1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch chính trị đầu khóa k41 â

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Hãy nêu các biện pháp thực hiện tốt Quy chế học tập và rèn luyện của nhà trường.* Nhiệm vụ và quyền của sinh viên trong Quy chế công tác sinh viên đại học chính quy Nhiệm vụ của sinh viê

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ VÀ HỖ TRỢ SINH VIÊN

BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ ĐẦU KHÓA K41

Họ và Tên: Nguyễn Hồng Phương Anh Lớp: XDĐ CQNN – Công tác tổ chức

Mã sinh viên: 2155220002 Số điện thoại: 0947416548

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

BÀI THU HOẠCH

Câu 1: Phân tích làm rõ nhiệm vụ và quyền của sinh viên trong Quy chế công tác

sinh viên đại học chính quy Hãy nêu các biện pháp thực hiện tốt Quy chế học tập và rèn luyện của nhà trường.

* Nhiệm vụ và quyền của sinh viên trong Quy chế công tác sinh viên đại học chính quy

Nhiệm vụ của sinh viên

1 Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệ trường đại học và các quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục đại học.

2 Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của cơ sở giáo dục đại học; chủ động, tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và rèn luyện đạo đức, lối sống.

3 Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong trường học.

4 Giữ gìn và bảo vệ tài sản; hành động góp phần bảo vệ, xây dựng và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục đại học.

5 Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khỏe đầu khóa và khám sức khỏe định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của cơ sở giáo dục đại học 6 Đóng học phí, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.

7 Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở giáo dục đại học.

8 Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.

9 Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của sinh viên; kịp thời báo cáo với khoa, phòng chức năng, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của sinh viên, cán bộ, nhà giáo trong cơ sở giáo dục đại học 10 Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong trường học, gia đình và cộng đồng.

11 Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và của cơ sở giáo dục đại học.

* Quyền của sinh viên

1 Được nhận vào học đúng ngành, nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ sở giáo dục đại học 2 Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của cơ sở giáo dục đại học; được phổ biến nội quy, quy chế về đào tạo, rèn luyện và các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến sinh viên.

3 Được tạo điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, bao gồm: a) Sử dụng hệ thống thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao;

Trang 3

b) Tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo khoa học, kỹ thuật;

c) Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quy định hiện hành của Nhà nước;

d) Đăng ký dự tuyển đi học, tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên ở nước ngoài; học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành; e) Tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài trường học theo quy định của pháp luật; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đại học;

f) Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có của cơ sở giáo dục đại học (bao gồm các dịch vụ về hướng nghiệp, tư vấn việc làm, tư vấn sức khỏe, tâm lý, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, )

g) Nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.

4 Được hưởng các chế độ, chính sách, được xét nhận học bổng khuyến khích học tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành; được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Nhà nước 5 Được góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị các giải pháp góp phần xây dựng và phát triển cơ sở giáo dục đại học; đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên.

6 Được xét tiếp nhận vào ký túc xá và ưu tiên khi sắp xếp vào ở ký túc xá theo quy định.

7 Sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, bảng điểm học tập và rèn luyện, các giấy tờ liên quan và giải quyết các thủ tục hành chính khác.

* Các biện pháp thực hiện tốt Quy chế học tập và rèn luyện của nhà trường - Là một sinh viên có ý thức tốt, chấp hành nội quy, quy định của nhà trường đề ra - Chăm chỉ, rèn luyện, tích cực và sáng tạo trong học tập

- Đi học sớm, đúng giờ, hoàn thành đúng thời hạn các bài tập, bài nghiên cứu, tiểu luận mà các giáo viên đã đưa ra Đọc, tìm hiểu bài trước khi đến lớp

- Lễ phép đối với thầy cô giáo, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ trong trường - Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy chế và nội quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chủ quản của trường

- Ý thức chấp hành nội quy, quy chế của Học viện: • Thực hiện tốt văn hóa học đường.

• Thực hiện nghiêm túc Quy chế nội trú hoặc Quy chế ngoại trú • Thực hiện tốt các quy định của khoa, các

• Thực hiện tốt các quy định của khoa, các phòng, ban chức năng, đóng học phí đúng hạn.

Trang 4

- Giữ gìn và vệ sinh môi trường xanh – sạch – đẹp cho nhà trường

- Tích cực, linh hoạt tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ của nhà trường

- Có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ người thân,người có khó khăn, hoạn nạn.

- Có quan hệ đúng mực trong lớp, trong trường, có tinh thần đoàn kết, hòa hợp tập thể; Sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong cuộc sống

Câu 2: Theo em, phương pháp học tập ở bậc đại học khác gì so với bậc phổ thông.

1 Hình thức học:

- Nếu ở phổ thông bạn được bố mẹ, thầy cô kèm cặp, nhắc nhở thường xuyên thì học đại học, ý thức là yếu tố tiên quyết quyết định năng lực học tập của bạn Bạn luôn phải tự tổ chức, tự quản lý việc học tập của mình

- Ở phổ thông học sinh cặm cụi chép bài của thầy cô là hình thức phổ biến Điều này tạo ra sự thụ động và cứng nhắc biến các học sinh trở thành những người máy chỉ biết làm theo chứ không biết suy nghĩ.

- Ở đại học, bạn sẽ phải học cách vừa nghe giảng, vừa chép bài và vừa suy nghĩ vấn đề Ngoài ra, lượng kiến thức ở đại học vô cùng lớn và cũng không có lớp học thêm bên ngoài như cấp 3 Do vậy bạn phải tự thân tìm tòi, khám phá rất nhiều, không phải chỉ kiến hức chuyên môn mà còn là kỹ năng mềm, kinh nghiệm làm việc nữa Đôi khi cũng cần phải tự mình sáng tạo về những kiến thức mà bạn đã học

2 Môi trường học

- Môi trường học thoải mái, tự do hơn

- Những ngày học cấp 3 thường phải luống cuống chạy đến lớp để kịp giờ học, một buổi nghỉ học cũng phải viết giấy xin phép với đầy đủ chữ ký của phụ huynh…Thế nhưng, khi lên đại học, bạn phải tự chịu trách nhiệm chính với việc bạn đến lớp hay không, đến trường đúng giờ hay đi muộn; bạn được phép vắng học ở một số tiết quy định, ví dụ 20% hay 25% tổng số tiết của môn học

- Bạn chỉ cần đảm bảo đủ số giờ học cần thiết và đủ hết các bài kiểm tra trong lớp để được thi cuối kỳ Bạn muốn điểm số của mình cao vút hay rớt môn, nợ môn; bạn có học hành nghiêm túc hay trượt dài theo sự lười biếng, điều đó phù thuộc hoàn toàn vào sự tự ý thức và ý chí của chính bản thân bạn.

- Khi học tập bạn có quyền sử dụng điện thoại, máy tính bảng, laptop để phục vụ cho việc ghi chép, làm bài, tra cứu tài liệu,

3 Khối lượng kiến thức

- Ở phổ thông: một môn học kéo dài trong một năm, khối lượng kiến thức được chia đều khiến học sinh dễ dàng tiếp nhận hơn

- Ở đại học :

+ Theo hệ thống tín chỉ, trong đó có những học phần bắt buộc theo chương trình học mà nhà trường đề ra và những học phần sinh viên tự chọn sao cho phù hợp với mục đích và kiến thức cần học Còn ở bậc phổ thông là học theo thời khóa biểu do nhà trường sắp xếp sẵn.

+ Trong đào tạo theo tín chỉ, mình có quyền tự lựa chọn và sắp xếp thời khóa biểu Khi đã nắm được chương trình đào tạo, sinh viên có thể chủ động thiết kế tiến trình học tập cho chính mình mà đó, bản thân tự sắp xếp học môn học nào, trong học kỳ nào Tiến trình học tập còn giúp sinh viên quản lý quá trình tích lũy tín chỉ để mình chuẩn bị cho ngày tốt nghiệp của mình.

Trang 5

Không chỉ có sự khác biệt về khối lượng kiến thức, học đại học và học phổ thông còn có sự khác biệt về đa dạng kiến thức:

- Thứ nhất, các loại tài liệu liên quan đến môn học rất phong phú:

+ Học ở đại học khác biệt với phổ thông ở chỗ, muốn giỏi thật sự sinh viên cần chủ động đọc rất nhiều tài liệu khác nhau, đồng thời tích cực tìm kiếm các bài tập thực tế, các phương pháp thực hành để cụ thể hóa lý thuyết thành kỹ năng.

- Thứ hai, các nhiệm vụ trong học tập:

+ Nếu ở phổ thông hoạt động chủ yếu là trên lớp thì đại học còn có nhiều thử thách mang tên: kiến tập, thực tập, Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thử thách cho sinh viên và chỉ có ở sinh viên Sự đa dạng về kiến thức khiến sinh viên cần biết cách khai thác cũng như tiếp cận một cách khôn ngoan và khoa học để có thể có kết quả học tập tốt nhất

Câu 3: Để học tập tốt, sinh viên cần phải có các kỹ năng gì? Nêu các biện pháp rèn luyện để nâng cao các kỹ năng học tập đạt kết quả cao.

1) Kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học

Lập kế hoạch tự học là việc xây dựng kế hoạch cho những hoạt động cụ thể nhằm thực hiện được các nhiệm vụ mà mục tiêu đề ra Mỗi cá nhân khi xây dựng kế

hoạch học tập cụ thể cần phải hiểu rõ mục tiêu và tính toán những bước đi thích hợp Khi lập kế hoạch cần phải suy nghĩ về những gì sẽ làm, chuẩn bị tốt nhất để đạt được hiệu quả học tập cao và phải đặt câu hỏi là tại sao chúng ta phải làm như thế Đây chính là quá trình lập kế hoạch học tập, là quá trình lập kế hoạch học cách học, mỗi cá nhân phải tính toán cách thức và thời gian để hoàn thành các công việc Hiện nay, đa số sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập còn mang tính tùy tiện, gặp đâu học đó, chưa hình dung được toàn bộ công việc mình đang và sẽ làm như thế nào Trong khi đó một khối lượng công việc lớn mà sinh viên phải hoàn thành lại chỉ thực hiện trong một thời gian hạn chế Vì vậy người học cần phải sử dụng thời gian một cách tiết kiệm và hiệu quả, bằng cách phân phối công việc một cách khoa học, đặc biệt chú ý đến thời gian tự học Khi xây dựng kế hoạch sinh viên cần nắm vững một số yêu cầu sau:

1 Xác định đầy đủ các công việc cần làm 2 Xác định yêu cầu của từng công việc 3 Phân phối thời gian hợp lý cho từng công việc 4 Sắp xếp các công việc một cách hợp lý 5 Nắm được yêu cầu của kế hoạch

2) Kỹ năng đọc sách và tài liệu tham khảo

Để việc đọc sách có chất lượng và hiệu quả, cần đọc theo một quy trình nhất định, nếu không chúng ta sẽ mất thời gian mà không thu được nhiều kết quả và không lưu giữ được những thông tin cần thiết Vì vậy, việc đọc sách cần được thực hiện nghiêm túc và tuân theo các yêu cầu sau:

* Đọc có suy nghĩ:

- Muốn hiểu những điều sách viết, người đọc phải hết sức tập trung tư tưởng khi đọc, nhiều khi còn phải ngưng lại để ôn những đoạn cần biết, chưa nắm vững, đến khi thông suốt rồi mới đọc tiếp.

- Đọc sách để hiểu những điều tác giả nói và cả những điều tác giả không nói, mà người đọc tự suy nghĩ, mở rộng đến những điều liên quan mà sách không đề cập đến

Trang 6

Ở mức độ này, người đọc không chỉ tiếp thu kiến thức từ sách mà còn rèn luyện được phương pháp tư duy.

- Khi đọc và suy nghĩ mãi nhưng vẫn không hiểu được những gì sách viết, thì phải tìm và đọc những sách khác có liên quan Bởi lẽ, đôi khi cùng một kiến thức nhưng với cách diễn giải của tác giả này ta chưa hiểu nhưng với cách trình bày khác ở sách khác ta có thể hiểu được Đọc nhiều sách cũng giống như đàm đạo giúp chúng ta hiểu sâu thêm vấn đề, làm phong phú thêm vốn kiến thức.

* Đọc có hệ thống:

Khi đọc bất kỳ cuốn sách nào, người ta thường đọc theo các bước sau:

- Đọc lướt nhanh toàn bộ phần tổng quát của sách để nắm sơ bộ nội dung cuốn sách;

- Đọc kỹ, tùy theo mục đích đọc mà có thể đọc kỹ một lần hoặc nhiều lần Khi đọc kỹ các lần sau, chỉ cần đọc lại những điều cơ bản hoặc các nội dung mà lần đầu chưa hiểu, chưa nắm vững Những lần đọc sau sẽ làm người đọc nắm sâu hơn, hiểu kỹ hơn;

- Đọc nhanh, cần tự rèn luyện cách đọc nhanh để tập trung được sự chú ý, sự suy nghĩ diễn ra liên tục và dễ dàng xác lập được mối quan hệ giữa các đoạn với nhau khiến ta dễ nắm được nội dung tài liệu.

* Đọc có chọn lọc:

Đọc có chọn lọc là đọc để tìm những điểm cốt lõi, chọn ý tưởng hay nhất, đúng nhất và có ích cho việc học sẽ rèn được tư duy phê phán, làm tiền đề cho năng lực giải quyết vấn đề sau này Sinh viên phải hết sức tập trung suy nghĩ và phải tinh lọc được những kiến thức cơ bản cần thiết cho mình, đồng thời nêu được các vấn đề cũng như giải quyết được những vấn đề mà tài liệu đề cập.

*Đọc có ghi nhớ:

- Đọc sách là học tập tích cực nên cần kèm theo việc ghi chép để nhớ lâu; - Đọc để tìm tài liệu bổ sung, cần ghi chép phần bổ sung đó ra, đồng thời đánh dấu để tra cứu khu cần thiết;

- Đọc sách hoặc tài liệu tham khảo cần ghi các dàn ý và diễn tiến nội dung Các ý chính cần ghi chép cẩn thận, gạch chân hoặc tô màu vì đó là ý cơ bản mà từ đó có thể suy luận ra các ý khác liên quan Những phần chưa hiểu hoặc chưa nắm vững cũng cần đánh dấu để tiếp tục suy nghĩ, tìm người giải đáp.

Một biện pháp đọc để nhớ lâu là mô hình hóa các nội dung đã đọc bằng cách sắp xếp chúng theo bản đồ tư duy (mind map) Khi xây dựng được bản đồ tư duy có

nghĩa là chúng ta đã hệ thống hóa toàn bộ nội dung đã đọc và giải thích được mối liên hệ giữa chúng với nhau.

3) Kỹ năng nghe giảng, ghi chép

Nghe giảng và ghi chép tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách nghe giảng và ghi chép Để nghe giảng bài tốt, ghi chép tốt cũng cần kỹ năng Nghe giảng viên giảng bài là một trong những hoạt động cơ bản của quá trình học tập trên lớp Một số SV nghe giảng tốt, ghi tốt giúp cho quá trình tiếp nhận kiến thức hiệu quả hơn, SV đó mất ít thời gian hơn trong việc học bài, làm bài sau đó Ngược lại, có rất nhiều SV nghe thầy giảng viên giảng nhưng không hiểu bài, không nắm bắt được thông tin bài học dẫn tới việc học tập kém hiệu quả Như thế có thể thấy nghe giảng, ghi chép tốt không phải đơn giản, cũng cần phải có kỹ năng mới có thể nghe

Trang 7

giảng một cách hiệu quả Có thể thấy rằng muốn ghi tốt, khi nghe giảng sinh viên cần chú ý đến những điểm sau đây:

- Tập trung nghe, hiểu vấn đề rồi diễn đạt (ghi) theo ý hiểu của mình - Chú ý ghi dàn bài để nhìn được khái quát cấu trúc chung của bài giảng - Tập trung vào những nội dung chính, những điểm quan trọng nhất mà giảng viên thường nhấn mạnh qua ngữ điệu, qua việc nhắc lại nhiều lần.

- Chú ý đến các bảng tóm tắt, các sơ đồ và các tài liệu trực quan khác mà giảng viên đã giới thiệu, vì đây là lúc người thầy hệ thống hóa, so sánh, phân tích để đi đến kết luận và rút ra cái mới.

- Khi gặp chỗ khó, không hiểu hãy tạm thời gác lại và sẽ cố gắng tìm hiểu những điều đó sau để quá trình nghe giảng không bị gián đoạn.

- Khi bài giảng dừng lại, có thể nêu câu hỏi để đào sâu kiến thức, liên hệ thực tiễn và làm rõ những chỗ chưa hiểu.

4) Kỹ năng làm việc theo nhóm

Khi trở thành sinh viên, các bạn có rất nhiều cơ hội để các bạn rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, thông qua các bài tập hay đề tài trên lớp cũng như các hoạt động tình nguyện hay tham gia các CLB Đây là cơ hội rất tốt cho các bạn sinh viên được học hỏi rèn luyện và cọ xát, tuy nhiên, để làm việc nhóm hiệu quả, các bạn cần lưu ý: Khi làm việc nhóm, sinh viên cần hiểu rõ những điều cơ bản trong xây dựng nhóm:

- Trau dồi kỹ năng và rèn luyện tinh thần tự chủ trong học tập Chủ động và tích cực để hấp thụ được tối đa sự truyền đạt, hướng dẫn của giảng viên.

- Sinh viên cần phải thay đổi lại cách tư duy, cách suy nghĩ trong học tập Để làm được điều đó thì cần có sự nhìn nhận, đóng góp ý kiến thẳng thắn của nhóm trưởng, các thành viên tích cực ở trong nhóm

- Mọi thành viên trong nhóm cần phải có một sự tôn trọng khi ai đó trình bày quan điểm, ý kiến Giữa các thành viên với nhau nên có sự động viên, sự khen ngợi khi ai đó làm được gì hay, kể cả các bạn đóng góp ít thì cũng tìm cách khen ngợi khích lệ nhau

5) Kỹ năng khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức

Khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức là một trong các biện pháp, thao tác tư duy logic quan trọng, đạt hiệu quả cao trong học tập và nghiên cứu Nó có tác dụng làm phong phú thêm kiến thức đã học bằng một tư tưởng mới, xem xét các vấn đề đã học dưới góc độ mới Giúp người học không chỉ cũng cố những điều đã học mà còn có thể sắp xếp chúng thành hệ thống chặt chẽ và lý giải được ý nghĩa sâu xa của kiến thức Bởi vậy rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa trong tự học có vị trí quan trọng trong phát triển năng lực tư duy cho người học.

Một số kỹ năng khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức: - Xác định nhiệm vụ học tập.

- Phân tích, xác định nội dung kiến thức cần hệ thống hóa - Xác định mối liên hệ giữa các kiến thức.

- Hoàn thiện sơ đồ,bảng hệ thống hóa kiến thức.

Ngoài ra, một số biện pháp rèn luyện để nâng cao các kỹ năng học tập đạt kết quả cao khác như:

- Tìm kiếm trên internet

Trang 8

- Tìm các sách dạy về kỹ năng

- Học hỏi từ bạn bè, anh chị khóa trên

- Tham gia các khóa học ngắn được Đoàn, Hội tổ chức

- Tham gia các khóa học ở bên ngoài trường (có trả phí, đôi khi miễn phí) - Tham gia hoặc thành lập các nhóm sở thích, câu lạc bộ,

Câu 4: Phân tích vai trò của việc học ngoại ngữ và tin học trong chương trình đào tạo đại học

Một thực tế là phần lớn SV Việt Nam rất yếu ngoại ngữ và tin học Trong khi đó, đây lại là hai nhân tố có vai trò rất lớn quyết định việc các bạn trẻ có thể học hỏi kinh nghiệm từ thế giới, hội nhập vào sân chơi chung trong một “thế giới phẳng” hiện nay hay không?

Một câu nói mà SV vẫn luôn truyền miệng nhau là “Nhất tiếng Anh, nhì tin học” Đặc biệt, các bạn SV khi ra trường càng thấm thía hơn với câu nói này Rõ ràng, SV hiện nay ý thức rất rõ vai trò quan trọng của hai môn “chìa khóa” này Tuy nhiên, không ít các tân cử nhân vẫn sớm bị loại khỏi các cuộc tuyển dụng chỉ vì vốn tiếng Anh nghèo nàn và kỹ năng tin học yếu…

Không xin được việc làm chỉ vì yếu ngoại ngữ

Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông nhất trên thế giới và nó cũng là ngoại ngữ phổ biến ở Việt Nam Phần lớn các công ty khi tuyển dụng đều yêu cầu trình độ Anh ngữ từ phía ứng viên Chính vì vậy, thông thạo tiếng Anh sẽ là một lợi thế rất lớn cho việc xin việc làm cũng như nắm bắt được nhiều cơ hội khởi nghiệp từ sự hội nhập toàn cầu ngày nay.

Có chứng chỉ ngoại ngữ không có nghĩa là bạn giỏi ngoại ngữ Khánh L – SV năm cuối một trường Đại học có tiếng hiện nay ở Tp Hồ Chí Minh chia sẻ: “SV năm cuối bọn em ngoài thời gian học trên giảng đường, đi làm thêm còn phải chuẩn bị cho khóa luận tốt nghiệp nên ai cũng bận, làm gì có thời gian đầu tư cho tiếng Anh Hơn nữa, bằng A, B, C tiếng Anh bây giờ nhan nhản, chỉ cần 300.000đ là có ngay một tấm bằng có dấu đỏ do trung tâm ngoại ngữ cấp đàng hoàng Sợ nhất là họ thi tuyển cả ngoại ngữ nữa chứ xét bằng thì chẳng lo” Trường hợp của Đinh S (Khoa K – ĐH H, ngay từ năm thứ nhất ĐH, Đinh S đã đăng ký lớp học tiếng Anh ở một trung tâm ngoại ngữ Sau bốn năm học ĐH trong đó có 3 năm “cày cuốc tiếng Anh” ở trung tâm Ngoại ngữ, đến khi tốt nghiệp, sau một loạt các cuộc phỏng vấn, Đinh S vẫn chỉ nhận được những cái lắc đầu từ phía nhà tuyển dụng Hỏi ra mới biết, thì chứng chỉ C tiếng Anh ở trung tâm chỉ là “đi học đóng tiền thì người ta cấp cho” chứ thực tế “trung tâm không kiểm tra sĩ số, lực học cũng không đánh giá qua điểm nên dần mình chán rồi bỏ học suốt…” Chính vì vậy, ngay từ đầu, chúng ta cần phải xác định cho mình rằng mình ngoại ngữ để lấy về khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt chứ không phải học để lấy cái bằng cho đầy đủ hoặc hợp thức hóa hồ sơ xin việc.

Giám đốc một công ty thương mại tại Tp Hồ Chí Minh cho hay: “Công ty chúng tôi rất cần một người có khả năng làm việc văn phòng kiêm giao dịch mua bản quyền sách mà 1 tháng rồi vẫn chưa tuyển được người ưng ý Công việc không quá khó nhưng cần người có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt để trao đổi công việc qua email và biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng Nhiều SV đến xin việc có khả năng làm việc văn phòng nhưng không kiêm được công việc này nên hiện tại chúng tôi vẫn phải dùng cộng tác viên…”

Trang 9

Tin học – Chìa khóa mở cửa vào thời @

Cũng như ngoại ngữ, các nhà tuyển dụng luôn yêu cầu các ứng viên phải có kiến thức về tin học để sử dụng máy tính, các phần mềm văn phòng, sử dụng internet thành thạo Các bạn SV cũng nên ý thức được rằng việc sử dụng máy tính và internet thành thạo sẽ là một công cụ hữu hiệu phục vụ không chỉ cho công việc mà cho cả cuộc sống hàng ngày của bạn, là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội trong thời đại 4.0 hiện nay Ngoại ngữ và tin học có mối quan hệ khá gần gũi với nhau Nếu bạn giỏi tiếng Anh thì bạn có thể tiếp cận rất nhanh với những kiến thức tin học, có thể sử dụng hiệu quả các phần mềm ứng dụng phức tạp Ngược lại, nếu bạn rành về tin học, internet, bạn có thể học ngoại ngữ qua các phần mềm hỗ trợ, các website học trực tuyến… Ngày nay, xuất hiện một tầng lớp là “công dân thế giới” Đó là những người có tầm nhìn chiến lược toàn cầu, có tư duy toàn cầu, họ làm những công việc vì lợi ích chung của toàn cầu, có thể làm việc tại nhiều nơi trên thế giới, hợp tác trong các dự án, các công việc mang tính quốc tế Để có thể trở thành một công dân toàn cầu như vậy, họ phải nắm vững các công cụ hỗ trợ, và 2 công cụ cần thiết nhất chính là ngoại ngữ – đặc biệt là tiếng Anh và tin học Một khi đã nắm vững 2 công cụ này, cộng với năng lực chuyên môn, bạn có thể hội nhập một cách dễ dàng vào thế giới rộng lớn, có thể nắm bắt được nhiều cơ hội hơn bởi nguồn thông tin đồ sộ trên internet là không của riêng ai, nhưng chỉ những người thông thạo ngoại ngữ và tin học mới có thể khai thác triệt để chúng.

Câu 5: Sinh viên sẽ làm gì để thực hiện tốt cuộc vận động Học tập và làm theo tư

tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Để thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thanh niên, sinh viên hiện nay vẫn cần cố gắng nhiều hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với niềm tin yêu của Bác Vì thế, “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cũng là cách giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình Có nhiều cách để học tập, làm theo tấm gương của Bác, trước hết chúng ta cần thực hiện chính những lời dạy của Bác về thanh niên, rèn luyện những phẩm chất đạo đức mà Bác đã mong muốn ở thế hệ tương lai nước nhà.

Hội viên, sinh viên cần chủ động, tích cực, thường xuyên tìm hiểu, tuyên truyền tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm, góp phần nâng cao nhận thức và ý chí quyết tâm thực hành trong sinh viên Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực của thanh niên, sinh viên, có tác động to lớn đến tương lai của cá nhân và đất nước.

Mỗi khi thanh niên, sinh viên tích cực nêu cao trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm, đồng thời tuyên truyền tinh thần đó cho xã hội, đặc biệt là đối với thiếu niên, nhi đồng, càng có ý nghĩa lớn lao, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.

Trong công tác, sinh hoạt, cuộc sống đời thường, hội viên, sinh viên cần:

Dành thời gian thỏa đáng tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách và tấm gương Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm.

Tự soi mình, sửa mình và rèn luyện, tạo được thói quen cho bản thân làm theo lời Bác dạy.

Phấn đấu trở thành tấm gương sáng về nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, luôn nói đi đôi với làm để cho người khác noi theo.

Trang 10

Tham gia tích cực, hiệu quả các phong trào của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các cấp Phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" với các tiêu chí: Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Tình nguyện tốt, Hội nhập tốt.

Hội viên, sinh viên không chỉ có nhiệm vụ tích cực học tập và làm theo Bác về trách nhiệm, trung thực,

nói đi đôi với làm mà còn phải: Tích cực tuyên truyền, làm cho nhiều xung quanh mình có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích to lớn của tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm; chỉ rõ tác hại của những hành vi vô trách nhiệm, sự giả dối, nói một đàng làm một nẻo, hoặc "nói thì hay mà làm thì dở" đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Chú ý phát hiện, tuyên dương, nhân rộng các gương điển hình thanh niên, sinh viên hoặc các cơ sở Đoàn, Hội có những ý tưởng, sáng kiến, cách làm hiệu quả trong thực hành theo tư tưởng, tấm gương của Bác về tinh thần trách nhiệm, trung thực nói đi đôi với làm.

Mỗi đoàn viên, hội viên, thanh niên, sinh viên cần xác định rõ trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; sẵn sàng xung phong cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp chung của đất nước

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cho cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới".

"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?" Phải dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm Sẵn sàng nhận nhiệm vụ và có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, nỗ lực hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ, không tránh né, đùn đẩy nhiệm vụ qua cho hoàn cảnh hay người khác Sẵn sàng nhận lỗi và gánh chịu hậu quả xấu đến với mình khi mình không hoàn thành nhiệm vụ, không đổ thừa cho hoàn cảnh hay người khác.

Không ngừng học tập, rèn luyện, thực hành đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm

Đạo đức cách mạng có thể tóm tắt trong mấy điểm:

Trung thành: Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, Với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp

Dũng cảm:

Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện:

"Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm", "gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người".

Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự phụ Cần nâng cao nhận thức về phẩm chất trung thực, trách nhiệm trong công việc và trong cuộc sống, coi đó là đức tính cần thiết và quý báu, là phẩm giá của mỗi người.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm, trước hết phải nói đi đôi với làm, phải tạo ra sự chuyển biến về tình cảm và nhân cách:

Tôn trọng chân lý, yêu cái đúng, ghét cái sai, tôn trọng sự thật, lẽ phải Sống ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:09

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w