Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định về chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu thì bên bán phải chịu chi phí vận chuyển đến đị
HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ TÀI SẢN
Hợp đồng vay tài sản
Theo Điều 463 Hợp đồng vay tài sản- BLDS 2015:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”
1.1.2 Đặc điểm pháp lí của hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng đơn vụ: Xét về nguyên tắc, hợp đồng cho vay là đơn vụ đối với những trường hợp vay không có lãi suất, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải hoàn trả vật cùng loại tương ứng với số lượng, chất lượng của tài sản cho bên cho vay Bên vay không có quyền đối với bên cho vay Tuy nhiên, đối với hợp đồng cho vay có lãi suất thì bên cho vay có nghĩa vụ chuyển tiền đúng thời hạn, nếu vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự.
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù: Nếu hợp đồng vay có lãi suất là hợp đồng vay có đền bù Nếu hợp đồng vay không có lãi suất là hợp đồng không có đền bù.
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ bên cho vay sang bên vay, khi bên vay nhận tài sản Vì vậy, bên vay có toàn quyền đối với tài sản vay, trừ trường hợp vay có điều kiện sử dụng.
1.1.3 Đối tượng hợp đồng vay tài sản
Thông thường, đối tượng của hợp đồng vay tài sản là một khoản tiền Tuy nhiên, trong thực tế, đối tượng của hợp đồng cho vay có thể là vàng, kim khí, đá quý hoặc một số lượng tài sản khác Đối tượng của hợp đồng vay tài sản được chuyển từ bên cho vay sang bên vay làm sở hữu Bên vay có quyền định đoạt đối với tài sản vay Khi hết hạn của hợp đồng vay tài sản, bên vay có nghĩa vụ trả cho bên kia một tài sản khác cùng loại với tài sản đã vay hoặc số tiền đã vay.
1.1.4 Kì hạn: bao gồm hợp đồng vay có kì hạn và hợp đồng vay không kì hạn Điều 469 Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn
“1 Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2 Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.” Điều 470 Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn
“1 Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
2 Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
1.1.5 Hình thức của hợp đồng vay tài sản
Hình thức của hợp đồng vay tài sản có thể bằng miệng hoặc bằng vãn bản Hình thức miệng thường được áp dụng trong những trường hợp như số lượng tài sản cho vay không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân quen Trường hợp cho vay bằng miệng, nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng, bên cho vay phải chửng minh được là mình đã cho vay một số tiền hoặc một số tài sản nhất định Trong thực tế, nếu hình thức của hợp đồng bằng miệng mà có tranh chấp thì rất khó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên Đê làm cơ sở pháp lí cho việc giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản, các bên cần phải kí kết hợp đồng bằng văn bản Các bên có thể tự lập văn bản hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận văn bản đó.
“1 Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2 Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
1.1.7 Quyền và nghĩa vụ của các bên: Điều 465 Nghĩa vụ của bên cho vay
“1 Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thoả thuận.
2 Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
3 Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều
470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.” Điều 466 Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
“1 Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2 Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3 Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Hợp đồng mua, bán tài sản
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên mua và nhận tiền bán tài sản, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản mua và trả tiền cho bên bán theo thời hạn, số lượng và phương thức các bên đã thoả thuận.
Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ: Bên bán và bên mua đều có quyền và nghĩa vụ đổi nhau Trong hợp đồng này, bên bán có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản và trả tiền mua; ngược lại, bên mua có quyền yêu cầu bên bán chuyển giao tài sản và nhận tiền bán.
Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù: Khoản tiền mà bên mua tài sản phải trả cho bên bán tài sản là khoản đền bù về việc mua bán tài sản Đặc điểm có đền bù trong hợp đồng mua bán tài sản là yếu tố phân biệt giữa hợp đồng này với hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù.
Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng nhằm mục đích chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản từ bên bán sang bên mua Đây là căn cứ kế tục quyền sở hữu tài sản Đặc điểm này là yếu tố phân biệt giữa hợp đồng mua bán tài sản với hợp đồng cho mượn tài sản, hợp đồng cho thuê tài sản.
1.2.3 Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản: Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản phải thoả mãn những quy định của pháp luật về chế độ pháp lí của đối tượng trong giao dịch dân sự (điều 431, BLDS 2015) Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản phải được phép giao dịch Nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là vật thì vật phải được xác định rõ Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản còn là quyền tài sản thì phải có những chứng từ hoặc các bằng chứng khác để chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán Quyền tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phổ biến là chuyển giao quyền đòi nợ, mua bán quyền sử dụng đất đai, mua bán quyền sở hữu các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao được Đối tượng của hợp đồng mua bán có thể là vật hình thành trong tương lai.
Ví dụ: Mua bán hoa màu chưa được thu hoạch, mua bán chung cư đang xây dựng trường hợp này người bán phải có căn cứ chứng minh là vật đó đang hoặc chuẩn bị được hình thành.
1.2.4 Giá và phương thức thanh toán: Điều 433 Giá và phương thức thanh toán
“1 Giá, phương thức thanh toán do các bên thoả thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.
2 Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.”
1.2.5 Hình thức hợp đồng mua bán tài sản:
Hình thức của hợp đồng mua bán có thể bằng miệng, bằng văn bản do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định Nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu thì hình thức của hợp đồng mua bán phải bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực Ví dụ: mua bán nhà ở, xe cơ giới
1.2.6 Thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản bán
Thông thường, sau khi các bên thực hiên nghĩa vụ ttả tiền và nhận tài sản thì bên mua có quyền sở hữu tài sản mua Đối với những tài sản phải đăng kí quyền sở hữu, sau khi đăng kí quyền sở hữu và được cấp đăng kí hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu thì người mua có quyền sở hữu Việc mua tài sản đăng kí quyền sở hữu bắt buộc phải sang tên trong một thời hạn luật định Khi mua bán chưa chuyển quyền sở hữu thì bên bán có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, do vậy họ phải chịu rủi ro khi tài sản bị thiệt hại Trường hợp bên mua cố tình không thực hiện việc trước bạ sang tên thì hết thời hạn luật định, người bán không chịu trách nhiệm về việc tài sản hư hỏng.
1.2.7 Phương thức thực hiện hợp đồng mua bán
Ngày nay, có nhiều hình thức mua bán được pháp luật bảo hộ gồm: Điều 452 Mua sau khi sử dụng thử
“1 Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua được dùng thử vật mua trong một thời hạn gọi là thời hạn dùng thử Trong thời hạn dùng thử, bên mua có thể trả lời mua hoặc không mua;nếu hết thời hạn dùng thử mà bên mua không trả lời thì coi như đã chấp nhận mua theo các điều kiện đã thoả thuận trước khi nhận vật dùng thử.
Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về thời hạn dùng thử thì thời hạn này được xác định theo tập quán của giao dịch có đối tượng cùng loại.
2 Trong thời hạn dùng thử, vật vẫn thuộc sở hữu của bên bán Bên bán phải chịu mọi rủi ro xảy ra đối với vật, trừ trường hợp có thoả thuận khác Trong thời hạn dùng thử, bên bán không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố tài sản khi bên mua chưa trả lời.
3 Trường hợp bên dùng thử trả lời không mua thì phải trả lại vật cho bên bán và phải bồi thường thiệt hại cho bên bán, nếu làm mất, hư hỏng vật dùng thử Bên dùng thử không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn thông thường do việc dùng thử gây ra và không phải hoàn trả hoa lợi do việc dùng thử mang lại.” Điều 453 Mua trả chậm, trả dần
“1 Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Hợp đồng trao đổi tài sản
Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.
Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uÿ ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu pháp luật có quy định.
Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về Các quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng mua bán cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản.
Trong trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị, thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (Điều 456, BLDS 2015)
Khi một bên trạo đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu uỷ quyền, thì bên kia có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường.
Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng có đền bù
Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng song vụ: Sau khi các bên giao kết hợp đồng, mỗi bên đều có quyền và có nghĩa vụ đối với bên kia Các bên đều có quyền yêu cầu bên kia chuyển vật và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nếu tài sản phải đăng kí quyền sở hữu Các bên đều có nghĩa vụ chuyển vật cho nhau Ngoài ra, nếu có chênh lệch giá trị thì bên có tài sản giá trị lớn hơn có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.
1.3.4 Thời điểm chấm dứt hợp đồng trao đổi:
Thời điểm xác lập quyền sở hữu (Quyền sở hữu của mỗi bên được xác lập đối với tài sản của bên kia kể từ khi các bên tiếp nhận tài sản của nhau) cũng chính là thơi điểm chấm dứt hợp đồng trao đổi tài sản.Trường hợp, đối tượng của hợp đồng trao đổi là bất động sản hoặc tài sản phải đăng kí quyền sở hữu thì quyền sở hữu của các bên phát sinh đối với tài sản của mỗi bên kể từ thời điểm đăng kí quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hợp đồng tặng cho tài sản
1.4.1 Khái niệm: Điều 457 Hợp đồng tặng cho tài sản
“Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”
Tặng cho tài sản làm phát sinh quan hệ hợp đồng khi bên được tặng, cho nhận tài sản.
Do đó, sau khi các bên đã thoả thuận về việc tặng cho mà chưa chuyển giao tài sản, không làm phát sinh quyền của các bên Vì vậy, hợp đồng được coi là kí kết khi các bên chuyển giao tài sản Thời điểm chuyển tài sản cũng đồng thời là thời điểm chấm dứt hợp đồng (đối với động sản)
Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù Đặc điểm này được thể hiện ở việc một bên chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho, còn bên được tặng cho không có nghĩa vụ ttả lại cho bên tặng cho bất kì lợi ích nào.
Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng thực tế Đặc điểm thực tế của hợp đồng được thể hiện khi bên được tặng cho nhận tài sản thì khi đó quyền của các bên mới phát sinh Do vậy, mọi thoả thuận chưa có hiệu lực khi chưa giao tài sản.
1.4.3 Đối tượng: Động sản: Điều 458 Tặng cho động sản
“1 Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2 Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.”
Bất động sản: Điều 459 Tặng cho bất động sản
“1 Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2 Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.” Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là quyền tài sản (quyền yêu cầu người khác). Trường hợp này được điều chỉnh bởi các quy định về chuyển quyền yêu cầu Sau khi tặng cho, người được tặng cho trở thành người có quyền đối với bên có nghĩa vụ. Đối tượng tặng cho là quyền sử dụng đẩt Khi tặng cho quyền sử dụng đất phải tuân theo các quy định của Luật đất đai.
Hình thức của hợp đồng tặng cho phụ thuộc vào đối tượng của nó Nêu đối tượng của hợp đồng tặng cho là động sản thì hợp đồng tặng cho có thể bằng miệng, văn bản Nếu đối tượng của hợp đồng là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu hoặc là bất động sản thì hình thức của hợp đồng tặng cho phải là văn bản có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1.4.5 Quyền và nghĩa vụ của các bên: Điều 460 Trách nhiệm do cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình
“Trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản.” Điều 461 Thông báo khuyết tật của tài sản tặng cho
“Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho. Trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếu bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.” Điều 462 Tặng cho tài sản có điều kiện
“1 Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2 Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3 Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Hợp đồng thuê tài sản
1.5.1 Khái niệm: Điều 472 Hợp đồng thuê tài sản
“Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.”
Sau khi giao kết hợp đồng thuê tài sản, bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê Hết hạn của hợp đồng bên thuê phải trả lại đúng tài sản đã thuê Do vậy, đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là vật đặc định và không tiêu hao Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản bao gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng (động sản hoặc bất động sản), quyền sử dụng đất (đối với cá nhân, tổ chức), đối tượng là đất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và các cơ sở sản xuất kinh doanh khác
1.5.3 Đặc điểm pháp lí của hợp đồng thuê tài sản
Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng có đền bù: Khoản tiền mà bên thuê tài sản phải trả cho bên có tài sản cho thuê là khoản đền bù Khoản tiền thuê tài sản nhiều hay ít do sự thoả thuận của các bên và thường dựa trên căn cứ thời hạn thuê, vật thuê và giá trị sử dụng của vật.
Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng song vụ: Bên thuê tài sản có nghĩa vụ trả lại tài sản thuê và tiền thuê như đã thoả thuận Bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê giao tài sản để sử dụng Bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê sử dụng tài sản thuê đúng mục đích, công dụng, thời hạn, phương thức và trả lại tài sản thuê, tiền thuê.
1.5.4 Giá thuê: Điều 473 Giá thuê
“1 Giá thuê do các bên thoả thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2 Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê.”
1.5.5 Thời hạn thuê: Điều 474 Thời hạn thuê
“1 Thời hạn thuê do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì được xác định theo mục đích thuê.
2 Trường hợp các bên không thoả thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý.”
1.5.6 Cho thuê lại Điều 475 Cho thuê lại
“Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.”
1.5.7 Giao tài sản thuê: Điều 476 Giao tài sản thuê
“1 Bên cho thuê phải giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng, thời điểm, địa điểm đã thoả thuận và cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó.
2 Trường hợp bên cho thuê chậm giao tài sản thì bên thuê có thể gia hạn giao tài sản hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại; nếu tài sản thuê không đúng chất lượng như thoả thuận thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
1.5.8 Quyền và nghĩa vụ của các bên: Điều 477 Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê
“1 Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thoả thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.
2 Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây: a) Sửa chữa tài sản; b) Giảm giá thuê; c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được.
3 Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.” Điều 478 Nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê
“1 Bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.
2 Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.” Điều 479 Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê
“1 Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.
2 Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.” Điều 480 Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích
“1 Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thoả thuận.
2 Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.” Điều 481 Trả tiền thuê
“1 Bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền; nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.
Hợp đồng mượn tài sản
1.6.1 Khái niệm Điều 494 Hợp đồng mượn tài sản
“Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”
1.6.2 Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản
Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.
Trong hợp đồng mượn tài sản, đối tượng của hợp đồng là một hoặc nhiều tài sản Khái niệm tài sản cần được hiểu cụ thể là vật có thực, chiếm hữu được thực tế, vật đó có thể sử dụng đem lại lợi ích cho người mượn Đối tượng của hợp đồng phải là vật đặc định, vật không tiêu hao Sau khi hết hạn của hợp đồng, bên mượn phải trả lại tài sản trong tình trạng ban đầu khi mượn Nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường thiệt hại.
1.6.3 Đặc điểm pháp lí của hợp đồng mượn tài sản
Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng không có đền bù Bên mượn tài sản có quyền sử dụng tài sản của bên cho mượn mà không phải trả tiền sử dụng tài sản.
Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng đơn vụ Bên cho mượn tài sản có quyền yêu cầu bên mượn trả lại tài sản mượn khi tới hạn hoặc mục đích mượn đã đạt được Bên mượn có nghĩa vụ trả lại tài sản mượn theo yêu cầu của bên cho mượn.
Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế Khi chuyển giao tài sản cho bên mượn là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.
Quan hệ cho mượn tài sản được hình thành kể từ thời điểm chuyển giao tài sản Sau khi các bên thoả thuận xong nội dung cơ bản của hợp đồng nhưng chưa chuyển giao tài sản, không thể bắt buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ của họ Trong hợp đồng mượn tài sản, bên cho mượn chuyển giao tài sản của mình cho bên kia sử dụng trong một thời hạn theo thoả thuận mà không nhận được sự đền bù nào từ bên mượn tài sản Do vậy, vì lợi ích của bên mượn tài sản nên bên cho mượn tự giác tham gia hợp đồng mà không tính toán đến lợi ích kinh tế Sau khi bên cho mượn đã đồng ý cho bên kia mượn tài sản nhưng vì một lí do nào đó họ không chuyển giao tài sản cho bên mượn thì không thể buộc bên có tài sản phải thực hiện lời hứa của mình Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản là vật đặc định không tiều hao Sau khi sử dụng tài sản đi mượn, bên mượn phải trả lại đúng tài sản đã mượn cho bên cho mượn Nếu tài sản mượn bị mất, hư hỏng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về bên mượn tài sản đó.
1.6.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên: Điều 496 Nghĩa vụ của bên mượn tài sản
“1 Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
2 Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3 Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
4 Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
5 Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.” Điều 497 Quyền của bên mượn tài sản
“1 Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thoả thuận.
2 Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thoả thuận.
3 Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.” Điều 498 Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản
“1 Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.
2 Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thoả thuận.
3 Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.” Điều 499 Quyền của bên cho mượn tài sản
“1 Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
2 Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3 Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.”
HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ CÔNG VIỆC
Khái niệm chung về hợp đồng có đối tượng là công việc
Hợp đồng có đối tượng là công việc/ công việc phải thực hiện ví dụ như các loại hợp đồng dịch vụ, gia công, bảo hiểm, ủy quyền,
Hợp đồng dịch vụ
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ phải là công việc có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội.
Bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ cung cấp cho bên làm dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện dịch vụ đòi hỏi; trả tiền cho bên làm dịch vụ theo thoả thuận; có quyền yêu cầu bên làm dịch vụ thực hiện dịch vụ theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và các thỏa thuận khác, nếu bên làm dịch vụ vi phạm nghĩa vụ thì có quyền huỷ bỏ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm thoả thuận, không được giao người khác làm thay nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ, bảo quản và giao lại cho bên thuê tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ, giữ bí mật thông tin mà mình biết trong thời gian làm dịch vụ, bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao ; có quyền yêu cầu bên thuê cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện, được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên thuê, yêu cầu bên thuê trả tiền công.
2.2.1 Khái niệm hợp đồng dịch vụ:
Trong Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng có những đặc điểm riêng Các quy phạm của hợp đồng dịch vụ điều chỉnh các loại dịch vụ cụ thể như: Dịch vụ sửa chữa tài sản, dịch vụ pháp lý, dịch vụ cung cấp thông tin thương mại, dịch vụ quảng cáo Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc cụ thể Người cung ứng dịch vụ bằng công sức, trí tuệ của mình để hoàn thành công việc đã nhận Tuy nhiên, người cung ứng dịch vụ có thể sử dụng những người cộng sự giúp việc cho mình và phải chịu trách nhiệm về những sự việc xảy ra do lỗi của người cộng sự Tuy nhiên, bên cung ứng dịch vụ không được giao cho người khác làm thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ.
Khi thoả thuận về việc thực hiện công việc dịch vụ, bên thuê dịch vụ phải đưa ra các yêu cầu của mình về chất lượng, kĩ thuật, các thông số khác Từ đó, các bên có cơ sở để thoả thuận về các điều kiện cung ứng dịch vụ. Điều 513 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ".
Một số loại hợp đồng dịch vụ có đối tượng là công việc có thể thực hiện được như: hợp đồng vận chuyển hành khách, hợp đồng môi giới, hợp đồng dịch vụ quảng cáo, hợp đồng dịch vụ logistics, hợp đồng đào tạo nghề,
2.2.2 Đặc điểm pháp lý của hợp đồng dịch vụ:
Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lý nhất định và giao kết quả cho bên thuê dịch vụ.
Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù: Bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ, khi bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện công việc và mang lại kết quả như đã thoả thuận.
Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ: Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lý theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ.
2.2.3 Đối tượng của hợp đồng dịch vụ: Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội.
2.2.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên:
2.2.4.1 Bên sử dụng dịch vụ:
Bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền thù lao về kết quả công việc mà bên cung ứng dịch vụ đã hoàn thành Nếu đối tượng của hợp đồng dịch vụ yêu cầu phải có thông tin từ bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ phải cung cấp tài liệu, thông tin đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ (dịch vụ pháp lý ) Đối với những loại dịch vụ yêu cầu phải có phương tiện để thực hiện, bên sử dụng dịch vụ phải cung cấp các phương tiện đó (Điều 515 Bộ luật dân sự năm 2015).
Trong quá trình thực hiện dịch vụ, nếu có những sai sót từ phía cung ứng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền yêu cầu sửa chữa sai sót đó Nếu sai sót nghiêm trọng và việc sử dụng dịch vụ đòi hỏi phải chi phí thêm, bên sử dụng dịch vụ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bên sử dụng dịch vụ có quyền hủy hợp đồng nếu bên cung ứng dịch vụ hoàn thành kết quả công việc không như thỏa thuận; hoặc hoàn thành công việc nhưng không đúng thời hạn mà do đó công việc không còn ý nghĩa đối với bên sử dụng dịch vụ và yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải bồi thường thiệt hại nếu có (Điều 516 Bộ luật dân sự năm 2015).
- Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, địa điểm và các thỏa thuận khác Nếu bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiệm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại Bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ như đã thoả thuận.
2.2.4.2 Bên cung ứng dịch vụ:
Bên cung ứng dịch vụ có thể là cá nhân, tổ chức dùng công sức của mình để hoàn thành, thực hiện một công việc do bên sử dụng dịch vụ chỉ định Trong thời gian thực hiện hợp đồng phải tự mình tổ chức thực hiện công việc Khi hết hạn của hợp đồng phải giao lại kết quả của công việc mà mình đã thực hiện cho bên sử dụng dịch vụ.
Bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu bên sử dụng dịch vụ phải cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền công Sau khi hoàn thành công việc đúng kỳ hạn mà bên sử dụng dịch vụ không nhận kết quả của công việc, nếu xảy ra rủi ro thì bên cung ứng dịch vụ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ.
Trong thời gian thực hiện dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ có thể thay đổi những điều kiện dịch vụ nếu việc thay đổi đó không làm phương hại đến lợi ích của bên sử dụng dịch vụ Trong quy trình thực hiện dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ phải tự mình chuẩn bị phương tiện, kỹ thuật và tổ chức thực hiện công việc mà mình đã nhận Do vậy, điều kiện của dịch vụ có thể phải thay đổi cho phù hợp với khả năng của bên cung ứng dịch vụ (khoản 2 Điều 518 Bộ luật dân sự năm 2015).
Hợp đồng gửi giữ
Hợp đồng gửi giữ có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản; nếu pháp luật có quy định hợp đồng gửi giữ phải bằng văn bản, có chứng nhận của công chứng nhà nước, thì phải tuân theo hình thức đó Giấy biên nhận giữ, phiếu nhận giữ tài sản là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng.
Bên gửi tài sản có nghĩa vụ báo ngay cho bên nhận tài sản biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp, nếu không báo thì phải tự chịu thiệt hại, nếu gây thiệt hại cho bên nhận tài sản thì phải bồi thường, trả đủ tiền theo đúng thỏa thuận và có quyền lấy lại tài sản bất cứ lúc nào nếu hợp đồng không xác định thời hạn nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý, yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu tài sản gửi giữ bị mất, hư hỏng Bên giữ tài sản có nghĩa vụ bảo quản tài sản, trả lại tài sản cho bên giữ theo đúng tính trạng như khi nhận giữ, báo kịp thời bằng văn bản cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu huỷ tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng, có quyền yêu cầu bên gửi trả tiền công, chi phí hợp lý để bảo quản tài sản , yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào khi đã báo trước một thời gian hợp lý, bán tài sản giữ khi có nguy cơ bị hư hồng, tiêu huỷ và trả cho bên gửi khoản tiền bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.
2.3.1 Khái niệm hợp đồng gửi giữ tài sản:
Trong sinh hoạt hàng ngày, gửi giữ tài sản là một loại dịch vụ phát triển ở nơi công cộng như siêu thị, trường học, chợ, rạp chiếu phim, tại các cửa hàng, cửa hiệu Tuy nhiên, việc gửi giữ tài sản ở những nơi công cộng như vậy phải thông qua hợp đồng gửi giữ mà vé gửi tài sản chính là hình thức của hợp đồng Trong quan hệ xã hội, việc gửi giữ thường mang tính tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa những người thân quen, láng giềng
"Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên nhận giữ có nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản tài sản trong một thời gian nhất định Bên gửi tài sản có nghĩa vụ trả thù lao cho bên nhận gửi theo thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."
Trong thực tế, hợp đồng gửi giữ tài sản có thể có đền bù hoặc không có đền bù Nếu gửi giữ tại những nơi làm dịch vụ thì hợp đồng có đền bù Bên nhận giữ tài sản có đăng ký kinh doanh dịch vụ gửi giữ hoặc được ủy ban nhân dân có thẩm quyền cho phép làm dịch vụ.Trong cuộc sống, sinh hoạt tại một cộng đồng, việc gửi giữ tài sản mang tính chất tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết khó khăn tạm thời nên không có tính chất đền bù.
2.3.2 Đặc điểm pháp lý của hợp đồng gửi giữ tài sản:
Hợp đồng gửi giữ tài sản là hợp đồng song vụ: Bên giữ có quyền yêu cầu bên nhận giữ phải bảo quản tài sản gửi giữ và trả lại tài sản khi hết hạn hợp đồng hoặc theo yêu cầu. Bên nhận giữ có quyền yêu cầu bên gửi phải nhận lại tài sản, khi hết hạn hợp đồng và trả tiền gửi tài sản theo thỏa thuận. Đối với những hợp đồng không đền bù, bên gửi có nghĩa vụ thông báo về tình trạng tài sản Bên nhận giữ có nghĩa vụ bảo quản tài sản, tránh mất mát, hư hỏng.
Hợp đồng gửi giữ tài sản là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù: Nếu hợp đồng gửi giữ tài sản mà bên nhận giữ nhận tiền công là hợp đồng có đền bù Nếu bên nhận giữ không nhận tiền thù lao cho việc giữ tài sản, hợp đồng không có đền bù.
2.3.3 Đối tượng của hợp đồng gửi giữ tài sản: Đối tượng của hợp đồng gửi giữ tài sản là tài sản được tự do lưu thông Đối với tài sản khó bảo quản hoặc tài sản có tính chất dễ cháy, độc hại thì người gửi giữ phải đóng gói theo quy định của pháp luật Người nhận giữ tài sản phải có đầy đủ các phương tiện như kho, bãi, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy để đảm bảo an toàn cho tài sản và đề phòng những trường hợp rủi ro xảy ra Đối tượng của hợp đồng gửi giữ có thể là động sản hoặc bất động sản.
2.3.4 Ý nghĩa hợp đồng gửi giữ tài sản:
Gửi giữ tài sản là một dịch vụ phổ biến ở các thành phố, thị xã, thị trấn hiện nay, đặc biệt là dịch vụ gửi giữ xe đạp, xe máy ở những nơi công cộng Mạng lưới dịch vụ này phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong sinh hoạt hàng ngày, giảm bớt được sự mất mát và bảo đảm sự an toàn cho tài sản.
Trong cuộc sống, quan hệ gửi giữ giữa các cá nhân mang đặc điểm riêng là không có đền bù Những việc làm đó cần được động viên khuyến khích Tuy nhiên, cũng cần phải điều chỉnh bằng pháp luật, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, ữách nhiệm dân sự khi tài sản bị hư hỏng, mất mát do lỗi của bên nhận giữ Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của bên nhận giữ tài sản, hạn chế những trường hợp lạm dụng tín nhiệm để sử dụng, chiếm đoạt tài sản trái phép.
2.3.5 Quyền và nghĩa vụ của các bên:
Bên giữ tài sản có các quyền sau đây:
Khi nhận tài sản, bên giữ tài sản có quyền yêu cầu bên gửi phải thông báo về tình trạng tài sản, số lượng, chất lượng và phương thức bảo quản, đặc biệt đối với những tài sản có tính chất độc hại, nguy hiểm cho người và các tài sản khác.
Trong quá trình giữ tài sản mà tài sản có nguy cơ hư hỏng, bên giữ tài sản có quyền yêu cầu bên gửi phải lấy lại tài sản hoặc bán tài sản để tránh những thiệt hại cho bên gửi (khoản 3 Điều 557 Bộ luật dân sự năm 2015).
Nếu hợp đồng gửi giữ không có đền bù, bên nhận giữ phải chi phí bảo quản, sửa chữa tài sản, có quyền yêu cầu bên gửi phải hoàn trả những chi phí đó Bên giữ có quyền trả lại tài sản cho bên gửi bất cứ thời gian nào, vì bên giữ giúp đỡ bên gửi tài sản nhưng do nhiều lý do khác nhau mà không thể tiếp tục giữ được nữa.
Bên giữ có quyền yêu cầu bên gửi nhận tài sản đúng thời hạn và trả thù lao như thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định Nếu bên gửi không trả tiền hoặc không bồi thường thiệt hại (nếu có), bên giữ tài sản có quyền giữ lại tài sản cho đến khi nhận đủ tiền.
Nghĩa vụ của bên giữ tài sản:
Có nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản tài sản không để tài sản hư hỏng, mất mát; phải trả lại chính tài sản đó theo đúng tình trạng như khi nhận giữ (Điều 557 Bộ luật dân sự năm 2015). Trong quan hệ gửi giữ tài sản không lấy tiền, bên nhận giữ tài sản phải giữ gìn tài sản như của mình, nếu mất mát, hư hỏng do lỗi của mình thì phải bồi thường thiệt hại Lỗi của bên nhận giữ được thể hiện như: không áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ tài sản hoặc vô ý để người khác trộm cắp tài sản; không thực hiện những yêu cầu cẩn tắc thông thường để giữ gìn, bảo quản tài sản, làm cho tài sản ẩm ướt, hư hỏng, mất mát.
Hợp đồng gia công
2.4.1 Khái niệm về hợp đồng gia công Điều 542 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.
Trong HĐGC, một bên nhận nguyên vật liệu của bên kia để tạo ra một sản phẩm mới Trong quá trình làm việc, bên nhận gia công phải tự mình tổ chức thực hiện và hoàn thành công việc, giao kết quả cho bên đặt gia công Bên đặt gia công không kiểm soát quá trình thực hiện nghĩa vụ của bên nhận gia công mà quan tâm đến lợi ích của mình là vật mới được tạo thành có đúng thời gian, số lượng, chất lượng, khuôn mẫu, như đã thỏa thuận hay không.
2.4.2 Đặc điểm pháp lí của hợp đồng gia công Để hiểu rõ và soạn thảo đúng hợp đồng gia công, chúng ta cần đi phân tích các đặc điểm.
Hợp đồng gia công là hợp đồng song vụ
Bên gia công có quyền yêu cầu bên đặt gia công phải chuyển cho mình vật liệu đạt tiêu chuẩn về chất lượng, chủng loại, tính đồng bộ và số lượng cùng vật mẫu, bản vẽ để chế tạo Bên gia công yêu cầu bên đặt gia công nhận tài sản mới do chính mình tạo ra và trả tiền công như đã thỏa thuận
Hợp đồng gia công là hợp đồng có đền bù
Khoản tiền mà bên thuê gia công phải trả cho bên gia công là khoản đền bù Khoản đền bù này là tiền công do các bên thỏa thuận trong HĐGC.
Hợp đồng gia công có kết quả được vật thể hóa
Vật được xác định trước theo mẫu, theo 1 tiêu chuẩn do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định trước Vật mẫu hay tiêu chuẩn của vật gia công chỉ được hiện thực hóa ( vật chất hóa hay trở thành hàng hóa) sau khi bên nhận gia công đã hoàn thành công việc gia công.
HĐGC còn có đặc điểm của hợp đồng mua bán tài sản, nếu nguyên vật liệu của bên gia công thì bên đặt gia công phải trả tiền mua vật liệu và tiền gia công hàng hóa từ số lượng, chất lượng của nguyên vật liệu được tạo ra thành phẩm là kết quả của hành vi gia công
2.4.3 Đối tượng của hợp đồng gia công Đối tượng của HĐGC là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Vật là một loại sản phẩm, hàng hóa do bên thuê gia công đặt theo hợp đồng Mẫu của vật này có thể do bên thuê gia công chỉ định hoặc do bên gia công đưa ra và bên thuê gia công chấp nhận Mẫu mà các bên sử dụng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Ví dụ: sản xuất đồ chơi trẻ em, khi sử dụng không được mang tính tuyên truyền bạo lực hoặc hình dáng bên ngoài của hàng hóa phải phù hợp thẩm mĩ của người Việt Nam,
2.4.4 Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công
Bên đặt gia công có thể là tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ cung cấp nguyên vật liệu cho bên nhận gia công
Nghĩa vụ của bên đặt gia công
Theo quy định tại điều 544 BLDS, bên đặt gia công có nghĩa vụ sau:
Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công Chất lượng của nguyên vật liệu phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên Nếu bên đặt gia công cung cấp nguyên vật liệu chất lượng không đúng như thỏa thuận làm ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa thì bên nhận gia công không chịu trách nhiệm, nếu gây thiệt hại phải bồi thường. Việc cung cấp nguyên vật liệu có thể được thực hiện 1 hoặc nhiều lần nhưng phải đúng thời gian quy định
Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.
Trả tiền công tại thời điểm nhận sản phẩm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Trường hợp không có thỏa thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình đối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm gia công và vào thời điểm trả tiền.
Nhận sản phẩm theo đúng thời hạn và tại địa điểm đã thỏa thuận.
Trường hợp bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì bên nhận gia công có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên đặt gia công Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thỏa thuận và bên đặt gia công đã được thông báo Bên đặt gia công phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ.
Khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Quyền của bên đặt gia công
Theo quy định tại điều 545 BLDS, bên đặt gia công có những quyền sau:
Yêu cầu bên nhận gia công thực hiện đúng hợp đồng Trường hợp bên nhận gia công vi phạm nghĩa vụ mà gây thiệt hại, bên đặt gia công có quyền hủy hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận Yêu cầu bên nhận gia công giao vật đúng thời hạn, đúng chất lượng, số lượng, Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.
Hợp đồng vận chuyển
Vận chuyển hàng hóa là loại dịch vụ trong đó các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ này tiến hành các công việc cần thiết để chuyển hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác theo thỏa thuận với những tổ chức, cá nhân có nhu cầu để hưởng thù lao dị
Hoạt động vận chuyển hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hợp đồng “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên (bên vận chuyển) có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa tới địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao hàng hóa đó cho người có quyền nhận; còn bên kia (bên thuê vận chuyển) có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển và các khoản phụ phí khác cho bên vận chuyển.”
2.5.2.Đặc điểm a Đặc điểm chung so với hợp đồng vận chuyển tài sản
Ta cần phân biệt giữa hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong thương mại và hợp đồng vận chuyển tài sản trong dân sự, và xem xét mối liên hệ giữa hai hợp đồng này trong mỗi liên hệ giữa cái chung và cái riêng Hợp đồng vận chuyển hàng hóa có những đặc điểm pháp lý đặc trưng của hợp đồng vận chuyển tài sản như :
Là hợp đồng song vụ, mang tính đền bù, và trong từng trường hợp cụ thể có thể là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế Cũng giống như mọi hợp đồng dịch vụ khác, trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa, các bên đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Bên vận chuyển phải chuyển hàng hóa đến địa điểm theo thỏa thuận và được nhận thù lao Bên thuê vận chuyển phải thanh toán thù lao và được nhận hàng tại địa điểm do mình ấn định Khi tham gia vào quan hệ hợp đồng này các bên đều đạt được những lợi ích kinh tế nhất định :bên vận chuyển nhận được thù lao, bên thuê vận chuyển thì chuyển được hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.
Trong một số hoạt động vận chuyển như vận chuyển công cộng theo từng tuyến đường, nghĩa vụ của hai bên chỉ phát sinh khi bên thuê vận chuyển đã giao hàng hóa cho bên vận chuyển. Với những trường hợp này, hợp đồng vận chuyển được giao kết giữa các bên là hợp đồng thực tế, còn những hợp đồng mang tính chất tổ chức vận chuyển hoặc đặt chỗ trên phương tiện vận chuyển (như hợp đồng thuê nguyên tàu hoặc thuê một phần tàu cụ thể) lại là hợp đồng ưng thuận.
Hợp đồng vận chuyển có thể là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba Người thứ ba được hưởng lợi ích trong hợp đồng này là người có quyền nhận hàng hóa vận chuyển Mặc dù người đó không tham gia vào giao kết hợp đồng nhưng có quyền yêu cầu bên vận chuyển phải bàn giao hàng hóa vận chuyển cho mình khi đến hạn và tại địa điểm như trong hợp đồng. b Đặc điểm riêng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa so với hợp đồng vận chuyển tài sản. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa có những đặc điểm riêng đặc trưng so với hợp đồng vận chuyển tài sản về đối tượng: Đối tượng của hợp đồng vân chuyển hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác theo thỏa thuận của các bên, tức là việc dịch chuyển vị trí địa lý của hàng hóa theo thỏa thuận của các bên với tính chất là một loại dịch vụ.
Có nhiều cách thức phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa khác nhau : Căn cứ vào phương tiện vận chuyển (vận chuyển đường sắt, đường hàng không,…) ; căn cứ vào dấu hiệu lãnh thổ
(vận chuyển nội địa, vận chuyển quốc tế) ; căn cứ vào hành trình vận chuyển (vận chuyển đơn tuyến, vận chuyển có kết hợp nhiều phương tiện trên từng đoạn hành trình,…)
2.5.3 Nội dung a Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển
Tiếp nhận hàng hoá của bên thuê vận chuyển.
Bên vận chuyển phải đưa phương tiện vận chuyển đến nhận hàng hoá vận chuyển theo sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng vận chuyển Phương tiện vận chuyển phải đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hoá phù hợp với tính chất hàng hoá.
Bên vận chuyển có nghĩa vụ nhận hàng hoá của bên thuê vận chuyển đúng thời gian và địa điểm theo thảo thuận Trường hợp bên vận chuyển nhận chậm hàng làm phát sinh chi phí bảo quản hàng hoá cho bên thuê vận chuyển thì phải bồi thường các thiệt hại đó Trường hợp bên thuê vận chuyển giao hàng chậm thì bên vận chuyển yêu cầu bên thuê vận chuyển bồi thường các thiệt hại phát sinh do bị lưu giữ phương tiện vận chuyển.
Bên vận chuyển được quyền từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thoả thuận trong hợp đồng Nhưng trong thực tế thì người vận chuyển chỉ có thể từ chối việc vận chuyển trong trường hợp việc thay thế hàng hoá vận chuyển làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người vận chuyển hoặc những người thuê vận chuyển khác.
Ngoài ra, bên vận chuyển có quyền từ chối nhận những hàng hóa không đảm bảo các tiêu chuẩn đóng gói cần thiết theo thỏa thuận của các bên Người vận chuyển được quyền từ chối vận chuyển hàng hóa cấm lưu thông, hàng hóa có tính chất nguy hiểm, độc hại.
Nếu hợp đồng quy định bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ xếp hàng lên phương tiện vận chuyển thì bên vận chuyển có nghĩa vụ hướng dẫn việc sắp xếp hàng hoá trên phương tiện vận chuyển và có quyền yêu cầu bên thuê vận chuyển phải sắp xếp hàng hóa theo đúng hướng dẫn.
Tổ chức vận chuyển hàng hoá theo đúng các điều kiện đã thoả thuận.
Trong giai đoạn này, bên vận chuyển có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:
Vận tải hàng hóa đến đúng địa điểm trả hàng Trường hợp bên vận chuyển giao hàng không đúng địa điểm đã quy định thì phải thanh toán chi phí vận chuyển hàng hoá đến đúng địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng cho bên thuê vận chuyển.
Bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển: Theo thông lệ chung thì nghĩa vụ bảo quản hàng hoá của bên vận chuyển phát sinh từ thời điểm bên vận chuyển tiếp nhận hàng hoá vận chuyển do bên thuê vận chuyển giao và kết thúc khi đã giao hàng hoá cho người nhận tại địa điểm trả hàng.
Trả hàng cho người có quyền nhận hàng.
Hợp đồng ủy quyền
2.6.1 Khái niệm hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng uỷ quyền phải được lập thành văn bản; nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định, thì hợp đồng uỷ quyền phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền, Bên được uỷ quyền thì được uỷ quyền lại chọ người khác, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vị uỷ quyền ban đầu.
Trong thực tế không phải bao giờ cá nhân hoặc pháp nhân cũng có thể trực tiếp tham gia vào quan hệ hợp đồng Việc không tham gia trực tiếp có thể do nhiều lí do khác nhau hoặc khi đã tham gia vào một quan hệ hợp đồng nhất định nhưng không có điều kiện thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình Vì vậy, pháp luật cho phép họ có thể ủy quyền cho người thứ ba, thay mặt mình giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Quan hệ ủy quyền giữa cá nhân với nhau thường mang tính chất tương trợ giúp đỡ ưong những lúc cần thiết.
Ví dụ: ủy quyền nhận tiền, quản lí tài sản Trong những quan hệ đó, việc ủy quyền không mang tính chất đền bù Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, nhiều quan hệ ủy quyền mang tính đền bù Có nghĩa là bên được ủy quyền sau khi hoàn thành một công việc do bên ủy quyền giao cho sẽ được nhận một khoản thù lao như thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Hợp đồng ủy quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó, bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền Bên uỷ quyền phải trả thù lao nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật quy định (Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015).
Trong quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lí, liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc lợi ích của người đã ủy quyền Vì vậy, đối tượng của ủy quyền là những hành vi pháp lí, những hành vi này không bị pháp luật cấm và không ttái với đạo đức xã hội Hành vi đó được thực hiện thông qua việc xác lập, thực hiện các giao dịch và các hành vi khác với mục đích đạt được những hậu quả pháp lí nhất định (ủy quyền quản lí tài sản).
Trên cơ sở hợp đồng ủy quyền, người được ủy quyền đại diện cho người ủy quyền thực hiện các hành vi pháp lí trong phạm vi thẩm quyền Vì vậy, đại diện theo ủy quyền có hai mối quaii hệ pháp lí cùng tồn tại.
Thứ nhất, quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền Trong quan hệ này, người được ủy quyền có nghĩa vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí ttong phạm vi ủy quyền.
Thứ hai, quan hệ giữa người được ủy quyền với bên thứ ba của giao dịch Người được ủy quyền với tư cách của người đã ủy quyền giao kết hoặc thực hiện các giao dịch dân sự với người thứ ba Người được ủy quyền có những quyền và nghĩa vụ nhất định với người thứ ba của giao dịch.
Quan hệ ủy quyền có những đặc điểm khác biệt so với một số quan hệ tương tự như quan hệ gia công, dịch vụ Trong những quan hệ này, bên làm gia công hoặc làm dịch vụ nhân danh mình thực hiện công việc vì lợi ích của chính mình Mặt khác, trách nhiệm dân sự của hợp đồng dịch vụ, gia công là ttách nhiệm của chính bên nhận làm dịch vụ, gia công
2.6.2 Đặc điểm pháp lí của hợp đồng uỷ quyền
Hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng song vụ
Bên uỷ quyền có quyền yêu câu bên được uỷ quyền thực hiện đúng phạm vi uỷ quyền và có nghĩa vụ cung cấp thông tin, các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện công việc của bên uỷ quyền.
Bên được uỷ quyền phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được uỷ quyền trong quan hệ với người thứ ba.
Hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù
Nếu bên thực hiện việc uỷ quyền nhận thù lao thì hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng có đền bù Neu bên thực hiện việc uỷ quyền không nhận thù lao mà thực hiện công việc uỷ quyền mang tính chất giúp đỡ, tương ttợ bên uỷ quyền thì đó là hợp đồng không có đền bù.
2.6.3 Các bên trong hợp đồng ủy quyền a.Bên được ủy quyển
Người được ủy quyền được phép thực hiện các hành vi pháp lí trong phạm vi được ủy quyền Khi thực hiện việc ủy quyền mà gây thiệt hại cho bên kia thì người ủy quyền phải chịu trách nhiệm dân sự Ngược lại, người được ủy quyền thực hiện các hành vi pháp lí vượt quá giới hạn được ủy quyền phải tự mình chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá thẩm quyền đó. Điều này có ý nghĩa để xác định trách nhiệm dân sự và xác định địa vị pháp lí khi tham gia tố tụng của mỗi người trong quan hệ ủy quyền và giao dịch đối với người khác.
Bên được ủy quyền có quyền yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết nhằm thực hiện công việc ủy quyền (khoản 1 Điều 566 Bộ luật dân sự năm 2015).
Theo hợp đồng ủy quyền, người được ủy quyền phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ của mình mà không được ủy quyền lại cho người khác, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác Để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, bên được ủy quyền có thể yêu cầu người khác trợ giúp mình thực hiện công việc đó Trường hợp này người thứ ba không phải gánh chịu nghĩa vụ nào đối với người ủy quyền Người thứ ba thực hiện các công việc thực tế mà không phải là các hành vi pháp lí.
Theo Điều 564 Bộ luật dân sự năm 2015, người được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người thứ ba thực hiện các hành vi được ủy quyền nếu được bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định Khi người được ủy quyền ủy quyền lại cho người thứ ba thực hiện một số hành vi pháp lí thì người được ủy quyền và người thứ ba đại diện cho người ủy quyền tham gia giao dịch với người khác trong phạm vi được ủy quyền Việc ủy quyền và ủy quyền lại phải lập thành vãn bản Nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định thì phải công chứng hoặc chứng thực.
HỢP ĐỒNG VÌ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI THỨ BA
Khái niệm
Điều 402 Các loại hợp đồng chủ yếu
“5 Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.”
VD: Trong hợp đồng mua bán cổ phần, bên bán cổ phần có thể đồng ý bồi thường cho bên mua cổ phần và các bên thứ ba như các người quản lý, nhân viên và công ty liên kết của bên mua cổ phần đối với thiệt hại mà bên mua cổ phần và các bên thứ ba phải gánh chịu liên quan đến vi phạm của bên bán cổ phần Các người quản lý, nhân viên và công ty liên kết của bên mua cổ phần không phải là một bên trong hợp đồng nhưng được hưởng lợi ích từ quy định về bồi thường thiệt hại của hợp đồng mua bán cổ phần.
Quy định chung
Xác định tố quyền cho người thứ ba: Ngoài hiệu lực ràng buộc các bên tham gia, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba còn ràng buộc các bên phải thực hiện hợp đồng để mang đến lợi ích cho người thứ ba Theo đó, người thứ ba cũng có quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng để mang đến lợi ích cho mình (Điều 415 BLDS Việt Nam 2015).
Quyền từ chối của người thứ ba: người thứ ba có quyền từ chối nhận lợi ích từ hợp đồng, trừ trường hợp việc từ chối đó xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Nếu trước khi hợp đồng được thực hiện mà người thứ ba từ chối và sự từ chối của người thứ ba là hợp pháp thì hợp đồng bị coi như hủy bỏ (Điều 416 BLDS Việt Nam 2015), bởi vì mục đích của hợp đồng không đạt được Nếu sự từ chối của người thứ ba là trái pháp luật thì hợp đồng đó có thể vẫn được thực hiện theo nguyên tắc chung của pháp luật.
Ví dụ: bên bán ký hợp đồng vận chuyển hàng với bên vận chuyển để giao cho bên mua, nhưng bên mua lại từ chối nhận hàng hoặc không có mặt để nhận hàng tại nơi đến mà việc từ chối hoặc việc không có mặt đó không thuộc trường hợp được pháp luật cho phép, thì việc giao hàng do bên thuê vận chuyển quyết định: việc giao hàng có thể vẫn được tiếp tục thực hiện bằng cách gửi hàng vào nơi gửi giữ và thông báo cho người mua biết về việc hàng hóa đã được giao và đã được gửi giữ theo đúng quy định của pháp luật (Điều 376, Khoản 1, BLDS Việt Nam 2015).
Các bên giao kết không thể sửa đổi hợp đồng (kể cả trong trường hợp hợp đồng chưa được thực hiện) khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý với sự sửa đổi (Điều 417, BLDS Việt Nam 2015).
HỢP ĐỒNG THEO MẪU- ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG
Hợp đồng theo mẫu
4.1.1 Khái niệm: Điều 405 Hợp đồng theo mẫu- BLDS 2015
“1 Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra.
Hợp đồng theo mẫu phải được công khai để bên được đề nghị biết hoặc phải biết về những nội dung của hợp đồng.
Trình tự, thể thức công khai hợp đồng theo mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật.
2 Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó.
3 Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 tại khoản 5 Điều 3 cũng có quy định về khái niệm hợp đồng theo mẫu như sau:
“Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng.”
4.1.2 Đặc điểm của hợp đồng theo mẫu:
Hợp đồng mẫu là một loại hợp đồng đặc biệt Ý chí của hai bên vẫn được thể hiện qua hợp đồng, ý chí chung được thể hiện thông qua việc cả hai bên cùng mong muốn tham gia vào quan hệ hợp đồng và đã chấp nhận giao kết hợp đồng Tuy nhiên, ý chí của bên được đề nghị chỉ thể hiện ở sự quyết định tham gia hay không tham gia giao kết hợp đồng Sự thỏa thuận trong giao dịch chỉ mang tính chất hình thức.
Tính chất theo mẫu Tính chất “theo mẫu” được thể hiện thông qua các điều khoản của hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa do một bên của hợp đồng chuẩn bị từ trước nhằm mục đích sử dụng nhiều lần và để giao kết với nhiều người. Để đảm bảo quyền lợi của bên được đề nghị, bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải công khai hợp đồng theo những trình tự và thể thức theo quy định của pháp luật để bên được đề nghị biết về những nội dung của hợp đồng.
4.1.3 Hợp đồng theo mẫu vô hiệu
Nếu trong hợp đồng có điều khoản miễn trách nhiệm dân sự của bên đưa ra mẫu hợp đồng mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm, thì điều khoản đó vô hiệu Ngược lại, nếu hợp đồng có điều khoản tăng trách nhiệm của bên được đề nghị giao kết hợp đồng mà trái với quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ thì điều khoản đó vô hiệu Hoặc nội dung của hợp đồng có điều khoản loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên được đề nghị giao kết hợp đồng thì điều khoản đó vô hiệu, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Lưu ý: Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó.
Điều kiện giao dịch chung
4.2.1 Khái niệm: Điều 406 Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng
“1 Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.
2 Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó.
Trình tự, thể thức công khai điều kiện giao dịch chung thực hiện theo quy định của pháp luật.
3 Điều kiện giao dịch chung phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
4.2.2 Đặc điểm của điều kiện giao dịch chung
Thứ nhất, điều kiện chung trong giao kết hợp đồng là ý chí đơn phương của bên đề nghị giao kết hợp đồng trong hợp đồng được thiết lập từ trước đặt ra cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng
Thứ hai, ý chí đơn phương trên được thể hiện thành các quy tắc hay điều kiện được ghi nhận trong hợp đồng; nó mang tính ổn định, lâu dài Ngoài ra, các điều kiện giao dịch này phải được được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó.
Thứ ba, điều kiện chung có sự ràng buộc pháp lý đối với bên được đề nghị nếu bên này đã chấp nhận các điều khoản do bên đề nghị đưa ra và không thể thay đổi, sửa chữa hay huỷ bỏ các quy tắc, quy định này.
Thứ tư, điều kiện giao dịch chung phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4.2.3 Hiệu lực của điều kiện giao dịch chung Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó. Điều kiện giao dịch chung phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
HỢP ĐỒNG ĐẦU TƯ
Hợp đồng thành lập doanh nghiệp
Khi dự định liên kết góp vốn thành lập doanh nghiệp, các nhà đầu tư tất yếu phải cùng nhau thỏa thuận về một số vấn đề liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp (VD: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh, tỷ lệ góp vốn,…)
Hợp đồng thành lập doanh nghiệp được kí kết trước khi doanh nghiệp được thành lập, là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý liên quan đến quá trình đầu tư góp vốn thành lập một tổ chức kinh tế mới giữa các nhà đầu tư.
Khái quát lại, hợp đồng thành lập doanh nghiệp là một hợp đồng giữa những chủ thể thành lập doanh nghiệp với nhau trước khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp để thống nhất về những nguyên tắc, quy định trong việc thành lập, vận hành và phát triển doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 18 Luật doanh nghiệp 2020 về hợp đồng trước đăng kí doanh nghiệp, hợp đồng thỏa thuận góp vốn giữa những người thành lập doanh nghiệp với nhau với mục đích phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết Nếu doanh nghiệp không được đăng ký thành lập thì người ký kết hợp đồng chịu trách nhiệm hoặc người thành lập doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó.
Hợp đồng thành lập doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết đối với trường hợp doanh nghiệp do nhiều nhà đầu tư tham gia để có thể xác định quyền và nghĩa vụ của từng nhà đầu tư, tránh những tranh chấp không đáng có sau này.
5.1.2 Đặc điểm của hợp đồng thành lập doanh nghiệp:
Về tính chất: hợp đồng thành lập doanh nghiệp là loại hợp đồng thương mại mang tính tổ chức, biểu hiện của đặc điểm này là: hợp đồng thành lập doanh nghiệp được kí kết giữa các nhà đầu tư có mong muốn góp vốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh; sự thỏa thuận trong hợp đồng nhằm hình thành một tổ chức kinh tế mới để thay mặt cho các nhà đầu tư thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi.
Về chủ thể: chủ thể của hợp đồng thành lập doanh nghiệp là các nhà đầu tư Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, không phải bất kì nhà đầu tư nào cũng được Nhà nước cho phép tiền hành kí kết hợp đồng thành lập doanh nghiệp Các cá nhân, tổ chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam được quy định cụ thể tại khoản 2 điều 17 Luật doanh nghiệp 2020
Về số lượng, chủ thể tham gia kí kết hợp đồng thành lập doanh nghiệp: tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà các nhà đầu tư lựa chọn và thường phải có ít nhất từ hai trở lên.
Về nội dung của hợp đồng: Nội dung cơ bản của hợp đồng thành lập doanh nghiệp là sự thỏa thuận của các nhà đầu tư nhằm hình thành tổ chức kinh tế và thông qua tổ chức này thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về hình thức của hợp đồng: Hợp đồng thành lập doanh nghiệp được lập thành văn bản đối với những trường hợp pháp luật quy định hình thức văn bản là bắt buộc
Về hiệu lực của hợp đồng: Hiệu lực của hợp đồng thành lập doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015 Hợp đồng sẽ bị vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự
2015 hoặc một số trường hợp khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 (VD: hợp đồng sẽ vô hiệu nếu các thành viên lựa chọn ngành nghề kinh doanh bị cấm,…).
Về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng thành lập doanh nghiệp có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
5.1.3 Nội dung cơ bản của hợp đồng thành lập doanh nghiệp
Hợp đồng thành lập doanh nghiệp là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của các nhà đầu tư về các nội dung liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp như: ngành, nghề kinh doanh; loại hình công ty; vốn điều lệ; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh hoặc số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần; quyền và nghĩa vụ của thành viên (cổ đông) trong doanh nghiệp; cơ cấu tổ chức quản lý; người đại diện theo pháp luật; thể thức thông qua quyết định của công ty; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; giải quyết tranh chấp;
Về loại hình công ty và tên gọi doanh nghiệp:
Vì hợp đồng thành lập doanh nghiệp quy định về vấn đề liên quan tới quá trình đầu tư góp vốn thành lập một doanh nghiệp mới giữa các nhà đầu tư nên hợp đồng này chỉ áp dụng cho việc thành lập cong ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần Việc lựa chọn mô hình doanh nghiệp và tên gọi do các bên thỏa thuận.
Về ngành nghề đăng kí kinh doanh:
Hợp đồng nhượng quyền
5.2.1 Khái niệm và phân loại
Pháp luật thương mại Việt Nam đã khẳng định nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại do các thương nhân thực hiện nhằm mục tiêu lợi nhuận Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại do thương nhân có quyền sở hữu đối với thương hiệu, thực hiện chuyển giao các quyền thương mại liên quan đến thương hiệu đó cho một chủ thể kinh doanh khác trong một thời hạn nhất định nhằm thu được khoản phí nhượng quyền
Theo Điều 284 Luật Thương mại 2005, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó, bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:
Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Nhượng quyền thương mại có một số đặc trưng cơ bản như:
Bên nhận quyền được phép sử dụng quyền thương mại mà bên nhượng quyền trao cho bao gồm cả việc kinh doanh dưới cùng một tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu kinh doanh,…
Bên nhượng quyền và bên nhận quyền có sự độc lập về tư cách pháp lý và chịu trách nhiệm độc lập về vấn đề tài chính, hiệu quả kinh doanh trong quá trình kinh doanh theo phương thức nhượng quyền.
Tính thống nhất, tính đồng bộ trong cách thức tiến hành hoạt động thương mại của bên nhận quyền và bên nhượng quyền
Nhượng quyền thương mại là sự kết hợp của các hoạt động thương mại khác như ly xăng, chuyển giao công nghệ, đại lý, phân phối sản phẩm…
Pháp luật Việt Nam không đưa ra cụ thể định nghĩa hợp đồng thương mại mà chỉ đưa ra quy định về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại tại điều 285 Luật thương mại 2005:
“Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”
Vì vậy, ta có thể hiểu hợp đồng nhượng quyền thương mại là sự thỏa thuận của bên nhượng quyền và bên nhận quyền trong quá trình các bên tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, mà theo đó, bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Đề nghị giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể đến từ bên nhượng quyền cũng có thể đến từ thương nhân muốn tham gia vào hệ thống nhượng quyền Để đạt được thỏa thuận và dẫn đến hậu quả pháp lý, hai bên chủ thể phải thực hiện giao kết hợp đồng.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có 2 loại hợp đồng chính:
Hợp đồng phát triển quyền thương mại
Hợp đồng thương mại thứ cấp
5.2.2 Đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền
Ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền: Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng tiếng việt Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận (Điều 12 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP)
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Bên nhận quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có thế nhượng quyền lại cho bên thứ ba (bên nhận quyền thứ cấp) nếu được sự chấp nhận của bên nhượng quyền Bên nhận quyền thứ cấp có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền. Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại: hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh
5.2.3 Nội dung của hợp đồng nhượng quyền Điều 11 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng nhượng quyền thương mại, bao gồm:
Nội dung của quyền thương mại:
Quyền được bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định và được gắn bó với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
Quyền được bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung;
Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.
Quyền, nghĩa vụ của bên nhượng quyền:
Luật thương mại 2005 quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền, tại điều 286 và điều 287:
“Điều 286 Quyền của thương nhân nhượng quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây:
2 Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
3 Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.”
“Điều 287 Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1 Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
2 Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
3 Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;
4 Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
5 Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.”
- Quyền, nghĩa vụ của bên nhận quyền:
Luật thương mại 2005 quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền, tại điều 288 và điều 289:
“Điều 288 Quyền của thương nhân nhận quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:
1 Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
2 Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.”
“Điều 289 Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1 Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
2 Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
3 Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
4 Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
5 Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
6 Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
7 Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.”
Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán: Giá cả, phí nhượng quyền và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận
Hợp đồng BCC (Hợp tác kinh doanh; Business Cooperation Contract)
Luật đầu tư có đưa ra định nghĩa về hợp đồng BCC như sau:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế (Khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư 2020)
Vì vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư, theo đó, các bên cùng góp vốn, cùng quản lý kinh doanh, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh mà không thành lập một pháp nhân mới Đây là một loại hợp đồng song vụ Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC là một hình thức đầu tư trực tiếp và được ký kết giữa các nhà đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh
5.3.2 Chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh
Theo quy định tại Điều 27 Luật đầu tư 2020 về Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC:
“1 Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2 Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.”
Như vậy, Chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC là các nhà đầu tư bao gồm nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Hợp đồng có thể bao gồm đại diện của hai bên chủ thể hoặc nhiều bên, nó phụ thuộc vào số lượng đại diện muốn tham gia hợp tác kinh doanh, muốn trực tiếp được thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
5.3.3 Nội dung hợp đồng BCC
Nội dung của hợp đồng là các điều khoản mà các bên tham gia thỏa thuận nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên Mục đích của hợp đồng BCC là nhằm thúc đẩy hoạt động hợp tác, tận dụng nguồn lực của các chủ thể để cùng nhau kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới Chính vì vậy, pháp luật chỉ ghi nhận những nội dung cơ bản của hợp đồng để định hướng cho các chủ thể trong quá trình đàm phán và giao kết hợp đồng.
Nội dung hợp đồng BCC bao gồm các nội dung được quy định tại điều 28 Luật đầu tư
2020 Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau: a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư; b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh; c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên; d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng; đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng; e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng; g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
Nội dung quan hệ đầu tư theo hợp đồng BCC là những thỏa thuận thể hiện tính “ hợp tác kinh doanh ”, bao gồm các thỏa thuận bỏ vốn để cùng kinh doanh, cùng chịu rủi ro, cùng phân chia kết quả kinh doanh Đây chính là đặc thù của hợp đồng hợp tác kinh doanh trong sự so sánh với các hợp đồng khác trong thương mại
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 Điều 27 Luật đầu tư 2020:
“3 Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.”
Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng, điều này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên tham gia hợp đồng, cũng như đại diện cho các bên giám sát quá trình thực hiện hợp đồng.
5.3.4 Hình thức của hợp đồng BCC
Hợp đồng BCC không quy định hình thức bắt buộc bằng miệng, bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể, nhưng theo quy định tại Khoản 2 Điều 504 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản Việc lập bằng văn bản là căn cứ pháp lý cho hoạt động hợp tác.
5.3.5 Ưu, nhược điểm của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC: Ưu điểm:
Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức, tài chính trong việc thành lập tổ chức kinh tế mới cũng như chi phí vận hành sau khi nó được thành lập, khi dự án đầu tư kết thúc, các nhà đầu tư cũng không phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Các bên có thể hỗ trợ nhau trong những thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh
Nhà đầu tư có thể linh hoạt, độc lập, ít lệ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư
Hợp đồng BTO (Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh)
Hợp đồng BTO hay còn gọi là Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (Buid – Transfer – Operate) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
Qua đó cũng có thể hiểu: Dự án BTO là hình thức đầu tư giữa các cơ quan nhà nước và nhà đầu tư để xây dựng công trình và các kết cấu hạ tầng Khi hoàn thành công trình xong,nhà đầu tư sẽ chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm Và cơ quan nhà nước sẽ để nhà đầu tư vận hành và khai thác dự án BTO này trong một khoảng thời gian nhất định để thu hồi vốn đã đầu tư và có lợi nhuận Đa phần những dự án BTO thường được đấu thầu tại các phiên giao dịch giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước với các cơ quan nhà nước Việt Nam.
5.4.2 Đặc điểm của hợp đồng BTO
Cơ sở pháp lý: hoạt động đầu tư được tiến hành trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước Việt Nam Nhà đầu tư trực tiếp tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh phù hợp với nội dung thỏa thuận trong hợp đồng trên cơ sở tuân theo quy định pháp luật về đầu tư của Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Chủ thể ký kết hợp đồng: một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và một bên nhà đầu tư. Đối tượng của Hợp đồng: là các công trình kết cấu hạ tầng.
Hình thức của hợp đồng: được lập thành văn bản.
Nội dung của hợp đồng quy định các quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư liên quan đến 3 việc xây dựng, chuyển giao, kinh doanh.
Phương thức thực hiện hợp đồng: Nhà đầu tư phải thành lập doanh nghiệp BTO để tổ chức, quản lý, kinh doanh dự án hoặc thuê tổ chức quản lý, với điều kiện doanh nghiệp chịu toàn bộ trách nhiệm của tổ chức quản lý.
Lợi ích nhà đầu tư được hưởng là Chính phủ dành cho Nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
Hợp đồng BT ( Xây dựng – Chuyển giao)
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.
Dự án BT là hình thức đầu tư giữa nhà đầu tư với cơ quan nhà nước để xây dựng các công trình và các kết cấu hạ tầng Sau khi công trình được hoàn thành, nhà đầu tư sẽ chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền Và cơ quan nhà nước sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư thưc hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc sẽ thỏa thuận thanh toán cho nhà đầu tư theo hợp đồng BT.
5.5.2 Đặc điểm của hợp đồng BT
Cơ sở pháp lý: hoạt động đầu tư được tiến hành trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước Việt Nam Nhà đầu tư trực tiếp tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh phù hợp với nội dung thỏa thuận trong hợp đồng trên cơ sở tuân theo quy định pháp luật về đầu tư của Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Chủ thể ký kết hợp đồng: một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và một bên nhà đầu tư. Đối tượng của Hợp đồng đầu tư là các công trình kết cấu hạ tầng.
Hình thức của hợp đồng: được lập thành văn bản.
Nội dung hợp đồng: quy định các quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư liên quan đến việc xây dựng và chuyển giao, không được quyền kinh doanh chính công trình.
Phương thức thực hiện hợp đồng: Nhà đầu tư phải thành lập doanh nghiệp BT để tổ chức, quản lý, kinh doanh dự án hoặc thuê tổ chức quản lý, với điều kiện doanh nghiệp chịu toàn bộ trách nhiệm của tổ chức quản lý.
Lợi ích nhà đầu tư được hưởng là Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện những dự án khác để thu hồi vốn và lơi nhuận hoặc thanh toán cho Nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng BOT, BTO và BT giống nhau điểm nào?
3 hợp đồng trên đều là hình thức đầu tư theo hợp đồng;
Cơ sở pháp lý: đều được quy định cụ thể trong nghị định số: 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
Chủ thể ký kết hợp đồng: chủ thể tham gia đàm phán và ký kết hợp đồng bao gồm một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và một bên là nhà đầu tư; Đối tượng của hợp đồng là các công trình có kết cấu hạ tầng, có thể xây dựng, vận hành công trình kết cấu hạ tầng mới hoặc mở rộng, cải tạo hiện đại hoá và vận hành, quản lý các công trình hiện có được Chính phủ khuyến khích thực hiện;
Về hình thức của hợp đồng: hình thức của hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản liên quan, hình thức của hợp đồng dự án được lập thành văn bản.
Những điểm khác nhau của hợp đồng BOT, BTO và BT
Theo các luật sư chuyên tư vấn pháp lý về đầu tư (Investment legal consulting) của TriLaw, 3 hợp đồng này khác nhau tại các điểm sau:
Hợp Đồng BOT: bao gồm sự thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh và chuyển giao công trình cho nhà nước Việt Nam Nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng công trình và phải bàn giao công trình đó cho nhà nước.
Hợp đồng BTO: quy định cụ thế quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc thực hiện cả ba hành vi xây dựng, kinh doanh, chuyển giao nhưng trong hợp đồng BOT thứ tự thực hiện các hành vi này là các thỏa thuận cụ thể của mỗi bên để thực hiện hợp đồng dự án lại có một số điểm khác.
Hợp đồng BT: nghĩa vụ của nhà đầu tư phải thực hiện chỉ là xây dựng và chuyển giao công trình đó cho Chính phủ mà không được quyền kinh doanh chính những công trình này.
5.7.2 Thời điểm bàn giao công trình
Hợp đồng BOT: sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư được phép kinh doanh trong một thời hạn nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư chuyển giao công trình cho nhà nước Việt Nam.
Hợp đồng BTO: sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình cho nhà nước Việt Nam rồi mới được phép kinh doanh.
Hợp đồng BT: giống như hợp đồng BTO.
5.7.3 Lợi ích từ hợp đồng
Hợp đồng BOT: nhà đầu tư được hưởng phát sinh từ chính việc kinh doanh công trình đó, chuyển giao không bồi hoàn công trình.
Hợp đồng BTO: Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
Hợp đồng BT: Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện những dự án khác để thu hồi vốn và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong Hợp đồng BT.
Hợp đồng PPP
5.8.1 Khái niệm của hợp đồng PPP
Hợp đồng PPP là việc nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự án.
5.8.2 Đặc điểm của hợp đồng PPP
Chủ thể ký kết hợp đồng: một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giới hạn phần vốn góp của nhà nước không vượt quá 30% tổng mức đầu tư của Dự án, trừ trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định và một bên là tư nhân, khi thực hiện dự án phải thành lậpDoanh nghiệp dự án. Đối tượng của hợp đồng đầu tư là các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.
Nội dung hợp đồng quy định mục đích, phạm vi, nội dung dự án; quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc thiết kế, xây dựng, kinh doanh, quản lý công trình Dự án.
Lợi ích từ hợp đồng: Nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi ích phát sinh từ chính việc kinh doanh công trình đó Nhà nước có được lợi ích từ dịch vụ công cộng được cung cấp chất lượng cao, tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân.
HỢP ĐỒNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
Khái niệm
Khái niệm cho thuê tài chính được định nghĩa tại khoản 7 – Điều 3 – Nghị định đố 39/2014-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính, cụ thể như sau:
” 7 Cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chính Bên cho thuê tài chính cam kết mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê tài chính trong suốt thời hạn cho thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.”
Đặc điểm của hợp đồng cho thuê tài chính
– Cho thuê tài chính là một dạng cho thuê tài sản, nhưng khác về căn bản với các loại cho thuê tài sản khác là có sự chuyển dịch về cơ bản các rủi ro và các loại ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê.
– Xét dưới hình thức cấp vốn, cho thuê tài chính là một hoạt động cấp tín dụng tring hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là công ty cho thuê tài chính với khách hàng thuê.
– Trong thời hạn thuê, các bên không có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng.
– Công ty cho thuê tài chính giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê, bên thuê có nghĩa vụ nộp tiền thuê cho công ty cho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuế, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các thỏa thuận trong hợp đồng thuê.
– Loại hình cho thuê tài chính có lợi thế là người thuê không cần bỏ toàn bộ số tiền ra một lúc để có máy móc, thiết bị, đồng thời cũng không cần phải thế chấp tài sản như trong các giao dịch vay vốn khác; bên đi thuê tài chính không phải chịu những rủi ro sự mất giá của tài sản hay hao mòn tự nhiên…
Bản chất của hợp đồng cho thuê tài chính
– Hình thức cho thuê tài chính trong nước
+ Cho thuê tài chính trong nước là việc công ty cho thuê tài chính đại diện Bên thuê sẽ mua tài sản từ Nhà cung cấp trong nước và cho Bên thuê thuê lại tài sản theo lịch trình thanh toán thể hiện trên hợp đồng thuê.
+ Thuê tài chính trong nước còn là phương thức cấp tín dụng trung và dài hạn cho dự án đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp.
+ Khi thuê tài chính thì Bên thuê sẽ tự chọn lựa loại thiết bị, nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất Cũng có thể thương lượng trực tiếp về giá mua, chế độ bảo hành và các dịch vụ hậu mãi cần thiết với nhà cung cấp Căn cứ vào đơn xin thuê của bạn, công ty cho thuê tài chính sẽ mua đúng loại thiết bị và các dịch vụ kèm theo, giao cho bên thuê sử dụng.
– Hình thức cho thuê tài chính nhập khẩu
+ Cho thuê tài chính nhập khẩu là việc công ty cho thuê tài chính đại diện Bên thuê mua tài sản từ nhà cung cấp ở nước ngoài và cho Bên thuê thuê lại tài sản theo lịch trình thanh toán quy định trong Hợp đồng thuê.
+ Một số công ty cho thuê tài chính như công ty cho thuê tài chính Chailease có cả hình thức mở tín dụng thư để nhập khẩu tài sản thuê cho khách hàng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể thực hiện nghiệp vụ này.
– Hình thức chi thuê tài chính mua và chi thuê lại
+ Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính là việc công ty cho thuê tài chính mua tài sản thuộc sở hữu bên thuê và cho bên thuê thuê lại chính tài sản đó theo hình thức cho thuê tài chính để bên thuê tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình trong thời gian bên thuê khó khăn về tài chính trong việc thanh toán cho nhà cung cấp Trong giao dịch mua và chi thuê lại, bên thuê đồng thời là nhà cung cấp tài sản cho thuê.
+ Đây là cách tài trợ vốn để cơ cấu nguồn vốn lại cho công ty trung và dài hạn Các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và đã sử dụng sẽ được chuyển quyên sử hữu sang công ty cho thuê tài chính trong thời gian nhất định từ 02 – 05 năm Cùng với đó, doanh nghiệp này có thể được tài trợ lên đến 90% giá trị còn lại của thiết bị.
+ Với phương thức đặc biệt này, các doanh nghiệp sẽ được bổ sung vốn lưu động, cân đối lại nguồn vốn hoặc làm vốn đối ứng mới cho các dự án khác, mục đích khác …
– Hình thức cho thuê tài chính cho thuê vận hành
+ Được gọi là chi thuê hoạt động là hình thức cho thuê tài sản, theo đó khách hàng sử dụng tài sản cho thuê của công ty cho thuê tài chính trong một thời gian nhất định và sẽ hoàn trả lại tài sản đó cho bên thuê khi kết thúc thời hạn thuê tài sản Công ty cho thuê tài sản giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê và khách hàng phải có trách nhiệm thanh toán theo hợp đồng thuê.
+ Một công ty không nhất thiết phải sở hữu tài sản để tạo ra lợi nhuận Với một số ngành nghề đặc thù, chỉ cần sử dụng quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian nhất định để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh Hơn nữa, thành tự công nghiệp phát triển ngày càng nhanh, nên việc mua luôn máy móc thiết bị đặc thù có thể sẽ làm công ty bị lạc hậu và gây nhiều trở ngại cho việc phát triển kinh doanh Loại hình dịch vụ này rất phù hợp với các công ty có nhu cầu sử dụng tài sản thuê trong thời gian không quá dài và luôn có nhu cầu cập nhật công nghệ.
Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng cho thuê tài chính
Chủ thể thứ nhất: Bên cho thuê trong hợp đồng cho thuê tài chính là Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam Công ty cho thuê tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau:
- Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Công ty cho thuê tài chính cổ phần
Chủ thể thứ hai: Bên thuê là tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình Hoạt động cho thuê tài chính là một hoạt động cấp tín dụng với tính rủi ro cao, do vậy pháp luật quy định những hạn chế nhất định trong hoạt động này để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.
Thứ nhất Công ty cho thuê tài chính không được cho thuê đối với các đối tượng sau:
+ Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc
+ Người thẩm định xét duyệt cho thuê.
+ Bố, mẹ, vợ chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc
Thứ hai, Công ty cho thuê tài chính không được cho thuê với các điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau:
+ Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại Công ty cho thuê tài chính, kế toán trưởng, thanh tra viên để tránh những trường hợp lạm dụng để đảm bảo an toàn cho tài sản thuê.
+ Các cổ đông lớn của Công ty cho thuê tài chính.
Thứ ba, tổng mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá
30% vốn tự có của Công ty cho thuê tài chính trừ trường hợp khách hàng có nhu cầu thuê từ nhiều nguồn thì các Công ty cho thuê tài chính được cho thuê hợp vốn theo quy định củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Đối tượng của hợp đồng cho thuê tài chính
Tài sản cho thuê là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và các động sản khác Riêng đối với tài sản cho thuê có giấy phép sử dụng, cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép