Kinh Tế - Quản Lý - Khoa học xã hội - Giáo Dục - Education NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY VĂN HỌC VIỆT NAM... CHO SINH VIÊN NƯỚC NGOÀI TẠI KHOA VIỆT NAM HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ TS. Lê Thị Thanh Xuân1 1. MỞ ĐẦU Hiện nay, nhu cầu học tập của sinh viên nước ngoài bên cạnh những kĩ năng cơ bản như Nghe, Nói, Đọc, Viết thì việc nghiên cứu, học tập và tìm hiểu những môn học như Văn học - Văn hóa ngày một tăng. Đáp ứng nhu cầu đó, đội ngũ giảng viên trong Khoa đã không ngừng trau dồi năng lực cũng như kĩ năng nghiên cứu, tìm hiểu để đưa đến cho sinh viên những bài giảng chất lượng cao và hiệu quả. Giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài không phải là một việc đơn giản, đặc biệt là giảng dạy các môn chuyên ngành đặc thù như Văn học Việt Nam cho sinh viên quốc tế. Hầu hết sinh viên nước ngoài học các môn Văn học là sinh viên năm hai, năm ba đến từ Trung Quốc. Các em tuy rất cần cù, chịu khó nhưng kĩ năng Nghe và Hiểu văn bản còn nhiều khó khăn và gặp nhiều trở ngại trong việc học các môn chuyên ngành. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung đi sâu vào tầm quan trọng của việc giảng dạy các môn về Văn học cho sinh viên nước ngoài, thực trạng và hướng khắc phục để các môn học về Văn học trở thành những môn học được yêu thích nhất của các em tại Khoa Việt Nam học, Đại học Ngoại ngữ Huế. 2. NỘI DUNG Hoạt động giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thường xuyên được triển khai tại Khoa Việt Nam học, Đại học Ngoại ngữ Huế và có rất nhiều học viên từ nhiều nước trên thế giới đăng ký học tập như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ… Nhiều chương trình học đa dạng được triển khai như ngắn hạn hoặc dài hạn đã thu được những kết quả khả quan và phản hồi tích cực tại Khoa. Các môn học chuyên ngành cũng như những kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, Văn hóa, Văn học, Ngôn ngữ, Du lịch được lồng ghép vào chương trình giảng dạy đã giúp cho người học có một Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. 793NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY VĂN HỌC VIỆT NAM... cái nhìn đa chiều, tổng hợp về hiểu rõ hơn về chương trình học. Tuy nhiên, dịch bệnh covid kéo đến đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giảng dạy và học tập của sinh viên nước ngoài. Số lượng sinh viên sang Việt Nam học tập đã không còn nhiều như trước đây, nếu học thì phải thông qua việc giảng dạy online ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tiếp thu kiến thức của các em. Những hạn chế này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giảng dạy và học tập của cả giảng viên và sinh viên. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra thực trạng và giải pháp để khôi phục lại hoạt động giảng dạy tiếng Việt cũng như việc giảng dạy các môn Văn học chuyên ngành cho người nước ngoài sau những năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid. 2.1. Thực trạng việc giảng dạy các môn Văn học Việt Nam cho sinh viên nước ngoài trước và sau covid tại Khoa Việt Nam học, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Bên cạnh việc giảng dạy các môn chú trọng về các kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết thì việc bồi dưỡng các em thêm về các môn về Văn hóa cũng như Văn học chính là hướng đi trọng tâm để trau dồi khả năng ngoại ngữ cũng như khả năng cảm thụ văn học cho sinh viên nước ngoài. Về nhận định chung, các môn Văn học tôi đang đảm nhiệm giảng dạy cho sinh viên nước ngoài được đánh giá là không quá khó cũng như không quá dễ để sinh viên có thể cảm nhận được hết mọi ý tứ cũng như nội dung văn bản. Các môn Văn học như Văn học Việt Nam hiện đại 1, Văn học Việt Nam hiện đại 2, Văn học dân gian, Văn học trung đại Việt Nam, Tiếng Việt chuyên ngành hành chính… đều là những môn học cần đầu tư chuyên sâu về thời gian và trí tuệ để hiểu rõ hơn những vấn đề được đề cập trong mỗi tác phẩm văn học cũng như sử dụng thuần thục các kĩ năng về các văn bản hành chính. Đây là những môn học chuyên sâu nên để hiểu rõ các vấn đề mà giáo viên truyền đạt thực sự không phải là một vấn đề đơn giản và cần sự nỗ lực tự học của các em để làm sao đạt được kết quả cao nhất trong học tập. Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức ở trên lớp do cô giáo truyền đạt thì yếu tố tự lập, tự làm chủ tri thức là yếu tố, nền tảng quan trọng giúp cho các em đạt được kết quả cao trong học tập. Tuy nhiên, hoạt động dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài, đặc biệt là việc giảng dạy và học tập tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài có nhiều khó khăn và thách thức trong thời kỳ trước và sau đại dịch Covid. Thứ nhất, sinh viên khi học tiếng Việt online thường hay bị mất tập trung bởi những công việc khác. Các em thậm chí còn ít tương tác với giáo viên, tắt camera nên rất khó để giáo viên nắm bắt được tâm lý của các em hoặc gần như là sự tự độc thoại của giáo viên, khi giáo viên hỏi thì rất ít học sinh trả lời những câu hỏi của giáo viên. Thứ hai, với những môn đi sâu về kĩ năng thực hành tiếng như Nghe, Nói, Đọc, Viết và những môn học yêu cầu cao về kiến thức chuyên ngành như Văn học, Văn hóa, 794K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH Tiếng Việt chuyên ngành hành chính, Phong cách văn bản tiếng Việt… thì việc học online thực sự chưa có hiệu quả bằng việc học trực tiếp trên lớp. Những vấn đề khó khăn khi chưa hiểu rõ bài giảng, sinh viên và giáo viên có thể trao đổi thẳng thắn tại lớp. Nhưng phần đông, tâm lý sinh viên vẫn còn e ngại khi hỏi trực tiếp giáo viên qua mạng nên rất khó để giáo viên biết được sinh viên đã hiểu bài hay chưa. Hoạt động dạy học online thời Covid chưa kết nối rõ rệt giữa các thành viên trong lớp học cũng như giữa cô và trò, khoảng cách càng ngày càng xa và cảm giác như việc giảng dạy và học tập online như là nhiệm vụ chứ chưa phải mục tiêu, đam mê hàng đầu của các em. Tâm lý chủ quan, ỷ lại vào bài giảng của cô giáo, lười vận động đầu óc, chất xám trong việc xây dựng bài học, làm bài tập là hạn chế trong khi giảng dạy tiếng Việt nói chung và các môn Văn học Việt Nam cho người nước ngoài bằng hình thức online. Về công nghệ thông tin và vấn đề internet: một số em có điều kiện khó khăn hoặc vì sự cố mất mạng, mạng chạy chậm hay máy tính bị hư không thể kết nối với giờ học online khiến cho giờ học online vẫn chưa đạt được hiệu quả cao như mong đợi. Việc mất bài giảng hay vào học muộn vẫn hay diễn ra thường xuyên trong các buổi học online đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng buổi học. Tâm lý đối phó, không có hứng thú học tập và một số nguyên nhân khác do sự cố máy tính, bị phân tâm không tập trung trong khi học, không dành toàn bộ tâm huyết cho việc học là tâm lý chủ đạo không chỉ của sinh viên nước ngoài mà còn của sinh viên Việt Nam. 2.2. Một số giải pháp để tăng cường hoạt động giảng dạy Văn học cũng như giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài 2.2.1. Mục tiêu của giải pháp Chú trọng việc dạy và học theo mô hình trường học mới, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng người nước ngoài nhằm tăng cường tiếng Việt cũng như lồng ghép các yếu tố Văn học, Văn hóa một cách hiệu quả qua các hoạt động dạy và học hàng ngày góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. 2.2.2. Vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt phù hợp với sinh viên nước ngoài Để việc dạy các môn Văn học Việt Nam cho sinh viên nước ngoài một cách hiệu quả, không chỉ cần phối hợp sử dụng các phương pháp một cách linh hoạt và hợp lí mà còn cần chú ý vận dụng các phương pháp chuẩn bị giáo án, bài giảng cho phù hợp với mục tiêu và nội dung đặc trưng của từng phân môn, các môn thực hành tiếng và các môn chuyên ngành. Sự lựa chọn phương pháp dạy học cần được xuất phát từ mục tiêu nội dung của bài học. Khi chuẩn bị bài, giáo viên cân đối tiếng Việt và vốn từ của sinh viên với nội dung 795NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY VĂN HỌC VIỆT NAM... bài học trong giáo trình để quyết định giữ nguyên bài học như sách giáo khoa hay điều chỉnh (sau đó dự kiến phương án thực hiện điều chỉnh nội dung bài học). Tăng cường thời gian số lượng và chất lượng giờ giảng dạy tiếng Việt và các môn Văn học cho người nước ngoài ở trên lớp, giáo viên cần chú ý quan sát, hiểu rõ tâm lý của người học, khó khăn của các em là gì (về từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp…) để giúp các em tiến bộ nhanh hơn, xóa đi mặc cảm tự ti vì mình không bằng các bạn khác trong lớp. Giáo viên cần xác định phương pháp dạy học ngay từ khi chuẩn bị bài, cần lưu ý phối hợp các phương pháp dạy học tiếng Việt có hiệu quả tùy vào từng lớp, từng đối tượng theo từng cấp độ từ dễ đến khó. Một số phương pháp có thể ứng dụng không chỉ trong việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ mà còn có thể vận dụng ưu việt cho các môn chuyên ngành như Văn học, Văn hóa Việt Nam, đó là: Thứ nhất, sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ trong đoạn văn hay văn bản tác phẩm khi cần phân tích một hiện tượng ngôn ngữ cụ thể để sinh viên có thể hiểu nhiều hiện tượng khác cùng loại. Các thao tác phân tích cần đơn giản, dễ thực hiện, thậm chí có thể đơn giản tới mức sinh viên không cần lý thuyết vẫn phân tích và hiểu bản chất của hiện tượng một cách tự nhiên. Từ đó, sinh viên nước ngoài sẽ hiểu tác phẩm đúng trọng tâm, không lan man và hiểu sai nội dung văn bản. Phương pháp phân tích ngôn ngữ cũng có thể thực hiện khi sinh viên có ý thức nhất định để khái quát từ những hiện tượng cụ thể thành các quy luật, ví dụ phân tích cấu tạo tiếng, cấu tạo từ, cấu tạo hai phần của câu đơn đầy đủ thành phần. Với yêu cầu rút ra một hình mẫu ngôn ngữ, cũng nên dùng phương pháp phân tích ngôn ngữ trong văn chương và hội thoại. Ví dụ giáo viên hướng dẫn sinh viên phân tích câu mẫu để các em nhận ra cấu trúc của một lá đơn hay lá thư, từ đó có thể dựa vào mẫu để thực hành viết đơn, thư. Thứ hai, sử dụng phương pháp giao tiếp ở những nội dung có thể chuyển biến thành hoạt động hỏi đáp, tương tác giữa nhiều người. Hoạt động giao tiếp có thể giao tiếp giữa giáo viên với sinh viên, cũng có thể giao tiếp giữa các sinh viên với nhau. Cần hướng dẫn sinh viên luân phiên đổi vai trò trong quá trình giao tiếp để các em có thể thực hiện nhiều lần trong một thời lượng có hạn. Trong quá trình giao tiếp và đi sâu vào văn bản văn học, qua các câu hỏi đáp cụ thể về nội dung, đề tài, nhân vật… giáo viên cần tạo những tình huống giao tiếp sinh động, cụ thể, gần gũi với kinh nghiệm sống của sinh viên, tạo điều kiện để các em được thực hành. Chú ý sử dụng các câu hỏi có tác động phát triển vốn từ và kiến thức ngữ pháp cho sinh viên, không nên tạo ra những câu chỉ yêu cầu sinh viên trả lời “có” hoặc “không”. 796K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH Thứ ba, muốn việc dạy tiếng Việt cũng như các môn Văn học cho sinh viên nước ngoài đạt kết quả cao phải thực hiện theo từng giai đoạn từ dễ đến khó, phương pháp luyện tập Nghe - Đọc - Hiểu Văn bản cần được thực hiện trong suốt quá trình dạy học. Sau đó là kĩ năng Nói - Viết - Cảm nhận văn bản để rèn luyện kĩ năng lựa chọn và sử dụng ngôn từ lưu loát cho sinh viên trong việc phân tích ngữ liệu và văn bản. Cho dù giao tiếp hay phân tích ngôn ngữ thì sinh viên đều phải quan sát mẫu và thực hiện theo những luận cứ mà mình đã tư duy. Thứ tư, học tiếng Việt kết hợp với học Văn hóa Việt cũng như Văn học sẽ là sự kết hợp thú vị. Dân tộc Việt Nam có lịch sử lâu đời và rất giàu truyền thống văn hóa và được phản ánh tất cả các mặt văn hóa, lịch sử thông qua các áng văn chương. Tiếng Việt tuy là một ngôn ngữ trẻ nhưng đã hội tụ được các tinh hoa của văn hóa và con người Việt. Tiếng Việt rất phong phú về cách thức, thể loại… Muốn học tập tốt tiếng Việt thì cách học tập có hiệu quả nhất là thông qua văn chương cũng như tiếp xúc với văn hóa của con người Việt Nam thông qua các yếu tố văn hóa đặc sắc đó. Thứ năm, việc giảng dạy các môn chuyên ngành Văn học nói chung và các môn học rèn luyện kĩ năng giao tiếp cơ bản cho sinh viên người nước ngoài cần chú trọng lối tư duy thiết kế chương trình dạy theo hình xoắn ốc (spiral approach), ở đó nội dung các bài học sau luôn là sự kế thừa, nối tiếp, phát triển các bài học trước để các em có lối tư duy lôgic và hồi tưởng lại những vấn đề mình đã được học. Đây là cách tư duy biện chứng để giúp cho các em nhớ rõ nội dung bài học của mình hơn. Thứ sáu, việc giảng dạy các môn học có yếu tố văn học cũng như văn hóa có thể lồng vào đó yếu tố tự sự (narration). Tự sự ở đây có nghĩa là từ những vấn đề đã được học, sinh viên có thể viết một bức thư hoặc một đoạn văn, bài văn trình bày những cảm nhận của mình về tác phẩm mình đã được học. Từ đó, giáo viên có thể sửa các lỗi sai của sinh viên nước ngoài về các lỗi cơ bản như ngữ âm, từ vựng, cấu trúc câu. Như vậy, trong quá trình giảng dạy, yếu tố kể và tự kể trong mỗi bài tự sự cũng như tự học qua phương pháp đối thoại (conversasion) giữa sinh viên và sinh viên hoặc giữa sinh viên và giáo viên thông qua những tác phẩm đã và đang được học sẽ giúp cho các em nhớ bài lâu hơn và hình thành phản xạ tư duy nhạy bén trong quá trình học Văn học cũng như Văn hóa của người Việt. Từ đó, sinh viên nước ngoài dần cảm thấy yêu thích, hứng thú khi học các môn về văn học, văn hóa và tự tìm tòi, khám phá các nội dung, đề tài, chủ đề, nhân vật yêu thích mà không hề có bất kỳ sự gượng ép hoặc chán nản. 3. KẾT LUẬN Hoạt động giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài là một hoạt động có ý nghĩa và thiết thực của các giảng viên Khoa Việt Nam học, Đại học Ngoại ngữ Huế. 797NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY VĂN HỌC VIỆT NAM... Đặc biệt, việc lồng ghép các môn học chuyên ngành về Văn học càng giúp cho sinh viên nước ngoài thêm hiểu và yêu tiếng Việt cũng như hiểu rõ hơn về văn hóa, truyền thống, lịch sử đầy hào hùng và nhiều biến động của dân tộc Việt Nam. Việc xây dựng bài giảng, giáo án, giáo trình sáng tạo, linh động, phù hợp với trình độ của sinh viên đóng vai trò rất quan trọng để việc học sau đại dịch ngày càng được đi lên với tinh thần, nhiệt huyết đầy hăng hái, sôi nổi của tập thể giáo viên trong Khoa. Không chỉ có vậy, việc đi sâu đi sát tâm lý sinh viên, luôn kề vai sát cánh với các em khi các em gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như quá trình học tập đã giúp cho việc học tiếng Việt nói chung và việc học các môn Văn học của các em không còn là nhiệm vụ mà đã trở thành đam mê, mục tiêu lớn nhất của các em. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Ngọc Chừ (chủ biên) (1999). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. NXB Giáo dục. Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2015). Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 3. Vũ Đức Nghiêu (2005). Thiết kế chương trình và mô hình bài học để dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trên truyền hình. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HỌC PHẦN VĂN HÓA VIỆT NAM... CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI KHOA VIỆT NAM HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ ThS. Trần Thị Xuân1 1. GIỚI THIỆU Ngày nay, việc dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài đang là một trong những lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên, giáo viên quan tâm. Các nghiên cứu về lĩnh vực này thường tập trung bàn về phương pháp giảng dạy các kĩ năng thực hành tiếng, phân tích vai trò của văn hóa trong việc dạy ngôn ngữ hay các phương pháp lồng ghép các yếu tố văn hóa trong quá trình giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Bên cạnh việc lồng ghép các yếu tố văn hóa trong các học phần thực hành tiếng còn có các học phần riêng về văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên việc nghiên cứu về các phương pháp giảng dạy các học phần văn hóa Việt Nam một cách tường minh vẫn chưa được quan tâm nhiều. Tại Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, các học phần văn hóa Việt Nam cũng được đưa vào chương trình đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài. Việc giảng dạy các học phần này cho đối tượng người nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn. Do vậy, dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, những khó khăn trong việc dạy và học các học phần văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài tại Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, bài báo sẽ đề xuất một số phương pháp giảng dạy góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học các học phần này. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ Văn hóa và ngôn ngữ luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nên trong quá trình dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ, việc nắm bắt được những đặc điểm văn hóa cũng luôn đóng một vai trò quan trọng giúp người học thành công. Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. 799MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HỌC PHẦN VĂN HÓA VIỆT NAM... Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Cơ và Nguyễn Thị Mai (2015) đã chỉ ra “Văn hóa là hợp phần không thể thiếu được của dạy học ngoại ngữ. Người học không thể làm chủ một ngôn ngữ nếu không nắm được những đặc trưng tiêu biểu của nền văn hóa đó… Và quan trọng hơn là hình thành ở người học năng lực giao tiếp liên văn hóa, tính chủ động trong giao tiếp”. Nghiên cứu của Sapir (1991) cũng đưa ra nhận định “Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa được xác định một cách cụ thể là “vô cùng chặt chẽ, tới mức mà ta không thể hiểu và đánh giá đúng được cái này nếu không có kiến thức về cái kia” (theo Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, 2015). Tác giả Trần Thủy Vịnh, (2013) đã nhận định “Nhằm mục đích giảng dạy ngoại ngữ, có thể phân định văn hoá thành hai loại: Loại thứ nhất được gọi là văn hoá tiên tiến cao cấp (high culture), có liên quan thành tựu về văn học, nghệ thuật, giáo dục, triết học... và được xem như tinh hoa của dân tộc. Loại thứ hai gọi là văn hoá đại chúng bình dân (popular culture), liên quan đến cuộc sống hàng ngày bao gồm lối sống, kiểu mẫu ứng xử, tín ngưỡng, tập quán... Loại này được nhiều người xem như là nội dung văn hoá cơ bản trong giảng dạy ngoại ngữ …. Ngôn ngữ là phương tiện chủ yếu để chuyển tải và phản ánh các giá trị, niềm tin, phong tục... của một nền văn hoá”. 2.2. Lồng ghép kiến thức văn hóa trong giảng dạy ngoại ngữ Trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ, bên cạnh các kĩ năng thực hành tiếng, các yếu tố văn hóa cũng được xem là một trong những nội dung quan trọng. Yếu tố văn hóa có thể được lồng ghép trong các tiết dạy kĩ năng, và cũng có thể được giảng dạy thành một học phần riêng biệt giúp người học có cái nhìn bao quát hơn về văn hóa Việt Nam, tạo hứng thú cho người học tìm hiểu và khám phá, từ đó quay trở lại làm nền tảng cho việc học ngôn ngữ. D. Thanasoulas đã nhận định rằng: Học ngoại ngữ “là sự tích hợp tự nhiên giữa ngôn ngữ và văn hoá thông qua phương pháp giao tiếp chứ không phải là một phương pháp nào đó dựa trên ngữ pháp”. Dạy ngôn ngữ là dạy văn hoá, một giảng viên “dạy ngôn ngữ... thì chắc chắn cũng dạy văn hoá một cách ngầm ẩn” (Dẫn theo Trần Thủy Vịnh, 2013). Tác giả Trần Thủy Vịnh (2013) cũng chỉ ra rằng để truyền tải văn hóa trong giảng dạy ngôn ngữ có ba cách tiếp cận chính bao gồm: giảng dạy văn hoá một cách tường minh: trang bị cho người học cơ sở phát triển kiến thức văn hoá đích; giảng dạy văn hoá theo phương pháp giao tiếp: giảng viên có thể dạy văn hoá cho người học theo phương châm “học đi đôi với hành”; giảng dạy văn hoá theo phương pháp giao tiếp liên văn hoá: phương pháp này không chỉ giúp học viên học hỏi các kiến thức về ngôn ngữ đích, mà còn phải quan tâm đến việc phát triển nhận thức và thẩm năng văn hoá ở các nền văn hoá khác nhau. 800K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH Tác giả Byram (1994) đã đưa ra mô hình giảng dạy ngoại ngữ và văn hoá gồm bốn thành phần cơ bản: việc học ngôn ngữ, nhận thức ngôn ngữ, nhận thức văn hoá và trải nghiệm văn hoá. Đầu tiên, người học được học kiến thức ngôn ngữ. Sau đó, qua thông tin văn hoá được cung cấp, người học thấy được sự khác biệt giữa ngôn ngữ - văn hoá nguồn với ngôn ngữ - văn hoá đích. Tiếp theo, qua thực hành, học viên sẽ có được năng lực giao tiếp ở nền văn hoá đích (Dẫn theo Trần Thủy Vịnh, 2013). Như vậy, bên cạnh việc lồng ghép các kiến thức văn hóa vào các tiết dạy tiếng Việt, văn hóa còn được đưa vào giảng dạy thành những học phần riêng với thời lượng nhiều hơn, giúp cho học viên có thể tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn và trải nghiệm nhiều hơn về văn hóa Việt Nam. Ở nghiên cứu này, các học phần văn hóa Việt Nam và tác giả muốn nhắc tới là những học phần ngoài các kĩ năng thực hành tiếng Việt như Nghe, Nói, Đọc, Viết, Biên phiên dịch… Như vậy các học phần văn hóa Việt Nam ở đây có thể hiểu là những học phần li...
Trang 1NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY VĂN HỌC VIỆT NAM
CHO SINH VIÊN NƯỚC NGOÀI TẠI KHOA VIỆT NAM HỌC,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ
TS Lê Thị Thanh Xuân* 1
1 MỞ ĐẦU
Hiện nay, nhu cầu học tập của sinh viên nước ngoài bên cạnh những kĩ năng cơ bản như Nghe, Nói, Đọc, Viết thì việc nghiên cứu, học tập và tìm hiểu những môn học như Văn học - Văn hóa ngày một tăng Đáp ứng nhu cầu đó, đội ngũ giảng viên trong Khoa đã không ngừng trau dồi năng lực cũng như kĩ năng nghiên cứu, tìm hiểu để đưa đến cho sinh viên những bài giảng chất lượng cao và hiệu quả
Giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài không phải là một việc đơn giản, đặc biệt là giảng dạy các môn chuyên ngành đặc thù như Văn học Việt Nam cho sinh viên quốc tế Hầu hết sinh viên nước ngoài học các môn Văn học là sinh viên năm hai, năm ba đến từ Trung Quốc Các em tuy rất cần cù, chịu khó nhưng kĩ năng Nghe
và Hiểu văn bản còn nhiều khó khăn và gặp nhiều trở ngại trong việc học các môn chuyên ngành Trong bài viết này, chúng tôi tập trung đi sâu vào tầm quan trọng của việc giảng dạy các môn về Văn học cho sinh viên nước ngoài, thực trạng và hướng khắc phục để các môn học về Văn học trở thành những môn học được yêu thích nhất của các em tại Khoa Việt Nam học, Đại học Ngoại ngữ Huế
2 NỘI DUNG
Hoạt động giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thường xuyên được triển khai tại Khoa Việt Nam học, Đại học Ngoại ngữ Huế và có rất nhiều học viên từ nhiều nước trên thế giới đăng ký học tập như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ… Nhiều chương trình học đa dạng được triển khai như ngắn hạn hoặc dài hạn đã thu được những kết quả khả quan và phản hồi tích cực tại Khoa Các môn học chuyên ngành cũng như những kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, Văn hóa, Văn học, Ngôn ngữ,
Du lịch được lồng ghép vào chương trình giảng dạy đã giúp cho người học có một
* Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.
Trang 2793 NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY VĂN HỌC VIỆT NAM
cái nhìn đa chiều, tổng hợp về hiểu rõ hơn về chương trình học Tuy nhiên, dịch bệnh covid kéo đến đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giảng dạy và học tập của sinh viên nước ngoài Số lượng sinh viên sang Việt Nam học tập đã không còn nhiều như trước đây, nếu học thì phải thông qua việc giảng dạy online ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tiếp thu kiến thức của các em Những hạn chế này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giảng dạy và học tập của cả giảng viên và sinh viên Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra thực trạng và giải pháp để khôi phục lại hoạt động giảng dạy tiếng Việt cũng như việc giảng dạy các môn Văn học chuyên ngành cho người nước ngoài sau những năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid
2.1 Thực trạng việc giảng dạy các môn Văn học Việt Nam cho sinh viên nước ngoài trước và sau covid tại Khoa Việt Nam học, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
Bên cạnh việc giảng dạy các môn chú trọng về các kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết thì việc bồi dưỡng các em thêm về các môn về Văn hóa cũng như Văn học chính là hướng đi trọng tâm để trau dồi khả năng ngoại ngữ cũng như khả năng cảm thụ văn học cho sinh viên nước ngoài Về nhận định chung, các môn Văn học tôi đang đảm nhiệm giảng dạy cho sinh viên nước ngoài được đánh giá là không quá khó cũng như không quá dễ để sinh viên có thể cảm nhận được hết mọi ý tứ cũng như nội dung văn bản Các môn Văn học như Văn học Việt Nam hiện đại 1, Văn học Việt Nam hiện đại 2, Văn học dân gian, Văn học trung đại Việt Nam, Tiếng Việt chuyên ngành hành chính… đều là những môn học cần đầu tư chuyên sâu về thời gian và trí tuệ để hiểu rõ hơn những vấn đề được đề cập trong mỗi tác phẩm văn học cũng như sử dụng thuần thục các kĩ năng về các văn bản hành chính Đây là những môn học chuyên sâu nên
để hiểu rõ các vấn đề mà giáo viên truyền đạt thực sự không phải là một vấn đề đơn giản và cần sự nỗ lực tự học của các em để làm sao đạt được kết quả cao nhất trong học tập Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức ở trên lớp do cô giáo truyền đạt thì yếu tố tự lập, tự làm chủ tri thức là yếu tố, nền tảng quan trọng giúp cho các em đạt được kết quả cao trong học tập
Tuy nhiên, hoạt động dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài, đặc biệt là việc giảng dạy và học tập tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài có nhiều khó khăn và thách thức trong thời kỳ trước và sau đại dịch Covid
Thứ nhất, sinh viên khi học tiếng Việt online thường hay bị mất tập trung bởi những công việc khác Các em thậm chí còn ít tương tác với giáo viên, tắt camera nên rất khó
để giáo viên nắm bắt được tâm lý của các em hoặc gần như là sự tự độc thoại của giáo viên, khi giáo viên hỏi thì rất ít học sinh trả lời những câu hỏi của giáo viên
Thứ hai, với những môn đi sâu về kĩ năng thực hành tiếng như Nghe, Nói, Đọc, Viết và những môn học yêu cầu cao về kiến thức chuyên ngành như Văn học, Văn hóa,
Trang 3794 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH Tiếng Việt chuyên ngành hành chính, Phong cách văn bản tiếng Việt… thì việc học online thực sự chưa có hiệu quả bằng việc học trực tiếp trên lớp Những vấn đề khó khăn khi chưa hiểu rõ bài giảng, sinh viên và giáo viên có thể trao đổi thẳng thắn tại lớp Nhưng phần đông, tâm lý sinh viên vẫn còn e ngại khi hỏi trực tiếp giáo viên qua mạng nên rất khó để giáo viên biết được sinh viên đã hiểu bài hay chưa
Hoạt động dạy học online thời Covid chưa kết nối rõ rệt giữa các thành viên trong lớp học cũng như giữa cô và trò, khoảng cách càng ngày càng xa và cảm giác như việc giảng dạy và học tập online như là nhiệm vụ chứ chưa phải mục tiêu, đam mê hàng đầu của các em Tâm lý chủ quan, ỷ lại vào bài giảng của cô giáo, lười vận động đầu óc, chất xám trong việc xây dựng bài học, làm bài tập là hạn chế trong khi giảng dạy tiếng Việt nói chung và các môn Văn học Việt Nam cho người nước ngoài bằng hình thức online
Về công nghệ thông tin và vấn đề internet: một số em có điều kiện khó khăn hoặc
vì sự cố mất mạng, mạng chạy chậm hay máy tính bị hư không thể kết nối với giờ học online khiến cho giờ học online vẫn chưa đạt được hiệu quả cao như mong đợi Việc mất bài giảng hay vào học muộn vẫn hay diễn ra thường xuyên trong các buổi học online đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng buổi học
Tâm lý đối phó, không có hứng thú học tập và một số nguyên nhân khác do sự cố máy tính, bị phân tâm không tập trung trong khi học, không dành toàn bộ tâm huyết cho việc học là tâm lý chủ đạo không chỉ của sinh viên nước ngoài mà còn của sinh viên Việt Nam
2.2 Một số giải pháp để tăng cường hoạt động giảng dạy Văn học cũng như giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài
2.2.1 Mục tiêu của giải pháp
Chú trọng việc dạy và học theo mô hình trường học mới, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng người nước ngoài nhằm tăng cường tiếng Việt cũng như lồng ghép các yếu
tố Văn học, Văn hóa một cách hiệu quả qua các hoạt động dạy và học hàng ngày góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo
2.2.2 Vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt phù hợp với sinh viên nước ngoài
Để việc dạy các môn Văn học Việt Nam cho sinh viên nước ngoài một cách hiệu quả, không chỉ cần phối hợp sử dụng các phương pháp một cách linh hoạt và hợp lí
mà còn cần chú ý vận dụng các phương pháp chuẩn bị giáo án, bài giảng cho phù hợp với mục tiêu và nội dung đặc trưng của từng phân môn, các môn thực hành tiếng và các môn chuyên ngành
Sự lựa chọn phương pháp dạy học cần được xuất phát từ mục tiêu nội dung của bài học Khi chuẩn bị bài, giáo viên cân đối tiếng Việt và vốn từ của sinh viên với nội dung
Trang 4795 NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY VĂN HỌC VIỆT NAM
bài học trong giáo trình để quyết định giữ nguyên bài học như sách giáo khoa hay điều chỉnh (sau đó dự kiến phương án thực hiện điều chỉnh nội dung bài học)
Tăng cường thời gian số lượng và chất lượng giờ giảng dạy tiếng Việt và các môn Văn học cho người nước ngoài ở trên lớp, giáo viên cần chú ý quan sát, hiểu rõ tâm lý của người học, khó khăn của các em là gì (về từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp…)
để giúp các em tiến bộ nhanh hơn, xóa đi mặc cảm tự ti vì mình không bằng các bạn khác trong lớp
Giáo viên cần xác định phương pháp dạy học ngay từ khi chuẩn bị bài, cần lưu ý phối hợp các phương pháp dạy học tiếng Việt có hiệu quả tùy vào từng lớp, từng đối tượng theo từng cấp độ từ dễ đến khó Một số phương pháp có thể ứng dụng không chỉ trong việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ mà còn có thể vận dụng ưu việt cho các môn chuyên ngành như Văn học, Văn hóa Việt Nam, đó là:
Thứ nhất, sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ trong đoạn văn hay văn bản tác phẩm khi cần phân tích một hiện tượng ngôn ngữ cụ thể để sinh viên có thể hiểu nhiều hiện tượng khác cùng loại Các thao tác phân tích cần đơn giản, dễ thực hiện, thậm chí có thể đơn giản tới mức sinh viên không cần lý thuyết vẫn phân tích và hiểu bản chất của hiện tượng một cách tự nhiên Từ đó, sinh viên nước ngoài sẽ hiểu tác phẩm đúng trọng tâm, không lan man và hiểu sai nội dung văn bản
Phương pháp phân tích ngôn ngữ cũng có thể thực hiện khi sinh viên có ý thức nhất định để khái quát từ những hiện tượng cụ thể thành các quy luật, ví dụ phân tích cấu tạo tiếng, cấu tạo từ, cấu tạo hai phần của câu đơn đầy đủ thành phần
Với yêu cầu rút ra một hình mẫu ngôn ngữ, cũng nên dùng phương pháp phân tích ngôn ngữ trong văn chương và hội thoại Ví dụ giáo viên hướng dẫn sinh viên phân tích câu mẫu để các em nhận ra cấu trúc của một lá đơn hay lá thư, từ đó có thể dựa vào mẫu để thực hành viết đơn, thư
Thứ hai, sử dụng phương pháp giao tiếp ở những nội dung có thể chuyển biến thành hoạt động hỏi đáp, tương tác giữa nhiều người Hoạt động giao tiếp có thể giao tiếp giữa giáo viên với sinh viên, cũng có thể giao tiếp giữa các sinh viên với nhau Cần hướng dẫn sinh viên luân phiên đổi vai trò trong quá trình giao tiếp để các em có thể thực hiện nhiều lần trong một thời lượng có hạn
Trong quá trình giao tiếp và đi sâu vào văn bản văn học, qua các câu hỏi đáp
cụ thể về nội dung, đề tài, nhân vật… giáo viên cần tạo những tình huống giao tiếp sinh động, cụ thể, gần gũi với kinh nghiệm sống của sinh viên, tạo điều kiện để các
em được thực hành Chú ý sử dụng các câu hỏi có tác động phát triển vốn từ và kiến thức ngữ pháp cho sinh viên, không nên tạo ra những câu chỉ yêu cầu sinh viên trả lời
“có” hoặc “không”
Trang 5796 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH
Thứ ba, muốn việc dạy tiếng Việt cũng như các môn Văn học cho sinh viên nước ngoài đạt kết quả cao phải thực hiện theo từng giai đoạn từ dễ đến khó, phương pháp luyện tập Nghe - Đọc - Hiểu Văn bản cần được thực hiện trong suốt quá trình dạy học Sau đó là kĩ năng Nói - Viết - Cảm nhận văn bản để rèn luyện kĩ năng lựa chọn và sử dụng ngôn từ lưu loát cho sinh viên trong việc phân tích ngữ liệu và văn bản Cho dù giao tiếp hay phân tích ngôn ngữ thì sinh viên đều phải quan sát mẫu và thực hiện theo những luận cứ mà mình đã tư duy
Thứ tư, học tiếng Việt kết hợp với học Văn hóa Việt cũng như Văn học sẽ là sự kết hợp thú vị Dân tộc Việt Nam có lịch sử lâu đời và rất giàu truyền thống văn hóa
và được phản ánh tất cả các mặt văn hóa, lịch sử thông qua các áng văn chương Tiếng Việt tuy là một ngôn ngữ trẻ nhưng đã hội tụ được các tinh hoa của văn hóa và con người Việt Tiếng Việt rất phong phú về cách thức, thể loại… Muốn học tập tốt tiếng Việt thì cách học tập có hiệu quả nhất là thông qua văn chương cũng như tiếp xúc với văn hóa của con người Việt Nam thông qua các yếu tố văn hóa đặc sắc đó
Thứ năm, việc giảng dạy các môn chuyên ngành Văn học nói chung và các môn học rèn luyện kĩ năng giao tiếp cơ bản cho sinh viên người nước ngoài cần chú trọng lối tư duy thiết kế chương trình dạy theo hình xoắn ốc (spiral approach), ở đó nội dung các bài học sau luôn là sự kế thừa, nối tiếp, phát triển các bài học trước để các em có lối tư duy lôgic và hồi tưởng lại những vấn đề mình đã được học Đây là cách tư duy biện chứng để giúp cho các em nhớ rõ nội dung bài học của mình hơn
Thứ sáu, việc giảng dạy các môn học có yếu tố văn học cũng như văn hóa có thể lồng vào đó yếu tố tự sự (narration) Tự sự ở đây có nghĩa là từ những vấn đề đã được học, sinh viên có thể viết một bức thư hoặc một đoạn văn, bài văn trình bày những cảm nhận của mình về tác phẩm mình đã được học Từ đó, giáo viên có thể sửa các lỗi sai của sinh viên nước ngoài về các lỗi cơ bản như ngữ âm, từ vựng, cấu trúc câu Như vậy, trong quá trình giảng dạy, yếu tố kể và tự kể trong mỗi bài tự sự cũng như tự học qua phương pháp đối thoại (conversasion) giữa sinh viên và sinh viên hoặc giữa sinh viên và giáo viên thông qua những tác phẩm đã và đang được học sẽ giúp cho các em nhớ bài lâu hơn và hình thành phản xạ tư duy nhạy bén trong quá trình học Văn học cũng như Văn hóa của người Việt Từ đó, sinh viên nước ngoài dần cảm thấy yêu thích, hứng thú khi học các môn về văn học, văn hóa và tự tìm tòi, khám phá các nội dung, đề tài, chủ đề, nhân vật yêu thích mà không hề có bất kỳ sự gượng ép hoặc chán nản
3 KẾT LUẬN
Hoạt động giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài là một hoạt động có ý nghĩa và thiết thực của các giảng viên Khoa Việt Nam học, Đại học Ngoại ngữ Huế
Trang 6797 NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY VĂN HỌC VIỆT NAM
Đặc biệt, việc lồng ghép các môn học chuyên ngành về Văn học càng giúp cho sinh viên nước ngoài thêm hiểu và yêu tiếng Việt cũng như hiểu rõ hơn về văn hóa, truyền thống, lịch sử đầy hào hùng và nhiều biến động của dân tộc Việt Nam Việc xây dựng bài giảng, giáo án, giáo trình sáng tạo, linh động, phù hợp với trình độ của sinh viên đóng vai trò rất quan trọng để việc học sau đại dịch ngày càng được đi lên với tinh thần, nhiệt huyết đầy hăng hái, sôi nổi của tập thể giáo viên trong Khoa Không chỉ có vậy, việc đi sâu đi sát tâm lý sinh viên, luôn kề vai sát cánh với các em khi các em gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như quá trình học tập đã giúp cho việc học tiếng Việt nói chung và việc học các môn Văn học của các em không còn là nhiệm vụ mà đã trở thành đam mê, mục tiêu lớn nhất của các em
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Mai Ngọc Chừ (chủ biên) (1999) Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt NXB Giáo dục
Hà Nội
2 Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2015) Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài
NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
3 Vũ Đức Nghiêu (2005) Thiết kế chương trình và mô hình bài học để dạy tiếng Việt
cho người nước ngoài trên truyền hình NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Trang 7MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HỌC PHẦN VĂN HÓA VIỆT NAM
CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI KHOA VIỆT NAM HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ
ThS Trần Thị Xuân* 1
1 GIỚI THIỆU
Ngày nay, việc dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài đang là một trong những lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên, giáo viên quan tâm Các nghiên cứu về lĩnh vực này thường tập trung bàn về phương pháp giảng dạy các kĩ năng thực hành tiếng, phân tích vai trò của văn hóa trong việc dạy ngôn ngữ hay các phương pháp lồng ghép các yếu tố văn hóa trong quá trình giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ Bên cạnh việc lồng ghép các yếu tố văn hóa trong các học phần thực hành tiếng còn có các học phần riêng về văn hóa Việt Nam Tuy nhiên việc nghiên cứu về các phương pháp giảng dạy các học phần văn hóa Việt Nam một cách tường minh vẫn chưa được quan tâm nhiều
Tại Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, các học phần văn hóa Việt Nam cũng được đưa vào chương trình đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài Việc giảng dạy các học phần này cho đối tượng người nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn Do vậy, dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, những khó khăn trong việc dạy và học các học phần văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài tại Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, bài báo sẽ đề xuất một
số phương pháp giảng dạy góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học các học phần này
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ
Văn hóa và ngôn ngữ luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nên trong quá trình dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ, việc nắm bắt được những đặc điểm văn hóa cũng luôn đóng một vai trò quan trọng giúp người học thành công
* Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.
Trang 8799 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HỌC PHẦN VĂN HÓA VIỆT NAM
Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Cơ và Nguyễn Thị Mai (2015) đã chỉ
ra “Văn hóa là hợp phần không thể thiếu được của dạy học ngoại ngữ Người học không thể làm chủ một ngôn ngữ nếu không nắm được những đặc trưng tiêu biểu của nền văn hóa đó… Và quan trọng hơn là hình thành ở người học năng lực giao tiếp liên văn hóa, tính chủ động trong giao tiếp” Nghiên cứu của Sapir (1991) cũng đưa ra nhận định “Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa được xác định một cách
cụ thể là “vô cùng chặt chẽ, tới mức mà ta không thể hiểu và đánh giá đúng được cái này nếu không có kiến thức về cái kia” (theo Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, 2015) Tác giả Trần Thủy Vịnh, (2013) đã nhận định “Nhằm mục đích giảng dạy ngoại ngữ, có thể phân định văn hoá thành hai loại: Loại thứ nhất được gọi là văn hoá tiên tiến/ cao cấp (high culture), có liên quan thành tựu về văn học, nghệ thuật, giáo dục, triết học và được xem như tinh hoa của dân tộc Loại thứ hai gọi là văn hoá đại chúng/ bình dân (popular culture), liên quan đến cuộc sống hàng ngày bao gồm lối sống, kiểu mẫu ứng xử, tín ngưỡng, tập quán Loại này được nhiều người xem như là nội dung văn hoá cơ bản trong giảng dạy ngoại ngữ […] Ngôn ngữ là phương tiện chủ yếu để chuyển tải và phản ánh các giá trị, niềm tin, phong tục của một nền văn hoá”
2.2 Lồng ghép kiến thức văn hóa trong giảng dạy ngoại ngữ
Trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ, bên cạnh các kĩ năng thực hành tiếng, các yếu tố văn hóa cũng được xem là một trong những nội dung quan trọng Yếu tố văn hóa có thể được lồng ghép trong các tiết dạy kĩ năng, và cũng có thể được giảng dạy thành một học phần riêng biệt giúp người học có cái nhìn bao quát hơn về văn hóa Việt Nam, tạo hứng thú cho người học tìm hiểu và khám phá, từ đó quay trở lại làm nền tảng cho việc học ngôn ngữ
D Thanasoulas đã nhận định rằng: Học ngoại ngữ “là sự tích hợp tự nhiên giữa ngôn ngữ và văn hoá thông qua phương pháp giao tiếp chứ không phải là một phương pháp nào đó dựa trên ngữ pháp” Dạy ngôn ngữ là dạy văn hoá, một giảng viên “dạy ngôn ngữ thì chắc chắn cũng dạy văn hoá một cách ngầm ẩn” (Dẫn theo Trần Thủy Vịnh, 2013) Tác giả Trần Thủy Vịnh (2013) cũng chỉ ra rằng để truyền tải văn hóa trong giảng dạy ngôn ngữ có ba cách tiếp cận chính bao gồm: giảng dạy văn hoá một cách tường minh: trang bị cho người học cơ sở phát triển kiến thức văn hoá đích; giảng dạy văn hoá theo phương pháp giao tiếp: giảng viên có thể dạy văn hoá cho người học theo phương châm “học đi đôi với hành”; giảng dạy văn hoá theo phương pháp giao tiếp liên văn hoá: phương pháp này không chỉ giúp học viên học hỏi các kiến thức về ngôn ngữ đích, mà còn phải quan tâm đến việc phát triển nhận thức và thẩm năng văn hoá ở các nền văn hoá khác nhau
Trang 9800 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH
Tác giả Byram (1994) đã đưa ra mô hình giảng dạy ngoại ngữ và văn hoá gồm bốn thành phần cơ bản: việc học ngôn ngữ, nhận thức ngôn ngữ, nhận thức văn hoá và trải nghiệm văn hoá Đầu tiên, người học được học kiến thức ngôn ngữ Sau đó, qua thông tin văn hoá được cung cấp, người học thấy được sự khác biệt giữa ngôn ngữ - văn hoá nguồn với ngôn ngữ - văn hoá đích Tiếp theo, qua thực hành, học viên sẽ có được năng lực giao tiếp ở nền văn hoá đích (Dẫn theo Trần Thủy Vịnh, 2013)
Như vậy, bên cạnh việc lồng ghép các kiến thức văn hóa vào các tiết dạy tiếng Việt, văn hóa còn được đưa vào giảng dạy thành những học phần riêng với thời lượng nhiều hơn, giúp cho học viên có thể tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn và trải nghiệm nhiều hơn về văn hóa Việt Nam Ở nghiên cứu này, các học phần văn hóa Việt Nam và tác giả muốn nhắc tới là những học phần ngoài các kĩ năng thực hành tiếng Việt như Nghe, Nói, Đọc, Viết, Biên phiên dịch… Như vậy các học phần văn hóa Việt Nam ở đây có thể hiểu là những học phần liên quan đến văn hóa ăn, mặc, ở, đi lại, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật của người Việt Nam
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: các phương pháp giảng dạy các học phần văn hóa Việt Nam cho sinh viên nước ngoài học tiếng Việt tại Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
Khách thể nghiên cứu: 14 giảng viên, 32 sinh viên/học viên nước ngoài đã và đang học tiếng Việt tại Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
Để thực hiện nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Đề tài là sự kết hợp những thông tin, kiến thức từ nhiều chuyên ngành khác nhau như giảng dạy ngôn ngữ, văn hóa, xã hội… nên sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu sẽ giúp cho quá trình tìm hiểu tài liệu của nhóm nghiên cứu dễ dàng hơn cũng như có thể liên kết được những nội dung các ngành khác nhau
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Thu thập tài liệu sơ cấp và thứ cấp liên quan đến việc dạy và học các học phần văn hóa Việt Nam của sinh viên nước ngoài học tiếng Việt, từ đó phân tích, đánh giá, hệ thống vấn đề nhận diện những khó khăn, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học các học phần văn hóa
Trang 10801 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HỌC PHẦN VĂN HÓA VIỆT NAM
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả nghiên cứu
4.1.1 Thực tiễn việc giảng dạy các học phần văn hóa Việt Nam cho sinh viên nước ngoài học tiếng Việt tại Khoa Việt Nam học
Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đã đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài từ năm 2005 đến nay Các học viên người nước ngoài đến học tiếng Việt tại khoa khá đa dạng về quốc tịch như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Mỹ, Úc… Trình độ tiếng Việt của các học viên cũng khác nhau,
có những học viên đã học tiếng Việt tại đất nước của họ từ 1 đến 2 năm, cũng có những học viên chưa từng học tiếng Việt trước đó
Với nhiều đối tượng học viên và trình độ khác nhau như vậy, chương trình đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài tại Khoa Việt Nam học cũng có nhiều chương trình đào tạo các khóa học khác nhau tùy theo nhu cầu của học viên Một số chương trình đào tạo tiếng Việt tại khoa trong những năm qua, chương trình tiếng Việt 3+1, 2+2, chương trình đào tạo tiếng Việt 1 năm theo học chế tín chỉ, các khóa tiếng Việt ngắn hạn với các trình độ Sơ cấp, Trung cấp, Nâng cao theo Khung năng lực tiếng Việt và chương trình Huế học (Văn hóa Huế) dành cho người nước ngoài
Về điều kiện giảng viên, hiện tại Khoa có tất cả 13/14 giảng viên tham gia dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở các nhóm học phần thực hành tiếng, biên phiên dịch và 7 trong số 14 giảng viên cũng tham gia giảng dạy các học phần về kinh tế - văn hóa - xã hội Một số học phần văn hóa Việt Nam đã được học viên chọn học theo nhu cầu của cá nhân hoặc theo chương trình học của trường mà học viên đang theo học như “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, “Lễ nghi Việt Nam”, “Lịch sử Việt Nam”, “Luật pháp Việt Nam”, “Du lịch Việt Nam”, “Chính sách và tình hình kinh tế của Việt Nam”…
4.1.2 Những khó khăn của giảng viên khi giảng dạy các học phần văn hóa Việt Nam cho học viên nước ngoài học tiếng Việt tại Khoa Việt Nam học
Ngoài việc truyền tải các kiến thức văn hóa cho học viên nước ngoài qua cách lồng ghép trong các tiết học ngôn ngữ, các kiến thức này còn được truyền tải một cách tường minh thông qua các học phần văn hóa Việt Nam về lễ nghi, lịch sử, luật pháp,
du lịch… Các giảng viên của Khoa Việt Nam học đã và đang tham gia giảng dạy các học phần văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài thường gặp một số khó khăn