Khái niệm sản xuất hàng hóa: - Theo C.Mác sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó những người sản xuất ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người hay của xã hội
Sản xuất hàng hóa
Khái niệm sản xuất hàng hóa
- Theo C.Mác sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó những người sản xuất ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người hay của xã hội thông qua trao đổi - mua bán.
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
- Sản xuất hàng hóa ra đời khi có đủ 2 điều kiện:
Phân công lao động xã hội (điều kiện cần)
Sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất do quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định (điều kiện đủ)
+ Phân công lao động xã hội:
Là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất khác nhau của nền sản xuất xã hội
Ví dụ: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, sức khỏe ….
Phân công lao động xã hội tạo nên sự chuyên môn hóa lao động cho nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định nhưng trong cuộc sống họ cần nhiều loại sản phẩm khác nhau Tức là người này cần tiêu dùng sản phẩm của người khác và ngược lại cần người khác tiêu dùng sản phẩm của mình nên tất yếu dẫn đến trao đổi, mua bán hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu
Ví dụ: người thợ may chuyên may vá, người nông dân sản xuất lúa gạo, ngư dân thì đánh cá,…
+ Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất do quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định:
Do sự tách biệt, do quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động dẫn đến sự tách biệt về kinh tế và lợi ích, làm cho lao động của người sản xuất mang tính chất lao động tư nhân Do đó người này muốn tiêu dùng sản phẩm người khác phải thông qua trao đổi sản phẩm dưới hình thái hàng hóa nhằm đảm bảo sự ngang bằng về lượi ích cho mỗi bên C.Mác viết: “chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa”.
Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất hiện khách quan dựa trên sự tách biệt về sở hữu Xã hội loài người càng phát triển, sự tách biệt về sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa được sản xuất ra càng phong phú.
So sánh sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa
+ Giống nhau: cả hai đều là quá trình kết hợp các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm.
Sx tự cung tự cấp Sx hàng hóa Mục đích Sx để tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu trực tiếp cho người sản xuất.
Thỏa mãn nhu cầu của người khác, xã hội thông qua trao đổi, mua bán.
Sản xuất còn ở trình độ thấp, thủ công lạc hậu
Vd: vùng sâu, vùng xa …
Sản xuất đã phát triển hơn, hiện đại, có máy móc thiết bị…
+ Sx để tiêu dùng nên không cần hạch toán kinh tế.
+ Sx để trao đổi mua bán nên phải hạch toán kinh tế.
+ Mang hình thái hiện vật và quy mô nhỏ
+ Mang hình thái giá trị,hàng hóa tiền tệ, có quy mô lớn.
Hàng hóa
Khái niệm và phân loại hàng hóa
a Khái niệm của hàng hóa:
- Hàng hóa là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng hoá, đồng thời sản phẩm lao động mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn mong muốn, nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay mua bán.
Ví dụ: điện thoại sản xuất ra bị loại kỹ thuật => không bán được => không phải hàng hóa
Rau do bác nông dân trồng => đem trao đổi => hàng hóa
- Marx định nghĩa hàng hoá trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thoả mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó Để đồ vật trở thành hàng hoá cần phải có: Tính hữu dụng đối với người dùng
Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động
Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm. b Phân loại hàng hóa:
Có rất nhiều tiêu thức để phân chia các loại hàng hoá như: hàng hoá thông thường, hàng hoá đặc biệt, hàng hoá hữu hình, hàng hoá vô hình, hàng hoá tư nhân, hàng hoá công cộng…
+ Dạng hữu hình như: sắt, thép, lương thực, thực phẩm…
+ Dạng vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của giáo viên, bác sĩ, nghệ sĩ
Thuộc tính của hàng hóa
Hàng hoá có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị Giữa hai thuộc tính này có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì không phải là hàng hoá:
9 a Giá trị sử dụng của hàng hóa:
- Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người
Nhu cầu trực tiếp như: ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại… Nhu cầu gián tiếp như: các tư liệu sản xuất…
- Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hay một số công dụng nhất định Chính công dụng (tính có ích) đó làm cho nó có giá trị sử dụng
Ví dụ: Gạo để ăn, áo để mặc, nhà để ở, máy móc để sản xuất, phương tiện để đi lại…
- Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong sử dụng hay tiêu dùng Nền sản xuất càng phát triển, khoa học, công nghệ càng hiện đại càng giúp con người phát hiện ra nhiều điều phong phú hơn các giá trị sử dụng của sản phầm.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua Cho nên nếu là người sản xuất hàng hóa, phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa do mình sản xuất ra sao cho đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe và tinh tế hơn của người mua. b Giá trị của hàng hóa:
- Trong nền sản xuất hàng hoá, giá trị sử dụng đồng thời cũng là vật mang giá trị trao đổi.
- Muốn hiểu giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi Giá trị trao đổi là quan hệ về lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau.
Ví dụ: 1m vải có giá trị trao đổi bằng 10 kg thóc
Sở dĩ vải và thóc là hai hàng hóa mặc dù có giá trị sử dụng khác nhau nhưng lại có thể trao đổi với nhau được theo một tỉ lệ nhất định nào đó là vì giữa chúng có một cơ sở chung là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động (thời gian lao động và công sức lao động) do lao động được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá.
- Vậy giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Đặc điểm:
+ Giá trị của hàng hóa biểu hiện mối quan hệ xã hội của những người sản xuất hàng hóa Vì thế giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hóa.
+ Giá trị là nội dung của hàng hóa còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bề ngoài của giá trị Cái bề ngoài có thể thay đổi còn bên trong không hề thay đổi. c Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị sử dụng
Hai thuộc tính của hàng hoá có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau
Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hoá Nếu một vật có giá trị sử dụng (tức có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội), nhưng không có giá trị (tức không do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động) như không khí tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hoá Ngược lại, một vật có giá trị (tức có lao động kết tinh), nhưng không có giá trị sử dụng (tức không thể thoả mãn nhu cầu nào của con người, xã hội) cũng không trở thành hàng hoá.
Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về chất (vải mặc, sắt thép, lúa gạo…) Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hoá lại đồng nhất về chất, đều là “những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”, tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá ( vải mặc, sắt thép, lúa gạo… đều do lao động tạo ra, kết tinh lao động trong đó).
- Quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau cả về mặt không gian và thời gian.
Giá trị được tạo ra trong sản xuất nhưng thực hiện trên + thị trường
+ Giá trị sử dụng được tạo ra trong sản xuất nhưng thực hiện trong tiêu dùng
- Người sản xuất quan tâm tới giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ cũng phải chú ý đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm tới giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình.
- Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó Nếu không thực hiện giá trị sẽ không có giá trị sử dụng Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa.
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
- Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng, do đó lao động cụ thể càng nhiều loại thì giá trị sử dụng càng phong phú
- Mọi lao động cụ thể đều có thể khác nhau về mục đích, phương pháp, đối tượng, kết quả lao động riêng.
- Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn, tuy nhiên hình thức của lao động cụ thể có thể thay đổi, phụ thuộc vào sự phát triển của lực lưỡng sản xuất và phân công lao động
Ví dụ: Lao động của người nông dân: Đối tượng lđ: đất đai
Mục đích: sản xuất ra thóc
Phương pháp: gieo cấy, vun trồng…
Kết Quả : sản xuất ra thóc
*Lao động trừu tượng: là lao động của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức biểu hiện cụ thể của nó để quy về cái chung đồng nhất, đó là sự hao phí sức lao động, tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh của người sản xuất hàng hóa.
- Lao động trừ tượng tạo nên giá trị hàng hóa Chất của hàng hóa là lao động trừu tượng.
- Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong sản xuất hàng hóa.
Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
a Thước đo lượng giá trị hàng hóa
Lượng lao động được xác định bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất một loại hàng hóa nào đó trong điều kiện sản xuất bình thường cỉa xã hội với trình độ thành thạo trung bình và cường độ lao động trung bình Hay nói cách khác đây là mức hao phí trung bình của xã hội. b Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị:
Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, cho nên về nguyên tắc những nhân tố nào ảnh hưởng tới lượng thời gian lao động hao phí xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa tất yếu sẽ ảnh hưởng tới lượng giá trị của đơn vị hàng hóa Có các nhân tố sau:
- Là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
- Năng suất lao động tăng:
+ lượng thời gian hao phí lao động cần thiết trong một đơn vị thời gian giảm.
+ lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa giảm xuống + tổng giá trị trong một đơn vị thời gian sản xuất không đổi
- Năng suất lao động tỷ lệ nghịch với lượng giá trị hàng hóa Tăng năng suất lao động để giảm giá trị hàng hóa nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh
- Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động gồm:
+ Người lao động: trình độ khéo léo của người lao động
+ Mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình công nghệ.
+ Sự kết hợp xã hội giữa quá trình sản xuất.
+ Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất: máy móc thiết bị, chất lượng nguyên vật liệu
- Là mức hao phí lao động trên một đơn vị thời gian nó phản ánh mức độ khẩn trương của lao động.
- Cường độ lao động tăng:
+ Số sản phẩm tạo ra trong một đơn vị thời gian tăng. + Mức hao phí lao động trên đơn vị sản phẩm không đổi. + Gía trị của một đơn vị sản phẩm không thay đổi
- Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, thể chất, tâm lý, trình độ tay nghề thành thạo của người lao động, công tác tổ chức, kỷ luật lao động … Nếu giải quyết tốt những vấn đề này thì người lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập trung hơn, do đó tạo ra nhiều hàng hóa hơn c Tính chất phức tạp của lao động:
- Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.
- Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
- Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định
Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội lên Đây là cơ sở lý luận quan trọng để cả nhà quản trị và người lao động xác định mức thù lao cho phù hợp với tính chất của hoạt động lao động trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội.
Cấu thành lượng giá trị hàng hóa
Cơ cấu giá trị: giá trị hàng hóa gồm hai bộ phận
+ Giá trị cũ (C): giá trị của tư liệu sản xuất chuyển vào sản phẩm mới
+ Giá trị mới (V+m): do lao động sống tạo ra
Vậy lao động cụ thể là vai trò bảo toàn, chuyển dịch giá trị những TLSX vào giá trị sản phầm hàng hóa, làm hình thành giá trị cũ (C) Còn lao độnh trừu tượng tạo nên giá trị mới (V+m) Cần chú ý lao động tạo nên giá trị là lao động trừu tượng, phần giá trị do nó tạo ra là giá trị mới (V+m).
Tiền tệ
Khái niệm tiền tệ
- Tiền tệ là một phạm trù lịch sử, nó là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị Đồng thời cũng là sản phẩm của sự phát triển mâu thuẫn giữa lao động và phân công lao động xã hội trong sản xuất hàng hóa Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
- Theo C.Mac, tiền tệ là thứ hàng hóa đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hóa, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.
- Theo C.Mac tiền tệ xuất hiện sau một quá trình phát triển lâu dài của trao đổi và các hình thái giá trị.
- Còn theo các nhà kinh tế hiện đại: tiền được định nghĩa là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc tahanh toán để nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc trong việc trả nợ.
Tính chất của tiền tệ
- Tính được chấp nhận rộng rãi: đây là tính chất quan trọng nhất của tiền tệ.
- Tính dễ nhận biết: Muốn được chấp nhận thì phải dễ dàng nhận biết được, người ta có thể nhận ra nó trong lưu thông một cách dễ dàng.
- Tính có thể chia nhỏ được: tiền phải được chia thành các mệnh giá nhỏ khác nhau để người bán có thể nhận được đúng số tiền bán hàng còn người mua khi thanh toán bằng một loại tiền có mệnh giá lớn thì phải nhận được tiền trả lại Tính chất này giúp cho tiền tệ khắc phục được sự bất tiện của phương thức đổi hàng.
Bản chất của tiền tệ
- Về bản chất, tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng hóa Tiền là hình thái biểu hiện giá trị hàng hóa Tiền phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa ngưuòi sản xuất và trao đổi hàng hóa.
- Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua 2 thuộc tính:
+ Gía trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thỏa mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi Gía trị sử dụng của một loại tiền tệ do xã hội quy định.
+ Gía trị của tiền được thể hiện qua khái niệm” sức mua tiền tệ”, đó là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hóa khác trong trao đổi.
Chức năng của tiền tệ
- Tiền tệ là thước đo giá trị, dùng để đo lường giá trị của các loại hàng hóa Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được đo lường bằng giá trị của tiền tệ Gía trị hàng hóa tiền tệ(vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến chức năng tiêu chuẩn giá cả chức năng của tiền tệ.
* Theo C.Mac tiền có 5 chức năng sau:
+ Khi thực hiện chức năng này tiền được dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác nhau Để đo lường hàng hóa có giá trị thì tiền cũng phải có giá trị.
+ khi thực hiện chức năng này tiền được dùng làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa Công thức của lưu thông hàng hóa là H-T-H
+ Để phục vụ lưu thông hàng hóa, ban đầu nhà nước đúc vàng thành đơn vị tiền tệ nhất định sau đó là đúc tiền bằng kim loại Sau khi tiền giấy ra đời và sau này là các loại tiền ký hiệu giá trị khác nhau như tiền kế toán, tiền séc, tiền điện tử và các loại tiền ảo(bitcoin).
Tiền đại diện cho giá trị, cho của cải vật chất Thay vì cất giữ hàng hóa, chúng ta có thể cất giữ bằng tiền Vào lúc này tiền được rút khỏi lưu thông, đi vào cất giữ dưới hình thái vàng, bạc và sẵn sàng tham gia lưu thông khi cần thiết.
Tiền được dùng để trả nợ, trả tiền mua hàng hóa Chức năng này gắn liền với chế độ tín dụng thương mại, tức mua bán thông qua thẻ tín dụng, thanh toán không cần dùng tiền mặt mà dùng tiền trên sổ sách kế toán, tiền trong tài khoản, tiền ngân hàng.
Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra ngoài phạm vi lãnh thổ, tiền còn làm chức năng tiền tệ thế giới Lúc này tiền được dùng làm phương tiện mua bán, thanh toán quốc tế giữa các nước với nhau, Để thực hiện được chức năng này tiền phải có đủ giá trị phải là tiền vàng hoặc những đồng tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế.
Các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa
Nội dung quy luật giá trị
- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và lưu thông hàng hóa, có khả năng chi phối các quy luật khác và cơ chế thị trường.
- Nội dung của quy luật: là sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết Người sản xuất và trao đổi phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường. + Đối với người sản xuất: Để hàng hóa bán được trên thị trường, được xã hội thừa nhận thì lượng giá trị của hàng hóa cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết và tổng giá trị của hàng hóa phải phù hợp với nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội Khi đó, việc sản xuất hàng hóa mới có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cao
Việc trao đổi phải tiến hành theo quy tắc ngang giá Nghĩa là khi trao đổi hàng hóa, doanh nghiệp phải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất và đảm bảo rằng hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi Khi đó, doanh nghiệp mới có thể có chi phí để tiếp tục sản xuất kinh doanh.Quy luật giá trị biểu hiện sự hoạt động của mình thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá trị Đối với mỗi hàng hóa thì giá cả hàng hóa có thể bằng hoặc nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá trị nhưng đối với toàn bộ hàng hóa của xã hội thì luôn có tổng giá cả hàng hóa bằng tổng giá trị.
Cơ chế tác động của quy luật giá trị: quy luật giá trị tự phát điều tiết việc sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua sự biến động của cung - cầu thể hiện qua giá cả trên thị trường, giá cả thi trường lên xuống xoay quanh giá trị Cơ chế này phát sinh tác dụng trên thi trường thông qua cạnh tranh và sức mua của đồng tiền.
Quy luật lưu thông tiền tệ
- Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hóa, phục vụ cho sự lưu thông hàng hóa Vì vậy, lưu thông tiền tệ do lưu thông hàng hóa quyết định.
- Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ là xác định số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định. Quy luật này được thể hiện như sau: M = P x Q/V
Trong đó: M: Số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông P: mức giá của đơn vị hàng hóa
Q: số lượng hàng hóa đem ra lưu thông
V: số vòng luận chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.
- Như vậy, lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỉ lệ thuận với tổng số giá cả của hàng hóa đem ra lưu thông và tỉ lệ nghịch với số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ Đây là quy luật chung của lưu thông tiền tệ.
- Lạm phát đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống:
Chúng ta chỉ cần hiểu đơn giản là lạm phát thì đồng nghĩa với việc đồng tiền mất giá, giá cả các mặt hàng đều tăng lên Đời sống nhân dân (nhất là những người nông thôn và người nghèo) ngày càng trở nên khốn đốn hơn.
Ví dụ: trước đây bạn muốn mua một hộp màu chỉ có 5 nghìn đồng nhưng khi lạm phát hộp màu đó không còn là 5 nghìn nữa mà nó thậm chí lên 10 nghìn hoặc 15 nghìn.
Tác dụng của quy luật giá trị
Quy luật giá trị giúp doanh nghiệp đảm bảo chi phí tối ưu khi sản xuất và lưu thông hàng hóa Dưới góc độ xã hội, quy luật còn phản ánh sự phân hóa người giàu - người nghèo, dựa vào mức thu nhập nhận được.
Thứ nhất, điều tiết sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa:
- Khía cạnh quan trọng nhất của quy luật giá trị là khả năng điều tiết sản xuất và phân bổ, lưu thông hàng hóa Không chỉ trong ngành kinh tế, quy luật này còn có tác dụng trên các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau Sự điều tiết này sẽ phụ thuộc vào quy luật cung cầu giá cả thị trường Đơn cử, chỉ cần có biến động giá một vài mặt hàng thì nền kinh tế đã có sự chuyển dịch.
- Đối với những ngành có cung lớn hơn cầu thì giá cả giảm do đó những người sản xuất sẽ giảm mức sản xuất Vì hàng hóa sẽ ứ đọng, đẩy giá thấp xuống Khi đó, doanh nghiệp buộc phải có giải pháp để lưu thông hàng hóa sang những kênh phân phối khác Thậm chí, nếu không có khả năng mở rộng thị trường hoặc chính sách Nhà nước không hỗ trợ lưu thông sản phẩm thì doanh nghiệp buộc phải dừng sản xuất.
- Và ngược lại, đối với những ngành có lượng cung nhỏ hơn cầu thì giá cả tăng nên người sản xuất tăng mức sản xuất Như thế, doanh nghiệp sẽ có biên lợi nhuận lớn Việc doanh nghiệp cần làm lúc này là tập trung đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra ngoài thị trường.
- Trường hợp cuối cùng, khi cung bằng với cầu thì giá cả và giá trị hàng hóa trùng với nhau, cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều rơi vào trạng thái “bão hòa”. Đối với lưu thông, quy luật giá trị có tác dụng điều tiết lượng hàng hóa vận động từ nơi có giá cả thấp sang nơi có giá cả cao, từ nơi có cung lớn hơn cầu sang nơi có cung nhỏ hơn cầu.
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất lao động
- Mỗi doanh nghiệp sản xuất là một cá thể với mức hao tổn lao động khác nhau Thậm chí trong từng doanh nghiệp, mỗi người lao động lại là một cá thể riêng biệt Nếu doanh nghiệp có mức hao tổn lao động ít thì sẽ kiểm soát chi phí tốt, giá trị hàng hóa tăng, biên lợi nhuận tăng Do đó, để cạnh tranh trên thị trường bắt buộc doanh nghiệp phải tìm mọi giải pháp để cắt giảm hoặc hạ thấp chi phí lao động, sao cho hao tổn này bằng hoặc thấp hơn chi phí xã hội cần thiết.
- Muốn vậy, họ phải tăng năng suất lao động trên cơ sở áp dụng kỹ thuật mới và hợp lý hóa sản xuất.
Thứ ba, thực hiện lựa chọn tự nhiên và phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa
- Quy luật giá trị có tác dụng rõ rệt trong việc phân hóa thu nhập, kéo theo phân hóa giàu nghèo trong xã hội Nhân sự có trình độ, kiến thức và kỹ năng sẽ đạt mức hao tổn thấp hơn hao tổn xã hội Họ sẽ nhận được tiền công nhiều hơn, thu nhập cao hơn và ngày càng có vị trí trong xã hội.
- Ngược lại, đối với cá nhân có năng suất kém, lợi thế cạnh tranh thấp thì mức thu nhập thấp đi, dần dần họ trở thành tầng lớp nghèo khó trong xã hội.
- Hiểu được quy luật giá trị, không chỉ doanh nghiệp mà từng cá nhân còn cần nỗ lực phát triển bản thân, tối ưu thời gian làm việc để đạt hiệu suất cao nhất.
Tác dụng thứ ba này còn được xem như là mặt hạn chế của Quy luật giá trị và sau đây là 2 mặt hạn chế:
+ Thứ nhất, phối bao cấp hiện vật mang tính bình quân và do đó cũng không tránh khỏi việc gia tăng sự chênh lệch giàu nghèo Một đại bộ phận nhân dân vẫn còn sống trong điều kiện chi phí sinh hoạt tiêu dùng còn hạn chế trong khi có không ít người vung tay chi trả cho cuộc sống cao cấp Tuy nhiên kinh tế thị trường mà Việt Nam lựa chọn là kinh tế thị trường hướng đến xã hội chủ nghĩa Định hướng này đòi hỏi phải kiềm chế sự gia tăng bất hợp lý của chênh lệch giàu nghèo
+ Thứ hai, là về vấn đề ô nhiễm môi trường.Việt Nam vẫn còn thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào cạm bẫy Trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp bẩn Ví dụ ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng…nguy hại đến môi trường Trong khi lĩnh vực này lại không mang lại giá trị gia tăng cao, chuyển giao công nghệ lao động, môi trường làm việc độc hại cho người lao động Tương tự như vậy, vừa qua các nhà sản xuất xi măng cũng ô ạt ra đời dẫn đến dư thừa lớn, sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên đá vôi trong khi đá vôi là phễu lọc cho nguồn nước ngầm.
Kết quả của việc nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu chiến lược - chính sách công nghiệp về nhu cầu bảo vệ môi trường tại 18 ngành và lĩnh vực kinh tế cho thấy: các ngành sản xuất có tác động lớn đến môi trường nước gồm rượu - bia - nước giải khát, thủy sản, dệt, giấy…ảnh hưởng đến không khí như xây dựng, cơ khí, giao thông, điện và khai thác khoáng sản…; thải ra nhiều chất rắn như y tế, đóng tàu, xi măng nếu không được kiểm soát kĩ về công nghệ, vận hành trong quá trình sản xuất thì sẽ gây ô nhiễm môi trường và việc các công ty như VEDAN, MIWON vi phạm nghiêm trọng những quy định bảo vệ môi trường, gây hậu quả nghiệm trọng, là tiếng chuông thức tỉnh cho mọi người phải quan tâm đến bảo vệ môi trường.
Mặt tích cực của quy luật giá trị
Với sự tác động đến nền kinh tế xã hội, quy luật giá trị có rất nhiều mặt tích cực:
- Tự dộng điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và lao động vào các ngành sản xuất khác nhau để phục vụ thị trường
- Thu hút hàng hóa ở những nơi có giá trị thấp đến nơi có giá trị cao, tạo nên sự cân bằng hàng hóa trong các khu vực khác nhau.
- Kích thích việc cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Kinh tế thị trường và sựu cần thiết phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
tế thị trường ở Việt Nam.
2.1.1 Khái niệm kinh tế thị trường
- Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường Mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu tác động, điều tiết của các quy luật thị trường Có thể trừu tượng hoá một số đặc điểm cụ thể, phản ánh sự giao thoa, chuyển tiếp và đan xen giữa các mô hình để quy về ba mô hình chủ yếu sau:
● Mô hình kinh tế thị trường tự do
● Mô hình kinh tế thị trường - xã hội
● Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN (ở Việt Nam)
- Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện đang được thực thi chỉ ở hai nước (Việt Nam - kinh tế thị trường định hướng XHCN và Trung Quốc - kinh tế thị trường XHCN) Thời gian tồn tại của nó cũng chỉ mới hơn 1/4 thế kỷ thử nghiệm Tuy vậy, các kết quả thực tế đã chứng tỏ đây là mô hình có sức sống mạnh mẽ và có triển vọng lịch sử to lớn.
- Hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có các đặc trưng sau:
+ Là một nền kinh tế hỗn hợp, nghĩa là vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước Các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường được tôn trọng, các mạch máu kinh tế và các ngành trọng yếu (khai mỏ, ngân hàng, quốc phòng ) được nhà nước quản lý Các thông lệ quốc tế trong quản lý và điều hành kinh tế được vận dụng một cách hợp lý Nền kinh tế chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa Là một nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu, nhưng khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế
+ Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động và theo hiệu quả kinh tế, đồng thời theo cả mức đóng góp vốn Chú trọng phân phối lại qua phúc lợi xã hội Việc phân bổ các nguồn lực vừa được tiến hành theo hướng nâng cao hiệu quả, vừa theo hướng giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội; công bằng xã hội được chú ý trong từng bước, từng chính sách phát triển Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nhân dân được khuyến khích tham gia vào quá trình phát triển kinh tế.
II Biểu hiện của quy luật giá trị trong nền kinh tế Việt Nam
1 Khái quát về nền kinh tế thị trường Việt Nam
11*Sự hình thành kinh tế thị trường:
Kinh tế tự nhiên Tự túc Kinh tế hàng hoá Kinh tế thị trường
2.1.2 Đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thị trường
- Thứ nhất, có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu.
- Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua hoạt động của các thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học – công nghệ.
- Thứ ba, giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi ích kinh tế - xã hội khác.
- Thứ tư, là nền kinh tế mở, thị trường trong nước quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế.
2.1.3 Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam:
- Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế –xã hội mà trong đó sản phẩm sản xuất để trao đổi và bán trên thị trường Mục đích là thoả mãn nhu cầu của người mua tức là thoả mãn nhu cầu xã hội.
- Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá ,trong đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hoá không đồng nhất với nhau,chúng khác nhau về trình độ phát triển,nguồn gốc và bản chất.
2.1.4 Ưu thế của nền kinh tế thị trường:
- Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, cho phép họ tăng quy mô sản xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả Những người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải Do đó, nền kinh tế thị trường tạo ra động lực để các doanh nghiệp có thể đổi mới, phát triển mình, bởi khi các doanh nghiệp đó muốn cạnh tranh và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường thì đòi hỏi họ phải đổi mới về công nghệ, về quy trình sản xuất, quản lý, về các sản phẩm của mình.
- Ở nền kinh tế thị trường thì con người mong muốn tìm ra phương án cải tiến cho phương thức làm việc, đúc rút cho bản thân nhiều kinh nghiệm Kinh tế thị trường là nơi để phát hiện, đào tạo, tuyển chọn, sử dụng những người có năng lực tốt, nâng cao quy trình quản lý kinh doanh, cũng là nơi để đào thải những nhà quản lý chưa đạt được hiệu quả cao.
- Kinh tế thị trường tạo xu thế liên doanh, liên kết đẩy mạnh giao lưu kinh tế, các nước đang phát triển có cơ hội được tiếp xúc được chuyển giao công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý từ các nước phát triển để thúc đẩy công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ở nước mình Trong thương mại quốc tế, mức độ thị trường hóa nền kinh tế có thể được sử dụng làm tiêu chí trong xác định điều kiện thương mại giữa hai bên.
- Các nền kinh tế thị trường có xu hướng cung cấp nhiều việc làm hơn Một ví dụ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 99,7% tổng số doanh nghiệp tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp có ít hơn 20 nhân viên ở Hoa Kỳ chiếm 89,6% lực lượng lao động tại nước này Với nền kinh tế thị trường, sự tập trung vào đổi mới cho phép các doanh nghiệp nhỏ này tìm ra những thị trường ngách và cung cấp các công việc với mức lương cao ở địa phương.
2.1.5.Nhược điểm của nền kinh tế thị trường:
- Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội và quan niệm Người giàu sẽ sử dụng lợi thế về tài sản để chiếm hữu ngày càng nhiều của cải và quyền lực hơn, trong khi người nghèo sẽ ngày càng nghèo hơn Cuối cùng sẽ dẫn tới phân chia giai cấp: thiểu số người giàu nắm quyền lực cai trị xã hội, còn đa số là người nghèo có đời sống khó khăn Chênh lệch giàu nghèo quá mức sẽ dẫn tới nguy cơ bất ổn xã hội
- Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thế tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội Do phần lớn các chủ thế sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận tối đa nên luôn tạo ra ảnh hưởng tiềm ẩn đối với nguồn lực tài nguyên, suy thoái môi trường
- Việc quá đề cao tính thị trường mà không có sự điều tiết của Nhà nước sẽ tạo cơ hội cho sự ích kỷ cá nhân, vì lợi ích cá nhân mà vô cảm cộng đồng, nhất là trong những tình huống ngặt nghèo thì sẽ có những người vì lòng tham lợi nhuận mà sẵn sàng gây tổn hại cho xã hội Ví dụ: 1 vùng xảy ra dịch bệnh nên bị thiếu thuốc men, nếu Nhà nước không can thiệp (quy định mức giá tối đa, cấm đầu cơ tích trữ) thì các nhà buôn thuốc sẽ lợi dụng tình trạng này để đẩy giá bán thuốc chữa bệnh lên cao,phần lớn dân nghèo sẽ không đủ tiền mua thuốc và sẽ phải chết vì bệnh dịch.
Quy luật giá trị
2.2.1 Tác dụng của quy luật giá trị:
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá thông qua sự lên xuống giá cả Quy luật giá trị có tác dụng điều tiết và lưu thông Điều tiết sản xuất: Người sản xuất bỏ ngành có giá cả thấp, đổ xô vào ngành có giá cả sản xuất cao, sẽ làm cho quy mô sản xuất của một số ngành được mở rộng, một số ngành bị thu hẹp. Điều tiết lưu thông: Làm cho hàng hoá lưu chuyển từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao Như vậy, quy luật giá trị cũng tham gia vào phân phối các nguồn hàng phù hợp giữa các vùng
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm
- Các hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau Nhưng trên thị trường đều phải trao đổi theo mức phí lao động xã hội cần thiết Người sản xuất nào có giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội thì sẽ có lợi Vì vậy, mỗi người
25 sản xuất hàng hoá đều tìm cách giảm giá trị cá biệt hàng hoá của mình xuống dưới mức giá trị xã hội bằng cách cải thiện kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để tăng năng suất lao động Sự cạnh tranh quyết liệt làm cho năng suất lao động xã hội không ngừng giảm xuống.
- Phân bổ những nhà sản xuất hàng hoá thành giàu, nghèo, làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Trong sản xuất hàng hoá, hàng hoá của nhà sản xuất nào có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội thì người đó có lợi, ngược lại thì bất lợi và phá sản Vì vậy, một số người phát tài, trở nên giàu có, một số thì trở nên nghèo đói Từ đó những người giàu trực tiếp mở rộng sản xuất kinh doanh , thuê thêm công nhân và trở thành tư bản , những người bị phá sản trở thành những người lao động làm thuê.
2.2.2 Tác động của quy luật giá trị:
Trong sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị có 3 tác động chủ yếu sau:
- Thứ nhất: Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quy luật cung – cầu
+Nếu cung nhỏ hơn cầu, thì giá cả lớn hơn giá trị, nghĩa là hàng hóa sản xuất ra có lãi, bán chạy Giá cả cao hơn giá trị sẽ kích thích mở rộng và đẩy mạnh sản xuất để tăng cung; ngược lại cầu giảm vì giá tăng.
+Nếu cung lớn hơn cầu, sản phẩm sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu, giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa khó bán, sản xuất không có lãi Thực tế đó, tự người sản xuất ra quyết định ngừng hoặc giảm sản xuất; ngược lại, giá giảm sẽ kích thích tăng cầu, tự nó là nhân tố làm cho cung tăng.
+Cung cầu tạm thời cân bằng; giá cả trùng hợp với giá trị.
Bề mặt nền kinh tế người ta thường gọi là “bão hòa”.
Như vậy, sự tác động trên của quy luật giá trị đã dẫn đến sự di chuyển sức lao động và tư liệu sản xuất giữa các ngành sản xuất khác nhau Đây là vai trò điều tiết sản xuất của quy luật giá trị. Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua diễn biến giá cả trên thị trường Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hoá thông suốt.
Như vậy, sự biến động của giả cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.
Ví dụ: Theo trào lưu thời trang, những mẫu quần áo thời trang mới nhất sẽ được nhập về nước, đầu tiên sẽ đến với người dân thành thị – nơi có cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn Cho đến khi những loại quần áo đó đã trở nên lỗi thời, nó được chuyển về bán cho người dân nông thôn.
- Thứ hai: Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác nhau, người sản xuất có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hoá ở thế có lợi, sẽ thu được lãi cao.
Ví dụ: Trong một khu phố có rất nhiều quán cà phê Để cạnh tranh được với các quán khác, chủ cửa hàng phải đầu tư vào các khâu như vệ sinh an toàn thực phẩm, không gian quán, chất lượng đồ uống, các yếu tố độc đáo mới lạ,… để thu hút khách đến quán của mình Ví dụ: Cà phê mèo, cà phê ô tô mô hình,…
- Thứ ba: Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hoá thành người giàu, người nghèo, làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài và giàu lên nhanh chóng Họ mua thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh Ngược lại, những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.
Quy luật giá trị vừa có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực Các tác động đó diễn ra một cách khách quan trên thị trường nên cần có sự điều tiết của Nhà nước để hạn chế tiêu cực, thúc đẩy các tác động tích cực.
2.2.3 Ý nghĩa của việc phân tích quy luật giá trị:
Dẫn chứng phân tích quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường
2.3.1 Dẫn chứng về việc vận dụng quy luật giá trị vào nước ta
Sau 15 năm thực hiện đổi mới nền kinh tế, chủ yếu nhờ các biện pháp giải phóng sức lao động trong nước và mở cửa nền kinh tế, tận dụng nguồn lực bên ngoài, nền kinh tế Việt Nam đã có sự biến đổi rõ rệt Từ năm 1991, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ khá cao, trung bình 7,6%/ năm Trong những năm từ 1991-1999 đạt mức kỷ lục là 9,54% (1995), chỉ số giá tiêu dùng giảm từ 67,5% (1991) xuống còn 0,1%(1999)
Về cơ cấu GDP theo ngành đã có chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp (KVI) và tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ (KVII vàKVIII) Tuy nhiên tốc độ dịch chuyển vẫn còn chậm Vào năm
2002, tình hình kinh tế cũng đã phản ánh trạng thái vận động của nền kinh tế Việt Nam đó là chưa tạo được số việc làm tương ứng với mức tăng trưởng của hai khu vực II và III Về năng lực cạnh tranh với các nước khác gần đây đã được nâng cao, song vẫn còn những sản phẩm có mức cạnh tranh thấp Ngoài nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh chủ yếu là sản phâm nông nghiệp, khoáng sản chưa qua chế biến thì những mặt hàng công nghiệp đã qua chế biến là những mặt hàng có tỷ lệ lao động cao, chi phí công lao động thấp, tuy nhiên những mặt hàng này vẫn chưa có thương hiệu hay tên tuổi, kiểu dáng hay đặc điểm riêng nên mức cạnh tranh so với các nước cùng ngành vẫn còn rất thấp Đối với các mặt hàng như thủ công mỹ nghệ, dù có tiềm năng phát triển song vẫn còn những hạn chế như chất lượng thiếu ổn định, không đồng đều, năng lực và nhân công có hạn, chưa thể đáp ứng được những đơn hàng lớn
Về phía GDP cũng có tốc độ tăng trưởng khá cao trong khu vực và thế giới Năm 2017, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,81%, khá cao so với mặt bằng những năm gần đó Lạm phát cũng đã được kiểm soát giúp nền kinh tế phát triển ổn định
Từ một nền kinh tế lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất – kỹ thuật, từng bước đáp ứng tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển dài hạn và bền vững
2.3.2 Liên hệ thực tiễn hiện nay
Trong khoảng cuối năm 2021, đầu 2022, những người nông dân và những người buôn bán trái cây xuất khẩu sang các thị trường khác trở nên điêu đứng bởi vì hàng hóa muốn xuất khẩu cũng không được, mà bán nội địa cũng không xong Rất nhiều mặt hàng nông sản như: thanh long, xoài, dưa hấu lần lượt bị chặn lại ở hầu hết các cử khẩu nước ta,gây ra tắc nghẽn giao thông Nhiều người dân phải chịu lỗ, phá sản vì hàng hóa của họ không xuất khẩu đi được, để lâu trong xe nên đã bị úng thối.
Nông sản Việt Nam “đi vào thế bí” nên đã được nhà nước và các thương buôn bán lẻ nội địa hỗ trợ vận chuyển bán tháo, tặng cho người nghèo hoặc bán giá vốn để giảm thiểu thiệt hại thông qua các chương trình như: “giải cứu thanh long, giải cứu dưa hấu, dưa hấu 0đ cho người nghèo, ”
Giá nông sản Việt Nam rớt giá thê thảm Ở Long An, giá thanh long loại I trong kho có giá trị khoảng 15.000 đồng/ kg vào ngày 30/12/2021 Tuy nhiên cách đó 1 tuần, cùng loại này có mức giá rơi vào khoảng 30.000 đồng/kg Mức giá tại vườn cũng đã giảm một nửa so với trước đó một tuần và hiện thì chỉ còn 4.000-5.000 đồng/kg đối với thanh long loại I Về phía loại II thì chỉ còn 500-1.000 đồng/kg Đồng Nai, giá xoài Đài Loan là 30.000-35.000 đồng/ kg vào ngày 28/12/2021 thì nay thương lái tạm ngưng thu mua vì không xuất khẩu được, giá bán ở các tỉnh khác thì chỉ còn vài ngàn đồng/ kg
Qua những thông tin thực tế trên thì chúng ta cũng đã thấy ro được những tác động không nhỏ của quy luật giá trị liên quan đến việc sản xuất và trao đổi hàng hóa ở đời sống thực tế Từ việc hoa quả không xuất khẩu được đành phải vận chuyển, lưu thông đến các tỉnh khác bán tháo hoàn vốn đến việc phải điều chỉnh giá cả cho phù hợp với thị trường trong nước Những người nông dân đã phải chịu thiệt hại rất lớn, lỗ nặng, có người mất hết cả vốn làm ăn, nợ nần chồng chất.