thể thao, chính trị có tính sự kiện…

Người Chăm sinh sống ở vùng duyên hải nam trung bộ, đặc biệt là tại các tỉnh Bình Định và Ninh Thuận, phải đối mặt với một số điều kiện sinh sống đặc thù Dưới đây là một số điều kiện chung:

1 Khí hậu: Vùng duyên hải nam trung bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa khô kéo dài

và mùa mưa rải rác Mùa nắng nóng kéo dài và độ ẩm cao có thể tạo ra những điều kiện khắc nghiệt cho người sinh sống và làm việc

2 Chăn nuôi: Người Chăm thường chăn nuôi gia súc như trâu, bò, dê, cừu và gà Chăn nuôi cung cấp thịt, sữa và sản phẩm từ động vật khác, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp phân bón và lao động cho nông nghiệp

3 Làm các ngành nghề truyền thống: Người Chăm cũng tham gia vào các ngành nghề truyền thống như dệt, thêu, thủ công xà cừ và chế tác gỗ Họ tạo ra những sản phẩm như áo dài, khăn, thảm, nón và đồ trang sức bằng cách sử dụng kỹ thuật và mẫu mã truyền thống

4, Phong tục tập quán: Về chuyện ăn uống, người Chăm ăn cơm, gạo được nấu trong những nồi đất nung Thức uống yêu thích và truyền thống của họ là rượu cần, rượu gạo Ngoài ra, tục ăn trầu cũng vẫn rất phổ biến ở người Chăm, cả trong sinh hoạt và những lễ nghi truyền thống

* Các hoạt động văn hoá, thể thao, chính trị có tính sự kiện…

Apec 2007 : APEC Úc 2007 là một loạt các cuộc họp chính trị được tổ chức ở Úc giữa 21 nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương trong năm

2007 Các cuộc họp khác nhau đã được tổ chức trên khắp nước Úc từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2007, với trọng tâm là Tuần lễ các Nhà lãnh đạo APEC, những người đứng đầu chính phủ mỗi nền kinh tế thành viên đã gặp mặt tại Sydney, New South Wales từ ngày 2-9 tháng

9 năm 2007

Bắn pháo hoa quốc tế : Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) từ lâu đã được xem là

“thương hiệu” của Đà Nẵng Sau 2 năm vắng bóng vì dịch bệnh, người dân, du khách, đặc biệt là những người làm du lịch đều hy vọng sự quay trở lại của lễ hội lớn này trong năm

2023 sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động du lịch, thu hút đông khách đến thành phố

2.3 Đánh giá thực trạng của tài nguyên du lịch của vùng

a Địa hình và thủy văn khá phong phú nhưng đang còn nguyên sơ chưa có được chính sách phát triển thật sự phù hợp, dẫn đến mất cân Đông – Tây Việc thiếu hệ thống thuỷ văn đáng tin cậy rất nhiều thác, suối hồ đẹp và hùng vĩ nhờ lợi thế núi ăn xát ra biển nhưng lại không

có được chú trọng phát triển khiến lãng phí tài nguyên và mất cân bằng Đông – Tây trong 1

Trang 9

khu vực Thiếu thông tin thuỷ văn chính xác cũng ảnh hưởng đến việc dự báo và ứng phó với các tác động tự nhiên như bão, lũ lụt và biến đổi khí hậu

b Thảm thực vật tự nhiên vùng cát duyên hải miền Trung khá đa dạng và phong phú Nhưng hiện tại đang có biểu hiện suy tàn do sự xâm nhập nhân tạo, cũng như ảnh hưởng bởi nạn cát bay nhất ở vùng bình thuận, ninh thuận Nhiều loài động thực vật quý hiếm của vùng gần đây đã và đang mất đi môi trường tự nhiên vốn có do hoạt động du lịch, có thể dẫn đến giảm

sự đặt trưng trong sinh vật cũng như đa dạng phong phú của giống loài Một số khu vực duyên hải nam trung bộ thiếu các khu vực bảo tồn và hệ thống quản lý bền vững để bảo vệ sinh vật phong phú Việc thiếu các khu vực bảo tồn thiên nhiên và cơ chế quản lý chặt chẽ

có thể dẫn đến việc mất mát đa dạng sinh học và giảm khả năng hấp dẫn du khách yêu thích thiên nhiên

c Khí hậu:

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp với biển Đông, một bộ phận của ổ bão Tây Bắc Thái Bình Dương là ổ bão lớn nhất hành tinh nên các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ hàng năm thường chịu ảnh hưởng của các loại thiên tai như: bão, lũ, lũ quét, nước dâng, lốc,

tố, trượt đất, xói lở bờ sông, bờ biển, hạn, xâm nhập mặn Tình trạng đó dẫn đến hạn hán và

lũ lụt càng ngày càng nghiêm trọng hơn

Vùng duyên hải nam trung bộ Việt Nam có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, nhưng hiện nay đang đối mặt với một số thách thức về khí hậu Dưới đây là một số thực trạng về khí hậu phù hợp của tài nguyên du lịch trong vùng này:

- Khí hậu ảnh hưởng tới sức khỏe con người:

+ Biến đổi khí hậu: biến đổi về mùa và thời tiết có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như căng thẳng nhiệt, đột quỵ và bệnh tim mạch, làm tăng nguy cơ bùng phát các bệnh nhiễm trùng và dịch bệnh

- Khí hậu ảnh hưởng đến việc an dưỡng, chữa bệnh:

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm không khí, nước và môi trường đất có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như bệnh hô hấp, dị ứng, bệnh tim mạch và bệnh ung thư

+ Sự suy thoái và mất mát môi trường: Sự suy thoái và mất mát môi trường trong vùng duyên hải nam trung bộ có thể làm giảm nguồn tài nguyên tự nhiên quan trọng như rừng, biển và đồng cỏ

- Khí hậu ảnh hưởng tới hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí:

+ Thay đổi mô hình mưa có thể ảnh hưởng đến khả năng tổ chức các hoạt động ngoài trời Mưa lớn hoặc thời tiết xấu có thể làm hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động như bơi biển, chơi

Trang 10

thể thao ngoài trời và các hoạt động giải trí khác Mưa lớn cũng có thể gây ngập lụt và ảnh hưởng đến hạ tầng và tiện ích du lịch

+ Thời tiết cực đoan: Biến đổi khí hậu có thể dẫn đến sự gia tăng của thời tiết cực đoan như cơn bão, lốc xoáy, và hạn hán Các sự kiện thời tiết cực đoan này có thể làm hạn chế hoặc nguy hiểm cho việc tham gia hoạt động thể thao và vui chơi ngoài trời Điều này có thể ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch và an toàn của du khách và người dân địa phương

- Khí hậu ảnh hưởng tới hoạt động du lịch:

+ Cường độ và tần suất bão, lũ và các thiên tai như lũ quét, trượt đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, cháy rừng gia tăng do biến đổi khí hậu

3 Lễ hội

- Đối tượng người đến dự hội không chỉ là dân địa phương, không chỉ là một dân tộc mà là nhiều dân tộc, có cả du khách nước ngoài tham dự, gây ra sự quá tải về không gian tổ chức

lễ hội

- Chủ thể lễ hội: Hiện nay, hầu hết các lễ hội đều do chính quyền các cấp chỉ đạo Có nhiều

lễ hội, ban tổ chức thuê các công ty sự kiện, các đoàn nghệ thuật đứng ra dàn dựng chương trình, đứng ra làm dịch vụ tổ chức Người dân, chủ thể của lễ hội, bị “gạt ra rìa” và chỉ đóng vai trò thụ động như các du khách

4 Ẩm thực

Thực trạng thiếu xót của ẩm thực trong tài nguyên du lịch của vùng duyên hải nam trung bộ

có thể liên quan đến các yếu tố sau:

- Thiếu đa dạng món ăn: Một số vùng trong duyên hải nam trung bộ có thể thiếu đa dạng về món ăn Ví dụ, nếu chỉ có một số ít món ăn địa phương được đưa ra cho du khách, nhưng thiếu sự đa dạng trong lựa chọn, du khách có thể cảm thấy thiếu sự mới mẻ và khám phá trong trải nghiệm ẩm thực của họ

- Thiếu trải nghiệm ẩm thực độc đáo: Một số vùng trong duyên hải nam trung bộ có thể thiếu các hoạt động và trải nghiệm ẩm thực đáng chú ý Ví dụ, nếu không có các tour tham quan chợ địa phương, lớp học nấu nướng hoặc sự tương tác trực tiếp với người địa phương trong quá trình nấu nướng và thưởng thức các món ăn, du khách sẽ bị hạn chế trong việc trải nghiệm ẩm thực địa phương một cách sâu sắc

- Thiếu phát triển và bảo tồn món ăn truyền thống: Các món ăn truyền thống và phương pháp nấu nướng đặc trưng của vùng duyên hải nam trung bộ có thể đang gặp nguy cơ mất đi hoặc không được bảo tồn và phát triển đúng mức Nếu không có sự quan tâm và đầu tư vào việc bảo tồn và phát triển món ăn truyền thống, các món này có thể dần biến mất hoặc không được truyền lại cho thế hệ sau

Ngày đăng: 26/04/2024, 17:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w