chủ đề nghiên cứu nhóm sinh viên thuê trọ ở ngõ 111 quan hoa dựa trên các yêu tố hình thái và tính chất xã hội

20 0 0
chủ đề nghiên cứu nhóm sinh viên thuê trọ ở ngõ 111 quan hoa dựa trên các yêu tố hình thái và tính chất xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

a Phương pháp phân tích tài liệu- Phân tích tài liệu về pháp luật qua các trang web Thư viện pháp luật, tìm kiếm các quy định về việc cho thuê để đối chiếu khi thực hiện khảo sát ở khu n

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN

BÀI TẬP THỰC HÀNH

MÔN : XÃ HỘI HỌC VỀ CƠ CẤU XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ : NGHIÊN CỨU NHÓM SINH VIÊN THUÊTRỌ Ở NGÕ 111 QUAN HOA DỰA TRÊN CÁCYÊU TỐ HÌNH THÁI VÀ TÍNH CHẤT XÃ HỘI

Nhóm thực hiện: Nhóm 5

Giảng viên hướng dẫn: Lưu Hồng MinhLớp: Xã hội học K43

Trang 2

HÀ NỘI 2024I Thông tin thực hành

1 Địa điểm thực hành.

- Nhà trọ sinh viên tại ngõ 111 Quan Hoa, phường Quan

Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

2 Thời gian thực hành.

- Ngày 21/1/2024, thực hành khảo sát thông qua quan sát và phỏng vấn.

- 17h – 20h chiều tối ngày 24/1/2021, thảo luận nhóm.

3 Phân chia nhiệm vụ.

- Tổng số thực viên: 9 người

 Nguyễn Thị Hương Giang ( Nhóm trưởng )  Nguyễn Việt Anh

 Nguyễn Phương Anh  Phạm Kim Anh  Nguyễn Quang Huy  Nguyễn Như Trường  Trịnh Ngọc Trâm

 Nguyễn Hữu Khôi Nguyên  Hoàng Thị Quỳnh Hương - Phân công nhiệm vụ :

Trang 3

 Tìm hiểu thông tin về điều kiện vật chất và yêu cầu tài chính: Nguyễn Như Trường, Nguyễn Việt Anh, Nguyễn Phương Anh

 Tìm hiểu thông tin về môi trường: Trịnh Ngọc Trâm, Nguyễn Quang Huy, Hoàng Thị Quỳnh Hương  Tìm hiểu thông tin về các yếu tố xã hội: Nguyễn Thị

Hương Giang, Phạm Kim Anh, Nguyễn Hữu Khôi Nguyên

 Thực hiện khảo sát: Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Phương Anh, Trịnh Ngọc Trâm, Nguyễn Quang Huy, Hoàng Thị Quỳnh Hương, Phạm Kim Anh, Nguyễn Như Trường

 Tổng hợp thông tin và phụ trách hậu cần: Nguyễn Hữu Khôi Nguyên, Nguyễn Việt Anh.

4 Phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp phân tích tài liệu

- Phân tích tài liệu về pháp luật qua các trang web Thư viện pháp luật, tìm kiếm các quy định về việc cho thuê để đối chiếu khi thực hiện khảo sát ở khu nhà trọ, cụ thể là kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy.

- Đọc và chắt lọc thông tin từ hợp đồng cho thuê nhà do Ban quản lý và người ở trọ ký kết để hiểu rõ quy định chung do Ban quản lý trọ đặt ra.

Trang 4

b) Phương pháp quan sát

- Quan sát khái quát môi trường xung quanh, chỗ để xe và cách phân phối các phòng trọ để xác định phương hướng nghiên cứu

- Quan sát diện tích, cấu trúc mỗi phòng, trang bị thiết yếu và đồ dùng sinh hoạt như bát đũa, giường nệm, đèn, điều hòa để từ đó tổng hợp lại những thông tin về yếu tố hình thái, cụ thể là điều kiện vật chất

c) Phương pháp phỏng vấn

- Phỏng vấn anh Trần Văn Toản, sinh viên năm hai ở phòng số 122; chị Nguyễn Hà Thư, sinh viên năm nhất ở phòng 141; anh Nguyễn Bằng Hải và anh Trịnh Trương Văn, đều là sinh viên năm nhất và ở phòng 142; chị Kiều Thị Hà Anh, sinh viên mới ra trường ở phòng 151 để thu được thông tin khách quan nhất về yêu cầu tài chính của những người thuê trọ và về môi trường cũng như về mối quan hệ giữa những thành viên trong nhà trọ với nhau.

II Nội dung thực hành.1 Yếu tố hình thái.a Điều kiện vật chất.

(*) Điều kiện vật chất chung của nhà trọ :  Tổng diện tích nhà trọ: khoảng 55 m vuông

Trang 5

 Có tổng cộng là 6 tầng và 9 phòng, bao gồm cả không gian để xe chung và tầng thượng chung  Thiết bị phòng cháy chữa cháy được trang bị ở tầng

 Điện: Mỗi phòng có hai bóng điện ( 1 cái trong phòng sinh hoạt chung, 1 cái trong nhà vệ sinh ), một cái điều hòa, một công tơ điện riêng, 4 cái ổ điện nhiều lỗ, một bếp điện từ

 Nước: Bốn vòi nước ( 3 cái trong nhà vệ sinh và 1 cái ở phòng sinh hoạt chung )

 Gian phòng: Phòng nào cũng có một nhà vệ sinh, một phòng sinh hoạt chung tích hợp với bàn bếp làm không gian nấu ăn

(*) Chia đối tượng thành 2 nhóm dựa theo diện tích và thông qua quan sát:

 Nhóm thứ nhất – Những người ở trong phòng trọ có diện tích nhỏ:

o Diện tích: 15m vuông, một gác o Dùng nệm thay thế cho giường

o Dùng bàn gập thay thế cho bàn học và bàn trang điểm.

o Cửa sổ bé và không có rèm cửa o Tủ quần áo bé

o Nhà vệ sinh bé.

Trang 6

 Nhóm thứ hai – Những người ở trong phòng to có diện tích to:

o Diện tích: 30m vuông, không gác o Được cung cấp giường từ trước

o Được cung cấp bàn trang điểm từ trước o Có 2 cửa sổ, rèm cửa.

o Tủ quần áo to.

o Nhà vệ sinh to, và được tách riêng.

 Tiểu kết 1:

Hầu hết những người thuê trọ đều được chủ trọ cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất như điện, nước, gian phòng, bàn bếp, chỗ gửi xe để sử dụng và sinh hoạt hàng ngày Bên cạnh đó, tự bản thân những người thuê trọ, vì đều là sinh viên và người mới ra trường nên ý thức bảo vệ môi trường khá cao Việc xử lý rác thải được quán triệt Mỗi người đều có ý thức làm đúng quy định, tránh gây ô nhiễm khu vực xung quanh cũng như môi trường Song song với đó, công tác kiểm tra của ban quản lý chưa được quán triệt, chủ trọ thường nhắc nhở chung thay vì có biện pháp xử pháp nghiêm ngặt Ngoài ra, công tác phòng cháy chữa

Trang 7

cháy được đánh giá khá tốt, cụ thể là chủ trọ đã bố trí hai bình chữa cháy ở tầng một và lối thoát hiểm ở tầng trên cao Chưa kể có những nhà còn tự trang bị đồ bảo hộ tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra

b Yêu cầu tài chính

(*) Yêu cầu tài chính chung:

 Điện: 3.800 VNĐ/1 số điện

 Nước: Đóng theo đầu người, 100.000 VNĐ/người.

 Tiền mạng, giặt sấy: Đóng theo đầu người, 100.000

+ Tạm trú là địa điểm mà công dân sinh sống trong thời gian từ 30 ngày trở lên, ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú

+ Tạm trú là việc sinh sống thường xuyên nhưng có thời hạn nhất định, chủ yếu tại địa điểm ở là nhà thuê, mượn + Tạm trú có thời hạn, tối đa 02 năm, và có thể được gia hạn nhiều lần.

Trang 8

+ Tạm trú được đăng ký tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở những địa điểm không có đơn vị hành chính cấp xã.

+ Tạm trú đáp ứng hai điều kiện chính là sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú và sinh sống từ 30 ngày trở lên + Tạm trú không giới hạn thời gian thực hiện; tuy nhiên, khi sinh sống trên 30 ngày, người dân phải tiến hành đăng ký tạm trú.

+ Thông tin về nơi tạm trú mới và thời hạn tạm trú của người đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về cư trú - Phân biệt giữa Lưu trú, Tạm trú với Thường trú

Khái niệm

Là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi

Trang 9

Vấn đề tài chính của những người thuê trọ là một điều khó nói vì mỗi người lại có một hoàn cảnh khác nhau Tuy nhiên nhìn chung, đa số họ là sinh viên hoặc sinh viên mới ra trường, nguồn thu nhập cá nhân chưa đáng kể Với giá thuê và đóng tiền theo nhu cầu ổn định như hiện tại thì những sinh viên được bố mẹ chu cấp đầy đủ và sinh viên mới ra trường đi làm có mức lương ổn định chi tiêu dư giả hơn so với những sinh viên không được bố mẹ hỗ

Trang 10

trợ quá nhiều Ví dụ như anh Trần Văn Toản, sinh viên năm nhất thuộc đại học ở phòng 122, chia rẻ rằng anh gặp khó khăn với những khoản chi cá nhân dù có làm thêm Bên cạnh đó, qua phỏng vấn biết được rằng chỉ có số ít những người thuê trọ thật sự quan tâm đến vấn đề tạm trú, tạm vắng Thấm trí, hai trong số ít sinh viên đi đăng kí tạm trú tạm vắng còn phải nộp khoản phí khác nhau kèm theo đó là thời gian chờ đợi cũng khác nhau Trên giấy tờ, nếu công dân nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp thì mức lệ phí phải nộp là 15.000 VND/lần đăng ký; còn nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến thì mức lệ phí phải nộp là 7.000 VND/lần đăng ký Nhưng theo thông tin thu được thì anh Trần Văn Toản phải nộp 20.000 VND/lần đăng ký, còn anh Nguyễn Bằng Hải là 50.000 VND/lần đăng ký

c Môi trường

 Môi trường tự nhiên

o Khu nhà trọ thuộc ngõ 111 Phố Quan Hoa, quận Quan Hoa, phường Cầu Giấy và có ba lối rẽ để đi vào Thứ nhất là đường song song với Tô Lịch Thứ hai là qua lối ngõ nhỏ sau đường Nguyễn Khánh Toàn Cuối cùng là đi từ Cầu Giấy rẽ sang.

o Theo anh Trần Bằng Hải, sinh viên năm hai thuộc trường đại học, chia sẻ:

Trang 11

 Lối vào thường xuyên tắc nghẽn ở đoạn đường lớn ở ngã rẽ lối Cầu Giấy nhưng càng sâu trong ngõ, sự tắc nghẽn càng giảm dần.

 Cách âm giữa các phòng được đánh giá không cao, chỉ ở mức tạm ổn Có thể nói, những âm thanh lớn như còi xe thì vẫn nghe thấy Vì là khu dân cư sinh sống, nên quanh đây không quá ồn, có đôi lúc những người thuê trọ sẽ bị quấy nhiều vì có âm thanh lớn do người say rượu gây ra.

 Trong ngõ không có cây xanh, nhưng lại có nhiều cây to ngoài đường lớn.

 Xung quanh khu vực này hầu hết sinh viên và có người già và trẻ nhỏ

(*) Chia đối tượng thành ba nhóm dựa theo lối đi:

+ Nhóm những người di chuyển bằng đường song song với Tô Lịch

+ Nhóm những người di chuyển bằng đường Nguyễn Khánh Toàn

+ Nhóm những người di chuyển bằng đường Cầu Giấy => Thông qua phỏng vấn, rút ra được rằng những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của việc chọn đường đi bao

Trang 12

gồm: Địa điểm đi về hoặc đi tới nằm ở đâu? Đường hay tắc ở đâu và vào giờ này? Lối đi nào nhiều cây xanh hơn? (*) Chia đối tượng thành ba nhóm dựa theo ánh sáng: (*) Chia đối tượng thành ba nhóm dựa theo không khí:

 Môi trường xã hội

(*) Mối quan hệ giữa những sinh viên thuê trọ với ban quản lý tòa nhà:

o Vị thế:

+ Ban quản lý nhà trọ: Người điều hành và ban hành những quy định để quản lý và đưa khu nhà trọ đi vào hoạt động một cách trơn chu nhất

+ Những sinh viên thuê trọ: là những người chịu sự quản lý của ban quản lý nhà trọ.

o Vai trò

Ban quản lý nhà trọ: Bao gồm bà Nguyễn Bảo A và ông Trần Văn P Bà Nguyễn Bảo A chịu trách nhiệm giám sát và quản lý toàn bộ mọi hoạt động diễn ra trong khu nhà trọ Bên cạnh đó, ông Trần Văn P phụ trách kiểm tra vệ sinh và ý thức giữ gìn tài sản chung của từng phòng

Những sinh viên thuê trọ: Chấp hành nội quy Ban quả lý ban hành, phối hợp với công tác kiểm tra và đánh giá của ban quản lý, đồng thời là nộp các khoản phí đúng thời hạn

Trang 13

(*) Mối quan hệ giữa những sinh viên thuê trọ trong nhà trọ với nhau:

o Vị thế: Ngang nhau Họ đều là những sinh viên đi thuê trọ, đều phải trả tiền dịch vụ, tiền điện, tiền nước, tiền thuê phòng, không ai quản lí ai hay có vị thế cao hơn ai dù là ở khu trọ đó trước hay sau (*) Mối quan hệ giữa những sinh viên thuê trọ và những hộ dân xung quanh:

o Vị thế: Ngang nhau Tuy những người dân xung quanh có thể đã sở hữu đất thuộc về riêng họ còn những sinh viên chỉ là người đi thuê nhà, thế nhưng về cơ bản những hộ dân xung quanh không trực tiếp can thiệp vào đời sống của các sinh viên.

2 Những yếu tố có tính chất xã hội a Thời gian hoạt động.

 Khu nhà trọ bắt đầu đi vào hoạt động được khoảng một năm Và những sinh viên đang thuê trọ hiện tại đều là lứa thuê đầu Vì thế nên, các phòng đều khá mới và thiết bị được ban quản lý cung cấp đều hoạt động tốt

Trang 14

 Chủ yếu những sinh viên thuê trọ nhóm 5 phỏng vấn được là bắt đầu thuê trọ từ tháng 9 năm ngoái ( nghĩa là trùng với khoảng thời gian bắt đầu một năm học mới )

 Đối với những sinh viên năm nhất, họ biết đến khu nhà trọ thông qua quảng cáo hoặc những bài đăng tìm người ở ghép trên mạng xã hội Còn như những sinh viên năm hai trở lên, họ biết đến khu nhà trọ thông qua lời giới thiệu của bạn bè.

(*) Dựa vào yếu tố thời gian và thông qua phỏng vấn, có thể chia đối tượng thành hai nhóm:

 Những người có dự định thuê trên một năm  Những người có dự định thuê dưới một năm

- Đối với những người có dự định thuê trên một năm: họ cảm thấy phù hợp với điều kiện tài chính và mức sống của họ tại khu vực này Gần trường học hoặc nơi họ làm việc…

- Đối với những người có dự định thuê dưới một băm: điều kiện mức sống ở khu trọ không đủ đáp ứng họ, họ cảm thấy môi trường sống không phù hợp, ngoài ra còn có một số lý do riêng không tiện chia sẻ…

b.Các hình thức quan hệ xã hội

Trang 15

 Nhìn chung những sinh viên thuê trọ đều bình thường hóa mối quan hệ với nhau Họ hoà đồng và không có vấn đề gì nghiêm trọng Lí do thứ nhất là do đa số mọi người đều trong cùng độ tuổi, đều là sinh viên đại học nên có hoàn cảnh và đồng suy nghĩ, quan điểm nhất trí ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống, dễ cảm thông cho nhau Ngoài ra, lí do thứ 2 đó là do mọi người chung sống trong khu không phải cạnh tranh tài chính với nhau, không can thiệp vào vấn đề tài chính của nhau mà chỉ tiếp xúc xã giao, giúp đỡ dựa trên nhu cầu cần thiết và giúp đỡ trong khả năng của bản thân nên ít khi xảy ra mâu thuẫn bất đồng về tài chính, tiền bạc

 Bên cạnh đó thì vẫn có sự cạnh tranh với nhau trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày Sự cạnh tranh chủ yếu là về vấn đề gửi xe dưới nhà xe Do diện tích nhà xe khá bé, xe cộ của mọi người nhiều nên dễ xảy ra tình trạng các xe chen chúc, để quá khít nhau, nhiều xe bị đẩy vào trong cùng và kẹt không thể lấy ra, chủ xe rất khó để lấy xe ra khỏi nhà cũng như là đưa xe vào nhà Vì lợi ích của bản thân nên mọi người đều muốn để xe ở vị trí thuận tiện, ở ngoài cùng trước cửa nhà, nên tạo ra sự cạnh tranh về chỗ để xe.

 Theo anh Trần Bằng Hải phòng 142 chia sẻ thì mọi người trong khu đều khá hoà đồng và thân thiện Khi gặp khó khăn và cần mượn đồ, cần nhờ dắt xe hoặc

Trang 16

nhờ nhận hàng online thì người thuê nhà ở dưới tầng 1 sẵn sàng giúp đỡ.

 Theo anh Trần Văn Toản phòng 122 thì anh không tiếp xúc nhiều với mọi người nhưng anh cảm thấy mọi người khá thân thiện và ít khi xảy ra bất đồng  Theo chị Kiều Thị Hà Anh phòng 151 thì điều khiến

chị khó chịu nhất là chỗ để xe Đôi lúc, xe của chị sẽ bị người khác dắt vào sâu bên trong hoặc dắt đi bừa bãi trong khi trước đấy đã để gọn một chỗ.

c Mạng lưới các quan hệ xã hội.

 Trong khu nhà trọ có 9 nhà đang cùng hoạt động Các nhà vừa phụ thuộc vừa ảnh hưởng lẫn nhau về các điều kiện vật chung và môi trường Những người định cư đều mới chuyển đến khu nhà trọ này được 6 tháng ( tính từ đầu tháng 9 năm ngoái ) và là đời đầu của khu nhà trọ Sự quen thuộc với nhà trọ và khu vực xung quanh cũng như hàng xóm gần như là không nhiều

 Mối quan hệ giữa Ban quản lý nhà trọ và những sinh viên thuê trọ khá là mật thiết Về cơ bản, ban quản lý phải tuân theo sự chỉ đạo về mặt đạo đức của trưởng thôn, kết hợp với tuân theo sự chỉ đảo của các văn bản pháp luật chính thức mà chính quyền ban hành,

Trang 17

để từ đó phổ biến cũng như ban hành các quy tắc cho khu phòng trọ Mạng lưới quan hệ này đan xen vào nhau vì việc kinh doanh cho thuê này cần thi hành đúng cả về mặt đạo đức lẫn pháp luật mới có thể hoạt động tốt đẹp và lâu dài.

d.Trật tự các quan hệ xã hội.

 Các nhà đều có quan hệ bình đẳng và ngang nhau Họ đều phải chi trả những khoản phí như tiền trọ, tiền điện, tiền nước, tiền mạng và tiền giặt sấy

 Tuy nhiên, cũng có những sự phân cấp nhất định Ví dụ sự khác biệt về địa thế giữa Bản quản lý và người thuê trọ Chính sự phân cấp này tạo nên sự khác biệt giữa người này và người kia.

e Khung tổ chức hình thức.

- Khung tổ chức trong công tác quản lý những sinh viên

thuê trọ: Bản quản lý nhà trọ

- Khung tổ chức hoạt động của những sinh viên thuê trọ: Nhóm dãy phòng thuộc khu nhà trọ

Trang 18

f Những tổ chức tạm thời, không chặt chẽ, tự phát

 Nhóm bạn trong cùng một phòng: Mỗi phòng đều sẽ có ít nhất là 2 người và nhiều nhất là 4 người Họ người có quan hệ mật thiết với nhau vì cùng sinh hoạt trong một không gian Tuy nhiên, giữa các phòng trong cùng một khu trọ lại không có nhiều liên kết Tất cả họ đều chỉ dừng lại ở mức độ xã giao, có quen biết

 Nhóm trong phòng có thể hợp hoặc tan tùy thuộc vào tính cách và điều kiện tài chính của mỗi cá nhân, không bắt buộc.

 Hội những người bạn đến chơi: thường là bạn bè cũng những người thuê trọ Nhóm này không cố định, lúc đến chơi và ở lại, lúc lại ghé qua rồi rời đi.

g Phân công lao động.

 Mỗi thành viên của nhà trọ đều được phân công một công việc:

o Nhóm sinh viên thuê dãy phòng to o Nhóm sinh viên thuê dãy phòng nhỏ

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:35

Tài liệu liên quan