1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam

111 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ CHO THỊ HÀNH

QUYÉT ĐỊNH CUA TRONG TÀI NƯỚC NGOÀI VÀ THỰC TIEN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NOI -2017

Trang 2

PHẠM THỊ HÀNG

THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ CHO THỊ HÀNH

QUYÉT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI VÀ THUC TIEN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật dân sự và tô tụng dân sự Mã số : 60380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Anh Tuấn

HÀ NỘI -2017

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng tdi.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác.

Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn sốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Hằng

Trang 4

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Dai học Luật Hà Nội, các thầy cô Khoa sau đại học, Khoa pháp luật dân sự và cán bộ nhân viên Thư viện Trường Dai học Luật Ha Nội — những người đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu và viết luận văn tại Trường.

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS TS Trần Anh Tuấn - người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện công trình nghiên cứu này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Tòa án nhân dân tối cao - nơi tôi công tác, gia đình, bạn bè — những người đã luôn động viên, chia sẻ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suôt thời gian vừa qua.

Ha Nội, ngày 11 thang 8 năm 2017Tac gia

Pham Thi Hang

Trang 5

Công ước New York năm 1958 Công ước New York Bộ luật tố tụng dân sự BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bố sung năm 2011) BLTTDS năm 2004 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 LTTTM

Tố tụng dân sự TTDS Tòa án nhân dân TAND

Trang 6

i79 8/067 1005 | 1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ¿- - 2 2 x+E++Ee£xzErxerxzsees | 2 Tình hình nghiên cứu dé tài - 2-52 SE+E£+E£EE£E£EESEEESEEEEEEEEEErkrrkrrees 4 3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của Luận văn - 5 4 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luan văn 7 5 Các phương pháp nghiên cứu sử dụng dé thực hiện Luận van 7 6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn ¿ + sex set EzEsesereesez 8 7 Bố cục của Luận VAM oo eeccccccsescsesccesesescsesesesesesececscucececacscacacacseacacacatacsvaveesvaees 8 Chương 1 MỘT SO VAN DE LY LUẬN VE THỦ TỤC CONG NHẬN VA CHO THI HANH TAI VIET NAM QUYET DINH CUA TRONG TAI 10/9/90 169710002015 9 1.1 Khái niệm phán quyết của Trọng tài nước ngoài -. - 55+: 9 1.2 Khái niệm thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài

010/99001407008Ẻ a 13

1.3 Đặc điểm của pháp luật về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài NƯỚC ĐOÀI - c1 1332111331 11181 11111 11111 0111 E1 1n vn rưy 15

1.4 Ý nghĩa của việc quy định thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết

in “Teco Ti, OURS TLE rsa ss ca th RC cet 16

1.4.1 Về phương diện chính trị - ¿- - 2 9S £EE+E£EE£EE+EEEEEEErkeEkrkerkererkd 17 1.4.2 Về phương diện kinh tẾ - 2 -©kSt+x‡EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkerrrkd 18 1.4.3 Về phương diện pháp luật - - 2 +Sk+E£+E£EE+E£EEEErEerxrrerkererkd 19 1.5 Pháp luật của một số nước trên thế giới về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài - ¿2-2 +cs+xscxerzxerxzrred 20 In 20 1.5.2 Vương quốc Anh - - + + k‡St+kEEk‡EEEEEEEEEEEEEEE1111211111111111 1111k 21 1.5.3 Hàn Qu6c.cccccccscccsscscssssesessesessssesessesesecsesecsvscsassesecavsesassesecavsnsasansesanseeees 23 Đi on da 24 1.5.5 Trung QUỐC - ¿S2 St 1 1511211121121112111111111111111111 1101111 1 c1e0 25 1.6 Khái quát các quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài 27 1.6.1 Các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia 27 1.6.2 Phap luat trong Nu dd 29 Chương 2 PHAP LUAT VIỆT NAM VE THU TỤC CONG NHẬN VÀ CHO THI HANH PHAN QUYET CUA TRONG TÀI NƯỚC NGOÀI 33 2.1 Về một số quy định chung esses esses essesssetssestsstsesteestesteneeess 33 2.1.1 Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành

tại Vidt ÌNaIm - - CC 2301011010011 1 kg ng 33

Trang 7

000 /98515402)Ẽ08080Ẻ 35 2.1.4 Bảo đảm quyền kháng cáo, kháng nghị, thi hành phán quyết; chi phí tố TTT seunn ng hntgtitottuith ch sm ce SOT RT SE, eae s,s 36 2.2 Trinh tự, thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận va cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài -¿- - 2 2 +x+E+E£E£EEEeErkerxerered 36 2.2.1 Hồ sơ yêu cầu 2 + E SE E12 EE1521E1121111111111111111 11111111 1116 36 2.2.2 Gửi hỗ sơ và thụ lý NG SƠ/ - 2-2-5 SE+E22ESEE2ESEEEEE2EEEEEEErEerkrreee 38 2.2.3 Về chuẩn bị xét đơn yêu cầu ¿- ¿2 2+E+EE+E2£ESE2ESEEEEErEerkrreee 40 2.2.4 Quy định về phiên họp xét đơn yêu cầu 2-2-2 2 s+sz+s+szsze: 43 2.2.5 Gửi quyết định của Tòa án 2-2 ScSEk‡ E2 1212111211111 1111 xe 44 2.3 Những trường hợp không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài

oR NA EERSTE HE ROR Ee ERR CEO BHEPDRUHI-UEDI-ĐEEUDUESO.2H015001 9599 ROTEL re TRRNEKERS 45

2.3.1 Các bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực dé ký kết thoả thuận đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên - ¿2 =2 s5: 45 2.3.2 Thoả thuận trọng tải không có giá trị pháp lý theo pháp luật của nước mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo pháp luật của nước nơi quyết định đã được tuyên, nếu các bên không chọn pháp luật áp dụng cho thoả thuận đó46 2.3.3 Cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thi hành không được thông báo kip thời và hợp thức về việc chỉ định trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài nước ngoài hoặc vì nguyên nhân chính đáng khác mà không thé thực hiện được quyền tô tụng của MINN -+s-ss + s+svexeeereeerrrrerrree 46 2.3.4 Quyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyết hoặc vượt quá yêu cầu của các bên ký kết thoả thuận trọng tài Trong trường hợp có thê tách được phần quyết định về van dé đã được yêu cầu và phần quyết định về van đề không được yêu cầu giải quyết tại Trọng tài nước ngoài thì phần quyết định về vấn đề được yêu cầu giải quyết có thé được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam 47 2.3.5 Thành phần của Trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của Trọng tài nước ngoài không phù hợp với thoả thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi phán quyết của Trọng tài nước ngoài được tuyên, nếu thoả thuận trọng tài không quy định về các van đề đó 2- 2 s+c+srzEerxd 47 2.3.6 Phan quyết của Trọng tài nước ngoài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên; Phan quyết của Trọng tài nước ngoài bị co quan có thâm quyên của nước nơi quyết định đã được tuyên hoặc của nước có pháp luật đã được áp dụng huỷ bỏ hoặc đình chỉ thi hành - 5 2S xsseesseeeerss 48 2.3.7 Phan quyết của Trọng tai nước ngoài cũng không được công nhận va cho thi hành tại Việt Nam, nếu Toà án Việt Nam xét thay theo phap luat Viét Nam, vụ tranh chap không được giải quyết theo thé thức trong tải 48

Trang 8

2.4 Về xét khang cáo, kháng nghị, - 2-5 + 2+E+EE+ESEEeEEEEEEEEEErkerkrrees 50 2.4.1 Kháng cáo, kháng ngỊ - -c - c 1331113211111 111118111 1811 ng rey 50 2.4.2 Về thời hạn va thành phần Hội đồng xét kháng cáo, kháng nghi 50 2.4.3 Về thâm quyền của Hội đồng xét khang cáo, kháng nghị 50 2.4.4 Về hiệu lực pháp luật của quyết định - 2s s+x+xzx+zxeex 51 Chương 3.THỰC TIEN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CUA PHAP

LUAT VE THỦ TỤC CÔNG NHẬN VA CHO THI HANH TẠI VIỆT NAM

PHÁN QUYET CUA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI VÀ DE XUẤT, KIÊN 0 — 53 3.1 Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài 53 3.1.1 Tình hình giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài của Tòa án nhân dân các cấp 33 3.1.2 Một số trường hợp điển hình về không công nhận va cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài 2- 2 s+c+xerxzxerxd 59 3.1.3 Một số vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài 68 3.2 Một số đề xuất, kiến nghị về hoàn thiện và thực hiện pháp luật Việt Nam về thủ tục công nhận va cho thi hành tại Việt Nam phán quyêt của Trọng tài nước¡00777 763.2.1 Hoàn thiện quy định của pháp luật có liên quan . -s« 76 3.2.2 Nâng cao năng lực và kinh nghiệm của Thâm phán trong lĩnh vực THÍ khô dạn gia nhá a EA AS RR 81 3.2.3 Tang cường các hoạt động bồ trợ cho quá trình thực thi 82 KET LUẬN CHUNG S2 SSk 1E EEE SE EEE1111211111111 111111111110 86 DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

Trang 9

Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua con đường trọng tài là một thông lệ quốc tế và được nhiều nước trên thế giới lựa chọn do tính linh hoạt và hiệu quả của phương thức trọng tài Việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tai nước ngoài có một ý nghĩa quan trọng, đảm bao khả năng thi hành quyết định Trọng tài cũng như tránh tình trạng về cùng một vụ việc nhưng lại bi xét xử hai lần Cùng với xu thế hội nhập, giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, số lượng yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài ngày càng tăng ở hầu hết các quốc gia, dẫn đến sự hợp tác giữa các nước về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các quyết định của Trọng tài nước ngoài (Công ước New York) có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thé giới về việc công nhận và cho thi hành các quyết định của Trọng tài nước ngoài, với hơn 150 quốc gia thành viên Tinh thần xuyên suốt của Công ước là ủng hộ Trọng tài', đồng thời khuyến khích các nước thành viên tạo điều kiện thuận lợi dé việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại nước thành viên đó được dé dàng, nhanh chóng Da phần các nước thành viên Công ước New York áp dụng các điều khoản của Công ước đề thực hiện thủ tục công nhận và thi hành các phán quyết của Trọng tài nước ngoài trong phạm vi quyền tai phán của nước họ Những thủ tục tổ tụng chi tiết của các Tòa án ở các quốc gia đều khác nhau Tuy nhiên, thực tiễn thi hành đã khang định mức độ ảnh hưởng của sự đồng nhất trong thủ tục công nhận và thi hành phán của quyết Trọng tài nước ngoài ở hầu hết các quốc gia thương mại trên thế giới (tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thi hành Công ước New York và tạo cơ chế thích hợp để hạn chế tối đa rào cản bất hợp lý đối với việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài, kết quả là phan lớn ! 1 Joseph T McLaughlin/Laurie Genevro, Enforcement of Arbitral Awards under the New

York Convention — Practice in U.S Courts, Berkeley Journal of International Law, Vol 3,Issue 2, 1986, pp 249-272.

Trang 10

Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là sự thành lập Cộng đồng kinh

tế khu vực ASEAN (AEC) vào ngày 31-12-2015”, với mục tiêu là xây dựng

một khu vực tạo điều kiện dòng chảy tự do về hàng hóa, dịch vụ, von dau tư,

lao động có tay nghề và tiền vốn” Do đó, đầu tu trực tiếp nước ngoài (FDI)

trong nội khối các nước ASEAN ngày càng tăng”.

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, công cuộc cải cách pháp luật và tư pháp ở nước ta đã diễn ra một cách toàn diện và đồng bộ, trong đó có hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật trong nước và gia nhập, ký kết các điều ước quốc tế về thủ tục công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam Việt Nam gia nhập Công ước New York từ năm 1995, chính thức từ ngày 12-9-1995, theo Quyết định số 453/QD-CTN ngày 28-7-1995 của Chủ tịch nước Ngoài ra, tính đến nay Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước quốc tế song phương với các nước khác về tương trợ tư pháp, trong đó có đề cập đến việc công nhận bản án của Tòa án cũng như phán quyết của Trọng tài nước ngoài Trong số đó, 9 hiệp định dẫn chiếu đến Công ước New York và 4 hiệp định có quy định riêng Ngoài Công ước New York và các hiệp định tương trợ tư pháp có nội dung liên quan đến van đề công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định, điều ước quốc tế có viện dẫn đến phương thức trong tai, trong đó có 64 Hiệp định bảo hộ đầu tư (BIT), 11 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và gần đây là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái

? Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức thành lập, tai:

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/cong-dong-kinh-te-asean-chinh-thuc-thanh-lap-3335863.html, truy cập ngày 10-3-2016.

> Ký kết tuyên bố thành lập Cộng đồng kinh tế khu vực ASEAN, tại:

http://congan.com.vn/quoc-te/thoi-su-quoc-te/ky-ket-tuyen-bo-thanh-lap-cong-dong-kinh-te-khu-vuc-asean_10835.html, truy cập ngày 10-3-2016.

* Thu hút FDI từ các nước ASEAN, tại:

http://www.nhandan.com.vn/kinhte/item/28424702-thu-hut-fdi-tu-cac-nuoc-asean.html, truy cập ngày 10-3-2016.

Trang 11

Trên cơ sở Công ước New York và các Điều ước quốc tế đã ký kết hoặc tham gia, thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trong nước, như Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài năm 1995, được thay thế bằng Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bố sung năm 2011) Mới đây, ngày 25-11-2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, ky họp thứ 10 đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự 2015, có hiệu lực từ ngày 01-07-2016 thay thế BLTTDS năm 2004 Việc ra đời của Bộ luật TTDS mới này đã bổ sung thêm một số nội dung mới trong quy định về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài dé tháo gỡ một số vướng mắc, bat cập trong thực tiễn áp dụng Bộ luật tô tụng dân sự trước đây.

Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các quy định về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài trong hơn 20 năm qua (kể từ khi gia nhập Công ước New York đến nay) cho thấy có nhiều vướng mắc, bất cập Tỷ lệ quyết định của Trọng tài nước ngoài bị từ chối công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là rất cao so với các nước thành viên khác của Công ước New York Điều này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan tư pháp và môi trường đầu tư của Việt Nam Do đó khắc phục vướng mắc, bat cập; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật Việt Nam về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài là vô cùng cấp thiết.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Ti tuc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” làm luận văn thạc si của minh.

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhăm làm rõ những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn thi hành các quy định về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện, tác giả

Trang 12

đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị về hoàn thiện và thực hiện pháp luật Việt

Nam về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng

tai nước ngoài.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Dưới góc độ nghiên cứu luật học, đã có một số bài viết và công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài đăng trên các tạp chí, dé tài khoa học và trong các luận văn Tiêu biểu là Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở của Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dan tối cao Việt Nam: “Những van đề lý luận và thực tiễn của công nhận và cho thi hành tại Việt Nam ban án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài” đăng trên cuốn Chuyên đề Khoa học xét xử của Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao số 698-2009/CXB/02-237/TP (2009); Chuyên đề “Thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài và việc tham gia Công ước New York của tác giả Nguyễn Bich Vân — thuộc Đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Tư pháp về giải quyết tranh chấp kinh tế tại Việt Nam, năm 1996 Luận văn nghiên cứu về lĩnh vực này có Luan văn thạc sỹ Luật học “Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài và việc thực hiện tại Việt Nam” (2002), của tác giả Nguyễn Thị Anh Thư, Khoa Luật Đại học Quốc Gia Ha Nội; Luận văn thạc sỹ Luật học với đề tài “Recognition and enforcement offoreign arbitral awards: a look for a comparable regime for Viet Nam — Công ước New York năm 1958 về Công nhận va thi hành quyết định cua Trọng tài nước ngoài: thứ tim mét cơ chế thích hợp cho Việt Nam” (2003) của tác giả Đặng Hoàng Oanh, Dai học Tổng hop Nagoya, Nhật Bản Tac giả Dang Hoàng Oanh cũng có bài “Vietnamese regulations onrecognition and enforcement of foreign arbitral awards — Pháp luật Việt nam về công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định cua trong tai nước ngoài ” — đăng trên Tạp chí Grifins View, số tháng 01/2003, Đại học Tổng hợp

Trang 13

nhìn từ vụ việc TYCO” đăng trên trang điện tử http://vibonline.com.vn của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Gần đây nhất là bài viết “Công nhận và cho thi hành phản quyết của Trọng tài nước ngoài” (2017) của NCS Lê Nguyễn Gia Thiện — Giảng viên Khoa Luật, Trường Dai học Kinh tẾ — Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đăng trên trang thông tin điện tử https://thongtinphapluatdansu.edu.vn.

Việc tìm hiểu cho thấy một số các bài viết và công trình nghiên cứu trên mặc dù đã phân tích, luận giải tương đối chỉ tiết các quy định về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài nhưng sự nghiên cứu đó đã cách đây khoảng từ 10 năm đến 15 năm, chủ yếu dựa trên cơ sở của Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài năm 1995 hoặc BLTTDS năm 2004 Một số công trình mới đây đã nghiên cứu trên cơ sở BLTTDS năm 2015 nhưng mới chỉ nghiên cứu trong một phạm vi hẹp, như phân tích, bình luận những điểm mới của BLTTDS năm 2015 về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài hoặc gợi mở những vướng mắc bat cập trong quá trình thực thi nhưng chưa đưa ra giải pháp khắc phục những vướng mắc, bất cập đó Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu

một cách có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về thủ tục công nhận va cho thi

hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài theo quy định của BLTTDS năm 2015 và thực tiễn thực hiện các quy định này.

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của Luận van * Doi tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn bao gồm:

- Một số vấn đề lý luận về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài như khái niệm quyết định của Trọng

tài nước ngoài, thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài

nước ngoài; đặc điểm pháp luật về thủ tục công nhận và cho thi hành quyết

Trang 14

- Quy định về thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài theo pháp luật một số nước trên thé giới và Việt Nam;

- Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về thủ tục công nhận

và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài tại một

số Tòa án của Việt Nam.

Do tên đề tài luận văn được đăng ký trước khi BLTTDS năm 2015 ra đời nên tên dé tài đã sử dụng cụm từ “quyết định của Trọng tài nước ngoài” theo cách gọi của BLTTDS năm 2004 Đề thống nhất với BLTTDS năm 2015 (có hiệu lực thi hành kế từ ngày 01-07-2016), sau đây, tác giả sử dụng cụm từ “phán quyết của Trọng tài nước ngoài” thay thế cho cụm từ “quyết định của Trọng tài nước ngoài” trong Luận văn với nội hàm khái niệm không thay đổi.

* Phạm vi nghiên cứu

Với đối tượng nghiên cứu như trên, Luận văn không nghiên cứu thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài của các nước trên thế giới mà chỉ nghiên cứu khái quát một số quy định cơ bản trong pháp luật của một số nước như Anh, Pháp, Xin-ga-po, Trung Quốc, Hàn Quốc về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài đề tham khảo.

Luận văn không phân tích chi tiết các quy định tại toàn bộ các văn bản pháp luật điều chỉnh về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài mà chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài trong tương quan với Công ước New York, một số Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết và so sánh với quy định của BLTTDS năm 2004.

Trong khuôn khổ của Luận văn thạc sỹ, tác giả không có tham vọng nghiên cứu về thực tiễn thực hiện thủ tục công nhận và cho thi hành phán

quyết của Trọng tài nước ngoài tại tất cả các Tòa án của Việt Nam Việc

nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài

Trang 15

Việc nghiên cứu luật thực định của Việt Nam về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài và thực tiễn áp dụng chúng tại Việt Nam được khai thác chủ yếu đối với những van dé được coi là trọng tâm của bất cập, vướng mắc hiện nay, làm cho pháp luật của Việt Nam về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài trở nên dị biệt, không đáp ứng được yêu cầu mà công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra Do vậy, bên cạnh những vấn đề về thủ tục thì các căn cứ để Tòa án Việt Nam bác yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài cũng được quan tâm nghiên cứu.

4 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn

Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là đề xuất giải pháp dé hoàn thiện va nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật Việt Nam về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

Dé thực hiện được mục tiêu nghiên cứu này, Luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

- Nghiên cứu làm rõ một số van đề lý luận cơ bản về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài;

- Nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp một số nước về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài nham rút ra bài học cho Việt Nam;

- Đánh giá được thực trạng các quy định hiện hành của Việt Nam về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài và thực tiễn áp dụng chúng ở Việt Nam, đặc biệt là xác định những hạn chế, bất cập, vướng mắc, tồn tại cần phải khắc phục trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

5 Các phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện Luận văn Luận văn được hoàn thành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác — Lê Nin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, chính sách của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật Ngoài ra, Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành khác như phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh, chứng minh, tổng hợp và phương pháp xã hội học như khảo sát, lay số liệu, sử dụng kết quả tài liệu chuyên ngành v.v

Trang 16

nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài theo quy định của BLTTDS năm 2015 Do vậy, Luận van có ý nghĩa khoa học va thực tiễn nhất định và được thê hiện ở những phương diện sau đây:

- Góp phần hoàn thiện lý luận khoa học về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

- Phân tích tương đối đầy đủ các quy định về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài của BLTTDS năm 2015 trong sự tương quan so sánh với Công ước New York, các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết và BLTTDS năm 2004.

- Cung cấp tương đối đầy đủ và phân tích, đánh giá chi tiết thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài trong hơn 20 năm qua (từ khi Việt Nam gia nhập Công ước New York đến nay);

- Chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp luật và một số vướng mắc trong thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật thủ tục công nhận va cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

- Trên cơ sở tông hợp kết quả nghiên cứu, Luận văn đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài và nâng cao hiệu quả áp dụng.

- Kết quả nghiên cứu của Luận văn có những giá trị ứng dụng sau đây: + Có thé ứng dụng trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTDS năm 2015 về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

+ Có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác xây dựng, sửa đôi, bồ sung các văn bản Luật, Pháp lệnh và các văn bản có liên quan

+ Sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy, tài liệu tham khảo cho Thâm phán, những người làm công tác thực tiễn liên quan đến thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

7 Bố cục của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu bởi 3 chương:

Chương 1 Một số van đề lý luận về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài

Chương 2 Pháp luật Việt Nam về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài

Chương 3 Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài và đề xuất, kiến nghị.

Trang 17

CONG NHAN VA CHO THI HANH TAI VIET NAM

QUYET ĐỊNH CUA TRONG TÀI NƯỚC NGOÀI 1.1 Khái niệm phán quyết của Trọng tài nước ngoài

Trọng tài thương mại là cơ quan tài phán tư để giải quyết tranh chấp mà các phán quyết Trọng tài có giá trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp Thủ tục thi hành phán quyết của Trọng tài trong nước thì tương đối đơn giản Tuy nhiên, thi hành phán quyết của Trọng tài “có yếu tố nước ngoài” hay “quốc tế” (phán quyết của Trọng tài nước ngoài) thì phức tạp hơn vì phải qua thủ tục công nhận và cho thi hành tại Tòa án nơi thi hành phán quyết của Trọng tài.

Khái niệm phán quyết của Trọng tài nước ngoài được đề cập tại Công ước New York về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài với 156 quốc gia thành viên đã được Việt Nam phê chuẩn ngày 12-09-1995 và có hiệu lực ngày 11-12-1995 theo quyết định số 453/QD-CTN ngày 28-07-1995 của Chu tịch nước Theo quy định tại Điều I của Công ước New York thì “Công ước này áp dụng đối với việc công nhận và thi hành các phán quyết của Trọng tài được ban hành tại lãnh thé của một Quốc gia khác với Quốc gia nơi có yêu cau công nhận và thi hành quyết định Trọng tài đó, xuất phát từ các tranh chấp giữa các thể nhân hay pháp nhân Công ước còn được áp dụng cho những phán quyết của Trọng tài không được coi là phán quyết trong nước tại Quốc gia

noi việc công nhận và thi hành chúng được yêu câu”.

Như vậy, theo quy định của Công ước New York, một phán quyết Trọng tài sẽ được xem là phán quyết của Trọng tài nước ngoài nếu thuộc một trong hai trường (ï) phán quyết của Trọng tài được ban hành tại lãnh thổ của một Quốc gia khác với Quốc gia nơi có yêu cầu công nhận và thi hành quyết định Trọng tài đó; (ii) phán quyết của Trọng tài không được coi là phán quyết trong nước tại Quôc gia nơi việc công nhận và thi hành chúng được yêu câu.

“Điều I.1 Công ước New York.

Trang 18

Yếu tô chính dé xác định “quốc tịch” của phán quyết của Trọng tài là địa điểm nơi phán quyết của Trọng tài được ban hành Ngoài ra, phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia, một phán quyết của Trọng tài được tuyên tại chính nước đó nhưng vẫn có thể bị coi là phán quyết của Trọng tài nước ngoài." Mặt khác, phán quyết của Trọng tài được tuyên tại nước không phải nơi Trọng tài đó được thành lập vẫn có thể được xác định là phán quyết của Trọng tài trong nước nêu pháp luật của quốc gia đó cho phép như vậy”.

Ví dụ: ở một số quốc gia như Úc, Brazil, Cameroon, Anh, Đức, Luxembourg, Hà Lan và Tây Ban Nha thì tiêu chí duy nhất để xem xét phán quyết có phải là phán quyết nước ngoài được điều chỉnh bởi Công ước New York hay không là phán quyết đó được ban hành tại quốc gia khác với quốc gia nơi được yêu cầu công nhận và cho thi hành.

Tại An Độ, Tòa Tối Cao của An Độ ban đầu cho rang phán quyết được tuyên ở ngoài lãnh thé An Độ theo luật tổ tụng của An Độ là phán quyết trong nước và không phải là phán quyết của Trọng tài nước ngoài theo Công ước New York Tuy nhiên gần đây, Tòa án Tối cao An Độ đã thay đổi quan điểm và ghi nhận rang Tòa án An Độ sẽ chỉ có thẩm quyền xem xét phán quyết được tuyên ở

lãnh thổ nước khác khi phán quyết đó được yêu cầu thi hành tại An Độ.Š

Tại Trung Quốc, Tòa án cho rằng phán quyết được điều chỉnh bởi Công ước New York nếu được ban hành bởi hội đồng Trọng tài của một trung tâm Trọng tài nước ngoài Ví dụ, trong một vụ việc, Tòa án Trung Quốc đã quyết định rang phán quyết được tuyên tại Paris thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước New York vì phán quyết này được ban hành bởi một hội đồng Trọng tài thuộc Phòng Thương Mại Quốc tế (ICC) Trong một vụ việc khác, Tòa án

° Hướng dan của UNCITRAL, Điều I, xem tại:

http://newyorkconvention1958.org/index.php?lvl=cmspage&pageid=10&menu=617&opac_view=-l

TTS Đỗ Văn Đại, Lam thé nao để Ti rong tài Việt Nam là chỗ dựa cho doanh nghiệp, Tạp chi

Nghiên cứu lập pháp, sô 117, năm 2008, sdd, trang 36.

* Hướng dẫn của UNCITRAL, Điều I, xem tai:

http://newyorkconvention1958.org/index.php?lvl=cmspage&pageid=10&menu=617&opac_view=-l

Trang 19

Trung Quốc cũng quyết định rang phán quyết được tuyên tại Mông Cổ sẽ phải trải qua thủ tục công nhận và cho thi hành theo Công ước New York vì nó được ban hành bởi một tổ chức Trọng tài Mông Cô Hon nữa, Tòa án Trung Quốc còn nhận định răng các phán quyết của Trọng tài vụ việc có thê được thi hành theo Công ước New York nếu địa điểm Trọng tài ở ngoài lãnh thé Trung Quốc.”

Công ước New York không có định nghĩa thế nào là “phán quyết của Trọng tài”, tuy nhiên theo Bản Hướng dẫn của Ban thư ký UNCITRAL về Công ước New York (Bản hướng dẫn của UNCITRAL) thì chỉ những quyết định được ban hành bởi Trọng tài viên nhằm giải quyết toàn bộ hay một vài van đề của vụ tranh chấp một cách chung thấm và có hiệu lực ràng buộc, bao

gồm ca van dé về thâm quyền mới được xem là “phán quyết của Trọng tài” '"

Hội đồng Trọng tài có thé ban hành quyết định từng phan dé giải quyết

chung thâm một hoặc nhiều phần riêng biệt của vụ tranh chấp Nói cách khác,

phán quyết từng phần được xem là phán quyết cuối cùng đối với van đề được xem xét trong phán quyết ' Như đã được nhận định rõ trong với Bản hướng dẫn của UNCITRAL, “phán quyết của Trọng tài là chung tham không phải bởi vì nó cham dứt tố tụng Trọng tài hay chức năng nhiệm vụ của Hội đồng Trọng tài mà bởi vì nó là quyết định cuối cùng dé giải quyết tranh chấp được đưa ra Trọng tài”.

Ngược lại, những quyết định sau đây thường không được coi là phán quyết: - Các mệnh lệnh về thủ tục, nghĩa là các quyết định chỉ nhằm tô chức qua

'* Drummond Ltd v Instituto Nacional de Concesiones — INCO et al., Supreme Court of

Justice, Colombia, 19 December 2011 and 3 May 2012, XXXVII Y.B COM ARB 205(2012).

Trang 20

- Quyết định về biện pháp tạm thời hoặc biện pháp khan cấp tạm thời Vì những quyết định này chỉ được ban hành trong giai đoạn tố tụng Trọng tài và có thể được xem xét lại trong quá trình đó, các biện pháp tạm thời không phải là phán quyết.

Như vậy, để xác định liệu một quyết định Trọng tài có được coi là phan quyết của Trọng tài hay không, Tòa án phải xem xét liệu quyết định đó có giải quyết “chung thâm” vấn đề và “có hiệu lực ràng buộc” các bên hay không chứ

không nên chỉ dựa trên tên gọi mà hội đồng Trọng tài đặt cho quyết định của họ Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015 định nghĩa về phán quyết của

Trọng tài nước ngoài tại khoản 2 Điều 424 như sau:

“Phan quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại khoản I Diéu này được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là phán quyết cudi cùng của Hội đồng Trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt to tụng Trọng tài và có hiệu lực thi hành”.

Quy định này tương thích với khái niệm “phán quyết của Trọng tài” tại

khoản 10 Điều 3 của LTTTM.' Tuy nhiên, so với Công ước New York thì

BLTTDS năm 2015 đặt thêm hai tiêu chí để một quyết định Trọng tài được xem là phán quyết của Trọng tài, đó là:

- Thứ nhất, phán quyết đó phải giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp; và:

- Thứ hai, cham đứt tố tụng Trọng tài; theo đó, phán quyết từng phan và phán quyết sơ bộ có thé không được công nhận và cho thi hành ở Việt Nam trừ khi được Hội đồng Trọng tài ghi nhận trong phán quyết cuối cùng.

Khoản 3 Điều 424 của BLTTDS năm 2015 dẫn chiếu đến quy định của LTTTM về định nghĩa Trọng tài nước ngoài, phán quyết của Trọng tài

nước ngoài.

Khoản 11 Điều 3 của LTTTM quy định: “Trong tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định cua pháp luật Trọng tài do các bên thỏa

'3 Điều 3.10- LTTTM: Phan quyết của Trọng tài là quyết định của Hội đồng Trọng tài giảiquyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tô tụng Trọng tài.

Trang 21

thuận lựa chọn dé tiễn hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thé Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam”.

Khoản 12 Điều 3 của LTTTM quy định: “Phán quyết của Trọng tài nước ngoài là phan quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thé Việt Nam dé giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn `.

Như vậy, định nghĩa về phán quyết của Trọng tài nước ngoài theo pháp luật Việt Nam không căn cứ vào địa điểm nơi phán quyết được ban hành mà dựa vào việc xác định Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp có phải là Trọng tài nước ngoài hay không Nói cách khác, định nghĩa này rơi vào trường hợp thứ hai của Công Ước New York, theo đó phán quyết của Trọng tài nước ngoài là “nhán quyết không được coi là phán quyết của Trọng tài trong nước” Tức là, cho dù phán quyết của Trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thô Việt Nam cũng không được xem là phán quyết trong nước mà phải được xem là phán quyết của Trọng tài nước ngoài và phải thông qua thủ tục công nhận và cho thi hành theo BLTTDS đề có thé thi hành tại Việt Nam.

1.2 Khái niệm thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài

Theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt thì “công nhận” là việc thừa

nhận trước mọi người là hợp với sự thật, với lẽ phải hoặc hợp với thé lệ luật pháp và “thi hành” là làm cho thành có hiệu lực điều đã được chính thức quyết định.

Theo định nghĩa trong Từ điển Luật học ° thì công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài là thừa nhận giá trị pháp lý và áp dụng các biện pháp đề thực hiện phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

Bản chất của công nhận là một quy trình bảo vệ Nó được đưa ra với mục đích ngăn ngừa một bên tranh chấp tiếp tục khởi kiện vụ việc đã được giải quyết Bên được hưởng lợi từ quyết định sẽ phản đối rằng tranh chấp đã được quyết định, chứng minh bằng việc Toà án công nhận rằng quyết định có hiệu

'* Từ điển tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học, Nhà xuất bản Đà Nẵng,

! Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, Tir điển Luật hoc, Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa

-Nhà xuât bản Tư pháp, Hà Nội năm 2006.

Trang 22

lực và ràng buộc các bên liên quan tới những van dé đã được giải quyết.

Thi hành sẽ là bước tiếp theo của công nhận Toà án sẽ cho phép thi hành quyết định với những công cụ pháp lý sẵn có nếu thấy và công nhận nó là một quyết định có hiệu lực và ràng buộc các bên Trong trường hợp này, công nhận và thi hành là hai thuật ngữ đi cùng và là một bộ phận của nhau.

Hai thuật ngữ “công nhận” va “thi hành” thường được sử dung đi kèm nhau Công ước New York thể hiện là "công nhận và thi hành" phán quyết của Trọng tài nước ngoài, Công ước Genevơ năm 1972 cụ thể hơn khi tách biệt "công nhận hoặc thi hanh"'® Một quyết định có thé được công nhận mà không được thi hành Tuy nhiên, Toà án cần phải công nhận quyết định đó trước khi cho thi hành.

Bản thân khái niệm “công nhận và cho thi hành” thì lại không thé được hiểu với nghĩa tách biệt như vậy mà khái niệm này cần được hiểu theo hướng kết hợp cả nội dung “công nhận” và nội dung “thi hành” Công nhận là hành vi của cơ quan nhà nước có thầm quyền thừa nhận phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật còn thi hành được hiểu là việc cơ quan nhà nước có thâm quyền làm cho quyết định đó được thực thi trên thực tế.

Nhu vậy, khái niệm công nhận va cho thi hành phán quyết của Trọng tai nước ngoài được hiểu như sau:

“Công nhận và cho thi hành phản quyết của Trọng tài nước ngoài là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyên của một quốc gia thừa nhận giá trị (hiệu lực) pháp lý phán quyết của Trọng tài nước ngoài và làm cho phán quyết của Trọng tài nước ngoài đó có hiệu lực cưỡng chế thi hành trên thực tế trên lãnh thé quốc gia do”.

Từ định nghĩa này có thể xác định được thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài là thủ tục mà theo đó Toà án của một quốc gia sẽ xem xét, quyết định trao hiệu lực thi hành tại quốc gia đó cho phan quyét của Trọng tai nước ngoai có yêu câu công nhận và cho thi hành.

'® Việc sử dụng này cũng được thực hiện tại Đạo luật về Trọng tài của Anh năm 1996, đạo

luật này phân biệt giữa công nhận quyêt định của Công ước New York s.101(1) và việc thihành (s101(2)) Đạo luật này cũng phân biệt sự khác biệt trong các mục có liên quan khác.

Trang 23

1.3 Đặc điểm của pháp luật về thủ tục công nhận va cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài

Pháp luật công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài là một chế định được thê hiện trong các văn bản pháp luật về tố tụng dân sự, về Trọng tài, về tương trợ tư pháp trong các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp Do đó, chế định này vừa mang những đặc điểm của pháp luật tố tụng dân sự, đặc điểm của pháp luật Trọng tài vừa mang những đặc điểm của tư pháp quốc tế Bên cạnh đó, chế định công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài còn có những đặc điểm đặc thù như sau:

Thứ nhất, xuất phát từ tính chất phi chính phủ của Trọng tài mà việc công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài không đương nhiên được đặt ra Toà án các nước cũng như Toà án Việt Nam chỉ công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài khi có đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành Điều này khác với bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, xuất phát từ nguyên tắc công nhận quốc tế thì bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài có thé sẽ đương nhiên được công nhận tại một quốc gia ngay cả khi không có yêu cầu công nhận.

Thứ hai, đôi với yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài bên cạnh các thủ tục theo quy định, thì điều kiện quan trọng để công nhận và thi hành là phải có thoả thuận Trọng tài thê hiện ý chí của các bên Nội dung tranh chấp trong phán quyết của Trọng tài nước ngoài thông thường chỉ giới hạn tranh chấp trong lĩnh vực thương mại theo quy định của Điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia.

Thứ ba, công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài là thủ tục xem xét, quyết định trao hiệu lực thi hành tại quốc gia nào đó cho phán quyết của Trọng tài nước ngoài được yêu cầu Do đó, thủ tục xem xét yêu cầu (nếu không được quy định trong các điều ước quốc tế) sẽ phải tuân thủ theo quy định trong pháp luật của quốc gia nơi phán quyết của Trọng tài nước ngoài đó được yêu cầu Phán quyết của Trọng tài nước ngoài chỉ được xem xét công nhận và cho thi hành nếu tuân thủ đầy đủ các điều kiện trong các điều ước quốc tế cũng như pháp luật quốc gia Để phán quyết của Trọng tài

Trang 24

nước ngoài phát huy hiệu lực tại một quốc gia khác thì phán quyết của Trọng tài nước ngoài phải chịu sự kiểm tra của Toà án có thâm quyền của quốc gia đó theo những điều kiện và thủ tục nhất định.

Thứ tw, phán quyết của Trọng tài nước ngoài nếu được công nhận va cho thi hành tại một quốc gia thì nó có giá trị chứng cứ và chứng minh tại quốc gia đó Hay nói các khác với tư cách là một văn bản viết, phán quyết của Trọng tài nước ngoài khi được công nhận hiệu lực thi hành được coi là một nguồn chứng cứ, chứng minh Ví dụ: có thé sử dung phán quyết của Trọng tài nước ngoài đã được công nhận và cho thi hành làm chứng cứ trong vụ kiện về phá sản hay thực hiện các biện pháp kê biên tài sản; có thể dùng nó làm căn cứ thực tế cho vụ kiện đòi thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm đối với tài sản bị đòi lại theo phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

Thứ năm, thông thường trong các điều ước quốc tế hoặc hiệp định tương trợ tư pháp giữa các quốc gia về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài thì việc áp dụng pháp luật tố tụng của quốc gia nơi phán quyết của Trọng tài nước ngoài cần được công nhận và thi hành theo hướng không được đặt ra các điều kiện nặng hơn hoặc các chi phí cao hơn với việc thi hành phán quyết của Trọng tài trong nước (ví dụ như quy định tại Điều 3 của Công ước New York).

Các quy định nêu trên thể hiện đặc điểm áp dụng pháp luật tố tụng của quốc gia nơi phán quyết của Trọng tai can được công nhận và thi hành phải trên cơ sở nguyên tắc bình đắng mà không được có sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia với nhau.

1.4 Ý nghĩa của việc quy định thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài

Cùng với xu thế hội nhập, giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, số lượng các tranh chấp thương mại quốc tế ngày càng gia tăng Với những ưu thế nỗi trội, trọng tài được sử dụng là một phương thức chủ yếu để giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế Tuy nhiên, Trọng tài nước ngoài thì không có vai trò trong việc thi hành phán quyết của mình mà lệ thuộc vào hệ thống pháp luật quốc gia nơi phán quyết của Trọng tài được yêu cầu công nhận và thi

Trang 25

hành Các Điều ước quốc tế đa phương và song phương về công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tương đối đầy đủ, điển hình như Công ước New York năm 1958 mà Việt Nam đã tham gia, đã khang định mức độ ảnh hưởng của sự đồng nhất trong việc công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài ở hầu hết các quốc gia thành viên Do đó, phát huy hiệu quả của pháp luật về vấn đề này trong những điều kiện phù hợp có ý nghĩa chính trị, kinh tế và pháp lý quan trọng.

1.4.1 Về phương diện chính trị

Công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài làm thúc day quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia Sự công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài ở một quốc gia vừa khang định quyền tài phán của quốc gia đó vừa thê hiện thiện sự tôn trọng va bảo hộ quyên, lợi ích hợp pháp không chỉ của các cá nhân, tô chức nước mình mà còn cả lợi ích của các cá nhân, tô chức nước ngoài Điều này góp phần thúc đây sự phát triển hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia.

Việt Nam đang trên đà hội nhập quốc tế sâu rộng Ngoài Công ước New York và các hiệp định tương trợ tư pháp, nội dung liên quan đến vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định, điều ước quốc tế có viện dẫn đến phương thức trọng tai, trong đó có 64 Hiệp định bảo hộ đầu tư (BIT), 11 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và gần đây là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) Quá trình dam phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh châu Âu (EVTFA) cũng vừa kết thúc Do vậy, việc công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài vừa giúp tạo dựng tín nhiệm của Việt Nam đối với quốc tế, vừa là nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế Chăng hạn như Công ước New York không quy định cu thé quy trình, thủ tục xem xét việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài mà dé cho pháp luật quốc gia quy định Tuy nhiên, các điều kiện cơ bản, tối thiểu mà Công ước đã liệt kê thì pháp luật quốc gia không được xâm phạm Trong quá trình thi hành Công ước New York, nếu Việt Nam vi phạm cam kết thì không

Trang 26

những làm mắt uy tín xét xử của các cơ quan tư pháp, ảnh hưởng không những đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân nước ngoài, mà còn vô hình chung dẫn đến hậu quả là Nhà nước ta không bảo vệ được ngay chính quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nước mình Theo pháp luật và tập quán quốc tế, ở những trường hợp tương tự, quốc gia nước ngoài có quyền áp dụng nguyên tắc “báo phục quốc” (còn gọi là biện pháp trả đũa) dé từ chối thi hành phán quyết của Trọng tài Việt Nam tại nước ngoài.

1.4.2 Về phương diện kinh tế

Công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam vì đây chính là môi trường pháp lý thuận lợi cho quan hệ thương mại quốc tế giữa thương nhân nước ngoài và thương nhân Việt Nam, đồng thời thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: “Việc Nhà nước ta công nhận và thi hành phản quyết của Trọng tài trong những trường hop can thiết chính là Nhà nước thực hiện vai trò trong việc diéu tiết nên kinh tế thị trường nhằm phát huy hiệu quả mà Nhà nước mong muon’.

Các nha dau tư hay bat kỳ một thương nhân nước ngoài khi chọn đối tác kinh doanh đều phải cân nhắc đến môi trường pháp lý của đối tác để bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của họ Khi tiến hành thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài sẽ không phải tiễn hành thủ tục xét xử lại vụ việc, do đó thời gian giải quyết sẽ ngắn hơn thủ tục xét xử thông thường, các chi phí liên quan đến tố tung cũng sẽ đỡ tốn kém hon thủ tục xét xử thông thường Bên cạnh đó, nếu Việt Nam có cơ chế bảo vệ tốt quyền và lợi ích chính đáng của thương nhân nước ngoài thì cũng là cơ sở dé bảo vệ ngay chính quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nước mình, xuất phát từ nguyên tắc “có đi có lại” trong quan hệ quốc tế.

Ngược lại, việc phán quyết của Trọng tài nước ngoài không được công nhận và cho thi hành ở quốc gia nơi có tài sản sẽ thúc đây các hành vi vi phạm thoả thuận, vi phạm hợp đồng Hậu quả tức thì của việc từ chối công nhận và

'” Xem: Lê Minh Thông, “Vai trò của Nhà nước trong trật tự kinh tế thị trường ở Việt Nam”,

Tap chí Nhà nước và pháp luật, So 10/1998, tr 11-12.

Trang 27

cho thi hành một quyết định là bên thắng kiện sẽ không thé đạt được những gi họ muốn, đó là thu giữ tài sản của bên thua tại nơi thi hành Mặc dù đây là kết quả không mong muốn của bên thắng kiện, tuy nhiên, bên thua kiện còn có thé yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài tại một nước khác nơi mà bên thua có tai sản Việc này tùy thuộc nhiều vao lý do từ chối công nhận và cho thi hành Nếu việc công nhận và cho thi hành không thực hiện được do liên quan đến các chính sách công tại quốc gia sở tại thì có thé tìm kiếm một quốc gia khác không áp dụng những chính sách công tương tự Tuy nhiên, nếu lí do không thi hành quyết định là vì Hội đồng Trọng tai đã không cho bên thua cơ hội dé trình bày vụ việc của mình thì có thê không được công nhận và cho thi hành ở nơi khác vì các Tòa án khác có thé có cùng quyết định 'Š Trong trường hợp này, bên yêu cầu công nhận và cho thi hành sẽ không có cơ hội nào khác ngoài việc bắt đầu lại quá trình tố tụng Trọng tài, với điều kiện quyền khởi kiện không bị mat do hết thời hiệu Từ đó hình thành tâm ly lo ngại và hạn chế hợp tác, đầu tư của các thương nhân nước ngoài.

1.4.3 Về phương diện pháp luật

Việc công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại một quốc gia nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng góp phần hoàn thiện pháp luật quốc gia về van đề nay, đảm bao tính hệ thống của pháp luật Nếu phán quyết của Trọng tài nước ngoài không được thực thi thì các phán quyết đó sẽ không còn ý nghĩa Đây còn là hệ quả pháp lý tất yêu của quyền được yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài còn tạo môi trường pháp lý thuận lợi và hiệu quả cho cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Đồng thời là cơ sở và điều kiện để hoàn thiện pháp luật Việt Nam có liên quan, như pháp luật thương mại, trọng tài, đầu tư, tố tụng trong sự tương thích với pháp luật tiên tiến trên thế giới.

Pháp luật về công nhận và cho thi hành còn là căn cứ pháp luật quan trọng đê xác định thâm quyên giải quyêt của Toà án đôi với các yêu câu giải

'S Xem Công ước New York, Điều V.1(b); Luật hiện hành, Điều 36(1)(a)(i).

Trang 28

quyết vụ việc của đương sự vì khi Toà án có thâm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành thì cũng đồng nghĩa với việc Toà án của quốc gia đó không có thâm quyền thụ lý dé giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giải quyết vụ án theo quy định pháp luật tố tụng nữa Ý nghĩa này cũng đã được pháp luật Việt Nam quy định cụ thé tại Điều 472 của BLTTDS năm 2015.

1.5 Pháp luật của một số nước trên thế giới về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài

1.5.1 Pháp

Pháp là thành viên tham gia ký kết Công ước New York năm 1958 và phê

chuẩn Công ước vào ngày 26-6-1959 và có hiệu lực ké từ ngày 24-9-1959),

Ban đầu Pháp đưa ra 2 tuyên bồ sau:

- Thứ nhất, Công ước chỉ được áp dụng đối với việc công nhận và thi hành phán quyết Trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ Quốc gia là thành viên của Công ước.

- Thứ hai, Công ước chỉ được áp dụng đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp lý, dù là quan hệ hợp đồng hay không mà được xem là “thương mại” theo pháp luật của Pháp.

Sau đó, Pháp đã rút lại bảo lưu thứ hai, pháp luật của Pháp được coi là tạo điều kiện cho bên yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

Thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài được quy định tại Bộ luật tổ tụng dân sự Pháp Điều 1514 của BLTTDS Pháp quy định: “Phán quyết của Trọng tài được công nhận và thi hành tại Pháp nếu bên yêu câu thi hành phản quyết chứng minh được sự tôn tại của phán quyết đó và nếu việc công nhận và thi hành phán quyết không hiển nhiên trái với trật tự công cộng quốc tế”.

Theo quy định tại Điều 1516 của BLTTDS Pháp thì: “Phán quyết của Trọng tài nước ngoài chỉ có thể được thi hành thông qua Tòa dân sự Paris nêu phan quyết này được tuyên tại nước ngoài ”.

'“https://en.wikipedia.org/wiki/Convention on the Recognition and Enforcement of Forei

gn_Arbitral_ Awards

Trang 29

Điều 1525 của BLTTDS Pháp quy định: “Quyết định công nhận hoặc từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thể được kháng nghị trong vòng một tháng sau khi quyết định đó được ban hành.

Trong quá trình xem xét khang nghị thì không làm tạm dừng hiệu lực cua

quyết định đó ”.

Pháp luật của Pháp quy định theo hướng ủng hộ hoạt động trọng tài, hạn chế các trường hợp không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài băng cách quy định rất chặt chẽ các căn cứ từ chối Tòa phúc thâm chỉ có thể từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài trong các trường hợp sau:

- Hội đồng Trọng tài xác định thâm quyền không đúng hoặc từ chối thâm quyền xác định vụ tranh chấp;

- Hội đồng Trọng tài không được thành lập một cách hợp lệ;

- Hội đồng Trọng tài ban hành phán quyết mà không tuân thủ đúng thâm quyền của mình;

- Vị phạm thủ tục tố tụng;

- Việc công nhận và cho thi hành phán quyết là trái với trật tự công cộng quốc tế.

1.5.2 Vương quốc Anh

Vương Quốc Anh tham gia Công ước từ ngày 24-9-1975 và có hiệu lực

từ ngày 23-12-1975”° Vương quốc Anh đưa ra tuyên bố: Công ước chỉ được

áp dụng với đối với việc công nhận và thi hành phán quyết Trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thé Quốc gia là thành viên của Công ước Sau đó, phạm vi áp dụng được mở rộng đối với một số vùng lãnh thổ như Quần dao Virgin thuộc Anh, Quan đảo Bermuda và Quần đảo Cayman.

Thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết Trọng tài nước ngoài được quy định tại Luật Trọng tai năm 1996 đối với Anh, Xứ Wales và Bắc Ailen; Luật Trọng tai Scotland năm 2010 đối với Scotland.

““https://en.wikipedia.org/wiki/Convention on the Recognition and Enforcement of Forei

gn_Arbitral_ Awards

Trang 30

Theo quy định của Luật Trọng tài năm 1996 thì phán quyết của Trọng tài nước ngoài là phán quyết được ban hành trong vụ kiện trọng tài mà địa điểm giải quyết tranh chấp nằm trong lãnh thổ của một quốc gia thành viên của Công ước New York nhưng không phải là Vương

Quốc Anh.

Mục 101 của Luật Trọng tài năm 1996 quy định:

“1 Phan quyết Trọng tài theo Công ưóc New York sẽ được công nhận là có giá trị ràng buộc đối với các bên liên quan đến phán quyết đó, và các bên liên quan có thể dùng làm cơ sở dé biện hộ, tinh bù trừ hoặc để tiến hành bat kỳ thủ tục tô tụng pháp lý nào tại nước, Anh Xứ Wales và Bac Ailen.

2 Phan quyết Trọng tài theo Công ước New York, với sự chấp thuận của Tòa án, có thé được tiến hành theo từng cách thức như một bản án hay quyết định cua Tòa an có hiệu lực tương tự ”.

Theo Luật Trọng tài năm 1996, các căn cứ dé từ chối phán quyết của Trọng tài nước ngoài cũng tương tự như các căn cứ được đề cập trong Công ước New York (Mục 103.3).

Luật Trọng tài năm 1996 cũng đưa ra quy định “phán quyết không thể giải quyết bằng Trọng tài” hoặc “phán quyết trái với trật tự công cộng” làm căn cứ từ chối công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước

ngoài nhưng theo cách giải quyết linh hoạt bằng cụm từ “có thể” tại Mục

103.3 như sau:

“Yêu cầu công nhận hoặc thi hành một phan quyết Trọng tài cũng có thé bị từ chối nếu phán quyết đó liên quan đến vấn dé không thể giải quyết bằng Trọng tài hoặc trải với trật tự công cộng ”.

Như vậy, Tòa án thương mại có thẩm quyền công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Tòa án, bên phải thi hành có quyền yêu cầu hủy quyết định đó theo thời hạn luật định Trong thời gian Tòa án xem xét, giải quyết yêu cầu của bên phải thi hành thì quyết định của Tòa án chưa

được đưa ra thi hành.

Trang 31

1.5.3 Hàn Quốc

Hàn quốc đã phê chuẩn Công ước New York vào ngày 8-02-1973, va có hiệu lực vào ngày 9-5-19737' Nam 1999, Luật Trọng tài Hàn Quốc đã được sửa đổi dé áp dụng đáng ké các luật mẫu UNCITRAL Việc công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài được quy định tại Điều 37 và 39 của Luật Trọng tài, bao gồm các quy định yêu cầu về thủ tục cho việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài, và các tiêu chuẩn để xác định một phán quyết của Trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành tại Hàn Quốc.

Theo Điều 37 của Luật Trọng tài, bên yêu cầu phải đệ trình tới Tòa án Hàn Quốc hai loại giấy tờ sau đây:

- Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ của quyết định trọng tài; và - Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ của thỏa thuận trọng tài.

Nếu những tài liệu này không ở Hàn Quốc, thì phải nộp một bản dịch hợp lệ Những thủ tục này phản ánh các quy định của Điều IV của công ước New York, và là các yêu cầu thủ tục chỉ cho việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Hàn Quốc.

Theo Điều 39 của Luật Trọng tai, Hàn Quốc đưa ra hai tuyên bố về việc

áp dụng Công ước New York như sau:

- Thi nhất, Công ước chỉ được áp dụng đối với phán quyết Trọng tài được đưa ra trong phạm vi lãnh thổ của một nước khác cũng là thành viên của Công ước.

- Thự hai, Hàn Quốc hạn chế việc áp dụng Công ước đối với các tranh

chấp thương mại được điều chỉnh bởi luật Hàn Quốc.

Các căn cứ để từ chối công nhận hoặc thi hành một phán quyết của Trọng tài nước ngoài theo pháp luật Hàn Quốc khá tương tự như các căn cứ dé từ chối công nhận hoặc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài theo Công ước New York Tòa án tối cao tuyên bố răng, công nhận và thi hành không thé bi từ chối don giản dựa trên cơ sở rằng việc thực hiện các phán

“'https://en.wikipedia.org/wiki/Convention on the Recognition andEnforcement of Forei

gn_Arbitral_ Awards

Trang 32

quyết của Trọng tài nước ngoài có thể vi phạm một điều khoản bắt buộc của pháp luật, và nhắn mạnh rang trong việc xem xét chính sách công, không chỉ những cân nhắc trong nước mà sự ổn định của các giao dich thương mại quốc tế cũng cần phải được xem xét.

Sau khi Tòa án nhận được đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài, bên phải thi hành theo phán quyết Trọng tài sẽ được thông báo về đơn yêu cầu và có cơ hội dé thé hiện ý kiến của minh Sau khi Tòa án cấp sơ thâm ra quyết định thì các bên có quyền kháng cáo lên Toà án cấp cao có thâm quyền và sau đó có thể được đưa lên Tòa án tối cao.

1.5.4 Xin-ga-po

Xin-ga-po phê chuân Công ước New York từ ngày 21-8-1986 va ban hành Luật trọng tài quốc tế năm 1994 với đặc điểm nổi bật đó là:

- Tiếp thu chủ yếu nội dung Luật mẫu của UNCITRAL” về trọng tai

quốc tế năm 1985 (chỉnh sửa không đáng kể);

- Công nhận hiệu lực của Công ước New York;- Tránh can thiệp của Tòa án vào phân xử trọng tài.

Đến năm 2002, Luật trọng tài quốc tế được sửa đổi, bố sung với những nội dung sau:

- Mở rộng khái niệm thỏa thuận trọng tài (Mục 2A); - Cho phép xem xét lại các phán quyết tiêu cực (Mục 10); - Làm rõ quyền hạn của Hội đồng Trọng tài (Mục 12.5 và 20);

- Hỗ trợ pháp lý cho Trọng tài viên trong trường hợp cần thiết và các biện pháp khan cấp tam thời (Mục 2);

Xin-ga-po khuyến khích áp dụng chính sách hỗ trợ Trọng tài và có Thâm phán chuyên trách về Trọng tài Các phán quyết của Trọng tài nước ngoài là các phán quyết được ban hành ngoài lãnh thô Xin-ga-po Những phán quyết này có thé được ban hành tại các nước là thành viên của Công ước New York hoặc những nước khác Việc thi hành các phán quyết của Trọng tài nước ngoài thuộc thành viên Công ước New York cũng được điều chỉnh bởi Luật

= UNCITRAL ((United Nations Commission On International Trade Law) - Uy ban Lién

hiệp quôc về luật thương mai quôc tê.

Trang 33

Trọng tài quốc tế Chính sách công được định nghĩa theo góc độ hẹp: “vi phạm những khái niệm cơ bản về công bang, đạo đức”, tinh thần là tôn trọng phán quyết Trọng tài, trừ một số trường hợp đặc biệt hãn hữu.

Theo Mục 69A của Luật Trọng tài quốc tế, Đơn yêu cầu công nhận va thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài bao gồm các nội dung:

- Thỏa thuận trọng tài (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực) và phán quyết Trọng tài (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);

- Ghi tên và địa điểm cư trú hoặc kinh doanh thông thường hoặc địa chỉ cư trú cuối cùng của người nộp đơn và người phải thi hành.

- Các quốc gia không công nhận toàn bộ hoặc một phần phán quyết Trọng tài đó.

Nếu đơn yêu cau công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài được thực hiện theo Luật Trọng tai Quốc tế thì Tòa án có thể xem lại phán quyết Trọng tài cũng như thủ tục trọng tài với các căn cứ từ chối thi hành tại quy định tại Mục 31 của Luật Trọng tài quốc té (bao gom quy dinh néu tai Điều V của Công ước New York) Nếu phán quyết Trọng tài đáp ứng thủ tục và yêu cầu trong mục 31 của IAA và Điều V của Công ước New York thì Tòa án không được xem lại bất cứ nội dung nào khác trong phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

Thời hạn thi hành quyết định công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài là 01 tháng nếu các bên không phản đối quyết định của Tòa án Trường hợp có phản đối thì thời hạn xem xét lại là 01 năm.

1.5.5 Trung Quốc

Trung Quốc phê chuan Công ước New York vào ngày 02-12-1986 va Công ước, có hiệu lực từ ngày 22-4 năm 1987 Công ước New York được thi hành trực tiếp tại Trung Quốc mà không nội luật hóa trong Luật quốc gia.

Luật Trọng tài của Trung Quốc” không đề cập trực tiếp đến sự công nhận và thực thi phán quyết của Trọng tài nước ngoài nhưng có các quy định

về tôn trọng và hiệu lực các thoả thuận trọng tài”! theo quy định tại Công ước

? Luật Trọng tài năm 1994, xem tại http://en.chinacourt.org/public/detail.php?id=101.4 Điều 9 của Luật Trọng tài.

Trang 34

New York Ngoài ra, Luật này được áp dụng đối với phán quyết Trọng tài được tuyên trong lãnh thô Trung Quốc.

Bộ luật tố tụng dân sự của Trung Quốc” có một số điều khoản hỗ trợ Trọng tài nước ngoài Vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài được quy định tại Điều 269 của Bộ luật tố tụng dân sự Sau khi xem xét yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài, nếu có căn cứ rằng phán quyết Trọng tài không phù hợp với quy định của Công ước New York thì Tòa án đang thụ lý và giải quyết vụ việc phải báo cáo Tòa án nhân dân tối cao và chỉ được ra quyết định từ chối công nhận và thi hành nếu được Toà án nhân dân tối cao phê duyệt việc từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài đó Nếu Toà án cấp sơ thắm xét thấy phán quyết của Trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành theo Công ước New York thì Tòa án đó sẽ có thầm quyền quyết định việc công nhận va cho thi hành Thâm quyền công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài là thuộc Tòa án cấp tỉnh với lý do các Tòa án cao hơn có

năng lực dé áp dụng Công ước New York chính xác hơn các Tòa án cấp dưới“.

Thời hạn dé Toà án xem xét chấp nhận đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài hoặc báo cáo lên Tòa án tối cao (trường hợp có căn cứ dé không công nhận phán quyết đó) là hai tháng kể từ thời điểm chấp nhận đơn yêu Quyết định của Tòa án về việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài được thi hành trong thời hạn 6 tháng ké từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp đặc biệt.

Như vậy, điều này cho thấy răng, Trung Quốc tạo hành lang pháp lý thuận lợi dé thi hành Công ước New York và tạo cơ chế thích hợp để hạn chế tối đa rào cản bất hợp lý đối với việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

BSE luật tố tụng dân sự Trung Quốc năm 1991, sửa đổi năm 2007, xem tại

°° Sup People’s Ct., Doc Fa (Jing) Fa [Court Issuance] No 5 (promulgated Apr 10, 1987)

(China); Sup People’s Ct., Doc Fa-Shi [Court Explanation] No 5 (promulgated Dec 25,2001) (China) (providing an explanation on jurisdiction over civil and commercial casesinvolving foreign elements).

Trang 35

1.6 Khái quát các quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài

1.6.1 Các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia

1.6.1.1 Các Hiệp định song phương về tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước

Trước khi Việt Nam gia nhập Công ước New York năm 1958 và ra đời Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài năm 1995 thì Việt Nam đã ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp với một số nước xã hội chủ nghĩa có nội dung liên quan đến công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài, như sau:

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoa dân chu Đức (kýngày 15/12/1980);

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vẫn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết (ký ngày 10/12/1981);

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (ký ngày 12/10/1982);

- Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoa CuBa (ký ngày 30/11/1984);

- Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dânHung-ga-ry (ký ngày 18/01/1985);

- Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dânBun-ga-ry (ký ngày 03/10/1986).

Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết với 14 nước Hiệp định song phương về tương trợ tư pháp, bao gồm: Liên bang Nga, Séc, Xlôvakia, Ba Lan,

Trang 36

Hungari, Bungari, CuBa, CHDCND Lao, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên,

Ucraina, Belarut, Pháp, Mông Cổ Tất cả các Hiệp định song phương này đều có quy định về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

Chế định công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài trong các Hiệp định tương trợ tư pháp thường bao gồm các nội dung: phạm vi công nhận và thi hành; về điều kiện công nhận và thi hành; về nội dung đơn yeu cau công nhận va thi hành; thủ tục công nhận va thi hành; việc chuyển tiền và tài sản dé đảm bảo thi hành quyết định.

1.6.1.2 Công tớc New York nam 1958

Công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài, với 157 quốc gia thành viên “”, đã được Việt Nam phê chuẩn ngày 12/09/1995 va có hiệu lực ngày 11/12/1995 theo Quyết định số 453/QD-CTN ngày 28/07/1995 của Chủ tịch nước Việc công nhận và thi hành các phán quyết của Trọng tài nước ngoài hiện nay được hầu hết các nước

áp dụng theo Công ước New York năm 1958 Trong các Hiệp định tương trợ

tư pháp mà nước ta ký thời gian gần đây (Hiệp định với Nga, Trung Quốc, Pháp) cũng quy định đối với việc công nhận và thi hành các phán quyết của Trọng tài thực hiện theo các quy định của Công ước này.

Công ước New York được xem là điều ước quốc tế có nhiều thành viên tham gia nhất, cũng như có tầm bao phủ rộng nhất trong lĩnh vực trọng tài

thương mại quốc 1678, thiét lập một "mức san" tôi thiểu mang tính nền tảng mà

mọi quốc gia thành viên đều phải tuân thủ khi đã tham gia ký kết hoặc phê

chuẩn Tinh thần xuyên suốt của Công ước là ủng hộ trọng tài”, đồng thời khuyến khích các nước thành viên tạo điều kiện thuận lợi dé việc công nhận và

cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại nước thành viên đó được

77 http://www.uncitral.org/uncitral/en/uncitral_texts/arbitration.NYConvention status.html.?# Mauro-Rubino Sammartano, Jnternational Arbitration: Law and Practice, Kluwer Law

International, 2001, p 943.

? ] Joseph T McLaughlin/Laurie Genevro, Enforcement of Arbitral Awards under the New

York Convention — Practice in U.S Courts, Berkeley Journal of International Law, Vol 3,Issue 2, 1986, pp 249-272.

Trang 37

dễ dàng, nhanh chóng Pháp luật quốc gia không được áp đặt những điều kiện phức tạp hơn, hoặc phi/chi phí liên quan đến việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài chịu sự điều chỉnh của Công ước New York cao hơn việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài trong nước.

Nội dung Công ước New York quy định các nước thành viên phải công nhận các phán quyết Trọng tài được đưa ra ngoài lãnh thổ của họ và các phán quyết không được coi là phán quyết trong nước của các nước thành viên Các phán quyết Trọng tài nước ngoài sẽ được thi hành như những quyết định của Toà án và hệ thống các cơ quan tư pháp của Nhà nước có thé áp dụng các biện pháp cưỡng chế dé thi hành phán quyết.

Khi tham gia Công ước, Việt Nam đã tuyên bố 3 điểm bảo lưu:

- Thứ nhất, chỉ áp dụng Công ước đối với việc công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ của các quốc gia thành viên của Công ước; đối với phán quyết của Trọng tài nước ngoài tuyên tại lãnh thổ của quốc gia chưa ký kết hoặc tham gia Công ước, Công ước được áp dụng tại Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại;

- Thứ hai, chỉ áp dụng Công ước đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại;

- Thứ ba, mọi sự giải thích Công ước trước Toa án hoặc cơ quan có thầm quyền khác của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

1.6.2 Pháp luật trong nước

Văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên về quy định trực tiếp vấn đề công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài là Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài, được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 14/9/1995 trên cơ sở các quy định của Công ước New York và Quyết định số 453/QD-CTN của Chủ tịch nước về việc tham gia Công ước về công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài Pháp lệnh đã quy định về các vấn đề liên quan

đến công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Trọng tai nước

ngoài như: các quyết định của Trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành; các nguyên tắc công nhận và thi hành; trình tự thủ tục xét đơn yêu cầu

Trang 38

công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng

như yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Trọng tài nước

ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam Bên cạnh đó, Pháp lệnh còn quy định về các van dé khác như quyền kháng cáo, kháng nghị; về lệ phí; về đảm bảo việc chuyền tiền va tài sản thi hành quyết dinh.v.v

Ngày 15-6-2004, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự (được sửa đổi, bổ sung năm 2011), trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài.

Ngày 25-11-2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIII đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự mới thay thế BLTTDS năm 2004, trong đó, các quy định liên quan đến việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài được hoàn thiện theo hướng khắc phục những vướng mắc bắt cập trong quá trình thi hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, nội luật hóa tương đối đầy đủ và cụ thé tinh thần của Công ước New York và các Điều ước quốc tế có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc công nhận và cho thi hành phán quyết

của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam Thủ tục công nhận và cho thi hành tại

Việt Nam công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài được quy định tại Phan thứ bảy của BLTTDS năm 2015, gồm có 02 chương, cụ thé:

- Chương 35: Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoai; công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài;

- Chương 37: Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài, hiện nay, một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến công nhận và cho thi hành như:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành; - Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành; - Các quy định của pháp luật về lệ phí Tòa án.

Trang 39

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Qua việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tai nước ngoài, có thé rút ra một số kết luận sau:

1 Thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài là thủ tục mà theo đó Toà án của một quốc gia sẽ xem xét, quyết định trao hiệu lực thi hành tại quốc gia đó cho phán quyết của Trọng tài nước ngoài có yêu cầu công nhận và cho thi hành Pháp luật về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài vừa mang những đặc điểm của pháp luật tố tụng dân sự, đặc điểm của pháp luật Trọng tài vừa mang những đặc điểm của tư pháp quốc tế Bên cạnh đó, chế định công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài còn có những đặc điểm đặc thù đó là: Toà án các nước cũng như Toà án Việt Nam chỉ công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài khi có đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành; điều kiện quan trọng dé công nhận va thi hành là phải có thoả thuận Trọng tài thể hiện ý chí của các bên; thủ tục xem xét yêu cầu (nếu không được quy định trong các điều ước quốc tế) sẽ phải tuân thủ theo quy định trong pháp luật của quốc gia nơi phán quyết của Trọng tài nước ngoài đó được yêu cầu; phán quyết của Trọng tài nước ngoài nếu được công nhận và cho thi hành tại một quốc gia thì nó có giá trị chứng cứ và chứng minh tại quốc gia đó; việc áp dụng pháp luật tố tụng của quốc gia nơi phán quyết của Trọng tài nước ngoài cần được công nhận và thi hành theo hướng không được đặt ra các điều kiện nặng hơn hoặc các chi phí cao hơn với việc thi hành phán quyết của Trọng tài trong nước.

2 Việc quy định về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài có ý nghĩa lớn trên các phương diện chính trị, kinh tế và pháp luật, đó là: góp phần thúc đây sự phát triển hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các nước khác trên thé giới, vừa là nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế; tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho quan hệ thương mại quốc tế giữa thương nhân nước ngoài và thương nhân Việt Nam, đồng thời thu

Trang 40

hút nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; góp phần hoàn thiện pháp luật quốc gia về vấn đề này, đảm bảo tính hệ thống của pháp luật.

3 Nghiên cứu Pháp luật của một số nước trên thế giới về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài (bao gồm các nước có nền kinh tế phát triển, tham gia Công ước New York từ rất sớm như Pháp, Anh, Hàn Quốc, đến nước trong khu vực Đông Nam Á như Xin-ga-po và nước có hệ thống luật pháp tương đối tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc) cho thấy rằng: pháp luật quốc gia của các nước này đều có các quy định về tôn trọng hiệu lực các thoả thuận trọng tài, tạo hành lang pháp lý thuận lợi dé thi hành Công ước New York băng cách đơn giản hóa thủ tục giải quyết yêu cau, quy định phạm vi hẹp để hạn chế các trường hợp từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết Trọng tài nước ngoài, trong đó, xu hướng của các nước là áp dụng Luật mẫu Uncitral.

4 Nghiên cứu khái quát các quy định của pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài, cho thấy rằng, về cơ bản cho đến nay, Việt Nam đã có cơ sở pháp lý tương đối day đủ dé giải quyết vấn đề công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài, bao gồm các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và pháp luật trong nước.

Nghiên cứu những vấn đề lý luận là nền tảng để phân tích các quy định của pháp luật về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

Ngày đăng: 20/04/2024, 22:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w