Do đó, giao tiếp là một trong những vấn đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, hiện có rất nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp: + Nhà Tâm lý học Xô Viết A.A.Leeonchev định nghĩa:
Trang 1Phụ lục 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA SƯ PHẠM
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY
GIAO TIẾP SƯ PHẠM
GV biên soạn: TS.GVC Nguyễn Trọng Lăng
Trà Vinh, 2022
Lưu hành nội bộ
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO TIẾP SƯ PHẠM…… 12 CHƯƠNG 3 LAO ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC……… 31 CHƯƠNG 4 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC……… 42
Trang 4CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO TIẾP
1.Khái niệm giao tiếp, các thuyết giao tiếp
Giao tiếp là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, là hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người Do đó, giao tiếp là một trong những vấn đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, hiện có rất nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp:
+ Nhà Tâm lý học Xô Viết A.A.Leeonchev định nghĩa: giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ đảm bảo sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các mối quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau Hay nói cách khác giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người – người, hiện thức hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác
+ PGS Trần Trọng Thủy trong cuốn Nhập môn khoa học giao tiếp đã đưa ra định nghĩa: giao tiếp của con người là một quá trình có chủ định, có ý thức hay không có ý thức và trong đó các cảm xúc và tư tưởng được biểu đạt trong các thông điệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ
+ PGS.TS Ngô Công Hoàn trong cuốn Giao tiếp sư phạm đã định nghĩa: giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:
-Trình bày khái niệm giao tiếp, đặc trưng của giao tiếp, phân loại giao tiếp - Nhận biết các hình thức giao tiếp, các loại giao tiếp
- Phân tích vai trò của giao tiếp; quá trình giao tiếp
Trang 5mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các trao đổi thông tin, hiểu biết, rung cảm và tác động quan lại
Theo tác giả Nguyễn Văn Đồng: “Giao tiếp là tiếp xúc tâm lý có tính đa chiều và đồng chủ thể giữa người với người được quy định bởi các yếu tố văn hóa, xã hội và đặc trưng tâm lý cá nhân Giao tiếp có chức năng thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, trao đổi thông tin, cảm xúc định hướng, điều chỉnh nhận thức, hành vi của bản thân và của nhau, tri giác lẫn nhau, tạo dựng quan hệ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau”
Có rất nhiều khái niệm về giao tiếp
“Giao tiếp là việc trao đổi thông tin giữa con người và thường dẫn tới hành động tiếp theo”
“Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều người thông qua phương tiện ngôn ngữ nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết, tác động qua lại và điều chỉnh lẫn nhau”,
“Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin giữa các cá nhân thông qua một hệ thống bao gồm các ký hiệu, dấu hiệu và hành vi Giao tiếp cũng có thể hiểu là các hình thức biểu lộ tình cảm, trò chuyện, diễn thuyết, trao đổi thư tín, thông tin.”…
Như vậy giao tiếp xảy ra rất nhiều hàng ngày và dưới nhiều hình thức, gián tiếp hoặc trực tiếp Giao tiếp qua lời nói, ngôn ngữ không lời (cử chỉ, hành vi, nét mặt, trang phục…), hỏi đáp, quan sát, nghe, trình bày, nói chuyện, qua báo cáo, gửi thư, thư điện tử…Giao tiếp với người cùng nhóm, cơ quan hay người ngoài, có chuẩn bị hay không chuẩn bị trước Giao tiếp là hiện tượng tâm lý của con người rất phức tạp Mặc dù có nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về giao tiếp nhưng nói chung mọi người đều cho rắng giao tiếp là phải có xây dựng một bản thông điệp sau đó gửi đi với hy vọng người nhận sẽ hiểu thông điệp đó
Theo quan niệm truyền thông tin này chúng ta thấy cấp độ giao tiếp hiệu
Trang 6quả nhất là trong tình huống mặt đối mặt, cả hai bên có thể tiếp nhận thông tin trực tiếp dưới các dạng ngôn ngữ giao tiếp, tránh được một số nhiễu, có thể điều chỉnh nhanh để tăng hiệu quả giao tiếp cấp độ này có ở hình thức giao tiếp như nói chuyện với nhau, phỏng vấn, hội đàm song phương, hội nghị quy mô nhỏ, họp nhóm… Cấp độ giao tiếp cũng được tiến hành song phương ít hiệu quả hơn nhưng tiện lợi là giao tiếp không gặp mặt qua điện thoại Ở cấp độ này hai bên nghe giọng nói của nhau, thông tin qua lại nhưng thiếu yếu tố phi ngôn từ Cấp độ ba là cấp độ kém hiệu quả nhất: chỉ gửi thông tin dạng văn bản như thư, công văn, đơn, báo cáo, thư điện tử Cấp độ giao tiếp này thiếu hỗ trợ của yếu tố phi ngôn từ và nhận sự phản hồi chậm Trong quá trình làm việc chúng ta vì những lý do nào đó như thời gian, không gian, tài chính…, có thể dùng hình thức giao tiếp nào cho phù hợp và hiệu quả nhất hoặc dùng đồng thời ba hình thức giao tiếp
* Có 4 quy mô giao tiếp:
Thứ nhất giao tiếp với chính bản thân: tự đưa ra thông tin, tự nhận thông tin (suy ngẫm) và cải thiện bản thân
Thứ hai: giao tiếp nhân cách giữa hai cá nhân với nhau trong công việc cũng như trong tình cảm, đời sống
Thứ ba: giao tiếp nhóm giữa các cá nhân trong một nhóm nào đó
Thứ tư: giao tiếp trong tổ chức, giao tiếp giữa các nhóm với nhau để hoàn thành công việc chung của tổ chức Giao tiếp trong tổ chức có các luồng giao tiếp từ trên xuống, từ dưới lên và theo hàng ngang
* Có các học thuyết về giao tiếp
Thuyết “hành vi” cho rằng mọi ứng xử của cá nhân trong xã hội là quá trình tiếp nhận kích thích ngoại giới và phản ứng đáp lại kích thích của cơ thể Hành vi được thể hiện bằng công thức “kích thích”- “phản ứng”, có kích thích thì có phản ứng Hành vi theo nghĩa chung là sự tác động qua lại giữa cơ thể sống và môi trường được tạo bởi kích thích bên ngoài và nhu cầu bên trong
Trang 7Giao tiếp là hình thức cơ bản và tiêu biểu của hành vi
Thuyết hành vi quan tâm nhiều hơn tới phương diện ứng xử, tác nhân kích thích của môi trường quy định tính chất, đặc điểm của hành vi ứng xử Hành vi ứng xử là một chuỗi phản ứng trước hay sau những thay đổi của môi trường, điều kiện bên ngoài
Thuyết ”liên hệ xã hội” cho rằng con người nằm trong mối liên hệ với con người và những người khác trong xã hội loài người Các mối liên hệ này chính là bản chất xã hội của cá nhân Giao tiếp được xem là phương tiện thiết lập các mối quan hệ xã hội Các cá nhân thực hiện các hoạt động giao tiếp thông qua các hành động và thao tác để đạt mục đích thoả mãn nhu cầu nào đó Thuyết xã hội nhấn mạnh đến yếu tố hoàn cảnh trong giao tiếp Khi giao tiếp chúng ta tham gia vào một hoàn cảnh xã hội với những vị trí khác nhau, quy tắc chuẩn mực và nền văn hoá khác nhau Các yếu tố cấu thành trong giao tiếp gồm người gửi, người nhận, thông tin, môi trường xã hội cụ thể
Thuyết “hoạt động” cho rằng thông qua hoạt động có sự tiếp xúc tâm lý, giao tiếp với nhau, hình thành các mối quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách Ví dụ nhà tâm lý học Lêônchiep đưa ra định nghĩa: “Giao tiếp là hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ đảm bảo sự tương tác của người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các mối quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ.”
Để thực hiện các hoạt động hàng ngày cho hiệu quả, có 4 kỹ năng giao tiếp cơ bản cần được học tập và rèn luyện : nói, nghe, viết, xã giao ứng xử Cũng còn nhiều kỹ năng khác bổ sung cho kỹ năng giao tiếp được hoàn chỉnh hơn như kỹ năng quan sát, kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, kỹ năng hợp tác và chấp nhận, kỹ năng giải quyết vấn đề rất cần thiết cho mỗi con người để sống và làm việc
2 Đặc trưng của giao tiếp
Trang 82 1 Giao tiếp là một quá trình con người ý thức được mục đích, nội dung và những phương tiện cần đạt được khi tiếp xúc với người khác Trong quá trình giao tiếp thì cả đối tượng và chủ thể giao tiếp đều ý thức được những nội dung và diễn biến tâm lý của mình trong giao tiếp Nhờ đặc trưng này, chúng ta dễ dàng nhận ra được mục đích của quá trình giao tiếp, giao tiếp để làm gì ? nhằm mục đích gì ?
2.2 Giao tiếp diễn ra nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, nhân sinh quan, nhu cầu của những người tham gia vào quá trình giao tiếp Đặc trưng này có vai trò rất lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người
- Giúp cho mỗi người tự hoàn thiện mình theo yêu cầu đòi hỏi của nghề nghiệp, của các quan hệ xã hội mà họ là thành viên
- Qua giao tiếp mà những phẩm chất tâm lý của con người, những hành vi ứng xử của con người được nảy sinh và phát triển
- Nhờ giao tiếp mà quá trình xã hội hóa mới thực chất hòa nhập mỗi cá nhân vào các hoạt động của nhóm, cộng đồng, dân tộc, địa phương
2.3 Qua giao tiếp giúp con người nhận thức, hiểu biết lẫn nhau Sự nhận thức, hiểu biết lẫn nhau vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả, phải nhận thức dù là ít ỏi về đối tượng giao tiếp của mình Có như vậy kết quả giao tiếp mới thành công
Có nhận thức được nhau mới hiểu biết lẫn nhau Nếu thầy giáo không hiểu học sinh thì việc xử lý học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn Thầy giáo không hiểu học sinh thì việc xử lý học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn
Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện trong giao tiếp giữa con người với con người Con người vừa là một thành viên tích cực của các quan hệ xã hội với tư cách tạo lập nên các quan hệ xã hội như pháp quyền, kinh tế, văn hóa với tư cách vừa là hoạt động tích cực cho nên tồn tại và phát triển của chính các quan hệ xã hội đó
Chẳng hạn, trong dạy học và giáo dục quan hệ giữa thầy giáo và học sinh
Trang 9là một quan hệ xã hội đích thực, một tồn tại xã hội khách quan do cả hai phía thầy và trò tạo dựng Thiếu vắng thầy, học trò sẽ không có quá trình dạy học và giáo dục Quá trình này được tiến hành trong hoạt động giao tiếp giữa thầy giáo và học sinh được quy định rõ ràng qua nội quy học sinh, qua những quy định, quyền hạn và trách nhiệm của thầy giáo
Giao tiếp được tiến hành trong một thời gian, không gian và các điều kiện cụ thể Nói cách khác, giao tiếp cá nhân mang tính chất lịch sử phát triển lịch sử xã hội loài người
2.4 Cá nhân trong giao tiếp vừa là chủ thể vừa là khách thể của giao tiếp Trong quá trình dạy học, học sinh vừa là khách thể, vừa là chủ thể Qua phân tích trên, ta có thể hiểu: Giao tiếp là một quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn kinh nghiệm sống, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp
3 Phân loại giao tiếp
3.1 Căn cứ vào sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ thể và đối tượng giao tiếp, người ta chia làm hai loại :
- Giao tiếp trực tiếp: Chẳng hạn, sự tiếp xúc của thầy giáo và học sinh trên lớp, sinh hoạt tổ chuyên môn, sự gặp gỡ những người quen biết là giao tiếp trực tiếp
Giao tiếp trực tiếp là loại giao tiếp được tiến hành đồng thời một thời điểm có mặt cả đối tượng và chủ thể giao tiếp
Loại giao tiếp này có đặc điểm :
+ Có thể sử dụng ngôn ngữ phụ (giọng điệu, nhịp điệu, cường độ lời nói) và những phương tiện ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ ) để nhấn mạnh hoặc thể hiện thái độ
+ Giao tiếp trực tiếp rất linh hoạt, mềm dẻo, tùy hoàn cảnh, tùy phản ứng của đối tượng giao tiếp mà ta ứng xử cho phù hợp
- Giao tiếp gián tiếp: Những trường hợp giao tiếp được thực hiện qua các
Trang 10phương tiện trung gian (thư từ, báo chí, truyền thanh, truyền hình v.v ) là giao tiếp gián tiếp
Giao tiếp gián tiếp là loại giao tiếp mà đối tượng giao tiếp không có mặt ở thời điểm cần tiếp xúc Loại giao tiếp không tận dụng được những ưu điểm của giao tiếp trực tiếp nhất là qua ngôn ngữ viết Tuy nhiên, nếu tiếp xúc qua điện thoại thì giọng điệu, cách phát âm giúp cho đối tượng giao tiếp ở xa hiểu thêm thái độ của chủ thể giao tiếp
3.2 Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ hoạt động của nhóm xã hội, cá nhân mà người ta chia giao tiếp ra làm hai loại :
– Giao tiếp chính thức
Ví dụ: giao tiếp giữa vợ chồng, con cái, cha mẹ được luật hôn nhân và gia đình qui định (tuổi kết hôn, quyền lợi, trách nhiệm ), giao tiếp giữa thầy giáo và học sinh được pháp luật qui định là giao tiếp chính thức
Giao tiếp chính thức là sự giao tiếp giữa các thành viên trong một nhóm xã hội hoặc các nhóm xã hội chính thức, nghi thức giao tiếp được dư luận xã hội hoặc pháp luật, phong tục tập quán qui định
– Giao tiếp không chính thức
Chẳng hạn, sự giao tiếp giữa các cá nhân trên một chuyến xe, tàu ; những người cùng xem phim, nghệ thuật, cùng mua hàng
Giao tiếp không chính thức là sự giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm không chính thức với nhau
3.3 Trong tâm lý học xã hội, người ta chia giao tiếp thành ba loại:
– Giao tiếp định hướng – xã hội: Chẳng hạn, nhân viên sở địa chính đến khu dân cư ven lộ để thông báo việc mở rộng lộ giới và vận động bà con tự giác di dời Như vậy, giao tiếp định hướng – xã hội là loại giao tiếp mà chủ thể giao tiếp với tư cách là đại diện cho xã hội nhằm truyền tin, thuyết phục kích thích đối tượng giao tiếp hoạt động
– Giao tiếp định hướng – nhóm: Là loại giao tiếp mà chủ thể giao tiếp với
Trang 11tư cách là đại diện cho một nhóm xã hội nhằm mục đích giải quyết những vấn đề do nhóm đặt ra trong học tập, sản xuất, kinh doanh, chiến đấu
– Giao tiếp định hướng – cá nhân: Là loại giao tiếp mà chủ thể giao tiếp không đại diện quyền lợi cho nhóm xã hội nào cả mà hoàn toàn vì mục đích cá nhân, xuất phát từ động cơ, nhu cầu, hứng thú, xúc cảm của cá nhân Dựa vào khoảng cách không gian để người ta đánh giá mức độ thân mật hay xã giao, thân tình hay vì trách nhiệm Khoảng cách không gian giữa chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp ta thường gặp:
Từ 400 cm trở lên: giao tiếp xã giao Từ 120 cm đến 400 cm: thân mật Từ 45 cm đến 120 cm: tình cảm Từ 45 cm trở xuống: rất tình cảm 4 Vai trò của giao tiếp
4.1 Giao tiếp giúp con người có dáng đi thẳng và cách ứng xử của con người Để cho trẻ biết đi đứng dáng người thì ông, bà, cha, mẹ và người lớn xung quanh phải dạy cho trẻ tập đi Không có những lần dắt tay bé đi, cho bé men theo thành giường, bậc cửa thì làm sao trẻ biết đi giống người Không có sự tiếp xúc của người lớn, trẻ không có dáng đi của người
Sau khi trẻ biết đi, người lớn làm mẫu dạy trẻ ai cho gì, cháu muốn lấy phải đưa hai tay ra đón, miệng nói “ con cám ơn !”
Khi được ăn trẻ gián tiếp tiếp xúc với con người qua sản phẩm của họ Trước khi ăn trẻ đều nhìn người lớn ăn, làm mẫu để chúng tập cầm muỗng, cầm đũa ăn đúng như người lớn, phong cách ăn của người – con người có nhân cách
4.2 Giao tiếp giúp con người hình thành và phát triển ngôn ngữ
Trẻ sinh ra chưa biết nói, hơn một năm tuổi, trẻ được người lớn dạy phát âm “ba ba”, “măm, măm” lúc đầu một từ, một âm đơn giản, kèm với âm thanh, cha mẹ và người lớn xung quanh dung điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt… và đồ
Trang 12vật và gọi tên đồ vật đó Dần dần trẻ hiểu được ngôn ngữ và sử dụng được ngôn ngữ đơn giản để thỏa mãn một số nhu cầu sinh học, nhận thức của trẻ
Suốt cả đời người, con người vẫn còn phải học, nhiều khái niệm mới xuất hiện trong quá trình con người cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội Cách nói, cách dùng từ, nhịp điệu ngôn ngữ thể hiện con người có nhân cách, phải nhờ có tiếp xúc với những người xung quanh Nhân cách được hình thành và phát triển chính trong quá trình giao tiếp
4.3 Trí tuệ của con người được hình thành và phát triển trong quá trình giao tiếp với những người xung quanh
Thông qua giao tiếp hàng loạt các chức năng tâm lý được hình thành như : tưởng tượng, tư duy, ý thức, những chức năng tâm lý này tạo thành một chất lượng tâm lý mới, đó là trí tuệ của con người
Các cụ đã từng nói : “ Học ăn, học nói, học gói, học mở ” Dưới sự hướng dẫn của người lớn, trẻ học cách nhìn, cách nghe, cách nghĩ, cách hành động, ứng xử phù hợp với quy luật tự nhiên, xã hội trong quá trình cải tạo tự nhiên, xã hội, cải tạo chính mình để trở thành một nhân cách
4.4 Giao tiếp giúp cho lao động của con người mang tính xã hội, tính tập thể Lao động của con người trước hết đặc trưng ở sự liên kết giữa các cá nhân, phối hợp, điều hòa theo sự phân công lao động của xã hội Lao động liên kết cùng nhau phải thông qua sự tiếp xúc, giao tiếp với nhau theo sự phân công của xã hội Không có giao tiếp sẽ không có lao động Đơn giản và cổ xưa nhất khi kéo một vật nặng mà cần sức của nhiều người, người ta hô lên “ Hò dô ta nào ”, một tín hiệu giao tiếp trong lao động
Lao động ở dạng phức tạp hơn nữa thể hiện trong nền công nghiệp hiện đại, mỗi người một mắt xích dây chuyền công nghệ, không giao tiếp thì không hiểu ý nghĩa công việc của mình làm
4.5 Ý thức của con người được hình thành và phát triển trong quá trình giao tiếp với những người xung quanh
Trang 13Ý thức được hình thành cùng với sự ra đời của ngôn ngữ, lao động, trên nền tảng của sự phát triển hoạt động nhận thức ở mức độ nhận thức nhất định
Năng lực làm chủ hành động, ngôn ngữ, thái độ của mình trong các quan hệ người đó là biểu hiện của ý thức Năng lực đó chỉ được hình thành và phát triển trong giao tiếp với những người xung quanh, các quan hệ xã hội mà con người đang sống và hoạt động
5 Quá trình giao tiếp
5.1 Quá trình giao tiếp diễn ra như thế nào?
Muốn có một quá trình giao tiếp diễn ra phải có ít nhất hai bên tham gia, các bên tham gia phải có nhu cầu giao tiếp với nhau, nhu cầu giao tiếp có thể xuất phát từ một bên hoặc từ cả các bên tùy vào từng tình huống giao tiếp Đầu tiên một bên (bên A) có ý tưởng trong đầu quyết định muốn chia sẻ điều đó với bên kia (bên B), bên A bắt đầu mã hóa ý tưởng của mình thành các thông điệp bằng lời hay không lời, sau đó chuyển những thông điệp giao tiếp này đến bên B thông qua một kênh giao tiếp nhất định (trực tiếp hay gián tiếp) Bên B sau khi tiếp nhận các thông điệp được gửi đến từ bên A sẽ tiến hành giải mã để hiểu ý tưởng của bên A, sau đó tiến hành mã hóa các thông điệp phản hồi để gửi ngược lại cho bên A nếu có nhu cầu Quá trình giao tiếp giữa bên A và bên B luôn diễn ra trong một bối cảnh giao tiếp cụ thể và trong bối cảnh giao tiếp đó luôn có thể chứa đựng những yếu tố ảnh hưởng xấy đến hiệu quả giao tiếp được gọi là nhiễu
Trang 145.2 Mô hình giao tiếp
+ Từ mô hình giao tiếp trên cho thấy có 06 yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp: Why: mục đích giao tiếp
Who: chủ thể giao tiếp (các bên tham gia vào cuộc giao tiếp)
What: nội dung giao tiếp (hệ thống các thông điệp bao gồm của những thông điệp phản hồi)
Where, When: bối cảnh giao tiếp gồm không gian, địa điểm, thời gian
Câu hỏi (bài tập) củng cố:
1 Trình bày khái niệm giao tiếp, đặc trưng của giao tiếp, phân loại giao tiếp 2 Nhận biết các hình thức giao tiếp, các loại giao tiếp
3 Phân tích vai trò của giao tiếp
4 Anh/chị hãy mô tả quá trình giao tiếp và cho biết: để tổ chức thành công một cuộc giao tiếp chúng ta cần quan tâm đến những yếu tố nào? Tại sao? Lấy ví dụ cụ thể?
Trang 15CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO TIẾP SƯ PHẠM
1 Khái niệm giao tiếp sư phạm
Giao tiếp giữa con người với con người trong hoạt động sư phạm được gọi là giao tiếp sư phạm Vậy, hoạt động nào được gọi là hoạt động sư phạm ? Chúng ta biết rằng giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, nó được tiến hành ở mọi ngành, mọi cấp, trong từng khu phố, thôn xóm và gia đình, ở tất cả các cơ sở kinh tế và văn hóa bên cạnh nhà trường, giáo dục còn được diễn ra ngoài xã hội, trong gia đình, tất nhiên giáo dục nhà trường quyết định chiều hướng phát triển nhân cách học sinh Vì nhà trường là cơ quan chuyên trách công tác giáo dục, là tổ chức xã hội dẫn đầu với những phương pháp giảng dạy khoa học nhằm xây dựng cho con người một nhân cách phát triển toàn diện
Như vậy, hoạt động giáo dục rộng lớn bao hàm trong đó cả hoạt động sư phạm Hoạt động giáo dục chỉ diễn ra trong nhà trường, trong đó chủ yếu là sự giao tiếp giữa giáo viên và học sinh Giáo viên là người tổ chức, điều khiển quá trình giáo dục trong nhà trường được gọi là chủ thể giao tiếp với nghĩa chung nhất Học sinh là người lĩnh hội tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp do giáo viên truyền đạt cho Với ý nghĩa này học sinh là khách thể trong hoạt động giao tiếp sư phạm
Tuy nhiên, để giáo dục, dạy học đạt kết quả cao, chúng ta không thể coi học sinh là khách thể thụ động, mà các em thực sự là một chủ thể có ý thức, hoạt
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:
-Trình bày khái niệm giao tiếp sư phạm, đặc điểm của giao tiếp sư phạm - Phân tích nội dung của giao tiếp sư phạm
- Xác định các quá trình của giao tiếp sư phạm - Phân tích các kỹ năng giao tiếp sư phạm
- Nhận biết các nguyên tắc, phong cách giao tiếp sư phạm - Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp sư phạm
Trang 16động tích cực để đón nhận tri thức khoa học của giáo viên
A.A Leonchiev trong tác phẩm “Giao tiếp sư phạm” đã khẳng định: giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính nghề nghiệp của giáo viên với học sinh ở trên lớp và ngoài giờ lên lớp Giao tiếp sư phạm là điều kiện đảm bảo cho hoạt động sư phạm
“Giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính nghề nghiệp giữa giáo viên với học sinh trong quá trình giảng dạy và giáo dục, có chức năng sư phạm nhất định, tạo ra các tiếp xúc tâm lí, xây dựng không khí thuận lợi cùng với các quá trình tâm lí khác tạo ra kết quả tối ưu của quan hệ thầy - trò trong nội bộ tập thể học sinh và trong hoạt động dạy cũng như hoạt động học”
2 Đặc điểm giao tiếp sư phạm
Giao tiếp sư phạm có những đặc thù :
- Giáo viên không chỉ giao tiếp với học sinh qua nội dung bài giảng mà họ còn phải là tấm gương sáng mẫu mực về nhân cách Phải thống nhất giữa lời nói, việc làm với hành vi ứng xử Có như vậy, thầy giáo mới tạo cho mình có uy tín, uy tín là phương tiện tinh thần giúp thầy giáo hành nghề đạt hiệu quả cao
- Trong giao tiếp sư phạm, thầy giáo dùng các biện pháp giáo dục tình cảm, thuyết phục, vận động đối với học sinh
Nhà nước và xã hội ta rất tôn trọng giáo viên Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, trọng đạo lí làm người nên rất tôn trọng đối với nghề thầy giáo
“ Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy ”
Bác Hồ đã từng phát biểu: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục, không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế và văn hóa”
Để giao tiếp sư phạm đạt hiệu quả cao :
Giáo viên chủ động, gần gũi, động viên học sinh phải có lòng yêu thương trẻ
Trang 17Biết tạo những xúc cảm, tình cảm tích cực ở cả giáo viên và học sinh Học sinh phải biết kính trọng giáo viên, và thực hiện tốt những yêu cầu do giáo viên đề ra
3 Nội dung của giao tiếp sư phạm 3.1 Nội dung về mặt tâm lý
3.1.1.Mặt nhận thức: Việc giao tiếp giữa GV-HS, GV- GV và GV- các lực lượng xã hội khác bao gì cũng để một sản phẩm nhất định về mặt nhận thức, có thể là nhận thức cảm tính hay nhận thức lý tính Nội dung nhận thức rất phong phú và đa dạng nhưng cũng hết sức sinh động được thể hiện ở chỗ:
- Giáo viên truyền đạt còn học sinh tiếp thu những tri thức khoa học và cả các giảng dạy của giáo viên (cách lập luận, giải quyết vấn đề của giáo viên)
- Giáo viên đã trao đổi vốn sống, kinh nghiệm hoặc là tranh luận về một quan điểm nào đó với các giáo viên khác trong tổ chuyên môn giáo viên cũng nhận thức về tầm hiểu biết của nhau
- Giao tiếp giữa giáo viên và học sinh để giáo viên nhận thức được đầy đủ, rõ rệt về học sinh, tập thể học sinh để từ đó giúp cho giáo viên có biện pháp ứng xử phù hợp
- Giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên hoặc người khác giúp cho giáo viên hiểu được khả năng lao động của các giáo viên
Nội dung nhận thức còn biểu hiện ngay ở giai đoạn đầu tiên khi mới tiếp xúc, hoặc có thể xẩy ra trong xuốt quá trình giao tiếp về phía người giáo viên phải luôn luôn có những đổi mới, luôn tạo ra cho mình những giá trị mới
Ví dụ: thông qua nội dung bài giảng để cung cấp thông tin mới để cho học sinh khi giao tiếp với mình luôn luôn nhận thức được điều mới mẻ ở học sinh Có như vậy mới giúp cho học sinh hào hứng đối với những điều nhận thức ở học sinh
3.1.2.Mặt xúc cảm
Trang 18Trong một pha giao tiếp của học sinh với các đối tượng trên thì ta thấy rằng dù ở bất kì một giai đoạn nào mở đầu, diễn biến hay kết thúc thì mỗi chủ thể đều có sự biểu hiện một trạng thái nhất định, có cả cảm xúc âm tính và cảm xúc dương tính Những cảm xúc đó có tác dụng định hướng cho quá trình giao tiếp tiếp theo, đồng thời chúng luôn thay đổi cùng với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp như tỏ thái độ thiện chí hay không thiện chí, thờ ơ hay quan tâm
Vì vậy trong quá trình tiếp xúc với học sinh, giáo viên tạo ra cảm giác say mê, hứng thú để học sinh nhận thức được sự hứng thỳ đối với bài giảng, đối với giáo viên, làm cho giao tiếp sư phạm đạt hiệu quả hơn
3.1.3 Hành vi ứng xử
Hành vi ứng xử là một hệ thống các cử động của tay, chân, đầu những vận động đó xẩy ra trong quá trình giao tiếp sư phạm
Hành vi ứng xử trong giao tiếp sư phạm biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa nhu cầu, động cơ, niềm tin của cá nhân với những yêu cầu đòi hỏi của xã hội tạo thành nội dung tâm lý để thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình giao tiếp đạt hiệu quả
3.2.Nội dung công việc
3.2.1.Nội dung mang tính chất kinh tế
Việc đóng học phí, lao động, những đóng góp của học sinh yêu cầu phải rõ ràng, công khai, yêu cầu tính thần trách nhiệm của học sinh và tập thể Nội dung này cũng mang ý nghĩa giáo dục rất lớn
3.2.2.Nội dung mang tính chất chính trị
Các buổi sinh hoạt Đoàn, Đội, buổi học tập chính trị trong nhà trường Trong nhà trường cần duy trì các hoạt động này để học sinh tham gia và có thể là hoá mình trong tập thể, xây dựng ý thức trách nhiệm đối với tập thể, tạo ra sự gắn bó về mặt tính cảm giữa học sinh và giáo viên trong tập thể đó
3.2.3.Nội dung pháp quyền
Việc thực hiện nội quy của học sinh trong nhà trường hoặc các biện pháp kỉ
Trang 19luật mà nhà trường đặt ra Nội dung giáo dục thuyết phục
Đây là công việc của học sinh trong nhà trường - nội dung này mang tính chất tình huống, tạm thời
Nội dung công việc mang tính chất tình huống, tạm thời và xảy ra trong một thời gian ngắn Chính thái độ và hành vi ứng xử của học sinh đã bộc lộ bản chất thực vốn có của mỗi người để qua đó các chủ thể thấy được mặt mạnh mặt yếu của mình từ đó hoàn thiện dần bản thân
Do yêu cầu của nhận thức ta tách riêng hai loại nội dung này, nhưng trong thực tế hoạt động thì hai nội dung đó đan xen lẫn nhau, công việc là biểu hiện ra bên ngoài của nội dung tâm lý bên trong, và nội dung tâm lý được cụ thể hoá qua công việc bên ngoài nó có tác dụng như động lực thúc đẩy hay kìm hãm tiến hành nội dung công việc
4 Các giai đoạn của giao tiếp sư phạm
- Giai đoạn 1: Giai đoạn định hướng trước khi giao tiếp
Ở giai đoạn này người giáo viên phải xác định, mục đích và nhiệm vụ giáo dục, phải nắm vững các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, các đặc điểm nhân cách của chính bản thân mình Trên cơ sở đó lựa chọn và chuẩn bị các phương pháp và phương tiện giao tiếp hợp lý để xử lý những tình huống sư phạm diễn ra thường xuyên hay đột xuất nhằm tác động có hiệu quả đến công tác giảng dạy và giáo dục
- Giai đoạn 2: Giai đoạn mở đầu quá trình giao tiếp
Ở giai đoạn này giáo viên cần gây ấn tượng ban đầu tốt đẹp với học sinh Tổ chức nhóm lớp tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp sư phạm: trang trí lớp học đẹp, thoáng, sáng, phù hợp với độ tuổi học sinh, thái độ của giáo viên gần gũi, cởi mở chân thành nhưng nghiêm túc
- Giai đoạn 3: Giai đoạn triển khai quá trình giao tiếp thông qua việc tổ chức hoạt động giảng dạy và giáo dục
Trang 20Ở giai đoạn này cần chú ý:
Lới nói của giáo viên phải rõ ràng, rành mạch, ngắn gọn, dễ hiểu Thái độ dứt khoát, luôn khẳng định những cái đúng của từng học sinh, của nhóm, lớp, nhận xét cụ thể và tế nhị về thiếu sót của học sinh nhằm giúp các em điều chỉnh, tránh áp đặt, chụp mũ Yêu cầu khen ngợi và trách phạt trên nền tảng yêu thương học sinh thật sự qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ… sẽ tạo ra hiệu quả cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh
Tạo bầu không khí dân chủ trong khuôn khổ kỷ luật của lớp học giúp học sinh mạnh dạn giao tiếp, trao đổi với giáo viên Tạo hứng thú học tập Từ đó giúp học sinh chủ động sáng tạo trong lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng
- Giai đoạn 4: Giai đoạn kết thúc quá trình giao tiếp
Giáo viên phân tích hệ thống giao tiếp đã được thực hiện để rút kinh nghiệm và xây dựng mô hình giao tiếp cho hoạt động tiếp theo
5 Kỹ năng giao tiếp sư phạm
Kỹ năng giao tiếp sư phạm là toàn bộ những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ phối hợp hài hòa, hợp lý của giáo viên nhằm đảm bảo cho sự tiếp xúc với học sinh đạt kết quả trong hoạt động sư phạm với sự tiêu hao năng lượng tinh thần, cơ bắp ít nhất trong điều kiện thay đổi
5.1 Nhóm các kỹ năng định hướng giao tiếp sư phạm:
Kỹ năng định hướng là khả năng dựa vào sự biểu lộ bên ngoài như sắc thái, biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, động tác mà phán đoán chính xác những trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp
Nhóm kỹ năng này được chia thành hai kỹ năng sau: - Kỹ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói
- Kỹ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trong của nhân cách
5.1.1 Kỹ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói
Trang 21Qua quá trình quan sát những biểu hiện bên ngoài như: nét mặt, cử chỉ ngữ điệu, biểu cảm của lời nói mà giáo viên có thể phát hiện chính xác và đầy đủ thái độ, trạng thái tâm lý bên trong của học sinh Chẳng hạn: Khi sợ hãi thì mặt người ta trở nên tái nhợt, hành động bị gò bó Khi tức giận mặt đỏ bừng
Ngôn ngữ và ngữ điệu của ngôn ngữ cũng thể hiện tính cách, trí tuệ, tình cảm ý chí của con người, qua đó ta cũng có thể biết được người đó có tính chủ động hay thụ động, người đó là chân thật hay giả dối nó đều in dấu trong giọng nói và nhịp điệu của lời nói
Ví dụ: Khi xúc động thì giọng nói hổn hển, lời nói ngắt quãng Khi vui vẻ tiếng nói trong trẻo, nhịp nói nhanh Khi buồn giọng trầm và nhịp chậm, khi ra lệnh thì giọng cương quyết sắc gọn Những động tác diễn cảm không chỉ biểu hiện ở các cơ mặt, mà nó còn biểu hiện ở toàn bộ các cơ bắp khác trong cơ thể như ta thường mắm môi, nắm tay khi tức giận hoặc khi nói về ánh mắt thường thể hiện những cảm xúc nội tâm của con người Ví dụ: Khi ưu tư ánh mắt đăm đăm xa vắng cho thấy người đó đang nghĩ ngợi mông lung về chuyện gì đó Người bạn đang nói chuyện mà có ánh mắt như vậy thì không nghe những gì bạn đang nói Khi nghi ngờ: lông mày nhướn lên, ánh mắt nhìn hơi nghiêng xuống cầu mũi Người có ánh mắt này muốn “Bạn hãy giải thích việc này rõ ràng cho tôi” Một công cụ truyền cảm nữa là nụ cười Khả năng biểu cảm của nó cũng rất phức tạp.Việc tri giác những biểu hiện bên ngoài là cần thiết, song ñiều quan trọng hơn là biết dựa vào đó để nhận xét, đánh giá và phán đoán đúng nội tâm của đối tượng giao tiếp Nghĩa là biết chuyển từ sự tri giác bên ngoài để nhận biết được bản chất bên trong của nhân cách
Nhóm kỹ năng định hướng trước khi tiếp xúc với học sinh Đó là một thói quen khi tiếp xúc với một học sinh nào đó, cần có những thông tin cần thiết về em đó Những thông tin này rất cần thiết giúp thầy cô giáo “ phác thảo chân dung ” con người của em học sinh, mình cần tiếp xúc Định hướng trước khi tiếp xúc là để có một mô hình tâm lý về con người học sinh mà mình sẽ tiếp
Trang 22xúc Dự đoán trước những phản ứng sẽ xảy ra của học sinh trong quá trình giao tiếp, từ đó giáo viên có cách ứng xử phù hợp để đạt hiệu quả giao tiếp cao
Định hướng bắt đầu tiếp xúc: khi tiếp xúc với học sinh, thầy cô giáo gặp mặt trực tiếp với các em Tuy đã có dự đóan trước, nhưng đó chỉ là mô hình giả định Sự dự kiến trước có thể trùng khớp, có thể chỉ đúng một số chi tiết, có thể sai nhiều chi tiết
Do đó, để tránh những định kiến, những sai lầm trong giao tiếp , giáo viên phải linh hoạt, mềm dẻo, khi tiếp xúc phải quan sát học sinh để kiểm nghiệm đúng, sai của mô hình giả định, từ đó giúp cho sự giao tiếp của giáo viên và học sinh đạt kết quả cao
Định hướng trong quá trình giao tiếp Thực chất là sự thành lập các thao tác trí tuệ cơ động, linh hoạt của chủ thể giao tiếp cho phù hợp với những thay đổi liên tục của thái độ, hành vi, cử chỉ, nội dung ngôn ngữ mà đối tượng giao tiếp phản ứng trong quá trình giao tiếp
Có thể định hướng trước và thời gian đầu tiếp xúc giống nhau, nhưng trong quá trình giao tiếp do nhiều nguyên nhân khác nhau, đối tượng giao tiếp thay đổi quan điểm, chính kiến, thái độ, nhu cầu thì chủ thể giao tiếp phải thay đổi hướng tiếp xúc để đạt mục đích của quá trình giao tiếp
5.1.2 Kỹ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trong của nhân cách
Sự biểu hiện các trạng thái tâm lý của con người qua ngôn ngữ và điệu bộ rất phức tạp: Cùng một trạng thái xúc cảm lại có thể được bộc lộ ra bên ngoài bằng ngôn ngữ, điệu bộ khác nhau Ngược lại, sự biểu hiện bên ngoài như nhau nhưng họ lại có tâm trạng khác nhau Ví dụ: Người giáo viên phải biết kìm chế tâm trạng của mình để tạo ra không khí vui vẻ trong giờ lên lớp Những chiến sĩ tình báo trong một số hoàn cảnh nào đó không được phép biểu lộ tình cảm thực ra bên ngoài
Thực chất kỹ năng định hướng giao tiếp là sự phác thảo chân dung tâm lý
Trang 23của cá nhân hay tập thể học sinh và phụ huynh học sinh mà người giáo viên phải tiếp xúc để thực hiện mục đích giáo dục Việc phác thảo chân dung tâm lý về đối tượng giao tiếp càng đúng, càng chính xác thì hoạt động giao tiếp càng đạt hiệu quả cao
5.2 Nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp gồm hai bước sau 5.2.1 Định hướng trước khi tiếp xúc
- Đây là thói quen cần thiết trước khi tiếp xúc với bất kỳ đối tượng giao tiếp nào K.Đ Usinxki đã nói: Muốn giáo dục con người về mọi mặt, thì phải hiểu con người về mọi phương diện Trước khi tiếp xúc với học sinh thì giáo viên cần có thông tin về học sinh đó (như tên học sinh, lớp, kết quả học tập, đạo đức, hoàn cảnh gia đình )
- Định hướng trước khi giao tiếp là xây dựng mô hình giả định về đối tượng giao tiếp Trên cơ sở đó giáo viên dự đoán phương án ứng xử khác nhau, lường trước được những phản ứng có thể có của đối tượng giao tiếp để có cách ứng xử thích hợp Vì vậy, giáo viên cần có thái độ thiện cảm, tự tin, luôn tạo cảm giác an toàn cho học sinh, để các em bộc lộ trung thực những đặc điểm tâm lý của mình
5.2.2 Định hướng trong quá trình giao tiếp
- Định hướng là sự thành lập các thao tác trí tuệ, tư duy, vốn sống kinh nghiệm cá nhân một cách linh hoạt, mềm dẻo ở chủ thể giao tiếp, đồng thời biểu hiện ra bên ngoài phản ứng hành vi, điệu bộ, cách nói năng phù hợp với thay đổi về thái độ hành vi cử chỉ, nội dung ngôn ngữ mà học sinh phản ứng trong quá trình giao tiếp
- Định hướng trước khi giao tiếp mới chỉ xây dựng được mô hình giả định về học sinh đó Còn định hướng trong quá trình giao tiếp là xây dựng mô hình đích thực về đối tượng giao tiếp Nên khi tiếp xúc với học sinh có thể xảy ra tình huống: mô hình tâm lý giả định trùng khớp hoặc chỉ sai một số nét so với đối tượng thực; hoặc cũng có thể không giống với đối tượng thực Chính sự gặp gỡ trực tiếp là thực tiễn kiểm nghiệm sự đúng sai của mô hình giả định Từ đó, giáo
Trang 24viên sẽ nhanh chóng điều chỉnh để có chân dung tâm lý chính xác hơn về đối tượng giao tiếp
* Nhóm kỹ năng nhận biết những dấu hiệu bên ngoài của học sinh:
Nhóm kỹ năng nhận biết những dấu hiệu bên ngoài của học sinh được khái quát thành hai dấu hiệu:
Nhóm dấu hiệu bên ngoài Được nhận biết bằng dấu hiệu cảm tính, những dấu hiệu này như: chiều cao, dáng, đầu, tóc, răng, miệng, tay chân, quần áo giới tính, lứa tuổi
Nhóm dấu hiệu về nhân cách: tính tình, trí tuệ, xúc cảm, tình cảm, đạo đức
Kỹ năng nhận biết những dấu hiệu bên ngoài là nhằm xây dựng được “mô hình nhân cách” chính xác về đối tượng giao tiếp để quá trình giao tiếp đạt hiệu quả cao
5.2 Kỹ năng định vị
Kỹ năng định vị là kỹ năng biết xác định vị trí của mình trong quá trình giao tiếp, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng để có thể thông cảm và hiểu biết lẫn nhau, biết tạo ra điều kiện, không khí thoải mái, cởi mở để đối tượng chủ động giao tiếp với mình
Một điều quan trọng để hiểu biết lẫn nhau trong quá trình giao tiếp đó là sự đồng cảm giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp Kỹ năng đảm bảo sự đồng cảm đó là kỹ năng định vị Giáo viên phải biết tạo điều kiện để đối tượng chủ động giao tiếp với mình Biết xác định đúng thời gian và không gian giao tiếp Trong quá trình mà xác định được mục đích, nội dung giao tiếp và nói lên mức độ thân tình giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp Biết chọn thời điểm mở đầu và kết thúc một cách hợp lý là điều có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giao tiếp Muốn đạt kỹ năng trên, người giáo viên phải rèn luyện nhiều trong hoạt động nghề nghiệp, phải tiếp xúc nhiều lần với đối tượng giao tiếp mới có thể có được chân dung tâm lý đúng về học sinh của mình
Trang 255.3.Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp sư phạm
Cổ nhân đã từng hướng dẫn con người tự điều khiển mình trong các trường hợp ứng xử khó khăn: “Xử những việc khó xử, càng nên khoan dung; xử với người khó xử càng nên trung hậu; xử những buổi khó khăn, ngờ vực càng nên tự nhiên như vô tâm”
Để điều khiển quá trình giao tiếp, giáo viên phải biết “đọc được qua nét mặt, ngôn ngữ, xúc cảm, biểu cảm, qua cử chỉ, điệu bộ, dáng đi biết học sinh muốn gì”? có nhu cầu gì?
Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp là khả năng biết thu hút đối tượng, tìm ra đề tài giao tiếp, duy trì nó, xác định được nguyện vọng, hứng thú của đối tượng, biết làm chủ trạng thái xúc cảm của bản thân và biết sử dụng hợp lý các phương tiện giao tiếp
Kỹ năng điều khiển đối tượng giao tiếp
Là giáo viên biết thu hút đối tượng bằng cách tìm ra được đề tài giao tiếp hợp lý và biết cách duy trì nó Tùy đối tượng và tình huống giao tiếp cụ thể mà ta cần biết nói gì, làm gì khi bắt đầu giao tiếp Biết thúc đẩy hoặc kìm hãm tốc độ giao tiếp Biết tạo ra những xúc cảm tích cực cho đối tượng giao tiếp Tìm hiểu nhu cầu, hứng thú của đối tượng và hướng nội dung giao tiếp theo nhu cầu hứng thú đó
Kỹ năng điều khiển bản thân chủ thể giao tiếp
Chủ thể giao tiếp phải biết làm chủ trạng thái xúc cảm của bản thân, biết tự kiềm chế, che giấu được tâm trạng khi cần thiết, biết điều khiển, điều chỉnh các diễn biến tâm lý của mình và các phương pháp tiến hành giao tiếp sao cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể Nhà triết học Hylạp cổ đại đã từng khuyên con người rằng: “Hãy tự biết mình” Biết tự chủ, kiềm chế hành vi, cảm xúc và tình cảm của mình chính là nhận thức ñược giới hạn về hành vi phản ứng của bản thân mình
Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp
Trang 26Phương tiện giao tiếp đặc trưng cho con người là ngôn ngữ Nếu nội dung của lời nói tác động vào ý thức thì ngữ điệu của lời nói sẽ tác động mạnh mẽ đến tình cảm của con người Vì vậy, việc lựa chọn từ ngữ một cách có văn hóa, có giáo dục trong giao tiếp là một điều rất quan trọng Ngữ điệu của từ ngữ cũng ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp, thậm chí có thể làm tăng hay giảm tính sâu sắc của từ đó Nên ta phải biết chọn từ cho “đắt” và biết biểu hiện ngữ điệu, nhịp điệu với giọng nói dịu dàng, nghiêm trang, mệnh lệnh hay phẫn nộ cho phù hợp với những tình huống giao tiếp nhất định
Xukhômlinxki đã viết: "Từ là sự tác động mạnh mẽ nhất đến trái tim một từ thông minh và hiền hòa tạo ra niềm vui, một từ ngu xuẩn hay tàn ác, không suy nghĩ, không lịch sự đem lại điều tai họa Từ đó có thể giết chết hoặc làm sống lại hay gieo trồng lại sự chưa tin tưởng, cổ vũ hoặc làm giảm sức mạnh tinh thần"
Trong giao tiếp việc lấy giọng không chỉ để nói hay, hát hay mà trước hết là để diễn đạt một cách chính xác những ý nghĩ và tình cảm của mình Trong giao tiếp người ta có thể dùng ngữ điệu khác nhau cho cùng một câu nói để thích hợp với đối tượng và tình huống đó Ví dụ: Giáo viên có thể nói câu “Chào em” bằng giọng nói khô khan lạnh lùng hoặc có thể bằng giọng nói vui vẻ cởi mở Học sinh rất nhạy cảm với các sắc thái ngôn ngữ của người lớn và qua sắc thái ngôn ngữ đó mà trẻ biết được thái độ của người lớn đối với chúng ra sao
Tư thế tác phong, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, nụ cười…cũng là phương tiện biểu cảm trong quá trình giao tiếp, nó bổ sung, hỗ trợ cho phương tiện biểu cảm bằng ngôn ngữ làm cho quá trình giao tiếp diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và đạt hiệu quả cao Trong quá trình giao tiếp cần phải tự rèn luyện cách nói, cách viết đó là nhiệm vụ quan trọng và cũng là đặc trưng của quá trình rèn luyện nghiệp vụ của sinh viên sư phạm
Tóm lại: Việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp sư phạm không tách rời với việc rèn luyện các phẩm chất nhân cách và toàn bộ nhân cách nói chung đặc biệt trong hoạt động sư phạm thì nhân cách mẫu mực của người giáo viên là phương
Trang 27tiện giao tiếp khái quát nhất, cụ thể sinh động nhất và có sức thuyết phục nhất Nó là yếu tố quan trọng đảm bảo cho quá trình giao tiếp sư phạm đạt hiệu quả cao
6 Phong cách giao tiếp sư phạm
6.1 Thế nào là phong cách giao tiếp?
Trước khi phát biểu phong cách là gì? Chúng ta hãy xem xét những dấu hiệu cơ bản của nó, đó là:
+ Hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành động tương đối ổn định, bền vững của cá nhân Có nghĩa là, con người hoạt động, ứng xử tương đối như nhau trong tình huống khác nhau
Ví dụ: Người giáo viên có phong cách giảng bài chậm rãi, ung dung, thư thái thì không chỉ trên lớp mà ngay cả với đồng nghiệp, người thân trong gia đình, họ cũng nói chậm rãi ung dung như vậy
+ Hệ thống những phương pháp, thủ thuật qui định những đặc điểm khác biệt giữa các cá nhân Chẳng hạn, Cũng vẫn phong cách giảng bài ung dung, thư thái nhưng thầy A khác với cô B Thầy A cường độ, âm điệu ngôn ngữ mạnh mẽ hơn, dứt khoát, rõ ràng Còn cô B thì hiền dịu, nhẹ nhàng, êm ái
+ Hệ thống những phương tiện có hiệu quả giúp cá nhân thích nghi với những thay đổi môi trường (nhất là môi trường xã hội) Dấu hiệu này nói lên sự linh hoạt, cơ động, mềm dẻo của các phương pháp, thủ thuật ứng xử của cá nhân
Trong giao tiếp sư phạm, dấu hiệu này có thể coi là sự khéo léo đối xử sư phạm của giáo viên
Qua phân tích trên ta có thể phát biểu định nghĩa phong cách giao tiếp như sau:
“ Phong cách là toàn bộ những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành động tương đối ổn định, bền vững của mỗi cá nhân, chúng qui định sự khác biệt giữa cá nhân, giúp cá nhân thích nghi với môi trường sống (đặc biệt là môi trường xã hội) để tồn tại và phát triển
Trang 28Từ định nghĩa trên ta thấy phong cách cá nhân có hai phần:
Phần ổn định, tương đối bền vững của phong cách Phần ổn định này qui định sự khác biệt cá nhân, biểu hiện thói quen phản ứng trả lời kích thích tác động
Ví dụ: có người nói nhanh, người nói chậm Có học sinh khi trả bài bao giờ cũng run run, sợ sệt lúc ban đầu, sau đó ít giây mới ổn định nói được rõ ràng, mạch lạc Có thầy giáo khi giảng bài lại ưa đi đi lại lại trên bục giảng
Tư thế đi đứng đều góp phần quan trọng vào phong cách cá nhân, chẳng thế mà ngày xưa thời phong kiến, các vua, quan lại triều đình đều được học tập cách đi đứng cho hiên ngang, oai vệ, thậm chí còn có cả những qui định về y phục, sắc phục để khi mặc vào tạo ngay dáng đi hợp với vị trí xã hội mà họ chiếm giữ
Phần ổn định, một phần do cấu tạo cơ thể và các chức năng hoạt động của cơ thể tạo nên
Ví dụ: người phụ nữ có cổ cao, tiếng nói thanh, nhẹ nhàng hơn người phụ nữ có cổ ngắn (cổ rụt)
Vai trò xã hội của cá nhân có ý nghĩa lớn lao trong việc tạo ra phong cách
Do sự phân công lao động của xã hội đòi hỏi những đặc trưng tâm lý đối với mỗi nghề tạo ra phong cách mới Thay đổi các quan hệ xã hội buộc con người phải có phong cách ứng xử phù hợp
Ví dụ: vì lương thấp, một số cô giáo xin thôi việc để buôn bán, quan hệ với khách hàng nên buộc cô phải thay đổi cách ứng xử
Phần linh hoạt, cơ động của phong cách giúp cá nhân thích ứng với môi trường sống thay đổi Sự thay đổi của môi trường sống là nguyên nhân trực tiếp làm thay đổi phong cách của con người
Phong cách thay đổi theo lứa tuổi
Ví dụ: phong cách của thanh niên khác với phong cách của người già Do quan hệ với từng loại đối tượng mà phong cách cũng thay đổi
Trang 29 Chẳng hạn, quan hệ với con cái, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp thì phong thái cũng khác nhau
Sự thay đổi nghề nghiệp, cách làm ăn, sinh sống cũng là điều kiện làm thay đổi phong cách ứng xử của con người
Sự thay đổi các yếu tố tâm sinh lí đều phản ánh vào sắc thái phong cách của con người
Tóm lại:
Phần linh hoạt, cơ động của phong cách do mỗi cá nhân tự tạo lập trong cuộc sống và hoạt động đặc biệt là trong mối quan hệ xã hội Nhờ đặc điểm này, chúng ta mới xây dựng cho học sinh những thói quen hành vi có văn hóa
6.2 Phong cách giao tiếp sư phạm và ý nghĩa của nó trong việc hình thành nhân cách của học sinh:
6.2.1 Phong cách giao tiếp sư phạm là gì?
Phong cách giao tiếp sư phạm là toàn bộ hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành động tương đối ổn định, bền vững của giáo viên và học sinh trong quá trình giao tiếp sư phạm
6.2.2 Các loại phong cách giao tiếp sư phạm: * Phong cách dân chủ trong giao tiếp sư phạm:
Là phong cách giao tiếp mà thầy cô giáo coi trọng những đặc điểm tâm lý cá nhân, vốn sống, kinh nghiệm, trình độ nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú và các mức độ tích cực nhận thức của học sinh Biết lắng nghe, tôn trọng và đáp ứng kịp thời nguyện vọng chính đáng của học sinh
Phong cách này có tác dụng tích cực như sau:
Tạo ra một niềm tin yêu, kính trọng ở các em đối với thầy cô giáo Tạo ra ở các em học sinh tính độc lập, sáng tạo, sự ham mê hiểu biết, kích thích hoạt động nhận thức ở các em
Tạo cho các em tính tích cực, tự giáo dục, tự rèn luyện để nhân cách càng phát triển và hoàn thiện từng bước theo yêu cầu của xã hội Tuy nhiên, khi