1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THỰC HÀNH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

11 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Năng Lực Thực Hành Trong Dạy Học Vật Lí
Tác giả Nguyễn Đăng Nhật Trường
Trường học Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Chuyên ngành Vật lí
Thể loại bài báo
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 524,74 KB

Nội dung

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Điện - Điện tử - Viễn thông ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THỰC HÀNH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Nguyễn Đăng Nhật Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 32 Lê Lợi, Huế, Việt Nam Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, trong chương trình vật lí phổ thông, hầu hế t các khái niệm, các định luật vật lí đều liên quan đến thực tiễn và được hình thành bằng con đường thự c nghiệm. Năng lực thực hành là một trong những năng lực quan trọng nhất của học sinh cần được hình thành và phát triển thông qua dạy học vật lí. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức của giáo viên trong việc nâng cao năng lực thự c hành cho học sinh. Tuy nhiên, việc đánh giá năng lực thực hành ở các trường THPT hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Bài báo này chỉ ra khái niệm năng lực, năng lực thực hành vậ t lí, các thành tố của năng lực thực hành vật lí, chỉ số hành vi và tiêu chí đánh giá năng lực thự c hành vật lí. Từ khóa: năng lực, năng lực vật lí, năng lực thực hành. 1. Năng lực Năng lực (NL) là một thuật ngữ được dùng cả trong bối cảnh khoa họ c và ngôn ngữ hàng ngày, có thể dùng với nhiều thuật ngữ khác nhau như ability, aptitude, capability, competence, efectiveness, skill. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “NL là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó.” 1, tr.41 Theo từ điển tiếng Việt: là “phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao.” 4, tr.660-661 Theo Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn: “NL là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất đị nh, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy.” 6,tr. 18-19 Theo Đặng Thành Hưng: “NL là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiệ n thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.” 2 Như vậy theo chúng tôi, NL là một phẩm chất tâm sinh lý, là một hệ thống tổ hợ p các kiến thức, kĩ năng, thái độ, động cơ… của cá nhân, được thể hiệ n ra bên ngoài khi cá nhân vận dụng linh hoạt hệ thống này để giải quyết thành công các vấn đề trong tình huống cụ thể. 2. Năng lực thực hành Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, thực hành có thể định nghĩa theo hai cách: (1) Phương thức đào tạo bằng cách lặp lại nhiều lần; (2) Biến một ý tưởng thành hành động. Nói cách khác, thực hành có nghĩa là “làm để áp dụng lý thuyết và thực tế”. 4 Khái niệm thực hành được hiểu là làm để áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Như vậ y có thể hiểu năng lực thực hành (NLTH) là khả năng vận dụng phối hợp kiến th ức, kĩ năng, thái độ vào trong các điều kiện ngoại cảnh (khách quan) khác nhau để giải quyế t các vấn đề thực tiễn một cách có hiệu quả nhất. 3 NLTH vật lí (VL) là một trong những NL chuyên biệt của bộ môn VL. NLTH trong bộ môn vật lý có thể hiểu là khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng thực hành trong lĩnh vực VL cùng với thái độ tích cực để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thự c tiễn. Đó có thể là khả năng thực hiện thành công một thí nghiệm vật lý hay khả năng chế tạo dụng cụ hoạt động dựa trên các nguyên tắc vật lý để phục vụ cuộc số ng. NLTH trong vật lý gồm các NL thành tố sau: Lập kế hoạch thí nghiệm; Tìm hiểu, thiết kế dụng cụ thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm, thu thập số liệu; Xử lý kết quả thí nghiệm. Đối với họ c sinh (HS) Trung học phổ thông (THPT), NLTH VL có thể được giáo viên (GV) bồi dưỡng trong quá trình dạy học (DH). 3. Các thành tố của năng lực thực hành vật lí Dựa trên cơ sở của việc xác định cấu trúc NLTH VL, đặc điểm tâm sinh lí của họ c sinh phổ thông, chương trình VL phổ thông cùng với việc sử d ụng phương pháp chuyên gia, chúng tôi đã xác định các biểu hiện của NLTH VL đối với học sinh như sau: STT NL thành phần Các biểu hiện của NLTH VL 1 Lập kế hoạch thí nghiệm Xác định được mục tiêu làm thí nghiệm, các cơ sở lý thuyết liên quan, đề xuất phương án phù hợp, xây dựng được tiến trình thí nghiệm và chuẩn bị trước các bảng biểu, đồ thị cần thiết. 2 Tìm hiểu, thiết kế dụng cụ thí nghiệm Tìm hiểu và nắm rõ cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, cách thức sử dụng, giới hạn đo, thang đo của các dụng cụ; chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho thí nghiệm, nếu không có sẵn thì phải tiến hành thiết kế, chế tạo dụng cụ phù hợp. 3 Tiến hành thí nghiệm, thu thập số liệu Lắp ráp, bố trí các dụng cụ một cách phù hợp, tiến hành thao tác với các dụng cụ, quan sát, đọc và ghi chép lại số liệu vào bảng biểu đã chuẩn bị sẵn, có thể thực hiện nhiều lần đo nếu thấy kết quả sai lệch nhau quá nhiều. 4 Xử lý kết quả thí nghiệm Tính toán các đại lượng cần đo, các sai số, vẽ đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa các đại lượng, từ đó rút ra kết luận, nhận xét kết quả, đánh giá tiến trình thí nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân sai số và đề xuất biện pháp khắc phục, hạn chế. 4. Chỉ số hành vi và tiêu chí chất lượng của năng lực thực hành vật lí Dựa trên các biểu hiện của NLTH VL và kết quả đầu ra cần đạt được về năng lự c sử dụng kiến thức VL ở các cấp học, chúng tôi đã xây dựng các mức độ phát triển củ a NLTH VL đối với học sinh phổ thông như sau: 0: chưa hình thành; 1: hình thành; 2: đang phát triển; 3: hoàn thiện. Thành tố Chỉ số hành vi Tiêu chí chất lượng Gán điểm H.A. Lập kế hoạch thí nghiệm H.A.1. Xác định mục tiêu, cơ sở lý thuyết liên quan Mức 3 H.A.1.3. Xác định rõ ràng, chính xác, logic, nhanh chóng, không cần GV giúp đỡ. 3 Mức 2 H.A.1.2. Xác định được nhưng có vài lỗi nhỏ, cần sự giúp đỡ của GV để điều chỉnh. 2 Mức 1 H.A.1.1. Xác định được mục tiêu nhưng không xác định được cơ sở lý thuyết, cần hướng dẫn của GV. 1 Mức 0 H.A.1.0. Không xác định được, cần sự chỉ dẫn cụ thể của GV mới làm được. 0 H.A.2. Đề xuất phương án thí nghiệm Mức 3 H.A.2.3. Đề xuất được phương án tối ưu một cách nhanh chóng, không cần sự hỗ trợ của GV. 3 Mức 2 H.A.2.2. Đề xuất được phương án có tính khả thi nhưng chưa tối ưu, cần GV sửa chữa, bổ sung thêm. 2 Mức 1 H.A.2.1. Đề xuất được phương án nhưng thiếu tính khả thi, cần GV định hướng. 1 Mức 0 H.A.2.0. Chưa đề xuất được phương án, cần hướng dẫn cụ thể của GV. 0 H.A.3. Xây dựng tiến trình thí nghiệm Mức 3 H.A.3.3. Xây dựng tiến trình đầy đủ, chi tiết trong thời gian ngắn. 3 Mức 2 H.A.3.2. Xây dựng được tiến trình đầy đủ, chi tiết nhưng mất thời gian và có vài lỗi nhỏ, cần GV sửa chữa. 2 Mức 1 H.A.3.1. Xây dựng tiến trình sơ sài, chưa chi tiết, thiếu khả thi, cần GV hướng dẫn cụ thể. 1 Mức 0 H.A.3.0. Không tự xây dựng được tiến trình, phải bắt chước theo mẫu của GV cho. 0 H.A.4. Mức 3 H.A.4.3. Lập được bảng biểu, đồ thị nhanh 3 Thành tố Chỉ số hành vi Tiêu chí chất lượng Gán điểm Lập bảng biểu, đồ thị chóng, phù hợp. Mức 2 H.A.4.2. Lập được bảng biểu, đồ thị nhưng cần GV chỉnh sửa. 2 Mức 1 H.A.4.1. Lập được bảng biểu với sự hướng dẫn chi tiết của GV. 1 Mức 0 H.A.4.0. Không tự lập được bảng biểu, đồ thị, phải làm theo mẫu của GV. 0 H.B. Tìm hiểu hoặc chế tạo dụng cụ thí nghiệm H.B.1. Tìm hiểu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, cách sử dụng dụng cụ Mức 3 H.B.1.3. Tự tìm hiểu thông qua quan sát và đọc tài liệu; thao tác thành thạo trong thời gian ngắn. 3 Mức 2 H.B.1.2. Tự tìm hiểu thông qua quan sát và đọc tài liệu, thao tác được với dụng cụ có sự trợ giúp của GV. 2 Mức 1 H.B.1.1. Tìm hiểu, thao tác theo hướng dẫn của GV. 1 Mức 0 H.B.1.0. Lặp lại các thao tác tìm hiểu, sử dụng theo thao tác mẫu của GV. 0 H.B.2. Tìm hiểu thang đo và giới hạn đo của dụng cụ Mức 3 H.B.2.3. Tự tìm hiểu được một cách nhanh chóng. 3 Mức 2 H.B.2.2. Tự tìm hiểu được nhưng hơi chậm. 2 Mức 1 H.B.2.1. Tìm hiểu được dưới sự hướng dẫn của GV. 1 Mức 0 H.B.2.0. Không tự tìm hiểu được. Làm theo chỉ dẫn cụ thể của GV. 0 H.B.3. Chế tạo dụng cụ thí nghiệm không có sẵn Mức 3 H.B.3.3. Tự chế tạo được một cách nhanh chóng dụng cụ phù hợp, có tính kỹ thuật, thẩm mỹ cao. 3 Mức 2 H.B.3.2. Tự chế tạo được dụng cụ phù hợp với phương án thí nghiệm nhưng cần sự hỗ trợ nhỏ của GV. 2 Mức 1 H.B.3.1. Chế tạo được dụng cụ dưới sự hướng dẫn chi tiết của GV. 1 Mức 0 H.B.3.0. Không chế tạo được dụng cụ thí nghiệm. 0 H.C. H.C.1. Mức 3 H.C.1.3. Tự lắp ráp nhanh chóng, chính 3 Thành tố Chỉ số hành vi Tiêu chí chất lượng Gán điểm Tiến hành thí nghiệm, thu thập số liệu Lắp ráp, sắp đặt, bố trí các dụng cụ xác. Sắp đặt, bố trí đúng sơ đồ, hợp lý về mặt không gian. Mức 2 H.C.1.2. Tự lắp ráp chính xác theo sơ đồ nhưng cần chỉnh sửa về mặt không gian. 2 Mức 1 H.C.1.1. Lắp ráp, bố trí theo hướng dẫn của GV nhưng còn vụng về. 1 Mức 0 H.C.1.0. Không tự lắp ráp được, GV phải làm mẫu. 0 H.C.2. Thao tác, đo đạc với các dụng cụ Mức 3 H.C.2.3. Tự lựa chọn đúng thang đo, điều chỉnh dụng cụ một cách chính xác, nhanh chóng. 3 Mức 2 H.C.2.2. Tự lựa chọn đúng thang đo, điều chỉnh được dụng cụ nhưng còn chậm. 2 Mức 1 H.C.2.1. Lựa chọn được thang đo, điều chỉnh được dụng cụ dưới sự hướng dẫn của GV. 1 Mức 0 H.C.2.0. Không biết cách thao tác, phải bắt chước GV. 0 H.C.3. Quan sát và đọc, ghi kết quả Mức 3 H.C.3.3. Quan sát và đọc, ghi kết quả một cách nhanh chóng, chính xác. 3 Mức 2 H.C.3.2. Quan sát và đọc, ghi được kết quả nhưng còn chậm. 2 Mức 1 H.C.3.1. Quan sát và đọc, ghi được kết quả dưới sự hướng dẫn của GV. 1 Mức 0 H.C.3.0. Bắt chước quan sát và đọc, ghi kết quả ...

Trang 1

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THỰC HÀNH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

Nguyễn Đăng Nhật

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 32 Lê Lợi, Huế, Việt Nam

Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, trong chương trình vật lí phổ thông, hầu hết các khái niệm, các định luật vật lí đều liên quan đến thực tiễn và được hình thành bằng con đường thực nghiệm Năng lực thực hành là một trong những năng lực quan trọng nhất của học sinh cần được hình thành và phát triển thông qua dạy học vật lí Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức của giáo viên trong việc nâng cao năng lực thực hành cho học sinh Tuy nhiên, việc đánh giá năng lực thực hành ở các trường THPT hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn Bài báo này chỉ ra khái niệm năng lực, năng lực thực hành vật lí, các thành tố của năng lực thực hành vật lí, chỉ số hành vi và tiêu chí đánh giá năng lực thực

hành vật lí

Từ khóa: năng lực, năng lực vật lí, năng lực thực hành

1 Năng lực

Năng lực (NL) là một thuật ngữ được dùng cả trong bối cảnh khoa học và ngôn ngữ hàng ngày, có thể dùng với nhiều thuật ngữ khác nhau như ability, aptitude, capability, competence, efectiveness, skill

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “NL là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó.” [1, tr.41]

Theo từ điển tiếng Việt: là “phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao.” [4, tr.660-661]

Theo Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn: “NL là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy.” [6,tr 18-19]

Theo Đặng Thành Hưng: “NL là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.” [2]

Như vậy theo chúng tôi, NL là một phẩm chất tâm sinh lý, là một hệ thống tổ hợp

các kiến thức, kĩ năng, thái độ, động cơ… của cá nhân, được thể hiện ra bên ngoài khi cá nhân vận dụng linh hoạt hệ thống này để giải quyết thành công các vấn đề trong tình huống cụ thể

2 Năng lực thực hành

Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, thực hành có thể định nghĩa theo hai cách: (1) Phương thức đào tạo bằng cách lặp lại nhiều lần; (2) Biến một ý tưởng thành hành động Nói cách khác, thực hành có nghĩa là “làm để áp dụng lý thuyết và thực tế” [4]

Trang 2

Khái niệm thực hành được hiểu là làm để áp dụng lý thuyết vào thực tiễn Như vậy

có thể hiểu năng lực thực hành (NLTH) là khả năng vận dụng phối hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ vào trong các điều kiện ngoại cảnh (khách quan) khác nhau để giải quyết các vấn đề thực tiễn một cách có hiệu quả nhất [3]

NLTH vật lí (VL) là một trong những NL chuyên biệt của bộ môn VL NLTH trong bộ môn vật lý có thể hiểu là khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng thực hành trong lĩnh vực VL cùng với thái độ tích cực để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn Đó có thể là khả năng thực hiện thành công một thí nghiệm vật lý hay khả năng chế tạo dụng cụ hoạt động dựa trên các nguyên tắc vật lý để phục vụ cuộc sống NLTH trong vật lý gồm các NL thành tố sau: Lập kế hoạch thí nghiệm; Tìm hiểu, thiết kế dụng cụ thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm, thu thập số liệu; Xử lý kết quả thí nghiệm Đối với học sinh (HS) Trung học phổ thông (THPT), NLTH VL có thể được giáo viên (GV) bồi dưỡng trong quá trình dạy học (DH)

3 Các thành tố của năng lực thực hành vật lí

Dựa trên cơ sở của việc xác định cấu trúc NLTH VL, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh phổ thông, chương trình VL phổ thông cùng với việc sử dụng phương pháp chuyên

gia, chúng tôi đã xác định các biểu hiện của NLTH VL đối với học sinh như sau:

nghiệm

Xác định được mục tiêu làm thí nghiệm, các cơ sở lý thuyết liên quan, đề xuất phương án phù hợp, xây dựng được tiến trình thí nghiệm và chuẩn bị trước các bảng biểu, đồ thị cần thiết

2 Tìm hiểu, thiết kế dụng

cụ thí nghiệm

Tìm hiểu và nắm rõ cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, cách thức sử dụng, giới hạn đo, thang đo của các dụng cụ; chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho thí nghiệm, nếu không

có sẵn thì phải tiến hành thiết kế, chế tạo dụng cụ phù hợp

3 Tiến hành thí nghiệm,

thu thập số liệu

Lắp ráp, bố trí các dụng cụ một cách phù hợp, tiến hành thao tác với các dụng cụ, quan sát, đọc và ghi chép lại số liệu vào bảng biểu đã chuẩn bị sẵn, có thể thực hiện nhiều lần đo nếu thấy kết quả sai lệch nhau quá nhiều

4 Xử lý kết quả thí

nghiệm

Tính toán các đại lượng cần đo, các sai số, vẽ đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa các đại lượng, từ đó rút ra kết luận, nhận xét kết quả, đánh giá tiến trình thí nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân sai số và đề xuất biện pháp khắc phục, hạn chế

Trang 3

4 Chỉ số hành vi và tiêu chí chất lượng của năng lực thực hành vật lí

Dựa trên các biểu hiện của NLTH VL và kết quả đầu ra cần đạt được về năng lực

sử dụng kiến thức VL ở các cấp học, chúng tôi đã xây dựng các mức độ phát triển của NLTH VL đối với học sinh phổ thông như sau: 0: chưa hình thành; 1: hình thành; 2: đang

phát triển; 3: hoàn thiện

Thành

Gán điểm

H.A

Lập kế

hoạch

thí

nghiệm

H.A.1

Xác định mục

tiêu, cơ sở lý

thuyết liên quan

Mức 3 H.A.1.3 Xác định rõ ràng, chính xác, logic,

nhanh chóng, không cần GV giúp đỡ

3

Mức 2 H.A.1.2 Xác định được nhưng có vài lỗi

nhỏ, cần sự giúp đỡ của GV để điều chỉnh

2

Mức 1 H.A.1.1 Xác định được mục tiêu nhưng

không xác định được cơ sở lý thuyết, cần hướng dẫn của GV

1

Mức 0 H.A.1.0 Không xác định được, cần sự chỉ

dẫn cụ thể của GV mới làm được

0

H.A.2

Đề xuất phương án thí

nghiệm

Mức 3 H.A.2.3 Đề xuất được phương án tối ưu

một cách nhanh chóng, không cần sự hỗ trợ của GV

3

Mức 2 H.A.2.2 Đề xuất được phương án có tính

khả thi nhưng chưa tối ưu, cần GV sửa chữa, bổ sung thêm

2

Mức 1 H.A.2.1 Đề xuất được phương án nhưng

thiếu tính khả thi, cần GV định hướng

1

Mức 0 H.A.2.0 Chưa đề xuất được phương án, cần

hướng dẫn cụ thể của GV

0

H.A.3

Xây dựng tiến

trình thí nghiệm

Mức 3 H.A.3.3 Xây dựng tiến trình đầy đủ, chi

tiết trong thời gian ngắn

3

Mức 2 H.A.3.2 Xây dựng được tiến trình đầy đủ,

chi tiết nhưng mất thời gian và có vài lỗi nhỏ, cần GV sửa chữa

2

Mức 1 H.A.3.1 Xây dựng tiến trình sơ sài, chưa

chi tiết, thiếu khả thi, cần GV hướng dẫn cụ thể

1

Mức 0 H.A.3.0 Không tự xây dựng được tiến

trình, phải bắt chước theo mẫu của GV cho

0

Trang 4

Thành

Gán điểm

Lập bảng biểu,

đồ thị

chóng, phù hợp

Mức 2 H.A.4.2 Lập được bảng biểu, đồ thị nhưng

cần GV chỉnh sửa

2

Mức 1 H.A.4.1 Lập được bảng biểu với sự hướng

dẫn chi tiết của GV

1

Mức 0 H.A.4.0 Không tự lập được bảng biểu, đồ

thị, phải làm theo mẫu của GV

0

H.B

Tìm

hiểu

hoặc

chế tạo

dụng cụ

thí

nghiệm

H.B.1

Tìm hiểu cấu

tạo, nguyên tắc

hoạt động, cách sử dụng

dụng cụ

Mức 3 H.B.1.3 Tự tìm hiểu thông qua quan sát và

đọc tài liệu; thao tác thành thạo trong thời gian ngắn

3

Mức 2 H.B.1.2 Tự tìm hiểu thông qua quan sát và

đọc tài liệu, thao tác được với dụng cụ có

sự trợ giúp của GV

2

Mức 1 H.B.1.1 Tìm hiểu, thao tác theo hướng dẫn

của GV

1

Mức 0 H.B.1.0 Lặp lại các thao tác tìm hiểu, sử

dụng theo thao tác mẫu của GV

0

H.B.2

Tìm hiểu thang

đo và giới hạn

đo của dụng cụ

Mức 3 H.B.2.3 Tự tìm hiểu được một cách nhanh

chóng

3

Mức 2 H.B.2.2 Tự tìm hiểu được nhưng hơi chậm 2 Mức 1 H.B.2.1 Tìm hiểu được dưới sự hướng dẫn

của GV

1

Mức 0 H.B.2.0 Không tự tìm hiểu được Làm theo

chỉ dẫn cụ thể của GV

0

H.B.3

Chế tạo dụng

cụ thí nghiệm

không có sẵn

Mức 3 H.B.3.3 Tự chế tạo được một cách nhanh

chóng dụng cụ phù hợp, có tính kỹ thuật, thẩm mỹ cao

3

Mức 2 H.B.3.2 Tự chế tạo được dụng cụ phù hợp

với phương án thí nghiệm nhưng cần sự hỗ trợ nhỏ của GV

2

Mức 1 H.B.3.1 Chế tạo được dụng cụ dưới sự

hướng dẫn chi tiết của GV

1

Mức 0 H.B.3.0 Không chế tạo được dụng cụ thí

nghiệm

0

Trang 5

Thành

Gán điểm

Tiến

hành thí

nghiệm,

thu thập

số liệu

Lắp ráp, sắp

đặt, bố trí các

dụng cụ

xác Sắp đặt, bố trí đúng sơ đồ, hợp lý về mặt không gian

Mức 2 H.C.1.2 Tự lắp ráp chính xác theo sơ đồ

nhưng cần chỉnh sửa về mặt không gian

2

Mức 1 H.C.1.1 Lắp ráp, bố trí theo hướng dẫn của

GV nhưng còn vụng về

1

Mức 0 H.C.1.0 Không tự lắp ráp được, GV phải

làm mẫu

0

H.C.2

Thao tác, đo

đạc với các

dụng cụ

Mức 3 H.C.2.3 Tự lựa chọn đúng thang đo, điều

chỉnh dụng cụ một cách chính xác, nhanh chóng

3

Mức 2 H.C.2.2 Tự lựa chọn đúng thang đo, điều

chỉnh được dụng cụ nhưng còn chậm

2

Mức 1 H.C.2.1 Lựa chọn được thang đo, điều

chỉnh được dụng cụ dưới sự hướng dẫn của

GV

1

Mức 0 H.C.2.0 Không biết cách thao tác, phải bắt

chước GV

0

H.C.3

Quan sát và

đọc, ghi kết

quả

Mức 3 H.C.3.3 Quan sát và đọc, ghi kết quả một

cách nhanh chóng, chính xác

3

Mức 2 H.C.3.2 Quan sát và đọc, ghi được kết quả

nhưng còn chậm

2

Mức 1 H.C.3.1 Quan sát và đọc, ghi được kết quả

dưới sự hướng dẫn của GV

1

Mức 0 H.C.3.0 Bắt chước quan sát và đọc, ghi kết

quả theo thao tác mẫu của GV

0

H.D

Xử lý

kết quả

thí

nghiệm

H.D.1

Tính toán các

giá trị trung

bình, các đại

lượng đo gián

tiếp

Mức 3 H.D.1.3 Sử dụng công thức phù hợp, tính

toán nhanh chóng, kết quả chính xác, phù hợp với số liệu thực tiễn

3

Mức 2 H.D.1.2 Sử dụng công thức phù hợp, tính

toán còn chậm, kết quả chính xác, phù hợp với số liệu thực tiễn

2

Mức 1 H.D.1.1 Cần sự hướng dẫn của GV, còn

nhầm lẫn trong tính toán, kết quả sai lệch so với số liệu thực tiễn

1

Trang 6

Thành

Gán điểm

H.D.2

Tính sai số

Mức 3 H.D.2.3 Tự tính toán chính xác, nhanh

chóng, sai số nằm trong phạm vi cho phép (<5%)

3

Mức 2 H.D.2.2 Tự tính toán đúng nhưng sai số

>5%

2

Mức 1 H.D.2.1 Tính toán theo các công thức tính

toán sai số cho sẵn, còn nhầm lẫn; sai số

>5%

1

H.D.3

Vẽ đồ thị biểu

diễn

Mức 2 H.D.3.2 Vẽ chính xác nhưng cần hướng

dẫn sơ lược của GV

2

Mức 1 H.D.3.1 Vẽ theo hướng dẫn cụ thể của GV 1 Mức 0 H.D.3.0 Không vẽ được dù đã được GV

hướng dẫn cụ thể

0

H.D.4

Kết luận, nhận

xét, đánh giá

Mức 3 H.D.4.3 Viết đúng kết quả phép đo; kết

luận, nhận xét chính xác quá trình làm thí nghiệm, tìm được nguyên nhân gây sai số

và đề xuất được biện pháp khắc phục

3

Mức 2 H.D.4.2 Viết đúng kết quả phép đo; kết

luận, nhận xét chính xác quá trình làm thí nghiệm, tìm được nguyên nhân gây sai số nhưng không đề xuất được biện pháp khắc phục

2

Mức 1 H.D.4.1 Biết cách viết nhưng sai kết quả;

kết luận, nhận xét được quá trình làm thí nghiệm nhưng còn sơ sài, thiếu chính xác;

không tìm được nguyên nhân gây sai số

1

Mức 0 H.D.4.0 Không viết được kết quả đo;

không có hoặc không thể kết luận, nhận xét

0

5 Một số thí dụ về đánh giá năng lực thực hành vật lí

Thí dụ 1: Em hãy cùng với một số bạn trong lớp đến phòng thí nghiệm, tiến hành lại các

thí nghiệm đã học về 3 định luật của chất khí Sau khi thực hiện các phép đo, em hãy ghi

Trang 7

nhận lại số liệu về các thông số trạng thái của chất khí Có thể tham khảo các bảng số liệu sau:

1 Thí nghiệm định luật Sác - lơ:

(o )

t C

t

Hoặc:

5

T

2 Thí nghiệm định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt:

3

3 Thí nghiệm định luật Gay-luy-xác:

3

T

Hướng dẫn đánh giá:

- Tiêu chí đánh giá NL quan sát và đọc, ghi kết quả:

1 Thí nghiệm định luật Sác - lơ:

p

const

t

 

p const

T

2 Thí nghiệm định luật Bôi-lơ –

Ma-ri-ốt:

3 Thí nghiệm định luật Gay-luy-xác:

V

const

T

H.C.3 Mức 3 Quan sát và đọc, ghi kết quả

một cách nhanh chóng, chính xác Mức 2 Quan sát và đọc, ghi được kết quả nhưng còn chậm

Mức 1 Quan sát và đọc, ghi được kết quả dưới sự hướng dẫn của GV Mức 0 Bắt chước quan sát và đọc, ghi kết quả theo thao tác mẫu của GV

Thí dụ 2: Làm thế nào để xác định hệ số ma sát trượt giữa gỗ và gỗ nếu em chỉ có các

dụng cụ bảng gỗ, thỏi gỗ, thước dây đến mm và đồng hồ bấm giây?

Trang 8

Hướng dẫn đánh giá:

- Tiêu chí đánh giá NL đề xuất phương án thí nghiệm:

- Cho vật trượt từ đỉnh tấm ván không

vận tốc đầu

- Dùng thước đo xác định chiều dài tấm

ván Dùng đồng hồ để đo thời gian thỏi

gỗ chạm đất Từ đó tính được gia tốc a

của thỏi gỗ a 2s2

t

- Dùng thước đo xác định thêm chiều

cao ban đầu của vật từ đó tính được góc

nghiêng của mặt phẳng nghiêng

- Áp dụng động lực học chất điểm ta

tính được a = g(sin - .cos)

- Suy ra:

sin cos

a g

H.A.2 H.A.2.3 Đề xuất được phương án tối

ưu một cách nhanh chóng, không cần

sự hỗ trợ của GV

H.A.2.2 Đề xuất được phương án có tính khả thi nhưng chưa tối ưu, cần

GV sửa chữa, bổ sung thêm

H.A.2.1 Đề xuất được phương án nhưng thiếu tính khả thi, cần GV định hướng

H.A.2.0 Chưa đề xuất được phương

án, cần hướng dẫn cụ thể của GV

Thí dụ 3: Sau khi tiến hành thí nghiệm “Khảo sát chuyển động rơi tự do Xác định gia

tốc rơi tự do” (VL 10 THPT), bạn An thu được bản số liệu như sau:

Lần đo

s(m)

Thời gian rơi t (s)

i

i

2 i

i i

s g t

i i

s v t

Em hãy thực hiện các công việc sau:

1 Tính giá trị t t g v, , ,2 ứng với mỗi cặp giá trị (s,t) và điền vào bảng số liệu

,

ss t vv t

3 Tính giá trị g, g max, biểu diễn kết quả phép đo và rút ra nhận xét kết quả phép đo

Hướng dẫn đánh giá:

- Tiêu chí đánh giá NL tính toán các giá trị trung bình, các đại lượng đo gián tiếp:

1 Tính giá trị t t g v, , ,2 ứng với mỗi cặp H.D.1 H.D.1.3 Sử dụng công thức phù hợp,

tính toán nhanh chóng, kết quả chính

Trang 9

giá trị (s,t):

1 2 3 4

4

t   

2 2 2 2

1 2 3 4

4

t   

2

2s

g

t

2s

v

t

xác, phù hợp với số liệu thực tiễn H.D.1.2 Sử dụng công thức phù hợp, tính toán còn chậm, kết quả chính xác, phù hợp với số liệu thực tiễn H.D.1.1 Cần sự hướng dẫn của GV, còn nhầm lẫn trong tính toán, kết quả sai lệch so với số liệu thực tiễn H.D.1.0 Không tính toán được

- Tiêu chí đánh giá NL vẽ đồ thị biểu diễn:

2 Vẽ đồ thị  2  

,

ss t vv t

- Đồ thị s = s(t 2 ) có dạng đường thẳng

có phương kéo dài đi qua gốc tọa độ

- Đồ thị v = v(t) có dạng đường thẳng có

phương kéo dài đi qua gốc tọa độ

H.D.3 H.D.3.3 Vẽ chính xác, nhanh chóng

H.D.3.2 Vẽ chính xác nhưng cần hướng dẫn sơ lược của GV

H.D.3.1 Vẽ theo hướng dẫn cụ thể của GV

H.D.3.0 Không vẽ được dù đã được

GV hướng dẫn cụ thể

- Tiêu chí đánh giá NL kết luận, nhận xét, đánh giá:

3 Tính giá trị g, g max, biểu diễn kết

quả phép đo và rút ra nhận xét kết quả

phép đo

1 2 3 4

4

  

  

  

  

g   g g

Nhận xét về độ chính xác của phép đo

dựa trên giá trị g sai số tương đối

H.D.4 H.D.4.3 Viết đúng kết quả phép đo;

kết luận, nhận xét chính xác quá trình làm thí nghiệm, tìm được nguyên nhân gây sai số và đề xuất được biện pháp khắc phục

H.D.4.2 Viết đúng kết quả phép đo; kết luận, nhận xét chính xác quá trình làm thí nghiệm, tìm được nguyên nhân gây sai số nhưng không đề xuất được biện pháp khắc phục

H.D.4.1 Biết cách viết nhưng sai kết quả; kết luận, nhận xét được quá trình làm thí nghiệm nhưng còn sơ sài, thiếu chính xác; không tìm được nguyên nhân gây sai số

H.D.4.0 Không viết được kết quả đo; không có hoặc không thể kết luận,

Trang 10

 g max

g

6 Kết luận

Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận NL HS là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2018 nói riêng Việc đánh giá NLTH trong DH VL THPT là một hoạt động có ý nghĩa, góp phần bồi dưỡng NLTH cho HS Một số khái niệm về NL, NLTH, các thành tố NLTH VL và các chỉ số hành vi, tiêu chí chất lượng của NLTH VL được nêu ở trên tuy chưa đầy đủ, nhưng có thể góp phần giúp GV và cán bộ quản lí trường học cải tiến đánh giá NLTH HS, tạo tác động tích cực cho việc dạy và học, đồng thời thúc đẩy việc đổi mới nội dung chương trình và phương pháp DH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003) Từ điển

Bách khoa Việt Nam tập 3 Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội

[2] Đặng Thành Hưng (2012) Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực Tạp chí

Quản lí Giáo dục, (43)

[3] Nguyễn Thị Nhị Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho sinh viên ngành sư

phạm Vật lý ở trường đại học Viện Sư phạm Tự nhiên Đại học Vinh

[4] Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên (2005) Từ điển Tiếng Việt Trung tâm Từ

điển học Nxb Đà Nẵng

[5] Nguyễn Lan Phương (2015) Đánh giá năng lực người học Báo cáo khoa học tại

Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục phổ thông, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

[6] Lương Việt Thái (chủ nhiệm đề tài), Nguyễn Hồng Thuận, Phạm Thanh Tâm

(2011) Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực

người học Đề tài nghiên cứu khoa học Mã số: B2008-37-52 TĐ Hà Nội

[7] Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002) Phương

pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông NXB Đại học Sư phạm Hà Nội

Ngày đăng: 09/03/2024, 07:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN