Đặc điểm và giá trị nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

Sau đó, chúng tôi phân loại theo các tiêu chí và xử lí số liệu nhằm đưa ra được số lần Bùi Giáng sử dụng nghệ thuật chơi chữ cũng như tỉ lệ, tần số xuất hiện của các phương thức chơi chữ trong thơ Bùi Giáng. Phương pháp so sánh được chúng tôi vận dụng để so sánh tần suất, mật độ xuất hiện của các phương thức chơi chữ với nhau; từ đó rút ra các đặc điểm của nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng.

GIỚI THUYẾT VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về nghệ thuật chơi chữ

Đôi nét về nhà thơ Bùi Giáng và ngôn ngữ thơ của ông 1. Bùi Giáng – thi sĩ có tài thơ trác tuyệt

Thế nhưng bằng các thủ pháp nghệ thuật, cộng thêm cách dùng từ độc đáo, Bùi Giáng không chỉ làm tăng thêm sự đa dạng của kho ngôn ngữ “thi sĩ đười ươi”, mà lại càng khiến ngôn ngữ có khả năng biểu thị rộng lớn, biểu thị cái tận cùng ý nghĩa. Nhà văn Cung Tích Biền đã đặt danh xưng cho Bùi Giáng là “Tề Thiên ngôn ngữ”, nói như ông, Bùi Giáng đã: “củng cố, ông dịch, ông chuyển tải tư tưởng bằng cách bá láp (chữ của Bùi Giáng) triệt hạ nguyên bản; khuynh đảo chữ nghĩa bằng cách lạ thường; biến những chữ cụ thể, những nghĩa đã chết trong sự củng cố để trở thành một hiện trình khác hơn, lại rất thơ, tinh diệu, biến hóa hơn. Trong lịch sử văn học nước nhà ít thấy thi nhân nào, kể cả Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Tản Ðà, bày những cuộc vui chơi chữ nghĩa đó đây một cách đơn giản nhưng thâm thúy, có lúc điên dại tục tằn nhưng cũng có lúc say đắm thiết tha, có lúc cô đơn ngột ngạt lại có lúc tươi vui ngộ nghĩnh như Bùi Giáng.

KHẢO SÁT NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG Qua quá trình khảo sát 244 bài thơ trong cuốn Bùi Giáng - Đười ươi chân kinh

Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết

Thế nhưng với Bùi Giáng, dù nói lái nhưng những tổ hợp lái, hầu hết chúng vẫn có nghĩa: chồn lùi, chớm dài, lộn mép ra miền, cồn hoa lá, lầm cát, một chèo, món người, bôm ha, trang đời, cành me trụi lộn, lu bù cồn, lòng rộn, hồn bỏ lại, thôn làng, dồn làn,… có khi tổ hợp thuận là những từ, những tiếng thuần Việt nhưng tổ hợp lái xuất hiện trên trang thơ lại là những từ, những tiếng Hán Việt: tồn lưu, vân mồng, liên tồn, tồn lí, linh hồn,… Chỉ một số rất ít tổ hợp lái tối nghĩa: lồ nồn, dị sai,… Điều này lại càng khẳng định vốn từ phong phú, cách nói lái tài hoa của Bùi Giáng. Qua khảo sát, ba kiểu chơi chữ theo cách đồng âm đã trình bày ở chương 1 (xem trang 11+12) đều có xuất hiện. Tổng TV-TV TV-HV HV-HV. Các kiểu chơi chữ theo cách đồng âm trong thơ Bùi Giáng. Có thể thấy ở lối chơi chữ này, Bùi Giáng sử dụng khá thường xuyên hai kiểu:. tạo các từ ngữ thuần Việt đồng âm trên cùng một văn bản ngắn và tạo các từ ngữ Hán Việt đồng âm trên cùng một văn bản ngắn. Mọi1 là từ chỉ số lượng không xác định, nhưng gồm tất cả những sự vật được nói đến;. Mọi2 là từ dùng để chỉ người dân tộc thiểu số có văn hoá và đời sống còn lạc hậu);. xanh2 là tính từ chỉ màu sắc có màu như màu của lá cây, của nước biển);…. Đế1 là danh từ chỉ bậc chúa tể trong vũ trụ hoặc là danh từ đồng nghĩa với Vua, quân chủ, hoàng đế; đế2 là danh từ chỉ cái cơ sở, bổn nguyên);…. - Kiểu tạo các từ ngữ thuần Việt đồng âm với từ ngữ Hán Việt trên cùng một văn bản ngắn chỉ được sử dụng 4 lần: “Từ1 em đi từ2 độ đứng chân trời” (Sầu Lục Tỉnh) [123] (Từ1 là từ Hán Việt chỉ hành động từ biệt, chia tay; từ2 là từ thuần Việt, kết từ biểu thị điều sắp nói là điểm xuất phát, điểm khởi đầu hay là nguồn gốc của việc được nói đến); “Buồn thương như thể thân hình1 hình2 như” (Siêu thực tuy nhiên màu đen gái núi) [152] (hình1 là từ Hán Việt nghĩa là dáng vẻ, hình dáng; hình2 là một tiếng trong từ thuần Việt “hình như”, tổ hợp biểu thị ý phỏng đoán một cách dè dặt, dựa trên những gì trực tiếp cảm thấy được);“Em nằm ngủ giấc U Buồn Hải1 Ngoại/.

Bảng 3. Phân loại từ lái trong thơ Bùi Giáng theo số lượng âm tiết
Bảng 3. Phân loại từ lái trong thơ Bùi Giáng theo số lượng âm tiết

Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ nghĩa

Ngoài ra còn có kiểu dùng đặt các cặp trái nghĩa và các cặp đồng nghĩa trong một văn bản ngắn: “Nhớ vô cùng bữa nọ đến hôm nay” (Một bữa trưa) [37] (đồng nghĩa: bữa, hôm/ trái nghĩa: nọ, nay), “Lên mù sương xuống mù sương/ Ngó truông đồi sớm nhìn mương khe chiều/ Một rằng sự hai rằng điều” (Thằn lằn địa phương) [140] (đồng nghĩa: ngó, nhìn; sự, điều/ trái nghĩa: lên, xuống; sớm, chiều). Tất cả đều là các từ đơn tiết: “Lúc nào có dịp cỏn con1/ Con2 sẽ dẫn dắt vuông tròn cho ông rong chơi…” (Bé con Bình Thạnh) (con1 là tính từ mang nghĩa nhỏ, bé; con2 là danh từ chỉ người hoặc động vật thuộc thế hệ sau, trong quan hệ với người hoặc động vật trực tiếp sinh ra, có thể dùng để xưng gọi), “Em1 người em2 lạ em3 xa/ Em4 là Nương Tử tên là Lyn Rô” (Bây giờ) (em1 và em4 là từ người đàn ông dùng để gọi vợ, người yêu, hoặc người phụ nữ dùng để tự xưng khi nói với chồng, người yêu; em2 và em3 là từ dùng để chỉ hoặc gọi người còn nhỏ tuổi, hay dùng để gọi người vai em mình một cách thân mật hoặc để tự xưng một cách thân mật với người vai anh, chị mình);. “Vòng1 theo máu hai vòng2 tay khép chặt” (Ly tao) (vòng1 là động từ chỉ hành động làm cho có hình cong, hình vòng cung, thường để ôm lấy vật gì; vòng2 là danh từ chỉ vật được tạo ra có hình một đường tròn, thường dùng làm đồ chơi, vật dụng, đồ trang sức, trang trí,…);….

Bảng 12. Các kiểu chơi chữ dựa vào trường nghĩa trong thơ Bùi Giáng
Bảng 12. Các kiểu chơi chữ dựa vào trường nghĩa trong thơ Bùi Giáng

Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp

Ở lối chơi chữ theo cách tách từ, Bùi Giáng thường đặt hai âm tiết được tách trong một dòng thơ (108 lần, chiếm 78,3%), 29 lần (chiếm 21,0%) ông đặt hai âm tiết được tách trong hai dòng thơ nối tiếp và chỉ một lần duy nhất thi sĩ đặt hai âm tiết được tách trong ba dòng thơ nối tiếp. + Có những trường hợp đặc biệt Bùi Giáng tách hai từ thành bốn âm tiết đặt vào nhiều cấu trúc: “Thần tiên trong ngọc trắng ngà” (Cô giáo bước đi) (AxBy: trong trắng; xABy: ngọc ngà), “Những ai hình nhạt những ai bóng nhòa” (Mây chiều nay) (không theo quy luật: hình bóng; âm tiết cuối mỗi vế ngắt nhịp: nhạt nhòa),…. Lối chơi chữ theo cách đảo từ, ngữ được chia thành hai kiểu nhỏ hơn, đó là: đảo trật tự, vị trí hai tiếng liền nhau và đảo trật tự, vị trí nhiều hơn hai tiếng hoặc một ngữ cố định.

Bảng 15. Các kiểu đặt hai âm tiết được tách ở lối chơi chữ tách từ
Bảng 15. Các kiểu đặt hai âm tiết được tách ở lối chơi chữ tách từ

ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG

Đặc điểm nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng 1. Sử dụng nghệ thuật chơi chữ với tần suất cao, đa dạng

Không chỉ là lái âm, ở lối chơi chữ theo cách điệp âm, riêng điệp phụ âm đầu, Bùi Giáng cũng đã sử dụng rất đa dạng các kiểu loại: điệp nối tiếp (3 âm tiết liên tiếp, 4 âm tiết liên tiếp, 5 âm tiết liên tiếp, 6 âm tiết liên tiếp, 7 âm tiết liên tiếp, cả một dòng thơ); điệp cách quãng (điệp cách quãng đều đặn, điệp cách quãng không đều đặn); kết hợp điệp nối tiếp và điệp cách quãng; điệp phụ âm đầu của âm tiết thứ nhất ở những dòng thơ liên tiếp; điệp phụ âm đầu của âm tiết thứ nhất ở nhiều dòng của bài thơ; điệp phụ âm đầu của nhiều âm tiết ở những dòng thơ liên tiếp. Ở đoạn thơ “Tấm thân với mảnh hình hài/ Tấm thân thể với canh dài bão giông” (Mắt buồn) [60] có cả kiểu tạo các từ ngữ thuần Việt đồng nghĩa trên cùng một văn bản ngắn (tấm, mảnh) và kiểu tạo các từ ngữ Hán Việt đồng nghĩa trên cùng một văn bản ngắn (thân, thân thể, hình hài); ở đoạn thơ “Mà ra như thể beo gào/ Hoặc kim báo hoặc gấu hào hùng kêu” (Ngẫu hứng II) [237] có cả kiểu tạo các từ ngữ thuần Việt đồng nghĩa với từ Hán Việt trên cùng một văn bản ngắn (gấu, hùng) và kiểu tạo các từ ngữ thuần Việt đồng nghĩa trên cùng một văn bản ngắn (gào, kêu); ở đoạn thơ “Tráng niên ra đứng giữa đàng/ Làm trò cảnh sát công an điều hành/ Lão niên ân hận thập thành/ Về nhà thân thích họ hàng ăn cơm” (Mai sau kể lại) [251] có sự xuất hiện của kiểu tạo các từ ngữ Hán Việt đồng nghĩa trên cùng một văn bản ngắn (công an, cảnh sát) và kiểu tạo các từ ngữ thuần Việt đồng nghĩa với từ Hán Việt trên cùng một văn bản ngắn (thân thích, họ hàng);…. Về lối chơi chữ tách từ thì trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã sử dụng nhiều và rất mực tài tình: “Biết bao bướm lả ong lơi”; “Mặt sao dày gió dạn sương/ Thân sao bướm chán ong chường bấy thân”; “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya/ Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” [25];… So về tài tình, ý vị, Bùi Giáng có thể chưa sánh cùng đại thi hào nhưng về tần suất cùng sự đa dạng, Bùi Giáng lại chẳng kém.

Bảng 20. Số kiểu loại, cách thức chơi chữ trong thơ Bùi Giáng
Bảng 20. Số kiểu loại, cách thức chơi chữ trong thơ Bùi Giáng

Giá trị của nghệ thuật chơi chữ trong thơ Bùi Giáng

Khi những tổ hợp thuận là những từ được cấu tạo từ các tiếng thuần Việt và đa số đều là các tiếng tục, thì để tránh việc văng tục và làm đẹp lời thơ, Bùi Giáng đã chuyển thành những tổ hợp lái mà đa số là những từ gồm các tiếng Hán Việt: tồn lưu, liên tồn, tồn lý, linh hồn, phồn lưu, tồn thể lập, phồn long,… Với những bài thơ, câu thơ mà thi sĩ sáng tác bằng từ Hán Việt: “Nam kham tồn lý ty liên phược” (Tự giới thiệu) [187]; “Bản thị Tồn Lưu Phụ Hổ Tự trung” (Bần tăng giới thiệu) [206]; “Song trùng phương trượng lão tăng/ Linh hồn sư thái chất hằng ni cô” (Ấn độ ca) [219]; “Lập tồn lân lý nộn đào hoa” (Cô giáo bước đi) [233];… việc sử dụng lối chơi chữ lái âm vừa để vui đùa, đánh đố, vừa để tránh văng tục mà cũng vừa làm đẹp lời thơ, đảm bào yếu tố từ Hán Việt của câu thơ. Ngoài hiệu quả tránh việc lặp từ, ở kiểu tạo các từ ngữ thuần Việt đồng nghĩa với từ Hán Việt trên cùng một văn bản ngắn nó còn tạo nên sự đan xen ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Hán, mà sự đan xen đó lại rất hài hòa: “Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại/ Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn” (Phụng hiến) [28]; “Dưới trời thiên hạ hằng đêm/ Đổ ra thiên thượng ở trên hằng ngày” (Nỗi buồn) [205];… Bùi Giáng đã hoà trộn cả hai loại ngôn ngữ ấy lại với nhau một cách tài tình, như một phép màu. Ngoài ra, nhắc tới hình ảnh thi ca trong thơ Bùi Giáng thì không thể không nhắc tới các nàng thơ như: Em mọi, gái núi, Công chúa trên rừng, thôn nữ Vĩnh Trinh, gái Quảng Nam, Duồng Mô Din, Marilyn Monroe, Brigitte Bardot, Nam Phương Hoàng hậu, nường Kỹ nữ… Ngoài những câu thơ luyến láy với vần “ôn” bằng nghệ thuật chơi chữ lái âm , Bùi Giáng còn thể hiện một cách vui tươi dáng hình, “cái ấy” cũng như “chuyện ấy” với các nàng thơ qua nhiều nghệ thuật chơi chữ khác.