Hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Điện Cơ Thống Nhất.
Trang 1DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCĐKT : Bảng cân đối kế toán
BCKQKD :Báo cáo kết quả kinh doanh
HM TSCĐ : Hao mòn tài sản cố định
HM TSCĐ HH :Hao mòn tài sản cố định hữu hìnhHM TSCĐ VH :Hao mòn tài sản cố định vô hình
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế thị trường với sự tự do cạnh tranh, bình đẳng giữa các thànhphần kinh tế đã mở ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội để vươn lên tự hoànthiện và khẳng định mình Với việc ra nhập WTO đã mở ra cho Việt Nam rấtnhiều cơ hội, Việt Nam đã mở rộng giao thương với nhiều quốc gia hơn, tuy vậyđây cũng là những thách thức Ngày nay trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước, nền kinh tế nước ta với chính sách mở cửa đã thu hút được các
Trang 3nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước tạo ra động lực thúc đẩy sự tăng trưởngkhông ngừng của nền kinh tế Để cạnh tranh trên thị trường các doanh nghiệp phảikhông ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sao cho phù hợpvới nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Do đó việc nghiên cứu tìm tòi và tổchức hạ giá thành sản phẩm là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất.Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất,đồng thời tìm ra các biện pháp tốt nhất để giảm chi phí không cần thiết, tránh lãngphí.
Như vậy trong công tác quản lý doanh nghiệp, kế toán tập hợp chi phí vàtính giá thành sản phẩm là công việc được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâmvì nó chi phối đến chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Đồng thời thông qua thông tin mà kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhsản phẩm cung cấp giúp nhà quản trị đưa ra quyết định phù hợp cho sự phát triểnsản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
Sau một thời gian theo học tại khoa Kế toán của trường Đại học Kinh TếQuốc Dân và thực tập tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện CơThống Nhất, em được tham gia vào một số khâu trong bộ máy kế toán của công ty.Điều đó giúp em có những kiến thức thực tế hơn, giúp em hiểu rõ hơn công tác tổchức hạch toán kế toán tại công ty, giúp em hiểu sâu sắc hơn cơ sở lý thuyết đãđược trang bị trong thời gian học tập tại trường cũng như sự vận dụng lý thuyết đóvào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp như thế nào
Trong thời gian thực tập, em đã đi sâu nghiên cứu về công tác hạch toán chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Quản lý tốt chi phí sản xuất vàgiá thành sản phẩm là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tình hìnhsản xuất kinh doanh và khả năng phát triển của công ty trong tương lai Việcnghiên cứu chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại Công tygiúp cho em hiếu sâu hơn về thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm tại các doanh nghiệp hiện nay, các doanh nghiệp quản lý chi phínhư thế nào, các doanh nghiệp đang làm gì để có thể nâng cao hiệu quả và năng
Trang 4lực quản lý… từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, em đã chọn đề tài:”Hoàn thiện chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thànhviên Điện Cơ Thống Nhất” để nghiên cứu.
Được sự hướng dẫn tận tình của CVC Tạ Ích Khiêm cùng với sự quan tâmgiúp đỡ của các cán bộ làm công tác quản lý và phòng ban chức năng của công ty,tôi đã bổ sung thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích Để báo cáo tình hình thực tếtìm hiểu tại Công ty, tôi xin trình bày báo cáo thực tập theo các nội dung sau:
- Chương I: Đặc điểm sản phẩm,tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tạiCông ty TNHH nhà nước một thành viên Điện Cơ Thống Nhất.
- Chương II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Điện CơThống Nhất.
- Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Điện Cơ Thống Nhất.
Em xin chân thành cảm ơn cán bộ Phòng Tài vụ Công ty TNHH nhà nướcmột thành viên Điện Cơ Thống Nhất và CVC Tạ Ích Khiêm đã giúp đỡ tậntình để em có thể hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này
Sinh viênVương Thị Hồng Nga
CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂMSẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀQUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT
THÀNH VIÊN ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT
1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty Điện Cơ Thống Nhất nay là công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Trang 5Năm thành lập Công ty: 1965.
Địa chỉ : Số 164 Phố Nguyễn Đức Cảnh - Phường Tương Mai - Quận Hoàng Mai-Hà Nội.
Tên giao dịch tiếng Anh : Thong nhat Electromechanical limited company Tên giao dịch tiếng Việt: Công Ty Điện Cơ Thống Nhất.
Email: diencothongnhat@hn.vnn.vn
Webside : diencothongnhat.com.vn , Vinawind.com.vn Điện thoại: 04-36622400 Fax: 04-36622473.
Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty :760 người Vốn điều lệ : 30.000.000.000 đồng
Giấy phép kinh doanh số : 0104000208 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 03 tháng 08 năm 2005.
Người đại diện theo pháp luật của Công ty : Ông Nguyễn Duy Đức
Chức danh : Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc Công ty.
Công ty Điện Cơ Thống Nhất là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất kinh doanh các loại quạt điện, động cơ điện cỡ nhỏ phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân Thủ đô và quốc phòng Công ty thuộc Sở Công Nghiệp Thành phố Hà Nội Công ty Điện cơ Thống Nhất được thành lập vào ngày 17/3/1965 với tên gọi là Xí nghiệp Điện Khí Thống Nhất Sau một thời gian phát triển, theo quyết định số 142/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, vào ngày 17/3/1970 xí nghiệp Điện Cơ Thống Nhất đã ra đời trên cơ sở hợp nhất các bộ phận sản xuất quạt của xí nghiệp Điện Khí Thống Nhất và xí nghiệp Điện Cơ Tam Quang Ngày đầu thành lập, Công ty có mặt bằng trên 8.000m2 với gần 600m2 nhà xưởng, 464 Cán bộ công nhân viên và trên 40 máy móc thiết bị các loại
Trong thập kỷ 70 Xí nghiêp thực hiện tốt chỉ đạo của Hội đồng Bộ trưởng về quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, sắp xếp lại sản xuất, mở rộng
Trang 6quan hệ với các cơ sở sản xuất Nhờ thực hiện tốt chương trình kế hoạch đề ra, xí nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc cả về quy mô sản xuất, chủng loại và sản lượng sản phẩm, 07 sản phẩm của xí nghiệp được cấp dấu chất lượng cấp 1 và cấp cao Sản phẩm của xí nghiệp đã dần tạo được uy tín trên thị trường.
Trong thập kỷ 80, sản phẩm của xí nghiệp không ngừng được cải tiến và nâng cao chất lượng Đặc biệt quạt trần sải cánh 1m4 đã xuất khẩu sang thị trường Cu Ba với số lượng 129.614 chiếc Với những thành tích đã đạt được bằng sự nỗ lực không ngừng, khắc phục mọi khó khăn của tập thể cán bộ công nhân viên chức toàn xí nghiệp hoàn thành tốt nhiện vụ kinh tế - chính trị và luôn là lá cờ đầu của ngành công nghiệp Thủ đô
Ngày 10/11/1992, xí nghiệp Điện Cơ Thống Nhất được thành lập lại theo QĐ số 388/CP của chính phủ về việc thành lập lại doanh nghiệp nhà nước (QĐ số 2764/QĐ - UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội) Ngày 2/11/2000 Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ra quyết định số 5928/QĐ -UB đổi tên Xí nghiệp Điện Cơ Thống Nhất thành Công ty Điện Cơ Thống Nhất với 628 cán bộ công nhân viên và 205 máy móc thiết bị Ngày 28/6/2005, Uỷ ban nhân dân Thành phố ra quyết định số 94/2005/QĐ - UB về việc chuyển công ty Điện Cơ Thống Nhất thuộc Sở Công Nghiệp thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện Cơ Thống Nhất.
Trong thập kỷ 90, với những tiền đề cơ bản đã được xây dựng từ những năm trước, thêm vào đó là sự đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư máy móc thiết bị hiện đại của Đài Loan cùng với tay nghề của người lao động được nâng cao xí nghiệp đã liên tục đổi mới cả cơ cấu sản xuất, cải tiến mẫu mã cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm Do đó sản lượng sản phẩm hàng năm của xí Nghiệp tăng nhanh từ 67000 sản phẩm (năm 1990) lên 150000 sản phẩm (năm 1995)
Trang 7Sau hơn 44 năm xây dựng và phát triển, bằng nỗ lực, nhiệt tình của toàn cán bộ công nhân viên chức trong công ty, công ty Điện Cơ Thống Nhất đã vượt qua được mọi khó khăn thử thách Trong những năm tháng chiến tranh bắn phá ác liệt của đế quốc Mỹ và trong thời kỳ chuyển đổi sang cơ chế thị trường, công ty Điện Cơ Thống Nhất vẫn luôn đứng vững và không ngừng phát triển, trưởng thành Công ty đã từng bước đi lên bằng chính bàn tay, khối óc của mình và tạo nên một bề dày lịch sử truyền thống với những thành tích vẻ vang Tháng 6 năm 2001, công ty đã nhận được chứng chỉ ISO 9002.
Với tinh thần đoàn kết cao, tập thể ban lãnh đạo công ty và các phòng ban nghiệp vụ đã luôn cố gắng hết mình để tìm ra những hướng đi đúng đắn như: Tổ chức lại sản xuất, bố trí lao động cho phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý sản xuất như: Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi hệ thống máy móc thiết bị và đổi mới khoa học công nghệ, đồng thời tăng cường đổi mới tư duy để hoàn thiện dần phương thức quản lý mới phù hợp với cơ chế thị trường và phù hợp với xu thế phát triển, hội nhập kinh tế trong nước với kinh tế khu vực và thế giới
Những danh hiệu cao quý mà công ty đã đạt được :
- Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2004 - “Đơn vị anh hùng lao động” năm 1985 - Huân chương chiến công hạng nhất (1991) - Liên tục đạt danh hiệu thi đua xuất sắc
- Huân chương lao động hạng nhất 3 lần (năm 1984, 1986, 1995) - Huân chương lao động hạng nhì năm 1982
- Huân chương lao động hạng ba 4 lần (năm 1967, 1975, 1980, 1981) - Các sản phẩm của công ty luôn đạt huy chương vàng, bạc tại các hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam hàng năm
Công ty liên tục đạt danh hiệu thi đua xuất sắc của Thành phố.
Trang 8Nhiều năm liền Công ty là đơn vị lá cờ đầu của ngành Công Nghiệp Hà Nội.
Đây là động lực làm nền tảng thúc đẩy sức cạnh tranh của Công ty và việc mở rộng thị trường Thương hiệu Vinawind đã được khẳng định và là sự lựa chọn của người tiêu dùng trong nước và ngoài nước.
Hiện nay, công ty có hơn 700 cán bộ công nhân viên, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao, với độ dày kinh nghiệm kết hợp với trình độ kỹ thuật, thiết bị kỹ thuật tương đối hiện đại Sản phẩm quạt điện của công ty đã thực sự đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm quạt cùng loại của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài về mặt chủng loại mẫu mã, kiểu dáng và giá cả Công ty luôn cố gắng đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt nhất và bảo đảm thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng
1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT
1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Nhiệm vụ của công ty Điện Cơ Thống Nhất đã được quy định ngay từ khi mới thành lập đó là chuyên sản xuất các loại quạt điện từ quạt bàn, quạt đứng đến quạt trần 1,4m Mục đích chủ yếu là phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân thành phố Hà Nội và các tỉnh ở khu vực miền Bắc, khu vực miền Trung Ngoài những sản phẩm truyền thống, qua từng thời kỳ nhiệm vụ sản xuất của công ty cũng có nhiều thay đổi,ngay từ những năm đầu tiên công ty đã tổ chức sản xuất các loại động cơ 3 pha từ 0,6kW đến 4,5kW và các loại chấn lưu đèn ống 40W, máy bơm nước 250 Vì lý do chuyển đổi nền kinh tế nên công ty cũng sản xuất một số sản phẩm phụ
Trải qua quá trình vận động phát triển cùng với xu hướng đổi mới cơ cấu kinh tế, chức năng, nhiệm vu của công ty được xác định lại như sau:
Trang 9- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm: Quạt điện và các loạị đồ điện gia dụng.
- Xuất khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh, hợp tác, nhập khẩu thiết bị, vật tư, nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng của ngành điện và điện tử gia dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuấtcủa công ty và thị trường.
- Liên doanh hợp tác với các đơn vị kinh tế trong nước và nước ngoài, làm đại lý, đại diện, mở cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh
Bên cạnh đó công ty có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn do nhà nước cấp, thực hiện đầy đủ chính sách về kinh tế và pháp luật mà nhà nước đã quy định nhằm không ngừng xây dựng và phát triển công ty.
Các mối quan hệ quản lý:
- Cơ quan chủ quản: UBND Thành phố Hà Nội
- Chịu sự giám sát, quản lý tài chính: Chi cục thuế Hà Nội, Cục quản lý vốn Hà Nội, Cục thống kê Hà Nội.
- Công tác Đảng: Trực thuộc Đảng bộ Quận Hoàng Mai – Hà Nội - Công tác công đoàn: Trực thuộc Liên Đoàn Lao Động Quận Hoàng Mai và Công đoàn ngành Công Nghiệp Hà Nội.
- Công tác Đoàn thanh niên: Trực thuộc Quận Đoàn Hoàng Mai - Công tác tự vệ, bảo vệ: Trực thuộc ban chỉ huy quân sự Hoàng Mai và công an phường Tương Mai
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty Điện Cơ Thống Nhất
Với kinh nghiệm thực tiễn qua nhiều năm, công ty đã không ngừng nghiên cứu, thử nghiệm các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với năng lực
Trang 10của hệ thống máy móc hiện có, đảm bảo được sự đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau của hệ thống máy móc thiết bị
Để thấy rõ vấn đề này, tham khảo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty
Trang 11Bảng 1.2.2: Danh mục sản phẩm của công ty 7Quạt treo tường cánh 400 các loạiQTT400(RĐ,EĐ,EHĐ,XHĐ)8 Quạt treo tường cánh
1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:
Quạt điện là sản phẩm có kết cấu tương đối phức tạp, các chi tiết đòi hỏi có độ chính xác cao Bao gồm: Cụm động cơ, cụm cánh lưới, cụm thân đế, cụm đèn, cụm đồng hồ hẹn giờ, cụm điều khiển từ xa…gia công trên nhiều chủng loại thiết bị như máy tiện, máy đột, máy khoan, máy mài, máy đúc áp lực, máy ép nhựa, sơn tĩnh điện, máy vào dây, …, với nhiều chủng loại nguyên vật liệu như: Tôn silic, nhôm, dây, emay, sơn, nhựa hạt các loại, vòng bi ….Để thấy rõ hơn tham khảo bảng 1.2.3 dưới đây :
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình công nghệ gia công quạt bàn và quạt trần:
Trang 12Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình công nghệ gia công quạt bàn và quạt trầnCác công nghệ chủ yếu chế tạo quạt điện:
- Công nghệ đột dập lá thép chế tạo cụm Stator – Rotor:
Vật liệu sử dụng là tôn cuộn Các công đoạn đột dập + ép tán + đánh độ chéo được thực hiện trên máy + khuôn đột dập liên hợp cao tốc (tốc độ từ 200 –
Trang 13350 nhát/phút) có độ chính xác cao cho ra sản phẩm hoàn thiện là khối Stator và Rotor.
- Công nghệ đột cánh quạt trần (bằng nhôm lá 1,2mm hoặc thép lá 0,8mm): Được thực hiện trên máy đột dập 63 tấn với các khuôn đột được chế tạo của công ty.
- Công nghệ đúc áp lực cao : Rotor sau khi đột + ép tán xong được đúc lồng sóc bằng khuôn đúc kim loại Các chi tiết như gối đỡ trước, gối đỡ sau được đúc bằng khuôn kim loại có độ chính xác cao Đúc nắp dưới quạt trần(bằng công nghệ đúc áp lực thành mỏng) Vật liệu dùng để đúc là nhôm có chất lượng cao như nhôm ADC 12, A0 hoặc tương đương.
- Công nghệ gia công cơ khí: Sử dụng các máy chuyên dụng, máy mài, máy cán ren Tiện hoàn chỉnh nắp gang quạt trần, máy đúc áp lực cao …, ép trục vào Rotor bằng máy ép thuỷ lực 10 tấn Khoan + taro các lỗ bắt bu long – vít bằng máy khoan đứng, khoan bàn và máy taro.
- Công nghệ quấn dây Emay vào Stator : Việc quấn dây êmay vào Stator của quạt trần 1,4m và các loại quạt cánh 400, cánh 300 thực hiện trên máy và dây chuyên dụng.
- Công nghệ tẩm sấy dây Stator : Việc tẩm sấy được thực hiện bằng hệ thống tẩm sấy chân không, đảm bảo tiêu chuẩn cách điện cao.
- Công nghệ sản xuất các chi tiết nhựa : Các chi tiết nhựa như cách quạt, thân, đế, trụ chân …được thực hiện trên các máy ép nhựa Nguyên liệu sử dụng trong công nghệ này là các loại nhựa hạt như ABS, AS, PP, PE …
- Công nghệ sản xuất lồng quạt : Toàn bộ quá trình sản xuất lồng quạt được thực hiện trên dây truyền liên hoàn bằng máy hàn tự động.
- Công nghệ sơn tĩnh điện : Công nghệ sơn tĩnh điện là công nghệ tiên tiến hiện nay, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, giảm tối thiểu các tác động ô nhiễm môi trường Dùng để sơn các chi tiết như: cánh quạt trần, lồng quạt … Nguyên liệu sử dụng là các loại sơn bột.
Trang 141.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT
Trong mỗi Doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hết sức quan trọng, nó là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình sản xuất kinh doanh Bởi vì các quyết định quản lý có tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh.
Trước tình hình và đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, qua kinh nghiệm thực tiễn của cả một quá trình xây dựng và phát triển, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ và phù hợp với quá trình sản xuất kinh
Trang 15Ghi chú:
Qua bảng 1.3 về sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động hiện nay của công ty thấy rằng:
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến
-chức năng Chủ tịch - Tổng Giám Đốc ra lệnh điều hành trực tiếp trong công ty thông qua các Phó Tổng Giám Đốc, các phòng ban nghiệp vụ Các Phó Tổng Giám Đốc, Trưởng phòng ban có trách nhiệm tham mưu cho chủ tịch -Tổng Giám Đốc theo chức năng nhiệm vụ được giao
Ban giám đốc : Gồm Chủ tịch - Tổng giám đốc và 2 Phó tổng giám
đốc
- Chủ tịch - Tổng giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất phụ trách
chung mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực
+ Công tác đầu tư, mở rộng sản xuất, phát triển Công ty + Công tác tổ chức – cán bộ, công tác bảo vệ an ninh + Công tác tài chính, vật tư – bán thành phẩm, tiêu thụ.
+ Công tác thanh tra, chống tham nhũng, buôn lậu, thực hiện quy chế dân chủ.
+ Công tác đối ngoại.
- Phó Tổng Giám Đốc phụ trách kỹ thuật :
* Giúp Tổng Giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật.
: Chỉ đạo trực tiếp : Mang tính hướng dẫn : Bộ phận áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng
: Bộ phận không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
Trang 16* Được Tổng Giám đốc uỷ quyền, thay Tổng Giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty khi Tổng Giám đốc đi vắng.
* Được bổ nhiệm là đại diện lãnh đạo về chất lượng(QMR) để tổ chức thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng.
* Tổng Giám đốc uỷ quyền trực tiếp phụ trách các lĩnh vực :
+ Chỉ đạo công tác kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, kỹ thuật sửa chữa cơ điện
+ Chỉ đạo công tác sang kiến cải tiến, nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm, công nghệ sản xuất sản phẩm, giải quyết vướng mắc trong quá trình sản xuất.
+ Chỉ đạo công tác định mức kinh tế - kỹ thuật + Các công tác khác do Giám đốc phân công.
Phó Tổng Giám Đốc phụ trách sản xuất: Giúp Tổng Giám đốc về
lĩnh vực sản xuất.
* Tổng Giám đốc uỷ quyền trực tiếp phụ trách lĩnh vực:
+ Chỉ đạo điều hành sản xuất theo kế hoach sản xuất của công ty + Chỉ đạo tính giá cả, tiền lương, chi phí giá thành các đơn hàng, hợp đồng gia công ngoài.
+ Đôn đốc việc cung cấp vật tư,nguyên liệu, bán thành phẩm gia công ngoài phục vụ cho sản xuất của công ty.
+ Chỉ đạo công tác kiến thiết cơ bản, sửa chữa nhà xưởng, vật tư kiến trúc.
+ Công tác phòng chống bão lụt, hoả hoạn.
+ Công tác an toàn lao động,vệ sinh môi trường, đào tạo công nhân + Công tác quản trị đời sống.
+ Công tác khác do Giám đốc phân công.
Nhiệm vụ các phòng ban nghiệp vụ trong công ty:
Trang 17- Phòng Tiêu thụ sản phẩm: Tham mưu cho Tổng Giám đốc hoạch
định chiến lược về Maketing và mở rộng thị trường tiêu thụ đáp ứng với việc định hướng phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng chiến lược bán hàng, những biện pháp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng: về giá cả, chi hoa hồng môi giới, chiết khấu giảm giá, quảng cáo …
- Phòng Kế hoạch - Vật tư: Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong
công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, hợp tác sản xuất với bên ngoài, quản lý kho bán thành phẩm cũng như trong lĩnh vực định hướng phát triển, kế hoạch sản xuất trước mắt, lâu dài và trong việc ký kết các hợp đồng gia công ngoài, mua vật tư – bán thành phẩm đảm bảo có hiệu quả
- Phòng Tổ chức – Hành chính: Tham mưu cho Tổng Giám đốc
triển khai các biện pháp quản lý phát triển nguồn nhân lực Lập và quản lý hồ sơ nhân sự của CBCNV Lập kế hoạch đào tạo CBCNV phù hợp với yêu cầu của hệ thống chất lượng, tổ chức nâng bậc, nâng lương hàng năm Lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác lao động, tiền lương, giải quyết các chính sách, chế độ có lên quan đến người lao động Cung cấp và quản lý các thiết bị văn phòng trong toàn công ty Tổ chức theo dõi việc thực hiện các quy trình và các hướng dẫn có liên quan trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2008
- Phòng Tài vụ: Giúp Chủ tịch - Tổng giám đốc trong lĩnh vực hạch
toán kế toán và sử dụng vốn Giám sát việc thực hiện các chính sách kinh tế, chế độ tài chính trong công ty Hoạch định các chính sách về giá cả, xác định giá bán, giá gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng.
- Phòng Kỹ thuật: Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong công tác
quản lý kỹ thuật, định hướng phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trước mắt cũng như lâu dài Tổ chức nghiên cứu thiết kế, chế thử sản phẩm
Trang 18mới Tổ chức phối hợp với phòng KCS thực hiện công việc kiểm tra, thử nghiệm đáp ứng theo yêu cầu sản xuất
- Phòng KCS: Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra vật tư, bán thành
phẩm đầu vào, các chi tiết sản phẩm,thành phẩm trong quá trình sản xuất Phối hợp với phòng kỹ thuật, kiểm tra đánh giá kết quả đối với sản phẩm mới, sản phẩm chế thử
- Phòng Bảo vệ: Giúp Chủ tịch - Tổng giám đốc trong công tác bảo
đảm an ninh trật tự trong công ty, bảo vệ quản lý tài sản, quản lý các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy và phòng chống sự cố cháy nổ, bão lụt thiên tai
- Trung tâm dịch vụ khách hàng: Tham mưu cho Tổng Giám đốc tổ
chức triển khai thực hiện các hoạt động của trung tâm dịch vụ khách hàng : Bán các chi tiết thay thế cho các sản phẩm của Công ty Thiết kế lắp đặt, sửa chữa bảo dưỡng các loại quạt điện, động cơ điện, công trình điện, nước nhằm mở rộng các hình thức dịch vụ sau bán hàng của công ty Soát xét các hợp đồng ký với khách hàng về các dịch vụ trước khi trình Tổng Giám đốc phê duyệt
Nhiệm vụ của từng phân xưởng sản xuất:
- Phân xưởng Cơ khí: Đúc rotor lồng sóc các loại quạt, nắp dưới
quạt trần, gối đỡ trước + sau các loại quạt cánh 300 – 400 mm Gia công cơ khí toàn bộ các chi tiết các loại quạt Gia công nguội toàn bộ chi tiết các loại quạt.
- Phân xưởng Sơn, Mạ, Nhựa: Hoàn thiện lưới, lồng các loại quạt
cánh 300mm, cánh 400mm, sơn cánh quạt trần 1m4 Gia công toàn bộ các chi tiết nhựa của các loại quạt.
- Phân xưởng Đột dập: Pha cắt lá tôn, dập cắt lá tôn Rotor, Stator,
ép tán Stator dập cắt, dập vuốt các chi tiết khác của quạt.
Trang 19- Phân xưởng Lắp Ráp: Vào dây Emay cho động cơ của các loại
quạt Tẩm sấy Stator của các loại quạt Lắp ráp thành phẩm các loại quạt.
- Phân xưởng Thiết bị công nghệ: Có nhiệm vụ sửa chữa, bảo
dưỡng máy móc thiết bị đột xuất hoặc theo chu kỳ đảm bảo cho hoạt động sản xuất được liên tục, chế tạo toàn bộ các loại khuôn, gá phục vụ quá trình gia công chi tiết tại công ty.Quản lý toàn bộ hồ sơ,tài liệu của các máy móc,thiết bị sản xuất trong toàn công ty.
1.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY:
Bộ máy kế toán là một phần rất quan trọng không thể thiếu ở bất cứ đơn vị kinh tế hay đơn vị hành chính sự nghiệp nào Nó giữ vị trí và vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Bởi vì kế toán phản ánh một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống về mọi mặt của hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp Với 2 chức năng chính là thông tin và kiểm tra, kế toán cung cấp thông tin cho nhà quản lý phục vụ cho việc ra quyết định quản trị doanh nghiệp, kế toán cũng cung cấp thông tin cho các đối tượng có liên quan đến doanh nghiệp về: hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó có được các quyết định nên đầu tư hay không và biết được doanh nghiệp đã sử dụng vốn đầu tư đó như thế nào.
Với vai trò quan trọng đó của kế toán và dựa vào tình hình thực tế tại đơn vị, công ty tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với tình hình của đơn vị và theo đúng yêu cầu của Bộ Tài Chính Công ty Điện Cơ Thống Nhất đã xây dựng bộ máy kế toán theo mô hình tập trung với tên gọi là Phòng Tài Vụ Phòng Tài Vụ phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán Trưởng phòng Tài Vụ là người trực tiếp điều hành và quản lý công tác kế toán trên cơ sở phân công công việc cho các kế toán viên.
Hình thức này có ưu điểm là đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Trưởng phòng tài vụ cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo công ty đối