1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài các quy luật kinh tế của thị trường làm rõ ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế thị trường hiện nay

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 2,62 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC QUY LUẬT CỦA (6)
    • 1.1 Thế nào là kinh tế thị trường? (6)
    • 1.2 Các quy luật kinh tế của thị trường theo quan điểm của (7)
      • 1.2.1 Quy luật giá trị (7)
    • 1.3 Ý nghĩa (0)
  • Chương 2: Vận dụng lý luận vào thực tiễn để làm rõ ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay (0)
    • 2.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (0)
      • 2.1.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gì? (0)
      • 2.1.2 Đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường định hướng (23)
      • 2.1.3 Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (27)
    • 2.2 Lạm phát, thực trạng và biểu hiện của lạm phát ở Việt (28)
      • 2.2.1 Lạm phát là gì? (28)
      • 2.2.2 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam (28)
      • 2.2.3 Biểu hiện của lạm phát tại Việt Nam (30)
    • 2.3 Ý nghĩa (33)
  • KẾT LUẬN (34)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (35)

Nội dung

Vì vậy, đề tài này nhằm mục đích làm rõ những khái niệm cơ bản, nguyên lý hoạt động, ưu điểm và hạn chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cũng như đề xuấ

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC QUY LUẬT CỦA

Thế nào là kinh tế thị trường?

-Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại Không có mô hình kinh tế thị trường chung cho mọi quốc gia, mọi giai đoạn phát triển Kinh tế thị trường ngày nay ngày nay đã trải qua các giai đoạn kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường hiện đại do tính ưu việt của kinh tế thị trường là động lực để phát triển kinh tế nên phần lớn các quốc gia trên thế giới đều hướng đến việc xây dựng kinh tế thị trường nhưng do khác nhau về các lý do điều kiện và có các mô hình kinh tế thị trường khác nhau như: Kinh tế thị trường tự do mới ở

Hoa Kỳ, Kinh tế thị trường ở Nhật Bản, Kinh tế thị trường Xã Hội Chủ

Nghĩa ở Trung Quốc, Kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam Ở Việt Nam, sau khi xóa bỏ kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, vẫn trung thành với mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội và lấy “chủ nghĩa xã hội” là cái đích cần hướng tới, bởi vậy chúng ta quyết định chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Kinh tế thị trường là phương tiện để đưa nước ta tiến lên

Chủ nghĩa xã hội, do vậy nó phải mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa.

-“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước thiết lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của nhà nước và do Đảng

Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.”

- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam vừa bao hàm các đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường nói chung, vừa có đặc trưng riêng của Việt Nam Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trước hết phải là kinh tế thị trường nên ở đây sẽ vận hành theo các quy luật của thị trường Mục tiêu kinh tế thị trường để

6 thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh (5 mục tiêu nhỏ này phải được thực hiện đồng bộ với nhau) Định hướng xã hội chủ nghĩa là hướng tới các giá trị cốt lõi toàn diện của xã hội mới, đó là cái đích mà kinh tế thị trường ta đang hướng tới Muốn vậy, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam cần có vai trò điều tiết của nhà nước và dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Đây là mô hình kinh tế thị trường phù hợp với đặc trưng lịch sử, trình độ phát triển, hoàn cảnh chính trị - xã hội của Việt Nam.

Các quy luật kinh tế của thị trường theo quan điểm của

1.2.1 Quy luật giá trị. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.

- Về nội dung, quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết Theo yêu cầu của quy luật giá trị, người sản xuất muốn bán được hàng hóa trên thị trường, muốn được xã hội thừa nhận sản phẩm thì lượng giá trị của một hàng hoá cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết Vì vậy họ phải luôn luôn tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết Trong lĩnh vực trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá trị dưới sự tác động của quan hệ cung - cầu Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa trở thành cơ chế tác động của quy luật giá trị Thông qua sự sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy dược sự hoạt động của quy luật giá trị Những người sản xuất và trao đồi hàng hóa phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường.m

-Trong nền kinh tế hàng hóa, quy luật giá trị có những tác động cơ bản sau:m

+Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa Trong sản xuất, thông qua sự biến động của giá cả, người sản xuất sẽ biết được tình hình cung - cầu về hàng hóa đó và quyết định phương án sản xuất. Neu giá cả hàng hóa bằng hoặc lớn hơn giá trị thì việc sản xuất nên được tiếp tục, mở rộng Tư liệu sản xuất, sức lao động sẽ được tự phát dịch chuyển vào ngành đang có giá cả cao Trong lưu thông, quy luật giá trị điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu Thông qua mệnh lệnh của giá cả thị trường, hàng hoá ở nơi có giá cả thấp được thu hút, chảy đến nơi có giá cả cao hơn, góp phần làm cho cung cầu hàng hoá giữa các vùng cân bằng, phân phổi lại thu nhập giữa các vùng miền, điều chỉnh sức mua của thị trường (nếu giá cao thì mua ít, giá thấp mua nhiều).

+Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hỏa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội Người sản xuất có giá trị cá hiệt nhò hon giá trị xã hội, khi hán theo giá trị xã hội sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn Ngược lại, người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ Để đứng vững trong cạnh tranh và tránh không bị phá sản, người sản xuất phải luôn tìm cách làm cho giá trị cá biệt hàng hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội Muốn vậy, phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lý, thực hiện tiết kiệm Kết quả lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động xã hội tăng lên, chi phí sản xuất hàng hóa giảm xuống Trong lưu thông, để bán được nhiều hàng hóa, người sản xuất phải không ngừng tăng chất lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng làm cho quá trình lưu thông được hiệu quả cao hơn, nhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp nhất.m

+Thứ ba, phân hoá những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo một cách tự nhiên Trong quá trình cạnh tranh, những người sản xuất nhạy bén với thị trường, trình độ năng lực giỏi, sản

8 xuất với hao phí cá biệt thấp hơn mức hao phí chung của xã hội sẽ trở nen giàu có Ngược lại, những người do hạn chế về vốn, kinh nghiệm sản xuất thấp kém, trình độ công nghệ lạc hậu… thì giá trị cá biệt sẽ cao hơn giá trị xã hội và dễ lâm vào tình trạng thua lỗ, dẫn đến phá sản, thậm chí phải đi làm thuê Trong nền kinh tế thị trường thuần túy, chạy theo lợi ích cá nhân, dầu cơ, gian lận, khủng hoảng kinh tế là những yếu tố có thể làm tăng thêm tác động phân hóa sản xuất cùng những tiêu cực về kinh tế xã hội khác Quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời, kích thích sự tiến bộ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ; vừa có tác dụng lựa chọn, đánh giá người sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối với người sản xuất; vừa có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực Các tác động đó diễn ra một cách khách quan trên thị trường.m

Quy luật giá trị có ý nghĩa đánh giá người sản xuất, kích thích những yếu tố tích cực phát triển và đảo thải các yếu tố kém Nó đảm bảo sự bình đẳng đối với người sản xuất Sự phân hóa này là kết quả tự nhiên sản xuất hàng hóa dựa trên chế độ tư hữu Có thể nói rằng Quy luật giá trị là cơ sở cho một thị trường cạnh tranh lành mạnh, trong đó mỗi chủ thể kinh doanh với kiến thức đầy đủ và óc kinh doanh sáng suốt đều có thể làm giàu, có thể mở rộng quy mô doanh nghiệp tư nhân Việc vận dụng quy luật giá trị vào phát triển kinh tế thị trưởng định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển theo kịp trình độ các nền kinh tế phát triển trên thế giới Tuy nhiên, Nhà nước với vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế cần có những giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực của quy luật giá trị tới nền kinh tế, giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

- Thực tiễn việc vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế Việt Nam:+Việc vận dụng quy luật giá trị vào những năm nền kinh tế bao cấp:

Trong thời kì này chúng ta đã có cách hiểu không đúng về việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội, do đó việc vận dụng quy 5 luật giá trị đã có những thiếu sót, sai lệch Hậu quả là đã làm triệt tiêu những nhân tố tích cực, năng động của xã hội Khiến cho nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, kém phát triển.

+Việc vận dụng quy luật giá trị thời gian trong thời kỳ đổi mới: Trong thời kỳ đổi mới, chúng ta tập trung phát triển nền sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa các mặt hàng lưu thông trên thị trường Quy luật giá trị hoạt động mạnh trong thời kỳ này, tạo nên sự cạnh tranh, phát triển kinh tế… Bên cạnh đó, cũng nảy sinh những mặt trái như: phân hóa giàu – nghèo, buôn gian bán lận…

Hiện nay nước ta đang hội nhập theo nền kinh tế thế giới với chính sách mở cửa hợp tác với toàn thế giới Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới, dưới tác động của quy luật giá trị và vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế Từ một nền kinh tế nặng về nông nghiệp với phần đa dân số làm nông ở quy mô vừa và nhỏ, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất – kỹ thuật, hạ tầng kinh tế – xã hội đáp ứng được các nhu cầu mới, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển dài hạn và bền vững Trong đó, tăng trưởng kinh tế với tốc độ khá cao trong khu vực và trên thế giới Năm 2017, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,81%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây.

Bên cạnh những tác động tích cực, quy luật giá trị cũng có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta như phân hóa giàu – nghèo, cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể sản xuất, buôn bán gian lận… Các hành vi này xuất phát từ tâm lý hám lợi của các chủ thể sản xuất biến chất, nhưng từ góc nhìn của người làm kinh tế ta

10 phải biết nghiên cứu và vận dụng tốt hơn nữa quy luật giá trị để có thể điều tiết và giảm thiểu tiêu cực trong cạnh tranh ở thị trường nội địa.

Trong thời gian tới, để phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của quy luật giá trị vào nền kinh tế thị trường, chúng ta cần nắm vững nội dung, cơ chế hoạt động của quy luật giá trị trong nền kinh tế, từ đó vận dụng vào các lĩnh vực một cách đúng đắn để hạn chế những tác động tiêu cực của quy luật giá trị đối với quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta.

- Quy luật cung cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung (bên bán) và cầu (bên mua) hàng hóa trên thị trường Quy luật này đòi hỏi cung - cầu phải có sự thống nhất Trên thị trường, cung - cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả Neu cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị; ngược lại, nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị; nếu cung bằng cầu thì giá cả bằng với giá trị Đây là sự tác động phức tạp theo nhiều hướng và nhiều mức độ khác nhau -Quy luật cung - cầu có tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hoá; làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giả của hàng hóa Căn cứ quan hệ cung - cầu, có thể dự đoán xu thế biến động của giá cả ơ đâu có thị trường thì ở đó quy luật cung - cầu tôn tại và hoạt động một cách khách quan Nếu nhận thức được chúng thì có thể vận dụng đề tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng có lợi cho quá trình sản xuất Nhà nước có thể vận dụng quy luật cung - cầu thông qua các chính sách, các biện pháp kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tín dụng, hợp đồng kinh tế,thuế, thay đổi cơ cấu tiêu dùng đề tác động vào các hoạt động kinh tế, duy trì những tỷ lệ cân đối cung - cầu một cách lành mạnh và hợp lý.

Quy luật cung - cầu có tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa; làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giá cả của hàng hóa Căn cứ vào quan hệ cung - cầu, có thể dự đoán xu thế biến động của giá cả Ở đâu có thị trường thì ở đó quy luật cung - cầu tồn tại và hoạt động một cách khách quan. Nếu nhận thức được chúng thì có thể vận dụng để tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh theohướng có lợi cho quá trình sản xuất. Nhà nước có thể vận dụng quy luật cung - cầu thông qua các chính sách, các biện pháp kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tín dụng, hợp đồng kinh tế, thuế, thay đổi cơ cấu tiêu dùng để tác động vào các hoạt động kinh tế, duy trì những tỷ lệ cân đối cung - cầu một cách lành mạnh và hợp lý

* Đối với nhà nước: Thông qua việc điều tiết cung - cầu trên thị trường.

- Khi cung < cầu do khách quan điều tiết bằng cách sử dụng lực lượng dự trữ giảm giá để tăng cung.

Vận dụng lý luận vào thực tiễn để làm rõ ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay

Lạm phát, thực trạng và biểu hiện của lạm phát ở Việt

-Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và đi kèm là sự mất giá trị của một loại tiền tệ Khi mức giá chung tăng cao, tiền của bạn sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây.

2.2.2 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam:

Tỷ lệ lạm phát năm 2011 cao phi mã, chạm mốc 18,58% Đây là mức lạm phát cao nhất trong vòng 11 năm kể từ 2010 đến 2020 .

Trong giai đoạn này, các chính sách kinh tế được áp dụng một cách hài hòa Cụ thể là các chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt, gia tăng sản xuất, khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu… Nhờ đó tác động tích cực lên nền kinh tế và giảm lạm phát Tỷ lệ lạm phát đạt mức thấp kỷ lục 0,63% năm 2015 0,63% là một con số đáng kinh ngạc, một mức lạm phát thấp nhất kể từ khi Việt Nam bắt đầu tính toán mức lạm phát Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu trên thế giới giảm mạnh dẫn đến mức tỷ lệ lạm phát năm 2015 đạt mức xuống thấp.

Nền kinh tế được điều hành chặt chẽ nên tỷ lệ lạm phát luôn ổn định ở mức 4% Năm 2020 là năm đại dịch Covid – 19 có những chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine và những nút thắt chuỗi cung ứng toàn cầu trong đại dịch Covid-19, lạm phát của Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt Với mức lạm phát 1,84%, Việt Nam đang là một “làn gió ngược” trong xu hướng lạm phát cao toàn cầu.

- Căn cứ dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lạm phát nước ta năm

2022 tăng 3,9%, sát ngưỡng mục tiêu kiểm soát đã được đặt ra trước đó là 4% Theo đó, các nguyên nhân dẫn đến có thể kể đến 03 yếu tố chính là:

- Tổng cầu tăng đột biến khi trước đó có sự đứt gãy chuỗi cung ứng.

- Lạm phát chuỗi cung ứng: Bởi sản xuất phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài khá nhiều.

- Giá nguyên nhiên liệu tăng cao Trong khi đó, khi giá nguyên vật liệu ở nước ta tăng 1% thì giá thành sản phẩm phải tăng đến 2,6%.

2.2.3 Biểu hiện của lạm phát tại Việt Nam:

-Biểu hiện của lạm phát là tiền giấy bị mất giá, giá cả hàng hóa tăng.Lúc đầu giá vàng tăng, sau đó lan rộng ra đối với giá cả các hàng hóa khác, nhưng giá cả các loại hàng hóa tăng không giống nhau Đối với hàng tư liệu tiêu dùng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, hàng may mặc), giá cả tăng cao so với các hàng tiêu dùng khác Đối với tư liệu sản xuất thì giá cả tăng nhanh nhất lsf những vật tư nguyên liệu quan trọng (sắt, thép, kim loại…) Giá cả hàng hóa tăng lên làm cho đời sống người lao động ngày càng khó khăn, vì vậy cơ cấu tiêu dùng của người lao động sẽ bị thay đổi theo chiều hướng giảm tiêu dùng xa xỉ, lâu dài, tập trung cho tiêu dùng trước mắt. Điều đó khiến cho chỉ số lạm phát của từng nhóm mặt hàng có thể không giống nha, thậm chí có những mặt hàng giảm giá, nhưng chỉ số giá chung thì vẫn tăng Ngoài những biểu hiện nói trên, lạm phát còn biểu hiện là tỷ giá ngoại tệ tăng liên tục, tức là tiền trong nước bị giảm giá còn ngoại tệ thì tăng giá Thông thường trong nước có lạm phát, tiền giấy bị mất giá so với vàng, giá vàng trong nước tăng thì nó cũng sẽ làm tỷ giá ngoại tệ tăng Điều này đối với nước có lạm phát cũng có lợi thế là có thể đẩy mạnh được xuất khẩu hàng hóa. Cần chú ý là vì biểu hiện trực tiếp của lạm phát là sự tăng liên tục của giá cả hàng hóa, nên người ta thường đồng nhất lạm phát và tăng giá, và vì vậy người ta lấy chỉ số tăngm giá cả hàng hóam làm chỉ

30 số lạm phát Thực ra chỉ số lạm phát và chỉ số tăng giá không hoàn toàn giống nhau Nói cách khác tỷ lệ tăng tiền (tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ hay tố độ tăng tiền) và tỷ lệ mất giá của tiền giấy(chỉ số tăng giá- tỷ lệ lạm phát) không phải là hai khái niệm đồng nhất.

- Tại Việt Nam, từ năm 1990 trở về trước, tỷ lệ tăng giá (lạm phát) cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ, chứng tỏ lạm phát rất nghiêm trọng Từ sự phân biệt nói trên người ta đánh giá tình trạng của lạm phát qua việc so sánh hai chỉ tiêu là tỷ lệ tăng giá (tỷ lệ lạm phát) và tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ Từ đó cho rằng lạm phát diễn biến qua hai giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất:„Ở giai đoạn này tỷ lệ lạm phát (tỷ lệ tăng giá) nhỏ hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ, nói cách khác tốc độ mất giá của tiền giấy chậm hơn tốc độ tăng tiền Tình trạng này xảy ra ở Mỹm từ năm 1982 đến nay, còn ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 199 tỷ lệ tăng giá thấp hơn tỷ lệ tăng tiền.

Theo các nhà nghiên cứu khi tỷ lệ lạm phát (tăng giá) nhỏ hơn tỷ lệ tăng tiền thì có nghĩa là lạm phát đang ở trong tình trạng có thể chấp nhận được và thậm chí người ta còn cho rằng với điều kiện đó lại là liều thuốc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Giai đoạn thứ hai: Đấy là bước phát triển nguy hiểm hơn của lạm phát Tỷ lệ lạm phát (tăng giá) cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ, nói cách khác tốc độ mất giá tiền giấy lớn hơn, nhanh hơn tốc độ tăng tiền tình trạng này xảy ra ở Việt Nam từ năm 1990 trử về trước Tại

Mỹ từ năm 1971 đến năm 1981 đã xảy ra tình trạng này.

Khi tốc độ tăng giá lớn hơn tốc độ tăng tiền nghĩa là tiền tăng thêm ít mà giá cả tăng lên tì nhiều Trong trường hợp này, lạm phát không còn là hiẹn tượng của tiền tệ nữa, và vì vậy chứng tỏ một tình trạng nguy hiểm và bi đát của nền kinh tế tài chính.Lạm phát như vậy là lạm phát nguy hiểm và trầm trọng vô cùng Ở đó, người ta thấy sự mất giá của tiền giấy diễn ra nhanh chóng như một cổ xe xuống dốc mất thắng.

-Đánh giá mức độ lạm phát bằng cách so sánh nó với tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ mới thấy tình trạng nguy hiểm và hiệu ứng của nó đối với nền kinh tế xã hội.

Ngoài ra người ta còn đánh giá mức độ của lạm phát bằng cách đưa vào tỷ lệ tăng giá Theo đó, nếu tỷ lệ tăng giá càng cao thì lạm phát được coi là nghiêm trọng Có 3 mức độ khác nhau của lạm phát: -Lạm phát vừa phải: (Reasonable Inflation): đó là lạm phát mà tỷ lệ tăng giá cả hàng hóa trong khoảng 10% trở lại Mới đầu lạm phát này còn được gọi là lạm phát một con số, người ta cho rằng lạm phát một con số là lạm phát có thể chấp nhận được, nhiều nước coi lạm phátm một con số như là một chính sách của nhà nước để phát triển kinh tế.

-Lạm phát cao: là lạm phát mà chỉ số tăng của giá cả là tương đối cao Đó là mức lạm phát ở hai con số (dưới 100%), còn gọi là lạm phát thực sự.

-Siêu lạm phát: đó là lạm phát với cường độ lớn từ 100% lên vài ba trăm phần trăm mỗi năm Với mức độ lạm phát này thì nó ảnh hưởng ghê gớ đến đời sống kinh tế xã hội. Ý nghĩa của lạm phát:

- Đối với người tiêu dùng:

Ý nghĩa

Chúng ta nhận thức rằng quá trình đấu tranh chống lạm phát không đơn giãn ngày một ngày hai Nó là căn bệnh kinh niên nhưng việc xoá bỏ hoàn toàn lạm phát thì cái giá phải trả không tương xứng với lợi ích đem lại.

Tình hình diễn biến lạm phát và khắc phục nó tại Việt Nam rất phức tạp Lạm phát luôn rình rập và đe dọa chúng ta bất cứ lúc nào Chính vì vậy Đảng và nhà nước, cần phải luôn thận trọng trong mỗi bước đi của mình để đảm bảo cho nền kinh tế nước ta phát triển vững mạnh làm nền tảng để phát triển khoa học, giáo dục, đuổi kịp sự phát triển của các nước trong khu vực nói riêng và các nước trên thế giới nói chung

Và việc nghiên cứu quy luật lưu thông tiền tệ chính là căn cứ khoa học để chính phủ phát hành lượng tiền cần thiết cho lưu thông; là căn cứ giúp chính phủ và ngân hàng nhà nước điều hòa lưu thông tiền tệ khống chế lạm phát; giúp cân đối giữa hàng và tiền là cơ sở để tăng trưởng kinh tế.

Ngày đăng: 25/04/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w