KINH TẠNG PALI (PALI NIKAYA) HT THÍCH MINH CHÂU VIỆT DỊCH

1.5K 0 0
KINH TẠNG PALI (PALI NIKAYA) HT THÍCH MINH CHÂU VIỆT DỊCH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Y Tế - Sức Khỏe - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Y dược - Sinh học Kinh tạng Pali (Pali Nikaya) HT. THÍCH MINH CHÂU Việt dịch Ấn bản năm 1991 Phân loại theo chủ đề: CHƠN TÍN TOÀN Chịu trách nhiệm chính tả: TÂM MINH ANH Ấn bản điện tử 2018 THỌ NIKAYA PHÂN LOẠI - CHỦ ĐỀ 355 355 1THỌ MỤC LỤC DẪN NHẬP ...........................................................17 1 Định nghĩa - 7 xứ và 3 cách - Kinh Bảy Xứ – Tương III, 116 .................................................23 2 Định nghĩa - Kinh MỘT PHÁP MÔN QUYẾ T TRẠCH – Tăng III, 209 .................................34 3 Định nghĩa - Kinh NIỆM XỨ – 10 Trung I, 131 .........................................................................47 4 Định nghĩa - Kinh Thủ Chuyển – Tương III, 11 .........................................................................76 5 Định nghĩa - Kinh Đáng Được Ăn – Tương III, 161...................................................................83 6 1 loại nên thân cận, 1 nên tránh xa - Kinh ĐẾ THÍCH SỞ VẤN – 21 Trường II, 147 ...........91 7 108 thọ - Kinh Một Trăm Lẻ Tám – Tương IV, 372.................................................................128 8 108 thọ tuỳ theo pháp môn - Kinh NHIỀU CẢ M THỌ – 59 Trung II, 137................................132 9 2 mũi tên - Kinh Với Mũi Tên – Tương IV, 336 .......................................................................141 2THỌ 10 3 trường hợp cần phải nhiệt tình làm mạ nh - Kinh NHIỆT TÌNH TINH TẤN – Tăng I, 273 .......................................................................146 11 3 vị đạo sư - Kinh BHARANDU – Tăng I, 503 .......................................................................148 12 4 hơi thở về niệm Thọ - Kinh NHẬP TỨ C XUẤT TỨC NIỆM – 118 Trung III, 249 .....152 13 4 pháp thọ - Kinh PHÚNG TỤNG – 33 Trườ ng II, 567 ............................................................172 14 4 đạo hành - Kinh VỚI CHI TIẾT – Tăng II, 99 .......................................................................173 15 62 tà kiến sanh khởi từ đâu - Kinh PHẠ M VÕNG – 1 Trường I, 11 ...............................176 16 8 nguyên nhân sanh khởi cảm thọ - Kinh Sìvaka – Tương IV, 369 ...........................................255 17 Ai cảm thọ - Kinh Moliya Phagguna – Tương II, 30 ..............................................................258 18 Bậc Alahán đv các cảm thọ ntn - Kinh GIỚ I PHÂN BIỆT – 140 Trung III, 541................262 3THỌ 19 Các thọ khởi lên được Thế Tôn biết đế n - Kinh HY HỮU VỊ TẰNG HỮU PHÁP – 123 Trung III, 317 ..........................................................282 20 Cái gì được cảm thọ, cái ấy nằm trong khổ đau - Kinh Sống Một Mình – Tương IV, 349 .....295 21 Có phải người hành động là người cảm thọ - Kinh Một Vị – Tương II, 138 .......................299 22 Cảm giác của người sắ p lâm chung - Kinh GIÁO GIỚI CẤP CÔ ĐỘC – 143 Trung III, 581 ...301 23 Cảm thọ sanh khởi từ ước muốn, tầm, tưởng, tà đạo, chánh đạo - Kinh Trú 1 – Tương V, 25 312 24 Cảm thọ tâm khổ, tâm ưu - Kinh VỊ BÀLÀMÔN – Tăng I, 280 .................................................316 25 Cảm thọ về Thân và cảm thọ về Tâm - Kinh Với Mũi Tên – Tương IV, 336 ............................322 26 Cảm xúc bởi khổ thọ, người ấy cảm thấ y sân hận... - Kinh Với Mũi Tên – Tương IV, 336 327 27 Cảm xúc bởi thọ sanh ra do xúc chạm vớ i vô minh nên khát ái sanh - Kinh Pàrileyya – Tương III, 174 ..........................................................332 4THỌ 28 Cận tử nghiệp, Hành duyên sanh ra Thọ - Kinh ĐẠI NGHIỆP PHÂN BIỆT – 136 Trung III, 483.................................................................341 29 Do cái gì hiện hữu mà các bậ c Alahán trình bày lạc và khổ - Kinh Verahaccàni – Tương IV, 206 .......................................................................358 30 Do duyên gì bất thiện pháp sanh khởi - Kinh KITAGIRI – 70 Trung II, 291 ......................364 31 Do duyên thân cây mà bóng cây hiệ n ra - Kinh VAPPA – Tăng II, 196 .................................384 32 Do duyên xúc được cảm giác là lạc, nên lạc thọ sanh - Kinh Căn Bản Của Xúc– Tương IV, 347 .......................................................................392 33 Do ngoại giới sai biệt nên Tưởng, Tư, Xúc, Thọ sai biệt sanh khởi - Kinh Giới – Tương II, 251 .......................................................................394 34 Do nội giới sai biệt nên xúc, thọ sai biệ t sanh khởi - Kinh Giới – Tương II, 245 .................407 35 Do sai biệt về xúc nên khởi lên sai biệt về Thọ - Kinh Haliddhaka – Tương IV, 196 ...............413 5THỌ 36 Họ có thể tự cảm thọ, không cần đến xúc, sự kiện như vậy không xảy ra - Kinh Ngoại Đạo – Tương II, 62 ..................................................416 37 Họ cũng không thể đặt người khác vào một đị a vị tương tự - ĐẠI Kinh KHỔ UẨN – 13 Trung I, 193 .............................................................425 38 Khi cảm giác lạc thọ, khi ấy khg có cả m giác khổ thọ - Kinh TRƯỜNG TRẢO – 74 Trung II, 345.................................................................441 39 Khi cảm giác lạc thọ, khi ấy khg có cả m giác khổ thọ - Kinh ĐẠI DUYÊN – 15 Trườ ng I, 511 .......................................................................450 40 Khát ái là con đường đưa đến thọ tập khở i - Kinh Vị Tỷ Kheo – Tương IV, 373 .......................480 41 Kinh CHẤT CHỨA – Tăng I, 217 ...............482 42 Kinh ĐẠI Kinh ĐOẠN TẬN ÁI – 38 Trung I, 559.................................................................485 43 Lạc - Các loại lạc thọ - Kinh PHẨM LẠC – Tăng I, 150 ....................................................520 44 Lạc - Dục lạc và yểm ly lạc - Kinh VÍ DỤ CON CHIM CÁY – 66 Trung II, 235 ....................522 6THỌ 45 Lạc - Dục lạc, ô uế lạc và an tịnh lạ c - Kinh VÔ TRÁNH PHÂN BIỆT – 139 Trung III, 527.542 46 Lạc - Lạc khổ khở i lên do duyên hành - Kinh VỚI TƯ TÂM SỞ – Tăng II, 116.................560 47 Lạc - Lạc nào cần tránh, lạc nào cần tu tậ p - Kinh VÍ DỤ CON CHIM CÁY – 66 Trung II, 235.................................................................563 48 Lạc - Lạc nào nên từ bỏ, Lạc nào nên tu tập - Kinh KITAGIRI – 70 Trung II, 291 .............583 49 Lạc hỷ - Hỷ không liên hệ đến vật chấ t - Kinh SUBHA – 99 Trung II, 793 ..........................603 50 Lạc hỷ - Hỷ lạc của thiền 1 để làm gì - Kinh NALAKAPANA – 68 Trung II, 267 ............628 51 Lạc hỷ - Hỷ ưu xã liên hệ đến xuấ t ly - Kinh PHÂN BIỆT SÁU XỨ – 137 Trung III, 499 .......................................................................642 52 Lạc hỷ - Hỷ ưu xả sanh ra từ đâu - Kinh GIỚ I PHÂN BIỆT – 140 Trung III, 541................656 53 Lạc hỷ - Lạc hỷ thấp kém và lạc hỷ ly tham - Kinh THANH TỊNH – 29 Trường II, 441 ....676 7THỌ 54 Lạc hỷ - Lạc khổ có phải do tự mình làm ra - Kinh Timbaruka – Tương II, 45 ...................715 55 Lạc hỷ - Lạc khổ của kẻ phàm phu và bậ c Thánh - Kinh Không Thâu Nhiếp 2 – Tương IV, 217 .......................................................................719 56 Lạc hỷ - Lạc khổ sanh khở i do duyên gì - Kinh Ví Dụ Tay Và Chân 1 – Tương IV, 281 .......723 57 Lạc hỷ - Thỉnh thoảng an trú hỷ do viễ n ly sanh - Kinh HOAN HỶ – Tăng II, 644.................725 58 Lạc hỷ - Thọ không liên hệ và Lhệ đến vchấ t - Kinh Thanh Tịnh Không Liên Hệ Ðến Vật Chất – Tương IV, 378 ...........................................728 59 Lạc hỷ - Thọ không liên hệ đến vật chất - ĐẠ I Kinh SÁU XỨ – 149 Trung III, 643 ............735 60 Lạc khổ hỷ ưu xả - Do duyên xúc được cảm thọ là lạc, khởi lên lạc căn - Kinh Cây Quay Ra Lửa – Tương V, 331 .............................................742 61 Lạc khổ hỷ ưu xả - Khi nào 5 căn được đoạn diệt không dư tàn - Kinh Sanh – Tương V, 333 .745 62 Lạc khổ hỷ ưu xả - Không được chấp nhậ n là Sa môn - Kinh SaMôn BàLaMôn – Tương V, 326 .......................................................................750 8THỌ 63 Lạc khổ hỷ ưu xả - bậc Dự lưu và bậc Alahán - Kinh Dòng Nước – Tương V, 325 ................753 64 Lạc khổ hỷ ưu xả - Định nghĩa - 5 sau trở thành 3... - Kinh Phân Tích 1 – Tương V, 328 .......755 65 Nghiệp đồng, nhưng Cảm thọ quả dị thụ c khác nhau - Kinh HẠT MUỐI – Tăng I, 451 .......760 66 Ngã luận thủ về Thọ - Kinh ĐẠI DUYÊN – 15 Trường I, 511 ................................................769 67 Người ta không thể thọ dụng các dụ c ngoài các... - Kinh VÍ DỤ CON RẮN – 22 Trung I, 295 798 68 Những cảm thọ sanh khởi từ Tà đạo và Chánh đạo - Kinh Trú 1 – Tương V, 25 ...................828 69 Nên hay không nên nói ra tất cả những điều thấ y nghe, cảm giác, thức tri - Kinh ĐIỀU ĐƯỢ C NGHE – Tăng II, 145 ...................................832 70 Phản tưởng là được lạc thọ - Kinh MAGANDIYA – 75 Trung II, 353...............835 71 Quan trọng - Kinh NIẾT BÀN – Tăng I, 283 .......................................................................858 9THỌ 72 Quán - Bất thiện pháp sanh khởi khi cả m giác lạc thọ như vậy - Kinh KITAGIRI – 70 Trung II, 291 ............................................................860 73 Quán - Chỉ có mắt, có tưởng, nhưng không có cảm thọ xứ ấy - Kinh TÔN GIẢ ÀNANDA – Tăng IV, 179 .................................................880 74 Quán - Cái gì được cảm thọ, cái ấy nằ m trong khổ đau - Kinh Kalàra – Tương II, 93 ..........884 75 Quán - Cái gì được cảm thọ, cái ấy nằ m trong khổ đau - Kinh Sống Một Mình – Tương IV, 349 .......................................................................896 76 Quán - Còn nhanh nhẹn hơn là sự biến diệt củ a các thọ hành - Kinh Người Bắn Cung – Tương II, 464 ............................................................900 77 Quán - Diệt tận của Dục hỷ là diệt tận của khổ đau - Kinh GIÁO GIỚI PHÚ LÂU NA – 145 Trung III, 601 ................................................902 78 Quán - Khát ái là con đường đưa đến thọ tậ p khởi - Kinh Vị Tỷ Kheo – Tương IV, 373 ...909 79 Quán - Khả ý khởi lên nên tàm uý, ghét bỏ - Kinh CĂN TU TẬP – 152 Trung III, 663 ....911 10THỌ 80 Quán - Khổ thọ khởi lên nơi tôi… - ĐẠ I Kinh DỤ DẤU CHÂN VOI – 28 Trung I, 409 .....921 81 Quán - Kinh GIỚI PHÂN BIỆT – 140 Trung III, 541.................................................................936 82 Quán - Kinh NGỦ NGỤC – Tăng III, 396 ...956 83 Quán - Kinh TIỂU Kinh ĐOẠN TẬN ÁI – 37 Trung I, 549 ..................................................965 84 Quán - Quán lạc thọ là khổ, khổ thọ là mũi tên... - Kinh Cần Phải Quán Kiến – Tương IV, 335 .......................................................................975 85 Quán - Quán thế nào để đoạn tậ n tham sân si trong 3 cảm thọ - Kinh Tật Bệnh – Tương IV, 340.................................................................977 86 Quán - Thân chế ngự lạc thọ, Tâm chế ngự khổ thọ - ĐẠI Kinh SACCAKA – 36 Trung I, 521 .......................................................................984 87 Quán - Tà kiến sai lầm về thọ khổ của Ngoại đạ o - Kinh SỞ Y XỨ – Tăng I, 310 ..................1012 88 Quán - Tất cả cần phải được cảm thọ ngay trong hiện tại... - Kinh PHẠM THIÊN TRÚ – Tăng IV, 627 ........................................................1022 11THỌ 89 Quán - Ví dụ 2 khúc cây cọ sát nhau... - Kinh Hạng Người Ít Nghe 1 – Tương II, 169......1026 90 Quán - Ví dụ Người cùi hưởng dục, Phản tưởng là được lạc thọ - Kinh MAGANDIYA – 75 Trung II, 353 ...............................................1033 91 Quán - Ví dụ với hư không - Kinh Hư không – Tương IV, 351 ............................................1056 92 Quán - Ví dụ với khách xá - Kinh Khách Xá – Tương IV, 353 ............................................1058 93 Quán - Với người có cảm thọ , Ta nêu rõ.. - Kinh SỞ Y XỨ – Tăng I, 310 ..............................1060 94 Quán - Đồng nghĩa với các khổ thọ về thân là vực thẩm này - Kinh Vực Thẳm – Tương IV, 334...............................................................1070 95 Sự sai biệt giữa vị Thánh đệ tử và kẻ vô văn... - Kinh Với Mũi Tên – Tương IV, 336 ..........1072 96 Ta rõ biết những gì được cảm thọ do duyên tà kiến - Kinh Trú 1 – Tương V, 25 ...............1077 97 Tham sân si - Nguyên nhân khở i 3 tùy miên - Kinh Với Mũi Tên – Tương IV, 336 ..........1079 12THỌ 98 Tham sân si - Vì sao tham sân si tuỳ tăng trong 3 thọ - Kinh SÁU SÁU – 148 Trung III, 629 .....................................................................1084 99 Tham sân si - Đoạn tận 3 tùy miên trong 3 cả m thọ - Kinh Ðoạn Tận – Tương IV, 332 .......1099 100 Tham sân si tồn tại trong Thọ - TIỂU KINH PHƯƠNG QUẢNG - 44 Trung I, 655 .......1102 101 Thân này phải được xem là do hành độ ng, do sắp đặt... do sự cảm thọ trong quá khứ - Kinh Không Phải Của Ông – Tương II, 118 .......1116 102 Thế Tôn Chánh Đẳng Giác về cảm thọ - Kinh Trí Về Quá Khứ – Tương IV, 374 ..............1118 103 Thế Tôn Chánh Đẳng Giác về cảm thọ - Kinh Trú 1 – Tương V, 25 ...................................1121 104 Thọ lãnh - Cảm thọ quả dị thục của nghiệ p - Kinh CÁC NGUYÊN NHÂN – Tăng I, 241 .....................................................................1125 105 Thọ lãnh - Nghiệp đã làm, nếu không cảm thọ quả thì.. - Kinh NGỌC MA NI – Tăng IV, 617 .....................................................................1129 106 Thọ lãnh - Thọ sanh là gì - Kinh PHÁP MÔN QUANH CO – Tăng IV, 613 ......................1141 13THỌ 107 Thọ lãnh - Tín thọ về nghĩa, tín thọ về pháp - Kinh GIẢI THOÁT XỨ – Tăng II, 335 .....1147 108 Thọ lãnh - Với quả thuần thục còn lại, người ấ y cảm thọ một tự ngã như vậy - Kinh Đống Xương – Tương II, 445 ...........................................1152 109 Thọ sanh - 8 thọ sanh do bố thí - Kinh PHÚNG TỤNG – 33 Trường II, 567 ........................1156 110 Thọ sanh - 8 thọ sanh do bố thí - Kinh THỌ SANH DO BỐ THÍ – Tăng III, 612 ...........1160 111 Thọ và Tưởng - Là Tâm hành, Hỏi đáp về thọ - TIỂU Kinh PHƯƠNG QUẢNG – 44 Trung I, 655...............................................................1163 112 Thọ và Tưởng - Là ý hành - Kinh Kàmabhù 2 – Tương IV, 458 ............................................1177 113 Thọ và Tưởng - Những gì có thọ thời có tưở ng - Kinh MẬT HOÀN – 18 Trung I, 247 ........1183 114 Thọ và Tưởng - liên hệ nhau ntn - ĐẠI Kinh PHƯƠNG QUẢNG – 43 Trung I, 639.......1196 115 Thợ mộc Pancakanga và Tôn giả Udàyi - Kinh Năm Vật Dụng – Tương IV, 359 ................1212 14THỌ 116 Tu tập - 7 pháp không bao lâu đạt 4 vô ngại giả i - Kinh VÔ NGẠI GIẢI – Tăng III, 325 .....1221 117 Tu tập - Cần niệm thọ ntn - Kinh GIỚ I PHÂN BIỆT – 140 Trung III, 541..........................1223 118 Tu tập - Kham nhẫn đv các lời nói, các cảm thọ - Kinh CÁC LẬU HOẶC – Tăng III, 175..1243 119 Tu tập - Kham nhẫn đv các lời nói, các cảm thọ - Kinh TẤT CẢ LẬU HOẶC – 2 Trung I, 19 .....................................................................1250 120 Tu tập - Pháp đưa đến liễu tri tất cả chấp thủ - Kinh Liễu Tri – Tương IV, 59 ....................1264 121 Tu tập - Thân hành niệm nhiếp phục lạc, bất lạ c - Kinh THÂN HÀNH NIỆM – 119 Trung III, 265...............................................................1266 122 Tu tập - Yểm ly thọ, đưa đến giải thoát - Kinh TRƯỜNG TRẢO – 74 Trung II, 345 .........1285 123 Tu tập - Để liễu tri 3 thọ thì 4 niệm xứ cần phả i tu tập - Kinh Các Cảm Thọ – Tương V, 295 .....................................................................1294 124 Tu tập - Để liễu tri 3 thọ thì 8 chánh đạo cần phả i tu tập - Kinh Thọ – Tương V, 40 ................1295 15THỌ 125 Tất cả pháp lấy Thọ làm chỗ quy tụ - Kinh LẤY CĂN BẢN NƠI THẾ TÔN – Tăng IV, 381 .....................................................................1296 126 Tất cả pháp lấy Thọ làm chỗ hội tụ - Kinh CỘ I RỄ CỦA SỰ VẬT – Tăng IV, 47...............1299 127 Từ sự diệt tận của dục hỷ là sự diệt tận khổ đau - Kinh GIÁO GIỚI PHÚ LÂU NA – 145 Trung III, 601 ........................................................1302 128 Vô Tưởng Thiên - Khi 1 niệm khở i lên thì thác sanh - Kinh BA LÊ – 24 Trường II, 269 ....1309 129 Vô Tưởng Thiên - Không có tưở ng, không có thọ - Kinh CÁC LOÀI HỮU TÌNH – Tăng IV, 141...............................................................1357 130 Vô Tưởng Thiên - Không có tưở ng, không có thọ - Kinh PHÚNG TỤNG – 33 Trườ ng II, 567 .....................................................................1360 131 Vô Tưởng Thiên - Kinh PHẠM VÕNG – 1 Trường I, 11 ................................................1363 132 Vị ngọt tối thượng của thọ là cảm thọ vô hại - ĐẠI Kinh KHỔ UẨN – 13 Trung I, 193 ...1442 16THỌ 133 Xúc duyên Thọ - Họ có thể tự cảm thọ , không cần đến xúc, sự kiện như vậy không xả y ra - Kinh Ngoại Đạo – Tương II, 62 .................1458 134 Xúc duyên Thọ, Xúc diệt thì Thọ diệ t - Kinh Hạng Người Ít Nghe 1 – Tương II, 169......1467 17THỌ DẪN NHẬP 1. Lời giới thiệu  Sau khi nhận thấy tính thực tế, gần gũi, dễ hiể u và trí tuệ tuyệt diệu trong những bài kinh của bộ ĐẠI TẠ NG KINH VIỆT NAM do Hoà Thượ ng Thích Minh Châu dịch trực tiếp từ Kinh Tạng Pali, chúng tôi nhận thấ y rằng những bộ kinh này là những thực tế tuyệt diệ u trong cuộc sống và nếu những bài kinh này không được tiếp cận và áp dụng trong cộng đồng Phật tử thì thật là một thiệt thòi cho những người con của Phật.  Ví như một người khi nếm được hương vị tuyệt vời củ a một chiếc bánh ngon, lòng nghĩ tới những người thân thương của mình và đem đến mời họ cùng ăn với mình, đó chính là tâm niệm của chúng tôi khi thự c hiện công việc này. Chúng tôi với tấ m lòng chân thành sâu sắc cầu mong cho mọi người cùng có thể tiếp cận được với Kinh Tạng Pali (kinh Nikaya) và tìm được chân đứng trong bộ kinh này.  Vì vậy, nhằm giới thiệu bộ kinh Nikaya đến với cộng đồng Phật tử ở khắp nơi và nhằm giúp cho quý đạ o hữu dễ dàng tiếp cận vớ i kinh Nikaya nên trong phiên bản vi tính này chúng tôi đã mạo muội cẩn thận đánh 18THỌ dấu, tô màu những điểm căn bản và trọng tâm trong các bài kinh để quý đọc giả có thể nhanh chóng nắ m hiểu được nội dung, ý nghĩa và những điể m quan trọng của bài kinh. Công việc này đã đượ c chúng tôi thực hiện dựa trên sự thấy biết và kinh nghiệm thự c hành của bản thân, quý đạo hữu cố gắng đọc đi đọ c lại và suy nghiệm kỹ từng lời kinh rồi đem áp dụ ng thực hành để có thể tự mình thành tựu Tuệ giác như Đức Phật đã chỉ dạy. 2. Lợi ích của việc nghiên cứu học hỏi bộ kinh này là gì?  Đi thẳng vào lời dạy của Đức Phật, tiếp cận trực tiế p với những lời dạy nguyên chất của Đức Phậ t khi Ngài còn tại thế, tránh được sự truyền t ải ý nghĩa giáo pháp có khi đúng, có khi lệch của các vị này vị kia, tránh được việc đến với đạo Phật nhưng nhìn nhậ n và hiểu biết đạo Phật thông qua lăng kính của ngườ i khác.  Biết được với những sự kiện đã từng xảy ra trong thờ i kỳ Đức Phật còn tại thế như: hoàn cảnh xã hội thời đó, đời sống thực tế của Đức Phật và các cuộc thuyế t giảng Chánh Pháp của Ngài.  Trí tuệ được mở rộng, biết được đôi phần về trí tuệ thâm sâu vi diệu của Đức Phật qua các bài thuyết 19THỌ giảng của Ngài và qua các cuộc cật vấn, chất vấn củ a ngoại đạo.  Được làm quen với các Pháp học và Pháp hành mà Đức Phật đã trình bày dưới nhiều hình thức đa dạ ng khác nhau. Học hỏi được nhiều cách tu tập, nhiều phương diện tu tập, không bị hạn chế bó buộ c trong một phương diện tu tập theo một trường phái nào.  Có được một cái nhìn trực tiếp, trực diện đối với Chánh Pháp, giúp cho người tu tập không đi lệ ch ra ngoài Chánh Pháp, không làm uổng phí thờ i gian và công sức mà người tu tập đã bỏ ra để nghiên cứ u tìm hiểu học hỏi và thực hành Phật Pháp, giúp cho nhiệt tình và ước nguyện của người tu học chân chánh được thành đạt, có kết quả tốt đẹp và lợi ích thiết thực ngay trong đời sống hiện tại.  Có được đầy đủ những phương tiện để thực hiệ n Pháp học vàPháp hành, biết rõ những gì mình cần phải làm trên con đường đi đến sự chấm dứt khổ đau.  Trong khi đọc, nghe, nghiên cứu, học hỏi các bản kinh thì tâm được an trú vào trong Chánh Tri Kiến, tham sân si được vắng mặt trong lúc ấy, tâm đượ c an trú vào trong Chánh Pháp. 20THỌ  Ngay trong hiện tại gieo kết được những thiệ n duyên tốt lành đối với Chánh Pháp của Đức Phật, có thể thẳng tiến đến việc tu tập sự giải thoát sanh tử ngay trong kiếp hiện tại. Nhưng nếu ngay trong hiện tại không đạt được sự giải thoát thì những thiệ n duyên này sẽ giúp được cho các đời sau: khi được sanh ra, tâm luôn hướng về sự tìm cầ u Chánh Pháp, yêu thích tìm kiếm những lời dạy nguyên gốc của Đức Phật, và đồng thời tâm cũng luôn hướng về sự không ưa thích đối với các tà Pháp, tránh xa các tà thuyế t không chân chánh, không có cảm xúc cảm tình đối với các tà đạo, tránh được các con đường tu tập sai lệ ch làm uổng phí công sức và tâm nguyện của người tu tậ p mà vẫn không đạt được sự giải thoát khổ đau.  Trong quá trình học hỏi nghiên cứu cẩn thận các bả n kinh này thì Chánh Tri Kiến đi đến thành tựu đầy đủ , Giới Hạnh đi đến thành tựu đầy đủ, ba kiết sử Thân Kiến, Hoài Nghi, Giới Cấm Thủ được đoạn tậ n, chứng được Dự Lưu Quả, là bậc Dự Lưu, chỉ còn tái sanh tối đa là bảy lần giữa chư Thiên và loài ngườ i, không còn bị đọa vào trong các đường ác sanh như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.  Khi thân hoại mạng chung nếu bị thất niệm, tâm không được tỉnh giác, thì khi tái sanh đời sau, lúc đầu 21THỌ không nhớ được đạo pháp, nhưng sau đó sẽ có những nhân duyên đưa đến giúp cho tâm trí từ từ nhớ lạ i và tiếp tục tu tập trong vòng tối đa bảy lần tái sanh là sẽ đi đến sự chứng đạt được tâm hoàn toàn tịch lặ ng thoát ly sanh tử, thoát ly đau khổ, thoát khỏi mọ i ràng buộc, phiền não đối với năm thủ uẩ n. 3. Lòng tri ân  Chúng ta, những người đến với đạo thoát ly sanh tử của Đức Phật sau khi Ngài nhập di ệt đã trên 2500 năm, nhưng may mắn quá lớn cho chúng ta đó là việ c chúng ta vẫn còn được thấy, được gặp, được học hỏi và được hành trì theo những bản kinh nguyên chấ t truyền thống của Đức Phật. Xin hạnh phúc tri ân sự may mắn này của mình và xin chân thành vô lượng cung kính tri ân Hòa Thượng Thích Minh Châu, người đã bỏ nhiều thời gian, nhiều tâm huyết để làm cho Chánh Pháp được sáng tỏ đối với những ngườ i con của Đức Phật tại Việt Nam.  Xin chân thành cung kính cúi đầu tri ân Hoà Thượ ng - vị ân sư của Phật tử Việt Nam. Pháp quốc, ngày 05 tháng 07 năm 2014 Người trình bày - Chơn Tín Toàn 22THỌ 23THỌ 1 Định nghĩa - 7 xứ và 3 cách - Kinh Bảy Xứ – Tương III, 116 Bảy Xứ – Tương III, 116 (Sattatthàna) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) Vị Tỷ-kheo thiện xảo trong bảy xứ , này các Tỷ-kheo, quán sát theo ba cách, được gọi là một vị toàn vẹ n trong Pháp và Luật này, đã thành tựu viên mãn, một bậ c tối thượng nhân. 4) Này các Tỷ-kheo, thế nào là vị Tỷ - kheo thiện xảo trong bảy xứ? 5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo biết rõ (pajànati) sắc, biết rõ sắc tập khở i, biết rõ sắc đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, biết rõ vị ngọt củ a sắc, biết rõ sự nguy hiểm của sắc, biế t rõ sự xuất ly của sắ c. 6-8). .. biết rõ thọ... biết rõ tưởng... biế t rõ các hành... 9). .. biết rõ thức, biết rõ thức tập khở i, biết rõ thức đoạn diệt, biết rõ con đường 24THỌ đưa đến thức đoạn diệt, biết rõ vị ngọt củ a thức, biết rõ sự nguy hiểm của thức, biế t rõ sự xuất ly của thứ c. 10) Này các Tỷ-kheo, thế nào là sắc?  Bốn đại chủng và sắc do bốn đạ i chủng tạo thành. Này các Tỷ- kheo, đây gọi là sắc.  Do các món ăn tập khởi nên sắc tậ p khởi.  Do các món ăn đoạn diệt nên sắc đoạn diệt.  Đây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến sắc đoạn diệt, tứ c là chánh tri kiến... chánh đị nh... 11) Duyên sắc khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt của sắc. Sự vô thường, khổ, chị u sự biến hoại của sắc, đây là sự nguy hạ i của sắc. Sự nhiếp phục dục tham đối vớ i sắc, sự đoạn tận dục tham đối với sắc, đây là xuất ly của sắ c. 12) Này các Tỷ-kheo, nhữ ng Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri sắc là như vậ y, thắng tri sắc tập khởi là như vậy, thắ ng tri sắc đoạn diệt là như vậy, thắng tri con 25THỌ đường đưa đến sắc đoạn diệt là như vậ y, thắng tri vị ngọt của sắc là như vậy, thắ ng tri sự nguy hiểm của sắc là như vậy, thắ ng tri sự xuất ly của sắc là như vậy; họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạ n diệt đối với sắc. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứ ng trong Pháp và Luật này. 13) Này các Tỷ-kheo, nhữ ng Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri sắc là như vậ y, thắng tri sắc tập khởi là như vậy, thắ ng tri sắc đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọ t của sắc là như vậy, thắng tri sự nguy hiể m của sắc là như vậy, thắng tri sự xuấ t ly của sắc là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc, họ được giả i thoát, không có chấp thủ. Họ được khéo giả i thoát. Những ai được khéo giải thoát, họ đượ c vẹn toàn. Những ai vẹn toàn, thờ i không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ . 14) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ?  Này các Tỷ-kheo, có sáu thọ thân này: Thọ do nhãn xúc sanh... thọ do 26THỌ ý xúc sanh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thọ.  Do xúc tập khởi nên thọ tập khởi.  Do xúc đoạn diệt nên thọ đoạn diệt.  Đây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thọ đoạn diệt, tứ c là chánh tri kiến... chánh đị nh. 15) Do duyên thọ khởi lên lạc hỷ gì, đây gọi là vị ngọt của thọ. Cảm thọ vô thường, khổ, vô ngã, đây gọ i là nguy hiểm của thọ. Sự nhiếp phục dục tham, sự đoạn tận dục tham đối với thọ, đây gọ i là xuất ly của thọ . 16) Này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thọ là như vậ y, thắng tri thọ tập khởi là như vậy, thắ ng tri thọ đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thọ đoạn diệt là như vậ y, thắng tri vị ngọt của thọ là như vậy, thắ ng tri sự nguy hiểm của thọ là như vậy, thắ ng tri sự xuất ly của thọ là như vậy; họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạ n diệt đối với thọ. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực 27THỌ hiện, những vị ấy có chân đứ ng trong Pháp và Luật này. 17) Này các Tỷ-kheo, nhữ ng Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thọ là như vậ y... thời không thể nêu rõ sự luân chuyể n của họ. 18-20) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng?  Này các Tỷ-kheo, có sáu tưở ng thân này: S ắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tưởng.  Do xúc tập khởi nên tưởng tập khởi.  Do xúc đoạn diệt nên tưởng đoạ n diệt.  Đây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến tưởng đoạn diệ t... thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ . 21) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các hành? 28THỌ  Này các Tỷ-kheo, có sáu tư thân : Sắc tư... pháp tư. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là các hành.  Do xúc tập khởi nên các hành tậ p khởi.  Do xúc đoạn diệt nên các hành đoạ n diệt.  Đây là con đường Thánh đạ o tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh đị nh. 22) Do duyên hành khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt của hành. Các hành vô thườ ng, khổ, vô ngã, đây là nguy hiểm củ a hành. Sự nhiếp phục dục tham, sự đoạn tận dục tham đối với các hành, đây là xuất ly củ a các hành. 23-24) Này các Tỷ-kheo, những vị Sa- môn hay Bà-la-môn nào thắng tri các hành là như vậy, thắng tri các hành tậ p khởi là như vậy, thắng tri các hành đoạ n diệt là như vậy, thắn g tri con đường đưa đến các hành đoạn diệt là như vậy; họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạ n diệt đối với các hành. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo 29THỌ thực hiện, những vị ấy có chân đứ ng trong Pháp và Luật này... Những ai đượ c vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ . 25) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức?  Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thứ c, thiệt thức, thân thức, ý thứ c. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức.  Do danh sắc tập khởi nên thức tậ p khởi.  Do danh sắc đoạn diệt nên thức đoạn diệt.  Đây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thức đoạn diệt đố i với thức, tức là chánh tri kiến... chánh đị nh. 26) Do duyên thức khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt của thức. Thức vô thường, khổ , vô ngã, đây là nguy hiểm của thức. Sự nhiếp phục dục tham, sự đoạn tận dục tham đối với thức, đây là xuất ly của thứ c. 27) Này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thức là như vậy, 30THỌ thắng tri thức tập khởi là như vậy, thắ ng tri thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thức đoạn diệt là như vậ y, thắng tri vị ngọt của thức là như vậ y, thắng tri sự nguy hiểm của thức là như vậy, thắng tri sự xuất ly của thức là như vậy; họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với thức. Những thự c hiện ấy, họ khéo thực hiện. Nhữ ng ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này. 28) Này các Tỷ-kheo, nhữ ng Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thức là như vậ y, thắng tri thức tập khởi là như vậy, thắ ng tri thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thức đoạn diệt là như vậ y, thắng tri vị ngọt của thức là như vậ y, thắng tri sự nguy hiểm của thức là như vậy, thắng tri sự xuất ly của thức là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt thứ c, họ giải thoát, không chấp thủ. Họ đượ c khéo giải thoát. Những ai được khéo giả i thoát, họ được vẹn toàn. Những ai đượ c vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ. 31THỌ 29) Này các Tỷ-kheo, như vậy là vị Tỷ - kheo thiện xảo trong bảy xứ . 30) Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là vị Tỷ-kheo quán sát theo ba cách? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ -kheo quán sát theo giới, quán sát theo xứ , quán sát theo duyên khởi. Như vậy, này các Tỷ - kheo, vị Tỷ -kheo quán sát theo ba cách. 31) Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo thiện xảo trong bả y xứ, quán sát theo ba cách, được gọi là một vị toàn vẹn trong Pháp và Luật này, đã thành tự u viên mãn, một vị tối thượng nhân. Thuộc Sở Hữu – Tương III, 354 1) ... 2) Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến... 3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, thế nào là các thọ? Thế nào là thọ tập khởi? Thế nào là thọ đoạn diệt? Thế nào là con 32THỌ đường đưa đến thọ đoạn diệt? Thế nào là vị ngọt của thọ? Thế nào là sự nguy hiểm của thọ? Thế nào là sự xuất ly của thọ? 4) -- Có ba thọ này, này Ananda, lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này Ananda, đây gọi là các thọ. Do xúc tập khởi nên thọ tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên thọ đoạn diệt. Con đường Thánh đạo Tám ngành là con đường đưa đến thọ đoạn diệt, tức là chánh tri kiến... chánh định. Do duyên thọ khởi lên lạc hỷ nào, đấy là vị ngọt của thọ. Sự vô thường, khổ, biến hoại của thọ là sự nguy hiểm của thọ. Sự nhiếp phục dục và tham (chandaràga) đối với thọ, sự đoạn tận dục và tham là sự xuất ly của thọ. 5) Này Ananda, Ta tuyên bố rằng đoạn diệt (nirodho) các hành là tuần tự. Khi chứng Thiền thứ nhất, lời nói được đoạn diệt. Khi chứng Thiền thứ hai, tầm tứ được đoạn diệt... Khi chứng Diệt thọ tưởng định, tưởng và thọ được đoạn diệt. Ðối với Tỷ- kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, tham được đoạn diệt, sân được đoạn diệt, si được đoạn diệt. 6) Này Ananda, Ta tuyên bố rằng tịnh chỉ (vùpasamo) các hành là tuần tự . Khi chứng Thiền thứ nhất, lời nói được tịnh chỉ. Khi chứng Thiền thứ hai, tầm tứ được tịnh chỉ... Khi chứng Diệt thọ tưởng định, tưởng và thọ được tịnh chỉ. Ðối với Tỷ-kheo đã 33THỌ đoạn tận các lậu hoặc, tham được tịnh chỉ, sân được tịnh chỉ, si được tịnh chỉ. 7) Này Ananda, Ta tuyên bố rằng khinh an (passadhi) các hành là tuần tự. Khi chứng Thiền thứ nhất, lời nói được khinh an. Khi chứng Thiền thứ hai, tầm tứ được khinh an... Khi chứng Diệt thọ tưởng định, tưởng và thọ được khinh an. Ðối với Tỷ- kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, tham được khinh an, sân được khinh an, si được khinh an. 34THỌ 2 Định nghĩa - Kinh MỘT PHÁP MÔN QUYẾT TRẠCH – Tăng III, 209 MỘT PHÁP MÔN QUYẾT TRẠCH – Tăng III, 209 1. - Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Thầ y pháp môn thể nhậ p, pháp môn pháp. Hãy nghe và tác ý, Ta sẽ giảng. - Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau : 2. -Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp môn thể nhập (quyết trạch), pháp môn pháp? - Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các dục, cần phả i biết duyên khởi các dục, cần phải biết các dụ c sai biệt, cần phải biết các dục dị thục, cần phải biế t các dục đoạn diệt, cần phải bi ết con đường đưa đến các dục đoạn diệt. - Này các Tỷ-kheo, cần phải biết cảm thọ, cần phả i biết các cảm thọ duyên khởi, cần phải biết các cả m thọ sai biệt, cần phải biết các cảm thọ dị thục, cầ n phải biết cấc cảm thọ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt. 35THỌ - Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các tưởng, cầ n phải biết các tưởng duyên khởi, cần phải biết các tưởng sai biệt, cần phải biết các tưởng dị thục, cầ n phải biết các tưởng đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt. - Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các lậu hoặc, cầ n phải biết các lậu hoặc duyên khởi, cần phải biế t các lậu hoặc sai biệt, cần phải biết các lậu hoặc dị thục, cần phải biết các lậu hoặc đoạn diệt, cần phả i biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt. - Này các Tỷ-kheo, cần phải biết nghiệp, cần phả i biết duyên khởi các nghiệp, cần phải biế t các nghiệp sai biệt, cần phải biết các nghiệp dị thụ c, cần phải biết các nghiệp đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt. - Này các Tỷ-kheo, cần phải biết khổ, cần phải biế t khổ duyên khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cầ n phải biết khổ dị thục, cần phải biết khổ đoạn diệ t, cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn diệ t. 3. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các dục, cần phả i biết các dục duyên khởi, cần phải biết các dụ c sai biệt, cần phải biết các dục dị thục, cần phải biế t các dục đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đế n các dục đoạn diệt, đã được nói như vậy. Và do duyên gì được nói như vậy? Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục? 36THỌ - Này các Tỷ-kheo, có năm dục trưởng dưỡ ng này: Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Các tiếng do nhậ n thức... các hương do nhận thức... các vị do nhậ n thức... các xúc do thân nhận thức... khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫ n. Này các Tỷ-kheo, dầu chúng không phải dục, chúng được gọi là dục trưởng dưỡng trong giới luật củ a bậc Thánh. - Các tư duy tham ái, Là dục của con người, Các hoa mỹ ở đời, Chúng không phải là dục, - Các tư duy tham ái Là dục của con người, Các hoa mỹ an trú Như vậy ở trên đời, Ở đây những bậc Trí, Nhiếp phục được lòng dục. 4. Này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục duyên khởi? - Xúc, này các Tỷ-kheo, là các dục duyên khởi. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục sai biệt? - Này các Tỷ-kheo, dục trên các sắc là khác, dụ c trên các tiếng là khác, dục trên các hương là khác, dục trên các vị là khác, dụ c trên các xúc là khác. Này các Tỷ-kheo, đây là các dục sai biệt. 37THỌ Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục dị thục? - Này các Tỷ-kheo, khi muốn một cái gì, sanh khở i một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đứ c. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các dục dị thục. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục đoạn diệt? - Này các Tỷ-kheo, Xúc đoạn diệt là dục đoạn diệt. Đây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đế n các dục đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạ ng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh đị nh. Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biế t các dục như vậy, rõ biết các dục sanh khởi như vậ y, rõ biết các dục sai biệt như vậy, rõ biết các dục dị thục như vậy, rõ biết các dục đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thế nhập này như là các dục đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các dục... cần phả i biết con đường đưa đến dục đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậ y. ----------------------- 5. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các cảm thọ, cầ n phải biết các cảm thọ duyên khởi, cần phải biế t các cảm thọ sai biệt, cần phải biết các cảm thọ dị thục, 38THỌ cần phải biết cấc cảm thọ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt, đã được nói như vậy. Do duyên gì đã được nói như vậy? Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ? - Này các Tỷ-kheo, có ba cảm thọ này: lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ . 6. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ sanh khởi? - Này các Tỷ-kheo, Xúc là các cảm thọ sanh khởi. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ sai biệt? - Này các Tỷ-kheo, có các lạc thọ liên hệ đến vậ t chất, có các lạc thọ không liên hệ đến vật chấ t; có các khổ thọ liên hệ đến vật chất, có các khổ thọ không liên hệ đến vật chất; có các cảm thọ không khổ không lạc liên hệ đến vật chất, có các cảm thọ không khổ không lạc không liên hệ đến vật chấ t. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các cảm thọ sai biệt. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ dị thục? - Này các Tỷ-kheo, khi nào cảm thọ cái gì, sanh khởi một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các cảm thọ dị thục. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ đoạ n diệt? 39THỌ - Này các Tỷ-kheo, Xúc đoạn diệt, là các cảm thọ đoạn diệt. Đây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các cảm thọ đoạn diệt. Tứ c là chánh tri kiến... chánh định. Và khi nào, này các Tỷ kheo, vị Thánh đệ tử rõ biế t các cảm thọ như vậy, rõ biết các cảm thọ sanh khởi như vậy, rõ biết các cảm thọ sai biệt như vậy, rõ biế t các cảm thọ dị thục như vậy, rõ biết các cảm thọ đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạ m hạnh thể nhập này như là các cảm thọ đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các cảm thọ... cầ n phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậ y. ------------------------ 7. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các tưởng... cầ n phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn di ệt, đã được nói như vậy. Do duyên gì đã được nói như vậy? Này các Tỷ-kheo, thế nào là các tưởng? Này các Tỷ-kheo, có sáu tưởng này: Sắc tưở ng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưở ng. 8. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng sanh khởi? - Này các Tỷ-kheo, Xúc là các tưởng sanh khởi. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các tưởng sai biệt? 40THỌ - Này các Tỷ-kheo, các tưởng trong các sắc là khác, các tưởng trong các tiếng là khác, các tưởng trong các hương là khác, các tưởng trong các vị là khác, các tưởng trong các xúc là khác, các tưở ng trong các pháp là khác. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các tưởng sai biệt. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các tưởng dị thục? - Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng các Tưở ng là kết quả của thói quen, khi nào người ta biế t sự vật như thế nào, như thế nào, người ta nói sự vật ấy như sau, như sau: "Như vậy tôi tưở ng". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các tưởng dị thục. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các tưởng đoạn diệt? - Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là tưởng đoạ n diệt. Đây là Thánh đạo tám ngành đưa đến các tưởng đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến... chánh đị nh. Khi nào này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các tưởng như vậy, rõ biết các tưởng sanh khởi như vậ y, rõ biết các tưởng sai biệt như vậy, rõ biết các tưở ng dị thục như vậy, rõ biết các tưởng đoạn diệt như vậ y, rõ biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhậ p này như là các tưởng đoạn diệt. 41THỌ Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các tưởng... cần phả i biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậ y. ------------------------ 9. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các lậu hoặc ... cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạ n di ệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên nào đã được nói như vậy? Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc? - Này các Tỷ-kheo, có ba lậu hoặc này: dục lậu, hữ u lậu, vô minh lậ u. 10. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặ c sanh khởi? - Này các Tỷ-kheo, Vô minh là các lậu hoặ c sanh khởi. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc sai biệt? - Này các Tỷ-kheo, có các lậu hoặc đưa đến đị a ngục, có các lậu hoặc đưa đế n bàng sanh, có các lậu hoặc đưa đến ngạ quỷ, có các lậu hoặc đưa đế n thế giới loài người, có các lậu hoặc đưa đến thế giới chư Thiên. Này các Tỷ-kheo, đây gọ i là các lậu hoặc sai biệt. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc dị thục? 42THỌ - Này các Tỷ -kheo, khi nào vì vô minh cái gì sanh khởi, một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc dị thục. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc đoạ n diệt? - Này các Tỷ-kheo, Vô minh đoạn diệt là các lậu đoạn diệt. - Đây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đế n các lậu hoặc đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến... chánh đị nh. Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biế t các lậu hoặc là như vậy, rõ biết các lậu hoặc sanh khởi như vậy, rõ biết các lậu hoặc sai biệt như vậy, rõ biế t các lậu hoặc dị thục như vậy, rõ biết các lậu hoặc đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các lậ u hoặc đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biế t Phạm hạnh thể nhập này như là các lậu hoặc đoạ n diệt. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các lậu hoặc....cầ n phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậ y. -------------------------- 43THỌ 11. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các nghiệp ... cần phải biết con đường đưa đến các nghiệp đoạ n diệt được nói như vậy. Do duyên gì được nói như vậy? Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các nghiệp? - Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng suy tư là nghiệp; sau khi suy tư, tạo nghiệp về thân, về lời, về ý. 12. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các nghiệ p sanh khởi? - Này các Tỷ-kheo, Xúc là các nghiệp sanh khởi. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các nghiệp sai biệt? Này các Tỷ-kheo, - Có nghiệp đưa đến cảm thọ ở địa ngục, - Có nghiệp đưa đến cảm thọ loài bàng sanh, - Có nghiệp đưa đến cảm thọ cõi ngạ quỷ, - Có nghiệp đưa đến cảm thọ thế giới loài Người, - Có nghiệp đưa đến cảm thọ thế giới chư Thiên . Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các nghiệp sai biệt. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các nghiệp dị thục? - Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng có ba loạ i nghiệp dị thục: Ở ngay đời hiện tại, hay ở đời sau, 44THỌ hay ở một đời sau nữa. Này các Tỷ-kheo, đây là các nghiệp dị thục. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đoạn diệt? - Này các Tỷ-kheo, Xúc đoạn diệt là nghiệp đoạ n diệt. - Đây là Thánh đạo tám ngành, con đường đưa đế n các nghiệp đoạn diệt. Đó là chánh tri kiến... chánh đị nh. Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biế t các nghiệp như vậy, rõ biết các nghiệp sanh khởi như vậy, rõ biết các nghiệp sai biệt như vậy, rõ biế t các nghiệp dị thục như vậy, rõ biết các nghiệp đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các nghiệp đoạ n diệt như vậy, khi ấy, vị ấy rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các nghiệp đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các nghiệp... cần phả i rõ biết con đường đưa đến các nghiệp đoạn di ệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậ y. ------------------------ 13. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết Khổ, cần phả i biết khổ sanh khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cầ n phải biết khổ dị thục, cần phải biết khổ đoạn diệt, cầ n phải biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt, đã được 45THỌ nói như vậy. Chính do duyên gì đã được nói như vậy? Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Khổ? - Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ , sầu bi khổ não là khổ, cầu không được là khổ , tóm lại năm thủ uẩn là khổ . 14. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ sanh khởi? - Ái, này các Tỷ-kheo, là khổ sanh khởi. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ sai biệt? - Này các Tỷ-kheo có khổ lớn, có khổ nhỏ, có khổ chậm biến, có khổ mau biến. Này các Tỷ-kheo, đây là khổ sai biệt. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ dị thục? - Này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc, ưu sầu, bi thảm, than van, đập ngực, khóc lóc, đi đến bất tỉnh. Do bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc, nên đi tìm phía bên ngoài xem có ai biết được một câu, hai câu thần chú đề đoạn diệt khổ này. - Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng khổ đem lạ i kết quả mê loạn, đem lại kết quả tìm kiếm . Này các Tỷ-kheo, đây gọi là khổ dị thục. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ đoạn diệt? 46THỌ - Ái đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là khổ đoạn diệt. Đây là Thánh đạo tám ngành đưa đến khổ đoạ n diệt. Đó là chánh kiến... chánh đị nh. Này các Tỷ-kheo, khi nào Thánh đệ tử rõ biết khổ như vậy, rõ biết khổ sanh khởi như vậy, rõ biết khổ sai biệt như vậy, rõ biết khổ dị thục như vậy, rõ biế t khổ đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đế n khổ đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biế t Phạm hạnh thể nhập này như là khổ đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết khổ, cần phải biế t khổ sanh khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cần phả i biết khổ dị thục, cần phải biết khổ đoạn diệt, cần phả i biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậ y. Này các Tỷ-kheo, đây là thể nhậ p pháp môn, pháp pháp môn. 47THỌ 3 Định nghĩa - Kinh NIỆM XỨ – 10 Trung I, 131 KINH NIỆM XỨ (Satipatthana sutta) – Bài kinh số 10 – Trung I, 131 Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu-lâu), Kammassadhamma (Kiềm-ma sắt đàm) là đô thị củ a xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: – Này các Tỷ-kheo. Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn: – Bạch Thế Tôn. Thế Tôn thuyết như sau: – Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nh ất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầ u não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết- bàn. Đó là Bốn Niệm Xứ. Thế nào là bố n? Này các Tỷ-kheo, ở đây: 48THỌ – Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệ t tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; – Sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉ nh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; – Sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉ nh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; – Sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉ nh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.  Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo số ng quán thân trên thân? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồ i kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt.  Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra.  Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài";  Hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn".  "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập;  "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập;  "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; 49THỌ  "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tậ p. Này các Tỷ-kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay thiện xảo khi quay dài, tuệ tri: "Tôi quay dài" hay khi quay ngắn, tuệ tri: "Tôi quay ngắn". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thở vô dài, tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, tuệ tri: "Tôi thở ra ngắ n". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cả m giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tị nh toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tị nh toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập ==> Như vậy, vị ấy số ng quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoạ i thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoạ i thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khở i trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay số ng quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấ y an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đế n chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy không nương tự a, không chấp trước vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậ y là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi, tuệ tri: "Tôi đi", hay đứng, tuệ tri: "Tôi đứng", hay ngồi, tuệ tri: "Tôi ngồi", hay nằm, tuệ tri: "Tôi nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy tuệ tri thân 50THỌ như thế ấy. ==> Như vậy, vị ấy số ng quán thân trên nội thân; hay vị ấy sống quán thân trên ngoạ i thân; hay vị ấy sống quán thân trên nội thân, ngoạ i thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy số ng quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấ y an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đế n chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đờ i. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo số ng quán thân trên thân. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tớ i ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ vi ệc mình đang làm; khi mang áo Sanghati (Tăng già lê), mang bát, mang y, biế t rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biế t rõ việc mình đang làm; khi đại tiện, tiểu tiện, biế t rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thứ c, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm. ==> Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay số ng quán thân trên ngoại thân; hay số ng quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy số ng quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tậ n trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy 51THỌ vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy số ng không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo số ng quán thân trên thân. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vậ t bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủ y, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụ ng, phân, mật, đàm (niêm dịch), mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu". Này các Tỷ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một ngườ i có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: "Đây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu l ớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi". Cũng vậ y, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bở i da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thậ n, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ , máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu". ==> Như 52THỌ vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay số ng quán thân trên ngoại thân, hay số ng quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy số ng quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tậ n trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, vớ i hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo số ng quán thân trên thân. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặ t các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại". Này các Tỷ-kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đổ tể giết mộ t con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ -kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đạ i". ==> Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nộ i thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay số ng quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy số ng quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệ t tận trên thân; hay sống quán tánh

Trang 3

10 3 trường hợp cần phải nhiệt tình làm mạnh - Kinh NHIỆT TÌNH TINH TẤN – Tăng I, 273 146 11 3 vị đạo sư - Kinh BHARANDU – Tăng I, 503

148 12 4 hơi thở về niệm Thọ - Kinh NHẬP TỨC XUẤT TỨC NIỆM – 118 Trung III, 249 152 18 Bậc Alahán đv các cảm thọ ntn - Kinh GIỚI PHÂN BIỆT – 140 Trung III, 541 262

Trang 4

19 Các thọ khởi lên được Thế Tôn biết đến - Kinh HY HỮU VỊ TẰNG HỮU PHÁP – 123 Trung III, 317 282 20 Cái gì được cảm thọ, cái ấy nằm trong khổ đau - Kinh Sống Một Mình – Tương IV, 349 295 21 Có phải người hành động là người cảm thọ - Kinh Một Vị – Tương II, 138 299 22 Cảm giác của người sắp lâm chung - Kinh GIÁO GIỚI CẤP CÔ ĐỘC – 143 Trung III, 581 301 23 Cảm thọ sanh khởi từ ước muốn, tầm, tưởng, tà đạo, chánh đạo - Kinh Trú 1 – Tương V, 25 312 24 Cảm thọ tâm khổ, tâm ưu - Kinh VỊ BÀLÀMÔN – Tăng I, 280 316 25 Cảm thọ về Thân và cảm thọ về Tâm - Kinh Với Mũi Tên – Tương IV, 336 322 26 Cảm xúc bởi khổ thọ, người ấy cảm thấy sân hận - Kinh Với Mũi Tên – Tương IV, 336 327 27 Cảm xúc bởi thọ sanh ra do xúc chạm với vô minh nên khát ái sanh - Kinh Pàrileyya – Tương III, 174 332

Trang 5

28 Cận tử nghiệp, Hành duyên sanh ra Thọ - Kinh ĐẠI NGHIỆP PHÂN BIỆT – 136 Trung III, 483 341 29 Do cái gì hiện hữu mà các bậc Alahán trình bày lạc và khổ - Kinh Verahaccàni – Tương IV, 206 358 30 Do duyên gì bất thiện pháp sanh khởi - Kinh KITAGIRI – 70 Trung II, 291 364 31 Do duyên thân cây mà bóng cây hiện ra - Kinh

VAPPA – Tăng II, 196 384 32 Do duyên xúc được cảm giác là lạc, nên lạc thọ sanh - Kinh Căn Bản Của Xúc– Tương IV, 347 392 33 Do ngoại giới sai biệt nên Tưởng, Tư, Xúc, Thọ sai biệt sanh khởi - Kinh Giới – Tương II, 251 394 34 Do nội giới sai biệt nên xúc, thọ sai biệt sanh khởi - Kinh Giới – Tương II, 245 407 35 Do sai biệt về xúc nên khởi lên sai biệt về Thọ -

Kinh Haliddhaka – Tương IV, 196 413

Trang 6

36 Họ có thể tự cảm thọ, không cần đến xúc, sự kiện như vậy không xảy ra - Kinh Ngoại Đạo – Tương II, 62 416 37 Họ cũng không thể đặt người khác vào một địa vị tương tự - ĐẠI Kinh KHỔ UẨN – 13 Trung I, 193 425 38 Khi cảm giác lạc thọ, khi ấy khg có cảm giác khổ thọ - Kinh TRƯỜNG TRẢO – 74 Trung II, 345 441 39 Khi cảm giác lạc thọ, khi ấy khg có cảm giác khổ thọ - Kinh ĐẠI DUYÊN – 15 Trường I, 511 450 40 Khát ái là con đường đưa đến thọ tập khởi - Kinh Vị Tỷ Kheo – Tương IV, 373 480 41 Kinh CHẤT CHỨA – Tăng I, 217 482 42 Kinh ĐẠI Kinh ĐOẠN TẬN ÁI – 38 Trung I, 559 485 43 Lạc - Các loại lạc thọ - Kinh PHẨM LẠC – Tăng I, 150 520 44 Lạc - Dục lạc và yểm ly lạc - Kinh VÍ DỤ CON CHIM CÁY – 66 Trung II, 235 522

Trang 7

45 Lạc - Dục lạc, ô uế lạc và an tịnh lạc - Kinh VÔ TRÁNH PHÂN BIỆT – 139 Trung III, 527 542 46 Lạc - Lạc khổ khởi lên do duyên hành - Kinh VỚI TƯ TÂM SỞ – Tăng II, 116 560 47 Lạc - Lạc nào cần tránh, lạc nào cần tu tập

- Kinh VÍ DỤ CON CHIM CÁY – 66 Trung II, 235 563 48 Lạc - Lạc nào nên từ bỏ, Lạc nào nên tu tập - Kinh KITAGIRI – 70 Trung II, 291 583 49 Lạc hỷ - Hỷ không liên hệ đến vật chất - Kinh SUBHA – 99 Trung II, 793 603 50 Lạc hỷ - Hỷ lạc của thiền 1 để làm gì - Kinh NALAKAPANA – 68 Trung II, 267 628 51 Lạc hỷ - Hỷ ưu xã liên hệ đến xuất ly - Kinh PHÂN BIỆT SÁU XỨ – 137 Trung III, 499 642 52 Lạc hỷ - Hỷ ưu xả sanh ra từ đâu - Kinh GIỚI PHÂN BIỆT – 140 Trung III, 541 656 53 Lạc hỷ - Lạc hỷ thấp kém và lạc hỷ ly tham -

Kinh THANH TỊNH – 29 Trường II, 441 676

Trang 8

56 Lạc hỷ - Lạc khổ sanh khởi do duyên gì - Kinh Ví Dụ Tay Và Chân 1 – Tương IV, 281 723 57 Lạc hỷ - Thỉnh thoảng an trú hỷ do viễn ly sanh - Kinh HOAN HỶ – Tăng II, 644 725 58 Lạc hỷ - Thọ không liên hệ và Lhệ đến vchất - Kinh Thanh Tịnh Không Liên Hệ Ðến Vật Chất – Tương IV, 378 728 59 Lạc hỷ - Thọ không liên hệ đến vật chất - ĐẠI Kinh SÁU XỨ – 149 Trung III, 643 735 60 Lạc khổ hỷ ưu xả - Do duyên xúc được cảm thọ là lạc, khởi lên lạc căn - Kinh Cây Quay Ra Lửa – Tương V, 331 742 61 Lạc khổ hỷ ưu xả - Khi nào 5 căn được đoạn diệt không dư tàn - Kinh Sanh – Tương V, 333 745 62 Lạc khổ hỷ ưu xả - Không được chấp nhận là Sa môn - Kinh SaMôn BàLaMôn – Tương V, 326 750

Trang 9

63 Lạc khổ hỷ ưu xả - bậc Dự lưu và bậc Alahán - Kinh Dòng Nước – Tương V, 325 753 64 Lạc khổ hỷ ưu xả - Định nghĩa - 5 sau trở thành 3 - Kinh Phân Tích 1 – Tương V, 328 755 65 Nghiệp đồng, nhưng Cảm thọ quả dị thục khác nhau - Kinh HẠT MUỐI – Tăng I, 451 760 66 Ngã luận thủ về Thọ - Kinh ĐẠI DUYÊN – 15 Trường I, 511 769 67 Người ta không thể thọ dụng các dục ngoài các

- Kinh VÍ DỤ CON RẮN – 22 Trung I, 295 798 68 Những cảm thọ sanh khởi từ Tà đạo và Chánh đạo - Kinh Trú 1 – Tương V, 25 828 69 Nên hay không nên nói ra tất cả những điều thấy nghe, cảm giác, thức tri - Kinh ĐIỀU ĐƯỢC NGHE – Tăng II, 145 832 70 Phản tưởng là được lạc thọ - Kinh MAGANDIYA – 75 Trung II, 353 835 71 Quan trọng - Kinh NIẾT BÀN – Tăng I, 283

858

Trang 10

72 Quán - Bất thiện pháp sanh khởi khi cảm giác lạc thọ như vậy - Kinh KITAGIRI – 70 Trung II, 291 860 73 Quán - Chỉ có mắt, có tưởng, nhưng không có cảm thọ xứ ấy - Kinh TÔN GIẢ ÀNANDA – Tăng IV, 179 880 74 Quán - Cái gì được cảm thọ, cái ấy nằm trong khổ đau - Kinh Kalàra – Tương II, 93 884 75 Quán - Cái gì được cảm thọ, cái ấy nằm trong

khổ đau - Kinh Sống Một Mình – Tương IV, 349 896 76 Quán - Còn nhanh nhẹn hơn là sự biến diệt của các thọ hành - Kinh Người Bắn Cung – Tương II, 464 900 77 Quán - Diệt tận của Dục hỷ là diệt tận của khổ đau - Kinh GIÁO GIỚI PHÚ LÂU NA – 145 Trung III, 601 902 78 Quán - Khát ái là con đường đưa đến thọ tập khởi - Kinh Vị Tỷ Kheo – Tương IV, 373 909 79 Quán - Khả ý khởi lên nên tàm uý, ghét bỏ - Kinh CĂN TU TẬP – 152 Trung III, 663 911

Trang 11

80 Quán - Khổ thọ khởi lên nơi tôi… - ĐẠI Kinh DỤ DẤU CHÂN VOI – 28 Trung I, 409 921 81 Quán - Kinh GIỚI PHÂN BIỆT – 140 Trung III, 541 936 82 Quán - Kinh NGỦ NGỤC – Tăng III, 396 956 83 Quán - Kinh TIỂU Kinh ĐOẠN TẬN ÁI – 37 Trung I, 549 965 84 Quán - Quán lạc thọ là khổ, khổ thọ là mũi tên - Kinh Cần Phải Quán Kiến – Tương IV, 335 975 85 Quán - Quán thế nào để đoạn tận tham sân si trong 3 cảm thọ - Kinh Tật Bệnh – Tương IV, 340 977 86 Quán - Thân chế ngự lạc thọ, Tâm chế ngự khổ thọ - ĐẠI Kinh SACCAKA – 36 Trung I, 521 984 87 Quán - Tà kiến sai lầm về thọ khổ của Ngoại đạo - Kinh SỞ Y XỨ – Tăng I, 310 1012 88 Quán - Tất cả cần phải được cảm thọ ngay trong

hiện tại - Kinh PHẠM THIÊN TRÚ – Tăng IV, 627 1022

Trang 12

89 Quán - Ví dụ 2 khúc cây cọ sát nhau - Kinh Hạng Người Ít Nghe 1 – Tương II, 169 1026 90 Quán - Ví dụ Người cùi hưởng dục, Phản tưởng là được lạc thọ - Kinh MAGANDIYA – 75 94 Quán - Đồng nghĩa với các khổ thọ về thân là vực thẩm này - Kinh Vực Thẳm – Tương IV, 334 1070 95 Sự sai biệt giữa vị Thánh đệ tử và kẻ vô văn - Kinh Với Mũi Tên – Tương IV, 336 1072 96 Ta rõ biết những gì được cảm thọ do duyên tà kiến - Kinh Trú 1 – Tương V, 25 1077 97 Tham sân si - Nguyên nhân khởi 3 tùy miên -

Kinh Với Mũi Tên – Tương IV, 336 1079

Trang 13

98 Tham sân si - Vì sao tham sân si tuỳ tăng trong 3 thọ - Kinh SÁU SÁU – 148 Trung III, 629 .1084 99 Tham sân si - Đoạn tận 3 tùy miên trong 3 cảm thọ - Kinh Ðoạn Tận – Tương IV, 332 1099 100 Tham sân si tồn tại trong Thọ - TIỂU KINH PHƯƠNG QUẢNG - 44 Trung I, 655 1102 101 Thân này phải được xem là do hành động, do sắp đặt do sự cảm thọ trong quá khứ - Kinh Không Phải Của Ông – Tương II, 118 1116 102 Thế Tôn Chánh Đẳng Giác về cảm thọ - Kinh Trí Về Quá Khứ – Tương IV, 374 1118 103 Thế Tôn Chánh Đẳng Giác về cảm thọ - Kinh Trú 1 – Tương V, 25 1121 104 Thọ lãnh - Cảm thọ quả dị thục của nghiệp - Kinh CÁC NGUYÊN NHÂN – Tăng I, 241 .1125 105 Thọ lãnh - Nghiệp đã làm, nếu không cảm thọ quả thì - Kinh NGỌC MA NI – Tăng IV, 617 .1129 106 Thọ lãnh - Thọ sanh là gì - Kinh PHÁP MÔN QUANH CO – Tăng IV, 613 1141

Trang 14

107 Thọ lãnh - Tín thọ về nghĩa, tín thọ về pháp - Kinh GIẢI THOÁT XỨ – Tăng II, 335 1147 108 Thọ lãnh - Với quả thuần thục còn lại, người ấy cảm thọ một tự ngã như vậy - Kinh Đống Xương – Tương II, 445 1152 109 Thọ sanh - 8 thọ sanh do bố thí - Kinh PHÚNG TỤNG – 33 Trường II, 567 1156 110 Thọ sanh - 8 thọ sanh do bố thí - Kinh THỌ SANH DO BỐ THÍ – Tăng III, 612 1160 111 Thọ và Tưởng - Là Tâm hành, Hỏi đáp về thọ - TIỂU Kinh PHƯƠNG QUẢNG – 44 Trung I, 655 1163 112 Thọ và Tưởng - Là ý hành - Kinh Kàmabhù 2 – Tương IV, 458 1177 113 Thọ và Tưởng - Những gì có thọ thời có tưởng - Kinh MẬT HOÀN – 18 Trung I, 247 1183 114 Thọ và Tưởng - liên hệ nhau ntn - ĐẠI Kinh PHƯƠNG QUẢNG – 43 Trung I, 639 1196 115 Thợ mộc Pancakanga và Tôn giả Udàyi - Kinh

Năm Vật Dụng – Tương IV, 359 1212

Trang 15

116 Tu tập - 7 pháp không bao lâu đạt 4 vô ngại giải - Kinh VÔ NGẠI GIẢI – Tăng III, 325 1221 117 Tu tập - Cần niệm thọ ntn - Kinh GIỚI PHÂN BIỆT – 140 Trung III, 541 1223 118 Tu tập - Kham nhẫn đv các lời nói, các cảm thọ - Kinh CÁC LẬU HOẶC – Tăng III, 175 1243 119 Tu tập - Kham nhẫn đv các lời nói, các cảm thọ - Kinh TẤT CẢ LẬU HOẶC – 2 Trung I, 19 .1250 120 Tu tập - Pháp đưa đến liễu tri tất cả chấp thủ - Kinh Liễu Tri – Tương IV, 59 1264 121 Tu tập - Thân hành niệm nhiếp phục lạc, bất lạc - Kinh THÂN HÀNH NIỆM – 119 Trung III, 265 1266 122 Tu tập - Yểm ly thọ, đưa đến giải thoát - Kinh TRƯỜNG TRẢO – 74 Trung II, 345 1285 123 Tu tập - Để liễu tri 3 thọ thì 4 niệm xứ cần phải tu tập - Kinh Các Cảm Thọ – Tương V, 295 .1294 124 Tu tập - Để liễu tri 3 thọ thì 8 chánh đạo cần phải tu tập - Kinh Thọ – Tương V, 40 1295

Trang 16

125 Tất cả pháp lấy Thọ làm chỗ quy tụ - Kinh LẤY CĂN BẢN NƠI THẾ TÔN – Tăng IV, 381 .1296 126 Tất cả pháp lấy Thọ làm chỗ hội tụ - Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT – Tăng IV, 47 1299 127 Từ sự diệt tận của dục hỷ là sự diệt tận khổ đau - Kinh GIÁO GIỚI PHÚ LÂU NA – 145 Trung III, 601 1302 128 Vô Tưởng Thiên - Khi 1 niệm khởi lên thì thác

sanh - Kinh BA LÊ – 24 Trường II, 269 1309 129 Vô Tưởng Thiên - Không có tưởng, không có thọ - Kinh CÁC LOÀI HỮU TÌNH – Tăng IV, 141 1357 130 Vô Tưởng Thiên - Không có tưởng, không có thọ - Kinh PHÚNG TỤNG – 33 Trường II, 567 .1360 131 Vô Tưởng Thiên - Kinh PHẠM VÕNG – 1 Trường I, 11 1363 132 Vị ngọt tối thượng của thọ là cảm thọ vô hại -

ĐẠI Kinh KHỔ UẨN – 13 Trung I, 193 1442

Trang 17

133 Xúc duyên Thọ - Họ có thể tự cảm thọ, không cần đến xúc, sự kiện như vậy không xảy ra - Kinh Ngoại Đạo – Tương II, 62 1458 134 Xúc duyên Thọ, Xúc diệt thì Thọ diệt - Kinh Hạng Người Ít Nghe 1 – Tương II, 169 1467

Trang 18

DẪN NHẬP

1 Lời giới thiệu

 Sau khi nhận thấy tính thực tế, gần gũi, dễ hiểu và trí

tuệ tuyệt diệu trong những bài kinh của bộ ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM do Hoà Thượng Thích Minh Châu dịch trực tiếp từ Kinh Tạng Pali, chúng tôi nhận thấy rằng những bộ kinh này là những thực tế tuyệt diệu trong cuộc sống và nếu những bài kinh này không được tiếp cận và áp dụng trong cộng đồng Phật tử thì

thật là một thiệt thòi cho những người con của Phật

 Ví như một người khi nếm được hương vị tuyệt vời của

một chiếc bánh ngon, lòng nghĩ tới những người thân thương của mình và đem đến mời họ cùng ăn với mình, đó chính là tâm niệm của chúng tôi khi thực hiện công việc này Chúng tôi với tấm lòng chân thành sâu sắc cầu mong cho mọi người cùng có thể tiếp cận được với Kinh Tạng Pali (kinh Nikaya) và tìm được

chân đứng trong bộ kinh này

 Vì vậy, nhằm giới thiệu bộ kinh Nikaya đến với cộng

đồng Phật tử ở khắp nơi và nhằm giúp cho quý đạo hữu dễ dàng tiếp cận với kinh Nikaya nên trong phiên

bản vi tính này chúng tôi đã mạo muội cẩn thận đánh

Trang 19

dấu, tô màu những điểm căn bản và trọng tâm trong

các bài kinh để quý đọc giả có thể nhanh chóng nắm hiểu được nội dung, ý nghĩa và những điểm quan trọng của bài kinh Công việc này đã được chúng tôi thực hiện dựa trên sự thấy biết và kinh nghiệm thực hành của bản thân, quý đạo hữu cố gắng đọc đi đọc lại và suy nghiệm kỹ từng lời kinh rồi đem áp dụng thực hành để có thể tự mình thành tựu Tuệ giác như

Đức Phật đã chỉ dạy

2 Lợi ích của việc nghiên cứu học hỏi bộ kinh này là gì?

 Đi thẳng vào lời dạy của Đức Phật, tiếp cận trực tiếp

với những lời dạy nguyên chất của Đức Phật khi Ngài còn tại thế, tránh được sự truyền tải ý nghĩa giáo pháp có khi đúng, có khi lệch của các vị này vị kia, tránh được việc đến với đạo Phật nhưng nhìn nhận và hiểu biết đạo Phật thông qua lăng kính của người khác

 Biết được với những sự kiện đã từng xảy ra trong thời

kỳ Đức Phật còn tại thế như: hoàn cảnh xã hội thời đó, đời sống thực tế của Đức Phật và các cuộc thuyết giảng Chánh Pháp của Ngài

 Trí tuệ được mở rộng, biết được đôi phần về trí tuệ

thâm sâu vi diệu của Đức Phật qua các bài thuyết

Trang 20

giảng của Ngài và qua các cuộc cật vấn, chất vấn của ngoại đạo

 Được làm quen với các Pháp học và Pháp hành mà

Đức Phật đã trình bày dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau Học hỏi được nhiều cách tu tập, nhiều phương diện tu tập, không bị hạn chế bó buộc trong một phương diện tu tập theo một trường phái nào

 Có được một cái nhìn trực tiếp, trực diện đối với

Chánh Pháp, giúp cho người tu tập không đi lệch ra ngoài Chánh Pháp, không làm uổng phí thời gian và công sức mà người tu tập đã bỏ ra để nghiên cứu tìm hiểu học hỏi và thực hành Phật Pháp, giúp cho nhiệt tình và ước nguyện của người tu học chân chánh được thành đạt, có kết quả tốt đẹp và lợi ích thiết thực ngay trong đời sống hiện tại

 Có được đầy đủ những phương tiện để thực hiện Pháp

học vàPháp hành, biết rõ những gì mình cần phải làm trên con đường đi đến sự chấm dứt khổ đau

 Trong khi đọc, nghe, nghiên cứu, học hỏi các bản

kinh thì tâm được an trú vào trong Chánh Tri Kiến, tham sân si được vắng mặt trong lúc ấy, tâm được an trú vào trong Chánh Pháp

Trang 21

 Ngay trong hiện tại gieo kết được những thiện duyên

tốt lành đối với Chánh Pháp của Đức Phật, có thể thẳng tiến đến việc tu tập sự giải thoát sanh tử ngay trong kiếp hiện tại Nhưng nếu ngay trong hiện tại không đạt được sự giải thoát thì những thiện duyên này sẽ giúp được cho các đời sau: khi được sanh ra, tâm luôn hướng về sự tìm cầu Chánh Pháp, yêu thích tìm kiếm những lời dạy nguyên gốc của Đức Phật, và đồng thời tâm cũng luôn hướng về sự không ưa thích đối với các tà Pháp, tránh xa các tà thuyết không chân chánh, không có cảm xúc cảm tình đối với các tà đạo, tránh được các con đường tu tập sai lệch làm uổng phí công sức và tâm nguyện của người tu tập mà vẫn không đạt được sự giải thoát khổ đau

 Trong quá trình học hỏi nghiên cứu cẩn thận các bản

kinh này thì Chánh Tri Kiến đi đến thành tựu đầy đủ, Giới Hạnh đi đến thành tựu đầy đủ, ba kiết sử Thân Kiến, Hoài Nghi, Giới Cấm Thủ được đoạn tận, chứng được Dự Lưu Quả, là bậc Dự Lưu, chỉ còn tái sanh tối đa là bảy lần giữa chư Thiên và loài người, không còn bị đọa vào trong các đường ác sanh như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh

 Khi thân hoại mạng chung nếu bị thất niệm, tâm

không được tỉnh giác, thì khi tái sanh đời sau, lúc đầu

Trang 22

không nhớ được đạo pháp, nhưng sau đó sẽ có những nhân duyên đưa đến giúp cho tâm trí từ từ nhớ lại và tiếp tục tu tập trong vòng tối đa bảy lần tái sanh là sẽ đi đến sự chứng đạt được tâm hoàn toàn tịch lặng thoát ly sanh tử, thoát ly đau khổ, thoát khỏi mọi ràng

buộc, phiền não đối với năm thủ uẩn 3 Lòng tri ân

 Chúng ta, những người đến với đạo thoát ly sanh tử

của Đức Phật sau khi Ngài nhập diệt đã trên 2500 năm, nhưng may mắn quá lớn cho chúng ta đó là việc chúng ta vẫn còn được thấy, được gặp, được học hỏi và được hành trì theo những bản kinh nguyên chất truyền thống của Đức Phật Xin hạnh phúc tri ân sự may mắn này của mình và xin chân thành vô lượng cung kính tri ân Hòa Thượng Thích Minh Châu, người đã bỏ nhiều thời gian, nhiều tâm huyết để làm cho Chánh Pháp được sáng tỏ đối với những người con của Đức Phật tại Việt Nam

 Xin chân thành cung kính cúi đầu tri ân Hoà Thượng

- vị ân sư của Phật tử Việt Nam

Pháp quốc, ngày 05 tháng 07 năm 2014 Người trình bày - Chơn Tín Toàn

Trang 24

1 Định nghĩa - 7 xứ và 3 cách - Kinh Bảy Xứ – Tương III, 116

Bảy Xứ – Tương III, 116 (Sattatthàna)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi

này các Tỷ-kheo, quán sát theo ba cách,

được gọi là một vị toàn vẹn trong Pháp và

Luật này, đã thành tựu viên mãn, một bậc

tối thượng nhân

4) Này các kheo, thế nào là vị Tỷ-kheo thiện xảo trong bảy xứ?

5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo

biết rõ (pajànati) sắc, biết rõ sắc tập khởi, biết rõ sắc đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, biết rõ vị ngọt của sắc, biết rõ sự nguy hiểm của sắc, biết rõ sự xuất ly của sắc

6-8) biết rõ thọ biết rõ tưởng biết rõ các hành

9) biết rõ thức, biết rõ thức tập khởi, biết rõ thức đoạn diệt, biết rõ con đường

Trang 25

đưa đến thức đoạn diệt, biết rõ vị ngọt của thức, biết rõ sự nguy hiểm của thức, biết rõ sự xuất ly của thức

10) Này các Tỷ-kheo, thế nào là sắc?

Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo thành Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sắc

 Do các món ăn tập khởi nên sắc tập khởi

 Do các món ăn đoạn diệt nên sắc đoạn diệt

 Đây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến sắc đoạn diệt, tức là chánh tri kiến chánh định

11) Duyên sắc khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt của sắc Sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại của sắc, đây là sự nguy hại của sắc Sự nhiếp phục dục tham đối với sắc, sự đoạn tận dục tham đối với sắc, đây là xuất ly của sắc

12) Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri sắc là như vậy, thắng tri sắc tập khởi là như vậy, thắng tri sắc đoạn diệt là như vậy, thắng tri con

Trang 26

đường đưa đến sắc đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của sắc là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của sắc là như vậy, thắng tri sự xuất ly của sắc là như vậy; họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sắc Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện Những ai khéo thực hiện,

những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này

13) Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri sắc là như vậy, thắng tri sắc tập khởi là như vậy, thắng tri sắc đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của sắc là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của sắc là như vậy, thắng tri sự xuất ly của sắc là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc, họ được giải thoát, không có chấp thủ Họ được khéo giải thoát Những ai được khéo giải thoát, họ được

vẹn toàn Những ai vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ

14) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ?

 Này các Tỷ-kheo, có sáu thọ thân

này: Thọ do nhãn xúc sanh thọ do

Trang 27

ý xúc sanh Này các Tỷ-kheo, đây

 Do xúc tập khởi nên thọ tập khởi  Do xúc đoạn diệt nên thọ đoạn diệt  Đây là con đường Thánh đạo Tám

ngành đưa đến thọ đoạn diệt, tức là chánh tri kiến chánh định

15) Do duyên thọ khởi lên lạc hỷ gì, đây gọi là vị ngọt của thọ Cảm thọ vô thường, khổ, vô ngã, đây gọi là nguy hiểm của thọ Sự nhiếp phục dục tham, sự đoạn tận dục tham đối với thọ, đây gọi là xuất ly của thọ

16) Này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thọ là như vậy, thắng tri thọ tập khởi là như vậy, thắng tri thọ đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thọ đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của thọ là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của thọ là như vậy, thắng tri sự xuất ly của thọ là như vậy; họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với thọ Những thực hiện ấy, họ

khéo thực hiện Những ai khéo thực

Trang 28

hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này

17) Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thọ là như vậy

thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ

18-20) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng?

 Này các Tỷ-kheo, có sáu tưởng thân này: Sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tưởng

 Do xúc tập khởi nên tưởng tập khởi  Do xúc đoạn diệt nên tưởng đoạn

diệt

 Đây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến tưởng đoạn diệt thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ

21) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các hành?

Trang 29

 Này các Tỷ-kheo, có sáu tư thân: Sắc tư pháp tư Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là các hành

22) Do duyên hành khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt của hành Các hành vô thường, khổ, vô ngã, đây là nguy hiểm của hành Sự nhiếp phục dục tham, sự đoạn tận dục tham đối với các hành, đây là xuất ly của các hành

23-24) Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-Sa-môn nào thắng tri các hành là như vậy, thắng tri các hành tập khởi là như vậy, thắng tri các hành đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến các hành đoạn diệt là như vậy; họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với các hành Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện Những ai khéo

Trang 30

thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này Những ai được vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ

25) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức?

 Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân

này: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức

 Do danh sắc tập khởi nên thức tập khởi

 Do danh sắc đoạn diệt nên thức đoạn diệt

 Đây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thức đoạn diệt đối với thức, tức là chánh tri kiến chánh định

26) Do duyên thức khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt của thức Thức vô thường, khổ, vô ngã, đây là nguy hiểm của thức Sự nhiếp phục dục tham, sự đoạn tận dục tham đối với thức, đây là xuất ly của thức 27) Này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thức là như vậy,

Trang 31

thắng tri thức tập khởi là như vậy, thắng tri thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của thức là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của thức là như vậy, thắng tri sự xuất ly của thức là như vậy; họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với thức Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện Những ai

khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này

28) Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thức là như vậy, thắng tri thức tập khởi là như vậy, thắng tri thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của thức là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của thức là như vậy, thắng tri sự xuất ly của thức là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt thức, họ giải thoát, không chấp thủ Họ được khéo giải thoát Những ai được khéo giải thoát, họ được vẹn toàn Những ai được

vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ

Trang 32

29) Này các kheo, như vậy là vị Tỷ-kheo thiện xảo trong bảy xứ

30) Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là vị Tỷ-kheo quán sát theo ba cách?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán sát theo giới, quán sát theo xứ, quán sát theo duyên khởi Như vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán sát theo ba cách

xứ, quán sát theo ba cách, được gọi là một vị toàn

vẹn trong Pháp và Luật này, đã thành tựu viên

mãn, một vị tối thượng nhân

Thuộc Sở Hữu – Tương III, 354

1)

2) Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến 3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, thế nào là các thọ? Thế nào là thọ tập khởi? Thế nào là thọ đoạn diệt? Thế nào là con

Trang 33

đường đưa đến thọ đoạn diệt? Thế nào là vị ngọt của thọ? Thế nào là sự nguy hiểm của thọ? Thế nào là sự xuất ly của thọ?

4) Có ba thọ này, này Ananda, lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ Này Ananda, đây gọi là các thọ Do xúc tập khởi nên thọ tập khởi Do xúc đoạn diệt nên thọ đoạn diệt Con đường Thánh đạo Tám ngành là con đường đưa đến thọ đoạn diệt, tức là chánh tri kiến chánh định Do duyên thọ khởi lên lạc hỷ nào, đấy là vị ngọt của thọ Sự vô thường, khổ, biến hoại của thọ là sự nguy hiểm của thọ Sự nhiếp phục dục và tham (chandaràga) đối với thọ, sự đoạn tận dục và tham là sự xuất ly của thọ

5) Này Ananda, Ta tuyên bố rằng đoạn diệt (nirodho) các hành là tuần tự. Khi chứng Thiền thứ nhất, lời nói được đoạn diệt Khi chứng Thiền thứ hai, tầm tứ được đoạn diệt Khi chứng Diệt thọ tưởng định, tưởng và thọ được đoạn diệt Ðối với Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, tham được đoạn diệt, sân được đoạn diệt, si được đoạn diệt

6) Này Ananda, Ta tuyên bố rằng tịnh chỉ (vùpasamo) các hành là tuần tự Khi chứng Thiền thứ nhất, lời nói được tịnh chỉ Khi chứng Thiền thứ hai, tầm tứ được tịnh chỉ Khi chứng Diệt thọ tưởng định, tưởng và thọ được tịnh chỉ Ðối với Tỷ-kheo đã

Trang 34

đoạn tận các lậu hoặc, tham được tịnh chỉ, sân được tịnh chỉ, si được tịnh chỉ

7) Này Ananda, Ta tuyên bố rằng khinh an (passadhi) các hành là tuần tự Khi chứng Thiền thứ nhất, lời nói được khinh an Khi chứng Thiền thứ hai, tầm tứ được khinh an Khi chứng Diệt thọ tưởng định, tưởng và thọ được khinh an Ðối với Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, tham được khinh an, sân được khinh an, si được khinh an

Trang 35

2 Định nghĩa - Kinh MỘT PHÁP MÔN QUYẾT TRẠCH – Tăng III, 209

MỘT PHÁP MÔN QUYẾT TRẠCH – Tăng III, 209

1 - Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Thầy

pháp môn thể nhập, pháp môn pháp Hãy nghe và tác ý, Ta sẽ giảng.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn Thế Tôn nói như sau:

2 -Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp môn thể nhập (quyết trạch), pháp môn pháp?

- Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các dục, cần phải biết duyên khởi các dục, cần phải biết các dục sai biệt, cần phải biết các dục dị thục, cần phải biết các dục đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt

- Này các Tỷ-kheo, cần phải biết cảm thọ, cần phải biết các cảm thọ duyên khởi, cần phải biết các cảm thọ sai biệt, cần phải biết các cảm thọ dị thục, cần phải biết cấc cảm thọ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt

Trang 36

- Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các tưởng, cần

phải biết các tưởng duyên khởi, cần phải biết các tưởng sai biệt, cần phải biết các tưởng dị thục, cần phải biết các tưởng đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt

- Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các lậu hoặc, cần phải biết các lậu hoặc duyên khởi, cần phải biết các lậu hoặc sai biệt, cần phải biết các lậu hoặc dị thục, cần phải biết các lậu hoặc đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt - Này các Tỷ-kheo, cần phải biết nghiệp, cần phải

biết duyên khởi các nghiệp, cần phải biết các nghiệp sai biệt, cần phải biết các nghiệp dị thục, cần phải biết các nghiệp đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt

- Này các Tỷ-kheo, cần phải biết khổ, cần phải biết khổ duyên khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cần phải biết khổ dị thục, cần phải biết khổ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt 3 Này các Tỷ-kheo,cần phải biết các dục, cần phải biết các dục duyên khởi, cần phải biết các dục sai biệt, cần phải biết các dục dị thục, cần phải biết các dục đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt, đã được nói như vậy Và do duyên gì được nói như vậy?

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục?

Trang 37

- Này các Tỷ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng này: Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn Các tiếng do nhận thức các hương do nhận thức các vị do nhận thức các xúc do thân nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn Này các Tỷ-kheo, dầu chúng không phải dục, chúng được gọi là dục trưởng dưỡng trong giới luật của bậc Thánh

- Các tư duy tham ái,

Là dục của con người,

Các hoa mỹ ở đời,

Chúng không phải là dục, - Các tư duy tham ái

Là dục của con người, Các hoa mỹ an trú Như vậy ở trên đời, Ở đây những bậc Trí, Nhiếp phục được lòng dục

4 Này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục duyên khởi?

- Xúc, này các Tỷ-kheo, là các dục duyên khởi

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục sai biệt?

- Này các Tỷ-kheo, dục trên các sắc là khác, dục trên các tiếng là khác, dục trên các hương là khác, dục trên các vị là khác, dục trên các xúc là khác Này các Tỷ-kheo, đây là các dục sai biệt

Trang 38

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục dị thục?

- Này các Tỷ-kheo, khi muốn một cái gì, sanh khởi một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các dục dị thục

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục đoạn diệt?

- Này các Tỷ-kheo, Xúc đoạn diệt là dục đoạn diệt Đây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các dục đoạn diệt Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định

Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các dục như vậy, rõ biết các dục sanh khởi như vậy, rõ biết các dục sai biệt như vậy, rõ biết các dục dị thục như vậy, rõ biết các dục đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thế nhập này như là các dục đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các dục cần phải biết con đường đưa đến dục đoạn diệt, đã được nói như vậy Chính do duyên này, đã được nói như vậy -

5 Này các Tỷ-kheo, cần phải biếtcác cảm thọ, cần phải biết các cảm thọ duyên khởi, cần phải biết các cảm thọ sai biệt, cần phải biết các cảm thọ dị thục,

Trang 39

cần phải biết cấc cảm thọ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt, đã được nói như vậy Do duyên gì đã được nói như vậy?

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ?

- Này các Tỷ-kheo, có ba cảm thọ này: lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ

6 Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ sanh khởi?

- Này các Tỷ-kheo, Xúc là các cảm thọ sanh khởi

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ sai biệt?

- Này các Tỷ-kheo, có các lạc thọ liên hệ đến vật chất, có các lạc thọ không liên hệ đến vật chất; có các khổ thọ liên hệ đến vật chất, có các khổ thọ không liên hệ đến vật chất; có các cảm thọ không khổ không lạc liên hệ đến vật chất, có các cảm thọ không khổ không lạc không liên hệ đến vật chất Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các cảm thọ sai biệt

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ dị thục?

- Này các Tỷ-kheo, khi nào cảm thọ cái gì, sanh khởi một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các cảm thọ dị thục

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ đoạn diệt?

Trang 40

- Này các Tỷ-kheo, Xúc đoạn diệt, là các cảm thọ đoạn diệt Đây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các cảm thọ đoạn diệt Tức là chánh tri kiến chánh định

Và khi nào, này các Tỷ kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các cảm thọ như vậy, rõ biết các cảm thọ sanh khởi như vậy, rõ biết các cảm thọ sai biệt như vậy, rõ biết các cảm thọ dị thục như vậy, rõ biết các cảm thọ

hạnh thể nhập này như là các cảm thọ đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các cảm thọ cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt, đã được nói như vậy Chính do duyên này, đã được nói như vậy

-

7 Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các tưởng cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt, đã được nói như vậy Do duyên gì đã được nói như vậy?

Này các Tỷ-kheo, thế nào là các tưởng?

Này các Tỷ-kheo, có sáu tưởng này: Sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng

8 Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng sanh khởi?

- Này các Tỷ-kheo, Xúc là các tưởng sanh khởi

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các tưởng sai biệt?

Ngày đăng: 22/04/2024, 13:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan