bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế mà chỉ điểm qua các quy định của phápluật quốc tế hiện đại về giao dịch bảo đảm bằng tàu bay và tập trung vào cácquy định về đăng ký giao dịch bảo đả
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
HOÀNG THU PHƯƠNG
ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM BẰNG TÀU BAY
THEO CÔNG ƯỚC CAPE TOWN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60380108
Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Dire Long
HÀ NỘI - NĂM 2016
Trang 2Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nàokhác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toántất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật Hà Nội.Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Sau Đại học Trường Đại
học Luật Hà Nội xem xét đê tôi có thê bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Hoàng Thu Phương
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TS Vũ Đức Long
Trang 3Authorizing Entry Point
Irrevocable De-registration and Export Request Authorisation
Hệ thống đăng ký Quốc tế (“International
Registration”)
Unique Author1zation Code
Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốctế
Viện nghiên cứu quốc tế về thống nhất luật tư
Trang 4CÔNG ƯỚC VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ CAPE TOWN
961001777 4
I Tính cấp thiết của đề tài s- <5 scs<csessesersesersesersersese 4
2 Tình hình nghiên cứu đề tài s2 se < se seseesesseseesesee 5
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn 6
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên CỨU 555 5 5 5 S5 9599 965 6
5 Các câu hỏi nghiên cứu của Luận Văắh << 5 5 «55s s« sssss 7
6 Phương pháp nghiÊn CỨU G555 2 5 5S 9999 9 999995505 96 58 8
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn -5 <- 8
8 Bồ cục của luận văn: gồm 03 Chương 5 5-° << se <sese 8CHUONG 1 - NHUNG VAN DE LY LUAN VE GIAO DICH BAO DAM
BANG TAU BAY au cecscssscccccecscecccscscsecessccsccscccsescsssscsessscssssesseessssssesseeees 9 1.1.Khai niệm Giao dich bảo đảm - (<< ‡£££££££££eeeeeeeeeeeeeeeees 9
1.1.1 Khải niệm giao dich bao dam cua một số nước trên thé giới 9
1.1.2 Khải niệm giao dich bảo dam tại Việt NAM 55555 <s 11
1.2.Khái quát về các hoạt động, giao dich bao đảm băng tàu bay 161.3.Giao dịch bảo đảm bang tàu bay theo quy định pháp luật quốc té 211.3.1 Thế chấp theo pháp luật nơi đăng ký tàu bay -. : 211.3.2 Thế chấp theo Luật Anh hoặc Luật New YOoFĂ «<< s£+++ 221.3.3 Thực tiễn và lý do can phải lựa chọn pháp luật điều chỉnh 2551.4.Sự ra đời của các công ước quốc tế về các quyền và bảo đảm các quyền
GO1 VO1 aU DAY eee : 27
1.4.1Công ước Geneva 1948 về các quyên đối với tàu bay - 27
1.4.2 Công ước và Nghị định thự Cape TOW 525 55s + +sss2 30
1.5.Giao dịch bảo đảm bằng tàu bay theo quy định pháp luật Việt Nam 35[{)0/7 89 -.00088ểểNNTH 37
Trang 5THEO CONG UOC VA NGHỊ ĐỊNH THU CAPE TOWN 382.1 Dang ký giao dịch bảo đảm bang tàu bay trước khi Việt Nam gia
nhập Công ước và Nghị định thư Cape Town, < 55s s55 ssssse 38 P0 n 38 2.1.2 Cơ quan đăng kỷ hàng KNONG ccsssScs‡++sevExseeeexeeseerrs 39
2.1.3 Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm - - 2-5 ScS+t‡EeEererereered 422.1.4 Hồ sơ xóa đăng ký giao dich bảo đảm - - 2-5 5e+csceec+tered 432.1.5 Thời điểm đăng ký giao dịch bảo AGM - 2-5 5e5e+e+£+esred 442.1.6 Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm 5-52-5554 442.1.7 Những ton tại, hạn chế bằng tàu bay thời kỳ này 2-5-5s¿ 452.2 Đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay khi Việt Nam gia nhập
Công ước và Nghị định thư Cape “TOWI o G5555 s53 5 956895 46 2.2 CO SO PNA IY 00n0nnẺẺh8 46 2.2.2 Cơ quan đăng ký hang KNONG u.ccccccccccescccesseseseeeenceceseecesseceeaeeeseeesaeees 54
2.2.3 Hồ sơ đăng kỷ theo Công ước và Nghị định thư Cape Town 562.2.4 Thời điểm và hiệu lực đăng ký quyên lợi quốc tẾ : s¿ 602.2.5 Giấy chứng nhận đăng ký quyên lợi quốc tẾ -. e- scs+ce+eeced 602.3 Những điểm mới nỗi bật của việc đăng ký Giao dich bảo đảm bang
tàu bay theo Công ước Cape 'Ĩ0WH o5 5G S099 909090 9098 96 60 2.3.1 Thủ tục xóa đăng ky theo văn bản IDERA ú ««ecesseeeessesesssessessseseeesee 60
2.3.2 Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu Đqy - «-se-sccecsec<es 62KẾT luận CHUOng 2 o o- 5< se So SeEseEeEEESEEsEEeESEESEtEEsEsEsEttsersesererrsree 64CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG, KIÊN NGHỊ, GIẢI PHÁP HOÀNTHIÊN PHAP LUAT VIỆT NAM VE ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BAO DAMDOT VOT TAU BAY eesssssssssssscssssscsssscssssscssscsssssssesssscssscssnsescsnessssnesssnnesssnes 653.1 Tinh hình về đăng ký giao dịch bảo dam bang tau bay tại Việt Nam
trước và sau khi gia nhập Công ước và Nghị định thư Cape Town 65
3.1.1 Trước khi Việt Nam gia nhập Công ước và Nghị định the Cape Town 65
Trang 6Dit Cape TH THa tu kinidnotaitctoidfiicibaa40014605536385366533G055938Sò0%06G12146584ãg)a1ãgka 68 3.2.1 t1 .ñ8nane 68
3.2.2 Khó khăn, hạn ChE ce-es<es+es©++ese©+ttstEttseertestttresertkerrsrrsee 713.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam .s °-°- 753.3.1 Kiến nghị xử lý các nội dung pháp luật Việt Nam trái hoặc chưa phù
hợp với Công ước và Nghị định thự Cape ÏOWH - c5 c5 SS<*++ssvvssss 75
3.3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Viet aIH1 - << 5555 s*s+++s 77
KẾ luận Chuang 3: -o- 5c <o< se SeEEEsEEeEEEsEESEsEEsEseEsEtsrsersesersersree 78
48 10 79
Trang 71 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 24/6/2014, Quốc hội khóa XIII đã thông qua | luật và 4 nghị quyết,trong đó có Nghị quyết số 73/2014/QH13 về việc gia nhập Công ước và Nghịđịnh thư Cape Town Trải qua rất nhiều năm nghiên cứu và giải trình, Việt
Nam đã trở thành thành viên của Công ước và Nghị định thư Cape Town, mở ra
một môi trường kinh doanh, đầu tư và tín dụng về tàu bay với nhiều ưu đãi cho
thị trường Việt Nam.
Hiện nay, theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giaođoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 20301, tổng sản lượng vận tải củaHãng hàng không quốc gia Việt Nam dự tính đến năm 2030 là 132 triệu khách
và 125.000 triệu hành khách/km; 3,2 triệu tắn và 3.400 triệu tắn/km hàng hóa
Đề đáp ứng được sản lượng vận tải kê trên, đội tàu bay của Vietnam Airlinesđến 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 140-150 tàu bay, trong đó50% là tàu bay sở hữu Vietjet Air cũng dự kiến phát triển đội tàu bay là 30chiếc cho đến năm 2020 và sẽ mua 93 tàu bay cho giai đoạn đến 2030 theoHợp đồng nguyên tắc đã ký với Airbus Jetstar Pacific mới xây dựng kế hoạchđội tàu bay đến năm 2016 là 15 chiếc Do vậy, nhu cầu tiếp cận các nguồn vốnvay ưu đãi của các hàng hàng không là cần thiết và cấp bách Trong khi đó,quốc gia của các nhà sản xuất tàu bay (Boeing, Airbus) muốn tăng sản lượngbán tàu bay nên đã dành rất nhiều ưu đãi cho các hãng hàng không mua sam tàubay thông qua tin dụng xuất khẩu, với điều kiện các nguồn tài chính đó phảiđược bảo đảm bằng cơ chế pháp lý quốc tế Việc Việt Nam tham gia Công ước
và Nghị định thư Cape Town là điều kiện tiên quyết cho hãng hàng không của
Việt Nam được tiêp cận các nguôn vay ưu đãi.
1 Quyết định số 21/QD-TTg ngày 08/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển giao thông
vận tải hàng không giao đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Trang 8bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế mà chỉ điểm qua các quy định của phápluật quốc tế hiện đại về giao dịch bảo đảm bằng tàu bay và tập trung vào cácquy định về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay của Công ước Cape Town
về quyền lợi quốc tế đối với các trang thiết bị di động và Nghị định thư quyđịnh cụ thê đối với trang thiết bị tàu bay (Sau đây goi là Công ước và Nghị địnhthư Cape Town) Đây là hệ thống văn bản pháp lý được coi là mới nhất đề cậpđến vấn đề giao dịch bảo đảm nói chung và giao dịch bảo đảm bằng tàu bay nói
riêng.
Tác giả chọn dé tài nêu trên vì những lý do sau đây:
e Mong muốn giới thiệu các quy định của pháp luật quốc tế về giao dịchbảo dam bang tàu bay; tập trung vào giới thiệu và phô biến Công ước vàNghị định thư Cape Town và các quy định về đăng ký giao dịch bảo đảmbằng tàu bay
e_ Mong muốn di sâu nghiên cứu giao dịch bao đảm băng tàu bay nói chung
và cơ chế đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay theo Công ước và
Nghị định thư Cape Town nói riêng.
e Thông qua việc giới thiệu và nghiên cứu, mong muốn đưa ra những déxuất giải pháp hữu ích dé hoàn thiện pháp luật Việt Nam và phù hợp với
các quy định của Công ước và Nghị định thư Cape Town.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhận thấy tầm quan trọng và cần thiết của Công ước và Nghị định thưCape Town, từ năm 2003, theo đề xuất và chủ trì của Bộ Giao thông Vận tải,Việt Nam đã nghiên cứu và lay ý kiến của các bộ, ban ngành về việc gia nhậpCông ước và Nghị định thư Cape Town Đây là một điều ước có tính mới và
Trang 9nhiên cho đến nay vẫn có rất ít các bài viết, nghiên cứu về Công ước và Nghịđịnh thư Cape Town Để tiếp tục nghiên cứu những tác động trên thực tiễn kể
từ khi gia nhập Công ước và Nghị định thư này, tác giả mong muốn góp mộtphần nhỏ bé vào việc nghiên cứu nội dung Công ước và Nghị định thư CapeTown, qua đó nghiên cứu các chính sách và quy định của Việt Nam về cơ chếđăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay để luận vănvăn có thê trở thành mộtnguồn tham khảo thông tin cho các cá nhân, tô chức mong muốn tìm hiểu các
lợi ích từ việc gia nhập Công ước và Nghị định thư Cape Town của Việt Nam.
3: Đôi tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận van
Luận văn nghiên cứu về Công ước về quyền lợi quốc tế đối với trangthiết bị lưu động và Nghị định thư và các vẫn đề cụ thê đối với trang thiết bị tàu
bay Tuy nhiên, do nội dung của Công ước và Nghị định thư Cape Town rộng
lớn và bao hàm nhiều lĩnh vực, phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào
cơ chế đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay theo Công ước và Nghị địnhthư, việc áp dụng và thi hành các cơ chế này theo pháp luật Việt Nam
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung vào giới thiệu và nghiên cứu về Công ước và Nghị địnhthư Cape Town về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay hay còn gọi là đăng
ký quyền lợi quốc tế đối với tàu bay Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa rađánh giá về những điểm mới của Công ước và Nghị định thư Cape Town nhằm
khắc phục được những hạn chế của Công ước Geneva năm 1948; thiết lập cơ sở
pháp lý bảo vệ quyền lợi của chủ nợ theo luật quốc tế mà không phụ thuộc vàocác loại quyên lợi tương tự được thiết lập theo pháp luật quốc gia dựa trên một
hệ thống đăng ký quốc tế có giá trị với tất cả các quốc gia thành viên; cập nhật
Trang 10Công ước và Nghị định thư Cape Town nói chung và vấn đề đăng kýgiao dịch bảo đảm băng tàu bay trong Công ước và Nghị định thư nói riêng làmột đề tài nghiên cứu lớn Với khuôn khổ của Luận văn thạc sỹ, tác giả chỉ tậptrung giới thiệu những điểm cơ bản của việc đăng ký giao dịch bảo đảm bằngtàu bay, gồm cả các quyền lợi quốc tế của chủ nợ đối với tàu bay và những khókhăn, thuận lợi của Việt Nam khi thực thi cơ chế đăng ký mới này.
5 Cac câu hỏi nghiên cứu của Luan van
Luận văn tập trung nghiên cứu và trả lời các vân đê sau đây:
= Tim hiểu về các quy định của pháp luật quốc tế về giao dịch baođảm bang tau bay
= Thue tiễn về mat pháp ly của việc đăng ký giao dich bảo dam bangtàu bay tại các nước trên thế giới
= — Sự phát triển của hệ thông pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảmcũng như đăng ký giao dich bao dam, cụ thé tài sản là tàu bay
“ _ Tìm hiểu những khác biệt về việc đăng ký giao dịch bảo đảm bang
tàu bay trước khi gia nhập và khi đã trở thành thành viên của Công ước và Nghị định thư Cape Town.
= Đề xuất các công việc cần thiết dé hoàn thiện cơ chế đăng ký giaodịch bảo đảm băng tàu bay theo Công ước và Nghị định thư này tại
Việt Nam.
6 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh các quy định pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam, đúc rút các kinh nghiệm thực tiễn của một SỐ
Trang 11khó khăn khi Việt Nam đã trở thành thành viên; từ đó đưa ra một số kiến nghịnhằm hoàn thiện các chính sách và pháp luật của Việt Nam về giao dịch bảođảm băng tàu bay và triển khai thực thi có hiệu quả các quy định của Công ước
và Nghị định thư Cape Town tại Việt Nam.
Tạ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, là một nguồntham khảo về Công ước và Nghị định thư Cape Town liên quan đến hệ thốngđăng ký quốc tế và các quy định pháp luật Việt Nam về việc đăng ký giao dịchbảo đảm bằng tàu bay Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống của
cơ chế đăng ký tàu bay, giúp cho các cá nhân, tô chức quan tâm tới việc gia
nhập và thực thi Công ước và Nghị định thư Cape Town có được thông tin
chính xác vào khái quát nhất
8 Bồ cục của luận văn: gồm 03 Chương
Ngoài phân mở dau và két luận, bô cục của Luận văn gôm 3 chương như sau:
= Chương 1: Những vấn dé lý luận về giao dịch bảo đảm bằng tàubay;
= Chương 2: Đăng ký giao dịch bảo đảm bang tàu bay theo Công ước
và Nghị định thư Cape Town;
= _ Chương 3: Kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam đốivới đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay
Trang 121.1 Khái niệm Giao dịch bảo đảm
1.1.1 Khái niệm giao dịch bảo đảm của một số nước trên thế giới
Giao dich bao đảm được hiểu là một giao dịch áp dụng biện pháp dé dambảo khoản vay hoặc khoản tín dụng mà bên cho vay (chủ nợ) yêu cầu bên vay(con nợ) phải sở hữu tài sản bảo đảm và sẽ được quyền tịch thu và chiếm hữutài sản đó trong trường hợp bên vay vi phạm nghĩa vu trả nợ Các quyên vànghĩa vụ của các bên được ghi nhận bằng khế ước hoặc một hợp đồng bảo đảm
Giao dịch bảo đảm đã xuất hiện từ lâu và được ghi nhận trong các hệthống pháp luật cổ đại Luật La mã cô đại phân loại các khoản vay thành vaytiêu dùng, vay sử dụng, đặt cọc và cầm cố” Theo đó, một khế ước cầm cô chính
là một biện pháp bảo đảm, theo đó bên vay cầm có tài sản thuộc sở hữu củaminh ma không chuyền giao quyền sở hữu cho bên nhận cầm cô Đến han màbên cầm cố không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, bên nhận cầm cố sẽ bán tàisản cầm cố để khấu trừ vào khoản nợ Các quy định này chính là tiền đề về
“giao dịch bao đảm” sau này.
Tuy nhiên, cũng giống như các khái niệm pháp lý khác, giao dịch bảođảm, hình thức bảo đảm cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan
cũng phải trải qua một thời gian dài định hình và hoàn thiện.
Kế thừa những khái niệm về biện pháp bảo đảm, hệ thống luật các nướcđều quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan tới giao dịch về tài
Trang 13một quyền lợi bảo đảm đối với một tài sản thế chấp thuộc sở hữu của bên vay,
pháp luật đã tạo cơ sở bảo đảm cho bên cho vay với một đạo luật trong trường
hợp vỡ nợ của bên vay Đối với tất cả năm mươi tiêu bang, Điều 9 của Bộ luậtThương mại thống nhất Hoa Kỳ (UCC) điều chỉnh các giao dịch bảo đảm vớiquyền lợi bảo đảm được thiết lập đối với tài sản cá nhân Bộ luật này cho phépbên cho vay (chang hạn như ngân hàng) có thé cho các doanh nghiệp vay khi
họ có tài sản (chăng hạn như thiết bi) có thé lấy làm tài sản thé chấp Đây là cơ
sở dé thực thi các quyền lợi bảo đảm đối với động sản, tài sản vô hình và đồđạc Các giao dịch bảo đảm đối với bat động sản không được quy định tại Điều
9 kế trên, mà được quy định tại luật sở hữu bat động sản — có sự khác nhau giữa
các khu vực pháp lý.
Pháp luật dân sự Pháp quy định tương đối chi tiết về biện pháp thé chấptài sản Điều 2114 Bộ Luật Dân Sự Pháp quy định về quyền thế chấp: “Quyềnthế chấp là một quyền tài sản trên những bất động sản được sử dụng vào việcbảo đảm thực hiện nghĩa vụ Về ban chất, quyền thé chấp không thé phân chia
và tôn tại trên tất cả các bất động sản thế chấp, thế chấp tiếp tục trên các bấtđộng sản dù bất động sản đã chuyên dịch sang tay người khác”3 Theo phápluật dan sự Pháp thì biện pháp thế chấp có đối tượng là bat động sản, không có
sự chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản từ bên thế chấp sang bên nhận thếchấp
Tuy từng nước có các quy định khác nhau nhưng một định nghĩa chung
về “giao dịch bao đảm” (hay “quyền lợi bảo dam” - security interest) được công
nhận rộng rãi là một giao dịch/lợi ích được thỏa thuận hoặc theo quy định pháp
3_ hfips://phalthy.files.wordpress.com/2006/1 1/civil-code-france.doc, truy cập ngày 17/7/2016 Bản
dịch tiếng Anh của Điều 2114 “A mortgage is a right in rem on immovables allocated to the
discharge of an obligation It is, by its nature, indivisible and subsists in entirety on all the immovables allocated, on each one and on each portion of those immovables It follows them, in whatever hands they may pass.”
Trang 14luật đối với tài sản để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ, thông thường là nghĩa
vụ trả nợ” Theo dòng thời gian, các hệ thống pháp luật civil law hay commonlaw có những quy định khác nhau về khái niệm giao dịch bảo đảm Ngày nay,
để tạo sự thống nhất và dễ dàng nghiên cứu, tra cứu và áp dụng, Ủy ban LiênHiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã soạn thảo và pháthành Hướng dẫn pháp lý về giao dich bảo đảm năm 2007, với mục đích hỗ trợcác quốc gia xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm “thế hệmới” Cuốn sách này ra đời với kỳ vọng giúp ích được cho những quốc gia hiệnthời chưa có những quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm cũng như các quốcgia mong muốn xây dựng các quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm tiến bộ
` - ` re ~ RK r 5
hon và hai hòa với những quôc gia khác.
1.1.2 Khái niệm giao dịch bao dam tại Việt Nam
1.1.2.1 Thời kỳ trước Bộ luật Dân sự số 44-L/CTN ngày 28 tháng 10 năm
1995 (“Bộ luật Dán sự 1995”)
Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khi Nhà nước chi phối vàquản lý toàn bộ các giao dịch thương mại thì việc tự do giao kết hợp đồng giữacác chủ thé bình đăng và tự chịu mọi trách nhiệm hầu như không tôn tại, do đó,thời kỳ này không có pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm Cho đến nămcuối cùng của thập ky 80 của thế kỷ trước, khi Việt Nam bước vao giai đoạnđầu của quá trình thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, với việc ban hành Pháplệnh Hợp đồng kinh tế (năm 1989), Pháp lệnh Hợp đồng dân sự (năm 1991),lần đầu tiên các biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợpđồng kinh tế được luật hóa trong văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm: thế
châp tài sản, câm cô tài sản, bảo lãnh, đặt cọc đã được luật hoá trong văn bản
* Từ điển Black’s - 2004
"Uy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế, (2007), “, “UNCITRAL Legislation Guide on Secured
Transaction’, phan Mo dau.
Trang 15quy phạm pháp luật của Nhà nước Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu thực hiệnchuyên đổi nền kinh tế, giao dich bảo đảm mới được tiếp cận dưới giác độ làbiện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng dân sự, hợp đồngkinh tế chứ chưa phải là đối tượng của hoạt động đăng ký với ý nghĩa công khaihoá các quyền tồn tại từ trước đối với tài sản bảo đảm nhằm hạn chế và loại trừrủi ro pháp lý cho các giao dịch được thiết lập sau liên quan đến tài sản đó.
112.2 Thời kỳ ra đời Bộ luật Dan sự 1995
Với sự ra đời của Bộ luật Dân sự 1995, các biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ đã được quy định đầy đủ hơn, bao gồm các quy định chung về cácbiện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và các quy định cụ thể về từngbiện pháp cầm có, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, phạt vi phạm.Đây có thé xem là một bước tiễn mới của pháp luật dân sự nước ta trong cáchtiếp cận về giao dịch bảo đảm Tuy nhiên, việc Pháp lệnh hợp đồng kinh tế có
hiệu lực thi hành song song với Bộ luật Dân sự 1995 đã làm cho tình trạng cùng
ton tại các quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật dân sự vàpháp luật kinh tế với những quan điểm và nội dung pháp lý không thống nhất.Bên cạnh đó, trong lĩnh vực tài chính ngân hang, dé thi hành các quy định của
Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ tín dụng, Ngânhàng Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
on A 1~ 6
riéng vé linh vuc nay’.
Điểm nhân đáng kể của pháp luật thời kỳ này là lần đầu tiên, thuật ngữ
về giao dịch bảo đảm được quy phạm hoá trong một văn bản quy phạm phápluật của Nhà nước, đó chính là Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (sau đây gọi là Nghị định số
165/1999/NĐ-CP) Theo quy định của Nghị định này, giao dịch bảo đảm được
5 Quy chế về cầm có, thé chấp tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số
217/QĐ-NHI ngày 17/8/1996 của Thông doc Ngân hàng nhà nước.
Trang 16hiểu “là hợp dong cam cố, thé chấp, bảo lãnh bằng tài sản theo đó bên bảođảm cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài sản dé bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ dân sự”” Từ quy định này cho thấy, Nghị định số 165/1999/NĐ-CP
đã tiếp cận giao dịch bảo đảm với tư cách là một loại hình giao dịch dân sự, códanh vị độc lập là hợp đồng riêng biệt về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụdân sự chứ không phải thuần tuý là thoả thuận về biện pháp bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ đi kèm hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế như quan niệm của phápluật thời kỳ trước đó Với định nghĩa này, Nghị định số 165/1999/NĐ-CP đãthé hiện tư duy pháp luật mới về giao dich bảo đảm
Tuy nhiên, dấu ấn mang tính đột phá của pháp luật thời kỳ này là Nghịđịnh số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 về đăng ký giao dịch bảo đảm (sauđây gọi là Nghị định số 08/2000/NĐ-CP) Lần đầu tiên, giao dịch bảo đảm
được tiếp cận dưới giác độ đối tượng của hoạt động đăng ký với ý nghĩa công
bố công khai lịch sử tồn tại của các quyền (giao dịch) cũng như chủ thé quyền(giao dịch) đối với tài sản bảo đảm
1.1.2.3 Thời kỳ ra đời Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 066
năm 2005 (“Bộ luật Dán sự 2005”)
Bộ luật Dân sự 2005 đã định nghĩa mang tính liệt kê từng loại hình giao
dịch bảo đảm tại khoản 1 Điều 323, theo đó “Giao dich bảo đảm là giao dịchdan sự do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định về việc thực hiện biệnpháp bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều 318 của Bộ luật này”; bao gồm: cầm
cố tài sản, thé chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấpŠ Như
vậy, Bộ luật Dân sự 2005 công nhận giao dịch bảo đảm là một giao dịch dân sự
riêng biệt do các bên thỏa thuận và tách biệt với hợp đồng vay, mượn Bên cạnh
đó, nhăm đảm bảo tính công khai, minh bạch của các quan hệ vê giao dịch bảo
“Khoản | Điều 2, Nghị định 165/1999/NĐ-CP.
8 Điều 323 Bộ luật Dân sự 2005
Trang 17đảm, Bộ luật Dân sự 2005 quy định các giao dịch bảo đảm được đăng ký theo
quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm” và xác định thứ tự ưu
tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo
đảm Có thể dễ dàng nhận thấy, Bộ luật Dân sự 2005 không chỉ ra những đặc
điểm chung, cơ bản nhất của các giao dịch bảo đảm mà chỉ liệt kê những biệnpháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Điều này hoàn toàn khác so với kháiniệm giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật nhiều nước
Bộ luật Dân sự 1995 và Bộ luật dân sự 2005 nói về các biện pháp bảođảm thực hiện nghĩa vụ nhưng lại không đưa ra định nghĩa về “lợi ích bảo đảm”hay “giao dịch bảo đảm” Tại Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999của Chính phủ về giao dịch bảo đảm chỉ đưa ra khái niệm “Giao dich bao dam
là hợp đồng cam có, thé chấp, bảo lãnh bằng tài sản, theo đó bên bảo dam camkết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài sản dé bảo đảm thực hiện nghĩa vụđân sự” Đến Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ
về giao dịch bảo đảm thì không đưa ra định nghĩa nào về giao dịch bảo đảm mà
chỉ quy định: “Tài sản bảo đảm do các bên thỏa thuận và thuộc sở hữu của bên
có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tàisản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có
quyên”.
Tham khảo pháp luật dân sự của một số quốc gia trên thế giới”, kháiniệm giao dịch bảo đảm (secured transactions) được hiểu là toàn bộ các giao
dịch, không giới hạn và phụ thuộc vào hình thức và tên gọi của giao dịch, có
mục đích tạo lập một quyên lợi được bảo đảm (secured interest)' đôi với tài
* Điều 325 Bộ luật Dân sự 2005
'° Luật Anh và hệ thống luật Hoa Kỳ
"Theo Điều 9 của Bộ Luật Thương mại thống nhất của Hoa KỳKỳa (UCC) thì: “lợi ích được bao đảm” là “lợi ích gắn với động sản được xác lập hoặc được cung cấp thông qua giao dịch nhằm bảo đảm cho việc thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ, không phụ thuộc vào: hình thức giao dịch; đặc điểm xác nhận của người có quyền đối với tài sản bảo đảm và bao gôm lợi ích được xác lập hoặc cung cấp thông qua việc chuyển nhượng quyên yêu cầu thanh toán hoặc chứng thư bảo đảm, cho thuê có thời hạn trên một năm, việc gửi bán thương mại (không
Trang 18sản, bao gồm hàng hoá, giấy tờ (có giá) hoặc các tài sản vô hình khác Chính vìvậy, bên cạnh các biện pháp bảo đảm truyền thống như cầm có, thế chấp, phápluật về giao dịch bảo đảm của các quốc gia này còn được áp dụng với các giaodịch khác có tính chất bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ như thuê mua tàichính; gửi bán thương mại; chuyền giao nợ, cho thuê tài sản dài hạn, bán có bảolưu quyền sở hữu; mua trả chậm, trả dan; chuyển nhượng quyền đòi nợ; quyềncầm giữ Điều này cũng đồng nghĩa, loại hình giao dịch bảo đảm với tư cách
là đối tượng của hoạt động đăng ký theo quy định của pháp luật các nước này
không bị “bó hẹp” trong khái niệm giao dịch bảo đảm.
Căn cứ vào các quy định tại các văn bản pháp luật Việt Nam, khái niệm
“giao dịch bao đảm” được hiểu là giao dịch dân sự do các bên thỏa thuận hoặcpháp luật quy định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm Xuất phát từ nguyên
tắc tự do hợp đồng, các bên không những được thỏa thuận về phạm vi bao đảm
thực hiện nghĩa vụ, một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ, mà còn được thỏa thuận
về thực hiện các loại nghĩa vụ, kế cả nghĩa vụ hiện tại hoặc nghĩa vụ trongtương lai (đáp ứng nhu cầu vay theo hạn mức và vay theo dự án) hoặc nghĩa vụ
có điều kiện Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luậtkhông có quy định thì nghĩa vụ được coi là bao đảm toàn bộ kể cả nghĩa vụ trảlãi và bồi thường thiệt hại (nếu có)
Một trong những điểm mới của pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm
là đã xác định đúng bản chất của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự So với Bộ luật dân sự năm 1995 thì Bộ luật dân sự năm 2005 đã bô sungbiện pháp tín chấp và không quy định biện pháp phạt vi phạm trong số các biệnpháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, đồng thời đã chuyên từ bảo lãnh băng
phụ thuộc vào việc chuyển nhượng, cho thuê hoặc gửi bán thương mại có bảo đảm cho việc thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ hay không) ”
Trang 19tài sản cụ thể sang bảo lãnh đối nhân (không xác định tài sản cụ thể được dùng
để bảo lãnh cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự)
1.1.2.4 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 thang II năm 2015 (“Bộ
luật Dândán sự năm 2015 ”)
Bộ luật Dân sự 2015 đã bỏ điều khoản về định nghĩa “giao dịch bảođảm” và b6 sung thêm hai biện pháp bảo đảm mới, đó là “cầm giữ tài sản” và
”'* Tuy nhiên, đây không phải là các định chế mới ma
“bảo lưu quyền sở hữu
thực tế chúng đã được ghi nhận và thé hiện ở Bộ luật Dân sự năm 2005 nhưngkhông phải ở giác độ biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự ” Cách tiếpcận mới này của Bộ luật Dân sự năm 2015 cho thấy sự tiệm cận gan hon vớithông lệ quốc tế về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Bộ dân luật này
Ngoài ra, Bộ luật Dân sự 2015 đã xác định đối tượng của hoạt động đăng
ký là “biện pháp bảo đảm”, như vậy đã tiếp cận gần hơn với thiết chế đăng ký
“quyền”, chứ không phải đăng ký hình thức ghi nhận và thé hiện thỏa thuận của
các bên trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (giao dịch bảo đảm) như Bộ luật Dân sự năm 2005.
1.2 Khái quát về các hoạt động, giao dich bao đảm bằng tau bay
Phương thức vận chuyển hàng không chỉ xuất hiện trong khoảng 100năm trở lại đây nhưng đã trở thành một phương thức vận chuyên giúp cho thégiới trở nên gần nhau hơn vì khoảng cách địa lý không còn là van đề trở ngại.Ngành hàng không phát triển không chỉ về khía cạnh khoa học - kỹ thuật mà cảkhía cạnh thương mại, pháp lý của giao dịch mua bán tàu bay Để đảm bảo cácquyền, lợi ich của các bên tham gia trong lĩnh vực này, hệ thống pháp luật của
12 Điều 292 — Bộ luật Dân sự 2015
13 xem them Điều 461 Bộ luật Dân sự năm 2005
Trang 20mỗi quốc gia và quốc tế phải phát triển và hoàn thiện theo sát với sự phát triểncủa kinh tế nói chung và ngành tài chính - ngân hàng nói riêng.
Các giao dịch tàu bay thông thuờng gồm giao dịch tàu bay cá nhân và
giao dich tàu bay thương mai.
1.2.1 Giao dịch tau bay cá nhân
Cho vay mua tàu bay cá nhân tương tự như một khoản vay thé chap hoặcvay tiêu dùng (mua 6 tô, mua sam đồ đạc) Một giao dich cơ bản dé thuê muatàu bay cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ có thể tiến hành như sau:
° Bên vay cung cấp thông tin cơ bản về bản thân và tàu bay dự định vay
° Bên cho vay thấm định hồ sơ vay tàu bay.
— Bên cho vay thực hiện kiểm tra quyền sở hữu, quyền chiếm hữu vàcác lợi ích của tàu bay tiêu dé dựa trên số đăng ky của tàu bay dé xácnhận rằng không có thế chấp hoặc các quyền đang tranh chấp Trongnhiều trường hợp, bên cho vay sẽ tham gia một hợp đồng bảo hiểmquyền được mua dé bảo vệ quyên lợi của mình khỏi các tranh chấp vềquyền sở hữu
— Bên cho vay chuẩn bị cáccác văn kiệnkiện chogiao dịch, nếu phêduyệt hồ sơ vay, thông thường bao gồm:
+ Một xác nhận ghi nợ (hợp đồng vay), theo đó bên vay chịu tráchnhiệm thanh toán dư nợ vay nếu không trả được nợ
+ Một thỏa thuận bảo đảm, trong đó thiết lập quyền lợi bảo damđối với tàu bay, theo đó bên cho vay có thê tái chiếm hữu trongtrường hợp có bất kỳ vi phạm nào của khoản vay
° Nếu bên vay bị đánh giá chỉ số tính dụng thấp thì phải có một bảo lãnh
của bên thứ ba (hoặc từ nhiều bên thứ ba)
« Vào thời điểm ký kết, tất cả văn kiện của giao dịch này có hiệu lực và
sau đó khoản vay và các quyên được chuyên giao.
Trang 211.2.2 Giao dich tau bay thuong mai
Tàu bay thương mại thuờng có giá tri rat lớn Các loại tau bay dân dụng
của các hang AIRBUS hay BOEING tùy chung loại có giá tri hàng chục tới
hàng trăm triệu Đô la Mỹ Hiện tại, đối với tàu bay thương mại, các hãng hàngkhông thường áp dụng hợp đồng thuê với cau trúc tinh vi và tài trợ tín dụng Bacách phổ biến nhất dé tài trợ tín dụng cho tàu bay thương mại chủ yếu là (i)
thuê hoạt động tàu bay (operating leasing), (1) vay bảo đảm tàu bay (secured leasing) và (111) thuê mua tàu bay (financing leasing).
(i) Thuê hoạt động tàu bay
Đây là giao dịch thuê đơn thuần, trong đó bên thuê (thuờng là hãng hàngkhông) trực tiếp thuê từ bên cho thuê (chủ sở hữu tàu bay hoặc bên có quyềncho thuê) tàu bay dé hoạt động vận chuyên hang không
Thuê hoạt động thuờng ngắn hạn (thời hạn dưới 10 năm), thường đuợc áp
dụng cho hãng hàng không mới thành lập hoặc cho việc mở rộng kinh doanh
của hãng vận chuyển hàng không Thời hạn ngắn của thuê hoạt động tàu bay có
ưu điểm là tránh sự lỗi thời và xuống cấp của tàu bay để không vi phạm cácquy định pháp luật về tiếng ồn, chỉ số của tàu bay và bảo vệ môi trường trườngtùy từng thời điểm tại quốc gia mà tàu bay đăng ký Ở một số nước, nơi cáchãng hàng không có chỉ số tín dụng thấp (ví dụ như các nước thuộc Liên Xôcũ), thuê hoạt động có thé là cách duy nhất dé một hãng hàng không có thể thuêđược tàu bay Hơn nữa, thuê tàu bay là chọn lựa linh hoạt dé các hãng hàngkhông có thê quản lý đội tàu phù hợp với quy mô và nhu cầu
Ngoài ra, giá trị còn lại của tàu bay vào cuối của hop đồng thuê (sau khikhấu hao) là một yếu tô quan trọng đối với các chủ sở hữu Các chủ sở hữu cóthể yêu cầu bên thuê trả lại tàu bay trong cùng một điều kiện bảo dưỡng (ví dụnhư điều kiện giao hàng C check) khi giao hang, dé chủ sở hữu có thé ký kếthợp đồng thuê khác với bên thuê mới Giống như hợp đồng thuê trong các lĩnh
Trang 22vực khác, một số biện pháp bảo đảm thường được quy định trong hợp đồng
thuê tàu bay như đặt cọc, thé chap
Hoạt động thuê tàu bay có thé là thuê có tổ bay hoặc không có tổ bay.Một hợp đồng thuê tàu bay sẽ đuợc ký kết giữa các bên cho thuê và bên thuê,gôm những điều khoản cơ bản và thông thuờng gồm quyên, lợi ích, nghĩa vụ
của các bên, thời gian thuê, giá thuê, chi phí khác, biện pháp bảo đảm, trách
nhiệm bảo duỡng, các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn, v.v Các thủ tục pháp lýkèm theo của việc thuê này là đăng ký quốc tịch, quyền sở hữu hoặc đăng kýquyền chiếm hữu tàu bay Tại Việt Nam, hợp đồng thuê tàu bay phải đuợc lậpthành văn bản, và phải đuợc sự chấp thuận cua Bộ Giao thông Vận tải14
(ii) Vay bao dam tau bay
Tương tự như cho vay tàu bay cá nhân hoặc cho mục dich ca nhân, démua tau bay thương mai cho hoạt động vận chuyén, hang hàng không có thé
vay có bảo đảm hoặc không có bảo đảm Trong các giao dịch lớn như vậy, một
khoản vay hợp vốn giữa các ngân hàng được huy động để cấp tín dụng cho
hãng hàng không/bên vay.
Vì chi phí cho giao dịch vay tau bay thương mại có thể lên tới hàng trămtriệu Đô la Mỹ, phần lớn các giao dịch cho vay trực tiếp để mua tàu bay thườngdùng chính tàu bay đó làm tài sản bảo đảm dé thực hiện nghĩa vụ trả nợ và tàubay có thé bị tịch thu trong trường hợp bên vay không thanh toán hoặc thanhtoán không đầy đủ các khoản nợ đến hạn Với giá tri giao dịch quá lớn thì việcvay không đảm bảo là rất khó khăn trừ khi bên vay có chỉ số đánh giá tín dụngcao (ví dụ như một hãng hàng không được thành lập với vốn chủ sở hữu cao vàdòng tiền ôn định)
(iii) Thuê mua tàu bay
14 Điều 39, Luật Hàng không dânDân dụng số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.
Trang 23Thuê mua tàu bay hay còn gọi là cho thuê tài chính tàu bay là một trong
những giao dịch phức tạp nhất nhưng cũng chứa đựng nhiều “tinh hoa” nhất
của lĩnh vực tải chính - ngân hàng Cho thuê tài chính, còn được gọi là "cho
thuê vốn", thường là các khoản vay dài hạn Đây là một giao dịch phức tạp hơn,trong đó bên cho thuê, thường là một công ty được thành lập nhằm mục đích
đặc biệt (Special Purpose Entity” — SPE) hợp tác, mua tàu bay thông qua một
sự kết hợp giữa vay và sử dụng vốn chủ sở hữu, và sau đó cho hãng hàng khôngthuê lại tàu bay để hoạt động vận chuyên Khi hết hạn hợp đồng thuê, hãnghàng không đó quyền tùy chọn hoặc là mua tàu bay hoặc nhận lại tàu bay đã sử
dụng.
Theo các quy định pháp luật tài chính của Hoa Kỳ và Anh, một hợp đồngthuê tài chính thường được định nghĩa là bên cho thuê nhận được phần lớn cácquyền sở hữu, hoặc trong đó giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tốithiểu trong suốt thời gian của hợp đồng thuê lớn hơn 90% của giá trị thị trườngcủa tàu bay Nếu hợp đồng thuê được xác định là một hợp đồng thuê tài chínhthì hợp đồng này phải được tính toán như tài sản của công ty, trái ngược vớithuê tàu bay dân dụng là chỉ ảnh hưởng đến dòng tiền của công ty
Cho thuê tài chính hấp dẫn đối với bên thuê vì bên thuê có thể xin tríchkhấu hao trên thời gian sử dụng tàu bay, do đó bù dap lợi nhuận từ việc chothuê từ thuế và trừ lãi phải trả cho các chủ nợ
Các giao dịch tàu bay thường là những giao dịch tài chính phức tạp nên
để bảo đảm quyền và lợi ích của bên cho vay/bên cấp tín dụng, các giao dịch
này thường là những giao dịch bảo đảm, nghĩa là bên vay phải có những biện
pháp bao đảm dé thực hiện nghĩa vụ trả nợ và thông thường chính tàu bay thuê
sẽ là tài sản thê châp.
1.3 Giao dịch bảo đảm bằng tàu bay theo quy định pháp luật quốc tế1.3.1 Thế chấp theo pháp luật nơi đăng ký tàu bay
Trang 24Pháp luật nơi đăng ký tàu bay (đăng ký quốc tịch tàu bay) thường đượcchọn làm pháp luật điều chỉnh đăng ký giao dịch bảo đảm Biện pháp giao dịchbảo đảm áp dụng với tàu bay thông thường là thế chấp Đây được cho là một
biện pháp được công nhận rộng rãi trên thê giới và được điêu chỉnh bởi luật
pháp nơi tàu bay đăng ký và thế chấp này sẽ được thực thi và giao nhận vàothời điểm tàu bay đó hiện diện Đây được gọi là “thế chấp theo luật pháp sở
một số quốc gia khác chỉ cho phép thế chấp được đăng ký vì quyềnlợi của chủ nợ được thành lập tại quốc gia đó;
một số nước lại yêu cầu thé chấp sẽ được thi hành thông qua tô tụngtại tòa án mà thủ tục này thường kéo dài, không thê dự đoán và ảnh
hưởng tài chính; hoặc
Các chủ nợ có thé có những thắc mac như việc thi hành các quyền
của họ trước khi tòa an tiên hành mà có thê biét trước.
1.3.2 Thế chấp theo Luật Anh hoặc Luật New York
Trang 25Khi một chủ nợ không muốn áp dụng pháp luật quốc gia đăng ký tàu bay
để điều chỉnh giao dịch bảo đảm, họ có thể áp dụng pháp luật nước khác đềđiều chỉnh giao dịch bảo đảm đối với tàu bay này bằng cách áp dụng luật Anhhoặc New York, được gọi là “luật nước ngoài về thế chấp” trên hợp đồng thếchấp
Luật pháp Anh và cả luật New York đều được cho là hệ thống luật gangũi với chủ nợ khi cho phép chủ nợ có quyền tự định đoạt (nghĩa là quyền thựcthi thế chấp mà không cần phán quyết của tòa án) Các quy định pháp luật nộidung và thủ tục tố tụng đều được xây dựng chuẩn mực, chuyên nghiệp vàkhông làm phát sinh những tình huống khó khăn Luật Anh và luật New Yorkcũng không quy định các khoản thuế phải trả khi thiết lập hay hoàn thiện thếchấp và cũng không có hạn chế nào đối với bên nhận thế chấp Tuy nhiên, hợpđồng thế chấp này có thể sẽ không được công nhận ở quốc gia khác nếu quốcgia nơi tàu bay đăng ký hoặc quốc gia nơi tàu bay hiện diện tại thời điểm màchủ nợ muốn thi hành quyền đối với tàu bay không có quy định về thế chấp tàu
bay.
Vì vậy, ngay cả khi luật nước ngoài về thế chấp được áp dụng, các chủ
nợ không nên cho rằng lúc nào cũng được phép thực hiện các quyền mà thếchấp đó mang lại Cả hai luật này đều không quy định rằng các chủ nợ có thê từchối làm việc với cơ quan tài phán và cơ quan nhà nước của quốc gia đăng kýtàu bay theo các phương thức đó Nếu các chủ nợ muốn tái mua bán tàu bay,tàu bay cần phải được xóa đăng ký Cơ quan quản lý hàng không của nước sởtại có thể rà soát lại việc đăng ký chiếm hữu tàu bay đã tuân thủ pháp luật trongnước hay chưa và việc này có thể gây ra chậm trễ trong việc thực hiện cácquyền của bên nhận thé chấp
Trang 261.3.2.1 Thiết lập một thé chấp tàu bay điều chỉnh theo Luật Anh
Một trong những ngoại lệ của Các điều khoản của Basel II Accord theoLuật Anh là các bên được tự do lựa chọn luật điều chỉnh hợp đồng và có giá trịvới việc chuyên nhượng tài sản hữu hình (bao gồm thế chấp tàu bay) mà luậtđiều chỉnh là luật nước mà tàu bay hiện diện vào thời điểm chuyên nhượng (lexsitus — luật nơi có vật) Câu hỏi về việc quy định này áp dụng đối với tàu bay(mà đang chịu khoản nợ) đã được Tòa Án Tối cao Anh giải đáp trong vụ việc
Blue Sky One Limited and others v Mahan Air and another [2010] EWHC 631
(Comm.) (“Blue Sky”) Tòa án đã ra phán quyết:
a) — tàu bay phải được xử lý như những tai sản hữu hình khác: áp dụng luật
nơi có tàu bay, theo đó đã xác định lợi ích tài sản, là thế chấp có hiệu lựcđối với tàu bay này;
b) nếu tàu bay được đăng ký tại quốc gia khác với quốc gia nơi có vật, thế
chấp sẽ có hiệu lực theo pháp luật quốc gia đăng ký nhưng không có hiệulực theo luật sở tại của quốc gia nơi có vật và vô hiệu tại Anh; và
c) Luật Anh chi xem xét pháp luật nội dung của nơi có vật mà không dẫn
chiếu tới xung đột pháp luật khi quyết định vấn đề hiệu lực của thế chấp:tòa án từ chối áp dụng khái niệm “renvoi” (dẫn chiếu ngược)
Có thé suy luận từ phán quyết trên là, dé một thế chấp được tòa án Anhcông nhận theo luật Anh, thế chấp này phải có hiệu lực tại quốc gia mà tàu bayhiện diện vào thời điểm thiết lập Cụ thé hơn, Anh sẽ là nước có thâm quyền taiphán đối với thế chấp tàu bay tương tự với quốc gia có cùng quy trình tố tụngthiết lập thé chấp như Luật Anh
Trên cơ sở phán quyết nêu trên, thực tế đã xuất hiện yêu cau tàu bay phảibay qua quốc gia có thâm quyền (hoặc vào không phận nước đó) để áp dụngluật điều chỉnh là luật nơi có vật trước khi được thế chấp theo quyền lợi của chủ
Trang 27nợ Một kết luận khác rút ra từ phán quyết Blue Sky là có khả năng tòa án Anh
sẽ công nhận một thế chấp tàu bay theo luật Anh khi tàu bay đó trên khôngphận quốc tế nhưng đã được đăng ký tại quốc gia có thâm quyền tương tự vàothời điểm thế chấp được thiết lập
1.3.2.2 Thiết lập thé chấp điều chỉnh theo Luật New York
Để tòa án New York công nhận một thế chấp tàu bay theo luật New York(được gọi là “thỏa thuận bảo đảm”), thế chấp đó phải đáp ứng tối thiểu các quy
Tòa án New York có thâm quyền đối với tranh chấp phát sinh từ
thỏa thuận bảo đảm.
Quyền lợi bảo đảm phải được “đính kèm” với tài sản bảo đảm và
sẽ có hiệu lưc thi hành đối với con nợ đối với tài sản bảo đảm.Quyên lợi bảo đảm cho mục đích này phải là lợi ích của chỉnh tàisản dé đảm bảo nghĩa vụ thanh toán hoặc nghĩa vụ thực hiện hopđồng
Quyền lợi bảo đảm có hiệu lực thi hành đối với con nợ và bên thứ
ba đối với tài sản bảo đảm sẽ phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu, trongtrường hợp bảo đảm đối với tàu bay sẽ là:
Trang 28+ con nợ đã ký một thỏa thuận bao đảm (thỏa thuận thiết lập hoặc ghi
nhận các Quyền lợi bảo đảm) đối với tài sản bảo đảm;
+ Quyền lợi bảo đảm phải được hoàn thiện
Trong trường hợp tàu bay được đăng ký tại Hoa Kỳ thì phải được đăng ký tại Cơ quan hàng không Liên Bang Mỹ và Văn
phòng đăng ký quốc tế Cape Town vì Hoa Kỳ là thành viên
của Công ước Cape Town Trường hợp tàu bay không đăng
ký tại Hoa Kỳ thì phải đăng ký theo Quy chế tài chính của Bộluật thương mại thống nhấttrong phạm vi lãnh thoHoa Kỳ(thường là Bang Columbia nếu là con nợ nước ngoài hoặc
hãng hàng không nước ngoài) Trong trường hợp pháp luật
nước của con nợ nước ngoài quy định điều kiện để hoàn thiệnđăng ký là phải thông báo công khai, nộp hồ sơ và đăng ký hệthống thì chỉ cần đăng ký theo pháp luật nước đó
Thâm quyên nơi tàu bay hiện diện không ảnh hưởng tới việc thi hành của thỏathuận bảo đảm được điều chỉnh bởi luật New York của bên nhận bảo đảm với con nợ.Mặt khác, nếu tàu bay không hiện diện tại New York, tòa án New York không có thâmquyên (“in rem”) đối với tàu bay và các quy định pháp luật của nơi tàu bay hiện diện sẽđược áp dụng cho việc chiếm hữu tàu bay Các quy định này có thể không bao gồmquyên tự thực hiện, tịch thu tài sản không theo phán quyết tòa án hay các biện pháp
khắc phục khác theo Luật New York Hệ quả là tàu bay sẽ được lấy lại theo quy định
luật sở tại, nếu được, và mang đến Hoa Kỳ trước khi phát mãi tài sản
Nếu Công ước Cape Town được áp dụng cho thỏa thuận bảo đảm này, thì con
nợ đăng ký tại quốc gia tham gia Công ước Cape Town hay tàu bay được đăng ký theo
Công ước Cape ton và thỏa mãn các quy định khác của Cape Town thì các quy định
của Công ước Cape Town sẽ được áp dụng thay cho các điều khoản mô tả ở trên.1.3.3 Thực tiễn và quá trình hình thành của các điều ưóc quốc té
Trang 29Khi tham gia vào giao dịch thuê mua tàu bay, từ lâu các ngân hàng và các
tổ chức tài chính khác đã có yêu cầu phải có quyền lợi thế chấp tàu bay và coiđây là điều kiện tham gia một giao dịch thuê mua tài chính Thế chấp tàu bay làmột biện pháp tăng cường tín dụng nhằm bảo đảm tốt nhất cho các ngân hàng
và tô chức tài chính trong trường hợp bên vay phá sản, các tổ chức này sẽ đượcxếp loại cao hơn các bên cho vay khác trong phạm vi giá trị tàu bay
Tuy nhiên, do những khó khăn của việc thiết lập và thi hành thé chấp tàubay, các giao dịch tàu bay thường được cấu trúc theo phương thức thuê Quyền
sở hữu đối với tàu bay sẽ do một công ty phục vụ mục đích đặc biệt (“SpecialPurpose Entity” — SPE) mà cổ phan bên cho vay và/hoặc bên cho thuê tau bay
do hoặc bên cho thuê nắm giữ Trong bối cảnh này, nếu hãng hàng không thuêtàu bay vi phạm hợp đồng, bên cho vay có thê thi hành các biện pháp bảo đảmtheo hợp đồng thuê mua tài chính dé thu hồi tàu bay và định giá tàu bay dé thuhồi các khoản nợ chưa tra Các bảo đảm được thiết lập từ việc thé chấp tàu bay,trong trường hop này, có thé được xem là biện pháp dự phòng hay bổ sungtheo hợp đồng thuê mua
Các điều khoản của Basel II Accord (Các khuyến cáo về quy định phápluật ngành tài chính - ngân hàng của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel (BaselCommittee on Banking Supervision)) yêu cầu các ngân hàng nên có các chấpthuận của cơ quan quản lý để xây dựng “biện pháp bảo đảm có giá trị pháp lý
để giảm thiểu các rủi ro thanh toán thêm của bất kỳ khoản nợ (và cả các chỉ phí
tương ứng khi duy trì khoản nợ) ”
Yêu cau này bắt buộc các ngân hang tập trung vào việc cau trúc thé chấp
tàu bay sao cho đáp ứng với quy định Basel II, cùng với việc giảm bớt sự phụ
thuộc, đảm bảo các quyền theo hợp đồng thuê mua
Trang 30Quy định của Điều khoản Basel II đối với ngân hàng là phải có được bảođảm có giá trị pháp lý và thực thi đối với tàu bay tại bất kỳ quốc gia nào Vấn
dé là luật pháp các nước khác nhau thì sẽ có những quy định khác nhau về thiếtlập thế chấp; một số nước quy định răng thế chấp chỉ có hiệu lực theo pháp luậtcủa nước đăng ký tàu bay; một số nước khác thì quy định pháp luật nơi tàu bayhiện diện vào thời điểm thiết lập thé chấp (lex situs — luật nơi có vật); một sốnướclại quy định pháp luật của nước nơi bên vay thành lập hoặc nơi thế chấp
được thi hành.
Tuy nhiên, việc thiết lập một thế chấp tàu bay không phải là thủ tục đơngiản vì giao dịch bảo đảm bằng tàu bay có sự tham gia của nhiều tô chức cóquốc tịch khác nhau, nơi chuyền giao quyên, nơi đăng ký, nơi hiện diện tàu baykhác nhau dẫn tới việc có nhiều hệ thống pháp luật điều chỉnh một quan hệpháp luật Pháp luật mỗi nước khác nhau đều có những quy định khác nhau vềgiao dịch bảo đảm bằng tàu bay, vì thế dẫn đến việc thế chấp được công nhậntại một quốc gia này thi vẫn có thé vô hiệu tại quốc gia khác Vì vậy, van dé délựa chọn pháp luật áp dụng sao cho đảm bảo quyền lợi của chủ nợ mà vẫn phù
hợp với pháp luật nước sở tại là một van đê cân được cân nhac kỹ lưỡng.
1.4 Sự ra đời của các công ước quốc tế về các quyền và bảo đảm các
quyền đối với tàu bay
1.4.1 Công ước Geneva 1948 VỀ các quyên doi với tau bay
Ngay từ năm 1931, Uy ban kỹ thuật quốc tế của các chuyên gia pháp ly
(“Comité international technique d'experts juridiques Comite d'juridiques”
(CITEJA)) bat đầu nghiên cứu yêu cau phát triển của công ước về thé chap tàubay Một thời gian ngắn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ đề này đã đượcnghiên cứu do Đại hội đồng lâm thời (1946) của Tổ chức Hàng không dân dụngquốc tế lâm thời (P-ICAO), Đại hội lần thứ nhất của Tổ chức Hàng không dân
Trang 31dụng quốc tế (ICAO) vào năm 1947 và kỳ họp đầu tiên của Ban Pháp chếICAO trong cùng một năm Tại Geneva, năm 1948, Đại hội lần thứ hai củaICAO hội đã thông qua Công ước về Công nhận quốc tế về các quyền đối với
tàu bay.
Công ước Geneva 1948 hướng tới việc công nhận quốc tế giữa các quốcgia thành viên về các quyền lợi bảo đảm đối với tàu bay, nhăm tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động tài trợ tàu bay.
Công ước Geneva 1948 theo nguyên tắc pháp luật của quốc gia mà tàu
bay mang cờ hay còn gọi là pháp luật nước nơi tàu bay đăng ký Tuy nguyên
tắc này được chấp nhận bởi rất nhiều quốc gia nhưng lại không bao gồm hầuhết các quốc gia theo pháp luật Anh - Mỹ
Theo Điều 1 của Công ước, các nước thành viên cam kết công nhận:a) các quyền về tài san trong tàu bay;
b) các quyền chiếm hữu tau bay thông qua việc mua sắm gắn liền với việc
chiếm hữu tàu bay;
c) các quyền chiếm hữu tau bay trên cơ sở hợp đồng thuê tàu bay có thời
hạn từ sáu tháng trở lên;
d) thế chấp, cầm cố và các quyền tương tự đối với tau bay được thiết lập
trên cơ sở thoả thuận như là một sự bảo đảm cho việc thanh toán một
khoản nợ; với điều kiện là những quyền nói trên được thiết lập phù hợpvới luật của quốc gia ký kết nơi tàu bay đăng ký quốc tịch tại thời điểmthiết lập các quyền đó và được đăng ký hợp lệ trên một số đăng ký côngkhai ở quốc gia ký kết nơi tàu bay đăng ký quốc tịch
Công ước không quy định hiệu lực đương nhiên của các quyền này Đểđược công nhận, các quyền này phải được thiết lập phù hợp với quốc gia đăng
ký tàu bay Điều 2 của Công ước quy định rằng hiệu lực của việc đăng ký bất
kỳ quyền nào được nói tại Điều I, đối với người thứ ba được xác định theo luậtcủa quốc gia ký kết nơi đăng ký
Trang 32Hạn chế của Công ước Geneva 1948 được bộc lộ khi không giải quyếtđược tình trạng xung đột pháp luật, ví dụ như trường hợp chuyên nhượng nghĩa
vụ được bảo đảm và các phương thức xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp
không thanh toán được khoản nợ Ngoài ra, hạn chế khác của Công ước chính
là không đem lại sự bảo đảm hoàn toàn mà chỉ bảo đảm các quyên lợi đã đượcđăng ký tại các quốc gia thành viên sẽ được công nhận tại các quốc gia thànhviên khác Sự công nhận pháp lý của các quyền lợi đó vẫn chưa đủ đảm bảocho việc chiếm hữu lại tàu bay hoặc tịch biên tàu bay trong các vụ việc trênthực tế
Với sự phát triển không ngừng của ngành hàng không cũng như các quyđịnh của pháp luật tài chính — ngân hàng về giao dịch bảo đảm, các quy địnhcủa Công ước Geneva 1948 đã bộc lộ một số hạn chế, làm giảm hiệu quả điềuchỉnh của pháp luật hàng không tới thực tiễn hoạt động cho vay, tài trợ tronglĩnh vực hàng không dân dụng Đánh giá Công ước Geneva 1948, nhiều chuyêngia cho rằngCông ước “không phù hợp để xử lý các yêu cầu về tài sản hiện đại
và cho thuê tài chính”!” và được nhận xét là “phù hợp nhất vào thời điểm đónhưng van cần phải phát triển một hệ thống quy định pháp luật quốc tế khác débảo vệ các bảo đảm đối với tàu bay”'9,
Vì thế, xu hướng chung trên thế giới khoảng 30 - 40 năm gần đây, cácbên tham gia hoạt động hàng không quốc tế thường áp dụng quy định của một
số văn kiện quốc tế của ngành tài chính, ngân hàng liên quan đến giao dịch bảođảm nhằm khắc phục hạn chế của Công ước Geneva và giảm thiểu rủi ro chocác giao dich bao đảm bang tàu bay, như: Công ước UNIDROIT về cho thuê tàichính quốc tế 1988, Luật mẫu của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu
Donal Hanvey, 2015 “The relationship between the Geneva and Cape Town conventions”, Cape Town
Convention Journal, Vol4, 103-113
'© trích lời Lord Wilberforce, Lord Justice in the House of Lords , dai diện của Vuong quéc Anh tại Hội nghị Công ước Geneva năm 1948
Trang 33(EDRB) về giao dịch bảo đảm 1992, Hướng dẫn pháp lý của UNICITRAL về
giao dịch bảo đảm 2007
1.42 Công ước và Nghị định thự Cape Town
Công ước về quyền lợi quốc tế đối với trang thiết bị lưu động và Nghịđịnh thư về các vấn đề cụ thể đối với trang thiết bị tàu bay được ký ngày16/11/2001 tại Cape Town, Nam Phi do Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế(ICAO) và Viện thống nhất tư pháp quốc tế (UNIDROIT) đồng tổ chức (sauđây gọi tắt là “Công ước và Nghị định thư Cape Town”) Đây là một điều ướcđược xây dựng nhằm tạo điều kiện cho hoạt động tài trợ von và cho thuê trangthiết bị lưu động
Công ước về quyên lợi quốc tế đối với trang thiết bị lưu động có phạm viđiều chỉnh 03 loại trang thiết bị lưu động là tàu bay, động cơ tàu bay, trực thăng(liên quan đến ngành hàng không dân dụng); toa xe lửa (liên quan đến ngànhvận tải đường sắt); các thiết bị vũ trụ (liên quan đến ngành viễn thông) Côngước này có hiệu lực đối với các quốc gia đã phê chuẩn và tham gia công ước vàmột hoặc hai hoặc cả ba Nghị định thư chuyên ngành Nghị định thư về thân
tàu bay, động cơ tàu bay và trực thăng (“Nghị định thư Cape Town”) có hiệu
lực kế từ ngày 01/3/2016, tính tới thời điểm tháng 4/2016, có 64 quốc thànhviên, bao gồm 71 quốc gia và EU”, trong đó có 7 nước chưa phê chuẩn Nghị
định thu Cape Town18.
142.1 Tén gọi
- Công ước về quyên lợi quốc tế đối với trang thiết bị lưu động:
"http://www.unidroit.org/status-2001capetown , truy cập ngày 10/7/2016
18 https://www.internationalregistry.aero/ir-web/faq, truy cập ngày 16/7/2016
Trang 34- Nghị định thư về các vấn đề cụ thê đối với trang thiết bị tàu
bay.
1.4.2.2 — Hình thức: Điều ước quốc té nhiều bên
142.3 Danh nghĩa gia nháp:
Do Công ước và Nghị định thư Cape Town có nội dung liên quan đếnthầm quyền của Tòa án đối với việc xử lý nợ, tài sản bảo đảm khi con nợ lâmvào tình trạng phá sản, bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của chủ nợ nên theo quyđịnh tại điểm c, khoản 2, Điều 7 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ướcquốc tế năm 2005 thì Việt Nam đã gia nhập Công ước và Nghị định thư Cape
Town trên danh nghĩa Nhà nước.
1424 Ngôn ngữ:
Công ước và Nghị định thư Cape Town được làm bằng tiếng Anh, ARập, Trung Quốc, Pháp, Nga và Tây Ban Nha (các ngôn ngữ chínhcủa Liên hợp quốc)
142.5 — Mục tiêu cua Công ước Cape Town
Công ước và các Nghị định thư Cape Town có năm mục tiêu cơ bản
(iii) Thiết lập một hệ thống đăng ký điện tử cho việc đăng ký các
quyền lợi quốc tế để đưa ra thông báo về sự tồn tại của cácquyền lợi này cho bên thứ ba và cho phép các chủ nợ được bảo
VỆ sự ưu tiên của quyên lợi của mình trước các quyên lợi đăng
Trang 35(iv)
(v)
ký sau cũng như các quyền lợi không đăng ky và người quan lý
tài sản của con no;
Bảo đảm các nhu cầu đặc thù của ngành công nghiệp liên quan
được đáp ứng thông qua Nghị định thư tương ứng;
Củng cố cho các chủ nợ tương lai cơ sở vững chắc hơn trongquyết định cấp tín dụng, tăng cường mức độ tín dụng của thiết
bị được nhận và giảm chi phí di vay tạo lợi thế của tất cả các
bên.
Phạm vi điều chính
Công ước và Nghị định thư Cape Town điều chỉnh thỏa thuận bảođảm, thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu và thỏa thuận thuê liên quanđến thân tàu bay, động cơ tàu bay, trực thăng đăng ký theo Hệ thốngđăng ký quốc tế và xử lý thỏa thuận tại các quốc gia thành viên Công
ước còn liệt kê năm loại khác nhau của quyên lợi đôi với trang thiệt bị lưu động:
(i) — Quyên lợi quốc tế;
(ii) Quyên lợi quốc tế tương lai;
(iii) Quyên lợi quốc gia;
(iv) Quyên lợi đương nhiên hoặc quyền lợi phát sinh theo pháp luật
quốc gia và được ưu tiên mà không cần đăng ky;
(v) Cac quyền lợi đương nhiên phải đăng ký hoặc quyền lợi phát
sinh theo luật pháp quốc gia
Công ước và Nghị định thư Cape Town còn bao gồm cả các “quyền
tông hợp”, là các quyên trả nợ hoặc các nghĩa vụ khác của các con nợ
theo thỏa thuận mà đã được bảo đảm bằng tài sản hoặc liên quan đến
tài sản bảo đảm.
Trang 361.4.2.7 Nội dung cơ bản của Công ước và Nghị định thư Cape Town bao
1.4.2.8
gồm các van dé về các quyền lợi quốc tế; các biện pháp chế tài dé
chủ nợ, người nhận bao đảm áp dụng khi con nợ có vi phạm, các biện
pháp hỗ trợ tạm thời trong khi chờ quyết định cuối cùng về khiếukiện mà chủ nợ có thé dé nghị tòa án áp dụng khi có bằng chứng về
sự vi phạm của con ng; thiết lập hệ thống đăng ký điện tử quốc tế déđăng ký các quyền lợi quốc tế, trên cơ sở đó thông báo về sự tồn tạicác quyên lợi quốc tế này cho bên thứ ba và cho phép chủ nợ có sựbảo vệ ưu tiên đối với các quyền lợi đăng ký sau và đối với các quyềnlợi chưa đăng ký cũng như đối với người quản lý tài sản của con nợ.Các quyên và nghĩa vụ của Việt Nam khi gia nhập Công ước và Nghị
định thư Cape Town:
- Có quyền tuyên bố đối với các quy định về: các quyền ưu tiênkhông cần đăng ký; quyền và quyền lợi đương nhiên có thểđược đăng ký; việc áp dụng đối với giao dịch nội bộ; xác địnhTòa án có thấm quyền xử lý khiếu kiện; các biện pháp khắcphục, hỗ trợ khi chờ quyết định cuối cùng
- Chấp nhận các nội dung được quy định trong Công ước vaNghị định tư Cape Town về thiết lập các loại quyền lợi quốc tếđối với thân tàu bay, động cơ tàu bay và trực thăng: các quyđịnh liên quan đến việc đăng ký và thứ tự ưu tiên của các quyền
lợi đó.
- Công nhận các biện pháp khắc phục của chủ nợ nhằm bảo vệ
chủ nợ trước con nợ khi không thực hiện nghĩa vụ được thỏa
thuận liên quan đến thiết lập quyên lợi quốc tế đối với thân tàu
bay, động cơ tàu bay và trực thăng.
Trang 37- Công nhận giá trị pháp lý của tài liệu do Cơ quan đăng ky quốc
tế cấp như là một bằng chứng dé xác định thứ tự ưu tiên đối vớicác quyền lợi cạnh tranh
- Chap nhận việc xác định thâm quyền của Tòa án trong việc giảiquyết yêu cầu hoặc tranh chấp theo lựa chọn của các bên tronggiao dịch: giải quyết yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấpkhi chờ phán quyết cuối cùng của theo các biện pháp quy địnhtại Điều 13 Công ước
Công ước và Nghị định thư Cape Town ra đời đã giải quyết được xungđột pháp luật về giao dịch bảo đảm băng tàu bay và tạo điều kiện thuận lợi choviệc thuê tài chính và cho thuê các trang thiết bị tàu bay một cách hiệu quả,đem lại lợi ích kinh tế cho các quốc gia thành viên, đặc biệt đối với các quốcgia đang phát triển Đồng thời, Công ước và Nghị định thư đã xác lập một cơchế pháp luật vững chắc, thống nhất ở phạm vi quốc tế để bảo vệ các lợi íchđược bảo đảm, bảo lưu quyền sở hữu; công nhận, bảo vệ quyền lợi của các chủ
nợ tại các quốc gia thành viêntheo pháp luật quốc tế mà không phụ thuộc vàocác loại quyền lợi tương tự được thiết lập theo pháp luật quốc gia; quyền lợicủa chủ nợ có đảm bảo được công nhận rộng rãi và thực thi dễ dàng giữa cácquốc gia thành viên Điều này khuyến khích các chủ nợ tài trợ cho các dự án cóđối tượng là trang thiết bị tàu bay, vì thế Việt Nam và các quốc gia thành viênkhác sẽ có cơ hội tiếp cận các nhà tài trợ tiềm năng trong việc mua săm hoặcthuê trang thiết bị tàu bay để phát triển đội bay Công ước và Nghị định thưCape Town là sự bổ sung hoàn thiện đối với các điều ước quốc tế liên quan đếnquyền lợi quốc tế, trong đó có Công ước về công nhận quốc tế các quyền đối
với tàu bay (Công ước Geneva năm 1948) mà Việt Nam là thành viên từ năm
1997.
Trang 381.5 Giao dịch bảo đảm bằng tàu bay theo quy định pháp luật Việt Nam
Giao dịch bảo đảm bằng tàu bay tại Việt Nam được quy định trong vănbản pháp luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành, cụ thể là Bộ luật Dân
sự và Luật Hàng không dân dụng Thời điểm những năm 90 của thế kỷ trước,các quy định về giao dịch bảo đảm bằng tàu bay còn khá sơ sài, chủ yêu quyđịnh về thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay Luật Hàng không dândụng 1991 không có định nghĩa về giao dịch bảo đảm bằng tàu bay cũng như
không quy định các trường hợp nào là giao dịch bao đảm mà chỉ quy định “Viéc
chuyển nhượng quyên sở hữu, cam cố, thé chấp tau bay dân dụng Việt Namphải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam”'” Điều kiện dé việc cầm cố,thế chấp có giá trị là phải được lập thành văn bản và phải được đăng ký vào Sốđăng bạ tàu bay dân dụng Việt Nam Tuy nhiên, việc cầm có, thế chấp tàu bayphải được đăng ký để xác định thứ tự ưu tiên của các chủ nợ khi thanh toán các
khoản nợ mà không phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên hoặc theo thời gian
ký kết hợp đồng cam có, thé chấp tàu bay.”°
Luật Hàng không dân dụng 2006 cũng không có định nghĩa về giao dịchbảo đảm bằng tàu bay mà chỉ quy định trường hợp về thế chấp tàu bay Cụ thể,Luật quy định thế chấp tàu bay thuộc sở hữu chung phải được sự đồng ý bằngvăn bản của tất cả các đồng chủ sở hữu, trừ trường hợp có thoả thuận khác vàthứ tự ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ căn cứ theo thời gian đăng ký thếchấp B6 sung thêm những quy định về thé chấp, Luật Hang không dân dụng
2006 quy định về chuyển quyền sở hữu khi tàu bay dang thé chấp và các trườnghợp xóa đăng ký thế chấp”
Cho đến ngày 20/4/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số
70/2007/NĐ-CP về đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay dân dụng (sau
“Điều 17, Luật Hàng không dân dụng 1991.
” Điều 19, Luật Hàng không dân dụng 1991
“'Điều 32, Luật Hàng không dân dụng 2006.
Trang 39đây gọi là Nghị định 70/2007/NĐ-CP) Nghị định này có các quy định về thựchiện đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, đã địnhnghĩa “Giao dich bảo dam bằng tàu bay là việc cam cố, thé chấp, bảo lãnh
;22bang tàu bay ””” Như vậy, đăng ky giao dich bảo đảm băng tau bay là đăng kýcầm có, thế chấp và bảo lãnh bằng tàu bay Tuy nhiên, các quy định liên quanđến giao dịch bảo đảm bằng tàu bay lại được quy định rải rác trong các văn bảnpháp luật dân sự và cả văn bản pháp luật chuyên ngành về hàng không khiếncho việc tra cứu, áp dụng không được đồng nhất va dé dàng Phải đến Nghịđịnh 50/2012/NĐ-CP ngày II tháng 6 năm 2012 sửa đổi Nghị định70/2007/NĐ-CP về đăng ký quốc tịch và quyên đối với tàu bay dân dụng đã chỉ
rõ việc đăng ky thé chấp hoặc đăng ký cầm có đối với tàu bay được thực hiệntheo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm” Do đó, dé đảmbảo tính thống nhất và hài hòa trong quy định và áp dụng pháp luật thì “bãolãnh bằng tàu bay” cần được xem là “thế chấp bang tài sản (tàu bay) dé bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ của người thứ ba” (không phải là nghĩa vụ của bên có
tài sản24 Ngoài ra, giao dịch bảo đảm bằng tàu bay lại được quy định rải ráctrong các văn bản pháp luật dân sự và cả văn bản pháp luật chuyên ngành vềhàng không khiến cho việc tra cứu, áp dụng không được thống nhất Phải đếnNghị định 50/2012/NĐ-CP ngày 11/6/2012 sửa đổi Nghị định 70/2007/NĐ-CP
về đăng ký quốc tịch và quyền đối với tàu bay dân dụng đã chỉ rõ việc đăng ký
? Khoản 6 Điều 2 Nghị định 70/2007/NĐ-CP
“Điều 18a, Nghị định 50/2012/NĐ-CP.
24 Cách tiép cận này đã được quy định trong pháp luật dat đai Cụ thê, khoản 1 Điêu 31 Nghị định sô
84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, cụ thê “Bảo lãnh bằng quyền sử
dụng đất va tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật Dat đai được hiểu là thế chấp bằng quyền
sử dụng đất cho người thứ ba vay vốn theo quy định của Bộ luật Dân sự”.
Trang 40thế chấp hoặc đăng ký cầm cô đối với tàu bay được thực hiện theo quy định của phápluật về đăng ký giao dịch bảo đảm25.
Về công ước quốc tế, Việt Nam đã gia nhập Công ước về công nhận quốc tế cácquyên đối với tàu bay, ký tại Geneva ngày 19/6/1948 Công ước này quy định các quốcgia phải công nhận việc cầm có, thế chấp và các quyền tương tự đối với tàu bay được
thiết lập trên cơ sở thoả thuận nhằm bảo đảm thanh toán một khoản nợ nếu các giao
dich nay được thiết lập phù hợp với luật của quốc gia nơi tau bay đăng ky quốc tịch taithời điểm thiết lập các quyền đó và được đăng ký hợp lệ trong Số đăng ký công khai ởquốc gia mà tàu bay đã đăng ký quốc tịch
Ngày 17/4/2014, Việt Nam đã phê chuan Công ước và Nghị định thư Cape Town vàchính thức trở thành thành viên của một công ước quốc tế được đánh giá là tiễn bộ vàtạo nhiều thuận lợi cho Việt Nam trong việc thống nhất các quy định pháp luật trongnước phù hợp với quy định quốc tế
Kết luận Chương 1:
Chương 1 giới thiệu về khái niệm giao dịch bảo dam nói chung và giao dich bảo dambang tàu bay tại một số quốc gia trên thé giới, đông thời cũng làm rõ thực tiên áp dụngluật điều chỉnh của giao dịch bảo đảm bằng tàu bay theo thông lệ quốc tế Là một giaodich phức tạp và phức hop, dé dam bảo quyên lợi của chủ no, bên nhận thé chấp,bênvay, bên thé chấp, việc lựa chọn pháp luật điều chỉnh thé chấp tàu bay là vô cùng cânthiết để tránh việc vô hiệu tại quốc gia đăng ký tàu bay Ngoài ra Chương 1 cũng décập tới hoàn cảnh ra đời và sự cân thiết của từng Công ước trong từng thời kỳ
Các quy định về giao dich bảo đảm bằng tàu bay theo pháp luật Việt Nam làmột trong những trọng tâm của Chương này Bằng việc chỉ ra những điều còn chưahợp lý, chưa giải quyết được tình trạng xung đột pháp luật vừa bảo vệ quyên và lợi ichcủa chủ no/bén nhận thé chấp tàu bay, Chương 1 đã có thấy sự đúng dan và can thiết
của việc gia nhập Công ưóc và Nghị định thư Cape Town.
25 Điều 18a, Nghị định 50/2012/NĐ-CP.