TRỒNG THỬ NGHIỆM CÂY ĐINH LĂNG (POLYSCIAS FRUTICOSA) BẰNG BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH CÀNH GIÂM TẠI QUẢNG NAM

52 0 0
TRỒNG THỬ NGHIỆM CÂY ĐINH LĂNG (POLYSCIAS FRUTICOSA) BẰNG BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH CÀNH GIÂM TẠI QUẢNG NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Nông học TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ - HÓA - SINH ---------- TRẦN THỊ MINH MẬN TRỒNG THỬ NGHIỆM CÂY ĐINH LĂNG (Polyscias Fruticosa)BẰNG BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH CÀNH GIÂM TẠI QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tam Kỳ, tháng 05 năm 2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ - HÓA - SINH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: TRỒNG THỬ NGHIỆM CÂY ĐINH LĂNG (Polyscias Fruticosa) BẰNG BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH CÀNH GIÂM TẠI QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện TRẦN THỊ MINH MẬN MSSV: 2115012737 CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM SINH-KTNN KHÓA 2015 – 2019 Cán bộ hướng dẫn TH.S TRIỆU THY HÒA MSCB: Tam Kỳ, tháng 05 năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệ u và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác. Quảng Nam, tháng 05 năm 2019 Tác giả khóa luận Trần Thị Minh Mận LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầ y, cô và bạn bè. Em xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới cá nhân đã dành cho em sự giúp đỡ quý báu đó. Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn BGH trường đại học Quả ng Nam, các thầy cô trong khoa Lý – Hóa – Sinh đã tạo điều kiệ n cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin cảm ơn Th.S Triệu Thy Hòa, giáo viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn, góp ý để em được hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Cảm ơn sự cỗ vũ, động viên và giúp đỡ của gia đình, ngườ i thân và bạn bè trong suốt quá trình học tập, thực hiện khóa luận này. Cuối cùng em xin chúc các thầy cô, gia đình và các bạn mạnh khỏ e, gặp nhiều thành công trong cuộc sống. Quảng Nam, tháng 05 năm 2019 Sinh viên thực hiện Trần Thị Minh Mận DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng biểu Trang 3.1 Tỷ lệ sống của hom Đinh Lăng qua các công thức thí nghiệm từ ngày 30 đến ngày thứ 50 23 3.2 Tỷ lệ ra rễ của hom Đinh Lăng qua các công thức thí nghiệm từ ngày 30 đến ngày thứ 50 25 3.3 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến sự phát triển ở rễ của cành giâm 27 3.4 Tỷ lệ ra chồi của hom Đinh Lăng qua các công thức thí nghiệm từ ngày 50 đến ngày thứ 70 29 3.5 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng phát triển chồi của cành giâm 31 3.6 Tỷ lệ sống của hom Đinh Lăng qua các công thức thí nghiệm từ ngày 30 đến ngày thứ 50 sau khi trồng ra đất 32 3.7 Các chỉ tiêu thu được khi trồng cây đinh lăng tại vườn thực nghiệm 34 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ ra rễ của hom Đinh Lăng theo thời gian 25 Biểu đồ 3.2 Biểu đồ biểu diễn số lượng rễ trung bình và chiều dài rễ dài nhất của hom Đinh Lăng qua các công thức thí nghiệm 27 Biểu đồ 3.3 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ ra chồi của hom Đinh Lăng theo thời gian 29 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1.1.Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu đề tài ....................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 3 1.5. Ý nghĩa đề tài......................................................................................... 3 1.6. Bố cục của đề tài.................................................................................... 3 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 4 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 4 1.1. Sơ lược về cây đinh lăng Polyscias fruticosa ........................................ 4 1.1.1. Nguồn gốc, phân bố ............................................................................ 4 1.1.2. Phân loại ............................................................................................ 4 1.1.3 Đặc điểm thực vật học ......................................................................... 5 1.2. Giá trị của cây Đinh lăng Polyscias fruticosa ........................................ 6 1.2.1. Giá trị dinh dưỡng .............................................................................. 6 1.2.1.1.Trong lá ............................................................................................ 6 1.2.1.2. Trong rễ ........................................................................................... 6 1.2.2. Công dụng của cây Đinh lăng ............................................................ 7 1.2.3. Giá trị y học ........................................................................................ 9 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đinh lăng Polyscias fruticosa ................................................................................ 9 1.3.1. Các yếu tố nội sinh ............................................................................. 9 1.3.1.1. Đặc điểm di truyền loài ................................................................... 9 1.3.1.2. Đặc điểm di truyền của từng xuất xứ từng cá thể .......................... 10 1.3.1.3.Tuổi cây mẹ lấy cành ...................................................................... 10 1.3.1.4. Vị trí cành và tuổi cành ................................................................. 11 1.3.1.5. Sự tồn tại của lá trên hom .............................................................. 11 1.3.1.6. Các chất điều hòa sinh trưởng ....................................................... 11 1.3.2. Các nhân tố ngoại sinh ..................................................................... 12 1.3.2.1. Điều kiện sống của cây mẹ lấy cành.............................................. 12 1.3.2.2. Thời vụ giâm hom ......................................................................... 12 1.3.2.3. Ánh sáng ........................................................................................ 13 1.3.2.4. Nhiệt độ ........................................................................................ 13 1.3.2.5. Độ ẩm ........................................................................................... 14 1.3.2.6. Giá thể và môi trường giâm hom ................................................... 14 1.4. Điều kiện tự nhiên của thành Phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. ............ 15 1.4.1. Đặc điểm địa hình ............................................................................. 15 1.4.2. Chế độ thời tiết ................................................................................. 15 1.5. Những nghiên cứu về kĩ thuật giâm hom cây Đinh lăng ở Việt Nam . 15 1.6. Kỹ thuật giâm cành cây đinh lăng ....................................................... 17 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU ............................................................................................ 19 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 19 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................ 19 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu......................................................................... 19 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 19 2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 19 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ...................................................... 19 2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................... 19 2.3.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu ................................................... 20 2.3.3.1. Phương pháp xác định các chỉ tiêu phát triển rễ của hom giống ... 20 2.3.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu phát triển chồi của cành giâm 21 2.3.3.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu của cành giâm ........................ 22 2.3.4. Xử lý số liệu ..................................................................................... 22 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN ..................... 23 3.1. Ảnh hưởng của kích thích đến sự phát triển của rễ ............................. 23 3.1.1. Tỷ lệ sống ở các công thức ............................................................... 23 3.1.2. Tỷ lệ ra rễ ở các công thức ............................................................... 24 3.1.3. Số lượng rễ và chiều dài dễ dài nhất................................................. 26 3.2. Ảnh hưởng của kích thích đến khả năng phát triển chồi ..................... 28 3.2.1. Tỷ lệ ra chồi ...................................................................................... 28 3.2.2 . Số lượng chồi trung bình và chiều dài trung bình của chồi ............. 30 3.3. Ảnh hưởng của kích thích đến khả năng sống sót củ a cành giâm khi trồng thử nghiệm ........................................................................................ 32 3.3.1. Ảnh hưởng của kích thích đến khả năng sống sót củ a cành giâm khi trồng thử nghiệm ........................................................................................ 32 3.3.2. Kết quả trồng thử nghiệm cây Đinh lăng ở vườn thực nghiệm trường ĐHQN, Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ............................................................. 33 III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 36 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 38 1 I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong đà tiến triển của cuộc sống và công nghệ hiện đại, mọi quá trình đều có xu hướng chú trọng các công nghệ sạch, an toàn và bền vững hơn. Đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ sử dụng các hợp chất tự nhiên cho mục đích y học, thực phẩm hay bảo vệ thực vật đang là hướng phát triển tất yếu. Do có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên nên việc sử dụng thành phần này mang tính an toàn cao, không gây tác dụng phụ hay biến chứng nghiêm trọng. Cây đinh lăng (Polyscias fruticosa L.) thuộc họ nhân sâm (Araliaceae). Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trong cây đinh lăng, nhất ở rễ củ có chứa rất nhiều chất có tác dụng bồi bổ sức khoẻ và chữa bệnh. Đặc biệt, trong cây đinh lăng chứa các hợp chất saponin tương tự như trong nhân sâm. Trong một số trường hợp, rễ củ đinh lăng được thay thế cho nhân sâm như là một nguyên liệu dễ tìm ở Việt Nam. Loài đinh lăng được dân gian sử dụng rộng rãi làm thuốc tăng cường sức khỏe và hoạt huyết dưỡng não từ rất lâu đời. Trong thành phần của rễ, thân và lá của cây Đinh lăng có các glycoside, ankaloid, tanin, vitamin B1. Theo khảo sát hàm lượng saponin toàn phần trong các bộ phận cây đinh lăng cho thấy: rễ chiếm 1,6 và lá chiếm 0,38. Nghiên cứu cũng cho thấy rễ đinh lăng chứa đầy đủ 20 loại axit amin 4. Ngày nay, tác dụng dược tính của cây đinh lăng đã được chứng minh, nên nhu cầu sử dụng cây đinh lăng làm thuốc ngày càng tăng. Hàng năm, tổng công ty Dược Traphaco cần 400 tấn rễ đinh lăng để làm thuốc, nhưng hiện nay nguồn cung này rất không ổn định do chưa chủ động trong sản xuất đinh lăng. Nguyên nhân chính là quan niệm của người dân cho rằng đinh lăng là loài dễ trồng, dễ nhân giống nên không quan tâm đến nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng trọt. Thực tế cho thấy, khi sản xuất đại trà qui mô lớn, nhân giống và trồng trọt cây đinh lăng gặp nhiều vấn đề như: Thối cành giâm hoặc chiều dài cành giâm quá dài hoặc quá ngắn dẫn đến hệ số nhân giống thấp; cây sinh trưởng không đồng đều; củ đinh lăng nhỏ hoặc các củ không đều nhau, tỷ lệ cây xuất vườn 2 thấp... Mặc dù dễ trồng, dễ sử dụng nhưng sự khác biệt về điều kiện dinh dưỡng có thể làm thay đổi hình thái và chất lượng của đinh lăng 6. Quảng Nam có nhiều diện tích phù hợp cho canh tác các cây dược liệu trong đó có cây đinh lăng. Theo quyết định 301QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018- 2025, định hướng 2030. Phấn đấu đến năm 2025 bảo tồn, phát triển và ổn định vùng nguyên liệu 09 loại cây dược liệu (Đảng sâm, Ba kích tím, Sa nhân, Đương quy, Giảo cổ lam, Lan kim tuyến, Nghệ, Cà gai leo và Đinh lăng) với diện tích cây dược liệu đạt 39.505 ha, trong đó trồng mới là 37.034 ha. Tuy nhiên phần lớn người dân vẫn còn chậm chạp trong khả năng nhân giống theo con đường tự nhiên để đáp ứng nhu cầu sản xuất vùng nguyên liệu. Ở Việt Nam, cũng có một số đề tài về nuôi cấy mô, nghiên cứu ảnh hưởng của chất IAA, IBA…để nhân giống nhanh cây đinh lăng. Tuy nhiên, người dân vùng núi Quảng nam cũng chưa tiếp cận được với phương pháp này. Trong khi đó, ngoài thị trường có rất nhiều thuốc kích thích cành giâm thì dễ mua và sử dụng tiện lợi hơn. Với mong muốn tạo nguồn giống có năng suất cao, thời gian thu hoạch ngắn hơn so với trồng ngoài tự nhiên. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Trồng thử nghiệm cây đinh lăng (Polyscias fruticosa) bằng biện pháp kích thích cành giâm tại Quảng Nam”. Ý nghĩa của đề tài nhằm phục vụ cho nhu cầu trồng trọt, sản xuất cây giống có hiệu quả cao, chất lượng tốt, góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu khai thác cây Đinh lăng. 1.2. Mục tiêu đề tài - Tìm hiểu kỹ thuật giâm cành cây đinh lăng tại Quảng Nam - Đánh giá ảnh hưởng của 3 loại thuốc kích thích trên thị trườ ng:ROOT KING, NTL524A01, ARROW-R - Trồng thử nghiệm đinh lăng tại Quảng Nam 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: +Cây Đinh lăng Polyscias fruticosa 3 +Một số loại thuốc kích thích sinh trưở ng: ROOT KING, NTL524A01, ARROW-R - Phạm vi nghiên cứu: + Địa điểm: Đề tài được nghiên cứu tại vườn thực nghiệm của trường Đạ i học Quảng Nam. + Thời gian: Từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm tại vườn thực nghiệm - Phương pháp xử lý thống kê sinh học 1.5. Ý nghĩa đề tài -Ý nghĩa thực tiễn Góp phần phát triển tài nguyên cây thuốc, cây cảnh quý hiếm, phục vụ cho nhu cầu sử dụng và xuất khẩu. Bên cạnh đó, góp phần rất quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen quý của quốc gia, đồng thời góp phần tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho nhân dân. -Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy cho các nhà định hướng chiến lược phát triển cây dược liệu, các nhà khoa học, các bộ kỹ thuật nông nghiệp, học sinh, sinh viên, nông dân...về đặc tính sinh thái học, kỹ thuật trồng theo hướng thâm canh cây Đinh lăng. 1.6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày gồm các chương sau: Chương 1: Tổng quan tài liệu Chương 2: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận 4 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Sơ lược về cây đinh lăng Polyscias fruticosa 1.1.1. Nguồn gốc, phân bố Cây Đinh lăng có nguồn gốc từ các đảo Thái Bình Dương. Cây phân bố ở Malayxia, Indonexia, Lào, miền Nam Trung Quốc... Ở Việt Nam, hiện có hơn 10 loài Đinh lăng, được trồng làm cảnh ở khắp nơi hoặc trồng làm thuốc ở quy mô nhỏ theo từng hộ gia đình nhưng phổ biến nhất là ở các vùng đồi núi cao, loài Đinh lăng được sử dụng làm thuốc phổ biến nhất là Polyscias fruticosa (L.) Harms. Đây là loài có nhiều tác dụng dược lý giống Nhân sâm . 1.1.2. Phân loại Ngành: Magnoliophy Lớp: Magnolyopsida (Ngọc lan) Bộ: Araliales (Nhân sâm) Họ: Araliaceae (Nhân sâm hay Ngũ gia bì) Loài: Polyscias fruticosa (L.) Harms (Đinh lăng, cây gỏi cá, Nam dương lâm,...) Trên thực tế chúng ta thường gặp rất nhiều giống đinh lăng khác nhau, để phân biệt được chúng ta thường đặc tên các giống đinh lăng theo đặc điểm của lá như: - Đinh lăng nếp (đinh lăng lá nhỏ) Thân nhẵn, không có gai, chiều cao khoảng 1-2m. Lá kép chân chim không cân đối, xẻ thùy 3-4 lần, mép lá nhọn không đều, chiều dài từ bẹ lá đến đỉnh của lá từ 20-40cm. Lá thường dùng làm gỏi, ăn kèm như rau sống. Đây là giống đinh lăng có giá trị và phổ biến nhất. - Đinh lăng lá kim (đinh lăng lá nhuyễn) Loại này có vóc dáng nhỏ nhất trong các giống đinh lăng, lá thường mảnh và nhỏ, không có phiến lá rõ rệt, do đó thường gọi là đinh lăng lá kim. Cùng một điều kiện chăm sóc như nhau thì đinh lăng lá kim sinh trưởng rất chậm. Ít có giá trị kinh tế 5 - Đinh lăng lá ráng (đinh lăng lá dài) Tên khoa học là Polyscias filicifolia, có phiến lá dài, chia thùy cân đối, mép lá răng cưa rất rõ và đều. Nhìn từ xa có nét giống lá cây dương xỉ. Loại này cũng dễ nhầm lẫn với đinh lăng nếp. Đinh lăng lá tròn Tên mô tả đúng hình dáng của lá, lá thường dạng tròn, mép lá không có răng cưa, mặt lá nhẵn và bóng, mỗi bẹ chỉ có 1 lá đơn duy nhất. Loại này thân thường thẳng và ít cành - Đinh lăng viền bạc Mép lá có dải trắng, phiến lá tròn hoặc dài, mọc cân đối trên bẹ lá. Thường trồng làm cảnh, ít có giá trị kinh tế. Không dùng làm thuốc được - Đinh lăng lá răng Lá nhẵn bóng, hơi tròn, đầu lá không nhọn, xẻ thùy 2-3 lần. Phiến lá mọc cân đối trên bẹ lá. Tầm vóc nhỏ, ít phân cành, thường dùng làm cảnh, không có nhiều giá trị Như vậy, chúng ta vừa điểm qua 7 giống đinh lăng phổ biến nhất và các phân biệt chúng dựa vào hình dáng lá, đặc điểm của mỗi giống. Tuy nhiên, trong tất cả các giống chỉ có giống đinh lăng nếp, lá nhỏ là có giá trị nhất, phù hợp để trồng làm kinh tế phục vụ cho nhu cầu sản xuất dược liệu và các sản phẩ m liên quan. 1.1.3 Đặc điểm thực vật học Cây Đinh lăng - Polyscias fruticosa (L.) Harms là cây bụi cao 0,5 – 2 m. Thân tròn sần sùi, không có gai. Rễ phù như củ. Lá kép mọc cách, có bẹ, phiến lá xẻ lông chim 2 – 3 lần, dài 20 – 40 cm. Lá chét có cuống gầy dài 3 -10 mm, phiến lá chét có răng cưa không đều, chóp nhọn các đoạn đều có cu ống, lá có mùi thơm. Cuống lá dài, tròn, màu xanh sậm, đáy cuống phình to thành bẹ lá. Cụm hoa hình thùy ngắn 7 - 18 mm ở ngọn, gồm nhiều tán mang nhiều hoa nhỏ, màu trắng xám. Tràng 5, nhị 5, bầu hạ 2 ngăn có dìa trắng nhạt. Quả hình trứng, dẹt, dài 3 -4 mm, màu trắng bạc 8. 6 Hình 1: Cây Đinh lăng 1.2. Giá trị của cây Đinh lăng Polyscias fruticosa Hợp chất tự nhiên trong cây Đinh lăng Polyscias fruticosa (L). Harms. Cây Đinh lăng chứa alkaloid, glycosid và các vitamin tan trong nước như: B1, B2, B6 và các phytosterin. Vỏ và lá Đinh lăng chứa saponin 1.2.1. Giá trị dinh dưỡng 1.2.1.1.Trong lá Lá Đinh lăng chứa sapoin triterpen chiếm 1,65, sapoin triterpen trong lá là một genin dạng acid olenolic, đây là một hợp chất thứ cấp có tác dụng dược liệu. Trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh đã phân lập được 5 hợp chất polyacetylen từ lá Đinh lăng là: Panaxynol, Panoxydol, Heptadeca – 1,8 (E) – dien - 4,6 diyn - 3,10 diol, Heptadeca – 1,8 (E) – dien - 4,6 diyn- 3ol - 10on và Heptadeca – 1,8 (Z)- dien-4,6 diyn- 3ol- 10on 7. 1.2.1.2. Trong rễ Trong rễ Đinh lăng có glycosid, alkaloid, vitamin (B1, B2, B6, C), các phytosterin và 20 acid amin, trong đó có các acid amin không thể thay thế (lysin, methionin, trytophan, cystein). Và trong rễ Đinh lăng mới chỉ thấy 5 hợp chất polyacetylen trong đó có Panaxynol, Panoxydol, Heptadeca – 1,8 (E)- dien-4,6 diyn- 3,10 diol là 3 hợp chất giống trong lá. Các hợp chất này có tác dụng kháng khuẩn mạnh và chống một số dạng ung thư 7. 7 1.2.2. Công dụng của cây Đinh lăng Cây đinh lăng là loại cây cảnh khá quen thuộc với nhiều gia đình. Cây Đinh lăng không chỉ sử dụng làm rau sống mà còn là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh mà bạn không thể ngờ tới. Cây Đinh lăng ngoài việc dùng củ đinh lăng để ngâm rượu, công dụng của cây Đinh lăng còn rất nhiều đặc biệt trong việc sử dụng các thành phần của cây đề làm những bài thuốc hữu hiệu điều trị thoái hóa đốt sống lưng. Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ… Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc. Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây (đã trồng được 3 năm trở lên). Lá thu hái quanh năm, thường dùng tươi ăn như rau sống. sao khô sắc nước uống hoặc làm gối nằm dễ ngủ và tạo mùi hương thơm tự nhiên rất dễ chịu và còn có tác dụng phòng và chữa bệnh. Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng: Thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng. Trong y học cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dùng rễ đinh lăng sao vàng, khử thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú. Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1, ngoài ra rễ còn chứa khoảng 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, nhờ đó đinh lăng còn giúp tăng trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Lá đinh lăng được dùng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Lá non đinh lăng còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá v.v... và cũng là vị thuốc bổ tốt cho cơ thể. Thân cành Đinh lăng sắc uống với liều từ 20- 30g, chữa được bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp, dùng phối hợp với rễ cây xấu hổ (ngủ ngày), cúc tần, cam thảo dây. 8 Ngoài ra, người ta thường dùng đinh lăng lá nhỏ dưới dạng thuốc sắc, rượu ngâm hoặc bột khô để chữa chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi sữa, chữa kiết lỵ, và làm thuốc tăng lực cho các đồ vật trong dịp hội hè. Ðặc biệt, rượu và nước sắc rễ đinh lăng lá nhỏ ngày xưa thường được các lương y dùng để chữa chứng suy nhược cơ thể, làm thuốc bổ tăng lực, nên danh y Hải Thượng Lãn Ông đã gọi cây đinh lăng lá nhỏ là "cây sâm của người nghèo". Người Ấn Ðộ còn d ùng đinh lăng lá nhỏ làm thuốc hạ sốt, làm săn da và niêm mạc. Ðể chữa sưng vú và làm thông tia sữa, cổ nhân thường dùng rễ đinh lăng 30-40g sắc với 500ml nước, cô còn 250ml, uống nóng. Ðể chữa chứng sốt lâu ngày kèm theo ho, nhức đầu, đau tức ngực, tiểu tiện vàng, khát nước: dùng rễ, cành, lá đinh lăng tươi 30g, lá hoặc vỏ chanh, vỏ quýt 10g, lá tre tươi 20g, rễ lá cành sài hồ 20g, cam thảo dây hoặc cam thảo đất 30g, chua me đất hoặc rau má tươi 30g, sắc với 750ml nước, cô còn 250ml, chia uống 2-3 lần trong ngày. Ðể chữa mệt mỏi, biếng hoạt động: dùng rễ đinh lăng phơi khô, thái mỏng 50g sắc uống trong ngày. Ðể chữa vết thương: dùng lá đinh lăng tươi, rửa sạch giã nát đắp vào nơi bị bệnh. Tác dụng của dịch chiết đinh lăng lá nhỏ có nhiều điểm tương tự sâm Triều Tiên. Bột rễ đinh lăng lá nhỏ có chứa 20 acid amin, vitamin nhóm B, các nguyên tố vi lượng, trong đó có một số acid amin mà cơ thể người không thể tổng hợp được. Về độc tính, người ta thấy đinh lăng lá nhỏ của ta ít độc hơn so với nhân sâm Triều Tiên và sâm Liên Xô Eleutherococus. Kết quả nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy nước sắc hoặc bột rễ đinh lăng lá nhỏ có tác dụng bồi bổ, tăng lực, khôi phục sức khỏe khi cơ thể bị suy nhược, giúp ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân, làm nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi gắng sức. 9 Vì vậy, người ta đã dùng các chế phẩm từ đinh lăng lá nhỏ cho các vận động viên khi thi đấu, bộ đội hành quân đường dài. Các chế phẩm này cũng được dùng cho các nhà du hành vũ trụ để làm tăng sức chịu đựng và thể lực, nâng cao hiệu quả luyện tập trong tư thế tĩnh đầu dốc ngược. Bởi vậy, các nhà nghiên cứu Nga gọi các chế phẩm này là "Thuốc sinh thích nghi" (Adaptogen), đã được nước ta và Liên Xô cũ sử dụng trong chương trình vũ trụ Itercosmos 1. 1.2.3. Giá trị y học Qua nghiên cứu và thử nghiệm, Viện Y học quân sự đã tìm được từ cây Đinh lăng những tính chất của Nhân sâm: Rễ Đinh lăng có tác dụng làm tăng cường sức dẻo dai và sức đề kháng của cơ thể, chống hiện tượng mệt mỏi, giúp ăn ngủ ngon, tăng khả năng lao động, lên cân và chống độc. Ngoài ra, theo Y học cổ truyền, Hải Thượng Lãn Ông đã dùng rễ Đinh lăng sao vàng, sắc cho phụ nữ uống sau khi đẻ để ch ống bệnh đau dạ con và làm tăng tiết sữa. Đinh lăng còn được dùng chữa ban sởi, ho ra máu, kiết lỵ. Phối hợp với sữa ong chúa là thuốc bổ rất tốt. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đinh lăng Polyscias fruticosa 1.3.1. Các yếu tố nội sinh 1.3.1.1. Đặc điểm di truyền loài Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy không phải tất cả các loài đều có khả năng ra rễ như nhau. Nanda (1970) đã dựa trên khả năng ra rễ để chia ra các loài cây gỗ thành 3 nhóm chính là: Nhóm có khả năng ra rễ cao gồm 29 loài như số loài phụ thuộc các chi Malus sp, Prunus sp, Pyus sp...thuộc họ Rosaceae, một số chi khác như Aesculus sp, Bauhinia sp... Nhóm có khả năng ra rễ trung bình gồm 65 loài trong đó có các chi Eucalupus sp, Quercus sp... Nhóm khó ra rễ gồm 26 loài gồm các chi Malus sp, Prunus sp, Pynus sp thuộc họ Rosaceae 10 Tuy nhiên sự phân chia này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối vì có một số loài ở nhóm 2 nhóm 3 vẫn dễ ra rễ như gạo, liễu sam, vân sam . Do vậy theo khả năng giâm hom có thể chia thành 2 nhóm chính là: Nhóm sinh sản bằng hom cành chủ yếu là thuộc họ Dâu tằm(Moraceae) như Dâu Tằm, Sung, Dương...một số loài thuộc họ liễu (Salicaseae) và các loài cây nông nghiệp như Sắn, Mía, Khoai Lang, Rau Muống... Đối với nhưng loài cây này khi giâm hom không cần xử lý thuốc vẫn có thể ra rễ bình thường. Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt thì khả năng ra rễ của hom bị hạn chế ở mức độ khác nhau. Những loài có khả năng ra rễ cao như Sở đến 35 tuổi vẫn có khả năng ra rễ 70-90 (Komisarov, 1964; Nguyễn Hoàng Nghĩa, Đoàn Thị Bích, 1995). Những loài cây khó ra rễ như Mỡ (Manglietia glauca) 5 tuổi khả năng ra rễ chỉ có 14 (Lê Đình Khá, Hoàng Thanh Lộc, Phạm Văn Tuấn, 1996). Đối với nhóm cây này muốn tỷ lệ ra rễ cao thì phải dùng cây non và phải xử lý các chất kích thích ra rễ thích hợp(Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003) 12. 1.3.1.2. Đặc điểm di truyền của từng xuất xứ từng cá thể Do đặc điểm biến dị mà các xuất xứ và các cá thể khác nhau cũng có những khả năng ra rễ khác nhau. Ví dụ nghiên cứu cho Bạch đàn trắng Caman (E.camanldulensis) 4 tháng tuổi đã thấy rằng trong lúc xuất xứ Katherine có tỉ lệ ra rễ 95 thì xuất xứ Gilbert River có tỷ lệ ra rễ 50. 1.3.1.3. Tuổi cây mẹ lấy cành Khả năng ra rễ của hom giâm không những do tính di truyền quy định mà còn phụ thuộc rất lớn vào tuổi cây mẹ lấy cành. Thông thường cây chưa sinh sản hạt dễ nhân giống bằng giâm hom hơn cây đã sinh sản bằng hạt, hom lấy từ cây tuổi non có khả năng ra rễ cao hơn lấy từ nhưng cây tuổi già. Ở một số loài cây khả năng ra rễ của chúng chỉ tồn tại ở những cây 1- 2 tuổi. Ví dụ như hom lấy từ cây mỡ 1 tuổi, 3 tuổi, 20 tuổi khả năng ra rễ tương ứng là 98, 47, 0 (Lê Đình Khả, Hoàng Thành Lộc, Phạm Văn Tuấn, 1990). Cây non không những có tỉ lệ ra rễ cao mà thời gian ra rễ cũng ngắn hơn. Ví dụ ở Vân san hom lấy từ cây 30 - 40 ngày tuổi phải sau 150 ngày mới ra rễ, trong khi hom lấy từ cây 6 - 7 tuổi thì chỉ 60 - 70 ngày đã ra rễ (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003) 12. 11 1.3.1.4. Vị trí cành và tuổi cành Hom lấy từ các bộ phận khác nhau trên thân sẽ có tỉ lệ ra rễ khác nhau. Thông thường hom lấy từ cành ở tầng dưới có tỉ lệ ra rễ cao hơn tầng trên, cành cấp 1 cao hơn cành cấp 2, cấp 3, cành chồi vượt cao hơn cành lấy từ tán cây, vì vậy đối với nhiều loài cây người ta thường xử lý cho cây ra chồi vượt để lấy hom giâm. Tuy nhiên khả năng ra rễ của cành chồi vượt cũng thay đổi theo vị trí lấy hom. Nhìn chung cây non và cành nửa hóa gỗ cho tỉ lệ ra rễ cao nhất, song tùy loài cây mà ảnh hưởng của tuổi cây và tuổi cành ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm được thể hiện khác nhau. Qua nghiên cứu mới xác nhận được tuổi cây và tuổi cành thích hợp cho giâm hom ở từng loài (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003) 12. 1.3.1.5. Sự tồn tại của lá trên hom Lá là cơ quan quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ cần thiết cho cây, đồ ng thời là cơ quan thoát hơi nước để khuyếch tán tác dụng của các chấ t kích thích ra rễ đến các bộ phận của hom. Lá là cơ quan điều tiết các chất điều hòa sinh trưởng ở hom giâm, vì thế khi giâm hom nhất thiết phải để lại một diện tích lá cần thiết. Không có lá thì hom giâm không thể ra rễ, song để lại diện tích lá quá lớn thì quá trình thoát hơi nước quá mạnh làm hom bị héo và chết trước lúc có thể ra rễ. Khi chuẩn bị hom giâm , hom phải có 1 - 2 lá và phải cắt bớt một phần phiến lá, chỉ để lại 13-12 diện tích lá (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003) 12 1.3.1.6. Các chất điều hòa sinh trưởng Trong các chất điều hòa sinh trưởng Auxin được coi là quan trọng nhất trong quá trình ra rễ của cây hom. Song nhiều chất tác động cùng Auxin cũng tồn tại một cách tự nhiên trong các mô của hom giâm và tác động đến quá trình ra rễ của chúng, trong đó quan trọng nhất là: Rhizocalin, đồng nhân tố ra rễ và các chất kích thích và kìm hãm ra rễ (Tewari, 1993) 14. - Rhizocalin năm 1993 Builenne và Went đã tổng hợp được các chất có bản chất axit, phân tử lượng thấp và chịu nhiệt từ Disastaza (ezyme biến đổi tinh bột thành đường) không thuần khiết cũng như từ mầm lá và chồi hoa của một số loài cây, chất đặc biệt được coi là cần thiệt cho sự hình thành rễ của nhiều loài cây. 12 - Đồng nhân tố ra rễ (Rooting - factors), theo Hess (1996) cho rằng một số chất nội sinh điều tiết phân phối hoạt tính IAA gây nên khởi động ra rễ và gọi đồng nhân tố, một số chất này được xác định là axit Chorogenic và axit Isochogenic. Các chất kích thích ra rễ và kìm hãm ra rễ. Nhiều nghiên cứu đã nêu lên sự tồn tại của các chất kích thích ra rễ trong các mô của các loài có khả năng ra rễ cao. Ví dụ, serquiterpenic lactone được chiết tách từ lá cây hướng dương, dicylicterpenic được chiết tách từ rau Sam đều là những chất kích thích ra rễ cho đậu xạnh. Một số tác giả còn nêu lên sự tồn tại của một số chất kìm hãm nhaxanthonxin, axit Abscisic (ABA) và một số chất khác được tách chiết từ hom khó ra rễ. Các chất kích thích khó ra rễ và kìm hãm ra rễ của hom giâm được xác định bằng nồng độ tương đối các chất này. Các loài cây ra rễ chứa nồng độ cao các chất kích thích ra rễ lại chứa nồng độ cao các chất kìm hãm ra rễ (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003) 12. 1.3.2. Các nhân tố ngoại sinh 1.3.2.1. Điều kiện sống của cây mẹ lấy cành Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng ra rễ của hom giâm, nhất là hom làm từ những cây non. Theo Enrght (1959) thì hom lấy từ cây 3 tuổi của các loài Picea abies, Pinusresinosa, P.strobus có bón phân hưu cỡ và phân vô cơ đã có tỉ lệ ra rễ cao hơn so với hom lấy từ cây không được bón phân. Điều kiện chiếu sáng cho cây mẹ lấy cành cũng ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm. Và điều kiện lấy hom ở nơi xa giâm hom cũng ảnh hưởng đế n khả năng ra rễ và sinh trưởng của hom giâm (Lê Đình Khả,Dương Mộng Hùng, 2003) 12. 1.3.2.2. Thời vụ giâm hom Thời vụ giâm hom là nhân tố ảnh hưởng tới sự ra rễ của hom giâm. Tỷ lệ ra rễ của hom giâm phụ thuộc vào thời vụ giâm hom. Một số loài cây có thể giâm hom quanh năm, song nhiều loài cây có tính thời vụ rõ rệt. Theo Frison (1967) và Nerterow (1967) thì mùa mưa là mùa giâm hom có tỉ lệ ra rễ nhiều nhất ở các 13 loài cây, trong khi một số loài khác lại có tỉ lệ ra rễ nhiều hơn vào mùa xuân. Hom được lấy trong các thời kỳ cây mẹ hoạt động sinh trưởng mạnh có tỉ lệ ra rễ cao hơn các thời kỳ khác (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003) 12. Thời vụ giâm hom đạt kết quả thấp hay cao thường gắn liền với yếu tố cơ bản là diễn biến khí hậu trong năm, mùa sinh trưởng của cây và trạng thái sinh lý của cành. Hầu hết các loài cây đều sinh trưởng mạnh trong mùa xuân và sinh trưởng chậm vào thời kỳ cuối thu và mùa đông, vì thế, thời kỳ giâm hom tốt nhất cho các loài cây là tháng xuân - hè và đầu thu. 1.3.2.3. Ánh sáng Ánh sáng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của mọi sinh vật. Ánh sáng đóng vai trò sống còn trong việc ra rễ của hom giâm (Tewari, 1994). Không có ánh sáng và không có lá thì hom giâm không có hoạt động quang hợp, quá trình trao đoi chất khó xảy ra, do đó không thể có hoạt động ra rễ (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003) 12. Trong điều kiện nhiệt đới, ánh sáng tự nhiên mạnh thường kèm theo nhiệt độ cao nên thường làm giảm đáng kể tỷ lệ ra rễ. Chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ ra rễ cuả hom giâm. Theo Kimoiasov (1994) thì ánh sáng tự nhiên là cần thiết cho ra rễ, còng ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh làm giảm tỷ lệ ra rễ của hom giâm ở một số loài cây ưa sáng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng ra rễ của hom giâm thường mang tính chất tổng hợp theo kiểu phức hệ ánh sáng - nhiệt - ẩm mà không phải từng yếu tố riêng lẻ. Vì thế khi giâm hom phải chú ý tất cả các yếu tố trên. Mặt khác ánh sáng chỉ tác động đến khả năng ra rễ của hom với sự có mặt của lá cây, hom không có lá thì không chịu ảnh hưởng của ánh sáng và không có sự hoạt động ra rễ. 1.3.2.4. Nhiệt độ Nhiệt độ cũng là nhân tố ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của sinh vật. Cùng với ánh sáng, nhiệt độ là một trong những yếu tố quyết định tốc độ ra rễ của hom giâm (Pravdin, 1938). Ở nhiệt độ quá thấp hom giâm nằm ở trạng thái tiềm ẩn và không ra rễ, còn nhiệt độ quá cao lại tăng cường hô hấp và bị hỏng, từ 14 đó làm giảm tỷ lệ ra rễ. Các loài cây nhiệt đới nhiệt độ thích hợp trong nhà giâm hom thích hợp cho ra rễ là 25 - 330C và nhiệt độ giá thể là 25 - 300C (Long man, 1993), nhiệt độ không khí trên 350 C làm tỷ lệ héo của lá. Nói chung thì nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom nên cao hơn nhiệt độ giá thể 2-30C (Mai Quang Trường, Lương Thị Anh, 2007) 13. 1.3.2.5. Độ ẩm Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể là nhân tố hết sức quan trọng trong giâm hom. Cá c hoạt động quang hợp, hô hấp, phân chia tế bào và chuyển hóa vật chất trong cây đều cần nước. Thiếu nước thì hom bị héo, nhiều nước thì hoạt động của men thủy phân tăng lên, quá trình quang hợp bị ngừng trệ. Khi giâm hom mỗi loài cây đều có độ ẩm thích hợp, làm mất ẩm độ của hom khoảng 15 - 20 thì hom hoàn toàn mất khả năng ra rễ. Đối với nhiều loài cây, độ ẩm thích hợp cho giâm hom là 50 - 70. Nếu tăng lên 100 thì hầu hết hom giâm giảm khả năng ra rễ (Mai Quang Trường, Lương Thị Anh, 2007) 13. Yêu cầu độ ấm của hom giâm thay đổi tùy the o loài, theo mức hóa gỗ của hom. Phun sương là yêu cầu bắt buộc khi tiến hành giâm hom, giúp làm tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ không khí và giảm sự thoát hơi nước ở lá. Trong mùa lạnh thời gian phun sương và thời gian ngắt quảng có thể kéo dài, trong mùa nắng thì ngược lại. Nên áp dụng các tiến bộ kỹ thuật hiện đại để xây dựng vườn ươm giâm hom kỹ thuật cao có thể điều tiết các yếu tố cần thiết cho giâm hom hợp lý (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003) 12. 1.3.2.6. Giá thể và môi trường giâm hom Giá thể cũng góp phần vào thành công của giâm hom, các giá thể được dùng hiện nay chủ yếu là cát tinh, mùn cưa, xơ dừa băm nhỏ, đất tầng B hoặc có sự trộn lẫn giữa chúng với cát tinh. Một giá thể giâm hom tốt là một giá thể có độ thoát không khí tốt, duy trì được độ ẩm trong thời gian dài và không ứa nước (trừ trường hợp giá thể là môi trường nước), không bị nhiễm bệnh. Độ pH khoảng 6 - 7. 15 1.4. Điều kiện tự nhiên của thành Phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. 1.4.1. Đặc điểm địa hình Thành phố Tam Kỳ nằm trên vùng đồng bằng có độ dốc nhỏ, nằ m cách khu vực bờ biển khoảng 5km. Thành phố có địa hình nhìn chung nghiêng theo hướng Tây Nam và Đông Bắc. Khu vực đô thị của Thành phố có địa hình tương đối bằng phẳng ở phía Bắc, phía Đông, phía Nam và có nhiều đồi núi ở phía Tây. Độ dốc trung bình củ a nội thị từ 2 - 4....

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ - HÓA - SINH

- -

TRẦN THỊ MINH MẬN

TRỒNG THỬ NGHIỆM CÂY ĐINH LĂNG

(Polyscias Fruticosa)BẰNG BIỆN PHÁP KÍCH

THÍCH CÀNH GIÂM TẠI QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Tam Kỳ, tháng 05 năm 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ - HÓA - SINH

- -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Tên đề tài:

TRỒNG THỬ NGHIỆM CÂY ĐINH LĂNG (Polyscias Fruticosa)

BẰNG BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH CÀNH GIÂM TẠI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác

Quảng Nam, tháng 05 năm 2019

Tác giả khóa luận

Trần Thị Minh Mận

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy, cô và bạn bè Em xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới cá nhân đã dành cho em sự giúp đỡ quý báu đó

Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn BGH trường đại học Quảng Nam, các thầy cô trong khoa Lý – Hóa – Sinh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Em xin cảm ơn Th.S Triệu Thy Hòa, giáo viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn, góp ý để em được hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Cảm ơn sự cỗ vũ, động viên và giúp đỡ của gia đình, người thân và bạn bè trong suốt quá trình học tập, thực hiện khóa luận này

Cuối cùng em xin chúc các thầy cô, gia đình và các bạn mạnh khỏe, gặp nhiều thành công trong cuộc sống

Quảng Nam, tháng 05 năm 2019

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Minh Mận

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

3.1 Tỷ lệ sống của hom Đinh Lăng qua các công thức thí nghiệm

3.4 Tỷ lệ ra chồi của hom Đinh Lăng qua các công thức thí nghiệm từ ngày 50 đến ngày thứ 70

29

3.5 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng phát triển chồi của cành giâm

31

3.6 Tỷ lệ sống của hom Đinh Lăng qua các công thức thí nghiệm từ ngày 30 đến ngày thứ 50 sau khi trồng ra đất

32

3.7 Các chỉ tiêu thu được khi trồng cây đinh lăng tại vườn thực nghiệm

34

Trang 6

Biểu đồ biểu diễn số lượng rễ trung bình và chiều dài rễ dài nhất của hom Đinh Lăng qua các công thức thí nghiệm

Trang 7

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 1

1.1.Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Ý nghĩa đề tài 3

1.6 Bố cục của đề tài 3

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Sơ lược về cây đinh lăng Polyscias fruticosa 4

1.1.1 Nguồn gốc, phân bố 4

1.1.2 Phân loại 4

1.1.3 Đặc điểm thực vật học 5

1.2 Giá trị của cây Đinh lăng Polyscias fruticosa 6

1.2.1 Giá trị dinh dưỡng 6

1.2.1.1.Trong lá 6

1.2.1.2 Trong rễ 6

1.2.2 Công dụng của cây Đinh lăng 7

1.2.3 Giá trị y học 9

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đinh lăng Polyscias fruticosa 9

1.3.1 Các yếu tố nội sinh 9

1.3.1.1 Đặc điểm di truyền loài 9

1.3.1.2 Đặc điểm di truyền của từng xuất xứ từng cá thể 10

1.3.1.3.Tuổi cây mẹ lấy cành 10

1.3.1.4 Vị trí cành và tuổi cành 11

1.3.1.5 Sự tồn tại của lá trên hom 11

Trang 8

1.3.1.6 Các chất điều hòa sinh trưởng 11

1.3.2 Các nhân tố ngoại sinh 12

1.3.2.1 Điều kiện sống của cây mẹ lấy cành 12

1.3.2.2 Thời vụ giâm hom 12

1.3.2.3 Ánh sáng 13

1.3.2.4 Nhiệt độ 13

1.3.2.5 Độ ẩm 14

1.3.2.6 Giá thể và môi trường giâm hom 14

1.4 Điều kiện tự nhiên của thành Phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 15

1.4.1 Đặc điểm địa hình 15

1.4.2 Chế độ thời tiết 15

1.5 Những nghiên cứu về kĩ thuật giâm hom cây Đinh lăng ở Việt Nam 15 1.6 Kỹ thuật giâm cành cây đinh lăng 17

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU 19

2.1 Đối tượng nghiên cứu 19

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 19

2.2.2 Thời gian nghiên cứu 19

2.3 Phương pháp nghiên cứu 19

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 19

2.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 19

2.3.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu 20

2.3.3.1 Phương pháp xác định các chỉ tiêu phát triển rễ của hom giống 20

2.3.3.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu phát triển chồi của cành giâm 21 2.3.3.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu của cành giâm 22

2.3.4 Xử lý số liệu 22

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 23

Trang 9

3.1 Ảnh hưởng của kích thích đến sự phát triển của rễ 23

3.1.1 Tỷ lệ sống ở các công thức 23

3.1.2 Tỷ lệ ra rễ ở các công thức 24

3.1.3 Số lượng rễ và chiều dài dễ dài nhất 26

3.2 Ảnh hưởng của kích thích đến khả năng phát triển chồi 28

3.2.1 Tỷ lệ ra chồi 28

3.2.2 Số lượng chồi trung bình và chiều dài trung bình của chồi 30

3.3 Ảnh hưởng của kích thích đến khả năng sống sót của cành giâm khi trồng thử nghiệm 32

3.3.1 Ảnh hưởng của kích thích đến khả năng sống sót của cành giâm khi trồng thử nghiệm 32

3.3.2 Kết quả trồng thử nghiệm cây Đinh lăng ở vườn thực nghiệm trường ĐHQN, Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 33

III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 36

VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

Trang 10

1

I MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Trong đà tiến triển của cuộc sống và công nghệ hiện đại, mọi quá trình đều có xu hướng chú trọng các công nghệ sạch, an toàn và bền vững hơn Đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ sử dụng các hợp chất tự nhiên cho mục đích y học, thực phẩm hay bảo vệ thực vật đang là hướng phát triển tất yếu Do có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên nên việc sử dụng thành phần này mang tính an toàn cao, không gây tác dụng phụ hay biến chứng nghiêm trọng

Cây đinh lăng (Polyscias fruticosa L.) thuộc họ nhân sâm (Araliaceae)

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trong cây đinh lăng, nhất ở rễ củ có chứa rất nhiều chất có tác dụng bồi bổ sức khoẻ và chữa bệnh Đặc biệt, trong cây đinh lăng chứa các hợp chất saponin tương tự như trong nhân sâm Trong một số trường hợp, rễ củ đinh lăng được thay thế cho nhân sâm như là một nguyên liệu dễ tìm ở Việt Nam Loài đinh lăng được dân gian sử dụng rộng rãi làm thuốc tăng cường sức khỏe và hoạt huyết dưỡng não từ rất lâu đời Trong thành phần của rễ, thân và lá của cây Đinh lăng có các glycoside, ankaloid, tanin, vitamin B1 Theo khảo sát hàm lượng saponin toàn phần trong các bộ phận cây đinh lăng cho thấy: rễ chiếm 1,6% và lá chiếm 0,38% Nghiên cứu cũng cho thấy rễ đinh lăng chứa đầy đủ20 loại axit amin [4]

Ngày nay, tác dụng dược tính của cây đinh lăng đã được chứng minh, nên nhu cầu sử dụng cây đinh lăng làm thuốc ngày càng tăng Hàng năm, tổng công ty Dược Traphaco cần 400 tấn rễ đinh lăng để làm thuốc, nhưng hiện nay nguồn cung này rất không ổn định do chưa chủ động trong sản xuất đinh lăng Nguyên nhân chính là quan niệm của người dân cho rằng đinh lăng là loài dễ trồng, dễ nhân giống nên không quan tâm đến nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng trọt Thực tế cho thấy, khi sản xuất đại trà qui mô lớn, nhân giống và trồng trọt cây đinh lăng gặp nhiều vấn đề như: Thối cành giâm hoặc chiều dài cành giâm quá dài hoặc quá ngắn dẫn đến hệ số nhân giống thấp; cây sinh trưởng không đồng đều; củ đinh lăng nhỏ hoặc các củ không đều nhau, tỷ lệ cây xuất vườn

Trang 11

2 thấp Mặc dù dễ trồng, dễ sử dụng nhưng sự khác biệt về điều kiện dinh dưỡng có thể làm thay đổi hình thái và chất lượng của đinh lăng [6]

Quảng Nam có nhiều diện tích phù hợp cho canh tác các cây dược liệu trong đó có cây đinh lăng Theo quyết định 301/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng 2030 Phấn đấu đến năm 2025 bảo tồn, phát triển và ổn định vùng nguyên liệu 09 loại cây dược liệu (Đảng sâm, Ba kích tím, Sa nhân, Đương quy, Giảo cổ lam, Lan kim tuyến, Nghệ, Cà gai leo và Đinh lăng) với diện tích cây dược liệu đạt 39.505 ha, trong đó trồng mới là 37.034 ha Tuy nhiên phần lớn người dân vẫn còn chậm chạp trong khả năng nhân giống theo con đường tự nhiên để đáp ứng nhu cầu sản xuất vùng nguyên liệu

Ở Việt Nam, cũng có một số đề tài về nuôi cấy mô, nghiên cứu ảnh hưởng của chất IAA, IBA…để nhân giống nhanh cây đinh lăng Tuy nhiên, người dân vùng núi Quảng nam cũng chưa tiếp cận được với phương pháp này Trong khi đó, ngoài thị trường có rất nhiều thuốc kích thích cành giâm thì dễ mua và sử dụng tiện lợi hơn Với mong muốn tạo nguồn giống có năng suất cao, thời gian thu hoạch ngắn hơn so với trồng ngoài tự nhiên Vì vậy, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Trồng thử nghiệm cây đinh lăng (Polyscias fruticosa) bằng

biện pháp kích thích cành giâm tại Quảng Nam” Ý nghĩa của đề tài nhằm

phục vụ cho nhu cầu trồng trọt, sản xuất cây giống có hiệu quả cao, chất lượng tốt, góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu khai thác cây Đinh lăng

1.2 Mục tiêu đề tài

- Tìm hiểu kỹ thuật giâm cành cây đinh lăng tại Quảng Nam

- Đánh giá ảnh hưởng của 3 loại thuốc kích thích trên thị trường:ROOT KING, NTL524A01, ARROW-R

- Trồng thử nghiệm đinh lăng tại Quảng Nam

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+Cây Đinh lăng Polyscias fruticosa

Trang 12

+ Thời gian: Từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm tại vườn thực nghiệm - Phương pháp xử lý thống kê sinh học

1.5 Ý nghĩa đề tài

-Ý nghĩa thực tiễn

Góp phần phát triển tài nguyên cây thuốc, cây cảnh quý hiếm, phục vụ cho nhu cầu sử dụng và xuất khẩu Bên cạnh đó, góp phần rất quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen quý của quốc gia, đồng thời góp phần tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho nhân dân

-Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy cho các nhà định hướng chiến lược phát triển cây dược liệu, các nhà khoa học, các bộ kỹ thuật nông nghiệp, học sinh, sinh viên, nông dân về đặc tính sinh thái học, kỹ thuật trồng theo hướng thâm canh cây Đinh lăng

1.6 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày gồm các chương sau: Chương 1: Tổng quan tài liệu

Chương 2: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận

Trang 13

4

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Sơ lược về cây đinh lăng Polyscias fruticosa

1.1.1 Nguồn gốc, phân bố

Cây Đinh lăng có nguồn gốc từ các đảo Thái Bình Dương Cây phân bố ở Malayxia, Indonexia, Lào, miền Nam Trung Quốc Ở Việt Nam, hiện có hơn 10 loài Đinh lăng, được trồng làm cảnh ở khắp nơi hoặc trồng làm thuốc ở quy mô nhỏ theo từng hộ gia đình nhưng phổ biến nhất là ở các vùng đồi núi cao, loài Đinh lăng được sử dụng làm thuốc phổ biến nhất là Polyscias fruticosa (L.) Harms Đây là loài có nhiều tác dụng dược lý giống Nhân sâm

1.1.2 Phân loại

Ngành: Magnoliophy

Lớp: Magnolyopsida (Ngọc lan) Bộ: Araliales (Nhân sâm)

Họ: Araliaceae (Nhân sâm hay Ngũ gia bì)

Loài: Polyscias fruticosa (L.) Harms (Đinh lăng, cây gỏi cá, Nam dương lâm, )

Trên thực tế chúng ta thường gặp rất nhiều giống đinh lăng khác nhau, để phân biệt được chúng ta thường đặc tên các giống đinh lăng theo đặc điểm của lá như:

- Đinh lăng nếp (đinh lăng lá nhỏ)

Thân nhẵn, không có gai, chiều cao khoảng 1-2m Lá kép chân chim không cân đối, xẻ thùy 3-4 lần, mép lá nhọn không đều, chiều dài từ bẹ lá đến đỉnh của lá từ 20-40cm Lá thường dùng làm gỏi, ăn kèm như rau sống Đây là giống đinh lăng có giá trị và phổ biến nhất

- Đinh lăng lá kim (đinh lăng lá nhuyễn)

Loại này có vóc dáng nhỏ nhất trong các giống đinh lăng, lá thường mảnh và nhỏ, không có phiến lá rõ rệt, do đó thường gọi là đinh lăng lá kim Cùng một điều kiện chăm sóc như nhau thì đinh lăng lá kim sinh trưởng rất chậm Ít có giá trị kinh tế

Trang 14

5 - Đinh lăng lá ráng (đinh lăng lá dài)

Tên khoa học là Polyscias filicifolia, có phiến lá dài, chia thùy cân đối, mép lá răng cưa rất rõ và đều Nhìn từ xa có nét giống lá cây dương xỉ Loại này cũng dễ nhầm lẫn với đinh lăng nếp

Đinh lăng lá tròn

Tên mô tả đúng hình dáng của lá, lá thường dạng tròn, mép lá không có răng cưa, mặt lá nhẵn và bóng, mỗi bẹ chỉ có 1 lá đơn duy nhất Loại này thân thường thẳng và ít cành

- Đinh lăng viền bạc

Mép lá có dải trắng, phiến lá tròn hoặc dài, mọc cân đối trên bẹ lá Thường trồng làm cảnh, ít có giá trị kinh tế Không dùng làm thuốc được

- Đinh lăng lá răng

Lá nhẵn bóng, hơi tròn, đầu lá không nhọn, xẻ thùy 2-3 lần Phiến lá mọc cân đối trên bẹ lá Tầm vóc nhỏ, ít phân cành, thường dùng làm cảnh, không có nhiều giá trị

Như vậy, chúng ta vừa điểm qua 7 giống đinh lăng phổ biến nhất và các phân biệt chúng dựa vào hình dáng lá, đặc điểm của mỗi giống Tuy nhiên, trong tất cả các giống chỉ có giống đinh lăng nếp, lá nhỏ là có giá trị nhất, phù hợp để trồng làm kinh tế phục vụ cho nhu cầu sản xuất dược liệu và các sản phẩm liên quan

1.1.3 Đặc điểm thực vật học

Cây Đinh lăng - Polyscias fruticosa (L.) Harms là cây bụi cao 0,5 – 2 m Thân tròn sần sùi, không có gai Rễ phù như củ Lá kép mọc cách, có bẹ, phiến lá xẻ lông chim 2 – 3 lần, dài 20 – 40 cm Lá chét có cuống gầy dài 3 -10 mm, phiến lá chét có răng cưa không đều, chóp nhọn các đoạn đều có cuống, lá có mùi thơm Cuống lá dài, tròn, màu xanh sậm, đáy cuống phình to thành bẹ lá Cụm hoa hình thùy ngắn 7 - 18 mm ở ngọn, gồm nhiều tán mang nhiều hoa nhỏ, màu trắng xám Tràng 5, nhị 5, bầu hạ 2 ngăn có dìa trắng nhạt Quả hình trứng,

dẹt, dài 3 -4 mm, màu trắng bạc [8]

Trang 15

6

Hình 1: Cây Đinh lăng

1.2 Giá trị của cây Đinh lăng Polyscias fruticosa

Hợp chất tự nhiên trong cây Đinh lăng Polyscias fruticosa (L) Harms Cây Đinh lăng chứa alkaloid, glycosid và các vitamin tan trong nước như: B1, B2, B6 và các phytosterin Vỏ và lá Đinh lăng chứa saponin

1.2.1 Giá trị dinh dưỡng

1.2.1.1.Trong lá

Lá Đinh lăng chứa sapoin triterpen chiếm 1,65%, sapoin triterpen trong lá là một genin dạng acid olenolic, đây là một hợp chất thứ cấp có tác dụng dược liệu Trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh đã phân lập được 5 hợp chất polyacetylen từ lá Đinh lăng là: Panaxynol, Panoxydol, Heptadeca – 1,8 (E) – dien - 4,6 diyn - 3,10 diol, Heptadeca – 1,8 (E) – dien - 4,6 diyn- 3ol - 10on và Heptadeca – 1,8 (Z)- dien-4,6 diyn- 3ol- 10on [7]

1.2.1.2 Trong rễ

Trong rễ Đinh lăng có glycosid, alkaloid, vitamin (B1, B2, B6, C), các phytosterin và 20 acid amin, trong đó có các acid amin không thể thay thế (lysin, methionin, trytophan, cystein) Và trong rễ Đinh lăng mới chỉ thấy 5 hợp chất polyacetylen trong đó có Panaxynol, Panoxydol, Heptadeca – 1,8 (E)- dien-4,6 diyn- 3,10 diol là 3 hợp chất giống trong lá Các hợp chất này có tác dụng kháng khuẩn mạnh và chống một số dạng ung thư [7]

Trang 16

7

1.2.2 Công dụng của cây Đinh lăng

Cây đinh lăng là loại cây cảnh khá quen thuộc với nhiều gia đình Cây Đinh lăng không chỉ sử dụng làm rau sống mà còn là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh mà bạn không thể ngờ tới Cây Đinh lăng ngoài việc dùng củ đinh lăng để ngâm rượu, công dụng của cây Đinh lăng còn rất nhiều đặc biệt trong việc sử dụng các thành phần của cây đề làm những bài thuốc hữu hiệu điều trị thoái hóa đốt sống lưng

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ… Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây (đã trồng được 3 năm trở lên)

Lá thu hái quanh năm, thường dùng tươi ăn như rau sống sao khô sắc nước uống hoặc làm gối nằm dễ ngủ và tạo mùi hương thơm tự nhiên rất dễ chịu và còn có tác dụng phòng và chữa bệnh

Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng: Thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng Trong y học cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dùng rễ đinh lăng sao vàng, khử thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú

Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1, ngoài ra rễ còn chứa khoảng 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, nhờ đó đinh lăng còn giúp tăng trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể

Lá đinh lăng được dùng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm Lá non đinh lăng còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá v.v và cũng là vị thuốc bổ tốt cho cơ thể

Thân cành Đinh lăng sắc uống với liều từ 20-30g, chữa được bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp, dùng phối hợp với rễ cây xấu hổ (ngủ ngày), cúc tần, cam thảo dây

Trang 17

8 Ngoài ra, người ta thường dùng đinh lăng lá nhỏ dưới dạng thuốc sắc, rượu ngâm hoặc bột khô để chữa chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi sữa, chữa kiết lỵ, và làm thuốc tăng lực cho các đồ vật trong dịp hội hè

Ðặc biệt, rượu và nước sắc rễ đinh lăng lá nhỏ ngày xưa thường được các lương y dùng để chữa chứng suy nhược cơ thể, làm thuốc bổ tăng lực, nên danh y Hải Thượng Lãn Ông đã gọi cây đinh lăng lá nhỏ là "cây sâm của người nghèo"

Người Ấn Ðộ còn dùng đinh lăng lá nhỏ làm thuốc hạ sốt, làm săn da và niêm mạc

Ðể chữa sưng vú và làm thông tia sữa, cổ nhân thường dùng rễ đinh lăng 30-40g sắc với 500ml nước, cô còn 250ml, uống nóng

Ðể chữa chứng sốt lâu ngày kèm theo ho, nhức đầu, đau tức ngực, tiểu tiện vàng, khát nước: dùng rễ, cành, lá đinh lăng tươi 30g, lá hoặc vỏ chanh, vỏ quýt 10g, lá tre tươi 20g, rễ lá cành sài hồ 20g, cam thảo dây hoặc cam thảo đất 30g, chua me đất hoặc rau má tươi 30g, sắc với 750ml nước, cô còn 250ml, chia uống 2-3 lần trong ngày

Ðể chữa mệt mỏi, biếng hoạt động: dùng rễ đinh lăng phơi khô, thái mỏng 50g sắc uống trong ngày

Ðể chữa vết thương: dùng lá đinh lăng tươi, rửa sạch giã nát đắp vào nơi bị bệnh

Tác dụng của dịch chiết đinh lăng lá nhỏ có nhiều điểm tương tự sâm Triều Tiên Bột rễ đinh lăng lá nhỏ có chứa 20 acid amin, vitamin nhóm B, các nguyên tố vi lượng, trong đó có một số acid amin mà cơ thể người không thể tổng hợp được

Về độc tính, người ta thấy đinh lăng lá nhỏ của ta ít độc hơn so với nhân sâm Triều Tiên và sâm Liên Xô Eleutherococus

Kết quả nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy nước sắc hoặc bột rễ đinh lăng lá nhỏ có tác dụng bồi bổ, tăng lực, khôi phục sức khỏe khi cơ thể bị suy nhược, giúp ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân, làm nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi gắng sức

Trang 18

9 Vì vậy, người ta đã dùng các chế phẩm từ đinh lăng lá nhỏ cho các vận động viên khi thi đấu, bộ đội hành quân đường dài Các chế phẩm này cũng được dùng cho các nhà du hành vũ trụ để làm tăng sức chịu đựng và thể lực, nâng cao hiệu quả luyện tập trong tư thế tĩnh đầu dốc ngược

Bởi vậy, các nhà nghiên cứu Nga gọi các chế phẩm này là "Thuốc sinh thích nghi" (Adaptogen), đã được nước ta và Liên Xô cũ sử dụng trong chương trình vũ trụ Itercosmos [1]

1.2.3 Giá trị y học

Qua nghiên cứu và thử nghiệm, Viện Y học quân sự đã tìm được từ cây Đinh lăng những tính chất của Nhân sâm: Rễ Đinh lăng có tác dụng làm tăng cường sức dẻo dai và sức đề kháng của cơ thể, chống hiện tượng mệt mỏi, giúp ăn ngủ ngon, tăng khả năng lao động, lên cân và chống độc

Ngoài ra, theo Y học cổ truyền, Hải Thượng Lãn Ông đã dùng rễ Đinh lăng sao vàng, sắc cho phụ nữ uống sau khi đẻ để chống bệnh đau dạ con và làm tăng tiết sữa Đinh lăng còn được dùng chữa ban sởi, ho ra máu, kiết lỵ Phối hợp với sữa ong chúa là thuốc bổ rất tốt

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đinh

lăng Polyscias fruticosa

1.3.1 Các yếu tố nội sinh

1.3.1.1 Đặc điểm di truyền loài

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy không phải tất cả các loài đều có khả năng ra rễ như nhau Nanda (1970) đã dựa trên khả năng ra rễ để chia ra các loài cây gỗ thành 3 nhóm chính là:

• Nhóm có khả năng ra rễ cao gồm 29 loài như số loài phụ thuộc các

chi Malus sp, Prunus sp, Pyus sp thuộc họ Rosaceae, một số chi khác như

Trang 19

10 Tuy nhiên sự phân chia này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối vì có một số loài ở nhóm 2 nhóm 3 vẫn dễ ra rễ như gạo, liễu sam, vân sam Do vậy theo khả năng giâm hom có thể chia thành 2 nhóm chính là:

• Nhóm sinh sản bằng hom cành chủ yếu là thuộc họ Dâu tằm(Moraceae) như Dâu Tằm, Sung, Dương một số loài thuộc họ liễu (Salicaseae) và các loài

cây nông nghiệp như Sắn, Mía, Khoai Lang, Rau Muống Đối với nhưng loài cây này khi giâm hom không cần xử lý thuốc vẫn có thể ra rễ bình thường

• Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt thì khả năng ra rễ của hom bị hạn chế ở mức độ khác nhau Những loài có khả năng ra rễ cao như Sở đến 35 tuổi vẫn có khả năng ra rễ 70-90% (Komisarov, 1964; Nguyễn Hoàng Nghĩa, Đoàn Thị Bích,

1995) Những loài cây khó ra rễ như Mỡ (Manglietia glauca) 5 tuổi khả năng ra

rễ chỉ có 14% (Lê Đình Khá, Hoàng Thanh Lộc, Phạm Văn Tuấn, 1996) Đối với nhóm cây này muốn tỷ lệ ra rễ cao thì phải dùng cây non và phải xử lý các chất kích thích ra rễ thích hợp(Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003) [12]

1.3.1.2 Đặc điểm di truyền của từng xuất xứ từng cá thể

Do đặc điểm biến dị mà các xuất xứ và các cá thể khác nhau cũng có những khả năng ra rễ khác nhau Ví dụ nghiên cứu cho Bạch đàn trắng Caman

(E.camanldulensis) 4 tháng tuổi đã thấy rằng trong lúc xuất xứ Katherine có tỉ lệ

ra rễ 95% thì xuất xứ Gilbert River có tỷ lệ ra rễ 50%

1.3.1.3 Tuổi cây mẹ lấy cành

Khả năng ra rễ của hom giâm không những do tính di truyền quy định mà còn phụ thuộc rất lớn vào tuổi cây mẹ lấy cành Thông thường cây chưa sinh sản hạt dễ nhân giống bằng giâm hom hơn cây đã sinh sản bằng hạt, hom lấy từ cây tuổi non có khả năng ra rễ cao hơn lấy từ nhưng cây tuổi già Ở một số loài cây khả năng ra rễ của chúng chỉ tồn tại ở những cây 1-2 tuổi Ví dụ như hom lấy từ cây mỡ 1 tuổi, 3 tuổi, 20 tuổi khả năng ra rễ tương ứng là 98%, 47%, 0% (Lê Đình Khả, Hoàng Thành Lộc, Phạm Văn Tuấn, 1990) Cây non không những có tỉ lệ ra rễ cao mà thời gian ra rễ cũng ngắn hơn Ví dụ ở Vân san hom lấy từ cây 30 - 40 ngày tuổi phải sau 150 ngày mới ra rễ, trong khi hom lấy từ cây 6 - 7 tuổi thì chỉ 60 - 70 ngày đã ra rễ (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003) [12]

Trang 20

11

1.3.1.4 Vị trí cành và tuổi cành

Hom lấy từ các bộ phận khác nhau trên thân sẽ có tỉ lệ ra rễ khác nhau Thông thường hom lấy từ cành ở tầng dưới có tỉ lệ ra rễ cao hơn tầng trên, cành cấp 1 cao hơn cành cấp 2, cấp 3, cành chồi vượt cao hơn cành lấy từ tán cây, vì vậy đối với nhiều loài cây người ta thường xử lý cho cây ra chồi vượt để lấy hom giâm Tuy nhiên khả năng ra rễ của cành chồi vượt cũng thay đổi theo vị trí lấy hom Nhìn chung cây non và cành nửa hóa gỗ cho tỉ lệ ra rễ cao nhất, song tùy loài cây mà ảnh hưởng của tuổi cây và tuổi cành ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm được thể hiện khác nhau Qua nghiên cứu mới xác nhận được tuổi cây và tuổi cành thích hợp cho giâm hom ở từng loài (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003) [12]

1.3.1.5 Sự tồn tại của lá trên hom

Lá là cơ quan quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ cần thiết cho cây, đồng thời là cơ quan thoát hơi nước để khuyếch tán tác dụng của các chất kích thích ra rễ đến các bộ phận của hom Lá là cơ quan điều tiết các chất điều hòa sinh trưởng ở hom giâm, vì thế khi giâm hom nhất thiết phải để lại một diện tích lá cần thiết Không có lá thì hom giâm không thể ra rễ, song để lại diện tích lá quá lớn thì quá trình thoát hơi nước quá mạnh làm hom bị héo và chết trước lúc có thể ra rễ Khi chuẩn bị hom giâm , hom phải có 1 - 2 lá và phải cắt bớt một phần phiến lá, chỉ để lại 1/3-1/2 diện tích lá (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003) [12]

1.3.1.6 Các chất điều hòa sinh trưởng

Trong các chất điều hòa sinh trưởng Auxin được coi là quan trọng nhất trong quá trình ra rễ của cây hom Song nhiều chất tác động cùng Auxin cũng tồn tại một cách tự nhiên trong các mô của hom giâm và tác động đến quá trình ra rễ của chúng, trong đó quan trọng nhất là: Rhizocalin, đồng nhân tố ra rễ và các chất kích thích và kìm hãm ra rễ (Tewari, 1993) [14]

- Rhizocalin năm 1993 Builenne và Went đã tổng hợp được các chất có bản chất axit, phân tử lượng thấp và chịu nhiệt từ Disastaza (ezyme biến đổi tinh bột thành đường) không thuần khiết cũng như từ mầm lá và chồi hoa của một số loài cây, chất đặc biệt được coi là cần thiệt cho sự hình thành rễ của nhiều loài cây

Trang 21

12 - Đồng nhân tố ra rễ (Rooting - factors), theo Hess (1996) cho rằng một số chất nội sinh điều tiết phân phối hoạt tính IAA gây nên khởi động ra rễ và gọi đồng nhân tố, một số chất này được xác định là axit Chorogenic và axit Isochogenic

Các chất kích thích ra rễ và kìm hãm ra rễ Nhiều nghiên cứu đã nêu lên sự tồn tại của các chất kích thích ra rễ trong các mô của các loài có khả năng ra rễ cao Ví dụ, serquiterpenic lactone được chiết tách từ lá cây hướng dương, dicylicterpenic được chiết tách từ rau Sam đều là những chất kích thích ra rễ cho đậu xạnh Một số tác giả còn nêu lên sự tồn tại của một số chất kìm hãm nhaxanthonxin, axit Abscisic (ABA) và một số chất khác được tách chiết từ hom khó ra rễ Các chất kích thích khó ra rễ và kìm hãm ra rễ của hom giâm được xác định bằng nồng độ tương đối các chất này Các loài cây ra rễ chứa nồng độ cao các chất kích thích ra rễ lại chứa nồng độ cao các chất kìm hãm ra rễ (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003) [12]

1.3.2 Các nhân tố ngoại sinh

1.3.2.1 Điều kiện sống của cây mẹ lấy cành

Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng ra rễ của hom giâm, nhất là hom làm từ những cây non Theo Enrght (1959) thì hom lấy từ cây 3 tuổi của các loài Picea abies, Pinusresinosa, P.strobus có bón phân hưu cỡ và phân vô cơ đã có tỉ lệ ra rễ cao hơn so với hom lấy từ cây không được bón phân

Điều kiện chiếu sáng cho cây mẹ lấy cành cũng ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm Và điều kiện lấy hom ở nơi xa giâm hom cũng ảnh hưởng đến khả năng ra rễ và sinh trưởng của hom giâm (Lê Đình Khả,Dương Mộng Hùng, 2003) [12]

1.3.2.2 Thời vụ giâm hom

Thời vụ giâm hom là nhân tố ảnh hưởng tới sự ra rễ của hom giâm Tỷ lệ ra rễ của hom giâm phụ thuộc vào thời vụ giâm hom Một số loài cây có thể giâm hom quanh năm, song nhiều loài cây có tính thời vụ rõ rệt Theo Frison (1967) và Nerterow (1967) thì mùa mưa là mùa giâm hom có tỉ lệ ra rễ nhiều nhất ở các

Trang 22

13 loài cây, trong khi một số loài khác lại có tỉ lệ ra rễ nhiều hơn vào mùa xuân Hom được lấy trong các thời kỳ cây mẹ hoạt động sinh trưởng mạnh có tỉ lệ ra rễ cao hơn các thời kỳ khác (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003) [12]

Thời vụ giâm hom đạt kết quả thấp hay cao thường gắn liền với yếu tố cơ bản là diễn biến khí hậu trong năm, mùa sinh trưởng của cây và trạng thái sinh lý của cành Hầu hết các loài cây đều sinh trưởng mạnh trong mùa xuân và sinh trưởng chậm vào thời kỳ cuối thu và mùa đông, vì thế, thời kỳ giâm hom tốt nhất cho các loài cây là tháng xuân - hè và đầu thu

1.3.2.3 Ánh sáng

Ánh sáng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của mọi sinh vật Ánh sáng đóng vai trò sống còn trong việc ra rễ của hom giâm (Tewari, 1994) Không có ánh sáng và không có lá thì hom giâm không có hoạt động quang hợp, quá trình trao đoi chất khó xảy ra, do đó không thể có hoạt động ra rễ (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003) [12]

Trong điều kiện nhiệt đới, ánh sáng tự nhiên mạnh thường kèm theo nhiệt độ cao nên thường làm giảm đáng kể tỷ lệ ra rễ Chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ ra rễ cuả hom giâm Theo Kimoiasov (1994) thì ánh sáng tự nhiên là cần thiết cho ra rễ, còng ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh làm giảm tỷ lệ ra rễ của hom giâm ở một số loài cây ưa sáng

Tuy nhiên, ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng ra rễ của hom giâm thường mang tính chất tổng hợp theo kiểu phức hệ ánh sáng - nhiệt - ẩm mà không phải từng yếu tố riêng lẻ Vì thế khi giâm hom phải chú ý tất cả các yếu tố trên Mặt khác ánh sáng chỉ tác động đến khả năng ra rễ của hom với sự có mặt của lá cây, hom không có lá thì không chịu ảnh hưởng của ánh sáng và không có sự hoạt động ra rễ

1.3.2.4 Nhiệt độ

Nhiệt độ cũng là nhân tố ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của sinh vật Cùng với ánh sáng, nhiệt độ là một trong những yếu tố quyết định tốc độ ra rễ của hom giâm (Pravdin, 1938) Ở nhiệt độ quá thấp hom giâm nằm ở trạng thái tiềm ẩn và không ra rễ, còn nhiệt độ quá cao lại tăng cường hô hấp và bị hỏng, từ

Trang 23

1993), nhiệt độ không khí trên 350C làm tỷ lệ héo của lá Nói chung thì nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom nên cao hơn nhiệt độ giá thể 2-30

C (Mai Quang Trường, Lương Thị Anh, 2007) [13]

1.3.2.5 Độ ẩm

Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể là nhân tố hết sức quan trọng trong giâm hom Các hoạt động quang hợp, hô hấp, phân chia tế bào và chuyển hóa vật chất trong cây đều cần nước Thiếu nước thì hom bị héo, nhiều nước thì hoạt động của men thủy phân tăng lên, quá trình quang hợp bị ngừng trệ Khi giâm hom mỗi loài cây đều có độ ẩm thích hợp, làm mất ẩm độ của hom khoảng 15 - 20% thì hom hoàn toàn mất khả năng ra rễ Đối với nhiều loài cây, độ ẩm thích hợp cho giâm hom là 50 - 70% Nếu tăng lên 100% thì hầu hết hom giâm giảm khả năng ra rễ (Mai Quang Trường, Lương Thị Anh, 2007) [13]

Yêu cầu độ ấm của hom giâm thay đổi tùy theo loài, theo mức hóa gỗ của hom Phun sương là yêu cầu bắt buộc khi tiến hành giâm hom, giúp làm tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ không khí và giảm sự thoát hơi nước ở lá Trong mùa lạnh thời gian phun sương và thời gian ngắt quảng có thể kéo dài, trong mùa nắng thì ngược lại Nên áp dụng các tiến bộ kỹ thuật hiện đại để xây dựng vườn ươm giâm hom kỹ thuật cao có thể điều tiết các yếu tố cần thiết cho giâm hom hợp lý (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003) [12]

1.3.2.6 Giá thể và môi trường giâm hom

Giá thể cũng góp phần vào thành công của giâm hom, các giá thể được dùng hiện nay chủ yếu là cát tinh, mùn cưa, xơ dừa băm nhỏ, đất tầng B hoặc có sự trộn lẫn giữa chúng với cát tinh

Một giá thể giâm hom tốt là một giá thể có độ thoát không khí tốt, duy trì được độ ẩm trong thời gian dài và không ứa nước (trừ trường hợp giá thể là môi trường nước), không bị nhiễm bệnh Độ pH khoảng 6 - 7

Trang 24

Thành phố có địa hình nhìn chung nghiêng theo hướng Tây Nam và Đông Bắc Khu vực đô thị của Thành phố có địa hình tương đối bằng phẳng ở phía Bắc, phía Đông, phía Nam và có nhiều đồi núi ở phía Tây Độ dốc trung bình của nội thị từ 2% - 4% Cao độ trung bình của các khu vực ven sông và khu trung tâm thay đổi từ +2,0m +4,0m Địa hình khu vực phía Tây của Thành phố có cao độ >+6,0m và có những quả đồi nằm tách biệt có đỉnh ở độ cao đến tới 40m

Thành phố Tam Kỳ có dạng địa hình vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung bộ Là vùng chuyển tiếp từ dạng đồi núi cao phía Tây, thấp dần xuống vùng đồng bằng, thềm bồi của các con sông trước khi đổ ra biển Đông

Đất đai có dạng đồi thấp, và đồng bằng được thành tạo do bồi tích sông, biển và quá trình rửa trôi Hướng dốc chung của địa hình từ Tây sang Đông Nhìn chung địa hình toàn khu vực bị chia cắt nhiều bởi các sông, suối thuộc lưu vực của sông Trường Giang

1.4.2 Chế độ thời tiết

Thành phố Tam Kỳ nằm trong phân vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô Có nhiệt độ tương đối cao quanh năm, lượng mưa lớn, mưa nhiều vào tháng 9 đến tháng 11

Nhìn chung vào địa hình cũng như điều kiện thời tiết của thành phố Tam kỳ ta có thể thấy được đây là khu vực thích hợp để trồng thử nghiệm và phát triển giống Đinh lăng

1.5 Những nghiên cứu về kĩ thuật giâm hom cây Đinh lăng ở Việt Nam

Hoàng Thị Huyền với nghiên cứu “Quá trình phát sinh hình thái mô sẹo của cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Hams)” nghiên cứu việc hình thành mô sẹo ở Đinh lăng từ lá non và thân sử dụng để ứng dụng vào sản xuất cây giống có hiệu quả cao, chất lượng tốt, góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu khai thác, bào chế các sản phẩm từ Đinh lăng [3]

Trang 25

16 Võ Thị Bạch Mai với nghiên cứu “Phát triển nguồn Gen cây Đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa (L.) Hams) ở miền Đông Nam Bộ” kết quả của quá trình

nghiên cứu cho thấy Đã di thực cây đinh lăng lá nhỏ Polyscias fruticosa (L.) Harms từ Hải Dương về Đồng Nai thuộc Miền Đông Nam Bộ

Vùng đất này có nhược điểm là độ pH cao nhưng công trình nghiên cứu đã tìm được một công thức phân bón thích hợp cho cây Trong công thức phân bón có vôi bột, tro trấu và phân bò ủ hoai do đó đã khắc phục được nhược điểm của đất Ngoài ra, kết hợp với việc nuôi trồng thu hái dược liệu theo GACP-WHO nên đã tạo được vùng trồng dược liệu đinh lăng lá nhỏ 5 ha phát triển tốt, khối lượng dược liệu thu được trung bình đạt hơn 6 tấn/ha và tỷ lệ bộ rễ cao gấp đôi khi trồng ở Hải Dương Công trình nghiên cứu đã đem lại những thông tin quan trọng như định được mùa thu hái tại thời điểm cây đạt hàm lượng hoạt chất cao, phát hiện sâu, bệnh hại để có thể phòng tránh, và tìm những sản phẩm phòng trừ sâu bệnh, không phải sử dụng thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến sức khỏe con người Vùng trồng 5 ha cây đinh lăng lá nhỏ là nguồn cây giống cho cả Miền Đông Nam Bộ để phát triển dược liệu đinh lăng cung cấp cho các công ty dược phẩm phía Nam sản xuất thuốc, không phải mua dược liệu từ Miền Bắc, giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm [9]

Võ Thị Bạch Mai và Phạm Thị Tố Liên, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG – TPHCM với nghiên cứu “bước đầu nghiên cứu sự tạo dịch treo tế bào Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Hams)” cho thấy được sự tăng trưởng của dịch treo tế bào tùy thuộc chủ yếu vào các quá trình: sự phân chia tế bào, sự tạo nhóm tế bào, sự tách rời tế bào quá trình này tùy thuộc chủ yếu vào sự hiện diện của auxin ở nồng độ thích hợp trong nuôi cấy, vào nguồn gốc của mô sẹo, quá trình nuôi cấy mô sẹo và các thành phần khác trong môi trường Hàm lượng auxin cao thường làm tăng sự tách rời của tế bào, nhất là khi có sự kết hợp cytokinin hay nước dừa [10]

Phan Công Kiên với nghiên cứu “ Trồng thử nghiệm cây đinh lăng (Polyscias fruticosa L Harm) theo tiêu chuẩn GACP tại Ninh Thuận nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu làm thuốc và sản xuất thực phẩm chức năng” sau 2 năm

Trang 26

17 nghiên cứu ông thu được kết quả là tìm được một giống có khả năng thích ứng cao với điều kiện của Ninh Thuận Giống đinh lăng được tuyển chọn ra có chất lượng đảm bảo, cùng với các quy trình kỹ thuật canh tác hoàn thiện sẽ đảm bảo việc chủ động nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, nâng cao hiệu quả kinh tế và góp phần thúc đẩy phát triển ngành dược Năng suất thân rễ khô 4-5 tấn/ha (sau 2 năm trồng) [11]

1.6 Kỹ thuật giâm cành cây đinh lăng

Trên những cây đinh lăng sinh trưởng mạnh, 2 năm tuổi trở lên, không sâu bệnh hại, chọn những cành khỏe, cành bánh tẻ cành vừa hóa nâu, sau đó cắt từng khoảng dài 10 cm để làm hom giống Thực hiện các bước sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị cây giống: hom được cắt thành các đoạn ngắn có chiều dài khoảng 10 cm và có 2 - 3 mắt lá Cắt vát 450

và phải cắt thật gọn để không bị giập

+ Bước 2: Trước đây, người dân thường dùng hỗn hợp trong bầu đất gồm: tro trấu, phân chuồng hoai mục và đất với tỉ lệ 1:1:1 Hiện nay, một số chủ vườn ươm đang áp dụng phương pháp nhân giống hiệu quả hơn, đó là Viên nén ươm hạt Sản phẩm được sản xuất từ xơ dừa đã qua xử lý và Men vi sinh hữu cơ, giúp kích ra rễ, mọc mầm, vừa tiết kiệm thời gian và công đoạn ươm nhân giống đinh lăng

+ Bước 3: Nhúng vào dung dịch kích thích ra rễ đã pha sẵn nồng độ

+ Bước 4: Ngâm nở viên nén xơ dừa, giâm hom vào bầu ươm, hom cách đáy túi bầu 1cm để tạo điều kiện thuận lợi cho rễ phát triển (không cắm nông quá), ấn cho chặt đất tưới nước, chăm sóc

+ Bước 5: Đặt bầu hom vào thùng xốp, lấp kín 2/3 bầu bằng cát sạch, điều này giúp cây phát triển mạnh sau khi rễ mọc xuyên qua bầu ươm, chống mối, kiến và giữ ẩm cho bầu ươm

+ Bước 6:

Làm vòm che bằng tre, lấy nilon phủ kín vòm, lấy đất chèn lên cho kín chân vòm, giữ không cho nilon bay và tránh không khí lọt vào trong vòm Sau

Ngày đăng: 22/04/2024, 13:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan