TỪ TRUYỀN DẠY NÓI THƠ VÂN TIÊN NGHĨ VỀ MỘT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

12 0 0
TỪ TRUYỀN DẠY NÓI THƠ VÂN TIÊN NGHĨ VỀ MỘT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh Tế - Quản Lý - Khoa học xã hội - Quản trị kinh doanh TỪ TRUYỀN DẠY NÓI THƠ VÂN TIÊN NGHĨ VỀ MỘT GIẢI PHÁP... GÓP PHẦN THÚC ĐẨY NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH TS. Phạm Văn Luân1, Phạm Nguyễn Phúc Toàn2 1. GIỚI THIỆU Theo Nguyễn Quang Ngọc “khoa học xã hội và nhân văn nói một cách tổng quát nhất là khoa học về con người và về đời sống xã hội” (Thanh Hà, 2020), khi đề cập đến con người và đời sống của con người thì hiển nhiên khoa học xã hội nói chung và ngành Việt Nam học nói riêng đã có những hàm ý về tính liên ngành trong nghiên cứu, giảng dạy. Truyền dạy nói thơ Vân Tiên, một loại hình diễn xướng dân gian có sự dung hợp giữa tác phẩm văn chương và nghệ thuật trình diễn dân gian. Từ hình thức kết hợp giữa hai loại hình nghệ thuật chủ đạo là văn học và diễn xướng cộng đồng đã làm cho Nói thơ Vân Tiên trở thành một môi trường chứa đựng nhiều dữ liệu cho khoa học liên ngành khám phá, thử nghiệm. Qua đó giúp nghệ thuật và văn chương thực hiện sứ mệnh chuyển tải thông điệp giáo dục đạo lý làm người của Nguyễn Đình Chiểu. Chính vì vậy, theo chúng tôi không chỉ truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên mà cả nói thơ Vân Tiên đã gợi mở giải pháp mới góp phần thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học theo định hướng liên ngành. Bởi qua truyền dạy nói thơ Vân Tiên, tác phẩm kinh điển của Nguyễn Đình Chiểu - Lục Vân Tiên đã đạt đến đỉnh cao của văn chương và giáo dục không chỉ trong phạm vi Nam Bộ, Việt Nam mà cả thế giới. Lục Vân Tiên được dịch ra 5 thứ tiếng: Pháp, Ukraine, Nhật Bản, Anh và Hàn Quốc, đây là tác phẩm văn học Việt Nam được dịch sang tiếng nước ngoài khá nhiều, chỉ xếp sau Truyện Kiều và Nhật ký trong tù. Đặc biệt năm 2022, khi Lục Vân Tiên phiên bản tiếng Hàn Quốc được in ở Việt Nam đã tạo ra tiêu điểm góp phần thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học theo định hướng liên ngành ở Hàn Quốc với việc sách Truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên tác giả Nguyễn Đình Chiểu song ngữ Việt - Hàn được xuất bản ở Việt Nam. Như vậy, truyền dạy nói thơ Vân Tiên đã góp phần tạo ra môi trường thúc đẩy Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh. Học viên Cao học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. 168K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học theo định hướng liên ngành không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác trên thế giới, không chỉ ở địa hạt văn chương, nghệ thuật diễn xướng, hội họa, ngôn ngữ, dịch thuật mà cả ở lĩnh vực lịch sử, tôn giáo, giáo dục đạo đức, giáo dục công dân, giao lưu văn hóa quốc tế với một biên độ sâu, rộng. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Đến nay, đã có hàng trăm bài viết, sách chuyên khảo, kỷ yếu hội nghị và các báo cáo khoa học, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ của các nhà nghiên cứu, học viên cao học tập trung giới thiệu các nguồn tư liệu, kết quả sưu khảo, nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước có liên quan đến tác phẩm Lục Vân Tiên và truyền dạy nói thơ Vân Tiên. Tác giả bài viết này quan tâm nhiều hơn đến tác phẩm Lục Vân Tiên và Truyền dạy nói thơ Vân Tiên từ góc nhìn liên ngành như đường dây dẫn để rút ra bài học trong nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học hiện nay. Theo khảo cứu của chúng tôi, tác phẩm Lục Vân Tiên và truyền dạy nói thơ Vân Tiên là nguồn tài nguyên quý giá, có ý nghĩa tích cực góp phần thúc đẩy nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học. Tác phẩm Lục Vân Tiên từ rất sớm và cho đến tận hôm nay đã được giới nghiên cứu dành sự quan tâm đặc biệt; với các công trình của G. Aubaret trong Lời nói đầu bản dịch Lục Vân Tiên sang tiếng Pháp (in trên Báo Châu Á, loại thứ 6, tập III, tháng Giêng và hai, 1864); Lục Vân Tiên bản dịch của Lê Xuân Ninh, trong Một số tư liệu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, NXB Khoa học, Hà Nội, 1965, Nguyễn Chí Bền (2021), Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), Nhà thơ lớn, nhà văn hóa kiệt xuất, NXB Thế giới; Lữ Văn Châu (1996), Nguyễn Đình Chiểu - Nhà thơ đạo lý, Luận văn thạc sĩ. Khoa học Ngữ văn, Trường Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Đình Chiểu (1980, 1982): Toàn tập (2 tập), NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội; Lê Văn Hỷ (2017), Lịch sử tiếp nhận Nguyễn Đình Chiểu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Tạ Thị Thanh Huyền (2019), Nguyễn Đình Chiểu trong không gian văn hóa Nam Bộ, Luận án Tiến sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN; Phạm Văn Luân (Chủ biên) (2022), Truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên, Tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Song ngữ Việt - Hàn, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Châu Anh Phụng (1998), Sưu tập về Nguyễn Đình Chiểu, Sở Văn hóa Thông tin Long An xuất bản; UBND tỉnh Bến Tre (2022), Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật… Các kết quả nghiên cứu về tác phẩm Lục Vân Tiên và truyền dạy nói thơ Vân Tiên đã công bố rất đáng trân trọng phản ánh được bức tranh nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm Lục Vân Tiên và phần nào đề cập đến truyền dạy nói thơ Vân Tiên, đây là nguồn tài nguyên quan trọng có thể khai thác rút ra những bài học trong nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học theo định hướng liên ngành. Tuy nhiên, 169TỪ TRUYỀN DẠY NÓI THƠ VÂN TIÊN NGHĨ VỀ MỘT GIẢI PHÁP... những kết quả nghiên cứu nói trên mới chủ yếu ở góc độ chuyên ngành hẹp, chưa tiếp cận vấn đề dựa trên quan điểm liên ngành trong nghiên cứu và đào tạo Việt Nam học từ tác phẩm và hoạt động giáo dục qua Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Việc tìm hiểu tác phẩm Lục Vân Tiên và Truyền dạy nói thơ Vân Tiên từ hướng tiếp cận liên ngành còn rất hạn chế. Chính vì vậy, những vấn đề liên quan đến tác phẩm Lục Vân Tiên và Truyền dạy nói thơ Vân Tiên ở góc nhìn liên ngành đang rất cần được quan tâm tìm hiểu, lý giải, minh định. Chúng tôi hy vọng sẽ gợi mở những vấn đề hướng tới xác lập được cơ sở tiếp cận tác phẩm Lục Vân Tiên và Truyền dạy nói thơ Vân Tiên như một giải pháp góp phần thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học theo định hướng liên ngành trong bối cảnh hiện nay. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Từ truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên đến nói thơ Vân Tiên Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm bình dân, với dấu ấn ngôn ngữ kể chuyện của quần chúng được Nguyễn Đình Chiểu chuyển tải từ nội dung đến hình thức một cách tài tình qua tác phẩm của mình. Từ cách ăn nói, cách kể chuyện của người dân quê Nam Bộ chân chất, thật thà trong cuộc sống đi vào tác phẩm, cách nói, cách khuyên dạy hàng ngày của người dân đã thể hiện sống động tâm trạng tác giả và các nhân vật trong tác phẩm. Con đường tiếp nhận tác phẩm Lục Vân Tiên có nét đặc biệt là tác phẩm đã đi vào lòng người qua nhịp cầu nói thơ Vân Tiên, để lại một minh chứng hùng hồn về tượng đài Nguyễn Đình Chiểu - nhà văn hóa kiệt xuất của mọi thời đại luôn hiển hiện trong lòng dân. Theo khảo cứu của chúng tôi, diễn xướng dân gian nói thơ Vân Tiên đã phát khởi ở Bến Tre từ trước khi Lục Vân Tiên được in ở Pháp, 1864 dưới hình thức “đọc - chép” truyền miệng để lưu giữ, phổ biến truyện thơ đồng thời là phương tiện răn dạy đạo lý trong các gia đình. Nói thơ Vân Tiên chỉ chính thức ra đời vào cuối thế kỷ XIX cùng thời với nói thơ Nam Bộ và phong trào nói thơ viết bằng chữ Quốc ngữ. Điểm đáng chú ý là sau khi nói thơ Vân Tiên phát triển theo sự lan tỏa tự nhiên của tác phẩm Lục Vân Tiên thì nói thơ Nam Bộ thưa dần, ít được người sử dụng và đến nay gần như không còn tồn tại trong sinh hoạt diễn xướng dân gian. Nói thơ là một sản phẩm văn nghệ dân gian đặc thù của người Nam Bộ, là một “bảo vật” di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của người Bến Tre và Nam Bộ. Nói thơ Vân Tiên làm sâu sắc và phong phú nói thơ Nam Bộ, phát huy hiệu ứng của nói thơ Nam Bộ với cách thức diễn xướng dân gian, nói thơ theo điệu nhấn, ngân nga, ngắt nhịp, nghỉ hơi... theo từng tiết điệu, âm vận, cung đoạn… lối nói này được các bậc cao niên thực hành thuần thục, nhuần nhuyễn, có người không biết viết, không đánh vần được i tờ nhưng nói thơ Vân Tiên thì thuộc vanh vách… về sau đã có những trường hợp diễn xướng truyện thơ truyền thống, theo kiểu “bổn cũ soạn lại” 170K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH như trường hợp Thầy thông Chánh (Nguyễn Hữu Hiệp - Lê Minh Quốc, 2012) diễn xướng phỏng theo “nói thơ Vân Tiên” đã minh chứng nói thơ Vân Tiên có một bề dày của cả một quá trình vận động và phát triển độc đáo. Nói thơ Vân Tiên trở thành một loại hình diễn xướng đặc trưng của Bến Tre và đi liền với tên tuổi cụ Đồ Chiểu. Có hai khả năng dẫn đến sự ra đời của nói thơ Vân Tiên: - Một là chính cụ Đồ Chiểu khởi xướng hoặc học trò, người ghi chép đọc lại cho thầy nghe sau khi chép lại được một đoạn thơ từ hiệu ứng của sự hứng khởi và liền mạch thơ; - Hai là học trò khởi xướng, sau khi chép thơ xong đọc lại cho thầy kiểm tra. Kết quả của cả hai trường hợp này tạo ra quá trình diễn xướng dân gian với sự “tương tác, trao đổi và tiếp biến sáng tạo văn hóa dân gian” (Lư Hội, 2009, tr. 234). Chỉ có nói thơ Vân Tiên và quá trình truyền dạy theo kiểu “cộng đồng” mới chuyển tải được đạo lý làm người, giáo dục lòng trung hiếu, tiết hạnh, hào khí nghĩa hiệp từ tác phẩm Lục Vân Tiên đã đi vào cuộc sống thường nhật của người dân Nam Bộ. Nhà nghiên cứu Mai Mỹ Duyên1 cho biết: từ nửa sau thế kỷ XIX, cùng với sự phát triển của phong trào văn thơ yêu nước chống Pháp, nói thơ Vân Tiên ra đời và sớm lan tỏa khắp Nam Bộ đi vào mọi ngõ ngách đời sống của người dân Bến Tre và Nam Bộ. Nói thơ Vân Tiên đã xướng lên là đồng nghĩa với việc phát đi thông điệp khẳng định giá trị tư tưởng của truyện thơ Lục Vân Tiên: phổ truyền phẩm chất tốt đẹp của nam giới, phẩm hạnh của phụ nữ, góp phần giáo dục đạo lý làm người. Còn theo kết quả điều tra xã hội học ở Bến Tre2 năm 2018 có đến 82,1 người dân nơi đây không chỉ thuộc lòng mà còn cho rằng 2 câu thơ “Trai thì trung hiếu làm đầu Gái thì tiết hạnh làm câu trau mình” chính là tiêu chí đạo đức khi giáo dục giới trẻ, hình tượng Lục Vân Tiên là một mẫu người để họ khuyên bảo con cháu noi theo. Cùng với nội dung phổ truyền đạo lý, chủ thể thực hành nói thơ Vân Tiên luôn tự tin truyền đạt theo lối nói thơ tự nhiên để người nghe rõ chắc từng tiếng một, nhưng vẫn đảm bảo không bị tản mạn, đứt gãy bởi nhịp điệu nói thơ Vân Tiên được thể hiện theo âm điệu vang của tiếng nói - ngâm vừa đủ tạo không khí đồng cảm lôi cuốn cả người nói thơ và người nghe. Có thể khẳng định, nói thơ Vân Tiên đã tích hợp cả nói, ngâm, hát, tất cả được đan cài làm toát lên cái cốt lõi là nội dung tác phẩm Lục Vân Tiên, đây là điểm nhấn tạo ra hiệu ứng cho chúng ta khai thác và phát huy yếu tố liên ngành khi vận dụng hình thức diễn xướng này để giới thiệu Lục Vân Tiên trong nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành Việt Nam học. 1 Ánh Nguyệt (2019). “Nói thơ Vân Tiên được lưu truyền qua nhiều thế hệ”. Truy cập báo Đồng Khởi ngày 26112021 link truy cập ngày 2272022 https:baodongkhoi.vnnoi-tho-van-tien-duoc-luu-giu- qua-nhieu-the-he-02092020-a77401.html. 2 Nguyễn Chí Bền (2018). Xây dựng, phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Báo cáo Tư vấn chiến lược của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre. Phụ lục. tr. 22. 171TỪ TRUYỀN DẠY NÓI THƠ VÂN TIÊN NGHĨ VỀ MỘT GIẢI PHÁP... Khả năng tích hợp theo định hướng liên ngành trong nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học được thể hiện khi khai thác, vận dụng linh hoạt truyền dạy nói thơ Vân Tiên. Trường văn hoá rộng lớn của Lục Vân Tiên, một tác phẩm có tính “quốc tế hoá” rất cao đã mở ra cánh cửa kết nối - liên ngành không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ, dạy - học tiếng Việt và văn hóa Việt Nam mà còn góp phần phổ truyền đạo lý từ tác phẩm Lục Vân Tiên. Hình thức diễn xướng đặc thù của nói thơ Vân Tiên với nhịp điệu không buông thả đều đều như hát bài chòi, hát sắc bùa, ngược lại nhịp nói thơ luôn thay đổi từ khoan thai, chậm rãi đến dồn dập theo “hơi thở” của chủ thể diễn xướng nội dung tư tưởng trong từng lời thơ. Dấu ấn cộng đồng, phương pháp dạy - học cùng nhau1, học suốt đời trong nói thơ Vân Tiên thể hiện rất sinh động: “cứ giọng người này mệt, người khác thay, người này vắng, người kia thế vào...” cứ thế truyền dạy từ đời này sang đời khác, Lục Vân Tiên vì vậy là tác phẩm nằm lòng của người dân dù có người không hề biết chữ nhưng “vẫn thuộc làu Lục Vân Tiên” (Lư Hội, 2009, tr. 234). Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyết ở thành phố Bến Tre2 cho biết: kỹ thuật nói thơ Vân Tiên theo giai điệu thường bắt đầu ở âm khu cao của đầu điệp khúc rồi lên xuống giữa âm khu trung và âm khu trầm, và chậm dần để kết thúc mỗi điệp khúc. Khác với hiện tượng “cưỡng âm” ở các điệu lý, đối với nói thơ Vân Tiên sáu thanh điệu của tiếng Việt luôn luôn được tôn trọng: các dấu nhấn giọng như hỏi, ngã, nặng… được luyến láy làm rõ lời thơ. Nói thơ Vân Tiên không sử dụng tiếng đệm lót, rất hiếm khi sử dụng tiếng “mà” dặm vào, hay các tiếng đưa hơi “ơ… ớ…” tùy theo lối nói của mỗi người. Phân tích từ góc độ âm nhạc cổ truyền Nam Bộ, có thể nhận ra dễ dàng: Nói thơ Vân Tiên có sự kết hợp cả 3 giọng ở điệu thức Nam - Nam phổ biến của ca nhạc tài tử Nam bộ (hơi xuân: vui, nhẹ nhàng; hơi ai: buồn bã và hơi đảo: hào sảng, khí thế) diễn tả đầy đủ tính chất, đặc điểm và cảm xúc của tác giả Lục Vân Tiên - Một tác phẩm có dấu ấn cộng đồng sâu sắc. Nói thơ Vân Tiên minh chứng cho hiệu ứng lan tỏa sâu rộng của Lục Vân Tiên - diễn xướng dân gian tiếp biến sáng tạo theo phương thức tiếp cận của văn hóa dân gian lan truyền ra ngoài nước. Dịch giả Jeon Hye Kyung, Khoa Tiếng Việt, Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc trong lời giới thiệu bản dịch Lục Vân Tiên tiếng Hàn đầu tiên năm 2017 cho rằng: Lục Vân Tiên có tính truyền khẩu và tính văn học mạnh mẽ về thể loại, khiến người nghe dễ nhớ và điều này tạo nên ưu điểm thu hút được một lượng lớn độc giả3. 1 Nay gọi là học nhóm, làm việc nhóm. 2 Phỏng vấn ngày 2132021 nhân đây chúng tôi xin bày tỏ lòng tri ân nghệ nhân đã dành thời gian trao đổi vấn đề này. 3 ht t ps: book s.google.com.v n book sabout EC9CA1EC9AB4EC84A0. html?id=uVmXswEACAAJrediresc=y. Truy cập ngày 2452023. 172K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH Chính tính liên ngành làm cho nói thơ Vân Tiên khác với những loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian khác, bình dân, dễ thực hành, có sự trầm bổng âm điệu tạo được cảm xúc ở người nghe và dễ đi vào lòng người. Đây vừa là hình thức giải trí vừa trở thành phương tiện chuyển tải luân thường đạo lý đến đông đảo quần chúng nhân dân. Nói thơ Vân Tiên đã trở thành công cụ chuyển tải thông điệp các bậc tiền nhân truyền lại cho hậu thế, sống phải đạo đức: phận trai thì trung hiếu, phận gái thì tiết hạnh, làm người phải sống có đạo đức, liêm chính, trung trực. 3.2. Nói thơ Vân Tiên trên đường phục hồi và phát triển Cũng như các loại hình di sản văn hóa phi vật thể truyền thống ở Nam Bộ, Nói thơ Vân Tiên về sau không thịnh hành như lúc mới hình thành và có nguy cơ thất truyền trước làn sóng đô thị hóa và công nghệ hiện đại. Đây là một thực tế của sinh hoạt văn hóa Nam Bộ khi mà phong trào ca nhạc tài tử ra đời, ca nhạc sân khấu cải lương thịnh hành lấn át, nói thơ Vân Tiên có nguy cơ bị quên lãng... Người ta cho rằng nói thơ là diễn xướng của văn hóa thuần nông, không phù hợp tâm lý con người thời hiện đại hóa, những khác biệt về quan điểm thẩm mỹ thời đại công nghệ số làm cho công chúng ngày nay, đặc biệt là giới trẻ cảm thấy nhàm chán với lặp đi lặp lại của lối diễn xướng cũ kỹ như nói thơ Vân Tiên. Trong bối cảnh đó, cách nay 30 năm Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đã hỗ trợ tỉnh Bến Tre thực hiện chương trình điền dã, đánh giá kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, trong quá trình này những người thực hiện nhận diện được sức sống mãnh liệt của nói thơ Vân Tiên. Từ những vùng quê hẻo lánh của Bến Tre vẫn còn những lão ông, lão bà thực hành nói thơ Vân Tiên để dạy bảo con cháu sống nhân ái, tình nghĩa, biết bảo vệ lẽ phải. Những năm 2008 - 2009, Quỹ Ford tài trợ Bến Tre thực hiện dự án Sưu tầm truyền dạy dân ca Mỏ Cày, Bến Tre1 với sự tham gia của nhóm Sáng tạo Trẻ Bến Tre2 tổ chức điền dã, khảo sát, thu thập dữ liệu về các làn điệu ca dao, dân ca Bến Tre trong đó có nói thơ Vân Tiên. Kết quả của dự án đã phát hiện các mô hì...

Trang 1

GÓP PHẦN THÚC ĐẨY NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

TS Phạm Văn Luân*1, Phạm Nguyễn Phúc Toàn**2

1 GIỚI THIỆU

Theo Nguyễn Quang Ngọc “khoa học xã hội và nhân văn nói một cách tổng quát nhất là khoa học về con người và về đời sống xã hội” (Thanh Hà, 2020), khi đề cập đến con người và đời sống của con người thì hiển nhiên khoa học xã hội nói chung và ngành Việt Nam học nói riêng đã có những hàm ý về tính liên ngành trong nghiên cứu, giảng dạy Truyền dạy nói thơ Vân Tiên, một loại hình diễn xướng dân gian có sự dung hợp giữa tác phẩm văn chương và nghệ thuật trình diễn dân gian Từ hình thức kết hợp giữa hai loại hình nghệ thuật chủ đạo là văn học và diễn xướng cộng đồng đã làm cho Nói thơ Vân Tiên trở thành một môi trường chứa đựng nhiều dữ liệu cho khoa học liên ngành khám phá, thử nghiệm Qua đó giúp nghệ thuật và văn chương thực hiện sứ mệnh chuyển tải thông điệp giáo dục đạo lý làm người của Nguyễn Đình Chiểu Chính vì vậy, theo chúng tôi không chỉ truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên mà cả nói thơ Vân Tiên đã gợi mở giải pháp mới góp phần thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học theo định hướng liên ngành Bởi qua truyền dạy nói thơ Vân Tiên, tác phẩm

kinh điển của Nguyễn Đình Chiểu - Lục Vân Tiên đã đạt đến đỉnh cao của văn chương và giáo dục không chỉ trong phạm vi Nam Bộ, Việt Nam mà cả thế giới Lục Vân Tiên

được dịch ra 5 thứ tiếng: Pháp, Ukraine, Nhật Bản, Anh và Hàn Quốc, đây là tác phẩm

văn học Việt Nam được dịch sang tiếng nước ngoài khá nhiều, chỉ xếp sau Truyện Kiều và Nhật ký trong tù Đặc biệt năm 2022, khi Lục Vân Tiên phiên bản tiếng Hàn

Quốc được in ở Việt Nam đã tạo ra tiêu điểm góp phần thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo

Việt Nam học theo định hướng liên ngành ở Hàn Quốc với việc sách Truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên tác giả Nguyễn Đình Chiểu song ngữ Việt - Hàn được xuất bản ở Việt

Nam Như vậy, truyền dạy nói thơ Vân Tiên đã góp phần tạo ra môi trường thúc đẩy * Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh.

** Học viên Cao học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP Hồ Chí Minh.

Trang 2

nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học theo định hướng liên ngành không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác trên thế giới, không chỉ ở địa hạt văn chương, nghệ thuật diễn xướng, hội họa, ngôn ngữ, dịch thuật mà cả ở lĩnh vực lịch sử, tôn giáo, giáo dục đạo đức, giáo dục công dân, giao lưu văn hóa quốc tế với một biên độ sâu, rộng

2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Đến nay, đã có hàng trăm bài viết, sách chuyên khảo, kỷ yếu hội nghị và các báo cáo khoa học, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ của các nhà nghiên cứu, học viên cao học tập trung giới thiệu các nguồn tư liệu, kết quả sưu khảo, nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước có liên quan đến tác phẩm Lục Vân Tiên và truyền dạy

nói thơ Vân Tiên Tác giả bài viết này quan tâm nhiều hơn đến tác phẩm Lục Vân Tiên và Truyền dạy nói thơ Vân Tiên từ góc nhìn liên ngành như đường dây dẫn để rút ra bài

học trong nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học hiện nay Theo khảo cứu của chúng tôi,

tác phẩm Lục Vân Tiên và truyền dạy nói thơ Vân Tiên là nguồn tài nguyên quý giá,

có ý nghĩa tích cực góp phần thúc đẩy nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học Tác phẩm

Lục Vân Tiên từ rất sớm và cho đến tận hôm nay đã được giới nghiên cứu dành sự

quan tâm đặc biệt; với các công trình của G Aubaret trong Lời nói đầu bản dịch Lục

Vân Tiên sang tiếng Pháp (in trên Báo Châu Á, loại thứ 6, tập III, tháng Giêng và hai,

1864); Lục Vân Tiên bản dịch của Lê Xuân Ninh, trong Một số tư liệu về cuộc đời và

thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, NXB Khoa học, Hà Nội, 1965, Nguyễn Chí Bền (2021), Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), Nhà thơ lớn, nhà văn hóa kiệt xuất, NXB Thế giới;

Lữ Văn Châu (1996), Nguyễn Đình Chiểu - Nhà thơ đạo lý, Luận văn thạc sĩ Khoa

học Ngữ văn, Trường Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP Hồ

Chí Minh; Nguyễn Đình Chiểu (1980, 1982): Toàn tập (2 tập), NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội; Lê Văn Hỷ (2017), Lịch sử tiếp nhận Nguyễn Đình Chiểu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Tạ Thị Thanh Huyền (2019), Nguyễn Đình Chiểu

trong không gian văn hóa Nam Bộ, Luận án Tiến sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa

học xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN; Phạm Văn Luân (Chủ biên) (2022), Truyện thơ

Nôm Lục Vân Tiên, Tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Song ngữ Việt - Hàn, NXB Đại học

Quốc gia TP Hồ Chí Minh; Châu Anh Phụng (1998), Sưu tập về Nguyễn Đình Chiểu, Sở Văn hóa Thông tin Long An xuất bản; UBND tỉnh Bến Tre (2022), Danh nhân

Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, NXB

Chính trị Quốc gia Sự thật… Các kết quả nghiên cứu về tác phẩm Lục Vân Tiên và truyền dạy nói thơ Vân Tiên đã công bố rất đáng trân trọng phản ánh được bức tranh

nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm Lục Vân Tiên và phần nào đề cập đến truyền dạy nói

thơ Vân Tiên, đây là nguồn tài nguyên quan trọng có thể khai thác rút ra những bài học trong nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học theo định hướng liên ngành Tuy nhiên,

Trang 3

những kết quả nghiên cứu nói trên mới chủ yếu ở góc độ chuyên ngành hẹp, chưa tiếp cận vấn đề dựa trên quan điểm liên ngành trong nghiên cứu và đào tạo Việt Nam học

từ tác phẩm và hoạt động giáo dục qua Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu Việc tìm hiểu tác phẩm Lục Vân Tiên và Truyền dạy nói thơ Vân Tiên từ hướng tiếp cận liên ngành còn rất hạn chế Chính vì vậy, những vấn đề liên quan đến tác phẩm Lục Vân Tiên và Truyền dạy nói thơ Vân Tiên ở góc nhìn liên ngành đang rất cần được quan tâm

tìm hiểu, lý giải, minh định Chúng tôi hy vọng sẽ gợi mở những vấn đề hướng tới xác

lập được cơ sở tiếp cận tác phẩm Lục Vân Tiên và Truyền dạy nói thơ Vân Tiên như

một giải pháp góp phần thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học theo định hướng liên ngành trong bối cảnh hiện nay

3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Từ truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên đến nói thơ Vân Tiên

Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm bình dân, với dấu ấn ngôn ngữ kể chuyện của quần chúng được Nguyễn Đình Chiểu chuyển tải từ nội dung đến hình thức một cách tài tình qua tác phẩm của mình Từ cách ăn nói, cách kể chuyện của người dân quê Nam Bộ chân chất, thật thà trong cuộc sống đi vào tác phẩm, cách nói, cách khuyên dạy hàng ngày của người dân đã thể hiện sống động tâm trạng tác giả và các nhân vật trong tác phẩm Con đường tiếp nhận tác phẩm Lục Vân Tiên có nét đặc biệt là tác phẩm đã đi vào lòng người qua nhịp cầu nói thơ Vân Tiên, để lại một minh chứng hùng hồn về tượng đài Nguyễn Đình Chiểu - nhà văn hóa kiệt xuất của mọi thời đại luôn hiển hiện trong lòng dân.

Theo khảo cứu của chúng tôi, diễn xướng dân gian nói thơ Vân Tiên đã phát khởi ở Bến Tre từ trước khi Lục Vân Tiên được in ở Pháp, 1864 dưới hình thức “đọc - chép”

truyền miệng để lưu giữ, phổ biến truyện thơ đồng thời là phương tiện răn dạy đạo lý

trong các gia đình Nói thơ Vân Tiên chỉ chính thức ra đời vào cuối thế kỷ XIX cùng thời với nói thơ Nam Bộ và phong trào nói thơ viết bằng chữ Quốc ngữ Điểm đáng chú ý là sau khi nói thơ Vân Tiên phát triển theo sự lan tỏa tự nhiên của tác phẩm Lục Vân Tiên

thì nói thơ Nam Bộ thưa dần, ít được người sử dụng và đến nay gần như không còn tồn tại trong sinh hoạt diễn xướng dân gian Nói thơ là một sản phẩm văn nghệ dân gian đặc thù của người Nam Bộ, là một “bảo vật” di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của người Bến Tre và Nam Bộ Nói thơ Vân Tiên làm sâu sắc và phong phú nói thơ Nam Bộ, phát huy hiệu ứng của nói thơ Nam Bộ với cách thức diễn xướng dân gian, nói thơ theo điệu nhấn, ngân nga, ngắt nhịp, nghỉ hơi theo từng tiết điệu, âm vận, cung đoạn… lối nói này được các bậc cao niên thực hành thuần thục, nhuần nhuyễn, có người không biết viết, không đánh vần được i tờ nhưng nói thơ Vân Tiên thì thuộc vanh vách… về sau đã có những trường hợp diễn xướng truyện thơ truyền thống, theo kiểu “bổn cũ soạn lại!”

Trang 4

như trường hợp Thầy thông Chánh (Nguyễn Hữu Hiệp - Lê Minh Quốc, 2012) diễn

xướng phỏng theo “nói thơ Vân Tiên” đã minh chứng nói thơ Vân Tiên có một bề dày của cả một quá trình vận động và phát triển độc đáo.

Nói thơ Vân Tiên trở thành một loại hình diễn xướng đặc trưng của Bến Tre và đi liền với tên tuổi cụ Đồ Chiểu Có hai khả năng dẫn đến sự ra đời của nói thơ Vân Tiên:

- Một là chính cụ Đồ Chiểu khởi xướng hoặc học trò, người ghi chép đọc lại cho thầy nghe sau khi chép lại được một đoạn thơ từ hiệu ứng của sự hứng khởi và liền mạch thơ;

- Hai là học trò khởi xướng, sau khi chép thơ xong đọc lại cho thầy kiểm tra Kết quả của cả hai trường hợp này tạo ra quá trình diễn xướng dân gian với sự “tương tác, trao đổi và tiếp biến sáng tạo văn hóa dân gian” (Lư Hội, 2009, tr 234) Chỉ có nói thơ Vân Tiên và quá trình truyền dạy theo kiểu “cộng đồng” mới chuyển tải được đạo

lý làm người, giáo dục lòng trung hiếu, tiết hạnh, hào khí nghĩa hiệp từ tác phẩm Lục

Vân Tiên đã đi vào cuộc sống thường nhật của người dân Nam Bộ

Nhà nghiên cứu Mai Mỹ Duyên1 cho biết: từ nửa sau thế kỷ XIX, cùng với sự phát triển của phong trào văn thơ yêu nước chống Pháp, nói thơ Vân Tiên ra đời và sớm lan tỏa khắp Nam Bộ đi vào mọi ngõ ngách đời sống của người dân Bến Tre và Nam Bộ Nói thơ Vân Tiên đã xướng lên là đồng nghĩa với việc phát đi thông điệp khẳng định giá trị tư tưởng của truyện thơ Lục Vân Tiên: phổ truyền phẩm chất tốt đẹp của nam giới, phẩm hạnh của phụ nữ, góp phần giáo dục đạo lý làm người Còn theo kết quả điều tra xã hội học ở Bến Tre2 năm 2018 có đến 82,1% người dân nơi đây không chỉ thuộc lòng mà còn cho rằng 2 câu thơ “Trai thì trung hiếu làm đầu/ Gái thì tiết hạnh làm câu trau mình” chính là tiêu chí đạo đức khi giáo dục giới trẻ, hình tượng Lục Vân Tiên là một mẫu người để họ khuyên bảo con cháu noi theo Cùng với nội dung phổ truyền đạo lý, chủ thể thực hành nói thơ Vân Tiên luôn tự tin truyền đạt theo lối nói thơ tự nhiên để người nghe rõ chắc từng tiếng một, nhưng vẫn đảm bảo không bị tản mạn, đứt gãy bởi nhịp điệu nói thơ Vân Tiên được thể hiện theo âm điệu vang của tiếng nói - ngâm vừa đủ tạo không khí đồng cảm lôi cuốn cả người nói thơ và người nghe Có thể khẳng định, nói thơ Vân Tiên đã tích hợp cả nói, ngâm, hát, tất cả được đan cài làm toát lên cái cốt lõi là nội dung tác phẩm Lục Vân Tiên, đây là điểm nhấn tạo ra hiệu ứng cho chúng ta khai thác và phát huy yếu tố liên ngành khi vận dụng hình thức diễn xướng này để giới thiệu Lục Vân Tiên trong nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành Việt Nam học.

1 Ánh Nguyệt (2019) “Nói thơ Vân Tiên được lưu truyền qua nhiều thế hệ” Truy cập báo Đồng Khởi

ngày 26/11/2021 link truy cập ngày 22/7/2022 https://baodongkhoi.vn/noi-tho-van-tien-duoc-luu-giu-qua-nhieu-the-he-02092020-a77401.html.

2 Nguyễn Chí Bền (2018) Xây dựng, phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

đất nước Báo cáo Tư vấn chiến lược của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre Phụ lục tr 22.

Trang 5

Khả năng tích hợp theo định hướng liên ngành trong nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học được thể hiện khi khai thác, vận dụng linh hoạt truyền dạy nói thơ Vân Tiên Trường văn hoá rộng lớn của Lục Vân Tiên, một tác phẩm có tính “quốc tế hoá” rất cao đã mở ra cánh cửa kết nối - liên ngành không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ, dạy - học tiếng Việt và văn hóa Việt Nam mà còn góp phần phổ truyền đạo lý từ tác phẩm Lục Vân Tiên Hình thức diễn xướng đặc thù của nói thơ Vân Tiên với nhịp điệu không buông thả đều đều như hát bài chòi, hát sắc bùa, ngược lại nhịp nói thơ luôn thay đổi từ khoan thai, chậm rãi đến dồn dập theo “hơi thở” của chủ thể diễn xướng nội dung tư tưởng trong từng lời thơ Dấu ấn cộng đồng, phương pháp dạy - học cùng nhau1, học suốt đời trong nói thơ Vân Tiên thể hiện rất sinh động: “cứ giọng người này mệt, người khác thay, người này vắng, người kia thế vào ” cứ thế truyền dạy từ đời này sang đời khác, Lục Vân Tiên vì vậy là tác phẩm nằm lòng của người dân dù có người không hề biết chữ nhưng “vẫn thuộc làu Lục Vân Tiên” (Lư Hội, 2009, tr 234).

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyết ở thành phố Bến Tre2 cho biết: kỹ thuật nói thơ Vân Tiên theo giai điệu thường bắt đầu ở âm khu cao của đầu điệp khúc rồi lên xuống giữa âm khu trung và âm khu trầm, và chậm dần để kết thúc mỗi điệp khúc Khác với hiện tượng “cưỡng âm” ở các điệu lý, đối với nói thơ Vân Tiên sáu thanh điệu của tiếng Việt luôn luôn được tôn trọng: các dấu nhấn giọng như hỏi, ngã, nặng… được luyến láy làm rõ lời thơ Nói thơ Vân Tiên không sử dụng tiếng đệm lót, rất hiếm khi sử dụng tiếng “mà” dặm vào, hay các tiếng đưa hơi “ơ… ớ…” tùy theo lối nói của mỗi người Phân tích từ góc độ âm nhạc cổ truyền Nam Bộ, có thể nhận ra dễ dàng: Nói thơ Vân Tiên có sự kết hợp cả 3 giọng ở điệu thức Nam - Nam phổ biến của ca nhạc tài tử Nam bộ (hơi xuân: vui, nhẹ nhàng; hơi ai: buồn bã và hơi đảo: hào sảng, khí thế)

diễn tả đầy đủ tính chất, đặc điểm và cảm xúc của tác giả Lục Vân Tiên - Một tác phẩm

có dấu ấn cộng đồng sâu sắc Nói thơ Vân Tiên minh chứng cho hiệu ứng lan tỏa sâu rộng của Lục Vân Tiên - diễn xướng dân gian tiếp biến sáng tạo theo phương thức tiếp cận của văn hóa dân gian lan truyền ra ngoài nước Dịch giả Jeon Hye Kyung, Khoa

Tiếng Việt, Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc trong lời giới thiệu bản dịch Lục Vân Tiên tiếng Hàn đầu tiên năm 2017 cho rằng: Lục Vân Tiên có tính truyền khẩu và tính văn học mạnh mẽ về thể loại, khiến người nghe dễ nhớ và điều này tạo nên ưu điểm thu hút được một lượng lớn độc giả3.

1 Nay gọi là học nhóm, làm việc nhóm.

2 Phỏng vấn ngày 21/3/2021 nhân đây chúng tôi xin bày tỏ lòng tri ân nghệ nhân đã dành thời gian trao đổi vấn đề này.

3 https://books.google.com.vn/books/about/%EC%9C%A1%EC%9A%B4%EC%84%A0.html?id=uVmXswEACAAJ&redir_esc=y Truy cập ngày 24/5/2023.

Trang 6

Chính tính liên ngành làm cho nói thơ Vân Tiên khác với những loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian khác, bình dân, dễ thực hành, có sự trầm bổng âm điệu tạo được cảm xúc ở người nghe và dễ đi vào lòng người Đây vừa là hình thức giải trí vừa trở thành phương tiện chuyển tải luân thường đạo lý đến đông đảo quần chúng nhân dân Nói thơ Vân Tiên đã trở thành công cụ chuyển tải thông điệp các bậc tiền nhân truyền lại cho hậu thế, sống phải đạo đức: phận trai thì trung hiếu, phận gái thì tiết hạnh, làm người phải sống có đạo đức, liêm chính, trung trực.

3.2 Nói thơ Vân Tiên trên đường phục hồi và phát triển

Cũng như các loại hình di sản văn hóa phi vật thể truyền thống ở Nam Bộ, Nói thơ Vân Tiên về sau không thịnh hành như lúc mới hình thành và có nguy cơ thất truyền trước làn sóng đô thị hóa và công nghệ hiện đại Đây là một thực tế của sinh hoạt văn hóa Nam Bộ khi mà phong trào ca nhạc tài tử ra đời, ca nhạc sân khấu cải lương thịnh hành lấn át, nói thơ Vân Tiên có nguy cơ bị quên lãng Người ta cho rằng nói thơ là diễn xướng của văn hóa thuần nông, không phù hợp tâm lý con người thời hiện đại hóa, những khác biệt về quan điểm thẩm mỹ thời đại công nghệ số làm cho công chúng ngày nay, đặc biệt là giới trẻ cảm thấy nhàm chán với lặp đi lặp lại của lối diễn xướng cũ kỹ như nói thơ Vân Tiên Trong bối cảnh đó, cách nay 30 năm Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đã hỗ trợ tỉnh Bến Tre thực hiện chương trình điền dã, đánh giá kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, trong quá trình này những người thực hiện nhận diện được sức sống mãnh liệt của nói thơ Vân Tiên Từ những vùng quê hẻo lánh của Bến Tre vẫn còn những lão ông, lão bà thực hành nói thơ Vân Tiên để dạy bảo con cháu sống nhân ái, tình nghĩa, biết bảo vệ lẽ phải Những năm 2008 - 2009,

Quỹ Ford tài trợ Bến Tre thực hiện dự án Sưu tầm truyền dạy dân ca Mỏ Cày, Bến Tre1

với sự tham gia của nhóm Sáng tạo Trẻ Bến Tre2 tổ chức điền dã, khảo sát, thu thập dữ liệu về các làn điệu ca dao, dân ca Bến Tre trong đó có nói thơ Vân Tiên Kết quả của dự án đã phát hiện các mô hình người dân tự nguyện bảo tồn và duy trì nói thơ Vân Tiên như Câu lạc bộ thơ huyện Ba Tri, nơi tập hợp các vị cao niên từ 70 - 80 đến trên 100 tuổi nhưng rất tâm huyết, am hiểu thực hành nói thơ Vân Tiên như các nghệ nhân: Nguyễn Thị Ngọc Nhã, Lê Quang Lượng, Nguyễn Ngọc Du, Châu Văn Nhà, Phạm Minh Diễn, Nguyễn Hữu Thoại, Võ Văn Hạnh Tiếp sức cho phong trào thực hành nói thơ Vân Tiên của huyện Ba Tri, năm 2012 khi tổ chức ngày Hội truyền thống văn hóa (kỷ niệm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu - 1/7) nói thơ Vân Tiên lần đầu tiên Bến Tre được xác định là một nội dung của Liên hoan đờn ca tài tử - hát dân ca tỉnh Bến Tre

1 Dự án do quỹ Ford tài trợ năm 2008, Phạm Văn Luân chủ nhiệm.

2 Nhóm Sáng tạo trẻ Bến Tre xem thêm ở link https://xudua.com/gioi-thieu truy cập ngày 24/5/2023

Trang 7

Ở cấp khu vực, năm 2013 tại Long An lần đầu tiên nói thơ Vân Tiên được đưa vào Liên hoan dân ca Việt Nam khu vực Nam Bộ Qua các ngày hội truyền thống văn hóa, liên hoan dân ca hàng năm, đã xuất hiện đội ngũ nghệ nhân nói thơ Vân Tiên Năm 2018 truyền dạy nói thơ Vân Tiên đã phát triển ở trường THPT Pham Liêm, huyện Ba Tri với sự tham gia của cố nghệ nhân Lư Hội và các hội viên nòng cốt của Chi hội Sáng tạo trẻ, Hội Di sản văn hóa tỉnh Bến Tre Năm 2020, tạp chí Cao Đài Bến Tre, Công ty Du lịch sinh thái Hải Vân - nông trại sân chim Vàm Hồ chủ trì phối hợp Chi hội Di sản văn hóa Sáng tạo trẻ và nhóm Sáng tạo trẻ Bến triển khai nhương trình

Truyền cảm hứng, Giáo dục đạo lí cho giới trẻ qua nói thơ Vân Tiên, Câu lạc bộ nói thơ Vân Tiên1 ở Bến Tre với sự tham gia của các nghệ nhân: Lữ Minh Châu, Nguyễn Thị Tuyết, Lê Quang Lượng, Nguyễn Ngọc Du, Nguyễn Văn Chấn, Đặng Ngọc Anh, Vương Đức Bình… Có thể khẳng định, sức sống của nói thơ Vân Tiên đã được nhìn nhận và thực sự sống trở lại khi đi từ cộng đồng vào nhà trường với một danh sách các trường tham gia ngày càng đông đảo từ Trường Cao đẳng Bến Tre, THPT Phan Liêm, THCS Phú Lễ, huyện Ba Tri; THPT Lạc Long Quân, THCS thành phố Bến Tre; THCS An Thạnh, huyện Thạnh Phú đến Trường Đại học Fulbright… tất cả đã góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình phục hồi, duy trì và phát triển nói thơ Vân Tiên theo cách tiếp cận mới: - tiếp biến văn hóa, gắn kết giao hòa giữa văn học trong nhà trường và nói thơ Vân Tiên ở cộng đồng Quá trình vận động bảo tồn nói thơ Vân Tiên trong tỉnh Bến Tre đã thu hút giới nghiên cứu từ Trường Đại học Fulbright đến Bến Tre tìm hiểu, thực hành nói thơ Vân Tiên từ năm 2019 - 2022 Từ năm 2018 nhóm Sáng tạo trẻ, Trường Cao đẳng Bến Tre do đã triển khai chương trình nghiên cứu khoa học sinh viên với

các đề tài đưa Nói thơ Vân Tiên vào nhà trường với sự quan tâm, ủng hộ từ nhà trường

đến cộng đồng, doanh nghiệp và mạng lưới học giả vì cộng đồng Việt Nam (VNES) Sinh viên Khoa Sư phạm năm thứ ba, Trường Cao đẳng Bến Tre - Đặng Thị Cẩm Tiên tham gia đề tài nghiên cứu cho biết: “Là người con trên đất Bến Tre chúng em muốn các thế hệ tương lai hiểu rõ và biết thêm về một nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương là Nói Thơ Vân Tiên và đưa diễn xướng dân gian độc đáo này vào trường mầm non góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách và tinh thần nghĩa hiệp cho trẻ”2 Kết quả từ chương trình này thể hiện quá trình phối hợp nghiên cứu mang tính liên ngành khi những người thực hiện đã đưa ra mô hình thể nghiệm giúp trẻ em Bến Tre tiếp cận nói thơ Vân Tiên qua múa rối nước của Đoàn Nghệ thuật múa rối nước Dừa Xanh3 được 1 Xem them ở link https://baodongkhoi.vn/ra-mat-cau-lac-bo-noi-tho-van-tien-27012021-a82559.html

truy cập ngày 24/5/2023.

2 Phỏng vấn ngày 27/11/2020, chúng tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến sinh viên đã dành thời gian, tâm huyết trao đổi về vấn đề này.

3 Ánh Nguyệt (2020) Chuẩn bị ra mắt Đoàn Nghệ thuật múa rối nước Dừa Xanh, truy cập ngày

24/5/2023 link https://baodongkhoi.vn/chuan-bi-ra-mat-doan-nghe-thuat-mua-roi-nuoc-dua-xanh- 17082020 -a76830.html.

Trang 8

GS Shimizu, Đại học Osaka, Nhật Bản đánh giá cao1 Đáng kể nhất là sự kiện tháng 3/2022, lần đầu tiên GS Shimizu Masaaki, Đại học Osaka, Nhật Bản đã đưa Truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên vào giảng dạy ở góc độ ngữ liệu để dạy - học tiếng Việt và văn hoá Việt Nam Những hoạt động học thuật “xuyên ngành” trên đây đã đặt ra yêu cầu cần có những nghiên cứu chính thức và độc lập về sức sống, sự phát triển của nói thơ Vân Tiên với những gợi mở về một giải pháp hữu hiệu góp phần thúc đẩy nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học theo định hướng liên ngành

3.3 Truyền dạy nói thơ Vân Tiên - giải pháp góp phần thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học theo định hướng liên ngành

Khi Nguyễn Đình Chiểu được UNESCO vinh danh, việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Nguyễn Đình Chiểu đặt ra yêu cầu: Làm sao tiếp tục lan tỏa, nhân rộng, phát huy giá trị di sản văn hóa Nguyễn Đình Chiểu cả trong và ngoài nước ở cấp độ cao hơn? Công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Nguyễn Đình Chiểu vì vậy phù hợp với xu thế phát triển có tính liên ngành trong nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học hiện nay Nói thơ Vân Tiên là phương thức hữu hiệu nhất phần xây dựng nền tảng tinh thần xã hội, tạo động lực cho sự ra đời các sáng kiến, giải pháp góp phần thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học theo định hướng liên ngành Với mong muốn rút ra những bài học bổ ích thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học theo định hướng liên ngành từ truyền dạy nói thơ Vân Tiên, đồng thời góp phần lan tỏa, phát huy giá trị di sản văn hóa Nguyễn Đình Chiểu; từ thực tiễn truyền dạy nói thơ Vân Tiên ở Bến Tre, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:

Thứ nhất, xác lập, thống nhất nhận thức về mặt lý luận, lẫn thực tiễn về tính

liên ngành trong nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học trong một số trường hợp cụ thể như Nói thơ Vân Tiên, với đặc tính “truyền miệng” dân gian, có nhiều dị bản so với “tài liệu gốc”… hoạt động truyền dạy nói thơ Vân Tiên đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể nói thơ Vân Tiên và tổ chức hội thảo tham vấn chuyên gia, tham vấn cộng đồng, gặp gỡ các hậu duệ của Nguyễn Đình Chiểu trao đổi, giải quyết những khác biệt trong nhận thức lý luận và chuyên môn về nói thơ Vân Tiên từ góc độ văn bản tác phẩm và vận hành văn bản pháp luật bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong thực tế Bức tranh sinh động về quá trình vận động của một tác phẩm văn học dưới hình thức diễn xướng dân gian đã mở ra triển vọng nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học theo định hướng liên ngành từ truyền dạy nói thơ Vân Tiên Đây là cơ sở để các cơ quan chuyên môn, các trường đại học, viện nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu phát triển tài 1 Phỏng vấn ngày 17/11/2021, chúng tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến Giáo sư đã dành thời gian, tâm huyết

trao đổi về vấn đề này.

Trang 9

liệu phục vụ truyền dạy nói thơ Vân Tiên; tiến tới xây dựng hồ sơ ghi danh nói thơ Vân Tiên là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, mở ra cơ hội bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình di sản văn hoá phi vật thể này dựa trên quan điểm liên ngành trong nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học.

Thứ hai, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức và kĩ năng cho đội ngũ

cán bộ quản lý văn hóa, quản lý giáo dục, nghệ nhân cộng đồng, giảng viên ngành Việt Nam học, giáo viên các bộ môn Văn, Giáo dục công dân (Đạo đức)… ở trường đại học, trường phổ thông có chuyên môn sâu về nói thơ Vân Tiên, am tường thực hành diễn xướng và biết linh hoạt vận dụng pháp luật trong giáo dục, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trường hợp nói thơ Vân Tiên Khi được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về nói thơ Vân Tiên lực lượng cán bộ quản lý văn hóa, quản lý giáo dục, giáo viên, nghệ nhân nói thơ Vân Tiên mới có đủ nhiệt tình, đam mê và khả năng quản lý, tổ chức sự kiện có tính liên ngành cao giữa ngành văn hóa và giáo dục mang đậm dấu ấn nói thơ Vân Tiên Cần xác định tính chất “kép”, “hai trong một” của nói thơ Vân Tiên là từ hình thức diễn xướng dân gian đến nội dung giáo dục đạo lý làm người đã tạo nên “chuỗi giá trị” văn hóa - giáo dục ở di sản văn hóa Nguyễn Đình Chiểu Đây cũng là một dấu hiệu nhận diện tính liên ngành khi nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học Trên cơ sở kết quả tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý văn hóa, quản lý giáo dục, nghệ nhân cộng đồng, giáo viên có chuyên môn sâu và theo cách tiếp cận liên ngành về nói thơ Vân Tiên, hình thành mạng lưới các tổ chức

cộng đồng, câu lạc bộ nói thơ Vân Tiên, tiến tới thành lập Hội Nói thơ Vân Tiên với

“sứ mạng kép”, vừa bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể nói thơ Vân Tiên, vừa góp sức chăm lo giáo dục đạo đức, gắn kết “dạy chữ, dạy người, dạy nghề” cho thế hệ trẻ thông qua các mô hình, dự án giáo dục đã thực hiện thành công ở Bến Tre như: Dự án “Giáo dục liêm chính”; Dự án “Dạy chữ, dạy người” do nhóm Sáng tạo trẻ, Trường Cao đẳng Bến Tre thực hiện trong các trường học ở Bến Tre và Vĩnh Long; Câu lạc bộ Nói thơ Vân Tiên do Công ty Du lịch sinh thái Hải Vân, nông trại sân chim Vàm Hồ, tạp chí Cao Đài và nhóm Sáng tạo trẻ, Hội Di sản văn hóa tỉnh Bến Tre khởi xướng và vận hành từ năn 20211… Với mô hình mới này sẽ mở ra cơ hội thúc đẩy tiếp cận theo quan điểm liên ngành, ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0, đẩy mạnh số hóa trong quá trình bảo tồn, phát huy giá trị của nói thơ Vân Tiên nói riêng và di sản văn hóa Nguyễn Đình Chiểu nói chung.

Thứ ba, tập hợp, xây dựng, bồi dưỡng các đối tượng công chúng thưởng thức,

hưởng thụ và thực hành nói thơ Vân Tiên rộng rãi trong cộng đồng Từ sự phát triển thăng trầm của nói thơ Vân Tiên, trong bối cảnh phát triển mới với tầm ảnh 1 K.Kỳ-Ánh Nguyệt (2021), Ra mắt Câu lạc bộ Nói thơ Vân Tiên, link

https://baodongkhoi.vn/ra-mat-cau-lac-bo-noi-tho-van-tien-27012021-a82559.html truy cập ngày 24/5/2023.

Trang 10

hưởng của hoạt động nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học theo định hướng liên ngành cho thấy thực trạng đáng quan tâm là nói thơ Vân Tiên có nguy cơ dần dần bị mai một bởi sự chi phối của các hình thức sinh hoạt văn hóa có phần hiện đại hơn là hoàn toàn có thể giải quyết được Để phục hồi truyền khẩu dân gian qua nói thơ Vân Tiên theo phương pháp dạy học của thầy Đồ Chiểu, vấn đề cấp bách đặt ra là cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lớp trẻ kế thừa thực hành nói thơ Vân Tiên từ những người đi trước vốn ngày càng thưa thớt Đối tượng phù hợp nhất cho hoạt động này là học sinh các trường phổ thông, trường mầm non; do đó rất cần sớm cho học sinh tiếp cận nói thơ Vân Tiên với tinh thần khoa học và thực tế, thấu triệt tính liên ngành trong tổ chức nghiên cứu lồng ghép, tích hợp qua từng bài học cụ thể ở các bộ môn có tiềm năng tiếp cận liên ngành theo lối truyền dạy nói thơ Vân Tiên Qua đó phát hiện, chọn lựa số có năng khiếu nói thơ Vân Tiên, tuyển sinh vào các trường đào tạo khối ngành văn hóa nghệ thuật Song song với hoạt động quan trọng này là việc nghiên cứu xây dựng nội dung, chương trình của

một bộ môn mới - Diễn xướng dân gian nói thơ Vân Tiên trong chuyên ngành đào

tạo Việt Nam học ở các trường văn hóa - nghệ thuật trong và ngoài nước

4 KẾT LUẬN

Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm lớn và nổi tiếng rất sớm của Nguyễn Đình Chiểu, tác phẩm có sức sống qua nhiều thế hệ cả trong và ngoài nước Ngày 27/6/1943 Hoefel, Thống đốc Nam Kỳ trong diễn văn đọc khi viếng mộ nhân kỷ niệm 121 năm sinh Nguyễn Đình Chiểu tại khu mộ của ông ở Ba Tri nhấn mạnh: “Nguyễn Đình Chiểu là một bậc văn nhân tài hoa đất Việt, (lại là tác giả của Lục Vân Tiên) ví như một tảng đá trụ cột giúp vào công cuộc kiến lập nền phục hưng” (Nguyễn Bá Thế, 1957, tr 37) Nói thơ Vân Tiên là hình thức diễn xướng dân gian độc đáo, là một minh chứng thuyết phục về sự lan tỏa của tác phẩm Lục Vân Tiên trong cuộc sống đương đại, gợi mở tiềm năng to lớn trong nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học theo định hướng liên ngành Còn mãi với thời gian, nói thơ Vân Tiên đã làm sâu sắc và phong phú kho tàng di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam Với nói thơ Vân Tiên tên tuổi

Nguyễn Đình Chiểu - tác phẩm Lục Vân Tiên luôn được nhiều thế hệ nhắc đến không

chỉ vì giá trị nghệ thuật thơ văn, mà còn là giá trị giáo dục đạo lý làm người với những chuẩn mực: lòng yêu nước, thủy chung, hiếu nghĩa có một vị trí vững bền trong mọi thời đại - giá trị làm nên “sức mạnh mềm” của Việt Nam - một dấu hiệu nhận dạng của ngành Việt Nam học

Trong bối cảnh UNESCO vừa kỷ niệm 200 năm sinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, một trong những giá trị có tính lan tỏa và kết nối sâu rộng ở tầm thế giới được khởi phát từ nói thơ Vân Tiên Từ thực tiễn tiếp cận, vận động và trở thành

Ngày đăng: 22/04/2024, 14:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan