Xây dựng văn hóa công vụ ở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay qua phân tích của quan điểm toàn diện
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SAU ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI Xây dựng văn hóa công vụ ở Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch hiện nay qua phân tích của quan điểm toàn diện
Học viên thực hiện: Trần Hoàng Hảo
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn hóa công vụ vừa là biểu hiện đặc thù của văn hóa nói chung, văn hóa côngquyền nói riêng, lại vừa là nhân tố bao trùm lên các bộ phận cấu thành của một nềncông vụ Hiện nay vấn đề xây dựng văn hóa công vụ ở Việt Nam đã được Nhà nướcquan tâm, song vẫn tồn tại nhiều hạn chế Trong khi đó, để thực hiện được mục tiêudân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh đã và đang đặt ra nhiều yêu cầuđối với nền công vụ Đó phải là một nền công vụ của Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; là nền công vụ phục vụ cho nhucầu chính đáng của người dân; là nền công vụ lấy người dân làm trung tâm để hướngđến và điều chỉnh, phát triển cho phù hợp
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ là cơ quan chuyên môntham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ thực hiện chức năng quản lýnhà nước về văn hóa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là một trong những cơ quanchuyên môn quan trọng tham mưu triển khai thực hiện các đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước về văn hóa, vì vậy, xây dựng vàphát triển văn hóa công vụ của cán bộ, công chức tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
là một trong những giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lýhành chính nhà nước, qua đó củng cố niềm tin của người dân vào sự điều hành, quản
lý xã hội của cơ quan hành chính nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhànước cấp sở nói riêng
Việc xây dựng văn hóa công vụ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong thờigian qua đã được lãnh đạo quan tâm thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực, nhậnthức về văn hóa công vụ của cán bộ, công chức của Sở nâng lên, việc tăng cường kỷluật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ được lãnh đạo Sở quan tâm chỉđạo quyết liệt, xem đây là nhân tố quan trọng trong việc chấn chỉnh đội ngũ công
Trang 3chức, viên chức trong thực thi công vụ Từ đó, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hànhchính, văn hóa công vụ của công chức, viên chức tại Sở được triển khai thực hiệnnghiêm túc, có hiệu quả; chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngày càng đượcnâng lên, đặc biệt là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng xử lý, giải quyết côngviệc ngày một tốt hơn đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước ngành văn hóa,thể thao và du lịch.
Tuy nhiên, nhận thức về ý nghĩa, vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tácthi đua, khen thưởng tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chưa được đầy đủ vàsâu sắc; việc chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua thực hiện văn hóa công vụ ở một sốđơn vị trực thuộc còn chưa đi vào thực chất, chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao;việc triển khai phong trào thi đua chưa toàn diện
Xuất phát từ những lý do nêu trên, học viên lựa chọn đề tài: “Xây dựng văn hóa công vụ ở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay qua phân tích của quan điểm toàn diện” để nghiên cứu và trình bày trong tiểu luận này.
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1 Đối tượng nghiên cứu: Tiểu luận tập trung nghiên cứu văn hóa công vụ và
đề ra giải pháp xây dựng văn hóa công vụ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thànhphố Cần Thơ
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ
- Thời gian: Năm 2022
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu luận
3.1 Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhận thức đúng
về văn hóa công vụ và đề ra các giải pháp phát triển văn hóa công vụ cho cán bộ,công chức tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch qua phân tích quan điểm toàn diện củatriết học
Trang 43.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích cơ sở lý luận và nội dung của quan điểmtoàn diện và văn hóa công vụ; đánh giá thực trạng, đề ra giải pháp để xây dựng vàphát triển văn hóa công vụ của cán bộ, công chức Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập
và xử lý từ nhiều nguồn khác nhau như các văn bản pháp luật, các báo cáo tổng kết,
số liệu thống kê về văn hóa công vụ thành phố Cần Thơ, các bài nghiên cứu, v.v
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Trên cơ sở phân tích, tổng hợp, quan sát,tham khảo ý kiến những người có hiệu biết, kinh nghiệm về vấn đề đang nghiên cứu
để đánh giá những nội dung cần nghiên cứu
- Bên cạnh đó, trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn công tác, tham mưu tại Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch học viên phân tích, tổng hợp, đánh giá làm cơ sở dữ liệu đểthực hiện đề tài
B NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀ VĂN VĂN HÓA CÔNG VỤ
1.1 Cơ sở lý luận và nội dung của quan điểm toàn diện
1.1.1 Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện:
Quan điểm toàn diện được hiểu là quan điểm khi nghiên cứu và xem xét sự vậtphải quan tâm đến tất cả các yếu tố, các mặt kể cả khâu gián tiếp hay trung gian cóliên quan đến sự vật, hiệ tượng Theo quan điểm phương pháp luận khoa học của chủnghĩa duy vật biện chứng thì mối liên hệ giữa sự phát triển và sự phổ biến dùng để cảitạo hiện thực và nhận thức
Khi nhận thức về hiện tượng, sự vật, sự việc trong cuộc sống chúng ta cần xemxét đến quan điểm toàn diện Xem xét đến mối liên hệ của sự vật này với sự vật khácnhằm tránh quan điểm phiến diện Từ đó tránh được việc phán xét con người hay sự
Trang 5việc một cách chủ quan Không suy xét kỹ lưỡng mà đã vội kết luận về tính quy luậthay bản chất của chúng
Đây cũng chính là cơ sở lý luận và phương pháp luận của quan điểm toàn diện.Mọi sự vật, sự việc trên đời đều tồn tại song song các mối quan hệ phong phú và đadạng
1.1.2 Nội dung của quan điểm toàn diện:
Quan điểm toàn diện được thể hiện từ cơ sở phương pháp luận khoa học của chủnghĩa duy vật biện chứng Yêu cầu của quan điểm toàn diện là khi nhận thức hoặchoạt động thực tiễn thì phải xem xét toàn diện các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng,
kể cả mối liên hệ của sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác, đến mối liên
hệ giữa các yếu tố, bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng, cũng như mối liên hệ của sựvật, hiện tượng với môi trường và hoàn cảnh xung quanh; đồng thời, khi xem xét hệthống các mối liên hệ của sự vật, cần chú ý đến những mắt khâu trung gian, gián tiếpcủa chúng; nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng trong cả hiện tại, quá khứ và xuhướng phát triển trong tương lai
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chủ thể phải biết nhận thức trọng tâm, trọng điểm,
từ đó xem xét cái toàn bộ, trên cơ sở thấu hiểu quy luật vận động và phát triển của sựvật, hiện tượng Quan điểm toàn diện đối lập và đòi hỏi phải loại bỏ mọi suy nghĩ vàhành động phiến diện, cực đoan và ngụy biện Đây là những “căn bệnh” thường gặpkhá nhiều trong nhận thức và thực tiễn, đều dẫn con người đến sự mơ hồ, trừu tượng,hỗn tạp, khiến cho chủ thể khó phân biệt được cái bản chất với cái không bản chất, cáikhông chủ yếu với cái chủ yếu… dẫn đến những sai lầm trong nhận thức sự vật, hiệntượng nói chung và trong công xây dựng văn hóa công vụ nói riêng
Trong hoạt động nhận thức, thực tiễn cần thiết thực hiện các nhận thức toàn diện.Vừa mang đến những hiểu biết rõ bản chất của đối tượng Vừa hạn chế được cái nhìnhay tác động phiến diện có thể gây ra trên sự vật Sự nhìn nhận này khiến cho hiệuquả trong công tác đánh giá hay nhận thức không mang đến hiệu quả Đôi khi cònmang đến cái nhìn sai lệch và tiêu cực Cần thiết thực hiện việc quan sát và tìm hiểu
Trang 6tổng thể trong phản ánh của đối tượng Mang đến những hình dung và xâu chuỗi chocác đặc tính tồn tại bên trong sản phẩm
Cũng như thực hiện với quan sát các mối quan hệ hay tác động bên ngoài của nóqua lại với những nhân tố khác Việc thực hiện nhìn nhận và đưa ra quan điểm hiệuquả giúp cho các yêu cầu trong mục tiêu phân tích được phản ánh
Theo quan điểm toàn diện, con người cần nhận thức sự vật qua mối quan hệ qualại Chỉ có như vậy mới mang đến những phản ánh cho hiểu biết về sự vật Tính nhiềuchiều và phân tích càng cụ thể, có thể mang đến những nhìn nhận đầy đủ và hiệu quảnhất Việc am hiểu về đối tượng mới mang đến các tính toán và tác động hiệu quả lênđối tượng đó
Do đó, khi xây dựng văn hóa công vụ và đánh giá cán bộ công chức trong thựcthi văn hóa công vụ cần phản vận dụng triệt để nguyên tắc toàn diện để có cái nhìnkhách quan, minh bạch, từ đó mới có đánh giá hiệu quả của việc triển khai văn hóacông vụ
1.2 Cơ sở lý luận và nội dung của văn hóa công vụ
1.2.1 Cơ sở lý luận
Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực - pháp lý được thực thi bởi đội ngũcán bộ, công chức, viên chức nhà nước hoặc những người khác khi được nhà nướctrao quyền, nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quá trìnhquản lý toàn diện các mặt hoạt động của đời sống xã hội Hoạt động công vụ hướngtới mục tiêu phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội ngày càng hiệu quả, bảo đảm đặc trưng
cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
Công vụ thường gắn liền với văn hóa công vụ, với những giá trị cơ bản của hoạtđộng công vụ Văn hóa công vụ là hệ thống những giá trị, cách ứng xử, biểu tượng,chuẩn mực được hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển công vụ, có khảnăng lưu truyền và có tác động tới tâm lý, hành vi của người thực thi công vụ Trongmối quan hệ với văn hóa nói chung, các nhà nghiên cứu cho rằng, văn hóa công vụ
Trang 7bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể; là sản phẩm của con người trong hoạtđộng công vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, tổ chức và xã hội; là hệ thống cácgiá trị được chấp nhận Văn hóa công vụ có thể học hỏi và lưu truyền qua các thế hệ,
có thể bị lai tạp; thể hiện ở các cấp độ khác nhau, như cá nhân, tổ chức hay hệ thống
và phản ánh tầm nhìn, sứ mệnh, các mục tiêu chính của công vụ… Văn hóa công vụchứa đựng những nội dung nhất định; những tiêu chuẩn hành vi; các nguyên tắc đạođức lịch sử, truyền thống
Văn hóa công vụ thường được nhận biết ở những khía cạnh, như triết lý, phươngchâm hành động; chiến lược, chương trình hành động; biểu tượng; quy trình thủ tục,cách thức thực hiện và đánh giá kết quả thực thi công vụ; trang phục; các chuẩn mựcứng xử
Chế độ công vụ của các quốc gia đều hướng tới các giá trị cơ bản, như bảo đảmhiệu lực và hiệu quả quản lý; tính trách nhiệm trước nhà nước và trước nhân dân; sựtuân thủ pháp luật; tính dân chủ, khách quan, chuyên nghiệp, nhằm phục vụ người dânngày càng tốt hơn Trong tiến trình phát triển, ngoài những giá trị hiện có thì nhữnggiá trị mới cũng được tìm tòi và sáng tạo ra để đáp ứng yêu cầu phát triển của công
vụ Văn hóa công vụ có một số giá trị cơ bản, như tính chuyên nghiệp, trách nhiệm,minh bạch, trung thực, khách quan, hiệu quả, tính phục vụ…
Tính chuyên nghiệp thể hiện ở năng lực làm việc tốt, tác phong, phong cáchchuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ; ở sự quychuẩn hóa các thủ tục, quy trình thực hiện công vụ Tính chuyên nghiệp đòi hỏi cán
bộ, công chức, viên chức phải được đào tạo đúng chuyên ngành, có trình độ kiến thức
và kỹ năng thực thi công vụ, có ý thức tốt, tính kỷ luật để đạt hiệu quả công việc cao.Cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ phải tự giác thực hiện bổn phận,nghĩa vụ của mình đối với nhân dân, với tổ chức và xã hội, tức là bảo đảm tráchnhiệm công vụ của mình Đó là trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ, bổn phận, pháplý; thực thi công vụ, làm đúng việc phải làm và làm một cách tự giác; chịu tráchnhiệm, chế tài, liên quan đến kỷ luật, vật chất, hình sự; chịu trách nhiệm với con
Trang 8người, các mối quan hệ, đạo đức,
Một trong những giá trị cốt lõi của văn hóa công vụ là tính trung thực và kháchquan của nền công vụ, thể hiện trong các quy định, cách thực thi công vụ và trong kếtquả thực hiện công vụ Nếu những quy định còn thiếu sót và tạo lỗ hổng để ngườithực thi công vụ thực hiện không trung thực, không khách quan thì nền công vụ đókhó có thể phát triển được
Tính minh bạch của công vụ đòi hỏi mọi hoạt động công vụ phải rõ ràng, tườngminh, các quy định, các quy trình phải cụ thể, công khai để người thực hiện cũng nhưngười dân có thể thực hiện và kiểm tra được Thực hiện công vụ phải báo cáo, giảitrình quá trình thực thi công vụ, kết quả đạt được và tính hiệu quả của quá trình thựcthi công vụ; thực hiện công khai về tài sản, công khai về thông tin, quan hệ, công khai
về thực hiện chức trách, phận sự của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; qua đógóp phần nâng cao trình độ, năng lực làm việc của cán bộ, công chức, viên chức;phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Giá trị phục vụ là một trong các giá trị cơ bản cốt lõi của văn hóa công vụ Mụctiêu cao nhất của nền hành chính hiện đại là phục vụ tốt nhất cho cuộc sống của ngườidân, bảo đảm mọi điều kiện để người dân thực hiện các hoạt động tạo ra của cải vậtchất cũng như các hoạt động hữu ích khác cho sự phát triển của xã hội Bảo đảm yêucầu phục vụ là bảo đảm cho mối quan hệ thực chất giữa chính quyền với nhân dân,hạn chế quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, mang đến sự tin cậy, hài lòng của ngườidân Tính phục vụ không chỉ thể hiện ở cách thức phục vụ, quy trình tổ chức thực hiệncông việc của các cơ quan nhà nước mà còn thể hiện ở cách thức làm việc, cách phục
vụ của cán bộ, công chức, viên chức Luật Cán bộ, công chức quy định, cán bộ, côngchức, viên chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt độngcông vụ; có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực, rõràng, mạch lạc; phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quankhi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ; gần gũi với nhân dân; cótác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; cán bộ, công chức, viên chức không
Trang 9được hách dịch, cửa quyền, không gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hànhcông vụ Bảo đảm các yếu tố trên, cùng với việc sử dụng hợp lý các nguồn lực sẽnâng cao tính hiệu quả của hoạt động hành chính Đó cũng là mục tiêu mà bất kỳ mộtnền công vụ của quốc gia nào cũng hướng tới trong quá trình phát triển.
Như vậy, có thể hiểu văn hóa công vụ là một hệ thống những giá trị về đạo đức,trách nhiệm, kỷ luật, truyền thống, phong cách, biểu trưng, ngôn ngữ… hình thành vàchi phối cách ứng xử và giao tiếp trong quá trình xây dựng và phát triển nền công vụ,
có khả năng lưu truyền và có tác động tới tâm lý, hành vi và hình thành đặc thù riêngcủa người thực thi công vụ và nền công vụ
1.2.2 Nội dung
Theo Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướngChính phủ, văn hóa công vụ có những nội dung cơ bản sau đây:
- Tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức: Cán bộ, công
chức, viên chức phải trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng và tận tụy phục vụ Nhân dân.Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ý thức rõ về chứctrách, bổn phận của bản thân, bao gồm:
+ Phải sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công;không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó Tâm huyết, tận tụy, gươngmẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”.+ Phải có ý thức tổ chức kỷ luật; sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc; tránhhiện tượng trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; nghiêmchỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức; chủ động phối hợp trong thựchiện nhiệm vụ, công vụ
+ Không được gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý côngviệc của cơ quan, tổ chức và người dân; không thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trướcnhững khó khăn, bức xúc của người dân
+ Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo phải công tâm, khách quan trong sử
Trang 10dụng, đánh giá cán bộ thuộc quyền quản lý; không lợi dụng vị trí công tác để bổnhiệm người thân quen; chủ động xin thôi giữ chức vụ khi nhận thấy bản thân còn hạnchế về năng lực và uy tín.
- Chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức:
+ Trong giao tiếp với người dân, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng,lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ nhữngthắc mắc của người dân Thực hiện “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xinphép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ
+ Đối với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có tinh thần hợp tác,tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không bè phái gây mất đoàn kết nội bộcủa cơ quan, tổ chức
+ Đối với lãnh đạo cấp trên, cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ thứ bậchành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; khôngtrốn tránh, thoái thác nhiệm vụ; không nịnh bợ lấy lòng vì động cơ không trong sáng.+ Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được duy ýchí, áp đặt, bảo thủ; phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cấp dưới; gương mẫu tronggiao tiếp, ứng xử
- Chuẩn mực về đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức:
+ Cán bộ, công chức, viên chức phải không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện
về đạo đức, lối sống Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực,giản dị, thẳng thắn, chân thành; không có biểu hiện cơ hội, sống ích kỷ, ganh ghét, đốkỵ
+ Cán bộ, công chức, viên chức không được đánh bạc, sa vào các tệ nạn xã hội;không được sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian làm việc và giờ nghỉ trưa; hútthuốc lá đúng nơi quy định; phải tuân thủ kỷ luật phát ngôn, không sử dụng mạng xãhội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, mộtchiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ
+ Cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ chuẩn mực đạo đức gia đình và xã
Trang 11hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; không mê tín dịđoan và có những hành vi phản cảm khi tham gia lễ hội.
- Trang phục của cán bộ, công chức, viên chức: Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ,
công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, đi giày hoặc dép có quai hậu.Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù trang phục của ngành vàthuần phong, mỹ tục của dân tộc Đối với những ngành có trang phục riêng thì phảithực hiện theo quy định của ngành
Chương 2: XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ Ở SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
1.1 Thực trạng văn hóa công vụ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1.1.1 Thuân lợi
- Trong thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ban Giám đốc Sởcông tác triển khai phát động các nội dung phong trào thi đua phù hợp, thiết thực, bámsát các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhândân thành phố…
- Bên cạnh việc tập trung thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, tổ chức đadạng các hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, các Sở đãtăng cường và đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực thuộc ngànhquản lý; tham mưu UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai
có hiệu quả các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, BanThường vụ Thành ủy về phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình tạiđịa phương
- Việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm thực thi công vụđược lãnh đạo Sở quan tâm chỉ đạo quyết liệt, xem đây là nhân tố quan trọng trongviệc chấn chỉnh đội ngũ công chức, viên chức trong thực thi công vụ Từ đó, việcchấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ của công chức, viên chứctại Sở được triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả
- Chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngày càng được nâng lên, đặc biệt là
Trang 12trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng xử lý, giải quyết công việc ngày một tốthơn đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước ngành văn hóa, thể thao và dulịch
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang lồng ghép, thực hiện “Cải cáchhành chính gắn với văn hóa công vụ”, nhằm đẩy mạnh hiệu quả, hiệu lực của cơ quan,đơn vị, đem lại sự hài lòng và phục vụ tốt nhất cho tổ chức, cá nhân liên hệ công tác.Đồng thời, phấn đấu giữ thứ hạng cao trong chấm điểm cải cách hành chính hàngnăm
1.1.2 Khó khăn
- Nhận thức về ý nghĩa, vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác xây dựng
và thực thi văn hóa công vụ tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chưa đượcđầy đủ và sâu sắc
- Việc chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua về văn hóa công vụ ở một số đơn vịtrực thuộc còn chưa đi vào thực chất, chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao; việctriển khai phong trào thi đua chưa toàn diện
- Số lượng và chất lượng các sáng kiến, giải pháp về hoàn thiện, thực thi văn hóacông vụ ngày càng được nâng lên nhưng phần lớn là sáng kiến cấp cơ sở, chưa cónhiều sáng kiến cấp thành phố và toàn quốc
1.2 Một số giải pháp xây dựng văn hóa công vụ
1.2.1 Xây dựng hệ thống giá trị văn hoá công vụ
Đề án văn hóa công vụ được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số TTg ngày 27 tháng 12 năm 2018 đã xác định 04 nội dung văn hóa công vụ gồm: Tinhthần, thái độ làm việc của CBCC, viên chức; chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của CBCC,viên chức; chuẩn mực về đạo đức, lối sống của CBCC, viên chức; trang phục củaCBCC, viên chức Hiện tại, chưa có những quy định cụ thể về giá trị văn hóa công vụ,nội dung tiểu luận dựa vào định hướng của “Đề án Văn hóa công vụ”, mục tiêu của
1847/QĐ-“Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” và cơ sở thực tiễn để đề xuấtmột số giá trị văn hóa công vụ trong công sở hành chính như sau:
Trang 13- Giá trị đạo đức truyền thống gắn tinh thần trọng dân, gần dân: Đất Việt Nam
trải qua bao thăng trầm của các cuộc chiến tranh chống xâm lược, nhưng tư tưởng
“lấy dân làm gốc” luôn được xem là nhân tố của mọi sự thành công, thắng lợi đã đượcminh chứng trong suốt hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta Do đó,mỗi CBCC cần phải thấm nhuần tư tưởng đạo đức cách mạng trọng dân, gần dân vàlấy dân làm gốc Nhà nước Việt Nam, là nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhân dân
là chủ, công chức là công bộc, do đó, mọi hành động của công chức đều phải xuấtphát từ lợi ích của nhân dân Muốn vậy, việc giáo dục những giá trị truyền thống củadân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử là nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn và phứctạp, vừa cấp bách, vừa lâu dài, phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, nhiều hìnhthức Đó là một quá trình tổng hợp nhiều nội dung: Giáo dục chính trị, pháp luật, đạođức, lối sống, thẩm mỹ, giao tiếp, ý thức lao động, giáo dục phẩm hạnh, lòng tự trọng,
sự hảo tâm, lòng vị tha cao cả, tình yêu thương con người Nó đòi hỏi các nhà nghiêucứu, biên soạn giáo trình phải kết hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiễn, chú trọngnhiều yếu tố “tinh thần” hơn là yếu tố “chính trị”, nội dung sao cho phù hợp với yêucầu hình thành thế tinh thần cao đẹp và hoạt động thực tiễn phong phú, thể hiện niềmtin đạo đức, những hiểu biết về giá trị, chuẩn mực đạo đức; đồng thời, thông qua kếtquả hoạt động để xác nhận một cách thực tiễn những giá trị đạo đức
- Tinh thần phục vụ: Tại Điều 2 của Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định như sau:
“1 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân
2 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyềnlực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân vớigiai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”
Nội dung trên thể hiện rõ tư tưởng về Nhà nước do dân bầu ra như một thể chếchính trị nhằm khẳng định quyền lực nhà nước do dân ủy thác Theo đó, nền công vụphải có trách nhiệm phục vụ nhân dân: “Tinh thần phục vụ nhân dân của CBCC đượcthể hiện bằng việc tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động,
Trang 14nghiêm cấm mọi thái độ và hành động quan liêu, cửa quyền, hách dịch, vô tráchnhiệm đối với nhân dân” Vì vậy, các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực nhànước, thực hiện quản lý nhà nước nhằm đảm bảo mọi hoạt động làm ra của cải vậtchất của người dân, tổ chức, phát triển kinh tế, xã hội Vai trò to lớn của công vụ làtạo điều kiện tốt cho các hoạt động tạo ra của cải vật chất cho xã hội của các tổ chức.Như vậy, một nền công vụ có thể là tốt nếu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ hay cóthể là chưa tốt nếu nó chỉ nhằm phục vụ lợi ích riêng cho bản thân nó Nền công vụtốt là phục vụ nhân dân, đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất để họ thực hiện các hoạt độngtạo ra của cải vật chất, cũng như các hoạt động hữu ích khác cho sự phát triển của xãhội Do đó, nghĩa vụ của CBCC có trách nhiệm với nhân dân, phải gần gũi với nhândân, có tác phong lịch sự, khiêm tốn, lắng nghe ý kiến nhân dân là một xu thế, tất yếukhách quan Bởi mục đích chính của hoạt động công vụ là “phụng sự nhân dân, vìphúc lợi của nhân dân”, đây cũng là giá trị cốt lõi của một nền công vụ mà chúng tacần hướng đến
- Tinh thần trách nhiệm: Tinh thần trách nhiệm đề cập đến trọng nội dung tiểu
luận này chính là sự “thượng tôn pháp luật”, tức là cán bộ, công chức thực hiện đúngquyền và nghĩa vụ của mình đã được pháp luật quy định Thượng tôn pháp luật là tinhthần quán xuyến của nền công vụ Việt Nam, bên cạnh tinh thần trọng dân Trong lịch
sử lập pháp, trong luật thực định đã có những quy định về công vụ với những nguyêntắc mang giá trị lớn, đặc biệt là những quy định về quan chế, về thiết lập hệ thốngngăn ngừa, ngăn chặn, về khảo quan, khảo khóa Ở Việt Nam, thuật ngữ nhà nướcpháp quyền tuy mới xuất hiện gần đây trong các văn kiện, trong văn bản quy phạmpháp luật, nhưng tinh thần trọng pháp, ý tưởng nhà nước pháp quyền đã cắm rễ từ lâutrong lịch sử lập pháp và trị nước, đây là một yếu tố quan trọng, là sự thuận lợi để xâydựng nên bộ máy nhà nước mà ở đó tất cả thành viên đều thực thi chức trách, nhiệm
vụ theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của mình
- Tính chuyên nghiệp: Giá trị tiếp theo của văn hóa công vụ là tính chuyên
nghiệp Nó thể hiện kỹ năng, năng lực, năng suất, hiệu quả làm việc của cán bộ, công
Trang 15chức Để nền công vụ đạt hiệu quả cao, thì đòi hỏi hỏi lực lượng thực thi công vụ phảikiến thức chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ vững chắc, am hiểu sâu lĩnh phụ trách,khả năng xử lý, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật.
Do đó, tính chuyên nghiệp không đơn thuần được đào tạo ở ghế nhà trường, mà phảitrải qua quá trình thực tiễn, tích lũy nghiệm, không ngừng tự đào tạo bản thân của mỗicán bộ, công chức Thời gian qua, chúng ta thấy rất nhiều hạn chế, sơ suất của cán bộ,công chức đều xuất phát từ sự thiếu chuyên nghiệp như: Chất lượng tham mưu vănbản, nhất là văn bản quy phạm pháp luật có nhiều điểm bất hợp lý, không rõ ràng dẫnđến phản ứng trong dư luận, Do đó, tính chuyên nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đếnvăn hóa công vụ, bởi CBCC dù có “tâm làm việc”, mà không có kỹ năng làm việc đôikhi phản tác dụng, làm tình trạng tệ hơn, như câu: “Có tài mà không có đức là người
vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
1.2.2 Thay đổi nhận thức từ phục vụ nhà nước sang phục vụ nhân dân
Hiện nay, xây dựng nền công vụ thích ứng với một xã hội văn minh, trình độ dântrí ngày càng một nâng cao, phù hợp xu thế đổi mới và hội nhập quốc tế, nền công vụkhông còn đơn thuần mang yếu tố quyền lực, mà nội dung, giá trị cốt lõi là phục vụnhân dân, đáp ứng kịp thời những kỳ vọng, nguyện vọng của chính đáng của nhân dânđược quy định trong Hiến pháp và pháp luật Do đó, đòi hỏi phải xây dựng nên nềncông vụ có trách nhiệm, nghĩa là nền công vụ đó phải đáp ứng nhu cầu chung củanhân dân, đảm bảo tuân thủ pháp luật, kịp thời, nhanh chóng, có tính nhân văn trongcác mối quan hệ, thể hiện tính văn minh trong các ứng xử và chống lại những cănbệnh “thâm căn cố đế” trong bộ máy công quyền như: Quan liêu, cửa quyền, háchdịch, xa rời dân, tham nhũng tiếp tục giữ gìn, phát huy những giá trị cơ bản củacông vụ “cần, kiệm, liêm chính; chí công vô tư”
Trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vìdân, thì cụm từ “nhận thức phục vụ nhân dân” của CBCC là hết sức quan trọng, màtrước hết là vấn đề về ĐĐCV Đảng và nhà Việt Nam đang đẩy mạnh công tácCCHC, nhằm xây dựng nền hành chính, dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên
Trang 16nghiệp, hiện đại hóa, trong đó hết sức quan tâm đến việc xây dựng đội CBCC, bởi họ
là những người có mối quan hệ trực tiếp đến lợi ích nhân dân và thành hay bại củacông tác CCHC phụ thuộc rất lớn vào họ Nếu đội ngũ TTCV có đạo đức tốt, tinhthần trách nhiệm cao, có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giaiđoạn đổi mới, tận tâm làm tròn chức trách của mình, sẽ đóng góp rất lớn trong thiệnthực hóa mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vềxây dựng nền hành chính có trách nhiệm
Nhằm từng bước thay đổi nhận thức của công chức trong phục vụ nhân dân theođúng nghĩa “đầy tớ trung thành của nhân dân”, chúng ta cần thực hiện một số giảipháp như sau:
Thứ nhất, nâng cao ĐĐCV của CBCC Như chúng ta đã biết, ý thức ĐĐCVđược hình thành bởi các yếu tố như: Nhận thức, động cơ, thái độ, tình cảm, ý chí chủthể, trong đó, nhận thức là sự hiểu biết của bản thân về thế giới khách quan và nókhông ngừng phát triển qua quá trình lao động, học tập Nhờ sự phát triển này, độingũ CBCC không ngừng tích lũy kinh nghiệm thực tế, từng bước hoàn thiện về kỹnăng dự đoán, dự báo tình hình, phán đoán vấn đề và xử lý công việc một cách chínhxác, thấu đáo Do đó, việc thay đổi nhận thức từ phục vụ nhà nước sang phục nhândân của đội ngũ TTCV cần được xây dựng những yếu tố cơ bản sau:
- Luôn giữ chữ “tâm” trong công việc: Muốn làm tốt việc gì, điều đầu tiên cầnphải có “tâm lý” thật thoải mái, đam mê với công việc, điều đó sẽ giúp chúng ta cómột thái độ ứng xử chuẩn mực, phù hợp với mọi hoàn cảnh Nhưng quan trọng nhất ởđây, chính là “lương tâm” của mỗi CBCC, nó mới là chìa khóa trong xây dựng nềncông vụ lành mạnh, trong sạch, có hiệu lực, hiệu quả Bởi, CBCC có “lương tâm” sẽluôn đặt mình vào hoàn cảnh của người dân khi xem xét, giải quyết công việc, tạođiều kiện cho người dân đạt được nguyện vọng chính đáng của mình, tuyệt đối tuânthủ kỷ luật, kỷ cương, ý thức sâu sắc về bổn phận, chức trách của người “công bộc”
Do đó, để CBCC luôn giữ chữ “tâm” thì đòi hỏi nhà quản lý, cấp lãnh đạo cần gươngmẫu thực hiện “phụng công thủ pháp”, luôn dành sự quan tâm, động viên tinh thần,