Văn Hóa - Nghệ Thuật - Khoa học xã hội - Khoa học xã hội VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA ANH - CHỊ - EM TRONG GIA ĐÌNH Ê - ĐÊ QUA SỬ THI DƯỚI TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH TS. Lê Thị Quỳnh Hảo1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, việc nghiên cứu sử thi để tìm hiểu văn hóa dân tộc đã trở thành xu hướng. Các công trình có giá trị như: Văn hóa mẫu hệ M’nông (2007) do Trương Bi chủ biên; Người Ê - đê một xã hội mẫu quyền, (Anne De Hautecloque - Howe, 1962), NXB Văn hóa Dân tộc, Dịch và xuất bản năm 2004; Cao nguyên miền Thượng (Cửu Long Giang, Toan Ánh, 1974), Sài Gòn; Đại cương về các dân tộc Ê - đê, Mnông ở Đắk Lắk (Bế Viết Đẳng - Chu Thái Sơn - Vũ Thị Hồng - Vũ Đình Lợi, 1982), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội; Văn hóa xã hội và con người Tây Nguyên (Nguyễn Tấn Đắc, 2005), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Rừng người Thượng vùng rừng núi cao nguyên miền Trung Việt Nam (Henri Maitre, 2008), NXB Tri thức, Hà Nội; Người Ba- Na ở Kon Tum (Les Bahnar de Kon Tum) (Nguyễn Kỉnh Chi và Nguyễn Đổng Chi, 2011), NXB Tri thức, Hà Nội, Văn hóa mẫu hệ Mnông và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Nông hiện nay (Phan Thị Hồng, 2012), Báo cáo khoa học Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông… Điểm lại một số công trình nghiên cứu có thể thấy rằng dù các công trình nghiên cứu về Tây Nguyên đều đã chú trọng tìm hiểu về văn hóa các dân tộc ở Tây Nguyên nhưng việc nghiên cứu văn hóa ứng xử trong gia đình trong sử thi vẫn chưa được quan tâm. Đó chính là lý do chúng tôi lựa chọn vấn đề tìm hiểu văn hóa ứng xử của anh - chị - em trong gia đình người Ê - đê qua cứ liệu sử thi cho bài nghiên cứu của mình. Tây Nguyên là một khu vực có nhiều tộc người theo chế độ mẫu hệ, thể hiện qua vai trò và vị thế của người phụ nữ trong hôn nhân, trong gia đình, dòng tộc..., trong thời đại hiện nay, mặc dù những biểu hiện của chế độ mẫu hệ đã có nhiều thay đổi do giao lưu và tiếp biến văn hoá với các cộng đồng dân tộc khác. Tìm hiểu văn hóa ứng xử gia đình truyền thống qua sử thi chúng ta có thể hiểu hơn mối quan hệ giữa anh - chị - em trong gia đình người Ê - đê, một dân tộc theo chế độ mẫu hệ ở khu vực Tây Nguyên. Từ đó rút ra đặc trưng về văn hóa ứng xử giữa anh - chị - em trong gia Trường Đại học Đà Lạt. 69VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA ANH - CHỊ - EM TRONG GIA ĐÌNH Ê - ĐÊ QUA SỬ THI DƯỚI TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH đình của một xã hội theo chế độ mẫu hệ thể hiện như thế nào trong truyền thống (qua sử thi) và văn hóa ứng xử ấy có những thay đổi như thế nào trong xã hội ngày nay?. Về tư liệu sử thi chúng tôi tập trung khảo sát những tác phẩm trong bộ sách Kho tàng sử thi Tây Nguyên, như: Hbia Mlin, Mdrǒng Dăm, Sum Blum, Xing Nhã, Khing Jú và Đam Săn (1988, Nguyễn Văn Hoàn chủ biên). Đây là những tác phẩm sử thi đề cập rất rõ nét mối quan hệ ứng xử giữa anh - chị - em trong gia đình người Ê - đê trong xã hội truyền thống. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu khu vực học theo cách tiếp cận liên ngành, trong đó tập trung sử dụng các phương pháp liên ngành dân tộc học, liên ngành văn hóa học, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích định tính - định lượng, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, khảo cứu, phân tích, tìm hiểu văn hóa ứng xử giữa anh - chị - em người Ê - đê qua sử thi. Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để chỉ ra mối quan hệ ứng xử giữa anh - chị - em trong gia đình Ê - đê trong sử thi, và phương pháp so sánh được sử dụng để thấy được sự giống và khác nhau trong mối quan hệ giữa anh - chị - em trong sử thi Ê - đê với cuộc sống ngày nay. Ngoài việc khảo sát, tìm hiểu trên các tư liệu Sử thi, Luật tục đã được xuất bản nói trên, người viết thực hiện điền dã thực tế, phỏng vấn sâu, điều tra xã hội học tại 02 xã Nam Ka và Ea R’Bin (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) - là 02 địa bàn có đông người Ê - đê sinh sống (trong khoảng thời gian từ tháng 72017 đến tháng 52023) để tìm hiểu mối quan hệ giữa anh - chị - em trong gia đình Ê - đê hiện nay. 3. VÀI NÉT VỀ TỘC NGƯỜI Ê - ĐÊ VÀ SỬ THI Ê - ĐÊ Ê - đê (Ra đê, Rhađê, Anăk Êđê, Đê, Êđê Êgar, Mọi, Thượng hay Rơđê...) là tên gọi của một cộng đồng tộc người khá thống nhất. Ê - đê là một trong năm tộc người thuộc nhóm Malayo-Polynesian (ngữ hệ Nam Đảo), sinh sống chủ yếu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa. Ê - đê là tộc người có khuynh hướng ngày càng thống nhất hơn về ý thức tộc người, ngôn ngữ và văn hóa. Tuy vậy, vẫn có những mặt khác biệt về thổ âm, những khác biệt về sinh hoạt văn hóa theo từng vùng cư trú, hình thành nên những nhóm địa phương khác nhau như: Ađham, Arul, Blô, Bih, Kpă, Kdrao, K’rung, Dliê, Dong Măk, Dong Hay, Êpan, Hwing… (Chu Thái Sơn, 1993, tr. 179). Theo Niên giám thống kê năm 2009, người Ê - đê ở Việt Nam có dân số 331.194 người, cư trú tại 59 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố, trong đó cư trú tập trung nhiều nhất tại tỉnh Đắk Lắk (chiếm 90,1 dân số toàn dân tộc Ê - đê), xếp thứ 11 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 70K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH Theo nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật thì “tộc danh này được giải thích là thuật ngữ chỉ những người sống trong rừng tre (Ête hay Ê - đê) (Phan Đăng Nhật, 2001, tr. 94). Tuy vậy, cũng có cách giải thích khác khi cho rằng tộc danh đó bắt nguồn từ tên vị thần tối cao của người Ê - đê là Aê Điê. Sự xuất hiện và cư trú lâu đời của cộng đồng dân tộc Ê - đê tại Tây Nguyên cùng với những nét sinh hoạt độc đáo đã tạo nên nền văn hóa đặc trưng ở khu vực này. Văn hóa Ê - đê được xem là một trong những nền văn hóa tiêu biểu cho văn hóa vùng Tây Nguyên. Sử thi Ê - đê (khan) có thể coi là đỉnh cao của văn học dân gian Ê - đê và là nét đặc thù về di sản văn hóa dân tộc, chứa đựng nhiều tri thức, kinh nghiệm mà đồng bào truyền lại cho thế hệ sau. Đó chính là những câu chuyện dài về thuở hồng hoang của con người, về chiến công của các anh hùng dân tộc trong việc khai sáng ra trời đất và muôn loài, trong việc đấu tranh chống lại và chiến thắng cái xấu, cái ác để bảo vệ cái đúng, cái tốt, bảo vệ dân làng. Qua sử thi, con cháu tộc người Ê - đê biết phân biệt đúng sai, biết quan hệ ứng xử như thế nào cho phù hợp với văn hóa dân tộc trong gia đình và trong cộng đồng… Một số sử thi tiêu biểu của người Ê - đê là Đăm San, Xing Nhã Khing Jú… Sử thi Ê - đê là hình thức văn nghệ tổng hợp của nhiều loại hình nghệ thuật dân gian khác nhau, được thể hiện và trình diễn bằng cách thức đặc biệt. Sử thi vừa là văn học (truyền thuyết, cổ tích, anh hùng ca), vừa là nghệ thuật biểu diễn (kể chuyện biểu cảm, diễn xướng, dân ca và dân vũ). Cũng như luật tục, sử thi là giá trị văn hoá đặc thù của người Ê - đê, thể hiện rõ nét cuộc sống tộc người qua văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa ứng xử… 4. VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA ANH - CHỊ - EM TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI Ê - ĐÊ QUA SỬ THI VÀ ĐỜI SỐNG HIỆN NAY Trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, quan hệ anh - chị - em chiếm một vị trí khá đặc biệt. Mối quan hệ này vừa thể hiện quan hệ tôn ti, trên dưới (anh - chị - em), vừa thể hiện quan hệ bình đẳng (vì đều là con cái trong gia đình) nên mối quan hệ này phong phú và nhiều màu sắc hơn các mối quan hệ khác... Nói đến quan hệ ứng xử giữa anh - chị - em trong gia đình là nói đến cách giao tiếp giữa những người cùng thế hệ trong gia đình. Đây là mối quan hệ quan trọng trong gia đình các dân tộc Việt Nam nói chung, dân tộc Ê - đê nói riêng. Giữa anh - chị - em phải có cách ứng xử đúng mực, phải phép, đúng tôn ti trật tự, phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Trong xã hội mẫu hệ nói chung, mối quan hệ giữa anh em trai và chị em gái là mối quan hệ vô cùng quan trọng thể hiện sự tin tưởng, mật thiết, gắn bó. Nói đến sự khăng khít, gắn bó giữa anh - chị - em, người Ê - đê có câu ayǒng adei sa tian (anh em một bụng) (dẫn theo ông Y N. K., dân tộc Ê - đê, sinh năm 1962, Phó Bí thư Đảng ủy xã Nam Ka, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk). Đối với tộc người theo chế độ mẫu hệ, mối quan 71VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA ANH - CHỊ - EM TRONG GIA ĐÌNH Ê - ĐÊ QUA SỬ THI DƯỚI TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH hệ này không những được xác lập trên cơ sở tình cảm ruột thịt mà còn được xác lập trên cơ sở về vị trí, vai trò khác nhau của họ trong quan hệ dòng họ và trong quan hệ gia đình bên mẹ. Theo đó, nếu một người đàn ông có chị em gái thì anh ta mới có tiếng nói đặc biệt quan trọng của một ông cậu trong gia đình (dẫn theo ông Y N. K., dân tộc Ê - đê, sinh năm 1962, Phó Bí thư Đảng ủy xã Nam Ka, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk). Trong xã hội mẫu hệ, người đàn ông Ê - đê là người đại diện cho dòng họ của mẹ, tham gia giải quyết tất cả những vấn đề quan trọng trong gia đình của mẹ, của chị em gái như: làm nhà, cưới hỏi, sinh con, tang ma, mua bán tài sản đất đai, chuyển đến nơi ở mới... Vì thế những người anh em trai có vị trí đặc biệt quan trọng, được thành viên trong gia đình kính trọng và ý kiến của họ nhiều khi mang tính quyết định vì họ là đại diện cho cả một gia đình lớn, chứ không phải là đại diện cho cá nhân họ: “Người đàn ông Ê - đê tuy lấy vợ, làm rể ở nhà vợ nhưng lại đóng vai trò trụ cột của nhà mẹ đẻ ra mình (săh kpeh kmeh klan). Trách nhiệm của người đàn ông là lo bảo vệ giống nòi, tức lo lấy chồng cho chị em gái của mình. Khi chị em gái của anh ta đã có chồng thì trách nhiệm của anh ta là phải lo dàn xếp không cho anh em rể làm tàn lụi dòng giống của nhà mẹ đẻ ra mình” (Nguyễn Duy Thiệu, 1994, tr. 24). Vì thế, anh em trai thường đóng vai trò là người thay mặt gia đình bên gái đi hỏi chồng cho các cháu gái con của chị em gái của họ. Điều này cũng thể hiện rõ nét trong sử thi Ê - đê, người anh Suh Sah đã mang lễ vật tới nhà trai để hỏi chồng cho em gái: “Cây chà gạc đến để hỏi em trai của em, trẻ nhỏ đến để hỏi thử Mdrǒng Dăm xem chàng có lấy em gái chúng tôi là Hbia Sun không?” (Mdrǒng Dăm, 2006, tr. 728). Hay nàng Hbia Ling Pang xinh đẹp trong sử thi Sum Blum khi phải lòng Sum Blum, nàng đã thưa chuyện với cha mẹ và anh trai là Prông Mưng H’Dâng để nhờ họ đến hỏi cưới Sum Blum cho nàng. Thay mặt đại gia đình, anh trai nàng đã đến nhà trai tìm hiểu, đặt vấn đề hỏi cưới Sum Blum cho em gái của mình. Điều này thể hiện trách nhiệm to lớn của một dam dei (anh em trai) trong việc hệ trọng của cuộc đời một người con gái. Qua sử thi cho thấy, việc Hbia Ling Pang cậy nhờ anh trai đến hỏi chồng cho mình thể hiện một sự tin tưởng, gắn bó khăng khít giữa anh trai và em gái trong gia đình: “Em muốn như thế này thưa anh Chiếc vòng đen em nhờ anh đi hỏi, dây mây em nhờ anh đi buộc, đi dặm hỏi trao vòng trao nhẫn, em nhờ anh đi tìm người coi rẫy giùm cho, anh Prông Mưng H’Dâng ạ” (Sum Blum, 2007, tr. 705). Vai trò của anh, em trai đối với hôn nhân chị, em gái cũng thể hiện rõ nét qua sử thi Hbia Mlin: “Em để cho anh mang vòng đồng như qua sông thì có đò ngang, để anh đi dạm hỏi, để chàng thành chồng của em” (Hbia Mlin, 2007, tr. 574). Sự tin tưởng đối với anh em trai và vai trò của người anh em trai thể hiện ngay ở đoạn mở đầu tác phẩm Đam Săn, Hơ Nhị đã nhờ anh trai đi hỏi chồng cho mình, vai trò quan trọng của người anh thể hiện qua câu nói: “Anh em cứ ưng đâu là chúng tôi sẽ thuận đấy... Chúng tôi nào dám cãi lời anh em” (Đam Săn, 1988, tr. 137). Hơ Âng đã 72K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH có lời khuyên nhủ, dặn dò rất chu đáo đối với em trai (Đam Săn) khi gả chàng cho Hơ Nhị, Hơ Bhị: “Ơ em, ơ em, em hãy lo nuôi vợ em cho được vui sướng, lo nuôi con em cho được nên người. Em chớ có lêu lổng, nay đông mai tây. Sáng em phải lên rẫy, trưa ở bẫy, sương mai vừa ráo đã phải đi đó đi đơm. Em hãy ở với vợ em cho đến răng long đầu bạc. Đã cầm cần rượu thì cầm cho đến rượu nhạt ché phai. Đã chơi chiêng thì chơi cho đến khi tay dùi bị chặn lại mới thôi, em nhé” (Đam Săn, 1988, tr. 155 - 156)... Khi tức giận vợ, Đam Săn cũng tìm về với chị em của chàng: “Chàng nhảy phóc lên nhà, với tay lấy các cây chà gạc của chàng, rồi bỏ ra về nhà chị em của chàng” (Đam Săn, 1988, tr. 157). Ở sử thi Đam Săn, chúng ta thấy vai trò quan trọng của người chị, em gái trong gia đình. Rõ ràng quyền uy nữ giới đã đóng một vai trò chủ đạo, lời nói của họ đôi khi thành mệnh lệnh đối với các thành viên trong gia đình. Trong sử thi Sum Blum, nàng Băng Mla sau khi gặp chàng Kje Hril ở rừng, đã cùng nhau tình tự và chung sống ba ngày đêm, có thai về tự thú với cha mẹ, với anh trai Suh Sah, xin cha mẹ và anh trai trừng phạt. Đây là lời tự thú chuyện mình trót có thai của Băng Mla với anh trai, thể hiện sự thân thiết, gắn kết, tin tưởng, có thể tâm sự những chuyện thầm kín nhất của nàng, đồng thời thấy rõ uy quyền của một người anh trai đối với cuộc đời một cô gái: “Ơ anh Suh Sah, ngọn lửa biết lôi kéo, người khéo nói làm rung động tấm lòng kẻ giàu ơi... Em đây cái điên lôi đi, cái dại đã nhập làm hại cả thân thể của chính mình... Chúng em đã ở bên nhau ba ngày, ba đêm trong rừng... Vì thế em cái bụng đã to, cái vú đã đen, con để bế để bồng sắp có rồi. Anh hãy thắt em bằng lát, anh hãy xiết cổ em bằng khăn, anh hãy ném em vào ngôi mộ cổ đi” (Sum Blum, 2007, tr. 664 - 665). Và đáp lại lời em gái, Suh Sah đã trả lời bằng một tấm lòng thương yêu, bao dung, che chở của anh trai: “Này, em gái Băng Mla ơi Làm sao ta nỡ thắt cổ em bằng lát, thắt cổ em bằng khăn được, làm sao ta nỡ ném em vào ngôi mộ cổ được ơ em gái” (Sum Blum, 2007, tr. 665). Trong truyền thống gia đình người Ê - đê, khi chị em gái sinh nở thì người anh trai cũng có trách nhiệm đi tìm bà đỡ, trong sử thi Mdrǒng Dăm, khi Hbia Knhí cảm thấy mình sắp đến lúc sinh con, người cô cậy nhờ đi tìm bà đỡ không phải ai khác mà chính là anh trai của mình: “Anh Prong Mưng Hdăng ơi, em có chuyện động trời, thần linh ám, em bị đau cả người nên em cho người đi mời, đi gọi anh đêm hôm, anh ạ... Em muốn nhờ anh đi gọi người đỡ đẻ, đi mời thầy bói cho em” (Mdrǒng Dăm, 2006, tr. 628). Cũng vậy, trong khan Khing Jú, khi kỳ sinh nở đến, mẹ H’Ing đã nhờ anh trai cô đi tìm người đỡ đẻ cho cô: “Mẹ nhờ con đi gọi bà đỡ ở buôn xa, ông thấy bói lá cây êpang đến để xem em con đang nặng bụng đau đầu. Đau khắp cả da thịt, đau trong ruột trong gan” (Khing Jú, 2006, tr. 865). Tương tự, trong sử thi Sum Blum, khi Băng Mla trở dạ đẻ, quằn quại đau đớn, anh trai của nàng đã cấp tốc 3 lần phi ngựa đi hỏi 3 thầy bói, 3 bà đỡ khác nhau, Băng Mla mới an toàn hạ sinh con trai: “Ta đến để mời bà đỡ, để gọi bà bói, ta đến để xem bói cho em gái ta Băng Mla đang đau trong thịt, đang đau trong bụng, đau kiểu lạ lùng giống như 73VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA ANH - CHỊ - EM TRONG GIA ĐÌNH Ê - ĐÊ QUA SỬ THI DƯỚI TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH đàn bà muốn sinh con...” (Sum Blum, 2007, tr. 665). Và với trách nhiệm của mình, người anh trong cả ba sử thi đã vất vả chạy khắp nơi để tìm cho được bà đỡ mát tay giúp em gái mình sinh con được thuận lợi. Bên cạnh đó, người anh trai còn có trách nhiệm tìm và đặt tên thích hợp cho cháu của mình, thể hiện qua lời nói của Prong Mưng Hdăng: “Hỡi cháu gái của ta ơi Cháu thích đặt tên cháu là gì? Cháu có thích cái tên Hbia Abao không? Sắc đẹp của Hbia Abao khắp vùng này không ai sánh bằng...” (Khing Jú, 2006, tr. 906). Trong sử thi Sum Blum, nhiệm vụ này của người anh trai cũng thể hiện rõ: “Ơ đứa cháu trai nhỏ bé, tên của cháu là Sum Blum nhé Nếu đúng cái tên cháu là Sum Blum thì cháu hãy liếm ăn sương này phải no, cháu hãy cắn cái xiên chođứt, để sau này cháu đủ sức cầm khiên đao của các bậc cậu, bác để lại và cháu hãy nín khóc đi” (Sum Blum, 2007, tr. 687 - 688). Anh, em trai còn là đại diện cho gia đình, dòng họ của mẹ để thương lượng, hòa giải nếu có sự tranh chấp, kiện tụng, liên quanđến mẹ và chị em gái của họ. Điều này cũng thể hiện khá rõ trong sử thi Ê - đê: “Nếu Hbia Mlin em gái tôi, biếng nấu cơm canh, lười dệtáo khố cho chàng, chúng tôi hứa đền bằng con heo nâng. Tốn rượu ché tuk, ché bô anh cứđể chúng tôi đền...” (Hbia Mlin, 2007, tr. 576). Đây là lời nói đầy trách nhiệm và tình thương của anh trai Hbia Sun với em gái mình: “Ơ em Hbia Sun, nếu em chặt đuôi voi nhà người ta, em mượn của cải của ai, em dan díu với chồng nhà giàu, chuyện của em dù là chuyện động trời thì cứ để các anh lo liệu cho dù không còn một cái cuốc, một cây chà gạc cầm tay cũng được em gái ạ” (Mdrǒng Dăm, 2006, tr. 724). Người anh trai cũng là người thay mặt gia đình khuyên răn em gái khi họ lấy chồng: “Em ở lại nhà chồng, nhớ mang củi cho hết một cây, nếu chồng bảo em đi gùi nước thì em gùi hết cả suối, để nhà chồng em được nhờ. Đừng để họ cười cha mẹ không dạy bảo” (Mdrǒng Dăm, 2006, tr. 743). Với vai trò, trách nhiệm của một người anh trai, Prông Mưng H’Dângđã luôn lo lắng cho tương lai của em gái, đã góp ý, khuyên răn em gái nên suy nghĩ kỹ và phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng vì lập gia đình là chuyện hệ trọng trong cuộc đời một con người: “Ơ em gái Hbia Ling Pang ơi Tại sao em vội tìm người coi rẫy sớm vậy? Em hãy còn như tre non, măng già mới lột vỏ, cây chuối cây mía vẫn chưa tróc vỏ. Em còn béđang được bế trong tay cha, đang được bế trên đùi mẹ đấy, ơ em gái của ta. Em chưa biết hái bông, chưa biết xe chỉ, chưa biết lo cơm, nấu canh cho chồng em đâu” (Sum Blum, 2007, tr. 706). Nhưng khi em gái đã quyết thì chàng đã rất trách nhiệm gọi mời tất cả anh chị em, cậu bác dòng họđông đủ để bàn bạc việc dạm hỏi chồng cho Hbia Ling Pang. Khi được sự thống nhất của dòng họ, chàng đã đến gia đình Sum Blum để tìm hiểu, hỏi cưới Sum Blum cho em gái của mình: “Hỡi hai bác cha mẹ Sum Blum ơi Cháu xin hỏi các bác có cho con trai của các bác là Sum Blum lấy Hbia Ling Pang làm vợ không?” (Sum Blum, 2007, tr. 717). Chính vì vậy, người Ê - đê quan niệm rằng anh em trai có vai trò rất quan trọng, hướng dẫn, chỉ bảo mọiđiều trong cuộc sống của một người phụ nữ. Mối quan hệ của ngườiđàn ông với mẹ và chị em gái vẫn rất khăng khít, gắn bó kể cả khi họđã kết hôn và sống tại nhà vợ (Dẫn theoông Y L. K., dân tộc Ê - đê, sinh năm 1966, Chủ tịch HĐND xã Nam Ka, huyện Lắk, tỉnhĐắk 74K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH Lắk). Mỗi lần về thăm gia đình của mẹ, người đàn ông luôn được đón tiếp thân tình và tiếp đãi như một vị khách quý: Khi tức giận vợ, Đam Săn c...
Trang 1QUA SỬ THI DƯỚI TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH
TS Lê Thị Quỳnh Hảo* 1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, việc nghiên cứu sử thi để tìm hiểu văn hóa dân tộc đã trở thành xu hướng Các công trình có giá trị như: Văn hóa mẫu hệ M’nông (2007) do Trương Bi
chủ biên; Người Ê - đê một xã hội mẫu quyền, (Anne De Hautecloque - Howe, 1962), NXB Văn hóa Dân tộc, Dịch và xuất bản năm 2004; Cao nguyên miền Thượng (Cửu Long Giang, Toan Ánh, 1974), Sài Gòn; Đại cương về các dân tộc Ê - đê, Mnông ở
Đắk Lắk (Bế Viết Đẳng - Chu Thái Sơn - Vũ Thị Hồng - Vũ Đình Lợi, 1982), NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội; Văn hóa xã hội và con người Tây Nguyên (Nguyễn Tấn Đắc, 2005), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Rừng người Thượng vùng rừng núi cao
nguyên miền Trung Việt Nam (Henri Maitre, 2008), NXB Tri thức, Hà Nội; Người
Ba-Na ở Kon Tum (Les Bahnar de Kon Tum) (Nguyễn Kỉnh Chi và Nguyễn Đổng Chi,
2011), NXB Tri thức, Hà Nội, Văn hóa mẫu hệ Mnông và tác động của nó đến sự phát
triển kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Nông hiện nay (Phan Thị Hồng, 2012), Báo cáo khoa
học Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông… Điểm lại một số công trình nghiên cứu có thể thấy rằng dù các công trình nghiên cứu về Tây Nguyên đều đã chú trọng tìm hiểu về văn hóa các dân tộc ở Tây Nguyên nhưng việc nghiên cứu văn hóa ứng xử trong gia đình trong sử thi vẫn chưa được quan tâm Đó chính là lý do chúng tôi lựa chọn vấn đề tìm hiểu văn hóa ứng xử của anh - chị - em trong gia đình người Ê - đê qua cứ liệu sử thi cho bài nghiên cứu của mình
Tây Nguyên là một khu vực có nhiều tộc người theo chế độ mẫu hệ, thể hiện qua vai trò và vị thế của người phụ nữ trong hôn nhân, trong gia đình, dòng tộc , trong thời đại hiện nay, mặc dù những biểu hiện của chế độ mẫu hệ đã có nhiều thay đổi
do giao lưu và tiếp biến văn hoá với các cộng đồng dân tộc khác Tìm hiểu văn hóa ứng xử gia đình truyền thống qua sử thi chúng ta có thể hiểu hơn mối quan hệ giữa anh - chị - em trong gia đình người Ê - đê, một dân tộc theo chế độ mẫu hệ ở khu vực Tây Nguyên Từ đó rút ra đặc trưng về văn hóa ứng xử giữa anh - chị - em trong gia
* Trường Đại học Đà Lạt.
Trang 2đình của một xã hội theo chế độ mẫu hệ thể hiện như thế nào trong truyền thống (qua
sử thi) và văn hóa ứng xử ấy có những thay đổi như thế nào trong xã hội ngày nay?
Về tư liệu sử thi chúng tôi tập trung khảo sát những tác phẩm trong bộ sách Kho
tàng sử thi Tây Nguyên, như: Hbia Mlin, Mdrǒng Dăm, Sum Blum, Xing Nhã, Khing
Jú và Đam Săn (1988, Nguyễn Văn Hoàn chủ biên) Đây là những tác phẩm sử thi đề
cập rất rõ nét mối quan hệ ứng xử giữa anh - chị - em trong gia đình người Ê - đê trong
xã hội truyền thống
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu khu vực học theo cách tiếp cận liên ngành, trong đó tập trung sử dụng các phương pháp liên ngành dân tộc học, liên ngành văn hóa học, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích định tính - định lượng, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, khảo cứu, phân tích, tìm hiểu văn hóa ứng xử giữa anh - chị - em người Ê - đê qua sử thi Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp
để chỉ ra mối quan hệ ứng xử giữa anh - chị - em trong gia đình Ê - đê trong sử thi,
và phương pháp so sánh được sử dụng để thấy được sự giống và khác nhau trong mối quan hệ giữa anh - chị - em trong sử thi Ê - đê với cuộc sống ngày nay
Ngoài việc khảo sát, tìm hiểu trên các tư liệu Sử thi, Luật tục đã được xuất bản nói trên, người viết thực hiện điền dã thực tế, phỏng vấn sâu, điều tra xã hội học tại 02 xã Nam Ka và Ea R’Bin (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) - là 02 địa bàn có đông người Ê - đê sinh sống (trong khoảng thời gian từ tháng 7/2017 đến tháng 5/2023) để tìm hiểu mối quan hệ giữa anh - chị - em trong gia đình Ê - đê hiện nay
3 VÀI NÉT VỀ TỘC NGƯỜI Ê - ĐÊ VÀ SỬ THI Ê - ĐÊ
Ê - đê (Ra đê, Rhađê, Anăk Êđê, Đê, Êđê Êgar, Mọi, Thượng hay Rơđê ) là tên gọi của một cộng đồng tộc người khá thống nhất Ê - đê là một trong năm tộc người thuộc nhóm Malayo-Polynesian (ngữ hệ Nam Đảo), sinh sống chủ yếu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa Ê - đê là tộc người có khuynh hướng ngày càng thống nhất hơn về ý thức tộc người, ngôn ngữ và văn hóa Tuy vậy, vẫn có những mặt khác biệt về thổ âm, những khác biệt về sinh hoạt văn hóa theo từng vùng cư trú, hình thành nên những nhóm địa phương khác nhau như: Ađham, Arul, Blô, Bih, Kpă, Kdrao, K’rung, Dliê, Dong Măk, Dong Hay, Êpan, Hwing… (Chu Thái Sơn, 1993,
tr 179) Theo Niên giám thống kê năm 2009, người Ê - đê ở Việt Nam có dân số
331.194 người, cư trú tại 59 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố, trong đó cư trú tập trung nhiều nhất tại tỉnh Đắk Lắk (chiếm 90,1% dân số toàn dân tộc Ê - đê), xếp thứ 11 về
số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Trang 3Theo nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật thì “tộc danh này được giải thích là thuật ngữ chỉ những người sống trong rừng tre (Ête hay Ê - đê) (Phan Đăng Nhật, 2001,
tr 94) Tuy vậy, cũng có cách giải thích khác khi cho rằng tộc danh đó bắt nguồn từ tên vị thần tối cao của người Ê - đê là Aê Điê Sự xuất hiện và cư trú lâu đời của cộng đồng dân tộc Ê - đê tại Tây Nguyên cùng với những nét sinh hoạt độc đáo đã tạo nên nền văn hóa đặc trưng ở khu vực này Văn hóa Ê - đê được xem là một trong những nền văn hóa tiêu biểu cho văn hóa vùng Tây Nguyên
Sử thi Ê - đê (khan) có thể coi là đỉnh cao của văn học dân gian Ê - đê và là nét đặc
thù về di sản văn hóa dân tộc, chứa đựng nhiều tri thức, kinh nghiệm mà đồng bào truyền lại cho thế hệ sau Đó chính là những câu chuyện dài về thuở hồng hoang của con người,
về chiến công của các anh hùng dân tộc trong việc khai sáng ra trời đất và muôn loài, trong việc đấu tranh chống lại và chiến thắng cái xấu, cái ác để bảo vệ cái đúng, cái tốt, bảo vệ dân làng Qua sử thi, con cháu tộc người Ê - đê biết phân biệt đúng sai, biết quan
hệ ứng xử như thế nào cho phù hợp với văn hóa dân tộc trong gia đình và trong cộng
đồng… Một số sử thi tiêu biểu của người Ê - đê là Đăm San, Xing Nhã Khing Jú… Sử
thi Ê - đê là hình thức văn nghệ tổng hợp của nhiều loại hình nghệ thuật dân gian khác nhau, được thể hiện và trình diễn bằng cách thức đặc biệt Sử thi vừa là văn học (truyền thuyết, cổ tích, anh hùng ca), vừa là nghệ thuật biểu diễn (kể chuyện biểu cảm, diễn xướng, dân ca và dân vũ) Cũng như luật tục, sử thi là giá trị văn hoá đặc thù của người
Ê - đê, thể hiện rõ nét cuộc sống tộc người qua văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa ứng xử…
4 VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA ANH - CHỊ - EM TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI Ê - ĐÊ QUA SỬ THI VÀ ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, quan hệ anh - chị - em chiếm một vị trí khá đặc biệt Mối quan hệ này vừa thể hiện quan hệ tôn ti, trên dưới (anh - chị - em), vừa thể hiện quan hệ bình đẳng (vì đều là con cái trong gia đình) nên mối quan hệ này phong phú và nhiều màu sắc hơn các mối quan hệ khác
Nói đến quan hệ ứng xử giữa anh - chị - em trong gia đình là nói đến cách giao tiếp giữa những người cùng thế hệ trong gia đình Đây là mối quan hệ quan trọng trong gia đình các dân tộc Việt Nam nói chung, dân tộc Ê - đê nói riêng Giữa anh - chị - em phải có cách ứng xử đúng mực, phải phép, đúng tôn ti trật tự, phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau
Trong xã hội mẫu hệ nói chung, mối quan hệ giữa anh em trai và chị em gái là mối quan hệ vô cùng quan trọng thể hiện sự tin tưởng, mật thiết, gắn bó Nói đến sự khăng
khít, gắn bó giữa anh - chị - em, người Ê - đê có câu ayǒng adei sa tian (anh em một
bụng) (dẫn theo ông Y N K., dân tộc Ê - đê, sinh năm 1962, Phó Bí thư Đảng ủy xã Nam Ka, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) Đối với tộc người theo chế độ mẫu hệ, mối quan
Trang 4hệ này không những được xác lập trên cơ sở tình cảm ruột thịt mà còn được xác lập trên cơ sở về vị trí, vai trò khác nhau của họ trong quan hệ dòng họ và trong quan hệ gia đình bên mẹ Theo đó, nếu một người đàn ông có chị em gái thì anh ta mới có tiếng nói đặc biệt quan trọng của một ông cậu trong gia đình (dẫn theo ông Y N K., dân tộc
Ê - đê, sinh năm 1962, Phó Bí thư Đảng ủy xã Nam Ka, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) Trong xã hội mẫu hệ, người đàn ông Ê - đê là người đại diện cho dòng họ của mẹ, tham gia giải quyết tất cả những vấn đề quan trọng trong gia đình của mẹ, của chị em gái như: làm nhà, cưới hỏi, sinh con, tang ma, mua bán tài sản đất đai, chuyển đến nơi
ở mới Vì thế những người anh em trai có vị trí đặc biệt quan trọng, được thành viên trong gia đình kính trọng và ý kiến của họ nhiều khi mang tính quyết định vì họ là
đại diện cho cả một gia đình lớn, chứ không phải là đại diện cho cá nhân họ: “Người
đàn ông Ê - đê tuy lấy vợ, làm rể ở nhà vợ nhưng lại đóng vai trò trụ cột của nhà mẹ
đẻ ra mình (săh kpeh kmeh klan) Trách nhiệm của người đàn ông là lo bảo vệ giống nòi, tức lo lấy chồng cho chị em gái của mình Khi chị em gái của anh ta đã có chồng thì trách nhiệm của anh ta là phải lo dàn xếp không cho anh em rể làm tàn lụi dòng giống của nhà mẹ đẻ ra mình” (Nguyễn Duy Thiệu, 1994, tr 24) Vì thế, anh em trai
thường đóng vai trò là người thay mặt gia đình bên gái đi hỏi chồng cho các cháu gái con của chị em gái của họ Điều này cũng thể hiện rõ nét trong sử thi Ê - đê, người anh
Suh Sah đã mang lễ vật tới nhà trai để hỏi chồng cho em gái: “Cây chà gạc đến để hỏi
em trai của em, trẻ nhỏ đến để hỏi thử Mdrǒng Dăm xem chàng có lấy em gái chúng tôi là Hbia Sun không?” (Mdrǒng Dăm, 2006, tr 728) Hay nàng Hbia Ling Pang xinh
đẹp trong sử thi Sum Blum khi phải lòng Sum Blum, nàng đã thưa chuyện với cha mẹ
và anh trai là Prông Mưng H’Dâng để nhờ họ đến hỏi cưới Sum Blum cho nàng Thay mặt đại gia đình, anh trai nàng đã đến nhà trai tìm hiểu, đặt vấn đề hỏi cưới Sum Blum
cho em gái của mình Điều này thể hiện trách nhiệm to lớn của một dam dei (anh em
trai) trong việc hệ trọng của cuộc đời một người con gái
Qua sử thi cho thấy, việc Hbia Ling Pang cậy nhờ anh trai đến hỏi chồng cho mình thể hiện một sự tin tưởng, gắn bó khăng khít giữa anh trai và em gái trong gia
đình: “Em muốn như thế này thưa anh! Chiếc vòng đen em nhờ anh đi hỏi, dây mây
em nhờ anh đi buộc, đi dặm hỏi trao vòng trao nhẫn, em nhờ anh đi tìm người coi rẫy giùm cho, anh Prông Mưng H’Dâng ạ!” (Sum Blum, 2007, tr 705) Vai trò của anh,
em trai đối với hôn nhân chị, em gái cũng thể hiện rõ nét qua sử thi Hbia Mlin: “Em để
cho anh mang vòng đồng như qua sông thì có đò ngang, để anh đi dạm hỏi, để chàng thành chồng của em” (Hbia Mlin, 2007, tr 574).
Sự tin tưởng đối với anh em trai và vai trò của người anh em trai thể hiện ngay ở
đoạn mở đầu tác phẩm Đam Săn, Hơ Nhị đã nhờ anh trai đi hỏi chồng cho mình, vai
trò quan trọng của người anh thể hiện qua câu nói: “Anh em cứ ưng đâu là chúng tôi sẽ
thuận đấy Chúng tôi nào dám cãi lời anh em” (Đam Săn, 1988, tr 137) Hơ Âng đã
Trang 5có lời khuyên nhủ, dặn dò rất chu đáo đối với em trai (Đam Săn) khi gả chàng cho Hơ Nhị, Hơ Bhị: “Ơ em, ơ em, em hãy lo nuôi vợ em cho được vui sướng, lo nuôi con em cho được nên người Em chớ có lêu lổng, nay đông mai tây Sáng em phải lên rẫy, trưa
ở bẫy, sương mai vừa ráo đã phải đi đó đi đơm Em hãy ở với vợ em cho đến răng long đầu bạc Đã cầm cần rượu thì cầm cho đến rượu nhạt ché phai Đã chơi chiêng thì chơi
cho đến khi tay dùi bị chặn lại mới thôi, em nhé!” (Đam Săn, 1988, tr 155 - 156)
Khi tức giận vợ, Đam Săn cũng tìm về với chị em của chàng: “Chàng nhảy phóc lên
nhà, với tay lấy các cây chà gạc của chàng, rồi bỏ ra về nhà chị em của chàng” (Đam
Săn, 1988, tr 157) Ở sử thi Đam Săn, chúng ta thấy vai trò quan trọng của người chị,
em gái trong gia đình Rõ ràng quyền uy nữ giới đã đóng một vai trò chủ đạo, lời nói của họ đôi khi thành mệnh lệnh đối với các thành viên trong gia đình
Trong sử thi Sum Blum, nàng Băng Mla sau khi gặp chàng Kje Hril ở rừng, đã
cùng nhau tình tự và chung sống ba ngày đêm, có thai về tự thú với cha mẹ, với anh trai Suh Sah, xin cha mẹ và anh trai trừng phạt Đây là lời tự thú chuyện mình trót có thai của Băng Mla với anh trai, thể hiện sự thân thiết, gắn kết, tin tưởng, có thể tâm sự những chuyện thầm kín nhất của nàng, đồng thời thấy rõ uy quyền của một người anh
trai đối với cuộc đời một cô gái: “Ơ anh Suh Sah, ngọn lửa biết lôi kéo, người khéo nói
làm rung động tấm lòng kẻ giàu ơi! Em đây cái điên lôi đi, cái dại đã nhập làm hại
cả thân thể của chính mình Chúng em đã ở bên nhau ba ngày, ba đêm trong rừng
Vì thế em cái bụng đã to, cái vú đã đen, con để bế để bồng sắp có rồi Anh hãy thắt
em bằng lát, anh hãy xiết cổ em bằng khăn, anh hãy ném em vào ngôi mộ cổ đi” (Sum Blum, 2007, tr 664 - 665) Và đáp lại lời em gái, Suh Sah đã trả lời bằng một tấm lòng
thương yêu, bao dung, che chở của anh trai: “Này, em gái Băng Mla ơi! Làm sao ta nỡ
thắt cổ em bằng lát, thắt cổ em bằng khăn được, làm sao ta nỡ ném em vào ngôi mộ
cổ được ơ em gái!” (Sum Blum, 2007, tr 665).
Trong truyền thống gia đình người Ê - đê, khi chị em gái sinh nở thì người anh trai
cũng có trách nhiệm đi tìm bà đỡ, trong sử thi Mdrǒng Dăm, khi Hbia Knhí cảm thấy mình
sắp đến lúc sinh con, người cô cậy nhờ đi tìm bà đỡ không phải ai khác mà chính là anh
trai của mình: “Anh Prong Mưng Hdăng ơi, em có chuyện động trời, thần linh ám, em bị
đau cả người nên em cho người đi mời, đi gọi anh đêm hôm, anh ạ! Em muốn nhờ anh
đi gọi người đỡ đẻ, đi mời thầy bói cho em” (Mdrǒng Dăm, 2006, tr 628) Cũng vậy, trong
khan Khing Jú, khi kỳ sinh nở đến, mẹ H’Ing đã nhờ anh trai cô đi tìm người đỡ đẻ cho cô:
“Mẹ nhờ con đi gọi bà đỡ ở buôn xa, ông thấy bói lá cây êpang đến để xem em con đang
nặng bụng đau đầu Đau khắp cả da thịt, đau trong ruột trong gan” (Khing Jú, 2006, tr
865) Tương tự, trong sử thi Sum Blum, khi Băng Mla trở dạ đẻ, quằn quại đau đớn, anh
trai của nàng đã cấp tốc 3 lần phi ngựa đi hỏi 3 thầy bói, 3 bà đỡ khác nhau, Băng Mla
mới an toàn hạ sinh con trai: “Ta đến để mời bà đỡ, để gọi bà bói, ta đến để xem bói cho
em gái ta Băng Mla đang đau trong thịt, đang đau trong bụng, đau kiểu lạ lùng giống như
Trang 6đàn bà muốn sinh con ” (Sum Blum, 2007, tr 665) Và với trách nhiệm của mình, người
anh trong cả ba sử thi đã vất vả chạy khắp nơi để tìm cho được bà đỡ mát tay giúp em gái mình sinh con được thuận lợi Bên cạnh đó, người anh trai còn có trách nhiệm tìm và đặt
tên thích hợp cho cháu của mình, thể hiện qua lời nói của Prong Mưng Hdăng: “Hỡi cháu
gái của ta ơi! Cháu thích đặt tên cháu là gì? Cháu có thích cái tên Hbia Abao không? Sắc đẹp của Hbia Abao khắp vùng này không ai sánh bằng ” (Khing Jú, 2006, tr 906) Trong
sử thi Sum Blum, nhiệm vụ này của người anh trai cũng thể hiện rõ: “Ơ đứa cháu trai nhỏ
bé, tên của cháu là Sum Blum nhé! Nếu đúng cái tên cháu là Sum Blum thì cháu hãy liếm
ăn sương này phải no, cháu hãy cắn cái xiên cho đứt, để sau này cháu đủ sức cầm khiên đao của các bậc cậu, bác để lại và cháu hãy nín khóc đi” (Sum Blum, 2007, tr 687 - 688).
Anh, em trai còn là đại diện cho gia đình, dòng họ của mẹ để thương lượng, hòa giải nếu có sự tranh chấp, kiện tụng, liên quan đến mẹ và chị em gái của họ Điều này cũng thể
hiện khá rõ trong sử thi Ê - đê: “Nếu Hbia Mlin em gái tôi, biếng nấu cơm canh, lười dệt áo
khố cho chàng, chúng tôi hứa đền bằng con heo nâng Tốn rượu ché tuk, ché bô anh cứ để
chúng tôi đền ” (Hbia Mlin, 2007, tr 576) Đây là lời nói đầy trách nhiệm và tình thương
của anh trai Hbia Sun với em gái mình: “Ơ em Hbia Sun, nếu em chặt đuôi voi nhà người
ta, em mượn của cải của ai, em dan díu với chồng nhà giàu, chuyện của em dù là chuyện động trời thì cứ để các anh lo liệu cho dù không còn một cái cuốc, một cây chà gạc cầm tay cũng được em gái ạ!” (Mdrǒng Dăm, 2006, tr 724) Người anh trai cũng là người thay
mặt gia đình khuyên răn em gái khi họ lấy chồng: “Em ở lại nhà chồng, nhớ mang củi cho
hết một cây, nếu chồng bảo em đi gùi nước thì em gùi hết cả suối, để nhà chồng em được nhờ Đừng để họ cười cha mẹ không dạy bảo” (Mdrǒng Dăm, 2006, tr 743) Với vai trò,
trách nhiệm của một người anh trai, Prông Mưng H’Dâng đã luôn lo lắng cho tương lai của
em gái, đã góp ý, khuyên răn em gái nên suy nghĩ kỹ và phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng vì
lập gia đình là chuyện hệ trọng trong cuộc đời một con người: “Ơ em gái Hbia Ling Pang
ơi! Tại sao em vội tìm người coi rẫy sớm vậy? Em hãy còn như tre non, măng già mới lột
vỏ, cây chuối cây mía vẫn chưa tróc vỏ Em còn bé đang được bế trong tay cha, đang được
bế trên đùi mẹ đấy, ơ em gái của ta Em chưa biết hái bông, chưa biết xe chỉ, chưa biết lo cơm, nấu canh cho chồng em đâu” (Sum Blum, 2007, tr 706) Nhưng khi em gái đã quyết
thì chàng đã rất trách nhiệm gọi mời tất cả anh chị em, cậu bác dòng họ đông đủ để bàn bạc việc dạm hỏi chồng cho Hbia Ling Pang Khi được sự thống nhất của dòng họ, chàng
đã đến gia đình Sum Blum để tìm hiểu, hỏi cưới Sum Blum cho em gái của mình: “Hỡi
hai bác cha mẹ Sum Blum ơi! Cháu xin hỏi các bác có cho con trai của các bác là Sum Blum lấy Hbia Ling Pang làm vợ không?” (Sum Blum, 2007, tr 717) Chính vì vậy, người
Ê - đê quan niệm rằng anh em trai có vai trò rất quan trọng, hướng dẫn, chỉ bảo mọi điều trong cuộc sống của một người phụ nữ Mối quan hệ của người đàn ông với mẹ và chị em gái vẫn rất khăng khít, gắn bó kể cả khi họ đã kết hôn và sống tại nhà vợ (Dẫn theo ông Y
L K., dân tộc Ê - đê, sinh năm 1966, Chủ tịch HĐND xã Nam Ka, huyện Lắk, tỉnh Đắk
Trang 7Lắk) Mỗi lần về thăm gia đình của mẹ, người đàn ông luôn được đón tiếp thân tình và tiếp đãi như một vị khách quý: Khi tức giận vợ, Đam Săn cũng tìm về với chị em của chàng:
“Chàng nhảy phóc lên nhà, với tay lấy các cây chà gạc của chàng, rồi bỏ ra về nhà chị em
của chàng” (Đam Săn, 1988, tr 157)
Và ngược lại, để tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ của các anh em trai của mình, theo tục
lệ, người phụ nữ Ê - đê thường cố gắng tổ chức lễ cúng sức khỏe lần lượt cho các anh,
em trai của mình Tuy có vị trí quan trọng như vậy, nhưng người đàn ông Ê - đê sẽ không
có cơ hội thực thi vai trò quan trọng của mình (dam dei) nếu họ không có chị em gái ruột
và chị em gái họ, bởi vì vai trò quan trọng của một dam dei là vai trò được đặt trong mối
quan hệ với chị em gái và vị trí của họ chỉ được xác lập khi có chị em gái (Dẫn theo ông
Y L K., dân tộc Ê - đê, sinh năm 1966, Chủ tịch HĐND xã Nam Ka, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) Do đó, có thể nhận thấy rằng, người phụ nữ đã đóng một vai trò quan trọng đối với việc xác định thân phận, vị trí của các anh em trai của mình trong gia đình cũng như trong cộng đồng Đồng thời, người phụ nữ lại giữ vai trò là người chủ, là người giữ tay hòm chìa khóa của gia đình và dòng họ Ngoài ta, người phụ nữ còn được hưởng
tài sản của anh, em trai nếu chẳng may họ chết đi mà không có người nối nòi: “Của hồi
môn (wăng kgã) khi anh ta mang về nhà vợ như khố, áo, chà gạc, nỏ, bát đĩa quý… đều được nhà vợ ghi lại để nhỡ khi anh ta chết sớm họ mẹ anh ta không còn người đàn ông nào thay anh ta, làm chồng của vợ anh ta, thì họ nhà vợ phải trả lại các thứ đó cho mẹ hoặc chị em gái của anh ta” (Nguyễn Duy Thiệu, 1994, tr 24).
Việc chế độ mẫu hệ chi phối vai trò người phụ nữ trong các buôn làng ở Tây Nguyên là nguyên nhân chính của việc xây dựng nên những nữ nhân vật có khả năng trợ lực cho người anh hùng Những nhân vật đó không chỉ là người yêu, là vợ mà con
là những cô em gái Những nhân vật này xuất hiện không nhiều, nhưng có vai trò quan
trọng Khi Đam Săn không chịu lấy Hơ Nhị, Hơ Bhị, cô em gái của chàng đã “tức thì
xắn váy đến đầu gối, xắn tay áo đến cùi chỏ rồi đi thộc vào chỗ Đam Săn nằm, véo tai trái Đam Săn cho đến đỏ tía lên, véo tai phải Đam Săn cho đến đỏ tía lên, phát cho Đam Săn một phát vào lưng làm chàng phát khóc” (Đam Săn, 1988, tr 146) Đó
là những cô em tình nghĩa, sáng suốt, nhìn nhận được mọi mặt của vấn đề và có lời khuyên tốt nhất dành cho anh Hơ Âng đã có lời khuyên nhủ, dặn dò rất chu đáo đối
với em trai (Đam Săn) khi gả chàng cho Hơ Nhị, Hơ Bhị: “Ơ em, ơ em, em hãy lo nuôi
vợ em cho được vui sướng, lo nuôi con em cho được nên người Em chớ có lêu lổng, nay đông mai tây Sáng em phải lên rẫy, trưa ở bẫy, sương mai vừa ráo đã phải đi đó
đi đơm Em hãy ở với vợ em cho đến răng long đầu bạc” (Đam Săn, 1988, tr 155 -
156) Ở sử thi Đam Săn, chúng ta thấy vai trò quan trọng của người chị, em gái trong
việc định hướng cho cuộc sống của người anh, em trai
Trong truyền thống, mối quan hệ giữa các anh em trai (dam dei) và chị em gái trong
Trang 8gia đình người Ê - đê cũng rất đặc biệt Người Ê - đê cho rằng mọi hành vi sai trái của người đàn ông xuất phát từ việc anh ta không được quan tâm, giáo dục chu đáo bởi dòng
họ của anh ta nên dòng họ của anh ta, chị em anh ta phải chịu trách nhiệm, phải nộp phạt, còn gia đình bên vợ hoàn toàn không liên quan và không chịu trách nhiệm về các hành vi sai trái của chàng rể Chính vì thế, người phụ nữ Ê - đê có trách nhiệm khá nặng nề về hành
vi, thái độ đối với anh em trai của mình, khi họ còn độc thân cũng như khi họ đã có gia đình Chẳng hạn như nếu người đàn ông phạm các tội như ngoại tình, đánh nhau, cãi lộn với cha mẹ vợ hay với hàng xóm thì chị em gái của anh ta phải nộp phạt, bởi vì theo quan niệm của người Ê - đê thì những hành vi sai trái trên là do sự giáo dục không nghiêm khắc của gia đình, dòng họ anh ta (Dẫn theo ông Y W N., sinh năm 1947, Già làng buôn M’Liêng
1, xã Đắk Liêng, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) Ngoài ra, khi người đàn ông về già và vợ của
họ không may chết trước thì họ chỉ còn một cách là quay về sống dựa vào gia đình của chị
em gái của mình Cuộc sống ngày nay đã khác, nếu người đàn ông phạm lỗi thì vợ chồng anh ta phải tự nộp phạt chứ không còn là trách nhiệm của chị em anh ta Tuy vậy, những
chị em gái vẫn phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và chăm sóc dam dei khi về già, góa vợ và
thậm chí khi họ mất thì con gái của họ phải tiếp tục đảm nhiệm công việc này thay cho mẹ của mình Điều này thể hiện rõ nét sự đùm bọc, yêu thương chăm sóc lẫn nhau của những
người trong dòng họ Ê - đê Cuộc sống thay đổi, mặc dù vai trò của dam dei vẫn rất quan
trọng mang tính quyết định trong những vấn đề liên quan đến tài sản, đất đai, quyền lợi trong dòng họ nhưng ở gia đình riêng của mình, chị em gái của anh ta cũng không nhất
thiết phải hỏi ý kiến dam dei khi mua bán tài sản trong gia đình (Dẫn theo ông Y W N.,
sinh năm 1947, Già làng buôn M’Liêng 1, xã Đắk Liêng, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) Sống trong xã hội mẫu hệ nên vấn đề thừa kế tài sản được luật tục Ê - đê nêu rõ,
điều này khẳng định vị trí quan trọng của người chị cả trong gia đình: “Dù là cái chén
sứ con, cái bát đồng nhỏ hay những đồ lặt vặt, cũng không được cả gan đem bán đi
để ăn mà phải mãi mãi cất giữ Từ những cái gùi Gia Rai (có nắp đậy) đến những cái sọt, cái túi, cái nải và những đồ lặt vặt, người chị cả đại diện cho người mẹ là người
có nhiệm vụ chăm nom, giữ gìn Tất cả những cái bát vỏ bầu, cái thúng đựng tro, cái hòn để mài, các cái trã để luộc rau, người chị cả là người phải bảo quản Các ché túk
đỏ, các ché êbak M’nông, các vòng đeo tay, các chén bát đẹp bằng bạc bằng vàng là những của cải quý giá do tổ tiên xưa kia giàu có để lại, chính người chị cả là người phải giữ gìn” (Ngô Đức Thịnh et al 1996, tr 187 - 188)
Theo chế độ mẫu hệ nên dòng mẹ chi phối cuộc sống của người đàn ông Ê - đê, thậm chí khi anh ta chết đi thì những vật dụng hàng ngày của anh ta cũng phải đem trả cho
mẹ hoặc chị em gái của anh ta - những người có quyền đại diện gia đình quản lý tài sản:
“Người đã chết thì cái niết, cái chà gạc được tự do, cùng với vòng đeo tay, chuỗi hạt cườm
đeo cổ, cùng với các chén bát để ăn cơm, cái dùi, cái búa, cái rìu, con dao găm, cái hái và
Trang 9đôi dép da, một cái niết nhỏ, một cái chà gạc nhỏ, một cái ná nhỏ với ống đựng tên, phải được đem trả đầy đủ cho mẹ người chết hoặc người thừa kế gái của bà ta” (Luật tục Ê -
đê, Điều 182) ; “Các vật lớn hay nhỏ, quý hay không quý, các nồi hoặc chén bát đều
do người chị cả trông coi và giao lại” (Luật tục Ê - đê, Điều 181) Theo quy định của luật
tục, vấn đề kế thừa, quản lý tài sản trong dòng họ và gia đình là thuộc quyền của những người chị em gái trong gia đình Trong một gia đình có nhiều anh - chị - em thì người chị
cả sẽ quản lý toàn bộ tài sản Khi các chị em gái lập gia đình thì được chia một phần, được chia ít hay nhiều là do công lao của người con gái đó khi còn ở với gia đình Quyền quản
lý tài sản thuộc về người chị cả nhưng quyền thừa kế tài sản lại là người con gái út bởi đó
là người lập gia đình sau cùng và có công chăm sóc bố mẹ già (Dẫn theo bà H B K., dân tộc Ê - đê, sinh năm 1976, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ear’Bin, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) Vũ Đình Lợi trong bài nghiên cứu của mình đã nhận định về vị thế của người con gái
út trong gia đình: “Trong đại gia đình ở các tộc người mẫu hệ địa vị của phụ nữ hơn hẳn
nam giới, phụ nữ giữ vai trò chủ gia đình (pôpang hay khoa sang theo cách gọi của người
Ê - đê), và chức vụ chủ gia đình sẽ chỉ truyền lại cho cô con gái út (minorat) khi pôsang qua đời hay đã quá già yếu không thể quán xuyến nổi các công việc của đại gia đình” (Vũ
Đình Lợi, 1994, tr 29) Người con trai trong gia đình không được thừa hưởng tài sản của cha mẹ Khi còn độc thân, nếu họ có tài sản gì cũng phải giao cho mẹ và chị em gái của mình cất giữ, chứ không được cất làm của riêng Luật tục Ê - đê cũng đề cập đến vấn đề
này: “Nếu anh ta có dù chỉ một cái nhẫn, dù chỉ một cắc bạc, một chuỗi cườm, một vòng
đồng đeo tay, anh ta cũng phải đưa cho mẹ cha, đưa cho chị/em Không đưa là anh ta có tội” (Ngô Đức Thịnh et al 2012, tr 375)
Những thành viên nam cùng họ trong đại gia đình mẫu hệ tuy không phải là thành viên cố định nhưng địa vị và uy tín của họ lại rất lớn, kể cả khi họ đã về nhà vợ ở dòng
họ khác Tiếng nói của họ đóng vai trò quan trọng trong mọi quyết định trọng đại của gia đình Khi có việc gì hệ trọng, người phụ nữ đều hỏi ý kiến của người chồng hoặc anh, em trai của họ Tuy vậy, sống trong chế độ mẫu hệ, nên người nam giới trong gia đình lại không có quyền sở hữu và thừa kế tài sản Người chị cả và người em gái út sẽ quản lý và thừa kế tài sản trong gia đình Ê - đê khi bố mẹ mất đi Tuy vậy việc phân chia vẫn dựa trên tinh thần nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau giữa các chị em gái, kể cả sau này giúp đỡ nhau trong việc xây dựng gia đình Mối quan hệ giữa các chị, em gái trong gia đình thường rất thân thiết Các chị em gái ngay từ khi còn nhỏ đã biểu lộ sự tôn trọng cô em gái út bởi người con gái út là người duy nhất, là người thừa kế chức
vị chủ gia đình trong tương lai Khi bà mẹ mất hoặc quá già, không quán xuyến được nổi công việc sản xuất, gia đình thì chức vị chủ nhà được truyền lại cho cô em út Nếu
cô con gái út còn nhỏ dại thì người chị cả sẽ thay em quản lý gia đình Khi cô em gái
út lớn lên, người chị cả sẽ trao lại quyền chủ gia đình cho em (Theo ông Y T P T (SN 1942) - Già làng Buôn K’Te 1, xã Đắk Nuê, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk)
Trang 10Có thể nói, mối quan hệ giữa anh em trai, chị em gái trong gia đình Ê - đê rất
thân thiết, gắn bó, tin tưởng Vai trò của dam dei (anh, em trai của vợ) rất quan trọng
Những vấn đề nào hai vợ chồng cảm thấy không thể giải quyết với nhau thì quyền quyết định thuộc về ông cậu Mặc dù trên thực tế thành viên nam này không phải là chủ nhà nhưng những ý kiến, những quyết định của họ luôn được đề cao Người đàn ông Ê - đê là người đại diện cho dòng họ mẹ, tham gia giải quyết những vấn đề quan trọng trong gia đình của mẹ, của chị em gái mình Tuy sống trong gia đình bên vợ, nhưng tiếng nói, ý kiến của họ nhiều khi lại mang tính quyết định trong những công việc quan trọng của gia đình mẹ mình Tiếng nói của họ quan trọng, thậm chí quyết định việc hỏi cưới chồng cho chị em gái, con gái của chị em gái họ Họ còn là người đại diện cho gia đình, dòng họ của mẹ để thương lượng, hòa giải nếu có xảy ra tranh chấp, kiện tụng liên quan đến mẹ hay chị em gái
Đối với người Ê - đê, mối quan hệ anh - chị - em cùng mẹ mang một tính chất đặc biệt Nếu một người không có anh - chị - em ruột, người này sẽ coi các con của chị hoặc
em của mẹ sống chung một nhà là anh em ruột Trong gia đình Ê - đê, con gái là người có trách nhiệm sống với cha mẹ suốt đời và có bổn phận chính chăm sóc cho họ khi về già Còn con trai chỉ sống với cha mẹ trong một khoảng thời gian nhất định khi còn độc thân, đến lúc trưởng thành, kết hôn thì lại sống với gia đình vợ và cuộc sống của họ gắn liền với gia đình vợ nhiều hơn với gia đình mình Có thể thấy rằng, trong xã hội mẫu hệ truyền thống của người Ê - đê mối quan hệ giữa chị em gái và anh em trai trong gia đình được coi
là một trong số các mối quan hệ quan trọng, mà qua mối quan hệ này có thể thấy được đầy
đủ vai trò, trách nhiệm khác nhau của người phụ nữ và người đàn ông trong gia đình, dòng
họ, xã hội Ê - đê ở Tây Nguyên nói chung, ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng
Cuộc sống hiện nay đã biến đổi sâu sắc, trong thời đại hội nhập, đời sống văn hóa, tinh thần qua giao lưu, tiếp xúc cũng có nhiều thay đổi Quy mô gia đình cũng khác trước rất nhiều Đại gia đình đã dần được thay thế bằng gia đình hạt nhân Gia đình
Ê - đê hiện nay cũng không nằm ngoài quy luật đó Mỗi gia đình có số lượng anh chị
em ruột ít hơn Cuộc sống thay đổi, khiến các mối quan hệ giữa các thành viên cũng
có nhiều thay đổi Tuy vậy, dù là anh chị em ruột hay anh chị em nuôi, thì người Ê -
đê đều giáo dục con cái cách ứng xử đoàn kết, thân ái, hòa thuận, thương yêu, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm chung trong việc phụng dưỡng, chăm sóc ông, bà, cha, mẹ, việc chăm lo cho đại gia đình, dòng tộc Người con trong gia đình Ê - đê luôn có thái độ tôn trọng đối với anh, chị, bao dung đối với các em, giữ gìn sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, bảo ban nhau trong học tập, trong cuộc sống, chia sẻ những điều hay lẽ phải, hỗ trợ nhau lúc khó khăn, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau để gia đình cùng phát triển