1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT TINH DẦU GỪNG Ở THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

69 2 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Kinh tế - Thương mại - Nông - Lâm - Ngư TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA – SINH ---------- VÕ ĐỨC Ý NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT TINH DẦU GỪNG Ở THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả khóa luận Võ Đức Ý LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường,lãnh đạo khoa Lý – Hóa - Sinh cùng các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bài khóa luận này. Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Giảng viên Th.sĩ Nguyễn Đức Trung bộ môn hóa trường đại học Quảng Nam thời gian qua đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian viết và hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong phòng thí nghiệm đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực nghiệm. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị kỹ thuật viên tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng II (quatest II), số 2 Ngô Quyền- Đà Nẵng đã hỗ trợ tôi trong quá trı̀nh nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho tôi theo học suốt thời gian qua. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình tôi, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn Tam Kỳ, tháng 05 năm 2016 Tác giả Võ Đức Ý DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ Hı̀nh 1.1. Cây gừng (Zingiberaceae)..................................................................... 4 Hı̀nh 1.2. Sơ đồ thu gọn của thiết bị sắc ký khí ................................................... 29 Hı̀nh 1.3. Hı̀nh ảnh sắc kı́ đồ…………………………………………………..……..30 Hình 1.4. Sơ đồ thiết bị sắc ký ghép khối phổ ..................................................... 31 Bảng 3.1. Kế t quả hà m lượng tinh dầ u trong củ gừng ........................................ 42 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát hàm lượng tinh dầu theo ngày thu hoạch................ 42 Đồ thị 3.1. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của thời gian sau thu hoạch đến lượng tinh dầu thu được ......................................................................................................... 43 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến lượng tinh dầu thu được ...................................................................................................................... 43 Đồ thị 3.2. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng thời gian chưng cất đến lượng tinh dầu thu được Bảng 3.4. Kế t quả thử cảm quan ......................................................................... 44 Bảng 3.5. Bảng tỷ trọng của tinh dầu gừng......................................................... 44 Bảng 3.6. Kết quả xác định độ ẩm trung bình của mẫu củ gừng khô như sau: .. 44 Bảng 3.7. Kế t quả xác đị nh độ hòa tan trong etanol củ a tinh dầ u gừng ............ 45 Bảng 3.8. Kết quả xác định chỉ số axit của tinh dầ u gừng .................................. 45 Bảng 3.9. Kết quả xác định chỉ số xà phòng hóa của tinh dầu gừng .................. 45 Bảng 3.10. Kết quả xác định chỉ số este hóa của tinh dầ u gừng......................... 46 Hình 3.4. Phổ GC-MS của tinh dầu gừng ở thị xã Điện Bàn .............................. 47 Bảng 3.10. Thành phần hóa học của các cấu tử chính trong tinh dầu gừng ...... 48 MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 4.1. Nghiên cứu lý thuyết ..................................................................................... 2 4.2. Nghiên cứu thực nghiệm ............................................................................... 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 2 5.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................... 2 5.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 3 Phần 2. NỘI DUNG.............................................................................................. 4 Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 4 1.1 Tổng quan về họ Gừng 3; 8 ...................................................................... 4 1.1.1. Phân loại khoa học ..................................................................................... 5 1.1.2. Hệ thống phân loại ..................................................................................... 5 1.2. Sơ lược về các cây thuộc họ Gừng ở nước ta 8 ........................................ 5 1.2.1. Cây gừng vàng ............................................................................................ 5 1.2.3. Cây gừng gió ............................................................................................... 7 1.2.4. Cây địa liền ................................................................................................. 8 1.2.5. Cây riềng ..................................................................................................... 9 1.2.6. Cây sa nhân. .............................................................................................. 10 1.2.7. Cây thảo quả ............................................................................................. 11 1.2.8. Bạch đậu khấu .......................................................................................... 11 1.3. Vài nét về thực vật của thân rễ cây gừng .................................................. 12 1.3.2. Trạng thái thiên nhiên và phân bố ......................................................... 14 1.3.3. Giá trị sử dụng .......................................................................................... 15 1.4.1. Về ranh giới hành chính và khu vực phát triển .................................... 15 1.4.2. Về vị trí địa lý kinh tế .............................................................................. 16 1.4.3. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 17 1.4.4. Tài nguyên đất đai .................................................................................... 17 1.5. Tổng quan về tinh dầu 4; 8; 9 ............................................................. 18 1.5.1. Khái quát chung ....................................................................................... 18 1.5.2. Thành phần hóa học của tinh dầu .......................................................... 19 1.5.3. Tính chất vật lí của tinh dầu ................................................................... 20 1.5.4. Phân loại tinh dầu .................................................................................... 21 1.5.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất tinh dầu ........................................ 21 1.5.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu .................................... 21 1.5.7. Vai trò của tinh dầu ................................................................................. 22 1.5.8. Cách bảo quản tinh dầu........................................................................... 22 1.6. Chiết xuất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước 4; 5; 8; 9............................................................................................................ 22 1.6.1. Lý thuyết chưng cất ................................................................................. 22 1.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình chưng cất ................................. 23 1.6.3. Ưu điểm của phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ..................... 25 1.6.4. Nhược điểm của phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ............... 25 1.7. Các phương pháp xác định chỉ tiêu lý học 1; 4; 9 ............................ 26 1.7.1. Xác định tinh dầu ..................................................................................... 26 1.7.2. Xác đinh độ hòa tan trong etanol ........................................................... 27 1.8. Các phương pháp xác định chỉ tiêu hóa học 1; 4; 9 ......................... 27 1.8.1. Chỉ số axit (A x ) .......................................................................................... 27 1.8.2. Chỉ số xà phòng hóa (Xp) ........................................................................ 28 1.8.3. Chỉ số ete hóa (ES ) .................................................................................... 28 1.9. Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) dùng xác định thành phần hóa học của tinh dầu 9 ........................................................................... 28 1.9.1. Sắc ký khí (GC) ........................................................................................ 28 1.9.2. Phương pháp khối phổ (MS) ................................................................... 30 1.9.3. Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) ................................ 31 Chương 2. THỰC NGHIỆM ............................................................................. 33 2.1. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất .................................................................. 33 2.1.1. Nguyên liệu ............................................................................................... 33 2.1.2. Xử lý nguyên liệu ...................................................................................... 33 2.1.3. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất ...................................................................... 33 2.2. Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................... 35 2.3. Tách chiết tinh dầu bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước ..................... 36 2.3.1. Dụng cụ và nguyên liệu ............................................................................ 36 2.3.2. Cách tiến hành .......................................................................................... 36 2.4. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tinh dầu thu được ................ 37 2.4.1. Ảnh hưởng của thời gian sau thu hoạch đến lượng tinh dầu trong củ gừng ..................................................................................................................... 37 2.4.2. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến lượng tinh dầu thu được .............. 37 2.5. Các phương pháp xác định chỉ tiêu lí học ................................................. 37 2.5.1. Xác định tinh dầu ..................................................................................... 37 2.5.2. Xác định độ ẩm ......................................................................................... 38 2.5.3. Độ hòa tan trong etanol ........................................................................... 39 2.6. Các phương pháp xác định chỉ tiêu hóa học ............................................. 39 2.6.1. Chỉ số axit (A x ) .......................................................................................... 39 2.6.2. Chỉ số xà phòng hóa (Xp ) ......................................................................... 40 2.6.3. Chỉ số este (E s) .......................................................................................... 40 2.6. Định lượng tinh dầu .................................................................................... 41 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 42 3.1. Kết quả định lượng tinh dầu ...................................................................... 42 3.2. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tinh dầu ................... 42 3.2.1. Ảnh hưởng của thời gian sau thu hoạch đến lượng tinh dầu Gừng .... 42 3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến lượng tinh dầu thu được .............. 43 3.2. Kết quả xác định các chỉ số lí học .............................................................. 44 3.2.1. Cảm quan .................................................................................................. 44 3.2.2. Tỷ trọng ..................................................................................................... 44 3.2.2. Độ ẩm......................................................................................................... 44 3.2.3. Độ hòa tan trong etanol ........................................................................... 45 3.3. Kết quả xác định chỉ số hóa học................................................................. 45 3.3.1. Chỉ số axit.................................................................................................. 45 3.3.2. Chỉ số xà phòng hóa ................................................................................. 45 3.3.3. Chỉ số este.................................................................................................. 46 3.4. Xác định thành phần hóa học trong tinh dầu gừng bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ ............................................................................................. 47 Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 52 1. Kết luận ........................................................................................................... 52 2. Kiến nghị ......................................................................................................... 52 Phần 4. Tài liệu tham khảo…………………………………………………....53 1 Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của các loài cây thuốc. Cho tới nay có khoảng 12000 loài được phát hiện, trong đó các loài cây được làm thuốc chiếm 26 – 30. Từ các chất có hoạt tính sinh học có nguồn gốc từ thiên nhiên, người ta tìm cách biến đổi cấu trúc hóa học của chúng thành các chất có hoạt tính sinh học mới, ưu việt hơn và tốt hơn so với các loại thuốc được sản xuất bằng con đường tổng hợp. Vì vậy, việc nghiên cứu các chất là rất quan trọng trong đánh giá tài nguyên thiên nhiên nhằm sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Trong cuộc sống hằng ngày, gừng, nghệ, riềng thuộc họ gừng là những cây rất quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Chúng không chỉ là nguồn cung cấp gia vị cho bữa ăn mà nó còn có một công dụng rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Chỉ nói riêng loài Gừng, đó là loài thực vật thuộc chi họ Zingiber, họ zingiberaceae rất phổ biến ở nước ta. Gừng là một loại thảo mộc rất tốt cho sức khỏe con người, trong củ gừng có trên 100 chất khác nhau, bao gồm tinh dầu, chất béo, vitamin B1, B2, B6, C và nhiều chất khoáng như: Kali, canxi, sắt, kẽm,...Từ những công dụng quý giá của Gừng đối với sức khỏe con người, vì vậy việc nghiên cứu cây này là rất cần thiết cho công nghiệp dược đặc biệt là tinh dầu gừng. Tinh dầu gừng có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn giúp tiêu hóa tốt. Ngoài ra, tinh dầu gừng còn giúp điều hòa thân nhiệt như hạ sốt, chống lạnh và đổ mồ hôi trộm. Tinh dầu gừng làm dịu tinh thần, chống suy nhược, hồi phục năng lượng và tạo cảm giác sản khoái cho cơ thể nhờ mùi thơm của gừng. Đặc biệt, trong massage với tinh dầu gừng tươi sẽ nuôi dưỡng và giữ ẩm cho cơ thể quyến rũ. Hiện nay rất ít công trình đề cập đến phương pháp tách chiết, xác định thành phần hóa học, tinh chất, ứng dụng,…về các hợp chất hóa học có trong tinh dầu gừng. Với mong muốn đóng góp một số thông tin khoa học vào kho tàng các chất thiên nhiên, chính vì vậy tôi quyết định tiến hành nghiên cứu cây gừng với nội dung “Nghiên cứu phương pháp sản xuất tinh dầu Gừng ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài khóa luận của tôi. 2 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận về tinh dầu: khái niệm, tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần hóa học của tinh dầu Nghiên cứu cơ sở lý luận về tinh dầu gừng: đặc điểm và sự phân bố của cây gừng, thành phần hóa học của tinh dầu gừng ở các vùng khác nhau. Quy trình tách chiết và phương pháp xác định thành phần hóa học của tinh dầu. Xác định chỉ tiêu hóa lý và những yếu tố ảnh hưởng đến lượng tinh dầu trong củ gừng Đóng góp thêm thông tin, tư liệu khoa học về cây gừng 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Củ gừng được lấy tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Quá trình thực nghiệm được tiến hành ở phòng thí nghiệm hóa học, trường Đại học Quảng Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Nghiên cứu lý thuyết Thu thập, tổng hợp tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, trao đổi kinh nghiệm với thầy cô giáo và đồng nghiệp. Tìm hiểu thực tế về cây Gừng. 4.2. Nghiên cứu thực nghiệm Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Xác định chỉ số hóa lý: độ ẩm, tỉ trọng, khả năng hòa tan trong cồn, chỉ số axit, chỉ số este, chỉ số xà phòng hóa. Xác định thành phần của tinh dầu Gừng dựa vào phương pháp sắc ký khí – khối phổ liên hợp (GC – MS) 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học Xác định các thông số vật lý, hóa học, điều kiện tách chết và xác định thành phần hóa học của tinh dầu Gừng ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, 3 tạo cơ sở nghiên cứu cho các đề tài liên quan đến củ gừng nhằm định hướng cho việc quy hoạch và khai thác sau này. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Nhằm giúp cho việc ứng dụng tinh dầu củ Gừng ở phạm vi một cách khoa học hơn về vấn đề chăm sóc sức khỏe trong đời sống hằng ngày. Giải thích một cách khoa học các kinh nghiệm dân gian về ứng dụng của tinh dầu củ Gừng, thuận tiện cho việc nghiên cứu, ứng dụng vào ngành công nghiêp dược phẩm 4 Phần 2. NỘI DUNG Chương 1. TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về họ Gừng 3; 8 Hı̀ nh 1.1. Cây gừng (Zingiberaceae) Họ gừng (danh pháp khoa học Zingiberaceae ) là một họ của thảo mộc sống lâu năm với các thân rễ bò ngang hay tạo củ thuộc loài thực vật một lá mầm. Họ gừng theo các đặc điểm khác nhau gồm 46 – 56 chi và khoảng trên 1000 loài. Họ này phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở Nam và Đông Nam Châu Á. Chi điển hình là Zingiber. Ở Việt Nam hiện biết khoảng hơn 24 chi với hơn 115 loài khác nhau, trong đó có nhiều loài có giá trị. Nhiều loài là các loại cây cảnh, cây gia vị, hay cây thuốc quan trọng. Hiện nay có nhiều loài được nhập từ nước ngoài về để phục vụ cho ngành hoa kiểng. Các thành viên quan trọng nhất của họ này bao gồm gừng, riềng, đậu khấu và sa nhân. Các loài trong họ này là thực vật tự dưỡng hay biểu sinh. Thân rễ lớn, thường phân nhánh, chứa nhiều chất dự trữ. Lá có các bẹ dài ôm lấy nhau làm thành thân giả, cuống ngắn và phiến lớn, giữa cuống và bẹ lá có phần phụ gọi là lưỡi bẹ. Thân lá có mùi thơm. Ở nhiều loài thân khí sinh chỉ xuất hiện khi cây ra hoa, mọc lên từ thân rễ, xuyên qua thân giả ra ngoài mang ở phần cuối một cụm hoa, nhưng có loài cụm hoa nằm ngay trên thân rễ ở sát mặt đất. Hoa không đều, đài hình ống, màu lục, phía trên chia 3 thùy, thùy giữa lớn hơn thùy 2 bên. Chỉ có một nhị sinh sản (ở vòng trong) với 2 bao phấn nứt phía trong. Một cánh môi 5 hình bản lớn, màu sặc sỡ, do 3 nhị dính với nhau và biến đổi thành, nằm đối diện với nhị sinh sản. Hai nhị còn lại biến thành hai nhị lép (vô sinh) nhỏ nằm hai bên bao phấn và thông ra ngoài. Quả nang, đôi khi là quả mọng. Hạt có nội nhũ và cả ngoại nhũ. Mô của các loại cây trong họ này tiết ra tinh dầu có mùi đặc trưng. 1.1.1. Phân loại khoa học Giới (regnum) Plantae (không phân hạng) Angiosperms (không phân hạng) Monocots (không phân hạng) Commelinids Bộ (ordo) Zingiberales Họ (familia) Zingiberaceae 1.1.2. Hệ thống phân loại Gồm các phân họ sau: - Phân họ Siphonochiloideae: 1 chi Siphonochilus - Phân họ Tamijioideae: 1 chi Tamijia - Phân họ Alpinioideae: 20 chi, trong đó đáng chú ý là chi Alpinia- riềng, chi Amomum- đậu khấu và chi Elettaira- (tiểu) đậu khấu. - Phân họ Zingiberoideae: 30 chi, trong đó đáng chú ý là chi Curcuma- nghệ và chi Zingiber- gừng. 1.2. Sơ lược về các cây thuộc họ Gừng ở nước ta 8 1.2.1. Cây gừng vàng - Mô tả: Gừng vàng còn có tên là khương, tên khoa học là Zingiber oficinale Rosc , tên nước ngoài: Zingiber (Anh), Gingembre, Amome des Indes (Pháp). Gừng được xếp vào nhóm cây thường niên, thân thảo. Thông thường, cây cao 0,6 -1 m, thân ngầm phình to chứa dưỡng chất gọi là củ, xung quanh có các rễ tơ; củ và rễ chỉ phát triển tập trung ở lớp đất mặt (sâu 0 -15 cm). Lá màu xanh đậm dài 15 -20 cm, rộng 2 cm, chỉ có bẹ mà không có cuống, mọc thẳng và so le, mặt nhẵn bóng, độ che phủ của tán lá thấp. 6 Cây gừng ít khi ra hoa, trục hoa mọc ra từ gốc, dài 15 -20 cm; hoa màu vàng xanh dài tới 5 cm, rộng 2 -3 cm, có 3 cánh hoa dài khoảng 2 cm, mép cánh hoa và nhị hoa có màu tím. - Nơi sống và thu hái: Chi Zingiber ở Châu Á có khoảng 45 loài, Việt Nam có 11 loài. Gừng là loại cây gia vị cổ điển được trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Đông Á đến Đông Nam Á và Nam Á. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản là những nước trồng Gừng nhiều nhất thế giới. Ở Việt Nam, cây được trồng ở khắp các địa phương, từ vùng núi cao đến đồng bằng và ngoài các hải đảo. Cây ưa ẩm, ưa sáng. Cây trồng thường có hoa năm thứ 2. Chưa thấy cây có quả và hạt. Gừng trồng sau 1 năm nếu không thu hoạch sẽ có hiện tượng tàn lụi (phần trên mặt đất) qua đông. Thời gian sinh trưởng mạnh của cây trùng với mùa hè-thu nóng và ẩm. Gừng tái sinh dễ dàng bằng những đoạn thân rễ có nhú mầm, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa xuân. Ra hoa vào mùa hạ và mùa thu. Thân rễ (Rhizoma Zingiberis ) thu hái vào mùa thu đông, dùng tươi là sinh khương, phơi hoặc sấy khô là can khương. Còn dùng tiêu khương (gừng khô thái lát dày, sao sém vàng, đang nóng, vẩy vào ít nước, đậy kín, để nguội); bào khương (gừng khô đã bào chế); thán khương (gừng khô thái lát dày, sao cháy đen tồn tính). - Thành phần hóa học: Gừng chứa 2-3 tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: β-zingiberen (35), ar-curcumenen (17), β- farnesen (10) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol. Nhựa dầu chứa 20-25 tinh dầu và 20-30 các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu Gừng còn chứa α-camphen, β-phelandren, eucalyptol và các gingerol. Cineol trong Gừng có tác dụng kích thích khi sử dụng tại chỗ và có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều vi khuẩn. - Tác dụng: Gừng vàng đã được các thầy thuốc phương Đông dùng làm thuốc từ hơn 2.000 năm nay. Trong Đông y, cây gừng cho các vị thuốc sau: 7 + Sinh khương: Gừng sống, vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng tán hàn giải biểu, ấm dạ dày, cầm mửa, tiêu nước, dịu ho. Sinh khương được xếp vào nhóm thuốc phát tán phong hàn. + Tiên khương: Gừng tươi. + Khương bì: Vỏ gừng tươi, vị cay mát, có tác dụng hành thủy (dẫn nước) chủ trị các chứng phù. + Ổi khương: Gừng sống vùi nhẹ lửa cho chín (hoặc nướng chín), có tác dụng ấm bụng, trừ hàn. + Can khương: Thân rễ phơi sấy khô của cây gừng vàng, khai thác vào mùa đông. Can khương vị cay, tính ôn, có tác dụng ôn trung (ấm cơ thể) trừ hàn, hồi dương, thông mạch, dịu ho, cầm tả, cầm mửa, cầm máu; được xếp vào nhóm thuốc trừ hàn. + Bào khương: Can khương thái phiến, đem sao cho phồng rộp rồi phun nước cho nguội. + Thán khương: Còn gọi là hắc khương hoặc gừng cháy. Đây là can khương thái phiến dày, sao cho cháy đen bên ngoài nhưng bên trong còn màu hồng sẫm (gọi là đốt tồn tính). Có tác dụng cầm máu trong các bài thuốc trị băng huyết, thổ huyết, tiêu ra máu, tiểu ra máu, lỵ ra máu... 1.2.3. Cây gừng gió - Mô tả: Gừng gió còn có tên khác: riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời, riềng dại; khuhet phtu, brateal, vong atic (Campuchia); ginembrefou (Pháp), phong khương, khinh keng (Tày), gừng dại, gừng giềng. Tên khoa học: Zingber zerumber (L) sm, thuộc họ gừng: Zingiberaceae. Cây cao từ 1 - 1,3m, thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc củ non có màu vàng thơm. Củ càng già càng to, chắc; trong ruột có màu vàng, có mùi thơm ngọt, dễ chịu. Lá mọc xếp lớp, không cuống, thuôn dài đầu nhọn, phía trên màu xanh lục, hơi nhạt ở phía dưới; bẹ nhẵn, trừ phía trên có lông...; cụm hoa dài 30 - 60 cm, phủ đầy vẩy, mép có mang lông hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ đài và tràng màu trắng cánh môi màu vàng nhạt. Quả nang hình bầu dục, hạt 8 màu đen, có áo hạt mềm màu trắng, mùa có hoa vào tháng 5 - 6. - Nơi sống và thu hái: Cây gừng gió mọc hoang ở khắp nơi, chịu đất ẩm ướt - mát, bìa rừng, ven suối, đất núi rậm. Có thể trồng trong chậu kiểng để nơi râm mát ở gia đình, thuộc loại cây cảnh đẹp. Bộ phận dùng: thân rễ. - Thành phần hoá học: Trong gừng gió có nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Tinh dầu có 13 các monoterpen và nhiều sesquiterpen, trong đó humulen chiếm 27, monocylic sesquiterpen xeton, zerumbon 37,5. Các monoterpen gồm pinen, camphen, limonen, cineol và campho. - Tính vị và tác dụng: Gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết chữa trúng gió, đau bụng, đau nhức sưng tấy. 1.2.4. Cây địa liền - Mô tả: Cây địa liền còn có tên là Sơn nại (TQ) – Tam mai – Sa khương – Faux galanga (Pháp) – Galanga ResurrectionilyRhizome (Anh). Tên khoa học l à Kaempferia galanga L. Cây địa liền là một cây cỏ nhỏ, sống lâu năm, quanh năm xanh tốt. Thân rễ nhỏ hình trứng. Lá khá rộng, độ 2 hoặc 3 chiếc, mọc sát mặt đất, nên có tên là địa liền, phiền lá hình trứng tròn, đầu hơi nhọn, mặt trên xanh lục, nhẵn, mặt dưới có lông mịn. Hoa tự mọc ở giữa, không cuống, gồm 8-10 hoa màu trắng có những điểm tím nằm ở giữa. Mùa hoa tháng 8 - 9. - Nơi sống và thu hái: Vùng đồi núi ta có nhiều địa liền mọc hoang (Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang...) Có trồng nhiều ở Thái Bình, Nam Hà. Thu hái vào mùa đông (tháng 11-2). Khi thân lá bắt đầu khô héo, đào lấy củ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con, thái vát thành phiến mỏng 2-3 mm, rồi phơi nắng hoặc sấy nhẹ đến thật khô. Tuyệt đối không được sấy than, củ sẽ bị đen, kém thơm. - Thành phần hoá học: Trong địa liền có tinh dầu thơm, trong đó thành phần chủ yếu là borneol, 9 metyl p.coumaric, acid etyl este, cinnamic acid etyl, cineol, cinnamic aldehyd - Bộ phận dùng: Thân rễ (thường vẫn gọi là củ) của cây địa liền (Rhizoma Kaempferiae) thái mỏng, phơi hay sấy khô. Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1983), và dược điển Trung Quốc (1963), (1997). -Tính vị và tác dụng: Theo Đông y, địa liền vị cay, tính ấm, vào 2 kinh Tỳ, Vị. Có tác dụng ấm dạ dày, giúp tiêu hoá, trừ lạnh, trừ thấp, trừ mùi ô uế. Dùng chữa các chứng bệnh đau bụng, tức ngực do lạnh, đau răng. Dùng ngoài da ngâm rượu xoa bóp, chữa tê thấp đau nhức. 1.2.5. Cây riềng - Mô tả: Cây riềng có tên khoa học là: Alpinia officinarum Hance - họ Gừng (Zingiberaceae ). Còn có tên khác là tiểu lương khương, cao lương khương (TQ), Galanga (Pháp), Galanga, Chinese ginger (Anh), Lesser Galanga rhizome (Anh). Riềng là một loại thảo, sống lâu năm mọc thẳng, cao 0,8-1,5m, thân rễ phát triển ngang, chia thành nhiều khúc không đều, hơi hình trụ, đường kính 1,2-2 m, mầu đỏ nâu, có phủ nhiều vảy. Lá không cuống, có bẹ, phiến lá hình mác dài 20- 40cm, rộng 1,5-2,5 cm. Hoa màu trắng, thành chùm ở ngọn. Quả hình cầu, có lông, hạt có áo hạt. Mùa hoa quả: tháng 5-11. - Nơi sống và thu hái: Cây riềng mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta lấy “củ” làm gia vị và thuốc. Trồng bằng các đoạn thân rễ vào mùa xuân. Miền Nam Trung Quốc có nhiều riềng (Quảng Đông, Quảng Tây). Có thể thu hoạch “củ” riềng quanh năm, nhưng vào thời gian thu đông thì hơn. Đào những đoạn củ già (ở những cây đã trồng trên 2 năm) rửa sạch, cắt bỏ rễ con, cắt thành những đoạn 5-6cm, phơi khô. Cũng có thể đồ qua bằng hơi nước rồi mới phơi, sấy cho khô tránh mọt. - Thành phần hoá học: Trong “củ” riềng có 0,5-1 tinh dầu, trong đó chủ yếu là cineol và methycinnamat. Ngoài ra, còn có chất dầu, vị cay là galangol, 10 một số dẫn chất của flavon ở dạng tinh thể: galangin C15 H10O5, alpinin C17 H12O 4, kaempferit C 16H12 O 6. - Tính vị và tác dụng: Theo Đông y, riềng vị cay, tính ấm vào các kinh Tỳ, Vị. Có tác dụng ôn trung (ấm phần giữa bụng giúp tiêu hoá), trừ hàn giảm đau, trừ gió, chống nôn mửa. Chữa các chứng bệnh: Đau bụng do lạnh, đau bụng dưới, nôn mửa trong, đau loét dạ dày – hành tá tràng, (trừ khi xuất huyết nặng). 1.2.6. Cây sa nhân. - Mô tả: Cây sa nhân có tên khoa học là Amomun achinosphaera. Sa nhân là một loài thuộc chi Amomun Roxb. Cây thân thảo, sống lâu năm dưới tán rừng. Thân cây làm bằng lá, cao khoảng 1-2m, có cây 5m. Lá hình mác, không cuống, không lông. Dài 37-40 cm, rộng 8 cm. Thân ngầm: Dài 0,3-1m Rễ chùm phân bố lớp đất mặt 20 cm. Hoa lưỡng tính, tỷ lệ kết quả < 30. Sa nhân mọc thành khóm nhiều cây, cây nọ cách cây kia 10 cm. Sau khi trồng 2-3 năm, mỗi nhánh có từ 30-50 cây và bắt đầu có quả. Hoa màu trắng đốm tía. Mỗi gốc 3-6 chùm hoa. Mỗi chùm 4-6 hoa. Ra hoa tháng 4-5. Quả chín tháng 7-8. - Nơi sống và thu hái: Sa nhân có phân bố ở hầu hết các nước Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. ở nước ta, Sa nhân phân bố ở hầu hết các tỉnh vùng núi Bắc và Trung Bộ có khoảng 30 loài trong đó có gần 30 loài mang tên Sa nhân , trong đó 23 loài đã được xác định chắc chắn. Sa nhân thường trồng vào vụ xuân thu, thu hoạch qủa tháng 7 – 8. Cây xanh tươi nhiều quả, cây lá vàng không có quả. 4 kg quả tươi cho 1 kg quả khô. - Tính vị và tác dụng: Từ lâu đời nhân dân ta đã biết tìm kiếm và khai thác sa nhân để làm thức ăn, thuốc chữa bệnh và coi là một dược liệu quý, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Bước đầu đã thống kê được trên 60 đơn thuốc có vị Sa Nhân dùng trong các trường hợp ăn không tiêu, kiết lỵ, đau dạ dày, phong tê thấp, sốt rét, đau răng, phù thũng… Ngoài ra, sa nhân còn dùng trong sản xuất hương liệu để sản xuất xà phòng, nước gội đầu. 11 1.2.7. Cây thảo quả - Mô tả: Thảo quả tên khoa học là Elettaria cardamomum, là loại cây thảo, sống lâu năm, cao chừng 2,5-3m. Thân rễ mọc ngang, có đốt, đường kính chừng 2,5-4cm, giữa có màu trắng nhạt, phía ngoài màu hồng, mùi thơm. Lá mọc so le, có lá có cuống, có lá không cuống, bẹ lá có khía dọc, phiến lá dài 60-70cm, rộng tới 20cm, mặt trên phiến lá màu xanh thẫm, mặt dưới hơi mờ, mép lá nguyên. Cụm hoa bông, mọc từ gốc, dài chừng 13-20cm, hoa màu đỏ nhạt, mỗi bông nhiều quả, khi chín quả màu đỏ nâu, dài 2,5-4cm, rộng 1,5-2cm. Vỏ quả ngoài dầy 5mm, quả chia làm 3 ô, mỗi ô có độ 7-8 hạt rất thơm, có áo hạt hình tháp, ép vào nhau. - Nơi sống và thu hái: Thảo quả mọc hoang và được trồng ở các tỉnh miền núi như Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Tây Bắc. Lựa quả chưa chín, hái về phơi hoặc sấy nhẹ lửa cho khô (thường 3-4 ngày). Quả khô sẽ ngả mầu xám nâu nhạt, nhiều nếp nhăn dọc và thường phủ 1 lớp phấn trắng. Khi nào dùng mới bóc vỏ ngoài lấy hạt, nếu bóc ngay sẽ mất mùi thơm. - Bộ phận dùng: Quả. - Thành phần hoá học: Trong thảo quả có tinh dầu chừng 1-3. Tinh dầu mầu vàng nhạt mùi thơm, ngọt, vị nóng cay, dễ chịu. - Công dụng: Thảo quả được sử dụng làm gia vị và làm thuốc, được khai thác để xuất khẩu 1.2.8. Bạch đậu khấu - Mô tả: Bạch đậu khấu có tên khác là Bà khấu, Bạch khấu nhân, Bạch khấu xác, Đa khấu, Đới xác khấu (TQ dược học đại từ điển), Đậu khấu, Đông ba khấu, Khấu nhân, Tử đậu khấu (Đông dược học thiết yếu), Xác khấu (Bản thảo cương mục). Tên khoa học là Amomum Repens Sonner. 12 Bạch đậu khấu là loại cây thảo cao khoảng 2-3m. Thân rễ nằm ngang to bằng ngón tay, lá hình dải, mũi mác, nhọn 2 đầu, dài tới 55cm, rộng 6cm mặt trên nhẵn, dưới có vài lông rải rác bẹ lá nhẵn, có khía, lưỡi bẹ rất ngắn. Cụm hoa mọc ở gốc của thân mang lá, mọc bò, dài khoảng 40cm, mảnh, nhẵn, bao bởi nhiều vảy chuyển dần thành lá bắc ở phía trên, lá bắc mau rụng. Cuống chung của cụm hoa ngắn, mang 3-5 hoa, ở nách những lá bắc nhỏ hình trái soan. Hoa màu trắng tím, có cuống ngắn, đài hình ống nhẵn, có 3 răng ngắn. Tràng hình ống nhẵn, dài hơn đài 2 lần, thùy hình trái xoan tù, thùy giữa hơi dài rộng hơn, lõm hơn. Cánh môi hình thoi. Quả nang hình trứng, bao bởi đài tồn tại, có khi lớn đến 4cm. -Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang dại ở vùng thượng du bắc bộ (Cao Bằng, Lào Cai) Việt Nam và Cam pu chia. Cây này Việt Nam còn phải nhập. Thu hái vào mùa thu, hái cây trên 3 năm, hái quả còn giai đoạn xanh chuyển sang vàng xanh. Hái về phơi trong râm cho khô, có khi phơi khô xong bỏ cuống rồi xông diêm sinh cho vỏ trắng cất dùng, khi dùng bóc vỏ lấy hạt. - Phần dùng làm thuốc: Hạt quả và hoa. -Tính vị quy kinh: + Vị cay, the, mùi thơm, tính nóng, vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Vị cay, tính ấm, vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Đông dược học thiết yếu). - Tác dụng, chủ trị: + Hành khí, hóa thấp, chỉ ẩu. Trị nôn mửa, dạ dầy đau, đầy hơi, Tỳ Vị có thấp trệ (Trung Quốc dược học đại từ điển). + Hành khí, làm ấm Vị. Trị phản vị, phiên vị, vị quản trướng đau, bụng đầy, ợ hơi do hàn tà ngưng tụ và khí trệ gây ra (Đông Dược Học Thiết Yếu). 1.3. Vài nét về thực vật của thân rễ cây gừng 1.3.1. Đặc điểm thực vật của thân rễ cây gừng Thân: Thân cây gừng có hai dạng đó là thân ngầm (thường gọi là củ) và thân khí sinh. 13 Thân rễ có khi phồng thành củ. Thân rễ (quen gọi là củ) không có hình dạng nhất định, phân nhánh trên một mặt phẳng, làm thành nhiều đốt, kích thước không đều, dài 3-7 cm, dày 0,5-1,5 cm, mặt ngoài màu trắng tro hay vàng nhạt, có vết nhăn dọc, ở đầu đốt có vết tích của thân cây đã rụng, trên các đốt có vết sẹo của các lá khô (vảy), vết bẻ màu trắng tro hoặc ngà vàng, lõi tròn rõ, mùi thơm, vị cay nóng. Đặc điểm giải phẩu thân rể: Biểu bì gồm một lớp tế bào hình chữ nhật, nhỏ xếp tương đối đều đặn. Dưới lớp biểu bì là mô mềm vỏ gồm 5-6 lớp tế bào hơi dẹp, vách tẩm chất gỗ. Phía dưới lớp mô mềm vỏ này có khoảng 5 lớp bần. Mô mềm vỏ khuyết, tế bào tròn, vách mỏng, có thể bị bẹp lại và nhăn nheo đối với thân rễ già. Nội bì đai Caspary, trụ bì gồm 1 lớp tế bào kích thước không đều, có xu hướng bị ép dẹp bởi các bó libe gỗ nằm gần đó. Vòng nội bì và trụ bì gần như liên tục. Mô mềm tủy là những tế bào hình tròn, to hơn tế bào mô mềm vỏ. Rất nhiều bó libe gỗ tập trung thành 1 vòng sát trụ bì và rải rác khắp mô mềm vỏ và mô mềm tuỷ. Mỗi bó có 1-6 mạch gỗ, libe chồng lên gỗ. Tế bào tiết chứa tinh dầu màu vàng tươi rất nhiều trong mô mềm vỏ và tủy. Thân khí sinh: Cấu tạo từ nhiều bẹ lá ôm lấy lõi thân, là thân cỏ nhiều năm, cao khoảng 1 m. -Bẹ lá: Hình lưỡi liềm. Biểu bì trên hình đa giác, có kích thước lớn hơn biểu bì dưới. Mô mềm khuyết. Các bó mạch nhỏ, gồm từ 1-6 mạch gỗ, gỗ ở trên, libe ở dưới, các tế bào xung quanh hóa mô cứng. Tại đoạn có bó mạch, mô mềm và biểu bì bị ép dẹp. Ở bẹ lá ngoài cùng rải rác có biểu bì tiết. - Thân: vi phẫu hình bầu dục. Tế bào biểu bì hình chữ nhật, nhỏ. Dưới biểu bì là mô mềm khuyết hay đạo, tế bào hình tròn, vách mỏng. Trụ bì gồm 2-3 lớp tế bào uốn lượn tạo thành 1 vòng liên tục. Bên trong và ngoài vòng trụ bì có nhiều bó mạch gỗ nhỏ gồm từ 1-6 mạch gỗ, libe chồng lên gỗ. Các bó gỗ ngoài trụ bì thường có vòng mô cứng bao xung quanh, các bó phía trong thì không có. Mô mềm tủy đạo, tế bào đa giác hoặc chữ nhật, đôi khi có chừa các khuyết lớn. Ở bẹ lá và thân đều chứa rải rác tinh thể calci oxalat hình khối nhỏ, túi tiết và tế bào tiết rải rác trong vùng mô mềm. 14 - Lá: Lá không cuống, mọc so le thành 2 dãy, hình ngọn giáo, thắt lại ở gốc, đầu nhọn dài 15-20 cm, rộng 2 cm, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt; gân lá song song. Bẹ nhẵn, có thể ôm vào nhau thành một thân giả. Lưỡi nhỏ dạng màng, nhẵn, chia 2 thùy cạn. Giải phẩu lá: Mặt trên lõm, mặt dưới lồi, tế bào biểu bì hình đa giác, biểu bì dưới nhỏ hơn biểu bì trên, biểu bì tiết có cả ở 2 mặt. Mô mềm khuyết. Nhiều bó mạch xếp thành hàng, gỗ ở trên, libe ở dưới, vòng mô cứng nằm dưới libe. Bó gỗ ở gân giữa là lớn nhất và nhỏ dần về 2 phía. Túi tiết và tế bào tiết rải rác trong vùng mô mềm. Ở 2 bên phiến lá, dưới biểu bì trên có 1 lớp tế bào hạ bì lớn, không liên tục và 3 lớp mô mềm khá giống mô giậu, nhưng tế bào ngắn hơn. Trên biểu bì dưới cũng có 1 lớp hạ bì. Biểu bì lá: Cả 2 mặt đều có lỗ khí nhưng biểu bì dưới có nhiều hơn, lỗ khí kiểu 1 lá mầm, các tế bào bạn có dạng hình chữ nhật ngắn hay lục giác. Biểu bì trên xếp đều đặn và thẳng hàng hơn biểu bì dưới. 1.3.2. Trạng thái thiên nhiên và phân bố Họ Gừng (Zingiberaceae ), là một Họ thực vật thân thảo sống lâu năm với các thân rễ bò ngang hay tạo củ, bao gồm 47 chi và khoảng trên 1.000 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở Nam và Đông Nam Châu Á. Chi Gừng (Zingiber ) ở Châu Á có khoảng 45 loài, ở Việt Nam có 11 loài. Gừng là loại cây gia vị cổ điển được trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Đông Á đến Đông Nam Á và Nam Á. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản là những nước trồng Gừng nhiều nhất thế giới. Ở Việt Nam, cây được trồng ở khắp các địa phương, từ vùng núi cao đến đồng bằng và ngoài các hải đảo. Trong nhân dân hiện nay có nhiều loại: gừng trâu có thân to, củ to thường để làm mứt, có nhiều ở các vùng núi thấp; gừng gié có thân và củ đều nhỏ nhưng rất thơm. Cây ưa ẩm, ưa sáng. Cây trồng thường có hoa năm thứ 2. Chưa thấy cây có quả và hạt. Gừng trồng sau 1 năm nếu không thu hoạch sẽ có hiện tượng tàn lụi (phần trên mặt đất) qua đông. Thời gian sinh trưởng mạnh của cây trùng với mùa hè-thu nóng và ẩm. Gừng tái sinh dễ dàng bằng những đoạn thân rễ có nhú mầm, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa xuân. Ra hoa vào mùa hạ và mùa thu. 15 1.3.3. Giá trị sử dụng - Tác dụng dược lý: chống oxi hóa, kháng viêm, chống nôn, trợ tiêu hóa, chống huyết khối. - Công dụng: Trị lạnh bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, đau bụng, tiêu chảy, chống nôn, trị cảm cúm, làm ra mồ hôi, trị nhứt đầu, ho mất tiếng. Ngoài ra, còn có tác dụng làm đẹp 1.4. Vị trí địa lý và đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên của thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam 9 1.4.1. Về ranh giới hành chính và khu vực phát triển Huyện Điện Bàn nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng Nam; có vị trí địa lý từ 150 50’ - 15 0 57’ vĩ độ Bắc và 1080 - 1080 20’ kinh độ Đông. Phía Bắc, Tây Bắc tiếp giáp với huyện Hoà Vang và quận Ngũ Hành Sơn – thành phố Đà Nẵng. Phía Nam, Đông Nam tiếp giáp với huyện Duy Xuyên và thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Phía Đông tiếp giáp biển Đông Phía Tây tiếp giáp với huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Diện tích tự nhiên 214,709 km 2 , dân số thường trú năm 2013 là 206.223 người, dân số qui đổi 230.000 người. Toàn huyện được chia thành 20 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: Thị trấn Vĩnh Điện và 19 xã, chia làm 3 khu vực: Khu vực phía Đông: là vùng cát ven biển gồm 5 xã Điện Ngọc, Điện Dương, Điện Nam Bắc, Điện Nam Đông, Điện Nam Trung. Tổng diện tích 61,20 km 2 , dân số 55.840 người. Trên khu vực này, có Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc với diện tích 390 ha, đã lấp đầy 341 ha ( 87,4 ), trong đó có 193,16 ha diện tích đất sản xuất với 49 dự án đầu tư sản xuất (đã hoạt động 45 doanh nghiệp, số còn lại hiện đang trong quá trình XD); có 06 cụm công nghiệp với tổng diện tích 210 ha, đã lấp đầy 38,26 ha, 9 doanh nghiệp đang hoạt động16 dự án; gần 24.000 lao động đang làm việc tại các khu, cụm công nghiệp với 23 là của người địa phương; ngoài ra còn có Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc diện tích 2.700ha, đã xây dựng hạ tầng 788,131 ha, với 36 dự án; có 8 km bờ biển với 2 resort 5 sao đang 16 hoạt động, 15 resort – khách sạn cao cấp khác đang làm thủ tục đầu tư, 1 sân golf 18 lỗ. Khu vực phía Đông được xác định là khu vực tập trung phát triển đô thị - công nghiệp – du lịch làm động lực tan tỏa lên các khu vực còn lại. Khu vực dọc theo Quốc lộ 1A: gồm Thị trấn Vĩnh Điện và 6 xã Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, Điện An, Điện Minh, Điện Phương. Tổng diện tích 42,69 km 2 , dân số 68.372 người. Khu vực này có 4 cụm công nghiệp – thương mại dịch vụ với tổng diện tích 110,72 ha, đã lấp đầy 35,05 ha, có 11 doanh nghiệp đang hoạt động18 dự án. Trong khu vực này, Thị trấn Vĩnh Điện là trung tâm chính trị - hành chính của huyện (nguyên là Thành tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 1833 -1945); xã Điện Phương nguyên là nơi đặt Dinh trấn Quảng Nam thời kỳ chúa Nguyễn. Nơi đây có các món ăn nổi tiếng như bê thui Cầu Mống, mì quảng Phú Chiêm; có làng nghề truyền thống như đúc đồng Phước Kiều, chiếu chẽ Triêm Tây, bánh tráng Phú Triêm, làng nghề thủ công mỹ nghệ Đông Khương. Khu vực này được qui hoạch phát triển theo hướng đô thị hóa, gắn kết với khu vực phía Đông thành vùng nội thị của đô thị Điện Bàn. Khu vực phía Tây : gồm 8 xã Điện Quang, Điện Trung, Điện Phong (3 xã Gò Nổi), Điện Hồng, Điện Thọ, Điện Phước, Điện Hòa, Điện Tiến. Tổng diện tích 110,82 km 2 , dân số 82.011 người. Khu vực này có 11 cụm công nghiệp nhỏ với tổng diện tích 125,39 ha, đã lấp đầy 23,68 ha, có 10 doanh nghiệp đang hoạt động. Khu vực Gò Nổi là quê hương của những chí sĩ anh hùng như Hoàng Diệu, Phạm Phú Thứ, Trần Quí Cáp, Phan Khôi, .…. xã Điện Tiến có đồi Bồ Bồ ghi dấu trận thắng Mỹ cuối cùng trước ngày Hiệp định Paris được ký kết, hiện nay được qui hoạch phát triển du lịch với diện tích 215 km 2 . Toàn bộ khu vực phía Tây trong qui hoạch là vùng ven khu vực nội thị, được tập trung phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. 1.4.2. Về vị trí địa lý kinh tế Huyện Điện Bàn được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại 4 tại Quyết định số 222QĐ-BXD ngày 1032014, ngoài các tiêu chuẩn được chấm điểm theo qui định thì Điện Bàn còn có vị trí địa kinh tế đặc biệt quan trọng của tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm trong 17 cụm đô thị động lực Chân Mây – Đà Nẵng – Điện Bàn – Hội An – Tam Kỳ - Vạn Tường; là vùng giao thoa của các hoạt động kinh tế, thương mại và du lịch tầm cỡ quốc gia, quốc tế thông qua hệ thống cảng biển Tiên Sa, sân bay quốc tế Đà Nẵng, hành lang giao thông đường bộ, đường sắt Bắc – Nam. Đô thị Điện Bàn nằm giữa đô thị Đà Nẵng (thành phố trẻ, trung tâm hành chính - thương mại - dịch vụ - công nghiệp) và đô thị Hội An (thành phố cổ mang nhiều giá trị văn hóa - lịch sử - thiên nhiên). Như vậy xét về tiềm năng thì đô thị Điện Bàn là duy nhất có khả năng kết hợp, hỗ trợ cùng hai đô thị này để xứng tầm trở thành một trung tâm đô thị đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển hành chính - kinh tế, văn hóa - xã hội qui mô lớn cấp tiểu vùng của Vùng duyên hải miền Trung và Tây nguyên. 1.4.3. Điều kiện tự nhiên 1.4.3.1. Đất đai, địa hình Đất đai huyện Điện Bàn khá tốt, có độ phì nhiêu cao, nhóm đất phù sa chiếm đến 69,67 tổng diện tích đất, cho phép thâm canh nông nghiệp theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Bên cạnh đó, Điện Bàn là một huyện đồng bằng ven biển nên địa hình tương đối bằng phẳng, độ chênh cao thấp, thuận lợi cho phát triển đô thị - công nghiệp. Có bờ biển cát trắng, nước trong, sông nước hiền hòa thuận lợi cho khai thác du lịch. 1.4.3.2. Khí hậu, thủy văn Điện Bàn nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển các cây trồng nông nghiệp như lúa màu, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên do chế độ mưa phân hoá theo mùa trong năm không đồng đều gây khô hạn, nhiễm mặn trong mùa khô và bão thường xảy ra vào các tháng 9, 10, 11 kết hợp với các trận mưa lớn gây lũ lụt, xói lở khu vực ven sông làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt đời sống của nhân dân. 1.4.4. Tài nguyên đất đai Tính đến cuối năm 2012 tổng diện tích huyện Điện Bàn là 21.471 ha. Trong đó bao gồm: 1.982 ha đất dân dụng (gồm: đất khu ở, đất CTCC đô thi, đất xây dựng TDTT, đất giao thông nội thị) và 1.886 ha đất chuyên dụng (gồm: đất CN, 18 TTCN, kho tàng, đất du lịch, di tích, tôn giáo, đất giao thông đối ngoại, đất quốc phòng, an ninh, đất bãi xử lý chất thải, đất nghĩa trang, nghĩa địa). Ngoài ra còn 6.518 ha các loại đất khác như: đất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp (4.296 ha); đất bằng chưa sử dụng (1.544 ha); đất sông, suối mặt nước (678 ha). 1.5. Tổng quan về tinh dầu 4; 8; 9 1.5.1. Khái quát chung Tinh dầu là một loại chất lỏng chứa các hợp chất thơm dễ bay hơi được chiết xuất bằng cách chưng cất hơi nước hoặc ép lạnh, từ lá cây; thân cây; hoa; vỏ cây; rễ cây; hoặc những bộ phận khác của thực vật. Phương pháp khác để tách chiết tinh dầu là tách chiết dung môi. Tinh dầu được ví như là nhựa sống của cây, vì vậy đã mang sức sống, năng lượng tinh khiết nhất của dược thảo từ thiên nhiên và mạnh hơn 50 - 100 lần các loại dược thảo sấy khô (thảo mộc). Hầu hết các loại tinh dầu đều trong, ngoại trừ vài loại tinh dầu như dầu cây hoắc hương, dầu cam, sả chanh thì đều có màu vàng hoặc hổ phách. Tinh dầu được sử dụng trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng, tạo hương vị cho đồ uống và thực phẩm, hay thêm mùi vào hươngtrầm và các sản phẩm tẩy rửa vệ sinh gia dụng khác. Tinh dầu theo dòng lịch sử cũng từng được sử dụng trong lĩnh vực y học. Các ứng dụng y học bao gồm từ làm đẹp da cho tới điều trị ung thư và thường chỉ là thuần túy dựa theo các mêu tả lịch sử về việc sử dụng tinh dầu cho các mục đích này. Các tuyên bố về hiệu quả của điều trị y học bằng tinh dầu, cụ thể là hiệu quả chữa trị ung thư, hiện tại phải tuân theo các quy định điều chỉnh tại nhiều quốc gia. Tinh dầu có hai loại: Nguyên chất và tinh dầu hỗn hợp. Tinh dầu nguyên chất: Hoàn toàn không có độc tố, không có chất bảo quản hóa học nên rất an toàn cho người sử dụng và mang lại kết quả nhanh khi điều trị. Tinh dầu không nguyên chất hay là tinh dầu hỗn hợp được pha trộn với các loại tinh dầu khác nhau. 19 Tinh dầu chứa trong thực vật có thành phần không ổn định. Hàm lượng tinh dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, di truyền, đất trồng, phân bón, thời tiết, ánh sang, thời điểm thu hoạch. Trong các bộ phận của cây hàm lượng tinh dầu cũng khác nhau. Cần phải hiểu biết như vậy để xác định thời gian thu hái cho hàm lượng tinh dầu nhiều nhất và chất lượng tốt nhất. Tinh dầu là sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất và không được sử dụng trở lại cho hoạt động sống của cây. 1.5.2. Thành phần hóa học của tinh dầu Thành phần trong tinh dầu bao gồm các hiđrocacbon, ancol tự do hay dưới dạng các este, hợp chất chứa N, hợp chất chứa S, hợp chất halogen…Các hiđrocacbon béo thường ít đại diện, phần nhiều là cacbua thơm hoặc nhóm cacbua tecpennic. Trong các thành phần trên, thường este chiếm tỉ lệ cao nhất rồi đến các rượu và andehit. Sau đây là một số hợp phần chính hay gặp trong thành phần tinh dầu: - Hiđrocacbon bao gồm: + Cacbon tecpennic (chiếm nhiều nhất): limonen, pinen, camphen, caryophyllen, sylvestren. + Cacbon no: heptan, parafin. - Ancol: Ancol metylic, ancol etylic, ancol xinamic, xitronellol, geraniol, linalol, bocneol, tecpineol, mentol, santalol, xineol. - Phenol và ete phenolic: anetol, eugenol, safrol, apiol, tymol. - Andehit: andehit benzoic, xinamic, salyxilic, xitral, xitronellal. - Xeton: menton, campho, thuyon. - Axit (dưới dạng este): axit axetic, butiric, valerianic, benzoic, namic, salyxilic, fomic. - Những hợp chất chứa sunfua, nitơ, halogen: các tinh dầu có sunfua trong các cây thuộc họ chữ Thập (Cruciferae) có một kiến trúc đặc biệt gọi là senevol tức là este của axit isosunfoxianic. - Cumarin: becgapten, ombelliferon. 20 1.5.3. Tính chất vật lí của tinh dầu Mỗi tinh dầu có các hằng số vật lý đặc trưng như trạng thái(d), chiết suất (n), độ quay cực (α), và các chỉ số hóa học như chỉ số Axit, chỉ số Iôt, chỉ số Este, chỉ số Xà phòng hóa…Qua các chỉ ...

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA – SINH - - VÕ ĐỨC Ý NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT TINH DẦU GỪNG Ở THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì một công trình nào khác Tác giả khóa luận Võ Đức Ý LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường,lãnh đạo khoa Lý – Hóa - Sinh cùng các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bài khóa luận này Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Giảng viên Th.sĩ Nguyễn Đức Trung bộ môn hóa trường đại học Quảng Nam thời gian qua đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian viết và hoàn thành khóa luận Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong phòng thí nghiệm đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực nghiệm Tôi xin g̉ưi l̀ơi cảm ơn đến các anh chị kỹ thuật viên tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng II (quatest II), số 2 Ngô Quyền- Đà Nẵng đã hỗ trợ tôi trong quá trı̀nh nghiên ćưu Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho tôi theo học suốt thời gian qua Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình tôi, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện đề tài này Tôi xin chân thành cảm ơn! Tam Kỳ, tháng 05 năm 2016 Tác giả Võ Đức Ý DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ Hı̀nh 1.1 Cây g̀ưng (Zingiberaceae) 4 Hı̀nh 1.2 Sơ đồ thu gọn của thiết bị sắc ký khí 29 Hı̀nh 1.3 Hı̀nh ảnh śăc kı́ đồ………………………………………………… …… 30 Hình 1.4 Sơ đồ thiết bị sắc ký ghép khối phổ 31 Bảng 3.1 Kết quả h̀am lượng tinh dầu trong củ g̀ưng 42 Bảng 3.2 Kết quả khảo sát hàm lượng tinh dầu theo ngày thu hoạch 42 Đồ thị 3.1 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của thời gian sau thu hoạch đến lượng tinh dầu thu được 43 Bảng 3.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến lượng tinh dầu thu được 43 Đồ thị 3.2 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng thời gian chưng cất đến lượng tinh dầu thu được Bảng 3.4 Kết quả thử cảm quan 44 Bảng 3.5 Bảng tỷ trọng của tinh dầu gừng 44 Bảng 3.6 Kết quả xác định độ ẩm trung bình của mẫu củ gừng khô như sau: 44 Bảng 3.7 Kết quả x́ac định độ h̀oa tan trong etanol của tinh dầu g̀ưng 45 Bảng 3.8 Kết quả xác định chỉ số axit của tinh dầu g̀ưng 45 Bảng 3.9 Kết quả xác định chỉ số xà phòng hóa của tinh dầu g̀ưng 45 Bảng 3.10 Kết quả xác định chỉ số este hóa của tinh dầu g̀ưng 46 Hình 3.4 Phổ GC-MS của tinh dầu gừng ở thị xã Điện Bàn 47 Bảng 3.10 Thành phần hóa học của các cấu tử chính trong tinh dầu gừng 48 MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu của đề tài 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 4.1 Nghiên cứu lý thuyết 2 4.2 Nghiên cứu thực nghiệm 2 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 5.1 Ý nghĩa khoa học 2 5.2 Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2 NỘI DUNG 4 Chương 1 TỔNG QUAN 4 1.1 Tổng quan về họ Gừng [3]; [8] 4 1.1.1 Phân loại khoa học 5 1.1.2 Hệ thống phân loại 5 1.2 Sơ lược về các cây thuộc họ Gừng ở nước ta [8] 5 1.2.1 Cây gừng vàng 5 1.2.3 Cây gừng gió 7 1.2.4 Cây địa liền 8 1.2.5 Cây riềng 9 1.2.6 Cây sa nhân 10 1.2.7 Cây thảo quả 11 1.2.8 Bạch đậu khấu 11 1.3 Vài nét về thực vật của thân rễ cây gừng 12 1.3.2 Trạng thái thiên nhiên và phân bố 14 1.3.3 Giá trị sử dụng 15 1.4.1 Về ranh giới hành chính và khu vực phát triển 15 1.4.2 Về vị trí địa lý kinh tế 16 1.4.3 Điều kiện tự nhiên 17 1.4.4 Tài nguyên đất đai 17 1.5 Tổng quan về tinh dầu [4]; [8]; [9] 18 1.5.1 Khái quát chung 18 1.5.2 Thành phần hóa học của tinh dầu 19 1.5.3 Tính chất vật lí của tinh dầu 20 1.5.4 Phân loại tinh dầu 21 1.5.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất tinh dầu 21 1.5.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu 21 1.5.7 Vai trò của tinh dầu 22 1.5.8 Cách bảo quản tinh dầu 22 1.6 Chiết xuất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước [4]; [5]; [8]; [9] 22 1.6.1 Lý thuyết chưng cất 22 1.6.2 Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình chưng cất 23 1.6.3 Ưu điểm của phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước 25 1.6.4 Nhược điểm của phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước 25 1.7 Các phương pháp xác định chỉ tiêu lý học [1]; [4]; [9] 26 1.7.1 Xác định tinh dầu 26 1.7.2 Xác đinh độ hòa tan trong etanol 27 1.8 Các phương pháp xác định chỉ tiêu hóa học [1]; [4]; [9] 27 1.8.1 Chỉ số axit (Ax) 27 1.8.2 Chỉ số xà phòng hóa (Xp) 28 1.8.3 Chỉ số ete hóa (ES) 28 1.9 Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) dùng xác định thành phần hóa học của tinh dầu [9] 28 1.9.1 Sắc ký khí (GC) 28 1.9.2 Phương pháp khối phổ (MS) 30 1.9.3 Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) 31 Chương 2 THỰC NGHIỆM 33 2.1 Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất 33 2.1.1 Nguyên liệu 33 2.1.2 Xử lý nguyên liệu 33 2.1.3 Thiết bị, dụng cụ, hóa chất 33 2.2 Sơ đồ nghiên cứu 35 2.3 Tách chiết tinh dầu bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước 36 2.3.1 Dụng cụ và nguyên liệu 36 2.3.2 Cách tiến hành 36 2.4 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tinh dầu thu được 37 2.4.1 Ảnh hưởng của thời gian sau thu hoạch đến lượng tinh dầu trong củ gừng 37 2.4.2 Ảnh hưởng của thời gian chiết đến lượng tinh dầu thu được 37 2.5 Các phương pháp xác định chỉ tiêu lí học 37 2.5.1 Xác định tinh dầu 37 2.5.2 Xác định độ ẩm 38 2.5.3 Độ hòa tan trong etanol 39 2.6 Các phương pháp xác định chỉ tiêu hóa học 39 2.6.1 Chỉ số axit (Ax) 39 2.6.2 Chỉ số xà phòng hóa (Xp) 40 2.6.3 Chỉ số este (Es) 40 2.6 Định lượng tinh dầu 41 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42 3.1 Kết quả định lượng tinh dầu 42 3.2 Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tinh dầu 42 3.2.1 Ảnh hưởng của thời gian sau thu hoạch đến lượng tinh dầu G̀ưng 42 3.2.2 Ảnh hưởng của thời gian chiết đến lượng tinh dầu thu được 43 3.2 Kết quả xác định các chỉ số lí học 44 3.2.1 Cảm quan 44 3.2.2 Tỷ trọng 44 3.2.2 Độ ẩm 44 3.2.3 Độ hòa tan trong etanol 45 3.3 Kết quả xác định chỉ số hóa học 45 3.3.1 Chỉ số axit 45 3.3.2 Chỉ số xà phòng hóa 45 3.3.3 Chỉ số este 46 3.4 Xác định thành phần hóa học trong tinh dầu gừng bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ 47 Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 1 Kết luận 52 2 Kiến nghị 52 Phần 4 Tài liệu tham khảo………………………………………………… 53 Phần 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của các loài cây thuốc Cho tới nay có khoảng 12000 loài được phát hiện, trong đó các loài cây được làm thuốc chiếm 26 – 30% Từ các chất có hoạt tính sinh học có nguồn gốc từ thiên nhiên, người ta tìm cách biến đổi cấu trúc hóa học của chúng thành các chất có hoạt tính sinh học mới, ưu việt hơn và tốt hơn so với các loại thuốc được sản xuất bằng con đường tổng hợp Vì vậy, việc nghiên cứu các chất là rất quan trọng trong đánh giá tài nguyên thiên nhiên nhằm sử dụng chúng một cách có hiệu quả Trong cuộc sống hằng ngày, gừng, nghệ, riềng thuộc họ gừng là những cây rất quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam Chúng không chỉ là nguồn cung cấp gia vị cho bữa ăn mà nó còn có một công dụng rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh Chỉ nói riêng loài Gừng, đó là loài thực vật thuộc chi họ Zingiber, họ zingiberaceae rất phổ biến ở nước ta Gừng là một loại thảo mộc rất tốt cho sức khỏe con người, trong củ gừng có trên 100 chất khác nhau, bao gồm tinh dầu, chất béo, vitamin B1, B2, B6, C và nhiều chất khoáng như: Kali, canxi, sắt, kẽm, Từ những công dụng quý giá của Gừng đối với sức khỏe con người, vì vậy việc nghiên cứu cây này là rất cần thiết cho công nghiệp dược đặc biệt là tinh dầu gừng Tinh dầu gừng có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn giúp tiêu hóa tốt Ngoài ra, tinh dầu gừng còn giúp điều hòa thân nhiệt như hạ sốt, chống lạnh và đổ mồ hôi trộm Tinh dầu gừng làm dịu tinh thần, chống suy nhược, hồi phục năng lượng và tạo cảm giác sản khoái cho cơ thể nhờ mùi thơm của gừng Đặc biệt, trong massage với tinh dầu gừng tươi sẽ nuôi dưỡng và giữ ẩm cho cơ thể quyến rũ Hiện nay rất ít công trình đề cập đến phương pháp tách chiết, xác định thành phần hóa học, tinh chất, ứng dụng,…về các hợp chất hóa học có trong tinh dầu gừng Với mong muốn đóng góp một số thông tin khoa học vào kho tàng các chất thiên nhiên, chính vì vậy tôi quyết định tiến hành nghiên cứu cây gừng với nội dung “Nghiên cứu phương pháp sản xuất tinh dầu Gừng ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài khóa luận của tôi 1 2 Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận về tinh dầu: khái niệm, tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần hóa học của tinh dầu Nghiên cứu cơ sở lý luận về tinh dầu gừng: đặc điểm và sự phân bố của cây gừng, thành phần hóa học của tinh dầu gừng ở các vùng khác nhau Quy trình tách chiết và phương pháp xác định thành phần hóa học của tinh dầu Xác định chỉ tiêu hóa lý và những yếu tố ảnh hưởng đến lượng tinh dầu trong củ gừng Đóng góp thêm thông tin, tư liệu khoa học về cây gừng 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Củ gừng được lấy tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Quá trình thực nghiệm được tiến hành ở phòng thí nghiệm hóa học, trường Đại học Quảng Nam 4 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau: 4.1 Nghiên cứu lý thuyết Thu thập, tổng hợp tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, trao đổi kinh nghiệm với thầy cô giáo và đồng nghiệp Tìm hiểu thực tế về cây Gừng 4.2 Nghiên cứu thực nghiệm Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước Xác định chỉ số hóa lý: độ ẩm, tỉ trọng, khả năng hòa tan trong cồn, chỉ số axit, chỉ số este, chỉ số xà phòng hóa Xác định thành phần của tinh dầu Gừng dựa vào phương pháp sắc ký khí – khối phổ liên hợp (GC – MS) 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1 Ý nghĩa khoa học Xác định các thông số vật lý, hóa học, điều kiện tách chết và xác định thành phần hóa học của tinh dầu Gừng ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, 2

Ngày đăng: 14/03/2024, 19:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w