1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG

73 3 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Văn Hóa - Nghệ Thuật - Khoa học xã hội - Lâm nghiệp ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN – CTXH TRẦN MINH HUY NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 4 năm 2017 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN – CTXH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG Sinh viên thực hiện TRẦN MINH HUY MSSV: 2113010314 CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN KHÓA: 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn Ths. NGUYỄN THỊ HỒNG SANH MSCB:…………… Quảng Nam, tháng 4 năm 2017 LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự động viên, hỗ trợ từ gia đình, thầy cô, bạn bè. Đặc biệt, cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Sanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song do còn những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên khóa luận này không thể tránh khỏi một số thiếu sót. Mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Tam Kỳ, ngày 09 tháng 05 năm 2017 Sinh viên Trần Minh Huy MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................... 2 2.1. Về lí thuyết nghệ thuật chơi chữ ............................................................................... 2 2.2. Về vấn đề vận dụng lí thuyết nghệ thuật chơi chữ vào nghiên cứu văn chương ...... 3 2.3. Về tình hình nghiên cứu thơ của thi sĩ Bùi Giáng .................................................... 4 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 6 5.1. Phương pháp thống kê, phân loại, xử lí số liệu: ...................................................... 6 5.2. Phương pháp phân tích ............................................................................................ 6 5.3. Phương pháp so sánh ............................................................................................... 6 5.4. Phương pháp tổng hợp ............................................................................................. 6 6. Đóng góp của khóa luận .............................................................................................. 7 6.1. Về phương diện lí thuyết ........................................................................................... 7 6.2. Về phương diện thực tiễn .......................................................................................... 7 7. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................................ 7 NỘI DUNG...................................................................................................................... 8 Chương 1. GIỚI THUYẾT VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .......... 8 1.1. Tổng quan về nghệ thuật chơi chữ ........................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm nghệ thuật chơi chữ.............................................................................. 8 1.1.2. Phân loại nghệ thuật chơi chữ .............................................................................10 1.2. Đôi nét về nhà thơ Bùi Giáng và ngôn ngữ thơ của ông ........................................20 1.2.1. Bùi Giáng – thi sĩ có tài thơ trác tuyệt ................................................................20 1.2.2. Ngôn ngữ thơ – điều làm nên tên tuổi Bùi Giáng ................................................21 Chương 2. KHẢO SÁT NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG ....23 2.1. Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết ..............................................23 2.1.1. Chơi chữ theo cách lái âm (nói lái) .....................................................................24 2.1.2. Chơi chữ theo cách đồng âm ...............................................................................26 2.1.3. Chơi chữ theo cách nhại âm ................................................................................28 2.1.4. Chơi chữ theo cách điệp âm ................................................................................28 2.2. Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ nghĩa .............................................................33 2.2.1. Chơi chữ theo cách đồng nghĩa ...........................................................................33 2.2.2. Chơi chữ theo cách trái nghĩa .............................................................................34 2.2.3. Chơi chữ theo cách nhiều nghĩa ..........................................................................35 2.2.4. Chơi chữ dựa vào trường nghĩa ..........................................................................35 2.3. Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp ....................................................................38 2.3.1. Chơi chữ theo cách tách từ, ngữ..........................................................................39 2.3.2. Chơi chữ theo cách đảo từ, ngữ ..........................................................................43 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ...................45 TRONG THƠ BÙI GIÁNG ..........................................................................................45 3.1. Đặc điểm nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng ...............................................45 3.1.1. Sử dụng nghệ thuật chơi chữ với tần suất cao, đa dạng .....................................45 3.1.2. Sự kết hợp khéo léo, sáng tạo nhiều cách chơi chữ khác nhau ...........................47 3.1.3. Sử dụng nghệ thuật chơi chữ một cách độc đáo ..................................................50 3.2. Giá trị của nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng .............................................52 3.2.1. Giá trị của nghệ thuật chơi chữ trong việc tạo hứng khởi cho người đọc, ngườ i nghe 52 3.2.2. Giá trị của nghệ thuật chơi chữ trong việc đóng góp nhiều từ, ngữ mới ............54 3.2.3. Giá trị của nghệ thuật chơi chữ trong việc làm đẹp lời thơ ................................55 3.2.4. Giá trị của nghệ thuật chơi chữ trong việc miêu tả, thể hiện đầy đủ hình ả nh hay cảm xúc, tư tưởng của Bùi Giáng ..................................................................................56 3.2.5. Giá trị của nghệ thuật chơi chữ trong việc góp phần đị nh hình phong cách ngôn ngữ và phong cách thơ Bùi Giáng .................................................................................59 KẾT LUẬN ...................................................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................64 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. “Văn học là nghệ thuật ngôn từ, theo nghĩa hẹp và xác định, là những sáng tác viết của nghệ thuật ngôn từ” 2; 391. Quan niệm như thế tất đã chỉ rõ tầm quan trọng của việc tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc độ ngôn ngữ học. Việc tiếp cận và ứng dụng quan điểm ngôn ngữ học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam đã có bề dày lịch sử gần nửa thế kỉ cùng các công trình nghiên cứu quy mô và những thành tựu to lớn. Có thể xem đây là một trong những khuynh hướng tiếp cận văn học mang tính thời đại và rất khả quan. 1.2. Khi phê bình, phân tích tác phẩm văn học, ngôn ngữ học nghiên cứu tiếp cận rất nhiều phương diện. Nổi bật nhất phải nói đến các biện pháp tu từ và thủ pháp nghệ thuật, trong đó nghệ thuật chơi chữ là một góc nhìn khá mới mẻ. Có thể nói, nghệ thuật chơi chữ đã đi suốt chiều dài lịch sử phát triển văn chương Việt Nam, xuất hiện hầu hết ở các thể loại văn học từ xưa đến nay, từ những câu ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện ngụ ngôn, câu đố, câu đối chữ Hán, chữ Nôm, văn tế cho đến những bài thơ, truyện, kịch,… Ở thời kì văn học trung đại, nghệ thuật chơi chữ có mặt trong nhiều sáng tác của hàng loạt các tên tuổi lớn như Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,… Đến giai đoạn văn học hiện đại, chơi chữ vẫn là nghệ thuật được sử dụng rộng rãi trong tác phẩm của hầu hết các nhà văn, nhà thơ như: Tú Mỡ, Thế Lữ, Xuân Diệu, Vũ Trọng Phụng, Hàn Mạc Tử,… nhưng trong đó, đặc biệt phải kể đến Bùi Giáng. 1.3. Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông là một thi sĩ lớn, danh tiếng và mức độ ảnh hưởng của ông trong nền thơ ca Việt Nam là không thể phủ nhận. Thơ Bùi Giáng tài hoa ở câu chữ. Là một nhà thơ tài năng, bên cạnh sử dụng thuần thục các chất liệu ngôn từ khác, Bùi Giáng đặc biệt tinh tế trong việc sử dụng nghệ thuật chơi chữ trong các sáng tác thơ của mình. 1.4. Nghiên cứu nghệ thuật chơi chữ trong những tác phẩm văn chương cụ thể, đó là việc tìm ra các cách chơi chữ đặc sắc được tác giả sử dụng cũng như những giá trị mà nó mang lại cho tác phẩm. Và việc nghiên cứu nghệ thuật chơi chữ trong văn chương cũng để cho thấy cái tài hoa của người nghệ sĩ. Đi sâu vào khảo sát và phân tích 244 bài thơ trong cuốn Bùi Giáng - Đười ươi chân kinh (thơ văn tinh tuyển) , chúng tôi nhận thấy nghệ thuật chơi chữ được ông sử dụng với tần số cao và đa dạng. Cách dùng của ông có nhiều điểm mới lạ và độc đáo, thể hiện phong cách sáng tác rất riêng. Vì vậy, cùng với niềm đam mê khai phá thú chơi chữ và thơ văn Bùi Giáng, chúng tôi chọn Nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong phần này, chúng tôi khảo sát một số công trình có liên quan đến đề tài theo ba mảng chính: lí thuyết nghệ thuật chơi chữ, vận dụng lí thuyết nghệ thuật chơi chữ vào nghiên cứu văn chương và nghiên cứu thơ Bùi Giáng. 2.1. Về lí thuyết nghệ thuật chơi chữ Vấn đề chơi chữ của tiếng Việt luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà ngôn ngữ học. Thực tế cho thấy đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu về nghệ thuật chơi chữ trên phương diện lí thuyết. Nghệ thuật chơi chơi chữ được trình bày một cách tương đối đầy đủ (nhưng rất vắn tắt) ở 2 công trình sau: Trong công trình Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt – Cù Đình Tú (1983), chơi chữ được xếp vào tiểu mục Chơi chữ - nói lái của mục Các cách tu từ được cấu tạo theo quan hệ tổ hợp . Ở công trình này, chơi chữ được chia theo ba kiểu: chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết; chơi chữ bằng các phượng tiện từ vựng và ngữ nghĩa, chơi chữ bằng các phương tiện ngữ pháp 22; 320-327. Với công trình Phong cách học tiếng Việt , Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (1993) xếp chơi chữ vào một trong Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa . Hình thức nói lái được trình bày trong tiểu mục tiếp theo. Chơi chữ được trình bày thành lối nhại, lối tách từ và ghép từ mới, lối chơi chữ phổ biến trong văn chương ngày trước là phép đối, lối chơi câu đố, và thơ Bút Tre 8; 208-222. Ở các công trình chuyên biệt về nghệ thuật chơi chữ, vấn đề chơi chữ được trình bày đầy đủ và hệ thống hơn. Ở công trình Thú chơi chữ - Lê Trung Hoa, Hồ Lê (1990), nghệ thuật chơi chữ được chia thành 14 kiểu loại. Công trình trình bày phạm vi chơi chữ không chỉ trong văn chương, mà còn trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày. Ở mỗi chương đều nêu tóm tắt những kiến thức cần thiết về kiểu chơi chữ đang bàn. Công trình có nhiều ngữ liệu hay, lí giải vấn đề nghiêm túc. Tuy nhiên việc phân thành 14 kiểu loại chơi chữ như vậy là chưa đủ và chưa làm rõ mối quan hệ giữa chúng, cũng như tính hệ thống của chơi chữ trong chỉnh thể ngôn ngữ tiếng Việt 4. Với công trình Chơi chữ - Lãng Nhân (1992), tác giả đã đưa ra nhiều tư liệu quý về ngữ liệu có sử dụng chơi chữ song còn nhiều hạn chế như một vài ngữ liệu được xếp vào chơi chữ là chưa thỏa đáng cùng khá nhiều kiểu chơi chữ chưa được đề cập đến 15. Tuyển tập Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt – Triều Nguyên (2008) gồm 4 cuốn 5 phần: 1. Chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết; 2. Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ nghĩa; 3. Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp; 4. Chơi chữ dựa vào phương ngữ, luật thơ và phong cách văn bản; 5. Chơi chữ có sự tham gia của ngữ liệu ngoài văn bản 10; 15+16. Tuyển tập phân loại các phương tiện, cách thức chơi chữ một cách tỉ mỉ, hệ thống, đầy đủ. Ở mỗi phần, tác giải chia làm nhiều chương, trong mỗi chương lại chia thành các mục, rồi lại phân thành nhiều tiểu mục khác nhau. Ở mỗi chương, mỗi mục đều có nêu tóm tắt những kiến thức cần thiết về kiểu chơi chữ được trình bày để người đọc dễ dàng tiếp thu các ngữ liệu được dẫn. Ngữ liệu trong tuyển tập này rất chính xác và đa dạng. Ngay cả những truyện cười hiện đại trên các báo hay những câu nói mới xuất hiện trong những năm gần đây cũng được tác giả đưa vào 10. Tuyển tập Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt của Triều Nguyên là tài liệu tham khảo chính của đề tài này, góp phần tích cực cho chúng tôi trong việc định hướng về mặt phân loại các cách thức chơi chữ được thi sĩ Bùi Giáng sử dụng trong thơ. Những công trình nghiên cứu trên đã cung cấp các kiến thức cơ bản nhất về nghệ thuật chơi chữ cho người nghiên cứu, từ đó tạo điều kiện để chúng tôi ;vận dụng vào việc nghiên cứu nghệ thuật chơi chữ trong văn chương. 2.2. Về vấn đề vận dụng lí thuyết nghệ thuật chơi chữ vào nghiên cứu văn chương Hiện nay, có không ít những công trình nghiên cứu về sự hiện diện của nghệ thuật chơi chữ trong văn chương. Điển hình là công trình Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt – Triều Nguyên (2000), tác giả đã sưu tầm ca dao được 147 bài có sử dụng nghệ thuật chơi chữ để làm cứ liệu cho các phương tiện chơi chữ được chia trong công trình. Ngoài ra, tác giả cũng dành một chương ở phần đầu để lí giải về bản chất và các kiểu dạng chơi chữ trong văn chương 14. Ngoài ra còn có các công trình được đăng tải trên các Tạp chí Ngôn ngữ như: “Chơi chữ trong ngôn ngữ quảng cáo” – Lưu Trọng Tuấn (2011), công trình này khảo sát các loại chơi chữ trong các lời quảng cáo được phát hành trong các báo và tạp chí khác nhau ở Việt Nam, từ đó chia thành 5 loại: chơi chữ đồng âm, chơi chữ đa nghĩa, chơi chữ đối nghĩa, chơi chữ ngữ pháp, chơi chữ thành ngữ 23; 1-17; “Chơi chữ trên báo chí” – Hoàng Anh (2003), công trình này khảo sát các loại chơi chữ trên báo chí, phân thành 4 kiểu cơ bản: bóc tách các thành tố của từ nguyên khối (thường là từ hai âm tiết) thành những từ độc lập, dùng các cấu trúc đối nhau về nghĩa, sử dụng các phép đồng âm giữa các từ, dùng từ có thể đồng thời gợi ra nhiều ý nghĩa 1; 18-23. Thông qua việc tìm hiểu những công trình nghiên cứu trên, người đọc có nền tảng vững chắc, những hiểu biết mới hơn về nghệ thật chơi chữ trong văn chương. Từ đó, việc vận dụng để nghiên cứu nghệ thuật chơi chữ trong một hay một số tác phẩm dễ dàng và thuận lợi hơn. 2.3. Về tình hình nghiên cứu thơ của thi sĩ Bùi Giáng Cá nhân Bùi Giáng cũng như thơ văn của ông nhận được nhiều tình cảm yêu mến cùng sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Vì vậy mà điều đầu tiên có thể nhận thấy là số lượng công trình nghiên cứu thơ của thi sĩ khá nhiều. Trong tập Bùi Giáng trong cõi người ta – Đoàn Tử Huyến (chủ biên) 6, ở phần hai Một mai nhìn lại (Viế t về Bùi Giáng) có đăng nhiều công trình viết về chuyện đời, chuyện tình cũng như tác phẩm của ông. Có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu thơ Bùi Giáng sau: Lạ i một nhà thơ độc đáo – Bùi Tường 6; 187; Thi sĩ "Phóng túng hình hài, ngang tàng tính mệnh" - Cung Văn Nguyễn Vạn Hồng 6; 213; Hiện tượng Bùi Giáng - Thụy Khê 6; 490; Hồn quê trong thơ Bùi Giáng – Huỳnh Ngọc Chiến 6; 393; Bùi Giáng, hồ n thơ bị vây khốn - Thanh Tâm Tuyền 6; 475;… Về ngôn ngữ thơ Bùi Giáng, trong Kỉ yếu Hội thảo Ngữ học toàn quốc 2015 – Nguyễn Thiện Thuật (chủ biên) có hai công trình nghiên cứu về thơ Bùi Giáng. Ở công trình Từ vựng khẩu ngữ trong thơ Bùi Giáng – Nguyễn Đức Chính, tác giả đã phân từ vựng khẩu ngữ trong thơ Bùi Giáng thành ba lớp từ: từ hội thoại, từ địa - 5 - phương và từ thông tục. Tác giả cũng nêu ra ba tác dụng của từ vựng khẩu ngữ trong thơ Bùi Giáng: mang màu sắc của đời sống thực vào thơ, góp phần tạo sự hài hước và khắc họa sống động chân dung nhân vật trữ tình 20; 780-787. Ở công trình Lớp từ chỉ thời gian trong "Rong rêu" của Bùi Giáng – Dương Thị Thanh Huyền, tác giả tiến hành khảo sát những đơn vị từ ngữ chỉ thời gian trong tập Rong rêu của Bùi Giáng. Từ ngữ liệu thống kê, tác giả phân loại theo các tiêu chí: xét theo nội dung, trong lớp danh từ chỉ thời gian, chia thành danh từ chỉ thời gian chung và danh từ chỉ thời gian cụ thể; xét theo cấu tạo chia thành danh từ đơn, danh từ ghép, danh từ láy lại và danh ngữ; xét theo nguồn gốc chia thành từ Hán Việt và từ thuần Việt; xét theo mục đích thể hiện chia thành hai loại thời gian tiếc nuối và thời gian hướng vọng thiên thu 20; 897-904. Qua việc trình bày những công trình trên, có thể thấy ngôn ngữ thơ Bùi Giáng là một mảnh đất màu mỡ. Nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng cũng nằm trong đó, là một mảnh đất mới và cần được khai phá. Với tinh thần tiếp thu có chọn lọc, đồng thời phát hiện những nét mới mẻ để khẳng định dấu ấn riêng, chúng tôi đã quyết định tiếp cận mảng thơ Bùi Giáng dưới góc nhìn ngôn ngữ học, thông qua đề tài: Nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng . Có thể nói, khóa luận này chính là thành quả nghiên cứu, lao động miệt mài của chúng tôi khi suy ngẫm về sự hiện diện cũng như những đặc điểm, giá trị mà nghệ thuật chơi chữ đã mang lại cho thơ Bùi Giáng. 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài Nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng , tôi hi vọng sẽ làm sáng tỏ thêm về lí thuyết chơi chữ. Tìm ra những thủ pháp chơi chữ cùng đặc điểm và giá trị của các thủ pháp đó trong thơ Bùi Giáng. Thơ Bùi Giáng hiện nay còn khá xa lạ cũng như chưa nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các bạn sinh viên. Hơn nữa, cũng là những người con của đất Quảng, chung mảnh đất chôn nhau cắt rốn với thi sĩ, thế nên với công trình nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn góp một phần công sức trong việc quảng bá thơ ca Bùi Giáng với các bạn sinh viên tỉnh nhà. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - 6 - Đối tượng của công trình nghiên cứu này là những câu thơ có chứa nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng. Tuy nhiên, nghệ thuật chơi chữ có rất nhiều kiểu loại, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ khảo sát những câu thơ có chứa các lối chơi chữ đặc sắc sau: chơi chữ theo cách đồng âm, chơi chữ theo cách nhại âm, chơi chữ theo cách điệp âm và chơi chữ theo cách lái âm, chơi chữ theo cách đồng nghĩa, chơi chữ theo cách trái nghĩa, chơi chữ theo cách nhiều nghĩa, chơi chữ dựa vào trường nghĩa, chơi chữ theo cách tách từ, ngữ và chơi chữ theo cách đảo trật tự, vị trí từ, ngữ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Số lượng thi phẩm của nhà thơ Bùi Giáng là rất lớn. Với công trình nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát các bài thơ ở phần Thơ trong tập Bùi Giáng - Đười ươi chân kinh (thơ văn tinh tuyển) được Công ti văn hóa và truyền thông Nhã Nam cùng NXB Hội Nhà Văn xuất bản năm 2011. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện công trình, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 5.1. Phương pháp thống kê, phân loại, xử lí số liệu: Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để thống kê các ngữ liệu có sử dụng nghệ thuật chơi chữ khảo sát được từ 244 bài thơ trong cuốn Bùi Giáng - Đười ươ i chân kinh (thơ văn tinh tuyển). Sau đó, chúng tôi phân loại theo các tiêu chí và xử lí số liệu nhằm đưa ra được số lần Bùi Giáng sử dụng nghệ thuật chơi chữ cũng như tỉ lệ, tần số xuất hiện của các phương thức chơi chữ trong thơ Bùi Giáng. 5.2. Phương pháp phân tích Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu, từ việc phân tích ngữ liệu đến phân tích số liệu. 5.3. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được chúng tôi vận dụng để so sánh tần suất, mật độ xuất hiện của các phương thức chơi chữ với nhau; từ đó rút ra các đặc điểm của nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng. 5.4. Phương pháp tổng hợp Đây là phương pháp được sử dụng để tổng hợp kết quả sau khi phân tích ngữ liệu và số liệu. Từ đó hình thành nên hệ thống các thủ pháp chơi chữ được Bùi Giáng sử dụng cũng như các đặc điểm, giá trị của nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng. - 7 - 6. Đóng góp của khóa luận 6.1. Về phương diện lí thuyết - Hệ thống lại cơ sở lí luận xoay quanh nghệ thuật chơi chữ. - Cung cấp cho người đọc hệ thống các thủ pháp chơi chỡ được Bùi Giáng sử dụng trong thơ của ông cùng đặc điểm và giá trị của nó trong việc chuyển tải nội dung tư tưởng tác phẩm, cũng như việc định hình phong cách của thi sĩ Bùi Giáng. 6.2. Về phương diện thực tiễn - Thực hiện đề tài này, chúng tôi bổ sung thêm cho mình vốn kiến thức về nghệ thuật chơi chữ. Điều đó góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy sau này. - Khóa luận là một tài liệu tham khảo bổ ích cho việc tiếp cận, đánh giá, nhìn nhận thơ của Bùi Giáng một cách đầy đủ, đa dạng hơn. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo và phần phụ lục, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Giới thuyết về những vấn đề liên quan đến đề tài Chương 2: Khảo sát nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng Chương 3: Đặc điểm và giá trị của nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng - 8 - NỘI DUNG Chương 1. GIỚI THUYẾT VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về nghệ thuật chơi chữ 1.1.1. Khái niệm nghệ thuật chơi chữ Vì chơi chữ nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nên có rất nhiều công trình viết về nghệ thuật này. Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau về khái niệm nghệ thuật chơi chữ. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê (chủ biên) có viết: “chơi chữ là lợi dụng các hiện tượng đồng âm, đa nghĩa,… trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước) trong lời nói” 18; 172 ; còn ở cuốn Từ điển văn học tập 1 – nhiều tác giả lại viết chơi chữ là “một biện pháp tu từ, trong đó ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh,… được vận dụng một cách đặc biệt nhằm đem lại những liên tưởng bất ngờ, lí thú” 17; 404. Trong cuốn 150 Thuật ngữ Văn học , Lại Nguyên Ân xem chơi chữ như lộng ngữ là “một biện pháp tu từ tập trung khai thác những tương đồng về ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh nhằm tạo ra những liên tưởng bất ngờ, thú vị” 2; 193. Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt đã viết: “Một số tài liệu cho rằng, chơi chữ (lộng ngữ) nhằm tạo nên thông báo bổ sung, bất ngờ, song song với thông báo cơ sở. Điều này không hoàn toàn đúng. Thông báo bổ sung tin tức bổ sung, đặc điểm tu từ là phần tin có quan hệ gắn bó với phần thông báo cơ sở, có tác dụng loại biệt hóa phần thông báo cơ sở về một phương diện nào đó. Ở phép chơi chữ ta không thấy có loại tin như vậy. Bất cứ một kiểu chơi chữ nào, ta cũng thấy có hai loại tin: tin cơ sở, tin khác loại với tin cơ sở. Hai loại tin này tuy cùng được thể hiện nhờ các phương tiện ngôn ngữ, nhưng về bản chất không có quan hệ gì gắn bó với nhau, không phụ thuộc vào nhau. Phần tin khác loại này thường là cái trái cựa, cái bất bình thường, cho nên chơi chữ thường tạo nên những bất ngờ, lí thú” 22; 320-321. Từ sự phân tích ấy, ông nêu định nghĩa về chơi chữ (bao gồm cả nói lái) như sau: “Chơi chữ là cách tu từ vận dụng linh hoạt các tiềm năng về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp của Tiếng Việt nhằm tạo nên phần tin khác loại song song tồn tại với phần tin cơ sở. Phần tin khác loại này tức lượng ngữ nghĩa mới là bất ngờ về bản chất, không có quan hệ phù hợp với phần tin thông báo cơ sở” 22; 321. - 9 - Trong cuốn Nghệ thuật chơi chữ trong Văn chương người Việt Tập 1 - Chơ i chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết , ở phần đầu nói về bản chất chơi chữ, Triều Nguyên đã nêu ra hai nhận xét. Thứ nhất, “chơi chữ được thể hiện trên tất cả các cấp độ, bình diện của Tiếng Việt, trong lúc các cách tu từ chỉ thể hiện trên một vài cấp độ nhất định. Như các cách tu từ ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ,… thể hiện chủ yếu ở cấp độ từ; các cách tu từ điệp từ ngữ, đồng nghĩa kép, tăng tiến, tương phản,…thể hiện chủ yếu ở đơn vị câu. Tức phạm vi thể hiện của chơi chữ rộng hơn” 10; 11+12. Thứ hai, “chơi chữ tạo ra một lượng thông tin (ngữ nghĩa) mới, về bản chất không có quan hệ phù hợp với lượng thông tin cơ sở; trong lúc các cách tu từ thường gặp, ý nghĩa do chúng tạo ra hoặc bằng sự liên tưởng nét tương đồng, liên tưởng về mối quan hệ có thực giữa hai đối tượng bằng quan hệ phối hợp, gắn bó về nghĩa. Như các cách tu từ ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, so sánh,… được hình thành qua quan hệ liên tưởng (tức có khía cạnh giống nhau hay gắn kết nhau giữa lượng thông tin mới và thông tin cơ sở); các cách tu từ điệp từ ngữ, đồng nghĩa kép, tăng tiến, tương phản,… được hình thành nhờ mối quan hệ phối hợp về nghĩa (để tạo ra lượng thông tin mới, phù hợp với các thành tố ngữ nghĩa để kết hợp mà làm nên). Và mỗi khi cách tu từ phát huy hiệu quả, tức ý nghĩa tu từ được nhận ra, thì văn bản (hay phát ngôn) không còn một ý nghĩa nào khác; trong lúc chơi chữ luôn có hai lượng ngữ nghĩa cùng xuất hiện sóng kèm. Như vậy, cách tạo nghĩa của chơi chữ khác với các dạng tu từ vừa nói” 10; 12+13. Từ hai nhận xét trên, Triều Nguyên đã đưa ra khái niệm chơi chữ như sau: “Chơi chữ là dùng phương thức diễn đạt đặc biệt, sao cho ở đó song song tồn tại hai lượng ngữ nghĩa (thông tin) khác hẳn nhau được biểu đạt cùng một hình thức ngôn ngữ, nhằm tạo nên sự thú vị mang tính chất chữ nghĩa” 10; 13. Xuất phát từ những định nghĩa vừa trình bày, chúng tôi rút ra một số nhận xét : thứ nhất , chơi chữ là một phương thức diễn đạt đặc biệt, nó khác với các biệp pháp tu từ vì nó thể hiện trên tất cả các cấp độ của Tiếng Việt; thứ hai , chơi chữ tạo ra hai lượng thông tin – ngữ nghĩa sóng kèm; và thứ ba , chơi chữ tạo nên một sự bất ngờ, thú vị. Chúng tôi xét thấy rằng quan điểm của Triều Nguyên trong vấn đề định nghĩa chơi chữ là hợp lí hơn cả ở tính chất rõ ràng, dễ hiểu và đảm bảo được các đặc điểm của nghệ thuật chơi chữ. Vì vậy chúng tôi thống nhất chọn khái niệm của ông làm cơ sở lí luận trong quá trình thực hiện đề tài. - 10 - 1.1.2. Phân loại nghệ thuật chơi chữ Hiện nay, số lượng các công trình nghiên cứu nghệ thuật chơi chữ khá nhiều, ở các công trình khác nhau thì cách phân loại nghệ thuật chơi chữ cũng khác nhau. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy cách phân loại của Triều Nguyên là đầy đủ và khoa học nhất. Vì thế chúng tôi lấy đó làm cơ sở chính để phân loại nghệ thuật chơi chữ khi tiến hành đề tài. Trong cuốn Nghệ thuật chơi chữ trong Văn chương người Việt Tập 1 - Chơ i chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết, Triều Nguyên đã đưa ra cơ sở cho việc phân loại các nghệ thuật chơi chữ của ông như sau: “Tập sách dùng định nghĩa vừa trình bày để xác định tư liệu, xem chúng có phải chơi chữ hay không. Mỗi khi tư liệu phù hợp với định nghĩa, chúng trở thành các ngữ liệu và được phân loại về cách thức, kiểu dạng chơi chữ tương ứng, để có thể sử dụng vào tập sách” 10; 15. Theo cách làm này, ông đã phân nghệ thuật chơi chữ thành 5 nhóm cách chơi chữ lớn: (1) chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết; (2) chơi chữ bằng các phương tiện ngữ nghĩa; (3) chơi chữ bằng các phương tiện ngữ pháp; (4) chơi chữ dựa vào phương ngữ, luật thơ và phong cách văn bản; (5) chơi chữ có sự tham gia ngữ liệu ngoài văn bản. Ở mỗi nhóm chia thành nhiều lối chơi chữ bộ phận, rồi lại chia thành nhiều kiểu, nhiều cách thức chơi chữ khác nhau. Khi tiến hành khảo sát 244 bài thơ trong cuốn Bùi Giáng - Đười ươ i chân kinh (thơ văn tinh tuyển) , chúng tôi tập trung vào khảo sát những lối chơi chữ đặc sắc được Bùi Giáng sử dụng, thuộc ba nhóm cách chơi chữ lớn như sau: - Ở nhóm cách chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết , chúng tôi thực hiện khảo sát lối chơi chữ theo cách đồng âm, chơi chữ theo cách nhại âm, chơi chữ theo cách điệp âm và chơi chữ theo cách lái âm. - Ở nhóm cách chơi chữ bằng các phương tiện ngữ nghĩa , chúng tôi thực hiện khảo sát lối chơi chữ theo cách đồng nghĩa, chơi chữ theo cách trái nghĩa, chơi chữ theo cách nhiều nghĩa và chơi chữ dựa vào trường nghĩa. - Ở nhóm cách chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp , chúng tôi thực hiện khảo sát lối chơi chữ theo cách tách từ, ngữ và chơi chữ theo cách đảo trật tự, vị trí từ, ngữ. Vì vậy, ở phần trình bày lí thuyết dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ trình bày rõ những lối chơi chữ đặc sắc thuộc ba nhóm cách chơi chữ lớn mà công trình thực hiện khảo sát như đã nói ở trên. - 11 - 1.1.2.1. Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết a) Chơi chữ theo cách cùng âm (đồng âm) Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm xuất hiện nhiều trong tiếng Hán, tiếng Việt. Hiệu quả chơi chữ được thể hiện khi giữa các từ đồng âm tạo nên một sự rối rắm nhất định giữa âm và nghĩa. Nó gây “mù”, tạo lẫn lộn cho người đọc, người nghe, đòi hỏi chuyện phân định rạch ròi giữa chúng. Ở cách này, người nói người viết dùng các từ đồng âm, có thể là từ thuần Việt hoặc Hán Việt đặt trên cùng một văn bản ngắn, loạt đồng âm thường là từ đơn tiết. Có 3 kiểu thường gặp: - Tạo các từ ngữ thuần Việt đồng âm trên cùng một văn bản ngắn: + “Bà già đi chợ cầu Đông, Bói xem một quẻ có chồng lợi 1 chăng? Thầy bói gieo quẻ nói rằng: Lợi 2 thì có lợi 3 nhưng răng không còn”. (Ca dao) Lợi 1 là lợi ích. Lợi 2 và lợi 3 vừa có nghĩa như lợi 1 , lại vừa có nghĩa là phần thịt để răng cắm vào. + “Con ngựa đá1 con ngựa đá2 , con ngựa đá3 không đá4 con ngựa”. (Câu đối) Đá1 và đá4 là động từ miêu tả hành động đưa nhanh chân và hất mạnh nhằm làm cho bị tổn thương hoặc cho văng ra xa còn đá 2 và đá3 là danh từ chỉ chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, thường thành từng tảng, từng hòn. - Tạo các từ ngữ Hán Việt đồng âm trên một văn bản ngắn: + “Bốn cụ1 ngồi cùng một cỗ, cụ2 đủ điểu, cụ3 chẳng sợ ai”. (Câu đối) Vế đối có ba từ “cụ” đồng âm: cụ1: cỗ (cỗ bàn), cụ2: đủ; cụ3 : sợ. - Tạo các từ ngữ thuần Việt đồng âm với từ ngữ Hán Việt trên cùng một văn bản ngắn: + “Quân tử cố1 cùng, quân từ cùng, quân tử cố ”. (Câu đối) Vế đối có từ cố1 (Hán Việt): bền lòng, đồng âm với hai từ cố (tiếng Việt): cầm đồ và cố (tiếng Việt): cố gắng, nỗ lực. - 12 - b) Chơi chữ theo cách nhại, cách gần âm Ở đây chia ra hai cách chơi chữ bộ phận nhỏ hơn đó là: chơi chữ theo cách nhại âm (nhại từ ngữ, lời nói, giọng nói) và chơi chữ theo cách gần âm. Ở bài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu lối chơi chữ theo cách nhại âm. Chơi chữ theo cách nhại âm (nhại từ ngữ, lời nói, giọng nói) xảy ra khi cái nhại đồng thời cũng là cái có nghĩa, và ý nghĩa này độc lập với ý nghĩa văn bản. + “Chồng chổng, chồng chông , Chồng bát, chồng đĩa, nồi hông cũng chồng” (1) (Ca dao) + “Bà già bà giả bà gia Bà ra kẻ chợ, con ma bắt bà” (2) (Ca dao) Cách nhại: (1) chồng -> chổng -> chông (2) già -> giả -> gia c) Chơi chữ theo cách điệp âm Dựa vào cách cấu tạo của âm tiết tiếng Việt, cách điệp âm để chơi chữ có thể chia làm năm loại: điệp phụ âm đầu; điệp vần; điệp phụ âm đầu và vần; điệp thanh và điệp tiếng, điệp từ ngữ. Ở bài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào ba loại đầu, tức: điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp phụ âm đầu và vần. - Điệp phụ âm đầu: “Là bạn tiên vồ với bác Thâm Tinh thần chén rượu chẳng cần mâm. Thơ thần thơ thánh thành thơ thẩn , Thế mà tri kỉ với tri âm” (Tú Sót - Gửi bạn tiên vồ ) Ở dòng thứ ba, các âm tiết đều cùng phụ âm đầu (th-). - Điệp vần: “Nước chảy riu riu , Lộc bình trôi ríu ríu; - 13 - Anh thấy em nhỏ xíu , anh thương”. (Ca dao) “Riu riu”, ‘ríu ríu”, “xíu” gợi nên một hình ảnh nhỏ nhắn, nhẹ nhàng, mà vấn vương, dan díu. - Điệp phụ âm đầu và vần: “Mở ra toác toạc toàng toang , cơ tạo hóa chia làm hai mảnh; Khép lại, khìn khin khít khịt , máy âm dương đưa đẩy một then” (Nguyễn Khuyến – Câu đối) Ở câu đối trên có sử dụng cách chơi chữ điệp phụ âm đầu và vần: “toác toạ c toàng toang”, “khìn khin khít khịt”. d) Chơi chữ theo cách lái âm (nói lái) Tiếng Việt tạo ra rất nhiều cơ hội, điều kiện cho việc lái âm (nói lái). Trên đại thể, tiếng Việt là loại hình ngôn ngữ đơn lập, với hai đặc điểm nổi bật: đơn vị cơ bản là âm tiết, thường có nghĩa và được dùng thành từ; ý nghĩa ngữ pháp được diễn đạt bằng trật tự trước sau của từ, bằng các hư từ. Bên cạnh đó, trong cấu tạo âm tiết, hầu hết các phụ âm đầu đều có thể kết hợp với các kiểu vần (kèm thanh điệu), cùng khả năng có nghĩa khá cao. Mỗi âm tiết gồm ba bộ phận: phụ âm đầu, vần và thanh điệu. Sự thay đổi vị trí của chúng ở hai âm tiết lái (so với hai âm tiết thuận) tạo nên cách nói lái. Có sáu cách nói lái thường gặp. Nếu dùng P1V1T1 và P2V2T2 để chỉ phụ âm đầu, vần và thanh điệu của hai âm tiết ở dạng thuận, sáu cách nói lái ấy như sau (ví dụ, với từ “bí mật”): (1) P2V2T1 + P1V1T2 : mất bị (2) P1V2T1 + P2V1T2 : bất mị (3) P1V2T2 + P2V1T1 : bật mí (4) P2V1T1 + P1V2T2 : mí bật (5) P2V1T2 + P1V2T1 : mị bất (6) P1V1T2 + P2V2T1 : bị mất Cách đầu sử dụng phổ biến ở miền Bắc, các cách sau (chủ yếu là cách 2 và 3) sử dụng ở miền Trung và Nam. Nếu có lái ba, lái tư,… cũng chỉ lái hai âm tiết ở vị trí trọng âm; ví dụ 1-3 (lái ba: mèo đuôi cụt -> mút đuôi kèo); 2-4 (lái tư : làm sương cho - 14 - sáo -> làm sao cho sướng);… Nói lái trở thành phương tiện chơi chữ với hiệu quả thẩm mĩ cao khi cả hai tổ hợp (thuận và lái) đều có nghĩa. Trong văn chương, chơi chữ theo cách lái âm có thể chia làm hai kiểu: - Kiểu chỉ một tổ hợp (thuận hoặc lái) xuất hiện: + “Anh về câu rạo đi anh, Mai sau trải lẹ, ta thì kết đôi” (1) (Ca dao) + “Đêm năm canh nằm sầu cô đạnh , Ngày sáu khắc nhớ má với cằm” (2) (Ca dao) Ở ngữ liệu (1): “Câu rạo” -> cạo râu, “trải lẹ” -> trẻ lại. Ở ngữ liệu (2): “cô đạnh” -> canh độ, “má với cằm” -> mắm với cà. - Kiểu cả hai tổ hợp (thuận và lái) xuất hiện trên văn bản: + “Cháy chợ, chớ chạy” Bể vò, bỏ về” (1) (Câu đối) + “Chiều thiệt nhim, chim thiệt nhiều Cống cả đá, cá cả đống” (2) (Câu đối) Ở các câu đối trên, các tổ hợp thuận và lái đều cùng xuất hiện. Ngoài bốn cách chơi chữ bộ phận vừa trình bày, ở nhóm cách chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết còn bốn cách chơi chữ bộ phận khác: chơi chữ theo cách phiên âm tiếng nước ngoài, chơi chữ theo cách đan xen ngôn ngữ, một số cách chơi chữ về chữ viết: chữ Hán, một số cách chơi chữ về chữ viết: chữ quốc ngữ. 1.1.2.2. Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ nghĩa a) Chơi chữ theo cách cùng nghĩa (đồng nghĩa) Từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về ý nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm. Ở cách này, người nói người viết đặt các từ - 15 - đồng nghĩa xuất hiện trên cùng một văn bản ngắn hay đặt từ ngữ đồng nghĩa vào các ngữ cảnh đối lập. Có ba kiểu đồng nghĩa trong cách chơi chữ này, đó là: - Đồng nghĩa giữa từ ngữ thuần Việt với từ ngữ thuần Việt: + “Em ngồi gốc cầy , Em bán thịt chó. Em lấy tiền bó, Em lại mua muông Anh mà đối đặng, em theo luôn về nhà?” (Ca dao) “Cầy”, “chó” và “muông” là ba từ tiếng Việt cùng nghĩa. + “Nửa đêm, giờ tí, canh ba Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi” (Ca dao) “Nửa đêm”, “giờ tí”, “canh ba” là những từ cùng chỉ một khoảng thời gian; “vợ tôi”, “con gái”, “đàn bà”, “nữ nhi” là những từ cùng chỉ người phụ nữ (“nữ nhi” là từ Hán Việt). - Đồng nghĩa giữa từ ngữ thuần Việt (TV) với từ ngữ Hán Việt (HV): + “Trồng môn trước cửa Bắt ốc sau nhà ” (Câu đối) Các cặp đồng nghĩa: “môn” - “cửa”, “ốc” - “nhà ”. Trong ngữ cảnh thuận, “môn” là tên cây, “ốc ” là tên con vật, chúng đều là từ thuần Việt. Nhưng ở hướng chơi chữ, chúng chuyển thành từ Hán Việt để tương ứng với “cửa”, “nhà ”. + “Sửa nhà, gia đình ra sân Cứu nước, quốc hội phải họp ” (Câu đối) Các cặp đồng nghĩa HV – TV: “gia” – “nhà”, “đình” – “sân”, “quốc” – “nước ”, “hội” – “họp ”. - Đồng nghĩa giữa từ ngữ Hán Việt với từ ngữ Hán Việt: - 16 - + “Nghĩ mình cũng đấng quân vương , Cớ sao phải chịu tuyết sương dãi dầu?” – (Cây) đế . (Câu đố) + “Giơ lưng cho thế gian ngồi Kẻ chê bất nghĩa, người cười bất trung?” – (Cái) phản (Câu đố) Các cặp đồng nghĩa HV – HV: “quân vương” – “đế ”, “bất nghĩa” – “bất trung” – “phản ”. b) Chơi chữ theo cách trái nghĩa Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Ở cách chơi chữ này phân chia thành nhiều kiểu nhỏ khác: đặt cặp trái nghĩa vào các cấu trúc phủ định; đối phản nghĩa; cặp trái nghĩa hình thành trên cơ sở cùng âm,… Nhưng được sử dụng nhiều nhất trong thơ đó là kiểu dùng nhiều cặp trái nghĩa, đối lập về nghĩa trong cùng một văn bản ngắn: “Con quạ đen, con cò trắng Con ếch ngắn, con rắn dài Em trông anh trông mãi trông hoài, Trông cho thấy mặt như bài liền pho”. (Ca dao) Các cặp trái nghĩa: “đen” – “trắng”, “ngắn” – “dài ”. c) Chơi chữ theo cách nhiều nghĩa Từ nhiều nghĩa (từ đa nghĩa) là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại. Từ nhiều nghĩa khác với đồng nghĩa ở chỗ, từ đồng nghĩa gồm những từ có vỏ ngữ âm khác nhau, có ý nghĩa đồng nhất (hay gần đồng nhất); khác với đồng âm ở chỗ, từ đồng âm gồm những từ có vỏ ngữ âm giống nhau, có ý nghĩa không liên hệ gì với nhau. Ở cách chơi chữ theo cách nhiều nghĩa, người nói, người viết đặt từ nhiều nghĩa xuất hiện nhiều lần trong một ngữ cảnh: - 17 - + “Thôi 1 thế thì thôi 2, thôi 3 cũng được, Càng năm càng khỏi tiếng nương dâu”. (Hồ Xuân Hương - Vô âm nữ) Thôi1 ở vị trí đầu câu thơ là cảm từ, biểu thị ý lấy làm tiếc trước điều không hay xảy ra; thôi 2 là động từ, thể hiện trạng thái đành chịu, xem như không có chuyện gì phải nói nữa; thôi3 là trợ từ, thể hiện ý nhấn mạnh sự miễn cưỡng đồng ý. + “Phong lưu tìm thú chơi 1 hè, Chẳng lên Tam Đảo thì về Sầm Sơn. Hữu tình còn thú chi hơn, Chơi2 mây chơi 3 nước chơi 4 non chơi 5 người”. (Tú Mỡ - Cảnh thú Sầm Sơn ) Từ “chơi ” xuất hiện năm lần. Bốn lần đầu là hoạt động giải trí, tham quan thắng cảnh; lần cuối thì dùng người làm thú tiêu khiển, kiểu “chơi gái”. d) Chơi chữ dựa vào trường nghĩa Trường nghĩa, ở đây, được hiểu như nhóm từ vựng - ngữ nghĩa, là một tập hợp các đơn vị từ vựng theo một nét đồng nhất nào đó về nghĩa. Ở cách này, người chơi chữ đặt các từ cùng trường nghĩa xuất hiện trên một văn bản ngắn, phải có ít nhất ba từ cùng trường (hoặc hai từ cùng trường trong một vế) mới được xét là ngữ liệu xuất hiện cách chơi chữ dựa vào trường nghĩa: + Trường các từ chỉ màu sắc: “Thiên hạ thanh, hoàng giai ngã thủ, Triều trung chu, tử tổng ngô gia” (Lê Thánh Tông – Câu đối) “Thanh” (xanh), “hoàng” (vàng), “chu” (đỏ), “tử ” (tía) là trường gồm bốn từ chỉ màu sắc. + Trường các con số: “Lúa tám gặt chín tháng mười ; Nồi tư mua năm quan sáu ” (Câu đối) - 18 - Các số: “tám”, “chín”, “mười”, “tư” (bốn), “năm”, “sáu ” là trường gồm sáu từ chỉ các con số. Ngoài trường các từ chỉ màu sắc, con số, có thể kể thêm một số trường nghĩa phổ biến khác như: trường các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên; trường về thực vật, động vật; trường các từ chỉ mùa, chỉ phương hướng; trường chỉ bộ phận cơ thể, hành động của con người; trường chỉ vật dụng;… Ngoài bốn cách chơi chữ bộ phận vừa trình bày trên, ở nhóm cách chơi chữ bằng các phương tiện ngữ nghĩa còn có bốn cách chơi chữ bộ phận khác: chơi chữ theo cách lệch nghĩa; chơi chữ theo cách khoán nghĩa; chơi chữ theo cách bác bỏ “A mà lại B”, và cách tạo nước đôi về nghĩa; chơi chữ dựa vào sở chỉ. 1.1.2.3. Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ pháp a) Chơi chữ theo cách tách ghép từ, ngữ Tách một từ hoặc một ngữ cố định ra làm đôi, không cho chúng hợp nhất như vốn có, hoặc ghép hai đơn vị tưởng chẳng có quan hệ gì với nhau, nhưng thật ra là hai yếu tố, thành tố của một từ ngữ để chơi chữ là điều thường gặp. Có thể chia hình thức chơi chữ này làm hai phần: cách tách, ghép từ và cách tách ngữ. Ở đề tài này, chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu hai kiểu chơi chữ bộ phận là tách từ và tách ngữ. - Tách từ: được tổ chức theo nhiều cấu trúc như: AxB, xAxB, AxBy, xAyB, AxBy, AxyB,… (trong đó A, B là các âm tiết của từ song tiết được tách và x,y là từ đơn tiết hoặc âm tiết) + “Tự dưng nhớ thật nhớ thà , Nhớ con đường chẳng đi qua bao giờ” (Nguyễn Duy - Thật thà ) + “Người ta đi đôi về đôi Thân anh đi lẻ về loi một mình” (Ca dao) Tách từ theo cấu trúc: xAxB: thật thà; xAyB: lẻ loi. - Tách ngữ: + “Giang sơn một gánh cheo leo, Qua sông nỉ nước, qua đèo nỉ non ” (Ca dao) - 19 - + “Kháp chàng, em cũng muốn chàng, Sợ rằng môi hở, gió vào lạnh răng ” (Ca dao) Tách ngữ: nỉ nước nỉ non, môi hở răng lạnh. b) Chơi chữ theo cách đảo trật tự, vị trí từ, ngữ Đảo trật tự, vị trí từ ngữ sẽ làm thay đổi chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa (của từ, ngữ, câu, đoạn, văn bản được đảo). Cách chơi chữ này có thể phân làm hai loại: đảo một bộ phận tùy chọn trong cấu trúc văn bản, và đảo toàn bộ văn bản theo một quy cách nhất định. Ở bài nghiên cứu này, chúng tôi chia cách đảo trật tự, vị trí từ, ngữ thành hai kiểu: đảo trật tự, vị trí hai tiếng liền nhau và đảo trật tự, vị trí nhiều hơn hai tiếng hoặc một ngữ cố định: - Đảo trật tự, vị trí hai tiếng liền nhau: + “Sinh vi tài quan , Tử nhập quan tài . Kí sinh giả vinh, Kì tử giả ai”. (Vũ Thoái Dĩnh – Văn bia) Đảo: “tài quan” (một chức quan võ nhỏ) -> “quan tài ” (hòm, áo quan). + “Chính Đông thiên định thực là, Đông tà đông chính , chính tà đều đông”. (Ca dao Huế) Đảo: “Chính Đông” (tên một cửa thành) -> “đông chính ” (đối lập với “đông tà”: đông đảo bọn gian manh). - Đảo trật tự, vị trí nhiều hơn hai tiếng hoặc một ngữ cố định: + “Tài không sắc, sắc không tài Lá úa nhành khô cũng tiếng mai. Ngọc ánh chi nài son phấn điểm, Vàng ròng há sợ sắc màu phai”… (Sương Nguyệt Anh – Cây mai) - 20 - + “Nghi nhân mạc dụng, dụng nhân mạc nghi”. (Tục ngữ) Đảo nhiều hơn hai tiếng: “tài không sắc” -> “sắc không tài” . Đảo ngữ: “nghi nhân mạc dụng” –> “dụng nhân mạc nghi” . Ở nhóm cách chơi chữ bằng các phương tiện ngữ pháp, ngoài 2 cách vừa trình bày ở trên thì còn hai cách nữa: chơi chữ theo cách chuyển từ ra ngữ, câu và rút gọn ngữ, câu; chơi chữ theo cách ngắt nhịp câu, buông lửng câu. Như vậy, tác giả Triều Nguyên đã đưa ra khái niệm chơi chữ cũng như cách phân loại chơi chữ khoa học, đầy đủ. Những lí luận này là cơ sở quan trọng để chúng tôi đi vào tiến hành khảo sát, phân loại và nghiên cứu các nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng. 1.2. Đôi nét về nhà thơ Bùi Giáng và ngôn ngữ thơ của ông 1.2.1. Bùi Giáng – thi sĩ có tài thơ trác tuyệt Dịch giả Bùi Văn Nam Sơn đã viết về Bùi Giáng thế này: “Hiếm có tác giả nào mà khi ta đọc đôi câu cũng có thể cảm thụ được cái tinh thể của toàn bộ văn nghiệp đồ sộ, nhìn một hành vi mà thấy được phong độ dị thường của cả bình sinh. Một giọt nước mắt mang cả lượng hải hàm của đại dương - nói như nhà Phật. Các bậc thâm trầm ngày xưa gọi đó là “mở cửa thấy núi, một khí xuyên suốt” (khai môn kiến sơn, nhất khí quán hạ). Phương Tây bảo rằng Văn là Người. Quả ở đây, Người trở thành Văn, Văn với Người không hai. Anh Giáng là sao Văn Khúc “hạ giáng” vào cửa họ Bùi ta chăng?... anh vẫn thuộc vào loại thiên tài không định nghĩa được” 6; 166+167. Nói Bùi Giáng là thiên tài, quả thật đúng vậy. Ông am hiểu nhiều ngôn ngữ, uyên thâm không chỉ văn thơ mà còn cả triết học. Sức đọc, sức làm việc của Bùi Giáng là vô cùng tận. Từ dịch thuật đến sáng tác, từ giảng luận đến tư tưởng, từ văn đến thơ, số lượng và chất lượng các tác phẩm mà ông đã xuất bản thì khó có người nào có thể so bì được. Từ năm 1962 trở đi, Bùi Giáng liên tục cho ra đời nhiều đầu sách. Mỗi năm đều đều vài ba cuốn. Càng về sau càng nhiều hơn. Năm 1969, ông xuất bản 10 tác phẩm trong một năm, chủ yếu là thơ. Từ năm 1957 đến 1997, Bùi Giáng có khoảng 55 tác phẩm đã in về thơ, dịch và triết học. Chỉ bàn riêng về thơ, ông đã cho xuất bản hơn 10 tập thơ, thơ của Bùi Giáng thì phải kể bằng đơn vị ngàn bài. - 21 - Nói về lực thơ, tài thơ của Bùi Giáng, những nhà văn, nhà thơ đã không tiếc những câu khen ngợi ngất trời dành cho ông: “Ngủ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ. Chứ không phải nghĩ ra thơ, làm thơ” 6; 236 (lời của nhà thơ, nhà văn Thanh Tâm Tuyền); “Vậy mà cái sức viết hồi đó đến như Bùi Giáng là tột đỉnh, là không tiền khoáng hậu. Vậy mà cái lực viết đến như Bùi Giáng và thấy Bùi Giáng là ngàn người không một, là phi phàm, là vô địch rồi” 6; 235 (lời của nhà văn Mai Thảo),… Trong hơn nửa thế kỉ qua, đã có nhiều người viết về Bùi Giáng. Danh tiếng và mức độ ảnh hưởng của Bùi Giáng không ngừng tăng lên với thời gian. Thơ ông được phổ nhạc từ một câu “còn hai con mắt khóc một người con” trong Con mắt còn lại của Trịnh Công Sơn cho tới cả bài “Gái lội qua khe ” tức Tục ca 3 của Phạm Duy,... và bây giờ còn tiếp tục được phổ nhiều bài nhạc. Không ít các thi sĩ dù có hay không việc thú nhận, đều ít nhiều chịu ảnh hưởng từ thơ của “thi sĩ đười ươi”. Cuối cùng, xin trích dẫn lời của nhà văn Mai Thảo để khẳng định tài thơ trác tuyệt của vị “thi sĩ đười ươi”: “Bùi Giáng đã đem lại cho cuộc đời biết bao châu ngọc. Bằng tài thơ trác tuyệt. Bằng cõi ngôn ngữ ảo diệu, không tiền khoáng hậu. Có ông, thi ca mới đích thực có biển có trời. Từ ấy, thi ca mới không cùng không tận” 6; 241. 1.2.2. Ngôn ngữ thơ – điều làm nên tên tuổi Bùi Giáng Thơ Bùi Giáng tài hoa ở câu chữ, những câu chữ chứa đầy mật ngữ. Ngày hôm nay vẫn có một số đông người thưởng ngoạn, say mê thơ Bùi Giáng. Ấy cũng nhờ ngôn ngữ thơ ông kì lạ, độc đáo và không kém phần tinh diệu. Điều đầu tiên mà ta chắc chắn, đó là Bùi Giáng giàu ngôn ngữ như cát biển. Ông tinh thông nhiều ngôn ngữ, từ tiếng địa phương đến tiếng phiên âm, từ chữ quốc ngữ đến chữ Nôm, đến những ngôn ngữ khó như tiếng Hán, tiếng Đức, từ ngôn ngữ bác học hay là những ngôn ngữ lem luốc giang hồ, tục tằn... ngôn ngữ nào ông cũng đạt mức uyên thâm. Bởi thế, vốn từ của ông vô cùng đa dạng và phong phú. Tự thân mỗi ngôn ngữ, mỗi từ đã ẩn tàng nhiều mặt biểu hiện, đa dung mạo, đa nội lực. Thế nhưng bằng các thủ pháp nghệ thuật, cộng thêm cách dùng từ độc đáo, Bùi Giáng không chỉ làm tăng thêm sự đa dạng của kho ngôn ngữ “thi sĩ đười ươi”, mà lại càng khiến ngôn ngữ có khả năng biểu thị rộng lớn, biểu thị cái tận cùng ý nghĩa. Phải khẳng định một điều, Bùi Giáng là thiên tài chơi ngôn ngữ. Ông xài chữ một cách hào phóng, “kì lạ”, có khi không thể hiểu được. Mỗi khi đọc thơ Bùi Giáng, đối mặt với trận đồ ngôn ngữ của ông, ta lại rất đỗi hoang mang, cảm thấy vừa ấn tượng, kì thú nhưng cũng không kém phần khó hiểu. Nhiều người đọc thơ Bùi Giáng - 22 - không hiểu, tấm tắc khen hay nhưng không giải mã được, nhà văn Phạm Xuân Đài đã từng viết như thế này: “…có khi không hiểu hết nghĩa nhưng tâm hồn vẫn bàng bạc một nỗi cảm hoài. Có thể thơ Bùi Giáng nói được đôi điều rất chân thật với tâm hồn ta, và ta được hưởng ít giây phút sung sướng phiêu bồng mà hầu hết chúng ta đã đánh mất, đã rời quá xa trong cuộc sống đầy phân chia đến chỗ cằn cỗi này” 6; 303. Đọc thơ Bùi Giáng qua mắt và trí óc thì khó mà cảm được thơ ông. Bùi Giáng thường xuyên dùng ngôn ngữ bày thành “trận đồ bát quái” đánh đố người đọc. Càng bám vào ngôn ngữ, người đọc càng bị mắc bẫy bởi chính tư duy của mình. Muốn đọc được thơ Bùi Giáng phải cần tới trái tim và phần hồn. Một trái tim mộc mạc giản đơn và một tâm hồn thoải mái rong chơi, thong dong thơ thẩn như chính trái tim và tâm hồn của nhà thơ. Nhà văn Cung Tích Biền đã đặt danh xưng cho Bùi Giáng là “Tề Thiên ngôn ngữ”, nói như ông, Bùi Giáng đã: “củng cố, ông dịch, ông chuyển tải tư tưởng bằng cách bá láp (chữ của Bùi Giáng) triệt hạ nguyên bản; khuynh đảo chữ nghĩa bằng cách lạ thường; biến những chữ cụ thể, những nghĩa đã chết trong sự củng cố để trở thành một hiện trình khác hơn, lại rất thơ, tinh diệu, biến hóa hơn. Ông làm giàu nghìn lần tiếng Việt” 6; 204. Trong lịch sử văn học nước nhà ít thấy thi nhân nào, kể cả Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Tản Ðà, bày những cuộc vui chơi chữ nghĩa đó đây một cách đơn giản nhưng thâm thúy, có lúc điên dại tục tằn nhưng cũng có lúc say đắm thiết tha, có lúc cô đơn ngột ngạt lại có lúc tươi vui ngộ nghĩnh như Bùi Giáng. Với Bùi Giáng, làm thơ như một trò nghịch ngợm chữ nghĩa của một con người tài hoa. Đã qua gần 20 năm kể từ lúc Bùi Giáng “về trời”, mỗi khi lần giở những trang thơ của ông, ta vẫn tìm thấy nơi ấy những ý tưởng, những ngôn ngữ mới lạ. Vẫn nhận ra ở đó một thế giới giàu mộng tưởng, đôi khi sầm uất những linh cảm xuất thần. “Bùi Giáng đã trải một cánh bay dài mênh mông chiếc bóng trong bầu trời Thi ca Việt Nam nửa thế kỉ qua” 6; 190. - 23 - Chương 2. KHẢO SÁT NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG Qua quá trình khảo sát 244 bài thơ trong cuốn Bùi Giáng - Đười ươ i chân kinh (thơ văn tinh tuyển), chúng tôi có bảng thống kê sau: Tổng Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ iế Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ nghĩa Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp Số lượng (lần) 943 335 378 230 Tỉ lệ () 100 35,5 40,1 24,4 Bảng 1. Nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng Kết quả thống kê cho thấy có 220244 bài có sử dụng nghệ thuật chơi chữ, chiếm hơn 90, đây là một con số rất lớn. Tổng số lần Bùi Giáng sử dụng nghệ thuật chơi chữ là 943 lần. Bình quân ở mỗi bài thơ có sử dụng nghệ thuật chơi chữ, thi sĩ sử dụng gần 4,3 lần chơi chữ. Ông thường xuyên sử dụng các lối chơi chữ thuộc hai nhóm cách chơi chữ lớn là chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm, chữ viết (335 lần chiếm 35,5) và chơi chữ bằng các phương tiện ngữ nghĩa (378 lần chiếm 40,1). Để hiểu rõ hơn về nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng, chúng tôi tiến hành phân tích cụ thể từng nhóm cách chơi chữ. 2.1. Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết Trong nhóm cách chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu bốn cách sau: chơi chữ theo cách đồng âm, chơi chữ theo cách nhại âm, chơi chữ theo cách điệp âm và chơi chữ theo cách lái âm. Chúng tôi có bảng thống kê sau: Tổng Chơi chữ theo cách đồng âm Chơi chữ theo các nhại â Chơi chữ theo cách điệp âm Chơi chữ theo cách lái âm (Nói lái) Số lượng (lần) 335 24 14 133 164 Tỉ lệ () 100 7,2 4,2 39,7 48,9 Bảng 2. Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết trong thơ Bùi Giáng Có thể thấy, Bùi Giáng sử dụng thường xuyên lối chơi chữ theo cách lái âm (164 lần, chiếm gần 48,9) và lối chơi chữ theo cách điệp âm (133 lần, chiếm 39,7). Hai lối chơi chữ theo cách đồng âm và lối chơi chữ theo cách nhại âm đư

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN – CTXH

TRẦN MINH HUY

NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 4 năm 2017

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN – CTXH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG

Sinh viên thực hiện

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự động viên, hỗ trợ từ gia đình, thầy cô, bạn bè Đặc biệt, cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Sanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song do còn những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên khóa luận này không thể tránh khỏi một số thiếu sót Mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn

Tam Kỳ, ngày 09 tháng 05 năm 2017 Sinh viên

Trần Minh Huy

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

2.1 Về lí thuyết nghệ thuật chơi chữ 2

2.2 Về vấn đề vận dụng lí thuyết nghệ thuật chơi chữ vào nghiên cứu văn chương 3

2.3 Về tình hình nghiên cứu thơ của thi sĩ Bùi Giáng 4

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4.1 Đối tượng nghiên cứu 5

4.2 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

5.1 Phương pháp thống kê, phân loại, xử lí số liệu: 6

5.2 Phương pháp phân tích 6

5.3 Phương pháp so sánh 6

5.4 Phương pháp tổng hợp 6

6 Đóng góp của khóa luận 7

6.1 Về phương diện lí thuyết 7

6.2 Về phương diện thực tiễn 7

7 Cấu trúc của khóa luận 7

NỘI DUNG 8

Chương 1 GIỚI THUYẾT VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8

1.1 Tổng quan về nghệ thuật chơi chữ 8

1.1.1 Khái niệm nghệ thuật chơi chữ 8

1.1.2 Phân loại nghệ thuật chơi chữ 10

1.2 Đôi nét về nhà thơ Bùi Giáng và ngôn ngữ thơ của ông 20

1.2.1 Bùi Giáng – thi sĩ có tài thơ trác tuyệt 20

1.2.2 Ngôn ngữ thơ – điều làm nên tên tuổi Bùi Giáng 21

Trang 5

2.1 Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết 23

2.1.1 Chơi chữ theo cách lái âm (nói lái) 24

2.1.2 Chơi chữ theo cách đồng âm 26

2.1.3 Chơi chữ theo cách nhại âm 28

2.1.4 Chơi chữ theo cách điệp âm 28

2.2 Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ nghĩa 33

2.2.1 Chơi chữ theo cách đồng nghĩa 33

2.2.2 Chơi chữ theo cách trái nghĩa 34

2.2.3 Chơi chữ theo cách nhiều nghĩa 35

2.2.4 Chơi chữ dựa vào trường nghĩa 35

2.3 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp 38

2.3.1 Chơi chữ theo cách tách từ, ngữ 39

2.3.2 Chơi chữ theo cách đảo từ, ngữ 43

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ 45

TRONG THƠ BÙI GIÁNG 45

3.1 Đặc điểm nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng 45

3.1.1 Sử dụng nghệ thuật chơi chữ với tần suất cao, đa dạng 45

3.1.2 Sự kết hợp khéo léo, sáng tạo nhiều cách chơi chữ khác nhau 47

3.1.3 Sử dụng nghệ thuật chơi chữ một cách độc đáo 50

3.2 Giá trị của nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng 52

3.2.1 Giá trị của nghệ thuật chơi chữ trong việc tạo hứng khởi cho người đọc, người nghe 52 3.2.2 Giá trị của nghệ thuật chơi chữ trong việc đóng góp nhiều từ, ngữ mới 54

3.2.3 Giá trị của nghệ thuật chơi chữ trong việc làm đẹp lời thơ 55

3.2.4 Giá trị của nghệ thuật chơi chữ trong việc miêu tả, thể hiện đầy đủ hình ảnh hay cảm xúc, tư tưởng của Bùi Giáng 56

3.2.5 Giá trị của nghệ thuật chơi chữ trong việc góp phần định hình phong cách ngôn ngữ và phong cách thơ Bùi Giáng 59

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 6

MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

1.1 “Văn học là nghệ thuật ngôn từ, theo nghĩa hẹp và xác định, là những sáng tác

viết của nghệ thuật ngôn từ” [2; 391] Quan niệm như thế tất đã chỉ rõ tầm quan trọng của việc tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc độ ngôn ngữ học Việc tiếp cận và ứng dụng quan điểm ngôn ngữ học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam đã có bề dày lịch sử gần nửa thế kỉ cùng các công trình nghiên cứu quy mô và những thành tựu to lớn Có thể xem đây là một trong những khuynh hướng tiếp cận văn học mang tính thời đại và rất khả quan

1.2 Khi phê bình, phân tích tác phẩm văn học, ngôn ngữ học nghiên cứu tiếp cận

rất nhiều phương diện Nổi bật nhất phải nói đến các biện pháp tu từ và thủ pháp nghệ thuật, trong đó nghệ thuật chơi chữ là một góc nhìn khá mới mẻ Có thể nói, nghệ thuật chơi chữ đã đi suốt chiều dài lịch sử phát triển văn chương Việt Nam, xuất hiện hầu hết ở các thể loại văn học từ xưa đến nay, từ những câu ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện ngụ ngôn, câu đố, câu đối chữ Hán, chữ Nôm, văn tế cho đến những bài thơ, truyện, kịch,… Ở thời kì văn học trung đại, nghệ thuật chơi chữ có mặt trong nhiều sáng tác của hàng loạt các tên tuổi lớn như Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,… Đến giai đoạn văn học hiện đại, chơi chữ vẫn là nghệ thuật được sử dụng rộng rãi trong tác phẩm của hầu hết các nhà văn, nhà thơ như: Tú Mỡ, Thế Lữ, Xuân Diệu, Vũ Trọng Phụng, Hàn Mạc Tử,… nhưng trong đó, đặc biệt phải kể đến Bùi Giáng

1.3 Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh

Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam Ông là một thi sĩ lớn, danh tiếng và mức độ ảnh hưởng của ông trong nền thơ ca Việt Nam là không thể phủ nhận Thơ Bùi Giáng tài hoa ở câu chữ Là một nhà thơ tài năng, bên cạnh sử dụng thuần thục các chất liệu ngôn từ khác, Bùi Giáng đặc biệt tinh tế trong việc sử dụng nghệ thuật chơi chữ trong các sáng tác thơ của mình

1.4 Nghiên cứu nghệ thuật chơi chữ trong những tác phẩm văn chương cụ thể, đó là

việc tìm ra các cách chơi chữ đặc sắc được tác giả sử dụng cũng như những giá trị mà nó mang lại cho tác phẩm Và việc nghiên cứu nghệ thuật chơi chữ trong văn chương cũng để cho thấy cái tài hoa của người nghệ sĩ Đi sâu vào khảo sát và phân tích 244

Trang 7

bài thơ trong cuốn Bùi Giáng - Đười ươi chân kinh (thơ văn tinh tuyển), chúng tôi

nhận thấy nghệ thuật chơi chữ được ông sử dụng với tần số cao và đa dạng Cách dùng của ông có nhiều điểm mới lạ và độc đáo, thể hiện phong cách sáng tác rất riêng

Vì vậy, cùng với niềm đam mê khai phá thú chơi chữ và thơ văn Bùi Giáng,

chúng tôi chọn Nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng làm đề tài nghiên cứu

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong phần này, chúng tôi khảo sát một số công trình có liên quan đến đề tài theo ba mảng chính: lí thuyết nghệ thuật chơi chữ, vận dụng lí thuyết nghệ thuật chơi chữ vào nghiên cứu văn chương và nghiên cứu thơ Bùi Giáng

2.1 Về lí thuyết nghệ thuật chơi chữ

Vấn đề chơi chữ của tiếng Việt luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà ngôn ngữ học Thực tế cho thấy đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu về nghệ thuật chơi chữ trên phương diện lí thuyết

Nghệ thuật chơi chơi chữ được trình bày một cách tương đối đầy đủ (nhưng rất vắn tắt) ở 2 công trình sau:

Trong công trình Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt – Cù Đình Tú (1983), chơi chữ được xếp vào tiểu mục Chơi chữ - nói lái của mục Các cách tu từ

được cấu tạo theo quan hệ tổ hợp Ở công trình này, chơi chữ được chia theo ba kiểu:

chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết; chơi chữ bằng các phượng tiện từ vựng và ngữ nghĩa, chơi chữ bằng các phương tiện ngữ pháp [22; 320-327]

Với công trình Phong cách học tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (1993) xếp chơi chữ vào một trong Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa Hình thức nói lái

được trình bày trong tiểu mục tiếp theo Chơi chữ được trình bày thành lối nhại, lối tách từ và ghép từ mới, lối chơi chữ phổ biến trong văn chương ngày trước là phép đối,

lối chơi câu đố, và thơ Bút Tre [8; 208-222]

Ở các công trình chuyên biệt về nghệ thuật chơi chữ, vấn đề chơi chữ được trình bày đầy đủ và hệ thống hơn

Ở công trình Thú chơi chữ - Lê Trung Hoa, Hồ Lê (1990), nghệ thuật chơi chữ

được chia thành 14 kiểu loại Công trình trình bày phạm vi chơi chữ không chỉ trong văn chương, mà còn trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày Ở mỗi chương đều nêu tóm tắt những kiến thức cần thiết về kiểu chơi chữ đang bàn Công trình có nhiều ngữ liệu

Trang 8

hay, lí giải vấn đề nghiêm túc Tuy nhiên việc phân thành 14 kiểu loại chơi chữ như vậy là chưa đủ và chưa làm rõ mối quan hệ giữa chúng, cũng như tính hệ thống của chơi chữ trong chỉnh thể ngôn ngữ tiếng Việt [4]

Với công trình Chơi chữ - Lãng Nhân (1992), tác giả đã đưa ra nhiều tư liệu

quý về ngữ liệu có sử dụng chơi chữ song còn nhiều hạn chế như một vài ngữ liệu được xếp vào chơi chữ là chưa thỏa đáng cùng khá nhiều kiểu chơi chữ chưa được đề cập đến [15]

Tuyển tập Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt – Triều Nguyên

(2008) gồm 4 cuốn 5 phần: 1 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết; 2 Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ nghĩa; 3 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp; 4 Chơi chữ dựa vào phương ngữ, luật thơ và phong cách văn bản; 5 Chơi chữ có sự tham gia của ngữ liệu ngoài văn bản [10; 15+16] Tuyển tập phân loại các phương tiện, cách thức chơi chữ một cách tỉ mỉ, hệ thống, đầy đủ Ở mỗi phần, tác giải chia làm nhiều chương, trong mỗi chương lại chia thành các mục, rồi lại phân thành nhiều tiểu mục khác nhau Ở mỗi chương, mỗi mục đều có nêu tóm tắt những kiến thức cần thiết về kiểu chơi chữ được trình bày để người đọc dễ dàng tiếp thu các ngữ liệu được dẫn Ngữ liệu trong tuyển tập này rất chính xác và đa dạng Ngay cả những truyện cười hiện đại trên các báo hay những câu nói mới xuất hiện trong những năm gần đây cũng được tác giả đưa vào [10]

Tuyển tập Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt của Triều Nguyên

là tài liệu tham khảo chính của đề tài này, góp phần tích cực cho chúng tôi trong việc định hướng về mặt phân loại các cách thức chơi chữ được thi sĩ Bùi Giáng sử dụng trong thơ

Những công trình nghiên cứu trên đã cung cấp các kiến thức cơ bản nhất về nghệ thuật chơi chữ cho người nghiên cứu, từ đó tạo điều kiện để chúng tôi ;vận dụng vào việc nghiên cứu nghệ thuật chơi chữ trong văn chương

2.2 Về vấn đề vận dụng lí thuyết nghệ thuật chơi chữ vào nghiên cứu văn chương

Hiện nay, có không ít những công trình nghiên cứu về sự hiện diện của nghệ thuật chơi chữ trong văn chương

Điển hình là công trình Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt – Triều

Nguyên (2000), tác giả đã sưu tầm ca dao được 147 bài có sử dụng nghệ thuật chơi

Trang 9

chữ để làm cứ liệu cho các phương tiện chơi chữ được chia trong công trình Ngoài ra, tác giả cũng dành một chương ở phần đầu để lí giải về bản chất và các kiểu dạng chơi chữ trong văn chương [14]

Ngoài ra còn có các công trình được đăng tải trên các Tạp chí Ngôn ngữ như:

“Chơi chữ trong ngôn ngữ quảng cáo” – Lưu Trọng Tuấn (2011), công trình này khảo sát các loại chơi chữ trong các lời quảng cáo được phát hành trong các báo và tạp chí khác nhau ở Việt Nam, từ đó chia thành 5 loại: chơi chữ đồng âm, chơi chữ đa nghĩa, chơi chữ đối nghĩa, chơi chữ ngữ pháp, chơi chữ thành ngữ [23; 1-17]; “Chơi chữ trên báo chí” – Hoàng Anh (2003), công trình này khảo sát các loại chơi chữ trên báo chí, phân thành 4 kiểu cơ bản: bóc tách các thành tố của từ nguyên khối (thường là từ hai âm tiết) thành những từ độc lập, dùng các cấu trúc đối nhau về nghĩa, sử dụng các phép đồng âm giữa các từ, dùng từ có thể đồng thời gợi ra nhiều ý nghĩa [1; 18-23]

Thông qua việc tìm hiểu những công trình nghiên cứu trên, người đọc có nền tảng vững chắc, những hiểu biết mới hơn về nghệ thật chơi chữ trong văn chương Từ đó, việc vận dụng để nghiên cứu nghệ thuật chơi chữ trong một hay một số tác phẩm dễ dàng và thuận lợi hơn

2.3 Về tình hình nghiên cứu thơ của thi sĩ Bùi Giáng

Cá nhân Bùi Giáng cũng như thơ văn của ông nhận được nhiều tình cảm yêu mến cùng sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Vì vậy mà điều đầu tiên có thể nhận

thấy là số lượng công trình nghiên cứu thơ của thi sĩ khá nhiều Trong tập Bùi Giáng

trong cõi người ta – Đoàn Tử Huyến (chủ biên) [6], ở phần hai Một mai nhìn lại (Viết về Bùi Giáng) có đăng nhiều công trình viết về chuyện đời, chuyện tình cũng như tác

phẩm của ông Có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu thơ Bùi Giáng sau: Lại

một nhà thơ độc đáo – Bùi Tường [6; 187]; Thi sĩ "Phóng túng hình hài, ngang tàng tính mệnh" - Cung Văn Nguyễn Vạn Hồng [6; 213]; Hiện tượng Bùi Giáng - Thụy Khê

[6; 490]; Hồn quê trong thơ Bùi Giáng – Huỳnh Ngọc Chiến [6; 393]; Bùi Giáng, hồn

thơ bị vây khốn - Thanh Tâm Tuyền [6; 475];…

Về ngôn ngữ thơ Bùi Giáng, trong Kỉ yếu Hội thảo Ngữ học toàn quốc 2015 –

Nguyễn Thiện Thuật (chủ biên) có hai công trình nghiên cứu về thơ Bùi Giáng Ở

công trình Từ vựng khẩu ngữ trong thơ Bùi Giáng – Nguyễn Đức Chính, tác giả đã

phân từ vựng khẩu ngữ trong thơ Bùi Giáng thành ba lớp từ: từ hội thoại, từ địa

Trang 10

- 5 -

phương và từ thông tục Tác giả cũng nêu ra ba tác dụng của từ vựng khẩu ngữ trong thơ Bùi Giáng: mang màu sắc của đời sống thực vào thơ, góp phần tạo sự hài hước và

khắc họa sống động chân dung nhân vật trữ tình [20; 780-787] Ở công trình Lớp từ

chỉ thời gian trong "Rong rêu" của Bùi Giáng – Dương Thị Thanh Huyền, tác giả tiến

hành khảo sát những đơn vị từ ngữ chỉ thời gian trong tập Rong rêu của Bùi Giáng Từ

ngữ liệu thống kê, tác giả phân loại theo các tiêu chí: xét theo nội dung, trong lớp danh từ chỉ thời gian, chia thành danh từ chỉ thời gian chung và danh từ chỉ thời gian cụ thể; xét theo cấu tạo chia thành danh từ đơn, danh từ ghép, danh từ láy lại và danh ngữ; xét theo nguồn gốc chia thành từ Hán Việt và từ thuần Việt; xét theo mục đích thể hiện chia thành hai loại thời gian tiếc nuối và thời gian hướng vọng thiên thu [20; 897-904] Qua việc trình bày những công trình trên, có thể thấy ngôn ngữ thơ Bùi Giáng là một mảnh đất màu mỡ Nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng cũng nằm trong đó, là một mảnh đất mới và cần được khai phá

Với tinh thần tiếp thu có chọn lọc, đồng thời phát hiện những nét mới mẻ để khẳng định dấu ấn riêng, chúng tôi đã quyết định tiếp cận mảng thơ Bùi Giáng dưới

góc nhìn ngôn ngữ học, thông qua đề tài: Nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng Có

thể nói, khóa luận này chính là thành quả nghiên cứu, lao động miệt mài của chúng tôi khi suy ngẫm về sự hiện diện cũng như những đặc điểm, giá trị mà nghệ thuật chơi chữ đã mang lại cho thơ Bùi Giáng

3 Mục đích nghiên cứu

Với đề tài Nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng, tôi hi vọng sẽ làm sáng tỏ

thêm về lí thuyết chơi chữ Tìm ra những thủ pháp chơi chữ cùng đặc điểm và giá trị của các thủ pháp đó trong thơ Bùi Giáng

Thơ Bùi Giáng hiện nay còn khá xa lạ cũng như chưa nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các bạn sinh viên Hơn nữa, cũng là những người con của đất Quảng, chung mảnh đất chôn nhau cắt rốn với thi sĩ, thế nên với công trình nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn góp một phần công sức trong việc quảng bá thơ ca Bùi Giáng với các bạn sinh viên tỉnh nhà

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 11

Đối tượng của công trình nghiên cứu này là những câu thơ có chứa nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng Tuy nhiên, nghệ thuật chơi chữ có rất nhiều kiểu loại, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ khảo sát những câu thơ có chứa các lối chơi chữ đặc sắc sau: chơi chữ theo cách đồng âm, chơi chữ theo cách nhại âm, chơi chữ theo cách điệp âm và chơi chữ theo cách lái âm, chơi chữ theo cách đồng nghĩa, chơi chữ theo cách trái nghĩa, chơi chữ theo cách nhiều nghĩa, chơi chữ dựa vào trường nghĩa, chơi chữ theo cách tách từ, ngữ và chơi chữ theo cách đảo trật tự, vị trí từ, ngữ

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Số lượng thi phẩm của nhà thơ Bùi Giáng là rất lớn Với công trình nghiên cứu

này, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát các bài thơ ở phần Thơ trong tập Bùi Giáng -

Đười ươi chân kinh (thơ văn tinh tuyển) được Công ti văn hóa và truyền thông Nhã

Nam cùng NXB Hội Nhà Văn xuất bản năm 2011

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện công trình, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

5.1 Phương pháp thống kê, phân loại, xử lí số liệu:

Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để thống kê các ngữ liệu có sử dụng

nghệ thuật chơi chữ khảo sát được từ 244 bài thơ trong cuốn Bùi Giáng - Đười ươi

chân kinh (thơ văn tinh tuyển) Sau đó, chúng tôi phân loại theo các tiêu chí và xử lí số

liệu nhằm đưa ra được số lần Bùi Giáng sử dụng nghệ thuật chơi chữ cũng như tỉ lệ, tần số xuất hiện của các phương thức chơi chữ trong thơ Bùi Giáng

5.2 Phương pháp phân tích

Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu, từ việc phân tích ngữ liệu đến phân tích số liệu

5.3 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được chúng tôi vận dụng để so sánh tần suất, mật độ xuất hiện của các phương thức chơi chữ với nhau; từ đó rút ra các đặc điểm của nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng

5.4 Phương pháp tổng hợp

Đây là phương pháp được sử dụng để tổng hợp kết quả sau khi phân tích ngữ liệu và số liệu Từ đó hình thành nên hệ thống các thủ pháp chơi chữ được Bùi Giáng sử dụng cũng như các đặc điểm, giá trị của nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng

Trang 12

6 Đóng góp của khóa luận

6.1 Về phương diện lí thuyết

- Hệ thống lại cơ sở lí luận xoay quanh nghệ thuật chơi chữ

- Cung cấp cho người đọc hệ thống các thủ pháp chơi chỡ được Bùi Giáng sử dụng trong thơ của ông cùng đặc điểm và giá trị của nó trong việc chuyển tải nội dung tư tưởng tác phẩm, cũng như việc định hình phong cách của thi sĩ Bùi Giáng

6.2 Về phương diện thực tiễn

- Thực hiện đề tài này, chúng tôi bổ sung thêm cho mình vốn kiến thức về nghệ thuật chơi chữ Điều đó góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy sau này

- Khóa luận là một tài liệu tham khảo bổ ích cho việc tiếp cận, đánh giá, nhìn

nhận thơ của Bùi Giáng một cách đầy đủ, đa dạng hơn

7 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo và phần phụ lục, khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Giới thuyết về những vấn đề liên quan đến đề tài Chương 2: Khảo sát nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng

Chương 3: Đặc điểm và giá trị của nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng

Trang 13

NỘI DUNG

Chương 1 GIỚI THUYẾT VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan về nghệ thuật chơi chữ

1.1.1 Khái niệm nghệ thuật chơi chữ

Vì chơi chữ nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nên có rất nhiều công trình viết về nghệ thuật này Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau về khái niệm nghệ thuật chơi chữ

Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê (chủ biên) có viết: “chơi chữ là lợi

dụng các hiện tượng đồng âm, đa nghĩa,… trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước) trong lời nói” [18; 172 ]; còn ở cuốn

Từ điển văn học tập 1 – nhiều tác giả lại viết chơi chữ là “một biện pháp tu từ, trong

đó ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh,… được vận dụng một cách đặc biệt nhằm đem lại những liên tưởng bất ngờ, lí thú” [17; 404]

Trong cuốn 150 Thuật ngữ Văn học, Lại Nguyên Ân xem chơi chữ như lộng

ngữ là “một biện pháp tu từ tập trung khai thác những tương đồng về ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh nhằm tạo ra những liên tưởng bất ngờ, thú vị” [2; 193]

Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt đã viết: “Một số

tài liệu cho rằng, chơi chữ (lộng ngữ) nhằm tạo nên thông báo bổ sung, bất ngờ, song song với thông báo cơ sở Điều này không hoàn toàn đúng Thông báo bổ sung tin tức bổ sung, đặc điểm tu từ là phần tin có quan hệ gắn bó với phần thông báo cơ sở, có tác dụng loại biệt hóa phần thông báo cơ sở về một phương diện nào đó Ở phép chơi chữ ta không thấy có loại tin như vậy Bất cứ một kiểu chơi chữ nào, ta cũng thấy có hai loại tin: tin cơ sở, tin khác loại với tin cơ sở Hai loại tin này tuy cùng được thể hiện nhờ các phương tiện ngôn ngữ, nhưng về bản chất không có quan hệ gì gắn bó với nhau, không phụ thuộc vào nhau Phần tin khác loại này thường là cái trái cựa, cái bất bình thường, cho nên chơi chữ thường tạo nên những bất ngờ, lí thú” [22; 320-321] Từ sự phân tích ấy, ông nêu định nghĩa về chơi chữ (bao gồm cả nói lái) như sau: “Chơi chữ là cách tu từ vận dụng linh hoạt các tiềm năng về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp của Tiếng Việt nhằm tạo nên phần tin khác loại song song tồn tại với phần tin cơ sở Phần tin khác loại này tức lượng ngữ nghĩa mới là bất ngờ về bản chất, không có quan hệ phù hợp với phần tin thông báo cơ sở” [22; 321]

Trang 14

Trong cuốn Nghệ thuật chơi chữ trong Văn chương người Việt Tập 1 - Chơi

chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết, ở phần đầu nói về bản chất chơi chữ, Triều

Nguyên đã nêu ra hai nhận xét Thứ nhất, “chơi chữ được thể hiện trên tất cả các cấp độ, bình diện của Tiếng Việt, trong lúc các cách tu từ chỉ thể hiện trên một vài cấp độ nhất định Như các cách tu từ ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ,… thể hiện chủ yếu ở cấp độ từ; các cách tu từ điệp từ ngữ, đồng nghĩa kép, tăng tiến, tương phản,…thể hiện chủ yếu ở đơn vị câu Tức phạm vi thể hiện của chơi chữ rộng hơn” [10; 11+12] Thứ hai, “chơi chữ tạo ra một lượng thông tin (ngữ nghĩa) mới, về bản chất không có quan hệ phù hợp với lượng thông tin cơ sở; trong lúc các cách tu từ thường gặp, ý nghĩa do chúng tạo ra hoặc bằng sự liên tưởng nét tương đồng, liên tưởng về mối quan hệ có thực giữa hai đối tượng bằng quan hệ phối hợp, gắn bó về nghĩa Như các cách tu từ ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, so sánh,… được hình thành qua quan hệ liên tưởng (tức có khía cạnh giống nhau hay gắn kết nhau giữa lượng thông tin mới và thông tin cơ sở); các cách tu từ điệp từ ngữ, đồng nghĩa kép, tăng tiến, tương phản,… được hình thành nhờ mối quan hệ phối hợp về nghĩa (để tạo ra lượng thông tin mới, phù hợp với các thành tố ngữ nghĩa để kết hợp mà làm nên) Và mỗi khi cách tu từ phát huy hiệu quả, tức ý nghĩa tu từ được nhận ra, thì văn bản (hay phát ngôn) không còn một ý nghĩa nào khác; trong lúc chơi chữ luôn có hai lượng ngữ nghĩa cùng xuất hiện sóng kèm Như vậy, cách tạo nghĩa của chơi chữ khác với các dạng tu từ vừa nói” [10; 12+13]

Từ hai nhận xét trên, Triều Nguyên đã đưa ra khái niệm chơi chữ như sau: “Chơi chữ là dùng phương thức diễn đạt đặc biệt, sao cho ở đó song song tồn tại hai lượng ngữ nghĩa (thông tin) khác hẳn nhau được biểu đạt cùng một hình thức ngôn ngữ, nhằm tạo nên sự thú vị mang tính chất chữ nghĩa” [10; 13]

Xuất phát từ những định nghĩa vừa trình bày, chúng tôi rút ra một số nhận xét:

thứ nhất, chơi chữ là một phương thức diễn đạt đặc biệt, nó khác với các biệp pháp tu

từ vì nó thể hiện trên tất cả các cấp độ của Tiếng Việt; thứ hai, chơi chữ tạo ra hai lượng thông tin – ngữ nghĩa sóng kèm; và thứ ba, chơi chữ tạo nên một sự bất ngờ, thú

vị Chúng tôi xét thấy rằng quan điểm của Triều Nguyên trong vấn đề định nghĩa chơi chữ là hợp lí hơn cả ở tính chất rõ ràng, dễ hiểu và đảm bảo được các đặc điểm của nghệ thuật chơi chữ Vì vậy chúng tôi thống nhất chọn khái niệm của ông làm cơ sở lí luận trong quá trình thực hiện đề tài

Trang 15

1.1.2 Phân loại nghệ thuật chơi chữ

Hiện nay, số lượng các công trình nghiên cứu nghệ thuật chơi chữ khá nhiều, ở các công trình khác nhau thì cách phân loại nghệ thuật chơi chữ cũng khác nhau Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy cách phân loại của Triều Nguyên là đầy đủ và khoa học nhất Vì thế chúng tôi lấy đó làm cơ sở chính để phân loại nghệ thuật chơi chữ khi tiến hành đề tài

Trong cuốn Nghệ thuật chơi chữ trong Văn chương người Việt Tập 1 - Chơi

chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết, Triều Nguyên đã đưa ra cơ sở cho việc

phân loại các nghệ thuật chơi chữ của ông như sau: “Tập sách dùng định nghĩa vừa trình bày để xác định tư liệu, xem chúng có phải chơi chữ hay không Mỗi khi tư liệu phù hợp với định nghĩa, chúng trở thành các ngữ liệu và được phân loại về cách thức, kiểu dạng chơi chữ tương ứng, để có thể sử dụng vào tập sách” [10; 15] Theo cách làm này, ông đã phân nghệ thuật chơi chữ thành 5 nhóm cách chơi chữ lớn: (1) chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết; (2) chơi chữ bằng các phương tiện ngữ nghĩa; (3) chơi chữ bằng các phương tiện ngữ pháp; (4) chơi chữ dựa vào phương ngữ, luật thơ và phong cách văn bản; (5) chơi chữ có sự tham gia ngữ liệu ngoài văn bản Ở mỗi nhóm chia thành nhiều lối chơi chữ bộ phận, rồi lại chia thành nhiều kiểu, nhiều cách thức chơi chữ khác nhau

Khi tiến hành khảo sát 244 bài thơ trong cuốn Bùi Giáng - Đười ươi chân kinh

(thơ văn tinh tuyển), chúng tôi tập trung vào khảo sát những lối chơi chữ đặc sắc được

Bùi Giáng sử dụng, thuộc ba nhóm cách chơi chữ lớn như sau:

- Ở nhóm cách chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết, chúng tôi

thực hiện khảo sát lối chơi chữ theo cách đồng âm, chơi chữ theo cách nhại âm, chơi chữ theo cách điệp âm và chơi chữ theo cách lái âm

- Ở nhóm cách chơi chữ bằng các phương tiện ngữ nghĩa, chúng tôi thực hiện

khảo sát lối chơi chữ theo cách đồng nghĩa, chơi chữ theo cách trái nghĩa, chơi chữ theo cách nhiều nghĩa và chơi chữ dựa vào trường nghĩa

- Ở nhóm cách chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp, chúng tôi thực hiện khảo

sát lối chơi chữ theo cách tách từ, ngữ và chơi chữ theo cách đảo trật tự, vị trí từ, ngữ Vì vậy, ở phần trình bày lí thuyết dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ trình bày rõ những lối chơi chữ đặc sắc thuộc ba nhóm cách chơi chữ lớn mà công trình thực hiện khảo sát như đã nói ở trên

Trang 16

1.1.2.1 Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết a) Chơi chữ theo cách cùng âm (đồng âm)

Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau Từ đồng âm xuất hiện nhiều trong tiếng Hán, tiếng Việt Hiệu quả chơi chữ được thể hiện khi giữa các từ đồng âm tạo nên một sự rối rắm nhất định giữa âm và nghĩa Nó gây “mù”, tạo lẫn lộn cho người đọc, người nghe, đòi hỏi chuyện phân định rạch ròi giữa chúng Ở cách này, người nói người viết dùng các từ đồng âm, có thể là từ thuần Việt hoặc Hán Việt đặt trên cùng một văn bản ngắn, loạt đồng âm thường là từ đơn tiết Có 3 kiểu thường gặp:

- Tạo các từ ngữ thuần Việt đồng âm trên cùng một văn bản ngắn:

Bói xem một quẻ có chồng lợi1 chăng? Thầy bói gieo quẻ nói rằng:

Lợi2 thì có lợi3 nhưng răng không còn” (Ca dao)

Lợi1 là lợi ích Lợi2 và lợi3 vừa có nghĩa như lợi1, lại vừa có nghĩa là phần thịt để răng cắm vào

+ “Con ngựa đá1 con ngựa đá2, con ngựa đá3 không đá4 con ngựa” (Câu đối)

Đá1 và đá4 là động từ miêu tả hành động đưa nhanh chân và hất mạnh nhằm làm

cho bị tổn thương hoặc cho văng ra xa còn đá2 và đá3 là danh từ chỉ chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, thường thành từng tảng, từng hòn

- Tạo các từ ngữ Hán Việt đồng âm trên một văn bản ngắn:

+ “Bốn cụ1 ngồi cùng một cỗ, cụ2 đủ điểu, cụ3 chẳng sợ ai” (Câu đối)

Vế đối có ba từ “cụ” đồng âm: cụ1: cỗ (cỗ bàn), cụ2: đủ; cụ3: sợ

- Tạo các từ ngữ thuần Việt đồng âm với từ ngữ Hán Việt trên cùng một văn bản ngắn:

+ “Quân tử cố1 cùng, quân từ cùng, quân tử cố” (Câu đối)

Vế đối có từ cố1 (Hán Việt): bền lòng, đồng âm với hai từ cố (tiếng Việt): cầm đồ và cố (tiếng Việt): cố gắng, nỗ lực

Trang 17

b) Chơi chữ theo cách nhại, cách gần âm

Ở đây chia ra hai cách chơi chữ bộ phận nhỏ hơn đó là: chơi chữ theo cách nhại âm (nhại từ ngữ, lời nói, giọng nói) và chơi chữ theo cách gần âm Ở bài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu lối chơi chữ theo cách nhại âm

Chơi chữ theo cách nhại âm (nhại từ ngữ, lời nói, giọng nói) xảy ra khi cái nhại đồng thời cũng là cái có nghĩa, và ý nghĩa này độc lập với ý nghĩa văn bản

(2) già -> giả -> gia c) Chơi chữ theo cách điệp âm

Dựa vào cách cấu tạo của âm tiết tiếng Việt, cách điệp âm để chơi chữ có thể chia làm năm loại: điệp phụ âm đầu; điệp vần; điệp phụ âm đầu và vần; điệp thanh và điệp tiếng, điệp từ ngữ Ở bài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào ba loại đầu, tức: điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp phụ âm đầu và vần

- Điệp phụ âm đầu:

“Là bạn tiên vồ với bác Thâm

Tinh thần chén rượu chẳng cần mâm

Thơ thần thơ thánh thành thơ thẩn,

Thế mà tri kỉ với tri âm”

(Tú Sót - Gửi bạn tiên vồ)

Ở dòng thứ ba, các âm tiết đều cùng phụ âm đầu (th-) - Điệp vần:

“Nước chảy riu riu, Lộc bình trôi ríu ríu;

Trang 18

Anh thấy em nhỏ xíu, anh thương”

(Ca dao)

“Riu riu”, ‘ríu ríu”, “xíu” gợi nên một hình ảnh nhỏ nhắn, nhẹ nhàng, mà vấn

vương, dan díu

- Điệp phụ âm đầu và vần:

“Mở ra toác toạc toàng toang, cơ tạo hóa chia làm hai mảnh; Khép lại, khìn khin khít khịt, máy âm dương đưa đẩy một then”

(Nguyễn Khuyến – Câu đối)

Ở câu đối trên có sử dụng cách chơi chữ điệp phụ âm đầu và vần: “toác toạc

toàng toang”, “khìn khin khít khịt”

d) Chơi chữ theo cách lái âm (nói lái)

Tiếng Việt tạo ra rất nhiều cơ hội, điều kiện cho việc lái âm (nói lái) Trên đại thể, tiếng Việt là loại hình ngôn ngữ đơn lập, với hai đặc điểm nổi bật: đơn vị cơ bản là âm tiết, thường có nghĩa và được dùng thành từ; ý nghĩa ngữ pháp được diễn đạt bằng trật tự trước sau của từ, bằng các hư từ Bên cạnh đó, trong cấu tạo âm tiết, hầu hết các phụ âm đầu đều có thể kết hợp với các kiểu vần (kèm thanh điệu), cùng khả năng có nghĩa khá cao Mỗi âm tiết gồm ba bộ phận: phụ âm đầu, vần và thanh điệu Sự thay đổi vị trí của chúng ở hai âm tiết lái (so với hai âm tiết thuận) tạo nên cách nói lái

Có sáu cách nói lái thường gặp Nếu dùng P1V1T1 và P2V2T2 để chỉ phụ âm đầu, vần và thanh điệu của hai âm tiết ở dạng thuận, sáu cách nói lái ấy như sau (ví dụ,

Cách đầu sử dụng phổ biến ở miền Bắc, các cách sau (chủ yếu là cách 2 và 3) sử dụng ở miền Trung và Nam Nếu có lái ba, lái tư,… cũng chỉ lái hai âm tiết ở vị trí trọng âm; ví dụ 1-3 (lái ba: mèo đuôi cụt -> mút đuôi kèo); 2-4 (lái tư : làm sương cho

Trang 19

sáo -> làm sao cho sướng);… Nói lái trở thành phương tiện chơi chữ với hiệu quả thẩm mĩ cao khi cả hai tổ hợp (thuận và lái) đều có nghĩa

Trong văn chương, chơi chữ theo cách lái âm có thể chia làm hai kiểu: - Kiểu chỉ một tổ hợp (thuận hoặc lái) xuất hiện:

Mai sau trải lẹ, ta thì kết đôi” (1) (Ca dao)

+ “Đêm năm canh nằm sầu cô đạnh,

Ngày sáu khắc nhớ má với cằm” (2) (Ca dao)

Ở ngữ liệu (1): “Câu rạo” -> cạo râu, “trải lẹ” -> trẻ lại Ở ngữ liệu (2): “cô

đạnh” -> canh độ, “má với cằm” -> mắm với cà

- Kiểu cả hai tổ hợp (thuận và lái) xuất hiện trên văn bản:

Ở các câu đối trên, các tổ hợp thuận và lái đều cùng xuất hiện

Ngoài bốn cách chơi chữ bộ phận vừa trình bày, ở nhóm cách chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết còn bốn cách chơi chữ bộ phận khác: chơi chữ theo cách phiên âm tiếng nước ngoài, chơi chữ theo cách đan xen ngôn ngữ, một số cách chơi chữ về chữ viết: chữ Hán, một số cách chơi chữ về chữ viết: chữ quốc ngữ 1.1.2.2 Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ nghĩa

a) Chơi chữ theo cách cùng nghĩa (đồng nghĩa)

Từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về ý nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm Ở cách này, người nói người viết đặt các từ

Trang 20

đồng nghĩa xuất hiện trên cùng một văn bản ngắn hay đặt từ ngữ đồng nghĩa vào các ngữ cảnh đối lập Có ba kiểu đồng nghĩa trong cách chơi chữ này, đó là:

- Đồng nghĩa giữa từ ngữ thuần Việt với từ ngữ thuần Việt:

Em bán thịt chó

Em lấy tiền bó,

Em lại mua muông

Anh mà đối đặng, em theo luôn về nhà?” (Ca dao)

“Cầy”, “chó” và “muông” là ba từ tiếng Việt cùng nghĩa

Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi” (Ca dao)

“Nửa đêm”, “giờ tí”, “canh ba” là những từ cùng chỉ một khoảng thời gian; “vợ tôi”, “con gái”, “đàn bà”, “nữ nhi” là những từ cùng chỉ người phụ nữ (“nữ nhi” là từ Hán Việt)

- Đồng nghĩa giữa từ ngữ thuần Việt (TV) với từ ngữ Hán Việt (HV):

Bắt ốc sau nhà”

(Câu đối)

Các cặp đồng nghĩa: “môn” - “cửa”, “ốc” - “nhà” Trong ngữ cảnh thuận, “môn” là tên cây, “ốc” là tên con vật, chúng đều là từ thuần Việt Nhưng ở hướng chơi chữ, chúng chuyển thành từ Hán Việt để tương ứng với “cửa”, “nhà”

Cứu nước, quốc hội phải họp”

Trang 21

+ “Nghĩ mình cũng đấng quân vương,

Cớ sao phải chịu tuyết sương dãi dầu?” – (Cây) đế

(Câu đố) + “Giơ lưng cho thế gian ngồi

Kẻ chê bất nghĩa, người cười bất trung?” – (Cái) phản

(Câu đố)

Các cặp đồng nghĩa HV – HV: “quân vương” – “đế”,

“bất nghĩa” – “bất trung” – “phản”

b) Chơi chữ theo cách trái nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau Ở cách chơi chữ này phân chia thành nhiều kiểu nhỏ khác: đặt cặp trái nghĩa vào các cấu trúc phủ định; đối phản nghĩa; cặp trái nghĩa hình thành trên cơ sở cùng âm,… Nhưng được sử dụng nhiều nhất trong thơ đó là kiểu dùng nhiều cặp trái nghĩa, đối lập về nghĩa trong cùng một văn bản ngắn:

“Con quạ đen, con cò trắng Con ếch ngắn, con rắn dài

Em trông anh trông mãi trông hoài, Trông cho thấy mặt như bài liền pho”

(Ca dao)

Các cặp trái nghĩa: “đen” – “trắng”, “ngắn” – “dài”

c) Chơi chữ theo cách nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa (từ đa nghĩa) là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại Từ nhiều nghĩa khác với đồng nghĩa ở chỗ, từ đồng nghĩa gồm những từ có vỏ ngữ âm khác nhau, có ý nghĩa đồng nhất (hay gần đồng nhất); khác với đồng âm ở chỗ, từ đồng âm gồm những từ có vỏ ngữ âm giống nhau, có ý nghĩa không liên hệ gì với nhau

Ở cách chơi chữ theo cách nhiều nghĩa, người nói, người viết đặt từ nhiều nghĩa xuất hiện nhiều lần trong một ngữ cảnh:

Trang 22

+ “Thôi1 thế thì thôi2, thôi3 cũng được, Càng năm càng khỏi tiếng nương dâu”

(Hồ Xuân Hương - Vô âm nữ)

Thôi1 ở vị trí đầu câu thơ là cảm từ, biểu thị ý lấy làm tiếc trước điều không hay

xảy ra; thôi2 là động từ, thể hiện trạng thái đành chịu, xem như không có chuyện gì

phải nói nữa; thôi3 là trợ từ, thể hiện ý nhấn mạnh sự miễn cưỡng đồng ý + “Phong lưu tìm thú chơi1 hè,

Chẳng lên Tam Đảo thì về Sầm Sơn Hữu tình còn thú chi hơn,

Chơi2 mây chơi3 nước chơi4 non chơi5 người”

(Tú Mỡ - Cảnh thú Sầm Sơn)

Từ “chơi” xuất hiện năm lần Bốn lần đầu là hoạt động giải trí, tham quan thắng

cảnh; lần cuối thì dùng người làm thú tiêu khiển, kiểu “chơi gái” d) Chơi chữ dựa vào trường nghĩa

Trường nghĩa, ở đây, được hiểu như nhóm từ vựng - ngữ nghĩa, là một tập hợp các đơn vị từ vựng theo một nét đồng nhất nào đó về nghĩa Ở cách này, người chơi chữ đặt các từ cùng trường nghĩa xuất hiện trên một văn bản ngắn, phải có ít nhất ba từ cùng trường (hoặc hai từ cùng trường trong một vế) mới được xét là ngữ liệu xuất hiện cách chơi chữ dựa vào trường nghĩa:

+ Trường các từ chỉ màu sắc:

“Thiên hạ thanh, hoàng giai ngã thủ, Triều trung chu, tử tổng ngô gia”

(Lê Thánh Tông – Câu đối)

“Thanh” (xanh), “hoàng” (vàng), “chu” (đỏ), “tử” (tía) là trường gồm bốn từ

Trang 23

Các số: “tám”, “chín”, “mười”, “tư” (bốn), “năm”, “sáu” là trường gồm

sáu từ chỉ các con số

Ngoài trường các từ chỉ màu sắc, con số, có thể kể thêm một số trường nghĩa phổ biến khác như: trường các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên; trường về thực vật, động vật; trường các từ chỉ mùa, chỉ phương hướng; trường chỉ bộ phận cơ thể, hành động của con người; trường chỉ vật dụng;…

Ngoài bốn cách chơi chữ bộ phận vừa trình bày trên, ở nhóm cách chơi chữ bằng các phương tiện ngữ nghĩa còn có bốn cách chơi chữ bộ phận khác: chơi chữ theo cách lệch nghĩa; chơi chữ theo cách khoán nghĩa; chơi chữ theo cách bác bỏ “A mà lại B”, và cách tạo nước đôi về nghĩa; chơi chữ dựa vào sở chỉ

1.1.2.3 Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ pháp a) Chơi chữ theo cách tách ghép từ, ngữ

Tách một từ hoặc một ngữ cố định ra làm đôi, không cho chúng hợp nhất như vốn có, hoặc ghép hai đơn vị tưởng chẳng có quan hệ gì với nhau, nhưng thật ra là hai yếu tố, thành tố của một từ ngữ để chơi chữ là điều thường gặp Có thể chia hình thức chơi chữ này làm hai phần: cách tách, ghép từ và cách tách ngữ Ở đề tài này, chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu hai kiểu chơi chữ bộ phận là tách từ và tách ngữ

- Tách từ: được tổ chức theo nhiều cấu trúc như: AxB, xAxB, AxBy, xAyB, AxBy, AxyB,… (trong đó A, B là các âm tiết của từ song tiết được tách và x,y là từ đơn tiết hoặc âm tiết)

Nhớ con đường chẳng đi qua bao giờ”

(Nguyễn Duy - Thật thà)

Thân anh đi lẻ về loi một mình”

(Ca dao) Tách từ theo cấu trúc: xAxB: thật thà; xAyB: lẻ loi - Tách ngữ:

+ “Giang sơn một gánh cheo leo,

Qua sông nỉ nước, qua đèo nỉ non”

(Ca dao)

Trang 24

+ “Kháp chàng, em cũng muốn chàng,

Sợ rằng môi hở, gió vào lạnh răng”

(Ca dao) Tách ngữ: nỉ nước nỉ non, môi hở răng lạnh b) Chơi chữ theo cách đảo trật tự, vị trí từ, ngữ

Đảo trật tự, vị trí từ ngữ sẽ làm thay đổi chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa (của từ, ngữ, câu, đoạn, văn bản được đảo) Cách chơi chữ này có thể phân làm hai loại: đảo một bộ phận tùy chọn trong cấu trúc văn bản, và đảo toàn bộ văn bản theo một quy cách nhất định Ở bài nghiên cứu này, chúng tôi chia cách đảo trật tự, vị trí từ, ngữ thành hai kiểu: đảo trật tự, vị trí hai tiếng liền nhau và đảo trật tự, vị trí nhiều hơn hai tiếng hoặc một ngữ cố định:

- Đảo trật tự, vị trí hai tiếng liền nhau:

Tử nhập quan tài

Kí sinh giả vinh, Kì tử giả ai”

(Vũ Thoái Dĩnh – Văn bia)

Đảo: “tài quan” (một chức quan võ nhỏ) -> “quan tài” (hòm, áo quan)

+ “Chính Đông thiên định thực là, Đông tà đông chính, chính tà đều đông”

(Ca dao Huế)

Đảo: “Chính Đông” (tên một cửa thành) -> “đông chính” (đối lập với “đông

tà”: đông đảo bọn gian manh)

- Đảo trật tự, vị trí nhiều hơn hai tiếng hoặc một ngữ cố định: + “Tài không sắc, sắc không tài

Lá úa nhành khô cũng tiếng mai Ngọc ánh chi nài son phấn điểm, Vàng ròng há sợ sắc màu phai!”…

(Sương Nguyệt Anh – Cây mai)

Trang 25

- 20 -

+ “Nghi nhân mạc dụng, dụng nhân mạc nghi” (Tục ngữ)

Đảo nhiều hơn hai tiếng: “tài không sắc” -> “sắc không tài” Đảo ngữ: “nghi nhân mạc dụng” –> “dụng nhân mạc nghi”

Ở nhóm cách chơi chữ bằng các phương tiện ngữ pháp, ngoài 2 cách vừa trình bày ở trên thì còn hai cách nữa: chơi chữ theo cách chuyển từ ra ngữ, câu và rút gọn ngữ, câu; chơi chữ theo cách ngắt nhịp câu, buông lửng câu

Như vậy, tác giả Triều Nguyên đã đưa ra khái niệm chơi chữ cũng như cách phân loại chơi chữ khoa học, đầy đủ Những lí luận này là cơ sở quan trọng để chúng tôi đi vào tiến hành khảo sát, phân loại và nghiên cứu các nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng

1.2 Đôi nét về nhà thơ Bùi Giáng và ngôn ngữ thơ của ông

1.2.1 Bùi Giáng – thi sĩ có tài thơ trác tuyệt

Dịch giả Bùi Văn Nam Sơn đã viết về Bùi Giáng thế này: “Hiếm có tác giả nào mà khi ta đọc đôi câu cũng có thể cảm thụ được cái tinh thể của toàn bộ văn nghiệp đồ sộ, nhìn một hành vi mà thấy được phong độ dị thường của cả bình sinh Một giọt nước mắt mang cả lượng hải hàm của đại dương - nói như nhà Phật Các bậc thâm trầm ngày xưa gọi đó là “mở cửa thấy núi, một khí xuyên suốt” (khai môn kiến sơn, nhất khí quán hạ) Phương Tây bảo rằng Văn là Người Quả ở đây, Người trở thành Văn, Văn với Người không hai Anh Giáng là sao Văn Khúc “hạ giáng” vào cửa họ Bùi ta chăng? anh vẫn thuộc vào loại thiên tài không định nghĩa được” [6; 166+167] Nói Bùi Giáng là thiên tài, quả thật đúng vậy Ông am hiểu nhiều ngôn ngữ, uyên thâm không chỉ văn thơ mà còn cả triết học Sức đọc, sức làm việc của Bùi Giáng là vô cùng tận Từ dịch thuật đến sáng tác, từ giảng luận đến tư tưởng, từ văn đến thơ, số lượng và chất lượng các tác phẩm mà ông đã xuất bản thì khó có người nào có thể so bì được Từ năm 1962 trở đi, Bùi Giáng liên tục cho ra đời nhiều đầu sách Mỗi năm đều đều vài ba cuốn Càng về sau càng nhiều hơn Năm 1969, ông xuất bản 10 tác phẩm trong một năm, chủ yếu là thơ Từ năm 1957 đến 1997, Bùi Giáng có khoảng 55 tác phẩm đã in về thơ, dịch và triết học Chỉ bàn riêng về thơ, ông đã cho xuất bản hơn 10 tập thơ, thơ của Bùi Giáng thì phải kể bằng đơn vị ngàn bài

Trang 26

- 21 -

Nói về lực thơ, tài thơ của Bùi Giáng, những nhà văn, nhà thơ đã không tiếc những câu khen ngợi ngất trời dành cho ông: “Ngủ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ Chứ không phải nghĩ ra thơ, làm thơ” [6; 236] (lời của nhà thơ, nhà văn Thanh Tâm Tuyền); “Vậy mà cái sức viết hồi đó đến như Bùi Giáng là tột đỉnh, là không tiền khoáng hậu Vậy mà cái lực viết đến như Bùi Giáng và thấy Bùi Giáng là ngàn người không một, là phi phàm, là vô địch rồi” [6; 235] (lời của nhà văn Mai Thảo),…

Trong hơn nửa thế kỉ qua, đã có nhiều người viết về Bùi Giáng Danh tiếng và mức độ ảnh hưởng của Bùi Giáng không ngừng tăng lên với thời gian Thơ ông được

phổ nhạc từ một câu “còn hai con mắt khóc một người con” trong Con mắt còn lại của Trịnh Công Sơn cho tới cả bài “Gái lội qua khe” tức Tục ca 3 của Phạm Duy, và bây

giờ còn tiếp tục được phổ nhiều bài nhạc Không ít các thi sĩ dù có hay không việc thú nhận, đều ít nhiều chịu ảnh hưởng từ thơ của “thi sĩ đười ươi”

Cuối cùng, xin trích dẫn lời của nhà văn Mai Thảo để khẳng định tài thơ trác tuyệt của vị “thi sĩ đười ươi”: “Bùi Giáng đã đem lại cho cuộc đời biết bao châu ngọc Bằng tài thơ trác tuyệt Bằng cõi ngôn ngữ ảo diệu, không tiền khoáng hậu Có ông, thi ca mới đích thực có biển có trời Từ ấy, thi ca mới không cùng không tận” [6; 241]

1.2.2 Ngôn ngữ thơ – điều làm nên tên tuổi Bùi Giáng

Thơ Bùi Giáng tài hoa ở câu chữ, những câu chữ chứa đầy mật ngữ Ngày hôm nay vẫn có một số đông người thưởng ngoạn, say mê thơ Bùi Giáng Ấy cũng nhờ ngôn ngữ thơ ông kì lạ, độc đáo và không kém phần tinh diệu

Điều đầu tiên mà ta chắc chắn, đó là Bùi Giáng giàu ngôn ngữ như cát biển Ông tinh thông nhiều ngôn ngữ, từ tiếng địa phương đến tiếng phiên âm, từ chữ quốc ngữ đến chữ Nôm, đến những ngôn ngữ khó như tiếng Hán, tiếng Đức, từ ngôn ngữ bác học hay là những ngôn ngữ lem luốc giang hồ, tục tằn ngôn ngữ nào ông cũng đạt mức uyên thâm Bởi thế, vốn từ của ông vô cùng đa dạng và phong phú

Tự thân mỗi ngôn ngữ, mỗi từ đã ẩn tàng nhiều mặt biểu hiện, đa dung mạo, đa nội lực Thế nhưng bằng các thủ pháp nghệ thuật, cộng thêm cách dùng từ độc đáo, Bùi Giáng không chỉ làm tăng thêm sự đa dạng của kho ngôn ngữ “thi sĩ đười ươi”, mà lại càng khiến ngôn ngữ có khả năng biểu thị rộng lớn, biểu thị cái tận cùng ý nghĩa

Phải khẳng định một điều, Bùi Giáng là thiên tài chơi ngôn ngữ Ông xài chữ một cách hào phóng, “kì lạ”, có khi không thể hiểu được Mỗi khi đọc thơ Bùi Giáng, đối mặt với trận đồ ngôn ngữ của ông, ta lại rất đỗi hoang mang, cảm thấy vừa ấn tượng, kì thú nhưng cũng không kém phần khó hiểu Nhiều người đọc thơ Bùi Giáng

Trang 27

không hiểu, tấm tắc khen hay nhưng không giải mã được, nhà văn Phạm Xuân Đài đã từng viết như thế này: “…có khi không hiểu hết nghĩa nhưng tâm hồn vẫn bàng bạc một nỗi cảm hoài Có thể thơ Bùi Giáng nói được đôi điều rất chân thật với tâm hồn ta, và ta được hưởng ít giây phút sung sướng phiêu bồng mà hầu hết chúng ta đã đánh mất, đã rời quá xa trong cuộc sống đầy phân chia đến chỗ cằn cỗi này” [6; 303]

Đọc thơ Bùi Giáng qua mắt và trí óc thì khó mà cảm được thơ ông Bùi Giáng thường xuyên dùng ngôn ngữ bày thành “trận đồ bát quái” đánh đố người đọc Càng bám vào ngôn ngữ, người đọc càng bị mắc bẫy bởi chính tư duy của mình Muốn đọc được thơ Bùi Giáng phải cần tới trái tim và phần hồn Một trái tim mộc mạc giản đơn và một tâm hồn thoải mái rong chơi, thong dong thơ thẩn như chính trái tim và tâm hồn của nhà thơ

Nhà văn Cung Tích Biền đã đặt danh xưng cho Bùi Giáng là “Tề Thiên ngôn ngữ”, nói như ông, Bùi Giáng đã: “củng cố, ông dịch, ông chuyển tải tư tưởng bằng cách bá láp (chữ của Bùi Giáng) triệt hạ nguyên bản; khuynh đảo chữ nghĩa bằng cách lạ thường; biến những chữ cụ thể, những nghĩa đã chết trong sự củng cố để trở thành một hiện trình khác hơn, lại rất thơ, tinh diệu, biến hóa hơn Ông làm giàu nghìn lần tiếng Việt” [6; 204]

Trong lịch sử văn học nước nhà ít thấy thi nhân nào, kể cả Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Tản Ðà, bày những cuộc vui chơi chữ nghĩa đó đây một cách đơn giản nhưng thâm thúy, có lúc điên dại tục tằn nhưng cũng có lúc say đắm thiết tha, có lúc cô đơn ngột ngạt lại có lúc tươi vui ngộ nghĩnh như Bùi Giáng Với Bùi Giáng, làm thơ như một trò nghịch ngợm chữ nghĩa của một con người tài hoa

Đã qua gần 20 năm kể từ lúc Bùi Giáng “về trời”, mỗi khi lần giở những trang thơ của ông, ta vẫn tìm thấy nơi ấy những ý tưởng, những ngôn ngữ mới lạ Vẫn nhận ra ở đó một thế giới giàu mộng tưởng, đôi khi sầm uất những linh cảm xuất thần “Bùi Giáng đã trải một cánh bay dài mênh mông chiếc bóng trong bầu trời Thi ca Việt Nam nửa thế kỉ qua” [6; 190]

Trang 28

Chương 2 KHẢO SÁT NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG

Qua quá trình khảo sát 244 bài thơ trong cuốn Bùi Giáng - Đười ươi chân kinh

(thơ văn tinh tuyển), chúng tôi có bảng thống kê sau:

Bảng 1 Nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng

Kết quả thống kê cho thấy có 220/244 bài có sử dụng nghệ thuật chơi chữ, chiếm hơn 90%, đây là một con số rất lớn Tổng số lần Bùi Giáng sử dụng nghệ thuật chơi chữ là 943 lần Bình quân ở mỗi bài thơ có sử dụng nghệ thuật chơi chữ, thi sĩ sử dụng gần 4,3 lần chơi chữ Ông thường xuyên sử dụng các lối chơi chữ thuộc hai nhóm cách chơi chữ lớn là chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm, chữ viết (335 lần chiếm 35,5%) và chơi chữ bằng các phương tiện ngữ nghĩa (378 lần chiếm 40,1%)

Để hiểu rõ hơn về nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng, chúng tôi tiến hành phân tích cụ thể từng nhóm cách chơi chữ

2.1 Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết

Trong nhóm cách chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu bốn cách sau: chơi chữ theo cách đồng âm, chơi chữ theo cách nhại âm, chơi chữ theo cách điệp âm và chơi chữ theo cách lái âm

Chúng tôi có bảng thống kê sau:

Bảng 2 Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết trong thơ Bùi Giáng

Có thể thấy, Bùi Giáng sử dụng thường xuyên lối chơi chữ theo cách lái âm (164 lần, chiếm gần 48,9%) và lối chơi chữ theo cách điệp âm (133 lần, chiếm 39,7%) Hai lối chơi chữ theo cách đồng âm và lối chơi chữ theo cách nhại âm được sử dụng khá ít, chưa đến 10%

Trang 29

2.1.1 Chơi chữ theo cách lái âm (nói lái)

Nói lái là cách chơi chữ được Bùi Giáng sử dụng nhiều với 164 lần, chiếm gần 50% trong nhóm cách chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết, gần 17,4% trong tổng số các cách chơi chữ được Bùi Giáng sử dụng Đây cũng là một điều dễ hiểu khi Bùi Giáng là người con của quê hương đất Quảng Nước ta tuy có nhiều vùng nói lái nhưng cách nói buộc người nghe phải “nghĩ ngược, nghĩ xuôi, nghĩ lui, nghĩ tới” để tránh bị “ăn quả lừa” thì không đâu bằng xứ Quảng

Để hiểu rõ thêm về cách chơi chữ nói lái độc đáo của Bùi Giáng, chúng tôi đi vào phân tích kiểu loại và cách thức nói lái trong thơ ông

2.1.1.1 Về kiểu loại

Trong 164 lượt sử dụng nói lái, thi sĩ dùng đầy đủ cả lái hai, lái ba và lái tư

Bảng 3 Phân loại từ lái trong thơ Bùi Giáng theo số lượng âm tiết

Theo kết quả thống kê, các từ lái Bùi Giáng sử dụng hầu hết là từ lái hai, chiếm

137/164 lượt sử dụng, hơn 80%: “Chàng mang nửa gánh một chèo đến thưa” (Siêu

thực gấu mỉm cười thưa) [158]; “Chồn lùi lũi giục mặt trời đổ nhanh” (Lần thứ tư trời hôn cái lá) [119]; “Mười phương gió lại giữa cơn dồn làn” (Atế) [133]; “Muộn lời chậm tiếng lầu tiên/ Liền tâu thánh đế” (Muôn tâu bệ hạ) [184]; “Dụng Liên Tồn chi kiếm” (Cô nương và lão hủ) [206]; “Tồn lưu như hứa diệu dung lưu tồn” (Cô giáo bước đi) [233]; “Yều lôn ổn định ồn liêu hỗn lù” (Cô giáo bước đi) [233]; “Lấm cồn lầm cát lầy thôn” (Trời không có nhớ) [81];… Từ lái ba ít hơn, chiếm 22/164 lượt

sử dụng, chiếm gần 15%: “Hồn bỏ lại mộng thừa trong thớ đất” (Màu xuân) [33];

“Cồn Hoa Lá trút cho hàng ngữa nghiêng” (Cồn hoa lá) [65]; “Ba góc càn khôn lộn bốn trời” (Đường cong) [94]; “Chạy quanh cồn cụm lá già” (Rượu uống) [108]; “Số đếm lộn ra tòa kiếp số” (Tứ diện ca) [218];… Từ lái tư chỉ có 5 từ với 5 lần sử dụng

(chiếm 3,1%), tập trung ở bài “Thằn lằn địa phương” [140+141] (4 từ): “Đi lên lộn

đất ra đồng”, “Cửa khe lộn cửa khe nường”, “Cành me trụi lộn Thiên Đường Đào Nguyên”, “Cõi kia lộn mép ra miền” và ở bài “Lá se từ tóc” [139] (1 từ): “Mây sim lục tuyết trắng dồn”

Trang 30

Qua khảo sát, hai kiểu chơi chữ theo cách lái âm đều có xuất hiện:

Tổng Kiểu chỉ một tổ hợp (thuận hoặc lái) xuất hiện Kiểu hai tổ hợp (thuận và lái) đều xuất hiện

Bảng 4 Các kiểu chơi chữ theo cách lái âm trong thơ Bùi Giáng

Qua bảng thống kê, có thể thấy Bùi Giáng hầu như chỉ sử dụng kiểu chỉ một tổ hợp (ở đây là tổ hợp lái) xuất hiện, chiếm hơn 95%, thường là những từ ngữ mang tính

tục: “Chào nhau lúc mộng chớm dài” (Thưa rằng) [69]; “Cồn lê lên miệng là ba bốn

lần” (Trời khóc Marilyn) [88]; “Vĩnh lưu bò lộn bay tìm” (Hoàng hậu) [88]; “Chạy quanh cồn cụm lá già” (Rượu uống) [108]; “Tồn thể lập phôi phồn nhưỡng thịnh” (Cô giáo bước đi) [232]; “Chà vú chính lu bù cồn” (Marilyn) [234];… Ở kiểu chơi

chữ nói lái này, thường tổ hợp xuất hiện trên văn bản có khi chỉ như sự đánh dấu về mặt âm thanh (là để lái âm), chứ chúng tối nghĩa (hoặc vô nghĩa, dù vẫn phối thanh theo đúng luật thơ hoặc không) Thế nhưng với Bùi Giáng, dù nói lái nhưng những tổ

hợp lái, hầu hết chúng vẫn có nghĩa: chồn lùi, chớm dài, lộn mép ra miền, cồn hoa lá,

lầm cát, một chèo, món người, bôm ha, trang đời, cành me trụi lộn, lu bù cồn, lòng rộn, hồn bỏ lại, thôn làng, dồn làn,… có khi tổ hợp thuận là những từ, những tiếng

thuần Việt nhưng tổ hợp lái xuất hiện trên trang thơ lại là những từ, những tiếng Hán

Việt: tồn lưu, vân mồng, liên tồn, tồn lí, linh hồn,… Chỉ một số rất ít tổ hợp lái tối nghĩa: lồ nồn, dị sai,… Điều này lại càng khẳng định vốn từ phong phú, cách nói lái

tài hoa của Bùi Giáng

Kiểu cả hai tổ hợp (thuận và lái) xuất hiện trên văn bản chỉ xuất hiện 8 lần trong

các bài “Trong bàn chân đi” [235]: “Năm ngón/ Mười ngón/ Món người/ Non

ngắm/ Nắm ngon/ Hoặc là năm ngón nón ngăm/ Màu đi trên nước cá tăm chuyên cần/ Nón ngăm dặm bóng xoay vần”; “Ngẫu hứng II” [237]: “Hai hôm gần gũi cũng vì ba hôm/ Bôm ha? Đạn hả? Bao gồm/ Bồm gao gạo đỏ bỏ gồm gạo đen” và “Muôn tâu bệ hạ” [184]: “Muộn lời chậm tiếng lầu tiên/ Liền tâu thánh đế” Đặc

biệt, tất cả các tổ hợp trên đều có nghĩa 2.1.1.2 Về cách nói lái

Kết quả thống kê cho thấy, sáu cách nói lái thường gặp đã trình bày ở chương 1 (xem trang 14) đều được Bùi Giáng sử dụng đến

Trang 31

Tổng Cách (1) Cách (2) Cách (3) Cách (4) Cách (5) Cách (6)

Bảng 5 Các cách nói lái trong thơ Bùi Giáng

+ Cách thứ (1): (P2V2T1 + P1V1T2): bò lộn, trời đổ lộn, chớm dài, lộn cửa

khe nường, lộn mép ra miền, lộn miền, lộn bèo, lộn ra tòa,…

+ Cách thứ (2): (P1V2T1 + P2V1T2): non ngắm, lòng rộn, dị sai, chồn lùi,

còn lưa, lạ dôn, làng lũng thôn, dồn làn, bi sa,…

+ Cách thứ (3): (P1V2T2 + P2V1T1): nón ngăm, lá cồn, linh hồn, lũng thấp

cồn, dồn lúa lộn, một chèo, Lá Hoa Cồn,…

+ Cách thứ (4): (P2V1T1 + P1V2T2): cát lầm, cồn lau, hồn bỏ lại, lục tuyết

trắng dồn, thồn liêng, tồn lân, phồn long, cồn cụm lá,…

+ Cách thứ (5): (P2V1T2 + P1V2T1): môn lồ, thôn làng, ôn là, ôn liều

+ Cách thứ (6): (P1V1T2 + P2V2T1): nắm ngon, lộn bốn trời, lộn đàng, cành me trụi lộn, vân mồng, lộn đất ra đồng, lộn đổ ngàn,…

Trong sáu cách trên, Bùi Giáng sử dụng nhiều nhất cách (3) (59 lần, chiếm 36,0%) và cách (4) (44 lần, chiếm 26,8%); đó là những cách nói lái được sử dụng thường xuyên ở miền Trung và miền Nam; lấy bộ phận âm đầu hoặc lấy cả hai bộ phận vần và thanh của tiếng thứ hai để thay thế cho bộ phận cùng loại ở tiếng thứ nhất

Có thể nhận thấy một điểm đặc biệt, đó là sự lặp lại của riêng những từ “lộn”,

“tồn”, “cồn”,… hay nói rõ hơn là vần “ôn” trong các câu thơ có sử dụng nghệ thuật

chơi chữ theo cách lái âm của Bùi Giáng

2.1.2 Chơi chữ theo cách đồng âm

Trong nhóm cách chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết, chơi chữ theo cách đồng âm được Bùi Giáng sử dụng khá ít, chỉ 24 lần, chiếm 7,2% Tất cả đều là các từ đơn tiết, bao gồm cả từ thuần Việt và Hán Việt Qua khảo sát, ba kiểu chơi chữ theo cách đồng âm đã trình bày ở chương 1 (xem trang 11+12) đều có xuất hiện

Trang 32

Có thể thấy ở lối chơi chữ này, Bùi Giáng sử dụng khá thường xuyên hai kiểu: tạo các từ ngữ thuần Việt đồng âm trên cùng một văn bản ngắn và tạo các từ ngữ Hán Việt đồng âm trên cùng một văn bản ngắn

- Kiểu tạo các từ ngữ thuần Việt đồng âm trên cùng một văn bản ngắn được sử

dụng 9 lần, chiếm 37,5%: “Mọi1 con đường/ Gặp em Mọi2 Nhỏ” (Em ở bên trời) [89]

Mọi1 là từ chỉ số lượng không xác định, nhưng gồm tất cả những sự vật được nói đến;

Mọi2 là từ dùng để chỉ người dân tộc thiểu số có văn hoá và đời sống còn lạc hậu);

“Trên này tôi mộng mị vì1-vì2 sao” (Vì sao) [146] (vì1 là kết từ biểu thị điều sắp nêu ra

là lí do hoặc nguyên nhân của điều vừa được nói đến; vì2 là danh từ để chỉ từng ngôi

sao); “Ba1 lần ba2 mẹ đẻ ra một lần” [201] (Thơ điên tái điệp) (Ba1 là số, ghi bằng 3,

liền sau số hai trong dãy số tự nhiên; ba2 là phương ngữ, đồng nghĩa với từ “cha”, chỉ

dùng để xưng gọi); “Tóc xanh1 dù có phai màu/ Thì cây xanh2 vẫn cùng nhau hẹn

rằng” (Chào nguyên xuân) [25] (xanh1 là tính từ mang nghĩa (người, tuổi đời) còn trẻ;

xanh2 là tính từ chỉ màu sắc có màu như màu của lá cây, của nước biển);…

- Kiểu tạo các từ ngữ Hán Việt đồng âm trên cùng một văn bản ngắn được sử

dụng 11 lần, chiếm 45,8%: “Thu1 thu2 chiều” ( Thu thu chiều) [90] (Thu1 là động từ chỉ hành động nhận lấy, nhận về từ nhiều nguồn, nhiều nơi hoặc cũng có thể là động từ

chỉ hành động nhìn, trông thấy; thu2 là để chỉ mùa chuyển tiếp từ hạ sang đông, thời

tiết dịu mát dần); “Đế1 khuyết đế2 kinh sen vàng non biển” ( Hồ phương lan) [117]

Đế1 là danh từ chỉ bậc chúa tể trong vũ trụ hoặc là danh từ đồng nghĩa với Vua, quân

chủ, hoàng đế; đế2 là danh từ chỉ cái cơ sở, bổn nguyên);…

- Kiểu tạo các từ ngữ thuần Việt đồng âm với từ ngữ Hán Việt trên cùng một

văn bản ngắn chỉ được sử dụng 4 lần: “Từ1 em đi từ2 độ đứng chân trời” (Sầu Lục

Tỉnh) [123] (Từ1 là từ Hán Việt chỉ hành động từ biệt, chia tay; từ2 là từ thuần Việt, kết từ biểu thị điều sắp nói là điểm xuất phát, điểm khởi đầu hay là nguồn gốc của việc

được nói đến); “Buồn thương như thể thân hình1 hình2 như” (Siêu thực tuy nhiên màu

đen gái núi) [152] (hình1 là từ Hán Việt nghĩa là dáng vẻ, hình dáng; hình2 là một

tiếng trong từ thuần Việt “hình như”, tổ hợp biểu thị ý phỏng đoán một cách dè dặt, dựa trên những gì trực tiếp cảm thấy được);“Em nằm ngủ giấc U Buồn Hải1 Ngoại/

Cho xuân xanh về hớt hải2 viếng thăm” (Trang phượng vỹ) [221] (hải1 là từ Hán Việt

nghĩa là biển; hải2 là một tiếng trong từ thuần Việt “hớt hải”, từ gợi tả dáng vẻ vội vàng, hoảng sợ lộ rõ ở nét mặt, bộ dạng); “Dạ1 thưa Vỹ Dạ2 về gần” (Tổng kết bốn bề)

Trang 33

[218] (dạ1 là từ thuần Việt, tiếng dùng để đáp lại lời gọi hoặc để mở đầu câu nói một

cách lễ phép; từ chỉ hành động từ biệt, chia tay; dạ2 là từ Hán Việt, danh từ chỉ ban đêm, buổi tối)

2.1.3 Chơi chữ theo cách nhại âm

Chơi chữ theo cách nhại âm chỉ được thi sĩ sử dụng 14 lần (chiếm 4,2% trong nhóm các cách chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết) trong các trường

hợp: nhại tiếng dê kêu be be thành các tiếng: bé hé, bê hê, bế hế xuất hiện trong bài thơ “Nỗi lòng Tô Vũ” [56] (“bé”, “bê”, “bế” là những tiếng có nghĩa); nhại từ ngữ trong bài “Trường Giang Lục Tỉnh” [122], ông viết: “Tôi gọi Cần Thơ là Cần

Thở/…/ Bình Dương mơ màng Bình Nuôi Dưỡng” và trong bài “Sầu Lục tỉnh” [123]

ông lại viết: “Tôi gọi Châu Đốc là Châu Đồng/ Chụm cùm bông là chùm trái trổ

bông/ Chụm đầu vui là vùi đầu vui sướng/ Gọi con Mười là con Mưỡi con Mươi”, “Mỹ Tho Mỹ Thọ Sóc Trăng ơi/ Mỹ Thỏ muôn đời là Sóc Trắng” (các tiếng “thở”, “đồng”, “thỏ”, “dưỡng”, “mươi”, “trắng” đều là những từ có nghĩa)

2.1.4 Chơi chữ theo cách điệp âm

Chơi chữ theo cách điệp âm cũng được Bùi Giáng sử dụng khá nhiều với tổng cộng 133 lượt dùng, chiếm gần 40% trong nhóm các cách chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết

Tổng Phụ âm đầu Vần Phụ âm đầu và vần

Bảng 7 Chơi chữ theo cách điệp âm trong thơ Bùi Giáng

Qua bảng thống kê, có thể thấy trong lối chơi chữ theo cách điệp âm, Bùi Giáng hầu như chỉ sử dụng điệp phụ âm đầu với 115 lần, chiếm gần 90% Vũ Đức Sao Biển từng nhận xét: “Nhiều lúc anh bắt gặp từ láy phụ âm đầu Thế là anh nắm lấy nó và tiếp tục kéo ra những từ khác, thành một dãy dài dằng dặc” [3] Đọc những dòng thơ, bài thơ sử dụng lối chơi chữ theo cách điệp phụ âm đầu, ta nhận thấy ranh giới giữa các âm tiết dường như bị xóa bỏ, sự ngắt nhịp cũng không còn, người đọc ít nhiều cảm thấy “líu lưỡi” Thế nên việc Bùi Giáng sử dụng lối chơi chữ theo cách điệp âm nhiều như vậy cũng là một điều hoàn toàn dễ hiểu, rất phù hợp với cái chất “rỡn chơi” ngôn ngữ của Bùi Giáng

Trang 34

2.1.4.1 Chơi chữ theo cách điệp phụ âm đầu Bùi Giáng sử dụng đa dạng các kiểu:

Bảng 8 Các kiểu điệp phụ âm đầu trong thơ Bùi Giáng

Hầu như Bùi Giáng chỉ sử dụng kiểu điệp nối tiếp phụ âm đầu của nhiều âm tiết trong phạm vi một dòng thơ (83 lần, chiếm 72,2%), các kiểu điệp phụ âm đầu còn lại thi sĩ sử dụng rất ít

* Trong phạm vi một dòng thơ: - Kiểu điệp nối tiếp:

+ Đa số là những cụm từ gồm 3 âm tiết liên tiếp: “Mộng miên man là mây phủ

lưng đèo” (Những nhành mai) [20]; “Em về có hỏi răng ri rứa” (Bờ trần gian) [21]; “Với người ngó ngất ngây đương nằm đó” (Anh lùa bò vào đồi sim trái chín) [54]; “Những bận nào mịt mùng mưa gió ướt” (Nỗi lòng Tô Vũ) [56]; “Làm thiên hương khép khe hờ hớ hênh” (Trong bàn chân đi) [235];…

+ Ít hơn là những cụm từ gồm 4 âm tiết liên tiếp: “Cho uốn éo đường thu thêm thiên thẹo” (Nhan sắc hôm nay) [44], “Nhớ nhung như nhớ lang thang mây chiều” (Bờ tồn sinh) [67], “Con vô vi lão tử toét tuểnh toang” (Phố Thu dịch chuyển) [166], “Mà nỗi chết cứ lân la lấm lét” (Trang phượng vỹ) [221]…

+ Cụm từ 5 âm tiết liên tiếp: “Hà nưng nưng nộn niểu nường” (Thị thành thị)

[178], “Tiên nương ngủ ngon ngà ngũ nguyệt”( Tờ điên tiên nương ngủ) [175], “Hà

khuyên khuyển khiếp khiệp khòa” (Thị thành thị) [178]

+ Chỉ có một cụm từ gồm 6 âm tiết liên tiếp: “Hà nuy nuy não niệm nương

nương” (Thị thành thị) [178]

Trang 35

+ Và cũng chỉ có một cụm từ 7 âm tiết liên tiếp: “Hà kha khổ khuyết khạp khà khổn khôn” (Thị thành thị) [178]

+ Có trường hợp là cả một dòng thơ gồm 8 âm tiết liên tiếp: “Làn lênh lang lau

lách lại luân lưu” (Nhan sắc hôm nay) [44]

+ Có trường hợp đặc biệt là điệp nối tiếp nhiều phụ âm đầu khác nhau trong

một câu thơ: “Ba bề đờ đẫn một mình anh đi” (Đổ quán) [48]

- Kiểu điệp cách quãng:

+ Điệp cách quãng đều đặn: “Cồn lau cỏ lách có hoang liêu” (Bờ trần gian) [21], “Một đi đứng ngó một đờ đẫn trông” (Cho xin) [70], “Thần thông vi tiếu thịnh

thiền niêm hoa” (Ghé thăm chuồng vịt) [178],…

+ Điệp cách quãng không đều đặn: “Gập ghềnh gùn ghẹ ghé qua gạn gùng”

(Ghé thăm chuồng vịt) [178], “Mà nấn ná đến ngày nay nằng nặc” (Nhan sắc hôm nay), “Hàm răng hở hãy hôn hồng hoa đỏ” (Nhan sắc hôm nay) [44], “Môi và mắt mơ mòng môi bên miệng” (Nhan sắc hôm nay) [44],…

- Kiểu kết hợp điệp nối tiếp và điệp cách quãng: “Bôn ba băng rú rậm luống

rùng mình” (Nỗi lòng Tô Vũ) [56], “Cồn lau lách cũng có liều lĩnh hang” (Cồn cũng có) [73], “Xuống hàng xứ sở xương dồn dập da” (Trời không có nhớ) [81],…

* Trong phạm vi hơn một dòng thơ:

+ Điệp phụ âm đầu của âm tiết thứ nhất ở những dòng thơ liên tiếp chỉ xuất

hiện một trường hợp: “Mùa lá ngó lên/ Màu trời của lá/ Mây trời ngó xuống/ Mùa

nước mưa nguồn” (Phượng) [79]

+ Điệp phụ âm đầu của âm tiết thứ nhất ở nhiều dòng của bài thơ chỉ xuất hiện

ở ba bài thơ Ở bài “Đi xuống bãi cong” [149] (“Con đường đi xuống bãi cong/ Cát

trồi sụt với lá cồn so le/ Con trai đợi mỏi hiên hè/ Cũng thân thể sắt là se linh hồn/…”), các âm tiết đầu tiên ở mỗi dòng thơ đều có phụ âm đầu là c-: con, cát, cũng, cồn, cành, cả, càn; ở bài “Thị thành” [178] (“Hà hoắc hoắc huy thần thông kiếm/ Hà nuy nuy não niệm nương nương/ Hà nưng nững nộn niểu nường/ Hà nùng u thạch lựu

tường đầu khuynh/…”), các âm tiết đầu tiên ở mỗi dòng thơ đều có phụ âm đầu là h-:

hà; ở bài “Logos vãn niên ca” [179+180] (“…Gọi là trong cõi gọi ra/ Gắt gay tiết điệu đằng la lồ nồn/ Gẫm câu kì ngộ bồn chồn/ Xin chào giữa bước/ Gắp-Cồn-Lá- Hoa/…”), hầu hết các âm tiết đầu tiên mỗi dòng thơ đều có phụ âm đầu là g-: gọi, gỡ, gặp, gắp, gói, gắt, gẫm

Trang 36

+ Điệp phụ âm đầu của nhiều âm tiết ở những dòng thơ liên tiếp xuất hiện năm

trường hợp: “Phơ phất tà xiêm/ Phe phẩy hoa” (Trẫm ghé thăm) [83]; “Ở bên nhau

em có đủ mi mày/ Môi và mắt mơ mòng môi bên miệng” (Nhan sắc hôm nay) [45]; “Thằng con trai tới gùn gè/ Gập lưng gãy gối chân đè lên chân” (Trùng sinh phôi dựng) [144]; “Sắc thể tương tư tưởng niệm từ/ Nhan thành tượng thể niệm tương tư” (Em mọi là em) [228]; “Bốn bên đổ quán xiêu đình/ Ba bề đờ đẫn một mình anh đi”

(Đổ quán) [48]

Các âm tiết điệp phụ âm đầu phần lớn là âm tiết thuần Việt, ở một số trường

hợp xuất hiện số lượng lớn các âm tiết Hán Việt Đơn cử có thể kể đến bài “Thị thành

thị” [178]: “Hà hoắc hoắc huy thần thông kiếm”, “Hà nuy nuy não niệm nương nương”, “Hà nưng nưng nộn niểu nường”, “Hà khuyên khuyển khiếp khiệp khòa”, “Hà kha khổ khuyết khạp khà khổn khôn”,…

2.1.4.2 Chơi chữ theo cách điệp vần

Lối chơi chữ này được sử dụng khá ít, chỉ 17 lần, chiếm 12,8% Tuy nhiên, Bùi Giáng cũng sử dụng đa dạng các kiểu:

Bảng 9 Các kiểu điệp vần trong thơ Bùi Giáng

Ở lối chơi chữ theo cách điệp vần, Bùi Giáng cũng thường xuyên sử dụng kiểu điệp nối tiếp vần của nhiều âm tiết trong phạm vi một dòng thơ (9 lần, chiếm 52,9%)

* Trong phạm vi một dòng thơ: - Kiểu điệp nối tiếp:

+ Đa số cũng là những cụm từ gồm 3 âm tiết liên tiếp: “Thưa rằng những ngón

thon thon” (Chào nguyên xuân) [25]; “Ngày rực rỡ đêm êm đềm kế tiếp” (Phụng

Ngày đăng: 24/04/2024, 05:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết trong thơ Bùi Giáng - NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG
Bảng 2. Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết trong thơ Bùi Giáng (Trang 28)
Bảng 1. Nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng - NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG
Bảng 1. Nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng (Trang 28)
Bảng 3. Phân loại từ lái trong thơ Bùi Giáng theo số lượng âm tiết - NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG
Bảng 3. Phân loại từ lái trong thơ Bùi Giáng theo số lượng âm tiết (Trang 29)
Bảng 4. Các kiểu chơi chữ theo cách lái âm trong thơ Bùi Giáng - NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG
Bảng 4. Các kiểu chơi chữ theo cách lái âm trong thơ Bùi Giáng (Trang 30)
Bảng 5. Các cách nói lái trong thơ Bùi Giáng - NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG
Bảng 5. Các cách nói lái trong thơ Bùi Giáng (Trang 31)
Bảng 6. Các kiểu chơi chữ theo cách đồng âm trong thơ Bùi Giáng - NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG
Bảng 6. Các kiểu chơi chữ theo cách đồng âm trong thơ Bùi Giáng (Trang 31)
Bảng 7. Chơi chữ theo cách điệp âm trong thơ Bùi Giáng - NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG
Bảng 7. Chơi chữ theo cách điệp âm trong thơ Bùi Giáng (Trang 33)
Bảng 8. Các kiểu điệp phụ âm đầu trong thơ Bùi Giáng - NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG
Bảng 8. Các kiểu điệp phụ âm đầu trong thơ Bùi Giáng (Trang 34)
Bảng 9. Các kiểu điệp vần trong thơ Bùi Giáng - NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG
Bảng 9. Các kiểu điệp vần trong thơ Bùi Giáng (Trang 36)
Bảng 10. Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ nghĩa trong thơ Bùi Giáng - NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG
Bảng 10. Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ nghĩa trong thơ Bùi Giáng (Trang 38)
Bảng 11. Các kiểu chơi chữ theo cách đồng nghĩa trong thơ Bùi Giáng - NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG
Bảng 11. Các kiểu chơi chữ theo cách đồng nghĩa trong thơ Bùi Giáng (Trang 38)
Bảng 12. Các kiểu chơi chữ dựa vào trường nghĩa trong thơ Bùi Giáng - NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG
Bảng 12. Các kiểu chơi chữ dựa vào trường nghĩa trong thơ Bùi Giáng (Trang 42)
Bảng 13. Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp trong thơ Bùi Giáng - NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG
Bảng 13. Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp trong thơ Bùi Giáng (Trang 43)
Bảng 15. Các kiểu đặt hai âm tiết được tách ở lối chơi chữ tách từ - NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG
Bảng 15. Các kiểu đặt hai âm tiết được tách ở lối chơi chữ tách từ (Trang 44)
Bảng 16. Các kiểu đặt hai âm tiết được tách trong một dòng thơ ở lối chơi chữ - NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG
Bảng 16. Các kiểu đặt hai âm tiết được tách trong một dòng thơ ở lối chơi chữ (Trang 45)
Bảng 17. Các kiểu đặt hai âm tiết được tách trong hai dòng thơ nối tiếp ở lối chơi - NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG
Bảng 17. Các kiểu đặt hai âm tiết được tách trong hai dòng thơ nối tiếp ở lối chơi (Trang 47)
Bảng 19. Các kiểu đảo trật tự hai tiếng liền nhau trong thơ Bùi Giáng - NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG
Bảng 19. Các kiểu đảo trật tự hai tiếng liền nhau trong thơ Bùi Giáng (Trang 48)
Bảng 18. Chơi chữ theo cách đảo từ, ngữ trong thơ Bùi Giáng - NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG
Bảng 18. Chơi chữ theo cách đảo từ, ngữ trong thơ Bùi Giáng (Trang 48)
Bảng 20. Số kiểu loại, cách thức chơi chữ trong thơ Bùi Giáng - NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG
Bảng 20. Số kiểu loại, cách thức chơi chữ trong thơ Bùi Giáng (Trang 52)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w