skkn tiếng việt tiểu học

59 0 0
skkn tiếng việt tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Qua tìm hiểu thực tiễn dạy học luyện từ và câu cho học sinh lớp 5, tôi nhận thấy bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng dạy học: một số giáo viên

Trang 1

BÁO CÁO SÁNG KIẾN I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Tiếng Việt là ngôn ngữ thống nhất của dân tộc Việt Nam Đối với mỗi người Việt Nam, tiếng Việt vừa là công cụ giao tiếp, vừa là công cụ tư duy Không có kiến thức và kĩ năng về tiếng Việt, con người sẽ không thể giao tiếp, không thể học tập, làm việc và phát triển khả năng tư duy của mình Vì vậy, việc dạy học tiếng Việt đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là dạy học tiếng Việt ở tiểu học, vốn là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân

Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc dạy học tiếng Việt ở tiểu học không chỉ dừng lại ở việc trang bị kiến thức mà còn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe

Qua tìm hiểu thực tiễn dạy học luyện từ và câu cho học sinh lớp 5, tôi nhận thấy bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng dạy học: một số giáo viên chưa có ý thức tìm tòi, xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với mục tiêu học tập và nhận thức của học sinh; học sinh còn lúng túng trong việc nhận diện phân biệt từ xét về mặt cấu tạo, từ loại và mắc khá nhiều lỗi về dùng từ ngữ khi nói, viết Mặc dù đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về dạy học từ ngữ ở tiểu học với những đề xuất cụ thể về biện pháp khắc phục nhưng việc nghiên cứu về việc rèn kĩ năng từ ngữ của học sinh tiểu học còn ít được quan tâm, chú ý

Việc nghiên cứu đề tài này là thực sự cần thiết, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn Về lí luận, kết quả nghiên cứu đề tài này góp phần bổ sung, làm phong phú lí luận dạy học từ ngữ ở lớp 5 nói riêng, ở tiểu học nói chung Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu đề tài này góp phần làm rõ thêm thực tiễn về dạy học từ ngữ ở một địa phương cụ thể; đồng thời, cung cấp một tài liệu tham khảo cần thiết cho việc dạy học từ ngữ ở tiểu học

Xuất phát từ những lí do trình bày trên, tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ cho học sinh lớp 5 tỉnh Nam Định nhằm phát triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe theo định hướng chương trình GDPT 2018” để nghiên cứu và thực hiện từ năm học 2021- 2022

Trang 2

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

1.1 Một số nhận xét về Chương trình phổ thông 2018 và chương trình môn Tiếng Việt cấp tiểu học

- Chương trình phổ thông 2018 đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức, hình thành và phát triển kĩ năng, giáo dục thái độ của chương trình giáo dục phổ thông 2006 sang mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện các phẩm chất và năng lực của học sinh Như vậy, chương trình đặt mục tiêu không những làm cho học sinh biết gì mà đích cuối cùng là học sinh làm được gì Mục tiêu của chương trình đã cụ thể hóa đường lối phát triển giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI

- Mục tiêu của môn Tiếng Việt góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chung, các năng lực cốt lõi và hai năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học) Mỗi nội dung, mỗi bài học, mỗi hoạt động và ngữ liệu trong môn Tiếng Việt đều phải hướng tới góp phần thực hiện tốt mục tiêu này

- Con đường để phát triển phẩm chất và năng lực là học sinh phải chủ động, tích cực, sáng tạo tham gia vào các hoạt động Hoạt động đặc thù của môn Tiếng Việt là đọc, viết, nói và nghe Chương trình đã đề ra các yêu cầu về phát triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; phạm vi kiến thức và ngữ liệu dùng trong môn học

- Nội dung môn học được xác định từ nội dung khái quát đến nội dung cụ thể Nội dung khái quát đã mô tả tường minh những biểu hiện của kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; phạm vi kiến thức ngôn ngữ và văn học; quy định về ngữ liệu sử dụng trong môn học Nội dung cụ thể đã đặt ra các mức độ cần đạt về kĩ năng và kiến thức cụ thể cho từng lớp

1.2 Sách giáo khoa môn Tiếng Việt chương trình giáo dục phổ thông 2018

Sách giáo khoa môn Tiếng Việt chương trình GDPT 2018 đều được các bộ sách sắp xếp theo hệ thống chủ điểm

Nội dung trong mỗi chủ điểm có các bài đọc hiểu văn bản văn học, văn bản thông tin Sau mỗi bài rèn kĩ năng đọc là nội dung rèn kĩ năng nói và nghe, luyện tập về tiếng Việt…, tập viết, viết chính tả, viết câu, viết đoạn,…

Nội dung dạy học từ ngữ đã được đề cập trong tất cả các kĩ năng song tập trung thể hiện ở tiết Luyện tập về từ và câu Kiến thức về từ ngữ được dần dần hình thành và khắc sâu qua bài tập thực hành

Trang 3

Có một câu hỏi đặt ra là: Các tiết Luyện tập về từ và câu (Luyện tập tiếng Việt) là rèn kĩ năng nào, hay rèn tổng hợp các kĩ năng?

Việc phân định ranh giới giữa từ và ngữ đối với học sinh là rất khó nên các tác giả thường dùng các khái niệm như: từ ngữ chỉ sự vật, từ ngữ chỉ hoạt động, từ ngữ chỉ đặc điểm, song khi đề cập đến ý nghĩa của từ thì tác giả đã dùng: từ có nghĩa giống nhau, từ có nghĩa trái ngược nhau

1.3 Sách giáo khoa môn Tiếng Việt 5 chương trình phổ thông 2006

Sách giáo khoa môn Tiếng Việt 5 chương trình phổ thông 2006 xây dựng theo 10 chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người, Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai

Mỗi chủ điểm được học trong 3 hoặc 4 tuần Mỗi tuần học được chia thành 5 phân môn với 8 tiết: 2 tiết tập đọc, 1 tiết chính tả, 1 tiết kể chuyện, 2 tiết luyện từ và câu, 2 tiết tập làm văn

Nội dung rèn luyện các kĩ năng được thể hiện như sau:

Kĩ năng đọc chủ yếu thể hiện trong phân môn Tập đọc Sách chưa phân biệt cụ thể: đọc hiểu nội dung; đọc hiểu hình thức; liên hệ, so sánh, kết nối; đọc mở rộng…

Kĩ năng nói và nghe chủ yếu được thể hiện trong phân môn Kể chuyện và một số hoạt động trong các phân môn khác

Kĩ năng viết được thể hiện trong phân môn Tập viết, Tập làm văn

Việc phân chia môn học Tiếng Việt thành các phân môn làm cho nội dung rèn các kĩ năng chưa thực sự gắn kết với nhau, và chính nội dung phân môn nhiều khi cũng xa rời với chủ điểm

Nội dung dạy học từ ngữ

Việc rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ được đề cập ở tất cả các phân môn, song chủ yếu được thể hiện trong phân môn Luyện từ và câu Phân môn Luyện từ và câu có tiết lí thuyết và tiết thực hành

Các tiết lí thuyết hình thành các khái niệm như: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, đại từ, đại từ xưng hô, quan hệ từ,…; các tiết thực hành củng cố, vận dụng các khái niệm ấy để nhận diện từ ngữ, hiểu nghĩa của từ, dùng từ viết câu, viết đoạn

Ở mỗi chủ điểm đều có 1 hoặc 2 tiết mở rộng vốn từ Lớp 5 có các tiết tổng kết vốn từ, ôn tập về từ loại, dấu câu đã học,…

Trang 4

Phân chia môn học Tiếng Việt thành các phân môn cũng dẫn đến nội dung dạy học từ ngữ chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu rèn luyện các kĩ năng Kiến thức và bài tập thực hành về từ ngữ chưa xuất phát từ ngữ liệu của văn bản dạy đọc

Hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ:

Sách tiếng Việt 5 đã xây dựng ba nhóm bài tập chính: Bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm, bài tập về nghĩa của từ, bài tập về từ loại Ở mỗi nhóm có các loại bài như: Tìm từ, xếp từ thành nhóm thích hợp; nghĩa của từ (trong đó có nghĩa của một số từ Hán - Việt, một số thành ngữ, tục ngữ); xác định từ loại; đặt câu, viết đoạn văn theo một số yêu cầu về từ ngữ

Hệ thống bài tập như trên chưa thực sự bám sát yêu cầu rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ qua đọc, viết nói và nghe; chưa có loại bài tập sửa lỗi dùng từ Hệ thống bài tập đưa ra trong đề tài này với hy vọng góp phần khắc phục hạn chế đó

Tóm tắt kết quả khảo sát về chương trình, sách giáo khoa trên đây định hướng cho chúng ta điều chỉnh nội dung dạy học Tiếng Việt lớp 5 nói chung cũng như bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ nói riêng; đồng thời cũng gợi mở một số vấn đề cho việc biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt 5 cho năm học tới

1.4 Khảo sát về thực trạng tổ chức dạy học từ ngữ cho học sinh lớp 5 tại tỉnh Nam Định

1.4.1 Cách thức khảo sát

Để đánh giá đúng thực trạng tổ chức dạy của giáo viên và học của học sinh về rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ, tôi đã tiến hành:

- Phỏng vấn, trao đổi, chia sẻ với giáo viên đã và đang dạy lớp 5 - Thu thập bài kiểm tra của học sinh lớp 5

- Dự giờ, xem giáo án các phân môn của môn Tiếng Việt 5

Đối tượng khảo sát: Giáo viên, học sinh lớp 5 của 4 trường tiểu học trong tỉnh: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi và Trường Tiểu học Trần Phú thành phố Nam Định, Trường Tiểu học Mĩ Tân huyện Mĩ Lộc, Trường Tiểu học Giao Lạc huyện Giao Thủy

1.4.2 Số lượng khảo sát

Tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên, học sinh theo bảng số liệu sau

Trang 5

Bảng 1.1 Số lượng giáo viên đã và đang dạy lớp 5 được phỏng vấn và trả lời phiếu hỏi

Trường

Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi Trần Phú Mĩ Tân Giao Lạc

54

Bảng 1.2 Số lượng bài kiểm tra giữa học kì 1 đã thu thập

Trường Nguyễn Văn Trỗi Trần Phú Mĩ Tân Giao Lạc

- Nhận thức của giáo viên về nội dung dạy học từ ngữ lớp 5 - Hiểu biết về từ ngữ và kĩ năng sử dụng từ ngữ của học sinh

1.4.3.2 Câu hỏi phỏng vấn dành cho giáo viên

Câu hỏi 1: Thầy/cô vui lòng cho biết để rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ cho học sinh, thầy/cô đã sử dụng bài tập từ những tài liệu nào?

Câu hỏi 2: Theo thầy/cô, các bài tập mà thầy/cô đã sử dụng có thể chia thành những nhóm nào?

Câu hỏi 3: Theo thầy/cô, học sinh cần được rèn những kĩ năng nào để phát triển năng lực ngôn ngữ?

Câu hỏi 4: Bên cạnh những loại bài tập đã có, thầy/cô thấy cần phải bổ sung loại bài tập nào?

Câu hỏi 5: Thầy/cô thấy học sinh thường gặp những khó khăn gì khi thực hiện bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ?

Trang 6

1.4.3.3 Bài kiểm tra và vở ghi chép của học sinh

Chúng tôi đã trò chuyện với học sinh, thu thập bài kiểm tra và vở ghi chép của học sinh trong khoảng thời gian 9 tuần học kì 1 nhằm khảo sát:

- Vốn từ của học sinh về 5 chủ điểm: Tổ quốc, nhân dân, hòa bình, hữu nghị - hợp tác, thiên nhiên; vốn từ ngữ dùng để viết bài văn tả cảnh, vốn từ ngữ để thuyết

1.4.4.1 Kết quả khảo sát việc tổ chức dạy học từ ngữ của giáo viên

Qua phỏng vấn, trao đổi, chia sẻ, dự giờ và trả lời câu hỏi của giáo viên, chúng tôi thu nhận được những kết quả phản hồi như sau:

- Đội ngũ giáo viên tiểu học nhìn chung có đủ trình độ và năng lực để giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục; có ý thức tự bồi dưỡng bổ sung kiến thức, đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học Đời sống của giáo viên còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp; áp lực công việc lớn; một bộ phận giáo viên có tư tưởng cầu an, không có ý chí phấn đấu vươn lên

- Giáo viên nhận thức được vai trò quan trọng của việc rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ cho học sinh, cho rằng nội dung dạy học từ ngữ là nội dung không thể thiếu của môn Tiếng Việt và đề nghị quan tâm hơn đến rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ cho học sinh trong các môn học và hoạt động giáo dục khác 100% giáo viên có cùng chung nhận thức này

- Nội dung dạy học từ ngữ cho học sinh được thực hiện đầy đủ: 100% giáo viên đã thực hiện đúng chương trình, có sự điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh và mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 Hầu hết giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học; bước đầu sử dụng công nghệ thông tin có hiệu quả

Tuy nhiên, việc điều chỉnh nội dung chương trình, sách giáo khoa còn nhiều khó khăn Để xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ sử dụng từ ngữ cho phù hợp với chương trình 2018, gắn nội dung dạy từ ngữ với nội dung dạy đọc, viết, nói và nghe đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, hiểu biết và kinh nghiệm

- Hiểu biết về từ ngữ của giáo viên khá đầy đủ Xét về cấu tạo từ, 100% giáo viên đều cho rằng từ do tiếng tạo nên, từ đơn có một tiếng, từ phức do hai hoặc hơn

Trang 7

hai tiếng tạo nên, từ phức gồm từ ghép và từ láy Giáo viên đã có những hiểu biết cơ bản về nghĩa của từ, từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; về từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, kết từ; về kết hợp từ để tạo thành cụm từ; về sử dụng từ ngữ trong các hoạt động giao tiếp

Giáo viên còn gặp khó khăn như: Chưa xác định được các cách mở rộng vốn từ theo chủ điểm; chưa biết bắt đầu từ nét nghĩa nào và mối quan hệ giữa các nét nghĩa khi giải nghĩa từ; còn lúng túng trong phân biệt từ đa nghĩa với từ đồng âm; chưa biết cách tìm các nhóm từ đồng nghĩa, nhóm từ trái nghĩa, cách giải nghĩa thành ngữ; với những lỗi dùng từ của học sinh thì chưa chỉ ra cụ thể, rõ ràng sai ở mặt nào (sai chữ viết, sai ý nghĩa, sai ở sự kết hợp hay lặp từ, )

- Bài tập giáo viên sử dụng để rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ cho học sinh là những bài tập từ sách giáo khoa tiếng Việt và vở bài tập tham khảo dành cho buổi học thứ 2 trong ngày Giáo viên có rất ít thời gian dành cho việc điều chỉnh hoặc thay đổi, bổ sung bài tập

- Có 4 nhóm bài tập giáo viên đã sử dụng là: Bài tập mở rộng vốn từ, bài tập về nghĩa của từ, bài tập về từ loại và bài tập sửa lỗi dùng từ Tuy nhiên, ở mỗi nhóm bài tập, 70% giáo viên cho rằng bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ được dùng trong tất cả các hoạt động đọc, viết, nói và nghe; 30% giáo viên cho rằng bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ chỉ được dùng trong hoạt động viết và nói

- Việc điều chỉnh nội dung chương trình, sách giáo khoa còn nhiều khó khăn Để xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ sử dụng từ ngữ hướng tới thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, mỗi nhóm bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ cần được xây dựng nhằm đạt yêu cầu cụ thể về đọc, viết, nói và nghe đối với lớp 5

1.4.4.2 Kết quả khảo sát việc học từ ngữ của học sinh

- Học sinh sử dụng từ ngữ hằng ngày trong tất cả các hoạt động giao tiếp song khi được hỏi “Các em có thích học những bài học về từ không? thì đa số trả lời: “Không thích” Hỏi: “Vì sao không thích?” thì các em trả lời: “Vì khó, không vui”

- Các em đã biết được từ một tiếng là từ đơn, từ có hai tiếng hoặc hơn hai tiếng trở lên là từ phức, từ phức gồm từ ghép và từ láy Tuy nhiên các em gặp khó khi gặp các tổ hợp như: “con cá, cái xe, quyển sách, ăn cơm,…” là một từ hay cụm từ; “đất đai, chùa chiền, gậy gộc, rửa ráy, làm lụng,…” là từ ghép hay từ láy;

- Về nghĩa của từ, hầu hết học sinh phân biệt được các nghĩa chỉ người, đồ vật, loài vật, cây cối; chỉ hoạt động; chỉ đặc điểm,….Song các em gặp khó khăn khi gặp

Trang 8

hiện tượng chuyển nghĩa, chuyển loại; nghĩa của các yếu tố Hán - Việt đồng âm, nghĩa của thành ngữ;…

- Học sinh không gặp khó trong kết hợp từ với từ để tạo nên cụm từ, song do chưa hiểu các kiểu quan hệ cú pháp của từ (quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ, quan hệ chủ - vị) nên vốn từ ngữ chưa phong phú

Khi nói, viết, học sinh còn hay dùng từ lặp do chưa biết thay thế bằng từ đồng nghĩa, thành ngữ đồng nghĩa hay cụm từ đồng nghĩa,…

Để có những hiểu biết sâu sắc về từ ngữ tiếng Việt có thể là yêu cầu cao và khó với học sinh, nên chúng ta cần đưa ra những nội dung phù hợp với lứa tuổi, chỉ ra một cách cụ thể, rành mạch, dễ hiểu về cấu tạo từ, nét nghĩa và quan hệ giữa các nét nghĩa của từ, phân biệt giữa đa nghĩa và đồng âm, cách tìm nhóm từ đồng nghĩa, nhóm từ trái nghĩa, hiểu nghĩa của thành ngữ, nghĩa của từ Hán - Việt có yếu tố đồng âm, cách tra cứu từ điển, xác định từ loại, các kết hợp từ thành cụm từ và câu,…

Những nội dung trên cần được xây dựng thành hệ thống bài tập với hình thức phong phú, hấp dẫn học sinh Hiểu biết của học sinh về từ ngữ được hình thành, củng cố và khắc sâu thông qua thực hành gắn với hoạt động đọc, viết, nói và nghe; sử dụng các tài liệu, đồ dùng trực quan kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin một cách phù hợp và hiệu quả

Căn cứ vào cơ sở lí luận và thực tiễn trên đây, tôi tiến hành xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ cho học sinh lớp 5 tỉnh Nam Định nhằm phát triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe theo định hướng chương trình GDPT 2018

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

Để xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ cho học sinh lớp 5 tỉnh Nam Định góp phần thực hiện mục tiêu, yêu cầu, nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018; phù hợp với đặc điểm học sinh và thực trạng dạy học ở địa phương; tôi đề ra những nguyên tắc cơ bản sau đây:

2.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ cho học sinh lớp 5 tỉnh Nam Định

2.1.1 Đảm bảo mục tiêu giáo dục tiểu học

- Mục tiêu của môn Tiếng Việt góp phần phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực cốt lõi và hai năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học (một bộ phận của năng lực thẩm mĩ)

- Hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ cho học sinh phải góp phần thực hiện các mục tiêu, yêu cầu, nội dung của các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe

Trang 9

2.1.2 Đảm bảo tính khoa học - hệ thống

Nguyên tắc khoa học đòi hỏi thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ cho học sinh phải đảm bảo tính chính xác, hiện đại; phù hợp với nội dung dạy học Nội dung bài tập phải phù hợp logíc phát triển của khoa học tiếng Việt, đồng thời hệ thống các kiến thức của bài tập phải phù hợp lôgíc phát triển tâm lí và khả năng nhận thức của học sinh

Kĩ năng sử dụng từ ngữ là một hệ thống bao gồm nhiều kĩ năng cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi kĩ năng cơ bản lại bao gồm nhiều kĩ năng cụ thể Bài tập sử dụng từ ngữ được xây dựng theo một hệ thống kĩ năng tương ứng với hệ thống kĩ năng cơ bản, kĩ năng cụ thể đã được xác định Trên cơ sở này, các bài tập phải được sắp xếp theo trình tự logic, có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau và không trùng lặp

Các bài tập phải đa dạng về hình thức và theo một hệ thống nhất định

2.1.3 Đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc thực tiễn đòi hỏi việc xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ phải tính toán đầy đủ đến điều kiện dạy học cụ thể ở từng địa phương trong tỉnh Mỗi bài tập có thể được xây dựng với những hình thức khác nhau phù hợp với điều kiện, sở thích của học sinh

2.1.4 Đảm bảo tính hiệu quả

Nội dung và hình thức của hệ thống bài tập phải được xây dựng theo hướng tích hợp nhiều mục tiêu, vừa đạt yêu cầu về nội dung dạy học về từ ngữ, vừa hướng tới đạt được các yêu cầu về kĩ năng, về phát triển phẩm chất và năng lực theo quy định của chương trình

2.1.5 Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm của đối tượng

Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm của đối tượng đòi hỏi bài tập được xây dựng trên cơ sở phù hợp với đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh lớp 5 tỉnh Nam Định từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng

2.2 Các nhóm bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ cho học sinh lớp 5 tỉnh Nam Định

Hệ thống bài tập phải được chia thành các nhóm lớn, trong mỗi nhóm lớn có các nhóm nhỏ Có nhiều cách chia bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ thành các nhóm khác nhau Chúng tôi chia hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ thành bốn nhóm lớn: mở rộng vốn từ, nghĩa của từ, từ loại, sửa lỗi dùng từ ngữ Trong mỗi nhóm lớn có các loại bài gắn với hai quá trình lĩnh hội thông tin (qua đọc và nghe),

Trang 10

truyền đạt thông tin (qua nói và viết); với nội dung kiến thức về tiếng Việt và văn học theo quy định của chương trình

Cách phân chia thành mỗi nhóm bài gắn với hai quá trình trên thực chất là tích hợp phân môn Luyện từ và câu với các phân môn khác của môn Tiếng Việt thuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2006 vào bốn kĩ năng nghe đọc, viết nói và nghe theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Bài tập trong tài liệu này thường có dung lượng lớn nên khi sử dụng có thể chia thành các bài tập nhỏ hơn cho phù hợp với thời gian làm bài

2.2.1 Nhóm bài tập về mở rộng vốn từ ngữ

2.2.1.1 Đặc điểm của vốn từ và nhiệm vụ của nhóm bài tập mở rộng vốn từ

a Đặc điểm của vốn từ

- Theo tôi: “Vốn từ là toàn bộ các từ và đơn vị tương đương từ mỗi cá nhân thu thập được trong quá trình thu thập thông tin và được cá nhân đó sử dụng trong hoạt động truyền đạt thông tin”

- Vốn từ được tích lũy trong đầu óc mỗi người không phải là một mớ hỗn độn mà được sắp xếp thành hệ thống theo trật tự nhất định dựa trên những nét chung về hình thức hoặc nội dung, nhờ đó được tích lũy nhanh chóng và sử dụng dễ dàng

- Vốn từ của mỗi người được tích lũy, mở rộng qua hai con đường: Con đường tự nhiên qua giao tiếp hằng ngày, từ ngữ tự nhiên xâm nhập vào đầu óc mỗi người; con đường học tập có ý thức, từ ngữ được ta thu thập theo những chỉ dẫn khoa học Vì vậy, việc tích lũy, mở rộng vốn từ phải được quan tâm trong cả môi trường gia đình, nhà trường và xã hội; trong tất cả các môn học và hoạt động giáo dục; trong cả bốn kĩ năng của môn Tiếng Việt

Những chỉ dẫn để mở rộng vốn từ ngữ ở nhà trường phải đảm bảo tính khoa học, phù hợp với năng lực của học sinh; giúp học sinh thu thập, tích lũy được số lượng từ ngữ một cách nhanh chóng và có hiểu biết sâu sắc về từ ngữ

b Nhiệm vụ của nhóm bài tập mở rộng vốn từ

Qua đọc văn bản, học sinh thu thập được một lượng từ nhất định, trong đó có một số từ được sách giáo khoa chú giải Nội dung của các văn bản đọc thường gần với nội dung mở rộng vốn từ cùng chủ điểm Do vậy, từ trong văn bản đọc chính là nguồn để học sinh sử dụng khi mở rộng vốn từ Dựa vào một số từ ngữ trong văn bản đọc, các bài tập này giúp học sinh mở rộng vốn từ theo cấu tạo từ; các nét nghĩa chuyển trong từ đa nghĩa; từ đồng nghĩa, trái nghĩa; ý nghĩa ngữ pháp và khả năng kết hợp từ

Trang 11

của từ loại; nghĩa của từ Hán - Việt có yếu tố đồng âm khác nghĩa, nghĩa của thành ngữ thông dụng,…

Khi nghe người khác nói, đọc hay kể chuyện, học sinh phải hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong lời nói, giọng đọc, trong câu, đoạn, văn bản Có như vậy, các em mới thông hiểu mục đích, nội dung, thái độ của người nói, nội dung của văn bản và câu chuyện;… Theo đó, để thực hiện yêu cầu về kĩ năng nói với lớp 5, các bài tập này giúp học sinh ghi lại những từ ngữ thể hiện thái độ của người nói; vừa nghe vừa ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác

Khi nói, viết, học sinh cần có vốn từ ngữ phong phú Dựa trên vốn từ ngữ học sinh đã thu thập và tích lũy được, nhóm bài tập này giúp học sinh hệ thống, hóa vốn từ, phân loại vốn từ ngữ Để thực hiện yêu cầu về kĩ năng nói với lớp 5, bài tập nhóm này nhằm hệ thống và phân loại vốn từ ngữ dùng để nói cho phù hợp với người nghe; từ ngữ thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn khi trình bày ý kiến trái ngược của người khác

Để thực hiện yêu cầu viết đoạn, viết văn bản; nhóm bài tập này nhằm hệ thống và phân loại vốn từ ngữ: Từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân; từ ngữ thể hiện sự tán thành hoặc phản đối về một hiện tượng, sự việc; từ ngữ nói về hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của một nhân vật; từ ngữ dùng trong miêu tả người, tả phong cảnh, trong kể chuyện; Với từ ngữ đã được tập hợp thành hệ thống và phân loại này, học sinh được chuẩn bị một vốn từ ngữ phong phú để diễn đạt khi viết

Các loại bài tập trong nhóm mở rộng vốn từ chủ yếu thu thập, phát triển từ ngữ, hệ thống hóa và phân loại vốn từ, dùng vốn từ để nói, viết câu, viết đoạn theo yêu cầu của chương trình

2.2.1.2 Các loại bài tập mở rộng vốn từ ngữ

a Loại bài tập mở rộng vốn từ góp phần rèn kĩ năng đọc a.1 Mở rộng vốn từ theo cấu tạo

Giáo viên chọn một số từ có trong văn bản, học sinh xác định từ theo cấu tạo ngữ âm rồi mở rộng vốn từ đơn, từ ghép, từ láy Chú ý những từ có hình thức ngữ âm giống hoặc gần giống nhau nhưng các tiếng trong từ đều có nghĩa thì được xác định là từ ghép

Bài tập 1

a Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong các từ được gạch chân ở đoạn thơ sau đây b Tìm thêm những từ có cùng yếu tố cấu tạo của mỗi từ ấy

Hai cha con bước đi trên cát Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Trang 12

Bóng cha dài lênh khênh

b Tìm thêm từ có cùng yếu tố cấu tạo:

- Ánh sao, ánh trăng, ánh sáng, ánh đèn, ánh lửa, ánh nến, ánh thép,…

- Bóng râm, bóng mát, bóng điện, bóng đèn, bóng trăng, bóng mây, bóng tối, bóng đen, bóng chiều, bóng ma, bóng đè, bóng vía, bóng dáng, bóng gió, bóng láng, bóng loáng, bóng lộn,…

- Cha mẹ, cha ông, cha chú, cha anh, con cháu, cháu con, mẹ con, vợ con, … - Mặt trời, mặt trăng, mặt nguyệt, mặt đất, mặt mo, mặt nạ, mặt sắt, mặt đường, mặt tiền, mặt phố, mặt chữ, mặt phẳng, mặt cắt,…

- Chắc nịch, chắc dạ, chắc lép, chắc mẩm,… - Lênh khênh, lênh đênh, lênh láng,…

- Rực rỡ, rừng rực, rỡ ràng, … a.2 Mở rộng vốn từ nhiều nghĩa

Giáo viên chọn một số từ có trong văn bản, học sinh tìm xác định nét nghĩa của từ ấy rồi mở rộng vốn từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển theo kiểu so sánh ngầm hoặc thay đổi tên gọi) Chú ý các nét nghĩa khác nhau chỉ có thể phát hiện trong từ phức hoặc cụm từ,…

Bài tập 2

a Từ chân, từ đi trong đoạn kịch sau đây có nghĩa như thế nào?

b Tìm thêm từ nhiều nghĩa (có nét nghĩa giống nhau hoặc thay đổi tên gọi) Mai: - Anh Thành à, tôi đã xin được cho anh chân phụ bếp

Thành: - Cảm ơn anh Bao giờ phải trình diện?

Mai: - Càng sớm càng tốt Nhưng đêm nay anh hãy nghĩ kĩ đi đã Vất vả, khó nhọc lắm đấy Sóng Biển Đỏ rất dữ dội, có thể chết được Mà chết thì người ta bỏ vào áo quan, bắn một loạt súng chào, rồi “A-lê hấp”, cho phăng xuống biển là rồi đời

Thành: - Tôi nghĩ kĩ rồi Làm thân nô lệ mà muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta… Đi ngay có được không anh?

(Sách Tiếng Việt 5, tập 2, trang 11)

Trang 13

Đáp án:

a Từ chân vốn chỉ bộ phận cơ thể dùng để đi, đứng, chạy, nhảy, còn từ chân trong “chân phụ bếp” chỉ vị trí việc làm (nghĩa của từ dựa trên sự thay đổi tên gọi - hoán dụ)

- Từ đi vốn chỉ hoạt động di chuyển bằng chân; từ đi trong “đi ngay có được không anh?” chỉ việc di chuyển ra nước ngoài tìm đường xóa bỏ kiếp nô lệ… (nghĩa của từ dựa trên nét nghĩa giống nhau - ẩn dụ)

b Tìm thêm từ nhiều nghĩa:

- Từ nhiều nghĩa có nét nghĩa thay đổi tên gọi: tay súng, tay cày, tay cuốc, tay cấy,…; quốc gia, đất nước, sơn hà, sông núi (chỉ phần lãnh thổ của một nước), đi đứng (cử chỉ, hành vi) ăn mặc (chỉ cách trang phục), ăn ở (chỉ cách cư xử, sinh hoạt),…

- Từ nhiều nghĩa có nét nghĩa giống nhau: mắt cá, mắt bão, mắt xích,…; đường đi, đường tròn, đường thẳng, đường bộ, đường sắt, đường không, đường máu, …

a.3 Mở rộng vốn từ đồng nghĩa

Giáo viên chọn một số từ đồng nghĩa có trong văn bản, học sinh tìm các nhóm từ có nghĩa giống nhau, nhóm từ có nghĩa gần giống nhau; tìm thành ngữ đồng nghĩa với một số cụm động từ, tính từ

Bài tập 3

a Tìm từ đồng nghĩa trong câu thơ sau

b Tìm thêm từ đồng nghĩa với từ tìm được ở mục a “Con ra tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.”

(Tố Hữu - Sách Tiếng Việt 5, tập 2, trang 131) Đáp án:

a Từ đồng nghĩa: bầm, mẹ

b Tìm thêm từ đồng nghĩa: má, u, bu, mế,… Bài tập 4

a Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau

b Tìm thêm một số từ đồng nghĩa với mỗi từ tìm được ở mục a

Trang 14

- Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?

(Sách Tiếng Việt 5, tập 2, trang 25) Đáp án:

a Từ đồng nghĩa trong đoạn văn: giỗ - cúng giỗ; chết - tử trận b Tìm thêm từ đồng nghĩa trong mỗi nhóm:

- Giỗ - giỗ chạp

- Cúng - cúng giỗ, cúng tế, cúng bái,…

- Chết - mất, đi, về, thác, toi, ngoẻo, ngỏm, khuất,…chết chóc, băng hà, bỏ mạng, hi sinh, khuất bóng, khuất núi, qua đời, hết đời, rồi đời, quy tiên, tạ thế, tắt thở, thiệt mạng, toi mạng, từ trần, tử thương, tử nạn, tử vong,…

a.4 Mở rộng vốn từ trái nghĩa

- Phần lớn từ trái nghĩa là những cặp tính từ như sáng, tối; thông minh, đần độn; trắng, đen;

- Một số danh từ trái nghĩa khi cặp danh từ đó biểu thị hai tính chất đối lập nhau như trời, đất tượng trưng cho cao, thấp; nước, lửa tượng trưng cho nóng, lạnh; nông dân, địa chủ tượng trưng cho giàu, nghèo;…

- Một số cặp động từ trái nghĩa khi chúng mang nét nghĩa trái ngược nhau như: tiến, lùi nét nghĩa trái ngược nhau về chiều chuyển động trước, sau; cho, nhận có nét nghĩa trái ngược nhau chuyển đi, lấy về; chạy, dừng nét nghĩa trái ngược nhau động, tĩnh;…

Giáo viên chọn một số từ trái nghĩa trong văn bản, học sinh tìm các nhóm từ có nghĩa trái ngược nhau, thành ngữ trái nghĩa với một số danh từ, động từ, tính từ

Bài tập 5 Đọc đoạn văn:

“Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng.”

(Sách Tiếng Việt 5, tập 2, trang 79) a Tìm cặp từ có nghĩa trái ngược nhau trong đoạn văn trên b Tìm từ trái nghĩa với từ gạch chân

Đáp án:

a Cặp từ có nghĩa trái ngược nhau trong đoạn văn: trước, sau

Trang 15

b Từ trái nghĩa: ít, nhiều; nhường, tranh; cuối cùng, đầu tiên; cuối, đầu; đơn sơ, cầu kì; sáng sủa, tối tăm; ấm cúng, lạnh lẽo

a.5 Mở rộng vốn từ theo từ loại

Giáo viên chọn một số từ loại có trong văn bản rồi mở rộng danh từ, động từ, tính từ, đại từ, kết từ

Bài tập 6

Xác định danh từ, động từ, tính từ, đại từ, kết từ trong đoạn văn:

“Đến khi các loài hoa rực rỡ như hoa gạo, vông, phượng, bằng lăng, muồng… đã kéo quân qua bầu trời Hà Nội, cây sấu nhà tôi mới lấp ló những chùm quả xanh giòn Rồi sau đó, quả chín, những quả chín vừa ngọt vừa chua, ngọt một cách e dè, khiêm tốn như tính tình hoa sấu vậy.”

(Sách Tiếng Việt 5, tập 2, trang 98) Đáp án:

- Danh từ: khi, sau, loài hoa, gạo, vông, phượng, bằng lăng, muồng, cây, sấu, quả, quân, bầu trời, Hà Nội, nhà;

- Động từ: kéo, lấp ló

- Tính từ: rực rỡ, xanh giòn, chín, ngọt, chua, e dè, khiêm tốn - Đại từ: tôi, đó, vậy

- Kết từ: đến, rồi, như Bài tập 7

Tìm một số danh từ chỉ tên các tỉnh, thành phố miền Bắc Việt Nam; tên một số loài hoa; tính từ chỉ màu xanh, chỉ đức tính; đại từ xưng hô, đại từ để trỏ

Đáp án:

- Danh từ chỉ tên các tỉnh, thành phố miền Bắc Việt Nam: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La,…

- Một số loài hoa: hồng, huệ, đào, mai, lay ơn, râm bụt,…

- Tính từ chỉ màu xanh: xanh biếc, xanh lam, xanh lè, xanh lét, xanh lơ, xanh lướt, xanh mát, xanh mét, xanh ngắt, xanh rì, xanh rờn, xanh rớt, xanh tươi, xanh xao, xanh um,…

- Tính từ chỉ đức tính: hiền, hiền lành, hiền từ; nhân từ, nhân ái, nhân hậu; chăm, chăm chỉ, siêng năng,…

- Đại từ xưng hô: tôi, ta, tao, tớ, mày, mi, nó, hắn, y, họ, chúng tôi, chúng ta, chúng mày, chúng nó,…

- Đại từ để trỏ: nay, nãy, này, ấy, đâu, đây, đấy, đó, nọ, kia, kìa, thế, vậy, …

Trang 16

b Loại bài tập mở rộng vốn từ góp phần rèn kĩ năng nghe b.1 Ghi lại những từ ngữ thể hiện thái độ của người nói

Tình cảm, thái độ của người nói được thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, lời nói…Có những từ ngữ thể hiện tình cảm yêu thương, coi trọng, quý mến, kính trọng, lễ phép… nhưng cũng có những từ ngữ thể hiện thái độ lạnh nhạt, không bằng lòng, cáu giận, vô lễ, thiếu lịch sự,… Trong giao tiếp hằng ngày, học sinh cần có ý thức thu thập, ghi lại những từ ngữ ấy

Bài tập 8 Xem clip / nghe đoạn đối thoại (xem / nghe ba lần) và ghi lại những từ ngữ vào bảng sau đây

Từ ngữ thể hiện tình cảm yêu thương,

quý mến, kính trọng, lễ phép… bằng lòng, cáu giận, vô lễ, thiếu lịch sự,… Từ ngữ thể hiện thái độ lạnh nhạt, không

Vừa nghe vừa ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác là yêu cầu mới với học sinh lớp 5 Nội dung quan trọng là những ý chính mà người nói muốn truyền đạt Muốn ghi lại những nội dung ấy, học sinh cần biết dùng những từ ngữ để tóm tắt ý chính, bỏ qua ý không quan trọng Đó là những từ, cụm từ chỉ đối tượng (người, sự vật, hiện tượng, khái niệm, …); chỉ hoạt động; đặc điểm của đối tượng; chỉ những điều mà người nói cần hỏi hay mong muốn, đề nghị, yêu cầu, …

Bài tập 9 Nghe cô giáo dặn và ghi tóm tắt việc chuẩn bị cho tuần 15 Đáp án: Học sinh dùng từ ngữ ghi tóm tắt

Thí dụ: Chuẩn bị tuần 15 - Làm toán bài 4,5 trang 32 - TV: đọc trước bài Thái sư… - Mĩ thuật: dụng cụ cắt dán

- Góp phế liệu (giấy, đồ nhựa khoảng 2kg): sáng thứ Tư

Trang 17

Như vậy, học sinh đã biết dùng từ ngữ nêu ý chính chỉ môn học, chỉ thời gian (Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật, tuần, thứ, sáng, ); từ ngữ chỉ hoạt động (chuẩn bị, làm toán, đọc trước, góp phế liệu,…)

Bài tập 10 Vừa nghe chú bộ đội nói chuyện vừa ghi lại những ý chính Đáp án: Học sinh dùng từ ngữ ghi lại ý chính

Thí dụ: Đảo Trường Sa

- Vị trí địa lí… Ý nghĩa: Khẳng định chủ quyền biển đảo - Lá chắn… - Thời tiết khí hậu:…

- Cuộc sống và tinh thần của bộ đội: … - Tình cảm của đất liền với Trường Sa:…

c Loại bài tập mở rộng vốn từ góp phần rèn kĩ năng nói

c.1 Hệ thống hóa, phân loại từ ngữ để nói cho phù hợp với người nghe Học sinh thu thập, phân loại vốn từ ngữ để lựa chọn khi nói cho phù hợp với người nghe

Bài tập 11 Tìm đại từ xưng hô dùng ở một ngôi xác định và đại từ xưng hô dùng ở nhiều ngôi linh hoạt

Đáp án:

a Đại xưng hô dùng ở một ngôi xác định

Số Ngôi thứ nhất Ngôi thứ hai Ngôi thứ ba

Số nhiều Chúng tôi, chúng

tao, chúng tớ Chúng mày, chúng bay Họ, chúng, chúng nó b Đại xưng hô dùng ở nhiều ngôi linh hoạt: Mình, chúng ta, chúng mình, ai, ai ai,…

Bài tập 12 Tìm danh từ chỉ người được dùng như đại từ để điền vào bảng Đáp án:

Danh từ chỉ người trong quan hệ thân thuộc được dùng như đại từ

Danh từ chỉ người trong quan hệ xã hội được dùng như đại từ

- Ông, bà, bố, mẹ, anh, em, chị, chú, bác, cô, dì, cậu, mợ, con, cháu, vợ, chồng, - Nhà tôi, ông nhà,…hai ông bà, ba anh

- Bạn, thằng, cậu, lũ, tụi, bọn, thầy, cô, * Một số từ ngữ dùng trong quan hệ thân thuộc cũng được dùng để xưng hô trong

Trang 18

em, mấy ông cháu,…cả bố mẹ, tất cả con cháu,…

quan hệ xã hội: Ông, bà, bố, mẹ, anh, em, chị, chú, bác, cô,…

Bài tập 13 Tìm các từ thể hiện mục đích, thái độ, xúc cảm, tình cảm (không thuộc từ loại danh từ, động từ, tính từ, đại từ…) của người nói và điền vào bảng

Đáp án:

Từ ngữ thể hiện mục đích hỏi À, ư, chứ, chăng, hử, hả, không, đó, đấy… Từ ngữ thể hiện mục đích cầu khiến Đi, với, nhé, mà, thôi, nào, đi cho,…

Từ ngữ thể hiện xúc cảm, tình cảm À, á, vậy, kia mà, ấy chứ, cơ mà, thật là, ôi, ôi chao, ối giời, chết thật,…

Từ ngữ dùng để gọi đáp Vâng, dạ, ừ, ơi, hỡi, đây, này,…

c.2 Hệ thống hóa, phân loại vốn từ ngữ thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn khi trình bày ý kiến trái ngược với người khác

Những suy nghĩ, nhận định, đánh giá, thái độ, tình cảm,… của mình không giống một phần hoặc không giống hoàn toàn với người khác là ý kiến trái ngược

Khi trình bày những ý kiến đó, bên cạnh việc tìm lí lẽ, phối hợp cách diễn đạt, dùng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ phù hợp; người nói cần biết lựa chọn những từ ngữ thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn, khiêm tốn, tôn trọng người nghe; những từ ngữ làm giảm sự căng thẳng, tránh mâu thuẫn gay gắt, hướng đến sự chấp nhận vừa lòng của người nghe nhằm đạt mục đích và hiệu quả giao tiếp cao nhất

Bài tập 14

Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn khi trình bày ý kiến trái ngược với người khác để điền vào bảng

Đáp án:

Từ ngữ chỉ sự khiêm tốn, giảm sự căng thẳng, tôn trọng người nghe…

Từ ngữ nhằm khẳng định bằng lí lẽ và chứng minh bằng thực tiễn… Theo tôi, với tôi thì; tôi cho rằng, đáng lẽ,

lẽ ra, có thể, tôi nghĩ là, như ta đã biết, nói thì như vậy nhưng, trong khi, mặc dù, đã nhiều lần, đã thế… thì, vậy thì, dù sao…

Xin khẳng định, hơn nữa, còn nữa, tương tự, ngoài ra, ngược lại, nhưng, trên hết, thực tế cho thấy, tuy nhiên, trong khi, mặc dù vậy, nếu thế thì, dù sao vẫn, đã thế thì,

Trang 19

vẫn, đã thế thì, nhìn chung, không muốn…liệu có được không, thế a, thế ư, liệu có phải không, rất cần sự thấu hiểu…, mong…hiểu cho, cảm ơn

khẳng định, đề nghị, yêu cầu, sự thật là, thực tế chứng minh, đã rõ ràng, tất nhiên, nói tóm lại,…

d Loại bài tập mở rộng vốn từ góp phần rèn kĩ năng viết

d.1 Hệ thống hóa, phân loại từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân Với bài tập này, học sinh có nhiệm vụ thu thập, phân loại vốn từ ngữ để viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện

Bài tập 15

Thu thập từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện để điền vào bảng phân loại

Đáp án: (Khi nói, viết cần biết kết hợp giữa bốn nhóm từ sau)

Thấy, nhận thấy, cảm thấy, nghĩ, nghĩ là, nghĩ rằng, biết, biết là, biết rằng, yêu, yêu quý, yêu mến, yêu thương, quý trọng, quý mến, kính trọng, nâng niu, vui, buồn, yên tâm, yên lòng, lo lắng, xúc động, cảm động, cảm phục, đồng tình, đồng ý, tán thành, phản đối, phản bác, phàn nàn, đề nghị, muốn, muốn rằng, mong muốn, ước, mong ước, ước gì, ước là, thầm mong, chờ đợi, chia sẻ, cảm thông, cảm phục, cảm ơn, cảm tình, trân trọng, chân thành, thấu hiểu, đồng cảm, cảm động, cảm kích, thích, thích thú, căm, ghét, căm giận, căm tức, tức giận, tức tối,…

b Từ ngữ chỉ nhận định, đánh giá

đáng khen, đáng ca ngợi, sáng giá, đẹp, đẹp đẽ, tốt lành, tốt đẹp, xấu, xấu xa, xấu xí, xấu hổ, hiền lành, hiền từ, hiền hậu, trong sáng, sinh động, bất ngờ, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, dễ nhớ, dễ thuộc, rõ nét, rõ ràng, đi vào lòng người, tiêu biểu cho, tượng trưng cho, có tác dụng, làm cho, bồi dưỡng cho người đọc, bài học, có ý nghĩa sâu sắc,

c Từ ngữ chỉ mức độ, hoặc cầu khiến

rất, quá, lắm, hơi, vô cùng, cực kì, thật, thật là,…, hãy, hãy biết, nên, đừng nên, chớ nên, nên chăng, …

(dùng kết hợp với từ nhóm a và b)

d Từ ngữ thêm - ôi, ôi chao, chao ôi, ồ, ồ phải rồi, à, à phải rồi, à đúng thế,

Trang 20

vào để chỉ tình cảm, cảm xúc

vâng, vâng đúng thế (thường đứng đầu câu)

- à, ư, hả, không, với, nhé, mà, nào, thôi,…; à, á, vậy, kia, mà, thật, … (thường đứng cuối câu)

d.2 Hệ thống hóa, phân loại từ ngữ nói về hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của một nhân vật trong kể chuyện

Loại bài tập này yêu cầu học sinh thu thập, phân loại vốn từ ngữ để phục vụ cho viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe với những chi tiết sáng tạo Muốn kể được chuyện đã nghe, đã đọc, học sinh phải ghi nhớ nhân vật, sự kiện với tên riêng)

Ông già, bà lão, cụ già, nàng tiên, bụt, thần, mụ phù thủy, chàng, nàng, công chúa, hoàng tử, chú bộ đội, thầy, cô, bác, bạn, nó, tôi, thằng, tụi, bọn chúng, bố mẹ, ông bà, anh em, họ hàng, bà con, cả nhà…, lớp, tổ, đội, xóm, làng, thôn,…

- Từ ngữ chỉ thời gian: Ngày xưa, ngày xửa ngày xưa, ngày…, đã lâu lắm rồi, vào một ngày…, vào khoảng những năm…, những ngày…, đã sang tháng…, năm…, tuần…, thứ…, thập niên…, thế kỉ, trong những ngày…, trong thời gian…, sáng…, trưa…, chiều…, tối…, trước…, trong…, sau…, lúc…, ngoài thời gian…, trừ những lúc…, đã…, đang…, sẽ…, bắt đầu, sắp bắt đầu, sắp kết thúc, kết thúc, đang diễn ra…, mặt trời…, trăng…,

- Từ ngữ chỉ nơi chốn: Trên…, dưới…, trong…, ngoài…, trước…, sau…, bên phải…, bên trái…, đằng kia, đằng xa, xa xa, tại…, ở…, gần…, ở tận… chân mây…, xóm, làng, thôn, tổ dân phố, khu phố, sân vận động, công viên, bảo tàng, đường, ngõ, ngách, xã, huyện, tỉnh, thành phố, nước,

d.3 Hệ thống hóa, phân loại từ ngữ trong miêu tả người

Loại bài tập này yêu cầu học sinh thu thập, phân loại vốn từ ngữ để phục vụ cho viết bài tả người có sử dụng so sánh và những từ ngữ gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của người được tả

Trang 21

Bài tập 17 Thu thập, phân loại từ ngữ tả người: a Từ ngữ chỉ ngoại hình

b Từ ngữ chỉ đặc điểm ngoại hình

c Ghép từ tìm được ở mục a với từ ở mục b để tạo thành cụm từ

Đáp án: (Các em có thể lựa chọn, và tìm thêm từ ngữ tả người phù hợp với lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính,…)

a Từ ngữ chỉ ngoại hình:

Dáng người, vóc người, dáng vóc, tạng người, dáng điệu, dáng dấp, hình dáng, dáng vẻ, thân hình, ngoại hình, hình dáng, tướng mạo, diện mạo,…

b Từ ngữ chỉ đặc điểm ngoại hình:

Cao lớn, to cao, mảnh mai, mảnh khảnh, thấp bé, thấp lùn, nhỏ bé, nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, thư sinh, nho nhã, duyên dáng, xinh xắn, xinh đẹp, ưa nhìn, nở nang, béo tốt, mập mạp, chắc nịch, rắn chắc, rắn rỏi, gầy gò, ốm yếu, khỏe mạnh, cân đối, không cân đối, tiều tụy, dạn dày sương gió, vất vả, nhàn nhã, khôi ngô tuấn tú

b Từ ngữ chỉ đặc điểm, trạng thái của người

c Ghép từ tìm được ở mục a với từ ở mục b để tạo thành cụm từ

- Tai, mang tai, vành tai, lỗ tai,…

- Mặt, nét mặt, gương mặt, vẻ mặt, khuôn mặt, mặt mày,…

- Mắt, con mắt, đôi mắt, tròng, ánh mắt, mi mắt, khóe mắt, mí mắt, mày, mi, lông mi, nét mày, lông mày, tròng mắt, hõm mắt, lòng đen, con ngươi,…

- Má, đôi má, gò má,… - Mũi, sống mũi, lỗ mũi,… - Miệng, mồm, môi, đôi môi,… - Lưỡi, đầu lưỡi, miệng lưỡi,…

Trang 22

- Răng, hàm răng, hàng răng, men răng, cái răng cái tóc,… - Vai, đôi vai, hai vai, bờ vai,…

- Ngực, vồng ngực, vòng ngực,… - Bụng, vòng bụng,…

- lưng, sống lưng, tấm lưng, hai bên lưng,…

- Tay, đôi tay, cánh tay, cẳng tay, mắt cá tay, cổ tay, bàn tay, mu bàn tay, lòng bàn tay, ngón tay, kẽ tay,…

- Chân, đôi chân, đùi, cẳng chân, bàn chân, lòng bàn chân, ngón chân,… b Từ ngữ chỉ đặc điểm, trạng thái của người:

- Trắng, trắng trẻo, trắng bóc, trắng dã, trắng bóc, trắng bệnh, trắng hồng, hồng hào, xanh, xanh mét, xanh rớt, xám ngắt, xám ngoét, xanh xao, tím tái, tím ngắt, nhợt nhạt, đỏ đắn, đỏ bừng, đỏ chót, đỏ gay, đỏ hoe, đỏ hỏn, đỏ ngầu, đỏ ửng, hồng, ửng hồng, ửng đỏ, vàng, vàng vàng, vàng vọt, đen, đen giòn, đen đúa, đen nhẻm, đen đen, đen nhánh, đen láy, đen thui, đen sì, đen trũi, ngăm ngăm, bạc, bàng bạc, hơi bạc, bạc phơ,…

- Tròn, tròn trặn, tròn trịa, tròn trĩnh, tròn vo, tròn xoe, bầu, bầu bĩnh, trái xoan, vuông vức, đầy đặn, phúc hậu, xinh, xinh xắn, xinh tươi, duyên dáng, rạng ngời, vui vẻ, hồ hởi, phấn khởi, mừng vui, mừng rỡ, sáng láng, rạng ngời, cau có, buồn, buồn bã, buồn rười rượi, buồn thiu, buồn tiu nghỉu, giận, giận dữ, hầm hầm, lầm lầm, lầm lì,…

- Thưa, lưa thưa, dày, phơ phơ, thơ lơ, bù xù, gọn gàng, bóng mượt, mượt mà, óng mượt, dài, suôn dài, cắt ngắn, ngang vai, trái đào, để chỏm, phi rê, búi tó, lởm chởm, trọc, trọc lóc, nhẵn, nhẵn thín, lở loét,

- Tròn, tròn xoe, sáng, sáng quắc, trong, sáng trong, trong trẻo, trong veo, long lanh, trắng đục, đỏ hoe, vàng, ướt, ướt át, ứa, to, nhỏ, ti hí, kèm nhèm, híp, sưng vù, sưng húp, trũng, trũng sâu, thâm, thâm quầng, thâm tím, đăm đăm, đăm đắm, xa xăm, chằm chằm, buồn, buồn rười rượi, tinh, tinh tường,…

- Thính, tinh, tinh tường, dọc dừa, lõ, cao, tẹt, củ tỏi, - Bầu, bầu bĩnh, đầy đặn, núm đồng tiền, tóp, hóp vào, - Rộng, chắc chắn, nhỏ nhắn,

- Nở, nở nang, căng đầy, căng tròn, tròn đầy, - Dài, rắn chắc, to, mập, thon, nhỏ, to, phệ, ỏng,

c Ghép từ tìm được ở mục a với từ ở mục b để tạo thành cụm từ:

Trang 23

Thí dụ: da dẻ trắng trẻo, da ngăm ngăm, đôi mắt đen láy, ánh mắt trong veo, đôi má ửng hồng, vồng ngực nở nang, đôi tay rắn chắc, ngón tay thon thả,…

- Yêu nước thương nòi, thương dân, yêu quê hương, nhớ nguồn, biết ơn, - Nhân ái, đôn hậu, nhân hậu, nhân từ, chân tình,

- Chăm chỉ, siêng năng, cần cù, cần mẫn, chịu khó, lười biếng, biếng nhác,…; cẩn thận, chu đáo, cẩu thả, đoảng, ;

- Nhanh nhẹn, hoạt bát, chậm chạp, thùy mị, nết na, dịu dàng, hiền dịu, đằm thắm, đậm đà,

- Trung thực, thật thà, thẳng thắn, bộc trực, cương trực, ghét giả dối, giả tạo, dối trá, gian lận, gian tà, gian manh, gian dối,

- Sống có trách nhiệm, thủy chung, dũng cảm, anh dũng, can đảm, can trường, gan, gan dạ, gan góc, gan lì, bạo gan, hèn nhát, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược

- Thông minh, thông thái, thông thạo, thông suốt, thông hiểu, sáng tạo, sáng suốt, minh mẫn,

- Tận tình, chân tình, tận tâm, tận lực, tận tụy, hết lòng hết sức, chung sức chung lòng, chung lưng đấu cật, kề vai sát cánh,

b Từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của người:

- Từ ngữ chỉ hoạt động trí óc, trạng thái tâm lí, tình cảm:

+ Nghĩ, nghĩ ngợi, nghĩ suy, suy nghĩ, nghĩ rằng, ngẫm nghĩ, đắn đo, suy tính, tính toán, đoán, suy đoán, phán đoán, phỏng đoán, suy luận, suy xét, soi xét,

+ Cảm thấy, cảm nhận, nhận thấy, nhìn nhận, công nhận, nhận rõ, thấy rõ, nhận thức, xúc động, cảm động, rung động, rung cảm, xúc cảm, cảm thông, cảm tình, động lòng, mủi lòng, chiều lòng, xiêu lòng,

+ Hiểu, hiểu thấu, thấu hiểu, hiểu rõ, hiểu biết, biết rõ, biết tường tận, biết ơn,

Trang 24

- Từ ngữ chỉ hoạt động tay chân, cơ bắp:

+ Quay đầu, cúi đầu, ngẩng đầu, cất cao đầu, khoanh tay, chắp tay, vòng tay, vái, lạy, khom lưng, quỳ gối khom lưng,

+ Nhìn, nhìn thẳng, nhìn đăm đắm, nhìn ngang, nhìn trộm, trông, ngóng, trông ngóng, ngóng trông, liếc, chớp, chớp chớp, chớp lia chớp lịa, nháy mắt, hé mắt, trợn mắt,

+ Nghe, nghe ngóng, nghe chừng, nghe lỏm, nghe ra, ngóng trông, trông ngóng, trông chờ, trông mong, trông cậy, trông nom, trông coi, trông giữ, ngóng chờ, ngóng đợi,

+ Cười, nói, cười cười nói nói, cười tủm, cười khanh khách, cười tít mắt, cười nhạt, cười trừ, cười khẩy, nói oang oang, nói lí nhí, nhai, nhai từ từ, nuốt vội vàng, nuốt ừng ực, xúc miệng òng ọc,

+ Đứng, ngồi, đứng ngồi không yên, nằm, nằm khểnh, nằm khoèo, nằm ngửa, nằm nghiêng, nằm sấp, nửa nằm nửa ngồi, bò, leo, leo lẻo, trèo trẹo, trèo đèo lội suối, + Cầm, nắm, ôm, mang, vác, ném, lao, quăng, quẳng, vái, lạy, chắp, khoanh, đưa, mỏi rã tay,

+ Chạy, nhảy, lộn, ngã, khuỵu, quỳ, kiễng, khoanh, chụm, mỏi nhừ Bài tập 20 Tìm thành ngữ nói về người

Đáp án: (Các em xem bài tập giải nghĩa thành ngữ và những thành ngữ được thu thập, phân loại này để vận dụng vào nói viết)

a Về ngoại hình

- Mặt hoa da phấn, mặt tươi như hoa, mặt nhăn như khỉ, mặt sứa gan lim, mặt nặng mày nhẹ, mặt người dạ thú, mặt nặng như chì

- Đen như cột nhà cháy, xanh như tàu lá, đỏ như gà chọi, vàng như nghệ, trắng như trứng gà bóc, xanh như lá bạc như vôi, …

b Về hoạt động, trạng thái…

- Ăn vóc học hay, ăn nên làm ra, ăn hang ở lỗ, ăn mắm mút ròi, ăn chực nằm chờ, ăn không nói có, ăn xó mó niêu, ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng, ăn xổi ở thì, ăn vụng ăn trộm, ăn trắng mặc trơn, ăn no vác nặng, ăn như mỏ khoét, ăn mày đòi xôi gấc, ăn ốc nói mò, ăn trên ngồi trốc, …

- Nếm mật nằm gai, dãi nắng dầm sương, cốc mò cò xơi, ăn cỗ đi trước lội nước theo sau, ăn ở hai lòng, sơn ăn tùy mặt ma bắt tùy người, ma cũ bắt nạt ma mới, làm giả ăn thật, ăn trông nồi ngồi trông hướng, …

- Nói thánh nói tướng, nói hươu nói vượn, nói một đằng làm một nẻo, nói đi đôi với làm, đã nói là làm, nói ít làm nhiều, nói nhiều làm ít, nói đâu bỏ đấy,…

Trang 25

- Học ăn học nói học gói học mở, học đâu biết đấy, học một biết mười, học không hay cày chẳng biết, học thầy học bạn, học thầy không tày học bạn, học một

- Đi ngược về xuôi, đi đến nơi về đến chốn, đi guốc trong bụng, đi trước về sau, đi tắt đón đầu, đi sớm về tối, đi đêm về hôm, đi một ngày đàng học một sàng khôn, đi hỏi già về nhà hỏi trẻ, lên thác xuống nghềnh, lên voi xuống chó, lên xe xuống ngựa,…

- Chạy ngược chạy xuôi, chạy thục mạng, chạy long tóc gáy, chạy bán sống bán chết, chạy như cờ lông công, chạy ăn từng bữa, chạy chức chạy quyền, …

- Chân đăm đá chân chiêu, được đằng chân lân đằng đầu, đứng núi này trông núi nọ, có mới nới cũ,…

- Bụng đói cật rét, bụng ỏng đít beo, no ăn ấm cật, no bụng đói con mắt, lo con bò trắng răng, há miệng chờ sung, tay làm hàm nhai,…

- Gạn đục khơi trong, ba chìm bảy nổi, lên thác xuống ghềnh, góp gió thành bão,… c Về đặc điểm, đức tính, phẩm chất…

- Vào sinh ra tử, dạ sắt gan vàng, xấu người đẹp nết, đứng mũi chịu sào, đứng đầu sóng ngọn gió,…

- Chịu thương chịu khó, dám nghĩ dám làm, muôn người như một, trọng nghĩa khinh tài, uống nước nhớ nguồn,

- Hẹp nhà rộng bụng, kính trên nhường dưới,… - Tuổi nhỏ trí lớn, việc nhỏ nghĩa lớn,…

- Nhanh như cắt, chậm như rùa, lừ đừ như ông từ vào đền,…

- Hiền như đất, hiền như bụt, dữ như cọp, đẹp như tiên, xấu như ma, gan như cóc tía,…

d Về mối quan hệ, cư xử…

- Máu mủ ruột rà, cùng xương cùng thịt, cùng mẹ cùng cha, gà cùng một mẹ, quê cha đất tổ, công cha nghĩa mẹ ơn thầy,…

- Người làng người xóm, hàng xóm láng giềng, anh em xa láng giềng gần, người thân người sơ, người dưng nước lã, người đi kẻ ở, kẻ khinh người trọng, kẻ cười người chê, …

Trang 26

- Môi hở răng lạnh, như môi với răng, như chân với tay, như cá với nước, như cây với cành,…

- Sảy vai xuống tay, lọt sàng xuống nia, nhường cơm sẻ áo, … - Thuận vợ thuận chồng, trong ấm ngoài êm,

d.4 Hệ thống hóa, phân loại từ ngữ trong văn miêu tả phong cảnh

Loại bài tập này yêu cầu học sinh thu thập, phân loại vốn từ ngữ để phục vụ cho viết bài tả phong cảnh có sử dụng so sánh, nhân hoá và những từ ngữ gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của cảnh được tả

Các em có thể thu thập, phân loại vốn từ để tả theo vùng miền, theo các chiều của không gian (miền núi, trung du, đồng bằng, biển đảo; rộng, dài, cao, sâu, gần, xa…); theo thời gian (từng mùa trong năm, trong tháng, trong ngày,…) Song nói chung, các em cần có vốn từ ngữ phong phú gợi tả trạng thái, đặc điểm, tính chất, hình dáng, màu sắc, hương vị của cảnh vật; những từ láy (tượng hình, tượng thanh) Phạm vi đối tượng tả phong cảnh là rất rộng nên ta có thể thu thập vốn từ ngữ theo từng đối tượng cụ thể như: Làng mạc, cánh đồng, con sông, thành phố, làng bản vùng cao,… Các em có thể dùng từ ngữ chỉ trạng thái, đặc điểm của người để nhân hóa cảnh vật

Bài tập 21 Thu thập và phân loại từ ngữ tả không gian cảnh vật Đáp án:

a Tả chiều rộng: bao la, mênh mông, bát ngát, vô tận, vô cùng, bất tận, thênh thang, rộng rãi, rộng lớn, rồng rộng, rộng hẹp, cò bay thẳng cánh, tít tận chân trời,

b Tả chiều dài: (xa) tít tắp, tít mù khơi, muôn trùng, vời vợi, ngút ngát, (dài) dằng dặc, lê thê, loằng ngoằng, dài ngoẵng, dài dặc, dài lê thê, dài dài, dài đằng đẵng, c Tả khoảng cách: xa, gần, gần xa, lân cận, xa hoắc, xa lắc xa lơ, xa tắp, xa tít, xa vời vợi, xa xa, xa xăm, xa xôi, xa hút tầm mắt,

d Tả chiều cao: chót vót, cao vút, chất ngất, vời vợi, cao ngất, cao nghều, cao ráo, cao tít, cao vòi vọi, cao dong dỏng, cao lớn, cao lêu nghêu, cao chất ngất,…

e Tả chiều sâu: (sâu) hun hút, thăm thẳm, hoắm, hoăm hoắm, sâu hoáy, sâu sâu, sâu thẳm, sâu ngút tầm mắt, sâu vô cùng,

g Tả màu sắc cảnh vật: xanh da trời, xanh mát, xanh xám, xám xì, xanh rì, xanh như tàu lá, tím ngắt, đo đỏ, phớt hồng, trăng trắng, tối om, vàng vàng, hồng phấn, một góc trời tối om, ửng hồng cả một vùng, sáng lòa như ánh điện, lờ mờ, mờ nhạt, xám xịt cả một vùng, đen ngòm cả một góc trời, vàng xuộm cả một cánh đồng, đỏ chói như ánh mặt trời, phủ rêu xanh…

Trang 27

h Tả vẻ đẹp của cảnh: nguy nga, tráng lệ, lung linh, hùng vĩ, sặc sỡ, tươi mát, kêu sa, lộng lẫy, hoành tráng, tráng lệ, rực rỡ, tuyệt đẹp, hấp dẫn, lạ mắt, đẹp mắt, lạ thường, đồ sộ, ngộ nghĩnh, độc đáo, khang trang, trang nhã, ồn ào, náo nhiệt, sôi động, yên tĩnh, vắng vẻ, lạnh lùng, vắng teo, vắng ngắt, vui nhộn, sung túc, trù phú, đầm ấm, huyền ảo, kỳ bí, ấn tượng, thoáng đãng, mát mẻ, thoải mái, rộn rã, đẹp lộng lẫy, đẹp như một bức tranh thủy mặc, lộng lẫy vô cùng, hùng vĩ kiêu sa, độc nhất vô nhị, nguy nga tráng lệ, phong phú lạ thường, hình thù độc đáo, kì vĩ lạ thường, đầy ắp những kỉ niệm, xanh mướt trải dài mênh mông …

2.2.2 Nhóm bài tập về nghĩa của từ

2.2.2.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của từ tiếng Việt và nhiệm vụ của nhóm bài tập về nghĩa của từ

a Đặc điểm ngữ nghĩa của từ tiếng Việt

Trong phần cơ sở lí luận chúng tôi đã trình bày những nét khái quát nhất về các bình diện của từ tiếng Việt Ở đây xin rút ra một số kết luận để có thêm cơ sở xây dựng nhóm bài tập về nghĩa của từ

- Mỗi từ đều mang những nét nghĩa chung của nhiều từ và nét nghĩa riêng chỉ có của từ đó; các nét nghĩa bao giờ cũng có quan hệ với nhau theo phương thức ẩn dụ hay hoán dụ Chính các phương thức chuyển nghĩa này làm cho từ có nhiều nghĩa (từ đa nghĩa) Khi từ tham gia vào cấu tạo nên cụm từ và câu thì nghĩa của từ trong cụm từ và câu ấy chỉ được hiểu theo một nghĩa cụ thể nào đó Vì vậy cần phải xem xét nghĩa của từ đa nghĩa trong văn cảnh cụ thể

- Trong hệ thống từ vựng có những nhóm từ mà nghĩa các từ trong nhóm giống nhau hoặc gần giống nhau (từ đồng nghĩa), có những nhóm từ mà nghĩa các từ trong nhóm trái ngược nhau (từ trái nghĩa)

- Nghĩa của từ có quan hệ chặt chẽ với hình thức cấu tạo từ Cần xem xét nghĩa của từ theo phương thức ghép hợp nghĩa của từ ghép đẳng lập, ghép phân nghĩa của từ ghép chính phụ, nghĩa của từ theo phương thức láy của từ láy

- Từ Hán - Việt phần lớn là từ ghép có hai âm tiết (hai yếu tố) Nghĩa của từ ghép Hán - Việt cũng như cấu trúc nghĩa từ ghép thuần Việt, chỉ khác ở chỗ trong một số từ ghép chính phụ, yếu tố phụ đứng trước còn yếu tố chính đứng sau Cũng như từ thuần Việt, từ Hán - Việt có những yếu tố đồng âm khác nghĩa như: yếu tố gia có ba nghĩa (thêm, nhà, người) như trong gia vị, gia cảnh, chuyên gia

Trang 28

- Thành ngữ là ngữ cố định Nghĩa và chức năng cú pháp của thành ngữ tương đương với từ hoặc cụm từ Sử dụng đúng thành ngữ trong nói, viết giúp học sinh có cách diễn đạt đa dạng, phú và hấp dẫn người nghe đọc người nghe

b Nhiệm vụ của nhóm bài tập về nghĩa của từ

Thực hiện yêu cầu của chương trình, nhóm bài tập này có nhiệm vụ:

- Hình thành các khái niệm, giúp học sinh bước đầu có những hiểu biết về từ đa nghĩa và nghĩa của từ đa nghĩa trong văn bản; từ đồng nghĩa (đặc điểm và tác dụng)

- Giúp học sinh sử dụng từ điển tiếng Việt để tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác

- Củng cố và khắc sâu những hiểu biết về nghĩa của từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ, từ láy, nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu

- Nhằm tích hợp kĩ năng viết với yêu cầu về kiến thức ngữ pháp, bài tập nhóm này giúp học sinh biết dùng những từ ngữ để viết các loại câu đơn, câu ghép; liên kết các vế trong câu ghép, dùng từ ngữ để liên kết các câu trong đoạn, trong bài

- Các loại bài tập về nghĩa của từ chủ yếu giúp học sinh hình thành, củng cố, khắc sâu những hiểu biết về nghĩa của từ; vận dụng những hiểu biết ấy để nói, viết câu, viết đoạn theo yêu cầu của chương trình

2.2.2.2 Các loại bài tập về nghĩa của từ

a Loại bài tập về nghĩa của từ góp phần rèn kĩ năng đọc

a.1 Hình thành khái niệm từ đa nghĩa, nghĩa của từ đa nghĩa trong văn bản Bài tập 22 Đọc đoạn văn sau và tra từ điển để trả lời câu hỏi

“Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước…

Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.”

(Sách Tiếng Việt 5, tập 1, trang 90)

a Từ mũi trong mũi thuyền, và mũi trong mũi đất có nét nghĩa nào giống nhau? Em thấy hai nghĩa này của từ mũi quan hệ với nhau dựa trên cơ sở nào?

Trang 29

b Trong cụm từ “Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu…” , nghĩa của từ nhà trong nhà nọ thay đổi như thế nào so với nghĩa của từ nhà trong nhà kia?

Em thấy hai nghĩa này của từ nhà quan hệ với nhau dựa trên cơ sở nào? c Tìm thêm thí dụ về quan hệ giữa các nghĩa trong từ

d Em hiểu thế nào về từ đa nghĩa? Đáp án:

a - Mũi trong mũi thuyền chỉ phần nhô ra phía trước của thuyền; mũi trong mũi đất chỉ phần nhô ra phía biển của đất

Hai nghĩa này có quan hệ vì có nét nghĩa giống nhau (cùng chỉ phần nhô ra) b - Nghĩa của từ nhà trong nhà kia chỉ công trình xây dựng…nhà trong nhà nọ chỉ người nhà Đáng lẽ phải viết là: “người nhà nọ sang nhà kia…”

Hai nét nghĩa này có quan hệ dựa trên sự thay đổi tên gọi (nhà thay cho người nhà) c Thí dụ về quan hệ giữa các nghĩa trong từ

chân bàn, chân núi, chân tường,

có chân trong đội, thế chân thủ

tay tay phải, tay tre, tay ghế x

đất nước nước sông, đất ruộng,

núi sông núi cao, sông dài,

Ngày đăng: 24/04/2024, 05:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan