1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhóm 1-Hos 250 A-Vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ.pdf

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 481,47 KB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂN 3 NGUYỄN TRẦN NHƯ QUỲNH

4 NGUYỄN KIỀU OANH

Trang 2

e) Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

f) Các hoạt động văn hóa, thể thao, chính trị có tính sự kiện 3 Thực trạng và giải pháp

a) Thực trạng b) Giải pháp

Trang 3

1 Giới thiệu vùng

1.1 Vị trí

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là một vùng có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có một mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng kinh tế mở Đây cũng là vùng có diện tích rộng nhất trong các vùng kinh tế ở Việt Nam

- Nằm ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc :

+ Phía Bắc giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam Trung Quốc + Phía Tây giáp Lào.

+ Phía Đông Nam và Nam giáp với vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.

+Nam giáp vùng du lịch Bắc Trung Bộ.

- Có các hệ thống cửa khẩu: Pa Háng( Sơn La), Tây Trang( Điện Biên), Ma Pù Thăng( Lai Châu), Lào Cai( Lào Cai), Thanh Thủy( Hà Giang), Tả Lùng( Cao Bằng), Hữu Nghị, Tân Thanh( Lạng Sơn).

1.2 Diện tích và Dân số

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh, tổng diện tích toàn vùng

khoảng 116.898 km², chiếm 35% diện tích tự nhiên của cả nước, nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm; có hơn 30 dân tộc anh em đang sinh sống, dân số toàn vùng 14,7 triệu người, chiếm khoảng 15,2% dân số cả nước Đây là một địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; cửa ngõ phía Tây và phía Bắc của quốc gia Đồng thời, đây cũng là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý, hiếm, và diện tích đồi rừng rộng lớn, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp và nhiều di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số để phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng thưa dân Các dân tộc sinh sống chủ yếu là Thái, Mường, Dao, Mông, ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông, ở Đông Bắc Người Kinh cư trú ở hầu hết địa phương.[3] Mật độ dân số ở miền núi là 50 – 100

Trang 4

người/km2 Vì vậy, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người có kinh nghiệm trong lao động sản xuất và chinh phục tự nhiên Tuy nhiên, tình trạng lạc hậu, nạn du canh du cư, vẫn còn ở một số tộc người Tỉnh có dân số đông nhất vùng là tỉnh Bắc Giang với khoảng 1,8 triệu người.

1.3 Dân tộc

Dân tộc:

*Có tổng cộng 20 dân tộc sống rải rác rộng khắp các tỉnh ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ: Kinh, Dao, Xinh Mun, Mường, Thái, H’Mông, Hà Nhì, Phù Lá, Si La, Giáy, La Hủ, Máng, Lào, Cống, Tày, Nùng, Lự, Sán Dìu, Sán Chay, Ngái…

- Dân tộc chủ yếu sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là dân tộc Tày với hơn 1 triệu 600 người, sống tập trung ở Yên Bái và Hà Giang - Các dân tộc đáng chú ý:

+ H’ Mông: Họ sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La.

+ Dân tộc Phù Lá: Người Phù Lá ở Việt Nam có khoảng 11000 người, tập trung ở Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên

+Dân tộc Sán Dìu: tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang

+ Dân tộc Nùng: sống tập trung ở các tỉnh đông bắc Bắc Bộ như Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Giang.

+ Dân tộc Mường: theo kết quả điều tra dân số năm 2019 là 1.452.095 người, tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình, Sơn La.

Trang 5

+Dân tộc Sán Chay: có dân số năm 2019 là 201.398 người, chủ yếu tập trung ở ba huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên thuộc tỉnh Tuyên Quang, huyện Phú Lương thuộc tỉnh Thái Nguyên, huyện Sơn Động thuộc tỉnh Bắc Giang

+Dân tộc Hà Nhì: người Hà Nhì ở Việt Nam có dân số 21.725 người, cư trú tập trung tại các tỉnh như Lào Cai, Điện Biên.

1.4 Các tỉnh trong vùng

Các tỉnh trung du miền núi Bắc bộ: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Lạng Sơn,Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên , Phú Thọ,Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình

2.Tài nguyên du lịch

2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

a) địa hình ngoạn mục

+ Các dãy núi cóphong cảnh đẹp: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có những nét riêng biệt không hề có ở các vùng lãnh thổ khác trên đất nước ta Vùng này bao gồm nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ như dãy núi Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là “mái nhà của Đông Dương”, với đỉnh cao nhất là Phanxipang 3.142m và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới 3.000m.

Những dãy núi nơi đây có đặc điểm bị chia cắt rất mạnh và có tính phân bậc, vì thế tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và di tích tự nhiên bao gồm các thác nước, những thung lũng mở rộng và vực thẳm Ngoài Sa Pa là thị trấn du lịch nổi tiếng nằm ở độ cao 1.500m thuộc tỉnh Lào Cai, các địa danh khác như cao nguyên Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn, Quản Bạ (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La)…được ví như bức tranh tuyệt tác vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của núi rừng, có đầy đủ mọi điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng các khu du lịch miền núi +Địa hình karst:Mặt khác, nơi đây còn có thêm những hệ thống hang động của địa hình Kaxto thuộc vùng núi đá vôi Các nhà khoa học đã phát hiện hơn 20 hang có giá trị khảo cổ thời kỳ đồ đá, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu và Hòa Bình Ngoài giá trị thiên nhiên, các hang động này còn có các sự tích hoặc gắn với các sự kiện lịch sử như Hang Pắc Bó (Cao Bằng).

Trang 6

b) Khí hậu phù hợp :Khí hậu của trung du và miền núi Bắc Bộ mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi

c)Thủy văn đặc sắc: Du lịch sinh thái tập trung chủ yếu ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên vốn rất phong phú gồm 49 khu bảo tồn tự nhiên, 5 vườn quốc gia và 20 khu rừng văn hóa-lịch sử-môi trường, với những danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thác Bà, lòng hồ sông Đà, Thác Bản Giốc, Thác Bạc…

Cao Bằng được ví như “viên ngọc xanh” của vùng Đông Bắc với thiên nhiên hùng vĩ,núi non bạt ngàn và nền ẩm thực đặc sắc Những năm gần đây, Cao Bằng thu hút sự chú ý của du khách nhờ vào vẻ đẹp của thác Bản Giốc Đã đến Đông Bắc không nên bỏ lỡ du lịch Cao Bằng.

-Thác Bản Giốc là nhóm thác nước nằm trên dòng sông Quây Sơn, tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc Đây nổi tiếng là một trong những thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á Ngoài ra ( Thác Bạc, Gia Long…

d) Sinh vật phong phú đặc sắc:

*Công viên địa chất toàn cầu của vùng

-Công viên địa chất Công nguyên đã Đồng Văn tỉnh Hà Giang là công viên đầu tiên của nước ta được Unesco ghi danh là công viên địa chất toàn cầu Đây là địa điểm thu hút khách khi đến Hà Giang.

-Nằm ở độ cao trung bình từ 1000 – 1600m so với mực nước biển, cao nguyên đá Đồng Văn trải rộng qua 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn của tỉnh Hà Giang với tổng diện tích lên đến 2.356 km vuông

2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

a) Các di tích lịch sử văn hóa đặc sắc

- Di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO ghi danh công nhận: +Nghệ thuật Xòe Thái (công nhận năm 2021)

Nghệ thuật Xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Thái ở 4 tỉnh Tây Bắc của Việt Nam là: Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái.

Âm nhạc cho múa Xòe cũng thể hiện quan điểm về thế giới quan, nhân sinh quan của người xưa.

Trang 7

+Nghệ thuật Hát Xoan (công nhận năm 2011 và năm 2017)

Hát Xoan, bắt nguồn từ hình thức hát thờ các Vua Hùng, là một trong những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của nhân dân Phú Thọ.

Các di tích lịch sử văn hóa nghệ thật • Thành nhà Mục

Thành nhà Mạc Lạng Sơn nằm tại phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, đây là công trình kiến trúc quân sự quan trọng của phong kiến nước ta dưới thời các vị vua nhà Mạc Không hùng vĩ, tráng lệ như những địa danh khác, nơi đây lưu giữ cho minh nét rêu phong, cổ kính Vào những năm đầu thế kỷ XVI, để chống lại sự ảnh hưởng của tập đoàn vua Lê - chúa Trịnh, Mạc Kính Cung cho xây dựng những bức tường thành cao, kiên cố gắn kết nhau Tận dụng địa hình rừng núi cao hiểm trở, tòa thành được dựng lên với thế dựa lưng vào núi, bao quanh một vùng đất bằng phẳng hàng ngàn m2 Cử như thế, thành nhà Mạc bao bọc, che chở cho nhân dân, chứng kiến một triều đại hưng thịnh kéo dài suốt gần một thế kỷ với 12 đời vua,

Năm 1962, di tích lịch sử Thành nhà Mạc Lạng Sơn đực xếp hạng di tích Quốc gia Vào năm 2010, di tích này được tu bổ, tôn tạo để phục vụ du lịch Tuy trải qua quá trình trùng tu, gia cổ nhưng di tích này vẫn giữ được vẻ cổ kinh, rêu phong.

• Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang)

Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng vào thời Vua Lý Thái Tổ (109 – 1028) với tên gọi là Chúc Thành Đền thời Vua Trần Nhân Tông (1278 1293), chùa được mộ mang, trùng tu lại và đổi tên thành Vĩnh Nghiêm Cuối thế kỷ 19, chùa thuộc địa phận thôn Đức La nên nhân dân trong vùng còn gọi là chùa La hay chùa Đúc La Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng với quy mô kiến trúc bề thế, nhiều hạng mục, mang

Trang 8

tính quy chuẩn, mẫu mực của kiến trúc chùa tháp truyền thống Đây là ngôi chùa cổ có kiến trúc giàu bản sắc Phật Việt nhất mà không ngôi chùa nào trong vùng có được.

xứng danh là một “đại danh lam cổ tự" Hiện nay, kho mộc thủ vẫn lưu giữ được 34 đầu sách với gần 3000 bản khắc, mỗi bạn có hai mặt, mỗi mặt 2 trang sách khắc ngược (âm bàn) khoảng 200 chữ Nôm,

chữ Hán Những bản khắc đó vẫn được lưu truyền tại nước ta với từng nét chữ sắc

xảo, tinh tế Ngày nay, những giá trị đó vẫn còn giữ nguyên bản, không bị hao mòn giá trị.

• Dinh họ Vương

Khu dinh thự của vua Mèo, tên dùng trong các văn bản là Dinh thự họ Vương,

[I] hay còn được gọi với tên Nhà Vương tọa lạc trong một thung lũng thuộc địa bản

xã Sa Phin, huyện Đồng Văn, Hà Giang 12] Toàn bộ dinh thự vua Mèo có diện tích gần 3.000 m2, được khởi công vào năm 1898 và hoàn thành vào ) năm sau đó tức 1907 Quá trình xây dựng tổn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỷ đồng ngày nay.

b) Ẩm thực

- Văn hoá ẩm thực khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ nổi tiếng bởi sự đơn giản,nhưng vô cùng hấp dẫn Mỗi món ăn nơi đây đều mang đậm bản sắc văn

Trang 9

hoá, truyềnthống vùng miền, là sự kết hợp “táo tạo” giữa nhiều loại thực phẩm có sẵn đượcchính người dân nơi đây sản xuất, mang lại cho du khách cảm giác thân quen, gần gũivà đôi chút sự mộc mạc Có thể kể đến một số món ăn nổi tiếng của vùng, bao gồm:Thịt trâu gác bếp, Pa pỉnh tộp, Xôi ngũ sắc, Thắng cố, Nậm pịa… Đầu tiên phải nói đến là món Thịt trâu gác bếp, hiếm có một món ăn nào mà bềngoài thoạt nhìn thì xấu xí và khô khốc nhưng khi thưởng thức lại mang lại nhiều dưvị và cảm xúc đến vậy Món thịt gác bếp đã gắn liền với cuộc sống của đồng bàomiền núi Tây Bắc từ thời xa xưa Khi chưa có điện và tủ lạnh, bà con dân tộc nơi đâydùng bếp lửa hong khô thịt như một cách để dự trữ và bảo quản thức ăn, thịt trâuđược phối chế với gia vị và được treo lên phía trên bếp lửa, trải qua quãng thời giandài đằng đẵng hàng tháng trời mà ngày nào người ta cũng phải cho thịt trâu ăn khóibếp Bếp lửa vùng cao vốn ít khi nào bị nguội lạnh, thịt trâu được hông và làm chínbằng chính nhiệt lượng ấy, cộng thêm vô vàn con khói quyện vào, do đó nó cả cảcông sức của người chế biến và những đặc tính khí hậu riêng có của vùng cao Nhữngmiếng thịt treo lủng lẳng trên gác bếp đã từng là hình ảnh quen thuộc trong mỗi ngôinhà sàn ở các bản làng Tây Bắc Ngày nay, thịt hun khói đã trở thành điểm nhấn đặcsắc cho văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc ở khu vực miền núi Tây Bắc, đượcnhiều người biết đến, trở thành mặt hàng được thị trường đón nhận, mang lại nguồnthu nhập không nhỏ cho nhiều gia đình gắn bó lâu năm với nghề làm ẩm thực dântộc.Tiếp theo là xôi ngũ sắc, món ăn được du khách thích thú và ấn tượng bởi cách chếbiến cầu kỳ và lạ mắt Với bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú của nhữngngười phụ nữ Tày – Nùng, họ đã sử dụng những sắc màu từ cây cỏ trong tự nhiên đểtạo màu cho những đĩa xôi Màu vàng lấy từ bột củ nghệ, màu xanh từ cây lá cơm nếp hoặc lá dong, màu đỏ làm từ gấc, màu trắng để tự nhiên, màu tím hoặc đen làmtừ lá cẩm Đây là một món ăn truyền thống, không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người dân tộc ở vùng cao, 5 màu khác nhau của xôi đại diện cho ngũ hành, là ẩný cầu mong cho năm mới làm ăn thuận lợi của người Tày – Nùng Tuy là một món ănbình dân nhưng xôi ngũ sắc, với sự kết hợp đa dạng, tinh tế của nhiều loại cây, củ,quả, đã thể hiện nhiều giá trị tinh tế trong quan niệm, ứng xử của người dân vùng Tây Bắc.Đặc trưng bởi sự đơn giản, nhưng không kém phần táo bạo trong cách chế biến, đólà Thắng cố ngựa, một món ăn đặc trưng truyền thông của người H’mông Cách chếbiến rất đơn giản, người H’mông mổ ngựa, làm thịt sạch sẽ, lấy các bộ phận và nộitạng ăn được của con vật chặt ra từng miếng Họ tán nhỏ địa liền, quế, lá chanhnướng và các loại thảo quả khác của rừng rồi ướp vào thịt cho

Trang 10

ngấm, sau đó trút hếttất cả vào trong một cái chảo lớn rồi xào theo kiểu “mỡ ngựa rán ngựa” (dùng chínhmỡ có trong thịt để xào, không thêm mỡ ở ngoài) Khi miếng thịt cháy xe cạnh,người ta đổ nước vào chảo và cứ thế ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ cho nhừ.Thắng cố là món ăn dân dã, đại chúng, mang tính cố kết cộng đồng, làm cho người tanhanh gần nhau hơn, dễ hiểu nhau hơn Cao hơn một món ăn, đó còn là nét văn hóamà qua đấy, ta thấy rõ những chuẩn mực ứng xử, tập tục và truyền thống của một dântộc giữa nhiều dân tộc, trong một không gian giao tiếp rộng rãi và khoáng đạt.Và không thể không nói đến một món ăn độc đáo khác, một món đồ chấm mangmàu sắc hoang sơ bậc nhất miền núi rừng Tây Bắc nói chung và của dân tộc TháiMường Lò nói riêng, đó chính là Nậm Pịa “Nậm” trong tiếng Thái có nghĩa là“canh”, “Pịa” là phần chất dịch sền sệt trong ruột non của các loài động vật ăn cỏ nhưtrâu, bò, dê hay còn gọi là phân non Nguyên liệu chính của món này là nội tạng cácloài vật ăn cỏ bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim, gan, phèo, phổi… và không thể thiếumột thứ nước sền sệt từ bên trong ruột non của con bò, dê, trâu, ngựa gọi nó là “Pịa”đem ninh nhừ Nậm Pịa được xem là món ăn Tây Bắc bổ dưỡng của đồng bào ngườiThái Nậm Pịa không phải là món dễ ăn, nhưng rất an toàn cho những ai yếu bụng vàthậm chí còn có tác dụng tốt trong giải rượu Nậm Pịa có thể dùng làm nước chấmcho các món thịt nướng, thông thường, những người dân nơi đây ăn Nậm Pịa cùngvới thịt bò hoặc dê hấp, ăn kèm với rau chuối và bạc hà Trong số với những tinh hoavề ẩm thực của người Thái tại Sơn La, món Nậm Pịa khá độc đáo và rất khó ăn nhấtnhưng lại có hương vị thật ấn tượng nhất Ẩm thực của vùng Tây Bắc vô cùng phong phú và đặc sắc Đây sẽ chính là nét đặc trưng văn hóa của những con người trên rẻo cao, đậm đà và luôn mang lại một hươngvị riêng cuốn hút.

c) Lễ hội

Những lễ hội chỉ có ở miền núi phía Bắc mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm hấpdẫn khi về đây du lịch, khám phá.

- Lễ hội hoa ban: Đây là lễ hội của đồng bào dân tộc Thái và lễ hội này còn có tên gọi khác là hội Xên bản, Xên mường Lễ hội thường được tổ chức vào tháng Hai âm lịch, khi hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc Hội hoa ban là ngày hội của tình yêu đôi lứa; ngày hội của hạnh phúc gia đình; hội cầu mùa, no ấm nơi bản mường, đồng thời cũng là dịp thi tài, vui chơi, hát giao duyên trong những đêm trăng sáng.

Ngày đăng: 26/04/2024, 15:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w