1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phòng cháy chữa cháy trong công nghiệp văn hóa an toàn lao động trong công nghiệp đồ bảo hộ cá nhân trong công nghiệp

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 4,92 MB

Cấu trúc

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU (3)
    • 1. Lí do chọn đề tài (3)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (3)
    • 3. Phương pháp nghiên cứu (4)
  • B. NỘI DUNG (5)
  • PHẦN I: PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRONG CÔNG NGHIỆP (5)
    • 1.1. Nguyên nhân cháy trong công nghiệp (5)
    • 1.2. Biện pháp công tác phòng cháy trong khu công nghiệp (0)
    • 1.3. Thoát hiểm (14)
  • PHẦN II: VĂN HÓA LAO ĐỘNG TRONG CÔNG NGHIỆP (15)
    • 2.1. Văn hóa an toàn nơi làm việc là gì (15)
    • 2.2. Sự cần thiết phải xây dựng và phát triển văn hóa an toàn tại nơi làm việc (17)
    • 2.3. Những nội dung cơ bản của văn hóa an toàn tại nơi làm việc (17)
    • 2.4. Thực hiện văn hóa an toàn tại nơi làm việc ở Việt Nam (17)
    • 2.5. Giải pháp xây dựng văn hóa an toàn lao động (18)
  • PHẦN III: ĐỒ BẢO HỘ CÁ NHÂN TRONG CÔNG NGHIỆP (20)
    • C. KẾT LUẬN (32)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)

Nội dung

Những con số đã cho thấy một khi cháy, nổ đã xảy ra thì thiệt hại rất khó lường.Trong lĩnh vực lao động, tạo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh nhằm ngăn ngừa tai nạn, bệnh nghề nghiệp,

PHẦN MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài

Lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy là một trong những lĩnh vực xã hội có tầm quan trọng đặc biệt Bởi vì, thiệt hại về cháy nổ tuy không diễn ra hàng ngày và không phải là một vấn đề có tính thời sự như vi phạm an toàn giao thông, an toàn thực phẩm…nhưng nếu các vụ cháy đã xảy ra trên thực tế thì thiệt hại về người và tài sản là rất lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước “Thủy, hỏa, đạo tặc” vốn là một câu nói truyền miệng của ông cha ta từ ngày xưa và đến nay dường như vẫn đúng khi nguy cơ cháy, nổ luôn tiềm ẩn trong sinh hoạt, sản xuất thường ngày, luôn là sự đe dọa lớn thứ hai đến an toàn cuộc sống của người dân và dễ đem đến những hậu quả khó lường Theo Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, trong 6 tháng đầu năm 2011, cả nước đã xảy ra 873 vụ cháy, gây thiệt hại chết 23 người, bị thương 80 người, thiệt hại về tài sản trị giá

306, 551 tỷ đồng Trong đó, xảy ra 14 vụ cháy lớn, gây thiệt hại về tài sản khoảng

213 tỷ đổng Cháy rừng xảy ra 167 vụ, gây thiệt hại 1.858 ha rừng Trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố Hà Nội vừa thống kê tình hình an toàn cháy nổ trong 8 tháng đầu năm 2011 Theo đó, tính đến ngày 15.8.2011, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 157 vụ cháy nổ, làm 5 người chết, 15 người bị thương, thiệt hại ước tính hơn 19,5 tỷ đồng [19] Những con số đã cho thấy một khi cháy, nổ đã xảy ra thì thiệt hại rất khó lường.

Trong lĩnh vực lao động, tạo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh nhằm ngăn ngừa tai nạn, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, đặc biệt trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gặp nhiều thách thức mới, đòi hỏi về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cũng được đặt mới đối với chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động, đó là phải xây dựng văn hóa an toàn, văn hóa phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có cơ sở lao động. Xây dựng văn hóa an toàn là thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về an toàn và sức khỏe cho người lao động Nó mang lại lợi ích cho cả ngời lao động và người sử dụng lao động Do đó việc xây dựng văn hóa an toàn lao động trong doanh nghiệp là việc rất cần thiết cà doanh nghiệp nào cũng nên thực hiện.

Mục tiêu nghiên cứu

Nắm rõ các khái niệm về phòng cháy chữa cháy, văn hóa lao động trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp và các dụng cụ bảo hộ cá nhân cho người lao động, người sử dụng lao động Từ đó tìm ra những yếu tố cấu thành nên các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để tìm ra biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy, văn hóa lao động trong công nghiệp và các đồ bảo hộ cần thiết cho lao động góp phần nâng cao doanh nghiệp.

Phương pháp nghiên cứu

Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh giá.

Vận dụng các kiến thức toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp.

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRONG CÔNG NGHIỆP

Nguyên nhân cháy trong công nghiệp

a) Định nghĩa quá trình cháy

Tìm cháy là quá trình hoá lý phức tạp, trong đó xảy ra các phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát sáng Các phản ứng cháy có kèm theo tiếng nổ đặc biệt có tác hại lớn, vì ngoài nhiệt lượng lớn và ngọn lửa trần được tạo ra, còn có sóng áp suất do nổ, phá hủy các thiết bị và các công trình xung quanh. b) Quá trình cháy của vật chất (rắn, lỏng và khí) bao gồm các giai đoạn Oxy hóa.

Sự tích lũy nhiệt trong quá trình oxy hóa làm cho tốc độ phản ứng tăng lên, xảy ra sự bắt cháy và xuất hiện ngọn lửa. c) Quá trình cháy xuất hiện và phát triển cần ba yếu tố

Chất oxy hóa (chủ yếu: oxy trong không khí >(1415)%);

Bản chất và trạng thái của chất cháy có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ cháy Chất cháy trong thực tế rất phong phú, có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí, dạng cục hay dạng bột, VD: than, gỗ , tre nứa, xăng, dầu, khí mê tan, hydrô, ôxit cácbon CO, … Mồi bắt cháy hoặc nguồn nhiệt cũng có nhiều dạng như ngọn lửa trần, tia lửa điện,hồ quang điện, tia lửa sinh ra do ma sát, do chập điện, … Mồi bắt cháy phải có dự trữ một năng lượng tối thiểu, có khả năng gia nhiệt cho hỗn hợp cháy trong một thể tích tối thiểu lên tới nhiệt độ tự bốc cháy Sự cháy xảy ra khi lượng nhiệt cần cung cấp cho hỗn hợp đủ để cho phản ứng bắt đầu và lan rộng. d) Nhiệt độ chớp cháy, nhiệt độ bốc cháy, nhiệt độ tự bốc cháy.

Giả sử có một chất cháy ở trạng thái lỏng, ví dụ nhiên liệu diezel, được đặt trong cốc bằng thép Cốc được nung nóng với tốc độ nâng nhiệt độ xác định Khi tăng dần nhiệt độ của nhiên liệu thì tốc độ bốc hơi của nó cũng tăng dần Nếu đưa ngọn lửa trần đến miệng cốc thì ngọn lửa sẽ xuất hiện kèm theo tiếng nổ nhẹ, nhưng sau đó ngọn lửa lại tắt ngay.

Vậy, nhiệt độ tối thiểu tại đó ngọn lửa xuất hiện khi tiếp xúc với ngọn lửa trần sau đó tắt ngay gọi là nhiệt độ chớp cháy của nhiên liệu.

Nếu ta tiếp tục nâng nhiệt độ của nhiên liệu cao hơn nhiệt độ chớp cháy thì sau khi đưa ngọn lửa trần tới miệng cốc quá trình cháy xuất hiện sau đó ngọn lửa vẫn tiếp tục cháy.

Nhiệt độ tối thiểu tại đó ngọn lửa xuất hiện và không bị dập tắt gọi là nhiệt độ bốc cháy của nhiên liệu.

Nung nóng bình có chứa metan và không khí, từ từ ta sẽ thấy ở nhiệt độ nhất định thì hỗn hợp khí trong bình sẽ tự bốc cháy mà không cần có sự tiếp xúc với ngọn lửa trần.

Vậy, nhiệt độ tối thiểu tại đó hỗn hợp khí tự bốc cháy không cần tiếp xúc với ngọn lửa trần gọi là nhiệt độ tự bốc cháy của nó. Áp suất tự bốc cháy Áp suất tự bốc cháy của hỗn hợp khí là áp suất tối thiểu tại đó quá trình tự bốc cháy xảy ra Áp suất tự bốc cháy càng thấp thì nguy cơ cháy, nổ càng lớn.

Thời gian cảm ứng của quá trình tự bốc cháy Khoảng thời gian từ khi đạt đến áp suất tự bốc cháy cho đến khi ngọn lửa xuất hiện gọi là thời gian cảm ứng Thời gian cảm ứng càng ngắn thì hỗn hợp khí càng dễ cháy, nổ.

Ví dụ: Sự cháy của hydrocacbon ở trạng thái khí với không khí có thời gian cảm ứng chỉ vài phần trăm giây, trong khi đó thời gian này của vài loại than đá

Lực lượng Cảnh sát PCCC nỗ lực khống chế ngọn lửa của vụ cháy nổ tại một công ty hóa chất nằm trong Khu công nghiệp Long Bình, TP Biên Hòa (Đồng Nai).

Nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thời gian qua đã phải đóng cửa do dịch bệnh Khi tình hình lây nhiễm dịch dần được kiểm soát, các đơn vị sản xuất kinh doanh cũng đang dần hồi phục và hoạt động trở lại Việc đánh giá rủi ro và kiểm soát cháy, nổ nhằm đảm bảo an toàn tại nơi làm việc lúc này trở nên đặc biệt cần thiết.

Chất nguy hiểm và môi trường dễ cháy, nổ

Với bất cứ doanh nghiệp nào, để có được các biện pháp phòng ngừa hiệu quả,trước hết doanh nghiệp cần phải biết được những chất nào tại nơi làm việc có khả năng gây ra nguy cơ cháy, nổ Chỉ khi xác định được đúng những chất nguy hiểm thì doanh nghiệp mới có thể đảm bảo có được các biện pháp kiểm soát rủi ro thích hợp.

Chất nguy hiểm là bất kỳ chất nào được sử dụng hoặc có mặt tại nơi làm việc, nếu không được kiểm soát đúng cách, có thể gây nguy hại cho con người do cháy, nổ hoặc sự cố tương tự, chẳng hạn như phản ứng hóa học không kiểm soát được. Các chất nguy hiểm có thể khiến sự an toàn của mọi người gặp rủi ro do cháy, nổ. Tại các nơi làm việc có thể tồn tại rất nhiều các chất nguy hiểm dễ gây cháy, nổ như: dung môi, sơn, vecni, khí dễ cháy, khí hóa lỏng, bụi từ các hoạt động gia công và chà nhám, và bụi từ thực phẩm…

Không phải tất cả các vật liệu có thể bắt lửa tại nơi làm việc đều là chất nguy hiểm nhưng nếu vật liệu đó làm gia tăng sự bùng phát của hỏa hoạn cũng được xếp vào loại chất nguy hiểm.Môi trường dễ cháy, nổ là hỗn hợp của một chất hoặc các chất nguy hiểm (khí, sương mù, bụi hoặc hơi) với không khí, có khả năng bắt lửa hoặc nổ Không phải lúc nào bầu không khí bùng nổ cũng dẫn đến nổ nhưng nếu nó bắt lửa thì ngọn lửa sẽ di chuyển nhanh chóng Nếu điều này xảy ra trong một không gian hạn chế như trong nhà máy thì sự lan nhanh của ngọn lửa hoặc tăng áp suất cũng có thể gây ra nổ. Đoàn kiểm tra liên ngành ATVSLĐ tỉnh Hòa Bình trao đổi, tìm hiểu về công tác đảm bảo phòng, chống cháy, nổ với công nhân Công ty CP Phân bón và Chuyển giao công nghệ Hòa Bình ở KCN Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn. Đánh giá rủi ro cháy, nổ tại nơi làm việc

Thoát hiểm

Thiết kế và xây dựng hệ thống thoát hiểm: Bao gồm việc lập kế hoạch và thiết kế các lối thoát khẩn cấp, đường dẫn an toàn, khu vực cứu hộ và bảo vệ an toàn cho nhân viên Đào tạo nhân viên: Nhân viên cần được đào tạo về các biện pháp phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm, cách sử dụng các thiết bị phòng cháy chữa cháy, các phương tiện an toàn và lối thoát khẩn cấp Đặt báo động: Đảm bảo có đầy đủ báo động và hệ thống cảnh báo và thiết bị phòng cháy chữa cháy tại các khu vực chính của nhà máy, xưởng sản xuất, kho hàng, cảng biển, sân bay và các khu vực công nghiệp khác.

Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị phòng cháy chữa cháy và hệ thống thoát hiểm: Các thiết bị phòng cháy chữa cháy cần được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả khi cần thiết

Thực hành bài tập và kiểm tra kế hoạch: Các bài tập phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm định kỳ cần được tổ chức để đảm bảo nhân viên nắm rõ kế hoạch và biết cách xử lý khi cần thiết Đảm bảo kế hoạch được cập nhật và phù hợp với thực tế Bao gồm cách sử dụng các thiết bị chữa cháy, các phương tiện an toàn và lối

VĂN HÓA LAO ĐỘNG TRONG CÔNG NGHIỆP

Văn hóa an toàn nơi làm việc là gì

Văn hóa an toàn lao động nơi làm việc là mang yếu tố tinh thần có giá trị tích cực; việc thực hiện và quản lý AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG phải trở thành thói quen, sự tự giác thực hiện thường xuyên và mang tính đặc trưng của mỗi cá nhân hay tổ chức.

An toàn lao động tại nơi làm việc có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người lao động – yếu tố quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Vì thế, tất cả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh vần phải xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc

Xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc là một bộ phận không thể tách rời của Văn hóa doanh nghiệp Xây dựng tốt văn hóa an toàn lao động trong doanh nghiệp là yêu cầu không thể thiếu, quá trình này đòi hỏi sự nhận thức đúng đắn và sâu sắc của người đứng đầu doanh nghiệp.

An toàn vệ sinh lao động là lĩnh vực đặc thù có sự kết hợp giữa nội dung chính sách đối với người lao động và các quy định, yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn, vệ sinh trong quá trình lao động Để xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc cần phải quan tâm và chú trọng đến xây dựng văn hóa an toàn của mỗi cá nhân và văn hóa của cả công ty.

Văn hóa an toàn của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: nghề nghiệp, quốc gia, vùng miền,… Trong phạm vi nghề nghiệp văn hóa an toàn cá nhân được củng cố trước hết bởi những chính sách về an toàn chung của công ty, yêu cầu ứng xử an toàn với mỗi thành viên, mỗi chiến dịch, chương tình đào tạo.

Theo kết luận của “Hội nghị lao động Quốc tế tổ chức vào tháng 6/2003” thì Văn hóa an toàn tại nơi làm việc là trong đó Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động tham gia tích cực vào việc đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, vệ sinh thông qua một hệ thống với quyền lợi, trách nhiệm được xác định cụ thể Trong đó nguyên tắc phòng ngừa được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu. Phương pháp xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc Để xây dựng và hình thành được văn hóa an toàn lao động tại doanh nghiệp mang tính phòng ngừa, ngoài việc đòi hỏi phải tận dụng tất cả các phương tiện sẵn có nhằm nâng cao những hiểu biết, kiến thức và nhận thức chung về các nguy cơ, rủi ro cũng như cách phòng ngừa và kiểm soát chúng Doanh nghiệp và người lao động còn phải nâng cao nhận thức về pháp luật, chính sách trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động.

Ví dụ: Văn hóa Canon

KYOSEI là tinh thần hợp tác ở đó các cá nhân và công ty cùng sống và làm việc vì sự phát triển “Lãnh đạo và chuyên viên cùng trên một chiếc thuyền và cùng chia sẻ số phận”

Hài hòa các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh….

- Ủy ban An toàn vệ sinh Vương quốc Anh:

Văn hóa an toàn tại nơi làm việc của một tổ chức.

Là sản phẩm của các nguyên tắc ứng xử, thái độ, sự nhận thức, năng lực và khuôn mẫu hành động Được định rõ và được cam kết thực hiện cùng với sự thành thạo trong việc quản lý AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG của tổ chức.

Văn hóa an toàn tại nơi làm việc đích thực là: Khuynh hướng chia sẻ niềm tin, quan điểm, nguyên tắc cư xử và cách cư xử hỗ trợ cho việc phòng ngừa thương vong.

- Theo quan điểm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)

Sự cần thiết phải xây dựng và phát triển văn hóa an toàn tại nơi làm việc

Là chìa khóa để cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các nguy cơ rủi ro, nhằm giảm thiểu TAI NẠN LAO ĐỘNG và BỆNH NGHỀ NGHIỆP, đảm bảo an toàn, phòng chóng chảy nổ một cách hiểu quả Giúp cho doanh nghiệp phát triển – mang lại khả năng cạnh tranh, uy tín và lợi ích cho cả quốc gia, doanh nghiệp và người lao động.

Xây dựng ý thức, tác phong và thói quen làm việc an toàn; xây dựng các quy tắc, chuẩn mực ứng xử của các thành viên, nhân viên liên quan và tham gia quá trình lao động sản xuất đối với các quy định nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn lao động.

Những nội dung cơ bản của văn hóa an toàn tại nơi làm việc

Người sử dụng lao động: Chỉ đạo và cam kết thực hiện AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG trong doanh nghiệp; sắp xếp tổ chức thiết lập một hệ thống quản lý

AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG hiệu quả.

Người lao động: Phối hợp với Người sử dụng lao động trong việc xây dựng và duy trì văn hóa an toàn tại nơi làm việc:

- Thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ trong việc đảm bảo An toàn Vệ sinh Lao động

- Tham gia tích cực vào hệ thống quản lý An toàn Vệ Sinh Lao động của doanh nghiệp Được tư vấn, đào tạo, Huấn luyện về An toàn Vệ sinh Lao động; được tạo điều kiện để tham gia tích cực và các hoạt An toàn Vệ sinh Lao động.

Chính phủ: Xây dựng và thực hiện một chính sách quốc gia về An toàn Vệ sinh Lao động, tính phòng ngừa được đặt lên hàng đầu.

Thông qua đối thoại xã hội, các bên cùng nhau cải thiện điều kiện lao động,đảm bảo An toàn Vệ sinh Lao động tại nơi làm việc.

Thực hiện văn hóa an toàn tại nơi làm việc ở Việt Nam

Xây dựng và duy trì văn hóa an toàn tại nơi làm việc:

- Có sự quản lý và cam kết thực hiện các quy định về An toàn Vệ sinh Lao động;

- Phổ biến kiến thức; nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động trong công tác An toàn Vệ sinh Lao động;

- Công khai những bài học kinh nghiệm từ các vụ Tai nạn Lao động, sự cố sản xuất (xác định trách nhiệm cá nhân, quan tâm tới trách nhiệm và cam kết giữa các bên trong việc đảm bảo An toàn Vệ sinh Lao động)

- Mức độ nhận thức hoặc ý thức về An toàn Vệ sinh Lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động là yếu tố quyết định trong việc đảm bảo An toàn

Vệ sinh Lao động ở nơi làm việc.

Doanh nghiệp phát triển, tăng khả năng cạnh tranh, uy tín và lợi ích cho các bên

- Điều kiện làm việc, phúc lợi của người lao động được đảm bảo thì người lao động: Sẽ gắn bó với doanh nghiệp, yên tâm làm việc và ý thức An toàn Vệ sinhLao động nâng cao; Người sử dụng lao động và người lao động sẽ tự giác và tích cực thực hiện các biện pháp phồng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp giảm; Doanh nghiệp phát triển bền vững.

Giải pháp xây dựng văn hóa an toàn lao động

Quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về pháp luật Bảo hiểm lao động và nghiên cứu khoa học, chỉ đạo khảo sát thực trạng về tình hình An toàn Vệ sinh Lao động ở các doanh nghiệp để có kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp Đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an Đầu tư kinh phí thỏa đáng, nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có trình độ kỹ năng nắm bắt kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng nghiên cứu khoa học Vệ sinh an toàn lao động.

Nâng cao trách nhiệm của Nhà nước, của người sử dụng lao động, người lao động và mở rộng tham gia của các đối tác xã hội khác với nhiều phương thức và mô hình linh hoạt để chia sẻ trách nhiệm xã hội trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách An toàn Vệ sinh Lao động nhằm hiện thực hoá các biện pháp phòng ngừa, khắc phục giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, duy trì khả năng lao động cho người lao động. Để thực hiện những biện pháp nhằm đảm bảo an toan lao động cần phải bố trí sử dụng con người hợp lý.

Tăng cường củng cố, ổn định bộ máy làm công tác an toàn vệ sinh lao động về số lượng Từng bước nâng cao chất lượng, tạo điều kiện để cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động được đào tạo nâng cao Phân công, phân cấp rõ ràng trong công tác AT-VSLĐ, phổ biến để đảm bảo từng cán bộ quản lý đều nắm rõ được nhiệm vụ của mình Nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động qua tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo an toàn lao động, bồi dưỡng kiến thức AT-VSLĐ cho người lao động Cải thiện điều điều kiện lao động, thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Xây dựng chế tài nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động, xử lý vi phạm, tổ chức điều hành sản xuất, khoa học, hợp lý, khắc phục các tồn tại trong thiết kế, thi công Lấy kỹ thuật cơ bản làm then chốt và lựa chọn các công nghệ, thiết bị phù hợp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia.

Văn hóa an toàn nơi làm việc còn được thể hiện thông qua thái độ của người lao động đối với việc chấp hành các quy trình, quy định về an toàn lao động, thái độ với việc xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc của người sử dụng lao động.

ĐỒ BẢO HỘ CÁ NHÂN TRONG CÔNG NGHIỆP

KẾT LUẬN

Tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, hậu cần cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Tập trung các nguồn lực để xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo sự cố, tai nạn ). Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ hiện đại, phù hợp với tình hình, sự phát triển của đất nước Khẩn trương nghiên cứu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Huy động mọi nguồn lực hợp pháp (trong đó có hợp tác công tư, xã hội hóa) để mua sắm trang thiết bị phòng cháy chữa cháy và cứu nạn xã hội. Để xây dựng nên một nền văn hóa an toàn, cần phải quan tâm và chú trọng đến xây dựng nên văn hóa an toàn của mỗi cá nhân và văn hóa của cả công ty Văn hóa an toàn của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: từ nghề nghiệp, quốc gia, vùng miền, gia đình v.v Trong phạm vi nghề nghiệp văn hóa an toàn cá nhân được củng cố trước hết bới những chính sách về an toàn chung của công ty, yêu cầu về ứng xử an toàn đối với mỗi thành viên, những chiến dịch, chương trình đào tạo an toàn, và một phần ảnh hưởng rất lớn từ cách ứng xử của những người có trách nhiệm đối với vấn đề an toàn Như nhiều nhà xã hội học đã phân tích, văn hóa của mỗi con người chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố, nó được hình thành trong một quá trình rất dài nên để thay đổi không phải là một điều dễ dàng có thể làm trong ngày một ngày hai, văn hóa an toàn là một phần trong tổng thể chung của văn hóa nên cũng không là ngoại lệ Việt Nam trong giai đoạn phát triển rất

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w