1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI (ROLE -PLAY)

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá của sinh viên năm nhất chuyên ngành Tiếng Anh đối với hoạt động đóng vai (Role-play)
Tác giả Ths. Vũ Trâm Anh
Trường học Trường Đại học Ngoại Ngữ - Tin học Tp.HCM - HUFLIT
Chuyên ngành Tiếng Anh
Thể loại Bài nghiên cứu
Năm xuất bản 2018
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 395,38 KB

Nội dung

Giáo Dục - Đào Tạo - Khoa học xã hội - Quản trị kinh doanh ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI (Role -play) Ths. Vũ Trâm Anh Trường Đại học Ngoại Ngữ -Tin Học Tp.HCM - HUFLIT Email: vutramanhhuflit.edu.vn Tóm tắt Mục đích của bài nghiên cứu này để mô tả sự đánh giá của ba mươi sáu sinh viên năm nhất của trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HUFLIT) về việc áp dụng hoạt động đóng vai trong lớp học kỹ năng Nói. Đóng Vai trong bài viết này được thực hiện theo các tình huống thật,xảy ra trong cuộc sống hàng ngày dựa theo các chủ đề đã được học trong chương trình. Phương pháp Nghiên cứu Hành động được sử dụng và kết quả thu được từ hai lượt quan sát lớp học cũng như khảo sát từ hai bảng câu hỏi cho thấy gần một nữa số lượng sinh viên trong lớp không tán thành việc áp dụng Hoạt động Đóng vai, điều này trái ngược với những lớp mà người viết từng giảng dạy. Cũng từ kết quả thu được từ bài nghiên cứu, nguyên nhân chính dẫn đến số lượng lớn sinh không muốn tham gia vào hoạt động Đóng vai là do thiếu sự cân bằng về trình độ của sinh viên. Từ khóa: Đóng vai; kỹ năng Nói; tham gia; luyện tập Abstract This paper presents findings from a research of applying role-play in a class with thirty- six freshmen majoring in English in Ho Chi Minh City University of Foreign Languages – Information Technology (HUFLIT). Role-play in this paper was implemented in real-life situations based on the topics presented in the curriculum. The method of Action Research was used and the results showed that nearly half of students in the class did not approve of the role-play techniques due to which is contrary to the classes that the writer had taught. Also from the results of the research, the main reason for the large number of students do not want to participate in the role play is due to the lack of balance of the level of students. Key words: Role-play, Speaking skills, participate in, practice I. GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh Một lớp học năng động luôn là điều mà bất kỳ một giảng viên (GV) nào cũng quan tâm. Và hầu hết những người đã và đang đứng lớp luôn cố gắng tìm và áp dụng những kỹ thuật để tạo sự hứng thú nhưng phải đem lại hiệu quả cho sinh viên với đúng mục tiêu của môn mà sinh viên (SV) đang theo học. Tác giả bài viết này cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Đóng Vai (Role -play) là một trong những hoạt động mà người viết thường xuyên áp dụng cho SV trong các giờ học kỹ năng Nói luôn nhận được những hưởng ứng tích cực từ SV. Nhưng trong thực tế, hoạt động Đóng Vai không thể áp dụng cho tất cả các đối tượng sinh viên và không phải luôn mang lại kết quả như mong muốn. Học kỳ 1 (2018-2019), trong một lần đề cập đến phân nhóm để thực hiện hoạt động Đóng vai, GV đã nhận được một số phản ứng trái chiều tác từ SV. Từ đó, bài nghiên cứu này bắt đầu được thực hiện. 1.2 Phạm vi nghiên cứu Trọng tâm của nghiên cứu này là tìm hiểu đánh giá của 36 SV năm Nhất chuyên ngành tiếng Anh trong học kỳ 1, 15 tuần (0792018 – 14122018), tại HUFLIT đối với hoạt động Đóng vai. 1.3 Mục tiêu Mục đích của bài nghiên cứu này là muốn biết rõ xem Đóng Vai (Role-play) có thật sự là hoạt động luyện tập kỹ năng Nói được 36 SV trong một lớp năm nhất tại HUFLIT yêu thích hay không. Nhờ đó, tác giả sẽ tìm hiểu để kịp thời cập nhật hoặc thay đổi (nếu c ần) phương pháp giảng dạy kỹ năng Nói để đem lại hiệu quả cao nhất trong những học kỳ tiếp theo. II. LƯỢT SỬ NGHIÊN CỨU 2.1 Khái niệm về Đóng vai (Role-play) Theo Yardley-Martwiejczuk (1997) Đóng vai (Role- play) là thuật ngữ mô tả một loạt các hoạt động đặc trưng của một số người dựa theo hoàn cảnh được mô phỏng, dựa theo kinh nghiệm thực tế trong điều kiện được kiểm soát người thử nghiệm hoặc chuyên gia. Định nghĩa về “Đóng vai” của Nunan (1989) dễ hiểu hơn. Ông nói rằng là hoạt động mà người học tham gia vào vị trí của những người khác và giao tiếp với nhau theo cương vị của những nhân vật đó. Từ hai khái niệm trên ta có thể hiệu, Đóng vai là hoạt động mà người học tham gia vào vị trí của người khác dựa theo tình huống thực tế mà giao tiếp với nhau. 2.2 Lợi ích của Đóng vai Nói về lợi ích của Đóng vai, Harmer (1991) đã từng quả quyết, khi tham gia đóng vai, những SV nhút nhát hay mặc cỡ sẽ trở nên hay nói hơn do bởi người học không phải chịu trách nhiệm về hành động cũng như lời nói của họ. Ngoài ra, vào năm 2007, Harmer cho rằng việc tham gia đóng vai sẽ giúp người học tăng cơ hội nói một cách đáng kể. Bên cạnh đó, người học có thể chọn vai đúng theo trình độ để tham giam hơn là trong tình huống nói cặp hoặc cả lớp. Điểu này đúng với thực tế mà người viết có được trong các lớp kỹ năng Nói trước đây. Hầu như tất cả SVđều đã có cơ hội nói khi tham gia hoạt động Đóng vai. Trong khi đó, nếu chỉ áp dụng kỹ thuật nói đơn hay nói cặp, SV dễ dàng lẫn tránh vì nhiều lý do cá nhân. Khi tham gia Đóng vai, những SV yếu kém có thể tham vào những vai phù hợp với khả năng của mình. Vì lẽ đó, Forseth, Forseth, Hung Do (1996) cho rằng tham gia Đóng vai sẽ giúp cho người học có cơ hội nói một cách tự nhiên. Nó cũng giúp người tham gia vượt qua được nỗi sợ hãi và mắc cỡ. Đồng quan điểm với Forseth, Forseth, Hung Do, Gill (1980) khẳng định ngoài việc tất cả các thành viên trong nhóm được tham giam mộ t cách tích cực mà còn có cơ hội tham gia giải quyết thành công nhiều vấn đề khó. Đồng thời vượt qua được nỗi lo sợ lúng túng ngượng ngùng khi biểu diễn trước đám đông. Ông cũng cho rằng thực tập là một phần quan trọng trong quá trình học và người học tham gia vào đóng vai vào tình huống giả định có thể là rất quan trọng nếu họ được học một kỹ năng mới. Một lợi thế khác là khi tham gia đóng vai, người học có thể thảo luận với nhau về vấn đề riêng tư của họ. Điều này giúp SV có thể dễ dàng cảm thông và hiểu được động cơ của nhau và hổ trợ nhau tốt hơn (Ments,1999). Đó cũng là lý do giúp trở nên năng động hơn và tự tin nói nhiều hơn. 2.3 Nhược điểm của “Đóng vai” Bên cạnh những lợi thế mà “Đóng vai” đem lại cho kỹ năng Nói là những nhược điểm khó tránh khỏi. T heo quan điểm của Gill (1980), hiện tượng lúng túng, ngượng ngùng khi diễn trước lớp có thể xảy ra. Ngoài ra, nếu không được phân vai phù hợp, người học có thể bị nhận những lời phê bình không đáng có. Ngoài ra Ments (1999) còn đề cập đến một số nhược điểm của “Đóng vai”. Ông cho rằng, việc tham gia đóng vai có khi xảy ra “xung đột giữa các thành viên trong nhóm vì nó có thể làm tổn thương cảm của người khác”. Ông cũng có suy nghĩ “Đóng vai” “có tính giải trí cao và phù phím”. Và cũng chính những điều này làm cho nhiều SV trở nên thụ động, không muốn tham gia Đóng vai. 2.4 Một số bài nghiên cứu trước Trong phần này, người viết xem lại một vài trường hợp áp dụng “Đóng vai” vào việc luyện tập kỹ năng Nói tại Việt Nam cũng như một số nước khác. Sau 10 tuần tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu về hiệu quả của hoạt động Đóng vai, Graves (2008) đã kết luận “Đóng vai” thực sự có ích và nên đưa vào sử dụng trong lớp học. Graves cũng cho rằng áp dụng “Đóng vai” vào lớp học mang lại hiệu quả nhanh hơn so với cách học truyền thống. Một bài nghiên cứu khác được thực hiện bởi Citraningtyas Purnawan (2016) - Improving The Students’ Speaking Skill Through Role Play Technique Of Class Xi Mia 5 Of Sma Negeri 2 Yogyakarta In The Academic Year Of 20152016. Sau ba lần áp dụng ho ạt động “Đóng vai” vào lớp học Nói tiếng Anh, họ tin rằng kỹ năng Nói của SV được cải thiện rõ rệt và những sinh viên này cũng tỏ ra sáng tạo, tập trung và thích thú với các hoạt động nói. Tan (2017), GV trường Đại học Văn Hiến, Tp.HCM, VietNam, đã nghiên cứu việc ứng dụng kỹ thuật cho SV đóng vai vào lớp học tiếng Anh: nghiên cứu trường hợp. Cô quả quyết SV của cô đã trở nên hứng thú và tự tin hơn sau thời gian bảy tuần thực tập thông qua hoạt động Đóng vai. Đồng thời kỹ năng nói của họ cũng được cải thiện . Cô cũng cho rằng Đóng vai đã giúp SV của cô ấy thực hiện tự nhiên trong tình huống thật và từ từ họ đã vượt qua được rào cản của việc nói tiếng Anh. Tóm lại, cả ba bài nghiên cứu trên đều cho thấy những lợi thế của “Đóng vai”. Nhưng trên thực tế, khi người viết đặt vấn đề về việc Đóng vai cho SV thì nhận lại một số phản ứng trái chiều. Chính điều này đã thôi thúc tác giả tiến hành làm nghiên cứu đề tài này để thấy rõ thực trạng của việc áp dụng kỹ thuật “Đóng vai” vào chính lớp học của mình phụ trách. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tất cả phần lý thuyết cập bên trên được lựa chọn từ sách, các trang mạng cũng như những bài nghiên đã được hoàn thiện. Trong phần này, tác giả sẽ giới thiệu về phương pháp nghiên cứu và đối tượng mà cô ấy sẽ sử dụng cho bài nghiên cứu này. 3.1 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu này được thiết kế ở cả hai dạng: định tính và định lượng, nhưng được thực hiện hai giai đoạn theo phương pháp nghiên cứ hành động. “Quan sát” là công cụ để thu thập dữ liệu cho định tính. Các dữ liệu định tính thu được thông qua việc quan sát của người viết trong lớp học. Phương pháp này người viết dễ dàng thực hiện trong suốt quá trình dạy. Bên cạnh đó, dữ liệu định lượng thu được thông qua từ bảng câu hỏi khảo sát đối với sinh viên trong lớp cũng thuận lợi do thực hiện ngay tại lớp học mà người viết đang phụ trách giảng dạy. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Bài nghiên cứu được thực hiện trên 36 SV năm Nhất, thuộc khoa Ngoại Ngữ, tại trường Đại Học Ngoại Ngữ và Tin Học Thành phố Hồ Chí Minh (HUFLIT). Tất cả đều ở độ tuổi 18. Trong đó có 17 SV nam và 19 SV nữ. Đa số các SV này chọn học Ngôn ngữ Anh là do yêu thích; số ít SV học theo sự sắp đặt của gia đình hoặc theo trào lưu. Đây cũng là những SV mà người nghiên cứu đã phụ trách giảng dạy học phần Kỹ năng Nói tiếng Anh 1. Khóa học diễn ra trong 15 tuần (0792018 – 14122018). Mỗi tuần 2 tiết và mỗi tiết 50 phút. Trong đó, tuần đầu được sử dụng để sinh hoạt với SV về những quy định trong lớp học và hướng dẫn cho họ cách học kỹ năng Nói có hiệu quả và bắt đầu học bài đầu tiên trong mười bài theo giáo trình Communication Strategies 1 by David Paul, Cengage Learning, 2008; tuần 11 và tuần 14 dùng để SV trình bày phần Đóng vai (Role-play); SV kiểm tra lấy điểm giữa kỳ vào tuần 12 và 13; tuần cuối dùng để tổng kết, nhận xét đánh giá và giải đáp thắc mắc cho SV. 3.3 Mô tả công cụ thu thập dữ liệu 3.3.1 Quan sát Việc quan sát được thực hiện bằng cách tham dự ngay tại lớp học mà người viết giảng dạy để nhìn ra được kết quả của việc áp dụng kỹ thuật Đóng vai vào việc luyện nói của ba mươi sáu SV năm Nhất – HUFLIT 3.3.2 Bảng Câu hỏi Khảo sát Bảng Câu hỏi Khảo sát 1 (phụ lục 1) gồm sáu câu hỏi. Trong đó có bốn câu đầu hỏi về nền tảng kỹ năng tiếng Anh của SV để hiểu sơ lược về trình độ tiếng Anh của SV trước khi tham gia vào lớp Kỹ năng Nói 1. Câu 5 hỏi về suy nghĩ của SV sự tự tin của bản khi tham gia hoạt động nói trước lớp. Câu 6 hỏi về quan điểm của SV về những lý do khiến SV cảm thấy thiếu tự tin khi nói tiếng Anh trước lớp Bảng Câu hỏi Khảo sát 2 (phụ lục 2) và Bảng Câu hỏi Khảo sát 3 (phụ lục 3), mỗi bảng gồm ba câu hỏi với nội dung đánh giá sự hài lòng của SV đối với Đóng vai, nhưng bảng 2 thực hiện ở cuối giai đoạn đầu (từ tuần 8 đến tuần 11 của học kỳ) để so sánh sự thay đổi từ khi bắt đầu học kỳ cho đến khi kết thúc giai đoạn 1 của việc áp dụng hoạt động Đóng vai.Trong khi đó bảng 3 thực hiện ở cuối giai đoạn sau (từ tuần 12 đến tuần 14 của học kỳ) để tìm sự khác biệt về sự tự tin và khả năng nói của SV từ cuối giai đoạn 1 cho đến khi kết thúc giai đoạn 2 của hoạt động Đóng vai. 3.4 Thu thập dữ liệu Được sự đồng tình của 36 SV, việc ứng dụng kỹ thuật Đóng vai (Role - play) để luyện kỹ năng nói sẽ được thực hiện ba giai đoạn. Giai đoạn thứ Nhất (từ tuần 1 đến tuần 7 của học kỳ). Trong giai đoạn này hoạt động Đóng vai chưa được áp dụng. Giai đoạn Hai (từ tuần 8 đến tuần 11 của học kỳ), vào tuần 8, GV giới thiệu cho SV về kỹ thuật Đóng vai (Role -play). Sau đó SV trong lớp được chia thành 4 nhóm và mỗi nhóm chọn một chủ đề trong năm bài đầu đã học. Sau khi được hướng dẫn cụ thể, SV về nhà chuẩn bị. Tình huống do SV tự nghĩ ra dựa theo chủ đề của bài đã học và tự phân vai theo sở thích của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình chuẩn bị, SV được quyền thảo luận với GV để được hướng dẫn và góp ý cụ thể hơn. Để tránh việc rút rè, mắc cỡ của SV, GV đã đồng ý cho các nhóm diễn và tự quay clip. Sau đó trình chiếu tại lớp vào tuần 11. Trước khi xem clip, các SV được GV hướng dẫn ghi chú lại về nội dung, ngôn ngữ, ngữ pháp, từ vựng, cách diễn đạt, sự tương tác của người diễn, các phát âm… và tất cả SV phải làm việc này trong lúc xem clip của nhóm bạn. Sau khi bốn clip được trình bày, mỗi nhóm sẽ nhận được nhận xét và đánh giá của GV và các thành viên của những nhóm còn lại để rút kinh nghiệm cho lần nhập vai kế tiếp. Giai đoạn Ba (từ tuần 12 đến tuần 14 của học kỳ), vào gần cuối giờ của tuần 11, đại diện của mỗi nhóm chọn đề tài trong năm bài cuối và tiếp tục chuẩn bị các bước đã làm trong lần đóng vai trước. Khác với lần trước, do các SV đã có sự trải nghiệm trong lần đóng vai trước cộ...

Trang 1

ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI (Role-play)

Ths Vũ Trâm Anh

Trường Đại học Ngoại Ngữ -Tin Học Tp.HCM - HUFLIT

Email: vutramanh@huflit.edu.vn

Tóm tắt

Mục đích của bài nghiên cứu này để mô tả sự đánh giá của ba mươi sáu sinh viên năm nhất của trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HUFLIT) về việc áp dụng hoạt động đóng vai trong lớp học kỹ năng Nói Đóng Vai trong bài viết này được thực hiện theo các tình huống thật,xảy ra trong cuộc sống hàng ngày dựa theo các chủ đề đã được học trong chương trình Phương pháp Nghiên cứu Hành động được sử dụng và kết quả thu được từ hai lượt quan sát lớp học cũng như khảo sát từ hai bảng câu hỏi cho thấy gần một nữa số lượng sinh viên trong lớp không tán thành việc áp dụng Hoạt động Đóng vai, điều này trái ngược với những lớp mà người viết từng giảng dạy Cũng từ kết quả thu được từ bài nghiên cứu, nguyên nhân chính dẫn đến số lượng lớn sinh không muốn tham gia vào hoạt động Đóng vai là do thiếu sự cân bằng về trình độ của sinh viên

Từ khóa: Đóng vai; kỹ năng Nói; tham gia; luyện tập

Abstract

Trang 2

This paper presents findings from a research of applying role-play in a class with thirty-six freshmen majoring in English in Ho Chi Minh City University of Foreign Languages – Information Technology (HUFLIT) Role-play in this paper was implemented in real-life situations based on the topics presented in the curriculum The method of Action Research was used and the results showed that nearly half of students in the class did not approve of the role-play techniques due to which is contrary to the classes that the writer had taught Also from the results of the research, the main reason for the large number of students do not want to participate in the role play is due to the lack of balance of the level of students

Key words: Role-play, Speaking skills, participate in, practice

I GIỚI THIỆU

1.1 Bối cảnh

Một lớp học năng động luôn là điều mà bất kỳ một giảng viên (GV) nào cũng quan tâm Và hầu hết những người đã và đang đứng lớp luôn cố gắng tìm và áp dụng những kỹ thuật để tạo sự hứng thú nhưng phải đem lại hiệu quả cho sinh viên với đúng mục tiêu của môn mà sinh viên (SV) đang theo học Tác giả bài viết này cũng không phải trường hợp ngoại lệ Đóng Vai (Role-play) là một trong những hoạt động mà người viết thường xuyên áp dụng cho SV trong các giờ học kỹ năng Nói luôn nhận được những hưởng ứng tích cực từ SV Nhưng trong thực tế, hoạt động Đóng Vai không thể áp dụng cho tất cả các đối tượng sinh viên và không phải luôn mang lại kết quả như mong muốn Học kỳ 1 (2018-2019), trong một lần đề cập đến phân nhóm để thực hiện hoạt động Đóng vai, GV đã nhận được một số phản ứng trái chiều tác từ SV Từ đó, bài nghiên cứu này bắt đầu được thực hiện

1.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 3

Trọng tâm của nghiên cứu này là tìm hiểu đánh giá của 36 SV năm Nhất chuyên ngành tiếng Anh trong học kỳ 1, 15 tuần (07/9/2018 – 14/12/2018), tại HUFLIT đối với hoạt động Đóng vai.

1.3 Mục tiêu

Mục đích của bài nghiên cứu này là muốn biết rõ xem Đóng Vai (Role-play) có thật sự là hoạt động luyện tập kỹ năng Nói được 36 SV trong một lớp năm nhất tại HUFLIT yêu thích hay không Nhờ đó, tác giả sẽ tìm hiểu để kịp thời cập nhật hoặc thay đổi (nếu cần) phương pháp giảng dạy kỹ năng Nói để đem lại hiệu quả cao nhất trong những học kỳ tiếp theo

II LƯỢT SỬ NGHIÊN CỨU

2.1 Khái niệm về Đóng vai (Role-play)

Theo Yardley-Martwiejczuk (1997) Đóng vai (Role-play) là thuật ngữ mô tả một loạt các hoạt động đặc trưng của một số người dựa theo hoàn cảnh được mô phỏng, dựa theo kinh nghiệm thực tế trong điều kiện được kiểm soát người thử nghiệm hoặc chuyên gia Định nghĩa về “Đóng vai” của Nunan (1989) dễ hiểu hơn Ông nói rằng là hoạt động mà người học tham gia vào vị trí của những người khác và giao tiếp với nhau theo cương vị của những nhân vật đó

Từ hai khái niệm trên ta có thể hiệu, Đóng vai là hoạt động mà người học tham gia vào vị trí của người khác dựa theo tình huống thực tế mà giao tiếp với nhau

2.2 Lợi ích của Đóng vai

Nói về lợi ích của Đóng vai, Harmer (1991) đã từng quả quyết, khi tham gia đóng vai, những SV nhút nhát hay mặc cỡ sẽ trở nên hay nói hơn do bởi người học không phải chịu trách nhiệm về hành động cũng như lời nói của họ Ngoài ra, vào năm 2007, Harmer cho rằng việc tham gia đóng vai sẽ giúp người học tăng cơ hội nói một cách đáng kể Bên cạnh đó, người học có thể chọn vai đúng theo trình độ để tham giam hơn là trong tình huống nói cặp hoặc cả lớp Điểu này đúng với thực tế mà người viết có được trong các lớp kỹ năng Nói trước đây Hầu như tất

Trang 4

cả SVđều đã có cơ hội nói khi tham gia hoạt động Đóng vai Trong khi đó, nếu chỉ áp dụng kỹ thuật nói đơn hay nói cặp, SV dễ dàng lẫn tránh vì nhiều lý do cá nhân

Khi tham gia Đóng vai, những SV yếu kém có thể tham vào những vai phù hợp với khả năng của mình Vì lẽ đó, Forseth, Forseth, Hung & Do (1996) cho rằng tham gia Đóng vai sẽ giúp cho người học có cơ hội nói một cách tự nhiên Nó cũng giúp người tham gia vượt qua được nỗi sợ hãi và mắc cỡ Đồng quan điểm với Forseth, Forseth, Hung & Do, Gill (1980) khẳng định ngoài việc tất cả các thành viên trong nhóm được tham giam một cách tích cực mà còn có cơ hội tham gia giải quyết thành công nhiều vấn đề khó Đồng thời vượt qua được nỗi lo sợ lúng túng ngượng ngùng khi biểu diễn trước đám đông Ông cũng cho rằng thực tập là một phần quan trọng trong quá trình học và người học tham gia vào đóng vai vào tình huống giả định có thể là rất quan trọng nếu họ được học một kỹ năng mới

Một lợi thế khác là khi tham gia đóng vai, người học có thể thảo luận với nhau về vấn đề riêng tư của họ Điều này giúp SV có thể dễ dàng cảm thông và hiểu được động cơ của nhau và hổ trợ nhau tốt hơn (Ments,1999) Đó cũng là lý do giúp trở nên năng động hơn và tự tin nói nhiều hơn

2.3 Nhược điểm của “Đóng vai”

Bên cạnh những lợi thế mà “Đóng vai” đem lại cho kỹ năng Nói là những nhược điểm khó tránh khỏi

Theo quan điểm của Gill (1980), hiện tượng lúng túng, ngượng ngùng khi diễn trước lớp có thể xảy ra Ngoài ra, nếu không được phân vai phù hợp, người học có thể bị nhận những lời phê bình không đáng có Ngoài ra Ments (1999) còn đề cập đến một số nhược điểm của “Đóng vai” Ông cho rằng, việc tham gia đóng vai có khi xảy ra “xung đột giữa các thành viên trong nhóm vì nó có thể làm tổn thương cảm của người khác” Ông cũng có suy nghĩ “Đóng vai” “có tính giải trí cao và phù phím” Và cũng chính những điều này làm cho nhiều SV trở nên thụ động, không muốn tham gia Đóng vai

2.4 Một số bài nghiên cứu trước

Trang 5

Trong phần này, người viết xem lại một vài trường hợp áp dụng “Đóng vai” vào việc luyện tập kỹ năng Nói tại Việt Nam cũng như một số nước khác

Sau 10 tuần tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu về hiệu quả của hoạt động Đóng vai, Graves (2008) đã kết luận “Đóng vai” thực sự có ích và nên đưa vào sử dụng trong lớp học Graves cũng cho rằng áp dụng “Đóng vai” vào lớp học mang lại hiệu quả nhanh hơn so với cách học truyền thống

Một bài nghiên cứu khác được thực hiện bởi Citraningtyas & Purnawan (2016) - Improving The Students’ Speaking Skill Through Role Play Technique Of Class Xi Mia 5 Of Sma Negeri 2 Yogyakarta In The Academic Year Of 2015/2016 Sau ba lần áp dụng hoạt động “Đóng vai” vào lớp học Nói tiếng Anh, họ tin rằng kỹ năng Nói của SV được cải thiện rõ rệt và những sinh viên này cũng tỏ ra sáng tạo, tập trung và thích thú với các hoạt động nói

Tan (2017), GV trường Đại học Văn Hiến, Tp.HCM, VietNam, đã nghiên cứu việc ứng dụng kỹ thuật cho SV đóng vai vào lớp học tiếng Anh: nghiên cứu trường hợp Cô quả quyết SV của cô đã trở nên hứng thú và tự tin hơn sau thời gian bảy tuần thực tập thông qua hoạt động Đóng vai Đồng thời kỹ năng nói của họ cũng được cải thiện Cô cũng cho rằng Đóng vai đã giúp SV của cô ấy thực hiện tự nhiên trong tình huống thật và từ từ họ đã vượt qua được rào cản của việc nói tiếng Anh

Tóm lại, cả ba bài nghiên cứu trên đều cho thấy những lợi thế của “Đóng vai” Nhưng trên thực tế, khi người viết đặt vấn đề về việc Đóng vai cho SV thì nhận lại một số phản ứng trái chiều Chính điều này đã thôi thúc tác giả tiến hành làm nghiên cứu đề tài này để thấy rõ thực trạng của việc áp dụng kỹ thuật “Đóng vai” vào chính lớp học của mình phụ trách

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tất cả phần lý thuyết cập bên trên được lựa chọn từ sách, các trang mạng cũng như những bài nghiên đã được hoàn thiện Trong phần này, tác giả sẽ giới thiệu về phương pháp nghiên cứu và đối tượng mà cô ấy sẽ sử dụng cho bài nghiên cứu này

Trang 6

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu này được thiết kế ở cả hai dạng: định tính và định lượng, nhưng được thực hiện hai giai đoạn theo phương pháp nghiên cứ hành động “Quan sát” là công cụ để thu thập dữ liệu cho định tính Các dữ liệu định tính thu được thông qua việc quan sát của người viết trong lớp học Phương pháp này người viết dễ dàng thực hiện trong suốt quá trình dạy Bên cạnh đó, dữ liệu định lượng thu được thông qua từ bảng câu hỏi khảo sát đối với sinh viên trong lớp cũng thuận lợi do thực hiện ngay tại lớp học mà người viết đang phụ trách giảng dạy

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Bài nghiên cứu được thực hiện trên 36 SV năm Nhất, thuộc khoa Ngoại Ngữ, tại trường Đại Học Ngoại Ngữ và Tin Học Thành phố Hồ Chí Minh (HUFLIT) Tất cả đều ở độ tuổi 18 Trong đó có 17 SV nam và 19 SV nữ Đa số các SV này chọn học Ngôn ngữ Anh là do yêu thích; số ít SV học theo sự sắp đặt của gia đình hoặc theo trào lưu Đây cũng là những SV mà người nghiên cứu đã phụ trách giảng dạy học phần Kỹ năng Nói tiếng Anh 1

Khóa học diễn ra trong 15 tuần (07/9/2018 – 14/12/2018) Mỗi tuần 2 tiết và mỗi tiết 50 phút Trong đó, tuần đầu được sử dụng để sinh hoạt với SV về những quy định trong lớp học và hướng dẫn cho họ cách học kỹ năng Nói có hiệu quả và bắt đầu học bài đầu tiên trong mười bài theo giáo trình Communication Strategies 1 by David Paul, Cengage Learning, 2008; tuần 11 và tuần 14 dùng để SV trình bày phần Đóng vai (Role-play); SV kiểm tra lấy điểm giữa kỳ vào tuần 12 và 13; tuần cuối dùng để tổng kết, nhận xét đánh giá và giải đáp thắc mắc cho SV

3.3 Mô tả công cụ thu thập dữ liệu

3.3.1 Quan sát

Trang 7

Việc quan sát được thực hiện bằng cách tham dự ngay tại lớp học mà người viết giảng dạy để nhìn ra được kết quả của việc áp dụng kỹ thuật Đóng vai vào việc luyện nói của ba mươi sáu SV năm Nhất – HUFLIT

3.3.2 Bảng Câu hỏi Khảo sát

Bảng Câu hỏi Khảo sát 1 (phụ lục 1) gồm sáu câu hỏi Trong đó có bốn câu đầu hỏi về nền tảng kỹ năng tiếng Anh của SV để hiểu sơ lược về trình độ tiếng Anh của SV trước khi tham gia vào lớp Kỹ năng Nói 1 Câu 5 hỏi về suy nghĩ của SV sự tự tin của bản khi tham gia hoạt động nói trước lớp Câu 6 hỏi về quan điểm của SV về những lý do khiến SV cảm thấy thiếu tự tin khi nói tiếng Anh trước lớp

Bảng Câu hỏi Khảo sát 2 (phụ lục 2) và Bảng Câu hỏi Khảo sát 3 (phụ lục 3), mỗi bảng gồm ba câu hỏi với nội dung đánh giá sự hài lòng của SV đối với Đóng vai, nhưng bảng 2 thực hiện ở cuối giai đoạn đầu (từ tuần 8 đến tuần 11 của học kỳ) để so sánh sự thay đổi từ khi bắt đầu học kỳ cho đến khi kết thúc giai đoạn 1 của việc áp dụng hoạt động Đóng vai.Trong khi đó bảng 3 thực hiện ở cuối giai đoạn sau (từ tuần 12 đến tuần 14 của học kỳ) để tìm sự khác biệt về sự tự tin và khả năng nói của SV từ cuối giai đoạn 1 cho đến khi kết thúc giai đoạn 2 của hoạt động Đóng vai

3.4 Thu thập dữ liệu

Được sự đồng tình của 36 SV, việc ứng dụng kỹ thuật Đóng vai (Role-play) để luyện kỹ năng nói sẽ được thực hiện ba giai đoạn

Giai đoạn thứ Nhất (từ tuần 1 đến tuần 7 của học kỳ) Trong giai đoạn này hoạt động Đóng vai chưa được áp dụng

Giai đoạn Hai (từ tuần 8 đến tuần 11 của học kỳ), vào tuần 8, GV giới thiệu cho SV về kỹ thuật Đóng vai (Role-play) Sau đó SV trong lớp được chia thành 4 nhóm và mỗi nhóm chọn một chủ đề trong năm bài đầu đã học Sau khi được hướng dẫn cụ thể, SV về nhà chuẩn bị Tình huống do SV tự nghĩ ra dựa theo chủ đề của bài đã học và tự phân vai theo sở thích của các thành viên trong nhóm Trong quá trình chuẩn bị, SV được quyền thảo

Trang 8

luận với GV để được hướng dẫn và góp ý cụ thể hơn Để tránh việc rút rè, mắc cỡ của SV, GV đã đồng ý cho các nhóm diễn và tự quay clip Sau đó trình chiếu tại lớp vào tuần 11 Trước khi xem clip, các SV được GV hướng dẫn ghi chú lại về nội dung, ngôn ngữ, ngữ pháp, từ vựng, cách diễn đạt, sự tương tác của người diễn, các phát âm… và tất cả SV phải làm việc này trong lúc xem clip của nhóm bạn Sau khi bốn clip được trình bày, mỗi nhóm sẽ nhận được nhận xét và đánh giá của GV và các thành viên của những nhóm còn lại để rút kinh nghiệm cho lần nhập vai kế tiếp

Giai đoạn Ba (từ tuần 12 đến tuần 14 của học kỳ), vào gần cuối giờ của tuần 11, đại diện của mỗi nhóm chọn đề tài trong năm bài cuối và tiếp tục chuẩn bị các bước đã làm trong lần đóng vai trước Khác với lần trước, do các SV đã có sự trải nghiệm trong lần đóng vai trước cộng với việc rút kinh nghiệm từ góp ý của GV và bạn cùng lớp, các nhóm đã diễn hoạt động Đóng vai trực tiếp tại lớp vào tuần 14

Việc thu thập dữ liệu được tiến hành theo các bước sau: 3.4.1 Quan sát

GV đã quan sát hành vi, thái độ và sự cải thiện của SV trong suốt quá trình chuẩn bị và lúc trình bày Đóng vai trên lớp Tất cả sự thay đổi đều được người viết ghi chép cẩn thận và được phân tích kỹ lưỡng để đưa ra kết luận

3.4.2 Câu hỏi khảo sát

Để đảm bảo số lượng, người viết yêu cầu SV phải đi học đầy đủ vào tuần thứ 2, 11, và 14 Bảng câu hỏi Khảo sát 1 được phát và thu lại ở tuần thứ hai Trong hai tuần 11 và 14, sau khi các nhóm trình bày phần nhập vai của mình thông qua clip hoặc diễn tại lớp, SV sẽ trả lời Bảng câu hỏi Khảo sát số 2 và 3 và nộp ngay sau đó

Kết quả của dữ liệu sẽ được trình bày rõ ràng ở phần kế tiếp

IV NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trang 9

Trong phần này, tác giả sẽ trình bày kết quả sau 15 tuần mà bản thân quan sát tại lớp học Ngoài ra Bảng câu hỏi Khảo sát SVcũng sẽ được phân tích rõ ràng

4.1 Kết quả của Quan sát

Sau khi quan sát bằng cách tham dự lớp học, dữ liệu được phân tích thành ba giai đoạn:

Giai đoạn 1 (từ tuần 1 đến tuần 7 của học kỳ)

Quá trình quan sát lớp học được người viết bắt đầu từ buổi học đầu tiên Sau khi giới thiệu chương trình học, cách tính điểm và hướng dẫn cách học, Ngay sau khi GV yêu cầu chia lớp thành nhóm nhỏ thực hiện hoạt động Đóng vai, GV đã nhận được đồng thời những phản ứng tích cực và tiêu cực Nhiều ý kiến cho rằng ngại khi tham gia vì những lý do về tâm lý và kiến thức, trong đó có thêm lý do bận đi làm không có thời gian chuẩn bị Số còn lại rất phấn khởi.Từ tuần hai đến hết tuần bảy của học kỳ, thông qua các hoạt động như nói đơn, nói đôi và nói nhóm được thực hiện tại lớp, người viết dễ dàng nhận ra sự chênh lệch về trình độ cũng như sự thiếu năng động của nhiều SV trong lớp

Giai đoạn 2 (từ tuần 8 đến tuần 11 của học kỳ)

Vào tuần thứ tám của học kỳ, SV được tự do chia thành bốn nhóm, mỗi nhóm gồm chín SV Trong thời gian chuẩn bị (từ tuần 8 đến hết tuần 10), các thành viên trong nhóm có liên lạc với GV qua email, điện thoại hoặc gặp trực tiếp để tham khảo ý kiến Người viết nhận thấy, khoảng hai hoặc ba SV của mỗi nhóm liên lạc với GV đều là những SV trước đó đã rất năng động và nói tương đối tốt khi tham gia những hoạt động luyện nói khác trong lớp Những SV còn lại do không tiếp xúc nên người viết không có cơ hội quan sát được thái độ làm việc của họ

Trong bốn clip được trình chiếu, đa số các SV tham gia đóng kịch đều là những SV tỏ ra hứng thú với việc làm này Bên cạnh đó là những SV khá rụt rè và vào những vai khá đơn giản chẳng hạn trong clip bài 4 với chủ đề về family, những SV không đồng tình việc đóng vai chỉ tham gia vai quần chúng ngồi ven đường và không nói lời nào

Giai đoạn 2 (từ tuần 12 đến tuần 14 của học kỳ)

Trang 10

Sau khi được trải nghiệm ở giai đoạn Đóng vai thứ Nhất, nhiều SV đã tỏ ra hứng thú làm việc trong giai đoạn Hai Hầu hết các SV đều cố gắng làm tốt vai trò của mình Số lượng SV tham gia vào các vai diễn tăng lên Các em tự tin hóa trang và diễn theo đúng nhân vật của mình.Tuy nhiên số SV làm chưa tốt vẫn còn nhiều Họ vẫn còn rụt rè, nói nhỏ khó nghe Một số SV không tham gia Vì lý do đó, có nhóm phải nhờ SV ở nhóm khác vào đóng thế cho đủ vai diễn

Phần tiếp theo, kết quả của bảng khảo sát sẽ được phân tích như sau thành hai phần: Kết quả của bảng khảo sát 1; so sánh kết quả của bảng khảo sát 2 và 3

4.2 Kết quả của Bảng khảo sát

4.2.1 Kết quả của Bảng Khảo sát 1

Theo kết quả mà tác giả có được từ câu hỏi số 1, 2, 3 và 4 của Bảng Khảo sát, hơn hai phần ba SV (27 SV) chọn học khoa Ngôn ngữ Anh là do yêu thích Một phần ba còn lại là do theo trào lưu hoặc sự sắp xếp của gia đình Trước khi tham gia vào HUFLIT, tất cả SV đều học tiếng Anh theo chương trình phổ thông ở cấp II và cấp III, nhưng chỉ có 8,33% SV cho biết là họ được luyện nói kỹ càng 69,44% SV chỉ được tập trung vào ngữ pháp và đọc hiểu và rất ít khi được luyện nói 22,22 % SV chưa bao giờ được luyện nói khi còn học ở phổ thông Trong số ba mươi sáu SV này, có chín SV có thời gian đã và đang theo học ở trung tâm từ một đến ba năm và một SV có thời gian học là bảy năm Chính vì những lý do trên đã khiến cho trình độ của SV trong lớp học bị khập khiễng và gặp khó khăn trong giờ luyện kỹ năng nói

Trong số 36 câu trả lời cho câu hỏi số 5, câu hỏi về sự tự tin của SV trong suốt thời gian học tiếng Anh, có đến hai mươi bốn SV cho rằng mình thật sự thiếu tự tin Con số này quá lớn so với tổng số SV trong lớp Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc luyện nói của SV

Bảng bên dưới (kết quả của câu hỏi 6: Những lý do nào khiến bạn ngại nói tiếng Anh trong lớp?) đưa ra thông tin mà hai mươi bốn SV đã dùng để lý giải cho việc ngại nói tiếng Anh trước lớp Có đến 37,7% lượt (20 lượt SV) chọn lý do là do thiếu vốn từ vựng

Ngày đăng: 25/04/2024, 22:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w