1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu áp dụng phần mềm ansys mô phỏng sự làm việc của kết cấu btct chịu uốn

51 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 2,83 MB

Cấu trúc

  • 1. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI (4)
  • 2. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN VÀ PHẦN MỀM ANSYS (6)
    • 2.1 Cơ sở của phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH) (6)
    • 2.2 Phần mềm Ansys và khả năng áp dụng trong mô phỏng kết cấu công trình… (11)
  • 3. MÔ PHỎNG KẾT CẤU BTCT CHỊU UỐN BẰNG PHẦN MỀM ANSYS (19)
    • 3.1 Ứng xử của kết cấu BTCT làm việc chịu uốn (19)
    • 3.2 Lựa chọn loại phần tử bê tông, phần tử cốt thép, mô hình hóa cốt thép trong bê tông và mô hình hóa vết nứt (0)
    • 3.3 Xác định các đặc trưng cơ học của bê tông sử dụng trong Ansys (0)
    • 3.4 Mô phỏng kết cấu dầm BTCT chịu uốn bằng phần mềm Ansys (38)
  • 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (48)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (51)

Nội dung

Các nghiên cứu về ứng xử của kết cấu BTCT làm việc chịu uốn thường được tiến hành bằng các phương pháp như nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu mô phỏng...Hiện nay

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN VÀ PHẦN MỀM ANSYS

Cơ sở của phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH)

Phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH) là một phương pháp rất tổng quát và hữu hiệu cho lời giải số nhiều lớp bài toán kỹ thuật khác nhau Cơ sở của phương pháp này là làm rời rạc hóa các miền liên tục phức tạp của bài toán Các miền liên tục được chia thành nhiều miền con (phần tử) Các miền này được liên kết với nhau tại các điểm nút Trên miền con này, dạng biến phân tương đương với bài toán được giải dựa trên các hàm xấp xỉ trên từng phần tử Các hàm xấp xỉ ví dụ hàm chuyển vị phải thỏa mãn điều kiện liên tục về chuyển vị trên biên các phần tử tiếp xúc nhau

Hình 2-1 Hình ảnh minh họa phương pháp PTHH Để có thể khai thác hiệu quả những phần mềm PTHH hiện có hoặc tự xây dựng lấy một chương trình tính toán bằng PTHH, ta cần phải nắm được cơ sở lý thuyết, kỹ thuật mô hình hoá cũng như các bước tính cơ bản của phương pháp Các yêu cầu cơ bản để sử dụng phương pháp PTHH cho việc phân tích sự làm việc của kết cấu công trình được minh họa trong hình dưới đây.

Hình 2-2 Cấu trúc cơ bản của phương pháp PTHH v2 v 1 biên giới v 1 v 2 biên giới biên giới

 Quy tắc phân chia phần tử

Việc chia miền V thành các phần tử ve phải thoả mãn hai quy tắc sau:

- Hai phần tử khác nhau chỉ có thể có những điểm chung nằm trên biên của chúng. Điều này loại trừ khả năng giao nhau giữa hai phần tử Biên giới giữa các phần tử có thể là các điểm, đường hay mặt.

- Tập hợp tất cả các phần tử ve phải tạo thành một miền càng gần với miền V cho trước càng tốt Tránh không được tạo lỗ hổng giữa các phần tử. v 1 v 2

Hình 2-3 Các dạng biên chung giữa các phần tử

 Các dạng phần tử hữu hạn

Phần tử bậc nhất Phần tử bậc hai Phần tử bậc ba

Hình 2-4 Các dạng phần tử hữu hạn một chiều

Phần tử bậc nhất Phần tử bậc hai Phần tử bậc ba

Hình 2-5 Các dạng phần tử hữu hạn hai chiều

- Phần tử ba chiều vr v r

Phần tử bậc nhất Phần tử bậc hai Phần tử bậc ba

Hình 2-6 Các dạng phần tử hữu hạn ba chiều

 Một số dạng phần từ quy chiếu

- Phần tử qui chiếu một chiều

Phần tử bậc nhất Phần tử bậc hai Phần tử bậc ba

Hình 2-7 Một số dạng phần tử quy chiếu một chiều

- Phần tử qui chiếu hai chiều

 0,0 1 / 3 2 / 1  Phần tử bậc nhất Phần tử bậc hai Phần tử bậc ba

Hình 2-8 Một số dạng phần tử quy chiếu hai chiều v r 

- Phần tử qui chiếu ba chiều

Phần tử bậc nhất Phần tử bậc hai Phần tử bậc ba

Hình 2-9 Một số dạng phần tử quy chiếu tứ diện

Phần tử bậc nhất Phần tử bậc hai Phần tử bậc ba

Hình 2-10 Một số dạng phần tử quy chiếu sáu mặt

 Lực, chuyển vị, biến dạng và ứng suất

- Có thể chia lực tác dụng ra ba loại và ta biểu diễn chúng dưới dạng véctơ cột:

+ Lực thể tích f : f = f[ fx, fy , fz] T

+ Lực diện tích T : T = T[ Tx, Ty , Tz] T

- Chuyển vị của một điểm thuộc vật được ký hiệu bởi: u = [u, v, w] T Các thành phần của tenxơ biến dạng được ký hiệu bởi:

- Các thành phần của tenxơ ứng suất được ký hiệu bởi :

 Sơ đồ tính toán bằng phương pháp phần tử hữu hạn

Một chương trình tính bằng PTHH thường gồm các bước được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 2-11 Sơ đồ tính toán bằng phương pháp phần tử hữu hạn

Phần mềm Ansys và khả năng áp dụng trong mô phỏng kết cấu công trình…

Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của các công cụ toán học cùng với sự phát triển của máy tính điện tử, đã thiết lập và dần dần hoàn thiện các phần mềm công nghiệp, sử dụng để giải các bài toán cơ học vật rắn , cơ học thủy khí, cơ học đất,cơ học kết cấu, các bài toán động, các bài toán tuyến tính và phi tuyến, các bài toán tương tác đa trường vật lý.ANSYS là một phần mềm mạnh được phát triển và ứng dụng rộng rãi trên thế giới.

ANSYS được lập ra từ những năm 1970, do nhóm nghiên cứu của Dr.John Swanson Hệ thống tính toán Swanson tại Mỹ là một gói phần mềm dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn để phân tích các bài toán vật lý , cơ học chuyển các phương trình vi phân , phương trình đạo hàm riêng từ dạng giải tích về dạng số với việc sử dụng phương pháp rời rạc hóa và gần đúng để giải và mô phỏng ứng xử của một hệ vật lý khi chịu tác động của các loại tải trọng khác nhau.

 Các công việc cần chuẩn bị khi mô phỏng ANSYS

- Trước hết cần phải chọn được kiểu phần tử phù hợp với bài toán cần giải ANSYS cung cấp trên 200 kiểu phần tử khác nhau.

- Tiếp theo mỗi bài toán cần đưa vào mô hình vật liệu, cần xác lập rõ là vật liệu đàn hồi hay dẻo, là vật liệu tuyến tính hay phi tuyến, với mỗi vật liệu cần nhập đầy đủ các thông số vật lý.

- ANSYS là phần mềm giải bằng các phương pháp số, chúng giải trên mô hình hình học thực ANSYS cho phép xây dựng các mô hình 2D và 3D,với các kích thước thực, hình dáng đơn giản hóa hoặc mô hình như vật thật, vì thế nên chúng ta phải xây dựng mô hình gần như thật Hai mô hình sẽ được trao đổi và thống nhất với nhau để tính toán.

- ANSYS cho phép chia lưới phần tử do người dùng chọn hoặc tự động chia lưới, số lượng nút và phần tử quyết định đến sự chính xác của bài toán

- Trong hệ thống tính toán của ANSYS, bài toán cơ kỹ thuật được giải quyết bằng phương pháp Phần tử hữu hạn lấy chuyển vị làm gốc.

Tạo mô hình tính Tính toán Xử lý kết quả

+ Nếu đã có kết cấu có thể sử dụng ANSYS để kiểm tra xem kết cấu có đủ độ bền hay không nếu chưa đủ bền thì tìm ra nguyên nhân là ở đâu và từ đó tìm ra cách khắc phục kịp thời , hoặc nếu có sai hỏng thì cũng biết được lý do tại sao.

+ Nếu chưa có kết cấu thì có thể dùng ANSYS để nghiên cứu và tìm ra phương pháp tối ưu cho kết cấu tránh được những sai sót gây ra thiệt hại.

- ANSYS có những tính năng nổi bật như sau :

+ Khả năng đồ họa mạnh mẽ giúp cho việc mô hình cấu trúc rất nhanh và chính xác cũng như truyền dẫn những mô hình CAD.

+ Thư viện phần tử lớn có thể thêm phần tử , loại bỏ hoặc thay đổi độ cứng phần tử trong mô hình tính toán.

+ Đa dạng về tải trọng : tập trung , phân bố , nhiệt.

+ Phần xử lý kết quả cao cấp cho phép vẽ các đồ thị , tính toán tối ưu.

+ Có khả năng nghiên cứu những đáp ứng vật lý như : trường ứng suất , trường nhiệt độ , ảnh hưởng của điện từ.

+ Giảm chi phí sản xuất vì có thể tính toán thử nghiệm.

+ Tạo những mẫu kiểm tra cho môi trường có điều kiện làm việc khó khăn

+ Hệ thống MENU có tính trực giác giúp người dùng có thể định hướng sử dụng trong suốt quá trình ANSYS.

Cấu trúc cơ bản một bài tính trong ANSYS gồm 3 phần chính: tạo mô hình tính (preprocessor), tính toán (solution) và xử lý kết quả (postprocessor).

Hình 2-12 Cấu trúc cơ bản của một bài toán trong ANSYS

Ngoài 3 bước chính trên, quá trình phân tích bài toán trong ANSYS còn phải kể đến quá trình chuẩn bị (preferences) chính là quá trình định hướng cho bài tính Trong quá trình này ta cần định hướng xem bài toán ta sắp giải dùng kiểu phân tích nào (kết cấu, nhiệt hay điện từ…), mô hình hoá như thế nào (đối xứng trục hay đối xứng quay, hay mô hình 3 chiều đầy đủ …), dùng kiểu phần tử nào (Beam, Shell,Plate,link…).

Có thể xác định ứng suất tại một điểm của vật chịu tải bằng cách sử dụng phần mềm ANSYS khi thực hiện đầy đủ các bước sau :

- Chọn kiểu phần tử: có thể chọn phần tử phẳng, phần tử khối, phần tử bậc thấp, phần tử bậc cao sao cho phù hợp với hình dạng, kích thước và kiểu chịu tải của vật thể cần tìm ứng suất Sau khi chọn kiểu phần tử, cần phải khai báo các hằng số thực phù hợp với phần tử đã chọn Các hằng số thực có thể là chiều dày, chiều cao, diện tích mặt cắt, mô men quán tính của mặt cắt,

- Khai báo vật liệu: cần khai báo các tính chất của vật liệu chế tạo vật thể, như mô đun đàn hồi, hệ số Poátxông, trọng lượng riêng,

- Xây dựng mô hình: vẽ vật thể cần khảo sát, bằng cách cho tọa độ từng điểm trong một hệ trục tọa độ đã được chọn trước Hệ trục tọa độ thường dùng là hệ tọa độ vuông góc, hệ tọa độ trụ, hệ tọa độ cầu, hệ tọa độ xuyến Có thể vẽ vật thể bằng chương trình đồ họa CAD có trong ANSYS, hoặc vẽ trên phần mềm AUTOCAD, sau đó chuyển về phần mềm ANSYS.

- Chia phần tử: chọn các nút, hoặc khai báo số lượng phần tử, chương trình sẽ tự động chia vật thể thành một số hữu hạn các phần tử.

- Đặt các điều kiện biên: lựa chọn ràng buộc bậc tự do của những nút đặc biệt trong mối liên kết giữa các phần tử với nhau, các phần tử với giá Đặt tải trọng tác dụng lên vật thể khảo sát Tải trọng có thể là lực tập trung, lực phân bố, mô men, áp suất.

- Chọn các yêu cầu khi giải bài toán: chọn các điều kiện khi giải bài toán, như cách xuất kết quả vào file dữ liệu,

- Khai thác kết quả: kết quả tính toán sau khi chạy chương trình có thể xuất ra dưới dạng các giá trị, các đồ thị, các bảng, file dữ liệu Ứng suất và biến dạng của vật thể có thể xuất ra dưới dạng ảnh đồ phân bố trường, cho phép quan sát và nhận biết được trường phân bố của các giá trị ứng suất.

 Ứ ng dụng và công năng của ANSYS

Trong xây dựng, ANSYS giải quyết rất tốt các bài toán liên quan đến cơ học đất, đàn nhớt, kết cấu xây dựng, hiện tượng nứt do sinh nhiệt trong bê tông, khảo sát các vật liệu mới trong xây dựng cũng như các loại kết cấu liên hợp mới.

Hình 2-13 Minh họa mô phỏng kết cấu công trình bằng ANSYS

Trong cơ khí, ANSYS có thể liên kết với các phần mềm thiết kế mô hình hình học 2D và 3D để phân tích trường ứng suất biến dạng, nhiệt, tốc độ dòng chảy, có thể xác định được độ mòn, mỏi và phá hủy của chi tiết Nhờ việc xác định đó có thể tìm ra được thông số tối ưu cho công nghệ chế tạo ANSYS còn cung cấp phương pháp giải các bài toán cơ với nhiều loại vật liệu khác nhau: đàn hồi tuyến tính, đàn hồi phi tuyến, đàn dẻo, các vật liệu siêu đàn hồi,

Hình 2-14 Ứng dụng của ANSYS trong cơ khí

Trong hàng không, tàu thủy; ANSYS có khả năng tính toán được dòng chảy tác động lên vật thể từ đó chúng ta có thể dễ dàng thiết kế hình dáng cho tối ưu nhất và còn rất nhiều ứng dụng khác.

Hình 2-15 Ứng dụng của ANSYS trong hàng không, tàu thủy

MÔ PHỎNG KẾT CẤU BTCT CHỊU UỐN BẰNG PHẦN MỀM ANSYS

Ứng xử của kết cấu BTCT làm việc chịu uốn

Ứng xử của kết cấu BTCT nói chung và kết cấu BTCT làm việc chịu uốn nói riêng là phức tạp Do đặc điểm tạo thành gồm bê tông (vật liệu đàn dẻo), cốt thép (vật liệu dẻo), với những đặc trưng cơ học khác nhau dẫn đến ứng xử của kết cấu BTCT bao gồm nhiều giai đoạn làm việc khác nhau Sự làm việc của một kết cấu BTCT chịu uốn, với hàm lượng cốt thép hợp lý để không xảy ra phá hoại dòn, thường được xác định dựa trên mối quan hệ giữa tải trọng và độ võng như minh họa trên hình 3-1

Hình 3-1 Quan hệ tải trọng – độ võng của kết cấu BTCT chịu uốn

- Đoạn OA: quan hệ tải trọng – độ võng là tuyến tính Tại điểm A có sự thay đổi độ dốc đầu tiên tương ứng với thời điểm xuất hiện vết nứt trên dầm Thời điểm này có thể xem là kết cấu làm việc trong miền đàn hồi và ứng xử của bê tông, cốt thép cũng là các ứng xử đàn hồi (quan hệ ứng suất- biến dạng tuân theo định luật Hook).

- Đoạn AB: quan hệ tải trọng – độ võng là phi tuyến , điểm B( ứng với thời điểm thay đổi độ dốc lần 2 của đường cong P-f) ứng với thời điểm cốt thép bị chảy dẻo Trong giai đoạn này, sự làm việc của kết cấu BTCT là phi tuyến Ứng xử của bê tông là ứng xử phi tuyến. Lúc này quan hệ ứng suất- biến dạng không tuân thủ theo định luật Hook Trong công tác mô phỏng, các mô hình rạn nứt của bê tông (emdoma

- Đoạn BC: sự làm việc của bê tông vùng nén ,điểm C tương ứng với thời điểm bê tông vùng nén bị phá vỡ và dầm BTCT bị phá hủy hoàn toàn.

3.2 Lựa chọn loại phần tử bê tong, phần tử cốt thép, mô hình hóa cốt thép trong bê tong và mô hình hóa vết nứt

Trong phân tích sự làm việc của kết cấu BTCT bằng ANSYS, mô hình bê tông có vai trò quan trọng Để mô hình hóa phần tử bê tông, phần tử SOLID65 được lựa chọn. Phần tử SOLID65 là phần tử khối gồm tám nút với ba bậc tự do tại mỗi nút theo phương x, y, z Tính chất quan trọng của phần tử này là cho phép định nghĩa vật liệu phi tuyến xét được nứt (theo ba phương), nén vỡ, biến dạng dẻo và từ biến, dùng để mô tả vật liệu bê tông có chưa hàm lượng cốt thép.

Hình 3-2 Dạng hình học của phần tử SOLID65

Trong ANSYS, phần tử LINK180 được lựa chọn để mô hình hóa cho cốt thép Phần tử gồm hai nút, mỗi nút có 03 bậc tự do theo các phương x, y, z Phần tử này làm việc kéo, nén một phương, có khả năng biến dạng dẻo do vậy thích hợp để mô phỏng cốt thép.Hình dạng hình học, vị trí các nút và hệ tọa độ của phần tử như trình bày ở hình vẽ sau:

Hình 3-3 Dạng hình học của phần tử LINK180

 Mô hình phần tử cốt thép trong bê tông

Có ba mô hình khác nhau để mô hình hóa cốt thép trong cấu kiên BTCT bằng mô hình PTHH: mô hình smeared (phân tán), mô hình embeded (nhồi), mô hình discrete (rời rạc).

- Mô hình “smeared” (phân tán): cốt thép được giả thiết là phân tán vào các phần tử bê tông theo một góc định hướng cho trước Phương pháp này cho phép chia lưới PTHH cốt thép dưới dạng một miền đều chạy dọc theo các phần tử bê tông Để có thể xem bê tông và cốt thép là một vật liệu tổ hợp bê tông-thép thì cần giả thiết lực dính bám giữa chúng là hoàn toàn.

Nút phần tử cốt thép

- Mô hình “embeded”: các phần tử cốt thép được liên kết vs các phần tử bê tông tại các nút, và chuyển vị của cốt thép tương thích với phần tử bê tông Khi hàm lượng cốt thép lớn hơn thì mô hình này rất hiệu quả Tuy nhiên, khi đó làm tăng thời gian tính toán. Đồng thời việc định nghĩa điểm có đồng chuyển vị giữa bê tông và thép khiến mô hình hóa trở nên phức tạp nên mô hình này ít được sử dụng đây là mô hình có lực bám dính hoàn toàn giữa bê tông và cốt thép. Điểm đồng chuyển vị giữa bê tông và cốt thép Phần tử bê tông

- Mô hình “discrete”: cốt thép được mô hình hóa bằng phần tử thanh rời rạc có liên kết chốt ở 2 đầu, thông qua nút chung của phần tử bê tông và cốt thép Vì thế, việc khảo sát ứng suất trong bê tông và cốt thép thuận tiện hơn Trong khi hai mô hình ở trên coi lực bán dính giữa bê tông và cốt thép là hoàn toàn, thì ở mô hình này có thể xét được sự trượt của chúng Nhược điểm của mô hình này là việc chia lưới bô tông và cốt thép phụ thuộc lẫn nhau, đồng thời cũng như mô hình “embeded” mô hình này không xét được thể tích chiếm chỗ của cốt thép trong bê tông.

Bê tông và cốt thép

Phần tử cốt thép Phần tử bê tông

 Mô hình hóa vết nứt trong bê tông

Trong phân tích PTHH của kết cấu bê tông, có ba mô hình được dùng để mô hình hóa vết nứt trong bê tông: mô hình nứt đơn(discrete), mô hình nứt phân tán (smeared) và mô hình nứt gãy (fracture).

- Mô hình “discrete” được giới thiệu bởi Ngo và Scordelis, các viết nứt được mô hình bằng cách tách các nút của lưới PTHH, để tạo ra một mô hình vết nứt rời rạc Với mô hình này, độ cứng của cấu kiện sẽ thay đổi trong quá trình hình thành vết nứt thông qua việc thay đổi tính chất hình học của từng phần tử.

- Mô hình “Smeared” được giới thiệu bởi Rashid , mô hình này xem biến dạng liên tục tại vết nứt được phận tán vào trong phân tử bê tông nên kích thước hình học của phần tử không bị thay đổi Khi đó, ứng xử của bê tông khi nứt sẽ phụ thuộc vào hình dạng nhánh giảm của đường cong ứng suất – biến dạng khi chịu kéo.

Tùy theo mục đích phân tích mà ta lựa chọn mô hình vết nứt phù hợp Trong phân tích nếu quan tâm đến ứng xử tổng thể của kết cấu, quan hệ ứng xử giữa tải trọng và chuyển vị, mà không quá quan tâm đến hình dạng vết nứt thực và ứng suất cục bộ thì mô hình vết nứt “Smeared” là hợp lí Ngược lại nếu quan tâm đến các ứng xử cục bộ, khảo sát chi tiết ứng xử mà bê tông có và không có liên kết với cốt thép, thì mô hình “discrete” là hợp lí Còn những bài toán mà trong đó sử dụng lí thuyết là cơ học phá hủy thì mô hình vết nứt “fracture” là ưu tiên lựa chọn Nói chung đối với các bài toán áp dụng trong ngành ỨS nén max cu

Nén Biến dạng tại ứng suất max o cu

Kéo ỨS ké o m ax tu kỹ thuật mà liên quan về mặt cấu trúc thì mô hình vết nứt “Smeared” bao giờ cũng được chọn. a- Mô hình discrete, vết nứt 1 phương b- Mô hình discrete , vết nứt 2 phương c- Mô hình Smeared

Hình 3-7 Các mô hình nứt bê tông 3.3 Xác định các đặc trưng cơ học của bê tong sử dụng trong Ansys

 Đặc trưng cơ học của bê tông trong và ngoài miền đàn hồi (trước khi phá hoại)

Mô phỏng kết cấu dầm BTCT chịu uốn bằng phần mềm Ansys

Mô phỏng dầm BTCT, chịu tác dụng của 02 tải trọng tập trung Kích thước hình học và cấu tạo cốt thép của dầm BTCT được trình bày trên hình

Hình 3-17 Cấu tạo dầm BTCT

 Các bước cơ bản tiến hành mô phỏng trong

ANSYS Chọn kiểu bài toán

- Cửa sổ “Preferences for GUI Filtering” xuất hiện.

Hình 3-18 Chọn kiểu bài toán

Lựa chọn phần tử cho mô hình ( Element types )

- Lựa chọn 3 phần tử : Solid 65 (cho bê tông), Link 180 (cho cốt thép) và Solid 185 (cho phần tử tấm đệm thép tại vị trí đặt tải và tải gối tựa).

- Preprocessor -> Element type -> Add/Edit/Delete -> Add

Hình 3-19 Chọn kiểu bài toán

Nhập các thông số hình học ( Real Constants )

- Khai báo diện tích mặt cắt ngang của thép chịu moment dương, thép chủ chịu moment âm và thép đai

- Preprocessor -> Real Constants -> Add/Edit/Delete -> Add

- Với thép đường kính 12mm -> 113 (mm2)

- Với thép đường kính 10mm -> 78.5 (mm2)

- Với thép đường kính 4mm -> 12.56 (mm2)

Khai báo vật liệu cho phần tử (Material properties )

- Có 3 loại vật liệu ta cần khai báo : một là bêtông, hai là cốt thép, ba là tấm đệm thép

- Preprocessor -> Material Props -> Material Models

Hình 3-20 Khai báo vật liệu phần tử

+ EX ( mô đun đàn hồi ) + PRXY ( hệ số poisson’s )

 Structural -> Nonlinear -> Inelastic -> Non-linear Metal Plasticity -> Concrete

 Structural ->Nonlinear -> Inelastic -> Rate Independent -> Isotropic Hardening Plasticity -> Mises Plasticity -> Multilinear : mục này cần dựa trên biều đồ quan hệ ứng suất biến dạng khi thí nghiệm mẫu hoặc các mô hình quan hệ ứng suất-biến dạng của bê tông ở Chương 1

+ EX ( mô đun đàn hồi ) + PRXY ( hệ số poisson’s )

 Structural -> Nonlinear -> Inelastic -> Rate Independent -> Isotropic

Hardening Plasticity -> Mises Plasticity -> Bilinear + Yield Stress ( giới hạn chảy ) : 290 (lấy theo kết quá thí nghiệm) Khai báo được tiến hành tương cho cốt thép đai

Xây dựng mô hình hình học (Modelling)

- Trước khi nhập mô hình cần xác định 3 chú ý sau:

 Mô hình có bao nhiêu chi tiết

 Tính đối xứng của mô hình

 Mô hình chứa ứng suất kì dị hay không

+ Là điểm trong mô hình phần tử hữu hạn có giá trị ứng suất đạt giá trị vô hạn: tải tập trung, góc lõm đột ngột (với bán kính góc lượn bằng 0)

+ Các kết cấu thức không có các điểm ứng suất kỳ dị, chúng sinh ra do các giả thiết đơn giản hóa mô hình.

+ Phương án có thể là thay thế các lực tập trung thành các lực phân bố tương đương, hoặc thêm các miếng cứng giúp truyền lực xuống kết cấu…

- Mô hình hình học được xác định bởi các thể tích, diện tích, đường , điểm Có 2 cách tiếp cận tạo nên hình khối:

+ Top - down : bắt đầu với việc định nghĩa thể tích (hoặc diện tích) sau đó chúng được kết hợp thành hình dạng cuối cùng

Hình 3-21 Hình ảnh về cách xây dựng mô hình kiểu “Top-down”

+ Bottom – up: bắt đầu từ các điểm sau đó dựng lên các đường , các mặt,…

Hình 3-22 Hình ảnh về cách xây dựng mô hình kiểu “Bottom-Up”

- Preprocessor -> Modelling -> Create -> Volumes-> Block -> By Dimensions

Hình 3-23 Hình ảnh minh họa trong ANSYS

Hình 3-24 Hình ảnh minh họa trong ANSYS Định kích thước và chia lưới phần tử ( Meshing )

- Khảo sát các trường hợp kích thước phần tử

- Với các trường hợp trên ta thu được kết quá xấp xỉ nhau nhưng lại chênh lệch về thời gian nên ta sẽ chọn kích thước phần tử cho ra kết quả nhanh nhất.

- Ta sẽ gán từng loại phần tử cho riêng từng vật liệu: bê tông, thép lớp dưới, thép lớp trên, thép đai, miếng đệm nhằm mô phỏng đúng sự làm việc của nó so với thực tế.

- Preprocessor -> Meshing -> Mesh Tool -> Set ( Global) -> Nhập các thông số phù hợp với từng loại vật liệu.

Hình 3-25 Hình ảnh phần tử bê tông

Hình 3-26 Hình ảnh phần tử cốt thép

Cần lưu ý đối với phương pháp PTHH, kích thước phần tử ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả và cả thời gian tính toán Thông thường, việc chia nhỏ phần tử cho phép tăng độ chính xác của kết quả tuy nhiên sẽ làm tăng đáng kể thời gian tính toán. Điều kiện biên

- Lý tưởng hóa các gối tựa thí nghiệm bằng các liên kết

- Ta xét điều kiện biên về chuyển vị và điều kiện biên về lực Điều kiện biên về chuyển vị

+ Main Menu -> Solution -> Define Load -> Apply -> Structural -> Displacement -> On Node

Hình 3-27 Hình ảnh điều kiện biên về chuyển vị Điều kiện về lực

+ Main Menu -> Solution -> Define Load -> Apply -> Structural -> Force/Moment -

Hình 3-28 Hình ảnh minh họa về gán tải trọng

+ Nhập giá trị tải trọng vào mục Value sau đó ấn Ok

- Solution -> Analysis Type -> New Analysis: phân tích tĩnh đã được chọn

 Time at end of loadstep: 1

 Number of substeps is to be chosen

- Xuất hiện cửa sổ “Solve Current Load Step” và “/Status Commands”

- Nhấn Ok trên cửa sổ “Đến khi hiện lên cửa sổ “Note” là đã hoàn thành xong phân tích

Xuất kết quả mô phỏng

- General postproc ->read reasult -> by pick (chọn time mà mình muốn kiểm tra)

- General postproc -> plot result -> contour plot -> nodal slu -> DOF sulution -> displacment vector sum

- General postproc -> plot result -> concrete plot -> crack/crush

Lực - chuyển vị giữa dầm Ứng suất chính thứ nhất

- General postproc -> plot result -> contour plot -> stress -> 1st principal stress Ứng suất chính thứ ba

- General postproc -> plot result -> contour plot -> stress -> 3rd principal stress

Ngày đăng: 22/04/2024, 12:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w