Đặc biệt trước bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay, sức mạnh truyền thông được lan tỏa rộng rãi, trở thành “ Vaccine tư tưởng, tinh thần” góp phần quy tụ
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-TIỂU LUẬN
LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG
Phân tích và đánh giá các hoạt động truyền thông về phòng chống dịch COVID mà Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua
Trang 22.3.2, Thông điệp truyền thông ……….……… … 9
2.3.3, Kênh truyền thông……… ……… … 10
Trang 3MỞ ĐẦU
Truyền thông, báo chí bất kỳ thời đại nào cũng đóng vai trò quan trọng đến việc định hướng thông tin, dư luận xã hội, giúp tác động phần lớn đến nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng Đặc biệt trước bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay, sức mạnh truyền thông được lan tỏa rộng rãi, trở thành “ Vaccine tư tưởng, tinh thần” góp phần quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch như Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về niềm tin vào sự “thống nhất ý chí và hành động, cùng với sự giúp đỡ chí tình của đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19 và phải chiến thắng cho bằng được, góp phần xứng đáng vào sự nỗ lực chung của toàn nhân loại vì một thế giới an toàn, lành mạnh, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng, xứng đáng với truyền thống anh hùng vẻ vang của Đất nước ta, Dân tộc ta!” Bởi vậy, công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh là kênh rất quan trọng để người dân hiểu rõ, từ đó chấp hành nghiêm túc các quy định của cơ quan chức năng để sớm khống chế, tiến tới đẩy lùi dịch bệnh, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới Chính vì thế, đề tài tiểu luận này mang tính cấp thiết, quan trọng để phân tích đánh giá kịp thời trong thời điểm đại dịch ở Việt Nam, là tiền đề để xây dựng những chiến dịch truyền thông mới hiệu quả trong tương lai.
Trang 4NỘI DUNG 1.Các khái niệm
- Truyền thông: là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm,
chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, điều chỉnh thái độ và hành vi phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội.
-Truyền thông đại chúng: Là hoạt động có chủ đích đến việc truyền đạt
những thông tin đại chúng đến với mọi đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, radio, tờ rơi, phát thanh, truyền hình… hướng tới những nhóm công chúng lớn.
-Truyền thông nguy cơ: Truyền thông nguy cơ là một ứng dụng đặc biệt của
mô hình truyền thông và là một quá trình tương tác giữa các cá nhân, các tổ chức và các bên liên quan về bản chất, mức độ nghiêm trọng, khả năng chấp nhận nguy cơ và các quyết định được đưa ra để quản lý nguy cơ Truyền thông nguy cơ có thể giúp xác định và đáp ứng những sự quan tâm của cộng đồng, giảm sự căng thẳng giữa các bên có liên quan, cũng như cho phép truyền tải các thông tin nguy cơ sức khỏe đến cộng đồng một cách hiệu quả nhất.
- Truyền thông xã hội: là một hình thức marketing sử dụng các phương tiện
truyền thông mạng xã hội Thông qua các chia sẻ dưới dạng hình ảnh, âm thanh, video nhằm tạo ra sự kết nối và tương tác và lan tỏa trong cộng đồng người dùng mạng xã hội Truyền thông mạng xã hội có thể sử dụng một hoặc nhiều các phương tiện truyền thông mạng xã hội khác nhau cùng lúc nhằm đạt
Trang 5hiệu quả truyền thông tối đa Truyền thông mạng xã hội khác với các hình thức truyền thông khác ở tính tương tác, chia sẻ Nó cho phép cộng đồng tham gia tương tác trực tiếp với nội dung thông điệp được đăng tải.
-Hai khía cạnh trong truyền thông:
+ Truyền thông là hoạt định mang tính quá trình Đó không phải hoạt động nhất thời, gián đoạn mà mang tính liên tục Đó là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các thực thể tham gia truyền thông.
+ Mục tiêu của truyền thông là tạo ra sự thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi.
-Phân loại truyền thông
+ Truyền thông trực tiếp + Truyền thông gián tiếp
-Các yếu tố của hoạt động truyền thông:
+ Nguồn phát: người mang thông tin, khởi xướng quá trình truyền thông+ Thông điệp: nội dung thông tin
+ Kênh: phương tiện, con đường, cách thức+ Người tiếp nhận: người nhận thông điệp
+ Hiệu quả, phản hồi: thông tin từ người nhận trở về nguồn phát+ Nhiễu: yếu tố gây ra sự sai lệch
- Đại dịch COVID-19 (Theo Wikipedia): Là dịch bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra, trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 1 năm 2020 Xã hội kinh tế bị tác động, bởi đại dịch Các hoạt động kiểm soát đã diễn ra trong đó có hạn chế tự do di chuyển.
+ Trong năm 2020, Việt Nam đã kiểm soát khá tốt dịch bệnh với tổng số ca tử vong xác nhận cả năm là 35.
Trang 6+ Tuy nhiên, sang đến năm 2021, tình hình dịch bệnh đã trở nên trầm trọng hơn với số ca mắc COVID-19 cùng với số ca tử vong tăng đột biến Đại dịch COVID-19 đã lan ra toàn bộ 63 tỉnh, thành tại Việt Nam Nơi có dịch nặng nhất là TP Hồ Chí Minh với tổng số 472.742 ca nhiễm và 18.028 ca tử vong (tính đến hết ngày 1/12/2021) Nơi nhẹ nhất là Bắc Kạn với 22 ca nhiễm COVID-19, không có ca tử vong.
2 Phân tích các hoạt động truyền thông2.1, Mục đích
-Tạo sự thống nhất trong nhận thức, tư tưởng và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nhận thức đúng đắn về diễn biến, tình hình, tính chất nguy hiểm, tác hại của đại dịch Covid-19, cũng như những biến chủng mới do virus SARS-CoV-2 gây ra
- Tạo sự tin tưởng, đồng lòng thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước và các giải pháp trong công tác phòng, chống dịch Covid-19
-Khẳng định nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt của lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch
-Nâng cao nhận thức xã hội về kỷ luật, kỷ cương, thượng tôn pháp luật, góp phần xây dựng truyền thống tốt đẹp về tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, nhân ái, nghĩa tình của người Việt Nam
-Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thông tin bịa đặt, vu khống của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng tình hình dịch Covid-19 để xuyên tạc, kích động, chia rẽ nội bộ, phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc, lôi kéo quần chúng, gây rối an ninh, trật tự xã hội.
2.2, Yêu cầu
- Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, thực hiện nghiêm túc, làm lan tỏa mạnh mẽ, sâu sắc Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi đồng bào,
Trang 7đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân là trên hết, trước hết.
- Tiếp tục tập trung thông tin, tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, quan điểm, giải pháp chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19, trong đó nhấn mạnh 03 mục tiêu:
+ Ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi nhanh dịch bệnh, sớm ổn định tình hình, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường;
+ Bảo đảm “mục tiêu kép”: Phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe, tính mạng Nhân dân và bảo đảm điều kiện cho phục vụ sản xuất, kinh doanh + Thông tin tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh và của cấp ủy, chính quyền các cấp …
- Thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác, đúng mức, đúng thời điểm, kịp thời về diễn biến tình hình dịch bệnh, các yếu tố và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe; các hoạt động phòng, chống dịch của cơ quan chuyên môn đối với đại dịch Covid-19; truyền thông giáo dục sức khỏe để cộng đồng nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe, chủ động phòng ngừa dịch bệnh, trong đó chú trọng thông điệp “5K + vaccine” và ứng dụng công nghệ trong phòng, chống dịch Covid-19; tuyên truyền, vận động người dân tích cực cài đặt, sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch Covid-19: N-COVI, Bluezone, sổ sức khỏe điện tử, khai báo y tế điện tử bằng quét mã QR code tại các cơ quan, điểm công cộng, trạm kiểm soát để góp phần ngăn chặn, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.
- Chú trọng tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19; phản ánh
Trang 8những nỗ lực của Chính phủ, ngành Y tế trong đàm phán, mua và cung ứng vaccine về Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sử dụng vaccine của Chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19; truyền thông kêu gọi người dân yên tâm, tin tưởng, tích cực hưởng ứng công tác tiêm chủng theo tinh thần “Tiêm vaccine phòng Covid-19 là quyền lợi đối với cá nhân, trách nhiệm đối với cộng đồng”; nghiêm túc chấp hành công tác tiêm chủng theo chỉ dẫn của cơ quan Y tế, không nên so sánh, lựa chọn loại vaccine và hãy tiêm ngay khi đến lượt; vận động người dân, các tổ chức, doanh nghiệp tiếp tục đóng góp, đồng hành ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19.
- Tuyên truyền về các giá trị nhân văn tốt đẹp chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau; các phong trào thi đua, mô hình tiêu biểu, tổ Covid phòng chống cộng đồng, những gương người tốt, việc tốt, điển hình tiêu biểu trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19; lan tỏa tinh thần cộng đồng, tập thể, các hành vi ứng xử nhân ái, đoàn kết, nghĩa tình Đồng thời phản ánh các tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành các quy định về phòng, chống dịch, không nghiêm túc khai báo y tế, không nghiêm túc trong thực thi công vụ; phê phán các hành vi cá nhân ích kỷ, trục lợi, phát ngôn sai sự thật, xuyên tạc, phá hoại công tác phòng, chống dịch.
- Tuyên truyền các hoạt động hỗ trợ, động viên, chia sẻ về nhân lực và vật chất tới một số địa phương và người dân đang bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19; đồng thời tuyên truyền để người dân trong tỉnh vận động người thân đang sinh sống, làm việc tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ an tâm, tuân thủ thực hiện phòng, chống dịch, góp phần cùng cả nước chiến thắng đại dịch Covid-19 Căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế, tùy từng thời điểm, giai đoạn các địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức các hình thức tuyên truyền phù hợp, chú trọng phát huy ưu thế của nền tảng internet, mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng, tạo sức lan tỏa, thuyết phục trong xã hội.
Trang 92.3, phân tích dựa trên các yếu tố2.3.1, Nguồn phát
- Ở trong đề tài này, chúng ta sẽ chỉ xét công tác tuyên truyền dựa trên các nguồn tin truyền thông chính thống: Bộ Y tế, Cơ quan tuyên giáo, các cơ quan ngôn luận chính thống,
-Việc tuyên truyền được thực hiện kịp thời song song với dịch bệnh, đôi khi cần yêu cầu phải đi sớm hơn dịch bệnh một vài bước.
+ Rút kinh nghiệm từ dịch bệnh EBOLA 2019 xảy ra ở Cộng hòa Công gô: khi đó việc truyền thông đại chúng đi chậm hơn một bước khiến người dân không có đầy đủ kiến thức về dịch bệnh, dễ tiếp cận thông tin giả gây ra tâm lý hoang mang hoảng sợ, có những ý kiến bất bình, không tin tưởng vào chính phủ và đội ngũ nhân viên y tế Từ đó đã diễn ra hơn 300 cuộc tấn công nhân viên y tế, được thực hiện bởi nhiều tổ chức người dân tập hợp lại có vũ trang, có vũ khí Hậu quả làm gây chết cho 6 nhân viên y tế, 70 nhân viên y tế bị thương nặng.
+ Hay như năm 2015: Truyền thông Hàn quốc đi chậm trong dịch bệnh MERS- COV: Chỉ có 186 người nhiễm bệnh, 38 người tử vong nhưng Hàn Quốc đã cách ly hơn 14 nghìn người, khiến cả xã hội Hàn Quốc khủng hoảng, số tiền chính phủ bỏ ra để giải quyết hơn 10 tỷ đô la, tương đương 232 nghìn tỷ VND, việc này gây ra sự thất thoát, lãng phí không cần thiết.
-Cho nên ngay khi dịch vừa xảy ra, Việt Nam đã gấp rút thực hiện các công tác tuyên truyền đến người dân về thông tin tình hình dịch bệnh Công tác tuyên truyền được chỉ đạo triển khai thực hiện với tầm nhìn xa, có các bước dự liệu, đi trước, đón đầu, đưa thông tin cảnh báo, cập nhật chuẩn xác về dịch bệnh Các website, số hotline và các ứng dụng điện thoại thông minh nhanh chóng được kích hoạt để thông tin diễn biến mới nhất của dịch bệnh Các phương tiện tuyên truyền được huy động tối đa.
Trang 102.3.2, Thông điệp
- Thông điệp, nội dung truyền thông đa dạng, phong phú nhưng chủ yếu là các nhóm thông tin về dịch bệnh, cập nhật tình hình, biện pháp phòng dịch…., được thể hiện qua nhiều hình thức để dễ tiếp cận như: hình ảnh, các từ khóa, bài hát, phim ảnh, câu khẩu hiệu,
-Các thông tin về chủng virus luôn được quan tâm hàng đầu và cần có sự
minh bạch, chính xác cao Bởi đây là chủng virus mới, lần đầu tiên xuất hiện, thời gian đầu các nghiên cứu vẫn còn hiếm và chưa có sự thống nhất cao về thông tin, tên gọi giữa các tổ chức nghiên cứu Kèm với đó, sự gia tăng các biến thể cũng cực kì nguy hiểm Cho đến nay đã ghi nhận 12 loại biến thể và mới nhất, nguy hiểm nhất là Omicron xuất phát từ Nam Phi Các thông tin cũng vô cùng hàn lâm và mang tính chuyên môn cao, nên cần tuyên truyền sao cho đầy đủ và dễ hiểu nhất đến người dân.
-Nổi bật trong số các thành tựu truyền thông , để chủ động phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đã ra thông điệp 5K rất dễ nhớ:“Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế”,kêu gọi mọi người cùng nhau thực hiện việc chung sống an toàn với dịch bệnh Từ người lớn đến trẻ em ai cũng có thể ghi nhớ và thực hiện theo:
+ Khẩu trang:Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi
tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly + Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát
khuẩn tay Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế ) Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
+ Khoảng cách Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.:
+ Không tập trung :không tập trung đông người.
+ Khai báo Y tế:Thực hiện khai báo Y tế trên App N-COVI;cài đặt ứng
dụng Bluezone hoặc gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095,
Trang 11hoặc đường dây nóng của y tế địa phương.
-Một điểm sáng cần được nhắc đến là các chỉ thị được nhà nước, thủ tướng chính phủ, các cơ quan địa phương đưa ra để quản lý, thông báo đến người dân một cách kịp thời Đối với mỗi địa phương lại có những chỉ đạo, văn bản hỏa tốc phù hợp với tình hình riêng Khiến trật tự an sinh xã hội, các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội được thực hiện đảm bảo trong tầm kiểm soát an toàn, tránh gây hoang mang, bất bình dư luận
2.3.3, KÊNH *Các kênh online
Nếu trước đây các thông tin y tế, chỉ đạo được truyền thông sẽ đi theo truyền thống thì chỉ có báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng Cụ thể đưa tất cả các thông tin lên truyền hình, báo viết, báo mạng Nhưng nếu chỉ dừng lại ở truyền thông báo chí thì hiệu quả truyền thông không đạt được cao Điểm mới trong đợt truyền thông này là bộ Y tế đã xác định ngay từ đầu phải triển khai nhanh chóng truyền thông nguy cơ, truyền thông xã hội để cùng với truyền thông đại chúng đạt hiệu quả cao.
-Truyền thông đại chúng: Có nhiều chương trình về dịch bệnh, trong các
bản tin thời sự của đài truyền hình quốc gia cũng có các phần cập nhật tin tức về dịch bệnh Nổi bật nhất là bộ phim tài liệu “Ranh giới” Lần đầu tiên người xem được chứng kiến cận cảnh những thước phim về người mắc COVID-19 đang được điều trị như thế nào và y bác sĩ phải vật lộn ra sao để giành giật sự sống Phim ghi lại những công việc hàng ngày của các bác sĩ, hộ sinh, kỹ thuật viên, để thấy họ đang chịu áp lực và sự căng thẳng đột độ mỗi ngày, trong suốt nhiều tháng qua.
-Để tiếp tục chung sức, đồng lòng với cả nước phòng, chống dịch bệnh, góp phần tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn dân, Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật
Trang 12Việt Nam, các Hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương và địa phương vận động các văn nghệ sĩ đẩy mạnh hơn nữa việc sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, góp phần tuyên truyền, cổ động phòng, chống dịch COVID-19 ở Việt Nam, nhất là trong việc thực hiện 5K và tiêm vaccine… -Cụ thể, với đầy đủ bốn loại hình báo chí, gồm phát thanh, truyền hình, báo viết, báo điện tử và các ứng dụng công nghệ thông tin như VOV Media, VTC Now, Đài TNVN đã tận dụng tối đa lợi thế truyền thông đa phương tiện để phục vụ khán, thính giả trong và ngoài nước.
+Các bản tin, phóng sự, tin bài, chương trình tường thuật trực tiếp về đại dịch COVID-19 được truyền tải hiệu quả bằng 12 thứ tiếng nước ngoài và 13 tiếng dân tộc thiểu số trên 8 kênh phát thanh, 17 kênh truyền hình, một báo in Tiếng nói Việt Nam và tạp chí Sóng Việt, cùng 2 tờ báo điện tử (VOV.VN, VTCnews) đến tất cả các tỉnh, huyện, xã, nhất là vùng núi xa xôi hẻo lánh +Trên tất cả các phương tiện truyền thông của Đài Tiếng nói Việt Nam, chủ đề về COVID-19 luôn được ưu tiên phản ánh đậm nét, liên tục, chiếm thời lượng, dung lượng lớn.
+Mạng lưới 13 cơ quan thường trú rộng khắp của VOV có mặt tại các địa bàn trọng điểm trên thế giới đã phát huy sức mạnh thông tin tổng thể nhằm phản ánh khách quan, chính xác và cập nhật về tình hình dịch bệnh tại nước sở tại - Truyền thông nguy cơ sẽ tác động trực tiếp vào những mối nguy hại để tự mọi người có ý thức nên phải ưu tiên đi trước dịch một vài bước, được thực hiện càng sớm càng tốt và không được chờ đến khi tình huống vượt ngoài tầm kiểm soát Vì điều này có thể dẫn đến phản ứng bất bình rất lớn trong cộng đồng và ảnh hưởng tiêu cực lên các biện pháp quản lý nguy cơ Do cộng đồng và các bên liên quan có quyền được biết về nguy cơ và họ cũng là người thường nắm được các thông tin tại địa phương, ví dụ như các nguồn phơi