1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận lao động nhà báo đối ngoại các phương pháp khai thác và thu thập thông tin của phóng viên

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các phương pháp khai thác và thu thập thông tin của phóng viên
Tác giả Nguyễn Lệ Thục Anh
Người hướng dẫn Th.S Bùi Thị Vân
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Quan hệ Quốc tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Thông thường trong phương pháp thu thập thông tin có mấy phương pháp phổ biến sau đó là: nghiên cứu văn bản, quan sát và phỏng vấn.. Mục đích nghiên cứu˗ Nêu rõ khái niệm, đặc điểm, vai

Trang 1

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

-CÁC PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC VÀ THU THẬP THÔNG TIN CỦA PHÓNG VIÊN

Sinh viên: Nguyễn Lệ Thục Anh Mã số sinh viên: 1756100004 Lớp tín chỉ: Thông tin đối ngoại K37 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Bùi Thị Vân

Môn: Lao động nhà báo đối ngoại

Hà Nội, tháng 12 – năm 2022

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài:

Hiện nay, với sự bùng nổ mạnh mẽ của các loại hình truyền thông, con người có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tiếp nhận thông tin cũng như tìm kiếm tài liệu để phục vụ cho công việc và học tập của mình Tuy nhiên, trước sự đa dạng hóa đến từ nhiều nguồn tin khác nhau, việc lựa chọn được những thông tin thật sự đáng tin cậy và phục vụ có hiệu quả nhất mới là vấn đề đáng quan tâm Đây không phải là một công việc đơn giản và đòi hỏi phải có những phương pháp thu thập thông tin nhất định, đặc biệt là trong báo chí điều này lại càng cần thiết hơn Viết hay là một điều rất quan trọng đối với một nhà báo nhưng chất lượng bài viết lại phụ thuộc phần lớn vào kĩ năng thu thập và xử lí thông tin Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau là chìa khóa để cho ra đời một bài viết hay và có sức truyền cảm hiệu quả Đó là cách tốt nhất đảm bảo sự chính xác của bài viết và lòng tin của công chúng.

Có thể nói rằng, trong quá trình thu thập và xử lí thông tin thì quá trình thu thập thông tin đóng một vai trò rất quan trọng, đó là những nguyên liệu, là yếu tố nền tảng để xây dựng một sản phẩm báo chí thành công Tuy nhiên chất lượng thông tin chỉ thực sự mang lại tác dụng tốt khi nó được xử lí theo hướng tích cực, đó là lí do khi thu thập thông tin thì cần phải có những phương pháp, cách thức phù hợp với từng chủ đề, từng lĩnh vực nghiên cứu, và trên hết là phù hợp với nội dung của đề tài Thông thường trong phương pháp thu thập thông tin có mấy phương pháp phổ biến sau đó là: nghiên cứu văn bản, quan sát và phỏng vấn Mỗi phương pháp thu thập

Trang 3

thông tin đều có những thế mạnh và hạn chế khác nhau, vì vậy, để mạng lại hiệu quả tốt nhất thì cần có sự kết hợp nhiều phương pháp để đảm bảo tính chính xác cũng như giá trị của thông tin.

2 Đối tượng nghiên cứu:

˗ Các phương pháp khai thác và thu thập thông tin của phóng viên

3 Mục đích nghiên cứu

˗ Nêu rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của từng phương pháp khai thác và thu thập thông tin của phóng viên.

˗ Nâng cao hiểu biết, nhận thức của chính bản thân và người đọc về những lưu ý bắt buộc phải có khi vận dụng các phương pháp khai thác trên để tránh những sai phạm đáng tiếc ảnh hưởng xấu đến công việc, tương lai sau này.

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng để thu thập thông tin về cơ sở lý luận, các công trình nghiên cứu trước đây Các dữ liệu thu thập từ phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để trình bày tổng quan về chủ đề và sử dụng linh hoạt trong quá trình phân tích trong bài viết.

5 Kết cấu đề tài:

Ngoài phần mở bài và kết luận, nội dung đề tài nghiên cứu có 3 chương, bao gồm:

Trang 4

Chương I: Phương pháp nghiên cứu tư liệu 1.1 Khái niệm tư liệu

1.2 Phương pháp nghiên cứu tư liệu văn bản

1.3 Ưu và nhược điểm của phương pháp nghiên cứu tư liệu

1.4 Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp nghiên cứu tư liệu văn bản Chương II: Phương pháp quan sát

2.1 Khái quát về phương pháp quan sát 2.2 Ưu và nhược của phương pháp quan sát 2.3 Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp quan sát Chương III: Phương pháp phỏng vấn

3.1 Khái niệm và vai trò của phương pháp phỏng vấn 3.2 Ưu điểm và nhược điểm của các hình thức phỏng vấn 3.3 Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp phỏng vấn

Trang 5

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TƯ LIỆU 1.1 Khái niệm tư liệu

Tư liệu nói chung là một khái niệm tương đối rộng Tư liệu là những thông tin rút ra từ tài liệu viết tay, in ấn, từ các đồ vật như: công cụ sản xuất, công trình kiến trúc, đồ dùng cá nhân, phim ảnh, băng hình, internet… và là những thông tin sống động từ con người Ngày nay, cùng sự phát triển của xã hội cùng sự bùng nổ mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, thông tin, tư liệu đến từ rất nhiều nguồn khác nhau như từ chính con người, môi trường xung quanh cũng như các loại văn bản, sách báo, giấy tờ ra đời và xuất bản ngày càng phổ biến.

Có thể phân loại tư liệu theo các tiêu chí sau đây: Phân chia theo hình thức cố định tư liệu:

Tư liệu văn tự: thông tin được lưu giữ dưới dạng ký tự ngôn ngữ, số liệu trong các văn bản, các bảng biểu, sơ đồ

Tư liệu phi văn tự: có thể là công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật (tranh, ảnh…), chương trình truyền hình, băng đĩa có hình ảnh, âm thanh…

Phân chia theo tính chất pháp lý của tư liệu:

Tư liệu chính thức: là những tư liệu được thừa nhận, xuất bản và được công bố chính thức từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội

Trang 6

Tư liệu không chính thức: là những tư liệu chưa được thừa nhận, xuất bản và được công bố chính thức từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội

Phân chia theo tính chất tồn tại của tư liệu: Tư liệu động: Là những tư liệu sống động từ thực tế Tư liệu tĩnh: Là tư liệu cố định trong các văn bản, giấy tờ Phân chia theo cách thức lấy tư liệu:

Tư liệu trực tiếp: là tư liệu phóng viên thu thập được qua sự tiếp xúc trực tiếp với các sự kiện, con người, không qua khâu trung gian Tư liệu trực tiếp là tư liệu “tai nghe, mắt thấy”.

Tư liệu gián tiếp: là loại tư liệu phóng viên thu thập, tìm hiểu được thông qua một trung gian (người khác hoặc vật khác).

1.2 Phương pháp nghiên cứu tư liệu văn bản 1.2.1 Khái niệm tư liệu văn bản Theo từ điển Tiếng Việt, văn bản có nghĩa:

- Văn bản là bản chép tay hoặc in ấn với một nội dung nhất định, thường để lưu lại lâu dài

- Văn bản là những chuỗi ký hiệu ngôn ngữ hay loại ký hiệu nào đó, tạo nên một chỉnh thể với ý nghĩa trọn vẹn.

Với nghĩa rộng ta có thể hiểu tư liệu văn bản là những thông tin được chứa đựng trong các dạng cơ bản sau đây:

Trang 7

- Sách (sách văn học, lịch sử, văn hoá, pháp luật, kinh tế) - Báo (báo in, báo hình, báo nói, báo mạng)

- Internet

- Băng, đĩa (hình ảnh, âm thanh)

- Các văn bản giấy tờ (văn bản quản lý hành chính nhà nước, văn bản đời thường …)

Trong đó, văn bản quản lý hành chính nhà nước là loại tư liệu quan trọng, phổ biến mà phóng viên hằng ngày thường khai thác và xử lý Văn bản quản lý hành chính nhà nước gồm các loại chủ yếu sau đây:

- Văn bản quy phạm pháp luật (văn bản luật, dưới luật): Luật, nghị quyết, quyết định, nghị định, thông tư, chỉ thị của các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Văn bản hành chính: Báo cáo, tổng kết, biên bản, hợp đồng, thông báo, giấy mời của các đơn vị, cơ quan nhà nước.

Còn văn bản đời thường là loại tư liệu có tính chất cá nhân, riêng tư Văn bản đời thường bao gồm các loại chủ yếu sau đây:

- Thư từ, nhật ký…

- Giấy viết tay, sổ sách, ghi chép cá nhân… 1.2.2 Đặc điểm của tư liệu văn bản

Sách báo, internet, các văn bản giấy tờ… giúp phóng viên có được những thông tin nền trước khi tìm hiểu cụ thể về đối tượng nào đó Vì vậy, trong hoạt động sáng tạo tác phẩm, nghiên cứu văn bản thường là cơ sở đầu tiên để phóng viên triển khai các công việc tiếp theo

Trang 8

Nhìn chung, thông tin rút ra từ tài liệu văn bản “giấy trắng mực đen” thường ít thiên vị và có độ tin cậy cao

- Các loại văn bản quy phạm pháp luật có tính chất chuẩn mực vì đã được những cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền phê duyệt - Các loại báo cáo, sơ kết, tổng kết… ít nhiều đã được các cá nhân,

đơn vị, cơ quan có trách nhiệm soạn thảo và kiểm tra.

- Các tư liệu văn bản (như báo cáo, tổng kết của các cơ quan chức năng) thường chứa đựng những dấu hiệu có thể đo lường được, có thể đem ra tính toán, so sánh, đối chiếu với các sự việc, hiện tượng diễn ra trong thực tế.

Nếu nhà báo biết khai thác, phân tích sẽ làm cho việc nhận xét, đánh giá các sự kiện đó trở nên khách quan hơn, ít phụ thuộc vào tính chủ quan của nhà báo.

Các văn bản đời thường cũng được xem là những vật chứng có ý nghĩa khi nhìn nhận, đánh giá một sự kiện, con người nào đó nhưng giá trị pháp lý có thể không cao Nhưng cũng có khi thư từ, nhật ký, giấy viết tay của cá nhân lại trở thành những tư liệu quý giá, độc đáo cho bài báo

Bên cạnh những loại tư liệu nói trên, thông tin được rút ra từ sách báo cũng có nhiều tác dụng trong việc đào sâu, mở rộng thông tin, làm bài báo sâu sắc và thuyết phục bạn đọc hơn

Tuy nhiên, thông tin từ văn bản thường chỉ có vai trò là điểm tựa đầu tiên chứ không phải là tư liệu duy nhất cho một bài báo Không nên lạm

Trang 9

dụng việc nghiên cứu văn bản để sao chép, xào xáo các thông tin, tư liệu

Trong hoạt động thu thập tư liệu, nghiên cứu văn bản thường là cơ sở đầu tiên để phóng viên tiến hành các phương pháp khác

Thông tin rút ra từ tài liệu văn bản giấy trắng mực đen thường ít thiên vị và có độ tin cậy cao.

Các loại văn bản quản lý hành chính nhà nước có tính chất chuẩn mực (tương đối) vì đã được những cá nhân, hoặc tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Các loại báo cáo, sơ kết, tổng kết…ít nhiều cũng được các cá nhân, đơn vị, cơ quan có trách nhiệm soạn thảo và kiểm tra.

Thông tin rút ra từ sách báo có nhiều tác dụng trong việc đào sâu, mở rộng thông tin, làm bài báo sâu sắc và thuyết phục bạn đọc hơn

Tư liệu văn bản thường được phổ biến khá rộng rãi, vì vậy nếu khai thác từ những nguồn tư liệu văn bản thì tính độc quyền trong thông tin sẽ ít Các phóng viên cũng có thể khai thác thông tin trên internet, với công cụ tìm kiếm tiện lợi, phóng viên cũng dễ dàng tìm được, một văn bản theo ý muốn Chúng ta cũng có thể thu thập thông tin qua internet, nó chính là nguồn thông tin khổng lồ Là nguồn thông tin cực kỳ phong phú, đa dạng.

Trang 10

Nó còn là phương tiện truyền thông hiện đại, nó là nguồn thông tin tuyệt vời cho phóng viên.

1.3.2 Nhược điểm của phương pháp nghiên cứu tư liệu

Ngày nay, tuy được sử dụng phổ biến trong các bài báo và có vai trò quan trọng nhưng việc sử dụng tư liệu văn bản chỉ mang tính chất minh họa thêm cho nội dung, không phải yếu tố đóng vai trò chủ đạo, nên nó cũng tồn tại những hạn chế nhất định.

Thông tin từ văn bản thường chỉ có vai trò là điểm tựa đầu tiên chứ không phải là tư liệu duy nhất cho một bài báo, bởi vì cái cốt lõi mà công chúng thật sự cần là sự thỏa mãn về mặt thông tin với những yêu cầu về tính thời sự nóng hổi Trong một bài báo, lượng thông tin không chỉ giới hạn ở phần tư liệu văn bản mà còn có nhiều nguồn khác nhau, như đã nói ở trên là nhằm mục đích tăng tính khách quan cho sản phẩm báo chí, vì vậy, đây chỉ là một khía cạnh nhỏ bổ trợ cho nội dung thêm phong phú và sâu sắc Đó là lí do mặc dù sử dụng tư liệu là cần thiết nhưng không nên lạm dụng việc nghiên cứu văn bản để sao chép, xào xáo các thông tin, tư liệu làm thành tác phẩm báo chí.

Tư liệu văn bản thường khuôn mẫu, khô khan Một bài báo chỉ có tư liệu văn bản sẽ nặng nề, kém hấp dẫn Đặc thù của tư liệu văn bản là tồn tại dưới dạng giấy trắng, mực đen, một số loại hình như sách, báo cáo…đã được in ấn nên không thể đơn giản hóa hay chỉnh sửa cho phù hợp với những ý tưởng khác nhau, vì thế nó được đặt trong những khuôn mẫu nhất định không thể thay đổi được Đối với loại hình tài liệu này, việc trích dẫn hoặc đăng tải trong bài viết phải được sử dụng đúng như nội dung lẫn hình

Trang 11

thưc vốn có như ban đầu của nó Người viết không thể làm biến đổi theo ý thích của mình được, chính vì vậy nó có thể sẽ gây ra cảm giác cứng nhắc, nặng nề cho tâm lí tiếp nhận của độc giả

Như vậy, để thấy rằng sử dụng tư liệu văn bản chỉ là một chi tiết nhỏ trong bài viết, không thể đồng nhất nó với nguồn tin cũng như sử dụng toàn bộ phẩn tư liệu này trong tác phẩm vừa khô khan, máy móc mà lại không vận dụng hết được chất lượng của tài liệu

1.4 Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp nghiên cứu tư liệu văn bản

Xác định giá trị pháp lý của văn bản Xác định nguồn gốc, tác giả văn bản

Xác định xem văn bản đó là bản chính hay bản sao Chú ý thời gian ra đời của văn bản.

Kiểm tra tính xác thực của tư liệu văn bản: - Phân biệt sự việc và ý kiến;

- Tìm hiểu ý đồ của người soạn thảo văn bản;

- Xem xét bối cảnh tác động đến sự ra đời của văn bản.

Phát hiện ra các con số, các chi tiết quan trọng, nổi bật, có yếu tố tin tức Đó là những con số, chi tiết “biết nói”.

Có “thái độ nghi ngờ” trong khai thác tư liệu văn bản So sánh thông tin từ tư liệu văn bản với các nguồn tin khác.

Trang 12

Văn bản đời thường là loại văn bản thuộc sở hữu riêng của cá nhân Trừ trường hợp các văn bản đó có liên quan đến những hành động gây nguy hiểu cho xã hội cần có sự can thiệp của cơ quan luật pháp, còn lại phóng viên phải khích lệ sự tự nguyện cung cấp của chủ nhân văn bản.

Dùng danh bạ địa chỉ cụ thể hoặc dùng công cụ tìm kiếm để thu thập thông tin trên internet

- Internet là kho tư liệu khổng lồ của phóng viên Tuy nhiên, khai thác thông tin trên internet cũng có bất lợi: Quá nhiều các nguồn tin dẫn đến việc phân tán thông tin; nhiều thông tin không rõ nguồn gốc vì vậy việc kiểm tra các nguồn tin nhiều khi cũng rất khó khăn và tốn thời gian.

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT 2.1 Khái quát về phương pháp quan sát

2.1.1 Khái niệm quan sát

Quan sát là khả năng cảm thụ hiện thực của con người nhờ vào các cơ quan cảm giác chủ yếu như thị giác và thính giác thông qua sự tiếp xúc nghe nhìn Quan sát thường đem lại những thông tin có đặc tính mô tả

Người có năng lực quan sát là người có khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượng cho dù những điểm đó khó nhận thấy hoặc có vẻ là thứ yếu

Trang 13

2.1.2 Đối tượng quan sát

Đối tượng quan sát của phóng viên rất phong phú, đa dạng nếu chúng chứa đựng những thông tin, dữ liệu có ích cho chủ đề tác phẩm.

- Quan sát quang cảnh, hiện trạng - Quan sát diện mạo con người - Quan sát các hoạt động của con người - Quan sát đồ vật.

2.1.3 Một số hình thức quan sát cơ bản Theo vị trí của người quan sát

Quan sát tham dự: Người quan sát trực tiếp tham dự vào các hoạt động cùng với những đối tượng được quan sát Hoạt động tham dự để quan sát có nhiều mức độ khác nhau: Tham dự một phần hoặc nhập cuộc hoàn toàn.

Quan sát không tham dự: Người quan sát không tham dự vào các hoạt động cùng với những đối tượng được quan sát Họ đứng ngoài cuộc và đơn thuần ghi lại những gì đang diễn ra Do nhìn từ bên ngoài nên người quan sát khó khăn hơn trong việc muốn tìm hiểu những gì xảy ra đằng sau mỗi hành động của đối tượng được quan sát như: nguyên nhân, động cơ…

Theo cách thức quan sát

Quan sát công khai: Đối tượng được quan sát biết rõ mình đang bị quan sát Sự có mặt của người quan sát dù sao vẫn có ảnh hưởng (ít hay nhiều) đến đối tượng được quan sát Do vậy, quan sát công khai có thể sẽ gây ra sự căng thẳng, mất tự nhiên cho đối tượng được quan sát Có trường hợp quan sát công khai không đưa đến kết quả đúng như nó vốn có

Trang 14

Quan sát bí mật: Đối tượng được quan sát không biết mình đang bị quan sát Vì vậy quan sát bí mật có thể nó tạo ra khả năng nhận thức tốt hơn vì lúc đó các hành động, tình huống xảy ra tự nhiên, ít sai lệch hơn.

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến đặt ra vấn đề vi phạm pháp luật, đạo đức trong một số trường hợp phóng viên thực hiện quan sát bí mật và quan

Trong quá trình giao tiếp, quan sát những biểu hiện tâm lý của đối tượng sẽ giúp phóng viên điều chỉnh nhịp độ cuộc giao tiếp và đánh giá mức độ tin cậy của thông tin

2.2.2 Nhược điểm

Hoạt động quan sát chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan Hiện thực cuộc sống qua quan sát thường gắn với sự nhìn nhận, xem xét và trạng thái tâm lý của bản thân người quan sát.

Hoạt động quan sát bị giới hạn bởi thời gian, không gian.

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w