1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TẠI SAO TRONG QUÁ TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC,NGUYỄN ÁI QUỐC LẠI LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN?TRÌNH BÀY QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ VỀ MẶT TƯ TƯỞNG, CHÍNH TRỊ VÀTỔ CHỨC CHO VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG NĂM 1930

12 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNGKHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

- -LỊCH SỬ ĐẢNG

CỘNG SẢN VIỆT NAM Giáo viên bộ môn: Th.S

Nhóm 7:

Sinh viên: Đinh Thị Lan Hương – 521411036

Đào Quỳnh Anh – 521411005 Hà Thị Minh Nguyệt – 521411053 Lê Trần Vân Anh – 521411007

Nguyễn Hà Huyền Trang – 521411080 Vũ Phạm Hoàng Anh – 521411002 Bùi Thanh An – 521411001

Tạ Thị Quỳnh Lan - 521411041

Trang 2

BÀI TIỂU LUẬN – NHÓM 7Mục lục

ĐỀ BÀI: TẠI SAO TRONG QUÁ TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC,NGUYỄN ÁI QUỐC LẠI LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN?TRÌNH BÀY QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ VỀ MẶT TƯ TƯỞNG, CHÍNH TRỊ VÀTỔ CHỨC CHO VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG NĂM 1930.

A QUÁ TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC, NGUYỄN ÁI QUỐC LẠI LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN 3

1.Tiểu sử và quá trình tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc 32.Khái quát về cách mạng vô sản, lý do Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng vô sản .5B QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ VỀ MẶT TƯ TƯỞNG, CHÍNH TRỊ VÀ TỔ CHỨC CHO VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG NĂM 1930 8

Trang 3

ĐỀ BÀI: TẠI SAO TRONG QUÁ TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC,NGUYỄN ÁI QUỐC LẠI LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN?TRÌNH BÀY QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ VỀ MẶT TƯ TƯỞNG, CHÍNH TRỊ VÀTỔ CHỨC CHO VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG NĂM 1930.

A QUÁ TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC, NGUYỄN ÁI QUỐC LẠILỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN

Những năm 20 của thế kỷ XX là những năm rất quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước, có thể gọi là những năm bản lề trong lịch sử cận đại Việt Nam gắn chặt với tên tuổi của Nguyễn ái Quốc” Đây là thời kỳ đánh dấu sự tìm ra con đường cứu nước đúng đắn của Người cho dân tộc Việt Nam và bắt đầu hướng dân tộc Việt Nam đi theo con đường đó - con đường cách mạng vô sản Vậy tại sao Nguyễn ái Quốc lại lựa chọn con đường cách mạng vô sản trong quá trình tìm đường cứu nước? Và quá trình chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng năm 1930 như thế nào?

1 Tiểu sử và quá trình tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc.

Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ra vào thời kỳ đầu của thế kỷ

20 Con trai thứ hai của gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc, một nhà Nho yêu nước và cụ Hoàng Thị Loan, con gái của cụ đồ Hoàng Xuân Đường, một gia đình có nhiều người hoạt động yêu nước nổi tiếng Ông chào đời vào ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại một ngôi làng tên là Kim Liên (nay là làng Kim Liên nằm trong huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) ở miền Trung Việt Nam Đây là thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi lịch sử và tình hình xã hội phức tạp trong thời kỳ này Với nhiều sự kiện và khởi đầu quan trọng trong lịch sử thế giới, bao gồm:

Chiến tranh Thế giới I (1914-1918) kết thúc vào năm 1918 với việc ký kết Hiệp ước Versailles Năm 1920, Liên Hiệp Quốc (League of Nations) được thành lập với mục tiêu duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Cuộc cách mạng Nga (Cách mạng Tháng Mười Nga) năm 1917 dẫn đến sự lên nắm quyền của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Nga (Soviet Nga) và sự sáng lập nên Liên Xô, mở đầu cho một kỷ nguyên mới trong chính trị và xã hội

Năm 1920, các cuộc đấu tranh đòi độc lập và tự quyền cho các quốc gia thuộc địa và thực dân trên khắp thế giới bắt đầu nổi lên mạnh mẽ Điều này ảnh hưởng đến việc hình thành các quốc gia mới và việc thay đổi chính trị toàn cầu Trong lĩnh

Trang 4

vực khoa học và công nghệ, những năm 20 là thời kỳ phát triển của công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô, hàng không, và viễn thông.

Năm 1929, khủng bố kinh tế Đại suy thoái (Great Depression) bắt đầu, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và gây ra nhiều khó khăn kinh tế và xã hội.

Những sự kiện này đã có tác động sâu rộng đến lịch sử thế giới và hình thành nền chính trị, kinh tế và xã hội nói chung và nước Việt Nam nói riêng Và cũng có ảnh hưởng lớn trong quá trình Nguyễn Ái Quốc đi tìm con đường cứu nước Chứng kiến sự thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam theo ý thức hệ phong kiến như phong trào Cần Vương và ý thức hệ tư sản, tiểu tư sản như con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cuối thể kỷ 19 đầu thế kỷ 20 Nên Nguyễn Ái Quốc đã quyết định sang phương Tây để tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo phương hướng mới

Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng (1911)

Nguyễn Ái Quốc rời Việt Nam để ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 05/06/1911 tại bến cảng Nhà Rồng lên con tàu Amiral Latouche Tréville, bắt đầu chuyến hành trình tìm đường cứu nước kéo dài suốt 30 năm Nguyễn Ái Quốc đã đi nhiều nước tư bản và nghiên cứu lý luận, nghiên cứu về nhiều cuộc cách mạng như Cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ, , để rồi sau đó đã mang về ánh sáng tự do cho dân tộc.

Trang 5

2 Khái quát về cách mạng vô sản, lý do Nguyễn Ái Quốc lựa chọn conđường cách mạng vô sản.

Cách mạng vô sản là một cuộc cách mạng xã hội trong đó giai cấp công nhân

cố gắng lật đổ giai cấp tư sản Các cuộc cách mạng vô sản nói chung được những người theo chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và hầu hết những người vô chính phủ ủng hộ

Ngay từ khi còn rất trẻ, Nguyễn ái Quốc đã biết đến con đường cứu nước theo ý thức hệ phong kiến, hay theo tư tưởng dân chủ tư sản với hai khuynh hướng bạo động của Phan Bội Châu và ôn hoà của Phan Châu Trinh, rồi sau này trên bước đường hoạt động đầy gian khổ ở nước ngoài (1911-1919), Người đã tiếp xúc với nhiều con đường, cách thức đấu tranh của các dân tộc thuộc địa khác hoặc của ngay bản thân giai cấp công nhân Đến năm 1920, Nguyễn ái Quốc bắt đầu biết đến và tiếp xúc với con đường cách mạng vô sản qua “Sơ thảo luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân Đạo - cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Pháp Người không chỉ nghiên cứu về mặt lý luận mà người còn tổng kết thực tiễn thông qua quá trình đi qua rất nhiều nước trên thế giới, và chứng kiến giai cấp tư sản, giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động bị áp bức bóc lột cả ở những nước tư bản phát triển nhất lẫn những nước thuộc địa.

Bởi vậy, Nguyễn Ái Quốc đã đi đến một kết luận rằng cách mạng tư sản là cách mạng chưa đến nơi – sau cách mạng chỉ mạng lại lợi ích, giải phóng cho một bộ phận rất nhỏ trong xã hội còn đại đa số giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động vẫn bị áp bức bóc lột, vẫn sống trong xã hội đầy rẫy sự bất công Theo Người, “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức.” Cho nên, Người quyết định không đi theo con đường cách mạng tư sản Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu con đường cách mạng vô sản, Nguyễn ái Quốc càng củng cố niềm tin của mình vào con đường cách đó đối với sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa Từ đây, Người hoàn toàn tin và đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin, đi theo cách mạng tháng Mười Nga.

Cuối cùng, sau một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nhiều con đường giải phóng dân tộc khác nhau: Con đường theo ý thức hệ phong kiến; ý thức hệ tư sản; ý thức hệ vô sản, Nguyễn Ái Quốc quyết định chọn con đường cách mạng vô sản để giải phóng dân tộc Việt Nam Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường này là vì:

Trang 6

Thứ nhất, đến cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, con đường cứu nước của Việt

Nam đi vào giai đoạn bế tắc Những con đường cứu nước mà Người biết đến từ rất sớm đều bị thất bại do nó có nhiều hạn chế, sai lầm lớn: con đường cứu nước theo ý thức hệ phong kiến đã thất bạị Năm 1897, ngọn lửa Hương Sơn tắt, phong trào Cần Vương thất bại chấm dứt thời kỳ đấu tranh dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu mang đậm tư tưởng Nho giáo Đến thế kỷ XX, cầm vũ khí đánh Pháp tương đối quy mô chỉ còn có Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế Mà Hoàng Hoa Thám thì không thể đề ra cho mình một phương lược nào mới, nếu thắng lợi cũng lại thực hiện tư tưởng “khôi phục Đại Nam y cựu” mang nặng cốt cách phong kiến Trong khi lịch sử đã vượt qua mức ấy rồi, yêu cầu chính trị bắt đầu rộng hơn, nước Việt Nam độc lập trở lại không thể là một nước quân chủ chuyên chế nữa “Xa xa, Nhật Bản đã duy tân, trở nên cường thịnh, gần hơn, trí giả Trung Quốc đang xôn xao bàn luận tư tưởng Âu Mỹ, tiếng dội đến Việt Nam” Thất bại của phong trào này đầu thế kỷ XX chứng tỏ sự phá sản của chủ nghĩa trung quân, sự thất bại hoàn toàn của nó trước các nhiệm vụ lịch sử Nguyễn Tất Thành xuất thân trong một gia đình nhà Nho nhưng không bị ràng buộc bởi tư tưởng trung quân, kiên quyết không lựa chọn con đường này vì nó không thể giải phóng dân tộc Việt Nam.

Thứ hai, Con đường cứu nước theo hệ ý thức tư sản cũng thể hiện sự bất lực

trước những nhiệm vụ lịch sử Ngọn cờ tiên phong được “Duy tân hội” phất lên đó là vào đầu thế kỷ XX với tư tưởng: phải duy tân, không duy tân thì không quang phục được Và chỉ có một con đường duy tân sang Nhật học hỏi (Đông du) cũng chính là đi cầu viện Điều này không khác nào là “đuổi hùm cửa trước rước sói” cửa sau Kết quả là Phan Bội Châu nhận ra rằng: “đồng văn đồng chủng” không bằng “đồng bệnh”, tư tưởng chủng tộc lùi bước trước tư tưởng dân tộc Trái ngược với đường lối của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh chủ trương cách mạng theo đường lối ôn hoà Tư tưởng cốt lõi là “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, dựa vào Pháp mà đi lên Song dù có bạo động hay bất bạo động, dù theo đường lối của Phan Bội Châu hay Phan Châu Trinh thì kết quả cuối cùng đều bị thực dân Pháp phá hoại, bắt giam những người lãnh tụ hoặc tìm mọi cách ly khai họ ra khỏi phong trào và lợi dụng tư tưởng của họ Nhận thức được những sai lầm trong con đường cứu nước của cả hai khuynh hướng trên, Nguyễn ái Quốc đã không tham gia phong trào Đông du (1905) khi cụ Phan Bội Châu muốn đưa ông và một số thanh niên sang Nhật

Như vậy, dù rất kính trọng các bậc anh hùng tiền bối, nhưng Nguyễn Tất Thành không bằng lòng với đường đi nước bước của họ và không muốn đi theo vết mòn lịch sử Người không tán thành hoàn toàn cách làm của một người nào vì Người thấy rõ những hệ tư tưởng phong kiến hay tư sản mà họ dựa vào để chống thực dân

Trang 7

Pháp đã trở nên lỗi thời, yếu kém hơn rất nhiều so với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đó Do đó Người không lựa chọn con đường cứu nước của họ và tự quyết định con đường nên đi

Thứ ba, Người chọn con đường cách mạng vô sản còn vì tính đúng đắn của nó

đối với cách mạng một nước thuộc địa Đây là con đường cách mạng duy nhất có khả năng giải phóng dân tộc Việt Nam, là con đường phù hợp với hoàn cảnh cụ thể đầy khó khăn của cách mạng nước ta khi đó Tính đúng đắn phù hợp của nó được thể hiện rõ nét qua nội dung con đường cách mạng mà Người đã nêu lên trong thời gian hoạt động từ 1920-1927 Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn ái Quốc là việc Người đọc được bản “Sơ thảo luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân đạo Với sự kiện này, lần đầu tiên Nguyễn ái Quốc tìm thấy và đến với con đường cách mạng vô sản Trên đường đi tìm chân lý cho dân tộc, Nguyễn ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin từ một phương diện hết sức thực tế: chỉ có chủ nghĩa cộng sản, con đường cách mạng vô sản mới có thể chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc và đồng thời thực hiện được ba cuộc giải phóng vốn là ước mơ từ lâu của nhân loại là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, tiêu chuẩn cao nhất cho sự lựa chọn và định hướng của Người là kiên quyết đứng về phía học thuyết và tổ chức cách mạng nào thực sự quan tâm đến quyền lợi và cuộc sống của các dân tộc bị áp bức, bênh vực, ủng hộ và chỉ ra con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc Tiêu chuẩn hết sức thiết thực đó đối với sự nghiệp giải phóng một nước thuộc địa lại phù hợp với đường lối của cách mạng vô sản - là con đường cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, nhằm dùng bạo lực cách mạng lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, lập nên chế độ xã hội chủ nghĩa- và cuối cùng người thanh niên yêu nước Việt Nam ấy quyết định chọn con đường cách mạng vô sản cho dân tộc mình đi theo Mặt khác, con đường cách mạng vô sản đã có tiền lệ, đã trở thành hiện thực ở nước Nga và để lại nhiều bài học kinh nghiệm Chính con đường cách mạng vô sản đã đưa đến thắng lợi vang dội của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở nước Nga Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng thế giới, thành quả cách mạng đã đưa giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên nắm chính quyền Con đường cách mạng ấy không là lý thuyết chung chung mà đã trở thành hiện thực ở nước Nga rộng lớn thì ai dám chắc nó không có cơ hội thành công ở một nước thuộc địa trong đó có Việt Nam Vì vậy, Ngyễn ái Quốc đã lựa chọn con đường cách mạng vô sản

Trang 8

Như vậy, sự thất bại của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX vừa chứng tỏ sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến, sự yếu ớt và bất lực của hệ tư tưởng tư sản Điều này đặt ra yêu cầu lịch sử là phải tìm ra con đường cứu nước mới đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam Và trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn ái Quốc thấy rằng: chỉ có cách mạng vô sản, chỉ có chủ nghĩa Mác- Lênin mới có khả năng giải phóng dân tộc ta, chỉ có Quốc tế cộng sản mới thực sự quan tâm đến vấn đề giải phóng các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc Vì vậy Người đã rất vui sướng khi lần đầu tiên bắt gặp con đường cứu nước ấy: “Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo “Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” Thực tế lịch sử Việt Nam sau này đã chứng minh sự lựa chọn ấy là hoàn toàn đúng đắn, sáng suốt với biểu hiện là sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, với thắng lợi của cách mạng tháng Tám (1945),

B QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ VỀ MẶT TƯ TƯỞNG, CHÍNH TRỊ VÀ TỔCHỨC CHO VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG NĂM 1930.

Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên (tháng 12 -1920), Nguyễn Ái Quốc đã có một thời kỳ hoạt động lý luận và thực tiễn sôi nổi, vừa tiếp tục hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp, nghiên cứu học tập, bổ sung và hoàn thiện tư tưởng cứu nước, vừa tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị những điều kiện cần thiết về tư tưởng, chính trị và tổ chức để thành lập một chính Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam.

Về chính trị: Từ khi khẳng định cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách

mạng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Cách mạng Thánh Mười Nga; tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, nghiên cứu quy luật hình thành của các đảng cộng sản trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy sự cần thiết phải chuẩn bị chu đáo về đường lối chính trị của Đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Lênin ở Việt Nam Nguyễn Ái Quốc xác định Cách mạng giải phóng dân tọc ở các nước thuộc địa là 1 bộ phận của Cách mạng vô sản thế giới giữa Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Trang 9

Đối với các dân tộc thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ “ công nông là gốc của cách mệnh, còn học trò nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ… là bầu bạn cách mệnh của công nông” Về vấn đề Đảng Cộng Sản, Nguyễn Ái Quốc khẳng định ”Cách mạng trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thù vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy.”

Phong trào “Vô sản hóa” do Kỳ bộ Bắc Kỳ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động từ ngày 29/9/1928 đã góp phần truyền bá tư tưởng vô sản, rèn luyện cán bộ và xây dựng, phát triển tổ chức của công nhânNgười đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên, mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng Người đã tham gia vào các tổ chức cộng sản quốc tế, đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.

Về tư tưởng: Nhận thấy muốn làm cách mạng phải tập hợp lực lượng và sức

mạnh của quần chúng, do đó, Nguyễn Ái Quốc chủ trương truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam nhằm làm chuyển biến nhận thức của quần chúng nhân dân, đặc biệt là giai cấp công nhân, làm cho hệ tư tưởng Mác - Lênin từng bước chiếm ưu thế trong đời sống xã hội, làm cho phong trào yêu nước tiến dần đến lập

trường của giai cấp công nhân Sự chuẩn bị về tư tưởng rõ nét nhất của Nguyễn Ái

Quốc là thông qua hoạt động báo chí và tuyên truyền Từ giữa năm 1921, tại Pháp cùng 1 số nhà cách mạng của các nước thuộc địa khác Người cho xuất bản và làm

chủ nhiệm kiêm chủ bút cho tờ Le’Paria (Người cùng khổ) (từ số 1 đến số 15).

Người viết khoảng 30 bài, tập trung tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân và truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin vào các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

Tháng 6/1925 tại Quảng Châu, Người cho xuất bản báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên Ngoài ra còn một số các tờ báo định kỳ khác như: tờ tuần báo Công nông (xuất bản cuối 1926 – 1928) đối tượng tuyên truyền chủ yếu là công nhân và nông dân; tờ Lính cách mệnh xuất bản đầu 1927 đến 1928, lấy binh sĩ Việt Nam trong quân đội Pháp ở Đông Dương làm đối tượng tuyên truyền.

Năm 1922, Ban nghiên cứu thuộc địa của ĐCS Pháp thành lập, NAQ được cử làm Trưởng tiểu ban Nghiên cứu về Đông dương Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường Cách mệnh (1927) vừa tố cáo tội ác của thực dân vừa vạch ra những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng, gắn cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc Ngoài viết sách, báo, tham luận tại các hội nghị, Nguyễn Ái Quốc còn trực tiếp giảng bài, thảo luận Người đã sử dụng nhiều công cụ, hình thức, phương pháp để vạch trần tội ác của chủ nghĩa

Trang 10

thực dân, tuyên truyền Chủ nghĩa Mác – Lênin và động viên nhân dân giác ngộ làm cách mạng.

Tác phẩm Đường Cách mệnh (1927) của Người là sự chuẩn bị tập trung và chu đáo về lý luận chính trị cho Đảng ta, đặt nền tảng tư tưởng cho đường lối chính trị của cách mạng Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa Đường Cách mệnh đã chỉ ra mục tiêu giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ chủ yếu, trước hết của cách mạng Việt Nam và các nước thuộc địa là giải phóng dân tộc; về sự cần thiết phải đoàn kết giữa giai cấp vô sản ở chính quốc với giai cấp vô sản thuộc địa, đoàn kết giữa các nước thuộc địa hình thành mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc; về khả năng nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa; cách mạng Việt Nam sau khi giành thắng lợi sẽ đi lên Chủ nghĩa xã hội Cách mạng muốn thắng lợi phải có Đảng lãnh đạo, phải có lý luận khoa học dẫn đường và có đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn.

Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất bản cuối 1926 – 1928) & Tác phẩmĐường Cách mệnh (1927)

Về tổ chức: Hoạt động thực tiễn và lý luận sôi nổi trong phong trào cộng sản

quốc tế, Nguyễn Ái Quốc sớm đã nhận thức được vai trò quan trọng của công tác tổ chức xây dựng Đảng Người đánh giá cao sức mạnh tổ chức của nhân dân thuộc địa sẽ thành lực lượng khổng lồ chống chủ nghĩa đế quốc.

Tháng 11/1924 Tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người đã tập hợp các thanh niên Việt Nam yêu nước tại đây thành lập nên Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên – một tổ chức yêu nước, tiền cộng sản, phù hợp với trình độ của phong trào cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ Thấm nhuần nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của

Ngày đăng: 23/04/2024, 05:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w