Tuy nhiên, chưa có công trình nào ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu toàn điện về nhóm các tội phạm về mại dâm nhằm chi ra những bất cập còn tồn tại của Bộ luật Hình sự năm 1999 Bộ luậ
Trang 1HOÀNG MAI LIÊN
ĐÈ TÀI CAC TOI PHAM VE MẠI DAM TRONG PHAP LUAT HINH SU VIET NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự va Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Tuyết Miên
Hà Nội - 2017
Trang 2Tác giả luận văn
Hoàng Mai Liên
Trang 41.1 Khái niệm va dấu hiệu của các tội phạm về mại đâm ¿-2-s+s+s+s+sss2 61.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc qui định các tội phạm về mại dâm trong
Bộ luật hình Sự CC 0001 100111101111011111 111111 Em 7
1.2.1 Cơ sở lý luận của việc qui định các tội phạm về mại dâm trong Bộ luật hình
1.3 Khái quát lịch sử lập pháp hình sự ở Việt Nam đối với các tội phạm về mạidâm từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 cho đến trước khi có Bộ luật hình sự năm
1.3.1 Giai đoạn từ sau Cách mang tháng Tam 1945 đến năm 1975 161.3.2 Giai đoạn từ sau năm 1975 đến trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985 201.3.3 Giai đoạn từ khi có Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi có Bộ luật hình
Š/.://0622 0E 21
Chuong 2 CAC TOI PHAM VE MAI DAM THEO QUY DINH CUA BO LUATHÌNH SỰ VIET NAM NAM 1990 2-° < s %9 9E v99 39g99 s54£ 252.1 Dau hiệu pháp ly của các tội phạm về mại đâm - 2-2 s2 2+s+c+ +2 aa2.1.1 Dấu hiệu pháp lý của tội chứa mại AGM eceececccescssscescesssessessessvessesseessessesseen 252.1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội môi giới MAI ¿ÌÂMM - 5: 552cc 372.1.3 Dấu hiệu pháp lý của tội mua dâm người chưa thành niên - 462.2 Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về mại dâm -¿ss+csc+ 562.2.1 Trách nhiệm hình sự đối với tội chứa mại dlâm -: 2+5 ceccvcscEvzsssez 562.2.2 Trách nhiệm hình sự đối với tội môi giới mại đÌÂH - 5 5c <5s<++s+<52 602.2.3 Trach nhiệm hình sự đối với tội mua dâm người chưa thành niên 64
Trang 5CAC QUI ĐỊNH NAY wissssssssssssssssssssssssssssssssessssssesessessssssesessesessssesesssssssssesessssssessesess 703.1 Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 (so với Bộ luật hình sự năm1999) khi qui định các tội phạm về mại dâm ¿ 2 +s+E+E+EEE£E+E+EeEEtrkrrrree 703.1.1 Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 về dấu hiệu định tội của cáctội phạm VỀ mại AGM ceccccesesscsessessssesscessesesussesussesesssvesesussesusssstssestsssaussesueseeteseaeees 703.1.2 Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 về trách nhiệm hình sự đốivới các tội phạm VỀ mại AGM vecccsecccsescesessesceresessesesvesessesveresessesseuesveresverestesestaneavenees 733.2 Đánh giá qui định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 về các tội phạm
về mại dâm và đề xuất phương hướng hoàn thiện các qui định này 823.2.1 Đánh gia qui định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 vé các tội phạm7.;;77./,P.R.RERERERERRR 52
3.2.2 Phuong hướng hoàn thiện qui định cua Bộ luật hình sự Việt Nam nam 2015
về các tội phạm VỀ mại AGM vececscsescssescsecsesssvsvsresssvecessevevesesvevesessaveesesvaveseseavsvsseseens 84
00905 ÔỎ 88DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6hết mọi quốc gia trên thế giới Trong những năm gần đây, tại Việt Nam đã xuất hiệnnhững đối tượng và hình thức hoạt động mại dâm mới như: du lịch tình dục, người
nước ngoài ban dâm, môi giới mai dâm thông qua mang Internet, facebook, TỆ
nạn mại dâm đã và đang gây nhiều hệ lụy cho xã hội: Nguy cơ lây lan các bệnh xã
hội, HIV/AIDS qua đường tình dục do quan hệ tình dục không an toàn; tình trạng người mại dâm sử dụng ma túy có xu hướng gia tăng; tệ nạn mại dâm cũng là một
trong những nguyên nhân làm gia tăng các tô chức tội phạm, đường dây mua bán
người, tình trạng mua bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm cũng ngày càng có
xu hướng tăng; xuất hiện nhiều tụ điểm mại dâm tại các khu vực công cộng tácđộng xấu đến môi trường văn hóa, thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến trật tự an
toàn xã hội, gây bức xúc trong dư luận Cùng với những hệ lụy đó thì ngay chính những người bán dâm cũng rơi vào tình trạng bi ngược đãi, bạo lực, bi chà đạp nhân
phẩm, bị bóc lột, lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tinh dục, bi phân biệt đối
xử
Chính vì vậy, để xác định tầm quan trọng của việc đấu tranh phòng chốngmại dâm cũng như thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác
này, các hành vi chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm người chưa thành niên
đã được quy định tại Bộ luật Hình sự Việt Nam Đồng thời, ngày 14/3/2003, Ủy banthường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Phòng chống mại dâm năm 2003 Ngày07/3/2016, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Chương trình hành động phòngchống mại dâm giai đoạn 2016-2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 361/QD-TTg ngày 07/3/2016) Trên cơ sở đó, các cơ quan có thâm quyền đã liên tục triểnkhai các biện pháp tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, kiềm chế sự gia tăng của tộiphạm về mại dâm Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác phòng, chống maidâm nhưng các tội phạm về mại dâm vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp Để ngănchặn có hiệu quả các tội phạm này, Nhà nước cần thực hiện tổng thể các biện pháp
khác nhau, trong đó biện pháp hoàn thiện Bộ luật Hình sự đóng vai trò cực kì quan trọng Vì vậy, vân đê đặt ra là cân nghiên cứu các quy định của Bộ luật Hình sự
Trang 7nâng cao hiệu qua áp dụng các quy định pháp luật dé xử lý các tội phạm này trong
thực tiễn
Chính vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các đội phạm về mai
dâm trong pháp luật hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Các tội phạm về mại dâm mặc dù không phải là một van đề dành đượcnhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu luật hình sự, tuy nhiên cũng có một sỐcông trình nghiên cứu có giá trị liên quan đến vấn đề này Có thé ké đến một sốnghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến dé tài như:
* Luận văn thạc sĩ gồm có:
+ “Tôi mua dâm người chưa thành niên theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm
1999 — những vấn dé lý luận và thực tiên”, tác giả Nguyễn Việt Khánh Hòa, khoaLuật đại học Quốc gia, Hà Nội, năm 2009;
+ “Luật hình sự Việt Nam với việc bảo vệ trẻ em”, tac giả Nguyễn Văn
Hương, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2003.
* Sach chuyên khảo gồm có:
+ Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tap IX, tác giảĐinh Văn Quế, Nxb tông hợp TP.Hồ Chí Minh, năm 2006
* Bài viết trên tạp chí gom có:
+ “Thực tiễn ap dụng các quy định cua Bộ luật hình sự vé tội phạm liên
quan đến mại dâm và những vấn dé can hoàn thiện”, tac giả Nguyễn Văn Truong,Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 24, năm 2007;
+ “Tôi mua dam người chưa thành niên ly luận và thực tiễn”, tác giả ĐỗĐức Hồng Hà, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 10, năm 2010;
+ “Tôi chứa mại dám, tội môi giới mại dâm: lý luận và thực tiễn”, tac giả
Đỗ Đức Hồng Hà, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 22, năm 2010;
+ “Về những vướng mắc và hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về tội
chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm”, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Tạp chí Tòa
án nhân dân, Số 22, năm 2011;
Trang 8Thạch, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 4, năm 2015;
+ “Phạm Thi M phạm tội chứa mại dâm và Moi giới mại dâm ”, tác giả Vũ
Đức Việt, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 14, năm 2015;
+ “Phạm Thị M chỉ phạm tội chứa mại dâm”, Tap chí Tòa án nhan dân, Số
16, năm 2015.
Ngoài ra, các giáo trình của các cơ sở đào tạo luật trên cả nước đều đề cậpđến nhóm các tội phạm về mại dâm như: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam củaKhoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002; Gido
trình Luật Hình sự Việt Nam, tập 2 của Trường Dai học Luật Ha Nội, Nxb Công an
nhân dân Hà Nội, 2009; Gido frình Luật Hình sự Việt Nam, phần các tội phạm của
Học viện Cảnh sát nhân dân, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2012; Giáo trình
Luật Hình sự Việt Nam, phần các tội phạm (tập 2) của Trường Đại học Luật TP.HồChí Minh, Nxb Hồng Duc, 2016; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, phần các tộiphạm (tập 2) của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, 2016 Bên cạnh đó, một sốsách bình luận khoa học về Bộ luật hình sự cũng đề cập đến nhóm tội này
Nhìn chung, các đề tài, công trình nghiên cứu trên đã đề cập ở các mức độkhác nhau đến các tội phạm về mại dâm dưới góc độ luật hình sự Trong đó phanlớn các công trình tập trung nghiên cứu dấu hiệu pháp lí của các tội phạm về maidâm theo qui định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, một sé công trìnhnghiên cứu cả thực tiễn áp dụng các qui định về các tội phạm mại dâm kê từ khi Bộluật hình sự năm 1999 có hiệu lực, ngoài ra một số công trình đã đưa ra giải pháp,kiến nghị nhăm hoàn thiện qui định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội phạm
về mại dâm Tuy nhiên, chưa có công trình nào ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu
toàn điện về nhóm các tội phạm về mại dâm nhằm chi ra những bất cập còn tồn tại
của Bộ luật Hình sự năm 1999 (Bộ luật Hình sự hiện hành) trong sự liên hệ với Bộ
luật Hình sự năm 2015 (Bộ luật Hình sự đã được Quốc hội thông qua nhưng chưa
có hiệu lực) nhằm đưa ra ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện qui định về các tộiphạm về mại dâm trong Bộ luật Hình sự 2015 Vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài
Trang 93 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống và toàn diện cácqui định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tội phạm về mại dâm Trên cơ sởnghiên cứu, đánh giá quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tội phạm vềmại dâm, tìm ra những điểm bat cập của Bộ luật này cũng như phương hướng hoànthiện Do Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được Quốc Hội thông qua, do vậy, tác giảcũng có sự liên hệ, đánh giá Bộ luật Hình sự năm 2015, từ đó, tìm ra những điểmchưa hoàn thiện của Bộ luật Hình sự năm 2015, dé xuất những giải pháp hoàn thiệnluật nhằm nâng cao hiệu quả việc thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 trong thời
gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tác giả sẽ nghiên cứu qui định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tộiphạm mại dâm, tìm ra được bất cập của những qui định đó Sau đó, tác giả sẽ phântích, đánh giá qui định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về nhóm tội này, chỉ rõ Bộ
luật này đã khắc phục được nhược điểm nào của Bộ luật Hình sự năm 1999 và còn
những tồn tại nào chưa được giải quyết Từ đó, tác giả sẽ có những đề xuất cụ thê
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các qui định của Bộ luật Hình sự năm
1999 đối với các tội phạm về mai dam và qui định tương ứng của Bộ luật Hình sựnăm 2015 đối với các tội phạm này
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ Luật hình sự Tác giả tập trung
nghiên cứu qui định của Bộ luật Hình sự năm 1999 đối với các tội phạm về mại
dâm; bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu, đánh giá qui định tương ứng của Bộ luật
Hình sự năm 2015 về nhóm tội này
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 10tư pháp.
Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng là phương pháp phân tích,
so sánh, tổng hợp, lịch sử,
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn đã nghiên cứu qui định của các tội phạm về mạidâm trong Bộ luật Hình sự năm 1999 một cách có hệ thống và tương đối toàn
diện, từ đó, tìm ra những bất cập của Bộ luật Hình sự năm 1999 Đồng thời, trên
cơ sở nghiên cứu, đánh giá qui định của Bộ luật Hình sự năm 2015, tác giả sẽ tìm
ra những điểm mới cũng như điểm tích cực của Bộ luật này so với Bộ luật Hình sựnăm 1999, đồng thời, chỉ ra được những điểm hạn chế còn tôn tại của Bộ luậtHình sự năm 2015, từ đó đưa ra những phương hướng, kiến nghị nhằm hoàn thiện
qui định của Bộ luật Hình sự năm 2015 và nâng cao hiệu quả thi hành Bộ luật này trong thời gian tới.
Về thực tiễn, luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho cơ quan có thâmquyền nghiên cứu, tham khảo phục vụ cho việc ban hành Luật sửa đổi, b6 sungsắp tới nhằm khắc phục hạn chế, thiếu sót của Bộ luật Hình sự năm 2015
Ngoài ra, luận văn còn có thể được sử dụng là tài liệu tham khảo trong
công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo bậc đại học, sau
đại học về chuyên ngành luật học
7 Cơ cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt và danh mục tài liệutham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số van dé chung về các tội phạm về mại dâm
Chương 2: Các tội phạm về mại dâm theo qui định của Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999
Chương 3: Đánh giả điểm mới của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 vềcác tội phạm về mại dâm và phương hướng hoàn thiện các qui định này
Trang 111.1 Khái niệm va dấu hiệu của các tội phạm về mai dâm
Theo quy định cua Bộ luật hình sự Việt Nam, tội phạm “Ja hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực tráchnhiệm hình sự thực hiện một cách cô y hoặc vô y, xâm phạm độc lập, chu quyên,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thé Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế,
nên văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyên, lợi ích hợp phápcủa tô chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh du, nhân phẩm, tự do, tài san,các quyên, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của
trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa ”.
Trên cơ sở khái niệm về tội phạm nói chung cũng như đặc điểm riêng củacác tội phạm về mại dâm, tác giả xin đưa ra khái niệm đối với các tội phạm về mại
dâm như sau:
Các tội phạm về mai dâm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quiđịnh trong Bộ luật hình sự, do người có du diéu kiện chủ thé của tội phạm thực hiệnvới lỗi cố ý, xâm phạm đến trật tự công cộng được thể hiện bằng hành vi chứa mại
dam, môi giới mai dâm hoặc hành vi mua dâm người chưa thành niên.
Từ khái niệm trên có thể thay các tội phạm về mại dâm có những dấu hiệu
sau:
* Khách thể của các tội phạm về mại dâm
Khách thể trực tiếp của các tội phạm về mại dâm là trật tự công cộng Điềunày có nghĩa là, các tội phạm về mại dâm đã xâm hại đến trật tự chung, vi phạm nếpsống văn minh, đạo đức xã hội, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng xấu đến thuần
phong mỹ tục của dân tộc.
* Mat khách quan cua các tội phạm về mại dâm
Hành vi khách quan của các tội phạm về mại dâm tuy khác nhau ở hình thứcthê hiện nhưng đều có cùng tính chất là hành vi nguy hiểm cho xã hội có liên quanđến hoạt động mua dâm, bán dâm, gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng nói chung
và ảnh hưởng đên công tác quản lí, phòng chông tệ nạn mại dâm của Nhà nước ta.
Trang 12- Hành vi môi giới mại dâm;
- Hành vi mua dâm người chưa thành niên.
Các tội này đều được qui định trong BLHS năm 1999 là tội phạm có cầuthành hình thức, chỉ có hành vi mới là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm,còn hậu quả không phải là dau hiệu bắt buộc trong cau thành tội phạm (CTTP)
Tuy nhiên, dấu hiệu hậu quả lại được qui định là tình tiết định khung tăng
nặng đối với một số tội Bên cạnh đó, hậu quả có thé là căn cứ dé xem xét, quyết
định hình phạt đối với người phạm tội
* Chủ thể của các tội phạm về mại dâm
Chủ thé của các tội phạm về mại dâm là chủ thé thông thường, tức là nhữngngười đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS)
* Mat chủ quan cua các tội phạm về mại dâm
Lỗi của người thực hiện các tội phạm về mại dâm là lỗi cô ý trực tiếp.Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mìnhnhưng vẫn mong muốn thực hiện
Động cơ phạm tội và mục đích phạm tội không phải là dau hiệu bắt buộccủa CTTP của các tội phạm về mại dâm
Các tội phạm về mại dâm được quy định tại Chương XIX Bộ luật hình sự
năm 1999 thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng bao
gồm ba tội:
+ Tội chứa mại đâm (Điều 254);
+ Tội môi giới mại dâm (Điều 255);
+ Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256)
1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc qui định các tội phạm về mại
dâm trong Bộ luật hình sự
1.2.1 Cơ sở lý luận của việc qui định các tội phạm về mại dâm trong Bộ
luật hình sự
Trang 13các hành vi chà đạp phẩm giá, danh dự con người nhất là phụ nữ và trẻ em là van đề
mà chuẩn mực quốc tế cũng như từng quốc gia luôn chú trọng
Xét về chuân mực quốc tế, cộng đồng quốc tế đã có những hợp tác rất tíchcực trong bảo vệ quyền con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em — những đối tượngyếu thế trong xã hội, ngăn ngừa những nguy cơ đưa họ trở thành nạn nhân của mạidâm Báo cáo năm 2009 của Liên Hợp Quốc cho thấy, 79% nạn nhân của bọn buônngười là để phục vụ mại dâm, và mại dâm đã được coi là “Chế độ nô lệ lớn nhấttrong lịch sử"!
Các văn kiện quốc tế liên quan đến việc ngăn ngừa, trừng phạt các hành viliên quan đến buôn bán, bóc lột mại dâm phụ nữ, trẻ em thể hiện qua nhiều văn bảnkhác nhau Qui định nhăm trừng phat và ngăn ngừa, tran áp việc bóc lột mại damphụ nữ, trẻ em được thê hiện tại Công ước về tran áp việc buôn bán người và bóc lộtmại dam người khác năm 1949, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xửchống lại phụ nữ năm 1979 và Công ước về quyên trẻ em năm 1989 Đây là baCông ước cơ bản có các nội dung liên quan đến việc phòng, chống mại dâm théhiện rất rõ quan điểm của cộng đồng quốc tế đối với việc đấu tranh phòng chốngnạn mại dâm nói riêng và bảo vệ quyên của phụ nữ, trẻ em nói chung
Quy định pháp luật về mại dâm là khác biệt ở từng nước trên thế giới Tínhtới năm 2012, có thê chia luật về mại dâm của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên
chong-mai-dam-loi-khang-inh-cua-thu-tuong-va-hanh-ong-cua-chung-ta
'http://phanhoichinhsach.molisa.gov.vn/tin-tuc-su-kien/-/asset_publisher/0Vb3Tb9V6WVx/content/phong-* https://vi-wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1i_d%C3%A2m#Ph.C3.Alp_lu.E1.BA.ADt
Trang 14đó có một mục về mại dâm Luật này quy định: chào mời bán dâm nơi công cộng sẽ
bị phạt 3 tháng tù, rao số điện thoại để bán dâm bị phạt 6 tháng tù, chăn dắt mạidâm bị phạt 2 năm tù, chủ nhà thé bị phạt 1-3 năm tù (nếu tái phạm sẽ phạt nặnghơn), giam giữ nô lệ tình dục bị phạt ít nhất 7 năm tù, ngoài ra còn có nhiều mức
phat cho các hành vi khác.
Nhóm 3: Những nước đã ban hành các bộ luật cụ thể để cắm các hành vimua bán, tô chức, môi giới mại dâm Nhóm này có khoảng 160 nước và vùng lãnhthô
Như vậy, có thể thấy là đa phần các nước trên thế giới đều có quan điểmcam nạn mai dâm và trừng phạt nghiêm khắc các đối tượng có hành vi chứa, môigiới hoặc hành vi khác liên quan đến mại dâm
Trên thực tế, nhiều nước từng hợp pháp hóa mại dâm hoặc “thả lỏng” chomại dâm hoành hành cũng đã nhìn nhận lại và phải thay đổi chính sách, như: Ở
Thụy Điền, trong 30 năm (từ năm 1998 trở về trước) hoạt động mại dâm không bị
cam, nhưng sau khi xét thay việc hợp pháp hóa mai dâm càng khiến hoạt động nàyngoải tầm kiểm soát, gây tôn hại lớn về giá trị đạo đức xã hội nên đến năm 1999,Thụy Điển đã đưa ra luật nghiêm cấm mại dâm (tuy nhiên khác với luật cấm ởnhiều nước khác, ở Thụy Điển chỉ mua dâm mới bị phạt, luật nước nay coi muadâm là hành vi bạo hành chống lại phụ nữ) Chính phủ Thụy Dién tuyên bố đấutranh không khoan nhượng với nạn mại dâm và lý giải tam quan trọng của việcchống tệ nạn mai dâm: Mai dam gây ra tác hại nghiêm trọng cho mỗi cá nhân cũngnhư toàn thể xã hội Tội phạm có tổ chức bao gom ca buôn người cho mục dich tinhduc, buôn ban ma túy, cũng thường liên quan đến mại dâm Năm 2009, đến lượt Na
Uy, Iceland và tiêu bang Rhode Island (Mỹ) cũng cấm mai dâm trở lại sau nhiềunăm cho tôn tại hợp pháp Ở Pháp, Chính phủ đã đề ra những biện pháp ngăn chặnnạn mại dâm bằng cách phạt nặng người mua dâm (theo quy định đề ra năm 2013),nếu tái phạm mua dâm sẽ bị phạt 6 tháng tù giam cùng với 9.800 USD; môi giới
Trang 15mại dâm có thé bị phat tù 7 năm Pháp trở thành nước châu Âu thứ năm trừng phạtnặng hành vi mua dâm, cùng với Thụy Điển, Na Uy, Iceland và Anh.
Ngày 26/2/2014, Nghị viện châu Âu đã thông qua luật mại dim mới nhằmhình sự hóa tội danh mua dâm Theo bà Mary Honeyball (đại diện thành phốLondon trong Nghị viện châu Âu), quyết định của Nghị viện châu Âu là tín hiệu chothấy người dân châu Âu không muốn tiếp tục làm ngơ trước tình trạng lạm dụngphụ nữ: "Nhiều người nghĩ mại dâm là nghề cô xưa nhất trên thé giới Vì thé một bộphận du luận nghĩ rằng ching ta nên coi mại dâm là một phan tat yếu của cuộcsống và việc duy nhất chúng ta có thể làm là quản lý nó tốt hơn Kiểu tư duy đó chỉkhiến mại dâm phát triển hơn, khiến mua dâm trở nên bình thường và khiến phụ nữ
để bị lạm dụng hơn” Đa SỐ nghị sĩ Nghị viện châu Âu đồng y với quan điểm hành
vi mua dâm là vi phạm nhân quyền và là một hình thức bạo lực chống lại phụ nữ.”
Bà Sheila Jeffeys, giáo sư về Chính trị Giới tính - Bộ môn Khoa học Xã hội
và Chính trị của trường Dai học Melbourne cũng có quan điểm cho răng: “Trén thuc
té thì tại Châu A và toàn thé giới, căn bản của những gì xảy ra trong mại dâm
là bạo hành và vô nhân đạo Trong thuật ngữ của Liên Hiệp Quốc, đây là một hoạt
động xã hội nguy hiểm và được đánh giá là có hại cho sức khỏe đối với phụ nữ vàcác em gái Nó được tạo ra từ việc hạ thấp vai tro của phụ nit, coi sự ton tại củaphụ nữ là để phục vụ cho lợi ích của đàn ông Do vậy mại dâm cũng như nhữnghành động văn hóa độc hại khác nhu bạo lực đối với phụ nữ, lam tồn thương tới bộphận sinh duc nữ là những diéu can phải xóa bỏ hoàn toàn Hợp pháp hóa mại dâm
rõ ràng rang không có tác dụng bảo vệ phụ nữ”
Tiến si Janice G Raymond, thuộc Liên minh phòng chống buôn bán phụ nữquốc tế (CATW), thông qua số liệu thực tế thu thập tại các nước đã hợp pháp hóamại đâm cũng như qua phỏng vấn trực tiếp, đã liệt kê 10 thất bại và tác hại của biện
pháp hợp thức hóa mại dâm như sau:
- Tạo cơ hội cho nạn buôn người, thúc đây buôn bán nô lệ tình dục Ví
dụ Hà Lan, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ (đều là những nước có mại dâm công khan) là các điểm
đên hàng đâu của tệ nạn buôn người.
* https://vi-wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1i_d%C3%A2micite_note-5
* https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1i_d%C3%A2m
Trang 16- Tiền thuế ma nhà nước thu được rat it, mà phần lớn chui vào túi các băngnhóm xã hội den, trong khi chi phí bỏ ra để duy trì hệ thống "phố đèn đỏ" và y tế
cho gái bán dâm, cũng như truy quét các loại tội phạm “ăn theo mai dam" (như ma
túy, trộm cướp ) lại rất lớn Nhà nước thu được 1 đồng thuế thì lại phải chi ra vàiđồng vì những tác hại gây ra
- Làm gia tăng "mai dâm chui, gái đứng đường" không giẫy phép (do gáibán dâm không muốn phải nộp thuế và bị quản lý), kéo theo đó là bạo lực đườngphố và làm giả giấy phép Rốt cuộc lại tồn tại song hành cả "mai đâm hợppháp" lẫn "mại dâm bat hợp pháp”, việc truy quét van cứ phải tiễn hành như trướctrong khi việc quản lý càng rắc rối hơn (vì khó có thê xác minh gái mại dâm có haykhông có giấy phép hành nghè, giấy phép đó là thật hay giả)
- Hợp pháp hóa không thể giúp kiểm soát được mại dâm mà chỉ khiến nó lan
tràn thêm Lam gia tăng nạn mại dâm trẻ em Không còn sợ bị pháp luật trừng tri,
nhiều trẻ em bị gia đình bán vào nhà chứa, nhiều em khác sẵn sàng tham gia bándâm dé kiếm tiền tiêu xài khi không được cha mẹ đáp ứng
- Làm tăng nhu cầu mại dâm Việc không còn bị pháp luật chế áp, răn đekhiến cho đàn ông (nhất là thanh niên trẻ) không còn lo sợ và càng có nhu cầu muadâm ở quy mô rộng lớn hơn nhiều, khiến kỷ cương xã hội rối loạn, làm hư hỏng đạođức thanh thiếu niên và đe dọa hạnh phúc mỗi gia đình
- Không giúp bảo vệ gái mại dâm, họ vẫn bị đối xử tàn nhẫn Bởi thực tế,các trùm tội phạm mới là kẻ thực sự điều khiến lĩnh vực này Các quy định bảo vệ
mà chính phủ đề ra khó thực hiện trên thực tế
- Không giúp bảo vệ sức khỏe của phụ nữ Theo thống kê, phần lớn kháchhàng nam giới không tuân thủ quy định về an toàn khi quan hệ, gái mại dâm phảichịu đựng dé giữ khách mà không hè có cảnh sát nhắc nhở như Chính phủ từng hứa
hẹn.
- Không tăng cường sự lựa chọn nghề nghiệp của phụ nữ, mà còn khiếnnhiều người bị bọn tội phạm (thậm chí gia đình minh) day vào con đường này dékiếm lợi từ thân xác họ
- Chính các phụ nữ mại dâm đa phần không muốn hợp pháp hóa ngành côngnghiệp tình dục Họ cảm thấy tui hồ, bị xa lánh khi tên tuổi mình bị thông báo công
Trang 17khai Họ đều xem đó là con đường nhục nhã, đã tước đoạt sức khỏe, danh dự vàcuộc đời họ, và không muốn con em mình lại sa vào con đường này.”
Cuối cùng tiến sĩ Janice G Raymond kết luận: "Hop pháp hóa mại dâm chilàm tram trọng thêm những vấn nạn của nó Đó chỉ là sự thoái thác trách nhiệmcủa chính phủ trước những vấn nạn mà mại dâm gây ra cho con người và xã hội"."
Nhận xét của tiễn sĩ hoàn toàn đúng với thực trạng ở Việt Nam cũng nhưnhiều nước hiện nay Thực tế là nhiều phụ nữ đã bị bọn buôn người lừa bán délàm nô lệ tình dục, họ bị đối xử rất tàn nhẫn Nhiều người chỉ mong bị cảnh sátnước sở tại bắt trong những cuộc truy quét mại dâm và được giải thoát Đó là cáchduy nhất họ có thé trở về quê hương và thoát khỏi những kẻ buôn người Như vậy,nếu mại dâm được hợp pháp hóa thì kéo theo đó, số nạn nhân của nạn mua bán phụ
nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm sẽ ngày càng gia tăng, trong khi họ là những người
yếu thế, cần sự bảo vệ của xã hội và cộng đồng hơn bao giờ hết.
Qua những nghiên cứu, phân tích trên có thé thay mại đâm không chi là mộthiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện của sự lệch lạc về chuẩn mực xã hội mà nó còn
là nguyên nhân của nhiều tệ nạn xã hội khác, đặc biệt là nạn mua bán phụ nữ, trẻem Karl Marx và Lenin đã cho rằng mại dam là sự buôn ban xác thị! con người,phản ánh sự tha hóa đạo đức và áp bức bóc lột xuyên suốt lịch sử từ chế độ nô
lệ, phong kiến cho tới chủ nghĩa tư bản, là diéu can phải xóa bỏ trong xã hội xã hộichủ nghĩa vốn chú trọng đạo đức và công bằng.'
Ở Việt Nam, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng bảo vệ conngười đặc biệt là phụ nữ và trẻ em Điều này thé hiện rõ thông qua Hiến pháp vàpháp luật nước ta Theo Điều 26 Hiến pháp năm 2013, qui định:
“1 Công dân nam, nữ bình dang về moi mặt Nhà nước có chính sách bảođảm quyên và cơ hội bình đẳng giới
2 Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện dé phụ nữ phái triển toàn
điện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.
3 Nghiém cam phân biệt đôi xử về giới `.
https://vi-wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1i_d%C3%A2micite_note-5
° https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1i_d%C3%A2mi#cite_note-5
7 https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1i_d%C3%A2micite_note-5
Trang 18Tiếp đó, Điều 37 Hiến pháp năm 2013 qui định: “J Tré em được Nhà nước,gia đình và xã hội bảo vệ, cham sóc và giáo duc; được tham gia vào các van dé về trẻ
em Nghiêm cam xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức laođộng và những hành vi khác vi phạm quyên trẻ em”
Ngày 14/3/2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Phòngchống mại dâm năm 2003 Ngày 07/3/2016, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hànhChương trình hành động phòng chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 (ban hành kèmtheo Quyết định số 361/QĐ-TTg ngày 07/3/2016)
Như vậy, có thể thấy rõ là về chuẩn mực quốc tế cũng như chính sách vàpháp luật nước ta đều coi trọng con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, do vậy, việc
ngăn chặn nan mai dâm cũng như những hành vi bóc lột mại dâm, khai thác lam
giàu bất chính trên thân xác phụ nữ và trẻ em là hoàn toàn cần thiết vì đó là nhữnghành vi chà đạp lên nhân phẩm danh dự của người phụ nữ và trẻ em, gây ảnh hưởngxấu đến trật tự trị an xã hội Trong các biện pháp nhà nước có thé tiến hành thì biệnpháp hình sự đóng vai trò quan trọng Vì vậy, việc qui định các tội phạm về mạidâm trong BLHS là hoàn toàn cần thiết, phù hợp với cơ sở lý luận theo chuẩn mựcquốc tế và pháp luật của Việt Nam
Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện cụ thé cũng như chính sách pháp luật củaquốc gia mà mỗi nước sẽ có cách qui định cụ thể BLHS năm 1999 đã qui định cáctội phạm mại dâmlà đúng đắn, phù hợp với chuân mực quốc tế và chính sách hình
sự của Đảng và Nhà nước ta Với việc qui định các tội phạm về mại dâm gồm tội
chứa mại dâm, môi giới mại dâm và mua dâm người chưa thành niên, BLHS năm
1999 cũng như BLHS năm 2015 đã thé hiện rõ quan điểm của Dang và Nhà nước tatrong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm về mại dâm, qua đó góp phầnvào công tác bảo vệ phụ nữ và trẻ em, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa
1.2.2 Cơ sở thực tiễn của việc qui định các tội phạm về mại dâm trong Bộ
luật hình sự
Tại Việt Nam hiện nay, tệ nạn mại dâm và tội phạm mại dâm đang có xu
hướng gia tăng và trở thành một vấn đề cấp bách đòi hỏi sự quan tâm của toàn xãhội trong việc đấu tranh, phòng ngừa và đây lùi tệ nạn này Từ năm 2011 đến 2015,Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã thụ lý: 3.963 vụ/4.579 bị can phạm các tội về
Trang 19mại dâm - trong đó: tội chứa mại dâm 2.231 vụ/ 2.280 bị can, tội môi giới mại dâm 1.679 vụ/ 2.227 bị can; tội mua dâm người chưa thành niên 53 vụ/ 72 bị can Viện
kiểm sát đã truy tố 3.752 vụ/ 4.792 bị can Toà án nhân dân (TAND) cấp sơ thâm đãthu lý 3.800 vụ với 5.004 bị cáo phạm các tội về mại dâm dé xét xử theo thủ tục sơthâm (bao gồm cả số cũ từ năm trước chuyển sang); đã xét xử 3.619 vụ / 4.692 bịcáo - trong đó có 2.662 bị cáo bị xét xử về tội chứa mại đâm, 1.971 bị cáo bị xét xử
về tội môi giới mại dâm và 59 bị cáo bị xét xử về tội mua dâm người chưa thànhniên Năm 2016 vừa qua, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã thực hành quyền công
tố, kiểm sát điều tra 914 vụ/ 1188 bị can phạm các tội về mại dâm Toà án nhân dâncác cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thấm 881 vụ/ 1.130 bị cáo phạm các tội về mại
dâm; trong đó đã giải quyết, xét xử được 815 vụ/ 1030 bị cáo Các vụ án được thụ
lý và xét xử nhiều vẫn tập trung và một số các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, TP
Hồ Chí Minh, Hải Phòng và ở một số địa phương có khu du lịch: như Quang
Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa
Cùng với đó, SỐ lượng cơ sở hoạt động mại dâm và SỐ lượng người bán dâmngày một nhiều:
Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hiện nay, sốngười bán đâm có hồ sơ quản ly là 11.240 người, trong đó, tập trung nhiều ở một sốkhu vực như: đồng bằng sông Hồng 3.673 người; Đông Bắc: 913 người; Bắc Trung
Bộ 887 người; Đông Nam Bộ 3.200 người; đồng bằng Sông Cửu Long 1.374 người;
các khu vực khác là 1.189 người Ÿ
Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn do đây là một hoạt động rất khókiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi và trá hình của nó Tại hội nghị tổng kết phòng,chống mại dâm năm 2013 của Việt Nam cho thấy, cả nước ước tính có gần 33.000người bán dâm, nhưng chỉ có khoảng 9.000 gái bán dam có hé sơ quản ly.”
Theo báo cáo của Cục phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ lao động thươngbinh xã hội tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình phòng, chống mạidâm giai đoạn 2010-2015: Trong thời gian từ năm 2010-2015, đội kiểm tra liên
Š Chương trình phòng chống mai dâm giai đoạn 2016-2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
9
http://tintuconline.com.vn/thoi-su/bao-dong-nhung-dien-bien-phuc-tap-cua-nan-mai-dam-p1003c1001n20130617093010538.vmn cập nhật ngày 9.8.2017
Trang 20ngành 178/CP của các tỉnh, thành phố đã kiểm tra 122.079 lượt cơ sở kinh doanh
dịch vu; phát hiện 42.111 lượt cơ sở vi phạm; xử lý cảnh cáo 6.321 lượt cơ sở, phat
tiền 28.558 lượt cơ sở với tổng số tiền xử phạt 167 tỷ 438 triệu đồng; đình chi, thuhồi giấy phép kinh doanh 1.412 cơ sở và 5.820 cơ sở bị áp dụng các hình thức xửphạt bố sung Bộ Công an, co quan công an các tỉnh, thành phố đã chi đạo tăngcường công tác truy quét 6 nhóm, đường dây tô chức hoạt động mại dâm có quy môlớn, phức tạp, trá hình ở các khách sạn, nhà hàng, quán bar, vũ trường, ở nhiều địaphương, đặc biệt là ở các thành phố lớn đã truy quét, triệt phá 5.791 vụ, 6 nhómhoạt động mại dâm với 23.231 người vi phạm, gồm 9.643 người bán dâm; 8.206người mua dâm; 5.158 đối tượng chủ chứa, môi giới và 224 người bán dâm dưới 18tuôi (tăng 1.572 vụ với 5.837 người vi phạm so với giai đoạn 2006-2010) '°
Nạn mại dâm ở nước ta đang diễn biến phức tạp, hoạt động dưới nhiều hình
thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” như: massage, nhà hàng, karaoke, quán bar, vũ trường, khách sạn Bên cạnh đó, hoạt
động mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người chuyển giới hoạt động mại dâm vàmại dâm có yếu tổ nước ngoài (trong đó ké cả người nước ngoài mua dâm va bán
dâm) thông qua hình thức chao hàng, môi giới mai dâm trên mạng internet, điện thoại ngày càng gia tăng Tệ nạn mại dâm cũng làm gia tăng các băng nhóm tội phạm hoạt động mại dâm, môi giới, bảo kê, cho vay nặng lãi và tội phạm mua bán
người, mua bán phụ nữ và trẻ em, tội phạm về ma túy “Thuc té cho thấy, tình hình
tệ nạn mại dâm van diễn ra phức tạp, tôn tại ở cả các tụ điểm mại dâm và trá hìnhtrong các cơ sở kinh doanh dịch vụ Hoạt động mại dâm có tổ chức với quy mô lớn,thu nhập cao ngày càng gia tăng, đặc biệt đối tượng liên quan đến người mẫu, diễnviên, hoa hậu Độ tuổi của người ban dam trẻ hóa, có sự tham gia cua học sinh,sinh viên “"
Như vậy, có thể thay là nan mai dâm ở nước ta rất tram trọng và con số trênkhông thê phản ánh hết nạn mại dâm ở nước ta Đây là hiện tượng xã hội tiêu cựcmang lại rất nhiều hệ lụy Té nan mại dâm gia tăng không chi gây mất trật tự trị an,
!°_ http://petnxh.molisa.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=437
Trang 21ảnh hưởng xấu đến truyền thống đạo đức, thuần phong mĩ tục, gây cản trở công tácdau tranh, phòng ngừa tội phạm nói chung và tệ nạn xã hội nói riêng mà nạn mạidâm còn kéo theo nhiều hệ lụy xấu đến đời sống xã hội như: nguy cơ gia tăng nạn
mua bán người, mua ban phụ nữ và trẻ em, gia tăng hoạt động của các băng dang
phạm tội, làm tha hóa một bộ phận cán bộ có chức quyền bảo kê cho hoạt động mạidâm; đồng thời, nó làm lây lan các bệnh xã hội, HIV/AIDS qua đường tình dục do
quan hệ tình dục không an toàn, tỷ lệ người nhiễm HIV qua đường tình dục ngày
càng gia tăng (45,3% - chiếm tỷ lệ cao nhất trong các đường lây truyền khác) Bêncạnh đó, người hoạt động mại dâm thường bị bạo lực, chiếm đoạt tài sản, tiền bạc,bóc lột tình dục, bị kỳ thị, xa lánh, khó tiếp cận với các dịch vu xã hội ” Do vậy,
có thê thay mai dâm đang thực sự là một vấn nạn cần được điều chỉnh bới pháp luậthình sự, nếu chỉ xử lí hành chính đối với các hành vi chứa mại dâm, môi gidi maidâm thực sự chưa đủ sức ran de, tran áp và phòng ngừa tệ nạn này Do đó việcqui định tội phạm về mại dâm theo BLHS Việt Nam là hoàn toàn cần thiết cả về
mặt lí luận lẫn thực tiễn hiện nay
1.3 Khái quát lịch sử lập pháp hình sự ở Việt Nam đối với các tội phạm
về mại dâm từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 cho đến trước khi có Bộ luật
hình sự năm 1999
1.3.1 Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến tận những năm 1954, chúng ta phảidốc toàn lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp nên trong giai đoạn này chưa có vănbản pháp luật hình sự nào mới điều chỉnh các hành vi liên quan đến hoạt động mạidâm Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 47/SL với nộidung: “Cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõi nước ViệtNam, các luật lệ hiện hành ở Bắc, Tì rung và Nam bộ van tạm thời giữ nguyên như
cũ, nếu những luật lệ ấy không trải với những diéu thay đổi ấn định trong sắc lệnhnày” Theo đó, ở miền Bắc áp dụng Bộ “Luật Hình An Nam”, miền Trung áp dung
Bộ “Hoàng Việt Hình Luật”, miền Nam áp dụng Bộ hình luật Pháp tu chỉnh Tuyvậy, do đất nước đang trong hoàn cảnh chiến tranh nên chính quyền cách mạng chủ
'? Chương trình phòng chống mai dâm giai đoạn 2016-2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
Trang 22yếu tập trung vào việc xét xử những tội phạm phản cách mạng, chống phá chínhquyền và một số loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm như tội tích trữ, đầu cơ nhằmcủng cố, bảo vệ nhà nước mới thành lập.
Từ năm 1955, ở Miền Nam Việt Nam, giai đoạn đầu, chính quyền Ngô ĐìnhDiệm vẫn cho duy trì một số đạo luật của chế độ thuộc Pháp trước đây về vẫn đềmại dâm Sau đó, Ngụy quyền Sài Gòn đã ban hành Dụ số 64 ngày 17/10/1955 vềbài trừ nạn mãi dâm, theo đó “nghé mãi dâm dưới mọi hình thức déu bị cam hắn và
su vi phạm sẽ bị nghiêm trị ` Du số 64 qui định rất rõ hình phạt đối với các hành
vi phạm tội mối lái mãi dâm (Điều 3), hành vi tổ chức, chứa chấp hoặc dung túng
cho hoạt động mãi dâm ở những nơi mà người phạm tội là chủ, người quản lý hoặc
là người có quyền sử dụng (Điều 5, Điều 7), thậm chí cả những phụ nữ làm nghềmãi dâm cũng bị phạt tù hoặc phạt tiền (Điều 3) Dụ số 64 sau đó tiếp tục được bésung bởi Du số 57/1 ngày 23/10/1956 và đến năm 1962, chính quyền Việt NamCộng hòa ban hành Luật số 12/62 ngày 22/5/1962 về “bảo vệ luân lý”, trong đó bésung hành vi mua dâm cũng là tội phạm (Điều 7 Luật số 12/62) và qui định cảtrường hợp tăng nặng định khung đối với hành vi mua dâm vị thành niên dưới 16tuổi — đây có thé coi là qui định tương ứng với tội mua dâm người chưa thành niên
hiện nay.
Đến năm 1972, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã thống nhất các văn bảnpháp luật hình sự để ban hành một bộ luật chung với tên gọi Bộ Hình luật Việt
Nam, ban hành ngày 20/12/1972 Theo Bộ luật này thì hành vi mua dâm, bán dâm
không bị coi là tội phạm; trong khi đó các hành vi chứa mại dâm, tô chức mại dâm,môi giới, dẫn dắt mại dâm và cưỡng bức mai dâm bị coi là tội phạm - được thể hiệnthông qua các qui định về việc “mdi lái mãi dâm”, “cưỡng bách mãi dâm” và “sựgiúp phương tiện cho việc mãi dâm” tại các điều từ 357 đến 364 Hình luật Theo
đó, các nhà làm luật của Việt Nam Cộng hòa đã qui định một số hành vi phạm tội
về mại dam tương đối cu thé
Tại Điều 357 đã qui định các hành vi bị coi là cau thành tội “mối lái mãiđâm ” gồm các hành vi sau:
- Tri tình giúp đỡ hay che chở bằng mọi cách việc mãi dâm của kẻ
khác hay việc chiêu dụ khách đê mãi dâm;
Trang 23- Bất cứ dưới hình thức nào chia phần lợi tức việc mãi dâm của kẻ
khác
- Thu dụng, dụ dỗ hay bao dưỡng người làm việc mãi-dâm, hay
dâm-đãng mặc dầu người này có ưng thuận và đã trưởng thành;
- Làm trung gian, bất cứ với danh nghĩa nào giữa những người làm
việc mãi-dâm hay dâm-đãng của kẻ khác;
- Bằng mọi cách ngăn trở cơ quan hữu-trách trong việc phòng ngừa,kiểm soát, hỗ trợ hay cải huấn các người mãi dâm hay sắp lâm vào tình trạngmãi dâm ”
Như vậy, qui định về hành vi mối lái mãi dam trong Bộ Hình luật 1972 cóđiểm tương tự với hành vi môi giới mại dâm theo BLHS Việt Nam hiện hành, tuynhiên một số hành vi như hành vi giúp đỡ, che chở việc mãi dâm, thu dụng hay baodưỡng người làm việc mãi dâm hoặc hành vi ngăn trở cơ quan hữu trách thì giống
với hành vi giúp sức trong các tội phạm mại dâm hiện nay Bên cạnh đó, Bộ Hình luật 1972 còn qui định “sự ø/ú? phương tiện cho việc mãi dam” — theo đó, tại các
Điều 361, 362 và 364 Bộ Hình luật 1972 đã trừng phạt mọi hình thức của sự giúpphương tiện cho việc mãi dâm, bao gồm:
- Trực tiếp hay gián tiếp khai thác, quản lý, điều khiến, điều hành, tài trợ hay
dự phần tai trợ một co sở mãi dâm;
- Khai thác, quản lý, điều khiến, điều hành, tài trợ hay dự phan tài trợ một
khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, quán ăn, quán rượu, câu lạc bộ, hội quán, nhà khiêu
vũ, nơi du hí hay mọi nơi phụ thuộc hoặc bất cứ nơi nào mở cho công chúng ra vàohay sử dụng mà thường xuyên ưng thuận hay dung túng cho một hay nhiều người
làm việc mãi dâm hay tìm khách mãi dâm ngay trong cơ sở hay nơi phục thuộc nói trên.
- Hoặc trợ lực những kẻ nói ở hai khoản trên (Điều 361 Bộ Hình luật
1972)
13 Bộ Hình luật Việt Nam 1972 của Việt Nam Cộng hòa, tr.446
14 Bộ Hình luật Việt Nam 1972 của Việt Nam Cộng hòa, tr.448-449
Trang 24- Người đã thường xuyên ưng thuận hay dung túng cho một hay nhiều ngườilàm việc mãi dâm trong nhà hay nơi không có tánh cách công cộng thuộc quyền sử
dụng của họ với bất cứ danh nghĩa nào ' (Điều 364 Bộ Hình luật 1972)
Những qui định về “sự giúp phương tiện cho việc mãi dâm ” xét về bản chấtcũng chính là hành vi chứa mại dâm và hành vi tô chức, giúp sức cho việc chứa mại
dâm theo Bộ luật hình sự hiện hành (theo qui định của BLHS năm 1999 và 2015,
hành vi chứa mại dâm được hiểu là hành vi tạo điều kiện về địa điểm, phương tiện
cho hoạt động mua dâm, bán dâm) Mặc dù cách qui định của Bộ Hình luật 1972
chưa tập trung, thống nhất và còn mang tính liệt kê, nhưng nhìn chung, Bộ Hìnhluật 1972 cũng mô tả tương đối rõ các hành vi chứa mại dâm và hành vi tô chức,giúp sức cho việc chứa mại dâm cùng với các biện pháp trừng phạt cụ thể, thể hiệnđược ý định của nhà làm luật của Việt Nam Cộng hòa, muốn triệt đề bài trừ nạn mạidâm băng cách “?riệt hạ hay loại trừ mọi cơ sở hay phương tiện hoạt động của một
nghề nghiệp bat lương thiện và bat hợp pháp ”'5
Đặc biệt, Bộ Hình luật 1972 còn qui định về t6i “cưỡng bách mãi dâm” tạiĐiều 359 Điều luật này được coi là một sáng tạo cua nhà làm luật Việt Nam năm
1972 Khung hình phạt đối với tội cưỡng bách mãi dâm rất nghiêm khắc (tử hình),
do đó nhà làm luật cũng qui định rat chặt chẽ các điều kiện dé xử lí hành vi này
Như vậy, từ năm 1955 đến 1975 ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Mỹ Ngụy (Việt Nam Cộng hòa) rất quan tâm đến việc đấu tranh, bai trừ nạn mại damthông qua việc qui định đường lối xử lí tương đối nghiêm khắc đối với các hành viphạm tội liên quan đến hoạt động mại dâm
-Thời kì này ở miền Bắc, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa mặc dù cũngban hành các văn bản xử lí các đối tượng liên quan đến hoạt động mại dâm, tuynhiên việc xử lí các đối tượng này chủ yếu là băng biện pháp hành chính mà khôngđược qui định trong pháp luật hình sự Thông tư số 121/CP ngày 09/8/1961 của Hộiđồng Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa về việc tập trung giáo dục cải tạonhững phan tử có hành động nguy hại cho xã hội đã xác định “nhitng tên chủ chứabon gái diém hiện đang hoạt động” thuộc điện các đối tượng phải đưa di cải tạo
15 Bộ Hình luật Việt Nam 1972 của Việt Nam Cộng hòa, tr.449
16 Bộ Hình luật Việt Nam 1972 của Việt Nam Cộng hòa, tr.449
Trang 25Tiếp theo đó, Quyết định số 129/CP ngày 08/8/1964 của Hội đồng Chính phủ vềcông tác bảo vệ an ninh trật tự đã nêu rõ: “Kiên quyét tập trung cải tạo hết nhữngtên lưu manh chuyên nghiệp và gái điểm chuyên nghiệp” Mặc dù đây chỉ là biệnpháp hành chính nhưng cũng đã phần nào thể hiện quan điểm của Nhà nước ViệtNam Dân chủ cộng hòa đối với việc phòng, chống tệ nạn mại dâm trong giai đoạn
đó.
1.3.2 Giai đoạn từ sau năm 1975 đến trước khi có Bộ luật hình sự năm
1985
Sau thắng lợi mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất, chế độ Mỹ - Ngụy
bị lật đồ, tuy nhiên, nạn mại dâm ở miền Nam Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển,đòi hỏi bên cạnh việc xử lí hành chính đối với một số hoạt động mại dam, Nhà nướccần phải qui định việc xử lí hình sự đối với những kẻ tổ chức mại dâm Vì vậy, Hộiđồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hànhSắc luật số 03-SL ngày 15/3/1976, trong đó tại Điều 9 Sắc luật số 03-SL (về các tội
xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe nhân dân) có qui định:
“Phạm một trong các tội sau đây
- Co bạc, tổ chức mại dâm, buôn bán tàng trữ ma tuy và các chat độc haikhác thì bi phạt tù từ 3 thang đến 5 nam
Truong hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù tới 15 năm.
Trong mọi trường hop có thé bị phạt tiền đến 1000 đông ngân hàng ”
Sau đó, tháng 4/1976 Bộ Tư pháp - Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam đã ban hành Thông tư số 03/TT/BTP hướng dẫn thi hành Sắcluật số 03-SL, theo đó ngoài hình phạt chính qui định tại Điều 9 Sắc luật số 03-SL,Thông tư số 03/TT/BTP còn qui định hình phạt bổ sung có thé áp dụng với ngườiphạm tội: “Zich thu một phần hoặc toàn bộ tài sản sản, kẻ phạm tội có tính chatchuyên nghiệp còn bi quản chế hoặc cam lưu trú ở một số địa phương từ một đến
năm nam sau khi mãn hạn tù `.
Trang 26Như vậy, với việc ban hành Sắc luật số 03-SL và Thông tư số 03/TT/BTP thìviệc tô chức mại dâm đã chính thức được qui định là tội phạm, thuộc nhóm các tội
xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe nhân dân với hình phạt
được qui định tương đối rõ (bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bồ sung) Tuynhiên, so với cách qui định cụ thể, chi tiết về các tội phạm về mại dâm trong BộHình luật Việt Nam năm 1972 thì những qui định về tội t6 chức mại dâm trong Sắcluật số 03-SL ngày 15/3/1976 còn chung chung, chưa được qui định thành một tộidanh độc lập, các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của tội phạm cũng chưa được làm rõtrong văn bản pháp luật dẫn đến chưa đáp ứng được yêu cầu phân hóa TNHS đốivới các hành vi liên quan đến hoạt động tổ chức mại dâm Tuy nhiên, qui định nàycũng đã phần nào tạo cơ sở pháp lí cho việc xử lí hình sự đối với hành vi tổ chứcmại dâm, góp phần ngăn chặn nạn mại dâm không chỉ ở miền Nam mà còn ở cảmiền Bắc Việt Nam Theo hướng dẫn tại Chỉ thị số 54-TATC ngày 8/4/1976 củaTAND tối cao được ban hành nhăm hướng dẫn thi hành pháp luật thống nhất trong
cả nước cũng nói rõ việc áp dụng các qui định tai Điều 9 Sắc luật số 03-SL như sau:
“Các Tòa án thuộc tỉnh, thành phố phía Bắc cũng có thé áp dụng thong nhất điềukhoản này đổi với một số tội nói trên, tòa án phía Bắc cho đến nay chỉ mới căn cứvào án lệ, vào đường lỗi chính sách chung dé xử lí (như các tội du đãng, can quay,
tổ chức 6 mại dâm ) ” Day là lần đầu tiền ở miền Bắc nước ta có qui định chínhthức về việc xử lí hình sự đối với hành vi tổ chức mại dâm Mặc dù qui định về tộiphạm mại dâm trong Sắc luật số 03-SL chưa thực sự cụ thể nhưng cũng có tác dụngnhất định trong việc bài trừ tệ nạn mại dâm ở cả hai miền Nam, Bắc thời kì đó
1.3.3 Giai đoạn từ khi có Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi có Bộ
luật hình sự năm 1999
Trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985, Sắc luật số 03-SL có tầm quan trọngnhất định trong công tác đấu tranh bài trừ tệ nạn mại dâm Tuy nhiên khi đất nướckhông còn chiến tranh, cả nước chung sức phục hồi nền kinh tế, thì các tệ nạn xã
hội, trong đó có tệ nạn mại dâm có xu hướng gia tăng, đòi hỏi Nhà nước ta phải xây
dựng những qui định pháp luật hoàn chỉnh, cụ thé dé tăng cường đấu tranh với tộiphạm mại dâm, góp phần đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa Trên cơ sở đó, Bộ
Trang 27luật hình sự năm 1985 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi được ban
hành đã có một qui định riêng đối với tội phạm mại dâm tại Điều 202 của Bộ luật:
“Diéu 202 Tội chứa mãi dâm, môi giới mãi dâm
1- Người nào chứa mãi dam, du dé hoặc dẫn dắt người mãi dâm thì bị phạt
tù từ sdu tháng đến năm năm
2- Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt
tù từ ba năm đến mười năm ”
Như vậy, BLHS năm 1985 đã chính thức qui định tội phạm mại dâm bao
gồm tội chứa mãi dâm và môi giới mãi dâm, lúc này tội mua dâm người chưa thànhniên chưa được qui định và trong suốt 12 năm kế từ khi BLHS năm 1985 được banhành cũng không có văn bản pháp luật nào đề cập đến tội mua dâm người chưathành niên Trong khi đó, tệ nạn mại dâm ngày càng mở rộng về phạm vi và đốitượng, đối tượng của nạn mại dâm không chỉ giới hạn ở người đã thành niên mà còn
mở rộng cả ở những người chưa thành niên, bao gồm cả trẻ em Vì vậy, để xử línghiêm minh những hành vi mại dâm liên quan đến người chưa thành niên, đặc biệt
là trẻ em, trong lần sửa đổi thứ tư vào năm 1997, BLHS năm 1985 không chi sửađổi, bố sung qui định tại Điều 202 về tội chứa mãi dâm, môi giới mãi dâm theohướng qui định thêm các tình tiết tăng nặng định khung (trong đó có tình tiết tăngnặng trong trường hợp phạm tội đối với người chưa thành niên, trẻ em) mà còn bổsung qui định mới về tội mua dâm người chưa thành niên tại Điều 202a như sau:
“Điều 202a Tội mua dâm người chưa thành niên
1- Người nào mua dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm
năm đến mười năm:
a) Phạm tội nhiễu lần;
b) Gáy hậu quả nghiêm trọng.
3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười
năm đến mười lăm năm:
a) Mua dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Có nhiễu tình tiết quy định tại khoản 2 Diéu này;
Trang 28c) Gây hậu quả rất nghiêm trong."
Việc qui định các tội phạm về mại dam gồm tội chứa mãi dâm, môi giới mãidâm và mua dâm người chưa thành niên tai Bộ luật hình sự năm 1985 sửa đôi, bốsung năm 1997 chính là tiền dé, cơ sở dé hai năm sau đó, BLHS năm 1999 đã dànhriêng ba điều luật (Điều 254, 255, 256) qui định về các tội phạm mại dâm, trong đó
tội chứa mại dâm và môi giới mại dâm được tách thành những tội phạm độc lập, tạo
điều kiện cho việc phân hóa TNHS, xử lí các đối tượng phạm tội tương xứng vớimức độ và tính chất của hành vi phạm tội
Hiện nay, những qui định của BLHS năm 1999 vẫn tiếp tục được áp dụng
và đến trước ngày 01/01/2018 (khi Luật sửa đôi, bố sung một số điều của BLHSnăm 2015 có hiệu lực pháp luật), khi đó những qui định mới về các tội phạm về mạidâm trong BLHS năm 2015 sẽ chính thức được áp dụng dé truy cứu TNHS ngườiphạm tội Đối với qui định của BLHS năm 1999 về các tội về phạm mại dâm, luậnvăn sẽ nghiên cứu, phân tích cụ thé tại Chương 2; các qui định của BLHS năm 2015
về các tội về phạm mại dâm, tác giả sẽ nghiên cứu và trình bày tại Chương 3 của
luận văn.
KET LUẬN CHƯƠNG 1Như vậy, trong phan thứ nhất của Chương 1, luận văn đã đưa ra được kháiniệm chung của các tội phạm về mại dâm Đồng thời luận văn cũng đã phân tích,làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc qui định các tội phạm về mại dâm trong
Bộ luật hình sự Việt Nam thông qua việc nghiên cứu qui định của pháp luật quốc tế(các Công ước về phòng chống mại dâm, phòng chống mua bán người, Công ước vềquyền trẻ em) và quan điểm của một số quốc gia đối với việc kiểm soát, xử lí mạidâm cũng như quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về phòng chống mạidâm (được thể hiện trong Hiến pháp và các văn bản pháp lí khác) Từ cơ sở lí luận
đó, luận văn tiếp tục nghiên cứu các số liệu thống kê cụ thể về thực trạng mại dâm ởViệt Nam hiện nay và những hệ lụy của nó đối với đời sống xã hội Qua đó có thêthấy việc qui định các tội phạm về mại dâm trong BLHS Việt Nam là hoàn toàn cầnthiết, phù hợp với đòi hỏi của pháp luật quốc tế, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn
xã hội cũng như việc đấu tranh phòng chống tệ nạn mại dâm, tệ nạn mua bán người
vì mục đích mại dâm, bảo vệ quyên của phụ nữ và trẻ em, bảo vệ pháp chê xã hội
Trang 29chủ nghĩa Ngoài ra, trong Chương | luận văn cũng đã nghiên cứu sơ lược qui định
của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội phạm mại dâm từ sau Cách mạng thángTám 1945 đến trước khi có Bộ luật hình sự năm 1999 (trong đó chia ra thành cácgiai đoạn: từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975, từ sau năm 1975 đếntrước khi có BLHS năm 1985 và từ khi có BLHS năm 1985 đến trước khi có BLHSnăm 1999) dé hiểu hơn về quá trình xây dựng những qui định về các tội phạm mại
dâm trong luật hình sự Việt Nam giai đoạn trước khi có BLHS năm 1999; từ đó có
thé nghiên cứu, phân tích các qui định của BLHS hiện hành một cách day đủ hơntrong các Chương tiếp theo (Chương 2, Chương 3)
Trang 30Chương 2CÁC TOI PHAM VE MAI DAM THEO QUY ĐỊNH CUA
BO LUAT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999
2.1 Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về mại dâm
2.1.1 Dấu hiệu pháp lý của tội chứa mại dâm
* Khải niệm toi chứa mại dâm
Dưới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam hiện còn có nhiều quan điểmkhác nhau về khái niệm tội chứa mại dâm:
Quan điểm thứ nhất: Tội chứa mại dâm là hành vi tạo diéu kiện vật chấthoặc tinh than cho hoạt động mại dâm được thực hiện ul
Quan điểm thứ hai: “Tội chứa mai dâm là hành vi cho thuê, cho mướn diađiểm hoặc tạo các diéu kiện vật chất khác cho hoạt động mại dâm; bố trí người
canh gác bao vệ cho hoạt động mại dam; nhận gái mại dâm là người làm thuê, là
nhân viên để che mắt nhà chức trách và cho hoạt động bán dâm; cho gái bán dâmhoạt động ở nơi kinh doanh cua mình dé trục lợi ”'8
Quan điểm thứ ba: “Tội chứa mại dâm là hành vi chứa chấp việc mua, ban
dâm trái với các qui định của pháp luật” '”
Tuy nhiên, cá nhân tác giả không đồng tình với quan điểm nào trong cả baquan điểm trên vì những lý do sau:
Việc xây dựng khái niệm về tội chứa mại dâm không chỉ phù hợp với qui
định của BLHS mà còn phù hợp với qui định tương ứng của luật chuyên ngành
(nghĩa là vừa phù hợp với BLHS và vừa phải phù hợp với Pháp lệnh phòng chống
mại dâm năm 2003).
Quan điểm thứ nhất cho rằng hành vi chứa mại dâm bao gồm cả hành vi taodiéu kiện vé tỉnh than cho hoạt động mại đâm là không phù hợp với cách giải thích,hướng dẫn tại Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 (viết tắt là Pháp lệnhPCMD năm 2003) và Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 quy định chỉ
!” Võ Khánh Vinh (chủ biên, 2008), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phan các tội phạm) Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.515.
'3 Không Văn Hà (chủ biên, 2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phan các tội phạm, tập II, Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ môn pháp luật, Hà Nội, tr 104.
19 Phạm Mạnh Hùng (chủ biên, 2016), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phan các tội phạm) tập 2, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, tr 234.
Trang 31tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dam năm 2003 (gọi tat là
Nghị định 178/2004/NĐ-CP ) Theo đó:
“Chứa mại dâm là hành vi sw dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho muon
địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bản dâm” (khoản 4 Điều 3 Pháplệnh PCMD năm 2003) Trong đó: "Cho thuê, cho muon địa điểm, phương tiện đểhoạt động mại dâm" là hành vi của tổ chức, cá nhân có quyên quản lý, chiếm hữu,
sử dụng hoặc định đoạt tài sản mà cho thuê, cho mượn đề hoạt động mại dâm(khoản 1 Điều 3 Nghị định 178) Như vậy, hành vi chứa mại dâm chỉ bao gồm cáchành vi tạo điều kiện về địa điểm, phương tiện (vật chất) mà không bao gồm hành
vi tạo điều kiện về tinh thần cho hoạt động mại dâm Trong khi đó, khái niệm thứnhất về tội chứa mai dâm lại nêu cả hành vi tạo điều kiện về tinh thần cho hoạt độngmại dâm là không phù hợp với bản chất của hành vi chứa mại dâm như hướng dẫn
nêu trên.
Quan điểm thứ hai mặc dù không nêu hành vi tạo điều kiện về tinh thần chohoạt động mại dâm như quan điểm thứ nhất nhưng lại đi vào liệt kê các hành vi cụthé của hoạt động chứa mại dâm như “bố tri người canh gác bảo vệ cho hoạt độngmại dâm; nhận gai mai dâm là người làm thuê, là nhán viên dé che mắt nhà chức
trách và cho hoạt động ban dam; cho gai ban dam hoạt động ở nơi kinh doanh của
mình để trục lợi” Việc liệt kê như vậy vừa chưa đầy đủ vừa chưa chính xác, ví dụ:hành vi bố tri người canh gác bảo vệ cho hoạt động mại dâm về bản chất chỉ là hành
vi giúp sức cho hành vi chứa mại dâm chứ chưa phải là hành vi chính cua tội chứa
mại dâm Mặt khác, khái niệm thứ hai cũng mới chỉ mang tính chất liệt kê hành vi
chứ chưa nêu được đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của tội chứa mại dâm và ở một sốchỗ lại dùng chính cum từ “mại đâm” có trong khái niệm dé đưa vào phan giải thíchkhái niệm Vì vậy, tác giả không đồng tình với quan điểm này
Quan điểm thứ ba tác giả cũng không đồng tình Trong phan giải thích kháiniệm, không cần thiết phải nêu thêm cum từ “ái với các qui định của pháp luật”
vì về bản chất, mọi hành vi chứa chấp việc mua, bán dâm đều trái qui định của phápluật Nếu viết như vậy, sẽ có người hiểu nhằm rang sẽ có trường hợp chứa chấp việcmua bán, dâm phù hợp với qui định của pháp luật Do đó, tác giả cũng không đồng
tình với quan diém này.
Trang 32Trên cơ sở khái niệm tội phạm nói chung, quy định của BLHS về tội phạm
này, Pháp lệnh PCMD năm 2003 và Nghị định 178/2004/NĐ-CP và đặc thù của
hành vi chứa mại dâm, có thể thấy tội chứa mại dâm có những đặc điểm sau:
- Đây là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm,phương tiện dé các bên mua dâm, bán dâm thực hiện việc mua, bán dâm;
- Hành vi này do người có năng lực TNHS thực hiện với lỗi có ý;
- Hành vi chứa mại dâm xâm phạm đến trật tự công cộng
Từ sự phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm tội chứa mại dâm như sau:
“lội chứa mai dam là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho
mượn địa điểm, phương tiện dé người khác thực hiện việc mua, ban dam do người
có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm thực hiện với lỗi cổ y xâm phạm đến trật tự
công cộng `.
2.1.1.1 Mặt khách quan của tội chứa mại dâm
“Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gomnhững biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tôn tại bên ngoài thé giới kháchquan ”?” Mặt khách quan của tội phạm bao gồm:
- Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội;
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành
tội phạm đó.
20 Truong Dai hoc Luật Hà Nội (2006), Giáo trinh luật hình sự Việt Nam tập 1, Nxb Công an nhân dân, Ha Nội, tr.91
Trang 33Trong luật hình sự, hành vi được hiểu là “biểu hiện” của con nguoi ra thégiới khách quan mà mặt thực tế của nó được ý thức kiểm soát và ý chí điều khién *'
Hanh vi khách quan cua tội chứa mại dam là hành vi sử dụng, thuê, cho
thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện dé thực hiện việc mua dâm, ban
dam.
Trong đó, có thé hiểu:
- Cho thuê địa điểm, phương tiện là việc chủ sở hữu hoặc người quan ly địađiểm, phương tiện cho người khác dùng địa điểm, phương tiện thuộc quyền sở hữu,quản lý của mình trong một thời gian nhất định để thực hiện việc mua dâm, bándâm với điều kiện phải trả một khoản tiền hoặc tài sản nhất định cho thời gian sử
dụng đó.
- Cho mượn địa điểm, phương tiện là việc chủ sở hữu hoặc người quản lýđịa điểm, phương tiện cho người khác dùng địa điểm, phương tiện thuộc quyền sởhữu, quản lý của mình trong một thời gian nhất định dé thực hiện việc mua dâm,bán dâm mà người sử dụng không cần phải trả tiền hoặc tài sản cho thời gian sử
dụng đó.
- Ngoài ra, theo Pháp lệnh PCMD năm 2003 thì còn có hành vi sử dụng địa
điểm, phương tiện dé thực hiện việc mua dâm, bán dâm Vậy hành vi “sử dụng”
32: ce
ce
phan biét voi hanh vi “cho thu cho mượn” ở điểm nào hiện còn chưa rõ ràng.Nghị định 178 cũng chỉ nêu về hành vi cho thuê, cho mượn địa điểm, phương tiện
mà không nói đến hành vi sử dung địa điểm, phương tiện Nhà làm luật đã có ý tách
ba hành vi này ra có nghĩa giữa chúng phải có sự phân biệt Theo quan điểm của tácgiả thì hành vi sử dụng trong trường hợp này có thể được hiểu là hành vi dùng địađiểm, phương tiện thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho các bên mua dâm,
bán dâm thực hiện hoạt động mại dâm (nhưng không phải cho thuê hay cho mượn
địa điểm) Ví dụ: chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ massage biết khách và nhân viên
massage thực hiện việc mua dâm, bán dâm ngay tại cơ sở kinh doanh dịch vụ
massage của mình nhưng vẫn cho phép (khách tự thỏa thuận và trả tiền cho nhânviên massage dé được mua dâm) thì trường hợp này là trường hop sử dụng địa điểm(nhiều trường hợp nhân viên massage phải trích lại một khoản tiền để nộp cho chủ
” Nguyễn Ngọc Hòa (2015), Tội phạm và cau thành tội phạm, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 91.
Trang 34cơ sở kinh doanh dịch vụ massage nhưng khoản tiền này không phải là tiền thuê địađiểm) Mặc dù vậy, có thé có quan điểm cho rang đây van là trường hợp cho mượnđịa điểm dé thực hiện việc mai dâm Hiện cũng chưa có hướng dẫn cụ thể để phânbiệt giữa các trường hợp này nhưng theo quan điểm của tác giả: ngoài các trườnghợp cho thuê, cho mượn địa điểm, phương tiện thì các trường hợp còn lại mà chủ sởhữu hoặc người quản lý có hành vi dùng địa điểm, phương tiện thuộc quyền sở hữu,quản lý của mình để cho các bên mua dâm, bán dâm thực hiện hoạt động mại dâmthì được coi là hành vi sử dụng địa điểm, phương tiện trong mặt khách quan của tộichứa mại dâm Tuy nhiên, nếu chủ sở hữu hoặc người quản lý địa điểm, phươngtiện sử dụng chính địa điểm, phương tiện thuộc quyền sở hữu, quản ly của mình dé
tự mình thực hiện việc mua dâm, bán dâm với người khác thì không bị coi là có hành vi chứa mại dâm.
- Ngoài các hành vi sử dụng, cho thuê, cho mượn địa điểm, phương tiện thìhành vi khách quan của tội chứa mại dâm còn có thé là hành vi thuê hoặc mượn địađiểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm Tuy nhiên, đây phải làhành vi thuê hoặc mượn địa điểm cho người khác thực hiện việc mua dâm, bándâm; còn nếu người đó thuê, mượn địa điểm để tự mình thực hiện việc mua dâmhoặc ban dâm thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa mại dâm mà chỉ
bị xử lý hành chính về hành vi mua dâm (nếu không thuộc trường hợp mua dâmngười chưa thành niên) hoặc bán dâm Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trường hợp mộtngười thay mặt một nhóm người (gồm người đó và cả những người khác) đứng rathuê hoặc mượn địa điểm cho cả nhóm thực hiện hoạt động mại dâm trong cùngmột khoảng thời gian thì trường hợp này người đứng ra thuê hoặc mượn địa điểm
đó có bị coi là có hành vi chứa mại dâm đối với những người khác không? Trườnghợp này trong thực tế, các cơ quan tiễn hành tố tụng thường không xử lý về tội chứamại dâm vì quan niệm rằng hành vi chứa mại dâm về bản chất được thực hiện nhằmtrục lợi, kiếm tiền bất chính Tác giả cũng đồng tình với cách xử lí này Ví dụ: H tổchức sinh nhật nhân dịp H tròn 20 tuổi H đã thuê phòng và mời B, C đến nhà nghỉ
dé cùng quan hệ với gai mại dâm H đã gọi lễ tân điều gái đến phục vụ cho H, B,C
mua dâm Trường hợp nay, hành vi của H không phạm tội chứa mại dâm.
Trang 35Ngoài ra, để làm rõ hơn về địa điểm, phương tiện của tội chứa mại dâm,
trong Bình luận khoa học Bộ luật hình sự tập 9 (các tội xâm phạm an toàn công
cộng, trật tự công cộng) của tác giả Dinh Văn Quế co nêu:
“_ Địa điểm mà người phạm tội sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, chomuon để thực hiện việc mua dâm, ban dâm tương đối da dang; có thể chỉ là mộtchiếc thuyén (ghe); một lêu vó, một phòng nhỏ trong quán Cà phê, nhà tắm, nhà vệ
sinh, cabin Xe.V.V
- Phương tiện ma người phạm tội sử dung, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho
mượn dé thực hiện việc mua dâm, bán dâm tuy không phải là địa điểm nhưng cóphục vụ cho việc thực hiện mại dam như: (Tường, chiếu, chăn màn, khăn lau, thuốckích dục.v.v Trường hợp cung cấp các phương tiện tránh thai như: Bao cao su,thuốc tránh thai cho người bán dâm thì cần phải phân biệt: nếu biết có việc mạidâm mà cung cap thì mới bị coi là chứa mại dâm, nếu biết là gái ban dâm mà cungcấp thuốc tránh thai hoặc bao cao su còn việc thực hiện hành vi mại dâm ở đâu vàohic nào người cung cấp bao cao su không biết thi không bị coi là chứa mại dâm ” ”
Tuy nhiên, theo tác giả thì quan điểm trên của tác giả Đinh Văn Quế cóđiểm chưa hợp lý Bởi nếu cho rằng phương tiện là chăn màn, khăn lau, thuốc kíchdục, bao cao su, thuốc tránh thai dẫn đến tác giả cho rằng trong trường hợp biết
có việc mại đâm mà cung cấp phương tiện (bao cao su, thuốc tránh thai) thì bị coi là
có hành vi chứa mai dâm - theo tác giả là không phù hợp với ban chất của hành vichứa mại dâm Về mặt từ ngữ, từ “ca” được giải thích là “cất giấu hoặc dé cho ở
trong nhà một cách bắt hợp pháp 725 do vay “chứa mại dam” có thé được hiểu là
việc chứa chấp, che giấu, dé cho hoạt động mại dâm xảy ra ở một nơi nào đó, vì vậynếu cho rằng một người biết người khác chuẩn bị thực hiện việc mua dâm, bán dâm
mà cung cấp bao cao su, thuốc tránh thai thì nghĩa là người đó có hành vi chứa mạidâm như quan điểm trên sẽ không phù hợp Tác giả cho rang trong trường hợp nayphải hiểu địa điểm ở đây là những địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của ngườithực hiện hành vi chứa mại dâm hoặc địa điểm do người có hành vi chứa mại dâm
đã đi thuê, đi mượn để cho các bên mua dâm, bán dâm thực hiện hoạt động mại
? Dinh Văn Qué (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phan các tội phạm tập IX, Nxb tong hợp TP.Hồ Chí Minh, tr.352-353 ¬
*Vién ngôn ngữ học (2002), Tir điển tiếng Việt, Nxb Da Nẵng — Trung tâm Từ điền học.
Trang 36dâm, như: một căn phòng, một ngôi nhà hoặc thậm chí nhà tắm, nhà vệ sinh hoặcmột góc nào đó trong nhà Còn phương tiện có thê là: thuyền (ghe), xe ô tô, thùng
xe tải, léu vi dụ: Một người cho người khác mượn ô tô của mình dé làm nơi thực
hiện việc mua bán dâm.
Qua những phân tích ở trên, luận văn đã phần nào làm rõ hơn về hành vi sửdụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện Tuy nhiên, dé
những hành vi nay thực sự trở thành hành vi chứa mai dâm thì việc su dụng, thuê,
cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện đó phải nhằm dé cho các bên
mua dam, ban dâm thực hiện việc mua, bán dâm Hay nói cách khác, chứa mại dâm
là chứa việc mua dâm, bán dâm- tức là phải có cả người mua dâm lẫn người bán
dâm và việc chứa chấp họ nhăm mục đích dé cho họ thực hiện việc mua, bán dâm.Nếu chỉ chứa người bán dâm còn việc mua, bán dâm được thực hiện ở địa điểm
khác thì người có hành vi chứa người bán dâm không phạm tội chứa mại dâm Ví
dụ: A là chủ quán café Hương Biển Quán của A có hai nhân viên nữ nhưng thựcchất là gái mại dâm Mỗi lần người mua dâm có nhu cầu, họ sẽ gặp hoặc gọi điệncho A thỏa thuận về giá cả Khi hai bên nhất trí, A sẽ điều gái mại dâm đến gặpkhách dé bán dâm tại khách sạn mà khách đặt sẵn Mỗi lần điều gái mại dâm đi gặpkhách, A được chia tiền hoa hồng là 200.000đồng/I người Trường hợp này A
không phạm tội chứa mại dâm mà phạm tội môi giới mại dâm.
Tóm lại, chứa mại dâm tức là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn,
cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm trong đó,
“bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác dé được trả tiền hoặclợi ích vật chất khác, còn mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vậtchất khác trả cho người ban dâm dé được giao cau.” Xin nêu ví dụ dién hình:
Khoảng 21 giờ ngày 01/5/2016, qua kiểm tra hành chính, các đơn vị nghiệp
vụ của Công an tỉnh Thái Bình phát hiện, bắt quả tang 9 đôi nam nữ đang có hành
vi mua, bán dâm tại 2 nhà nghỉ Tiến Dat 1 và nhà nghỉ Tiến Dat 2 ở phường HoàngDiệu, thành phố Thái Bình Đối tượng cầm đầu là vợ chồng Vũ Quang V và Hồ Thị
é
Tố Ng là chủ 2 cơ sở nói trên Hồ Thị Tố Ng đã bị Tòa án tỉnh Thái Bình kết án về
® Xem Điều 3 Pháp lệnh Phòng chống mai dâm tại nguồn
http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=19734
Trang 37tội chứa mại dâm, riêng Vũ Quang V đã bỏ trốn và đã có lệnh truy nã sẽ xử lí sau.(Xem bản án hình sự sơ thâm số 155/2016/HSST ngày 15/10/2016 của TAND tỉnh
Thái Bình).
Trong thực tiễn từng xảy ra một số trường hợp có hành vi chứa chấp việcmua bán dâm của người đồng giới nhằm trục lợi, vậy hành vi này có phạm tội chứamại dâm không? Ví dụ, H là chủ cơ sở mát xa, xông hơi Tuy nhiên, đây thực chất
là cơ sở tôn tại mua, bán dâm của người đồng tinh nam Các nhân viên nam tại đâythực chất là người bán dâm chuyên phục vụ cho người đồng tính Nếu khách đếnxông hơi, mát xa muốn quan hệ tình dục với nhân viên ở đây phải mua “tích kê” của
H với giá 500.000 đồng/1 người, còn nếu chi mát xa, xông hơi bình thường thi mua
“tích kê” giá 200.000 đồng/1 người Cơ sở kinh doanh của H bị bắt quả tang khi có
3 cặp đồng tính nam đang quan hệ tình dục Vậy trường hợp này, hành vi của H cóphạm tội chứa mại dâm không? Trong thực tiễn, các cơ quan tiến hành t6 tụngthường cho rằng hành vi trên của H không phạm tội chứa mại dâm Một số nhàchuyên môn cũng cho rằng đó không phải là chứa mại dâm vì các lí do sau:
Theo Điều 3 Pháp lệnh PCMD 2003, “bán đâm là hành vi giao cấu của mộtngười với người khác dé được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác”, còn mua dam
là “hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người ban dâm đểđược giao cấu” Tại Bản tổng kết số 392/HS2 ngày 11/5/1967 của Tòa án nhân dântối cao có giải thích về hành vi giao cau: “giao cấu là sự cọ sát trực tiếp dương vậtvào bộ phận sinh dục của người phụ nữ ”, theo đó hành vi giao câu được hiểu làhành vi quan hệ tình dục giữa nam và nữ Nếu hiểu như vậy thì trong trường hợpchứa chấp hai người đồng giới (có được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác) dé họ
quan hệ tinh dục thì không coi bị coi là hành vi chứa mại dâm vì không có việc giao
cau mà đó chỉ là hành vi tinh dục khác Vì lí do này mà một số trường hợp, người
có hành vi chứa chấp việc mua, bán mại dâm nam chỉ bị xử phạt hành chính mà
không bị xử lí hình sự.
Về nội dung này, tác giả có một số ý kiến trao đổi như sau: Chương trìnhhành động phòng chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 361/QĐ-TTg ngày 07/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ, tai phần thực trang
tình hình mại dâm hiện nay có nêu về thực trạng mai dâm dong tính, người chuyên
Trang 38giới bán đâm và các hình thức mại dâm mới Điều này có nghĩa là việc mua bándâm của những người đồng tính là hiện tượng tiêu cực đã và đang tồn tại được thừanhận chính thức tai văn bản của cơ quan nhà nước có thấm quyền Trong khi đó,khái niệm về hành vi “bán dâm” hoặc hành vi “mua dâm” của Pháp lệnh PCMD đã
tỏ ra không còn phù hợp nữa, chưa theo kịp thực tế (Pháp lệnh PCMD ra đời đã khálâu, từ năm 2003) Trong xu thế toàn cầu hóa, trong sự giao thoa về văn hóa, văn
hóa phương Tây đang ngày càng ảnh hưởng ở Việt Nam thì nhìn nhận và quan niệm
về giao cấu có nhiều thay đôi Do vậy, đã đến lúc cần thay đổi lại khái niệm giaocấu hay nói cách khác cần mở rộng hành vi giao cau theo đó giao cầu không chỉ baogồm giao cấu truyền thống (hiểu như Bản tổng kết 329/HS2 đã hướng dẫn) mà còn
có hành vi tình dục khác” Nếu hiểu giao cau theo nghĩa của giao câu mở rộng thì sẽ
xử lí hình sự được đối với cả hành vi chứa chấp việc mua, bán dâm của người đồngtính Ở một số nước trên thế giới như Hoa kì, Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kì, Nauy,Hungari , tai BLHS của những nước này,khái niệm giao cầu được mở rộng, khôngchỉ ở hành vi quan hệ tình dục giữa nam và nữ mà đó còn có thể là quan hệ tình dụcđồng giới” Văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao cũng đã có từ năm
1967, do đó thiết nghĩ cần có hướng dẫn mới, theo đó mở rộng khái niệm giao cấubao gồm cả hành vi quan hệ tình dục đồng giới để có thể xử lý các tội phạm về mạidâm bao gồm cả những trường hợp mua bán dâm của người đồng tính hoặc chuyền
gidi.
Đối với tội chứa mại dâm, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trongcau thành cơ bản của tội phạm Tuy nhiên, nếu hành vi chứa mai đâm gây ra hậuquả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tuỳ từng trường
hợp người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, khoản 3 hoặc
khoản 4 Điều 254 BLHS năm 1999 (sẽ phân tích cụ thể trong phần đường lối xử lýđối với tội phạm này)
Như vậy, tội chứa mại dâm là tội phạm có cầu thành hình thức Vi vậy, chỉcần người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP (hành
°5 BLHS năm 2015 đã có sự sửa đôi, bố sung về dấu hiệu định tội đối với những tội có mô tả về hành vi giao cau như tội hiếp dâm, hiếp dam người đưới 16 tudi, cưỡng dâm, cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuôi, giao cau hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuôi.
* Bùi Thị Quyên (2013), Tói hiếp dâm - So sánh BLHS Việt Nam với BLHS một số nước trên thé giới, luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội năm 2013.
Trang 39vi su dụng, thuê, cho thuê hoặc muon, cho mượn địa điểm, phương tiện dé thực hiệnviệc mua đâm, bán dâm) thì tội phạm đã hoàn thành Điều này cũng đồng nghĩa vớiviệc chỉ can người phạm tội có hành vi tạo điều kiện về địa điểm, phương tiện chocác bên dé thực hiện việc mua dâm, bán dâm còn việc các bên đã hoàn thành việcmua dâm, bán dâm hay chưa không làm anh hưởng đến thời điểm hoàn thành tộiphạm - tức là kế cả trong trường hợp các bên chưa thực hiện hoặc chưa thực hiệnxong hành vi giao cấu thì hành vi chứa mại dâm đã hoàn thành.
2.1.1.2 Mặt chủ quan của tội chứa mại dâm
Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lí bên trong của người phạm
tội.” Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội
Trong các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm, động cơ, mục đíchphạm tội chỉ được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong một số CTTP cơ bản, ngoài
ra có thê được quy định là tình tiết định khung ở một số CTTP, trong khi đó lỗi làdau hiệu được phản ánh trong tất cả các CTTP
Điều 9 BLHS năm 1999 quy định:
“ Có ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng van
có ý thức dé mặc cho hậu quả xảy ra.”
Lỗi của người phạm tội chứa mại dâm là lỗi cô ý trực tiếp Người phạm tộibiết rõ hành vi tạo điều kiện về địa điểm, phương tiện dé các bên thực hiện việc muadâm, bán dâm là hành vi vi phạm pháp luật, nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thựchiện dù không bị ai đe dọa, ép buộc Người phạm tội đã nhận thức được tính chấtnguy hiểm của hành vi chứa mại dâm nhưng vẫn cố tình thực hiện (dù không bi ai
đe dọa, ép buộc), điều này chứng tỏ người đó mong muốn thực hiện hành vi — haynói cách khác, lỗi của người phạm tội trong trường hợp này được xác định là lỗi cỗ
ý trực tiếp
27 Truong Dai hoc Luật Hà Nội (2006), Giáo trinh luật hình sự Việt Nam tập 1, Nxb Công an nhân dan, Ha Nội, tr.125
Trang 40Động cơ, mục đích phạm tội không phải là dau hiệu bắt buộc trong cầuthành của tội chứa mại dâm Tuy nhiên, thực tế cho thấy người phạm tội chứa mại
dâm thường là do hám lợi.
2.1.1.3 Chủ thể của tội chứa mại dâm
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổiluật định va đã thực hiện hành vi phạm tội cu thể °°
Chủ thé của tội chứa mai dâm không phải là chủ thé đặc biệt, do đó bat kỳngười nào đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không thuộc trường hợp mắc bệnhlàm mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiến hành vi thì đều có thé trởthành chủ thé của tội chứa mại dâm Trường hợp người đó mắc bệnh làm mat nănglực nhận thức hoặc năng lực điều khiến hành vi thì phải có chứng nhận của cơ quan
có thâm quyền Các trường hợp không có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyềnhoặc tuy có chứng nhận nhưng trong đó xác định tại thời điểm thực hiện hành viphạm tội người đó không bị mac bệnh làm mất năng lực nhận thức hoặc năng lựcđiều khiển hành vi (hoặc chỉ bị hạn chế năng lực nhận thức hoặc năng lực điềukhiến hành vi) thì người đó vẫn phải chịu TNHS khi đạt độ tuôi luật định Theo quyđịnh tại Điều 12 BLHS 1999:
“1 Người từ du 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự vé mọi tội
phạm.
2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệmhình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cô ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng ”
Đối chiếu với quy định tại Điều 8 BLSH 1999: tdi phạm rất nghiêm trọng
là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạtđối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạmgây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đổi vớitội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình
Trên cơ sở quy định tại Điều 12 và Điều § BLHS 1999 thì người từ đủ 14
tuôi đên dưới 16 tuôi phải chịu trách nhiệm hình sự vê tội chứa mại dâm thuộc
28 Trường Dai hoc Luật Ha Nội (2006), Giáo trinh Luật hình sự Việt Nam tập 1, Nxb Cong an nhân dân, Ha Nội, tr.114.